Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:01:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt Nam  (Đọc 15271 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« vào lúc: 02 Tháng Hai, 2017, 09:32:59 pm »

Tên sách: Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt Nam
Tác giả Dương Thông, Lê Kim
Nhà xuất bản công an nhân dân
Năm xuất bản: khoảng năm 1990




Scan ebook: fb: Nguyễn Tuấn Đức
https://www.facebook.com/nguyen.tuan.duc56
chuyển text ebook: fb: Cao Trung Hiếu
https://www.facebook.com/dragunov.svd.16
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2017, 06:04:36 pm gửi bởi loiho000 » Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2017, 09:37:09 pm »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

             Cho tới nay. trên thể giới đã xuất bản rất nhiều sách viết về Cục tình báo trung ương Mỹ, gọi tắt là CIA: “CIA Chống Liên Xô “, “CIA chõng Cuba”, “CIA lũng đoạn lục địa Mỹ La tinh”, “CIA trên đất Thụy Sĩ ", “CIA trong cuộc chiến tranh thể giới thứ hai” … Có thể nói, trên khắp các lục địa của trái đất này, đều có CIA hoạt động. Nước sở tại tố cáo các hành vì tội ác của CIA đã đành, ngay cả nhiều quan chức cấp cao đã từng một thời hoạt động trong hàng ngũ CIA cũng viết nhiều cuốn sách có tính chất hồi ký, phanh phui trước ánh sáng dư luận nhiều mưu đồ và hoạt động đen tối của CIA. Không phải ai khác mà chính người Mỹ đã gọi CIA là “con quái vật”, là “bộ máy gián điệp khổng lồ ngốn nhiều tiền của nhất của nước Mỹ”, là “một chính phủ vô hình” trùm lên chính quyền Mỹ, lũng đoạn cả Nhà Trắng lẫn Lầu năm góc.

        Tuy nhiên, cũng cho mãi tới nay, sách báo viết về các hoạt động của CIA tại Việt Nam hãy còn rất ít và quá sơ lược. Trong khi đó, liên tục suốt mấy thập kỷ qua, những tội ác của CIA ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam lại rất nhiều. Nếu cuộc chiến tranh xâm lược của đề quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam được nhiều nhà sử học Hoa Kỳ dánh gía là một cuộc chiến tranh “kéo dài nhất, đẫm máu nhất. tốn kém nhất” và “thất bại thảm hại nhất, toàn diện nhất”  trong lịch sử viễn chinh của đế quốc Mỹ, thì các hoạt động đen tối của CIA ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam cũng "được coi là những hoạt động “diên cuồng nhất, đa dạng nhất, dai dẳng nhất”  và cũng đã từng chuốc lấy “những thất bại cay đắng nhất” kể từ ngày thành lập.
  
        Lịch sử đã chứng minh, trước khi những binh lính vũ trang của Mỹ kéo vào miền Nam Việt Nam thì Các điệp viên CIA đã từng thâm nhập vào miền Bằc Việt Nam. CIA không chỉ dọn đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam mà ngay cả khi tên lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi sân bay Tân Sơn Nhất CIA còn đề lại một kế hoạch “hậu chiến” đã được chuẫn bị sẵn, ấp ủ nhiều mưu đồ phá hoại lâu dài đất nước Việt Nam. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh, tất cả mưu đồ nham hiểm lâu dài đó của CIA đều đã bị phá sản thảm hại.

   Cuộc đấu tranh chống các hoạt dộng phá hoại của CIA ở Việt Nam là một cuộc đấu tranh rất lâu dài và vô cùng gay go, phức tạp. Thắng lợi của cuộc đấu tranh muôn hình muôn vẻ, không có ranh giới, không có mặt trận này, trước hết là thắng lợi của tinh thần yêu nước và truyền thống bất khuất của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản quang vinh và Chủ tịch Hồ Chi Minh muôn đời bất diệt. Trong chiến công chói lọi của các tầng lớp nhân dân hai miền NamBắc Việt Nam có phân dóng góp xứng đáng của các lực lượng chiến đâu trên mặt trận thầm lặng trong dó có cán bộ và chiến sĩ trong lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam.

          Nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam trong năm 1990: kỷ niệm 45 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau đổi thành Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 43 năm ra đời lực lượng công an nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho xuất bản cuốn “Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt Nam”.

          Đây chưa phãi là cuốn sách tổng kết toàn bộ hoạt động của CIA ở Việt Nam nhưng qua những tư liệu thực giúp bạn đọc hiểu được tổng quát âm mưu, tội ác của CIA đối với nước ta qua từng giai đoạn cách mạng. Những sự kiện ghi lại trong cuốn sách này đều là “việc thật, người thật”. Nguồn tư liệu để viết cuốn sách này rút từ những văn bản do chính các nhân viên cấp cao của CIA tiết lộ, cùng với những chuyện kể của các cán bộ phản gián và cả những lời khai của một số người trước kia cộng tác với CIA nay đã hối cải. Một số tài lỉệu tịch thu được của Mỹ ngụy sau khi giải phóng miền Nam Việt Nam cũng được tận dụng.

         Vì bản thân các hoạt động của CIA ở Việt Nam, tự nó đã nói lên sự thật, cho nên người viết không phải bình luận phê phán dài dòng mà chỉ ghi lại trung thực những sự việc cần nêu. Dĩ nhiên do khuôn khổ có hạn, cuốn sách này chưa thể thuật lại đầy đủ toàn bộ các hoạt động của CIA ờ Việt Nam với tất cả các chi tiêt cụ thể. Nhưng dù sao cũng mong rằng những mẫu chuyện dưới đây sẽ góp phần lưu ý bạn đọc ở trong và ngoài nước về những hoạt động của CIA, không phải chỉ riêng ở trên đất Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới: những hoạt động này không phải đã chấm dứt mà nhất định còn tiếp diễn ở nhiều nơi cũng như ở Việt Nam trong hoàn cảnh mới.
         Nhà xuất bản cũng như người viết mong nhận được những ý kiến phê bình, nhận xét của bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2017, 06:06:22 pm gửi bởi loiho000 » Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2017, 09:47:27 pm »

1. CỤC TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG MỸ RA ĐỜI

          
Sau đại chiến thể giới lần thứ hai, tổng thống Mỹ Toruman trình bày trước quốc hội đề án thành lập một cơ quan mang tên Cục tình báo Trung ương Mỹ, gọi tắt là CIA, nhiều nghị sỹ Mỹ hồi đó cũng mới chỉ quan niệm một cách đơn giản, đây là một bộ máy cần thiết nhằm “tìm hiểu một số nước mà chính phủ Mỹ coi là đối tượng nghiên cứu, đề phục vụ lợi ích an ninh của nước Mỹ”  Chính vì vậy, kế hoạch thành lập Cục tình báo CIA đã được quốc hội Mỹ thông qua rất nhanh chóng. Cùng với việc phê chuẩn đạo luật an ninh quốc gia 1917, quốc hội Mỹ cũng tán thành cho CIA ngay từ khi mới bắt đầu thành lập, được hưởng một số điều khoản “miễn trừ” như miễn báo cáo trước quốc hội về toàn bộ danh sách các nhân viên được tuyển mộ, về tài chính, về phương thức hoạt động của CIA ở nước ngoài, dựa trên lý do “cần phải giữ bí mật triệt để “  Đến năm 1949 quốc hội Mỹ  lai thông qua một đạo luật đặc biệt về các cơ quan tình báo, mở rộng thêm nhiều điều khoản “miễn trừ” cho CIA, thậm chí còn đặc cách cho CIA không phải đặt dưới sự kiểm tra của quốc hội mà trực tiếp do Tổng thống hoặc người được Tổng thống đặc biệt ủy nhiệm chỉ đạo.

            Không phải ai khác mà chính một nhân viên cấp cao của CIA là Vichto Masétti đã tố cáo chính những đạo luật “cơ bản” này đã tạo điều kiện thuận lợi cho CIA trở thành một cơ quan lộng hành, một chính phủ “siêu hình” không ai có thể kiểm soát được. Trên thực tế, CIA không phải là một cơ quan tình báo thông thường như các nước khác trên thể giới. Bởi vì CIA của Mỹ không phải chỉ làm nhiệm vụ thu thập tin tức, nghiên cứu, phân tích, tìm hiều đối phương mà còn trắng trợn can thiệp vào tình hình nội bộ của các nước khác. CIA thành lập các đài phát thanh, hàng ngày, hàng giờ tuyên truyền chiến tranh tâm lý, gieo rắc mầm mống chống đối, bạo loạn tại các nước Mỹ coi là thù địch. CIA còn là một tổ chức buôn lậu, vũ khí lớn nhất thể giới và những vũ khí này chủ yếu dùng đề tiến hành các hoạt động phá hoạt và lật đổ. CIA, với nguồn tài chính bất minh bằng con đường buôn lậu ma túy và vũ khí, đã bỏ tiền ra tuyền mộ những tên lính đánh thuê nhằm ,tồ chức những toán thổ phỉ, biệt kích, thậm chí cả những đạo quân nhỏ dùng vào việc phá hoại và lật đổ. Cũng vẫn những “đồng đôla bẩn thỉu” này, CIA có thể “mua” một số nghị sĩ, bộ trưởng, thậm chí cả Tổng thống mà Mỹ cần lôi kéo hoặc lật đổ một Tổng thống hay cả  một chính phủ mà Mỹ không ưa thích.

           Mới đầu, mục tiêu chủ yếu của CIA là nhằm vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Liền sau đó, trước sự lơn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cộng với cao trào giải phóng dân tộc dâng lên như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới mục tiêu của CIA cũng mở rộng không ngửng ngay từ những năm 50 của thế kỷ này. Tức là mới chỉ vẻn vẹn chưa đầy 3 năm sau khi thành lập. CIA đã hầu như “ôm” lấy toàn bộ thể giới: CIA không chỉ dò xét các nước cộng sản mà còn tiến hành các hoại động tình báo, phá hoại, lật đổ tại tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, tất cả các nước dân tộc chủ nghĩa, thậm chí còn “nắm trong tay” vận mệnh của các nước chư hầu và các nước tư bản đồng minh của Mỹ nữa. CIA thực sự trở thành một cơ quan tình báo và một trung tâm phá hoại, lật đổ lớn nhất thể giới, đồng thời cũng tàn bạo nhất thể giớị. Dựa vào cái thế là một cơ quan tình báo “Trung ương“, CIA thâu tóm trong tay và khống chế tất cả bộ máy tỉnh báo khổng lồ của nước Mỹ, toàn bộ các cơ quan quân báo của Lầu năm góc, các cơ quan tình báo của bộ ngoại giao, của Sở thông tin, của viện năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ... và có thể nói là bất Cứ Bộ nào, Cục nào, vụ, viện nào của Mỹ có bộ máy tỉnh báo núp dưới danh nghĩa “cơ quan nghiên cứu” đều phải phụ thuộc vào CIA.

          Sự phát triền nhanh chóng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới cộng với cao trào giải phóng dân tộc ngày càng dâng cao trên các lục địa Á, Phi rồi Mỹ la tinh càng làm cho chính phủ Mỹ phải tang cường thêm nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho CIA hoạt động nhằm “ngăn chặn làn sóng đỏ” theo kiểu nói của cơ quan tuyên chuyền “chiến tranh tâm lý” Mỹ. Đặc biệt ở châu Á, tình hình diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho chủ nghĩa thực dân cũ và mới càng làm cho đế quốc Mỹ cuống cuồng tìm cách đối phó. Tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập trên lục địa rộng lớn, bọn Quốc đân đảng thân Mỹ bị đánh bật ra đảo Đài Loan là một sự kiện được Nhà trắng coi là “nghiêm trọng nhất” kể từ khi kết thúc chiến tranh thể giới thứ hai. Bước vào năm 1950 sự lớn mạnh vượt bậc của quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu bằng những thắng lợi to lớn trong chiến dịch biên giới làm cho đế quốc Mỹ càng thêm lo lắng.

         Theo các tài liệu mật của Lầu năm góc, ngay sau khi lục địa Trung Hoa rơi vào tay những người cộng sản Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã “tìm cách bắt liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và cung cấp viện trợ quân sự cho Pháp chống lại Việt Minh”. Cũng vẫn theo các tài liệu mật của Lầu năm góc, đường lối chính sách này của Mỹ đã được Tổng thống Mỹ Tơruman giải thích là nhằm “ngăn chặn sự bành trướng thêm nữa của cộng sản ở châu Á”. Đầu năm 1952, Hội đồng an ninh Mỹ đã họp phiên đặc biệt và sau đó đã ra một bản “tuyên bố về chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á”. Toàn bộ bản tuyên bố này đã được lưu trữ trong đống hồ sơ “tuyệt mật” của Lầu năm góc, nhưng đến năm 1971 đã bị phanh phui, dư luận rộng rãi trên thế giới đã được biết đến cái gọi là “đường lối chính sách” của Mỹ ghi trên giấy trắng mực đen như sau:

         Việc cộng sản kiểm soát được Đông Nam Á, sẽ làm cho vị trí Mỹ ở mắt xích Thái Bình Dương trở nên dễ vỡ và sẽ phá hoại nghiêm trọng lợi ich an ninh cơ bản của Mỹ tại Viễn Đông... Việc bảo vệ dược Bắc Kỳ là điều quan trọng đối với nhiệm vụ giữ cho lục địa Đông Nam Á khỏi rơi vào tay cộng sản... Vì vậy, đối với Đông Nam Á nước Mỹ phải... tăng cường các “hoạt động bí mật nhằm giúp đỡ việc thực hiện các mục tiêu ở Đông Nam Á. Đối với Đông Dương, Mỹ phải tiếp tục sự giúp đỡ đối với ba quốc gia liên kết, tiếp tục bảo đảm với Pháp và Mỹ coi cố gắng của Pháp ở Đông Dương là có ý nghĩa quan trọng to lớn về chiến lược, không phải chỉ đối với lợi ich thuần túy của Pháp mà còn cần thiết cho cầ thể giới tự do”.

         Tuy nhiên, mặc dù từ năm 1950 chính quyền Mỹ đã bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trở lại ba nước Đông Dương, quân đội viễn chinh của thực dân Pháp vẫn liên tiếp bị đánh bại nhất là trên chiến trường miền bắc Việt Nam. Đầu tháng 4 năm 1954, giữa lúc các đơn vị tính nhuệ của Pháp đang bị khốn đốn ở Điện Biên, hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ đã lại tiến hành một phiên họp đặc biệt dưới sự chủ tọa của tổng thông Mỹ Aixenhao. Ngày 5 tháng 4 năm 1954, một ủy ban đặc biệt được thành lập theo chỉ thị của hội đồng an ninh quốc gia đã soạn thảo một 1 “bị vong lục” bao gồm nhiều chỉ thị tuyệt mật dành cho các cơ quan quân sự, ngoại giao vào Cục tình báo trung ương Mỹ. Bản bị vong lục nhân mạnh: “Chính sách của Mỹ ở Đông Dương trong lúc này là không chấp nhận một điều gì khác ngoài chiến thắng quân sự ở Đông Dương; lập trường của Mỹ là tranh thủ sự ủng hộ của Pháp đối với quyết tâm này của Mỹ và nếu không được như vậy thì Mỹ kiên quyết phản đối mọi giải pháp thương lượng về vấn đề Đông Dương tại hội nghị Giơnevơ”.  Bả vị vong lục còn vạch rõ: “Nếu giữ được Dông Dương thì hành động này sẽ tăng thêm sức mạnh cho việc chống cộng sản ở khu vực, nếu như không giữ được Đông Dương thì đường lối hành động cần thiết là: làm chậm càng lâu càng tốt sự mở rộng quyền lực cộng sản tại khu vực Viễn Đông, kết hợp với các hoạt động phản công nhằm giành lại Đông Dương từ tay cộng sản”.

         Trong những “hoạt động phản công” nhằm giành lại Đông Dương”, chính quyền Mỹ cũng đã tính đến chuyện đưa quân đội Mỹ đổ bộ vào Đông Dương cứu nguy cho Pháp. Thế nhưng, sau khi cân nhắc kỹ, tổng thống Mỹ Aixenhao thấy rằng hành động phiêu lưu này bất lợi về mặt chính trị và cũng không bảo đảm thắng lợi về quân sự bởi vì Mỹ cũng đã đưa quân vào Triều Tiên nhưng đến năm 1953 lại phải ký hiệp định đình chiến và lui quân về phía nam vĩ tuyến 38. Vì vậy “hoạt động phản công” được coi như phù hợp nhất trong tình hình Đông Dương lúc này là phá hoại lật đồ chính quyền cộng sản. Việc này giao cho CIA.

          Qua những tài liệu văn bản ghi trong tập hồ sơ mật của Lầu năm góc bị tiết lộ trước ánh sáng, mọi người đều thấy rõ, ngay từ khi thực dân Pháp còn đang bị bao vây Điện Biên và hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương chưa ký kết, chính quyền Mỹ đã dự kiến trước kế hoạch “thay chân Pháp” đồng thời “phá hoại và lật đổ chính quyền Việt Minh cộng sản” trong trường hợp Pháp buộc phải rút khỏi khu vực này. CIA là cơ quan chủ yế được giao nhiệm vụ “chặn đứng cộng sản” và “dọn đường cho Mỹ thâm nhập vào Việt Nam” lập tức tuyển mộ ngay một loạt sĩ quan quân báo trước kia đã từng hoạt động trong Sở tình báo chiến lược OSS nhất là những sĩ quan tình báo đã từng hoạt động tại khu vực châu Á, trở lại làm điệp viên của CIA. Trong số những điệp viên cấp cao đầu tiên được cử vào Việt Nam có Etuốt Lênxđên.

          Không phải ngẫu nhiên mà Lênxđên lại được tuyển chọn để trao cho “sứ mệnh” này. Theo báo chí Mỹ tiết lộ, trong chiến tranh thế giới thứ hai Lênxđên đã từng là một sĩ quan quân báo hoạt động tại khu vực Viễn Đông. Khi chiến tranh kết thúc, Sở tình báo chiến lược OSS giải thể, Lênxđên đã được chuyển công tác sang ngành không quân với cấp bậc đại tá. Nhưng liền sau đó chính quyền Mắcxayxaydo Mỹ lập ra ở Philippin đang đứng trước sự uy hiếp của Đảng cộng sản Philippin là một chính đảng đã từng giữ vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống bọn quân phiệt Nhật Bản. đã từng lập ra một đội quân giải phóng và đang đấu tranh giậnh độc lập thật sự cho Philippin. Cục tình báo Trung ương Mỹ đã tìm đến Lênxđên, bí mật tuyển mộ Lênxđên vào hàng ngũ CIA rồi giới thiệu Lênxđên với Nhà trắng đề cử Lênxđên sang Philippin giúp chính quyền Mắcxayxay “dẹp loạn cộng sản”.

           Đúng là trong suốt 5 năm làm cố vấn cho tổng thống Philippin Macxayxay, Lênxđên đã đem tất cả “nhiệt tình chống cộng cùng với kinh nghiệm chống du kích” để giúp Mắcxayxay chống lại đội quân “giải phóng nhân dân” Hukhalahap do Đảng cộng sản Philippin thành lập. Do những thành tích đó Lênxđên đã được cục tình báo Trung ương Mỹ “đánh giá cao”. Đầu năm 1954, CIA đã giới thiệu Lênxđên với chính quyền Mỹ và Lênxđên lại được cử sang làm trưởng phái đoàn quân sự Mỹ tại Sài Gòn rồi làm cố vấn cho tổng thống bù nhìn Ngô Đình Diệm cho tới hết năm 1956 mới trở về nước.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2017, 06:10:06 pm gửi bởi loiho000 » Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2017, 09:58:23 pm »

          Qua những tài liệu văn bản ghi trong tập hồ sơ mật của Lầu năm góc bị tiết lộ, mọi người đều thấy rõ ngay từ khi chưa ký kết hiệp nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, chính quyền Mỹ đã dự kiến trước một kế hoạch phá hoại và lật đổ tại miền Bắc Việt Nam trong trường hợp thực dân Pháp phải rút khỏi khu vực này. CIA là cơ quan chủ yếu được trao nhiệm vụ này đã lập tức tuyển mộ ngay những cựu sĩ quan quân báo trước kia đã từng hoạt động tại sở tình báo chiến lược Mỹ OSS nhất là những sĩ quan đã từng hoạt động tại khu vực châu Á, làm điệp viên cho CIA. Đại tá Etuốt Lênxđên là nhân viên CIA đầu tiên được chính tổng thống Mỹ Aixenhao cử tới SàiGòn, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động “ngăn chặn cộng sản”, như chỉ thị của hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã đề ra từ đầu tháng 1 năm 1954.

         Theo chính Lêuxđên tự khoe trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1972, nhan đề: “Giữa hai cuộc chiến tranh”, thế giới thứ hai, 1939-1955, ông ta đã từng phục vụ trong lực lượng tình báo chiến lược OSS và sau khi chiến tranh chấm dứt đã đưuọc chuyển sang lực lượng không quân mà ông ta tự coi là “đoạn tuyệt hẳn với nghề quân báo”. Nhưng đến năm 1950 lại được CIA tuyển mộ.

         Năm 1963, Lênxđên nghỉ hưu với cấp bậc trung tướng và đến năm 1965 lại trở lại Việt Nam giữ chức vụ trợ tá cho đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, mãi đến năm 1968 mới về nước hẳn. Năm 1972 Lênxđên cho xuất bản cuốn hồi ký nhan đề “Giữa hai cuộc chiên tranh” , kể lại khá tỉ mỉ các hoạt động của mình tại miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng tiết tộ những âm mưu phá hoại “chính quyền Việt Minh cộng sản” tại miền Bắc Việt Nam.

          Lênxdên đặt chân tới SàiGòn hồi cuối tháng 5 năm 1954. Lúc này quân đội thực dân Pháp đã gặp một thất bại “chưa từng thấy”  trên chiến trường Điện Biên và hội nghị Giơnevơ về Đông Dương đã bắt đâu họp. Ở Việt Nam, từ ngày 5 tháng 6 năm 1948 Pháp đã ký với Bảo Đại cái gọi là “thỏa hiệp vịnh Hạ Long” và đến ngày 8 tháng 3 năm 1949 đã dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Pháp do Bảo Đại làm quốc trưởng. Đến ngày 3 tháng 7 năm 1953 Pháp lại ra tuyên bố nhấn mạnh “đã trao trả độc lập cho Việt Nam” nhưng trên thực tế, chính quyền Bảo Đại chỉ là một chính quyền tay sai của Pháp và“không có thực quyền; Pháp vẫn nắm quân đội, ngoại giao, tài chính, vẫn phát hành và kiểm soát tiền, cũng như vẫn điều hành cái gọi là “ngân hàng quốc gia” Việt Nam. Về phía Mỹ, từ năm 1953 đã thành lập một phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp tại Việt Nam, gọi tắt là MAAG do trung tướng Mỹ Ô Đanieu đứng đầu. Đến năm 1954 lại có thêm một trung tướng Mỹ nữa là Giêm Laotôn Côlon được cử làm đại sứ Mỹ bên cạnh chính quyền Bảo Đại.

         Như vậy là trước khi Lênxđên đặt chân tới Sài Gòn, tại đây đã có một tòa đại sứ Mỹ và một cơ quan quân sự Mỹ, Lênxđên đóng vai một nhân viên dân sự làm việc trong tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn hay vẫn mang quân hàm đại tá không quân làm việc tại phái đoàn MAAG? Để bảo đảm “tuyệt đối bí mật” đồng thời trao cho Lênxđên “toàn quyền hành động”, báo cáo thẳng về Mỹ chứ không phải qua đại sứ hoặc trưởng phái đoàn MAAG. CIA kiến nghị nên lập ra một phái đoàn quân sự nữa, gọi là phái đoàn quân sự Sài Gòn viết tắt là SMM đề Lênxđên và nhóm nhân viên tỉnh báo dưới quyền Lênxđên có cơ sở hoạt động. Báo chí Mỹ cho biết ngay từ hồi đó rất nhiều người Pháp và cả người Mỹ ở Sài Gòn cũng thắc mắc, không hiểu sao Mỹ đã có mội phái đoàn quân sự MAAG đặt tại Sài Gòn rồi, lại nặn thêm ra một phái đoàn quân sự Sài Gòn nữa, gọi tắt là SMM. Cũng ngay từ hồi đó một số người Mỹ đã mỉa mai châm biếm, cái SMM không phải là phái đoàn quân sự Sài Gòn (Sài Gòn Military mission) mà có lẽ là phái đoàn quân sự bí mật (Secret military mission).

         Chính người cầm đầu phái đoàn SMM của Mỹ là đại tá Lênxđên cũng thừa nhận trong hồi ký, khi bắt đầu được trao nhiệm vụ làm trưởng phái đoàn SMM, ông ta đã là một nhân viên cấp cao của cục tình báo CIA. Toàn bộ phái đoàn SMM do Lênxđên phụ trách gồm vẻn vẹn có 18 người, tất cả đều là điệp viên CIA, trong đó một phần là cựu sĩ quan quân báo OSS. Một trợ tá đắc lực cho Lênxđên đồng thời là phó trưởng phái đoàn SMM không phải ai khác mà chính là trung tá Luyxiêng Cônen, cựu sĩ quan quân báo OSS, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã hoạt động tại khu vực biên giới Trung Việt và đã từng thâm nhập vào chiến khu của Việt Minh trong vùng núi rừng Việt Bắc để “giúp đỡ Việt Minh kháng chiến chống phát xít Nhật Bản”. Lênxđên cũng nói rõ, phái đoàn SMM “được lệnh vào Vệt Nam một cách bí mật để giúp người Việt Nam (chỉ bọn ngụy) chống cộng sản chứ không phải đề giúp Pháp” (như phái đoàn MAAG). Về mặt công khai, Lênxđên đóng vai phó tùy viên không quân Mỹ trực thuộc sứ quán Mỹ tại Sài Gòn nhưng lại sinh hoạt tại cơ quan MAAG và đặc biệt là “liên lạc thằng vớí Oasingtơn thông qua chi nhánh CIA tại Sài Gòn!”.

         Lênxđên kể lại, ông ta là người đầu tiên trong phái đoàn SMM đã bay thẳng từ Philippin tới Sài Gòn trong chuyến bay sớm nhất kề từ khi nhận được lệnh từ Oasinhtơn và đã tới Sài Gòn bằng một chiếc thủy phi cơ thuộc đội máy bay cấp cứu của Mỹ tại Philippin. Ngay sáng đầu tiên ở Sài Gòn, Lênxđên đã giật mình tỉnh dậy vì những tiếng nổ long trời lở đất do “đặc công Việt Minh tiên đánh một kho đạn của Pháp ở gần sân bay Tân Sơn Nhất”.
Và cũng trong những buổi đầu tiên đó, trong đầu óc Lênxđên đã phác họa một kế hoạch cần phải dựng lên ở SàiGòn một chính quyền triệt đề chống cộng và đặc biệt thân Mỹ, đi đôi với việc làm suy yếu chính quyền “Việt Minh cộng sản”.

         Dựa trên kế hoạch rất phù hợp với chỉ thị của chính quyền Aixenhao này, Lênxđên đã trực tiếp chỉ đạo việc dựng lên một chính quyền “triệt để chống cộng và đặc biệt thân Mỹ” ở miền Nam Việt Nam. Đồng thời sau khi hiệp nghị Giơnevơ được ký kết, Lênxđên đã trao cho phó của mình là Luyxiêng Cônen đặc trách việc phá hoại chính quyền Việt Minh cộng sản tại miền Bắc Việt Nam.

         Lênxđên và Cônen đã tiến hành các hoạt động này như thế nào?


Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 12:14:55 am »

2. TÌNH BÁO MỸ THÂM NHẬP VIỆT NAM TỪ BAO GIỜ?

           Vào những năm đầu tiên của thể kỳ này, khi thực dân Pháp đầy mạnh việc bòn rút các tài nguyên Đông Dương đưa về chính quốc, hầu như toàn bộ công cuộc kinh doanh khai thác trên dải đất thuộc địa này đều nằm trong tay các công ty tư bản người Pháp. Tuy nhiên, một số các nhà kinh doanh Anh, Mỹ, Hà Lan,…cũng vẫn  cố len vào được, chiếm lĩnh những lĩnh vực mà tư bản Pháp không thể vươn tới. Lúc này, các công ty dầu mỏ Shell, Callex, Standard Oli đang đẩy mạnh việc khai thác dầu mỏ ở Inđônêxia, hồi đó còn gọi là Nam Dương và cũng đang ráo riết tìm thị trường tiêu thụ. Từ Nam Dương, dầu mỏ đã được đưa bằng đường biển tới Hải Phòng và Sài Gòn để rồi từ đó lại phân phối đi tất cả cơ sở của chính quyền thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương, đồng thời bán lẻ cho cả nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia dùng vào việc thắp sáng. Chính trong những năm này, chiếc đèn thắp bằng dầu mỏ do Mỹ chế tạo, với tên gọi phổ biến là “đèn dầu Hoa Kỳ” đã tuần tự thay thế những ngọn đèn thắp bằng đầu lạc cồ xưa của Việt Nam. Với mặt hàng kinh doanh hầu như độc quyền này, các công ty lũng đoạn Mỹ đã kiếm được khá nhiều lợi nhuận.

          Cho tới trước khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, thậm chí ngay cải khi quân đội Nhật Bản đã kéo vào Đông Dương hồi tháng 9 năm 1940 rồi phải đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương ngày 7 tháng 12 năm 1941, các đại lý dầu mỏ của Mỹ, Anh, Hà Lan đặt tại các cửa biển Hãi Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng (hồi đó còn gọi là Tuaran hoặc Cửa Hàn) vẫn tiếp tục làm ăn phát đạt. Giám đốc chi nhánh công ty dầu mỏ Slandarde Oil của Mỹ đặt tại Hải Phòng trong khoảng thời gian này là Aontin Glatxơ, một người Mỹ nói tiếng Pháp khá thạo, giao thiệp rộng. Từ Hải Phòng, công ty Standard Oli của Mỹ có cả một hệ thống đại lý suốt dọc đường 5 tới Hà Nội, ,rồi từ Hà Nội lại trải dài theo con đường thuộc địa số 1qua các thành phố, tỉnh lị, thị trấn tới tận Sài Gòn. Phụ trách các đại lý dầu mỏ này đều là người Việt Nam hoặc người Hoa do Aontin Glatxơ tuyển mộ, trả lương tháng hoặc cho hưởng hoa hồng, thanh toán sau khi tiêu thụ hết hàng.

         Vốn là một nhà kinh doanh cần cù, năng nổ, ông Aontin Glatxơ thường tận dụng con đường “xuyên suốt Đông Dương” để đi thăm các đại lý đặt rải rác ở khắp các địa phương rất chăm chỉ, đều đặn. Mỗi chuyến đi như vậy ông thường kết hợp cả việc du ngoạn thưởng thức phong cảnh, quan tâm đến cả phong tục tập quán của các dân tộc.

         Chi nhánh Standard Oil do Aontin Glatxơ đứng đầu cũng có những quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh bạn, nhất là với hãng Callex (tên gọi một công ty dầu mỏ Mỹ kết hợp giữa các nhóm thuộc bang Caliphonia và bang Têchxớt). Đứng đầu chi nhánh dầu mỏ Caltex là Laorenxơ Gođơn, một người Anh ra đời ở Canada và làm việc cho công ty dầu mỏ Mỹ. Năm 1940 khi quân dội Nhật Bản đổ bộ lên Hải Phòng được ít ngày. Người ta thấy ông Gođơn trở về Mỹ báo cáo công việc kinh doanh với ban giám đốc, đặt trụ sở tại thành phố Caliphonia. Cuối năm 1941, Ông Gođon đang chuẩn bị lên đường trở lại Hải Phòng thì đột nhiên Nhật Bản mở cuộc tiến công vào hàng loạt các vị trí chiến lược của Mỹ, Anh, Hà Lan trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Gođon không đi Đông Dương nữa nhưng cũng không ở lại Caliphonia mà lại đi Ấn Độ và dừng lại Niuđêli khá lâu.

         Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, mọi người mới được biết, trong chặng dừng chân ở Ấn Độ (lúc đó còn là thuộc địa của Anh) nhà kinh doanh dầu mỏ Gođon đẫ được “bí mật phong quân hàm đại úy” và nhận nhiệm vụ của cơ quan tình báo chiến lược Anh. Từ NiuĐêli, Gođơn đã đáp máy bay quân sự của Anh tới Trùng Khánh, nơi đặt cơ quan chính phủ của Tưởng Giới Thạch, đồng thời cũng là nơi đặt trụ sở của bộ chỉ huy quân sự Mỹ khu vực Hoa Nam và các sứ quan Mỹ, Anh. Tại Trùng Khánh, Gođon đã gặp lại người bạn cũ hồi cùng nhau đảm nhiệm công việc kinh doanh ở Hải Phòng. Đó là Aontin Glatxơ lúc này đã là thiếu tá quân bào. làm việc trong sở công lác chiến lược Hoa Kỳ, gọi tắt là OSS, Aontin Glatxơ đã đình chỉ hẳn công việc “bán dầu” ở Đông Dương và chuyển sang việc “mua tin tinh báo” và thu lượm các tin tình báo từ miền Bắc Việt Nam, bí mật chuyền tới Trùng Khánh cho cơ quan OSS. Lúc này OSS đang cần có một mạng lưới điệp viên ở Việt Nam. Theo sự giới thiệu của cơ quan tình báo chiến lược Anh, tướng Uyliam Đônôvan chỉ huy sở công lác chiến lược OSS của Mỹ đã “kết nạp” luôn Gođơn làm “cộng tác viên” cho OSS. Từ tháng 4 năm 1944, Godơn trở thành một gián điệp kép, vừa phục vụ cho tình báo Anh, vừa phục vụ cho tình báo Mỹ. Trên thực tế, Gođơn làm việc cho Mỹ nhiều hơn vì những mục tiêu của Mỹ ở Đông Dương hồi đó cũng nhiều hơn của Anh. Việc trước mắt mà sở công tác chiến lược OSS của Mỹ giao cho Gođơn là điều tra xem có bao nhiêu phi công Mỹ lái máy bay tới ném bom các vị trí quân sự của Nhật Bản và bị Nhật Bản bắn rơi đang bị giam giữ ở những nơi nào.
Cùng hoạt động Với Gođơn trong thời kỳ`này, còn 2 cựu nhân viên hãng Caltex, người thứ nhất là Phrencơ Tân, một người Mỹ gốc Hoa sống lâu năm ở Hải Phòng, người thứ hai là Hari Bônat, đã từng làm đại lý cho hang Caltex tại Sài Gòn và thường được nhân dân địa phương gọi theo tên Pháp là ông Becna. Tổ ba người này trong các báo cáo mật gửi tới rụ sở OSS tại Trùng Khánh thường ký tắt là GBT tức là Gođơn, Bônat, Tân. Nhóm GBT đã bí mật tuyển mộ một số người Hoa và người Việt Nam làm cộng tác viên trong việc dò xét phi công Mỹ bị bắn rơi và bị quân đội Nhật Bản giam giữ.

        Tháng 10 năm 1944, đại úy Akênidici Path. Phụ trách mạng lưới tình báo của ORS ở khu vực Địa Trung Hải, được thăng cấp thiếu tá rồi được thuyên chuyển tới Hoa Nam, đặc trách về vấn đề Đông Dương dưới quyền tướng Risơt Hepnơ, chỉ huy trưởng cơ quan OSS khu vực Hoa Nam, đặt trụ sở tại Côn Minh. Nhiệm vụ của sở công tác chiến lược OSS lúc này không chỉ đơn giản trong việc đó xét các khu vực có giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi ở Đông Dương rồi tìm cách giải thoát mà còn phải điều tra nghiên cứu toàn bộ hệ thống đóng quân của Nhật Bản ở Đông Dương. Lúc này các lực lượng đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương đang dồn dập phản công quân đội Nhật Bản. Trong các phương án tác chiến của Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ khu vực Thái Bình Dương có dự kiến cả việc đổ bộ vào Đông Dương khi có thời cơ và điều kiện. Cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ ở Hoa Nam có nhiệm vụ điều tra mọi hoạt động quân sự của Nhật Bản trên đất Đông Dương, từ việc bố trí quân, điều động quân đến các thành phần bình lực.

        Patti vừa tới Côn Minh được vài tháng thì vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 quân đội Nhật Bản đóng tại Đông Dương tiến hành đảo chính quân sự lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Chỉ trong vài giờ, toàn bộ hệ thống cai trị của thực dân Pháp thiết lập hàng thế kỷ trên đất Đông Dương bị xóa sạch. Tất cả cá đơn vị vũ trang của Pháp, trừ một vài đơn vị kịp chạy trốn sang Trung Quốc, số còn lại đều bị Nhật Bản tước vũ khí và bắt giam trong các trại tập trung. Hơn thế nữa, nếu như trước kia cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ thường dựa vào tổ chức kháng chiến bí mật của Pháp (gồm những người thuộc phái Đờ Gôn) để thu thập tin tức về Nhật Bản, thì sau ngày đảo chính toàn bộ hệ thống kháng chiến bí mật của phái Đờ Gôn trên đất Đông Dương cũng bị tan rã hết, không sao hồi phục lại được. Tất cả các cơ sở tình báo của Aontin Glatxơ cũng như của nhóm GBT mới chỉ cung cấp cho OSS được một bản danh sách gồm họ tên của 9 phi công Mỹ bị bắn rơi còn sống sót và nơi giam giữ họ từ nay cũng bị Nhật Bản quét sạch.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 12:19:59 am »

           Sau này, theo chính Patti kề lại trong cuốn hồi ký “Tại sao Việt Nam?” xuất bản năm 1980 cho biết, tại Côn Minh lúc này tập trung rất nhiều cơ quan tình báo của Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, nhưng tất cả đều bị “bật gốc” không có được một chút “chân rết” nào ở Việt Nam. Patti cũng đã tiếp xúc với một loại nhân vật tự xưng là lãnh tụ các phong trào cach mạng đang bị truy nã, phải chạy trốn sang Trung Quốc như Việt Nam quốc đân Đảng, Đại Việt, Việt Nam phục quốc hội nhưng không một phong trào nào trên đây có được thực lực ở Việt Nam.

       Vẫn theo lời Patti kể lại, ngay từ khi còn ở Oasinhtơn, trong lúc nghiên cứu các hồ sơ về những phong trào cách mạng ở Việt Nam, lần đầu tiên Patti phát hiện được một bức điện từ đại sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh về nước, đề ngày 31 tháng 11 năm 1942, trong đó đại sứ Mỹ báo tin có một phong trào của người Việt Nam đề nghị chính phủ Mỹ dùng ảnh hưởng của mình vận động  chính quyền Tưởng Giới Thạch trả tự do cho ông Hồ Chí Sĩ bị bắt vì một sự hiểu lầm tại Liễu Châu ngày 2 tháng 9 năm 1942.

        Lúc đó, Patti cứ tưởng Chí Sĩ là tên vị lãnh tụ đứng đầu mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh hội và là đại diện của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tới Hoa Nam tìm gặp các lực lượng đồng minh để yêu cầu giúp đỡ, cùng chống đế quốc Nhật Bản. Khi tới Côn Minh, Patti mới rõ thêm. Hồ Chí Sĩ tức là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sau khi tìm gặp, Aoxtin Glatxơ để hỏi thêm Hồ Chí Minh là ai, Patti mới lại được biết rõ Cụ Hồ là một nhân vật rất có uy tín lãnh đạo phong trào cộng sản ở Việt Nam.
   
             Vào thời gian này, tướng Trương Phát Khuê tư lệnh đệ tứ chiến khu của Tường Giới Thạch ở Hoa Nam đã buộc phải trả lại tự do cho Cụ Hồ. Từ Liễu Châu, Cụ Hồ đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nhưng đầu năm 1945 Cụ lại đến Côn Minh và một buổi chiều tháng 4 năm 1945, Patti đã được gặp Cụ. Patti thừa nhận, ngay trong cuộc tiếp xúc đầu tiên này, Cụ Hồ Chí Minh đã gây được một ấn tượng mạnh đối với Patti, mội điệp viên tình báo nhà nghề lão luyện của Mỹ. Từ lời nói, cử chỉ, thái độ của Cụ Hồ đều tỏ rõ Cụ là một nhà hoạt động cách mạng lão thành, một nhà yêu nước chân chính, kiên cường chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Patti cũng thừa nhận, mặt trận Việt Minh là phong trào cách mạng duy nhất có thực lực ở Việt Nam. Mặt trận Việt Minh có căn cứ địa vững chắc, có vùng giải phóng xuyên suốt 6 tỉnh ở vùng thượng du Bắc Bộ, có lực lượng vũ trang đang tiến hành chiến tranh du kích chống lại Nhật Bản. Patti nhận định. muốn có được những tin về hoạt động quân sự của Nhật Bản ở Dông Dưong thì nhất định phải dựa vào Việt Minh, bởi vì chỉ có Mặt trận Việt Minh là có cơ sở cách mạng rộng khắp trong nước. Patti cũng nhận định, sau nàỳ nếu lực lượng đồng minh đổ bộ vào Đông Dương thì nhất định cũng phải dựa vào Việt Minh là lực lượng duy nhất có thể đánh vào phía sau quân đội Nhật Bản.

          Lúc này, giữa đại sự quán Mỹ và cơ quan tình báo chíến lược Mỹ ở Hoa Nam có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Sứ quán Mỹ không muốn giúp đỡ Việt Minh vì “đây là một phong trào có khuynh hướng cộng sản và nhất là trong mặt trận Việt Minh có đang có đảng Cộng sản làm nóng cốt”. Nhưng cơ quan tình báo chiến lược OSS, trên tinh thần thực tế và thực dụng lại chủ trương phải có quan hệ tốt với Việt Minh vì “Đây là phong trào cách mạng duy nhất có thực lực đang chống lại Nhật Bản một cách có hiệu quả ở Đông Dương“. Những người thuộc phái này lập luận, tại sao Mỹ đã bắt tay với Liên Xô đề cùng chống phát xít mà lại không hợp tác được với những người Cộng sản Việt Nam đề cùng chống “Nhật Bản”? Theo Patti, ngay từ cuối năm 1942, ban tham mưu của cơ quan tình báo chiến lược OSS được sự tán thành của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân JCS đã vạch kế hoạch sử dụng các lực lượng kháng chiến của Cộng sản Trung Quốc. Triều Tiên, Việt Nam đề chống lại Nhật Bản và đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý trên nguyên tắc. Riêng tại Đông Dương, từ năm 1944  các báo cáo của nhóm tình báo GBT gửi về OSS đều khẳng định sở dĩ giải thoát được một số phi công Mỹ bị bắn  rơi “là nhờ sự cộng lác có hiệu quả của những người Việt Nam thuộc một phong trào chính trị vững mạnh đấu tranh cho độc lập”. Phong trào này Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch) đều gọi là “phong trào cộng sản” nhưng các báo cáo của cơ quan tình báo chiến lược Mỹ lại gọi là “phong trào chống thực dân, chống đế quốc Nhật Bản và thân đồng minh”.

           Trên cơ sở của những lý lẽ đó, cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ ở Hoa Nam tiếp tục quan hệ với Mặt trận Việt Minh. Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Hoa Nam cũng đồng ý cử một số sĩ quan tới giúp đỡ các lực lượng vũ trang của Việt Minh về quân sự. Patti kề lại, trong những ngày trung tuần tháng 8 năm 1945, cơ quan OSS ở Hoa Nam đã theo dõi chặt chẽ những cuộc hành quân của bộ đội Việt Minh, có một số sĩ quan OSS cũng phối hợp, trên bước đường từ chiến khu Việt Bắc tiến về Hà Nội. Mãi tới ngày 23 tháng 8 năm 1945 Patti mớí đáp máy bay hạ cánh được xuống sân bay Gia Lâm đề chuẫn bị cho việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương thì Việt Minh đã giành được chính quyền ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 và đến ngày 23 tháng 8 thì giành được chính quyền trong cả nước.

            Patti đã gặp lại Cụ Hồ Chí Minh, đã dự lễ mừng độc lập ngày 2 tháng 9 năm l945 tại quảng trường Ba Đình, trong dó Cụ Hồ Chí Minh trên cương vị Chủ tich nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa long trọng tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới “Việt Nam là một nước độc lập và trên thực tế đã trở thành một nước độc lập”.

            Patti đã ghi lại trên giấy trắng mực đen trong sách sự nhiệt liệt ủng hộ của toàn dân Việt Nam đối với Mặt trận Việt Minh, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong phần cuối cuốn sách dày 612 trang, Patti trân trọng ghi lại buổi lưu luyến chia tay với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội và những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, có quan hệ hữu nghị và quan hệ kinh tế với các nước trong đó có Mỹ.

           Những lời thừa nhận của Patti, người đặc trách vấn đề Đông Dương trong cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ đã khẳng định, trước khi thành lập Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA thì tình báo Mỹ đã thâm nhập Việt Nam. Họ đã phát hiện được những gì? Họ đã tìm thấy ở Việt Nam một dân tộc yêu nước chuộng hòa bình, độc lập, tự do, kiên cường chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đề quốc. Họ đã tìm thấy ở nhân dân Việt Nam, qua mặt trận Việt Minh, một lực lượng kháng chiến trên thực tế đã giúp đỡ Đồng Mình, nhất là giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến đấu chung chống đế quốc Nhật Bản xâm lược. Sẽ không xảy ra cuộc dụng đầu lịch sử giữa Mỹ và Việt Nam nếu ngay từ ngày đó chính quyền Mỹ duy trì những quan hệ tốt với Việt Nam.

          Thế nhưng sự thật đã trái ngược hẳn. Ngay từ khi lao vào cuộc “chíẽn tranh lạnh” trên quy mô toàn thế giới Mỹ đã lại tiến hành các hoạt động phá hoại chống Việt Nam (do CIA đảm nhiệm).

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 11:16:43 pm »

3. BAO NHIÊU ĐIỆP VIÊN CIA ĐÃ HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM?

           Ngày 1 tháng 5 năm l976, nhân kỷ niệm một năm chế độ tay sai Mỹ ở Sài Gòn hoàn sụp đổ, hãng tin Mỹ UPI đã truyền đi toàn thể giới một mẩu tin “giật gân” như sau:

          “Một nhà phân tích chiểm lược của Mỹ, trước kia đã từng làm việc tại sứ quán Mỹ ở Sàị Gòn cho biết: Khi Sài Gòn sụp đồ, nhiều tài liệu tình báo tối mật đã bị cộng sản tịch thu. Những tài liệu này có thể tiết lộ phần lớn những hoạt động tình báo của Mỹ và tên tuổi của bất cử người nào đã cộng tác với cục tình báo TW Mỹ,dù ở mức độ ít nhất”.

         Tiếp đó, tờ Bưu điện Oasinhtơn số ra ngày 31 tháng 5 năm 1976, cho biết thêm chi tiết.

        “…Ông Phranco Xnép là một quan chức Mỹ rời Sài Gòn trong ngày cuối cùng kể lại với bản báo rằng các hồ sơ mật của Nguyễn Văn Thiệu đã bị bỏ lại Sài Gòn, không mang theo được khi di tản. Xnép coi đây là một tấn bi kịch và cho rằng các hồ sơ này có thề tiết lộ rất nhiều về hoạt động tình báo của Mỹ và cho phép cộng sản phát giác được các nhân vật tình báo Mỹ cũng như bất cứ người Việt Nam nào đã giúp tình báo Mỹ ở mức độ nhỏ nhất. Xnép tin là cộng sản có một điệp viên đã nắm được những tin quan trọng nhất của chính phủ Thiệu, trong khi dó giám đốc CIA ở Sài Gòn là Tônét Pôngar và đại sứ Mỹ Graham Matin lại bị mắc lừa do những “màn khói” cộng sản tung ra ...”

          Trước khi trích dẫn một số tài liệu “mật“, “tối mật” và “Tuyệt mật” tịch thu được của Mỹ ngụy khi quân ta tiến vào Sài Gòn, xin giới thiệu với bạn đọc một tài liệu công khai viết về CIA ở Việt Nam và trên thế giới. Đó là cuốn WHÓS WHO IN CIA do Giuliút Mađơ chủ biên, với sự cộng tác của Môhamet Ap dennabi ở Li Băng, Ambanlan Bhát ở Ấn Độ. Phecnandô Gamma ở Mêhicô và Xôgiô Ôhasi ở Nhật Bản. Đây là một cuốn sách đầy tới 605 trang ghi danh sách và lý lịch vắn tắt của 3000 quan chức tình báo Mỹ hoạt động ở 120 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những trang đầu của cuốn sách, sau lời tựa là ảnh chụp bức thư của thượng nghị Sĩ Giôdep Clac ủy viên ủy ban đối ngoại thượng nghị Viện Hoa Kỳ, ngỏ lời hoan nghênh nhóm biên soạn đã giúp đỡ thượng nghị viện Mỹ trong cuộc đấu tranh chống sự lộng hành của cục tình báo Trung ương Mỹ CIA. Tiếp đó là một loạt dài dằng dặc họ tên các quan chức tình báo Mỹ xếp theo thứ tự A,B,C,…kèm theo ngày sinh, nơi sinh và những nơi đã hoạt động gián điệp.

          Một điều rất đáng chú ý là, cuốn sách điểm mặt 3000 gián điệp Mỹ hoạt động ở 120 nước trên thế giới, nhưng riêng tại hai miền nam bắc Việt Nam đã có tới 133 nhân viên tỉnh báo Mỹ, nhiều gấp bội so với số nhân viên Mỹ đã hoạt động ở Nam Triều Tiên (85 tên), nhiều hơn cả số nhân viên tình báo Mỹ làm việc tại Nhật Bản (122 tên). Chỉ riêng điều đó cũng đủ nói lên tầm chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ quan trọng biết chừng nào, và dải dất miền Nam Việt Nam dưới thời kỳ còn chế độ Mỹ-ngụy đã được cục tính báo Trung ương Hoa Kỳ chú trọng tới như thể nào.

          Cũng cần nhấn mạnh thêm, cụm từ “Whós Who” thường chỉ dùng để viết về những người “có tên tuổi” trong cuốn “Vhss Who in CIA” và Giuliút Mađơ dày công sưu tầm tài liệu, cũng mới chỉ thu thập được khoảng 3000 điệp viên thuộc loại “quan chức” trong bộ máy gián điệp của Mỹ phần lớn đều đã lộ mặt. Còn bao nhiêu người nữa đang hoạt động bí mật thì đến quốc hội Mỹ cũng không sao biết được.

          Dĩ nhiên, con số điệp viên CIA ghi trong cuốn “danh bạ” này chưa thể nào đây đủ bởi vì nhóm biên soạn của Giuliút Mađơ không thể nào biết được hết những điệp viên CIA đang còn hoạt động bí mật, chưa bị lộ mặt. Vả lại, cuốn sách này xuất bản từ năm 1958, khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Linđơn Ben Giônxơn, vào thời điềm cả hai viện trong quốc hội Mỹ đang đòi phải đặt cơ quan CIA dưới sự kiểm soát của Quốc hội. Vậy thì, từ năm 1969 đến năm 1975 là khi chế độ ngụy Sài Gòn sụp đổ, các vị tổng thống Risớt Nícxơn và Giêrôn Pho còn ném sang Việt Nam bao nhiên điệp viên CIA nữa ?

          Một điều thú vì là cuõn “danh sách kèm theo lý lịch” 3000 điệp viên CIA này ta đã thu được trong đống hồ sơ tài liệu chất đầy cơ quan tồng nha cảnh sát ngụy ở Sài Gòn: Rõ ràng cơ quan mật vụ của ngụy vẫn chăm chủ nghiên cứu tìm hiều các hoạt động của quan thầy. Trong số các nhân viên cảnh sát ngụy bị mắc kẹt không di tản được lần lượt ra thú tội với cách mạng có Nguyễn Thị Thanh Thủy, thiểu tá, chỉ huy lực lượng cảnh sát đặc nhiệm trực thuộc tồng nha cảnh sát thường được gọi dưới cái tên quen thuộc là “biệt đội Thiên nga Trung ương”. Khi được hỏi liệu cơ quan mật vụ ngụy có ước lượng được bao nhiêu điệp viên CIA đã được phái tới hoạt động trên dải đất miền Nam Việt Nam này không? Thủy lắc đầu, phát biều:

          - Thưa ông, có trời mà biết được họ đã sang đây tới bao nhiều người bao nhiêu lần và đã hoạt động trong các lĩnh vực nào.

         Cán bộ ta hỏi gặng:

         - Nhưng ít nhất, cô cũng biết được có những nhân viên nào đã tới đây làm “cố vấn” cho tổng nha cảnh sát chứ? Ít nhất, riêng cô cũng biết hoặc cũng quen thân với những nữ nhân viên CIA nào đã tới đây trong khoảng thời gian từ 1969 đến 1975 trên cương vị chỉ đạo hoạt động cho cái biệt động Thiên Nga của cô chứ?

         Không cần nghĩ ngợi lâu. Thủy trả lời ngay:

        - Dạ, thưa quý ông, điều này thì em rất rành.

           Nói rồi, Thủy cầm bút bi, ghi ngay trên trang giấy cuốn sổ tay của cán bộ ta, vừa ghi vừa nói:

       - Thưa quý ông, em còn nhớ năm 1965 có nữ thiếu tá Catholin Oaicơ. Năm 1966 có nữ trung tá Bennét. Nãm 1967- 1968 có nữ trung tá Sapphin. 1969 - 1970 có nữ trung tá Rôtxi. 1970 - 1971 có nữ trung tá An Xmit. Biệt đội Thiên Nga trung ương của chúng em được thành lập hồi tháng 8 năm 1968. Liền đó, trong khoảng thời gian 1968 - 1969 có nữ thiếu tá Hanlơ huấn luyện nghiệp vụ cho chúng em. Tiếp đó, trong khoảng thời gian 1969 - 1970 có nữ đại úy Rôđơmari Ly Đêvit. Bà này, do quen thân nên đến nay em vẫn còn nhớ rõ họ tên, gương mặt, tánh nết. Khoâng 1970 - 1972 có nữ đại úy Bragiơcôvich. Đó là bà cố vấn cuối cùng của chúng em, vì bước sang năm 1973 theo hiệp định Pari, quân nhân Mỹ phãi rút khỏi miền Nam Việt Nam, ở Sài Gòn lúc đó chỉ còn có nhân viên CIA trong một số ngành dân sự...

   Nguyễn Thị Thanh Thủy đã dành hẳn ba ngày, viết báo cáo kế lại với cán bộ ta những hoạt động của “bìệt dội Thiên Nga Trung ương”, cũng như các hoạt động của tổng nha cảnh sát ngụy và nhất là các hoạt động của CIA trên đất Việt Nam mà Thủy và các cấp trên của Thủy biết được.

         Qua những lời cung khai trên giấy trắng mực đen của Nguyễn Thị Thanh Thủy và đồng bọn cộng với những tài liệu trên giấy tờ văn bản đã thu lượm được ở Sài Gòn sau ngày giải phóng, các hoạt động của CIA trên đất Việt Nam quả là muôn hình muôn vẻ. Những nhân viên CIA được cử tới Việt Nam cũng rất phong phú. Trong số này, có những tên “cáo già” mà ngay đến cả nhiều nhân vật tai to mặt lớn trong hàng ngũ ngụy quân ngụy quyền khi nghe nhắc đến tên hằn, cũng rất gờm, cảm thấy “ớn lạnh sống lưng”. Ví dụ như Luyxiêng Cônen.

         Theo kế lại, Luyxiêug Cônen vốn là dân Pháp, đẻ ở Paris. Khi mới 5 tuổi, Cônen đã sớm mồ côi cha. Mẹ muốn đi bước nữa đã gửi Cônen cho chị gái nuôi dậy. Chị Cônen lấy chồng Mỹ. sống ở thành phố Kenxớt. Ít lâu sau Cônen gia nhập quốc tịch Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nước Pháp thua trận bị phát xít Đức chiếm đóng. Cônen tình nguyện phục vụ trong sở công tác chiến lược (OSS) tức là cơ quan tình báo chiến lược, tiền thân của CIA. Theo lệnh của OSS, Cônen đã bí mật nhẩy dù xuống đất Pháp, bắt liên lạc với đội du kích kháng chiến của Pháp để tiến hành do thám các lực lượng quân Đức chiếm đóng nước Pháp, nhằm phục vụ cho cuộc đổ bộ quy mô lớn của lực lượng đồng minh Mỹ, Anh, Canađa lên đất Pháp năm 1944. Khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, Cônen lại được OSS cử sang châu Á, hoạt động trong một đội biệt kích chống phát xít Nhật Bản và đã tiến hành nhiều cuộc hành quân trinh sát trong khu vực biên giới Việt -Trung.

          Cuộc đời của Luyxiêng Cônen cho tới khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, có thề nói là đáng ca ngợi. Đó là một thanh niên yêu nước, một sĩ quan mưu trí dũng cảm, một tình bảo viên gan dạ, trung thành với sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít. Nhưng cũng trong lúc Luyxiêng Cônen leo lên tới đỉnh cao của tài năng và phầm chất thì cũng là lúc anh ta trượt dài trên sườn dốc của một nhân Vật phản động tàn bạo phục vụ cho những mưu đồ phi chính nghĩa.

          Sau khi chiến tranh thể giới thứ hai kẽt thúc, sở công tác chiến lược của Mỹ giải tán, Luyxiêng Cônen và nhiều đồng nghiệp đã giải ngũ trở về tổ quốc sống một cuộc sống thanh bình và lương thiện. Nhưng rồi Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1947. Luyxiêng Cônen và một sỏ cựu sĩ quan của tổ chức OSS lại tình nguyện phục vụ cho CIA. Dưới sự chỉ đạo qủa quan thầy mới, suốt trong những năm 50 của thể kỷ này Luyxiêng Cônen đã tiến hành hàng loạthành động phá hoại lật đổ, chống lại phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam, Iran, Hunggari,… Khi quay trở lại miền Nam Việt Nam hồi đầu năm 1962, Luyxiêng Cônen đã leo tới cấp bậc trung tá và trở thành một 1 chuyên gia lão luyện về các hoạt động tình báo, gián điệp, chống cộng sản, chống phong trào giải phóng dân tộc. Với những thành tích như vậy, đồng thời lại nổi tiếng là một tình báo viên sành sỏi về các vấn đề châu Á trung tá Luyxíêug Cônen đã được mời giữ chức “cố vấn đặc biệt” cho Bộ Nội Vụ ngụy Sài Gòn. Theo lời nhiều nhân viên mật vụ cũ của ngụy quyền Sài Gòn kể lại, chính Luyxiêng Cônen đã là “giảng sư” chuyên “lên lớp nghiệp vụ” cho nhiều nhân vật cấp cao thuộc Bộ Nội Vụ ngụy. Luyxiêng Cônen cũng có nhiều quan hệ mật thiết với Tổng thống Ngô Đình Diệm, với ông cố vấn Ngô Đình Nhu, bà đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, với bác sĩ Trần Kim Tuyến trùm mật vụ Sài Gòn vá với hàng loạt tướng ngụy như Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính,… Nhưng rồi cũng chính ngài trung tá Luyxiêng Cônen đã trở thành một đạo diễn chủ chốt trong vụ đảo chính giết hại cả hai anh em Diệm, Nhu hồi đầu tháng 11 năm 1963.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 11:22:45 pm »

             Cho tới "sự kiện” này, bộ mặt tàn ác ghê tởm của CIA nói chung và của trung tá tình báo Luyxiêng Cônen nói riêng càng rõ nét hơn bao giờ hết, gây một sự “choáng váng kinh hoàng” cho bọn tay sai, cũng là một trong nhiều lý do khiến cho bọn ngụy Sài Gòn phải “chăm chú nghiên cứu tìm hiểu” các quan thầy CIA tới “dậy dỗ”, huấn luyện và “trợ giúp”. Cuốn “danh bạ” 3000 điệp viên CIA hoạt động ở 120 nước trên thế giới được lưu trữ trong các tủ sách của nhiều cơ quan mật vụ thuộc ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam là một chứng cớ cụ thề.

             Vẫn theo lời bọn ngụy kể lại, các điệp viên CIA ùn ùn kéo tới Miền Nam Việt Nam theo nhiều giai đoạn và gồm nhiều lớp người. Thoạt tiên, hầu hết đều là quân nhân như trung tá Iuyxiêng Cônen, đại tá Etuốt Lênxdên ... phần lớn đều đã được phục vụ trong sở công tác chiến lược OSS. Dần dá về sau, số điệp viên khỏng phải là quân nhân ngày càng tăng và hoạt động hầu khắp các cơ quan dân sự của Mỹ ngụy ở miền Nam Việt Nam.

               Cũng trong thời kỳ đầu, CIA đã cử tới Sài Gòn những điệp viên CIA nói rất thạo tiếng Pháp bởi vì trong thời kỳ này từ Diệm, Nhu đến toàn bộ các nhân viên cao cấp, sĩ quan cao cấp của ngụy quyền ngụy quân đều chỉ biết có một ngoại ngữ là tiếng Pháp, thậm chí có những tướng ngụy như Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Đôn... nói tiếng Pháp còn thạo hon cả tiếng Việt Nam. Nhưng từ nửa cuối những năm 60 và đặc biệt là những năm đầu tiên của thập niên 70 có nhiều điệp viên CIA trẻ tuổi nói thạo cả tiếng Việt. Từ những năm 60 trở đi, số điệp viên CIA biết nhiều sinh ngữ, đồng thời cũng gồm nhiều quốc tịch hoạt động ở miền Nam Việt Nam ngày càng nhiều. Những nhân viên ngụy quyền được hỏi chuyện còn nhớ “như in trong óc” nhiều hình ảnh của các quan chức CIA đã gây cho họ “ấn tượng mạnh”. Ví dụ như ngài tiến sĩ Philip Hapíp đã từng học lâu năm ở Pari, nói tiếng Pháp thông thạo không kém gì tiếng Anh, năm 1946 còn là đại úy trong quân đội, đến năm 1949 chuyển sang Bộ Ngoại giao rồi trở thành một điệp Viên CIA “loại cỡ”. Ngài Hapíp đặt chân tới Sài Gòn với cương vị tham tán thuộc tòa đại sứ Mỹ, đã được cả Phủ Tổng thống lẫn Bộ Ngoại giao và cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ đánh giá cao, trở thành một cố vấn quan trọng cho ngài tiến sĩ Henri Kitxingiơ trong cuộc hòa đàm ở Pari. Hoặc như ngài tiến sĩ Giôn Texcan Bennét cũng nói tiếng Pháp rất thạo, đã từng là quan chức cơ quan viện trợ Mỹ AID ở miền Nam Việt Nam, tiếp đó là bí thư thứ hai trong tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn.

             Số điệp viên CIA biết tiếng Việt Nam phần lớn đều trẻ hơn lớp trước. Ví dụ như Đêvit Enghen, sinh năm 1938 giữ chức bí thư thứ hai trong sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, nói thạo tiếng Pháp, Việt Nam. Gioocgiơ Phơnét, sinh năm 1936, ngoài tiếng mẹ đẻ còn nắm vững hai tiếng Pháp và Việt Nam đề làm cái “cầu giao tiếp” trong khi giữ chức tùy viên văn hóa tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Hoặc như Đăcglơt Ranxây, sinh năm 1934, năm 1960 trở thành điệp viên CIA, năm 1965 tới Sài Gòn với chức vụ cố vấn cũng nói rất thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt Nam.

             CIA còn phải tới miền Nam Việt Nam nhiều điệp viên thông thạo tiếng Trung Quốc, hẳn là để có những mối giao tiếp thuận lợi với số đông người Hoa sống tại khu vực Chợ Lớn ở Sài Gòn. Trong số này, phải kề tới ngài tùy viên văn hóa Etuôt Cômingham, sinh năm 1930, nói thông thạo tiếng Trung Quốc, Việt Nam. Năm 1951, Cômingham đã từng làm quân báo Bộ Hải quân Mỹ, đến năm 1955 thì giải ngũ để giữ chức giám đốc cơ quan nghiên cứu về châu Á. Năm 1958, Cômingham được CIA tuyền mộ, trở thành một quan chức của cục thông tin Hoa Kỳ viết tắt là USIS, đã từng hoạt động ở Đài Loan, Băng Cốc, Hăng gun, Cuala Lămpơ trước khi tới Sài Gòn trong vai trò tủy viên văn hóa tòa đại sứ Mỹ. Risớt Lý Kiên, một người Mỹ gốc Hoa, khi tới Sài Gòn làm cố vấn trong cơ quan viện trợ Mỹ cũng là một điệp viên CIA nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Trung Quôc. Norit Xmít, một cựu sĩ quan không quản, cũng là một quan chức cấp cao của CIA, nói thạo tiếng Trung Quốc, đã lửng hoạt động ở Đài Loan, Lào, Thái Lan trước khi tới Sài Gòn với danh nghĩa tùy viên báo chí.

            Có nhiều nhân viên CIA tuy trên danh nghĩa là công dân Mỹ mang quốc tịch Mỹ nhưng xuất thân lại không phải là gốc Mỹ. Ví dụ như Gioocgiơ Tôsiô Nacamura là quan chức cơ quan viện trợ Mỹ ở Sài Gòn, chính là một người Mỹ gốc Nhật Bản, nói thông thạo cả ba thứ tiếng Nhật Bản, Trung Quốc, Anh. Elidabet Laudao vốn là dòng dõi một gia đình quý tộc Nga, năm 1938 sang Đức học, năm 1914 di cư sang Mỹ, đến năm 1961 trở thành một nữ điệp viên CIA hoạt động ở Sài Gòn, nói thòng thạo ba thứ tiếng Nga, Đức, Anh. Tuy nhiên thông thạo nhiều ngoại ngữ nhất có lẽ là ngài bí thư thứ nhất tòa đại sứ Mỹ ở Sải Gòn, tiến sĩ Letxli Tihant, một người Mỹ gốc Hung, ra đời trên đất Hunggari. Năm 1939, đang học đại học ở Na Uy thì chiên tranh bùng nổ, năm 1940 sang Mỹ phục vụ trong cơ quan OSS ròi trở thành một nhân viên cao cấp của CIA, biết thông thạo các thứ tiếng Hunggari, Na Uy, Phần Lan, Đức, Pháp, Anh...

             Có nhiều nhân viên CIA trước khi tới Việt Nam đã từng hoạt động ở nhiều khu vực khác trên thế giới, tận dụng những kinh nghiệm tích luỹ được ở những nơi này đề phục vụ cho công tác ở Việt Nam. Đồng thời cũng cỏ nhiều điệp viên CIA hoạt động lâu năm và “có thành tích” ở Việt Nam lại được tiếp lục cử đi hoạt động tại nhiều khu vực nóng bỏng khác, leo lên những nấc thang cao nhất trong ngành tỉnh báo Mỹ. Cơttơ phôn, một điệp viên CIA khoác áo quan chức cơ quan viện trợ Mỹ đã hoạt động ở Thượng Hãi, Xơun, Carasỉ, Têhêran rồi mới tới Sài Gòn. Claidơ Haixơ là một điệp viên CIA “nhẵn mặt quen tên” ở Batđa, Khat tum, Niu Dêli, Carasi, trước khi tới Sài Gòn với danh nghĩa là một quan chức trong cơ quan thông tin Mỹ. Rô bớt Mác Clintôc, nói tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha rất thạo, đã từng hoạt động tỉnh báo ở Phần Lan từ năm 1942, năm 1954 khoác áo đại sứ Mỹ ở Campuchia, năm 1957 đại sứ ở Li băng, năm 1957 đại sứ ở Apganixtan rôi “bí mặt công tác” ở Sài Gòn, Viên Chăn đến năm 1964 mới trở về Mỹ làm cố vấn tình báo cho học viện hải quân Mỹ. Henri Lôi Thonen trước chiến tranh lả giám đốc một ngân hàng tư nhân ở Mỹ, từ năm 1940 đến năm l916 phục vụ trong quân đội Mỹ tới cấp bậc đại tá, năm 1918 “chuyển ngành” sang Bộ Ngoại giao đồng thời là nhân viên CIA đã từng giữ chức vụ trưởng vụ Cận Đông, vụ trưởng vụ Đông Nam Á, vụ trưởng vụ Tổng hợp tin tình báo thuộc Bộ Ngoại giao trước khi tới Sài Gòn khoác áo tham tán tòa đại sứ Hoa Kỳ. Uyliam Cônbai, một điệp viên CIA khét tiếng tàn ác đã từng chỉ đạo “Chiến dịch Phượng hoàng” giết hại rất nhiều người yêu nước và cả những người dân thường bị tình nghi và đã leo lên đến nấc thang tột đỉnh của ngành tình báo Hoa Kỳ, tức là Giám đốc Cục tình báo trung ương.

           Điệp viên CIA ở Việt Nam đúng là “nhiều vô kể” và có mặt hoặc công khai hoặc bí mật ở hầu hết các cơ quan quân sự, dân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Mới đầu, khi quân đội thực dân Pháp còn đóng trên dải đất miền nam Việt Nam, các nhân viên tình báo CIA thưởng là các sĩ quan, hoạt động trong phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn gọi tắt là SMM, như trung tá Luyxiêng Cônen và đại tá Etuôt Lênxđên. Sau khi Mỹ đã hoàn toàn hất cẳng thực dân Pháp, cơ quan CIA ngang nhiên hoạt động công khai bên cạnh tòa đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Trong thời kỳ Ngô Đình Diệm, gíam đốc CIA ở Sài Gòn là Giỏn Risácsơn, Công khai in danh thiếp ghi bằng chữ nổi họ, tên và chức vụ là người đứng đầu cơ quan tính bảo trung ương Hoa Kỳ tại Sài Gòn!

            Đến thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu, chi nhánh CIA ở Sài Gòn. Tômêt Pôngar phụ trách đã phát triền thành một cơ quan tình báo rất bề thế, gồm 11 ban, 1 đội hành động đặc biệt và 4 đội công tác tại 4 vùng chiến thuật, tứ 4 quân khu của ngụy.

            Theo lời khai báo của những nhân viên đã từng hoạt động cho CIA ở miền nam Việt Nam thì 11 ban nói trên là:

           1-Ban Tổng hợp tin tức tình báo có nhiệm vụ tổng hợp và phân tích những tin tình báo có được từ tất cả các nguồn đề báo cáo về cơ quan tình báo trung ương ở Mỹ.

           2 - Ban Chính trị, chuyên trách về các vấn đề có liên quan đến tình hình chính trị ở miền nam Việt Nam.

           3 - Ban An ninh, chuyên trách các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị của Mỹ ngụy ở miền Nam Việt Nam.

           4 - Banh Hành chính.

           5 - Ban Nhân sự.

           6 - Ban Hậu cần.

           7 - Ban cố vấn, phụ trách lực lượng điệp vìên CIA trong hàng ngũ cố vấn Mỹ ở miền nam Việt Nam.

           8 - Ban Vỉệt Cộng. chuyên trách theo dõi phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

           9 - Ban Bắc Việt, phụ các vấn đề liên quan tớl việc thu thập tin tình báo của miền Bắc Việt Nam, đồng thời chỉ đạo các hoạt động, do thám, phá hoại và lật đổ ở miền Bắc Việt Nam.

           10 - Ban Hoa kiều, dặc trách theo dõi và thu lượm tin tình báo từ người Hoa ở miền Nam Việt Nam.

           11 - Ban Kiều dân nước ngoài, đặc trách theo dõi các kiểu dân nước ngoài như Pháp, Anh. Ấn Độ... và cả kiều dân Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

            Cơ quan CIA ở miền Nam Việt Nam còn có những quan hệ rất chặt chẽ với các cơ quan tình báo quân sự thuộc các lực lượng lục quân, không quản, hải quân và lính thùy đánh bộ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam vào cuối nhiệm kỳ của tổng thông Mỹ Giôn xơn. Khi quân đội viễn chinh Mỹ ùn ủn kéo vào miền Nam tới mức cao nhất thì các cơ quan do thám của Mỹ ở miền Nam Việt Nam cũng phát triền mạnh nhất và trung tâm vẫn là chi nhánh CIA bên cạnh tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn.

           Bẻn cạnh những nhân viên tình báo, những sĩ quan quân bảo và những tủy viên quân sự mà thực chất cũng là điệp viên của Mỹ ở Sài Gòn, hoạt động công khai hoặc nửa công khai, cục tình báo trung ương Hoa Kỳ còn liên tục cưe tới miền Nam Việt Nam rất nhiều điệp viên hoạt động bí mật trong tòa đại sứ Mỹ (thường giữ chức bí thư thứ hai hoặc tủy viên) trong các cơ quan viện trợ quân sự, dân sự, cơ quan thông tin. Rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cửu, nhà hoạt động xã hội, nhà kinh doanh cùng với nhiều khách du lịch đã liên tiếp tới miền Nam Việt Nam trong đó không ít là điệp viên của CIA. Ngoài những quan chức CIA chuyên nghiệp, ăn lương tháng,CIA còn có một mạng lưới cộng tác viên rất rộng rãi, rất linh hoạt, hoạt động có tính chất “nghiệp dư” tức là bán tin tình báo đã thu lượm được cho CIA.

            Vậy quả là không tài nào “đếm xuể” có bao nhiéu nhân viên CIA đã hoạt động tại miền Nam Việt Nam, có bao nhiêu lượt điệp viên đã được cử tới Việt Nam, có bao nhiêu người đã công tác dài hạn và ngắn hạn với CIA Mỹ ở Việt Nam, có bao nhiều người đã bán tin thu lượm được ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc Việt Nam cho CIA.



Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 07:36:27 pm »

4. CIA VÀ CON BÀI NGÔ ĐÌNH DIỆM

           Vẫn theo chính Lênxđên tiết lộ trong hồi ký, Lênxđên bắt đầu đặt chân tới Sài Gòn ngày 1 tháng 6 năm 1954, nhưng mãi đến tháng 8 toàn bộ nhân viên phái đoàn SMM mới tập trung đầy đủ. Vì vậy, phái đoàn SMM do Lêuxđên chỉ huy chỉ “thật sự bắt tay vào việc” từ tháng 8 năm 1954.

            Lúc này, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký từ ngày 21 tháng 7 năm 1954. Theo các điều khoản ghi rõ trong hiệp định: phía Pháp phải long trọng công nhận Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Giơnevơ cũng ghi rõ trong năm 1955 hai miền Nam Bắc của Việt Nam sẽ tổ chức hiệp thương và đến năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thành lập một chính quyền thống nhất trong cả nước. Trong khi chờ đợi, các lực lượng vũ trang và cán bộ của Việt Nam dân chủ cộng hòa từ miền Nam sẽ tập kết ra Bắc, ngược lại tất cả các lực lượng vũ trang của Pháp cùng với các nhân viên chính quyền và quân đội của Bảo Đại ở Miền Bắc cũng phải rút hết vào Nam. Vĩ tuyến 17 được chọn là đường ranh giới tạm thời phân chia hai miền, dọc theo vĩ tuyến là khu phi quân sự nhằm cách ly các lực lượng vũ trang của hai phía.

             Ngày 21 tháng 7 năm 1954, chỉ trừ có đại biểu Mỹ là người duy nhất vắng mặt, còn tất cả đại biểu các nước tham dự hội nghị Giơnevơ đều ký và bản “tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”.Trước đó 3 hôm, tức là ngày 18 tháng 7 năm 1954 phía Mỹ đã tuyên bố: “chính phủ Mỹ không sẵn sàng ký vào bản tuyên bố chung này”.
   
                  Không phải ngẫu nhiên chính quyền Mỹ bộc lộ thái độ như vậy. Những tài liệu mật của Lầu năm góc sau này tiết lộ. Cục tình báo CIA đã dự kiến, nếu tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước Việt Nam thì nhất định Cụ Hồ Chí Minh sẽ thắng phiếu và toàn bộ nước Việt Nam “sẽ rơi vào vòng ảnh hưởng của cộng sản”. Do đó, Mỹ đã không ký vào bản tuyên bố chung để rảnh tay phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

                   Hơn thế nữa, hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương chưa được kí, Mỹ đã có kế hoạch thay chân Pháp độc chiếm lấy miền Nam Việt Nam, hòng dùng lãnh thổ miền Nam Việt Nam làm bàn đạp quân sự, vừa ngăn chặn “làn sóng đỏ tràn xuống khu vực Đông Nam Á” và chuẩn bị tiến công chiếm đóng miền Bắc Việt Nam khi có thời cơ và điều kiện. Chính quyền Bảo Đại bị CIA đánh giá là “quá thân Pháp”, không thể tin cậy lâu dài. CIA kiến nghị với chính phủ Mỹ nên tìm một nhân vật khác gắn bó với Mỹ hơn để thay thế Bảo Đại. Con bài mới này chính là Ngô Đình Diệm. Theo nhận xét của CIA, Ngô Đình Diệm tuy trước kia có làm quan trong triều đình Huế nhưng đã ít nhiều tỏ thái độ “chống Pháp và chống cộng sản”, khác hẳn với Bảo Đại là một ông vua bù nhìn do thực dân Pháp nuôi dậy rồi sau đó lại “hợp tác với Việt Minh cộng sản trong vai trò cố vấn tối cao”. CIA còn đặc biệt nhấn mạnh, Ngô Đình Diệm còn là một tín đồ thiên chúa giáo, mà đạo Crixtô lại chống chủ nghĩa cộng sản vô thần, cho nên dứt khoát Ngô Đình Diệm sẽ “chống cộng đến cùng”. Hơn thế nữa, Ngô Đình Diệm lại sống lưu vong nhiều năm ở Mỹ được Hồng y giáo chủ Xpenman tin cậy, cho nên cũng dứt khoát “thân Mỹ và trung thành gắn bó với Mỹ hơn Bảo Đại”

           Từ tháng 6 năm 1954, Mỹ đã liên tục gây sức ép với cả Pháp lẫn Bảo Đại, đòi Pháp phải chấp nhận để Ngô Đình Diệm về nước làm “thủ tướng cho Quốc trưởng Bảo Đại“. Mỹ cũng mồi chài Bảo Đại, hứa sẽ trực tiếp viện trợ cho chính quyền Bảo Đại, không qua trung gian là Pháp như trước nữa. Dĩ nhiên, cả Pháp lẫn Bảo Đại đều phải nhượng bộ và ngày 16 tháng 6 năm 1954 Ngô Đình Diệm đã nhận được thư của Bảo Đại “khẩn thiết mời về nước giữ chức thủ tướng”.

            Lúc này, Etuôt Lênxđên đã có mặt tại Sài Gòn. Trong hồi ký Lênxđên thừa nhận: “tại Sài Gòn, tôi đã nhận được một bản tiểu sử Ngô Đình Diệm từ Mỹ gửi tới, củng cố thêm cho tôi nhiều tài liệu cụ thể. Qua bản tiểu sử này, tôi được biết ông Ngô Đình Diệm và toàn thể gia đình ông đều theo đạo Thiên chúa, là tôn giáo đối lập sâu sắc ý thức hệ với chủ nghĩa cộng sản. Anh rột Diệm là Ngô Đình Khôi đã bị Việt Minh kết án tử hình năm 1945 về tội chống phá cách mạng. Chính Diệm cũng đã bị Việt Minh bắt giam một thời gian, sau đó đã được ông Hồ Chí Minh ra lệnh tha. Ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm tham gia chính phủ, nhưng ông Diệm từ chối. Năm l950, Diệm rời bỏ tổ quốc đi di tản ra nước ngoài, thoạt đầu tới Nhật Bản rồi sang Mỹ, sống nhiều tháng tại Niu Giơđi, trong một nhà tu thuộc dòng Marichnon ở Likcớut.

           Như vậy. Ngô Đình Diệm đã hội tụ được tất cả những tiêu chuẩn lý tưởng của một con bài mà Mỹ mong muốn: “chống cộng sản về ý thức hệ, thù Việt Minh về chuyện gia đình, rất thân Mỹ vì đã sống lưu vong ở Mỹ, nhờ cậy Mỹ và tu ở Mỹ”.
Lênxđên viết tiếp trong, hồi ký:

           “Buổi sáng ngày 16 tháng 6 năm 1954, khi nghe tin ông Diệm về nước, tôi đã lần mò ra sân bay để xem mặt mũi nhân vật này. Từ đằng xa có tiếng còi hụ và tiếng xe mô tô. Dân chúng đứng hai bên đường chen lấn nhau để quan sát. Những chiếc xe của cảnh sát chạy thành hai hàng và nối đuôi nhau, hú còi chạy vút qua rồi đến chiếc xe Limuđin màu đen, mũi xe cắm cờ, cửa xe đóng kín, không thể nhìn thấy rõ người ngồi bên trong. Vèo một cái cả chiếc xe lẫn đoàn mô tô hộ tống đều vút qua rất nhanh.Mọi người chưng hửng nhìn nhau bàn tán: có phải “ông ấy” không? “Ông ấy” cũng chẳng thèm ngó nhìn ai cả. Thế là đám đông giải tán.”

            Trở về sứ quán Mỹ, Lênxđên thuật lại với đại sứ Mỹ Dôren Hit về thái độ phản ứng của dân chúng đối với Ngô Đình Diệm. Theo nhận xét của Lênxđên, Ngô Đình Diệm đã rời bỏ Tổ quốc quá lâu, cần phải sự giúp đỡ kèm cặp của Mỹ. Lên xđên tình nguyện làm “cố vấn” cho Ngô Đình Diệm và khẩn khoản nhờ đại sứ Mỹ giới thiệu. Sau đó ít hôm, Lênxđên được dẫn tới “dinh thủ tướng”, nơi làm việc của Ngô Đình Diệm. Lênxđên thuật lại trong hồi ký:

           “Mới thoạt nhìn, Ông Diệm không có vẻ gì đáng để ý lắm. Đó là một con người béo lùn, mặc âu phục, ngồi trên ghế bành thõng chân xuống nhưng bàn chân không chạm tới đất. Tôi nghĩ bụng, có lẽ chân ông ta rất ngắn. Tóc ông Diệm đen và dày, chải gọn ghẽ, khuôn mặt đẫy đà có những múi thịt nổi cộm trên má như lúc nào cũng cười. Tôi tự giới thiệu rồi đi ngay vào đề. Sau đó tôi và Ông Diệm gặp nhau thường xuyên hơn trong những tuần kế tiếp. Đến những tháng sau, hai chúng tôi đã có thói quen gặp nhau hằng ngày. Tôi còn được ông liên tục mời đến ăn cơm cùng toàn bộ gia đình, trong đó có tổng giám mục Ngô Đình Thục là anh ông Diệm, vợ chồng ông Ngô Định Nhu, vợ chồng ông Ngô Đình Luyện là các em ông Diệm. Chỉ có ông Ngô Đình Cần, em út của ông Diệm là tôi chưa hề gặp, vì ông này sống với bà cụ thân sinh ở Huế”.

            Như vậy là, ngay cả trước khi toàn bộ phải đoàn quân sự SMM của Mỹ kịp tới Sài Gòn. Lênxđên đã rất nhanh chóng trở thành cố vấn của Ngô Đình Diệm. Trên cương vị này, Lênxđên đã trực tiếp “bồi dưỡng” cho Diệm cung cách tổ chức guồng máy chính phủ, có nghĩa là gạt những phần tử thân Pháp, thân Bảo Đại ra ngoài và đưa những người thân Mỹ vào nắm các cương vị chủ chốt. Vấn đề này quả là không đơn giản. Cả Pháp lẫn Bảo Đại tuy đã chịu để cho Diệm trở về giữ chức thủ tướng nhưng vẫn còn “cài” lại nhiều nhân vật rất trung thành gắn bó với Pháp và Bảo Đại. Quân đội Pháp lúc này vẫn chưa bắt đầu rút khỏi miền Nam Việt Nam. Cái gọi là “quân lực quốc gia Việt Nam” trên danh nghĩa là lực lượng vũ trang chính quy của quốc trưởng Bảo Đại nhưng vẫn do chính phủ Pháp trả lương. Tổng tham mưu trưởng quân lực là tướng Nguyễn Văn Hinh, lấy vợ Pháp, nói tiếng Pháp thạo hơn tiếng Việt Nam. Cầm đầu lực lượng cảnh sát là Bẩy Viễn cũng là một phần tử thân Pháp, có nhiều quyền lợi vật chất gắn bó với Pháp, ngoài ra, tại Sài Gòn hồi đó còn có những giáo phái Cao đài, Hòa hảo tuy ít nhiều có chống Pháp chống thủ tướng mới Ngô Đình Diệm. Hai giáo phái này đều có lực lượng vũ trang riêng.

             Vẫn theo Lênxđên tiết lộ trong những khó khăn lớn để Lênxđên củng cố nội các Ngô Đình Diệm là “cái gai Nguyễn Văn Hinh”. Theo nhận xét của Lênxđên, Hinh là một sĩ quan chuyên nghiệp của Pháp do Pháp đặt vào cương vị chỉ huy quân lực của Bảo Đại, vì vậy không thể nào có uy tín một khi quân đội Pháp rời khỏi miền Nam Việt Nam.

             Lênxđên nhấn mạnh, sau khi người Pháp bị đánh bại ở Diện Biên Phủ thì ngay đến các nhà lãnh đạo quân sự của Pháp cũng chẳng còn được kính nể nữa huống chi đây lại là Nguyễn Văn Hinh. Vì vậy, ngay từ khi mới đặt chân tới Sài Gòn, Lênxđêm tiếp xúc với đại tá Lê Văn Kim, thiếu tá Trần Văn Đôn, trung tá Dương Văn Minh. Nhưng tất cả những sĩ quan trẻ mà Lênxđên tìm cách làm quen đều do Pháp đào tạo, cần phải có thời gian để ở “lái” họ vào quỹ đạo của Mỹ. Trong khi đó, Nguyễn Văn Hinh đánh hơi thấy địa vị bấp bênh của mình đã công khai tuyên bố “sẽ làm đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm” và có lần huy động quân đội diễu võ giương oai trước dinh Tổng thống nhằm uy hiếp Ngô Đình Diệm và phô truơng sức mạnh của mình. Hinh còn sử dụng đài “phát thanh quân đội” để liên tục công kích Ngô Đình Diệm.

             Trước tình hình đó, Lênxđên đã nẩy ra một âm mưu thân dộc. Sau khi nắm được nguồn tin Nguyễn Văn Hinh dự định tiến hành đảo chính lật Ngô Đình Diệm vào ngày 12-9-1954, Lêmxđêm cấp tốc “mượn” tướng Ô Đamien một chiếc máy bay quân sự bay ngay sang Philippin bàn với Tổng thống Macxayxay gửi điện mời một phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm Philippin. Kế hạch đảo chính của Nguyễn Văn Hinh bị phá sản vì các sĩ quan thân cận bị “cuốn vào chuyển viếng thăm Philippin”. Tiếp đó, Lênxđên lại kiến nghị với tướng LaotơnCôlin (vừa mới tới Sài Gòn, là đại sứ thay Đônan Mit) gây sức ép với Pháp để “buộc Nguyễn Văn Hinh phải sang Pháp nghỉ, trao lại chức vụ cho tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tham mưu truởng quân lực Việt Nam”, Nguyễn Văn Vỹ cũng là một sĩ quan do Pháp dào tạo, nhưng sau ngày Nhật bản làm đảo chính lật Pháp ở Đông Dương (9-3-1945) Nguyễn Văn Vỹ đã kịp chạy theo dám tàn quân Pháp rút sang Trung Quốc. Từ Trung Quốc, Vỹ lại dược Pháp cử di dẫn đường cho một nhóm sĩ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ thâm nhập vủng biên giới miền Bắc Việt Nam. Chính trong cuộc hành trình bí mật này, Nguyễn Văn Vỹ đã tiếp xúc với Luyxiêng Cônen, hiện là phó cho Lênxđên trong phái đoàn SMM của Mỹ ở Sài Gòn.

             Như vậy là, sau khi đã loại trừ được Nguyễn Văn Hinh, Lênxđên đã “cài” được một sĩ quan  từng làm tình báo cho cơ quan OSS của Mỹ nắm giữa chức vụ tổng tham mưu trưởng quân lực quốc gia Việt Nam mà nhân dân miền Nam Việt Nam lúc đó vẫn gọi tắt là “lính Bảo Đại”. Tiến thêm một bước nữa, Lênxđên xúc tiến kế hoạch thủ tiêu các lực lượng vũ trang của Bẩy Viễn và các giáo phái. Thoạt đầu, Lênxđên đưa ra cհủ trương thuyết phục Trịnh Minh Thế chỉ huy các lực lượng vũ trang của giáo phái Cao Đài trở về hợp tác νόi Ngô Đình Diệm, Kế hoạch này được tướng O Đanien ủng hộ và được chính phủ Mỹ chấp thuận. Lúc này dội ngū “du kích” của Trịnh Minh Thế gồm khoảng 2.000 binh lính đang bị quân đội Pháp vây đánh (năm 1951 Trịnh Minh Thế đã cầm đầu việc ám sát tướng Săngsông, tư lệnh quân đội Pháp ở Nam Bộ). Nếu đưa được lực lượng của Trịnh Minh Thế về với Ngô Đình Diệm sẽ có một lực lượng “nòng cốt” vừa chống cộng lại vừa chống Pháp. Ngay giữa lúc Nguyễn Văn Hinh đang “hục hặc” với Ngô Đình Diệm, Lênxđên đích thân tìm gặp Trịnh Minh Thế tại một căn cứ của giáo phái Cao Đài ở chân núi Bà Đen. Ngay cuộc tiếp xúc dầu tiên này, Trịnh Minh Thế tỏ vẻ “khâm phục” một người Mỹ (là Lênxđên) đã “dám” mạo hiển vượt qua vòng vây của Pháp đến tận “căn cứ địa” của Cao Đài làm nhiệm vụ “thuyết khách” cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Đến lần tiếp xúc thứ hai, Trịnh Minh Thế đã tin cậy tới mức bộc lộ với Lênxđên, lực lượng của Cao Ðài ngoài việc bị Pháp bao vây còn bị cả lực lượng của Hòa Hảo (trước kia đã liên minh với Cao Đài) đang tiến công vào lực lượng Cao Đài từ phía sau lưng. Trịnh Minh Thế còn ngỏ ý nhờ Lênxđên đứng ra là trung gian dàn xếp mâu thuẫn nội bộ giữa hai phái Cao Đài và Hòa Hảo. Cuối cùng, ngày 13 tháng 2 năm 1955, Lênxđên đã “hoàn thành nhiệm vụ” tổ chức cho 2.500 quân Cao Dài về Sài Gòn sáp nhập với quân đội “quốc gia Việt Nam”.

Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2017, 07:39:59 pm »

                   Bước vào năm 1955, tiếp theo 2.500 quân của Trịnh Minh Thế lại đến 8.300 quân (cũng thuộc giáo phái Cao Đài) của Nguyễn Thành Chương rồi cuối cùng là gần 10.000 quân Hòa Hảo thuộc lực lượng Ba Cụt cũng trở về Sài Gòn “hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm”. Theo “sáng kiến” của Lênxđên một “mặt trận giáo phái thống nhất được thành lập tại Sài Gòn. Giáo chủ Cao Đài Phạm Công Tắc được cử làm thống soái tối cao. Ba Cụt được chỉ định làm tổng chỉ huy. Bẩy Viễn chỉ huy lực lượng Bình Xuyên cũng “chấp nhận trên nguyên tắc” “sẽ đặt lực lượng quân sự Bình Xuyên dưới sự chỉ huy chung của mặt trận giáo phái thống nhất khi tình hình trở nên khẩn cấp”.

            Tuy nhiên, vẫn theo lời kể của Lênxđên lúc này Bảo Đại đang “nghỉ ngơi tại Pháp” vẫn “chỉ đạo từ xa” cho lực lượng Bình Xuyên của Bẩy Viễn chống lại Ngô Đình Diệm. Tình hình Sài Gòn trở nên "cực kỳ rối loạn " vì các lực lượng giáo phái và Bình Xuyên lại đánh lộn nhau và không chịu phục tùng mệnh lệnh của thủ tướng Ngô Dình Diệm. Đại sứ Mỹ Laotơn Côlin nhận được điện khẩn phải trở về Oasinhtơn trực tiếp báo cáo tình hình cụ thể với tổng thông Mỹ Aixenhao. Sau khi nghe báo cáo, chính Tông thống Aixenhao dã gợi ý nên thành lập một “chính phủ liên hiệp” tại Sài Gòn, cụ thể là tìm cách điều hòa những mâu thuẫn giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm, tạm thời nhân nhượng Pháp, nhường vài ghế trong “chính phủ” cho một số bộ trưởng thân Pháp.

           Lênxđên khăng khăng bám giữ ý kiến, đây là thời cơ tốt để loại trừ các phần tử thân Pháp, tiến tới loại trừ cả Bảo Đại đồng thời kiến nghị giúp đỡ Ngô Đình Diệm. Lên xdên cử hai sĩ quan thân cận là Côben và Alen thuyết phục Nguyễn Văn Vỹ, cuối cùng Nguyễn Văn Vỹ đã chống lại lệnh của Bảo Đại, để cùng với Dương Văn Minh, Lê Văn Kim... tiêu diệt lực lượng Bình Xuyên của Bẩy Viễn. Đến ngày 9 tháng 5 năm 1955, lực lượng Bình Xuyên bị đánh bật khỏi Sài Gòn. Đám tàn quân rút về “Rừng Sát” cố thủ vài ngày, cuối cùng phải xin hàng. Bẩy Viễn kịp chạy trốn sang Pháp, toàn bộ “gia sản” gồm khá nhiều khách sạn, tiệm nhảy, sòng bạc, hộp đêm tại Sài Gòn bị Ngô Đình Diệm tịch thu. Tiếp đó, Trịnh Minh Thế cũng bị ám sát, Ba Cụt bị bắt rồi bị xử tử. Nối gót Bình Xuyên, các lực lượng vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo lần lượt bị tiêu diệt nốt.

           Ngày 10 tháng 5 năm 1955 khi Gioocgiơ Phridirich Renhát tới Sài Gòn thay tướng Laotơn CôLin làm đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam thì tình hình Sài Gòn thật sự trở lại yên tĩnh. Được sự giúp đỡ tận tình của cố vấn CIA Lênxđên, Ngô Đình Diệm đã loại trừ được toàn bộ các lực lượng trống đối. 28 năm sau khi nhắc lại “thành tích to lớn” của Lênxđên, trong giai đoạn 1954-1955 tại miền nam Việt Nam, một điệp viên cấp cao của CIA là Ráp Mácghi đã kể lại trong cuốn hồi ký nhan đề “Sự lừa dối khủng khiếp - 25 năm hoạt động của tôi trong hàng ngũ CIA “xuất bản Ở Niu Yooc-Mỹ năm 1983, Mácghi viết:

           “Mãi tới giữa năm 1954, Ngô Đình Diệm mới trở về Việt Nam, nơi ông được đại tá Etuốt Lênxđên người chỉ huy tình báo trong phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn, đích thân đi đón. Lúc này, gần như tất cả các tầng lớp xã hội ở miền Nam Việt Nam đều chống lại vị thủ tướng mà người Mỹ áp đặt cho họ. Chống tại Diệm lúc này không phải chỉ có những người ủng hộ vua Bảo Đại, mà tất cả các giáo phái có tư tưởng thân Pháp, những người theo đạo Phật, những người còn sót lại của các tổ chức theo chủ nghĩa quốc gia và dĩ nhiên là cả những người ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. Lúc đầu, Ngô Đình Diệm không có quân đội, không có cảnh sát, không có chính phủ, nói tóm lại là không có gì có thể giúp ông ta xây dựng chính quyền của mình. Nhưng ông ta lại dược sự ủng hộ vô điều kiện của dại tá Lênxđên, người đã cung cấp cho vị thủ lĩnh mới được Mỹ đào tạo, đôla Mỹ, vũ khí Mỹ, cố vấn Mỹ, nhân viên tuyên truyền tâm lý Mỹ, nói gọn lại là được cung cấp tất cả những gì mà CIA có thể tiến hành các hoạt động phá hoại của mình.

             Thanh toán được lực lương vũ trang của các giáo phái và các phần tử đối lập có nghĩa đã củng cố được thế lực cho Ngô Đình Diệm một cách cơ bản. Với hơn 4 năm công tác tại Philippin, Lênxđên đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tung đôla để mua chuộc, dùng vũ lực để uy hiếp, dùng miệng lưỡi để lôi kéo, từng bước chia rẽ phá hoại lực lượng kháng chiến Hukbalahap và củng cổ thế lực cho tổng thống Macxayxay. Những thủ thuật đó nay lại được Lênxđên tái diễn ở miền Nam Việt Nam nhằm củng cố vị trí cho Ngô Đình Diệm.

             Bước vào cuối năm 1955, quân đội Pháp xúc tiến việc chuẩn bị rút hết khỏi miền Nam Việt Nam, Bảo Đại và các thể lực thân Pháp rõ ràng đứng trước nguy cơ mất hẳn một chỗ dựa trong cuộc đọ sức với các lực lượng thân Mỹ do Ngô Đình Diệm cầm dầu. Viện trợ quân sự của Mỹ đã trực tiếp trao cho Ngô Đình Diệm, không qua khâu trung gian là Pháp. Các cố vấn quân sự Mỹ cũng bắt đầu kéo tới Sài Gòn mỗi ngày một đông, nắm giữ việc huấn luyện đồng thời kiểm soát chặt chẽ quân đội ngụy. Nhiều sĩ quan trẻ được cử sang Mỹ học tập lại các trường cao đẳng quân sự. Những sĩ quan cấp cao trước kia do Pháp đào tạo, nay cũng lần lượt được đưa sang Mỹ, bổ túc nghiệp vụ. Kẻ nào nhậy bén trước thời cơ, ngả hẳn vào quỹ đạo Mỹ lập tức dược “trọng dụng và nâng đỡ”, bố trí vào các chức vụ then chốt trong quân đội. Kẻ nào lừng khừng, vẫn còn vấn vương đầu óc thân Pháp tất nhiên sẽ tuần tự bị loại trừ. Chi nhánh CIA của Mỹ tại Sài Gòn không chỉ đảm dương việc dò xét lí lịch các sĩ quan ngụy mà còn trực tiếp lôi kéo những phần tử “thích nghi với thời đại”, lìa bỏ Pháp để quay sang Mỹ, cũng có nghĩa là bỏ rơi Bảo Đại dê phục vụ Ngô Đình Diệm.

            Một trong những công cụ mà Lênxđên khoe góp phần đắc lực “trong việclôi kéo những phần tử” trước kia do Pháp đào tạo, ngày do Mỹ bồi dưỡng là “các lớp truyền bá tiếng Anh dành cho các sĩ quan người Việt và cả vợ con họ”. Những cơ quan gọi là “phòng thông tin Mỹ” cũng được khai trương tại Sài Gòn và các thành phố đông dân ở miền Nam Việt Nam, tuyên truyền sức mạnh của Mỹ, Sự giàu có của Mỹ và nhất là “lối sống Mỹ”. Tại miền Nam Việt Nam trong cái buổi gọi là “giao thời” đó, Pháp chưa đi hết nhưng Mỹ đã vào.

           Tình hình như vậy mà Quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn la cà ở Pháp chưa chịu về nước. Dù sao, cả thế và lực của Đảo Đại ở miền Nam Việt Nam đã xuống lắm rồi.

          Từ tháng 8 năm 1955, sau khi trắng trợn cự tuyệt nhằm hiệp thương để chuẩn bị cho tổng tuyển cử thống nhất đất nước, Ngô Đình Diệm đã tính đến chuyện thanh toán nốt Bảo Đại Trong đầu óc Ngô Đình Diệm, việc gạt bỏ Bảo Đại vào thời điểm này không có gì khó khăn lắm bởi vì thực dân Pháp đang trong thời kỳ “rã đám” chẳng quan tâm gì tới việc tranh chấp giữa Ngô Đình Diệm và Bảo Đại. Mặt khác, Ngô Đình Diệm cũng đã nắm chắc được hai lực lượng cảnh sát và quân đội bằng cách thuyên chuyển những phần tử thân cận với Bảo Đại đi nơi khác hoặc cho về hưu và bố trí những “người của Diệm” vào các chức vụ then chốt. Cách thức truất phế Bảo Đại cũng rất đơn giản, chỉ cần vin vào bất cứ một lý do nào đó, trong vô vàn mâu thuẫn giữa quốc trưởng và thủ tướng, rồi thủ tướng họp nội các, gây sức ép với các bộ trưởng ra một bản tuyên bố cách chức Bảo Đại khỏi nhiệm vụ đứng đầu nhà nước là xong. Đi đôi với bản tuyên bố này sẽ huy động quần chúng nhân dân tổ chức mít tinh, biểu tình, hô vang các, khẩu hiệu “Đả đảo Bảo Đại” và “Ủng hộ Ngô Thủ tướng” là sẽ tạo được bầu không khí sôi động. Lúc này Ngô Đình Nhu cũng đã tổ chức xong cái gọi là “ Phong trào cách mạng Quốc gia”, tập hợp được một số thanh niên, sinh viên và học sinh đô thị. Sử dụng cái phong trào cách mạng Quốc gia này để hậu thuẫn cho hành động thủ tướng Ngô Đình Diệm truất phế Quốc trưởng Bảo Đại là rất chắc tay.

            Tuy nhiên, khi Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cao hứng trình bày “kế hoạch đảo chính” này với cố vấn Lênxđên thì không phải ai khác mà lại chính là Lênxđên không vừa ý, hoặc “chỉ dồng ý về nội dung, không hài lòng về hình thức truất phế Bảo Đại”. Ngô Đình Diệm nói rằng: nếu nhân dân chọn Ngô Đình Diệm thì Ngô Đình Diệm sẽ “phục tùng ý dân, tiếp tục gánh vác công việc quốc gia bằng cách dảm đương nhiệm vụ tổng thống của một chế độ Cộng hòa. Nếu nhân dân chọn Bảo Đại thì Bảo Đại sẽ tiếp tục giữ ghế Quốc trưởng, còn Ngô Dinh Diệm xin tiếp tục... đi tu để trọn đạo thờ chúa!”

           Đúng là, chỉ mới nghe Ngô Thủ tướng tâm sự như vậy, những người nhẹ dạ cả tin đã vội cho ngay Ngô Đình Diệm là bậc chân tu, biết thuận theo ý dân, ý chúa. Số người “thương cảm” Ngô Đình Diệm và oán trách Bảo Đại không phải ít. Để chuẩn bị cho cuộc ở trưng cầu ý dân, hàng chục vạn ấn phẩm giới thiệu tiểu sử Ngô Đình Diệm và Bảo Đại được phát hành rộng rãi, gần như cho không. Bản tiểu sử Ngô Đình Diệm trân trọng: Ngô Chí Sĩ là một nhà yêu nước vĩ đại liên tục chống triều đình phong kiến, chống thực dân Pháp đô hộ và chống Việt Minh cộng sản nhiều năm “bôn ba hải ngoại” thờ chúa trọng dân, gặp lúc nước nhà hoạn nạn, phải dấn thân, liều mình đảm đương trọng trách để an dân, dựng nước. Bản tiểu sử của Bảo Đại cũng không cần thêm bớt điều gì mà chỉ thuật lại “đúng như in” rằng: Ngài Vĩnh Thụy là dòng dõi triều Nguyễn Gia Long, thuở nhỏ dược sang Pháp du học, rồi lên ngôi vua, thời kỳ Nhật Bản đảo chính Pháp, đã bỏ Pháp theo Nhật, thời kỳ Nhật bại lại bỏ Nhật theo Việt Minh làm cố vấn tối cao cho Việt Minh rồi lại quay trở về với Pháp và hiện nay vẫn... đang sống cùng với vợ con ở Pháp. Bên cạnh những bản tiểu sử này, còn có những cuốn sách nhỏ giải thích chế độ “tổng thống” là một chế độ cực kỳ dân chủ, văn minh tân tiến, giống như chế độ tổng thống ở... Mỹ, còn chế độ Quốc trưởng là một chế độ độc tài, độc đoán giống như chế độ... phát xít với Quốc trưởng Hítle!

           Trong hồi ký, Lênxđên còn khoe, chính Lênxđên đã gợi ý cho Ngô Đình Diệm nên in hai loại phiếu “trưng cầu dân ý”. Loại phiếu có hình Ngô Đình Diệm được in trên nền mầu đỏ thắm, tượng trưng cho hạnh phúc và vận may. Loại phiếu có hình Bảo Đại thì in trên nên xanh sám, tượng trưng cho sự rủi ro và, xúi quầy.

           Ngày 26 tháng 10 năm 1955, cuộc trưng cầu ý dân dược tiến hành rất rầm rộ tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam dưới sự có mặt của Ngô Đình Diệm và vắng mặt của Bảo Đại. Dĩ nhiên, Ngô Đình Diệm đắc thắng với một tỷ lệ áp dảo. Lênxđên nhận xét, sở dĩ Ngბ Đình Diệm thắng phiếu, chủ yếu là vì, dân miền Nam “đổ xô vào chọn những tờ bia mầu đỏ thắm bỏ vào thùng phiếu”. Lênxđên khẳng định một cách tự mãn: kết quả này xuất phát từ tâm lý người dân mà CIA đã diều tra dược.

           Thật ra, bất kể số phiếu thu được là bao nhiêu thì Ngô Đình Diệm vẫn cứ thắng vì tất cả các cơ quan tổ chức bỏ phiếu và kiểm phiếu, từ đô thị đến nông thôn đều là tay chân của Ngô Đình Diệm. Hơn thế nữa Bảo Đại lúc này đâu có là đối thủ của Ngô Đình Diệm! Cũng từ đó, ngày 26 tháng 10 được Ngô Đình Diệm chọn là “Quốc khánh”. Miền Nam Việt Nam lọt hẳn vào quỹ đạo của Mỹ với cái gọi là  “chế độ cộng hòa” do Ngô Đình Diệm là tổng thống.

            Dù sao, thắng lợi vẫn chưa đủ làm cho Lênxđên yên tâm. Tình báo Mỹ nhận định, muốn “bảo vệ” được cái chế độ thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam thì phải đồng thời phá hoại tiến tới lật đổ chế độ Việt Minh cộng sản ở miền Bắc. Vấn đề này, Lênxdên cũng đã từng nghĩ tới ngay từ khi mới đặt chân tới Sài Gòn, tức là từ tháng 6 năm 1954, trước khi ký hiệp dịnh Giơnevơ về Đông Dương!



Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM