Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:46:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt Nam  (Đọc 15268 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 08:47:57 pm »

                  Lúc này, Hồ Văn Châm đang giữ chức Bộ trưởng bộ Cựu chiến binh đã được Nguyễn Văn Thiệu (theo Sự gợi ý của CIA) cho kiêm nhiệm thêm chức tổng trưởng chiêu hồi. Hồ Văn Châm cử luôn đứa cháu ruột là Hồ Văn Mẫu phụ trách “tài chánh” vừa vét công qũy trong ngân sách của ngụy quyền Sài Gòn, vừa moi đôla Mỹ để dốc vào mưu đồ quyến rũ những người tham gia lực lượng kháng chiến quay về đầu hàng ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu. Cánh tay phải của Hồ Văn Châm là Nguyễn Văn Nam, trung tá tình báo ngụy. Nam thường xuyên liên hệ với Pônga - giám đốc chi nhánh CIA tại Sài Gòn để xin chỉ thị.

                    Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đúng vào lúc quân đội Mỹ đã phải rút khỏi miền Nam Việt Nam thì cũng là lúc guồng máy “chiêu hồi” do Mỹ giúp ngụy ở miền Nam Việt Nam phát triển tới mức cao nhất. Theo các tài liệu do CIA để lại, trong lúc này ngoài “cơ quan trung ương” đặt tại Sài Gòn, CIA còn có tới 18 ty chiêu hồi tất cả các tỉnh và đặc khu ở miền Nam Việt Nam. Theo những tên ra đầu thú khai báo với chính quyền cách mạng sau ngày giải phóng, được cử làm trưởng ty chiêu hồi là một điều vô cùng may mắn đối với bọn sĩ quan ngụy, bởi vì ngân sách dành cho công việc chiêu hồi rất dồi dào nhưng bọn này chỉ chi hết có một nửa, còn bỏ túi một nửa. Vì vậy, muốn được cử làm trưởng ty chiêu hồi, phải lót tay cho Hồ Văn Châm, cho Nguyễn Văn Thiệu và vợ Thiệu từ 600.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng tiền ngụy theo thời giá 1970 - 1975. Tuy nhiên không phải cứ hối lộ nhiều tiền là được cử làm trưởng ty chiêu hồi. Bởi vì, CIA đã biết rõ hầu hết bọn sĩ quan ngụy chỉ quen tham nhũng, vơ vét, ít có tên toàn tâm toàn ý phục vụ “chánh nghĩa quốc gia”. Do đó, mưu đồ thâm độc của CIA là “sử dụng những tên phản bội đã tham gia hàng ngũ cộng sản, nay ly khai cộng sản trở về với quốc gia”. Trong một bài giảng về công tác chiêu hồi, cố vấn Mỹ Uyliam đã nói thẳng, những sĩ quan ngụy gặp bước đường cùng, có thể đầu hàng cách mạng và được cách mạng khoan hồng. Còn những tên đã tham gia “hàng ngũ cách mạng nay ly khai, chống lại cách mạng thì cũng có nghĩa là lao vào ngõ cụt, chỉ còn một cách đâm lao theo lao, chống lại cách mạng đến cùng” Vì vậy Mỹ ngụy đã mạnh dạn “trọng đãi” một số tên “hồi chánh” bằng cách cho chúng giữ chức trưởng ty chiêu hồi hoặc những chức vụ tương tự. Phạm Hữu Tình là một thượng úy quân đội nhân dân thuộc Quân khu 5 do dao động trước bom đạn địch và cuộc sống kham khổ đã bỏ hàng ngũ kháng chiến đầu hàng Mỹ ngụy. Sau một thời gian thử tahcsh và điều tra, biết rõ Phạm Hữu Tình" thật tâm hồi chánh” CIA đã kiến nghị cho Tình làm phát thanh viên đài phát thanh “lòng mẹ” của ngụy quyền, chuyên phát đi những bài xuyên tạc chế độ, ca ngợi cuộc sống xa hoa đầy cám dỗ trong các đô thị miền Nam Việt Nam và mồi chài những người trong hàng ngũ cách mạng quay về “hợp tác” với Mỹ ngụy. Tiếp đó, Phạm Hữu Tình còn được cử làm “giảng sư” thuyết trình tại trường cao đẳng quốc phòng ngụy rồi làm quản đốc trung tâm chiêu hồi tại Sài Gòn.

                    Vẫn theo lời khai báo của những tên pahrn bội không kịp di tản, thời kỳ Nguyều Xuân Phong rồi Nguyễn Ngọc An phụ trách bộ máy chiêu hồi, hai tên này ít chú trọng đến việc sử dụng hồi chánh viênvào “công tác thuyết trình”. Nhưng đến thời kỳ Hồ Văn Châm phụ trách, cũng là thời quan thầy ClA đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm từ việc tận dụng các “hồi chánh viên” nhằm “khuếch trương thắng lợi” Cái gọi là “công tác thuyết trình” nhằm cử một đoàn tay sai đi “diễn thuyềt”, vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt bôi đen chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam đã được Mỹ Ngụy “đẩy mạnh thêm một bước quan trọng”. Dưới sự chỉ đạo của ClA tên trung tá tình báo ngụy Nguyễn Nam đã tập hợp được một đoàn vào khoảng 20 tên, gồm những tên phản bội trước kia đã từng làm cán bộ chính trị, cán bộ quân sự, trí thức, sinh viên lần lượt đi “nói chuyện” tạì nhiều thành thị và cả một sổ vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam. Bọn này còn được sử dụng để lung lạc tinh thần những quân nhân và cán bộ trong lực lượng cách mạng chẳng may bị chúng bắt được. Tên cố vấn chiêu hồi Rôơớt Philsơ đã đúc kết: “sử dụng hồi chánh viên vào công việc tẩy não tù binh có hiệu quả hơn là dùng cha cố”.

                   Theo gợi ý của các cố vấn Mỹ, Hồ Văn Châm còn tận dụng nhiều hình thức thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí, văn nghệ phục vụ cho công tác chiêu hồi. Xuân Vũ, một tên đào ngũ dọc đường hành quân vào Nam, phản lại Tổ quốc và nhân dân đã được Hồ Văn Châm cử làm trợ tá cho Phạm Hữu Tình với chức phó quản đốc trung tâm chiêu hồi, Xuân Vũ còn được “trung tâm chiêu hồi” chi tiền để viết cuốn sách “đường đi không đến” cố nhấn mạnh vào những nỗi gian khổ trên dọc dường xuyên qua dãy Trường Sơn dưới bom đạn ác liệt, với những câu triết lý sa đọa của một kẻ tuyệt vọng mất hết ý chí chiến đấu, không còn phương hướng dấu tranh. Trong lời đề tựa cho cuốn “Đường đi không đến” của Xuân Vũ, Hồ Văn Châm Viết:

                   “Tôi gặp nhà văn Xuân Vũ giữa năm 1971 sau khi anh đã thành công vượt mọi gian khổ, vượt qua được dãy Trường Sơn nhưng không vượt qua được nỗi khủng hoảng ngày đêm dằn vặt tâm tư. Tôi nhớ là đã nói chuyện nhiều với nhà văn Xuân Vũ về “Đường đi không đến của anh”. Tôi đã tâm sự với nhà văn Xuân Vũ về việc gia tiên ngày xưa đương chức tri huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã hưởng ứng việc Cần Vương để rồi ngậm ngùi, thống hận từ trần, tuổi chưa được 40. Sau này đến lượt gia nghiêm khăng khăng không chịu ném bút lông cầm bút sắt, cơn khủng hoảng lý tưởng càng trầm trọng hơn, đường đi hoàn toàn nghẽn lối. Tôi đã nói cho nhà văn Xuân Vũ biết là, kinh nghiệm dòng họ khiến cho tôi ngày nay nghĩ rằng chúng ta không thể quá khích mà cũng không thể tiêu cực. Đường đi của chúng ta phải là con đường thích nghi với hoàn cảnh…”

                    Lý luận chiêu hồi của Hồ Văn Châm là như vậy. Luận điểm này được CIA khen là khôn ngoan, hợp thời, đúng với tâm lý. Bởi vì, lúc này Mỹ đang thua và rõ ràng không tài nào thắng nổi. Nhưng phía cách mạng cũng có nhiều khó khăn, vùng giải phóng chưa mở rộng, hầu hết các thành thị và trung tâm dân cư hãy còn do Mỹ ngụy kiểm soát. Các cố vấn CIA nhận xét, lúc này mà tuyên truyền quảng cáo cho “sức mạnh” của Mỹ rất khó lọt tai, mà bịa đặt những chuyện hoang đường như “Bẩy tên Việt cộng quá gầy gò ốm yếu đánh đu vào cọng đu đủ không gẫy” cũng không lừa bịp nổi ai. Chi bằng, đánh vào ngại chiến tranh ác liệt, kéo dài vì “không bên nào thắng cũng không bên nào thua”, trong lúc “giao thời” này hãy “thích nghi với hoàn cảnh” bằng cách tìm hiểu một cuộc sống “hưởng lạc, yên ổn” trong các trung tâm dân cư dưới sự kiểm soát của Mỹ ngụy.

                   Các cố vấn CIA đã kiến nghị với Bộ tư lệnh Quân sự Mỹ ở Sài Gòn “giúp” ngụy đủ mọi phương tiện tối tân hiện đại nhất để phục vụ cho công tác chiêu hồi, Gần 50 chiếc máy bay U10 đã được lầu năm góc trao cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để dùng vào việc kêu gọi những phần tử đang hoang mang dao động từ hàng ngũ cách mạng chạy sang phía Mỹ ngụy. Một tài liệu của CIA viết, đây là loại máy bay đặc biệt, có thể cất cánh hạ cánh trên một đường băng rất yếu, có thể bay từ tốc độ 45 km đến 250km/giờ, có thể bay sát ngọn cây. Máy bay có hai người. Người lái là một phi công Mỹ. Người gọi loa là một sĩ quan, hạ sĩ quan và cũng có khi là một mĩ nhân viên thuộc trung tâm chiêu hồi của ngụy. Trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải trực tiếp nói, mà chỉ cần bấm nút khởi động những cuốn băng từ đã ghi âm sẵn những lời kêu gọi thống thiết, có khi là “của một chiến hữu vừa rời bỏ hàng ngũ cộng sản chạy sang phía quốc gia”, có khi là tiếng than vãn của người mẹ, tiếng nỉ non của người vợ có chen lẫn tiếng khóc của trẻ con. Có khi là những bản nhạc vàng “phản chiến”, những bài ca “vọng cổ hoài lang não ruột”.

                    Đề cập tác động của những chuyến bay U10 này, CIA đã ghi lại lời khai của một người lính trẻ đào ngũ tên là Thái Quang Toản như sau: giữa đêm khuya thanh vắng chiếc máy bay quái dản lượn vo vo trên đầu chúng tôi như một bóng ma. Chúng tôi nằm trên võng. Mọi người đều giữ im lặng nhưng tôi có cảm giác những người bên cạnh tôi lúc này cũng đang căng mắt ra như tôi, theo dõi từng vòng lượn của chiếc máy bay, chú ý lắng nghe những giọng nói ma quái từ máy bay vọng xuống. Một lát sau, giọng nói im bặt, tiếng máy bay cũng tắt, hình như để những người dưới đất tự suy ngẫm về những lời vừa mới đươc nghe. Một lát sau, máy bay lại luồn tới. Lại có những giọng nói từ trên cao, từ trong đêm rót xuống, lọt qua màng nhĩ, lọt vào tận trong mạch máu của chúng tôi. Sáng hôm sau vừa báo thức, tôi choàng mắt dậy đã thấy nhiều tờ truyền đơn rải từ trên máy bay xuống trong đêm hôm trước trắng xóa cả một vùng. Có cả những tấm ảnh, những tờ giấy thông hành chỉ dẫn cách “chạy sang phía bên kia” như thế nào. Cấp trên ra lệnh hủy tất cả những thứ gì từ máy bay ném xuống. Nhưng tôi đã kịp giấu nhanh vào trong túi áo “tờ rơi” để phòng thân.

                    CIA cũng chỉ dẫn cho ngụy, không rải truyền đơn một cách tràn lan mà là “tiến công có trọng điểm” Cứ sau một trận đánh lớn hoặc một trận ném bom ác liệt là chiếc U10 mới xuất hiện, rải truyền đơn và “rót” những luận điệu chiến tranh tâm lý vào tận “đáy sâu tâm hồn” của những kẻ hoang mang dao động đang mệt mỏi về thể xác và hoảng loạn về tinh thần.

                   Do tập trung tiền của, công sức và tận dụng đủ mọi phương tiện tinh vi hiện đại, các cố vấn CIA đã “giúp đỡ” được cho chính quyền ngụy thu hút được một số “hồi chánh viên”. Tuy nhiên, như chính các tài liệu mật của CIA đã ghi nhận, trong hàng ngàn binh lính và sĩ quan cộng sản chạy sang hàng ngũ ոgụy quân, hầu hết đều là bọn hèn nhát, không chịu đựng được gian khổ ác liệt. Một số ít nữa bỏ đồng đội đầu hàng dịch vì bất mãn địa vị hoặc có mâu thuẫn gay gắt với cấp trên, với đơn vị. CIA thừa nhận, chưa có ai rời bỏ hàng ngũ cộng sản vì được lôi cuốn bởi những “lý tưởng chủ nghĩa quốc gia” của chính quyền ngụy. Chúng cũng thấy rõ như vậy cho nên Hồ Văn Châm đã “đi một nước cờ” nữa là thúc ép một số “hồi chánh viên” phải tham gia đảng dân chủ của Thiệu. Hồ Văn Châm còn đi xa hơn nữa bằng cách tập hợp một số phần tử xa đọa nhất “phần lớn đã phạm kỷ luật nặng khi còn tham gia lực lượng kháng chiến” tổ chức thành những “đơn vị vũ trang” cầm súng chống lại cách mạng. Tên Lê Văn Lập trước kia là xã đội phó ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi chạy sang đầu hàng Mỹ ngụy đã được CIA cho làm đại đội trưởng chỉ huy một đại đội vũ trang để chống lại cách mạng.

                   Mưu đồ của CIA rất nham hiểm, tham vọng của CIA trong kế hoạch “chiêu hồi” cũng rất lớn nhưng kết quả thu lượm được cũng chỉ có hạn, như chính chúng đã thừa nhận. Đơn vị vũ trang cao nhất mà chúng thành lập được cũng chỉ tới cấp đại đội. Trong cuộc tổng tiến công vũ bão mùa xuân năm 1975, những đại đội này nhanh chóng bị tiêu diệt hoặc tan rã trong cuộc tiến công thần tốc của các lực lượng vũ trang cách mạng.

                   Nhiều tên phản bội, đào ngũ, không di tản kịp theo quan thầy đã bị nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân bắt sống. Chúng ăn năn, hối hận thì đã quá muộn. Trước chính quyền cách mạng chúng chỉ còn một con đường là cúi đầu nhận tội, thành khẩn khai báo đầy đủ những tội lỗi mà chúng đã phạm, cung cấp cho nhân dân những tài liệu cụ thể về tội ác của CIA


Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 08:54:49 pm »

11. CIA TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI NỘI GIÁN TRONG HÀNG NGŨ CÁCH MẠNG
   

                  Đầu năm 1960, Tổng thống Mỹ Risớt Ních xơn bước vào Nhà trắng thay Lindơn Ben Giônxơn, người đã “tự cách chức mình” sau những thất bại nặng ở miền Nam Việt Nam. Lúc này, nhà Trắng vẫn chưa hết choáng váng về cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân 1968. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng an ninh quốc gia dưới sự chủ tọa của Níchxơn, các thành viên trong hội đồng này đã nhất trí đặt trọng tâm số một vào việc đối phó với cao trào cách mạng miền Nam Việt Nam. Đi đôi với kế hoạch “bình dịnh” Cục tình báo trung ương còn xúc tiến một loạt kế hoạch nữa, mang nhiều tên gọi khác nhau, nhằm tổ chức một mạng lưới nội gián trong nội bộ phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam.

                   Thật ra, vấn đề tổ chức nội gián không phải là một chủ trương mới. Từ hồi thực dân Pháp bắt đầu tiến công xâm lược Việt Nam, phòng nhì tức cơ quan tình báo của Pháp đã tốn nhiều công sức, tiền của để bố trí mạng lưới trong lực lượng kháng chiến của nhân dân ta. Khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp độc chiếm miền Nam Việt Nam, kế hoạch đầu tiên của tình báo Êtuốt Lenxđên cũng để cập chủ trương bố trí nội gián trong các cơ quan chính quyền và đoàn thể ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên chưa bao giờ việc “cắm nội gián” lại được chú trọng đặc biệt và thực hiện trên một qui mô lớn như thời kỳ Risớt Níchxơn mới bước vào nhà Trắng. Vấn đề này cũng dễ hiểu. Sau hàng loạt thất bại nặng nề ở miền Nam Việt Nam mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược hồi Tết Mậu Thân, đế quốc Mỹ ngấm đòn càng thẩm thía “sự quan trọng cấp thiết phải có những điệp viên “luồn sâu, leo cao” trong guồng máy lãnh đạo của đối phương thì mới hy vọng nắm được phần nào “những chủ trương có tính chất chiến lược của Việt Cộng” để kịp thời đối phó”.

                    Những tài liệu của Mỹ ngụy để lại chưa kịp thiêu hủy trong cơn tháo chạy tán loạn cho biết, ngay từ tháng 1-1969 chi nhánh CIA tại Sài Gòn đã vạch ra một kế hoạch mang tên Con chim lửa (Fire bird) nhằm bố trí một mạng lưới nội gián rất rộng trong hàng ngũ đối phương. Sau khi thảo luận kỹ với Nguyễn Khắc Bình là đặc ủy trưởng phủ đặc ủy Trung ương tình báo ngụy, kế hoạch “Con chim lửa” của Mỹ được “Việt Nam hóa” bằng cái tên gọi theo từ Hán - Việt là Hải Yến “chim én biển”. Trong cuộc họp nhằm triển khai kế hoạch Hải Yến, cả Mỹ lẫn ngụy đều thống nhất nhận định tình hình miền Nam Việt Nam đang có nhiều diễn biến không thuận lợi cho bọn chúng. Hội nghị Pari nhằm giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng biện pháp hòa bình đã bắt đầu. Tổng thống Mỹ Níchxơn cũng đã “ngầm” chấp nhận việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam “theo từng bước nhỏ giọt” kết hợp với kế hoạch chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh Việt Nam, dùng quân ngụy thay cho quân Mỹ. Như vậy là  đến một thời gian nào đó hiệp định Pari sẽ được ký. Bước đầu tiên trong việc thực hiện hiệp định, như diễn biến thông lệ của các thỏa thuận quốc tế, sẽ là trao đổi tù binh giữa các bên tham chiến. Vì vậy, nội dung chủ yếu của kế hoạch Hải Yến là “tuyển chọn trong số cán bộ và sĩ quan của đối phương bị bắt làm tù binh những phần tử đã bị dụ dỗ, mua chuộc, tổ chức huấn luyện bí mật để đào tạo thành điệp viên ngầm” rồi cho quay trở lại hàng ngũ đối phương dưới các hình thức ân xá, phóng thích, hoặc trao trả khi có giải pháp chính trị”. Những điệp viên ngầm này sẽ tìm cách chui vào nội bộ các cơ quan cách mạng, khéo léo tạo ra một vỏ bọc kín đáo, cố gắng luồn sâu, leo cao, chờ cơ hội có người tới tiếp xúc theo ám hiệu đã qui định sẽ móc nối liên lạc, nhận nhiệm vụ và phương tiện hoạt động, đáp ứng các yêu cầu lúc dó của CIA. Nếu chiến tranh kéo dài, những điệp viên ngầm này sẽ cung cấp cho CIA các chủ trương chiến lược của đối phương đối với chiển tranh và đàm phán. Nếu chiến tranh kết thúc thì những diệp viên này vẫn tiếp tục trong khuôn khổ “kế hoạch hậu chiến” của CIA, Như vậy là, dù hội nghị Pari kéo dài hay là hội nghị Pari kết thúc bằng giải pháp chấm dứt chiến tranh, CIA vẫn có một loạt diệp viên ngầm trong hàng ngũ đối phương để thực hiện các công tác phá hoại.

                   Trong hồ sơ mật của Mỹ ngụy bỏ lại sau khi tháo chạy cũng ghi rõ trên giấy trắng mực đen, bản “phân công phân nhiệm” như sau:

                   Bộ phận chỉ đạo:

                   - Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình đặc ủy trưởng Phủ đặc ủy Trung ương tình báo.
                   - Đại tá Nguyễn Phi Phụng, phụ tá.
                   - Đại tá Lợi Nguyên Tấn, phụ tá.


                  Bộ phận tham mưu:
                  – Trung tá Phạm Công Tâm (tức Nguyễn Đức Duy) giám đốc Ban 4. (Tên này trước kia đã giữ chức Cục trưởng cục tinh báo quốc gia, đã dược cử đi học ở Mỹ và đã làm luận án tiến sĩ về khoa học chính trị, được Nguyễn Khắc Bình ủy nhiệm đặc trách chỉ huy toàn bộ kế hoạch Hải Yến, mọi ý kiến đề đạt đều trình bày thẳng với đặc ủy trưởng Nguyễn Khắc Bình không phải qua văn phòng đặc ủy).
   
                       – Đại úy Nguyễn Lưu Mỹ, chuyên viên thiết kế, chánh sự vụ A17 thuộc Ban A, được ủy nhiệm làm tham mưu trưởng cho Phạm Công Tâm, đặc trách phần công tác Bắc vụ, bí số A89.

                  - Nguyễn Chí Vỹ, đốc sư hành chính, chuyên viên thiết kế, tham mưu phó cho Phạm Công Tâm. (Năm 1972 khi Nguyễn Lưu Mỹ thuyên chuyển sang bộ Quốc phòng ngụy, Nguyễn Chí Vĩ đã thay Nguyễn Lưu Mỹ làm tham mưu trưởng đến tháng 10 năm 1973 thì chuyển sang làm phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngãi)

                  - Đại úy Bùi Văn Tuấn phụ tá cho Nguyễn Lưu Mỹ.

                  - Đại úy Trần Trọng Nghĩa (tức Đỗ Đàn) Nguyên trưởng đốc khảo sát địa lý Ban T thuộc Cục tình báo Quốc nội, trưởng phòng kế hoạch Ban Z, phân vục phản gián, phụ trách công tác Nam vụ, bí số A69.

                  - Nguyễn Văn Hai, nguyên chủ sự phòng hồ sơ Ban A, được đặc trách đảm nhiệm toàn bộ hồ sơ kẽ hoạch Hải Yến,


                 Bộ phận liên lạc các trại giam (nhằm tuyển chọn bước đầu đưa về trung tâm thẩm vấn (tức Ban Q) để sát hạch trước khi tuyển chọn chính thức):

                 - Đại úy Nguyễn Quốc Thanh.
                 - Trung úy Nghiêm Trọng Minh,
                 - Trung úy Vũ Vĩnh Hiên.
                 - Trung úy Dương Hồng Chương.

                Bộ phận thầm vấn đặc trách việc sát hạch những tù binh được đưa về Ban Q. Qua những cuộc thẩm vấn này sẽ tìm hiểu tư tưởng, năng lực, chỗ mạnh chỗ yếu của những tù binh sơ bộ tuyên truyền để quyết định sử dụng chính thức

                - Đại úy Nguyễn Lưu Mỹ.
                - Đại úy Trần Trọng Nghĩa.
                - Trần Văn Thạch, tình báo viên trung cấp.
                - Văn Công Danh, tình báo viên trung cấp.
                - Nguyễn Quang Nghĩa, tình báo viên cao cấp.
                - Nguyễn Văn Đức, tình báo viên cao cấp.
                - Nguyễn Văn Thi, đốc sự hành chính.
                - Trung úy Nguyễn Thanh Vấn, phụ tá.
                - Thiếu úy Nguyễn Ngọc Nhân, phụ tá.
Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:00:33 pm »

                  Bộ phận trắc nghiệm – gồm hai phân ban:

                    - Phân ban trắc nghiệm bằng máy phát hiện nói dối do cố vấn Mỹ trực tiếp thực hiện, có phiên dịch (thông dịch viên) dịch các câu hỏi và trả lời trong trường hợp cố vấn Mỹ chưa thông thạo tiếng Việt.

                    - Phân ban trắc nghiệm tâm lý nhằm thử trí thông minh, tính nhậy bén linh hoạt đối phó với những tình huống éo le, phức tạp, bất ngờ do các cố vấn CIA và chuyên viên tình báo ngụy cùng phối hợp tiến hành, Phía ngụy có: Nguyễn Lưu Mỹ, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Quốc Thanh, Âu Vĩnh Hiên, Dương Hồng Chương.

                    Bộ phận huấn luyện nhằm giảng dậy đào tạo, những tù binh đã được tuyển chọn trở thành điệp viên ngầm để cài cắm trong hàng ngũ đối phương:

                   - Nguyễn Chí Vỹ và Nguyễn Văn Hai đặc trách giảng dậy các bài tình báo cơ bản.
                   - Thiếu tá Bửu Hậu, đại úy Nguyễn Đăng Bá, Nguyễn Văn Tuyến huấn luyện các môn: chống thẩm vấn, chống ngoại tuyến.
                   - Các cố vấn Mỹ huấn luyện kỹ thuật truyền tin, mật mã sử dụng mực hóa học.

                   Bộ phận an ninh bảo vệ các trung tâm và cơ sở thẩm vấn, huấn luyện, điều hành công tác:

                   - Trung úy Nguyễn Thanh Vân chỉ huy lực lượng cảnh vệ.
                   - Trung úy Trần Quang Sáng.
                   - Trung úy Dương Hồng Chương.
                   - Thiếu úy Nguyễn Ngọc Nhẫn.
                   - Trung sĩ Lê Văn Gia.
                   - Trung sĩ Trần Việt Lực.
                   - Trung sĩ Kiều Văn Hoàn.
                   - Trung sĩ Đoàn Đức Diêm.
                   - Trung sĩ Nguyễn Văn Quang.
                   - Trung sĩ Nguyễn Văn Rân.
                   - Hạ sĩ Huỳnh Ván Hòa,

                   Bộ phận cố vấn gồm các nhân viên tình báo CIA chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho tình báo ngụy các mặt tổ chức, huấn luyện, viên ngầm, bố trí và sử dụng mạng lưới điệp viên ngầm.

                   Rôlin: cố vấn trưởng, phụ trách chung các cố vấn.
                   Phorenxit, Chêri, Hecman, Xtiuốt, Ben Xpringo, Macđônen phụ trách diều khiển thiết bị trắc nghiệm chỉ đạo kế hoạch thầm vấn (nhiều lúc trực tiếp thẩm vấn, quyết định sử dụng hoặc loại bỏ các điệp viên ngầm đã tuyển chọn).

                   Bộ phận phiên dịch gồm các thông dịch viên Phủ Văn Liêm, Phạm Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hồng Tước đã làm thông dịch viên trong tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Tất cả ba thông dịch viên này đều đều là người miền Bắc di cư vào Nam.    Theo lời khai của những điệp viên ngầm đã ra đầu thú, chi phí cho kế hoạch Hải Yến đềụ do CIA đài thọ. So với các kế hoạch tinh báo khác, kế hoạch Hải Yến được CIA “ưu tiên tuyệt đối”, Cần chi tiêu những gì, hết bao nhiêu tiền đều được giám đốc chỉ nhánh CIA tại Sài Gòn xét duyệt rất nhanh chóng. Tòa lại sứ Mỹ tại Sài Gòn cũng như Bộ tư lệnh quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam đều tỏ ra rất sốt sắng trợ giủp cho các kiện nghị của CIA, ví dụ như sử dụng chuyên cơ để đưa tù binh từ Côn Đảo về Sài Gòn, xây dựng các bin dinh dùng vào việc thẩm vấn, huấn luyện. Các điệp viên ngầm sau khi được CIA chính thức sử dụng đều dược hưởng “chế độ dặc biệt” về ăn uống, lương bổng, chi tiêu theo yêu cầu. Trung bình mỗi điệp viên ngầm từ lúc bắt đầu tuyển chọn đến khi tung đi hoạt động tốn hết nửa triệu đồng liên ngụy.

                   Bọn nhân viên phủ đặc ủy trung ương tình báo ngụy ra thú tội với chính quyền cách mạng cho biết. CIA đã tiến hành công việc tuyển chọn và đào tạo điệp viên ngầm rất công phu theo từng bước có nghiên cứu kỹ. Trước hết, các cố vấn CIA cùng với một số nhân viên đặc ủy nghiên cứu kỹ tập hồ sơ của những tù binh dã được hỏi cung, bước đầu phát hiện những người có thể hợp tác với chúng. Sau đó, chúng lập danh sách những tù binh đã sơ bộ lựa chọn này rồi đề nghị với các trại giam “cho mượn tạm” số tù binh đó, dưa về Ban Q tức ban liên hệ với các trại giam để chúng trực tiếp thẩm vấn một lần hoặc nhiều lần nữa Những tù binh mà CIA tuyển chọn làm diệp viên ngầm thường là những cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan và tù binh khoảng 25 tuổi, sức khỏe tốt, thông minh. nhanh nhẹn, phản ứng nhậy với các tình huống bất ngờ, đang hoang mang dao động vì chiến tranh kéo dài, ác liệt, hoặc tốt nhất là dang có một tâm tư phiền muộn, một ác cảm hay điều gì đó bất mãn với cấp trên, với đơn vị, với cơ quan. Theo các cố vấn CIA truyền lại cho ngụy, nếu chọn được các sĩ quan cấp càng cao càng tốt. Nếu là hạ sĩ quan thì ít nhất pahỉ là những người đã học hết trung học phổ thông, nếu có chuyên môn kỹ thuật về thông tin càng tốt. Nếu là cán bộ dân sự thì tốt nhất tuyển chọn được các cán bộ dân chính, các bác sĩ, kỹ sư có chuyên môn, có hiểu biết về xã hội, kinh tế, văn hóa ở miền Bắc và vùng giải phóng Những ngừoi nào sau khi trao trả tù binh và nhân viên dân sự có khả năng lại quay trở lại làm việc trong các cơ quan Nhà nước, bí mật thu nhập tin tình báo phục vụ cho các âm mưu đen tối của chúng.

                   CIA rất chú ý đến những người xuất thân từ các gia đình địa chủ, phong kiến, tư sản, tiểu tư sản có “vướng mắc với cách mạng” những phần tử bất mãn “tự cho là có tài nhưng không được trọng dụng”, Những cán bộ chiến sĩ có gia đình họ hàng ở miền Nam, nhất là trong các đô thị bị Mỹ ngụy tạm chiếm cũng được CIA “đặc biệt chú ý”. Các cố vấn CIA coi những gia đình ở miền Nam trong vùng chúng khống chế là “cơ sở tốt để chuyển hóa, nắm chặt đối tượng”. Trong khi thẩm vấn, chúng cố “phát hiện và nắm bắt” những đối tượng có những sở thích cá nhân, ham muốn thèm khát cuộc sống xa hoa trụy lạc, ngại hy sinh gian khổ. Dĩ nhiên chúng “đánh giá cao” những phần tử đầu hàng phản bội, thích phiêu lưu mạo hiểm, thích tiền, thích gái, tự nguyện hợp tác với chúng.

                   Những tập hồ Sơ Mỹ ngụy chưa kịp thiêu hủy trong khi tháo chạy có ghi, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1973 chúng dã tuyển chọn điệp viên ngầm từ rất nhiều các trại giam ở Biên Hòa, Đà Nẵng, Plây cu, Cần Thơ, Quy Nhơn, Phú Quốc. Mỗi lần, chúng chỉ “mượn” từ các trại giam này từ 4 đến 5 tù binh hoặc cán bộ dân sự bị bắt giam, thẩm vấn xong một đợt lại trả về các trại giam cũ.

                   Sau khi được đưa về Ban Q mỗi tù binh phải viết một phiếu lý lịch và chụp hai ảnh “một ảnh chụp thẳng mặt nhìn rõ cả hai tai, một ảnh chụp nghiêng nhìn rõ sống mũi; nếp trán, nếp cổ” rồi lăn tay làm thẻ căn cước. Cuối cùng số tù binh này được ghi vào danh sách “theo dõi đặc biệt”, ghi số thứ tự bắt đầu từ 101 có gắn thêm hai chữ BM. Sau này, khi có tù binh nào chịu hợp tác với CIA thì dùng luôn số thứ tự ghi trong danh sách đó làm “bí số” tiếp tục theo dõi. Bí số này chính bản thân điệp viên ngầm cũng không biết, mà chỉ riêng CIA và những nhân viên đặc ủy chịu trách nhiệm “nắm” bọn điệp viên ngầm này biết riêng với nhau. Còn bản thân điệp viên ngầm cài cắm làm nội gián trong hàng ngũ chính quyền và quân đội cách mạng sẽ có một danh sách và bí số riêng.

                   Nhìn chung, cuộc “thẩm vấn khai thác” tại Ban Q cũng giống như những cuộc hỏi cung ở các trại giam cũ nhưng hình thức hoàn toàn khác hẳn. Tại Ban Q tù binh được xét hỏi riêng biệt từng người trong một gian phòng khang trang, đầy đủ tiện nghi. Tù binh không bị đánh dập, xỉ nhục hoặc quát mắng mà được chào hỏi lịch sự, được mời hút thuốc lá thơm, ăn kẹo bánh trái cây, uống sữa, cà phê, rượu bia, nước ngọt. Nói một cách cụ thể hơn, dây không phải là cuộc thẩm vấn theo kiểu hỏi cung (vì việc hỏi cung đã tiến hành rồi) mà là buổi “nói chuyện, thân mật, cởi mở” nhằm dụ dỗ, mua chuộc làm điệp viên ngầm cho CIA. Những tài liệu của Mỹ ngụy cho biết, chúng đã sử dụng khách sạn Mã Nhận Tân, thách sạch Tân Lộc, nhà 305 Nguyễn Minh Chiến Gia Định, nhà số 60 và 261/1 Trương Minh Ký: nhà số 44 và 45 Trương Quốc Dung cùng với một sổ biệt thự nữa trên đường Công Lý, đường Lê Văn Duyệt kéo dài, đường Bùi Thị Xuân, đường Phạm Đặng Hưng. Đa Kao vào việc này

                   Mỗi cuộc “thẩm vấn” thường tiến hành rất nhanh. Chỉ vào khoảng một buổi rồi lại trả về trại giam cũ. Nếu tù binh nào cần thẩm vấn lâu hơn, tức là đòi hỏi nhiều thời gian hơn để “cảm hóa” thì sẽ tiến hành làm nhiều đợt, sau mỗi đợt lại đưa về trại giam cũ cho “suy nghĩ” ít lâu sau lại gọi lên. Làm như vậy, CIA giữ cho dám tù binh bị mua chuộc cái vỏ bọc bí mật, không bị đồng dội trong trại giam cũ nghi ngờ. Mọi người chỉ nghĩ đơn giản số tù binh này bị gọi lên để “hỏi lại” những chi tiết chưa khai báo rõ trong những lần hỏi cung trước.

                   Từ năm 1971, CIA tập trung tuyển chọn những tù binh và cán bộ dân sự mới bị bắt, chưa có nơi nào thẩm vấn đề giữ bí mật. Kế hoạch Hải Yến không chủ trương sử dụng tù chính trị vì tù chính trị thuờng đã bị giam lâu được các tù nhân trong trại giam quan tâm chú ý. Và nhất là những người tù chính trị đã bị giam lâu càng kiên định vững vàng, khó khuất phục mua chuộc dụ dỗ.

                   Sau giai đoạn thầm vấn mà phủ đặc ủy tình báo ngụy gọi là giai đoạn “tuyển chọn sơ khởi”, nếu đối tượng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về tư tưởng (quyết tâm đi theo con đường phản bội chống lại cách mạng), khả năng (có trình độ làm điệp viên ngầm) và điều kiện (có thể bố trí làm nội gián) lúc đó sẽ được chuyển sang giai đoạn “dự tuyển” và được đưa sang “nhà an toàn” được sống thoải mải nhưng vẫn bị giám sát, bí mật theo dõi, có quân cảnh bí mật canh gác ngôi nhà ở. Trong thời gian này đối tượng tuyển chọn được “chiêu đãi”, cụ thể được CIA cho đi chơi phố, xem hát, xem phim, nhất là dược ăn uống thoải mái tại các “cao lâu tửu quán” hoặc khách sạn Âu, tùy thích. CIA nhận định, sau một thời gian dài chiến đấu gay go ác liệt, sống gian khổ chủ yếu ở trong rừng nay được “ăn chơi xả láng”, nhất định những tâm lý hưởng lạc trong con người sẽ trỗi dậy mạnh mẽ, không muốn trở lại cuộc sống cũ, thậm chí còn ghê sợ không dám quay trở lại con đường cũ. Nhất là trong hoàn cảnh vẫn bị Mỹ ngụy theo dõi giám sát, không được tu dưỡng mà toàn bị cám dỗ, kích thích dục vọng dĩ nhiên cứ thế lao vào con dường phản bội không giữ vững tinh thân và ý chí chiến đấu.

                   Cho tới khi đổi tượng tỏ ý tự nguyện muốn “hợp tác” với CIA lúc đó vẫn còn phải qua thiết bị “trắc nghiệm bằng máy” để thẩm tra một lần nữa xem có toàn tâm toàn ý tự nguyện hợp tác không? Việc trắc nghiệm bằng máy hoàn toàn do cố vấn CIA đảm nhiệm. Cũng chỉ có cố vấn CIA mới đủ thầm quyền kết luận chính thức có tuyển dụng đối tượng hay không? Sau đó, đối tượng làm đơn gửi lên phủ đặc ủy trung ương tình báo. Lá đơn này cũng là một thứ bằng chứng để CIA giữ làm “con tin” cột chặt điệp viên ngầm vào guồng máy tình báo của chúng.

                   Để gây “ấn tượng” cho bọn phản bội bắt đầu đi vào con đường tội lỗi làm tay sai cho chúng, CIA đã chỉ dẫn cho phủ đặc ủy tình báo ոgụy tổ chức “lễ kết nạp” với hình thức “thật thiêng liêng và long trọng”.

                   Chúng chọn một hội trường trong pհủ đặc ủy có trang trí cờ ba sọc và ảnh tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu làm nơi tiến hành “lễ kết nạp” tình báo viên. Một nhân viên cấp cao trong phủ đặc ủy tình báo đóng vai “đại diện chính phủ tới dự lễ kếtn ạp cho thêm phần long trọng”, thực tế là đến giám sát, quan sát tận mắt thái độ, cử chỉ, vẻ mặt, lời nói của đối tượng vừa mới được kết nạp xem có thật sự tụ nguyện không.

                   Sau khi tuyên bố lý do và trịnh trọng giới thiệu vị đại diện chính phủ tới chứng kiến lễ kết nạp, tên tình báo điều khiển buổi lễ mời mọi người đứng dậy làm lễ chào cờ và bỏ ra một phút mặc niệm “các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa quốc gia”. Tên sĩ quan điều khiển buổi lễ giới thiệu vắn tắt lý lịch của đối tượng và nêu rõ lý do tại sao đối tượng ly khai cộng sản để tự nguyện phục vụ “quốc gia”. Tiếp đó tên chánh sự vụ Ban A, tham mưu cho bộ phận chỉ đạo lên nói mấy lời nhận xét quá trình cảm hóa, “giác ngộ” của đối tượng và để nghị vị đại diện chính phủ chuần y kết nạp. Dĩ nhiên “vị đại diện chính phủ hài lòng chấp nhận đề nghị chánh đáng” này.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:03:38 pm »

                  Tên phản bội ly khai trước khi chính thức trở thành diệp viên ngầm của CIA phải quỳ gối trước lá cờ ngụy và ảnh chân dung Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu “đọc lời tuyên thệ”: “tự nguyện ly khai Việt cộng (hoặc cộng sản Bắc Việt) thể suốt đời trung thành với chánh nghĩa quốc gia, tuyệt đối giữ bị mật công vụ, chiến đấu tới giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp chống cộng và nguyện gánh chịu mọi hình phạt nghiêm khắc nếu làm trái lời thề”.

                     Lúc này tên đóng vai đại diện chính quyền ngụy lại tiếp tục màn kịch, nói vài câu úy lạo, tuyên bố phong cấp bậc và gắn quân hàm, quân hiệu cấp hiệu cho đối tượng vừa được kết nạp.

                     Kết thúc buổi lễ là một bữa tiệc nhẹ được tổ chức ngay lại hội trường “mừng quốc gia có thêm một tình báo viên”. Tất cả diễn biến trong buổi lễ, từ lúc chào cờ, mặc niệm, tuyên thệ đến khi “ăn mừng” nâng ly chạm cốc chúc tụng nhau đều được ghi âm, chụp ảnh, quay phim để “lưu niệm” thực tế là để có những bằng chứng cụ thể, cột chặt tên điệp viên vào cỗ xe tội ác của Mỹ ngụy. Từ lúc này trở đi tên phản bội ly khai chỉ còn một con đường xuống dốc là ôm chặt lấy chân quan thầy, chống lại cách mạng, phản lại nhân dân.

                     Sau khi đã được chính thức kết nạp, điệp viên mới được bắt đầu theo học khóa huấn luyện tình báo. Chương trình huấn luyện gồm có hai phần: tình báo cơ bản và kỹ thuật thông tin liên lạc.

                     Phần tinh báo cơ bản do sĩ quan ngụy phụ trách, gồm các bài:

                     - Phương pháp điều tra thu thập tin tức tình báo.
                     - Cách theo dõi mục tiêu và đối tượng.
                     - Cách đối phó lại khi bản thân bị theo dõi
                     - Cách liên lạc bằng “hộp thư sống”.
                     - Cách liên lạc qua “hộp thư chết”.
                     - Cách liên lạc qua mật khẩu, ám hiệu, tín hiệu.
                     - Cách nhận biết các dấu hiệu an toàn, dấu hiệu báo động trước khi tiếp xúc liên lạc.
                     - Cách thẩm vấn.
                     - Cách đối phó lại khi bị thẩm vấn.

                     Thời gian học tập phần tình báo cơ bản kéo dài 6 tuần.

                     Phần kỹ thuật thông tin liên lạc do các diệp viên CIA phụ trách gồm các bài học trên lý thuyết kèm theo thực tập.

                     - Cách thu phát tín hiệu moóc-xơ băng máy rađiô trandilô
                     - Cách chế tạo mực hóa học, ghi tin bằng mực hóa học, phương pháp đọc thư dược ghi bằng mực hóa học.
                     - Cách sử dụng máy thu phát bằng năng lượng mặt trời thay cho điện một chiều và xoay chiều, trường hợp không có nguồn điện thông thường để thu tin, phát tin.
                     - Cách thiêu hủy các tài liệu mà không để lại vết tích.

                     Thời gian học tập phần này, kể cả thực hành kéo dài từ hai đến ba tháng.    Như vậy là. Sau khi đã được kếp nạp điệp viên ngầm còn phải được huấn luyện từ 4 đến 5 tháng mới có thể trao công tác. Khu vực hoạt động đầu tiên củа điệp viên ngầm là ngay trong trại giam cũ.

                     Trước khi trở về trại giam cũ, điệp viên còn phải trải qua một thời gian thử thách nữa, nghĩa là lại phải ăn uống kham khổ, uống thuốc tiêu mỡ, để tóc bù xù, không tắm gội, lấy lại vẻ tiêu tụy, bần thỉu. Phải dự kiến trước, khi quay về trại giam cũ, các ban tù cũ sẽ hỏi: tại sao vắng mặt lâu, bị giải đi những dâu, bị chất vấn những gì... Trong trường hợp đó phải trả lời thật khéo léo để mọi người khỏi nghi ngờ. Lúc về trại phải tích cực hoạt động để gây tín nhiệm trong số các đồng đội cùng bị giam, dĩ nhiên phải cùng với anh em tham gia đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc.

                     Để bảo đảm giữ được tuyệt đối bí mật, khi điệp viên ngầm quay về trại giam cũ, chính bọn sĩ quan cai quản trại giam này cũng không biết đây là một tên phản bội vừa mới được kết nạp làm điệp viên ngầm. Vì vậy, trong khi tham gia đấu tranh trong tù, vẫn có thể bị đánh đập, trừng phạt, giam xà lim, giam ngục tối... và vẫn phải cố nghiến răng chịu đựng.

                     Chỉ trong trường hợp thật nguy kịch, khi đông đội cũ trong trại giam phát hiện được là có nội gián bố trí trong trại, quyết định thủ tiêu kẻ phản bội thì lúc đó điệp viên ngầm mới được phép sử dụng mật khẩu, nói với lính gác: “thưa ông, cho tôi gặp ngay ông chỉ huy phó” để kịp thời chuyển đi trại khác. Trong trường hợp chưa bị lộ, tên nội gián vẫn tiếp tục sinh hoạt với các bạn tù, nhưng ngấm ngầm tuyên truyền dụ dỗ, lung lạc một số “bạn thân”. Khi nào gặp được người “tri kỷ” cũng muốn đi theo con đường phản bội lúc đó sẽ lại mật báo với “ông chỉ huy phó” đề CIA bắt liên lạc và đưa đi đào tạo điệp viên mới,

                     Sau giai đoạn “thử thách và thực tập” trong trại giam (thời gian kéo dài đến bao giờ là do CIA quyết định) lúc dó điệp viên ngầm mới chính thức được cử đi hoạt động trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam hoặc ở miền Bắc.

                     Những điệp viên được chọn đi hoạt động tại các vùng giải phóng miền Nam (gọi là công tác Nam vụ) thông thường đều là những tên phản bội quê ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền ngụy bảy trò ân xá, phóng thích để “trả lại tự do” cho những người nàу. Сòn những tên sinh quán ở miền Bắc nhưng do yêu cầu tự nguyện kết hợp với nhu cầu công tác muốn hoạt động ở miền Nam Việt Nam cũng được chúng “đặc biệt” tạo cho một cái “vỏ bọc” ngoài xã hội sau khi “phóng thích”. Những tên này được quan thầy bí mật bố trí cho làm một việc bình thường trong xã hội, cố gắng hòa nhập với nhân dân. Tạm náu mình trong một thời gian rồi dần dà tìm cách chui vào các cơ quan, đoàn thể làm nội gián phá hoại cách mạng.

                     Tập hồ sơ mật của Mỹ ngụy bỏ lại trong khi tháo chạy cho biết, trong những ngày mới bắt đầu nhóm họp hội nghị Pari về Việt Nam, cả Mỹ lẫn Ngụy đều rất chủ quan. Bọn chúng đều thống nhất một nhận định chung là: “Cộng sản không thể giành được một thắng lợi hoàn toàn”, giải pháp chính trị cao nhất mà hội nghị Pari đạt được là thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần. Vì vậy rất cần phải chuẩn bị sẵn những con bài nội gián để gài vào chính phủ liên hiệp này.

                     Sau khi đã được “ân xá”, “phóng thích” hoặc “trao trả” những điệp viên ngầm này đều được quan thầy bí mật trao cho mật hiệu liên lạc, số điện thoại những cơ sở gọi là “nhà an toàn” khi cần nối lại liên lạc.

                     Những điệp viên chọn đi hoạt động tại miền Bắc, gọi là công tác Bắc vụ, nhất thiết phải là những tên phản bội quê quán ở miền Bắc. Những tên này sẽ được bố trí trà trộn vào những quân nhân hoặc nhân viên dân sự “được trao trả” hoặc “ân xá” hay “đơn phương phóng thích” Cũng có trường hợp, để tạo điều kiện cho số tay sai này có một “vỏ bọc” hấp dẫn, chúng đã dàn xếp màn kịch cho một số tên (được đặc biệt chọn lọc) vượt ngục, tìm trở lại đơn vị cũ hoặc vượt tuyến ra Bắc.

                     Khi trở lại miền Bắc, những tên này cũng náu mình kín đáo trong một thời gian, cố tích cực hoạt động trong công tác xã hội để gây tín nhiệm rồi từ đó tìm cách chui lọt vào các cơ quan chính quyền. Khi đã “bám rễ” vững chắc rồi những tên này sẽ liên lạc trở lại với trung tâm bằng đường thư tín công khai, trong thư có những tiếng lóng để báo cho trung tâm biết rằng đã “yên vị”. Lúc đó, CIA sẽ cử đặc phái viên ra “chắp nối” bắt liên lạc trở lại và trao nhiệm vụ cụ thể. Bọn nội gián đã được phổ biến trước các mật khẩu, tín hiệu, ám hiệu liên lạc để nhận ra “đặc phái viên của Trung ương” tử trong Nam ra bắt liên lạc.

                     CIA nhận dịnh, khi có một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam, tất nhiên việc đi lại giữa hai miền Nam Bắc sẽ trở nên bình thường, do đó việc liên lạc với những tên điệp viên ngầm đã chuẩn bị từ trước bố trí làm nội gián tại miền Bắc Việt Nam sẽ có nhiều thuận tiện. CIA cũng nhận định việc trả tù binh và các nhân viên dân sự bị bắt giữ là cơ hội thích hợp nhất để tung điệp viên ngầm ra miền Bắc hoạt động.

                     Trước khi trao trả, CIA đã bố trí nhân viên gọi là “cán bộ điều khiển” tới trại giam bí mật gặp gỡ từng điệp viên ngầm để kiểm tra lại lần cuối cùng xem có gì sơ hở không, điệp viên này còn vướng mắc gì không, cho tới giờ phút này có bị lộ mặt không, có nhớ mật khẩu, tín hiệu, ám hiệu liên lạc không… CIA chưa trao ngay cho diệp viên ngầm các phương tiện hoạt động, dù là những phương tiện cực kỳ nhỏ bé, tinh vi, đề phòng những điệp viên này có thể bị kiểm soát hành lý hoặc đã bị bí mật theo dõi từ trước. Chỉ khi nào đã liên lạc trở lại sau một thời gian náu mình và tạo được vỏ bọc kín đáo, lúc đó sẽ có đặc phái viên tử trung tâm liên lạc mang thiết bị hoạt động ra cho, nếu xét thấy thật cần thiết phải có những thiết bị này.

                     Tóm lại âm mưu cài nội gián là một âm mưu rất thâm độc, đã được CIA chuẩn bị rất kỹ trên cơ sở những kinh nghiệm nhà nghề đã tích lũy được từ nhiều năm hoạt động. Thế nhưng kết quả mà chúng thu lượm được hầu như không đáng kể. Cụ thể là từ cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân 1968 đến cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 cả cố vấn CIA lẫn tình báo Mỹ đều liên tiếp bất ngờ, không thể nào phán đoán được ý đồ chiến lược của ta.

                     Sở dĩ Mỹ ngụy bị phá sản trong mưu đồ bố trí nội gián, là do nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó là tinh thần yêu nước yêu chế độ và cảnh giác cao của toàn dân ta ở cả hai miền Nam Bắc. Mặt khác, trên mặt trận chiến đấu thầm lặng, các chiến sĩ an ninh nhân dân ta đã góp nhiều công sức trong việc phát hiện những tên nội gián trước khi chúng thực hiện tội ác. Mỹ ngụy ôm ảo vọng cài cắm được nhiều điệp viên ngầm trong các cấp chính quyền cảch mạng, nhưng chính các chiến sĩ an ninh của ta lại lọt được vào nhiều cấp chính quyền của chúng, kể cả cấp trung ương, thậm chí ngay cả trong “phủ tổng thống” ngụy cũng có “người của cách mạng”.

                     Cũng cần nhấn mạnh thêm, chính những tên điệp viên ngầm của CIA khi thực tế tiếp xúc với cuộc sống xã hội trong vùng giải phóng, tận mắt thấy rõ sức mạnh của cách mạng bị mất tinh thần, đã tự động ra đầu thú. Cũng khai hết những thủ đoạn của CIA, cung cấp cho cách mạng nhiều tài liệu để diệt trừ mưu đồ phá hoại của CIA ngay từ trong trứng.

                     Những tài liệu của Mỹ ngụy bị tịch thu cộng với lời khai của chính một số tên trong phủ đặc ủy trung trong tình báo ngụy đặc trách kế hoạch Hải Yến thì tử năm 1969 đến năm 1973 chúng đã nghiên cứu hơn 2000 hồ sơ thẩm vấn tù binh, đưa về Ban Q khai thác được hon 200 đối tượng, nhưng số chính thức tuyển dụng không nhiều. Điều dó chứng tỏ CIA đã rất thận trọng trong việc tuyển chọn và đào tạo điệp viên ngụy cho kế hoạch Hải Yến. Những tên này đều lần lượt sa lưới cách mạng và bị trừng phạt theo đúng pháp luật, những tên đầu thú hoặc thành khần khai báo khi bị bắt đều được khoan hồng.


Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:08:46 pm »

12. BIỆT ĐỘI THIÊN NGA VÀ KẾ HOẠCH NĂM 1975

                 Ngày 30 tháng 4 năm 1975, các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của chế độ ngụy. Từ sáng sớm ngày 27, tàu sân bay Mỹ đậu ở ngoài khơi đã lập một chiếc “cầu trực thăng vận” bằng cách liên tục đưa máy bay lên thẳng vào nội thành Sài Gòn để di tản những quan chức Mỹ và cả nhân viên ngụy có quan hệ với Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Theo kế hoạch của CIA, tất cả tình báo, gián điệp, cảnh sát ngụy ít nhiều đã lộ mặt đều được “ưu tiên hàng đầu” rời khỏi miền Nam Việt Nam, di tản sang Mỹ từ những chuyến bay đầu tiên. Chỉ có những điệp viên ngầm chưa bị phát hiện mới tiếp tục “trụ lại”, tạm náu mình một thời gian rồi CIA sẽ cử “đặc phái viên” tới, bắt liên lạc và trao nhiệm vụ sau.

                    Tuy nhiên, trong cảnh “hỗn quân hỗn quan” tranh giành nhau leo vội lên từng chiếc máy bay lên thẳng chật hẹp không phải bất cứ tình báo viên nào muốn chạy theo Mỹ cũng được. Trong số bọn mật vụ “vang bóng một thời” bị chủ Mỹ bỏ rơi, có Nguyễn Thị Thanh Thủy, thiếu tá trưởng đoàn dặc nhiệm, đội trưởng biệt đội Thiên Nga Trung ương do CIA thành lập từ tháng 8 năm 1968. Không còn đường lẩn trốn, ngày 8 tháng 5 năm 1975, Nguyễn Thị Thanh Thủy cùng một số đồng bọn, đều là những nữ tình báo viên “đắc lực” của CIA, đành phải ra trình diện trước chính quyển cách mạng.

                    Trước khi Nguyễn Thị Thanh Thủy và đồng bọn ra trình diện chính quyền cách mạng, bộ đội ta trong khi đánh chiếm trụ sở Tổng nha cảnh sát ngụy đã tịch thu được khá nhiều loại giấy tờ tài liệu mà bọn ngụy trong khi tháo chạy hoảng loạn đã không kịp thiêu hủy. Toàn bộ hồ sơ mật của cảnh sát ngụy đã được trao lại nguyên vẹn cho lực lượng an ninh giải phóng. Trong số này có bản lý lịch của Nguyễn Thị Thanh Thủy. Phạm Thị Loan, Nguyễn Thị Xuân Nga, Phạm Thị Bích Hà, Trần Thị Hạnh, Hoàng Thị Nhàn, Bạch Thị Nết... tất cả đều là “cảnh sát viên đặc biệt” thuộc biệt đội Thiên Nga Trung ương. Theo những tài liệu tịch thu được của Mỹ ngụy, kết hợp với những lời khai báo của Nguyễn Thị Thanh Thủy khi ra đầu thú với chính quyền cách mạng thì Nguyễn Thị Thanh Thủy quê ở Châu Thanh, Mỹ Tho trong những năm 1964, 1965, 1966 đã theo học tại các trường đại học Dược, rồi lại chuyển sang khoa chính trị kinh doanh, phân khoa Sư phạm nhưng không khoa nào trót lọt. Phần thì “đầu óc lãng mạn, có nhiều tham vọng ngông cuồng” phần thì “nhiều nỗi có lẽ phức tạp dưới mái trường và ngoài xã hội” (?). Nguyễn Thị Thanh Thủy đã không thể nào trở thành một bác sĩ, luật sư hoặc giáo sư mà cuối cùng đã lại rời bỏ trường đại học sư phạm để theo học trường đào tạo nữ sĩ quan cảnh sát. Lần naynhững “cá tính, khả năng và tham vọng” của Nguyễn Thị Thanh Thủy đã được các cố vấn CIA chú ý đặc biệt. Thủy trở thành một sinh viên xuất sắc của ngành cảnh sát đặc biệt và năm 1967 đã dẫn đầu một đoàn nữ cảnh sát viên trong đó có Phạm Thị Loan, Võ Thị Tố, Dương Thi Nguyệt Ánh, Bùi Thị Khánh Hòa, Trần Thị Hạnh, Trần Thị Kim Hạnh (còn gọi là Hạnh B), Võ Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Thị Kim Chi, Lý Mủi Liêm (người Việt gốc hoa) sang tham quan và trao đổi nghiệp Vụ tại Mã Lai. Lúc này, Nguyễn Thị Thanh Thủy vừa tròn 25 tuổi.

                    Trong cơn choáng váng vì đòn tập kích chiến lược Tết Mậu Thân 1968, CIA chợt nhận ra rằng lực lượng gián điệp của chúng ở miền Nam Việt Nam thiếu hẳn thành phần nữ chuyên nghiệp. Giữa lúc phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam đang phát triển mạnh, những “đội quân tóc dài” của Việt cộng có mặt ở khắp các vùng nông thôn và đô thị, nhưng cảnh sát của chế độ ngụy phần lớn chỉ tuyển lựa có nam giới, ngay cả đến lực lượng nội gián do CIA tổ chức, hầu hết cũng vẫn là nam giới, đó là một thiếu sót mà CIA tự nhận xét là “cần phải khắc phục ngay”. Thế là, dưới sự đạo diễn của CIA, một lực lượng “cảnh sát đặc biệt” gồm toàn nữ được cấp tốc thành lập ngày 6 tháng 8 năm 1968, lấy tên là “biệt đội Thiên Nga”. Mới đầu đội Thiên Nga này chỉ gồm có một đại đội nữ cảnh sát ở Sài Gòn, nhưng liền sau đó tại một số thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam cũng tổ chức, lực lượng ở Sài Gòn nghiễm nhiên trở thành biệt đội Thiên Nga Trung ương do nữ thiếu tá cảnh sát Nguyên Thị Thanh Thủy làm biệt đội trưởng.

                    Theo nhận xét của CIA, biệt đội Thiên Nga có cái “mạnh cơ bản” là toàn nữ. Những nhân viên trong biệt đội Thiên Nga được tuyển mộ từ những nữ cánh sát chuyên nghiệp. Vừa làm nhiệm vụ ở cảnh sát “đặc biệt” (mật vụ) nhằm bảo vệ chế độ ngụy, vừa làm nhiệm vụ gián điệp, tình báo nhằm phá hoại phong trào cách mạng. Lúc biệt đội Thiên Nga ra đời thì cũng là lúc tại miền Nam Việt Nam đang xuất hiện phong trảo chống đối của những người trung lập, thường được gọi là lực lượng thứ ba. Vì vậy, biệt đội Thiên Nga không chỉ nhằm vào đối tượng chủ yếu là những người cộng sản mà còn bí mật thâm nhập cả vào hàng ngũ những người trung lập, vừa dò xét, vừa lôi kéo, vừa phá hoại. Biệt đội Thiên Nga, còn phục vụ cho cả kế hoạch cài cắm nội gián cũng như kế hoạch “chiêu hồi”. Chính vì vậy nên CIA đã rất chú trọng đến các khâu tuyển lựa, đào tạo, huấn luyện và sử dụng biệt đội Thiên Nga. Thời kỳ chuẩn tướng ngụy Nguyễn Văn Hai giữ chức tư lệnh lực lượng cảnh sát quốc gia. Hai đã ký lệnh đòi các trưởng ty cảnh sát các tỉnh phải chọn lọc 1/3 nữ nhân viên cảnh sát “có năng khiếu” cử về Sài Gòn dự lớp “huấn luyện đặc biệt” để đào tạo thành những nữ cảnh sát viên đặc biệt.

                    Tập “tài liệu giáo khoa” của CIA bỏ lại trong khi tháo chạy cho biết, chương trình đào tạo nhân viên cho biệt dội Thiên Nga rất chặt chẽ. Mới đầu, những nữ nhân viên cảnh sát được tuyên chọn từ cơ sở theo học một khóa tình báo cơ bản gồm các kỹ thuật điều tra, dò xét, làm quen, thu thập tin tức tỉnh báo, bí mật truyền tin... kéo dài khoảng 1 tuần, không kể thực tập. Người nào đỗ cao và được trót lọt trong thực tập (đồng thời cũng là thử thách) mới được học tiếp khóa tình báo viên thực thụ kéo dài khoảng 6 tuần. Theo lời khai của Nguyễn Thị Thanh Thủy đã từng được cử làm giám thị rồi giảng viện tại trung tâm huấn luyện tình báo cho nữ nhân viên cánh sát mỗi khóa học lúc đầu có khoảng từ 60 đến 100 học viên, nhưng sau 4 tuần theo học khóa tình báo cơ bản đã bị “rơi rụng” từ 1 phần 3 đến 2 phần 3. Do đó khi theo học khóa tình báo viên thực thụ (còn gọi là khóa theo dõi) trung bình chỉ còn lại trên dưới một nửa số học viên khóa trước.

                    Sau khi tốt nghiệp khóa theo dõi, một lần nữa lại lọc ra khoảng một phần ba những người đỗ cao để cho theo học tiếp khóa “cán bộ điều khiển”, kéo dài khoảng 3 tháng. Được mang danh hiệu “cán bộ điều khiển” là những nữ sĩ quan biệt đội Thiên Nga có khả năng phụ trách một nhóm tình báo viên. Những tình báo viên Thiên Nga trước hết phải là người có khả năng lôi kéo, mua chuộc tổ chức được nội gián trong hàng ngũ đối phương.
                    Một bản “tài liệu giáo khoa” do CIA phụ trách biên soạn và Nguyễn Thị Thanh Thủy trực tiếp đảm nhiệm giảng dạy, có ghi:

                    “Trong công tác của biệt đội Thiên Nga gồm toàn bộ nhân viên nữ, có nhiều cái mạnh của nữ mà giới mày râu không thể có, việc tận dụng tình cảm để quyến rũ, lôi cuốn, tuyển dụng tình báo viên nội tuyến (tức nội gián) là yếu tố then chốt, căn bản có thể nói là quan trọng hơn cả.

                    Trong đảng cộng sản có đảng viên bất tmãn nhưng họ chỉ để trong lòng, chỉ riêng cá nhân họ biết mà thôi, không bộc lộ ra ngoài, dù ta là người thân của họ. Bởi vậy, phải chịu khó theo dõi lâu dài để tìm hiểu kỹ từng nhược điểm của họ mà khai thác.

                    Có 3 loại đảng viên cộng sản có thể tổ chúc thành dự tuyển viên tình báo nội tuyến:

                    1) Thành phần bất mãn: rất dễ tranh thủ nếu biết phát huy khéo léo tình cảm.    
                    2) Thành phần lừng chừng: phải dè dặt khi tiếp xúc nhưng vẫn phải tiếp xúc để lôi kéo.
                    3) Thành phần trung kiên: rất khó tranh thủ nhưng nếu tranh thủ được sẽ có rất nhiều lợi ích cho công tác của mình. Nên nhớ rằng đảng viên cộng sản dù thuộc loại nào trong ba thành phần này cũng có mặt mạnh, mặt yếu, dù nhiều dù ít, phải tìm hiểu kỹ, biết khai thác để tiến công, không nên ngại khó.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:12:04 pm »

                 Cách móc nối một dự tuyển viên tình báo nội tuyến thuộc loại khó tính nhất:

                    - Trước hết, cán bộ điều khiển phải có tài diễn xuất khôn khéo, nhiều khi phải đóng những vai mà mình chưa làm hay chưa biết bao giờ, lại phải hiểu đường lối chính trị, có thế mới đạt được mục tiêu là móc nối chính trị để lôi kéo được dự tuyển viên tình báo nội tuyến, tổ chức được nội gián trong hàng ngũ Cộng sản.

                    - cán bộ điều khiển phải biết rõ tư tưởng của dự tuyển viên, đôi khi phải ngụy tạo ra mình cũng là đảng viên cộng sản. Do đó cán bộ điều khiển phải am tường các ngôn từ chính trị chuyên môn của cộng sản để sử dụng linh hoạt khi thảo luận, nói chuyện với nhau.

                    - Cán bộ điều khiển phải giỏi tâm lý, phải biết đóng kịch, đôi khi phải biết làm cho cho dự tuyển viên xúc động, như thế họ mới dễ ngả theo mình, mà mình mới lợi dụng được họ, nắm chắc được họ lâu dài.

                    - Trong trường hợp, đối tượng đã đủ điều kiện trở thành dự tuyển viên tình báo nội tuyến, nhưng lại vụt thay đổi thái độ, khăng khăng nhất định không chịu cộng tác với mình, mình vẫn cử phải kiên gan bám sát, cố tìm hiểu tại sao đối tượng lại thay đồi thái độ. Cuối cùng nếu không còn cách nào lôi kéo được đối tượng nữa thì phải tìm cách thủ tiêu ոgay nếu không mình sẽ bị lộ vì lúc đó dự tuyển viên rất dễ phản lại mình.

                    Cán bộ điều khiển không nên điều khiển cùng một lúc nhiều đầu mối công tác nội tuyến. Ngược lại, phải đặt tất cả nỗ lực, dồn tất cả khả năng của mình vào một đầu mối công tác duy nhất để mau tiến tới địch, có như thế mới thành công.

                    Cán bộ điều khiển cũng như tình báo viên biệt đội Thiên Nga phải có khuynh hướng trèo cao, đi sâu như chui vào một mạch máu để lần đến con tim. Phương pháp theo dõi và điều tra từ bên ngoài không sao hữu hiệu và mau lẹ bằng cách đi sâu vào nội bộ của tổ chức dịch, xây dựng mạng lưới tình báo nội tuyến ăn lương của địch làm việc cho ta.

                    Về thời gian công tác phải tùy theo tính chất của đối tượng và tùy theo chủ đích của ta. Nếu cần thiết phải nuôi dưỡng đối tượng để phục vụ cho kế hoạch thì càng nuôi dưỡng lâu dài càng hay. Nhưng nếu như phải phá vỡ kế hoạch nuôi dưỡng một đầu mối để phục vụ cho kế hoạch chung thì cũng phải có gan phá vỡ ngay từ khi dối tượng mới chớm nở nghi ngờ, thậm chí phá vỡ ngay trước khi dự tuyển viên chớm nở ոghi ngờ. Trước khi phá vỡ kế hoạch phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc này đòi hỏi trí thông minh và tính quyết doán của cán bộ điều khiển.

                    Về các tiêu chuần của cán bộ điều khiển, CIA cũng định rõ:

                    Cán bộ điều khiển, ngoài việc am tường các nguyên tắc căn bản trong hoạt động tình báo, còn cần có thêm khả năng về một số lĩnh vực, như:

                    - Khả năng nghiên cứu để tổng hợp, phân tích tình hình, đánh giá tin tức tình báo thu lượm được, vạch kế hoạch hoạt dộng, đặt nhu cầu tình báo, hướng dẫn mật báo viên, tình báo viên.

                    - Khả năng thẩm vấn để thăm dò tư tưởng mật báo viên, khám phá những âm mưu phản trắc, moi tin tức trong những dịp tiếp xúc với các đối tượng.

                    - Kiến thức tổng quát: biết càng nhiều vấn đề càng tốt, biết sâu các vấn đề càng phục vụ đắc tực cho công tác. Biết tìm hiểu, chọn lọc các dầu mối hoạt động tốt. Biết đôn đốc và hướng dẫn các nhân viên đặc nhiệm.

                    - Khả năng làm việc: theo dõi thường xuyên và chặt chẽ diến biến của từng công tác xâm nhập. Mỗi tuần một lần, duyệt xét đều đặn, các đầu mối. Hàng tháng duyệt xét các mạng lưới tình báo. Duyệt xét kĩ lưỡng và ghi nhận xét vào các hồ sơ phát triền đầu mối trước khi trình khu hoặc bộ tư lệnh khối đặc biệt.

                    Biệt đội Thiên Nga còn được sử dụng dụng vào việc thẩm tra những người dao động, phàn bội đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến để tin dùng hoặc loại trừ. Tài liệu của CIA hướng dẫn cho các nữ nhân viên biệt đội Thiên Nga ghi rõ:

                    Những thành phần đã rời bỏ hàng ngũ cộng sản trở về với quốc gia, kinh nghiệm cho thấy, dù sớm hay muộn các thành phần này cũng bị cộng sản móc nối trở lại. Vì vậy, muốn thực hiện công tác xây dựng hồi chánh viên, nhân viên đặc nhiệm trong biệt đội Thiên Nga phải khéo léo tiếp xúc với họ, cố gắng gây được cảm tình với họ, rồi trên cơ sở đó khuyến khích họ chấp nhận cộng tác với ta, tác động tinh thần họ, đồng thời tìm cách giúp đỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc cá nhân để mua chuộc họ, cột chặt họ với mình, Sau đó chỉ dẫn cho họ kỹ thuật tiếp xúc và điều tra.

                    Đối với các thành phần sắp ra hồi chánh, biệt đội Thiên Nga phải cử nhân viên đặc nhiệm liên lạc thường xuyên với các trung tâm chiêu hồi đề mượn ngay những hồi chánh viên về trung tâm thẩm vấn. Các mật báo viên, tình báo viên đã xâm nhập hàng ngũ cộng sản cũng có thể phát hiện các phần tử sắp ra hồi chánh. Các hồi chánh viên đã hoàn lương cũng có thể góp phần phát hiện chiến hữu của họ sẽ ra hồi chánh theo họ. Biệt dội Thiên Nga phải có quan hệ thường xuyên với họ.

                    Có thể nói, biệt đội Thiên Nga là cánh tay rất đắc lực và rất được tin dùng của CIA trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Vì vậy, địa bàn mà CIA giao cho biệt động Thiên Nga rất rộng, các thành phần tiếp xúc rất nhiều. Biệt đội Thiên Nga còn được CIA giao cho nhiệm vụ “liên lạc chặt chẽ để khai thác các gia đình có thân nhân thoát ly theo cộng sản”. Bản tài liệu của CIA ghi: “Biệt đội Thiên Nga phải có sẵn những hồ sơ riêng về các gia đình có con em thoát ly theo cộng sản. Trong hồ sơ đó phải có những bản báo cáo, phúc trình hay tài liệu liên quan đến thân nhân của người thoát ly, những khẩu cung của những người trong gia đình bị gọi đến phỏng vấn, bản phân tích các tin tức tinh báo liên quan đến thân nhân những người thoát ly theo cộng sản. Phải nghiên cứu hồ sơ đó để đặt kế hoạch tiếp xúc, khuyến kích thân nhân tìm cách gọi con em trở về. Biệt đội Thiên Nga cần có kế hoạch xếp đặt trước cuộc tiếp xúc bí mật. Trong các cuộc tiếp xúc này, nhân viên đặc nhiệm của biệt dội Thiên Nga phải khuyến dụ những phần tử thoát ly theo Cộng sản trở về với quốc gia. Có khi những người này chưa phải đã tín nhiệm quốc gia, nhưng vì có cảm tình với nhân viên đặc nhiệm Thiên Nga, vì chán ghét chiến tranh, vì muốn hưởng lạc họ sẽ theo nhân viên chịu trách nhiệm Thiên Nga hoàn hương, khi họ hoàn hương rồi, tiếp tục khai thác sau để sử dụng hoặc loại bỏ”.

                    CIA đã hướng dẫn rất tỉ mỉ cho biệt đội Thiên Nga từng công tác cụ thể. Trong một “tài liệu giáo khoa” do chính Nguyễn Thị Thanh Thủy giảng dạy, các “giáo sư” ClA đã viết:

                    Trong công tác xâm nhập, quan trọng nhất là kế hoạch phát triển đầu mối. Kế hoạch nào cũng phải được xây dựng theo từng giai đoạn. Đây là một trường hợp cụ thể trong giai đoạn phát hiện:

                    Cán bộ điều khiển có một cảm tình viên nào đó tên là Thái chẳng hạn. Thái lại có người anh rể tên là Quảng làm huyện ủy viên cộng sản. Thỉnh thoảng, Quảng có về thăm Oanh là chị ruột của Thái nên Thái nắm được một số tin tức và nhất là những nét đặc biệt về cá tính, tác phong sinh hoạt, vui, buồn thắc mắc, chỗ yếu của Quảng. Sau khi nắm kỹ, phân tích kỹ, cán bộ điều khiển sẽ nhờ cảm tình viên Thái làm cây cầu móc nối Quảng làm đầu mối cho ta. Như vậy, Thái là người trung gian giữa cán bộ điều khiển và đâu mối.

                    Sau khi đã phát hiện đầu mối, việc đầu tiên cán bộ điều khiển phải làm là xác định xem người được chấm định làm đầu mối, có khả năng thực sự làm đầu mối được không? Muốn vậy phải:

                    - Xác thực hóa mục tiêu: cơ quan huyện ủy do Thái và Quảng nói có thực không? Có ở đúng vị trí đã nói không? Cần có công tác phối kiểm. Đối chiếu các tin tức tình báo đã thu lượm, các hồ sơ trận liệt và lời khai của các tù binh để xác nhận mục tiêu đó là có thật, hay là Thái và Quảng bịa ra dể đánh lừa.

                    - Xác thực hóa đối tượng: Quảng có thật là huyện ủy viên không? Nếu không phải thì đó là do Quảng nói khoác để dối lừa vợ và vênh vang với em vợ hay là nó ý đồ gì khác? Cần phải diều trao lý lịch Quảng. Có lý lịch trong tay rồi, lại phải thẩm tra xem hiện nay Quảng còn trong tổ chức không hay đã bị hạ tầng công tác, đã đổi vùng.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:16:48 pm »

                  Sau khì đã xác thực hóa mục tiêu và xác thực hóa đối tượng mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu kế hoạch móc nối. Kế hoạch này được diễn biến như sau:

                     - Yêu cầu cảm tình viên hay mật báo viên tả nhận dạng và lý lịch đầu mối, tìm hình ảnh chân dung ở giấy căn cước, bằng lái xe, thẻ hành nghề, mượn hồ sơ lý lịch để ghi chép các chi tiết và mượn ảnh để chụp lại.

                    - Tìm hiểu nơi cư ngụ, nơi hoạt dộng, những nơi thường lui tới, những phương thức và cách thức di chuyển, những thói quen, những tật xấu, những bạn bè, những người thân thuộc.

                    - Tìm hiểu tài sản, gia sản, phương tiện làm ăn, cơ sở làm ăn, tình trạng gia đình.

                    Sau khi đã nghiên cứu kỹ, thầm tra kỹ, mới bước sang giai doạn thứ ba:

                    - Tổ chức cuộc tiếp xúc. Tìm địa điểm tiếp xúc thích hợp và bí mật. Trong khi tiếp xúc, thi hành phương pháp khuyến dụ hoặc bố trí gài bẫy lừa đối tượng vào tình thế mắc kẹt để khống chế, từ đó lôi kéo, buộc đối tượng phải theo ta. Đối tượng thích tiền phải đưa tiền, thích gái phải mê hoặc, nhưng khi trao tiền hoặc trao tình phải có chứng cứ để buộc đối tượng phải theo ta, nếu không theo sẽ tố cáo với tổ chức của đối tượng, đối tượng sẽ bị kỷ luật nặng.

                    - Làm phúc trình gửi lên thượng cấp về dự định kết nạp đầu mối hoặc xây dựng làm mật báo viên. Chú ý: trong giai đoạn này, đối tượng vẫn chưa phải là đầu mối. Y mới chỉ là mật bảo viên vì chưa có gì bảo đảm sự trung thành.

                    Từ mật báo viên chuyển sang đầu mối phải trải qua một giai đoạn thử thách. Giai đoạn này kéo dài khoảng một tháng là vừa đủ:

                    Trước hết đối tượng phải thật tình khai báo những điều gì y biết. Lời khai bao, này pahỉ được xác nhận là đúng sau khi đã phối kiểm.
                    
                    - Trả vờ trao cho đối tượng một vài công tác để dò xét xem đối tượng có thật sự hợp tác không?
                    - Trong trường hợp nghi vấn phải trắc nghiệm bằng máy kiểm tra sự nói dối.
                    - Hướng dẫn đối tượng về phương thức liên lạc và báo cáo: phương thức cung cấp tin tức đầy đủ chính xác, mau lẹ.
                    - Cử tình báo viên bí mật theo dõi, thường xuyên giám sát đối tượng.
                    - Lập phiếu sưu tra và điều tra để chuẩn bị xây dựng hồ sơ tuyển mộ.

                    Sau khi tiếp xúc và thử thách một thời gian, nếu thấy đối tượng:
                    - Tiếp xúc mọi lần đều đúng hẹn.
                    - Cung cấp nhiều tin tức có giá trị.
                    - Thật sự thi hành các nhu cầu tình báo của ta thi lập hồ sơ tuyển mộ và hồ sơ kế hoạch phát triền đầu mối, trình lên cấp khu và bộ tư lệnh khối đặc biệt.

                    Chú ý: giai đoạn thử thách để chuẩn bị kế hoạch phát triển đầu mối này rất quan trọng. Giai đoạn nay sở dĩ phải kéo dài tới một tháng là để:
                    - Thử thách và phối kiểm các nguồn tin.
                    - Thi hành các thủ tục tuyển mộ.
                    - Chuẩn bị có được một đầu mối tốt.

                    Các đầu mối, sau khi dã được thượng cấp phê chuần, đều được gọi theo bí danh, ghi theo bí số. Tuyệt đối không dùng tên thật.

                    Theo lời khai của Nguyễn Thị Thanh Thủy, kết hợp với những hồ sơ tài liệu mật của CIA, do việc tuyển mộ và đào tạo rất chặt chẽ nên biệt đội Thiên Nga có nhiều hạn chế trong việc phát triển. Tại Sài Gòn, trực thuộc bộ tư lệnh cảnh sát ngụy biệt đội Thiên Nga “trung ương” chỉ có 30 nhân viên chính thức. Trực thuộc bộ chỉ huy cảnh sát Sài Gòn là biệt đội Thiên Nga đô thành có 12 nữ nhân viên chính thức. Trực thuộc bộ chỉ huy cảnh sát các tỉnh có khoảng 10 nhân viên, các quận có từ 6 đến 10 nữ nhân viên chính thức. Cho mãi tới khi chế độ ngụy sụp đổ vẫn có những tỉnh không tổ chức được biệt đội Thiên Nga như Plây cu, Công Tum, Phước Long… Theo đánh giá của CIA, những tỉnh có biệt đội Thiên Nga hoạt động tích cực nhất là Sài Gòn, Bạc Liêu, Mỹ Tho, Phú Yên, Bình Định.

                    Năm 1971, biệt đội Thiên Nga bắt đầu thay đổi cơ cấu tổ chức, trở thành một “đoàn đặc nhiệm” trực thuộc cơ quan E4 thuộc bộ tư lệnh cảnh sát Quốc gia ngụy. Tại các tỉnh, quận: cũng có sự thay đổi, không gọi là “biệt đội” hay “đội công tác” nữa mà gọi là “ban” hoặc “tiểu ban”.

                    Đặc biệt tại Sài Gòn cả “Thiên Nga trung ương” lẫn “Thiên Nga đô thành” cùng phối hợp hoạt động dưới sự chỉ đạo sát sao của CIA. Tại đây Thiên Nga không chỉ xâm nhập hàng ngũ cộng sản, kháng chiến mà còn len lỏi vào các phong trào của phụ nữ đô thành thuộc “lực lượng thứ ba” theo dõi cả lực lượng của Dương Văn Minh, của Nguyễn Cao Kỳ đề đề phòng Kỳ hoặc Minh làm đảo chính lật Thiệu, gây mất ổn định ở miền Nam Việt Nam. Tóm lại, tất cả các lực lượng chống Mỹ, chống Thiệu đều bị Thiên Nga thâm nhập. Nguyễn Thị Thanh Thủy thú nhận, từ năm 1970 đến 1973, đích thân Thủy đã điều khiển, hướng dẫn, lập hồ sơ nghiên cứu để xâm nhập:

                    - Hội phụ nữ bảo vệ nhân phẩm.
                    - Hội phụ nữ Việt Nam.
                    - Hội phụ nữ Phật tử Việt Nam.
                    - Hội nữ phật tử Long Hoa.
                    - Hội quả phụ tử sĩ Việt Nam.
                    - Hội nghiệp đoàn phụ nữ bạn hàng 36 chợ.
                    - Hội nữ giới khất sĩ.
                    - Hội phụ nữ đòi quyền sống.
                    - Đoàn nữ công tư chức phật tử.
                    - và nhiều đoàn thể khác mà chính Thủy cũng không nhớ hết

                    Đặc biệt, Nguyễn Thi Thanh Thủy còn trực tiếp hướng dẫn các “đầu mối” và các “cán bộ điều khiển” theo dõi nhiều nhân vật thuộc lực lượng thứ ba như bà Ngô Bá Thành, bà Bôn Quỳnh tức Nguyễn Thị Mạnh Quỳnh, luật sư Nguyễn Long, ni sư Huỳnh Liêm, bà Ngọc Anh…

                    Một nữ nhân viên Thiên Nga đã theo học các lớp tình báo cơ bản và cán bộ điều khiển là Phạm Thi Bích Hà, ngụy trang là “ký giả”, hoạt động trong các nhà văn, nhà báo Sài Gòn, dò xét những người thân cộng hoặc chống Thiệu, đồng thời mua chuộc dụ dỗ lôi kéo một số văn sĩ làm tay sai cho CIA. Chính Nguyễn Thị Thanh Thủy đã kiến nghị thượng cấp khen thưởng Nguyễn Thị Bê là một diệp viên Thiên Nga có nét mặt thon dài, nước da trắng hồng ngụy trang là nữ ký giả Ánh Tuyết, mồi chài được khá nhiều văn nghệ sĩ hoạt động cho CIA, Nguyễn Thị Thanh Thủy thú nhận, khối “đặc biệt” của Thủy có tới 22 nữ điệр viên Thiên Nga trực tiếp làm công tác xâm nhập, tất cả đều đã được huấn luyện đủ 3 cấp. Đó là chưa kể các nữ nhân viên làm công tác văn thư, chụp ảnh, hậu cần, cũng được huấn luyện ít nhất là một khóa tình báo cơ bản, trong trường hợp cần thiết có thể “huy động để triển khai công tác”.

                    Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng thú nhận, năm 1972 có một nữ điệp viên dưới sự điều khiển trực tiếp của Thủy tên là Kim Chi bị sốt thương hàn phải tạm bỏ dở công tác. Thủy lập tức “bổ sung” một điệp viên dự bị là Nguyễn Thị Năm, lúc đó 28 tuổi, thay thế Kim Chi xâm nhập vào giới ni sư Phật tử tinh xá Ngọc Phương. Nguyễn Thị Năm chăm chỉ đi lễ Phật, ngày rằm mồng một nào cũng tới chùa, lân la làm quen với các bà hội viên trong hội phật tử. Nhưng ít lâu sau Nguyễn Thị Năm bị các bà hội viên nghi vì còn trẻ tuổi, gương mặt là người thích ăn chơi mà lại chỉ đi lễ chùa chứ không la cà các phòng trà tiệm nhầy. Nhất là sau khi Nguyễn Thị Năm bị phát hiện là vợ góa một cảnh sát, đã từng làm viec trong văn phòng Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia thì tình báo viên này coi như “bị cháy”, không hoạt động được nữa. Lập tức, Thủy lại tung một con bài nữa, trong “lực lượng dự trữ” ra hoạt động. Đó là Ngô Thị Chắt phụ tá cán bộ điều khiền, 38 tuổi, trung sĩ nhất với dáng điệu quê mùa, chất phác, học viên kém, chỉ ít lâu sau Ngô Thị Chắt đã quen thân được với bà Văn Vân (có tiệm chụp ảnh Văn Vân đường Bùi Thị Xuân). Thông qua bà Vân, Ngô Thị Chắt tiếp tục làm quen được với ni sư Huỳnh Liên để dò xét. Tiếp đó, Ngô Thị Chắt cũng móc nối được với một số đối tượng để lôi kéo họ cộng tác với CIA.

                    Sau khi hiệp định Pari được ký kết, Ủy ban quân sự bốn bên được thành lập, hai phái đoàn quân sự của Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đặt trụ sở làm việc ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Thị Thanh Thủy lại trực tiếp phụ trách một kế hoạch xâm nhập lấy tên là Trùng Dương nhằm thu thập tin tức tình báo từ hai phái đoàn quân sự “cộng sản” và “việt cộng” tại sân bay Tân Sơn Nhất. Rút kinh nghiệm vụ Kim Chi bị đổ bể, lần này Nguyễn Thị Thanh Thủy tuyển lựa một đội Thiên Nga gồm toàn các nữ điệp viên thật sự xuất thân từ nông thôn dáng điệu cục mịch thái độ cử chỉ, lời ăn tiếng nói “đặc sệt nông dân chính cống” đóng vai những nhân viên của các chủ thầu hằng ngày cung ứng lương thực, thực phẩm cho hai phái đoàn quân sự Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là những người có “tên cúng cơm” rất nông dân là Nguyễn Thị Mê, Bạch Thị Nết, Nguyễn Thị Nhà, Nguyễn Thị Năm... Tài xế lái xe vận tải là Huỳnh Quang Liêm cũng là một tình báo viên có dáng dấp công nhân “đặc sệt”, vẻ mặt chất phác.

                    CIA đã dự kiến, cộng sản  không ưa những cô gái ăn diện ở đô thành, nhưng lại có “điểm yếu” là quá tin những người xuất thân thành phần công nông. Vì vậy đã chỉ thị cho các diệp viên thực hiện kế hoạch Trùng Dương phải “nόi ít, nghe nhiều”, “không được ba hoa, nhí nhảnh” phải bộc lộ cảm tình kín đáo với những người Cộng sản, đồng thời phải tỏ vẻ lo ngại bị “cảnh sát mật của Thiệu theo dõi”. Nguyễn Ngọc Anh đóng vai “chủ thầu” chỉ huy việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho hai phái đoàn quân sự của Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải “cό phong cách của một nhà tư sản” nhưng cũng có “dáng dấp nông dân” là một điệp viên đã 40 tuổi, trong thực tế cuộc sống đang là một nhà buôn buôn thực phẩm quen thuộc ở Sài Gòn.

                    Cho mãi tới lúc này, CIA vẫn còn chủ quan đinh ninh rằng chế độ Thiệu không thể nào sụp đổ được, trường hợp xấu nhất cũng chỉ là chấp nhận thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần. Vì vậy, cuối năm 1974, CIA đã “hoàn chỉnh bản kế hoạch công tác dự định tiến hành trong năm 1975 nhằm làm suy yếu lực lượng và ảnh hưởng của cộng sản ở đô thành Sài Gòn”.

                    Bản chương trình tóm lược năm 1975 được ghi trong hồ sơ mật của CIA như sau:

                    1) Đánh phá đoàn 316 đặc công của cộng sản.
                    2) Chống công tác thành phố của cộng sản.
                    3) Đánh phá các hình thức tuyên truyền rỉ tai của cộng sản.
                    4) Chống các tài liệu ấn hành và sách báo bất hợp pháp có lợi cho cộng sản.
                    5) Kiểm soát nhân dân thủ đô và cac հồi chánh viên đã hoàn hương đề phòng cộng sản móc nối trở lại
                    6)  Kiểm soát các tổ chức bất hợp pháp.
                    7) Kiểm soát ngoại kiều.
                    Cool Bổ sung nhân số lực lượng cảnh sát đặc biệt.
                    9) Tuyển mộ thêm thám sát đặc biệt.
                    10) Tuyển mộ và phát triển biệt đội Thiên Nga.
                    11) Triển khai chương trình đặc biệt tại cấp xã.
                    12) Huấn luyện tình báo cơ bản cho nhân viên tận tuyến và cán bộ sắc phục. Tu nghiệp chuyên môn cho phụ tá đặc biệt, F công tác, G công tác, H đặc nhiệm, G thẩm vấn, G nghiên cứu, G truyền tin, G yểm trợ.

                    Chương trình tuyển mộ và phát Thiên Nga trong năm 1975:

                    1) Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1975: phối hợp với khối nhân viên để lo tuyển mộ nữ cảnh sát bổ sung cho Thiên Nga đúng kế hoạch.
                    2) Tháng 5 năm 1975: thi trắc nghiệm khả năng tình báo và sưu tra lý lịch các dự tuyển viên.
                    3) Giữa tháng 6: tuyển chọn nữ sĩ quan Thiên Nga.
                    Ghi chú: Trưởng tình báo Trung ương phối hợp với khối huấn luyện để tổ chức huấn luyện cho 100 nữ sĩ quan Thiên Nga.

                    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chế độ ngụy hoàn toàn sụp đổ. Chương trình phát triển Thiên Nga bị phá sản ngay trong trứng. Hàng trăm cô gái miền Nam Việt Nam thoát cảnh bị CIA xô đầy vào vòng tội lỗi.


Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:20:03 pm »

13. CIA VÀ KẾ HOẠCH “HẬU CHIẾN”


                 Ngày 31 tháng 5 năm 1975, tức là sau khi quân đội ta đã hoàn toàn giải phóng miền Nam Việt Nam đúոց một tháng, hãng tin Mỹ UPI đã công bố một tin làm xôn xao dư luận Mỹ. Bản tin của hãng UPI viết:

                    “Phrencơ Xnép là một điệp viên cấp cao của CIA và là nhà phân tích theo dõi chiến lược Cộng sản tại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trước kia, vừa mới tiết lộ với báo chí: khi quân cộng sản đánh chiếm Sài Gòn những tài liệu tình báo tối mật của Mỹ đã bị cộng sân tịch thu. Những tài liệu này có thể tiết lộ một phần lớn về những hoạt động tình báo của Mỹ và những tên tuổi của bất cứ người nào đã có quan hệ với tình báo Mỹ ở mức độ ít nhất. Xnép cho rằng, sở dĩ xảy ra việc để cho những tài liệu mật đó bị tịch thu, không kịp thủ tiêu các tài liệu quan trọng và các văn bản khác là do các quan chức sứ quán Mỹ đã sai lầm, cho đến phút cuối cùng vẫn cứ nghĩ rằng có thể thực hiện được một giải pháp thương lượng. Xnép nói, hy vọng hão huyền đó đã làm trị hoãn việc thủ tiêu các hồ sơ và di tản các nhân viên tình bảo chủ chốt, mãi tới khi giật mình thì đã quá muộո”.

                   Cùng ngày, tờ Bưu điện Oasinhtơn cũng nhận xét: “rõ ràng cho tới những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henri Kitxinhgiơ vẫn đặt tin tưởng vào khả năng một giải pháp thương lượng. Cả đại sứ Mỹ Oarham Matin và giám đốc chi nhánh CIA ở Sài Gòn là Tômết Pônga cũng bị mắc lừa. Pônga chính là một nhân vật chủ chốt của CIA đã có tiếp xúc với các phái đoàn quân sự Hungary và Ba Lan để moi tin tức về chiến lược của cộng sản nhưng không thành công. Còn Phrencơ Xnép thì khẳng định là cộng sản có một điệp viên cấp cao đã nắm được nhiều tin chiến lược của chính quyền Thiệu trong khi đó Mỹ cũng nắm được ít nhiều tin tình báo nhưng trong khi phân tích, phía Mỹ lại rất phân vân về các quyết định chiến lược của cộng sản vì bị bao phủ bởi lớp “màn khói” thương lượng hòa bình”.

                   Sau đó, trong cuốn sách có tính chất hồi ký nhan đề “khoảng cách vừa phải” viết về sự dính líu và những thất bại của Mỹ ở Việt Nam, chính Phrencơ Xnép cũng thừa nhận là sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã “để lọt vào tay cộng sán nhiều tài liệu tình báo tuyệt mật của CIA” và những tài liệu này “tự nó đã tố giác những ngươi đã cộng tác với CIA ở miền Nam Việt Nam”.

                   Thật ra, những tiết lộ của Phrencơ Xnép mới chỉ nói lên có một phần sự thật về những mưu đồ nham hiểm và độc ác của CIA ở miền Nam Việt Nam. Đúng là trong cơn tháo chạy hoảng loạn, CIA đã phải bỏ lại nhiều tài liệu tuyệt mật rất quan trọng, mặс dù trên tầng 6 của sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã bố trí sẵn một bộ máy “nghiền giấy thành bột” rất hiện đại mà vì thời gian quá gấp CIA không tài nào “bấm nút” kịp để tiêu hủy những hồ sơ tài liệu chất đống nặng hàng tấn chiếm một khối lượng hàng chục mét khối. Thế nhưng, bên cạnh dống tài liệu “bắt buộc phải bỏ lại” đó, CIA còn xảo quyệt “cố tình để rơi” một số tài liệu “rởm” nhằm đánh lạc hướng truy tìm của các cơ quan an ninh của chính quyền ta. Đó là những bản danh sách giả mạo, ghi tên một vài nhân vật quen biết thuộc lực lượng thứ ba, cố gây cảm tưởng cho người dọc rằng đây là những người “có quan hệ chặt chẽ và kín đáo” với CIA. Đó là những biên bản hỏi cung các cán bộ và chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh cách mạng chẳng may bị Mỹ ngụy bắt được, trong đó có những câu, những chữ do CIA bịa đặt, ghi vào biên bản, đánh lừa cách mạng rằng đây là những người không chịu nổi tra tấn, có khai báo tiết lộ bí mật, ít nhiều có chấp nhận hợp tác với CIA. Đó còn là những bức thư giả mạo “y như thật” từ nét chữ đến cách viết, cố gây ấn tượng với người đọc là số cán bộ cốt cán này của ta có quan hệ với CIA. Nham hiểm và xảo quyêt hơn nữa, CIA còn bố trí một số tay sai giả vờ ra đầu thú với chính quyền cách mạng, làm ra vẻ muốn “lập công chuộc tội” tố giác “một số cán bộ hoặc một số cơ sở trung kiên của ta “hình như có cộng tác với CIA” hoặc “có lẽ đã tiếp xúc với CIA” ở một nơi nàọ đó, trong một thời điểm nào đó hoặc “có nghe cố vấn CIA nhắc đến tên những người này và gọi họ là bạn”.

                   Thật tình, những mưu đồ thậm độc này của CIA cũng có làm cho ta mất nhiều thời giờ trong việc thẩm tra xác minh từng sự việc và từng người cụ thể. Tuy nhiên, tất cả những thủ đoạn bỉ ổi này của CIA đều lần lượt bị phá sản, bởi vì chính quyển nhân dân của ta dĩ nhiên không bao giờ quá ngây thơ tới mức chỉ căn cứ vào những tài liệu văn bản hoặc những lời khai của địch. Ngược lại, chúng ta có những nguồn tin rất đáng tin cậy là những cán bộ, chiến sĩ an ninh trên “mặt trận thầm lặng” đã bí mật hoạt động ngay trong gan ruột của mạng lưới tình báo dầy đặc của Mỹ ngụy. Chúng ta có nguồn sức mạnh mà địch không tài nào có được đó là tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh nhân dân tất thắng. Sức mạnh chính nghĩa của ta đã giác ngộ, cảm hóa được một số tình báo viên cấp cao của CIA, sẵn sàng khai báo thật thà khi biết rằng cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ngụy đã đi vào ngõ cụt, họ không còn con đường nào khác là đầu hàng cách mạng. Chúng ta còn có một lực lượng vô cùng hùng hậu, đó là nhân dân yêu nước trong các khu vực do chính Mỹ ngụy kiểm soát sẵn sàng làm tai mắt cho ta, cung cấp cho ta những tin tức xác thực. Sau ngày giải phóng chính nhân dân trong khu vực này đã tự động tố giác với chính quyền cách mạng, nhiều tên gián điệp do CIA gài lại hoặc không kịp di tản theo Mỹ.

                   Từ nhiều nguồn rất phong phú và đa dạng, ngay từ trung tuần tháng 4 năm 1975, tức là trước khi hoàn toàn giải phóng miền Nam Việt Nam, ta đã “nắm trong tay” bản “kế hoạch lâu dài” (Long range plan) do chi nhánh CIA tại Sài Gòn vừa mới soạn thảo hồi cuối tháng 3 năm 1975, sau khi “bị mất” Buôn Mê Thuột. Nội dung chính của kế hoạch này là:

                   1) Gấp rút huấn luyện các điệp viên các điệp viên có điều kiện cài lại trong tình hình miền Nam Việt Nam có một chính phủ liên hợp với cộng sản hoặc miền Nam Việt Nam bị cộng sản giải phóng hoàn toàn. Bản kế hoạch nhấn mạnh “phải đồng thời chuẩn bị cho cả hai khả năng này”. Giôn Hơnton là một điệp viên CIA đang công tác tại Cần Thơ đã được lệnh phải về gấp Sài Gòn để tham gia vào việc “đánh giá lại toàn bộ hệ thống điệp viên người Việt của CIA, người nào đã bị lộ và người nào có thể bị lộ và người nào hoàn toàn chưa bị lộ” để lựa chọn cài lại.

                   2) Gấp rút tuyển mộ một số điệp viên mới. Hướng lựa chọn là nhằm vào các thành phần đang hoạt động tại các cơ quan và các tổ chức kinh tế, lao động, các sinh viên, các tín đồ các tôn giáo gồm cả đạo Crixtô, đạo Phật, đạo Cao đài, Hòa hảo, các nhân vật hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội “nổi tiếng về thành tích chống Thiệu” trong lực lượng thứ ba.

                   Một bản thuyết trình của Bin Giônxơn là chỉ huy trưởng CIA tại “đặc khu Sài Gòn” nhận định, số điệp viên trong lực lượng cảnh sát và quân đội ngụy không có khả năng cài lại trong trường hợp miền Nam Việt Nam bị cộng sản hoàn toàn giải phóng vì “cộng sản sẽ nghi ngờ những người đã phục vụ trong lực lượng cảnh sát và quân đội của chế độ Thiệu. Bin Giônxơn nêu lên 3 nguyên tắc để tìm chọn điệp viên mới:

                   - Một là những người chưa hề cộng tác với Mỹ, cũng chưa hề cộng tác với Thiệu.
                   - Hai là, những người cộng tác với Thiệu nhưng sau đó lại chống Thiệu kịch liệt, có khả năng tiếp cận với cộng sản.
                   - Ba là, những người ít nhiều đã có tiếp xúc với cộng sản, được cộng sản tin cậy.

                   3) Tìm các dịa điểm bí mật để cất giấu những phương tiện dự trữ nhằm trang bị cho số diệp viên mới tương lai sẽ hoạt động trong khu vực do cộng sản hoàn toàn kiểm soát.

                   Ngày 6 tháng 4 năm 1975, tức là sau khi các lực lượng vũ trang cách mạng đã giải phóng được Đà Nẵng, lực lượng của Thiệu phải vội vã lập “tuyến phòng thủ Phan Rang” tìm cách cố thủ và chờ đợi “Mỹ quay trở lại” Tômêt Ponga phụ trách chi nhánh CIA tại Sài Gòn lại chủ tọa một phiên họp quan trọng, phân công phân nhiệm như sau:

                   Chỉ huy trưởng kế hoạch lâu dài: Bin Giônxơn, Chỉ huy phó là Caclơ Môntê có các nhân viên Giắc Kinơn, Các Xingơn và Đôrôty giúp việc.

                   Bộ phận chịu trách nhiệm huấn luyện cho những điệp viên người Việt được lựa chọn để cài lại phục vụ cho kế hoạch lâu dài do Gim Pôtrátxơ phụ trách, giúp việc có các nhân viên Liuyet, Asli, Lenhart, mỗi người phụ trách huấn luyên một điệp viên người Việt. Deppho là một diệp viên Mỹ gồc Hoa chịu trách nhiệm huấn luyện một điệp viên người Hoa.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:22:18 pm »

                 Giôn Conly lúc đó đang hoạt động tại Phnôm Pênh đã được lệnh cấp tốc về Sài Gòn để huấn luyện cho một điệp viên người Lào lúc đó đang làm việc tại hãng dầu SHELL,

                    Bộ phận thứ hai có nhiệm vụ tuyển mộ, thẩm tra việc tuyển mộ các điệp viên mới và bố trí cho điệp viên bí mật quay trở lại những khu vực vừa mới được cách mạng giải phóng do BinSin phụ trách. Đích Phan phụ tá.

                    Bộ phận thứ ba có nhiệm vụ tìm địa điểm cất giấu các phương tiện hoạt động của CIA do Dgrentơ Zchicaoa là một điệp viên người Mỹ gốc Nhật Bản phụ trách cùng với một số nhân viên giúp việc như: Môran đảm nhiệm việc huấn luyện cất giấu cho các điệp viên người Việt, Pétxơ phiên dịch tiếng Việt kiêm huấn luyện viên kỹ thuật, Xmít, Gânlơ, Gentơ, Côpe.

                    Những vật liệu chuẩn bị cất giấu gồm có: 180 thỏi vàng nén, điện đài loại RA.48 chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá có công suất lớn vừa trực tiếp dùng nguồn điện thông thường, vừa dùng điện ắcquy, máy ảnh loại MINOSE diện tích bề mặt to bằng đồng 5 hào bằng kim loại, bề dày 6mm. mỗi máy lắp sẵn 12 phim, máy ảnh bút bi...

                    Một điệp viên cấp cao nữa của CIA là Alân Catơ bề ngoài khoác áo giám đốc sở thông tin Mỹ tại Sài Gòn cũng soạn thảo một “kế hoạch hậu chiến” sau khi chiến tranh đã chấm dứt và miền Nam Việt Nam hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

                    Alân Catơ nhận định, một khi miền Nam Việt Nam “rơi vào bàn tay cộng sản” thì nhất định sẽ nảy sinh nhiều sự chống đối trong các tín đồ tôn giáo, trước hết là những người công giáo rồi dần dần lan rộng tới các tôn giáo khác như Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo. Catơ chủ trương, các điệp viên ngầm của CIA nằm trong lực lượng tôn giáo đến lúc đó sẽ “tùy theo thành phần tín đồ của mình mà định ra các hình thức hoạt động”. Và cả phương pháp tuyên truyền gây tác động tâm lý bằng mê tín dị đoan “như đã từng” thành công từ thời kỳ Etuốt Lênđên chỉ huy phái đoàn SMM bắt đầu đặt chân tới Sài Gòn năm 1955, Catơ nêu lên một loạt “thí dụ” như:

                    - Lực lượng công giáo lúc đó sẽ tùy nơi, tùy lúc, tung tin Đức mẹ hiện hình ở chỗ này chỗ khác phán dậy những lời Chúa nhận định về tương lai, tập trung vào nội dung chủ yếu là Mỹ sẽ quay trở lại.

                    - Lực lượng Cao đài sẽ tận dụng phương pháp tuyên truyền bằng cơ bút. Những lời Ngọc hoàng thượng đế phán truyền trong cơ bút sẽ nhằm kích động các tín đồ chống lại chính quyền cách mạng.

                    - Lực lượng Hòa hảo sẽ tung ra các loại “sấm truyền” rỉ tai nhau là “sấm Trạng Trình” “sấm” của Phật thầy Tây am “sấm” của giáo chủ Huỳnh Phú Sở. Nội dung tuyên truyền cũng tương tự như trên.

                    - Lực lượng Phật giáo cũng sẽ hoạt động theo những hình thức đã tiến hành trong thời kỳ chống Thiệu. CIA sẽ kích động tới mức có thể xảy ra hình thức tự thiêu nhằm làm chân động dư luận.

                    Alân Catơ đề ra một số phương châm hoạt động như:

                    - Duy trì tình trạng tâm lý chống đối thường xuyên bằng cách tận dụng mọi bất mãn để kích động dân chúng chống lại chính quyền cách mạng, đào sâu sự chia rẽ, đối lập giữa dân chúng với chính quyền cách mạng.

                    - Tuyên truyền chia rẽ kỳ thị giữa nhân dân hai miền Nam, Bắc Việt Nam.

                    - Lôi kéo người Hoa chống chính quyển cách mạng

                    - Về mặt quốc tế, Mỹ sẽ lợi dụng những quan hệ “mới chớm nở giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm ôi kéo Trung Quốc chống Việt Nam. Alân Catơ nhận định: “Mỹ có thể làm được điều đó vì trong vài năm gần đây càng ngày Mỹ càng xích lại gần Trung Quốc, Mỹ đã từng phải hy sinh một đồng minh là Đài Loan để lấy lòng Bắc Kinh bằng cách ủng hộ Bắc Kinh vào Liên hiệp quốc và đầy Đài Bắc ra ngoài. Mục tiêu tiếp theo của Mỹ là phải tìm cách làm cho Bắc Kinh đi với Mỹ, thậm chí nếu ở miền Nam Việt Nam lại có chiến tranh thì Bắc Kinh sẽ đứng ngoài cuộc chứ không giúp Việt Nam như trước”.

                     Alân Catơ giải thích thêm: tuy nhiên, trước mắt CIA sẽ không khuyến khích một chính sách chống cộng cực đoan khi miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản Lần này CIA chủ trương một đường lối tiến bộ hơn và thích hợp với thời đại hơn là thúc đẩy đấu tranh đòi cộng sản phải chấp nhận một chính quyền nhiều thành phần ở miền Nam Việt Nam và miền Nam Việt Nam phải đi theo đường lối trung lập, không liên kết. Để đạt mục tiêu này, CIA chuẩn bị trước một số lá bài chính trị gồm những phần tử nổi tiếng là đã “kịch liệt chống Thiệu”. Những phần tử này sẽ tìm mọi cách về nước đấu tranh đòi tham gia chính quyền mới ở miền Nam Việt Nam, đầu tiên là “làm loãng chất cộng sản” trong chính quyền này. Tiến tới sẽ lũng loạn rồi lật đổ chính quyền cộng sản Alân Catơ giới thiệu một số con bài có thể sử dụng như:

                    - Thái tử Bảo Long là con cựu Hoàng đế Bảo Đại lúc này đã 40 tuổi, đang sống ở Pháp nhưng đã có, tiếp xúc với CIA.

                    - Ngô Đình Trác là con Trai Ngô Đình Nhu, lúc này đã trên 30 tuổi, sang Pháp du học từ năm 1963 và CIA đã nhiều lần tiếp xúc.

                    - Luật sư Trương Đình Du hiện còn ở lại thành phố Hồ Chí Minh là người được Conlby và các nhà tình báo chiến lược của CIA hoạt động ở miền Nam trước đây thường xuyên quan hệ.

                    Alân Catơ cũng kiến nghị, đi đôi với việc chuẩn bị những con bải chính trị, vẫn cần “nắm chắc trong tay một số tướng tá của Thiệu đã di tản sang Mỹ”, để phòng khi cần thiết có thể đưa quân trở lại miền Nam Việt Nam, phát động chiến tranh lật đổ chính quyền cách mạng, hỗ trợ cho “những con bài chính trị”. Alân Catơ khẳng định: “các viên tướng cũ như Ngô Quang Trưởng Phan Trọng Chính, Nguyễn Đức Thăng, Bùi Thế Lân đều là những con bài quân sự có thể sử dụng khi có khả năng phát động trở lại cuộc chiến tranh chống chính quyền cộng sản ở miền Nam Việt Nam”.

                    Rõ ràng, CIA đã chuẩn bị kỹ cả một kế hoạch phá hoại và lật đổ ở miền Nam Việt Nam trong trường hợp chế độ tay sai Nguyễn Văn Thiệu sụp đổ và một chính quyên cách mạng được thành lập.


Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 09:31:28 pm »

14. FULRO TRONG KẾ HOẠCH “HẬU CHIẾN CỦA CIA”


                  Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam được thống nhất, toàn thể nhân dân ta vui mừng hăng say lao động trong khung cảnh hòa bình, khẩn trương khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại. Nhưng từ bên kia đại dương, CIA vẫn điên cuồng tìm cách phá hoại cuộc sống yên vui thanh bình của nhân dân Việt Nam. Hầu hết mạng lưới “nội tuyến” do CIA cài lại các đô thị đã lần lượt bị phá vỡ. Không cam chịu thất bại, CIA lại lao vào một cuộc phiêu lưu mới, kích động các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gây bạo loạn.

                Thật ra, vấn đề gây hận thù giữa các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam và lôi kéo một số dân tộc thiểu số phá hoại khối thống nhất của hơn 30 dân tộc anh em của Viêt Nam là một âm mưu thâm độc đã có từ lâu của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Từ thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ đều thực hiện mưu đồ này, CIA cũng đã từng tiếp xúc với một số phần tử phản động thuộc các dân tộc ít người ở Tây Nguyên từ những năm 50 của thế kỷ này, tức là ngay từ khi thực dân Pháp còn thống trị nhân dân các nước Đông Dương.

                Tuy nhiên, vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là, sau khi toàn bộ quân đội Mỹ đã buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, sau khi toàn bộ chế độ ngụy quân ngụy quyền đã bị sụp đổ, CIA lại chủ trương sử dụng một số nhóm vũ trang trong các phần tử phản động thuộc một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên, không phải chỉ đề thực hiện các mưu đồ phá hoại và lật đổ ở mức cao nhất

                Không phải nghiễm nhiên mà CIA đã chọn khu vực Tây Nguyên làm địa bàn hoạt động. Đây là một khu vực mà chính quyền ngụy gọi là “vùng cao nguyên ở miền Trung Việt Nam” (cao nguyên trung phần) gồm ba tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Gia lai-Kontum có một vị trí chiến lược rất quan trọng. Về mặt địa lý, vùng cao nguyên này có nhiều núi cao, rừng rậm thông với Lào và Campuchia, là nơi cư trú của gần 2 triệu người gồm 14 dân tộc anh em, đông nhất là các dân tộc Gia rai, Eđê, Ba na. Ngay từ thời thực dân Pháp mới bắt đầu xâm chiếm bán đảo Đông Dương nhiều giáo sĩ đạo Grixtô (còn gọi là đạo Thiên chúa) và đạo Tin lành đã lần lượt lần mò đến tận các khu vực hẻo lánh này để truyền đạo. Tiếp đó, thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai lại lợi dụng một số cơ sở tôn giáo này để thực hiện mưu đồ chống cộng, thực chất là chống lại công cuộc cách mạng và kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân các dân tộc Việt Nam.

                Tuy nhiên, cũng như nhân dân nhiều dân tộc anh em khác ở Việt Nam, nhân dân Tây Nguyên với truyền thống đấu tranh bất khuất từ lâu đã sát cánh với dân tộc Kinh trong phong trào cách mạng cũng như trong công kháng chiến. Điều thâm độc của thực dân Pháp cũng như các đế quốc Mỹ là lợi dụng cuộc tranh của các dân tộc Tây Nguyên để phục vụ mưu đồ đen tối của thực dân Pháp trước kia đã âm mưu thành lập “Quốc gia tự trị Tây Nguyên” đưa một số phần tử thuộc các tầng lớp trên lên nắm giữ chính quyền để xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân, đông thời phá vỡ khối đoàn kết thống nhất của các dân tộc Việt Nam, làm suy yếu phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn thể các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

                Sau khi thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam theo hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương “đồng hóa các dân tộc” và áp dụng nhiều chính sách thô bạo đã gây phản ứng mạnh trong các dân tộc Tây Nguyên. Đầu năm 1957 một số người cầm đầu một số bộ tộc ở Tây Nguyên thành lập phong trào BAJRAKA chống lại chính quyền Diệm (BAJARAKA là những chữ đầu ghép lại của bốn dân tộc lớn ở Tây Nguyên là Bana, Jarai, Rađê, Kờho). Theo lời tiết lộ của Măc Côi là một điệp viên cấp cao CIA thì chính CIA là người “đỡ đầu” cho phong trào này vì lúc đó CIA đang nắm các lực lượng phản động của Vàng Pao ở Lào, một số phần tử phản động trong phong trào Kơme Krôm và một số phản động ở Tây Nguyên. Mục đích của CIA là thành lập được một khu vực Tây Nguyên tự trị nối liền với khu “tam giác vàng”, tạo thành một đường dây buôn thuốc phiện và ma túy từ Miến Điện qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia tới các nước khác ở Đông Nam Á Chính quyền Mỹ cũng muốn nắm chặt con bài “Tây Nguyên tự trị” để kiềm chế chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính vì vậy cho nên, sau khi đã giật dây cho cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm năm 1963, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn lại gây sức ép với Nguyễn Khánh, đòi chính quyền Nguyễn Khánh trả lại tự do cho 7 lãnh tụ phong trào BAJARAKA đã bị Diệm bắt giam.

                Đến năm 1965, CIA lại vận động thủ lĩnh các phong trào đòi tự trị của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Cămpuchia thành lập “mặt trận thống nhất của cuộc đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức ” gọi tắt là FULRO (Front unifié de la lutte des racesopprimés) Cái gọi là phong trào FULRO ra đời từ đó. Sau khi đưa yêu sách đòi tự trị không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận, FULRO đã gây bạo loạn tiến công quân sự vào hai tỉnh lỵ Phú Bổn và Quảng Đức, giết chết một số công chức và binh lính của chính quyền Thiệu. Sau cuộc bạo loạn này, Thiệu đã phải áp dụng một số chính sách mị dân đối với các dân tộc Tây Nguyên và đến năm 1967 đã thuyết phục được khoảng 5000 binh lính trong lực lượng FULRO hợp tác với chính quyền Thiệu.

                Lúc này phong trào cách mạng do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ đạo đang phát triển mạnh. Điều nham hiểm của Mỹ Thiệu là đã mua chuộc số FULRO đã qui thuận, hợp tác với chính quyền Thiệu chống lại phong trào cách mạng giải phóng của nhân dân miền Nam.

                Đến năm 1972, CIA đã hoàn thành “kế hoạch hậu nhiến ở Tây Nguyên” âm mưu sử dụng FULRO làm một lực lượng chống đối trong trường hợp quân đội Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Dới sự đạo diễn của CIA, giữa năm 1974 lực lượng FULRO đã chuẩn bị sẵn một “bộ khung” cho cái gọi là “chính phủ cách mạng lâm thời Cao nguyên miền Nam Đông Dương” dự định thành lập một quốc gia tự trị nằm trên một diện tích lãnh thổ rộng lớn bao gồm toàn bộ Tây Nguyên, một phần đất thuộc lãnh thổ miền Nam nước Lào và miền Đông Bắc Cămpuchia. Bên cạnh cái gọi là “ Chính phủ Cách mạng lâm thời” này, FULRO tối cao gồm có bộ tổng tham mưu và 4 bộ tư lệnh chỉ còn chuẩn bị cả môt bộ khung cho cái gọi là chỉ huy bốn quân khu của FULRO trên lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Trong năm 1974 và đầu năm 1975 một số “đặc phái viên” tự xưng là đại diện của ủy ban trung ương FULRO đã bí mật tới các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Đà Lạt tuyên truyền nhân dân các dân tộc trong các buôn ấp và cả những người làm việc tại các thị trấn, thị xã tham gia tổ chức FULRO.

                Tháng 3 năm 1975, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Buôn Ma Thuột. Bọn cầm đầu FULRO tại khu vực này đã thu gom nhiều vũ khí do quân ngụy bỏ lại trong khi tháo chạy, âm mưu cướp chính quyền nhưng trước sự cảnh giác của ta, chúng đã phải bỏ chạy vào rừng, Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, lực lượng FULRO phát triển tới gần 10.000 tên được trang bị vũ khí do bọn ngụy tháo chạy bỏ lại, đã gây một số vụ bạo loạn trong khu vực Lâm Đồng, Đắc Lắc nhưng đã liên tiếp bị diệt tan. Bước vào những nặm 1976, 1977, 1978 khi bọn Pôlpot được sự giúp đỡ của các thế lực phản động nước ngoài gây xung đột vũ trang ở khu vực biên giới tây Nám Việt Nam, lực lượng FULRO lại liên lạc với Polpol, tiếp tục hoạt động mạnh. Ngoài 3 tỉnh trọng điển ở Tây Nguyên lực lượng FULRO còn phát triển ra 5 tỉnh chung quanh, lan tràn xuống nhiều khu vực tại các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai, Sông Bé. Cũng trong thời gian này, bọn FULRO đã xây dựng được một hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. Chúng chia địa bàn lãnh thổ mà chúng hy vọng sẽ kiểm soát được thành 9 tỉnh, 46 quận. Cái gọi là “chính phủ” của chúng gồm có 1 thủ tướng. 2 phó thủ tướng, 6 bộ trưởng: quốc phòng, an ninh, ngoại giao, tài chính, giáo dục, canh nông. Lực lượng vũ trang của chúng đặt dưới sự chỉ huy của một tổng tham mưu trưởng, gồm 4 khung sư đoàn hoạt động tại 3 vùng chiến thuật và 18 khung tiểu đoàn.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM