Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:42:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc KCCM cứu nước  (Đọc 28996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2017, 10:36:47 pm »


        Gọng kìm "bình định" của Mỹ, ngụy còn thất bại ở chỗ: khi đưa quân chiến đấu vào Nam Việt Nam, Mỹ hy vọng có thể giúp cho chính quyền và quân đội Sài Gòn đủ sức tự đứng vững để thực hiện mục tiêu chính trì của chiến lược "chiến tranh cục bộ", cũng đã không thực hiện được. Ngược lại quân đội và chính quyền đó ngày càng phụ thuộc nặng nề vào sự có mặt của quân đội Mỹ, cơ sở xã hội của chính quyền Sài Gòn ở cả thành thị và nông thôn ngày càng bị thu hẹp dần. Đúng như bản Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ quốc phòng Mỹ sau này ghi nhận: "Những người lãnh đạo chính phủ Nam Việt Nam (trừ Diệm) đã không thể tránh khỏi nhãn hiệu là "tay sai", trước hết là của Pháp và sau đó là của Mỹ. Do đó, họ bị quần chúng coi là xa lạ. Sự cầm quyền của họ chỉ là nhờ sự ủng hộ của Mỹ”. Tình trạng đó khiến nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ ngay từ năm 1967, cũng đã trở nên ngao ngán: "Sự thật không đáng phấn khởi chút nào... Vì, cũng như những năm 1961, 1963, 1965 đến năm 1967, Mỹ đã không tìm ra được một "công thức" hoặc "chất xúc tác" nào để rèn luyện họ”2. Trên thực tế, chiến lược "chiến tranh cục bộ của Mỹ không chỉ dừng lại ở hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" ở miền Nam mà thôi, mà hai gọng kìm đó, muốn thắng lợi, cần phải ngăn chặn bằng được sự chi viện của miền Bắc. Vì thế càng thất bại ở miền Nam, Mỹ càng leo thang đánh phá miền Bắc dữ dội hơn. Đây là một điều tưởng như lôgíc nhưng lại chứa đầy mâu thuẫn trong chiến lược Mỹ. Bởi vì, khi mà Mỹ hao tổn sức người, sức của vào việc đánh phá miền Bắc hòng uy hiếp ý chí của miền Bắc trong việc chi viện cho miền Nam thì cũng chính là lúc Mỹ đã rơi vào một canh bạc vô vọng: Leo thang đã khó - mà leo thang đến đâu thì Mỹ chưa thể lường trước được bởi vì đây không chỉ ở chỗ tiềm lực quân sự Mỹ là có hạn mà còn là ở chỗ đụng tới miền Bắc - một quốc gia có chủ quyền - là Mỹ phải tính toán tới phản ứng của Liên Xô, Trung Quốc và toàn phe xã hội chủ nghĩa lúc ấy. Nhưng không leo thang thì vô hình trung Mỹ đã tự thừa nhận thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ". Cho nên, sự "leo thang” của Mỹ, suy cho kỹ, lại là sự thử thách ý chí xâm lược của chính Mỹ, là con bài chót là Mỹ phải "chơi" trong "canh bạc Việt Nam".

        Chính vì lẽ đó mà bước vào năm 1967, không quân Mỹ tập trung oanh tạc dữ dội sáu hệ thống mục tiêu trên miền Bắc là: điện lực, công nghiệp, giao thông, kho dự trữ nhiên liệu sân bay và các trận địa phòng không, các cơ sở quân sự Tháng 2 năm 1967, Giôn-xơn chuẩn y đề nghị của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng, tiến hành rải mìn trên các luồng Bông, cửa biển, dùng hải quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Máy bay ném bom B-52 và pháo binh từ bờ Nam sông Bến Hải đã đánh phá dữ dội khu vực Hồ Xá, Vĩnh Linh. Theo tinh toán của một số tác giả Mỹ, đến cuối năm 1967, Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam 1.630.000 tấn bom3; nhiều hơn khối lượng bom đạn Mỹ ném xuống châu Âu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, gấp hai lần số bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần số bom ném xuống chiến trường Thái Bình Dương trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. “Cái thác bom dội xuống Việt Nam đạt tới mức cứ mỗi dặm vuông hứng chịu tới 12 tấn ở cả miền Bắc và miền Nam, và khoảng 100 pao (50kg) chất nổ chia cho mỗi đầu người dân Việt; kể cả dàn bà và trẻ con, mà rất nhiều người trong số họ không nặng tới trọng lượng đó; kể cả máu, thịt và xương"4. Bom đạn Mỹ đã gây cho miền Bấc những tổn thất nặng nề. Cơ quan phân tích của Cục tình báo trưng ương Mỹ ước tính, chiến dịch "Sấm rền" của không quân Mỹ đã sát hại 13.000 người miền Bắc trong năm 1965, 24.000 người trong năm 1966 và khoảng 29.000 người trong năm 1967; phần lớn là dân thường (80%)5. Số liệu thống kê của Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân dội nhân dân Việt Nam cho biết, trong 4 năm (1964-1968), 14.000 quân nhân và 60.000 dân thường miền Bắc đã bị bom đạn Mỹ giết hại6. Ngoài tổn thất về sinh mạng, miền Bắc còn bị thiệt hại nặng nề về vật chất, của cải. Hầu hết hệ thống giao thông, cầu đường, nhà ga, kho tàng, bệnh viện và nhiều cơ sở kinh tế, nhiều công trình công cộng… đều bị trúng bom Mỹ, 25 trong số 30 thị xã trên toàn miền Bắc bị tàn phá.

-------------------------
        1. Tóm tắt Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ quốc phòng Mỹ, Tlđd, tr.18.

        2. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.180.

        3. Theo Đôn O-bớc-đoi-phơ, TẾT, Sđd, tr.55.

        4. Theo Đôn O-bớc-đoi-phơ, TẾT, Sđd, tr.55.

        5. Theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.185.

        6. Tập thống kê số liệu về Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2017, 10:46:15 pm »


        Dưới bom đạn đánh phá ngày đêm vô cùng ác liệt của máy bay, tàu chiến Mỹ, miền Bắc vẫn không nao núng ý chí, quyết tâm, vừa kiên cường đánh trả không quán, hải quân địch, vừa duy trì sản xuất và tăng sức chi viện cho chiến trường. Lực lượng phòng không ba thứ quân miền Bắc, bằng cách đánh mưu trí, sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến bảo vệ khu vực trọng điểm và tác chiến cơ động, vừa thực hành chiến thuật "chốt” bảo vệ trực tiếp từng mục tiêu, vừa "cơ động phục kích”, hiệp đồng chặt chẽ giữa tên lửa với cao xạ, giữa hỏa lực phòng không mặt đất với không quân chiến đấu, giữa phòng không chủ lực với lực lượng phòng không của các địa phương... đã giáng trả mạnh mẽ các bước leo thang của không quân Mỹ, bắn rơi, bắn cháy 1.067 máy bay trong năm 1967. Vùng bờ biển, lực lượng pháo binh 3 thứ quân cũng lập thành tích bắn trúng, bắn cháy 69 tàu chiến địch ngoài khơi. Trên mặt trận giao thông vận tải, mặc dù địch dành phá, phong tỏa, ngăn chặn gắt gao bằng nhiều thủ đoạn, khiến cho vận tải đường sắt, đường biển bị sút giảm nhưng bù lại, lực lượng vận tải đường bộ, đường sông không ngừng phát triển về số lượng, cải tiến về phương thức, nâng mức vận chuyển hàng hóa trong năm 1967 lên gấp 6 lần so với năm 1965, đáp ứng dòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ vận tải chi viện chiến trường.

        Trên mặt trận sản xuất, khắc phục sự đánh phá ác liệt của máy bay, tàu chiến Mỹ, ra sức tận dụng những điều kiện hiện có, nhân dân miền Bắc kiên cường bám ruộng đồng, nhà máy, công sở, trường học, duy trì sản xuất, ổn định đời sống, phát triển sự nghiệp văn hoa, giáo dục, y tế làm cho miền Bắc thực sự là một hậu phương vững bền, ổn định ngay cả trong khói lửa chiến tranh. Hai năm 1966, 1967, hậu phương đó đã đưa vào chiến trường 149.037 quân, đã dộng viên hơn 360.000 thanh niên nam, nữ vào quân đội, thanh niên xung phong, đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của cuộc chiến tranh trên cả hai miền đất nước1.

        Như vậy đến năm 1967, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân, hải quân Mỹ đã không diễn ra xuôi xẻ theo tính toán ban đầu trước “canh bạc Việt Nam” của giới lãnh đạo Mỹ. Ngược lại, cuộc chiến tranh đó - cũng như cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam - đã gây ra cho chính Mỹ nhiều vấn đề nan giải; đặt Mỹ đứng trước tình thế bế tắc mà hậu quả của nó là đã buộc Mỹ phải chịu những phí tổn nặng nề về tiền bạc và sinh mạng người Mỹ.

        Về kinh tế: Trong những năm chiến tranh đặc biệt, Mỹ chỉ trích một khoản tiền không lớn lắm, (năm cao nhất cũng chỉ gần 1.500 triệu đô la trong khi ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ lên tới sáu hoặc bảy chục tỉ dô la) để chi phí cho huấn luyện, trang bị, nuôi dưỡng quân đội Sài Gòn và đội ngũ cố vấn Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Thế nhưng những năm chiến tranh cục bộ, chi phí cho chiến tranh Việt Nam tăng vọt, từ 4,7 tỉ đô la (tài khóa 1965 - 1966) tăng lên 24 tỉ đô la (tài khóa 1966-1967) và hơn 30 tỉ đô la (tài khóa 1967-1968). Chi phí chiến tranh thì ngày càng cao vọt nhưng chính quyền Mỹ không thể tính đến việc bù đắp ngân sách bằng biện pháp tăng thuế trong khi đang muốn bưng bít lừa dối dư luận và Quốc hội Mỹ về cuộc dính líu ngày càng bị sa lầy sâu ở Việt Nam2. Chỉ nhìn vào những con số chi trong các tài khóa trên đây, chúng ta cũng dễ dàng hình dung cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã "ngoạm vào" ngân sách của chính phủ liên bang đến mức độ nào. Một thống kê đáng tin cậy từ phía Mỹ cho hay: nếu trong những năm từ 1964 trở về trước, ngân sách chính phủ liên bang đạt số dư trung bình là 3,6 tỉ đô la hàng năm, thì đến năm 1966 ngân sách bỗng thiếu hụt 6,2 tỉ đô la và năm 1967 thiếu hụt 10,7 tỉ đô la. Sang năm 1967, ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ thâm thủng tới 25,3 tỉ đô la3!. Hệ quả tất yếu của tình trạng thiếu hụt ngân sách này là nạn lạm phát tăng nhanh, trở thành "gánh nặng” tai ác nhất trong tất cả gánh nặng của nước Mỹ thời kỳ này4; khiến cho nền kinh tế Mỹ, vào năm 1968, bắt đầu suy thoái5. Trong năm này, giá cả các mặt hàng tăng vọt 4%, sản xuất có biểu hiện ngừng trệ, đời sống nhân dân Mỹ gặp khó khăn, 3,8 triệu lao động Mỹ thất nghiệp hoàn toàn. "Cuộc chiến tranh chống nghèo đói" mà Gíôn-xơn hứa với cử tri Mỹ đã trở thành "cuộc chiến tranh gây nghèo đói". Và, những mục tiêu của chương trình "Xã hội vĩ đại" mà Giôn-xơn hứa hẹn trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng năm 1964 đã bị "bắn gục trên chiến trường Việt Nam"6.


------------------------
        1. Số liệu dẫn theo Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sđd, Tr, tr.276.

        2. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.107.

        3. Dẫn theo R. Stê-en: Hy vọng hão huyền, thực tế phũ phàng - những hậu quả kinh tế của chiến tranh Việt Nam. Viện TTKHXH-UBKKXH Việt Nam dịch, H.1978.

        4. Phát biểu của Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tại cuộc họp báo ở Oa-sinh-tơn tháng 11 năm 1966, dẫn theo Văn Tập: Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ. Nxb Khoa học xã hội, H.1973.

        5. R.Stê-ven trong cuốn sách: Hy vọng hão huyền, thực tế phũ phàng - những hậu quả của chiến tranh Việt Nam đối với nền kình tế Mỹ cho rằng? "Sự lãng phí vờ trách nhiệm mà chính quyền Giôn-xơn bòn rút từ nền kinh tế Mỹ để chi dùng cho mục đích chiến tranh, đã mở đầu cho một thời kỳ lạm phát nghiêm trọng, đã nhấn chìm nạn kinh tế Mỹ". Sđd, tr.9.

        6. Phát biểu của lãnh tụ người Mỹ da đen Mác-tin Lu-thơ-king, ngày 25 tháng 2 năm 1967. Dẫn theo A.Am-tơ Lời phán quyết về Việt Nam. Nxb Quân đội nhân dân, H.1985, tr.196.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2017, 03:29:24 pm »


        Về xã hội: Suy thoái kinh tế, một loạt các vấn đề xã hội trong nước (nạn phân biệt chủng tộc, nạn thất nghiệp, nạn nghèo đói, bệnh tật, thất học trong một bộ phận nhân dân lao động Mỹ...) bị phó mặc cho ngẫu nhiên định đoạt do việc chính phủ liên bang ngày càng dồn tâm trí và tiền của vào cuộc chiến tranh Việt Nam và cuối cùng, số lính Mỹ bị chết trên chiến trường Việt Nam ngày càng nhiều đã làm cho bầu không khí xã hội Mỹ trở nên u ám, nặng nề, khiến cho một bộ phận công chúng Mỹ từ chỗ ủng hộ đã chuyển sang phản đối chính sách chiến tranh Việt Nam của chính quyền Giôn-xơn. Sau này, khi xem xét kỹ dư luận công chúng Mỹ thì Bộ quốc phòng Mỹ nhận thảy "sự ủng hộ chiến tranh Việt Nam giảm dần, đặc biệt sau khi xuất hiện sự trì trệ trong nền kinh tế Mỹ cuối năm 1965, đầu năm 1966"1. Vào lúc đó, ở nhiều thành phố lớn của Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người Mỹ da đen mà cuộc sống thường ngày đã bị chiến tranh Việt Nam làm cho gián đoạn, khốn đốn. Từ chỗ ban đầu chỉ là cuộc biểu tình tuần hành, hội thảo, đốt thẻ quân dịch, bỏ ra nước ngoài..., bước sang năm 1967, phong trào phản dối chiến tranh đã biến thành các cuộc bạo động quyết liệt ở nhiều thành phố Mỹ như Niu Giếc-xây Đi-troa, Mi-si-gân... Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Mỹ - bộ lọc giúp công chúng Mỹ nhận thay và hiểu rõ cuộc chiến tranh đẫm máu ở bên kia đại dương - đã và dang chuyển động theo hướng thay đổi lập trường đối với chiến tranh. Nếu như, vào những ngày dầu Mỹ leo thang chiến tranh, báo chí Mỹ đã ủng hộ đường lối của chính quyền thì giờ đây, nhiều tờ báo có thế lực và các hãng truyền hình khổng lồ ở Mỹ đã chuyển sang nghi ngờ, bi quan và đặt lại vấn đề về cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam Ngay như tờ Thời báo Niu-oóc (The New York times) - một tờ báo lớn ở Mỹ từng kiên trì ủng hộ một cách mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục cho cố gắng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam thì giờ đây cũng thay đổi lập trường. Sự "trở cờ" của tờ báo lớn này ở trong lòng nước Mỹ đã là một đòn nặng giáng vào chính phủ”2 và là bằng chứng đau lòng về sự rạn nứt, khủng hoảng lòng tin của nhân dân và chính giới Mỹ. Thế nhưng, tất cả sự phản đối chiến tranh diễn ra trên đường phố, trong các khu đại học và trên mặt báo cũng như trong các chương trình phát sóng của các hãng truyền hình Mỹ... không còn là làn sóng dư luận đơn thuần nữa - mà đến đây, “làn sóng" này đã đủ sức làm thay đổi lập trường của nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ - nơi mà các “Ông Nghị" đông đảo dại diện cho các khối cử tri của từng bang trong "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" đều đã cảm thấy chiến tranh Việt Nam đã "gõ cửa từng gia đình" của chính họ. Vì thế, ngày càng nhiều nghị sĩ phản đối chính sách chiến tranh cũng như cách thức tiến hành chiến tranh của cơ quan hành pháp Mỹ. Họ đòi hỏi phải giảm bớt cam kết, hạ thấp các mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam, tìm một giải pháp nhằm sớm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc chiến tranh mà trước đó, trong Nghị quyết “Vịnh Bắc Bộ", chính các "Ông Nghị" này đã long trọng tuyên bố: tán thành và ủng hộ quyết tâm của tổng thống, với tư cách là Tổng tư lệnh, để có những biện pháp cần thiết nhằm đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại các lực lượng của Mỹ3. Xu hướng thay đổi đó trong lập trường Quốc hội Mỹ đã và đang trở thành áp lực chính trị ngày càng tăng đối với chính quyền Mỹ và đối với cá nhân Tổng thống Mỹ Giôn-xơn.

        Đứng trước thái độ của dư luận và sức ép từ phía Quốc hội, nội bộ Chính phủ Mỹ càng thêm phân hóa. Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy, sự tín nhiệm của nhân dân Mỹ với chính phủ Giôn-xơn từ cuối năm 1966 trở đi đã sa sút nghiêm trọng. Người ta thấy đây là một chính phủ đang phải tự vật lộn với mình vì một số nhà vạch kế hoạch ở cấp cao đã thay đổi quan điểm trước sức ép của một cuộc chiến tranh kéo dài. Đại loại, sự thay đổi quan điểm ở đây có thể chia thành ba loại khác nhau: Một là phe Mắc-na-ma-ra mà người ta vẫn quen gọi là "Nhóm Bồ câu bị vỡ mộng" đang muốn tìm cách giới hạn để sau đó làm giảm bớt quy mô của cuộc chiến tranh; hai là phe quân sự - "Nhóm Diều hâu” - đứng đầu là các tham mưu trưởng liên quân Mỹ và Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam tướng Oét-mo-len được xem như phái hiếu chiến nhất lúc ấy, luôn gây sức ép thúc giục chính phủ phải mở rộng chiến tranh; ba là phái "Trung dung", tiêu biểu là Tổng thống Mỹ Giôn-xơn cùng một số quan chức dân sự cấp cao trong chính phủ và Bộ ngoại giao Mỹ. Sở dĩ gọi họ là phái "Trung dung” vì họ đang đứng ở thế chênh vênh trên bờ vực phân ranh giới giữa nhóm "Bồ câu” và nhóm "Diều hâu”, cốt “dĩ hòa vi quý” hòng chờ đợi một cuộc bầu cử cho thuận chèo mát mái.

-----------------------
        1. Tóm tắt Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ quốc phòng Mỹ. Tlđd, tr.40.

        2. Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT, Sđd, tr.47.

        3. Nghị quyết 'Vịnh Bắc Bộ" của Quốc hội Mỹ. Dẫn theo A.Am-tơ Lời phán quyết về Việt Nam, Sđd, tr.95.
 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2017, 03:34:05 pm »


        Vào tháng 8 năm 1967, khi cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966-1967 trên chiến trường Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đánh bại hoàn toàn, Oét-mo-len - Tư lệnh chiến trường Mỹ tại miền Nam - được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ hậu thuẫn mạnh mẽ, đã đề nghị Oa-sinh-tơn tăng thêm lực lượng chiến đấu vào miền Nam. Tháng 4 năm 1967, ông được gọi về Oa-sinh-tơn để tường trình các "luận chứng" mà ông ta yêu cầu. Trong cuộc gặp Tổng thống Giôn-xơn tại Nhà Trắng, viên tư lệnh chiến trường này đã đề nghị xin tăng quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam theo hai mức. Mức một gồm 100.000 quân là lực lượng tối thiểu mà theo ông, để kiềm chế áp lực đang gia tăng của quân đội Bấc Việt Nam ở khu vực khu phi quân sự gây nên và để duy trì “thế chủ động chiến thuật" của Mỹ trên chiến trường. Mức hai, gồm 201.250 quân để đưa tổng số quân Mỹ chiến đấu ở miền Nam Việt Nam lên tới 671.616 người vào giữa năm 1968, nhằm tiêu diệt hoặc làm tê liệt quân chủ lực của địch nhanh hơn và tước bỏ những khu "đất thánh" an toàn đã được Việt cộng thiết lập từ lâu ở Nam Việt Nam. Khi Giôn-xơn lo lắng hỏi “thời hạn dự định kết thúc cuộc chiến tranh sẽ là bao lâu nếu như vị tổng thống này chấp nhận mức một hoặc mức hai, Oét-mo-len thưa rằng: nếu tăng quân ở mức tối đa chiến tranh có khả năng còn tiếp diễn trong 2 năm; tăng ở mức tối thiểu - sẽ là 3 năm. Còn nếu yêu cầu tăng quân không được chấp thuận thì - theo biên bản cuộc họp mà tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ dẫn, Oét-mo-len cho rằng: ông “sẽ không biết xoay xở ra sao khi phải chống lại số quân tăng viện mà quân địch có thể cung cấp được”1. Trong khi đó, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ lại yêu cầu mở rộng chiến tranh mặt đất sang vào, Campuchia và phần đất phía Nam của Bắc Việt Nam; leo thang đánh phá toàn bộ hệ thống mục tiêu - kể cả đê điều của miền Bấc Việt Nam; phong tỏa chặt cảng biển Hải Phòng; tăng thuế và gọi quân trù bị Mỹ để bù đắp vào số quân thiếu hụt ở các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới do phải dồn cho chiến trường Việt Nam. Nhưng, nếu chấp nhận những yêu cầu này, số phận chính trị của bản thân Tổng thống Mỹ Giôn-xơn sẽ không còn hy vọng gì trong cuộc bầu cử sắp tới. Vì thế, khi toàn bộ các đề nghị trên đây vừa được tiết lộ thì sự bất đồng quan điểm một cách gay gắt giữa phái quân sự và phái dân sự trong chính phủ Giôn-xơn nổi lên ngay lập tức, đến nỗi các tham mưu trưởng liên quân Mỹ tuyên bố họ sẽ công khai từ chức nếu các đề nghị nói trên của họ bị bác bỏ.

        Ngay sau cuộc họp giữa Giôn-xơn và Oét-mo-len, ngày 24 tháng 4 năm 1967, quyền Ngoại trưởng Mỹ Ni-cô-lai Ka-zen-bách (Nicolas Kazenbach) đã ra lệnh tiến hành một cuộc kiểm điểm liên bộ - Ngoại giao, Quốc phòng, Cục tình báo trung ương CIA, Tài chính... - về hai phương án lựa chọn lớn trong đường lối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam:

        Phương án một: Cung cấp cho Oét-mo-len thêm 200.000 quân, tăng cường các hoạt động quân sự trên mặt đất ra ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam, tăng cường cuộc chiến tranh trên không và trên biển đối với miền Bắc Việt Nam.

        Phương án hai: Giới hạn tăng quân ở mức có thể cung cấp mà không động viên quân dự bị, xét việc ngừng ném bom các vùng ở phía bắc vĩ tuyến 20 hoặc “nếu muốn tạo một cơ hội có giải pháp thật hấp dẫn (tức Hà Nội chấp thuận ngồi vào bàn thương lượng để Mỹ rút lui khỏi Việt Nam trong danh dự - H.K) thì ngừng ném bom toàn bộ Bắc Việt Nam"2.

        Trong sự lựa chọn này, phái quân sự kiên quyết giữ vững lập trường theo phương án một, phái dân sự phản đối gay gắt, đòi thực hiện phương án hai.

        -  Tại Bộ ngoại giao Mỹ, trong bị vong lục gửi Quyền Ngoại trưởng N. Ka-zen-bách ngày 1 tháng 5 năm 1967. Uy-li-am Bân-đi (William Putnam Bundy) - Thứ trưởng ngoại giao phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương - chống lại việc mở rộng các hoạt động mặt đất ra miền Bắc Việt nam, kịch liệt phản đối đưa một sư đoàn quân đội Sài Gòn vượt biên giới sang Lào, không đồng ý phong tỏa cảng Hải Phòng vì sợ Liên Xô và Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh.

        -  Ở Lầu Năm Góc, sự phản ứng lại xuất phát từ một hướng khác. Cục phân tích các hệ thống của Bộ quốc phòng Mỹ đã dưa ra một loạt các văn kiện nhằm bác bỏ lập luận của Oét-mo-len khi ông này cho rằng: Tổn thất của Việt cộng và quân Bấc Việt Nam sẽ tăng lên tương ứng với số quân Mỹ được đưa thêm vào Nam Việt Nam. Theo các văn kiện mà Cục phân tích hệ thống Bộ quốc phòng Mỹ công bố trong tháng 4 và tháng 5 năm 1967 thì, khi phân tích một loạt các trận đánh ở miền Nam Việt Nam, có 46% số trận do đối phương chủ động phục kích quân Mỹ, 88% số trận do đối phương chủ động khởi chiến, 68% số mục tiêu mà quân Mỹ gặp phải là những tay súng của đối phương “ẩn sâu trong hầm hào hoặc địa đạo" khiến cho quân Mỹ khó có thể tiêu diệt được. Ngoài ra, thông qua việc phân tích các trận giao tranh, cơ quan này còn đưa ra các tỉ lệ xác suất như sau: trong 56 trận, có 84% số trận do đối phương sẵn sàng và dừng lại chiến đấu trong một kiểu trận địa chiến, 78% trường hợp do đối phương chủ động phục kích hoặc hoàn toàn nắm lợi thế về yếu tố bất ngờ. Vì thế, theo cơ quan này, trái với lập luận của Oét-mo-len, sự tăng thêm quân Mỹ vào Nam Việt Nam không thể làm tăng thêm tổn thất tương ứng cho Việt cộng và quân Bắc Việt Nam.

-------------------
        1. Tài liệu một Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.189.

        2. Theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.191.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2017, 03:40:16 pm »


        Trong khi đó cũng vào đẩu tháng 5 năm 1967, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) công bố 3 văn kiện tiếp sức thêm cho những người chống đối việc mở rộng chiến tranh không quân chống miền Bắc Việt Nam. Theo đó, "27 tháng Mỹ ném bom đã ít có tác dụng rõ rệt đến chiến lược chung của Hà Nội trong việc tiến hành chiến tranh, ít tác động tới quan điểm đầy tin tưởng của họ về thương lượng"1. Trong văn kiên công bố ngày 12 tháng 5 năm 1967, CIA cho rằng: "Thái độ của Bắc Việt Nam sau những cuộc ném bom keo dài là một thái độ kiên quyết đi đôi với sức chịu đựng to lớn vẫn còn chưa bộc lộ hết” 2.

        Được hỗ trợ bởi kết luận rút ra từ những con số thống kê đó của các cơ quan phân tích trên đây, Mác Nôt-tơn (Mc.Naughton) - trợ lý Bộ trưởng quốc phòng, nhân vật có thế lực lớn hàng thứ ba trong Lầu Năm Góc - đã cùng với Mắc-na-ma-ra phản đối gay gắt đề nghị của phái quân sự. Trước sự phản đối này, dư luận Mỹ ngày đó hóm hỉnh - nhưng không hề đùa bỡn - bình luận rằng: Mác Nót-tơn vốn là cha của đứa con trai 18 tuổi sắp bước vào trường đại học, nên ông đặc biệt nhạy cảm với tình trạng bất mãn, chống đối chinh quyền, phản đối chiến tranh đang tăng nhanh trong thanh niên, sinh viên và các tầng lớp xã hội khác ở Mỹ. Trong một bị vong lục gửi Mắc-na-ma-ra, ông viết: Một cảm giác mà nhiều người cảm thảy và cảm thảy mạnh mẽ là chính quyền này mất trí, (...) là Mỹ đang cố gắng áp đặt một số hình ảnh của mình lên những dân tộc xa xôi mà Mỹ không thể hiểu cũng như không thể hiểu được thế hệ trẻ hiện nay ở nước Mỹ. Và chúng ta đang đưa sự việc đến mức độ phi lý. Liên quan tới cảm giác này là tình trạng phân cực ngày một tăng đang xảy ra trên nước Mỹ với những mầm mống của sự chia rẽ tệ hại nhất trong nhân dân Mỹ kể từ hơn một thế kỷ nay". Vì vậy, giờ đây, ông cho rằng: "Triết lý của cuộc chiến tranh Việt Nam phải được đưa ra tranh luận cho ra lẽ để ai nấy khỏi theo đuổi những tiến đề của riêng mình và để khỏi đưa nước Mỹ ngày càng chìm sâu thêm nữa"3 vào Việt Nam. Thực ra, đây không chỉ là ý kiến cá nhân của Mác Nồt-tơn - dù cho ông là nhân vật thứ ba của Lầu Năm Góc - mà đó còn là sự trùng hợp với quan điểm của nhân vật số một ở Lầu Năm Góc là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc-na-ma-ra. Trong bị vong lục ngày 19 tháng 5 năm 1967 gửi Giôn-xơn, Mắc-na-ma-ra đã đưa ra những lập luận chứng chiến lược mở rộng chiến tranh. Thậm chí, theo nhận định của Mắc-na-ma-ra, nước Mỹ đã đi vào con đường bế tắc, không thể có một giải pháp nào hấp dẫn khả thi được. Bởi vì, dù cho Mỹ có tiếp tục chính sách ôn hòa hiện nay, cố tránh một cuộc chiến tranh mở rộng cũng sẽ không thể làm thay đổi được tư tưởng của Hà Nội; ngược lại, nếu Mỹ tăng mức quân số và những hành động chống phá miền Bắc tất yếu sẽ dẫn tới khả năng làm cho Mỹ mắc kẹt sâu hơn ở Đông Nam Á và lao vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Nga. Vì vậy Mỹ buộc phải lựa chọn một trong số "những giải pháp không hoàn hảo"4 cụ thể là ông đưa ra kiến nghị: "Chính phủ Mỹ cần khuyến khích chính quyền Sài Gòn tiếp xúc với những phần tử không Cộng sản thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nanh, sẵn sàng chấp thuận việc thành lập một chính phủ "có đủ màu sắc” ở miền Nam Việt Nam"5.

        Xem ra, ý kiến trên đây của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ còn lúng túng hơn cả Mác Nót-tơn: “Xuống thang" thì không thỏa mãn Hà Nội; "Leo thang” thì sợ đụng đầu với Liên Xô và Trung Quốc. Còn như trông mong ở chính quyền Sài Gòn để tìm những phần tử không Cộng sản - thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để bấu víu vào thì khác gì đi tìm mặt trăng lúc chính ngọ!

        Trước những quan điểm trái ngược và lúng túng của đội ngũ cố vấn cấp cao trong chính phủ lúc đó, Tổng thống Mỹ đành phải chọn con đường mà các tài liệu gọi là tiếp tục “Leo thang từng bước" hay là đường lối “O ép từ từ"6. Cái đường lối “trung dung" của Giôn-xơn là như vậy đó: "Leo thang" hay "O ép” là chữ dùng để thỏa mãn phái "Diều hâu”; còn như "từng bước" và "từ từ" là chữ dùng để an ủi phái "Bồ câu” vậy!

        Thế là, mùa thu năm 1967, Giôn-xơn phải thực thi những hành động cũng thật "trung dung" nửa vời hòng dung hòa cả hai phái bằng cách quyết định tăng thêm 55.000 quân sang miền Nam Việt Nam (thay vì 200.000 quân như Oét-mo-len đề nghị), chấp thuận yêu cầu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ oanh tạc thêm 57 mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam (chứ không phong tỏa cảng Hải Phòng như Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ yêu cầu). Tuy nhiên, việc động viên lực lượng trù bị như đề nghị của giới quân sự Mỹ vẫn được Giôn-xơn xem như một hàng rào chính trị mà ông không muốn vượt qua.

        Tất cả những diễn biến trên đây đã biểu hiện chính giới Mỹ đang ngập ngừng đứng trước ngã ba đường trong việc tìm kiếm chiến lược mới của Mỹ tại chiến trường Việt Nam.

-----------------------
       1. Theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.194.

        2. Theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.194.

        3. Theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.194.
    
        4. Dẫn theo Hồi ký của Lin-đơn Giôn-xơn. Việt Nam Thông tấn xã dịch và phát hành, H.1972, tr.262.

        5. Dẫn theo Hồi ký của Lin-đơn Giôn-xơn. Việt Nam Thông tấn xã dịch và phát hành, H.1972, tr.262.

        6. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.178.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2017, 03:50:17 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2017, 03:49:49 pm »


        Như vậy trải qua hai năm tiến hành chiến tranh cục bộ, mặc dù đã áp dụng nhiều thủ đoạn và biện pháp về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao và đã chịu nhiều tổn thất to lớn về người và của nhưng phía Mỹ vẫn luôn luôn ở thế bị động về chiến lược và chiến thuật. Tất cả các mâu thuẫn của việc Mỹ đưa quân vào miền Nam1 không những không khắc phục được mà ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Kế hoạch chiến lược dự định giành thắng lợi quyết định, hoàn tất các mục tiêu chiến lược, rút quân Mỹ về nước vào giữa hoặc cùng lắm cuối năm 1967 mà Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam vạch ra và đã được Oa-sinh-tơn chấp nhận từ ngày đầu chiến tranh cục bộ, đã bị phá vỡ2. Thực tế đó được chính Oét-mo-len - Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam - thừa nhận trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tại thủ đô Oa-sinh-tơn tháng 4 năm 1967. Theo Oét-mo-len, "trừ phi ý chí chiến đấu của địch (tức nhân dân Việt Nam) bị đập tan hoặc tổ chức cơ sở của Việt cộng bị phá vỡ, còn không, cuộc chiến tranh có thể còn phải tiếp diễn trong vòng năm hoặc sáu năm nữa"3. Đến giữa năm 1967, chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ đã bị chặn đứng lại. Chẳng những thế, việc thất bại này đã làm cho quân Mỹ bị chủ lực Quân giải phóng miền Nam kéo vào "trò chơi đuổi bắt" và thực tế, lực lượng của Mỹ và đồng minh bị căng mỏng trên các chiến trường, bị vây hãm trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đồng thời, việc ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đường mòn Hồ Chí Minh một cách ào ạt và liên tục cũng đã tự nó nói lên rằng: Tác động của chiến tranh không quân cuối cùng cũng mỏng manh như biện pháp "tìm diệt" và "bình định" trong việc xác định kết quả của cuộc chiến tranh hạn chế. Việc đó chẳng những không giải quyết được thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trong chiến lược chiến tranh hạn chế - một loại chiến tranh mà Mỹ đã không thể giữ thế trá hình, giấu mặt, buộc phải nhảy ra và dấn sâu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam cách xa Mỹ nửa vòng trái đất; mà thất bại đó cùng với những tổn phí nặng nề về đô la và sinh mạng lính Mỹ còn đặt Mỹ đứng trước những khó khăn rất lớn về chính trị, quân sự kinh tế, xã hội - không chỉ ở miền Nam Việt Nam mà cả trong lòng nước Mỹ. Tình hình này ngày càng trở nên nóng bỏng trong lúc nước Mỹ đang tiến dần tới năm vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới 1968 - 1972. Đây là thời điểm rất nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội nước Mỹ. Vì thế, mặc dù muốn nghiêng về giới quân sự hiếu chiến để tăng thêm hàng chục vạn quân Mỹ vào miền Nam, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh phá hoại miền Bắc... nhưng Tổng thống Mỹ Giôn-xơn vẫn buộc phải thận trọng trong việc tính toán, chọn lựa bước đi của Mỹ ở Việt Nam sao cho vừa tránh được sự đảo lộn bất ngờ nào trên chiến trường, vừa xoa dịu được dư luận trong nước, ổn định được nội bộ để có thể bước vào năm vận động tranh cử một cách "xuôi chèo, mát mái"; giành thắng lợi thêm một nhiệm kỳ mới để tiếp tục nỗ lực quân sự ở Việt Nam...

        Về phía ta, qua hai năm đương đầu với chiến tranh cục bộ, quân và dân ta ở miền Nam vẫn giữ vững và phát huy mạnh mẽ thế tiến công, đánh bại các cố gắng chiến tranh của địch, làm phá sản một bước quan trọng kế hoạch chiến lược của chúng, giữ vững quyền chủ dộng chiến trường, mở rộng vùng giải phóng và vùng làm chủ ở khu vực rừng núi, nông thôn đồng bằng và xung quanh các đô thị, các căn cứ, các tuyến giao thông huyết mạch của Mỹ, ngụy. Lực lượng quân sự và lực lượng chính trị của ta đến năm 1967 đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trên chiến trường miền Nam, chỉ riêng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã tăng từ 115.500 (năm 1964) lên 176.600 (1966) và 277.000 (1967). Ngoài ra, khắp mọi địa phương miền Nam, lực lượng dân quân du kích cũng có bước phát triển. Tất cả các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích được bố trí tương đối hợp lý trên các địa bàn chiến lược và đã vận dụng các phương thức tác chiến một cách linh hoạt, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, nhất là đã đánh vào một số thành thị, vào hàng loạt căn cứ, sân bay, kho tàng và đường giao thông chiến lược Mỹ, ngụy. Trong khi đó, lực lượng chính trì và các hình thức đấu tranh chính trị trong những vùng bị Mỹ - ngụy kiểm soát, nhất là ở các đô thị cũng được chú trọng phát triển.

--------------------
        1. Ví như mâu thuẫn giữa việc đưa quân Mỹ vào trực tiếp tiến hành chiến tranh với yêu cẩu phải giấu mặt, trá hình của chính sách xâm lược thực dán kiểu mới; giữa đế quốc Mỹ với dân tộc Việt Nam; giữa quân Mỹ với quân đội Sài Gòn; giữa phân tán và táp trung bình lực; giữa chiếm đóng và cơ động; giữa "bình định" và "tìm diệt"; giữa yêu cầu đánh nhanh, thắng nhanh và buộc phải đánh kéo dài...

        2. (Ngay từ tháng 10 năm 1966, Mắc-na-ma-ra đã nói với Giôn-xơn: Mỹ "đã dự đoán sai là chiến tranh có thể kết thúc một cách thỏa đáng trong vòng hai năm". Dẫn theo: Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.207.

        3. Dẫn theo: Tài liệu một Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.207.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2017, 05:09:53 am »


        Trên miền Bắc, mặc dù chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ ngày càng mở rộng cả về quy mô, cường dộ và gây ra cho ta những tổn thất nặng nề về người và của, nhưng trong khói lửa chiến tranh, miền Bắc vẫn là một hậu phương ổn định và bền vững. Tính ổn dính và bền vững đó của hậu phương chiến tranh là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để miền Bắc cùng một lúc vừa sản xuất, vừa chiến dấu đánh bại các bước leo thang của không quân, hải quân Mỹ, vừa đáp ứng mạnh mẽ và liên tục mọi yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường.

        Trên thế giới, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng được dư luận thế giới và chính phủ nhiều nước đồng tình ủng hộ, giúp đỡ.

        Tất cả các nhân tố khách quan trên đây đã được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ, kịp thời đánh giá để đi tới nhận định: một THỜI CƠ MỚI đang xuất hiện cho phép ta có thể và cần phải tìm phương cách khai thác triệt để nhằm tạo thế xoay chuyển cục diện chiến tranh. Vấn đề đặt ra ở đây là: tuy Mỹ bị sa lầy và rất lúng túng trong ý đồ chiến lược bởi thấy sức mạnh quân sự của Mỹ không thể giành thắng lợi trên chiến trường Việt Nam, song Mỹ vẫn chưa sẵn sàng xuống thang chiến tranh, vẫn muốn dùng sức mạnh quân sự để ép đối phương ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của Mỹ. Trong khi đó, mặc dù đã giành được thắng lợi, làm thất bại các mục tiêu chiến lược của Mỹ qua hai mùa phản công nhưng phía Việt Nam cũng chưa đủ lực để mong đánh bật được 50 vạn quân chiến đấu Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam. Muốn chớp thời cơ có lợi để tạo nên bước ngoặt quyết dính của cuộc chiến tranh - trong điều kiện so sánh lực lượng quân sự trên chiến trường vẫn nghiêng về phía địch, cần phải giải quyết một loạt ván đề thuộc về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, nhằm tác động nhanh, mạnh và kịp thời tới ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua về quân sự, phải xuống thang chiến tranh...

        Đây là lúc mà chúng ta có thể thực hiện ý đồ đề ra từ tháng 1 năm 1967 là "cần phải tích cực, khẩn trương, kiên quyết và linh hoạt, cố gắng đến cao độ để thực hiện chủ trương giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời tạo nên những điều kiện và cơ sở vững chắc để đánh thắng địch trong tình huống chiến tranh kéo dài"1.

--------------------
        1. Chỉ thị ngày 21.1.1967 của Thường trực Quân ủy Trung ương gửi Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Khu ủy Khu 5, Khu ủy Trị - Thiên. Dẫn trong Điện chỉ đạo cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1968, tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2017, 05:19:50 am »

     
       II. CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG

        Trước những thất bại của địch và thắng lợi của ta trên cả hai miền Nam, Bắc, từ cuối năm 1966, đầu năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã đi tới chủ trương tạo điều kiện tiến tới mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh; xem đó là sách lược hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của quân và dân ta. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (họp từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trình bày Đề cương báo cáo về công tác đấu tranh ngoại giao, trong đó chỉ rõ: "Để đánh bại kẻ thù hết sức ngoan cố và xảo quyệt là đế quốc Mỹ xâm lược, ta phải giữ vững quyết tâm cao độ, nắm vững phương châm chiến lược, đồng thời phải biết cạch đánh thắng địch, vận dụng sách lược khôn khéo, giành thắng lợi từng bước"1. Vì thế, nếu như từ năm 1966 trở về trước, Bộ Ngoại giao ta đã nhiều lần công khai tuyên bố đòi Mỹ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam và chấm dứt hoàn toàn mọi hành động chống phá miền Bắc Việt Nam trước khi có bất cứ một cuộc nói chuyện nào giữa Việt Nam và Mỹ thì giờ dây, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 này, trên mặt trận ngoại giao, Đảng ta mềm dẻo hơn trong sách lược bằng việc chủ trương hé mở khả năng phía Việt Nam sẽ đi vào đàm phán nếu Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc chứ không gắn với việc đòi Mỹ rút khỏi miền Nam nữa. Tuy nhiên, Đảng ta cũng lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện sách lược mềm dẻo, linh hoạt trên đây, chúng ta "cần dự kiến trước mọi khả năng. Cần đề phòng và khắc phục những nhận thức và tư tưởng lệch lạc trong nội bộ ta. Đồng thời có kế hoạch vận động giải thích, thuyết phục những nước anh em có thể nghi ngờ ta thương lượng non, do đó tỏ thái độ trực tiếp hoặc gián tiếp không đồng tình với ta; hoặc quá nặng về đàm phán giải quyết vấn đề đi đến thúc ép ta sớm đi tới giải pháp chính trị trong khi tình hình chưa chín muồi. Ta cần hết sức tránh không để quân thù lợi dụng sự bất đồng về sách lược giữa ta và nước anh em. Các nước trung gian cũng sẽ có những phản ứng khác nhau, ta cần tranh thủ sự ủng hộ của họ, đồng thời ngăn chặn ý đồ của họ muốn làm trung gian, gây thêm tình hình phức tạp"2.  Cần lưu ý thêm rằng, những năm Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, song song với việc gia tăng hoạt động quán sự trên chiến trường, chính quyến Giôn-xơn còn đáy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm che giấu thái độ hiếu chiến của Mỹ, đánh lạc hướng chú ý của dư luận trong nước và trên thế giới. Theo yêu cấu của phía Mỹ, nhiều nhân vật hoặc một số chính phủ đã làm trung gian để thàm dò thái độ của Chính phủ ta đối với các tuyên bố "đàm phán", "thương lượng" của Mỹ. Chỉ riêng Liên Xô, từ năm 1965 đến 1968, đã 24 lần truyền đạt ý kiến của phía Mỹ cho ta về vần đế này. Còn theo tác giả G.C.Hê-ring trong cuốn “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ" (Nxb Chính trị quốc gia, H, 1998), thì từ năm 1965 đến nam 1967, đã có tới 2.000 nỗ lực nhằm bất đầu cắc cuộc đàm phán hòa bình. Theo tác giả này thì cả Mỹ và Việt Nam "không bên nào có thể tỏ ra thờ ơ với những nỗ lực như vậy, nhưng cũng không bên nào muốn có những nhượng bộ cần thiết để biến các cuộc đàm phán trở thành hiện thực" (tr.210)).

        Đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực có liên quan tới cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, xềt tình hình chiến trường và những diễn biến trong nội tình nước Mỹ cho đến thời điểm đó thì quyết định hé mở khả năng sẽ dẫn đến việc tiếp xúc chính thức và công khai giữa Việt Nam và Mỹ nếu Mỹ ngừng ném bom miền Bắc không điều kiện là đòn tiến công ngoại giao linh hoạt, chủ động và sắc bén của Đảng ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương (ngày 28.1.1967) khẳng định: "Chúng ta tiến công địch về mặt ngoại giao bây giờ là đúng lúc"3. Và chỉ rõ: "Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động"4.

--------------------
       1. Đề cương báo cáo tại Hội nghị Trung ương, ngày 23.1.1967, dẫn trong Văn kiện Đảng - Toàn tập, T28 (1967), Nxb Chính trị quốc gia, H, 2003, tr.124, 125.

        2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - Toàn tập, T28, Sđd, tr.129.

        3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - Toàn tập, T28, Sđd, tr.174.

        4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - Toàn tập, T28, 1967, Sđd, tr.174.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2017, 05:25:40 am »

     
        Quan điểm này của Đảng ta, rồi ra sẽ được quán triệt trong các hoạt động chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo chiến tranh từ giữa năm 1968 trở đi. Còn trước mắt, thực hiện nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Tnmg ương lần thứ 18, ngày 28 tháng 1 năm 1967, Bộ Ngoại giao ta ra tuyên bố khẳng định lập trường trước sau như một của nhân dân Việt Nam là kiên quyết chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Đồng thời, tuyên bố của Bộ Ngoại giao cũng chỉ rõ: phía Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chỉ sau khi Mỹ thực hiện điều này thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện được. Thế nhưng, bất chấp thiện chí của ta, trong thư đề ngày 8 tháng 2 năm 1967 gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Mỹ L.B Giôn-xơn đã dưa ra những điều kiện như đòi miền Bắc phải bảo đảm trước việc chấm dứt tăng viện cho miền Nam. Về thực chất, đó là đòi hỏi vô lý, thể hiện thái độ của Mỹ vẫn muốn đàm phán trên thế mạnh. Còn trên thực tế, ngày 14 tháng 2 năm 1967, Giôn-xơn lại ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom trở lại thiến Bắc. Thái độ và hành động đó của Mỹ buộc chúng ta phải tính toán, tìm phương cách nhằm kéo Mỹ phải xuống thang chiến tranh, phải ngừng ném bom miền Bấc, đặc biệt trong năm bản lề này.

        Vì vậy từ những tháng đầu của năm 1967, trên cơ sở phân tích hnh hình mọi mặt và dõi theo sát diễn biến thực tế trên chiến trường, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhận thấy: "Những thắng lợi của ta trong đông - xuân 1966-1967 đã tạo ra hình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch"1. Kế hoạch chiến lược dông - xuân 1967-1968 lập tức được khởi thảo nhằm mục đích tận dụng tình thế mới có lợi đó để đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ tiếp tục phát triển.

        Tháng 5 năm 1967, ngay sau khi cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của quân Mỹ kết thúc, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình, xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược đông - xuân 1967-1968. Tiếp đó, tháng 6 năm 1967, Hội nghị Bộ Chính trị lại được triệu táp và đã bàn bạc rất kỹ dự thảo kế hoạch chiến lược này. Hội nghị nhận định những thắng lợi của quân và dân ta giành được trên hai miền Nam, Bắc là to lớn, toàn diện. Thắng lợi đó đã làm thất bại một bước rất cơ bản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đẩy Mỹ vào thế lúng túng, bị động cả về chiến lược lẫn chiến dịch.

        Hội nghị còn nhận định rằng, về phía ta, cả thế và lực đang có những tiến bộ, cho phép ta "trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn"2.

        Nhưng tương đối ngắn là bao lâu? Tuy bàn bạc rất tỉ mỉ về tương quan lực lượng lúc đó, Hội nghị cũng chỉ có thể dự kiến sẽ giành thắng lợi quyết định trong năm 1968 theo phương hướng ĐÁNH LỚN. Muốn vậy, nhiêm vụ quân sự của ta là phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Mỹ, làm mất khả năng tiến công của chúng, đồng thời phải tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, khiến cho chúng không còn là lực lượng chiến lược trong tiến công và phòng ngự mà Mỹ dựa vào đó để tiến hành chiến tranh.

        Về phương thức đấu tranh, Hội nghị xác định trong khi kiên trì tiến công địch toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao, cần chuẩn bị đánh những trận quy mô lớn, có hiệu suất cao, tạo điều kiện để đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao.

        Cho đến thời điểm này, những người tham gia khởi thảo kế hoạch chiến lược đông - xuân 1967-19682 (Khi xây dựng các kế hoạch tuyệt mật, theo quy định của Bộ Tổng tham mưu Quán đội nhàn dân Việt Nam, Cục Tác chiến lập ra Tổ làm kế hoạch do Cục trưởng Cục Tác chiến phụ trách. Trên cương vị đó, Cực trưởng Cục Tác chiến được trực tiếp làm việc với các đồng chí chủ chốt trong Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị để chuẩn bị kế hoạch trước khi trình lên cấp lãnh đạo cao nhất) mới chỉ dự kiến: tổ chức các trận đánh tiêu diệt từ 3 đến 5 lữ đoàn quân Mỹ và từ 3 đến 5 Sư đoàn quân đội Sài Gòn; giải phóng từ 8 đến 10 triệu dân... Thực ra, đó là cách làm như các đông - xuân trước, có khác thăng cũng chỉ là với mức cao hơn mà thôi. Hơn nữa, mặc dù Bộ Tổng tham mưu đã cử cán bộ tới các chiến trường, các mặt trận chỉ đạo thí điểm cách đánh tiêu diệt gọn các đơn vị quân Mỹ, song trên thực tế, đấy không hề là vấn đề đơn giản vì cho đến thời điểm đó, trước một đối thủ như quân Mỹ, khả năng đánh tiêu diệt của bộ đội ta còn hạn chế, không thể sớm khắc phục trong một sớm một chiều.

--------------------
        1. Dẫn theo Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, T2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, tr.384.

        2. Dẫn theo Lịch sử Đảng Cộng sàn Việt Nam, T2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, tr.385.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2017, 09:24:35 pm »


        Từ tháng 7 năm 1967, phương án tác chiến chiến lược tiếp tục được bổ sung. Đó là cả một quá trình tính toán, bàn bạc, cân nhắc, hoàn thiện dần từng bước chủ trương chiến lược giữa Tổng hành dinh với lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường, với các ngành, các cấp... có liên quan. Trong quá trình này, Tổng hành dinh nhận thấy: nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước, đánh theo cách đánh cũ thì khó tận dụng được thời cơ có lợi để tạo nên chuyển biến chiến lược trên chiến trường, chiến tranh sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng nhằng, giằng co. Nhưng mặt khác, trước đối thủ có hỏa lực mạnh và dồi dào, sức cơ động cao, khả năng tiếp ứng nhanh, lại chiếm ưu thế áp đảo trên không, trên sông, trên biển... như quân Mỹ thì phương án bao vây để tiêu diệt lớn đội quân này - như ta đã từng làm ở lòng chảo Điện Biên Phủ đối với quân viễn chinh Pháp trước đây, là không hiện thực. Trong lúc Tổ kế hoạch Cục Tác chiến còn đang trong quá trình tìm tòi cách đánh - nhưng vẫn chưa nghĩ ra, thì “chính số đồng chí lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị (đồng chí Lê Duẩn...) và Quân ủy Trung ương đã trao đổi, đề xuất giải pháp mới. Hai tư duy chỉ đạo vừa sáng tạo, vừa táo bạo đã kết thành ý định quyết tâm chiến lược là đột ngột chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta từ rừng núi, nông thôn đánh thẳng vào sào huyệt, đầu não hiểm yếu nhất của địch là các thành phố, căn cứ trung tâm... Đánh vào đó, ta sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến lược, giành thắng lợi lớn”1. Cũng theo tác giả, thì ý định này còn là “một bất ngờ đối với cả phần đông cán bộ ta" và ngay cả đối với “Tổ kẽ hoạch". Trong một bài viết khác in trong cuốn. Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002), Thượng tướng Lê Ngọc Hiền cho biết: tháng 9 năm 1967, đồng chí Văn Tiến Dũng gặp và lệnh cho "Tổ kế hoạch" làm kế hoạch đánh vào thành phố, sau này, Đại tướng Vân Tiến Dũng cho biết đó là đế xuất của đồng chí Lê Duẩn).

        Tiếp thu ý tưởng táo bạo đó, "Tổ kế hoạch” lập tức bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược một cách tỉ mỉ, toàn diện - bao gồm kế hoạch tác chiến thực và kế hoạch nghi binh. Toàn bộ ý định chiến lược này được giữ bí mật nghiêm ngặt (Kể cả việc không đưa ra bàn bạc về chủ trương chiến lược này ở Trung ương. Còn trong Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ ai được phân công làm kế hoạch mới được biết vế chủ trương mới này). Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc việc chuẩn bị ở cả hai miền Nam, Bắc (Chính xác hơn có thể thấy rằng: tháng 8 năm 1967, khi đồng chi Phạm Hùng được cử vào Nam thay đồng chí Nguyễn Chí Thanh vừa mất (7.1967) ý định đánh vào thành phố đã hình thành và do vậy, kế hoạch đông - xuân 1967-1968 cũng được chuẩn bị lại. Ngay sau đó, các đồng chí phụ trách chiến trường được lệnh ra Hà Nội báo cáo tình hình và bàn cách đánh mới như các đồng chí Lê Đức Anh (9.1967), Trần Văn Trà (11.1967), Cao Văn Khánh, Nguyễn Năng, Lê Chưởng...

        Trong 5 ngày, từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 10 năm 1967, Bộ Chính trị lại họp bàn cụ thể hơn về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm 1968 (Dự Hội nghị gồm các ủy viên Bộ Chính trị: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ và các đồng chí là ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Quân ủy Trung ương Tố Hữu, Lê Văn Lương, Song Hào, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Quý Hai. Các đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, "vì lý do sức khoe, vắng mặt, đi chữa bệnh nước ngoài” - như Biên bản Hội nghị ghi chú rõ. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Trường Chinh. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam). Đây là hội nghị rất quan trọng để vạch ra kế hoạch tiến công táo bạo "Tết Mậu thân" lịch sử. Tại Hội nghị này, thay mặt Quân ủy Trung ương, đồng chí Văn Tiến Dũng đã trình bày dự thảo Kế hoạch chiến lược Đông Xuân Hè 1967-1968 làm cơ sở cho Bộ Chính trị đi vào bàn bạc, thảo luận. Về tình hình địch, bản Dự thảo chỉ rõ: với quân số, số lượng bom đạn và một ngân sách chiến tranh lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ và sau gần 3 năm trực tiếp đưa quân xâm lược miền Nam, Mỹ đã bị sa lầy và thất bại rất nặng nề về tất cả các mặt ở hai miền Nam, Bắc và cũng không đạt được âm mưu thôn tính dần nước Lào. "Đặc điểm tình hình của Mỹ ở miền Nam Việt Nam hiện nay là tất cả các chỗ yếu của quân Mỹ và thế bị động về chiến dịch, chiến lược và chính trị của chúng không chỉ xuất hiện trong lúc chúng mới khởi sự chiến tranh, trong lúc quân Mỹ, quân ngụy còn ít, trong lúc chúng chưa lôi kéo được nhiều nước chư hầu đưa quân tham chiến ở miền Nam, mà xuất hiện sau sáu năm chiến tranh đặc biệt và cục bộ và trong lúc quân Mỹ - ngụy và chư hầu đã lên tới trên một triệu người, trong lúc tập đoàn thống trị ở Mỹ càng kéo dài và mở rộng chiến tranh càng bị phản đối, bị cô lập ở Mỹ và ở khắp nơi trên thế giới hơn bao giờ hết"2.

-------------------------
        1. Thượng tưởng Lê Ngọc Hiền: Ghi nhớ về xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đòn tiến công chiến lược Mậu thân 1968. (Bài đăng trong kỷ yếu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968. Nxb Quân đội nhân dân, H, 1998, tr.111-112.

        2. Kế hoạch chiến lược Đông Xuân Hè 1967 - 1968, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM