Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:25:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch Biên giới  (Đọc 19534 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 10:48:23 pm »

Chiến dịch Biên giới


* TÁC GIẢ:
   NGUYỄN HUY TƯỞNG

* NHÀ XUẤT BẢN:
   THANH NIÊN

* NĂM XUẤT BẢN: 2005

* SỐ HÓA:
   - Scan: ptlinh
   - Ebook: Cao Trung Hiếu
   https://www.facebook.com/dragunov.svd.16

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2020, 05:18:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 10:52:11 pm »

NGUYỄN HUY TƯỞNG



Tiểu sử
             Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội., Ông tham gia các hoạt động yêu nước từ năm 1930. Làm thư ký nhà Đoan (thuế quan) ở Hà Nội, Hải Phòng cho đến trước cách mạng. Bắt đầu có tác phầm từ đầu những năm 40. Vừa viết văn vừa tham gia các hoạt động Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ. Năm 1943, gia nhập tổ chức văn hóa cứu quốc của Đảng. Cách mạng thành công, trở thành một trong những ngừoi lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc và sau đó là Hội văn nghệ Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa I. Mất ngày 25-7-1960 tại Hà Nội. Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về văn học cho các tác phẩm kịch, tiểu thuyết, ký sự, truyện viết cho thiếu nhi,…

Tác phẩm chính
(theo năm xuất bản hoặc đăng báo)

                 Đêm hội Long Trì (Tiểu thuyết-1942), Vũ Như Tô (Kịch-1943), An Tư công chúa (Tiểu thuyết-1944), Bắc Sơn (Kịch-1946), Những người ở lại (Kịch-1948),  Truyện Anh Lục (Tiểu thuyết-1955-1956), Bốn năm sau (Tiểu thuyết-1959), Sống mãi với Thủ Đô (Tiểu thuyết-1961), Lũy hoa (Truyện, phim-1960), các truyện viết cho thiếu nhi như: Tìm mẹ, Anh Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Qung Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,… Ông còn viết nhiều tiểu luận, bút ký đăng rải rác trong suốt 20 năm cầm bút, về sau được tập hợp trong tập Một ngày chủ nhật (2000). Ngoài ra ông còn để lại hàng chục tập nhật ký mà một phần nhỏ được giới thiệu trong cuốn sách này.
Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 10:57:00 pm »

LỜI NÓI ĐẦU

                Trong văn học sử Việt Nam, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng được ghi nhận như một ví dụ tiêu biểu về thể loại ký sự, bên cạnh Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác và một số ít tác phẩm khác.

                Ký sự Cao Lạng là một trong những tác phẩm dài hơi đầu tiên của nền văn học kháng chiến chống thực dân xâm lược. Tác phẩm có tham vọng phản ánh trọn vẹn một chiến dịch lớn, đồng thời là chiến dịch tiến công đầu tiên của quân đội ta. Trong Chiến dịch Biên giới, Bác Hồ, người Cha thân yêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đích thân ra mặt trận chỉ đạo, và Đại tướng Tống tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp đảm nhận trọng trách Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Chiến dịch.
   
                Thiên ký sự bắt đầu từ những ngày đêm âm thầm chuẩn bị cho Chiến dịch, tác giả theo chân những đoàn dân công tải lương thực, vũ khí ra mặt trận, để rồi đến với những chiến sĩ pháo binh, những người có vinh dự lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam được tiếp nhận những vũ khí hiện đại của bạn, bắn bằng máy ngắm hẳn hoi chứ không còn phải ngắm qua nòng như với những khẩu pháo cũ kỹ hồi còn trứng nước. Và theo dòng sự kiện, tác giả dẫn dắt bạn đọc đến với những diễn biển lớn nhỏ của chiến dịch, từ những sự kiện có tính bước ngoặt như trận mở màn Đông Khê, trận tiêu diệt các binh đoàn Lơ Pa-giơ, Sác-tông... cho đến “cận cảnh” những trận đánh giành giật từng mỏm đồi, từng lô cốt ở Khâu Luông, Nà Pá, Cốc Xá... Từng trang, từng trang của thiên ký sự mở ra với chúng ta những khung cảnh lớn lao, những câu chuyện phi thường, những tấm gương chịu đựng gian khổ, hy sinh anh dũng đến tột cùng của bộ đội, dân công mà ở đó, nhiệt tình của người viết như được cộng hưởng với niềm lạc quan cách mạng bao trùm trên khắp mặt trận.
   
                Với tất cả âm hưởng sử thi của một tác phẩm đầy chất sống và sức sống, Ký sự Cao Lạng ngay từ khi ra đời đã được bạn đọc nói chung và cán bộ, chiến sĩ nói riêng nồng nhiệt đón nhận. Tác phẩm cũng nhanh chóng được khẳng định giá trị bằng một giải thưởng văn học - Giải thưởng Văn nghệ 1951-1952 – cùng với Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi... (Có thể kể thêm, Ký sự Cao Lạng là tác phẩm thuộc cụm công trình tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt xét tặng đầu tiên năm 1996, bên cạnh những Vũ Như Tô và Sống mãi với Thủ đô, Đêm hội Long Trì và Lá cờ thêu sáu chữ vàng...). Còn với một người đọc đặc biệt như Nguyễn Minh Châu, một bạn đọc đồng thời cũng là một đồng nghiệp có nhiều nét tương đồng với Nguyễn Huy Tưởng, thì trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng để lại, ông “thích Vũ Như Tô và Ký sự Cao Lạng hơn cả”. Ở đây có thể có sự đồng cảm dễ hiểu của tác giả Dấu chân người lính, nhưng đồng thời cũng là một nhận xét được viết ra với sự chiêm nghiệm của một quãng lùi thời gian tới gần bốn chục năm sau khi thiên ký sự ra đời!
   
                Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng còn ghi lại, Ký sự Cao Lạng được tiết với sự hưng phấn cao của tác giả: “Viết xong Thắng từ biên giới (tên ban đầu của Ký sự Cao Lạng). Nhẹ nhõm. 74 trang. Hai mươi ngày một bài đây” (nhật ký ngày 8-1-1951). Đọc Ký sự Cao Lạng với những trang viết sinh động dồn dập không khí chiến dịch, chúng ta có thể cảm nhận được đầy đủ cảm giác phơi phới của tác giả khi đưa nhanh ngòi bút trên trang giấy. Nếu như giờ đây, điều này được coi là phong cách, là cái làm nên bản sắc của cây bút Nguyễn Huy Tưởng - một cây bút có khuynh hướng sử thi hoành tráng, thì đã từng có thời, nó lại bị coi là lối viết “tráng lệ hơi dễ dãi”, lối “lý tưởng hóa con người hơi ngây thơ”. Thực ra, mỗi trang viết, mỗi con người, mỗi sự kiện cụ thể được phản ánh trong Ký sự Cao Lạng đều là kết quả của sự quan sát trực diện của tác giả khi thâm nhập đời sống chiến đấu của bộ đội, dân công, mà trước hết là kết quả của sự ghi chép hết sức tỉ mỉ những điều mắt thấy, tai nghe với tất cả tính khách quan của một nhà văn đi chiến dịch.

*
*   *
   
                Trong di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, có một cuốn sổ tay khá dày dặn chỉ nhỉnh hơn lòng bàn tay một chút. Song chính khuôn khổ cuốn sổ đó lại rất tiện cho nhà văn mang theo bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào: Trong một lần theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Hưng) vượt đèo Mã Phục đi thị sát vị trí Cao Bằng (N5), hay trong những đêm trú trong hang trong hốc cùng với những đoàn dân công Thổ, Mán để ghi lại vẻ âm thầm nhẫn nại của họ, hay khi bám theo bộ đội hành quân thở không ra hơi mà tác giả vẫn cố viết mò trong đêm tối để kịp ghi những mẩu đối thoại, những câu nói đầy chất lính tráng của cán bộ, chiến sĩ... Cuốn sổ đó chính là toàn bộ nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, được viết liên tục suốt bốn tháng ròng tác giả tham gia chiến dịch, bắt đầu từ những ngày nhà văn lên đường ra mặt trận (đầu tháng 7 năm 1950) cho đến khi được vinh dự dự những hội nghị tống kết, báo công của bộ đội (đầu tháng 11 năm 1950)...
   
                Với quãng lùi hơn nửa thế kỷ, những trang nhật ký này của Nguyễn Huy Tưởng giờ đây trở thành những tư liệu vô cùng quý giá. Một mặt, nó cung cấp những tư liệu đối chiếu hết sức thú vị giúp bạn đọc hiểu thêm về một tác phẩm đã được viết ra như thế nào, bắt đầu từ những chất liệu gì, những chất liệu đó đã được khai thác, sử dụng, nhào nặn ra sao để biến thành những trang văn giàu sức sáng tạo. Mặt khác, và có thể đây mới là điều hấp dẫn chủ yếu bạn đọc hôm nay, những trang nhật ký đó, với tư cách là những ghi chép riêng tư của tác giả, chứa đựng những trải nghiệm, những suy nghĩ, quan sát dưới dạng nguyên sơ nhất, và do vậy mà cũng cảm động và chân thực nhất.
   
                Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những trang viết về Chiến dịch Biên giới của Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn đã từng gắn bó với quân đội, hay nói như Nguyễn Tuân, “một nhà văn nhiều xúc động về chiến đấu võ trang”. Hy vọng cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc những khám phá mới mẻ về một nhà văn, về một chiến dịch, về một thế hệ cha anh đã phấn đấu hết mình vì cách mạng và kháng chiến...

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:04:01 pm »

KÝ SỰ CAO LẠNG

   In theo bản in lần thứ hai (Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, tháng 11 năm 1954), có sự sửa chữa của tác giả sau những ngày về tiếp quản Thủ đô.


I

                Khi hạ lệnh mở chiến dịch Cao Lạng, Hồ Chủ tịch nói:
               - Trận này chỉ cho thắng không cho thua.
               Và toàn thể quân dân Cao Lạng, từ trên xuống dưới, quyết tâm làm theo lời Bác.
               Lòng căm thù giặc của người dân Cao Lạng, âm ỉ sáu năm nay đã đến lúc phải bùng nổ. Ý chí giải phóng quê hương Đông Bắc của binh đoàn Cao Bắc Lạng đã đến lúc phải thử thách trong lửa lớn. Nỗi giận của người lính miền xuôi trước cảnh làng mạc, cửa nhà bị phá trụi, bố mẹ, vợ con bị đày đọa. chém giết tại các vùng giặc đóng đã đến lúc không thể kìm được nữa. Những biểu ngữ viết bằng than, bằng vôi, bằng đất đỏ, trong các nhà, các lán, dọc đường, đầu chợ, bên suối, trên thân cây, trên phiến đá nghiêng giữa ruộng, trên các tảng đá chi chít chân núi, trên tường thành các hang, các hốc: cả những biểu ngữ kháng chiến kẻ trước tháng 10 năm 1947 trên các tường thị xã Cao Bằng, mà giặc đã quét vôi lên, cũng hiện rõ dần dần trước mặt quân cướp nước đang gấp rút chuẩn bị. Tất cả đều chung một tư tưởng:
               - Chỉ được thắng, không được thua.


*
*   *

           Những người cán bộ huy động dân công, ngày đêm đi vào từng lán một, tun hút trong rừng rậm - có cái cách nhau hàng hai, ba chục cây số - để động viên nhân dân. Cao Bằng, giang Sơn của phụ nữ, của những người mẹ vắng con, của những người vợ góa còn trẻ, chồng bị giặc giết, khăn vuông và thắt lưng trắng, của những người vợ lặng lẽ mong tin chồng đánh giặc ở xa. Cao Bằng đã ba năm kiệt quệ vì giặc phá hoại, ba năm gánh vác những chiến dịch mở liên miên. Cao Bằng bị giặc dồn vào các hang, các hốc. Cao Bằng đã phải ăn ngô, ăn sắn, ăn cháo, lại một lần nữa. Cao Bằng tự vắt mình để dốc hết người và của vào trận đánh mới.

               Mấy chị Mán đỏ, khăn áo sặc sỡ, trán cạo nhẵn, nhể nhại mồ hôi, đang còng lưng đeo sọt đi giữa đám đông. Những chị Nùng áo ngắn, tay rộng. Những chị Thổ tay chẽn, áo dài. Những anh Mán cao lớn để hồng mao. Số đông áo chàm. Khi tản, khi chụm. Khi lố nhố dưới thung lũng, khi thoăn thoắt lên đèo cao. Khi lẩn vào rừng cây chuyển động, khi xóa đi, hòa vào những hàng dài đá xám lởm chởm bên đường, thỉnh thoảng bật lên vài chấm trắng của người đàn bà Mán lài, áo pha màu đất, váy nhiều nếp xùm xòa, ngực hở để lộ các vành xương và đường dẹt của đôi vú. Các chị đi, hành quân dài và lủng củng, ngoằn ngoèo, nối rừng nọ với rừng kia, đèo này với đèo khác, ngày đêm không nghỉ. Không phải là vòng vây thép, dể phá vỡ hơn, mà là vòng vây của muôn hạng người chung một ý chí giết giặc, của người Kinh từ miền xuôi lên, của người Mán từ những đỉnh chon von xuống, của người Ngái, người Thổ, người Nùng từ các bản, các lán, các hang, các hốc đổ ra. Cái trật tự im lìm của núi rừng bị phá vỡ. Người ta có cảm tưởng không phải họ theo núi rừng đi, mà núi rừng theo họ khép chặt lại những thị trấn Cao Bằng, Đông Khê, Na Sầm, Đồng Đảng, mỗi ngày một cô độc. một hoảng loạn. Một người nói:

               - Thằng Tây thật là mù. Chúng mình chuẩn bị như thế này mà chúng nó chẳng biết gì cả.
   
               Không, chúng nó biết. Chúng biết rằng chúng ta đang sửa soạn gấp. Nhưng cái nổ lực cách mạng phi thường của chúng ta thì chúng không sao cân được. Một đêm, đã gần sáng, một chiếc GMC chạy trên con đường Quảng Yên - Trùng Khánh, cách Cao Bằng vài chục cây số. Ôi! Những đêm chuẩn bị của Đông Bắc! Trong cố gắng, nó có một cái gì lớn lao và cũng một cái gì gian khổ. Có tiếng gọi ú ớ như tiếng bóng đè. Xe rít mạnh, chồm chồm rồi đứng lại. Hai bên đường, ẩn hiện những phiến gỗ dài đã xẻ, bản dày bằng hai gang tay, mặt loáng nước. Một ánh đuốc xa xa, chập chờn, khói như tóc xõa trong sương, chiếu vài bóng đen dưới ruộng, nhấp nhô chạy lại. Bốn người nhảy lên đường. Đấy là bốn đồng chí Thổ cởi trần, thân hình gầy gò, gối ngập bùn. Họ bắt đầu chuyển những phiến gỗ lớn và nặng quá sức họ lên ô tô, hò nhau bằng tiếng bản địa, thỉnh thoảng kêu đau ai ái, xuýt xoa, rồi cãi nhau, rồi cười hiền lành, rồi lại khiêng, rồi lại đẩy gỗ. Trong bóng tối, họ đánh vật với hơn năm chục phiến gỗ, tiếng thở kiệt sức mỗi lúc một to, một hổn hển. Gỗ sát vào nhau xè xè, lục cục. Đã có lúc, hai người đứng ở sau xe, không còn đủ sức đẩy nữa, đầu gục vào đầu phiến gỗ, lịm đi một lúc lâu.

               Một anh ở trên xe giục, hơi nói gần tàn.
               - Cố lên!
               Anh ở dưới nói:
               - Mệt lắm rồi!
               - Đã hai hôm cầu phải nghỉ rồi đấy. Mình chỉ hơn thằng Tây có cái cố thôi.
               Anh vừa nói, vừa chùi tay lên mặt một phiến gỗ và lẩm bẩm:
               - Gỗ nó nghiến nát cả tay, ngày mai thì làm thế nào đây.

               Người dưới lại đẩy, người trên lại xếp gỗ. Tiếng gà gáy bắt đầu vang. Sương căng đặc. Xa xa, một đoàn đuốc rồi lại một đoàn đuốc của anh chị em dân công, cái nền rực rỡ làm cho bốn đồng chí Thổ đột nhiên lớn vô cùng. Xa xa, Cao Bằng trong bóng tối. Chắc chắn rằng trong đêm bốn anh dân công chuyển gỗ làm cầu để tiếp tế vận chuyển và bộ đội hành quân, đem cánh tay nhỏ yếu của mình bênh hàng tấn gỗ, thì chúng nó đang ngủ kỹ. Chúng có thể biết chút ít ngày của chúng ta. Nhưng chúng không thể nào biết đêm của chúng ta.


*
*   *

               - Khó thì khó thật, nhưng đã đánh là phải thắng.
               Đó là lời ông Chỉ huy trưởng chiến dịch, hồi ông đi quan sát mặt trận.
               Ông lại nói:
               - Chuẩn bị thực sự đầy đủ là đã thắng được một nửa.
   
               Ông nhấn mạnh vào hai tiếng thực sự. Sự chỉ đạo tối cao nhiều khi phải đi sâu vào những chi tiết chi li, đến chai dầu cho đại bác, cái xẻng cho bộ binh. Càng ngày càng rõ rang rằng chiến tranh là một sự cần lao, một thứ cần lao định sẵn, có trật tự và được nghiên cứu tỉ mỉ, một thứ cần lao mà cái tầm rộng lớn và sự mãnh liệt vượt lên trên những mức từ trước tới nay(1). Vị trí quan sát cách xa thị xã Cao Bằng không đầy cây số. Một quan sát viên lom khom sau một thân cây mà sương mù phân đôi cành lá, báo cáo:
               - Mình không trông rõ nó, nó không trông rõ mình.
               Một cán bộ quân báo chỉ trỏ, nói:
               - Trước mặt mình là thị xã, bên trái thẳng phía đồng chí quan sát viên, sau quả đồi mờ mờ, là đồn ngụy binh cách mình tám trăm thước.
   
               Nhưng phía tay anh trỏ toàn là mù bạc cuồn cuộn dâng từ thung lũng lên trời. Ông chỉ huy trưởng ngồi trên miệng hầm nhìn xuống thị xã ẩn trong hơi đặc. Lắng nghe đồn ngụy binh có tiếng hát. Một cơn gió mát thổi. Mọi người đứng cả lên. Bể mù xô nhau, phía Cao Bằng, những đỉnh đồi nổi lên thành những đường cong bạc. Một người miệng nói tay chỉ:
               - Kìa con sông Bằng.
               Trong mù lả tả, một vệt mờ dài, quanh co, hiện lên. Rồi lại một cơn gió mạnh. Đỉnh đồi núi sau thị xã hiện màu biếc. Ánh nước Sông Bằng đã rõ trong sương mù.
               - Đồn to kia kìa...

               Bốn bề lại trắng xóa. Rồi gió lại thổi. Sương mù xô nhau, rách ra, bíu lấy nhau, bay lên, lộn xuống, cuối cùng tan đi để lộ toàn đồ thị xã dưới chân. Sân bay với chiếc đa-cô-ta, chiếc cầu đen qua sông Bằng, con sông Hiến, đồn to, khu phố, nhà trắng, cây xanh. Đồn ngụy binh đỏ kệch. Con đường số bốn uốn khúc chạy vào dồn to. Đứng dưới hầm, tì ngực vào đất. ông chỉ huy trưởng ngắm Cao Bằng qua chiếc ống nhòm, hỏi tỉ mỉ anh quân báo đứng bên về những khu vực thành phố. cho đến khi thị xã tối dần, đèn điện đã bật, và trời đổ mưa. mới trở về.
               Chung quanh bếp lửa một nhà sàn, anh em vừa hơ quần áo, vừa rang ngô. Ông Chỉ huy trưởng cởi trần, hơ xong chiếc nay ô, cho vào bọc, nói:
               - Ngày hôm nay, trong buy-lơ-tanh của nó, chắc lại nói: Không có gì quan trọng đáng kể chung quanh khu Cao Bằng!


(1). Của Phê-đô-rốp (Tỉnh ủy bí mật).
Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:10:55 pm »

II

                Những hội nghị mở liên tiếp; từ thấp lên cao, để định những kế hoạch chống máy bay, chống quân nhảy dù, đánh vận động, đánh liên tục: để chỉnh lý những tư tưởng sai lầm, để giải quyết những thắc mắc của đội viên và cán bộ. Vấn đề đề bạt, vấn đề tạm cấp ruộng đất, vấn đề sức khỏe, cả những chuyện gia đình, chuyện tình duyên, tác phong quân phiệt của một số cán bộ, chuyện lấy chiến lợi phẩm trong các chiến dịch trước… Tác phong nói thẳng được đề cao. Đi xa, người ta để lại ở nhà những thứ cồng kềnh không cần thiết, thì sắp ra trận người ta cũng trút hết những chướng ngại vật tinh thần... Hội nghị cấp dưỡng. Hội nghị thông tin. Hội nghị giám mã. Hội nghị văn phòng. Hội nghị định những người thay thế cho cán bộ bị thương vong. Hội nghị tân binh. Người ta theo dõi tân binh, săn sóc tân binh. Người ta nêu ra những khó khăn, đặt ra những giả thuyết về những khó khăn để cho đội viên giải quyết. Người ta học nhau trong các cuộc hội nghị, trong các cuộc họp, trong các cuộc hội ý hội báo. Người ta tìm hiểu nhau trong những lúc tâm sự riêng lẻ. Người ta điều chỉnh cán bộ trước sự phát triển nhanh chóng của đơn vị. Hội đồng binh sĩ bầu lại chủ tịch. Và giữa lúc dồn dập ấy, nhiều đơn vị mới đẻ ra, nhiều binh chủng mới thành lập.

                Pháo binh đang thảo luận sôi nổi về bốn điều yêu cầu của bộ chỉ huy chiến dịch. Trong đơn vị, đang có phong trào vận động lập chiến công. Những tiếng tiểu công, trung công, đại công, đặc công, anh hùng Cao Lạng, líu tíu chỗ nào cũng nghe thấy nói. Một đội viên đang húi đầu cho một đồng ngũ nửa đầu trắng hếu. Anh nói:
   
                - Đây là điểm thi đua của tôi. Tôi húi trọc cho anh em, để khi anh em bị thương khỏi vướng víu.
                Một đội viên khác nói có vẻ tự hào, với một anh ở công trường đến chữa súng.
                - Anh đến lần này thì khác hẳn hồi anh đi Tây Bắc. Không phải chỉ một khẩu thôi, mà nhiều lắm anh ạ! Mà không phải chỉ có chúng tôi thôi. Bây giờ nhà pháo đông lắm. Voi có, cỏ có, tha hồ cho Tây xơi kẹo.
                Một anh chỉnh ngay:
                - Sắp chủ quan đấy nhớ!
                Anh khác khoe:
                - Ấy là chưa kể đến bộ binh pháo đấy. SKZ bắn khỏe như voi. Lại thêm moóc-chi-ê, ba-dô-ca rót vào đồn địch. Bắn lại xuya nữa chứ...
                Anh chính trị viên ngắt lời:
                - Này các đồng chí. Khéo mà lại rơi vào tư tưởng ỷ lại kỹ thuật, ỷ lại võ khí đấy. Võ khí thì cố nhiên là phải có, phải có nhiều, thì mới đánh được giặc, nhưng đối với chúng ta, là quân nhân cách mạng thì cái gì quan trọng nhất?
                Mọi người cúi đầu nghĩ ngợi. Trong hang. Hàm ngồi trên một càng súng, đang ngắm qua máy ngắm, lẩm bẩm nói, như nói một mình cái giọng lè nhè mà anh em thường hay chế giểu:
                - Tinh thần chứ gì mà không nhớ.
                Hàm vào pháo binh từ ngày toàn quốc kháng chiến, vừa gan da, vừa nhiều thành tích: Anh khiêng voi trong hầu hết cuộc hành quân và dự gần hết những trận của pháo binh. Nhưng vì văn hóa kém, người chậm chạp, ăn nói lè nhè, nên anh vẫn chỉ là đội viên. Vừa rồi, anh mới được đề cử tiểu đội phó, trong trường hợp cán bộ tiểu đội bị thương vong.

                Tiểu đội súng đang xúm xít chung quanh một khẩu súng đặt trong hang, dầu máy loang mặt đá. Thành hang, một hàng dài ba thồ. Trong ngách hang sâu hơn, lại một khẩu sơn pháo phủ dưới bạt, nòng chĩa ra cửa hang, có bao da chắn bụi. Ngoài hang, đàn lừa, tám con, con hung, con đỏ, con đen nhánh, con màu hồng nhạt, những vết thương ở lưng, ở cổ đã lên lông trắng. Chúng vừa ăn ngô, vừa cắn nhau, thở hít ầm ầm. Mấy anh giữ lừa, khoanh tay ngồi xổm trên thành hang, ngắm đàn lừa do các anh vỗ đã khá béo. Nho, một đội viên đã đánh trận Phủ Thông, Đèo Khách, Phố Lu, gắt:
                - Cái con “trục" là hỗn lắm cơ đấy. Nhóc con chỉ khỏe cắn bậy, ốm đòn bây giờ.
                Nói thế, nhưng chẳng anh nào đánh nó. Nho kể khi người chủ cũ giao đàn lừa này cho đơn vị, người ấy khóc và nói:
                - Nó là chiến sĩ không biết nói. Các anh nên coi nó như người, nuôi nấng nó, đừng đánh đập nó. Nó sẽ giúp các anh nhiều.
                Anh vẫn nhớ đinh ninh những lời tha thiết ấy. Anh lo ăn cho nó. lo tắm cho nó. Sau mỗi cuộc hành quân, nó sút đi nhiều, anh cố vỗ cho nó chóng lại sức. Anh theo dõi hàng giờ những vết thương trên lưng con vật. Trước vết thương sâu hoắm, miệng to như cái phễu, sau nhỏ dần, nhỏ dần, lên da non và sau cùng - niềm vui sướng của anh - vết thương lành hẳn. Những tơ trắng mọc lên, loang lổ người nó, nhưng cũng bóng và cũng rung rung luôn trên thân lừa.

                Lúc mới đầu, anh cũng ngại. Trước kia, khiêng đại bác, dọc đường có khó nhọc hơn thật, nhưng tới địa điểm, xếp các bộ phận đại bác xong là anh được lăn ra ngủ. Có lừa lại phải tìm chuồng cho nó, đặt máng, cho ăn, lích kích lắm. Dần dần anh thấy có lừa vẫn nhẹ thân hơn nhiều, lợi thì giờ, lợi sức khỏe. Từ đó, đàn lừa đã đem lại niềm vui cho anh pháo thủ, đã thành một bộ phận khăng khít trong cuộc đời chiến đấu của anh. Có những đêm, Nho mải cho lừa ăn trong bóng tối - vì đèn phải giấu đi sợ lừa quen ánh sáng, không chịu đi đêm - anh ngồi nhìn nó. Khi nó cắn nhau, khi nó bắt rận cho nhau. Nghe nó ăn sột soạt, đều đều, lắm khi anh ngủ gà ngủ vịt rồi lại choàng thức vì nó tranh nhau ăn lục đục. Không có đồng hồ, và cũng vì mải vui, nhiều đêm, Nho thức suốt sáng, quên không đánh thức bạn dậy thay phiên. Anh yêu nhất con "ống xiết" vì nó đã già, lại chột một mắt. Sức nó kém, nhưng nó chịu khó, do đấy Nho càng thương nó, chăm nom nó...

                Có một cái gì vui vầy trong cảnh nhộn nhịp của hang này. Tiếng quát tháo. Tiếng lừa tranh nhau ăn. Tiếng nhai rào rào như mưa. Tiếng guốc lừa gõ xuống đá rin rít. Trong khi ấy, mấy đội viên trong tiểu đội súng, đang lặng lẽ nghiên cứu sử dụng máy ngắm. Chiếc máy ngắm đen nhánh, kính sang loáng với những phân độ tinh vi, tương phản với những bàn tay thô kệch vốn chỉ quen với cái cày, cái cuốc.
                Hàm nói:
                - Lấy ni-vô đi.
                - Vặn nòng lên một tí, xuống một tí - Anh trung đội trưởng truyền.
                Nước đỏ trong ống ni-vô chao đưa, lặng lẽ, giữa tiếng lục cục của chiếc ma-ni-ven, rồi đọng ở giữa ống thành một hình bầu dục đứng im. Họ xoay máy ngắm, chọn tầm, chọn hướng. Hai chiếc máy bay khu trục lượn xa xa. Một người chửi nó xong, quay vào công việc:
                - Lôi thôi lắm. Tôi tính cứ cái lối ngắm qua nòng của ta là ăn tiền. Đánh xong trận này đã rồi học sau.
                Hàm lè nhè:
                - Nói như anh thì suốt đời chịu dốt.
                - Xin lỗi anh nhé!
                Anh trung đội trưởng vừa vặn cái vòng máy ngắm kêu đánh tách một cái, vừa chỉnh cái tư tưởng sai của người đội viên sốt ruột.
                - Máy ngắm vẫn chính xác hơn chứ. Lại có lúc cậu khóc vì thiếu nó cho biết thân.
                Anh đội viên kia cười thẹn thò, tì tay lên đuôi nòng súng, ngắm nghía cái ni-vô đồng sáng ánh dầu.
                Anh trung đội trưởng đi rồi, anh đội viên nói:
                - Cái máy ngắm này nói thực tình thì cũng cũ rồi
                Hàm lè nhè nói như muốn khóc:
                - Cũ người mới ta. Thôi thì hẳng được thế này. - Vừa nói Hàm vừa đặt cái máy vào hộp của nó.
                - Hàm độ này tiến bộ gớm. Ý kiến rất dồi dào. Voi đến lúc phát có khác. Nhưng hôm nọ, cậu là phó chủ tịch hội đồng binh sĩ mà báo cáo như đánh vần cho riêng cậu thì vẫn chưa thật tiến bộ. Ai lại để cho hội nghị phải hò anh thư ký ra đọc thay. Mất cả tư thế.
                Một người khác nói:
                - Lần này quân tướng đổ rầm rầm, cậu có cơ lên tiểu đội phó, cũng phải bỏ cái giọng lè nhè đi thì nói anh em người ta mới nghe.
                Hàm trả lời:
                - Lúc nào cũng nói quân tướng đổ rầm rầm! Đánh thì đánh chứ làm gì phải nói thế.
                Anh vẫn lè nhè, nói như nói với mình. Lời nói lờ mờ. không góc cạnh, không sinh khí, như nét mặt xám xịt và đôi mắt lờ mờ, không động của anh.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:15:27 pm »

               Tết rất to là rằm tháng bảy của đồng bào miền núi đã qua. Lúa đã có dòng dòng, nhiều nơi bông lúa đã trĩu nặng. Vẫn chưa có lệnh hành quân.
                  Rồi cό tin Đại tướng Tổng tư lệnh lên thăm mặt trận, có xuống một vài đơn vị nói chuyện. Rồi khắp nơi xôn xao, thì thào: Hồ Chủ tịch cũng lên thăm mặt trận. Câu chuyện trao đi, đổi lại: Bác đi từ dưới ấy lên có tám ngày cả thảy. Bác đi bộ. Bác đi đất, lúc nào gặp chỗ có đá nhọn mới xỏ dép, đến chỗ dễ đi lại cho dép vào ba lô... Bác đem cả chiếu... Bác cũng đeo gạo như bọn mình thôi...
                  Anh chính trị viên lè lưỡi:
                  - Con cháu chịu hết.
                  - Anh là tay cần kiệm liêm chính mà còn nói thế nữa là bọn mình, - lời anh đại đội trưởng.
                  - Chết thật. Bác lò dò lên tận đây! Sợ quá, sợ quá!
                  - Đánh càng chắc tay. Hì hì. Đánh chết thôi!
                  Đại đội trưởng xoa tay vui vẻ, ngồi xuống bàn, lấy trong , một cái hộp ra những cái ngòi nổ chậm, nổ nhanh của đạn đại bác. Anh chúc một cái ngòi xuống bàn, huýt một tiếng sáo gọn:
                  - Hấp! Nổ trúng đồn thế này!
                  Anh đập tay xuống bàn, lại huýt một tiếng sáo gọn.
                  - Lần này bắn phải xuya! Hì hì.
                  Cả văn phòng cười rộ vì cử chỉ của anh.
                  Rồi ngày giờ lại qua. Bộ đội vẫn chuẩn bị. Bộ đội đã bắt đầu sốt ruột. Những bao gạo xếp đống, chật ních hang đã vơi dần, rồi lại xếp đống.
                  - Hoan nghênh Cục Cung cấp. Lần này thật lắm cái ưu điểm.
                  - Trang bị thế này, cung cấp thế này, chả lẽ lại không đánh!
                  - Cụ lên là thế nào cũng đánh!
                  Giặc tăng cường Cao Bằng. Giặc tăng cường Thất Khê, Ta-bo lên nhiều lắm. Rồi tin giặc Pháp đánh lên Phú Thọ cũng đến tai mọi người. Một đội viên “ra cái điều” quân sự nói:
                  - Đánh thắng trận này thì rồi lõ cũng đến rút nhiều nơi.
                  Một anh khác:
                  - Chiếm đất không thành vấn đề.
                  - Mình gửi áo rét ở nhà mẹ nuôi Ấm Thượng, rét năm nay không có áo thì đến chết co!
                  - Lúc này mà đánh thì thật hợp thời cơ.
                  - Nhất mạn cơ mà.
                  - Hàm không sốt ruột à? Giá vợ con không chết bom thì bây giờ cũng rầy rà đấy nhỉ?
                  - Thì cũng đến lo chứ làm gì?
                  - Đánh bây giờ thì nó rút ngay. Hàm lè nhè nói một mình, và tiếp tục lắc cái bánh xe hơi rão của đại bác mà người thợ công trường vừa chữa xong.
                  - Bộ chỉ huy chiến dịch dễ không biết lo như mình đấy.
                  - Rồi các cậu cứ nghiệm xem. Lại đợi đến mưa liên miên rồi mới hành quân cho mà xem. Lính Việt Nam chúa thần là xuất quân ngày mưa.
                  Rồi trung đoàn... tập phối hợp bộ pháo. Trung đoàn... đến. trang bị đầy đủ. Rồi đã loáng thoáng người lính của d 3. Trùng Khánh. Quảng Uyên rầm rập người và lừa ngựa. Ô tô nối đuôi nhau chạy đêm này sang đêm khác, có đoàn táo bạo, tinh mơ còn đuổi nhau trong sương. Những vụ oanh tạc của giặc ráo riết.

                  Bỗng một buổi chiều, đại đội trưởng hấp tấp đi trước, chỉ mang theo chiếc địa bàn quân sự, lưng cuốn màn chăn như chiếc khố bao. Anh đã xuống hết cầu thang, lại trèo lên, mắt sâu thẳm sau kính trắng, thẹn thò nói:
                  - Tối hôm nay, tôi không được họp chi bộ. Vậy tôi đề nghị các đồng chí ở nhà thẳng tay phê bình tôi để cho tôi biết những khuyết điểm của tôi mà sửa chữa.
                  Thư của Bác Hồ gửi tới.

                
Hỡi chiến sĩ yêu quý
                  Vệ quốc đoàn,
                  Bộ đội địa phương,
                  Dân quân du kích,
                  Chúng ta quyết đánh thắng trận này.
                  Để thăng trận này, các chiến sĩ ở mặt trận phải kiên quyết dũng cảm một trăm phần trăm.
                  Ai có công to Chính phủ sẽ thưởng.
                  Hỡi các chiến sĩ yêu quý,
                  Bộ đội này thi đua với bộ đội khác, địa phương này thi đua với địa phương khác.
                  Cuộc thi đua "giết giặc lập công” và chiến dịch nhất định sẽ thắng lợi.
                  Toàn thể các chiến sĩ tiến lên!
                  Thắng lợi đang chờ các chú.
                  Tôi đang chờ để khen thưởng các chú.
                  Chào thân đi và quyết thắng
                  
HỒ CHÍ MINH



         Anh chính trị viên tập hợp bộ đội trước hang:
                  - Thế nào, các đồng chí đã đọc thư Bác chưa?
                  - Đọc rồi.
                  - Có thích không?
                  - Thích.
                  - Có yêu Bác không?
                  - Chúng tôi yêu cầu hát bài Hồ Chí Minh muôn năm.
                  - Đuốc gươm thiêng, hai ba...
                  - Thế thì bây giờ làm gì?
                  - Bây giờ thì đánh!
                  - Đánh thì phải làm gì?
                  - Phải hăng!
                  - Và phải nhớ lời Bác. Bác đang chờ để khen thưởng chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết dũng cảm một trăm phần trăm để cố lĩnh thưởng của Bác phải không?
                  - Hoan hô! Đánh xong có được gặp Bác không?
                  - Đồng chí nhất định lĩnh thưởng phải không?
                  - Không, nhưng để nghe xem Bác gọi bộ đội là chú thế nào?
                  - Đánh xong giặc hẳng hay. Bây giờ thì ta hẵng biết là đi đánh giặc. Đấy là việc trước mắt phải không? Các đồng chí đợi mãi ngày lên đường giết giặc. Ngày ấy đã đến. Các đồng chí có vui không?
                  - Vui lắm. Đánh dâu ạ?
                  Ấy, đồng chí nào hỏi thế? Sai nguyên tắc bí mật rồi. Mình cứ biết là đi. Đánh đâu mình cũng đánh. Có phải không nào? Bây giờ tôi hỏi nhớ. Các đồng chí có vui không?
                  - Vui lắm!
                  - Các đồng chí có sợ tàu bay, quân nhảy dù, quân tiếp viện không?
                  - Không!
                  - Các đồng chí có còn thắc mắc điều gì không?
                  - Không!
                  - Các đồng chí có quyết tâm giết giặc không?
                  - Quyết tâm!
                  - Các đồng chí có hứa quyết tâm thực hiện bốn điều yêu cầu của chiến dịch không?
                  - Xin hứa!
                  - Vậy tôi chúc các đồng chí thành công. Chúng ta nên nhớ luôn luôn rằng chiến dịch này Bác Hồ đi sát chúng ta đấy. Chúng ta quyết đánh một trận căn bản. Giải phóng quân có chiến dịch Hoài Hải, chúng ta nhất định có chiến thắng Cao Lạng.
Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:18:11 pm »

                Bộ đội viết những lời quyết tâm giết giặc.
                Bộ đội bắt đầu vào cuộc hành trình lớn.
                Trưa, Trùng Khánh bị ném bom nặng. Chiều, bộ đội lên đường. Một người đàn bà, quần áo lấm như vùi, một tay ằm đứa con, nói với bộ đội.
                - Các anh giết chúng nó đi cho tôi!

                Bộ đội lặng lẽ đi, trong bóng chiều, loang lổ một vài ánh hoàng hôn. Khói và bụi bám vào những cành bị đốt và những lá bị thiêu co quắp, rũ rượi. Cảnh vật càng mờ mờ. Trên mấy nhà sàn buồn tênh, ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui các đồng chí đóng tại nhà mình. Các em bé giơ ngón tay nhỏ xíu chỉ trỏ. Giữa tiếng sắt của vó lừa ngựa, tiếng súng lách cách, bộ đội tiến quân, không nói nửa lời. Trời tối hẳn. Hai bên đường, hết lớp này đến lớp nọ, đoàn dân công đi phục vụ, dừng lại nép sau những gậy cao tua tủa, sừng sững như những cột dây thép trông xa xít lại.

                Hôm sau, pháo binh hồi hộp chờ dân công. Không biết có phụ nữ không? Các chị đến đây có nhiều chị đẹp như nhiều chị đi với các đơn vị gặp dọc đường không? Các anh dân công có khỏe không? Người nói, có các chị thì tươi thêm. Người nói họ nhà voi chỉ cần người khỏe.
                - Pháo binh căn bản là ăn no vác nặng.
                Bỗng họ reo lên. Dân công đã đến. Toàn là anh em Thổ, tuổi trên dưới bốn mươi. Dăm chị phụ nữ thẹn thò. Một anh nói:
                - Các chị, các anh đi với pháo binh thì vất vả lắm đấy lố.
                Các anh không nói gì. Các chị mỉm cười. Một chị cười rũ.
                - Các chị cười gì chúng tôi thế?
                - Không biết tiếng Kinh đâu. - Chị úp mặt vào lưng bạn mà cười.
   
                Bộ đội và dân công vui vẻ lên đường. Dần dần, hai bên hiểu nhau. Chị Thiếp đã hoãn ngày cưới để đi dân công. Chồng chưa cưới của chị cũng đi dân công, không biết ở đơn vị nào. Đồng chí Thào, người cao lớn nhất trong đám dân công trạc ngoài năm mươi tuổi, có một người con cũng đi bộ đội, không biết ở đơn vị nào. Anh Hàm ăn nói lè nhè. Anh Ngưu hay ngắt. Anh Ngộ hay pha trò...
                - Chị Thiếp ơi!
                - Không phải tên đâu.
                - Chị vừa nói vừa cười rũ, hóm hỉnh.
                - Anh ấy đâu?
                - Không biết tiếng Kinh đâu?
                - Không biết tiếng Kinh là không yêu nước.
                - Không biết tiếng Thổ là không yêu nước.
   
                Con đường ra tiền tuyến nắng gắt. Dân công tấp nập sửa đường. Lại các chị Thổ, chị Nùng, chị Mán, chị Mèo. Họ đập đá. Đá bốc lên mùi thum thủm. Một vài em gánh đá. Mấy người đàn ông có tuổi, cuốc đất xuống đường. Dăm ba phụ nữ nằm ngủ vệ đường, khăn tay đắp mặt. Một tốp phụ nữ, nón nhọn, ở tiền tuyến về thảnh thơi với chiếc đòn không. Bộ đội qua một cầu tre đồ sộ do công binh mới bắc ngang sông. Lừa, ngựa đều đi qua được.
   
                Sáng 14-9: Cuộc hành quân khổng lồ tới vị trí bàn đạp. Con đường độc đạo ứ người. Bộ binh, công binh, pháo binh, cấp dưỡng, thông tin, quân báo, cần vụ, liên lạc, chính trị, cán bộ, phái viên, tuôn vào cuộc đi lớn. Bộ đội, dân công đi, rừng núi cũng đi.
   
                Pháo binh nhường bước cho bộ binh tiến. Bộ binh đọng Sau, tiến lên vun vút, hùng hục.
                - Đi nhanh lên, anh hùng Cao Lạng.
                - Lắm lừa quá. Sao có con lừa cao thế. Đẹp thật!
                - Khốn khổ, con này chột một mắt phải không anh? Thế thì sắp về vườn rồi còn gì?
                Nho đáp:
                - Nó còn khỏe chán. Còn theo được các anh.
                Nho vừa nói, vừa nhìn con "ống xiết". Lời nói của anh bộ binh vừa qua làm cho anh càng thương nó. Nó bứt lá cây nhai sột soạt.
   
                Bộ binh chạy. Người vắt trên vai bao gạo kẹp trong hai mẹp tre như bó lợn, cái ca bên hông kêu coong coong. Người vác hai súng chập một, dây thừng quàng vai đeo một hồ lô, nước óc ách, thắt lưng mang một chùm lựu đạn. Người gánh sáu ba lô da, một tay ve vẩy chiếc đồng hồ báo thức. Dân công áo chàm mới, nón vành to sau lưng. Anh dắt con chó đen ức trắng. Anh gánh hai bồ lớn cắm cành cây như chậu cảnh. Những chị dân công lớn nhỏ, cúi đầu bên chân núi, yểu điệu trong cành lá ngụy trang. Đám người đi cuồn cuộn. Thỉnh thoảng ánh lên chiếc túi thêu xanh đỏ của chị phụ nữ Thổ. Líu ríu tiếng những người Mán để hồng mao, áo rách như khăn tua. Có lúc đi giữa hai bó tre đồ sộ của dân công, giữa treo cái nón sơn vàng nhạt, to vành, uyển nhiên như đi giữa cửa khải hoàn. Một tiếng huýt sáo bài Tiến về Hà Nội. Nồi cấp dưỡng thỉnh thoảng điểm như tiếng chuông chùa. Qua "cửa khải hoàn", một dãy lán lợp lá chuối lụp xụp, trước mặt là một dãy bếp nguội tanh, rải rác vỏ bí đỏ, đu đủ. Mấy chị dân công trong lán nhìn ra, cổ tay đeo vòng trắng.
                - Gia đình quân dân thật!
                - Quân dân tiền tuyến.
                - Đi đi, vát, vát.
                Một biểu ngữ vắt qua đường, chữ trắng nền xanh: Quyết giật giải của Hồ Chủ tịch và huy hiệu anh hùng Cao Lạng. Một người vừa chạy, vừa ngước mắt lên đọc. Một người chạy sau
                - Hoan hô!
                - Truyền xuống chạy nhanh lên.
                - Câm không truyền à?
                - Truyền xuống chạy chóng lên.
                Gậy lọc cọc. Xẻng xè xè. Lá rào rào.
                - Bắt đầu hỏa lực mở máy nào.
                - Gớm, thuốc lá con cú không chê được.
                - Anh dũng ngoan cường, chạy đi.
                Một người cố đọc:
                - Quyết giật giải của Hồ Chủ tịch. - Rồi lại chạy, chân bùn nhem nhép, những quả lựu đạn giắt trong những giỏ con đan bằng tre xinh xinh sau đít.
                - Bắt đầu choảng rồi đây. Rất là một sự xa.
                - Quyết giật giải của Hồ Chủ tịch.
                - Anh hùng Cao Lạng.
                - Có phụ nữ dâng hoa không, các cậu?
                - Dân chủ không nhiễu sự!
                - Dưới nhá, dưới nhá. Dồn lên, dồn lên! Cách xa lắm rồi. Một người đi qua biểu ngữ, rẩu mồm định đọc, nghe tiếng truyền lại chạy. Tiếng núi truyền vang lên, âm và nghiêm. Tiếng huýt sáo ương ca. Một đội viên lủng củng gánh một hòm đạn, một đế moóc-chi-ê. Cuốc xẻng, súng trên vai. Lưng lủng củng hơn. Hộp máy ảnh, lựu đạn, xà cột, lưới ngụy trang thây lẩy chuôi dao, ống tre nước chạm vào lựu đạn lách cách.
                - Lần này vớ anh hùng Cao Lạng thì bỏ mẹ.
                - Anh hùng Cao Lạng, hú ù!
                - Yêng hùng Cao Lạng a!
                - Khẩu hiệu dài quá. Căng ngay vào chỗ lên dốc mờ cả mắt.
                - Phê bình ngay! 

                Rồi lại những người lệch vai vác hòm đạn. Rồi lại các chị Thổ khiêng hòm đạn nặng. Rồi lại các anh Mán, cổ đeo vòng bạc, mồ hôi như bôi dầu. Người vừa đi vừa hát. Người vừa gánh vừa ho. Những quả bí xỏ đầu treo lủng lẳng đòn gánh. Một cán bộ dáng mệt mỏi, đi thất thểu, chăn và bao gạo đeo chéo vai. Anh se sẽ đan bàn tay: Bàn tay còng queo còn một ngón. Anh đã dự những trận nào?
Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:20:24 pm »

                 Một tốp phụ nữ đi ngược lại. Một cán bộ dân công đi trước. Anh nói:
                 - Xin giới thiệu với các anh, trong số các chị đây, có chị Dậu. Chị Dậu đã dự trận Đông Khê lần trước. Chị đã xung phong vào chỗ đánh nhau, cõng các anh thương binh về.
                 - Hoan hô chị Dậu, chị Dậu đâu?
                 - Lần này chị vẫn đeo cái thắt lưng chị đã dùng để buộc anh thương binh mà chị cõng về.
                 - Ưu điểm. Ưu điểm. Hoan hô, hoan hô đi. Cảm động quá, chị Dậu đâu?
                 - Chị mặc quần áo mới nhất ấy?
                 Các chị chúi cả vào bụi rệ đường, cười ngặt nghẽo.
                 - Hoan hô! Vỗ tay đi!
                 - Em không biết đâu. - Một chị vụt chạy, má đỏ ửng.
                 - Ưu điểm. Ưu điểm. Hoan hô nữ chiến sĩ dân công. Vỗ tay di
                 Tiếng vỗ tay râm ran, lộp bộp, lẹt đẹt, lẻ tẻ ở mãi sau lưng.
                 - Thằng Tây thì phải chết chứ sống thế nào được?
                 - Thế này thì như ném đá xuống ao còn gì là lõ!
                 - Đánh xong trận này thì là về Hà Nội.
                 - Chả cần. Con cua ta cứ vặt hết chân càng đi thì hết chạy!
                 - Lại chủ quan rồi!
                 - Truyền xuống, nhanh lên!
                 - Truyền xuống, nhanh lên!

                 Khẩu hiệu: Giữ vững kỷ luật chiến trường, treo trên mái một lều lợp chuối. Chữ đỏ kẻ trên giấy bản. Một đội viên đi một mình vấp vào đá kêu úi dùi dụi se sẽ, rồi lại nhăn mặt đi, lẩm bẩm:
                 - Giữ vững kỷ luật chiến trường.
   
                 Một tốp chạy sau, thở hồng hộc, vác súng Mỹ, túi sơ mi sặc sỡ những bông xanh đỏ của áo bút máy, con chó đen nhởn nhơ chạy theo, cổ quàng một dây vải trắng.
                 - Chạy bở hơi tai.
                 - Kìa sao không liên tục đi? Lệnh của đại đội trưởng.
                 - Giữ vững kỷ luật chiến trường.
                 - Trung đội bốn có quyết tâm giữ vững kỷ luật chiến trường không?
                 - Trung đội bốn quyết giữ!

                 Chiều tà, pháo binh tới bản Viện, cách địch sáu cây số. Người chạy qua suối, với gậy gạc, nhảy như cào cào, trước một cái khung đại bác nghểu nghện. Một phụ nữ bứt lá về. Chị Thiếp đã khuân một cành cây lớn. Việc làm lán bắt đầu. Bếp đã dựng trên bãi, khói tỏa như chiều ba mươi. Đồng chí Thào cao lênh khênh, cái đầu hói bóng, đi lĩnh gạo về cho dân công. Ngựa hí vang lừng. Mùi thịt thơm bay lên. Con lừa "ống xiết" đứng bên bờ suối, quay lại như nói chuyện với Nho.

                 Trời đã tối. Trong hang, suối lượn trước mặt, một đơn vị đến trước đóng. Hai đội viên ốm ngồi nấu cháo. Trên những phiến đá to, dân công ngồi quanh bếp lửa. Giữa hang, bên những giá để hòm đạn, trên một phiến đá phẳng, mấy phụ nữ nằm ngủ như Hằng Nga trong rừng. Một ngôi sao sáng qua khe lá lọt vào miệng hang. Mọi người trầm ngâm chờ đợi. Trong một ngách hang, hai người Mán có tuổi, râu lưa thưa, nằm song song giữa chiếc bàn đèn thuốc phiện sơ sài đặt trên đám lá. Mấy đội viên đi qua.
                 - Các đồng chí vất vả quá nhỉ.
                 - Nghiện thuốc phiện khổ lắm lố. Có tội với Chính phủ lắm lố. Cái Chính phủ nó bảo không được hút mà.
                 - Không chừa được à?
                 - Chừa mãi không được lố. Tại đế quốc cả đấy.
                 - Nghiện thế mà các đồng chí đi được thì thật là giỏi.
                 - Không đi thì con cháu nó không đi.
                 - Sao thế?
                 - Nó sợ xuống núi thì thối chân, cái cóc, cái nhái nó kêu không ngủ được. Phải ủng hộ Cái Chính phủ mới đánh Tây được lố.
                 - Đồng chí ở có cao không?
                 - Cao lắm. Ngày xưa không có ai xuống đi phu cho thằng Tây mà. Nhưng bây giờ thì phải đi. Ở nhà không tốt.
                 - Đánh xong cái thằng Tây thì lại về mà.
                 - Phải rồi, đồng chí ạ.
                 Nói xong, người ấy ngồi dậy nạo thuốc. Người bạn nghiện nằm lim dim ngủ.
   
                 Anh chính trị viên đại đội pháo binh khai hội với các cán bộ. Những cái đầu túm tụm. Anh nói:
                 - Lần đầu tiên trong lịch sử kháng chiến Việt Nam, chúng ta đánh ban ngày. Đấy là một vinh dự lớn. Chúng ta phải xứng đáng. 6 giờ 16 phút ngày 16, chúng ta khai hỏa đánh Đông Khê. Thời gian chúng ta còn trước mặt để chuẩn bị cho thật đầy đủ là ba mươi sáu tiếng. Các đồng chí, giờ này, có thể phổ biến cho anh em là đánh Đông Khê. Nhưng đừng nói vung. Các đồng chí nhớ chúng ta ở sát vị trí địch có sáu cây số. Chú ý ngày mai. Không được để một dấu vết gì có thể để máy bay biết chúng ta ở đây. Triệt để ngụy trang. Ra trận, mỗi người chỉ đem một bộ quần áo, một chăn. Nguyên tắc là thật nhẹ. Đối với những dân công ra vị trí, phải gượng nhẹ, nâng đỡ. Việc nặng mình phải làm lấy. Người ta chưa quen, vả lại dân công có phải là trâu kéo cày cho mình đâu? Lừa ngựa và cấp dưỡng ở đây, cho đến khi thắng trận sẽ có lệnh mới.
                 Suốt đêm lục đục. Gần sáng, có lệnh cử người đi Bố Bạch ngay. Không ai biết đường. Bộ đội mệt, ai cũng ngần ngại.
                 Các đồng chí vẫn nói phải có tinh thần anh dũng ngoan cường. Đây là lúc tỏ tinh thần ấy. Đây cũng là một điểm thi dua, một dịp lập công.
                 Đồng chí Thào không ngủ được, ngồi nhỏm dậy.
                 - Tôi biết đường đi Bố Bạch. Tôi dẫn đường.
                 - Thế thì ông Thào cùng đi với đồng chí Hàm.
                 Trong bóng đêm, hai người đi vội vã. Bộ phận công sự cũng đi nhận vị trí. Mắt húp lên, người cán bộ bắt tay từng người, nói se sẽ:
                 - Chúc các đồng chí cố gắng. Nhớ rằng trận này phải thắng đấy nhé.
                 - Vâng. Phải thắng.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:23:09 pm »


III

                 Ôi! Cái đêm ra tiền tuyến! Không đèn, không đuốc, không trăng, không sao. Đường mòn không trông rõ, hoặc không có. Hành quân chậm, ngắc luôn. Nghỉ để chờ cho bộ đội bạn đi đằng trước vượt được qua chỗ khó. Nghỉ để tìm đường. Nghỉ vì gẩy đòn khiêng. Nghỉ để đợi một bộ phận ì ạch đằng sau. Nghỉ để đợi liên lạc. Đi từ bốn giờ chiều, mà mười hai giờ đêm rồi còn cách xa vị trí hơn hai cây số. Cán bộ sốt ruột:
                 - Kinh nghiệm lần sau phải để cho pháo binh đi trước bộ binh! Mười hai giờ, theo lệnh của ban chỉ huy trận địa, mọi nơi phải bố trí xong xuôi rồi, mà mình còn ở đây!
                 Cán bộ giục đội viên tiến nhanh. Bộ đội vẫn cách nhau xa. Lâu lâu, có tiếng thở hồng hộc to dần tiến lại.
                 - Các đồng chí có biết ngày mai là ngày gì không?
                 - Có.
                 Tiếng ừng ực uống nước rất lâu, tưởng như không bao giờ uống xong. Tiếng vặn mình răng rắc. Hai du kích ở vị trí về. Hỏi. Đáp se sẽ; Chiều hôm nay nó bắn moóc-chi-ê. Bộ đội đến đông đủ cả rồi.
                 - Ra đấy còn xa không?
                 - Còn xa
                 - Có khó đi không?
                 - Nhiều dốc lắm.
   
                 Rừng lại tuôn ra những bóng lom khom, bì bõm trong ruộng bùn, quờ quờ quạng quạng với tiếng thở hồng hộc, tiếng kêu ai ái se sẽ, tiếng gọi trở vai, rồi thốt nhiên im lặng. Chiếc nòng chao đưa, một bóng rụi xuống, loạng choạng, xuýt xoa, dừng lại. Vai đè nặng quá. Chân không sao rút khỏi bùn, im lặng. Một tiếng nấc của bùn. Chiếc nòng lảo đảo. Người khiêng lảo đảo.
                 - Cố lên, gần sáng rồi. - Tiếng Hàm dịu dịt nói với đồng chí Thào.
                 - Nát cả hai vai rồi.
                 - Mai y tá băng cho. Một tí nữa thôi.
   
                 Anh liên lạc đi trước từ sẩm tối để ra nhận vị trí, trở về đón đơn vị. Khi anh đi, trời đã tối mịt. Đường lối quanh co: Đèo đá, lối mòn trong rừng, đường ruộng lầy dọc ngang, khi vượt suối, khi theo dòng suối, đồi này rồi lại đồi khác, không phân biệt cái nào vào cái nào. Vị trí là một chấm nhỏ, li ti trong cái cảnh hỗn mang lừa dối ấy.
                 - Địch có biết rõ không?
                 - Có lẽ không. Chiều hôm nay nghe nói có vài tiếng moócchi-ê nổ vu vơ.
                 - Thôi được. Đồng chí nhớ đường chứ?
                 - Nhớ ạ.
   
                 Tiếng thở hồng hộc và tiếng lọc cọc, lạch cạch lại theo anh đi. Trời càng tối, rừng càng rậm. Anh liên lạc đi trước, lom khom, sờ soạng, mò mẫm, chỏm mũ đính một miếng gỗ mục lờ mờ sáng xanh. Trong tối đen, vệt lờ mờ sáng ấy len lỏi, khi xuống, khi lên, khi thành hình gập ngắn, dài, khi thành hình tròn, khi ngoặt đi không thấy nữa, khi hiện lên, khi thốt nhiên lẫn vào muôn vạn vật lờ mờ sáng của một khu rừng lấp lánh, mơ hồ như đêm trăng. Những bóng đen ngẩn ngơ. Tiếng nói thì thầm:
                 - Đây kia mà. Vệt sáng nhấp nhô.
                 - Chỗ này rậm lắm. Cẩn thận, chỗ này nhiều cây đổ, khó đi lắm. Xuống dốc này thì lên một cái dốc cỏ gianh, dựng ngược, trơn lắm.
                 - Còn nhiều dốc không?
                 - Còn hai cái nữa. Nhưng chỉ có cái này là vất vả.
                 Một dây leo quật anh xuống dốc. Vệt sáng quay tròn, biến mất. Xuýt xoa. Sờ lần. Vệt sáng đứng dậy, quay lại:    
                 - Dể không phải...    
                 - Thôi chết. Ba giờ rồi!

                 Anh loay hoay, quờ vào hết cây này đến cây khác, cúi xuống nắm bụi cỏ này đến bụi cỏ khác, giữa tiếng thở dốc ra, không phải của người nữa mà của cả rừng núi ban đêm. Tiếng nói xa xa:
                 - Đằng này cơ.
                 Tiếng thở lại lộc cộc theo tiếng nói mà đi.
                 - Sắp đến rồi. Trước mặt mình bây giờ là nó. Mình bây giờ đứng cao hơn nó. Tay anh trỏ một mỏm núi lẩn trong sương.
                 - Trung đội súng đến đủ chưa?
                 - Có.
                 - Thưa ban chỉ huy, bây giờ cứ lần đường điện mà đi. Dễ

                 Bên lối đi, nằm trên cỏ gianh, thoai thoải dốc, dăm ba người ngủ, cuộn tròn trong chăn đơn trắng ngáy đều đều. Thào lảo đảo, thở như hắt ra, rồi ngã xuống. Hàm chạy lại đỡ.
                 - Sao thế?
                 Hàm lè nhè nói như muốn khóc:
                 - Ông Thào. Người ta có quen như mình đâu...

                 Rồi lại một tốp người ngủ, trắng xóa trong sương. Một bóng nằm bên mấy hòm đạn, nhỏm dậy, lù lù lại, thì thậm. Đây là vị trí.
                 - Đơn vị ta đến trước giờ khai hỏa hai giờ. Các nơi hình như đã bố trí xong rồi. Dân công khổ lắm phải không?

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2017, 11:25:56 pm »

                Trời đã sáng. Dưới chân đồi, một cánh đồng cỏ chạy thẳng tới đồn Đông Khê, xa xa trắng đỏ. Sườn đồi, pháo binh đang túi bụi đặt súng, ngụy trang biệt súng, gọi nhau ơi ới. Mặt người nào cũng bóng loáng. Đây là trận địa pháo binh cũ của một đơn vị đánh Đông Khê hồi tháng năm.
                Tin tức cuối cùng. Phía nam mới có hai khẩu đội này lên. Hai khẩu khác chưa tới. Phía bắc chưa đặt được khẩu nào. Nhiều khẩu vẫn còn trên đường đi.

                Ban chỉ huy trận địa nhận được những đề nghị tới tấp gửi lên xin cho tạm rút, chờ bố trí đầy đủ sẽ tổng công kích. Đối thoại với trung đoàn đánh phía bắc;
                - Tiểu đoàn xung kích phía bắc đã tới đâu?
                - Đã tới sát đồn Phìa Khóa.
                - Rút có lộ không?
                - Lộ.
                - Tình hình pháo binh phía bắc thế nào?
                - Mới có một khẩu bố trí ở Phìa Khinh.
   
                Sáng đã rõ. Sáu giờ hai mươi nhăm. Phía đông, một bánh xe đại bác của đơn vị đi sau, lò dò lên dốc, rồi đến cái nòng. Mấy anh dân công phụ trách tiếp đạn, lom khom chạy về phía sau đồi theo anh cán bộ tiểu đội. Điện thoại réo:
                - Lệnh của ban chỉ huy trận địa, đúng sáu rưỡi, pháo binh khai hỏa.
   
                Người chạy, người xuống hầm, người đứng vào vị trí mình. Dưới hầm, sau biệt súng, một cán bộ tiểu đội đứng bên ba cái hòm đã mở sẵn, bày các ngòi đạn như hàng xén. Đại đội trưởng chạy lại một khẩu đội, mũ rách, chân đất, mắt sâu thẳm sau kính cận thị. Hàm chìa vội điếu thuốc lá cuối cùng cho Thào, lạch bạch đến đứng nghiêm sau súng. Trung đội trưởng, mặt nổi giận, nhảy lên một cây tre xùm xòa, đánh đu vít nó xuống để ngụy trang thêm biệt súng. Tiếng hô.
                - Khẩu đội Một, chuẩn bị bắn!
                Tiếng mở quy-lát, tiếng đóng quy-lát. Hàm cầm dây cò lom khom.
                - Khẩu đội Một, bắn!
                - Bắn! - Trung đội trưởng hô to, tiếng nói cuối cùng của cuộc chuẩn bị kéo dài, và tiếng nói đầu tiên của trận đánh chính thức. Tiếng giật cò. Lửa tóe. Cỗ súng chồm chồm, rầm rầm như đống sắt rơi. Hàm nghển nhìn. Khói bốc ngoài ruộng. Mặt Hàm không động. Đông Khê im lìm, như có vẻ thản nhiên. Người ta bắt đầu đào thêm hầm chung quanh vị trí...
   
                Bên kia Phình Khinh một khẩu đã được đặt trên sườn đồi, các pháo thủ phần đông là anh em miền núi, lực lưỡng. Đội trưởng giục mọi người:
                - Mau lên, mau lên, các đồng chí
                - Chặt cây mau làm công sự.
                - Chặt thì lộ mục tiêu. Nó trông thấy.
                - Sang bên sau núi chặt rồi đem về đây. Trung đội công sự đi cùng hai mươi dân công. Mau!
   
                Mấy cây cổ thụ đổ xuống. Anh em khiêng lên đỉnh, rồi lại choãi chân khiêng xuống sườn đồi. Tiếng nổ của đại bác phía đông long trọng.
                - Đánh rồi!

                Tay anh trung đội trưởng run run xoay máy ngắm. Sáu giờ bốn nhăm, đại bác Phìa Khinh rót sang đồn Phìa Khóa. Xung kích nằm trước đồn to, động đậy. La Văn Cầu, một đội viên miền núi, nhỏm đít. Tiếng thét xung phong dồn dập giữa tiếng liên thanh vun vút bay lên đồn. Liên thanh trên quạt xuống. Một tiếng nổ long trời. Đồn Phìa Khóa bốc khói. La Văn Cầu ôm lựu đạn chồm lên, mang máng tiếng reo hò...
                Phía đông, tiếng soạt soạt trên đầu. Một pháo thủ kêu:
                - Nó bắn đấy!
                Tiếng mô đăng sau vị trí, âm âm.
                105 rồi!
                Cuộc đối pháo bắt đầu, 105 và moóc-chi-ê giặc bắn sang dồn dập.
                - Báo cáo anh Nạp, tôi bị thương.
   
                Đây là lời nói cuối cùng của người đội viên hy sinh đầu tiên trong trận đánh, một tân binh người Thanh Hóa. 105 giặc bắn bậc thang. Hầm gần biệt súng, một cành cây răng rắc, một viên đạn nổ bên miệng hầm. Đất sỏi vùi những người nằm rúi rụi.
                - Phong bị thương. - Tiếng anh chính trị viên.
                Băng trắng đã loang lổ máu trong hầm. Người cứu thương lớp ngóp bò. Trên con đường dốc xuống suối, mổi hòn đá đều loang một giọt máu nhờ nhờ. Một dân công đầu trọc, ngã gục bên một gốc cây, tay ôm đầu. Cạnh đó, một xác tân binh, mặt đầy máu, hai chân gập lại. Nhiều hố cá nhân mới đã được đào, đất đỏ hỏn, cái nông, cái sâu. Pháo binh ta ngừng bắn.
                - Chú ý phòng bị máy bay sắp lên.
   
                Dọc con đường dốc hoen máu, chiến sĩ và dân công vẫn tiếp tục lên xuống. Một vài anh cấp dưỡng gánh cơm hỏi thăm đơn vị mình. Trong hốc đá ẩm ướt, ri rỉ nước, một em liên lạc ngồi trên một chiếc chõng tre rải bạt, chờ những người tải thương đến.

                Rồi bà già lên, lượn chung quanh vị trí pháo binh. Rồi bốn khu trục ầm ầm, trút bom xuống trận địa pháo. Trợ chiến bắn lên. Núi rập lên rập xuống. Mấy cổ ngỗng ngóc đầu lên hung hăng.

                Đường dây chi chít, chỗ một dây, chỗ hai dây chập lại, lủng lẳng bên đường sền sệt ngang đường bắc qua suối giắt lên những dốc cao thăm thẳm. Mấy anh điện thoại đi lần đường dây đứt. Một liên lạc viên mặt đỏ gay mũ man gài khâu hiệu giấy xanh: Quyết tiêu diệt Đông Khê! chạy hộc tốc đi tìm trung đoàn, biến lút vào rừng sâu. Máy bay rạch trời bay, lượn, bắn phá...
   
                Hai bên suối Đông Khê dưới bóng cây um tùm, xung kích, phụ trách phía nam, chờ giờ xuất phát. Suối vui hẳn vì những màu phức tạp của chăn, bạt, áo quần. Bộ đội ngụy trang nằm la liệt, hoặc một, hoặc hai, hoặc túm tụm. Người nằm lên đám sỏi mấp mé nước. Người nằm trong hố mới đào hai chân sác lên miệng hố. Những lứa ôm nhau, co ro đầu gối. Lựu đạn, súng, bi-đông, khăn mặt, xà cột treo trên cây. Suối chảy róc rách, róc rách. Những người còn thức, hoặc ngồi trong hố viết sổ tay, hoặc hút thuốc lá, hoặc trảy ổi bên bờ suối.

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM