Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:12:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xuân giải phóng  (Đọc 41389 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2017, 11:29:48 pm »


        “Tổ chức đưa toàn bộ Quân đoàn Tây Nguyên mới thành lập, và khối lượng vật chất hiện có ở đây vào Nam Bộ, càng sớm càng tốt. Đây là công tác trung tâm đột xuất của ta trong lúc này. Trước mắt, đưa ngay hai trung đoàn của sư đoàn 316 vào đứng ở nam Tây Ninh, chốt chặn, không chód 25 quân đội Cộng hoà về Sài Gòn. Chậm nhất, ngày 8 tháng 4, sư đoàn phải có mặt ở địa điểm quy định. Công việc ở đây, giao lại cho địa phương”.

        Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đi trước, tranh thủ vào sớm để nắm tình hình, làm kế hoạch tác chiến; còn tôi thì ở lại làm kế hoạch chuyển quân, vật chất, rồi cùng vào với đoàn ngày hôm sau.

        Làm kế hoạch hành quân cho cả một quân đoàn đầy đủ, với bao nhiêu lực lượng tăng cường; vận chuyển toàn bộ một khối lượng vật chất khá lớn, từ Tây Nguyên vào Nam Bộ với những yêu cầu khá cụ thể, chính xác, mà tất cả mọi yếu tố đều ở ngoài tầm tay. Các sư đoàn đang trên đường truy kích địch, mỗi đơn vị đi theo một hướng. Sư đoàn 320 phải kéo dài đội hình gần 100 cây số từ Tây Nguyên đến Tuy Hoà; sư đoàn 10 đã vào đến Cam Ranh lại phải tìm và làm đường vòng qua núi để tránh địch ở Thành Sơn, rồi chuyển lên Đà Lạt, trên đường vào Nam Bộ. Riêng sư đoàn 316 thì còn ở lại trong tỉnh Đắc Lắc; nhưng các trung đoàn cũng phân tán mỗi đơn vị một ngả. Nói đến kho tàng, thì lại càng diệu vợi hơn, mỗi thứ một nơi: các loại đạn lớn của ta thì còn ở trong các kho ở phía bắc; đạn lớn của địch thứ thì Plây Cu, thứ thì ở Buôn Ma Thuột, nào đã ai kiểm kê để nắm được số lượng, chỉ biết một cách chung chung là khá nhiều, nhiều lắm, nhưng cũng chưa rõ là những loại gì. Phương tiện vận tải cũng còn nằm rải rác khắp núi rừng. Tai ác nhất là những trận mưa đầu mùa trên sườn phía tây dãy Trường Sơn đã bắt đầu. Giá như mọi lần thì phải mất cả tháng mới làm xong các kế hoạch nói trên nhưng bây giờ thì lại khác, thời gian phải tính bằng ngày bằng giờ. Thời gian là sức mạnh kia mà! Có những khó khăn, nhưng đồng thời cũng có những thuận lợi mới, trên những chặng đường, trong từng công tác. Địa bàn hoạt động của đoàn Trường Sơn không còn bó hẹp ở hai bên sườn núi phía đông và phía tây nữa; việc giải phóng Trị Thiên, đồng bằng Khu 5, đường quốc lộ 1 được khai thông, địa bàn hoạt động được mở rộng. Tổ chức vận chuyển phải thay đổi: một bộ phận lực lượng vận tải khá lớn dồn sang đường quốc lộ số 1.

        Cuối cùng rồi một kế hoạch cũng được phác thảo ra để phổ biến giao nhiệm vụ cho đơn vị và binh trạm vận tải trước khi đoàn lên đường vào Nam Bộ.

        Nghỉ đêm tại Đức Lập, trong một xóm đồng bào công giáo di cư vào Nam từ năm 1954. Tìm hiểu tình hình đồng bào ở đây, được biết có nhiều gia đình, có người thân đang công tác trong bộ máy chính quyền Thiệu, hay đi học ở bên Mỹ. Đặc biệt có cả gia đình một quận trưởng đương chức. Lần đầu tiên gặp anh em ta thái độ của nhiều người còn mặc cảm, giữ kẽ. Những người đứng tuổi thì tránh né, ít muốn tiếp chuyện với các “ông cộng sản”. Những điều họ hiểu lầm về mình, trong những buổi đầu là rất bình thường. Qua những câu chuyện ngắn ngủi những câu trả lời nhát ngừng, hỏi đâu nói đấy, chúng tôi cũng được biết ít nhiều những luận điệu tuyên truyền của đối phương và các dấu ấn của nó đã in sâu vào tâm tư, tình cảm của đồng bào ta như thế nào. Đồng bào ở đây ít làm ruộng, sống chủ yếu dựa vào kinh tế vườn và rẫy. Hầu như nhà nào cũng có những mảnh vườn trồng cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả. Sau trận mưa rào ban chiều, những hàng cà phê thẳng tắp, đơm bông trắng xoá, nổi bật lên màu xanh đậm của cây vườn, trông rất đẹp. Qua câu chuyện mới rõ thêm đồng bào có khả năng tự lo liệu lấy một phần khá lớn lương thực, và chỉ trong vài ba tháng nữa, sẽ bắt đầi thu hoạch mùa ngô sớm.

        Đêm nằm suy nghĩ, tôi vô cùng áy náy, lo cho anh em ở sư đoàn 316, trong những giờ phút khẩn trương này, đang gặp vô vàn khó khăn. Mang tiếng là một sư đoàn chủ lực của Bộ, hành quân đi chiến đấu, mà phương tiện vận tải thì lại thiếu, mặc dù vừa rồi mới được trang bị thêm một số xe chiến lợi phẩm. Cục hậu cần Quân đoàn Tây Nguyên thì đang lo bảo đảm cho sư đoàn 320 và sư đoàn 10 cũng đã khướt, nói gì đến sư đoàn này. Dù sao cũng là đơn vị mới được ghép vào biên chế của Quân đoàn được vài hôm nay. Tôi không bằng lòng với kế hoạch hành quân đã phổ biến cho đơn vị vì thấy quá sơ sài: toàn giả thiết cả. Tôi xin phép anh Tuấn được trở lại Buôn Ma Thuột, ở đấy thêm mấy hôm nữa, để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của sư đoàn được đến đâu và sẽ vào sau với đoàn anh Lê Đức Thọ. Được đồng ý ngay, vì chính anh Tuấn cũng chưa được an tâm về vấn đề này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2017, 11:32:52 pm »


        Trên đường đi ra, tôi gặp bộ phận tiền trạm của sư đoàn 316. Hỏi ra mới biết là cả đơn vị còn nằm chết dí tại chỗ, chờ xe của binh trạm đưa xuống theo kế hoạch mà trông mãi chẳng thấy tăm hơi.

        Tôi tìm đến binh trạm bộ, tạm đặt trong một góc rừng cà phê thì được báo cáo là cả một đoàn mấy trăm xe tải còn đang nằm ở Hạ Lào, không cách gì được khỏi qua đèo An Bum, vì mấy trận mưa vô cùng tai ác vừa qua.

        - Phải chờ cho đường sá khô ráo mới đi được. Đó là câu trả lời cuối cùng của đồng chí binh trạm trưởng.

        Thế thì biết bao giờ đơn vị mới có mặt ở chiến trường? Nhất thiết phải thực hiện đúng mệnh lệnh, đưa toàn bộ sư đoàn vào đúng địa điểm và thời gian. Do ở cơ quan tham mưu, nên tôi còn được biết là các lực lượng chủ lực của Miền, từ trước đến nay hoạt động trên đường quốc lộ số 1 và số 22 ở nam Tây Ninh, sẽ chuyển sang hoạt động ở địa bàn khác. Do đó đường 22 nói trên sẽ bị bỏ ngỏ. Sư đoàn 25 sẽ dễ dàng cơ động nếu Sài Gòn hay một hướng nào khác hoạt động sớm hơn và mạnh hơn.

        Tôi đưa vấn đề này ra bàn với đồng chí Y Blốc, vừa được thăng cấp đại tá, Chủ tịch Uỷ ban quân quản và đồng chí Huỳnh Văn Mẫn, bí thư cùng các đồng chí ở trong tổ chức công đoàn của tỉnh. Mọi người đều tỏ ra băn khoăn lo lắng và quyết định tạm thời trưng dụng tất cả các xe vận tải của địa phương, hay bất kể của ai từ đâu đến, để dùng vào việc chở quân trước mắt. Ở trong địa bàn này, số xe vận tải khong phải ít, nhất là xe kéo gỗ thì rất nhiều. Mấy ngày qua, máy bay địch đã nhiều lần đến ném bom, nên một số lớn chủ xe đưa cả gia đình đi sơ tán trong các khu rừng ở chung quanh thị xã, mỗi chiếc xe biến thành một cái nhà lưu động. Ban quân quản phải tổ chức nhiều tổ cán bộ tung ra trên các đường Khánh Dương, Đức Lập, Buôn Hồ, Lạc Thiện, thu nhặt từng chiếc một. Hăng hái và đắc lực nhất là các anh em công nhân lái xe. Ông chủ nào đưa vợ con đi sơ tán ở khu rừng nào, họ đều biết cả. Từ ngày thị xã được giải phóng, chưa có công việc làm, đời sống chưa ổn định, vợ con nheo nhóc, phải chạy ăn từng bữa, nhưng khi nghe nói bộ đội cần, là họ xung phong đi ngay, không hề đòi hỏi, không hề tính toán thiệt hơn. Nhiều người khi được gọi đến, đã tự động tìm kiếm thêm phụ tùng, thậm chí cả nhiên liệu để đưa đến phục vụ. Anh em đều biết rằng, đã đi ra mặt trận là có nguy hiểm, vì máy bay dịch còn đánh phá dọc đường hành lang, nhưng vẫn một mực kiên quyết ra đi. Chỉ sau mấy tiếng đồng hồ, tập trung đủ số xe, bảo đảm cho toàn bộ sư đoàn xuất phát theo kế hoạch.

                                     Dễ muôn phần không dân cũng chịu,
                                     Khó vạn lần dân liệu cũng xong.

        Xâm xẩm tối, đồng bào thị xã kéo nha ra đứng chật hai bên đường, không ngớt vỗ tay hoan hô bộ đội. Những chiếc xe chuyên dùng, cõng trên lưng những khoang thuyền của đơn vị công binh nặng nề theo sau những đơn vị cuối cùng của sư đoàn 10 rẽ về hướng Ninh Hoà, vừa qua mặt, thì tiếp đến là những chiếc xe ca, xe tải, chở đầy bộ binh của sư đoàn 316, đi về hướng Lộc Ninh. Dù không nói ra, nhưng ai cũng đoán được hướng và mục tiêu tiến công của binh đoàn Tây Nguyên trong những ngày sắp đến. Thoáng thấy bóng những người quen thân ngồi trong buồng lái, đám trẻ con ý ới gọi nhau, chỉ trỏ, vẫy tay, gọi đích danh tên từng người. Đứng ở ngã ba đường, chen chúc giữa đám đông, tôi nhìn ánh đèn pha ửng lên trên bầu trời, phía đông rồi phía tây, mà lòng rạo rực bồi hồi. Mặc dù trong bao nhiêu năm sống trong vòng kìm kẹp, nhưng địch không tài nào bưng bít nổi, dập tắt lòng yêu nước của đồng bào. Trên mảnh đất hiền lành này, 29 năm về trước, thiếu tá Ra-vi-ê, trong đội quân viễn chinh Pháp, đã chỉ huy trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5, từ Nam Bộ, theo đường 14 tiến ra, bắt đầu cuộc chinh phục miền Trung. Ngã sáu, Đình Lạc Giao, còn ghi lại bao tội ác của chúng. Chính tại nơi tôi đang đứng, một trăm chiến sĩ Ba Tơ đã hy sinh đến người cuối cùng, nêu cao tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Bao nhiêu năm trời đã trôi qua, nhưng người dân vẫn tạc dạ ghi lòng. Hàng năm, đến ngày 27 tháng 10 âm lịch, vẫn hương, đèn cúng vái. Pháp đi, Mỹ đến. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới rắp tâm cắt lìa các dân tộc ở đây ra khỏi đại gia đình các dân tộc Việt Nam, hòng vĩnh viễn ngự trị trên dải đất nam Đông Dương này. Họ quen mất một điều: những người mà họ đã nhồi nhét những lý tưởng chống cộng, trước hết họ là những người Việt Nam. Họ đã lầm khi đặt quá nhiều hy vọng vào sức chiến đấu của những người dân địa phương, những binh sĩ rã ngũ chống lại ta trong những vùng mới giải phóng. Trong đám nhân viên kỹ thuật đang ngồi trong ca bin xe, có rất nhiều người, mới cách đây mấy hôm, hãy còn ở trong hàng ngũ của họ. Nhưng chính nghĩa sáng ngời của ta đã có sức thuyết phục rất lớn, sức cảm hóa con người rất mạnh. Thật là không công bằng và thô bạo khi nói rẳng họ ra đi là vì sợ uy thế của cách mạng. Không, không, họ ra đi vì mang trong người dòng máu con Lạc cháu Hồng. Cho nên người ở lại cũng như kẻ ra đi, niềm vinh dự tự hào đều lộ ra trên nét mặt. Tất cả chan hoà trong khí thế tiến công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2017, 11:34:20 pm »

          
Chương 17

KHÁCH VÀ KHỨA

        Cuộc họp ở Hạ nghị viện Mỹ, ngày 12 tháng 3 năm 1975 đã giáng một đòn sét đánh vào đầu tổng thống được bầu: G.Ford. Bằng 189 phiếu thuận tên 49 phiếu chống, hạ nghị viện Mỹ đã thông qua nghị quyết chống viện trợ quân sự thêm cho Việt Nam và Campuchia trước khi kết thúc tài khóa, và ngày hôm sau, cũng chính hạ viện này lạ bác bỏ luôn một đề nghị dung hoà xin thêm viện trợ ở mức thấp, mặc dù chính quyền Ford đã cố tình làm mình làm mẩy, ra sức kêu gào; thậm chí còn quy cả trách nhiệm để mất Buôn Ma Thuột cho những người có lẽ xưa này chưa hề biết đến tên cái thị xã xấu số này.

        Cuối tháng 3 năm 1975, giữa lúc chính quyền Sài Gòn rối như tơ, thì từ bên kia Thái Bình Dường, Ford cử cứu tinh sang Wayand. Ông này đến đây làm gì? Mọi người đều biết khá rõ về ông ta. Vốn là viên tư lệnh cuối cùng của bộ chỉ huy MACV, nhờ đó, quen biết rất nhiều người. Từ những người chỉ huy quân sự cao cấp như Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng, đến những kẻ tai to mặt lớn trong chính quyền Sài Gòn như Trần Văn Đôn, Trần Văn Hương; thậm chí đếnnhững người gọi là chống đối đang thu mình trong bóng tối chờ thời.

        Lịch sử không bao giờ lặp lại nguyên si, như cách nói của các nhà hiền triết Hy Lạp thuở xưa: người ta không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông. Cách đây hai năm, trong một ngày cuối xuân, 29 tháng 3 như thế này, chính tay Wayand, trên cương vị là tư lệnh cuối cùng trong bộ chỉ huy MACV, đã lôi tuột lá cờ Mỹ từ trên đỉnh cột cờ nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, nhét gọn vào valy, trong tiếng rên rỉ của giọng kèn đồng, rồi lặng lẽ leo lên máy bay để ra khỏi đất nước Việt Nam; thì hôm nay, cũng ngày 29 tháng 3, Wayand lại đến, nhưng với một cương vị, một tư thế hoàn toàn khác. Wayand muốn tìm cho ra câu trả lời. Vì sao mà cả cái gia tài kếch xù, mà Mỹ đã nửa công khai, nửa lén lút để lại cho Thiệu: hơn hai vạn cố vấn, còn nhiều hơn lúc sinh thời của Diệm-trên một triệu quân, hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, phương tiện chỉ huy… Thế mà chỉ trong vòng 20 ngày, ngót gần một nửa số đó, đã tan biến đâu mất cả? Nguy hiểm cho thầy Mỹ, tất cả những thứ này lại rơi vào tay đối phương. Mối nguy cơ chẳng những chỉ cho những ngày trước mắt, mà sẽ còn cho một tương lai lâu dài, trong một không gian vô cùng rộng lớn.

        Có những người cho rằng, bị quốc hội ngăn cản việc cứu vãn tình thế, không chịu tăng cường viện trợ, cho nên tổng thống Ford phải phái cả Wayand sang Việt Nam để tìm hiểu tình hình thực tế, tìm ra cái giải pháp, các phương án để lựa chọn. Đâu có thế! Trước khi bước lên máy bay, Wayand đã được Kissinger rỉ tai, dặn dò kỹ lưỡng: “Không được nóng lòng hay có thái độ bi quan, định kiến với chế độ Thiệu, không được để lạc hướng vì những trở ngại chính trị ở quốc hội, ở trong nước Mỹ hay bất cứ nơi nào khác. Nếu thấy B.52 có thể Đông Dương được vấn đề thì cứ đề xuất; nếu viện trợ Mỹ là thứ thuốc công hiệu nhất, thì cứu nói thẳng ra…”

        Làm thế nào mà Wayand có thể có thái độ khách quan được, vì chính ông ta, chứ chẳng phải là ai khác, là người đã dọn đường đưa đến vực thẳm Việt Nam hoá chiến tranh. Toàn bộ phái đoàn Mác-bốt đến Các Ve đều cùng một ý nghĩ như Wayand cả. Họ tỏ ra rất xông xáo, đi hết nơi này đến nơi khác; vừa gặp Thiệu, Viên ở Sài Gòn xong, lại ra ngay Nha Trang để gặp Phú, nên mặc dù thời gian rất eo hẹp, Wayand cũng đã phát hiện ra nhiều vấn đề chết người: bầy ngựa trong chuồng, trong cảnh nước sôi lửa bỏng này đã không như câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, mà hoàn toàn khác hẳn: một con ngựa đau, cả tàu mang dao thớt đến. Nhà “chính khách” Nguyễn Cao Kỳ chạy lăng nhăng hết chửi đổng lại họp với bọn tay chân để bàn chuyện đảo chính. Kỳ bộc lộ mưu đồ với Lê Minh Đảo, nhưng Đảo dè chừng, vì chưa hiểu thái độ của Bộ Tổng tham mưu, Kỳ lại mò đến Viên, nhưng Viên cứu ầm ừ cho qua chuyện, nửa muốn, nửa không. Thiệu biết được, tức Khiếm, vì nghi Khiêm biết nhiều vấn đề mà vẫn giữ kín như bưng. Do đó, khi Khiêm đệ đơn xin từ chức, Thiệu bằng lòng ngay tức khắc, cử Nguyễn Bá Cẩn lên thay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 09:33:05 am »


        Trong hàng tướng tá lại nổi lên mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Sau Phước Long, Khiêm, Viên đề nghị tập trung sư đoàn dù, thuỷ quân lục chiến về quân khu 3 trước ngày 15 tháng 2 năm 1975, nhưng Thiệu bác bỏ ý kiến này. Ở Huế, Trưởng muốn giữ, nhưng Viên lại muốn chạy còn ở Phan Rang thì Thiệu lại muốn giữ nhưng Viên lại đòi rút lui. Nguy hiểm cho quan thầy Mỹ là tâm lý trong đám sỹ quan này: “Hoa Kỳ thất ước, bất xứng trong vai trò lãnh đạo khối tự do!”. Đã có vài tin bay về đến Mỹ là cả đến Thiệu cũng đang bất mãn nặng với thầy và có ý định xin viện trợ của Nhật và Canada. Xưa nay, Wayand vẫn tin rằng Thiệu, Trưởng, vốn là những tay rất hăng hái, chống cộng khét tiếng, nhưng chỉ huy nỗi gì mà sư đoàn 316, rùng rùng kéo từ Bắc vào Nam, đứng sát bên nách Buôn Ma Thuột bao nhiều ngày, mà chẳng ai hay biết tý gì, mặc dù Mỹ đã nhắc nhở đề phòng. Vì sao rút bỏ cả cái cao nguyên chiến lược, mà Thiệu chẳng hề hé răng cho Mỹ biết? Vì thiếu quân, thiếu tiền, thiếu vũ khí, trang bị; hay là lại một đòn chính trị đánh ngay vào Nhà Trắng và quốc hội Mỹ? Máy móc, vũ khí, hãy còn cả đấy, toàn là những loại cực kỳ hiện đại, tinh xảo, có khác gì khi còn trên nửa triệu quân Mỹ và chư hầu trên dải đất nhỏ hẹp này, thế mà để cho đối phương đánh cho tan tác, tiến như chẻ tre? Tăng thêm viện trợ, kêu gào quốc hội cấp thêm tiền, thêm vũ khí, để rồi đem nộp cả cho Quân giải phóng như ở Huế, ở Tây Nguyên v.v… cả hay sao? Mà nếu chấm dứt, không tăng thêm viện trợ nữa, thì ai kia, chứ với những người này thì họ có ngại gì mà không vứt bỏ tất cả cho đối phương, để thoát lấy thân? Mỹ đang ở vào thế đã đốn thì phải vác, đã đâm lao thì phải theo lao; nói gì thì nói, chứ cuối cùng lại cũng phải đưa ra bom đạn và tiền. Kết quả của cuộc công du là một bản tường trình gửi lên cho quốc hội và một kế hoạch chiến lược mới như sau:

        “1-Chiến lược này yêu cầu bảo vệ từ Khánh Hoà trở vào và những phần còn lại của các quân khu 3 và 4. Chiến lược này có triển vọng thành công với các điều kiện sau đây:

        a.Nếu có thể rút đi ít nhiều nguyên vẹn các lực lượng Việt Nam Cộng hoà ở quân khu I và II, đưa vào sử dụng ở phía nam;

        b.Nếu địch (Quân giải phóng) không tăng viện mạnh;

        c.Nếu Mỹ đưa ngay sang Việt Nam các trang bị, đạn được và vật tư cần thiết. Nếu thiếu các yếu tố này thì chắc chắn Việt Nam Cộng hoà sẽ thất bại trong vòng 90 ngày. Để bảo đảm cho việc phòng thủ thắng lợi, chỉ có một cách là sử dụng không quân chiến lược Mỹ ở Việt Nam…”

        Báo cáo của Wayand còn lớn tiếng đe dọa quốc hội Mỹ:

        “Một chiến dịch bao gồm nhiều sư đoàn Mỹ, với sự yểm trợ của máy bay chiến thuật, sẽ cần thiết để bảo đảm cho việc rút lui an toàn 6.000 người Mỹ và hàng vạn người Việt Nam mà chúng ta có nghĩa vụ phải đưa họ đi. Nếu không có sự chi viện nhanh chóng và rõ rệt của Mỹ, thì chúng ta phải bắt đầu vạch kế hoạch cho một cuộc di tản ồ ạt. Về kế hoạch triển khai thực hiện:

        “Trong vòng từ 20-40 ngày, ngoài sư đoàn 22 ra, sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, một sư đoàn bộ binh, 3-4 liên đoàn biệt động quân, 9 tiểu đoàn pháo, 4 thiết đoàn xe tăng, có thể sẽ được triển khai và trong vòng 120 ngày, còn có thể sẽ có thêm 2 sư đoàn nữa”.

        Dự kiến trong thời gian tới:

        “Nếu cộng sản cho phép Việt Nam Cộng hoà có từ 6-8 tuần chuẩn bị trước khi họ mở các trận tiến công lớn ở quân khu 3, chính phủ Việt Nam Cộng hoà có thể tổ chức được một tuyến phòng thủ thành công. Khu vực diễn ra trận đánh chính có thể là tỉnh Tây Ninh. Nếu Mỹ không dùng không quân chiến lược ở Nam Việt Nam thì thất bại ở quân khu 3 sẽ kéo theo sự sụp đổ chăc chắn của chính phủ Việt Nam Cộng hoà,t rong vòng từ 3 đến 6 tháng”.

        Wayand kiến nghị chi 722 triệu đô la viện trợ quân sự khẩn cấp cho Sài Gòn. Ông ta còn lên giọng buộc tội quốc hội Mỹ: “Các chính phủ trên thế giới đã biết rõ quá khứ, nhưng chắc chắn họ sẽ kết luận rằng, bất kỳ sự thiếu sót nào hiện nay trong việc ủng hộ người Việt Nam khắc phục cuộc khủng hoảng hiện tại của họ là sự thiếu sót trong ý chí và quyết tâm của Mỹ. Uy tín liên tục của Mỹ trên phạm vi thế giới, xoay quanh vấn đề là liệu chúng ta có chịu nỗ lực hay không, chứ không phải xoay quanh việc thắng thua. Nếu chúng ta không nỗ lực, thì uy tín của chúng ta, với tư cách là một đồng minh, sẽ bị huỷ hoại, có thể đến hàng mấy thế hệ…

        Một hàm răng rụng không nhá được, vì chỉ thấy toàn nếu là nếu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 09:33:33 am »


        Bản báo cáo của phái đoàn quân sự, đã làm rất đẹp lòng Kissinger và Tổng thống Ford. Tuy thế, bên kia bờ Thái Bình Dường, ở Toà nhà trắng, ý kiến cũng không thống nhất. Trong cuộc họp báo sáng 2 tháng 4 năm 1975, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Sehelesinger đã đưa ra một ý kiến rất độc đáo, làm chấn động cả Lầu năm góc: “Ở Việt Nam, tương đối ít có chiến sự lớn”.

        Một sự nhầm lẫn gì đấy chăng? Không đâu! Sehelesinger còn nhắc lại ý kiến này một lần nữa trong mục: “Đối mặt với quốc dân” ngày 6 tháng 4. Ông ta nói: “Rõ ràng một cuộc tiến công lớn chỉ là một cụm từ, phải nằm trong dấu ngoặc kép. Ở đấy, cái mà chúng ta thấy chỉ là sự sụp đổ từng bộ phận của lực lượng Nam Việt Nam với mức độ từ sau Buôn Ma Thuột, rất ít có trận đánh lớn và bản thân trận Buôn Ma Thuột cũng là một ngoại lệ…”

        Ở Sài Gòn, khi nghe được tin này, tướng Smith, tuỳ viên quân sự Mỹ đã giãy nảy lên, lập tức đánh điện cho tổng tư lệnh Thái Bình Dường và một số nhân vật ở Washington, để cải chính ý kiếnnày. Ông ta cố đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh cho tính chất ác liệt của trận đánh từ Phú Bài đến Hải Vân, từ đường 19 đến đường 21, để cho mọi người đánh giá lại cho đúng tinh thần chiến đấu rất ngoan cường của quân đội Cộng hoà. Cuối cùng bức điện viết:

        “Kính mong đề nghị lên ngài chủ tịch, xin ngài hãy trình bày với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng những thực tế này, để ngài có thể trình bày chính xác với dân chúng Mỹ, những gì đã xảy ra. Hiện nay đã diễn ra một cuộc tiến công lớn”.

        Cùng đi trên chiếc máy bay chở phái đoàn Wayand sang Sài Gòn hôm ấy, có cả Martin-đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam cùng một đám tuỳ tùng. Trong ngành ngoại giao, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, đều mang một ý nghĩa nhất định nào đó. Chắc chắn là Hoa Kỳ không bao giờ thiếu máy bay, hay thiếu xăng dầu, nên buộc phải kết hợp chuyến đi của hai nhà chính khách làm một, nhất định Kissinger cũng có sẵn ý định gì đây. Vì ông ta thừa biết cả Wayand lẫn Martin, quan hệ giữa hai người này, tuy hai mà một, tuy một mà hai.

        Cũng như Kissinger, Martin muốn chấm dứt sự dính líu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt; nhưng chấm dứt ở tư thế đứng, nghĩa là : “Việt Nam Cộng hoà có thể sống đàng hoàng về kinh tế, tự bảo vệ được mình bằng quân sự và có khả năng hoà giải được với miền Bắc”.

        Con người đã như thế, thì thường hay va chạm với giới báo chí, những hạng người hay “vạch lá tìm sâu”. Rõ đáng tội! Họ hết bị chụp mũ, lại bị cấm đoán, hạn chế đủ điều; nói gì đến việc phỏng vấn, tiếp xúc với ngài đại sứ. Tháng 2 năm 1975 tờ Thời báo New York, đưa ra một bằng chứng Mỹ vi phạm Hiệp định Paris trong việc viện trợ kỹ thuật tối tân cho Sài Gòn. Martin nói ngay rằng, người phóng viên đó là một cái loa của Hà Nội và cấm tiệt mọi cuộc tiếp xúc của nhân viên sứ quán với tờ Thời báo New York. Trong một bức thư gửi cho ban đối ngoại thượng nghị viện, ông ta viết: “Tôi không hề tha thiết trả lời các phóng viên của các tờ báo đưa tin thắng lợi của Bắc Việt Nam, và việc đưa tin, đăng ảnh, xã luận của họ cộng lại là sự xuyên tạc thô bạo và trắng trợn đối với công chúng…”.

        Như người từ trên trời rơi xuống, ông ta vừa chạm đất đã tuyên bố ngay, bất chấp vẻ ngơ ngác lộ ra trên nét mặt mọi người: “Không, Quân khu 1 chẳng mất đâu. Không có nguy có gì đối với Sài Gòn cả”. Sau một vài ngày tìm hiểu, khi được người ta hỏi về ý đồ của Bắc Việt Nam, Martin thản nhiên trả lời: “Tôi mong rằng quân Bắc Việt Nam sẽ mở một cuộc tiến công lớn trong vòng một tháng nữa. Lúc đầu quân Nam Việt Nam bị mất đất, nhưng chắc chắn là sau đó, họ sẽ đánh bại quân Bắc Việt Nam một cách quyết định như họ đã làm năm 1972”.

        Báo cáo của ông ta về Toà nhà trắng, có đoạn viết: “Trừ việc vùng đồng bằng ven biển, chung quanh Huế-Đà Nẵng, những lãnh thổ khác đã mất vừa rồi ở vùng I và vùng II là gánh nặng đối với Sài Gòn. Phần còn lại, xưa ki gọi là Nam Kỳ, vẫn còn là trung tâm của xứ sở. Về mặt kinh tế, nó có thể tồn tại được lâu dài…”.

        Chỗ giống nhau với Wayand là ở câu kết luận cuối cùng này, vì cả hai đều do một người mớm cho, trước khi lên máy bay: “Nếu quốc hội chịu bỏ ra một tỷ đô la viện trợ khẩn cấp cho Thiệu về kinh tế và quốc phòng, thì mọi việc sẽ ổn thoả cả”. Chỗ khác nhau giữa hai người là biện pháp thực hiện: Wayand thì tìm cách vực lại một đội quân đã nát như tương; còn Martin thì đi bằng con đường thương lượng. Suy cho cùng, cả hai người đều toát lên đường lối và phương pháp của nền ngoại giao Hoa Kỳ: cái gậy và củ cà rốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 09:35:43 am »


        Với cách nhìn, cách suy nghĩ và cách lập luận của một người như Martin, người đã từng nổi tiếng trong đám đồng nghiệp và bạn bè của ông ta là “miễn dịch với thực tế tình hình”, thì con đường đi đến thương lượng là lẽ tất nhiên. Lý lẽ của ông ta đưa ra thật là giản đơn và ngờ nghệch: “Bác Việt Nam làm gì có đủ cán bộ để quản lý đất nước, nếu vạn nhất được giải phóng? Bắc Việt nhất định sẽ chọn lấy con đường thắng lợi rẻ tiền nhất, dù hơi lâu một ít, nghĩa là phải thông qua thương lượng, còn hơn là phải đổ máu hy sinh”.

        Các nhà ngoại giao Mỹ sung sướng biết bao nhiêu, khi được nghe lời tuyên bố sau đây, của đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời, tại giữa thủ đô Paris, đầu tháng 4 năm 1975: “Chính phủ cách mạng sẵn sàng nói chuyện nếu Thiệu rút lui”. Mẩu tin nhỏ này, được các sứ quán nhắc lại, và trong chốc lát, đã lan truyền ra khắp thế giới. Khi người ta sắp chết đuối thì một cọng rơm nhỏ trôi lềnh bềnh, hay một làn khói mỏng đang chập chờn trước mặt, cũng tưởng ngay là đủ để cứu lấy mạng người.

        Sau khi có chỉ thị của Wayand, Thiệu bắt đầu có chuyển biến. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, ông ta gửi cho Bộ Tổng tham mưu ngụy bản chỉ thị sau đây:

        1. Nay có một nhu cầu thực sự giữa các quân khu, quân đoàn giáp ranh với nhau và hỗn hợp để đạt được kết quả tối đa;

        Nay, với diễn biến tình hình quân sự, lại có thêm nhu cầu cần thiết về chỉ huy phối hợp, liên quan đến sự vận dụng các lực lượng thuộc hải, lục, không quân được thêm hữu hiệu;

        Vì nhu cầu trên, đồng thời để ứng phó với hiệu năng tối đa và kịp thời với tình hình, tôi nhận định:

        Nay, Bộ Tổng tham mưu nên cải tiến lại để, ngoài nhiệm vụ quân sự và tham mưu thông thường, sẽ đảm trách trực tiếp chỉ huy và phối hợp các cuộc hành quân xét ra vượt khả năng và giới hạn các quân khu, quân đoàn, kể cả việc sử dụng không hải quân trong vùng lãnh thổ các khu vực hiện hữu.

        2. Ngoài ra, với sự thu hẹp lãnh thổ hiện hữu và cho đến khi chúng ta có khả năng tái chiếm một cách đáng kể những phần đất đã mất, nếu thấy cần, thì đại tướng cứ cho nghiên cứu lại ranh giới các quân khu hiện hữu và đề nghị lên tôi. Ngay cả bên trong lãnh thổ mỗi quân khu, nếu xét rằng việc phân định thêm những vùng trách nhiệm hoặc mặt trận, để giao cho nhiều vị tư lệnh trực thuộc quân đoàn, quân khu đảm trách, sẽ mang lại hiệu năng, thì đại tướng cứ tuỳ quyết định, hoặc uỷ thác cho các tư lệnh quân khu, quân đoàn tự quyết định lấy.


Tổng thống Việt Nam Cộng hoà         
Nguyễn Văn Thiệu                   

        Như chúng ta đã biết, mẫu thuẫn sâu sắc giữa Thiệu và các tướng tá là ở chỗ phương pháp điều hành chiến tranh của Thiệu. Chiến lược “nặng đầu nhẹ đáy” vừa bộc lộ bản chất cực kỳ phản động của Thiệu, vừa nói lên tính đa nghi, bệnh chủ quan, ôm đồm, bao biện của một tên tay sai bất lực. Cho đến nay, khi gươm đã kề tận cổ, ông ta mới chịu nhả bớt quyền chỉ huy và kiểm soát trực tiếp các lực lượng tổng dự bị như dù, thuỷ quân lục chiến, các quân chủng hải quân cho Bộ Tổng tham mưu ”tuỳ nghi quyết định” và uỷ thác cho các tư lệnh khu vực quyền tự quyết định lấy giới tuyến chiến đấu cho các đơn vị thuộc quyền. Thông thường, trong chỉ đạo chiến tranh, việc thay đổi một chiến lược, đòi hỏi phải có thời gian để bố trí, thay quân, thay đổi giới tuyến chiến đấu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị chiến trường, v.v… dù là thời bình chăng nữa, cũng không ai dám xám trộn đồng loạt; huống gì trong những lúc lâm nguy, vì chính đối phương thường chọn những lúc này làm thời cơ phát động tiến công. Những bài học ở Quảng Trị, Kon Tum năm 1972, chưa đủ để làm cho ông ta mở mắt ra ư?

        Đồng bào miền Nam đều biết mối quan hệ giữa tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu và tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Sở dĩ Thiệu chọn Viên, vì Viên ngoan ngoãn dễ bải, ít hiếu động như Nguyễn Cao Kỳ, mà phe cánh thì không đủ mạnh như Khiêm, Minh. Bề ngoài thì mọi việc đều có vẻ êm thấm, nhưng còn thực chất bên trong thì sao? Trong đống tư văn để lại, chưa kịp huỷ trước khi tháo chạy, còn có vài bản trong đó Viên bộc lộ tâm tình. Đánh giá về tình hình tháng 3 năm 1975 và sự lãnh đạo của Thiệu, Viên đã ngao ngán nhận xét:

        - Không có lãnh đạo quân sự.

        - Xếp đặt sai lầm nhân sự trong các vị trí chỉ huy và tiếp tế.

        - Không tiên đoán được chính xác tình hình quân sự.

        - Tránh né vì e ngại các tướng tá hội họp, để tìm đóng góp sáng kiến và kinh nghiệm.

        - Bưng bít quá đáng quốc sự và tuyên truyền vụng về, khiến cho quần chúng bị lừa gạt nhiều lần, nên sinh ra hoang mang, lòng tin tan biến”.

        Bây giờ cờ đã về tay, Cao Văn Viên và Bộ Tổng tham mưu vạch ra kế hoạch mới, bố trí lực lượng, để đối phó với tình hình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 09:36:17 am »


        Cả Wayand và Martin đã hướng dẫn cụ thể: “Hà Nội sẽ chịu thương thuyết trong hy vọng chiến thắng Việt Nam bằng chính trị”. Để có vốn mà thương lượng, phải giữ cho được hai cứ điểm đầu cầu của phòng tuyến đông tây, kéo dài từ Phan Rang, Đà Lạt đến Tây Ninh.

        Phan Rang là quê cha đất tổ của Thiệu. Còn đối với Tây Ninh, trong tình hình này, càng phải được phòng thủ tốt. Mất nơi này, chẳng những sẽ gây ra ảnh hưởng chính trị rất lớn và cũng rất nguy hiểm về mặt quân sự, vì quân đội cộng hoà sẽ bị hỗn loạn và sẽ chạy dài như kiểu Huế-Đà Nẵng.

        Giới tuyến chiến đấu được thay đổi lại: Viên cho sát nhập phần đất còn lại của quân khu 2 và 3 để cho việc chỉ huy và yểm trợ được dễ dàng, nhanh chóng hơn, đồng thời chỉ định luôn một tư lệnh tiền phương của quân khu 3 tại Phan Rang cử trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm tư lệnh, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang làm phó, với trách nhiệm là chỉ huy, kiểm soát hành quân các tiểu khu Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy và Long Khánh.

        Căn cứ vào đâu mà bản báo cáo của Wayand, cũng như kế hoạch của Thiệu đã đề ra những dự kiến khá cụ thể về thời gian, cũng như lực lượng, để đối phó với ta? Theo họ nắm được-tất nhiên là con rất xa với thực tế-thì ra có 8 sư đoàn trên chiến trường Nam Bộ: hai sư đoàn bố trí ở phía Tây và Tây Nam (Long An và Gò Công); ba sư đoàn trên hướng đông ở Long Khánh; một sư đoàn ở Cần Thơ; bốn trung đoàn đặc công ở ven đô. Lực lượng dự bị có 2 sư đoàn 312 và 316. Vấn đề bảo đảm hậu cần, có nhiều khó khăn. Với lực lượng như vậy, thì không thể gọi là có ưu thế được, vì họ còn nắm trong tay được 6 sư đoàn, trang bị đầy đủ. Bộ Tổng tham mưu chỉ cần khôi phục lại trước mắt hai sư đoàn ở quân khu 1 và quân khu 2 mới chạy về, và xây dựng thêm trung đoàn thứ tư cho các sư đoàn là khắc phục được sự chênh lệch về binh lực. Về vũ khí, thì còn những hai vạn khẩu súng ở kho Cam Ranh. Ngoài ra, Mỹ đang dùng máy bay vận tải lớn, lấy trang bị vũ khí nặng ở các kho gần nhất trong khu vực Đông Nam Á này, đêm ngày ùn ùn đưa tới Sài Gòn.

        Theo kế hoạch phòng ngự cụ thể, trên hướng Tây Ninh, ngoài sư đoàn 25 ra, còn có 3 đến 4 trung đoàn địa phương. Lực lượng tổng dự bị cũng sẵn sàng tăng cường cho hướng này, vì là hướng phòng ngự chủ yếu, nên có thêm một lữ dù và lữ đoàn 3 thiết giáp. Với 3 sư đoàn, Mặt trận không phải dễ dàng gì tiến công vào những lực lượng nói trên.

        Trên hướng bắc mối đe dọa tạm thời có thể giảm bớt, vì họ biết được sư đoàn 7 Quân giải phóng, đã chuyển địa bàn hoạt động sang phía đông, sư đoàn 9 sang phía tây; chỉ còn có sư đoàn 341 và một sư đoàn nữa, chưa rõ phiên hiệu, ở miền Bắc mới vào, cho nên cũng chỉ có thể hoạt động đến Bình Dương là cùng. Họ đã có sẵn ở đây sư đoàn 5 và một đơn vị địa phương; nếu cần, còn có thể chi viện thêm một lữ đoàn dù. Để có thể chống trả một cách có hiệu quả hơn, họ có thể co tuyến phòng ngự lại một ít, rút bỏ Phú Giáo, còn Tân Uyên thì giao lại cho quân địa phương. Ở phía quân khu 3, việc phòng thủ Phan Rang đã được bảo đảm; còn để đối phó với đe dọa vào Xuân Lộc thì đã có sư đoàn 18. Việc điều động sư đoàn 7 và sư đoàn 9 ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long để đưua vê cứu nguy cho thủ đô, họ không đặt ra như năm 1972, vì quốc lộ 4 sẽ bị uy hiếp nặng và nếu rút cả sư đoàn 21 đi thì lại nguy hiểm cho Cần Thơ.

        Trong Bộ Tổng tham mưu ngụy, cũng có người đưa ý kiến nên bỏ Phan Rang cả đến Long Khánh; chỉ nên để ở Xuân Lộc một đồn tiền tiêu, co đội hình về giữ Biên Hoà, Trảng Bom, Long Bình, đường 15, Vũng Tàu, O Cấp. Ở phía Bắc, thì bỏ cả Tây Ninh, mà lui về củng cố Trảng Bàng, Củ Chi. Như thế vẫn chưa được yên tâm, vì thấy cả Bộ Tổng tham mưu không còn lấy một tên quân dự bị, nên Nguyễn Văn Minh, tư lệnh biệt khu thủ đô mạnh dạn đề nghị với Thiệu, Viên, cho rút cả sư đoàn 18 về làm dự bị, đề phòng Mặt trận có thể thọc vào thủ đô.

        Đối với ý kiến trên, Thiệu bác bỏ thẳng thừng, cho đây là những giả thuyết chủ bại. Nếu kéo dài việc cầm cự được một tháng nữa là sẽ đến mùa mưa. Thời tiết sẽ không cho phép Mặt trận mở những cuộc tiến công lớn. Họ sẽ có đủ thời gian để xây dựng lại 4 sư đoàn và như vậy thì có khả năng dùng Tây Ninh, để làm bàn đạp tiến công ra hướng bắc, chiếm lại Tây Nguyên. Để phối hợp với đòn phản công chiến lược này, họ sẽ dùng không quân đến mức tối đa, để ngăn chặn đường tiếp viện, dùng hải quân phong toả không cho ta sử dụng các cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; tăng cường các chiến hạm có hoả lực hải pháo mạnh dọc bờ biển từ Nha Trang trở vào, một mặt để trực tiếp yểm trợ cho các tiểu khu Ninh Thuận, Bình Tuy; mặt khác, ráo riết tuần thám, nhằm ngăn chặn các cuộc thâm nhập từ miền Bắc vào…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 09:36:43 am »


        Mãi đến lúc này, họ mới nhận ra là trong cách tổ chức lực lượng có nhiều chỗ rập khuôn theo Mỹ một cách máy móc, không phù hợp với tình hình địa hình Việt Nam, nên phải gấp rút “Việt Nam hóa” quân ngũ trở lại. Nhiều tổ chức nặng nề không có hiệu lực như viện giám sát, pháp viện đặc biệt, đoàn nữ quân nhân lần lượt bị giải thể. Để lấy lại lòng tin của nhân dân và quân đội, phải làm “xúc động tâm lý toàn quốc”, kích động lòng yêu nước của toàn dân, họ thay đổi chế độ quân dịch, không xem đó như là một hình phạt, mà là để thực hiện công bằng xã hội. Thiệu ra sắc lệnh bãi bỏ luật động viên 17-18 tuổi, mà nêu cao danh dự, nâng cao quyền lợi cho binh sĩ, miền phí, tăng lương cho tất cả binh quân chủng nào, cấp bậc nào, để thực hiện chính sách “huynh đệ chi binh”. Một trong những hành động cho tính quyết định đặc sắc nhất, trong những ngày tàn của cuộc đời làm chính trị của Thiệu là đóng cửa tất cả các tiệm rượu, các hộp đêm, nhà chứa ở Sài Gòn để tiết kiệm tiền, mua súng đạn.

        Khó khăn lớn nhất của quân đội Cộng hoà là vấn đề cán bộ và quân số. Nói đến các sĩ quan, Cao Văn Viên thú nhận: “Tinh thần chiến bại ngày càng bộc lộ, phổ biến, tinh thần chiến đấu giảm sút rất nhanh chóng vì gia đình thất lạc, không có tin tức của thân nhân, nên không ai còn tâm trí để phục vụ”. Số lượng quân cần tuyển là 20 vạn, chỉ đề ra trên giấy tờ cho có chuyện, rất ít có khả năng đạt được 1 phần 10 của số nói trên. Đặc biệt, Viên vô cùng lo lắng cho số phận của không quân và hải quân. Về không quân, tổng số máy bay các loại còn lại thì rất lớnm số sân bay ở miền Trung đã lọt vào tay đối phương, nhưng số còn lại ở quân khu 3 và 4 cũng tạm đủ dùng; nhưng hệ thống ra đa, kiểm báo, nhân viên điều hành thì trốn tiệt; về hải quân, là quân chủng ít bị thiệt hịa nhất, tàu thuyền hãy còn đủ để yểm trợ nhu cầu của quân lực và còn có khả năng giữa các đường vận tải chính trên các sông ngòi và dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, xăng dầu trở nên khan hiếm, vì các bến cảng đều bị uy hiếp nặng. Đạn dược còn lại cũng không phải ít: đạn bộ binh còn đủ dùng được mấy tháng, riêng bom đạn của không quân, hải quân thì còn có thể kéo dài cuộc chiến đấu đến cả năm.

        Mọi nỗ lực, cố gắng trong lúc này, theo họ đề ra đều nhằm “khôi phục lại trong vòng ba tháng tình trạng bất phân thắng bại, để có được hoà đàm”. Họ muốn kiếm một ít vốn liếng trên bàn hội nghị. Trên chiến trường chính Mỹ chưa chịu thua, thì trên chính trường, Bộ Quốc phòng và Bộ ngoại giao Mỹ vẫn còn ra thông báo: “Trong khi Hà Nội đang chuẩn bị một đòn tiến công quân sự nhanh chóng, có tính chất quyết định, chúng ta vẫn tin rằng Hà Nội sẽ lựa chọn một giải pháp ít tốn kém, lại thích hợp hơn về mặt chính trị…”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 05:00:25 pm »


Chương 18

TIA HY VỌNG CUỐI CÙNG

        Được thông báo trưa ngày 5 tháng 4, đồng chí Lê Đức Thọ sẽ đến Buôn Ma Thuột. Địa điểm đón tiếp được chọn là căn cứ huấn luyện của trung đoàn 45, ở phía đông thị xã, nơi đây bảo đảm an toàn, vừa đảm bảo bí mật và bề ngoài cũng có vẻ khang trang hơn các nơi khác. Đồng chí binh trạm trưởng, phần lo chuẩn bị cuộc đón tiếp, phần thì lo sơ tán chiến lợi phẩm từ trong kho Mai Hắc Đế ra các khu rừng cà phê, cao su ở chung quanh đề phòng oanh tạc, nào tập trung xe để bảo đảm, cho sư đoàn 320 đi vào chiến trường, nào vận tải một khối lượng hàng hóa khá lớn vào Nam Bộ nên chân không bén đất, chạy tới chạy lui hết nơi này đến nơi khác đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra. Đến gần trưa, mọi công tác chuẩn bị đón tiếp tạm xong. Bỗng một tiếng nổ long trời, làm rung chuyển các cửa chớp, phát ra từ trong đống giấy lộn đang cháy dở cạnh nhà. Liền sau đó là những tiếng nổ nhỏ hơn của đạn súng trường, thỉnh thoảng lại đêm vài tiếng nổ lớn của lựu đạn. Té ra là một kho đạn súng bộ binh ở ngay cạnh phòng khách, đang bị cháy nổ. Thật là húa vía! Lại phải cấp tốc tung người đi khắc nơi chạy nháo chạy nhào, tìm một địa điểm khác. Cuối cùng mới chọn được một ngôi nhà, nguyên là cơ quan của chính quyền trước kia. Xác mấy chiếc xe tăng còn nằm nguyên trước cổng, ngói, gạch, gỗ, sắt đổ vỡ lung tung. Chỉ còn lại được một chiếc giường. Không bàn mà cũng chẳng có ghế. Đoàn vừa đến nơi, đã thấy đồng chí Bùi San và mấy đồng chí trong tỉnh uỷ đến, vừa thăm hỏi, vừa xin chỉ thị công tác. Được gặp cấp trên để xin chỉ thị trong lúc này còn gì bằng! Cho nên, biết đoàn vừa ở xa đến, còn mệt nhưng tranh thủ thì vẫn cứ phải tranh thủ. Đành phải làm việc hết cả buổi trưa. Quảnh cảnh và phong cách làm việc sau ngày mới giải phóng, đâu đâu cũng đều tất bật như thế cả. Việc này chưa xong thì việc khác đã ập đến; hết đột xuất lại đến bất ngờ; hết tranh thủ lại đến kết hợp. Đầu óc lúc nào cũng thẳng, tay chân luôn luôn bận rộn; thế mà ai nấy vẫn luôn luôn phấn khởi, vui tươi. Mọi tính toán cá nhân đều gạt bỏ sang một bên, những vướng mắc riêng tư đều bị dẹp lại, trước mắt chỉ còn là trách nhiệm và lòng nhiệt tình, hăng say công tác.

        Đồng chí bác sĩ đi với đoàn cho tôi biết sức khỏe của “ông già” dạo này chưa tốt lắm. Vì nóng lòng muốn vào sớm, nên luôn luôn phải vượt cung; đã thế, mỗi lần đến địa phương nào, cũng phải làm việc, chẳng kể ngày đêm, căng thẳng vô cùng.

        Trên đường vào Nam Bộ trong những ngày này, việc đi lại rất khó khăn, nhất là trên đoạn đường đi trên đất Campuchia. Không phải vì đèo cao, dốc đứng, cũng không có suối sâu, sông rộng; nhưng đường thì hẹp, mà các đơn vị binh khí kỹ thuật, đặc biệt là những đơn vị tên lửa, xe tăng, choán hết cả mặt đường, không tài nào vượt lên trước được. Những trận mưa đầu mùa làm cho việc đi đứng khó thêm. Vì vậy, đoàn phải đi theo đường 14. Điều đáng ngại nhất là trên những đoạn gần các vị trí cũ của địch như Đức Lập, Bu-prăng hãy còn rất nhiều mìn. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối, ngoài việc giao nhiệm vụ cho công binh phải rà phá kỹ lưỡng, binh trạm còn đưa mấy chiếc xe vận tải chở đầy gạo, đi trước mở đường; đồng thời quy định cho mọi người: tuyệt đối không được ra khỏi vệt bánh xe. Khi nghỉ, chỉ được đứng giữa đường.

        Từ Bù Gia Mập trở vào, người đi lại nhộn nhịp, đông vui như trẩy hội. Những khu rừng rậm, những bến vượt, đều biến thành những bãi để xe. Tuy chưa được cấp trên phổ biến, nhưng mọi người đều ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, về hướng vào mục tiêu chiến dịch sắp đến.

        Trạm đón tiếp của Trung ương Cục nằm dưới một lùm cây rậm. Gọi là trạm, nhưng chỉ lèo tèo có một lán nhỏ, không đủ che mưa, bốn bề gió lọt, với một cái bàn con, chân khập khễnh. Trông qua dấu vết trên mặt đường, cũng biết là xe cộ qua lại nơi đây khá nhiều; nhưng lại không hề có vẻ nhộn nhịp, ồn ào, náo nhiệt của một bãi xe thông thường. Tất cả các xe con, đều triệt để phân tán, ẩn dưới bóng cây, cả đến những người phục vụ cũng chia ra từng nhóm nhỏ ở rải rác chung quanh. Những người mới đến đều có ấn tượng rất tốt đẹp về việc chấp hành các qui định phòng không. Kể ra, thì từ đây vào đến chỗ Trung ương Cục, cũng chỉ có mấy cây số đường rừng thôi, bằng phẳng, rất dễ đi. Nhưng kỷ luật chiến trường không cho phép bất cứ ai được đánh xe ô tô con vào đến tận nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2017, 05:03:31 pm »


        Tất cả khách mới đến, dù là cấp gì, phải đi bằng phương tiện duy nhất: Honda ôm. Với những ai đã từng sống ở Trung ương Cục trước đây, thì so cái xe đẹp thồ trước kia, đều cảm thấy bây giờ là cả một sự tiến bộ rất dài. Đồng chí Lê Đức Thọ, vừa từ trên xe bước xuống, đồng chí trạm trưởng chạy đến báo cáo và theo sau, là một anh chiến sĩ giải phóng người vạm vỡ, đội mũ tai bèo, khăn rằn quấn cổ, khẩu AK vác chéo sau lưng. Vừa để tay lên vành mũ, anh chiến sĩ đã ôm choàng lấy đồng chí Lê Đức Thọ, bất chấp lễ tiết tác phong, trước những cặp mắt ngạc nhiên của mọi người.

        - Anh Sáu! Anh khỏe không anh Sáu! Anh Bảy (đồng chí Phạm Hùng) cho tôi ra đón anh đây. Trời đất ơi! Mấy hôm nay anh Bảy trông anh hết nói.

        Đồng chí Lê Đức Thọ tươi cười, vỗ vào vai anh giải phóng. Lần thứ hai, mọi người đều ngạc nhiên.

        - Ủa, Tư! Dạo này cậu công tác ở đây à? Đã gặp vợ con chưa?

        Vừa nói, anh vừa quàng chiếc khăn xà cột vào vai, rồi nhanh nhẹn leo lên chiếc xe honda, ngồi gọn sau lưng anh chiến sĩ giải phóng, rất tự nhiên.

        - Ta đi thôi.

        Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục, anh Tuấn và một cán bộ đã đứng đón sẵn. Vừa xuống xe, đồng chí Lê Đức Thọ vội chạy đến ôm chầm lấy đồng chí Phạm Hùng và anh Tuấn. Họ hôn nhau, lâu hơn mọi lần, nghẹn ngào, chẳng nói lên lời. Chỉ mới xa nhau chưa được 100 ngày mà tình hình đã thay đổi bằng cả một đời người. Họ như những người vừa ra khỏi giấc mơ. Suốt cả cuộc đời vào tù ra tội, biết bao nhiêu lần đứng dưới máy chém nhìn lên, hay trong ngục tối nhìn ra, tính mạng như nghìn cân treo sợi tóc, có ai trong những người đứng đây nghĩ rằng có ngày họ cùng đứng bên nhau, để nhìn đời, sáng lạn như hôm nay, và tràn trề hy vọng về những ngày mai? Trong cuộc đời làm cách mạng của mình, mỗi người đã từng gánh vác nhiều trọng trách, nhưng có nhiệm vụ nào lớn lao hơn, vinh dự hơn là trách nhiệm mà Đảng giao cho các đồng chí trong những ngày này; chỉ huy một chiến dịch quy mô nhất, quan trọng nhất, để kết thúc thắng lợi sau gần 120 năm, cả dân tộc sống trong đêm dài nô lệ. Chiến dịch hãy còn thai nghén, nhưng thắng lợi dường như đã nắm chắc trong tay. Trong những cái hôn mặn nồng, thắm thiết, còn bộc lộ cả một ý chí sắt đá, một quyết tâm to lớn và một sự nhất trí cao.

        Ngay hôm sau, bắt tay vào làm việc. Nghiên cứu các chỉ thị hướng dẫn của Bộ, thượng tá Võ Quang Hồ cùng đi trong đoàn đồng chí Lê Đức Thọ mới vào, có cho tôi biết hai điểm: Quyết tâm của Bộ Chính trị đánh Sài Gòn-Gia Định rất cao, nhưng kế hoạch phải rất vững chắc nếu cần có thể tập trung lực lượng ở phía sau lên, và phải kết thúc chiến dịch như thời gian quy định.

        Ngày 7 tháng 4 năm 1975, Thường vụ Trung ương Cục, Quân uỷ Miền họp, thông qua kế hoạch tác chiến. Có hai phương án:

        - Phương án 1, chủ yếu sử dụng lực lượng của Nam Bộ hiện có, được tăng cường thêm sư đoàn 316 và trung đoàn 95B mới từ chiến trường Tây Nguyên vào, thực hiện một số trận đánh lớn nhằm chia cắt quốc lộ 4 ở phía tây, quốc lộ 1 ở phía đông Sài Gòn. Về mặt chính trị, thì đưa quần chúng ven đô và một số nơi trong nội thành nổi dậy, làm chủ, diệt ác, thành lập chính quyền cơ sở. Nếu bước này đạt được thắng lợi giòn giã, chủ lực địch bịt thiệt hại nặng, quần chúng nổi dậy mạnh, thì tranh thủ thời cơ, đột kích vào Sài Gòn-Gia Định, nhằm vào một số mục tiêu chủ yếu như dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu v.v… Trên hướng đông, sẽ sử dụng hai sư đoàn đánh Xuân Lộc, một sư đoàn thọc sâu xuống quốc lộ 15, chiếm Bà Rịa-O Cấp; một sư ép sát Biên Hoà. Trong nội thành và vùng ven, đã có 7 trung đoàn đặc công và 60 tổ biệt động. Ở Quân khu 9, dùng hai trung đoàn, đánh sân bay Bình Thuỷ, bao vây Cần Thơ, hai trung đoàn cắt quốc lộ 4, chiếm Cái Vồn, Vĩnh Long.

        Nếu địch co cụm sớm về sát ven đô, thì chuyển sang phương án hai. Như vậy là phải đột phá bằng sức mạnh của binh chủng hợp thành và phải chờ cho đến khi Quân đoàn 3 và Quân đoàn 1 vào đủ, khoảng ngoại 20 tháng 4, mới bắt đầu nổ súng được.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM