Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 04:18:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một người lính ở Biên giới Tây nam  (Đọc 109514 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #110 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 12:40:14 am »

 - Cái f320 ở Bỉm Sơn Thanh Hóa là sư đoàn của Quân Đoàn 1 . Quân Đoàn 1 bắt buộc phải bổ sung quân cho biên giới phía Tây Nam . Cho nên quân đoàn phải lấy lính của tất cả các đơn vị , gồm 3 Sư , 4 Lữ , 1 Trung . Các đơn vị khác thì em không biết rõ . Nhưng riêng đơn vị em thì em chứng kiến đầy đủ . Em đoán là có cả đơn vị của bác Trinh Sát và Lê Thái Thọ .
 - Các doanh trại bị cấm cửa , và được phổ biến tình hình chỉ trong vòng 3 ngày là xong . Tên và danh sách cũng đã duyệt đủ . Bọn em thì ngáo ngác đoán già đoán non , không khí trong trại buồn tẻ , lính tráng vật vờ tụm 5 tụm 3 bàn tán . Rồi cái gì phải đến thì nó cũng sẽ đến . Cơm chiều xong là các tiểu đoàn tuýt còi gọi tập trung . Cán bộ quán triệt tình hình xong , rồi đọc tên các đồng chí phải chuẩn bị quân tư trang hành lý để 10 giờ ra sân bóng của lữ đoàn tập trung . Để lên đường đi Campuchia . Thế là bọn em vội vã tìm đến nhau để hỏi thăm nhau và chào nhau và chúc nhau lên đường may mắn . Đúng 10 giờ tối tất cả chúng em đều bỏ trại để đi ra sân bóng . Những anh phải ra đi thì ba lô trên vai , đứng về 1 phía . Để cán bộ đọc tên và chỉ các anh đứng vào từng hàng . Rồi cán bộ điểm danh và đếm lại 1 lần nữa . Khi đủ quân rồi thì cán bộ cho các anh lên xe . Khoảng 12 giờ đêm thì giao quân xong . Rồi xe từ từ chạy đi . Bọn em chỉ còn biết vẫy tay nhau qua ánh đèn của xe . Thế là khoảng 350 chiến đã ra đi . Còn em và 1 số anh em không phải nằm trong số đó . May quá là may .
 - Nhưng giữa năm 1979 thì lại phải đưa tiễn gần 400 lính nữa bổ xung lên Lạng Sơn .
 - Còn em và 1 số được xuất ngũ và đi học đại học .
 - Khi được về nhà thì em gặp được rất nhiều bạn đã phải đi Cămp quá . Hỏi ra thì các bác ấy bị lạc đơn vị và tự về với mẹ . Rồi phải đi lao động bắt buộc 3 tháng . Riêng chỉ có 3 bạn là được ăn nằm ở trại ăn dưỡng . Còn những số bạn còn lại mà đã đi cùng bác Trinh Sát và Lê Thái Thọ sang Campuchia thì chắc chắn chẳng bao giờ về quê với mẹ được nữa . Em có gặp 1 bà mẹ của 1 thằng bạn đi Cămp . Bà nhìn em rồi rơm rớm nước mắt và nói phụng phịu . Nó mất rồi .
 - Còn các bác phải đi Lạng Sơn thì bị thương nhiều nhưng liệt sĩ thì ít . có bác còn mang theo cả vợ từ Lạng Sơn về khoe mẹ nữa kìa .
 - Các bác thử nghĩ hộ em xem . Đơn vị em toàn pháo thủ 57 , 37 . 23 ly . Trinh Sát Đo Xa rồi Thông Tin mà cho đi Cămp cầm AK ngay thì sao mà không đi nhiều về thì ít cho được
 -
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #111 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 05:18:28 pm »

 Cái này phải nhờ các bác TS1, VovanHa và QuyênKH chia sẻ:

    Có một bác E28 F10 kể chuyện cuối 1979 đánh nhau ở biên giới Thái Lan. Ấn tượng nhất đối với bác ấy là Vắt và ruồi.

      Bác ấy bảo đi vào đoạn rừng mới lúc mùa mưa, thấy vắt ngóc đầu dậy rào rào cả nghìn con trông như nong tằm đón lá dâu. Về nhà phải dùng tay vuốt từng nắm ném vào lửa nổ đôm đốp.

      Còn ngoài vùng đồng bằng thì ruồi nhiều hơn quân Nguyên. Lính soong cơm bê về A mà ruồi bâu kín như xôi đỗ (dù cơm còn nóng). Còn nước mặn (nước cháy rang pha muối) thì dứt khoát có ruồi chết đuối trong đó, phải gạt ra mà ăn. Khi ăn cơm phải ngồi trong màn, nghe bọn ruồi bu đen quanh màn khóc rưng rức như biểu tình.

      Tôi ở chiến trường, gặp vắt nhiều (tuy không khiếp đến thế), nhưng ruồi thì không gặp. May thiệt.

Logged

vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #112 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:26:03 pm »

Cái này phải nhờ các bác TS1, VovanHa và QuyênKH chia sẻ:
Vắt thì em cũng gặp nhiều, nhưng không đến mức độ như Bác nêu.
Còn ruồi thì em chỉ gặp một lần ở Rovieng - Preah vihear ( huyện giáp với tỉnh Congpong Thom ) thì như Bác nói...nhưng chưa chứng kiến cảnh ruồi bu thau cơm, vì lúc đó chúng em dùng lương khô. Thấy động rừng chúng nó bay lên : Đen nghịt một vùng...kinh khủng!
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #113 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 08:42:05 pm »

 Thế đã bao giờ cái khu vực ruồi đó được lính ta đặt thành tên chưa bác Hà ? Bên tôi có vị trí trên đường hành quân vào Âm leeng có khu vực núi ruồi nhiều vô kể , thằng lính mình đi trước mình đi sau nhìn thấy thằng đi trước mặc đồ đen như Pốt , không còn thấy màu xanh của lính nữa , ruồi bâu vào quần áo , ba lô nhiều quá nên chuyển màu , đã mang vác nặng rồi lại còn phải cõng thêm mỗi người 5kg ruồi nữa , càng nặng .
 Từ đó địa danh đó thành tên của lính . Núi ruồi .
 Có thể đám ruồi đó bay từ bên đền Pret vihia của bác Hà rồi về Âm leeng chỗ TS1 rồi bay xuống chỗ chúng tôi . Hiện tượng của tự nhiên báo hiệu một sự ô nhiễm môi trường trầm trọng cùng chết chóc và bệnh tật , quy luật sau chiến tranh nước nào cũng bị như vậy.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #114 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 10:11:38 pm »

Các bác kể ra sao kinh thế ! Chuyện có tên hay không để em hỏi bác @bmtthaoanh đoàn 5504 xem sao. Khu đấy là tử địa của Pốt đầu năm 1979. E29 đánh ở đó hình như kiếm đâu hơn trăm thằng Pốt .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #115 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 02:42:27 pm »

hp10/76 ơi ! Các bác được huấn luyện vậy là kỹ lắm rồi , ít nhất cũng toàn pháo thủ  , thông tin, trinh sát pháo , chứ như chúng tôi thì huấn luyện cũng chỉ được bắn bài 1 với 3 viên đạn rồi tập bài 2 với chiến thuật tác chiến bộ binh cơ bản thôi , bài 2 của bộ binh đã bắn đâu là phải ra chiến ngay rồi , làm gì có cái gì hơn nữa mà học , nếu có học thì cũng là vào trong đó rồi anh em tự hướng dẫn cho nhau cả , con người lúc đó tự thân phải vận động , bộ não cũng tự tư duy lấy cả mà chiến đấu mà tồn tại mà trở về . Một tháng trên thao trường với bao mồ hôi của lính cũng không bằng một phút học được của thực tế bom rơi đạn nổ bên mình , thao trường là học cái cơ bản còn chiến trường là cái thực tế , đôi khi hai cái lại không hề giống nhau , cái thực tế ta áp dụng được lại rất cần cho người lính khi đạn các loại nổ quanh người .
 Cái chết luôn bình đẳng với mọi người lính trên chiến trường , bởi vậy mới có chuyện tướng tư lệnh QD3 Kim Tuấn tử trận trên đất K , trong khi thằng lính chơn như tôi lại trở về , cũng hên sui may rủi là nhiều , nhiều chuyện sống hay chết của lính tưởng chừng hết sức vô lý lại là chuyện có thật , thật tới mức phản khoa học , phản lại cả chính cái nguyên lý của nó mà đã là lính chiến thì ít nhất ai ai cũng gặp một lần . Đó là số phận của người lính bác ạ .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #116 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 01:52:55 pm »

Các bác CCB ở K đã góp mặt khá đông đủ và đã vẽ nên một bức tranh tổng thể về chiến trường K mười năm máu và hoa. Bây giờ mọi người đã có thể hình dung khá rõ nét về cuộc chiến này.
Nhưng tôi vẫn còn thấy thiếu các bác của Quân đoàn 3. Dù gì thì Tư lệnh Kim Tuấn hy sinh trên mặt trận này cũng là một điểm nhấn mà nhiều người nhắc. Dù thời gian chỉ rất ngắn (vì QĐ 3 phải ra mặt trận phía Bắc, nhưng chắc chuyện của các bác Sư 10, Sư 320 sẽ rất hấp dẫn.
Tôi đang vận động 1 trinh sát sư 10 vào đây kể chuyện.
Logged

Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #117 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 01:55:05 pm »

Các bác CCB ở K đã góp mặt khá đông đủ và đã vẽ nên một bức tranh tổng thể về chiến trường K mười năm máu và hoa. Bây giờ mọi người đã có thể hình dung khá rõ nét về cuộc chiến này.
Nhưng tôi vẫn còn thấy thiếu các bác của Quân đoàn 3. Dù gì thì Tư lệnh Kim Tuấn hy sinh trên mặt trận này cũng là một điểm nhấn mà nhiều người nhắc. Dù thời gian chỉ rất ngắn (vì QĐ 3 phải ra mặt trận phía Bắc, nhưng chắc chuyện của các bác Sư 10, Sư 320 sẽ rất hấp dẫn.
Tôi đang vận động 1 trinh sát sư 10 vào đây kể chuyện.
Bác tai_lienson là người Quân đoàn 3 thứ thiệt, bác coi thêm phần/bài viết của bác tai_lienson đi!
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #118 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 02:27:48 pm »

Tôi đang vận động 1 trinh sát sư 10 vào đây kể chuyện.
Cái khoản này thì riêng em sẽ chi 5 lít Bầu đá - Bình Định... và 2 con gà thả vườn chính hiệu. Lại trinh sát...Có bạn tám thoải mái rồi.
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #119 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 03:32:45 pm »

Các bác CCB ở K đã góp mặt khá đông đủ và đã vẽ nên một bức tranh tổng thể về chiến trường K mười năm máu và hoa. Bây giờ mọi người đã có thể hình dung khá rõ nét về cuộc chiến này.
Nhưng tôi vẫn còn thấy thiếu các bác của Quân đoàn 3. Dù gì thì Tư lệnh Kim Tuấn hy sinh trên mặt trận này cũng là một điểm nhấn mà nhiều người nhắc. Dù thời gian chỉ rất ngắn (vì QĐ 3 phải ra mặt trận phía Bắc, nhưng chắc chuyện của các bác Sư 10, Sư 320 sẽ rất hấp dẫn.
Tôi đang vận động 1 trinh sát sư 10 vào đây kể chuyện.
Bác tai_lienson là người Quân đoàn 3 thứ thiệt, bác coi thêm phần/bài viết của bác tai_lienson đi!
[/quotddax   Tôi cũng mong có ai đó ở f10 hoặc 320 vào đây nhưng không thấy , chuyện của các bác đó tôi cũng nghe nhiều nhưng không dám kể vì không chính xác .F 10 có e 66, f320 có e 48 đánh nhau cực hay
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM