Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:09:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những điều đọng lại qua hai cuộc chiến tranh  (Đọc 36435 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:33:44 pm »


THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

        I. NHỮNG TRẬN ĐÁNH ĐẦU TIÊN.

        Trong tháng 12 năm l946, tiểu đoàn tôi vẫn tiếp tục huấn luyện. Những thông tin về kháng chiến toàn quốc chúng tôi biết rất chậm. Ở Đông Hà cũng như ở Quảng Trị không có quân đội Pháp. Chúng tôi được biết tiểu đoàn 13 có nhiệm vụ đánh địch từ Lao Bảo về Cam Lộ, tiểu đoàn 14 đánh địch từ Huế ra thị xã Quảng Trị. Riêng tiểu đoàn tôi có nhiệm vụ đánh địch từ Đông Hà ra đến Vĩnh Linh. Nhiệm vụ trước mắt của tiểu đoàn là đào công sự phòng thủ Đông Hà và triệt phá thị xã Đông Hà. Tiểu đoàn phân công đại đội 2 phòng thủ đường 9 phía tây thị xã, đại đội 3 phòng thủ đường 1 phía nam thị xã, đại đội 1 và khẩu đại liên là lực lượng dự bị đóng ngay trong thị xã. Cùng thời gian này tiểu đoàn từ trung đoàn quân tiếp phòng chuyển thuộc Trung đoàn 95, lấy tên mới là tiểu đoàn 15. Đồng chí Thìa, một đảng viên của tỉnh Quảng Trị được điều động vào quân đội, đến làm chính trị viên đại đội 2 thay tôi. Tôi trở lại làm trung đội trưởng. Trên ban chỉ huy trung đoàn cũng có sự thay đổi. Đồng chí Hoàng Việt, một cán bộ cũ của giải phóng quân về làm trung đoàn trưởng thay đồng chí Tùng ra quân khu nhận công tác mới. Chính trị ủy viên là đồng chí Lê Chưởng.

        Cuối tháng 12 năm 1946 và đầu tháng 1 năm 1947 Quảng Trị vẫn chưa bước vào chiến đấu. Giữa tháng 1 năm 1947 địch bắt đầu từ Lào đánh theo đường số 9 để tiến về chiếm Đông Hà và một cánh quân nữa từ Huế theo đường số 1 tiến ra đánh chiếm thị xã Quảng Trị. Đến đây tôi xin đi trước thời gian một ít. Chủ trương tác chiến của Trung đoàn 95 thời kỳ đầu chiến tranh rất đúng đắn.

        Đánh giá tình hình ta, địch đầu năm 1947, trung đoàn chủ trương sau khi địch vượt qua đại đội nào, tiểu đoàn nào thì đại đội đó, tiểu đoàn đó rút ra bên sườn lập căn cứ, lập chiến khu để tiến công liên tục vào cạnh sườn sau lưng địch, lấy đánh du kích làm chính. Khi có điều kiện chắc thắng có thể đánh vận động ở quy mô đại đội tiểu đoàn để diệt gọn một đơn vị nhất định. Nhờ chủ trương đúng đắn đó, nên bộ đội Quảng Trị ít bị tổn thất. Lúc địch chiếm được Quảng Trị, ngay từ đầu ta đã xây dựng được các chiến khu làm căn cứ để duy trì hoạt động lâu dài trong vùng địch chiếm. Tiểu đoàn 13 vẫn đứng vững trên đường số 9 làm chủ hoàn toàn vùng rừng núi hai bên đường, địch chỉ có một số cứ điểm trên đường. Tiểu đoàn 14 lập căn cứ ở vùng đồng bằng Triệu Phong - Hải Lăng với chiến khu Chợ Cạn nổi tiếng. Tiểu đoàn 15 có Chiến khu Thủy Ba. Trung đoàn có chiến khu chính ở Ba Lòng và một chiến khu khác là chiến khu Hoà Linh. Mỗi tiểu đoàn để hai đại đội ở hai tuyến cùng dân quân du kích giữ vững phong trào, liên tục đánh địch. Tiểu đoàn chuẩn bị nắm một đại đội tập trung, thường là đóng ở chiến khu để làm sở chỉ huy và căn cứ hậu cần tiểu đoàn. Tiểu đoàn 13 có một đại đội làm nhiệm vụ độc lập ở Hướng Hoá, một đại đội ở Cam Lộ. Tiểu đoàn 14 có một đại đội độc lập ở Hải Lăng, lực lượng chính của tiểu đoàn ở chiến khu Chợ Cạn. Đại đội 2 tiểu đoàn 15 của ta hoạt động độc lập ở huyện Vĩnh Linh. Đến năm 1948 Bộ Tổng tư lệnh chủ trương đại đội độc lập tiểu đoàn tập trung, thì trên thực tế ở Quảng Trị đã có đại đội độc lập từ trước.

        Tôi xin quay lại với những ngày chiến tranh. Sau khi địch chiếm được huyện lỵ Cam Lộ, tiểu đoàn chúng tôi bắt đầu ra quân. Để thấy hết sự ấu trĩ ban đầu của quân đội ta, tôi xin kể lại một số trận đầu tiên tôi trực tiếp tham gia.

        Trận đánh quân địch từ Cam Lộ tiến về Đông Hà.

        Được tin địch từ Cam Lộ tiến về Đông Hà, đại đội tôi có nhiệm vụ tiến đánh cánh quân này. Chúng tôi vận động từ đường 9. Khi trông thấy địch, đại đội trưởng lệnh cho trung đội 1 (trung đội của tôi) triển khai bên phải, trung đội 2 triển khai bên trái, trung liên ở giữa chi viện cho cả hai trung đội, trung đội 3 ở phía sau. Tôi cho toàn trung đội triển khai thành đội hình chiến đấu hàng ngang, các tiểu đội lần lượt chi viện cho nhau tiến lên phía trước. Khi chúng tôi bắt đầu nổ súng, thấy địch rút lui, chúng tôi không đuổi theo. Thực chất bọn địch mà chúng tôi gặp là bộ phận tiền vệ. Phát hiện chúng tôi đội hình cơ bản của chúng triển khai lực lượng chính tiến công. Chúng cho xe bọc thép triển khai ở giữa, bộ binh triển khai hai bên tiến đánh. Chúng bắn rất mạnh, trung đội tôi có ba đồng chí bị thương (may mà không ai hy sinh). Anh em tự động rút lui. Ngoảnh lại, thấy bộ phận phía sau và đại đội trưởng cũng chạy lui cả, tôi vội vàng cùng trung đội chạy ra đường 9. Địch không đuổi theo chúng tôi, chỉ theo đường cái tiến về Đông Hà, nên chúng tôi rút lui được an toàn về tập trung ở thị xã Đông Hà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:34:38 pm »


        Trận đánh ngăn chặn địch tại Gio Linh.

        Sau trận tiến công không thành, đại đội tôi có nhiệm vụ chặn đánh địch ở hai phòng tuyến: Phòng tuyến thứ nhất dựa vào điểm cao phía nam huyện lỵ Gio Linh. Phòng tuyến thứ hai dựa vào sông Bến Hải. Tại mỗi phòng tuyến dân quân và nhân dân ta đào chiến hào và giao thông hào. Chúng tôi chỉ sửa lại các hố cá nhân và đào hầm ẩn nấp cho tổ ba người. Thời kỳ này ta chưa biết làm hầm chữ A, hầm may lắm chống được đạn cối, không chống được đạn đại bác. Khi địch tiến công, thường 1-2 lần đầu chúng tôi đánh bại chúng. Sau đó chúng dùng xe bọc thép, súng cối, đại bác bắn phá trận địa ta, làm ta thương vong, một số hầm hào bị bắn sập. Chúng tôi lại chủ động bỏ phòng tuyến để lui về phòng tuyến sau. Sau khi địch vượt qua phòng tuyến cuối, cấp trên chỉ thị cho chúng tôi rút lên căn cứ ở mép rừng và trụ lại đó để tổ chức chiến đấu lâu dài tại vùng sau lưng địch.

        Trận phục kích đánh tàu địch trên sông Đông Hà.

        Trong thời gian chờ địch ở phòng tuyến Gio Linh, trung đội tôi được lệnh trực tiếp của trung đoàn lên phục kích đánh tàu địch (tàu loại nhỏ chở một trung đội) hướng đi từ Cam Lộ về Đông Hà. Vũ khí chính là một khẩu súng thần công, sản xuất đầu đời nhà Nguyễn mà hiện nay chúng ta vẫn thấy rải rác ở các thành như Hà Nội, Đà Nẵng. Để bắn, chúng tôi nạp thuốc nổ phía sau thân súng, phía trước nạp khoảng 40-50 viên sắt lấy từ bù-loong đường tàu hoả. Khi phát hoả, châm ngòi nổ qua cái lỗ trên thân súng, thuốc súng cháy sẽ đẩy các viên sắt ra xa khoảng 100-1.500m. Chúng tôi cũng chỉ được giới thiệu cách sử dụng chứ không được bắn thử. Toàn trung đội khiêng khẩu súng đến đặt trên bờ đê, đoạn được chọn làm khu vực phục kích cách Đông Hà độ 4km. Súng để ở giữa, bộ binh bố trí hai bên. Chúng tôi không phải chờ lâu. Ngay sáng hôm sau một đoàn tàu địch từ Cam Lộ về. Tàu đến cách nơi phục kích khoảng 100m, tôi ra lệnh phát hoả. Đạn bay vút ra, chỉ đi xa được 60-70m nên không trúng tàu địch. Chúng cho tàu áp vào bờ và lên để đánh vào đội hình chúng tôi. Chúng tôi bỏ súng rút chạy một mạch về phòng tuyến ở Gio Linh. Sau trận đánh, Trung đoàn trưởng Hùng Việt, lệnh cho chúng tôi phải lấy lại súng, nếu không “trung đội trưởng mất đầu”. Đêm sau chúng tôi lên, thấy khẩu súng vẫn nằm ở ven đê. Thực tế địch cũng không mất công khiêng loại súng này về làm gì. Chúng tôi lại tổ chức khiêng súng về trả cấp trên.

        Xin dừng lại để nói ít lời về đồng chí trung đoàn trưởng của chúng tôi. Tôi được giới thiệu đồng chí là quân giải phóng thời kỳ trước cách mạng ở Chiến khu Việt Bắc. Không rõ đồng chí có là chiến sĩ của trung đội giải phóng quân đầu tiên hay không? Được học tập quân sự ở đâu? Về trình độ quân sự, qua chỉ huy chiến đấu tôi nhận thấy đồng chí là người có nhiều hiểu biết và có kinh nghiệm nhất định. Đồng chí chính là tác giả của kế hoạch tác chiến thời kỳ đầu ở Quảng Trị mà tôi đã nói ở trên. Đồng chí có tác phong rất sâu sát. Đồng chí đến nhiều đại đội, ở đâu đồng chí cũng hướng dẫn cách đánh, cách sử dụng các loại bom, mìn, v.v... Tính tình đồng chí vui vẻ ôn hoà, tuy thỉnh thoảng cũng nói bỏ tù người này, lấy đầu người kia. Thực tế ở Trung đoàn 95, đồng chí chưa kỷ luật một người nào, kể cả hình thức nhẹ nhất là cảnh cáo. Rất tiếc đồng chí hy sinh quá sớm, ngay khi chúng tôi còn đánh địch ở bờ sông Bến Hải, từ lúc địch chưa chiếm hết tỉnh Quảng Trị. Sau khi đồng chí Hùng Việt hy sinh, đồng chí Trần Sâm được chỉ định làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 95.

        Đại đội 2 chúng tôi sau khi mất phòng tuyến sông Bến Hải, rút lên lập căn cứ ở Chiến khu Thủy Ba, thực tế cũng chỉ cách huyện lỵ Vĩnh Linh và đường số 1 ba ki-lô-mét. Suốt năm 1947 chúng tôi chủ yếu đánh du kích, như bắn tỉa, đặt bom mìn trên quốc lộ, quấy rối các căn cứ địch, diệt tề trừ gian... Chúng tôi có tổ chức đánh hai trận, lúc đó cũng gọi là đánh lớn. Một trận do đại đội tổ chức, trận thứ hai do tiểu đoàn điều động vào Gio Linh để đánh trong đội hình tiểu đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:38:10 pm »


        Trận phục kích và chống càn ở nam Vĩnh Linh.

        Nắm được bọn địch đóng ở Cẩm Phố (một xã ở gần biển phía tận cùng huyện Vĩnh Linh tiếp giáp với huyện Gio Linh) hàng tuần phái một trung đội đi từ đường phía nam sông Bến Hải lên căn cứ địch ở cầu Hiền Lương để nhận tiếp tế, chúng tôi đưa toàn đại đội về phục kích chúng ở thôn Hùng Ban. Ban đêm chúng tôi hành quân về phía trước Kim Đác, ở trong làng, gần đường đi của địch. Nơi chúng tôi phục kích tuy ở trong vùng địch, nhưng nhiều thôn xã, ta làm chủ, có thể đưa quân đi bí mật được. Sáng ra địch vẫn hành quân như các lần trước. Toàn đại đội xuất kích, chặn đầu khoá đuôi diệt gọn gần trung đội địch, gồm hơn chục tên chết tại trận, bắt sáu tù binh và thu hơn chục khẩu súng. Đúng ra đêm đó phải rút quân về chiến khu ngay, nhưng đồng chí đại đội trưởng chủ trương ở lại thêm một ngày, chặn đánh địch đi càn để diệt thêm một số. Đồng chí cho rằng bọn địch ở Cẩm Phố chỉ còn hai trung đội, bọn địch ở cầu Hiền Lương về nhiều lắm là một đại đội, ta dựa vào lũy tre, làng mạc đánh thì chúng cũng không làm gì được ta. Đồng chí phân công trung đội tôi bố trí phía đông làng, đánh bọn địch ở Cẩm Phố lên. Lực lượng chính của đại đội do đồng chí trực tiếp chỉ huy, bố trí ở phía tây làng, đánh địch ở cầu Hiền Lương về.

        Sáng hôm sau một tiểu đoàn địch ở cầu Hiền Lương về. Đại đội nổ súng. Trận đánh diễn ra từ sáng đến hai giờ chiều thì địch chọc thủng trận địa của đại đội, lọt vào làng và tiến đến sau lưng trung đội tôi. Tôi cho trung đội nhanh chóng rút chạy sang làng bên cạnh. Trên đường rút chạy, tôi cùng một tiểu đội đang ở trong đoạn đường hẹp giữa làng thì gặp địch. Hai tên đi đầu đưa súng lên nhắm thẳng vào tôi, người chạy đầu. May mà tôi trông thấy địch. Ngay cạnh đó là một ngõ vào nhà, tôi tạt ngay vào ngõ đó bằng cửa sau nhà, nhảy qua bờ rào vượt sang nhà khác. Toàn tiểu đội phía sau cùng tạt ngang sang dãy nhà gần đó chạy thoát. Sau này, qua nhiều lần tiếp xúc với cái chết, tôi cho sống chết là có số cả! Lần đó nếu tôi gặp địch phía trước ngõ vào nhà một ít hoặc phía sau một ít, thì chắc chắn tôi đã bị bắn chết, vì hai bên đường là lũy tre, không chạy thoát đi đâu được. Trong trận này, đại đội hy sinh gần hai chục người, trong đó có cả đại đội trưởng Khởi và chính trị viên Thừa. Đồng chí Thừa tôi đã nói ở trên, còn đồng chí Khởi đến thay đồng chí Khai thời gian chúng tôi ở Vĩnh Linh. Sau lúc đồng chí Khởi hy sinh, tôi được chỉ định làm đại đội trưởng đại đội 2, chỉ huy đại đội tiến công quận lỵ

        Trận đánh quận lỵ Gio Linh.

        Quận lỵ Gio Linh là nơi làm việc của chính quyền ngụy, đồng thời là một căn cứ quân sự lớn. Trong căn cứ có một đại đội Âu - Phi và một đại đội quân ngụy, đóng cạnh nhau chỉ ngăn cách một bờ tường. Xung quanh căn cứ được bao bọc bởi bức tường xây. Bên ngoài có một hàng rào tre và hai hàng rào dây thép gai. Cơ quan địch vận của ta tổ chức được một đội trong quân ngụy nổ súng giúp ta đánh đồn, sau đó sẽ lên chiến khu đi theo cách mạng. Theo kế hoạch tác chiến, ban đêm vào thời điểm tiểu đội này ra ngoài tuần tiễu, ta sẽ vào đánh chiếm ngay khu vực quân ngụy, sau đó vượt qua bờ tường để đánh đại đội Âu - Phi. Tiểu đội ngụy quân theo ta, sau khi đi tuần về, lên ám hiệu xong, lập tức tiến công diệt lính gác và chiếm ngay bốt giặc. Đại đội 1 có nhiệm vụ đánh quân ngụy, đại đội 2 vượt tường sang đánh đại đội Âu - Phi.

        Diễn biến chiến đấu bước đầu thuận lợi. Tiểu đội đi tuần về đã diệt ngay lính gác, chiếm gọn bốt gác. Toàn đại đội chúng tôi chia nhau đánh từng khu vực. Khi nghe tiếng súng nổ bên khu vực quân ngụy, bọn Pháp cho là có binh biến nên chúng đặt các loại súng lên bờ tường bắn mạnh vào chúng tôi. Thấy đã mất yếu tố bất ngờ, đại đội tôi diệt một số địch rồi rút ra. Đại đội 1 thấy chúng tôi vọt ra nên cũng không vào, theo lệnh tiểu đoàn rút về sau. Trận này đại đội hy sinh bốn người, bị thương hơn chục người. Diệt được bao nhiêu địch cũng không rõ và chúng cũng không thu được khẩu súng nào, ngoài tiểu đội quân ngụy theo ta mang được vũ khí về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:41:47 pm »


        II. ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG ĐẠI ĐỘI ĐỘC LẬP

        Đầu năm 1948, thực hiện chủ trương đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, đại đội tôi được điều vào Chiến khu Hoà Linh để xuống đồng bằng Triệu Phong làm nhiệm vụ đại đội độc lập thay tiểu đoàn 14 rút về làm nhiệm vụ tiểu đoàn tập trung. Các ban chỉ huy tiểu đoàn 13 và 15 giải thể, chỉ còn sáu đại đội của hai tiểu đoàn. Đại đội tôi chưa xuống đồng bằng ngay vì đại đội 1 bộ đội địa phương đang còn hoạt động dưới đó. Theo kế hoạch, sau khi nắm vững địa hình và tình hình, huấn luyện phương thức hoạt động, đại đội tôi sẽ về Triệu Phong thay đại đội 1 rút về làm lực lượng cơ động cho tỉnh đội. Trong lúc chuẩn bị xuống đồng bằng, đại đội tôi theo lệnh của Phân khu Bình - Trị - Thiên ra Đông Hà. Từ cuối năm 1947 Bộ Tổng tư lệnh thành lập Bộ tư lệnh Phân khu Bình - Trị - Thiên trực thuộc Quân khu 4. Lúc này là đồng chí Trần Văn Quang, nguyên Chính ủy quân khu vào làm Tư lệnh kiêm Chính ủy phân khu, đồng chí Hà Văn Lâu làm phó tư lệnh.

        Trận tiến công thị xã Đông Hà do đồng chí Hà Văn Lâu làm chỉ huy trưởng; đồng chí Lê Nam Thắng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 95 làm chỉ huy phó. Đông Hà là căn cứ quân sự lớn với lực lượng 1 tiểu đoàn Âu - Phi, 1 đại đội xe cơ giới, trong đó có 4 xe bọc thép AM được trang bị đại bác 37mm. Mục đích trận đánh đề ra rất lớn, nhưng kết quả rất hạn chế. Kế hoạch tác chiến được vạch ra như sau:

        Lực lượng tiến công gồm tiểu đoàn tập trung của Trung đoàn 95 do đồng chí Ngô Đặc Hành làm tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 310 của phân khu ở Bắc vào chưa lâu do đồng chí Nguyễn Yên Phú làm tiểu đoàn trưởng, đại đội 150 của chúng tôi (sau khi vào Triệu Phong làm nhiệm vụ đại đội độc lập, đại đội 2 chúng tôi đổi tên là đại đội 150), 1 trung đội com-măng-đô là những lính lê dương của quân đội Pháp bỏ ngũ của chúng theo ta, đa phần là người Đức. Số người Đức này không những không phục chỉ huy người Pháp mà còn xem thường trình độ tác chiến của Pháp. Họ thường nói trung đội com-măng-đô này nếu giáp chiến thực sự sẽ đánh bại một đại đội Pháp.

        Tiểu đoàn 14 của Trung đoàn 95 cùng trung đội com-măng-đô tiến công từ đường 9 vào, có nhiệm vụ nhanh chóng đánh chiếm khu vực phía bắc, đặc biệt phải chiếm được đại đội xe bọc thép, nhất là chiếm 4 chiếc xe AM. Sau khi chiếm được xe, dùng xe bọc thép chi viện cho đại đội 150 và tiểu đoàn 310 chiếm khu vực phía nam thị xã. Đại đội 150 tiến công từ phía tây và tiểu đoàn 310 tiến công từ phía nam đánh chiếm khu vực phía nam thị xã.

        Sau khi làm chủ thị xã Đông Hà, tiểu đoàn 14 và 2 xe AM cùng một số xe bọc thép khác sẽ tiến công dọc đường 1 ra đến sông Nhật Lệ và dựa vào sông Nhật Lệ chặn đánh bọn địch ở Đồng Hới vào. Tiểu đoàn 310 đánh dọc đường 9 lên đến Lao Bảo (biên giới Lào - Việt) và triển khai ở đây ngăn chặn quân địch từ Lào đánh sang. Đại đội 150 cùng một số xe bọc thép theo đường 1 và bắc thị xã Quảng Trị, triển khai ở đông Thạch Hãn, chặn địch từ thị xã Quảng Trị đánh ra. Theo kế hoạch này, nếu thành công thì ta đã giải phóng được 2/3 tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình.

        Diễn biến chiến đấu thuận lợi. Trung đội com-măng-đô công khai đi theo hướng cổng chính ở đường số 9. Đến bót gác trong ngoài, nói chuyện bằng tiếng Pháp, trung đội com-măng-đô nhanh chóng hất ngay ba-ri-e ở cổng, bắn chết lính gác và vào căn cứ. Sau 30-40 phút chiến đấu ta đã làm chủ khu vực bắc thị xã. Kiểm soát trận địa, ta được biết chỉ có một nửa đại đội xe bọc thép còn ở Đông Hà. Số còn lại đã được điều đi Cam Lộ mấy hôm trước, trong đó có 2 xe AM. Quan niệm phải có xe bọc thép, nhất là xe AM được trang bị đại bác mới đủ sức chiến đấu, người chỉ huy ra lệnh dùng trung đội com-măng-đô, tiểu đoàn 14 không tiến công khu vực phía nam mà quay lên tiến công địch ở Cam Lộ. Có lẽ địch biết đoàn xe của ta theo đường 9 đi lên Cam Lộ, nên chúng đã ra lệnh cho bọn địch ở Cam Lộ đưa xe bọc thép ra chặn đoàn quân ta. Sau một lúc giao chiến, một số xe bọc thép bị bắn hỏng, một số thương vong, người chỉ huy lệnh cho cánh quân này bỏ xe lại và rút về khu vực xuất phát, nơi cách đường 9 chừng 4-5km, cách thị xã Đông Hà 7-8km. Đại đội tôi cùng tiểu đoàn 310 không được lệnh gì của cấp trên. Gần sáng, địch từ Quảng Trị ra chi viện, đánh vào sau lưng tiểu đoàn 310 nên chúng tôi cũng buộc phải rút lui về khu vực xuất phát. Đến đây chúng tôi mới nắm được diễn biến trận đánh. Kết quả thật quá khiêm tốn. Chỉ đánh được 1 đại đội Âu - Phi và một số xe bọc thép. Ngày nay nghĩ lại, nếu ta dùng xe bọc thép cùng bộ binh tiến công khu nam thì có thể làm chủ được thị xã Đông Hà trong đêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2017, 02:20:26 pm »


        Sau trận đánh trên, đại đội chúng tôi trở lại Triệu Phong. Tại Triệu Phong, khi quân địch đến tiểu đoàn 14 đã rút khỏi Chiến khu Chợ Cạn. Tại đây chỉ còn đại đội 1 của Tỉnh đội Quảng Trị, nên chúng tập trung lực lượng quyết tiêu diệt đại đội 1 và đóng một cứ điểm ở Chợ Cạn để phá tan chiến khu đồng bằng của ta. Đại đội bị thương vong nặng nên phải rút lên chiến khu. Đại đội 150 nhận lệnh xuống đồng bằng hoạt động thay thế đại đội 1.

        Đầu năm 1948 đồng chí Lê Nam Thắng vào thay đồng chí Trần Sâm làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 95.

        Đồng chí Lê Nam Thắng đã nghiên cứu kỹ chỉ thị về đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung của Bộ Tổng tư lệnh nên có nhiều hướng dẫn cụ thể về phương pháp hoạt động cho chúng tôi. Phương thức hoạt động chủ yếu phải kết hợp với dân quân du kích, với chính quyền địa phương, dựa vào nhân dân xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng quân sự tại chỗ. Trước hết phải làm sao để lực lượng của ta bám sát địa bàn, không bị địch đánh bật ra.

        Chúng tôi phân tán mỗi tiểu đội hoạt động ở mỗi xã, cùng dân quân đánh theo kiểu du kích, khi có điều kiện tập trung, tổ chức đánh một trận, sau đó lại phân tán ngay. Hàng ngày các tiểu đội bám sát đồn địch, nếu chúng ra lẻ tẻ thì tìm cách diệt, nên chúng phải co lại trong đồn. Thỉnh thoảng chúng điều quân từ thị xã mở một cuộc càn lớn thì lại không thấy bóng dáng bộ đội ta ở đâu. Ta cử một tổ ba người đào một hầm bí mật. Hầm của tổ nào tổ đó biết. Không những tổ khác không biết mà ngay trung đội trưởng, đại đội trưởng cũng không biết. Tôi cùng một đồng chí liên lạc, một đồng chí của ta thành một tổ cùng đào một hầm bí mật. Hầm của chúng tôi đào ngay trong nhà dân, dưới một cái tra đựng thóc gạo. Khi chúng tôi xuống hầm rồi, bà chủ nhà xuống dùng bao thóc để che chắn cửa hầm. Để đề phòng địch tìm ra hầm bí mật, chúng tôi đào một đường hầm dài khoảng 50-70m ra sát bờ sông. Nếu địch phát hiện, đào hầm bí mật, chúng tôi sẽ theo đường hầm ra bờ sông lặn sang bên kia sông để thoát. Tôi đặc biệt khâm phục tinh thần của nhân dân địa phương. Mặc dầu địch đốt nhà, tra tấn dã man và cả bắn giết, suốt gần một năm ở trong lòng địch, không hề xảy ra một trường hợp nào địch tìm ra hầm bí mật của bộ đội cũng như của dân quân và cán bộ địa phương. Trường hợp địch tập trung lực lượng lớn càn quét, chỉ có dân đối đầu với địch. Họ trực tiếp đấu tranh chống đốt nhà cướp của, bắn giết bừa bãi. Hỏi bộ đội ở đâu họ đều khai ban đêm bộ đội về, cũng có khi cả ban ngày, nhưng khi các ông hành quân họ rút hết đi nơi khác, chúng tôi không rõ họ đi đâu. Trừ mấy thôn công giáo, có dân vệ lập đồn bốt để chống ta, còn tất cả các thôn khác, hội tề đều là người của ta. Họ cũng khai bộ đội có súng, họ không làm gì được. Các ông về họ đều chạy đi nơi khác cả, hình như trong quân đội các ông có người của họ, nên lần nào các ông hành quân lớn họ đều biết trước.

        Trong gần một năm chúng tôi chủ yếu hoạt động du kích. Nhưng về sau, cơ sở đã mạnh, du kích các xã trưởng thành, có thể độc lập chiến đấu, chúng tôi cũng vài ba lần tập trung đại đội để đánh những trận tiêu diệt. Ngoài hai trận phục kích diệt trung đội địch, chúng tôi đã tổ chức được một trận diệt địch trong đồn. Tại vùng đồng bằng Triệu Phong, ngoài các đồn Tây, địch tổ chức được bốn đồn của lực lượng hương vệ. Mỗi đồn có lực lượng 20-30 tên, được trang bị súng trường và lựu đạn. Chúng dựa vào nhà thờ làm công sự đề kháng, xung quanh có bờ rào tre. Chúng tôi đặt kế hoạch đánh chiếm các đồn này, vì đánh được đồn ngoài việc thu súng còn thu đạn. Đạn thời kỳ này đối với chúng tôi còn quan trọng hơn súng. Mỗi khẩu súng của đại đội tôi cũng như các đại đội khác chỉ có 15-20 viên đạn. Tôi cũng không hiểu vì sao trong hai năm 1947-1948, trung đoàn không nhận được gì từ Khu 4 chuyển vào, mặc dầu Khu 4 có ba tỉnh là vùng tự do. Tại chiến khu Ba Lòng; trung đoàn có một xưởng quân giới nhỏ. Xưởng sản xuất được lựu đạn và mìn, đạn cho súng trường súng máy, chỉ có thể nhồi thuốc nếu có vỏ đạn. Các đơn vị nạp bao nhiêu vỏ đạn thì được nhận bấy nhiêu viên đạn. Vì vậy đạn của chúng tôi càng ngày cũng cạn dần. Đánh phục kích có thể cướp được súng, còn đạn không thu được bao nhiêu Đáng tiếc thời gian này ta chưa có kỹ thuật đặc công. Các trận kỳ tập của trung đoàn chủ yếu đưa vào nhân mối trong đồn địch. Rút kinh nghiệm trận Đông Hà, chúng tôi cho rằng có thể dùng com-măng-đô để đánh. Chúng tôi đề nghị và được trung đoàn đồng ý tăng cường cho một tiểu đội com-măng-đô 10 người. Qua điều tra, chúng tôi biết các đồn Tây thỉnh thoảng cũng có kiểm tra đột xuất các đồn hương vệ, hoặc cùng chúng đi tuần tiễu. Để tạo bất ngờ, chúng tôi đặt kế hoạch trong một đêm phải diệt mấy đơn vị. Nếu không diệt được các đồn trong một đêm, hôm sau sẽ không dùng com-măng-đô lừa chúng được nữa.

        Chúng tôi chủ trương đồn thứ nhất sẽ đến gọi chúng đi tuần và tước khí giới. Bắt đầu đồn thứ hai sẽ đánh chiếm để thu súng thu đạn. Nếu còn giữ được bí mật sẽ đánh tiếp đồn sau.

        Chúng tôi tổ chức lực lượng gọn nhẹ. Đi đầu là tiểu đội com-măng-đô công khai đến bắt chúng mở cửa để vào đồn, theo sau là một trung đội cũng mặc trang phục ngụy binh (số quần áo này chúng tôi lột được của địch trong hai trận phục kích trước). Khi cách đồn địch 400-500m, chúng tôi dùng đèn pin thỉnh thoảng bật lên để bọn trong đồn biết là quân của đồn Tây bên cạnh. Đến nơi, tiểu đội com-măng-đô gọi mở cửa. Sau một lúc quan sát, chúng biết chắc là quân đội Pháp nên mở cửa. Vào đồn xong hỏi qua loa tình hình, chúng tôi lệnh cho chúng cử một tiểu đội cùng đi tuần tiễu. Ra cách đồn chừng 1km, nơi đã hẹn trước với du kích địa phương, chúng tôi tước khí giới và bắt bọn lính hương vệ làm tù binh cho du kích, tiếp tục đi sang đồn thứ hai.

        Vẫn phương pháp như trên, chúng tôi vào đồn dễ dàng. Vừa vào hết trong đồn, chúng tôi gọi tên chỉ huy: “Có tin đồn này bán súng cho Việt Minh, đồn trưởng cho tập trung súng lại để kiểm tra”. Chúng tôi chưa biết súng sẽ thiếu, ngoài một số tên ngủ ở trong nhà mang súng về. Kiểm tra số súng, 26 khẩu nhưng chỉ có 20 khẩu. Chúng tôi nói: “Không phát súng đồn này nữa. Tất cả khiêng súng lên đồn Tây”. Chúng buộc lòng phải khiêng đi. Ngoài 20 khẩu súng, chúng tôi thu được gần một vạn viên đạn súng trường. Ra tới điểm hẹn chúng tôi thu súng đạn và bắt tất cả làm tù binh.

        Tiếp tục đi sang đồn thứ ba. Chưa đến nơi chúng tôi nghe nhà thờ kéo chuông báo động ầm ĩ. Biết đã lộ bí mật, chúng tôi cho tiểu đội com-măng-đô trước sáng vượt đường số 1 về căn cứ, bộ đội phân tán về các xã như ngày thường. Sau này chúng tôi được biết, trong lúc dân quân dẫn tù binh về căn cứ một tên chạy thoát, quay về nhà thờ kéo chuông báo động. Nếu việc đó không xảy ra thì chúng tôi ít nhất sẽ chiếm được một đồn nữa và lượm đủ 50 khẩu súng như kế hoạch đề ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2017, 03:29:06 pm »


        III. MỐI TÌNH ĐẦU

        Khi thôi làm nhiệm vụ đại đội độc lập, tôi được Tỉnh ủy Quảng Trị chỉ định tham gia huyện ủy. Các anh trong huyện ủy cũng quý tôi, do đại đội làm hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững phong trào, xây dựng được lực lượng dân quân mạnh, thỉnh thoảng đánh thắng một trận tiêu diệt gọn. Bọn địch phải co lại trong đồn, chỉ đi càn quét khi tập trung được lực lượng lớn. Đại đội được nhân dân mến. Đi đâu họ cũng gọi bộ đội ông Đan, mặc dầu lúc này tôi mới hai mươi tuổi. Gọi ông là để tôn trọng, không căn cứ vào tuổi tác.

        Các anh ở huyện gợi ý, muốn giới thiệu cho tôi một cô gái ở Triệu Phong. Tôi nói đồng ý, có người yêu cuộc sống cũng ấm áp hơn, nhưng trước hết cho tôi tìm hiểu đã. Các anh giới thiệu cho tôi cô Kiệm, bí thư phụ nữ xã, có bố là chủ tịch Mặt trận Liên Việt xã. Tôi đến nhà cô Kiệm với danh nghĩa người chỉ huy bộ đội đến thăm cán bộ địa phương, vừa là bộ đội đến thăm người dân. Các anh ở huyện ủy cũng đã nói cho gia đình biết trước. Sau một vài lần đến chơi, cô Kiệm và gia đình mến tôi, còn tôi cũng bị tiếng gọi của tình yêu khiến trái tim thổn thức. Tôi chính thức đặt vấn đề với cô Kiệm, cô đồng ý. Tôi cùng đồng chí Cấp, bí thư huyện đến thưa chuyện với gia đình. Gia đình vui vẻ nhận lời. Từ đó tôi thường đến nhà chơi, với tư cách là con rể tương lai. Bố cô Kiệm là giáo viên, nhưng lại là một địa chủ loại khá lớn, vì ông nội Kiệm trước đây là tri phủ. Cụ ông mất nhưng bà cụ vẫn còn ... Việc một số lớn địa chủ không chỉ ở vùng tự do mà ngay vùng địch hậu cũng tham gia kháng chiến, nói lên sự thành công của chính sách đại đoàn kết của Đảng ta. Tuy cũng vì lợi ích của gia đình, nhưng phải thừa nhận dòng máu dân tộc cũng ít nhiều chảy trong người. Họ cũng thực sự mong cho nước nhà được độc lập. Tuy gia đình, nhất là bà cụ còn phong kiến nhưng đối với tôi cũng thông cảm. Mỗi lúc đến nhà, sau khi hỏi thăm sức khỏe của cụ bà, chào bố mẹ cô Kiệm, tôi được tự do vào gặp riêng cô Kiệm nói chuyện. Nam nữ thời đó khác hẳn nam nữ bây giờ. Tuy chúng tôi đã thực sự yêu nhau, nhưng cũng chỉ cầm tay nhau để nói chuyện. Việc gần gũi nhất là nụ hôn khi đến và khi về. Chúng tôi cùng thống nhất với nhau chỉ chung sống sau khi đất nước đã có hoà bình. Cuối năm 1949 tôi được lệnh điều động về quân khu để nhận công tác mới. Buổi chia tay cô hơi buồn, nhưng cùng hứa sẽ chờ đợi và thường xuyên viết thư cho nhau. Từ quân khu về nhận công tác ở Trung đoàn 57 Nghệ An, chúng tôi thường xuyên thư từ cho nhau. Nhưng từ khi Trung đoàn 57 nằm trong đội hình Đại đoàn 304, đi hết chiến trường này sang chiến trường khác thì chúng tôi rất ít khi nhận được thư từ của nhau. Đồng chí Nhị, nguyên là trung đội trưởng của đại đội tôi ở Quảng Trị, viết thư cho tôi biết: Cô Kiệm nói đời con gái có thì, anh Đan ra ngoài đó, biết bao giờ gặp nhau, hơn nữa thanh niên xa người yêu lâu, ít hy vọng gặp nhau, biết đâu anh chẳng có người yêu khác. Tuy nói vậy nhưng cô cũng không dám đi lấy chồng. Dẫu sao gia đình và địa phương đã thừa nhận cô là vợ chưa cưới của tôi. Vì vậy nếu xét không trở lại được Trị - Thiên thì anh nên viết thư nói thế nào đó, để cô Kiệm được tự do.

        Ra ngoài này được học tập, tôi biết cuộc kháng chiến còn lâu dài. Tuy vẫn thương yêu cô, nhưng tôi cũng nhận thấy đời con gái có thì, không thể chờ nhau, không biết bao giờ gặp nhau được. Vì vậy tôi đã viết thư để cô có thể đi lấy chồng. Nhận được thư tôi, cô có lý do để nói tôi không kiên trì chờ đợi nên cô buộc phải đi lấy chồng. Mãi đến năm 1965, tức 15 năm sau chúng tôi mới gặp lại nhau khi cô sơ tán ra Nghệ An với các con. Chồng cô là trưởng ty giáo dục khu Vĩnh Linh nên phải ở lại bám trụ công tác.

        Sau khi hỏi thăm tình hình gia đình của nhau, câu chuyện đầu tiên cô đề cập là vì sao yêu nhau mà không chờ đợi. Lý lẽ của cô đều có lý. Nhưng thực ra cô không hiểu hoàn cảnh của tôi, cô cho chỉ tại tôi, tại sao tôi lại rời khỏi chiến trường Trị - Thiên để ra Bắc? Tại sao ra rồi không trở lại? Cô nói ở đâu không có quân đội, ở đâu không có đất để chiến đấu. Một điều cô không rõ là người lính không thể hành động theo ý mình; quân lệnh như sơn, người lính bắt buộc phải hành động theo mệnh lệnh cấp trên. Chúng tôi coi nhau như anh em. Nhiều người cho rằng chuyển tình yêu sang tình anh em không đơn giản. Riêng chúng tôi đã giữ được tình anh em hoàn toàn trong sáng. Vợ tôi cũng đã vào thăm gia đình cô, con trai đầu của tôi gửi học ở gia đình cô hai năm. Các con cô đều gọi tôi bằng cậu (miền Trung, anh mẹ hay em mẹ đều được gọi là cậu). Con gái đầu của cô, thời gian học đại học ở Hà Nội, chủ nhật về nghỉ ở gia đình tôi và thực sự coi gia đình tôi như gia đình của người họ hàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2017, 03:36:17 pm »


        IV. Ở TIỂU ĐOÀN 310

        Giữa năm 1949 đại đội tôi thôi làm nhiệm vụ độc lập, trở về đội hình của tiểu đoàn 310. Tôi được chỉ định làm quyền tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 310 thay đồng chí Nguyễn Yên Phú đau yếu, phải đi chữa bệnh dài hạn... Sau một thời gian củng cố, chúng tôi được tham gia một trận đánh vào loại lớn không chỉ ở Trị - Thiên mà cả ở toàn quốc thời đó. Lực lượng chiến đấu gồm ba tiểu đoàn, do đồng chí Lê Bá Vận, Trung đoàn phó Trung đoàn 95 trực tiếp chỉ huy. Ngoài tiểu đoàn 310 của chúng tôi (lúc này nằm trong đội hình Trung đoàn 95) và tiểu đoàn 27 Trung đoàn 101 còn có tiểu đoàn 14. Chủ trương tác chiến: Dùng tiểu đoàn 310 đánh cứ điểm Lưu Diễm, hai tiểu đoàn 14 và 27 đánh viện binh địch. Cứ điểm có 1 đại đội ngụy, nằm cách căn cứ lớn của địch ở Mỹ Chánh 6-7km. Thời đó trang bị của trung đoàn chưa có các loại súng để diệt công sự địch nên chúng tôi phải tìm cách khác để diệt đồn. Đây có thể gọi là sáng kiến cũng được. Cái chính là biết suy nghĩ để tìm cách diệt địch. Chúng tôi chủ trương dùng mấy trăm bó rơm, dầm nước (mỗi bó đường kính 0,5m và chiều dài 1m), xếp thành một bức tường dày 2m, cao 2m, rộng hơn 20m. Bộ đội đứng phía sau tường cứ vất các bó rơm lên phía trước để đẩy bức tường vào sát địch, vượt qua cả các vật cản của chúng. Suốt đêm, bức tường di chuyển lên 20m, còn cách địch 40-50m. Nếu cách địch 20m thì chúng tôi có thể dựa vào tường rơm để ném lựu đạn và bắn súng vào đồn (tường xung quanh đồn địch chỉ cao 1,5m).

        Cuối trận đánh, theo lệnh của trung đoàn, chúng tôi để lại 1 đại đội tiếp tục vây đồn, dùng hai đại đội còn lại làm nhiệm vụ chặn đầu quân địch. Trận đánh chuyển từ công đồn diệt viện sang vây đồn diệt viện. Mấy ngày sau địch bắt đầu mở cuộc hành quân lớn với một tiểu đoàn Âu - Phi do thiếu tá Đờ Poanh-tê trực tiếp chỉ huy, một đại đội pháo 105mm ở căn cứ Mỹ Chánh trực tiếp chi viện. Sau này Đờ Poanh-tê bị bắt, y cho biết cấp trên thông báo, lực lượng đối phương ở đây chỉ có 1 tiểu đoàn là tiểu đoàn 310. Chúng không biết tiểu đoàn 14 ở Bắc Quảng Trị được điều vào và tiểu đoàn 27 ở Thừa Thiên được điều ra. Hơn nữa thời đó chúng cũng cho rằng ta chỉ dám đưa cỡ tiểu đoàn chứ chưa thể đưa một trung đoàn đầy đủ về đồng bằng.

        Tiểu đoàn địch vượt khỏi khu vực phục kích của các tiểu đoàn 27 và 14 an toàn. Gặp tiểu đoàn 310, Đờ Poanh-tê cho một đại đội chặn đầu và một đại đội đánh vào cạnh sườn. Đờ Poanh-tê chỉ để một trung đội kiềm chế ta ở chính diện, còn tập trung phần lớn ở tiểu đoàn, bằng hai gọng kìm, từ hai phía bao vây tiêu diệt đại đội của ta đang vận động ra. Trong khi hai bên đang giao chiến, tiểu đoàn 27 và tiểu đoàn 14 đồng loạt xuất kích, kết hợp tiến công cạnh sườn và khoá dưới. Bị đánh tứ phía, địch rối loạn đội hình, xô nhau chạy. Đờ Poanh-tê và một số sĩ quan, binh lính khác bị bắt làm tù binh, một số bị chết ngay tại trận, số còn lại bằng các đường và mọi cách khác nhau chạy thoát được về Mỹ Chánh. Kết quả ta diệt và bắt hơn 200 tên, diệt 2 xe bọc thép và một số xe ô tô, thu được nhiều súng đạn.

        Đêm đó chúng tôi rút lên núi, các tiểu đoàn hành quân về căn cứ của mình, kết thúc một trận thắng lớn.

        Đến đây tôi muốn nói một đôi lời về đồng chí Lê Bá Vận, người chỉ huy trận đánh. Đồng chí Lê Bá Vận xuất thân là hạ sĩ quan quân Pháp. Ở đồng chí nổi trội về tinh thần dũng cảm chiến đấu và luôn tìm cách diệt địch. Từ một cán bộ tiểu đoàn, ngay trong kháng chiến chống Pháp đồng chí đã được bổ nhiệm đến tư lệnh phó Phân khu Bình - Trị - Thiên. Dù cương vị nào, hễ có đơn vị thuộc quyền đi chiến đấu là đồng chí cùng đi. Khi tôi làm đại đội trưởng, đồng chí là trung đoàn phó, nhưng hầu hết các trận đánh tập trung đại đội đồng chí đều có mặt. Có đồng chí nói Lê Bá Vận hay đánh ẩu. Đó là những người ở xa hoặc ghen tuông với tiếng tăm của đồng chí. Chúng tôi là cấp dưới trực tiếp, chúng tôi chỉ sợ cấp trên cứ ra lệnh đánh nhưng bản thân mình không trực tiếp, còn trường hợp cấp trên đi cùng với đơn vị, thì không có chuyện đánh ẩu. Nếu đánh ẩu, bộ đội hy sinh, bản thân đồng chí đó trong đội hình chiến đấu, cùng rất dễ hy sinh. Đồng chí luôn luôn tìm cách diệt địch. Ngồi với đồng chí, nói chuyện gì thì nói, nhưng câu chuyện cuối cùng là chuyện đồng chí nói sắp tới đánh giặc ở đâu. Đồng chí quan niệm có khẩu súng và cái xẻng trong tay, thì kẻ địch nào ta cũng tìm cách đánh được, không đánh to thì đánh nhỏ, không đánh ban ngày thì đánh ban đêm. Một vài trận do đồng chí chỉ huy tôi kể trên cũng đã phần nào nói lên tinh thần đó. Năm 1947 đồng chí đã dám tập trung tiểu đoàn để đánh trận Gio Linh, năm 1949 đã tập trung đầy đủ một trung đội về đồng bằng đánh lưu đêm ở Mỹ Chánh.

        Tôi xin kể thêm một trận đánh nhỏ nữa để chứng minh đồng chí luôn nghĩ cách để đánh địch. Lúc ở Triệu Phong, bọn địch ở các cứ điểm trên đường 1 ban đêm hay ra tuần tiễu dọc sông Thạch Hãn để chặn đánh bộ đội và cán bộ, lợi dụng đêm tối để vượt sông và vượt đường số 1. Đồng chí lệnh cho tôi đưa đại đội đi phục kích bọn địch. Hai, ba đêm tôi đều vồ hụt. Chúng tôi phục kích đường này chúng lại đi đường khác. Sau khi nghe tôi báo cáo, đồng chí cười và nói: “Đêm nay mình sẽ đi với các cậu và nhất định gặp địch”. Đồng chí chủ trương trên ba trục đường địch có thể đi, ta tập kết đại đội ở giữa, rải trinh sát theo dõi địch trên cả ba trục. Phát hiện địch đi trục nào thì vận động đến đánh địch theo trục đó. Đêm đó chúng tôi đã đánh được địch. Đánh theo cách này, tức không phục kích sát đường khó diệt gọn. Nhưng đồng chí nói đánh cho chúng không dám đi phục kích đêm, để ta đi lại được dễ dàng. Với mục đích như vậy, chúng tôi đã đạt được kết quả.

        Rất tiếc đồng chí đã hy sinh sớm. Lúc đi nghiên cứu để đánh địch ở Nam Đông, mặc dầu là tư lệnh phó phân khu, đồng chí cũng đi trinh sát nắm địch như một cán bộ đại đội. Đồng chí đã vướng mìn địch và hy sinh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2017, 03:39:55 pm »


        V. 45 NĂM SAU NHÌN LẠI NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CHIẾN TRƯỜNG BÌNH - TRỊ - THIÊN

        Từ ngày đó và sau này nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp cũng như các nhà văn thường dùng cụm từ Bình - Trị - Thiên gian khổ và anh dũng. Cụm từ đó nói lên Bình - Trị - Thiên là một trong những chiến trường bị địch đàn áp dữ dội nhất, nhưng quân dân Bình - Trị - Thiên đã chiến đấu đặc biệt anh dũng, diệt địch cầm chân địch để phối hợp với chiến trường toàn quốc, giữ vững phong trào suốt cả cuộc chiến tranh. Nói gian khổ, tôi không biết có đâu gian khổ hơn. Nghe nói ba tỉnh Cực Nam Trung Bộ cũng gian khổ như vậy. Bình - Trị - Thiên vốn dĩ là ba tỉnh nghèo, lại chiến tranh liên miên. Vì vậy gian khổ đầu tiên là ăn, mặc và chữa bệnh. Trong hai năm 1947-1948, quân dân Bình - Trị - Thiên phải hoàn toàn tự lực cánh sinh, tất nhiên còn do sự chỉ đạo của quân khu. Tôi nghĩ thời gian đó quân khu và khu ủy hoàn toàn có khả năng mở con đường mòn ở phía tây để chi viện cho Bình - Trị - Thiên, như sau này ta có đường mòn Hồ Chí Minh. Nhưng việc đó đã không có, vì vậy quân dân Bình - Trị - Thiên thiếu thốn đủ thứ. Quân đội ăn mặc hoàn toàn dựa vào dân. Dân thiếu ăn, thiếu mặc nên quân đội cũng thiếu ăn, thiếu mặc. Thời đó, lúc nào một ngày có một lon gạo (250g) là đã được gọi là no. Để đề phòng địch đốt nên thóc gạo đều chôn xuống đất. Khi nào đưa lên làm thành gạo thành cơm để ăn, cứ ngửi thấy mùi thum thủm. Đồng bào Bình - Trị - Thiên cũng có tập quán trồng sắn, nhưng bị địch tàn phá liên miên, nên sắn cũng không có nhiều. Tóm lại, hai năm 1947-1948 chúng tôi đối đầu với nạn đói quanh năm. Về mặc càng tệ hại, hai năm vẫn hai bộ quần áo ấy. Vải ở đâu để may, tiền ở đâu để mua vải. Do quần áo rách vá, giặt lại không xà phòng nên cũng là một tai hoạ. Có lúc bộ đội hầu hết bị lở và sâu quảng (một loại lở loét ở thân mình, chủ yếu ở chân to bằng đồng xu, rất khó chữa). Thuốc men hầu như không có gì ngoài các loại thuốc cấp cứu thương. Sốt rét khắp mặt không từ một ai, nhưng thuốc sốt rét kí-ninh rất hiếm. Chúng tôi phải hoà kí-ninh với nước lạnh để uống. Lúc bị thương mới thật nguy nan. Trung đoàn ở Ba Lòng cũng có một ban quân y với một bác sĩ, nhưng bị thương nặng khiêng lên trung đoàn mất năm, bảy ngày, thật khó sống sót, bị thương nhẹ thì cũng không tiện đưa lên trung đoàn vì mất quá nhiều sức. Vì vậy ở những địa bàn xa như Vĩnh Linh (tôi ở đó một năm), thương nặng hay thương nhẹ đều do y tá đại đội giải quyết. Bị thương phần mềm thì băng cầm máu, sau đó quấn cao Thầy Đẹo. Thầy Đẹo tôi quen từ hồi ở Đông Hà, làm thuốc đông y, nổi tiếng là cao sản (dùng cho phụ nữ khi sinh). Ban đầu kháng chiến tản cư ra Vĩnh Linh, sau này hình như thầy ra Thanh - Nghệ - Tĩnh, tôi không còn được tin. Bị thương vào sọ não, phổi, đứt ruột thì cầm chắc cái chết. Gãy chân, gãy tay thì trước hết bó nẹp bằng tre bọc xôi và xương gà. Nếu phải cưa thì không có thuốc mê. Nghe nói trên trung đoàn cũng không có thuốc mê. Nhân dân thiếu thuốc men như bộ đội, lại còn bị địch khủng bố. Hầu như ngày nào địch không khủng bố nơi này thì nơi khác. Địch bắn giết, đốt nhà, đốt lương thực, hãm hiếp, phá hoại mùa màng. Tôi thực sự khó xử, khi một bà mẹ đưa con gái yêu cầu cho con gái theo bộ đội lên căn cứ. Tôi giải thích bộ đội toàn là con trai, trong đại đội có con gái không tiện chút nào cả. Bà mẹ nói, có gì bộ đội lo còn hơn bị Tây hãm hiếp. Tôi phải an ủi bà mẹ và nói sẽ liên hệ với hội phụ nữ xem họ có nhận không. Sau này tôi không gặp lại hai mẹ con, không biết số phận họ ra sao.

        Tuy thực sự gian khổ, nhưng quân và dân Bình - Trị - Thiên đã chiến đấu cực kỳ anh dũng ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Muốn đánh địch phải quyết đánh và phải biết đánh. Chủ yếu là dựa vào tinh thần quyết đánh, còn biết đánh là chuyện về sau. Lúc đầu chỉ là chuyện địch đánh ta thì ta đánh địch. Ngày nay nhìn lại tôi cũng tìm hiểu để biết sâu hơn và cũng có lý lẽ để giải thích cho con cháu, cho lớp đàn em sau này... Tôi cho tinh thần chiến đấu là tinh thần dân tộc quyết không chịu làm nô lệ, được hun đúc từ nghìn năm lịch sử và Đảng ta nâng cao thêm một bước trong thời đại Hồ Chí Minh. Trước khởi nghĩa tháng Tám, Bình - Trị - Thiên cũng như Nghệ An chúng tôi, số đảng viên không nhiều. Nhân dân cũng chưa có điều kiện giác ngộ dân tộc. Họ biết khổ là do Tây, nay cần đuổi Tây để tự do và hạnh phúc. Thực tế các quân nhân, cũng như một số người dân đều được biết địa chủ Việt Nam bóc lột, nhưng cũng do có thằng Tây đứng đằng sau. Nếu không có thằng Tây, thì quan lại địa chủ đừng hòng đàn áp họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2017, 03:44:35 pm »

        Qua các cuộc khởi nghĩa của phong trào của các văn thân, sĩ phu và đặc biệt qua Xô -viết Nghệ Tĩnh, mọi người hiểu rằng nếu không có Tây thì họ lật đổ thiểu số quan lại địa chủ chẳng khó khăn gì. Với tinh thần yêu nước, họ đã vùng lên khởi nghĩa giành độc lập. Nay độc lập rồi, thằng Tây quay lại, bắn giết đàn áp họ, như nhiều lần trước đây, nên họ quyết diệt Tây. Thời kỳ đó ta chưa đưa ra khẩu hiệu “người cày có ruộng”, đánh đổ giai cấp địa chủ, nhưng tinh thần chiến đấu thì không kém thời kỳ nào. Có đồng chí nói như năm 1953 ta bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất, nên tinh thần bộ đội lên cao mới có một Điện Biên chấn động địa cầu. Điều đó đúng cũng phải nói rằng, tinh thần chiến đấu của quân dân ta ở Bình - Trị - Thiên những năm đầu kháng chiến không kém bất kỳ thời kỳ nào, kể cả thời kỳ ở Điện Biên Phủ. Hồ Chủ tịch đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Không có gì quý hơn độc lập tự do chính là năng lượng chủ yếu làm bùng lên tinh thần chiến đấu của quan dân ta trong bất kể thời kỳ nào.

        Chống áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ, tư sản mại bản cũng là tinh thần chiến đấu. Nhưng những năm đầu chiến đấu và sau này nữa, người nào cũng nghĩ, hy sinh đây là hy sinh cho độc lập dân tộc. Ngay những đảng viên cũng phải hy sinh để đánh đổ giai cấp bóc lột. Đây là tinh thần Việt Nam.

        Nói quyết đánh cũng không thể không nói đến biết đánh. Đó là khi địch mạnh ta yếu, phải lấy đánh địch làm chính. Đánh vận động thì lấy phục kích làm chủ yếu. Đánh thành là hạ sách. Xây dựng căn cứ, xây dựng chiến khu ngay trong lòng địch, sau lưng địch.

        Cùng quân dân Bình - Trị - Thiên, những ngày đầu kháng chiến, sau này chống Mỹ tôi cũng chủ yếu chiến đấu ở Bình - Trị - Thiên, vì vậy tôi luôn coi Bình - Trị - Thiên là quê hương thứ hai của mình. Lòng tôi, ngay cả ngày nay, vẫn luôn hướng về Bình - Trị - Thiên, mừng cùng mừng với họ, lo cùng lo với họ. Xin mãi chúc cho nhân dân Bình - Trị - Thiên nhanh chóng phát triển kinh tế mạnh giàu để không phụ lòng những người đã mất, đã đổ máu để có độc lập tự do ngày nay.

        VI. NHỮNG TRẬN CHIẾN ĐẤU Ở BINH ĐOÀN CHỦ LỰC

        Cuối năm 1949 tôi được lệnh quân khu về công tác ở Trung đoàn 57. Sở dĩ có lệnh điều động này là do đồng chí Trần Văn Quang, Chính trị ủy viên quân khu chủ trương đưa một số cán bộ đã qua chiến đấu ở Bình - Trị - Thiên về bổ sung cho các trung đoàn ở Thanh - Nghệ - Tĩnh. Khi Đại đoàn 304 thành lập, trung đoàn thuộc biên chế của Đại đoàn 304, đại đoàn chủ lực thứ hai của quân đội ta. Tôi được chỉ định làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 418, tiểu đoàn chủ công của trung đoàn. Tiểu đoàn chủ công được sử dụng để đánh công sự vững chắc (công kiên). Tôi tuy đã được chiến đấu nhiều, nhưng chủ yếu là đánh vận động, lần đầu tiên làm nhiệm vụ đánh trận địa nên gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Trải qua một số trận chưa thành công, sau đó mà thành thạo đánh công kiên, đánh trận nào thắng trận đó.

        Đợt hoạt động đầu tiên của Đại đoàn 304 là đợt hoạt động ở bắc Thanh Hoá để phối hợp với chiến dịch Biên Giới năm 1950. Đợt này Trung đoàn 57 chưa tham chiến, nhưng Trung đoàn 66 chủ công của đại đoàn đánh một cứ điểm ở Nga Sơn không thành công. Tiếp đó chúng tôi hành quân ra Việt Bắc, lên biên giới, trang bị lại vũ khí của sư đoàn do Trung Quốc viện trợ. Sau khi nhận vũ khí mới, sư đoàn lại hành quân về mở đợt hoạt động ở Vĩnh Linh để phối hợp với chiến dịch Đường 18. Đợt này đại đoàn không đánh được trận nào có kết quả. Sau khi hành quân về Thanh Hoá đại đoàn tiếp nhận đoàn cố vấn của Trung Quốc. Cố vấn được bố trí từ sư đoàn xuống trung đoàn. Trung đoàn 57 có đồng chí Lưu trực tiếp làm cố vấn.

        Ở Thanh Hoá huấn luyện một thời gian, trong đó trọng tâm học chiến thuật và phương pháp đánh công kiên do cố vấn Trung Quốc làm giảng viên. Suốt thời gian có cố vấn, tôi chưa thấy các đồng chí giảng về vận động tập kích ... Hoàn thiện xong, sư đoàn tham gia chiến dịch Hà Nam Ninh, là chiến dịch do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Trong chiến dịch này, Bộ sử dụng ba đại đoàn: Đại đoàn 308 đánh địch xung quanh thị xã Ninh Bình, Đại đoàn 304 đánh địch vùng Yên Mô phía nam thị xã, Đại đoàn 320 đánh địch ở thị xã thuộc một phần địa phận tỉnh Hà Nam ... Tiểu đoàn tôi được trung đoàn sử dụng đánh liền ba trận công kiên.

        Trận đánh thứ nhất vị trí Yên Mô Thượng. Tuy được huấn luyện về mở cửa qua vật cản bằng liên tục đánh bộc phá, nhưng lực lượng ta do chưa có kinh nghiệm nên gần một tiếng đồng hồ mới mở xong cửa mở. Khi truy kích qua cửa mở đột nhập vào đồn, đại bộ phận quân địch đều chạy thoát ra ngoài. Tuy chiếm được đồn nhưng chỉ diệt được 15-20 tên. Dẫu sao cũng chiếm được đồn, nên trận đánh xem như thắng nhưng ở mức thấp và không thực hiện được đánh tiêu diệt.

        Trận thứ hai, chúng tôi đánh đồn Cầu Bát. Trận này xem như thất bại, chúng tôi chỉ chiếm được một lô cốt đầu cầu. Sau đó trung đoàn lại hạ lệnh đánh lại Cầu Bát. Lần này có khá hơn, chiếm được một góc đồn, nhưng thiếu kinh nghiệm đánh trận địa nên bị địch ở lô cốt giữa đồn (lô cốt mẹ có hai tầng) ngăn chặn không phát triển lên được, bị thương vong nhiều nên buộc phải rút ra. Lúc đó trung đoàn, đại đoàn đều chưa được trang bị ĐKZ. Đại đội pháo 75mm được Bộ tăng cường chỉ đánh được công sự ngoại vi. Kết thúc chiến dịch Hà Nam Ninh, tiểu đoàn tôi thực sự chưa đánh được trận nào tốt. Nhưng dẫu sao cũng được thử thách và có kinh nghiệm. Chúng tôi tự an ủi, chiến dịch sau nhất định sẽ công đồn tốt hơn
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2017, 02:36:16 pm »


        VII. CHIẾN DỊCH HOÀ BÌNH

        Đại đoàn rút về hậu phương huấn luyện chưa được bao lâu thì địch đánh ra chiếm thị xã Hoà Bình. Đại đoàn lại được điều ra tham gia chiến dịch Hoà Bình, cũng là chiến dịch do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Tham gia chiến dịch có 3 đại đoàn. Đại đoàn 308 đánh địch xung quanh thị xã Hoà Bình và toàn bộ tả ngạn sông Đà. Đại đoàn 312 đánh địch ở hữu ngạn sông Đà đến bắc đường số 6. Đại đoàn 304 đánh địch đoạn phía đông đường số 6 và dọc đường 21. Lợi dụng lúc địch tập trung quân ở Hoà Bình, Đại đoàn 320 thọc sâu vào vùng địch hậu hai tỉnh Nam Định và Thái Bình, diệt nhiều địch mở rộng vùng giải phóng ở địch hậu. Diễn biến chiến dịch Hoà Bình, các sách báo đã nói nhiều. Tôi xin đi sâu vào các trận đánh của tiểu đoàn. Chủ trương của Bộ Tổng tư lệnh là trước hết diệt nhiều địch bằng phục kích trên đường giao thông và diệt một số cứ điểm. Tiểu đoàn tôi thuộc trung đoàn và đại đoàn giao tiêu diệt cứ điểm Đồi Mồi trên đường 21. Trước lúc đi vào trận đánh, tôi muốn nói các cứ điểm ở Hoà Bình khác các cứ điểm từ trước tới nay ở đồng bằng.

        - Các cứ điểm ở đồng bằng chủ yếu dựa vào các lô cốt xây bằng gạch đá hoặc bê tông. Diệt được các lô cốt này bằng hoả lực phải bắn thẳng, nếu bắn trúng việc diệt cứ điểm xem như hoàn toàn thắng lợi. Trái lại, các cứ điểm ở Hoà Bình, địch dựa vào đồi núi xây dựng chiến hào nhiều tầng. Quân địch, có cả trung liên và đại liên dựa vào công sự có nắp chống trả quyết liệt. Mỗi cứ điểm đại đội có 15-25 ụ súng có nắp, bố trí xung quanh cứ điểm nhiều tầng. Nếu ta đưa sẵn pháo 75mm hoặc SKZ vào sát cứ điểm thì phải bắn góc tà dương lớn, rất khó trúng. Trái lại để ở điểm cao đối diện thì trận địa lại quá xa, ban đêm cũng không dễ gì bắn trúng.

        - Tướng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi chủ trương xây dựng các binh đoàn cơ động (GM), đồng thời xây dựng nhiều tiểu đoàn pháo. Mỗi cứ điểm ở Hoà Bình đều được chi viện bởi 2-3 tiểu đoàn pháo binh. Vì địch dùng pháo chi viện nên lúc đó có khái niệm “pháo bầy”. Diệt được các cứ điểm này rất khó.

        Nhiều trận đánh cứ điểm trong chiến dịch này không thành công như Pheo, Đầm Huống, Sim, Đồi Mồi... cũng do hai khó khăn trên.

        Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi cùng ba đồng chí đại đội trưởng đi trinh sát và kết luận, với khả năng thực lực tiểu đoàn được tăng cường 2 SKZ của trung đoàn, không thể diệt được loại cứ điểm này. Không phải chỉ ban chỉ huy trung đoàn mà cả Chính ủy đại đoàn Lê Chưởng đi cùng trung đoàn đều yêu cầu pháo đánh. Tôi nói rõ là đánh không có pháo thì sẽ không thành công và bị thương vong lớn. Nếu các đồng chí cho tôi bày tỏ quyết định của mình thì tôi không xin chỉ huy trận đánh này, vì sẽ thất bại. Còn nếu đã là mệnh lệnh, là cán bộ, tôi xin chấp hành. Ý kiến của tôi được đồng chí Bùi Đình Kế, chính trị viên tiểu đoàn - đảng ủy viên trung đoàn báo cáo trong cuộc họp đảng ủy trung đoàn. Đảng ủy chỉ định đồng chí Hoàng Khải Tiến, Trung đoàn phó trực tiếp chỉ huy trận đánh. Khi quyết định được phổ biến, cả ba đại đội trưởng của tiểu đoàn tôi đều báo cáo không tình nguyện tham gia trận đánh, trừ trường hợp bắt buộc làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Đảng ủy trung đoàn họp lần thứ hai (vẫn có đồng chí Lê Chưởng, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn tham gia chỉ đạo) kết luận, giao cho đồng chí Bùi Đình Kế thuyết phục tôi tự nguyện chỉ huy trận đánh. Trước tình hình cấp trên quyết định đánh bằng được, không có cách nào khác, tôi chấp hành nghị quyết trực tiếp chỉ huy trận đánh. Các đồng chí đại đội trưởng cùng tôi tổ chức trận đánh. Dẫu sao giữa tôi và các đại đội trưởng đã hiểu nhau nhiều, quen cung cách chỉ huy của nhau.

        Đến đây tôi lại xin nói thêm về các cán bộ đại đội trong tiểu đoàn tôi. Cũng như những đơn vị chủ công khác, các cán bộ ở các đơn vị này thường được cấp trên lựa chọn vào những nhiệm vụ khó khăn. Tất cả đều là những người đặc biệt gan dạ. Đồng chí Đượm đại đội trưởng đại đội 6, đại đội chủ công, người Anh Sơn, Nghệ An. Sau trận này, đồng chí luôn là người chỉ huy đại đội chủ công, đánh thắng nhiều trận. Trong Điện Biên Phủ, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 418 thay tôi. Sau Điện Biên Phủ đồng chí làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 57. Sau hoà bình và trong đánh Mỹ, đồng chí làm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 271 phòng thủ giới tuyến. Kết thúc chiến tranh đồng chí chuyển ngành, làm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nghệ An cho đến lúc từ trần năm 1995. Đồng chí Tặng, đại đội trưởng người Quảng Bình, rất gan dạ có trình độ tổ chức trận đánh vượt trội. Rất tiếc đồng chí hy sinh ngay trong trận này. Chính trị viên đại đội 60 là đồng chí Vĩnh. Chính trị viên đại đội 59 là đồng chí Sẵn. Cả hai đồng chí đều là những cán bộ Việt Minh trước khởi nghĩa và đều hy sinh trong trận Đồi Mồi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM