Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:16:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sa trong trái tim tôi, bạn và chúng ta!  (Đọc 26110 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 03:58:54 pm »


        Công tác dân vận - tuyên truyền đặc biệt: Luôn bám sát tình hình nhiệm vụ, diễn biến tình huống và thực tiễn của đảo triển khai thực hiện có kết quả tốt. Nằm trong khu vực thường xuyên có tàu thuyền của ngư dân các địa phương ra đánh bắt hải sản, đảo luôn quan hệ chặt chẽ với ngư dân để nắm tình hình vùng biển và giúp đỡ dân, tạo điều kiện cho dân yên tâm sản xuất. Những năm gần đây, mật độ ngư dân đông, đánh bắt liên tục trong thời gian dài không có điều kiện vào đất liền lấy nước ngọt, rau xanh, lương thực, thực phẩm, khám, điều trị bệnh tật. Chia sẻ với dân những thiếu thốn này, tuy điều kiện của đảo còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn san sẻ cho dân lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men chữa bệnh góp phần động viên nhân dân yên tâm, tiếp tục sản xuất và cung cấp cho đảo nhiều tin tức về tình hình vùng biển, nhất là hoạt động của tàu thuyền nước ngoài để có biện pháp đối phó kịp thời, giữ vững chủ quyền đảo. Đối với huyện Tuy An kết nghĩa, đảo thường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa đảo với huyện, vận động cán bộ, chiến sĩ quyên góp, ủng hộ nhân dân khi gặp thiên tai, bão lũ. Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ đảo để lại trong lòng nhân dân hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Hải quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, tô thắm truyền thống quân dân cá nước, được dân mến, dân tin.

        Xung quanh khu vực đảo Trường Sa Đông có nhiều tàu chiến, tàu vận tải, tàu đánh cá, tàu thăm dò nghiên cứu của nước ngoài hoạt động xâm phạm chủ quyền, đe doạ sự bình yên vùng biển. Để đối phó thắng lợi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của lực lượng nước ngoài, đảo thường xuyên đề cao ý thức cảnh giác, nắm vững chủ trương, đối sách, kiên quyết ngăn chặn xua đuổi bằng nhiều biện pháp buộc các lực lượng nước ngoài từ bỏ ý định, tự giác rút khỏi vùng biển của ta góp phần bảo vệ chủ quyền đảo, giữ vững môi trường hoà bình trong khu vực quần đảo Trường Sa, vùng biển và thềm lục địa phía Nam.

        Về công tác cán bộ, chính sách: Những năm qua đảo thường xuyên có sự thay đổi về tổ chức biên chế, lực lượng, lúc phát triển, khi thu hẹp, song đội ngũ cán bộ luôn được kiện toàn, củng cố bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời điểm, từng giai đoạn. Khi mới triển khai lực lượng đóng giừ, cán bộ của đảo ít, không đồng bộ, hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đảo, trong đó có đảo trưởng, chính trị viên đảo, phó chỉ huy - tham mưu trưởng, chính trị viên phó, các trợ lý phòng không, xe tăng, thông tin, công binh, hậu cần, quân khí, bác sĩ, phân đội trưởng, phân đội phó các Phân đội 1, 2, 3, trung đội trưởng trung đội thông tin. Ngoài ra còn đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, hậu cần, tài chính, thông tin, báo vụ, ra đa tăng cường cho đảo. Qua học tập, công tác, phấn đấu, tu dưỡng đội ngũ cán bộ có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, có trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, yêu mến, gắn bó với đảo, không quản ngại khó khăn gian khổ quyết tâm xây dựng đảo vững mạnh về mọi mặt và bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo. Nhiều đồng chí hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ già yếu, con nhỏ, kinh tế thiếu thốn vẫn xác định tốt trách nhiệm. Công tác chính sách được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng theo quy định của Đảng, Nhà nước. Với khả năng cao nhất, đảo bố trí, sắp xếp giải quyết các chế độ cho bộ đội và hậu phương gia đình quân nhân góp phần động viên bộ đội yên tâm thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng, bảo vệ đảo. Cùng với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bảo vệ an ninh, dân vận tuyên truyền đặc biệt, chính sách, xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng phù hợp, chất lượng cao, thì công tác xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đảo trong mọi hoàn cảnh, tình huống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 03:59:16 pm »


        Lúc đầu, tổ chức đảng ở đảo chỉ có 1 tổ đảng thuộc Chi bộ đảo Trường Sa, đến cuối tháng 10 năm 1978 do yêu cầu nhiệm vụ và do số lượng đảng viên tăng, chi bộ đảo được thành lập. Mặc dù điều kiện mọi mặt của đảo còn nhiều khó khăn, nhất là việc bảo đảm điều kiện hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo đảm đời sống cho bộ đội, song chi bộ đã luôn có chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát, đúng, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Trung đoàn 146 ngày 19 tháng 1 năm 1979: “Khẩn trương tập trung nỗ lực cao nhất làm chuyển biến tình hình trên 3 mặt: chính trị, quân sự, hậu cần, hoàn thành tốt công tác chiến đấu sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất từng sải biển, từng vỉa san hô của Tổ quốc". Chi bộ đã lãnh đạo tổ chức quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, đồng thời ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề thực hiện nhiệm vụ. Theo chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 146, chi bộ tập trung lãnh đạo kiện toàn hệ thống thông tin liên lạc giữa đảo với bờ, giữa đảo với sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn tại đảo Trường Sa nhằm bảo đảm chỉ huy chiến đấu liên hoàn giữa các đảo trong khu vực; xây dựng phương án tác chiến phòng thủ đảo; xây dựng hầm hào, công sự, trận địa. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, cán bộ, chiến sĩ toàn đảo đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực luyện tập các phương án chiến đấu, đầu tư hàng trăm ngày công đào hầm cá nhân, hào giao thông, công sự hỏa lực, củng cố hệ thống thông tin liên lạc, bảo đảm 100% các phiên liên lạc giữa đảo với Sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn thông suốt, chính xác, an toàn. Tháng 4 năm 1979, Đoàn kiểm tra của Bộ Tư lệnh Hải quân và Vùng 4 do đồng Trịnh Tuần - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng và đồng chí Nguyễn Đình Tạc - Chỉ huy trưởng Vùng 4 phụ trách thăm và kiểm tra đảo. Đoàn kiểm tra đã biểu dương cán bộ, chiến sĩ đảo có nhiều cố gắng quán triệt và thực hiện nghiêm nhiệm vụ quân chủng giao và nhắc nhở toàn đảo phải tiếp tục đề cao cảnh giác, nêu cao ý chí quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đảo và chăm lo đời sống bộ đội.

        Thực hiện chỉ thị của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh và Vùng, chi bộ tập trung lãnh đạo nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, đẩy mạnh phong trào tăng gia trồng rau xanh, đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thực hành tiết kiệm. Tháng 12 năm 1979, đảo tổng kết phong trào thi đua quyết thắng 2 năm 1978, 1979 đã nhất trí khẳng định: Trong điều kiện khó khăn, song đảo đã tích cực vận chuyển, bốc dỡ hàng nghìn tấn hàng hoá, khai thác hàng ngàn tấn san hô, kè, đắp tường chắn sóng, chống xói lở. Cùng với lực lượng công binh của Quân chủng, của Vùng 4, Lữ đoàn 146, cán bộ, chiến sĩ đảo đã hoàn thành hàng chục hạng mục công trình phục vụ cho kế hoạch phòng thủ; trình độ huấn luyện được nâng lên; 100% chiến sĩ đều biết sử dụng thành thạo từ 2 đến 3 loại vũ khí, bắn các loại pháo, súng bộ binh đều đạt giỏi; củng cố hoàn thành cơ bản nhu cầu nhà ở cho bộ đội, lương thực, thực phẩm, cơ số đạn, xăng dầu bảo đảm dự trữ 9 đến 12 tháng, nước ngọt 10 lít/người/ngày, đạn dược đủ cơ số theo yêu cầu và được bảo quản đáp ứng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên. Đời sống của bộ đội được cải thiện một bước, nhất là bảo đảm ăn cho bộ đội được chú ý hơn, khẩu phần thực phẩm tươi, rau xanh được tăng lên. Đảo được Đảng ủy, Thủ trưởng Vùng 4 tặng giấy khen về thành tích xây dựng, chi bộ được Đảng ủy Lữ đoàn 146 công nhận đạt trong sạch vững mạnh.

        Liên tục từ đó đến nay chi bộ thường xuyên được kiện toàn, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu được nâng lên bảo đảm lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, chi bộ có 5 tổ đảng, 3 tổ đảng ở 3 phân đội chiến đấu hỗn hợp, 1 tổ đảng thông tin, 1 tổ đảng cơ quan đảo bộ. Cấp ủy gồm 5 đồng chí. Năm 2006, chi bộ và chi ủy của đảo được Đảng ủy Lữ đoàn 146 công nhận đạt trong sạch vững mạnh.

        Chi đoàn của đảo có 20 đoàn viên. Phát huy truyền thống quân đội, Quân chủng, truyền thống vẻ vang của Đoàn, những năm qua chi đoàn phát động nhiều phong trào, nhiều hoạt động thiết thực xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, xây dựng chi bộ đảo trong sạch vững mạnh, chi đoàn vững mạnh xuất sắc. Với phong trào "Ụ đá Bạch Đằng - Lũy thành Chi Lăng" và “Đoạn hào truyền thống”, đoàn viên thanh niên của đảo đã làm được hàng chục ụ đá dưới nước chống xuồng đổ bộ của địch, hơn 100 mét đường cơ động cho loại pháo, xe tăng, hơn 50 bàn chông sắt và khai thác hàng nghìn mét khối đá san hô để xây thành, đắp lũy, công sự xung quanh đảo.

        Từ buổi đầu, 19 cán bộ, chiến sĩ thực hiện kế hoạch đóng giữ với muôn vàn khó khăn gian khổ, trải qua gần 30 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đảo Trường Sa Đông đã từng bước trưởng thành, lập nhiều thành tích to lớn, xây nên truyền thống vẻ vang. Nhiều năm đảng Trường Sa Đông là Đơn vị Quyết thắng, nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng những phần thưởng cao quý, là một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Lữ đoàn 146 và Vùng 4 Hải quân. Đảo đã được Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng, Đảng ủy, chỉ huy Vùng 4, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 146, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hoà và huyện đảo Trường Sa tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Bằng khen, Giấy khen.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:00:14 pm »

 
Phần ba

NHỮNG THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU, NGUYÊN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG

        I. NHỮNG THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU

        1- Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa Đông giác ngộ chính trị cao, có lý tưởng, mục tiêu chiến đấu rõ ràng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vì sự bình yên của biển đảo; có lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc; có lòng nhân ái, nhân văn, yêu đồng chí, quý đồng đội, kính trọng nhân dân, yêu biển, yêu đảo. Tích cực học tập nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, các quy định của Bộ Quốc phòng, của Quân chủng và đơn vị; nắm vững đường lối đối ngoại quân sự, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng; xác định rõ đối tượng, đối tác; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Hải quân góp phần quan trọng tô thắm truyền thống quân đội, Quân chủng anh hùng. Cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông luôn nắm vững và thực hiện đúng đường lối đối ngoại quân sự của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, hoạt động của tàu thuyền nước ngoài xung quanh khu vực đảo diễn ra thường xuyên, tăng cả về số lượng, cường độ và thời gian hoạt động, có lúc khá phức tạp, song đảo vẫn thực hiện đúng đối sách vừa bảo vệ được đảo, vừa giữ vững được môi trường hoà bình, tình hình trên đảo ngày càng yên ổn hơn. Để tăng cường khả năng bảo vệ đảo, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ đảo thường xuyên tuyên truyền vận động ngư dân các địa phương ra sản xuất trong khu vực đảo quản lý, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, sẻ chia với nhân dân những khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm làm ăn và cùng sát cánh với bộ đội bảo vệ đảo. Xa đất liền, xa hậu phương gia đình, sự thiếu thốn về đời sống văn hoá, tinh thần, tình cảm là thử thách thường xuyên đối với mọi cán bộ, chiến sĩ song ý thức được trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, vận mệnh của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa Đông luôn tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, dù khó khăn gian khổ văn một lòng, một dạ theo Đảng, tin vào tương lai, tiền đồ của đất nước, dân tộc; chấp nhận hy sinh, thiếu thốn, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng; tự động viên bản thân và gia đình gương mẫu làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc; nội bộ đoàn kết thống nhất, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm; quý trọng nhân cách con người, gắn bó với đồng chí, đồng đội, kính trên nhường dưới, tôn trọng phụ nữ; tích cực xây dựng môi trường văn hoá phong phú, lành mạnh, xây dựng đảo là điểm sáng văn hoá. Có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông luôn xứng đáng với danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Hải quân ưu tú, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quân đội, Quân chủng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

        2- Từ khi được giải phóng đến nay, chi bộ, thường xuyên đạt trong sạch vững mạnh. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ lý luận và nhận thức thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đảo vừng mạnh toàn diện, xây dựng chi bộ đảo trong sạch vững mạnh; có kiến thức quân sự, chính trị toàn diện, gương mẫu trong lời nói, việc làm, lối sống thực sự là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo. Đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, đội ngũ đảng viên của đảo luôn dẫn đầu Đảng bộ Lữ đoàn 146 về tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tất nhiệm vụ, nhiều năm liên tục không có đảng viên yếu kém, vi phạm tư cách đảng viên.

        Noi theo đảng viên, đoàn viên thanh niên của đảo luôn có hoài bão, lý tưởng, biết hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, chịu khó học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có kiến thức, sức khỏe, ý chí quyết tâm đóng góp nhiều sức lực, trí tuệ xây dựng đơn vị, xây dựng đảng bộ, xây dựng tổ chức đoàn, xứng đáng là lực lượng tin cậy, là cánh tay đắc lực của Đảng, con cháu của Bác Hồ.

        3- Phát huy truyền thống dân tộc, quân đội, Quân chủng, gần 30 năm qua, cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự lực tự cường, kiên trì khắc phục khó khăn, gian khổ, vượt qua mọi gian nan thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm xuyên suốt - bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo. Từ buổi đầu với muôn vàn khó khăn đến nay, bằng trí tuệ, mồ hôi, công sức của bộ đội, đảo đã xây dựng hàng trăm mét giao thông hào, hàng chục trận địa, hàng nghìn mét kè chống xói lở kiên cố bảo đảm chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, cơ động lực lượng, luyện tập các phương án chiến đấu. Nhận thức đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ đảo, ngày đêm cán bộ, chiến sĩ miệt mài luyện tập nâng cao chất lượng huấn luyện, quan sát quản lý vùng biển, bảo đảm thông tin liên lạc, kịp thời phát hiện, nắm chắc tình hình, báo cáo chính xác, kiên quyết ngăn cản, xua đuổi, làm thất bại mọi hành vi xâm phạm của các lực lượng nước ngoài. Với tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu cao cho nên mặc dù ở xa đất liền, xa sự lãnh đạo, chỉ huy của Quân chủng, Vùng, Lữ đoàn nhưng cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông luôn giữ vững được chủ quyền biển, đảo. Ngay cả khi tình hình trong khu vực quần đảo Trường Sa có những thời điểm diễn biến rất phức tạp, căng thẳng nhưng đảo vẫn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió, toàn vẹn chủ quyền đảo được giữ vững.

        4- Tích cực khắc phục khó khăn bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, cán bộ, chiến sĩ tích cực lao động, tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, xây dựng doanh trại, xây dựng đảo xanh - sạch - đẹp, nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật, giữ gìn bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Không khuất phục trước khó khăn, không ỷ lại hoàn cảnh, với tinh thần dựa vào sức mình là chính, bằng sức lao động của bộ đội, bộ mặt của đảo đã có sự thay đổi căn bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:01:39 pm »


        II. NGUYÊN NHÂN

        Có những thành tích nói trên, trước hết là do sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, của Đảng ủy Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân chủng, của Đảng ủy và chỉ huy Vùng 4 mà trực tiếp, thường xuyên là Đảng ủy, chỉ huy Lừ đoàn 146. Thông qua chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết Đảng, Nhà nước, quân đội đã định hướng chính trị, tư tưởng và hành động làm cho bộ đội có nhận thức đúng đắn về tình hình, nhiệm vụ, có ý chí và quyết tâm cao, có hành động đúng, phù hợp mọi diễn biến của tình hình, những tình huống xảy ra, bảo đảm cho mọi hoạt động của đảo đúng hướng, có chất lượng và hiệu quả.

        Có sự đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở, của các đơn vị trong toàn quân, của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương ven biển, các tỉnh thành phía Nam, sự ủng hộ của đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài. Chính có sự đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ ủng hộ của mọi cấp mọi ngành, mọi tổ chức, mọi người, nhờ đó mọi mặt của đảo từng bước được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội được cải thiện, đó là nguồn động viên lớn, cổ vũ bộ đội cầm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền, xây dựng đảo ngày càng vững mạnh.

        Có sự hy sinh, phấn đấu, nỗ lực vượt bậc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, đảng viên, đoàn viên, những người ngày đêm chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vất vả, chịu đựng hy sinh mất mát để làm nên thành tích to lớn của đảo. Từ ngày đầu mới giải phóng đến nay, sự khó khăn thiếu thốn luôn là thử thách đối với bộ đội trên đảo. Có những thời điểm tình hình khu vực quần đảo Trường Sa rất căng thẳng. Song với ý chí, nghị lực, trách nhiệm, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ mọi khó khăn đều vượt qua, đảo vẫn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

        III. TRUYỀN THỐNG

        Hơn 30 năm qua, cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông đã xây nên truyền thống:

        “Đoàn kết, chủ động.
        Khắc phục khó khăn.
        Kiên trì, cảnh giác.
        Giữ vững chủ quyền”.

        “Đoàn kết, chủ động" là truyền thống tiêu biểu, xuyên suốt quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển của đảo.

        Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân, đảo Trường Sa Đông luôn đoàn kết thống nhất thành một khối, lấy đoàn kết làm điểm tương đồng trong xây dựng và bảo vệ đảo.

        Đó là đoàn kết trong chi bộ, chi ủy, đoàn kết giữa bí thư với phó bí thư với các ủy viên và giữa các ủy viên với nhau. Đó là đoàn kết giữa bí thư với đảo trưởng và các phó đảo trưởng, giữa đảo trưởng với chính trị viên các phó đảo trưởng. Đoàn kết giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, chiến sĩ với chiến sĩ, giữa cán bộ cùng ngành với cán bộ khác ngành, giữa cơ quan đảo bộ với các đơn vị và giữa các đơn vị với nhau.

        Đó là đoàn kết giữa đảo với ngư dân của các địa phương ra sản xuất, đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản và giữa đảo với các đoàn khách ra thăm, kiểm tra, nắm tình hình, tham quan du lịch.

        Đó là đoàn kết giữa đảo với các đảo trong quần đảo Trường Sa, với các tàu trực, với các đơn vị đóng quân, đứng chân trên vùng biển và thềm lục địa phía Nam.

        Chính nhờ có sự đoàn kết đó mà đảo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường đảo luôn luôn chủ động triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ, giải quyết mọi yêu cầu, nhu cầu, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, không ỷ lại hoàn cảnh, không trông chờ ở trên. Đó là truyền thống, là nét đẹp văn hoá trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ có chủ động mà các phương án chiến đấu, các kế hoạch phòng thủ, các chương trình huấn luyện, các yêu cầu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, các nhu cầu về cuộc sống vật chất, tinh thần về thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, đọc sách báo, xem truyền hình, nghe đài, băng đĩa, khám chữa điều trị bệnh tật, hoạt động thể dục thể thao, tăng gia sản xuất đạt hiệu quả.

        “Khắc phục khó khăn" là một truyền thống tiêu biểu xuyên suốt trong chiến đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển của đảo. Khó khăn là đặc điểm lớn, bao trùm lên mọi hoạt động của đảo.

        Khó khăn về điều kiện thiên nhiên như độ mặn cao dễ làm hư hỏng vũ khí, trang thiết bị, không thuận lợi cho rau, cây cối phát triển; mưa nắng không điều hoà, mùa khô nắng nóng gay gắt, mùa mưa kéo dài ảnh hưởng đến mọi hoạt động; gió, nước làm xói lở kè, đe dọa đến cuộc sống của đảo. Khó khăn về công tác bảo đảm như cung ứng, vận chuyển lương thực, thực phẩm, rau xanh, nguyên vật liệu, vũ khí, đạn dược, xăng dầu, tài liệu sách báo. Khó khăn về bảo đảm thông tin liên lạc truyền thông, truyền hình phủ sóng. Thấy hết những khó khăn, dựa vào sức mình là chính, cán bộ, chiến sĩ không lùi bước, nỗ lực khắc phục, hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:02:09 pm »


        Không có máy móc, chỉ có những công cụ thô sơ như cuốc xẻng, xà beng, bằng lao động chân tay, chiến sĩ đã đào đắp, sửa chữa hầm hố, hào giao thông, công sự, trận địa, san lấp mặt bằng, sửa chữa nhà cửa, thu dọn doanh trại, tổng vệ sinh làm cho bộ mặt của đảo thay đổi.

        Trong điều kiện xa đất liền, việc bảo đảm đời sống bộ đội gặp nhiều khó khăn, không khoanh tay trước khó khăn, cán bộ, chiến sĩ tận dụng từng mét đất chắt chiu từng bát nước ngọt, từng hạt gạo, miếng cơm, thời gian trồng rau xanh, nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt tôm cá tự túc một phần thực phẩm tươi sống, nâng cao đời sống bộ đội. Nhà ở, giường nằm bộ đội tự sửa chữa; vũ khí, đạn dược bộ đội tự sắp xếp, lau chùi, bảo quản, niêm cất nhờ công sức bỏ ra mà chống được sự xuống cấp, phục vụ kịp thời cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu.

        Để nâng cao đời sống tinh thần, tình cảm của bộ đội đảo quan tâm tổ chức các buổi liên hoan văn hoá, văn nghệ, thi báo tường, báo liếp, đọc sách báo, nghe đài xem ti vi, đọc thơ, xem băng đĩa tập thể, tự sáng tác tự biên, tự diễn thơ ca, hò vè, nhạc kịch góp phần làm không khí trên đảo thêm sôi động, giảm bớt sự buồn tẻ, tản mạn, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân.

        Hiện nay, việc vận chuyển từ đất liền có thuận lợi hơn trước, song khó khăn vẫn còn nhiều, cán bộ, chiến sĩ đảo tiếp tục động viên nhau nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

        “Kiên trì, cảnh giác" là truyền thống vẻ vang của đảo.

        Thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện xa sự lãnh đạo của Quân chủng, Vùng, Lữ đoàn, đòi hỏi tính độc lập cao. Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ đảo luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết, kiên trì thực hiện chủ trương, kế hoạch, đối sách.

        Giữa biển khơi, xung quanh nước bao bọc, xa các đảo trong khu vực, xa đất liền, nằm trong khu vực có sự tranh chấp, việc đề cao cảnh giác đập tan âm mưu của kẻ thù, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nội bộ là vấn đề sống còn đối với đảo. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của đảo, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ đảo, cán bộ, chiến sĩ thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đập tan âm mưu xâm chiếm, xâm lấn, đóng xen kẽ, các hoạt động trinh sát, khảo sát, thăm dò, các thủ đoạn khiêu khích của kẻ thù và các lực lượng nước ngoài. Do đó, dù điều kiện bảo đảm cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hạn chế, đảo đã đối phó thắng lợi với các âm mưu phá hoại, xâm chiếm từ bên ngoài, không để xảy ra bất ngờ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đảo. Bảo vệ chính trị nội bộ trong sạch, đủ sức đánh bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch và các hành động phá hoại của nước ngoài; cán bộ, chiến sĩ có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có quan điểm giai cấp, ý thức địch, ta rõ ràng, phân biệt rõ bạn thù, đối tượng, đối tác; không làm bất cứ một việc gì liên quan, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn của đảo, xây dựng đảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt.

        Thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển rộng, thường xuyên diễn ra các hoạt động tranh chấp, trong xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, đảo kiên trì thực hiện đối sách, bám sát tình hình, bám sát chủ trương đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, bám sát chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, bám biển, bám đảo, kiên trì luyện tập các kế hoạch, đề án, nội dung chương trình xây dựng và bảo vệ đảo. Nhờ kiên trì mà đảo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        “Giữ vững chủ quyền" là truyền thống vẻ vang, xuyên suốt của đảo.

        Gần 30 năm qua, tình hình vùng biển, quần đảo Trường Sa luôn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ.

        Nhận thức sâu sắc, giữ vững chủ quyền là nhiệm vụ chính trị trọng tâm số 1 xuyên suốt của đảo, cán bộ, chiến sĩ ngày đêm nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, trực chiến, trực ban, trực chỉ huy, luyện tập huấn luyện, củng cố, xây dựng công sự, trận địa; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Song song với nhiệm vụ quân sự, đảo không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng và bảo vệ đảo như củng cố, kiện toàn tổ chức chỉ huy, tổ chức đảng, đoàn; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; xây dựng đảo vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, chi bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Với những cố gắng, nỗ lực đó đảo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững chủ quyền đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2017, 04:03:08 pm »


        KẾT LUẬN

        Là một đảo trong quần đảo Trường Sa, có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, giao thông; dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội; sự giúp đỡ của các Bộ, các ngành, các đơn vị trong và ngoài Quân chủng, của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các địa phương, của đồng bào, chiến sĩ cả nước; sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, quân nhân chuyên nghiệp đảo Trường Sa Đông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, chi bộ trong sạch vững mạnh, lập nhiều thành tích to lớn, truyền thống vẻ vang.

        Phát huy truyền thống, trong giai đoạn mới, cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp đảo Trường Sa Đông cần thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ sau:

        1- Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; tình hình nhiệm vụ cách mạng, đất nước, quân đội, Quân chủng, đơn vị; âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Không ngừng nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp đổi mới; kiên định mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc từng mét san hô, từng sải biển thiêng liêng của Tổ quốc.

        2- Nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. Tích cực luyện tập các phương án chiến đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, hậu cần, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện về mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đảo.

        3- Tích cực học tập quân sự, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, kiến thức toàn diện và chuyên sâu, giỏi một nghề, biết nhiều nghề, sẵn sàng thay thế cho nhau khi cần thiết. Trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, suy nghĩ và hành động trong sáng, lành mạnh, có đời sống nội tâm phong phú, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống vẻ vang quân đội, Quân chủng anh hùng.

        4- Không ngừng củng cố, nâng cao đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, xây dựng đảo thành khối vững chắc, cán bộ, chiến sĩ trên dưới một lòng, quân dân một ý chí tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi gian nguy, thử thách hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

        5- Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng chi bộ đảo thực sự trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên tiền phong gương mẫu làm hạt nhân lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, niềm tin và chỗ dựa vững chắc của quần chúng. Xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, đội ngũ đoàn viên, thanh niên tiên tiến xuất sắc đi đầu xung kích thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo.

        6- Tích cực, chủ động triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược kinh tế biển, dự án đưa dân ra Trường Sa, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn cách mạng mới, tình hình biển, đảo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, hơn lúc nào hết cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông luôn nêu cao trách nhiệm, ý chí quyết tâm, đoàn kết xây dựng đảo thành pháo đài vững chắc, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng, đáp ứng niềm tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2017, 11:52:16 am »

       

Vị trí của 9 đảo được nêu trong chủ đề


TRUYỀN THỐNG ĐẢO TRƯỜNG SA ANH HÙNG-1975-2007



LỜI NÓI ĐẦU

        Đảo Trường Sa là đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự. Trong hào khí của cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, ngày 29 tháng 4 năm 1975 đảo Trường Sa được giải phóng. Trải qua hơn 30 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa lập nhiều chiến công to lớn, thành tích vẻ vang. Đảo được tuyên dương danh hiệu cao quý "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, 96 tập thể, 198 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen, giấy khen.

        Nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa tiếp tục học tập, công tác, lao động góp phần xây dựng đảo "Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường", Cục Chính trị tổ chức biên soạn cuốn sách 'Truyền thống đảo Trường Sa Anh hùng (1975- 2007)" làm tài liệu giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa nói riêng, quần đảo Trường Sa nói chung.

        Việc biên soạn cuốn sách có nhiều khó khăn vì quần đảo Trường Sa và đảo Trường Sa có quá trình hình thành phát triển từ rất lâu và trải qua nhiều biến cố lịch sử, việc ghi chép lại không đầy đủ, nhất là giai đoạn từ năm 1975 về trước, mong độc giả cảm thông.

        Nhân dịp này Cục Chính trị Hải quân chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, địa phương, tập thể, cá nhân và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tạo điều kiện để cuốn sách được xuất bản, phát hành đúng dịp kỷ niệm lần thứ 32 ngày giải phóng đảo Trường Sa (29-4-1975 - 29-4-2007).

        Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

CỤC CHÍNH TRỊ HẢI QUÂN        

        PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ

        - "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"   Năm 1985

        - Huân chương Chiến công hạng Hai Năm 2001

        - Huân chương Chiến công hạng Ba Năm 1982

        - Lẵng hoa của Bác Tôn Năm 1977

        - Lẵng hoa của Chủ tịch nước Lê Đức Anh Năm 1993

        - Thủ tướng Chính phủ tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua" Năm 2001, 2002

        - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng cờ "Đơn vị hoàn thành xuất sắc cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa (1992-2002)" Năm 2002

        - Tư lệnh Hải quân tặng cờ "Đơn vị 4 năm liền dẫn đầu phong trào thi đua" Năm 2002, 2003, 2004, 2005

        - Năm 2006 được Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng đề nghị lên trên tặng "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng Nhất   

        - 96 tập thể, 98 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen, giấy khen.   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2017, 11:55:58 am »

       
Phần một

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA


Phần hai

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA (4/1975 - 4/2007)

        I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA

        Đảo Trường Sa ở vĩ độ 08°38'25"N, kinh độ 111°5500 E, nằm ở phía Nam và là đảo lớn của quần đảo Trường Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà) khoảng 254 hải lý.

        Đảo có có hình dáng gần như một tam giác vuông, có cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dài 630 mét, chiều rộng nhất khoảng 300 mét, diện tích toàn đảo khoảng 0,2km2. Là đảo nổi, mặt đảo bằng phang, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim của nhiều loài chim sinh sống như hải âu, hải yến, vịt biển. So với mực nước biển lúc thủy triều xuống thấp nhất, mặt đảo cao khoảng 2,4 đến 2,8 mét.

        Đảo nằm trên nền san hô ngập nước. Nền san hô ở phía Đông rộng, thoai thoải, phía Tây hẹp, dốc.

        Trên đảo có giếng nước lợ nằm ở độ sâu khoảng 2 mét thuận tiện cho tắm, giặt, tưới cây, là một sự ưu đãi của thiên nhiên cho con người của đảo. Bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo có trạm khí tượng thủy văn nằm trong hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia và thế giới, thường xuyên cung cấp tình hình thời tiết, khí hậu, khí tượng ở khu vực biển Đông.

        Điều kiện khí hậu, thủy văn ở đảo Trường Sa mang đặc trưng khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, có mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô khí hậu rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng, oi bức kéo dài từ 04 giờ 30 phút đến 19 giờ hàng ngày. Tuy nhiên, đây là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận lợi cho các đoàn khách từ đất liền ra kiểm tra, nắm tình hình, thăm hỏi, tham quan, động viên bộ đội và nhân dân trên đảo. Đồng thời cũng là mùa đánh bắt hải sản của ngư dân các tỉnh ven biển Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Vì thế, tuy có nắng, nóng, chật chội và thiếu nước ngọt nhưng là những tháng mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ, dân và quân trên đảo trỏ nên sôi động hơn. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống.

        Ở vĩ độ thấp, gần đường xích đạo, số ngày nắng trên đảo nhiều, trên dưới 300 ngày trong năm. Nằm giữa biển khơi, chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Bắc thường xuyên thay

        nhau mang hơi nước từ biển thổi vào, gây hư hại cho các trang thiết bị, vũ khí và sự sinh trưởng của cây cối. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng lại hay có giông gió bất thường ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.

        Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim, nhưng sự phát triển, sinh trưởng kém do sự khắc nghiệt của khí hậu. Xung quanh đảo có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là cò và một số loài chim di cư theo mùa. Sự săn bắt của con người làm cho các loài chim, cá ngày càng ít đi.

        Nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa là nơi thuận tiện cho ngư dân tránh gió. Trên thực tế, nhiều năm qua, ngư dân các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam và một số địa phương ven biển Nam Bộ mỗi khi xa bờ, ra khơi sản xuất, bất ngờ có bão, giông, đau ốm, bệnh tật phần nhiều đã đến Trường Sa tạm lánh, cấp cứu, điều trị, tiếp nhận nước ngọt, lương thực, thực phẩm và rau xanh. Với vị trí thuận lợi, Trường Sa hoàn toàn có thể trở thành địa chỉ cung ứng dịch vụ nghề cá, cảng biển.

        Xung quanh đảo Trường Sa, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ và một số loài hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao.

        Mùa biển lặng, tàu thuyền tập thể, cá nhân của các cơ sở đánh bắt xa bờ và các nước trong khu vực đến Trường Sa đánh bắt hải sản. sản lượng cá ngừ ở Trường Sa khá lớn, dễ đánh bắt, dễ tiêu thụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2017, 11:57:12 am »


        II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ ĐẢO

        Cùng với giải phóng miền Nam, giải phóng quần đảo Trường Sa, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, của Bộ Tư lệnh Hải quân, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, Nam Yết, 9 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, phân đội chiến đấu của Trung đoàn Đặc công Hải quân 126 và Quân khu 5 hoàn thành nhiệm vụ đổ bộ, đánh chiếm giải phóng hoàn toàn đảo Trường Sa, đảo cuối cùng trong quần đảo Trường Sa, kết thúc một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chiến lược do Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Những cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Đặc công Hải quân và Quân khu 5 sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đảo được giao nhiệm vụ ở lại bảo vệ đảo. Họ là những cán bộ, chiến sĩ có công lớn bảo vệ, xây dựng và phát triển đảo Trường Sa. về tổ chức lực lượng, số cán bộ, chiến sĩ này được biên chế thành một đại đội gồm 3 phân đội. Những năm tiếp theo quân số tăng dần, đại đội phát triển thành tiểu đoàn. Đến năm 1988, tiểu đoàn được nâng cấp, phát triển tương đương trung đoàn. Lực lượng trên đảo lúc này có 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội phòng không, 1 đại đội xe tăng và 1 trung đội bộ binh cơ động. Đến tháng 5 năm 1996, lực lượng trên đảo được tổ chức thành 3 cụm chiến đấu, mỗi cụm có trang bị, quân số tương đương với một tiểu đoàn. Ngoài bộ đội Hải quân, trên đảo có bộ đội phòng không trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và cán bộ, nhân viên của trạm Khí tượng thủy văn thuộc đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ. Từ năm 1988 đến năm 2006, đảo Trường Sa tiếp tục được nâng cấp phát triển về lực lượng, tính chất, nhiệm vụ. Ban chỉ huy gồm đảo trưởng, chính trị viên đảo, các phó đảo trưởng; cơ quan đảo bộ có các trợ lý tham mưu, tác chiến, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, có bệnh xá trung tâm của khu vực Nam Trường Sa. Các cụm chiến đấu có cụm trưởng, các phó cụm trưởng, chính trị viên cụm; các phân đội chiến đấu thuộc cụm và trung đội thuộc Ban chỉ huy đảo. Quân số tăng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ so với ngày đầu mới giải phóng đảo.

        Về tính chất, nhiệm vụ, theo Nghị quyết ngày 28 tháng 12 năm 1982 của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII, đảo Trường Sa vừa có chức năng bảo vệ, vừa có chức năng xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại cho cả khu vực quần đảo Trường Sa.

        Cùng với việc xây dựng, phát triển lực lượng, đảo tập trung củng cố hệ thống công sự trận địa, từng bước hoàn chỉnh phương án chiến đấu, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nề nếp chính quy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đảo vững mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đảo.

        Sau khi được giải phóng, mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, trước yêu cầu, tính chất của nhiệm vụ bảo vệ đảo, cán bộ, chiến sĩ tập trung củng cố công sự, trận địa, hào giao thông. Trên các hướng Đông Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, cán bộ, chiến sĩ bỏ hàng ngàn ngày công sửa chữa lại các trận địa pháo, giao thông hào, hố cá nhân, hầm cất giữ đạn. Năm 1988, tập trung xây dựng trận địa xe tăng và pháo đáp ứng yêu cầu cơ động chiến đấu của các loại vũ khí hiện đại. Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2006, bên cạnh các công sự, trận địa dã chiến, lộ thiên, đảo đã huy động hàng vạn ngày công phối hợp với lực lượng công binh của Quân chủng xây dựng các công trình kiên cố. Hàng trăm mét hào giao thông có nắp, hàng chục công sự xe tăng, pháo có mái che, hàng ngàn mét kè chống xói lở được bê tông hoá phù hợp với cách đánh và chống sự xâm thực của nước biển, sự tàn phá của gió. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội, sự giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Công binh và công sức của cán bộ, chiến sĩ năm 1994 đảo hoàn thành việc xây dựng cầu cảng dài 150 mét làm nơi neo đậu cho tàu thuyền. Từ đây việc bốc xếp hàng hoá, vũ khí, đạn được thuận tiện. Những công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng, phục vụ dân sinh như sân bay, trạm điện thoại qua vệ tinh, trạm khí tượng thủy văn, trạm thu phát truyền hình VTVl, VTV3, trạm thu phát sóng FM, trong đó sân bay được đầu tư nâng cấp năm 2005 góp phần thực hiện chương trình vươn ra biển xa trong chiến lược biển của Đảng, Nhà nước.

        Tinh thần lao động nhiệt tình, sáng tạo, trách nhiệm của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ, các công trình trên đảo Trường Sa được xây dựng, củng cố vững chắc, đồng bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đảo. Xa đất liền hàng trăm hải lý, xa các đảo trong khu vực hàng chục hải lý, việc chi viện từ bờ và các đảo lân cận rất khó khăn. Nêu cao tinh thần tự lực, tự chủ, độc lập tác chiến, ngày đêm cán bộ, chiến sĩ tích cực luyện tập các phương án chiến đấu, huấn luyện quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, không ngừng nâng cao trình độ, khả năng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu. Các phương án chống đổ bộ đường biển, tập kích đường không, hiệp đồng giữa các lực lượng trên đảo, giữa sở chỉ huy với các cụm chiến đấu, các đơn vị độc lập được huấn luyện thường xuyên giúp cho cán bộ, chiến sĩ thực hành cơ động chiến đấu nhanh, chính xác, kịp thời cơ.

        Là đơn vị chiến đấu, nhiệm vụ huấn luyện được Đảng ủy, chỉ huy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, được cán bộ, chiến sĩ quán triệt sâu sắc và nhiệt tình hưởng ứng. Dù khó khăn, vất vả đảo vẫn bảo đảm huấn luyện hết chương trình, đúng, đủ nội dung, thời gian và quân số. Kết quả huấn luyện quân sự hàng năm đều đạt khá giỏi. Riêng về bắn đạn thật, qua tự kiểm tra của đơn vị và kiểm tra của Vùng 4, Lữ đoàn 146, Quân chủng và Bộ Quốc phòng, đảo Trường Sa luôn được đánh giá là đơn vị bắn giỏi.

        Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu với rèn luyện kỷ luật, xây dựng nề nếp chính quy, trong hơn 30 năm qua, cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa luôn chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, kỷ luật, quy chế, quy định của quân đội, Quân chủng, của Vùng 4, của Lữ đoàn 146 và chỉ huy đảo.

        Việc thực hiện nề nếp chính quy được triển khai sớm và đồng bộ. Khắp các đơn vị, từ Ban chỉ huy đảo đến cụm chiến đấu, phân đội đều có hệ thống biển, bảng thống nhất. Chức trách, nhiệm vụ của từng người được thực hiện đầy đủ. Chấp hành Nghị quyết 1438 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng và Chỉ thị 733 của Ban Chỉ đạo 1438, Đảng ủy và Ban chỉ huy đảo đã cụ thể hoá thành những quy định sát với tình hình thực tiễn của đảo, được cán bộ, chiến sĩ nắm và chấp hành triệt để góp phần xây dựng đảo vững mạnh vê mọi mặt. Cuộc sống ở đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy và những quy định của đảo; liên tục nhiều năm không có vụ việc vi phạm kỷ luật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2017, 11:57:56 am »


        III. BẢO ĐẢM TỐT CÔNG TÁC HẬU CẨN, KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG, BẢO VỆ ĐẢO

        1. Bảo đảm hậu cẩn.

        Nằm giữa biển Đông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết biển, xa đất liền hàng trăm hải lý, việc bảo đảm hậu cần cho chiến đấu, huấn luyện, học tập, sinh hoạt, đòi sống của bộ đội là một nhiệm vụ quan trọng và không ít khó khăn đối với lãnh đạo, chỉ huy của đảo Trường Sa. Nắm vững đặc điểm và hưởng ứng phong trào "Ngành Hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy”, ngay từ khi được giải phóng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp chủ động tìm mọi biện pháp để giải quyết nhu cầu ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, chiến sĩ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao của bộ đội.

        Trong giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển, lương thực, thực phẩm thiếu thốn. Đảng ủy có Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác hậu cần, Ban chỉ huy đảo động viên bộ đội sử dụng lương thực, thực phẩm tiết kiệm, hợp lý, kết hợp giữa nguồn cung cấp từ đất liền với khả năng tự túc, đẩy mạnh trồng rau, chăn nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt hải sản, do đó vẫn bảo đảm tiêu chuẩn, chế độ ăn thường xuyên cho bộ đội và có dự trữ cho chiến đấu. Từ năm 1990 trở lại đây, điều kiện bảo đảm của Nhà nước khá hơn, việc chuyên chở từ bờ ra đảo tương đối thuận lợi, việc bảo đảm lương thực, thực phẩm tốt hơn giai đoạn trước, song bộ đội trên đảo vẫn luôn có ý thức sử dụng lương thực, thực phẩm hợp lý, tiết kiệm, vừa bảo đảm đủ calo, bữa ăn được cải thiện, vừa bảo đảm cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo. Chất lượng bữa ăn của bộ đội được nâng lên.

        Qua giai đoạn thiếu thốn cả về quân trang thường dùng, quân trang dã chiến, hiện nay bộ đội được trang bị đủ các loại quân trang, có quân trang dùng cho học tập, huấn luyện, sinh hoạt thường ngày, có loại dùng cho diễn tập, dã ngoại, huấn luyện chuyên ngành, có lễ phục sử dụng trong ngày lễ, tết, đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, tiếp đón cấp trên. Như vậy, về mặc, bộ đội ở đảo được trang bị đầy đủ, đúng và nhiều chủng loại.

        Về xây dựng doanh trại, sau nhiều năm sửa chữa, củng cố, xây dựng mới, đến nay nhà ở của bộ đội tương đối thoáng mát, sạch sẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu về ở theo quy định của Bộ Quốc phòng. Nhà ở của các cụm, phân đội được sửa chữa, củng cố vững chắc, rộng và thoáng. Nhà của Ban chỉ huy và cơ quan đảo bộ được xây dựng theo tiêu chí của doanh trại cấp trung đoàn, có phòng nghỉ, làm việc, có phòng đọc sách báo, trưng bày hiện vật, hình ảnh truyền thống của đảo. Hệ thống nhà ăn, bếp nuôi quân được chỉnh sửa gọn gàng, sạch sẽ.

        Phong trào tăng gia quanh nhà, quanh đảo được đẩy mạnh. Đảo duy trì thường xuyên hàng chục con lợn, đàn gà hàng trăm con, tăng cường nguồn thực phẩm tươi sống, góp phần cải thiện bữa ăn cho bộ đội và các nhu cầu đột xuất. Việc trồng rau xanh được đặc biệt chú ý. Đất, phân vi sinh, giống cây chở từ đất liền được cán bộ, chiến sĩ tổ chức gieo trồng, chăm bón đầy đủ, nhờ đó rau xanh trên đảo được phát triển. Giàn bầu, bí, vườn rau muống, rau cải quanh năm xanh tốt trở thành nguồn cung cấp rau xanh thường xuyên cho đảo. Trung bình hàng năm đảo thu hoạch được khoảng 10 tấn rau xanh, 4 tấn thịt gia súc, gia cầm, đưa vào bữa ăn 1.000 đồng/người/ngày. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đường giao thông trên đảo được nâng cấp. Hệ thống đường giao thông từ Sở chỉ huy đảo đến các cụm, phân đội, bến cảng được quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm cho việc cơ động lực lượng và đi lại trên đảo thuận tiện. Hệ thống cây bóng mát được phát triển. Tuy thời tiết khắc nghiệt nhưng các cây tự nhiên và cây mang ra từ đất liền được chăm sóc tưới tắm thường xuyên nên độ che mát được mở rộng. Doanh trại tương đối khang trang, sạch sẽ, xanh mát, gọn và thống nhất thể hiện nề nếp chính quy trong ăn, ở, sinh hoạt, học tập.

        Cơ sở chăm sóc sức khỏe của bộ đội được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu về khám, chữa bệnh cho bộ đội, cho nhân dân. Bệnh xá của đảo được Viện 175 trang bị máy móc, dụng cụ y tế, thuốc phục vụ khám, cấp cứu, điều trị bảo đảm sức khỏe cho bộ đội. Những năm qua, các bác sĩ, nhân viên y tá của đảo đã cấp cứu, phẫu thuật, điều trị nhiều ca hiểm nghèo cho người bệnh là bộ đội và nhân dân. Đảo thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, môi trường bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, hợp vệ sinh, nhất là những nơi công cộng. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của thầy thuốc với sự tự giác chấp hành các quy định về vệ sinh và sự tích cực rèn luyện của bộ đội nên sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo luôn bảo đảm được tỷ lệ khỏe từ 98,5% trở lên, không để xảy ra dịch bệnh là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM