Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:48:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sa trong trái tim tôi, bạn và chúng ta!  (Đọc 26115 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:08:14 pm »


        Cùng với việc khẩn trương tổ chức lực lượng, nâng cao sức mạnh trình độ sẵn sàng chiến đấu, từ năm 1989 đến 2006, hệ thống công trình phòng thủ chiến đấu của đảo Nam Yết không ngừng được Quân chủng, cùng với sự chi viện tích cực của các ngành, các tổng cục trong toàn quân đầu tư nâng cấp, xây mới kiên cố, lâu bền, đáp ứng yêu cầu phòng ngự vững chắc, lâu dài.

        Lực lượng xây dựng gồm công binh Trung đoàn 83, Trung đoàn 131 và công binh của Vùng 4 Hải quân là các Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2, có sự phối hợp của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam yết tham gia vận chuyển vật liệu xây dựng các công trình cấp 4. Những năm 1989, 1995 vào mùa khô, đảo như một công trường xây dựng lớn với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công binh cùng các trang thiết bị công trình miệt mài lao động. Các tàu vận tải chở hàng ra vào đảo như con thoi. Bộ mặt của đảo mỗi năm một đổi mới như một pháo đài mỗi ngày một thêm vững chắc. Bộ đội đảo Nam Yết tổ chức đóng gạch, xây dựng được 1.000m2 nhà cấp 4, tham gia vận chuyển hàng nghìn tấn vật liệu tu sửa, kè đá được hàng nghìn mét hào dã chiến. Năm 1992, khánh thành 2 nhà đảo bộ 2 tầng và sau đó hàng loạt các công sự, trận địa hoàn thành đưa vào sử dụng. Những năm 1996-2005, hàng chục công trình kiên cố tiếp tục được xây dựng. Hệ thống kè bê tông vòng quanh đảo; cầu cảng cho xuồng chuyển tải hoàn thành là những điểm nhấn đánh dấu sức vươn lên không ngừng của đảo Nam Yết, xứng đáng với vị trí tiền tiêu, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

        Để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố nâng cao sức mạnh chiến đấu, từ năm 1996, đảo triển khai thực hiện cuộc vận động rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy. Đảng ủy đảo xác định đây là mặt công tác lớn, quan trọng của Đảng bộ, là một trong những yếu tố góp phần quyết định xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và nâng cao sức mạnh chiến đấu của đảo. Những năm 1996-2000, tình hình chấp hành kỷ luật của đảo từng bước được chấn chỉnh, các chế độ trong ngày, trong tuần được thực hiện ngày càng nghiêm túc; trật tự nội vụ, vệ sinh khu vực nơi ăn ở của bộ đội ngày càng gọn gàng, thống nhất, tình hình vi phạm kỷ luật giảm đáng kể.

        Những năm 2001-2007, công tác rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy của đảo tiếp tục được đẩy mạnh, Đảng ủy ra nghị quyết chuyên đề để đi sâu lãnh đạo đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ và là một trong những mặt công tác chuyển biến nổi bật nhất của đảo thời kỳ này. Đảng ủy và chỉ huy đảo làm tốt việc quán triệt các nghị quyết chỉ thị của Quân chủng, Vùng, Lữ đoàn về rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy. Đảo tập trung thực hiện nội dung 5 xây, 5 chống của Chỉ thị 733 của Ban chỉ đạo 1.438 Quân chủng và các chỉ thị cấm uống rượu, bia say, cấm bán rượu trong đơn vị của Tư lệnh Hải quân. Bằng nhiều biện pháp giáo dục, động viên bộ đội chấp hành đi đôi với thường xuyên sâu sát kiểm tra chấn chỉnh kịp thời; đồng thời chỉ đạo Đoàn thanh niên phát động các đợt thi đua kết hợp phát huy vai trò của Hội đồng quân nhân, mở rộng dân chủ ở cơ sở hướng vào khắc phục những khâu yếu, mặt yếu; thực hiện việc chấm điểm thi đua hàng tuần, tháng của các đơn vị một cách chính xác, biểu dương khen thưởng kịp thời đã có tác dụng mạnh cổ vũ tinh thần hăng hái hưởng ứng của cán bộ, chiến sĩ toàn đảo trong chấp hành các quy định rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy. Các chế độ trong ngày được duy trì thực hiện nghiêm túc, tác phong công tác của cán bộ, ý thức chấp hành mệnh lệnh và các quy định của cán bộ, chiến sĩ ngày càng chính quy và nghiêm minh. Đặc biệt là việc cấm hạ sĩ quan, chiến sĩ uống rượu, bia được thực hiện triệt để trên toàn đảo, cán bộ, chỉ huy đảo, cụm và các phân đội gương mẫu chấp hành. Doanh trại các đơn vị, bộ phận luôn giữ được sạch, đẹp, trật tự nội vụ, lễ tiết tác phong của bộ đội luôn bảo đảm đúng quy định. Nền nếp huấn luyện được duy trì thực hiện nghiêm, đủ nội dung và thời gian theo quy định của Lữ đoàn. Công tác quản lý vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất chặt chẽ, an toàn. Hàng năm, các vụ vi phạm kỷ luật thông thường chỉ còn dưới 0,6%; ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả các vụ vi phạm nghiêm trọng có thể xảy ra ở đơn vị, nhất là cháy nổ, mất an toàn về người và vũ khí trang bị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:17:37 pm »

         
        2. Không ngừng nâng cao chất lượng bảo đảm kỹ thuật, hậu cần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phòng thủ và đời sống của bộ đội

        Những năm 1988-2006, số lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật, khí tài tăng cường cho đảo rất lớn với nhiều chủng loại, do nhiều nước sản xuất. Trong khi đó khả năng tiến hành công tác kiểm tra, bảo quản, sửa chữa, cung ứng vật tư của ngành kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phương tiện và kinh phí. Đảo ở vùng biển thường xuyên có bão; khí hậu khắc nghiệt, độ ẩm cao, hơi nước mặn dày đặc làm cho vũ khí, trang bị kỹ thuật, khí tài nhanh xuống cấp, hư hỏng. Bởi vậy, công tác bảo đảm kỹ thuật phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu luôn luôn là công tác lớn nặng nề và khó khăn đối với ngành kỹ thuật của cấp trên nói chung và của đảo nói riêng. Trước năm 1988, hàng năm có các đội bảo quản, sửa chữa kỹ thuật đủ các chuyên ngành của Lữ đoàn và của Vùng ra đảo tiến hành kiểm tra và tổ chức bảo quản sửa chữa. Sau năm 1988, để bảo quản, sửa chữa cho số lượng lớn vũ khí trang bị kỹ thuật, ngoài lực lượng kỹ thuật của Lữ đoàn, Vùng, đảo còn được tăng cường lực lượng kỹ thuật Nhà máy Z753 của Quân chủng, Nhà máy Z133, Z201 của Tổng cục Kỹ thuật và Binh chủng xe tăng thiết giáp.

        Đi đôi với việc tăng cường các lực lượng kỹ thuật của Quân chủng và đơn vị bạn, bộ phận lực lượng kỹ thuật tại chỗ của đảo được thành lập và từng bước được kiện toàn làm nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, quản lý các loại vũ khí, trang bị vật tư kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, bảo quản, niêm cất, sửa chữa khôi phục những hư hỏng thông thường, sửa chữa nhỏ, đôn đốc giám sát các cụm, các phân đội thực hiện các chế độ “ngày kỹ thuật”, “giờ kỹ thuật”. Đảng ủy và chỉ huy đảo Nam Yết tập trung lãnh đạo công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tại đơn vị, chỉ huy phối hợp hiệp đồng giữa đơn vị với các lực lượng kỹ thuật của cấp trên và binh chủng bạn tiến hành các mặt công tác kỹ thuật.

        Bộ phận kỹ thuật, trợ lý kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, chiến sĩ các đơn vị giữ vai trò rất quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đảo. Hàng năm, bám sát sự chỉ đạo của ngành kỹ thuật, bộ phận kỹ thuật của đảo tiến hành quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng vũ khí trang bị, đưa dần công tác quản lý sử dụng vào nền nếp, chính quy, có hệ thống sổ sách đăng ký và ghi chép tình trạng kỹ thuật từ đảo xuống các cụm, các phân đội, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng; duy trì nghiêm các chế độ bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, chủ động và tìm biện pháp sửa chữa khắc phục hỏng hóc thông thường; sắp xếp kiện toàn các kho, hầm cất giấu, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn. Hàng năm đảo tổ chức tiếp nhận và bàn giao hàng chục tấn vật tư, đạn, vũ khí; sửa chữa nhỏ từ 55-70 lần vũ khí, trang bị, đảm bảo hệ số kỹ thuật vũ khí 0,9; đạn 1, tổ chức huấn luyện kỹ thuật bổ sung được hàng trăm giờ về bảo quản, sử dụng vũ khí, trang bị.

        Thời kỳ này thực hiện cuộc vận động “quản lý khai thác - sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm" và sau đó là cuộc vận động 50, đảo chú trọng vào công tác giáo dục cho bộ đội, nâng cao nhận thức về đặc điểm tình hình công tác kỹ thuật ở môi trường đảo và hoàn cảnh của đất nước, duy trì nghiêm nền nếp công tác kỹ thuật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thực lực vũ khí, trang bị; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật cả về chuyên môn và phẩm chất đạo đức tinh thần trách nhiệm. Những năm 1988-2006, các thiết bị bảo quản bao gói, nhà che, hầm chứa, kho cất giữ vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện của đảo không ngừng được trên nghiên cứu, tích cực đầu tư nâng cấp chất liệu và kiên cố hoá theo hướng bền chắc, cơ bản, lâu dài. Các công trình này đảo tiếp nhận sử dụng và quản lý tốt đã hạn chế được rất nhiều sự xuống cấp của vũ khí, trang bị do tác động bất lợi của điều kiện môi trường.

        Như vậy, thời kỳ 1988-2007, công tác bảo đảm kỹ thuật phục vụ sẵn sàng chiến đấu được đầu tư lớn, cùng với sự tích cực, chủ động của lực lượng kỹ thuật các cấp và của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết đã góp phần rất lớn vào tăng cường sức mạnh và khả năng phòng thủ của đảo, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về công tác .kỹ thuật trên quần đảo Trường Sa của Quân chủng Hải quân nói chung và đảo Nam Yết nói riêng.

        Cùng với công tác bảo đảm kỹ thuật, từ năm 1988 đến 2007 công tác bảo đảm hậu cần cho đảo Nam Yết được tiến hành một cách toàn diện trên các mặt với cả chiều rộng và chiều sâu, mang tính đặc thù sát với thực tế yêu cầu xây dựng và bảo vệ đảo.

        Ngày 11 tháng 12 năm 1989, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị 316 về bảo đảm hậu cần cho bộ đội Trường Sa và sau đó là các chỉ thị hướng dẫn thực hiện đánh dấu một thời kỳ đầu tư mạnh mẽ và đổi mới phương thức bảo đảm của Nhà nước trên các mặt công tác hậu cần cho đảo, không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của bộ đội đảo Nam Yết.

        Để phù hợp với cường độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu và công tác, cán bộ, chiến sĩ đảo được cấp quân trang, quần áo, mũ, giày dép tăng thêm hàng năm. Đặc biệt, chiến sĩ được cấp thêm quần, quần sóc, áo ngắn tay, đệm vai, giày chống san hô, mũ rộng vành, găng tay bạt, khẩu trang đáp ứng được nhu cầu thiết thực cuộc sống công tác của bộ đội ở đảo. Từ đây, bộ đội không phải mặc quần áo rách, vá, có đủ các loại quân trang và bảo hộ thích hợp cho các hoạt động của đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:18:42 pm »


        Được Nhà nước bảo đảm cho bộ đội chế độ ăn cao không tính vào lương và được điều chỉnh theo thời giá thị trường, để đáp ứng tối đa lượng cao phù hợp với điều kiện hoạt động ở đảo, căn cứ vào tiêu chuẩn ăn của bộ đội trên đảo, hàng năm ngành hậu cần của Lữ đoàn tổ chức mua sắm và nhận của trên, đóng bao gói hàng hoá lương thực, thực phẩm vận chuyển ra đảo. Thực phẩm chủ yếu là đồ hộp do Tổng cục Hậu cần bảo đảm, gạo do Lữ đoàn hợp đồng với tỉnh Phú Yên và các tỉnh Nam Bộ mua loại chất lượng tốt. Bếp dầu hoá hơi tiếp tục đước Tổng cục Hậu cần cải tiến và trang bị cho đảo sau khi thí nghiệm một số bếp cơ động của Liên Xô cũ không phù hợp.

        Công tác tăng gia được tiến hành có tính cơ bản, lâu dài, trên đầu tư xây dựng các khu vườn trồng rau xanh; nguồn đất màu chở ra đảo từ bờ (mua của nhân dân huyện Diên Khánh, Khánh Hoà) số lượng cấp theo chỉ tiêu đầu người trên đảo; nguồn giống rau do Cục Trồng trọt, Tổng cục Hậu cần cung cấp là những loại giống rau chất lượng tốt thích nghi với khí hậu thời tiết ở đảo. Ngoài ra đảo kết hợp tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt hải sản để tăng thêm chất lượng bữa ăn cho bộ đội. Hàng năm đảo thu hoạch được từ 7 đến 12.tấn rau xanh đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, trung bình 8kg rau/1 tháng/1người. Cụm 2 có năm đạt 13kg rau/đầu người. Mô hình tổ chức tăng gia phân theo từng phân đội, bộ phận, tận dụng nguồn nước thải tưới rau hàng ngày và phát huy được trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ trên đảo Nước phục vụ đời sống và sinh hoạt của bộ đội ngày càng được bảo đảm nhiều hơn. Hệ thống bể ngầm kiên cố được xây mới tăng khối lượng dự trữ; téc sắt được thay dần bằng téc I-nốc, nên chất lượng nước dự trữ bảo đảm vệ sinh hơn. Cho đến năm 2003, hệ thống bể chứa nước của đảo cung cấp cho nhu cầu thường xuyên và dự trữ lên gần 1.200m3, lớn hơn gấp 5 lần trước năm 1988.

        Nơi ăn ở của bộ đội không ngừng được cải thiện, từ nhà tạm, nhà cấp 4 được thay dần bằng nhà kiên cố cấp 1, nhà gỗ. Nhà gỗ có ưu việt là mát, thời gian xây dựng nhanh, giá thành rẻ hơn nhà cấp 1 đến 40%. Năm 1993, đảo xây dựng 3 nhà gỗ cho các kho hậu cần và nhà quân y. Song thực tế ở đảo khí hậu rất khắc nghiệt, nhiều bão lớn thường xuyên hoành hành. Cơn bão số 9 gió mạnh cấp 11 đổ bộ vào đảo cuối tháng 10 năm 1994 làm một số nhà kho, nhà ở bằng gỗ bị đổ, tốc mái không an toàn nên hướng đầu tư tập trung vào xây dựng nhà kiên cố, bảo đảm chắc chắn, an toàn và lâu dài. Cùng với việc nâng cấp điều kiện ăn, ở, sinh hoạt đường lưu thông đi lại trên đảo từ nguồn đầu tư của trên, Đảng ủy và chỉ huy đảo chỉ huy các đơn vị tận dụng tốt vật liệu tại chỗ làm đường cơ động, các đường ngách trên đảo và hàng năm thường xuyên sửa chữa, củng cố các loại đường này với số lượng hơn 2.000 mét. Trồng cây phủ xanh đảo là một chủ trương cực kỳ đúng đắn của Quân chủng tiến hành từ năm 1978 và thực tế nó ngày càng phát huy hiệu quả chống xói mòn, chống bão, gió, cải tạo đất, điều hoà môi trường sinh thái. Trong xây dựng, củng cố đảo, sau năm 1988, phong trào trồng cây xanh tiếp tục được đẩy mạnh và là một phong trào quan trọng trong các hoạt động hàng năm của đảo. Ngoài một số giống cây từ bờ cung cấp, đảo tổ chức gây giống cây tại chỗ như phi lao, bão táp, bàng quả vuông, mù u, những năm sau này thí nghiệm trồng thêm cây ăn quả. Hàng năm đảo triển khai trồng từ 1.500 đến 2.000 cây xanh các loại, có 30-40 cây dừa, tỷ lệ sống đạt 15-20%. Cho nên dù khí hậu khắc nghiệt, bão gió hàng năm ảnh hưởng lớn, song đảo luôn luôn giữ được màu xanh, số lượng các loại cây xanh thường xuyên được nhân lên, được chăm sóc phát triển tươi tốt, rợp bóng trên đảo, mang đậm hình bóng của đất hến, ấm áp tình cảm quê hương đất nước.

        Từ tháng 10 năm 1991, công tác quân y trên đảo cũng được đổi mới phương thức bảo đảm để đảm bảo duy trì ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao của đơn vị. Từ năm 1991, lực lượng bác sĩ y tá y sĩ các kíp công tác quân y luân phiên trên đảo Nam Yết do Bệnh viện 103, Học viện Quân y đảm nhiệm. Mọi trang bị quân y do Quân chủng bảo đảm; công tác vệ sinh phòng dịch do tổ vệ sinh phòng dịch của Vùng và Viện Vệ sinh phòng dịch Trung ương Quân đội thực hiện. Đảo xây dựng bệnh xá để chăm sóc điều trị bệnh binh, thương binh. Hàng năm, theo định kỳ hoặc đột xuất, các đội vệ sinh phòng dịch của cấp trên ra đảo kiểm tra và thực hiện việc phun thuốc xử lý các loại côn trùng có hại; quân y của đảo chỉ đạo các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường, chấp hành nghiêm 10 điều quy định vệ sinh trên đảo của Bộ Quốc phòng ban hành năm 1990; tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho bộ đội, khám kiểm tra sức khoẻ bộ đội lúc mới ra đảo; xử lý kịp thời các ca cấp cứu bộ đội tại đảo, cấp cứu hàng chục lần ngư dân bị nạn trên biển và của đơn vị bạn được cán bộ, chiến sĩ hết sức tin tưởng và ngư dân cảm phục.

        Nhiều năm liền liên tục đảo không để xảy ra dịch bệnh, quân số khoẻ của đơn vị luôn luôn đạt 98% trở lên, một số bệnh lỵ, sốt xuất huyết, viêm đại tràng giảm nhiều. Tháng 11 năm 2006, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định thành lập bệnh xá đảo Nam Yết, một trong ba bệnh xá lớn trên 3 đảo cấp 1 (Song Tử Tây, Nam Yết, Trường Sa) với chức năng nhiệm vụ cấp cứu điều trị thương, bệnh binh đảo Nam Yết và các đảo ở đảo Sơn Ca, Đá Thị, Sinh Tồn... tạo điều thuận lợi cho việc chủ động và nâng cao hiệu quả cấp cứu điều trị thương, bệnh binh tại chỗ.

        Như vậy, giai đoạn 1988-2006, với sự đầu tư đổi mới phương thức bảo đảm, công tác hậu cần phục vụ cho các nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo ngày càng được nâng cao chất lượng về mọi mặt. Cơ sở vật chất bảo đảm hậu cần ngày càng đồng bộ và hoàn thiện mang tính cơ bản, lâu dài, đời sống cũng như việc chăm sóc sức khoẻ, duy trì sức chiến đấu của bộ đội được cải thiện rất nhiều. Có thể nói đảo Nam Yết đã có một bước phát triển thay đổi về chất trong công tác hậu cần, tạo điều kiện cho đảo thực hiện tốt cuộc vận động của ngành Hậu cần quân đội phát động: “Ngành Hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:21:41 pm »


        3. Đẩy mạnh công tác đảng, công tác chính trị, tích cực góp phần xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

        Để phù hợp với yêu cầu lãnh đạo đơn vị đảo cấp 1, Đảng bộ bộ phận đảo Nam Yết được thành lập vào tháng 7 năm 1988. Sau một thời gian ngắn thành lập đảng bộ bộ phận, ngày 19 tháng 8 năm 1988, Đảng bộ đảo Nam Yết tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất. Tham dự đại hội có 28 đảng viên chính thức và 2 đảng viên dự bị. Đại hội đã thảo luận các biện pháp lãnh đạo công tác quân sự, chính trị, kỹ thuật, hậu cần để hoàn thành 4 nhiệm vụ Lữ đoàn giao cho lúc này là "độc lập tác chiến, nắm chắc địch, nắm chắc thời cơ, kịp thời nổ súng chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh bại các đợt tiến công của chúng, bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo và phạm vi đảm nhiệm; thường xuyên quan sát phát hiện địch, cảnh giác sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, giữ vững thông tin liên lạc với sở chỉ huy trong mọi tình huống, báo cáo kịp thời diễn biến của địch về sở chỉ huy, thường xuyên củng cố kiện toàn biên chế tổ chức, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện.

        Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ đảo gồm 5 đồng chí: Mạc Anh Thực; Trần Đức Chính; Trần Đăng Mịch; Nguyễn Văn Thanh. Ban chấp hành bầu đồng chí Trần Đức Chính làm Bí thư, đồng chí Mạc Anh Thực làm Phó Bí thư.

        Từ năm 1988 đến năm 2006, Đảng bộ đảo Nam Yết đã tiến hành qua 11 kỳ đại hội. Mặc dù công tác điều động, bổ nhiệm thay thế cán bộ luôn luôn diễn ra hàng năm, song cấp ủy các cấp trong Đảng bộ luôn luôn được kiện toàn đủ số lượng, chất lượng cấp ủy viên, bảo đảm sức lãnh đạo các mặt công tác của Đảng bộ, thực hiện tốt nghị quyết của Đảng ủy cấp trên và Nghị quyết của Đảng bộ đảo.

        Đảng bộ luôn luôn giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ sức mạnh lãnh đạo tập thể đi đôi với nâng cao trách nhiệm cá nhân phụ trách. Duy trì nghiêm nền nếp chế độ sinh hoạt, từng bước chấn chỉnh nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng các cấp. Đặc biệt là Đại hội Đảng của các chi bộ hàng năm được tiến hành đúng kế hoạch thời gian, nội dung chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, trong đại hội đề cao tính chiến đấu, nói thẳng, nói thật, tự phê bình và phê bình. Công tác phát triển đảng được chú trọng, hàng năm trung bình đảng bộ kết nạp được từ 7 đến 12 đảng viên mới.

        Những năm 1988, 1999, Đảng bộ đảo luôn đạt Đảng bộ phấn đấu khá. Những năm 1995-2006, Đảng bộ thường xuyên được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

        Thời kỳ 1988-2006, công tác giáo dục chính trị lãnh đạo tư tưởng tiếp tục được đẩy mạnh với yêu cầu phải nâng cao trình độ nhận thức của bộ đội luôn theo kịp trước những diễn biến mới của tình hình, nhận thức đúng bạn, thù, đối tượng tác chiến, âm mưu thủ đoạn của địch, xây dựng và củng cố bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn luôn cảnh giác, giữ vững ý chí, quyết tâm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh thắng kẻ thù xâm lược, xâm phạm chủ quyền Tổ quốc.

        Cán bộ, chiến sĩ ra đảo công tác được lựa chọn kỹ càng, từng bước nâng cao chất lượng về mọi mặt. Trong đó, trình độ văn hoá và sức khoẻ là yếu tố hàng đầu. Đó là cơ sở của nhận thức, là điều kiện để giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, định hướng tư tưởng. Trước năm 1993, tỷ lệ chiến sĩ trình độ học vấn thấp, thậm chí có nhiều chiến sĩ không biết chữ chiếm đáng kể trong đơn vị. Tình hình đó làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục. Sau năm 1993, chất lượng chiến sĩ được nâng dần, không có chiến sĩ chưa biết chữ. Đội ngũ cán bộ của đảo được đào tạo cơ bản, chính quy, có trình độ cao đẳng, đại học, tuổi đời trẻ và sức khoẻ tốt được bổ sung hàng năm từ các đơn vị trong toàn quân. Trong đó chiếm số đông là cán bộ đã kinh qua các cương vị công tác ở Trường Sa, đã được thử thách về bản lĩnh, trình độ năng lực.

        Về nội dung giáo dục, ngoài thực hiện các nội dung, kế hoạch giáo dục hàng năm của trên như thông báo thời sự, quán triệt nghị quyết, quán triệt nhiệm vụ của đơn vị, học các chuyên đề chính trị, công tác giáo dục, đề cập sâu đến nội dung trong các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, kỹ thuật, hậu cần; trong hoạt động tuần tra canh gác, trong thực hiện các đối sách trên biển, trên không; công tác đảm bảo bí mật, an toàn, công tác phòng cháy nổ và trong xây dựng môi trường văn hoá đảo. Kiểm tra nhận thức chính trị hàng năm đảo luôn đạt 100% yêu cầu, có trên 80% khá, giỏi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:22:04 pm »


        Những năm 1988-2000, công tác bảo đảm vật chất, vật tư chính trị cho đảo được tăng thêm cả về số lượng, chất lượng, đặc biệt việc đổi mới nâng cấp các phương tiện thông tin nghe, nhìn đã làm cho đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội nhanh chóng được cải thiện. Năm 1991, hoàn thành xây dựng hệ thống mạng lưới điện sinh hoạt trên đảo. Tháng 5 năm 1992, ăng ten Parabôn thu tín hiệu truyền hình được lắp đặt đưa vào sử dụng. Kể từ năm 1975, đây là lần đầu tiên bộ đội đảo Nam Yết được xem truyền hình trực tiếp. Những năm sau đó, đảo tiếp tục lắp đặt hệ thống loa truyền thanh đến các cụm. Hàng ngày theo giờ quy định, bộ đội được xem, nghe, các chương trình thời sự, văn hoá, khoa học, xã hội và thể thao của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các bản tin thi đua tuần, tháng của đơn vị, các tài liệu tuyên truyền nhân dịp các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, của quân đội, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức chính trị, sự hiểu biết nhiều mặt về đời sống xã hội của đất nước. 
        Phòng Truyền thống, thư viện của đảo tiếp tục được củng cố, mở rộng phục vụ cho các nhu cầu giải trí, học tập, nghiên cứu của mọi cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

        Các phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được đảo duy trì có nền nếp và hoạt động sôi nổi với nhiều hình thức giao lưu hội thi và thi đấu. Đầu năm 2006, đảo đã tổ chức tốt phối hợp với VTV3 Đài truyền hình Việt Nam làm chương trình truyền hình trực tiếp tại đảo.

        Ban Chấp hành Đoàn thanh niên và Hội đồng quân nhân thường xuyên được kiện toàn sau các đợt thay quân hàng năm, để luôn luôn bắt nhịp với các hoạt động theo kế hoạch và phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức này hướng vào thực hiện tốt các công tác trọng tâm như huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, các phong trào xây dựng đảo có môi trường xanh, sạch, đẹp... Hàng năm bình xét thi đua các chi đoàn đều đạt danh hiệu "Vững mạnh xuất sắc", có trên 70% đoàn viên xuất sắc, 20% đoàn viên khá, 5% đoàn viên trung bình, không có đoàn viên yếu kém.

        Hội đồng quân nhân các cụm và đảo bộ hàng tháng ra chương trình hành động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội phát huy dân chủ trong quân sự, chính trị và kinh tế. Đã tổ chức cho Hội đồng tham gia đóng góp xây dựng các phương án chiến đấu sát với thực tế của đảo, đóng góp phê bình trong công tác tuần tra canh gác; bảo đảm cho bộ đội đầy đủ quyền lợi về nhu cầu thông tin chính trị, khoa học, kinh tế, xã hội, thưởng thức văn hoá, đúng, đủ các chế độ tiêu chuẩn hậu cần, cấp phát đến tận tay. Bởi vậy, trong các đơn vị của đảo luôn luôn có không khí thẳng thắn, cởi mở, đoàn kết giữa các quân nhân, giữa cán bộ với chiến sĩ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị xây dựng, củng cố và bảo vệ đảo.

        Sau khi xảy ra các sự kiện trên quần đảo Trường Sa năm 1988, nhân dân các địa phương, các ngành, các cấp các tổ chức trong cả nước hưởng ứng mạnh mẽ phong trào "Tất cả vì Trường Sa”, “Hướng về Trường Sa" đã gửi thư động viên, gửi quà tặng ủng hộ bộ đội Trường Sa. Từ đó cho đến những năm sau này, bộ đội Trường Sa luôn nhận được sự chi viện bằng vật chất và tinh thần hết sức có ý nghĩa của nhân dân cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Khánh Hoà góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội trên các đảo Trường Sa, trong đó có bộ đội đảo Nam Yết. Hàng năm, ngoài các đoàn của Bộ Quốc phòng, của Quân chủng ra kiểm tra và thăm đảo, còn có các đoàn của Quốc hội, Nhà nước, của các địa phương, đoàn thể xã hội ra thăm động viên bộ đội. Trong đó có chuyến thăm của đồng chí Phó Thủ tướng Trần Đức Lương ra thăm đảo Nam Yết, tháng 4 năm 1993. Ra thăm đảo, các đoàn hết sức cảm động trước sự chịu đựng gian khổ, hy sinh và tinh thần đoàn kết quyết tâm giữ vững chủ quyền đảo của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết; đồng thời cũng rất tự hào, tin tưởng trước sự lớn mạnh không ngừng của đảo. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết luôn ghi lòng tạc dạ, biết ơn những tình cảm thắm thiết thương yêu và sự chi viện vật chất của nhân dân và các đoàn thể trong cả nước đã dành cho đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:22:18 pm »


        Từ tháng 4 năm 1989, các đoàn tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Khánh Hoà ra Trường Sa đánh bắt hải sản và tiếp sau đó là ngư dân một số tỉnh ven biển Nam Bộ cũng tổ chức các đoàn tàu ra đánh bắt hải sản trên vùng biển Trường Sa, mở ra thời kỳ mới khai thác hải sản xa bờ, xây dựng thế trận an ninh, quốc phòng trên biển, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

        Hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ, các đảo trên quần đảo Trường Sa luôn luôn là chỗ dựa tin cậy của các ngư dân, là nơi che chở, giúp đỡ, cấp cứu trong những hoàn cảnh tàu thuyền gặp bão, gió lớn, tai nạn cạn kiệt nguồn hậu cần. Thực hiện nghiêm các quy định về quan hệ với nhân dân đánh cá trên biển, đảo Nam Yết luôn giữ mối liên lạc chặt chẽ, nắm chắc tình hình các tàu đánh cá trên khu vực biển quản lý. Những năm 1992-2006, đảo đã giúp đỡ hàng trăm tàu thuyền dân với hàng vạn lít nước ngọt, hàng nghìn lít dầu; kịp thời cứu chữa hàng chục ngư dân bị bệnh, tai nạn trên biển, nuôi dưỡng tạm thời và cung cấp hàng trăm viên thuốc các loại. Cuối năm 2002, đảo kịp thời tổ chức cứu nạn 1 tàu ngư dân bị sự cố kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; đầu năm 2006, quân y của đảo kịp thời cấp cứu sống một số ngư dân bị thương khi đang sản xuất được Quân chủng tặng Bằng khen.

        Với tình cảm cộng đồng, tình cảm quân dân sâu sắc, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song bộ đội đảo Nam Yết luôn hướng về đất liền, cùng chia sẻ giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn thiên tai, bão, lũ lụt Hàng năm, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết đã trích từ phần lương của mình ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt từ 5 đến 7 triệu đồng, riêng năm 1999, ủng hộ đồng bào miền Trung 10 triệu đồng; đồng thời tích cực hưởng ứng ủng hộ xây dựng quỹ "Vì người nghèo”, quỹ ủng hộ người nhiễm chất độc màu da cam. Trong nội bộ đảo, các cụm tổ chức quyên góp quỹ hàng triệu đồng giúp đỡ các gia đình cán bộ, chiến sĩ gặp rủi ro, tạo điều kiện động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác.

        Có thể nói, công tác đảng, công tác chính trị thời kỳ 1988-2006 tiếp tục được đẩy mạnh và điều kiện vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho các mặt hoạt động cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều, được các cấp, các Ngành trong, ngoài quân đội quan tâm giúp đỡ, chi viện. Trọng tâm của công tác đảng, công tác chính trị hướng vào việc xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh làm nòng cốt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được nâng lên rõ rệt, luôn đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau và đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đảo trong mọi tình huống. Các tổ chức quần chúng tiếp tục phát huy chức năng nhiệm vụ trong các hoạt động của đơn vị. Công tác dân vận - tuyên truyền đặc biệt ngày càng được củng cố và phát triển.

        Năm 1988-2006 là thời kỳ đảo Nam Yết có bước xây dựng phát triển vượt bậc trên mọi mặt công tác, diện mạo của đảo không ngừng đổi mới, đảo ngày càng vững chắc trên mọi phương diện. Năm 1991-1993, đảo Nam Yết 3 năm liên tục đạt đơn vị vững mạnh toàn diện. Những năm 1996-2000, đảo được Lữ đoàn chọn làm điểm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Cán bộ, chiến sĩ ra sức phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Đảo được Quân chủng tặng cờ “Đơn vị huấn luyện giỏi 5 năm 1996-2000" và liên tục được công nhận là 'Đơn vị vững mạnh toàn diện". Những năm 1998-2006, đảo Nam Yết luôn luôn là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua của Lữ đoàn. Đảng bộ và 4 chi bộ đảo hàng năm đều được công nhận “trong sạch vững mạnh", tổ chức quần chúng vững mạnh, đơn vị tuyệt đối an toàn; là tập thể có thành tích tiêu biểu, liên tục xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị. Đảo được tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng, tặng cờ các năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2003, 2004, 2005, được Quân chủng tặng cờ thưởng “Đơn vị xuất sắc tiêu biểu 10 năm xây dựng môi trường văn hoá 1992-2002" và nhiều bằng khen trong các nhiệm vụ; có gần 100 đơn vị (tập thể) được khen thưởng các loại cùng hơn một trăm cá nhân được công nhận Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng (1988-2006).

        Ngày 1 tháng 7 năm 2003, đảo Nam Yết được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1998 đến năm 2002 và ngày 22 tháng 12 năm 2004, đảo Nam Yết được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Đó là sự ghi nhận những đóng góp to lớn và xuất sắc của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết trong gần 30 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:23:23 pm »


Phần ba

NHỮNG THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẢO NAM YẾT

        I. NHỮNG THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU

        Trải qua 32 năm kể từ ngày giải phóng đảo 27 tháng 4 năm 1975, bộ đội đảo Nam Yết không ngừng trưởng thành, xây dựng và phòng thủ đảo ngày càng vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những thành tích đó thể hiện trên một số mặt sau đây:

        Một là, hơn ba mươi năm qua, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, tình hình nhiệm vụ của quân đội, Quân chủng, của Vùng, Lữ đoàn và đơn vị được thường xuyên giáo dục truyền thống dân tộc, quân đội, Quân chủng; trung thành vô hạn với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, lập trường kiên định vững vàng trước mọi hoàn cảnh, khó khăn, gian khổ, phức tạp, luôn luôn nhận thức đúng kẻ thù, xác định rõ đối tượng, đối tác, chấp nhận chịu đựng gian khổ, hy sinh trên dưới một lòng đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, gắn bó với đảo, với đơn vị, giữ vững ý chí, quyết tâm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ bằng được chủ quyền đảo và phạm vi được phân công; tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng môi trường văn hoá, phong trào xây dựng đảo “Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan”.

        Hai là, lãnh đạo, chỉ huy các cấp tập trung xây dựng các tổ chức đảng, Đoàn thanh niên và Hội đồng quân nhân vững mạnh, trong đó lấy xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh làm nòng cốt, xây dựng đội ngũ cán bộ làm khâu then chốt để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đảng bộ đảo và cấc chi bộ thường xuyên được công nhận là tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. Tổ chức Đoàn thanh niên luôn đạt "vững mạnh", phần lớn là đoàn viên xuất sắc Hội đồng quân nhân hoạt động hiệu quả, phát huy tốt chức năng nhiệm vụ. Cán bộ, chiến sĩ Nam Yết thực hiện đúng các đối sách trên biển, trên không, bảo đảm an ninh, an toàn cho đảo, cho đơn vị; chấp hành nghiêm các quy định quan hệ quân dân, thực sự là chỗ dựa tin cậy của ngư dân đánh bắt cá xa bờ trên vùng biển Trường Sa. 
        Ba là, đảo duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đơn vị; quan sát nắm chắc tình hình trên biển, trên không, giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống; luyện tập thành thục các phương án tác chiến phòng thủ và thực hành thường xuyên các cấp, báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chất lượng và trình độ sẵn sàng chiến đấu không ngừng được nâng cao.

        Đảo thường xuyên xây dựng, tu sửa hàng nghìn mét hào giao thông; đào đắp củng cố hàng nghìn mét đường cơ động, hàng trăm công sự, hố chiến đấu cá nhân; vận chuyển hàng ngàn tấn nguyên vật liệu xây dựng công trình, khai thác hàng ngàn khối đá san hô kè chống xói lở, đóng hơn 3 vạn bao cát chống nóng cho hầu hết công sự.

        Trong tổ chức huấn luyện chiến đấu, thực hiện chặt chẽ, đúng phương châm, phương hướng, đúng, đủ nội dung, thời gian từng bước nâng cao chất lượng mọi mặt; tăng cường huấn luyện thực hành, huấn luyện đêm, huấn luyện trong điều kiện thời tiết phức tạp luôn bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ có trình độ thực hành chiến đấu thuần thục, giỏi phần việc chức trách của mình và đủ khả năng kiêm nhiệm ở các vị trí khác khi cần thiết, biết sử dụng nhiều loại vũ khí; luôn bảo đảm cho đảo đủ sức phòng ngự, đánh thắng địch từ xa tới gần, bảo đảm cho các lực lượng đủ khả năng đánh liên tục, đánh dài ngày; đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua; “Luyện giỏi, rèn nghiêm sẵn sàng chiến đấu cao", kết quả luôn giữ vững 100% đạt yêu cầu, có gần 80% khá, giỏi; liên tục nhiều năm liền đảo được Quân chủng tặng cờ đơn vị huấn luyện giỏi.

        Đảo thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định về rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy trong quân đội, Quân chủng và không ngừng tiến bộ về nền nếp, lễ tiết, tác phong trên các mặt công tác của đơn vị Cán bộ, chiến sĩ sống đoàn kết, thân ái và kỷ luật.

        Bốn là, công tác kỹ thuật không ngừng nâng cao chất lượng các mặt bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Duy trì có nền nếp các chế độ bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật trong ngày, trong tuần. Công tác quản lý sử dụng, cung ứng vật tư ngày càng chặt chẽ; thiết bị bảo quản, cất giữ vũ khí, trang bị từng bước được nâng cấp, hạn chế thấp nhất tác hại do môi trường. Đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật ngày càng được kiện toàn, nâng cao về mọi mặt chuyên môn r.nghiệp vụ ý thức trách nhiệm đáp ứng hiệu quả yêu cầu công tác kỹ thuật. Hàng năm, hệ số kỹ thuật vũ khí, trang bị thường xuyên đạt 0,9 đảm bảo tốt cho các nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đảo. Công tác hậu cần đã duy trì tốt vật chất hậu cần bảo đảm cho các nhiệm vụ thường xuyên và lượng dự trữ bảo đảm trong các tình huống dự kiến. Đời sống của bộ đội không ngừng được cải thiện về mọi mặt cả về ăn, mặc, ở và chăm sóc sức khoẻ; đã phát huy hiệu quả phương thức bảo đảm trên, dưới cùng tiến hành, cùng lo. Phong trào tăng gia, sản xuất, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây xanh trên đảo ngày càng phát huy hiệu quả, thiết thực. Công tác quân y theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tình hình sức khoẻ của bộ đội, kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, quân số khoẻ đạt từ 98% trở lên. Các công trình phục vụ cho sinh hoạt như nhà ở, bể nước, mạng lưới điện, hệ thống loa truyền thanh, thiết bị vô tuyến được đầu tư xây dựng nâng cấp ngày càng bảo đảm cho đời sống của bộ đội đầy đủ hơn, tốt hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:24:51 pm »


        II. NGUYÊN NHÂN

        Đảo Nam Yết đạt được những thành tích nêu trên do nhiều nguyên nhân tập trung vào một số điểm sau đây:

        1. Trước hết bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo kịp thời của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Hải quân; Đảng ủy và chỉ huy Vùng 4 Hải quân mà trực tiếp thường xuyên là Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 146. Thông qua các chủ trương, chính sách, nghị quyết về quân sự, kỹ thuật, hậu cần phòng thủ bảo vệ quần đảo Trường Sa của các cấp lãnh đạo đã định hướng, hướng dẫn cho bộ đội từ nhận thức đúng đắn tình hình nhiệm vụ đến tổ chức thực hiện các mặt công tác phù hợp với tình hình bảo vệ chủ quyền đảo của từng thời kỳ, phù hợp với đặc thù quần đảo Trường Sa, cùng với việc không ngừng đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho quá trình xây dựng phòng thủ đảo ngày càng hiệu quả, thiết thực và vững chắc.

        2. Đảng bộ đảo Nam Yết luôn quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường; tinh thần cách mạng tiến công, tích cực chủ động tập trung lãnh đạo các mặt công tác trọng tâm của từng thời kỳ, tập trung xây dựng các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng vững mạnh làm nòng cốt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; xây dựng mối đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, giữa cấp trên và cấp dưới, đảng viên với quần chúng, giữa cán bộ với chiến sĩ, đồng cam cộng khổ quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

        3. Với ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp - đảo Nam Yết đã nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh khắc phục mọi khó khăn vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, làm chủ vũ khí, trang bị, xây dựng đảo ngày càng vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội ngày càng được cải thiện.

        4. Đảo luôn nhận được sự giúp đỡ chi viện có hiệu quả của các ngành cấp trên, của các đơn vị bạn trong và ngoài Quân chủng; sự chi viện của các cơ quan nhà nước, đảng bộ, chính quyền Nhân dân nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt từ năm 1988 đến nay, sự giúp đỡ của nhân dân cả nước ngày càng thiết thực, hiệu quả có tác dụng hỗ trợ quan trọng cả vật chất và tinh thần góp phần giảm bớt những khó khăn của đảo, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ cầm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

        III. TRUYỀN THỐNG

        Trải qua 32 năm, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết đã lập nhiều thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ chủ quyền đảo, được Đảng, Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và đã xây đắp cho đơn vị một truyền thống rất vẻ vang, đó là:

        “Đoàn kết, chủ động
        Khắc phục khó khăn
        Kiên trì cảnh giác
        Giữ vững chủ quyền".

        Truyền thống của bộ đội đảo Nam Yết là sự kế thừa truyền thống của Quân chủng Hải quân, Vùng 4 Hải quân và của Lữ đoàn 146 Hải quân Anh hùng. Nó kết tinh những giá trị lịch sử trong quá khứ, hiện tại và hướng phát triển tương lai, đồng thời thể hiện được tính đặc thù của đơn vị nơi đầu sóng ngọn gió, ngày đêm đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách.

        Truyền thống đảo Nam Yết là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, những người đã để lại nơi đây những năm tháng oanh liệt, những kỷ niệm không thể nào quên của cuộc đời mình. Nó là động lực tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ bảo vệ đảo ngày hôm nay và mai sau không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng và nhân dân.

        1. Đoàn kết, chủ động: là nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua mọi trở ngại, thử thách; là yếu tố để phát huy cao nhất mọi tiềm năng sức mạnh tinh thần của con người. Đoàn kết, chủ động là truyền thống. tiêu biểu của đảo Nam Yết được hình thành và xuyên suốt trong quá trình giải phóng, xây dựng và bảo vệ đảo.

        Ba mươi hai năm qua, đoàn kết, chủ động luôn được đặt lên hàng đầu trong sinh hoạt lãnh đạo, chỉ huy, trong các hoạt động và trong các mồi quan hệ công tác của đảo, là một trong những yếu tố quyết định mọi thắng lợi, thành công của đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:25:11 pm »


        Đứng chân ở đảo cách xa bờ hàng trăm hải lý, không có nguồn nước ngọt; thiếu thực phẩm, rau xanh, khí hậu thời tiết khắc nghiệt; nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đảo nặng nề, căng thẳng, phải độc lập công tác là những thách thức rất lớn đồi với mỗi cán bộ, chiến sĩ Nam Yết. Trước khó khăn, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ luôn thể hiện lòng trung thành với Đảng, với nhân dân, quyết tâm hoàn thành bằng được nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, xiết chặt đội ngũ, đoàn kết xung quanh chi bộ, kiên cường bám đảo, xây dựng củng cố đơn vị. Chi bộ và sau này phát triển thành đảng bộ luôn luôn là trung tâm đoàn kết của đơn vị. Tổ chức đảng các cấp của đảo luôn phát huy tính độc lập, tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, đề cao tính chiến đấu, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong các thời kỳ.

        Bộ đội Nam Yết thực hiện đoàn kết rộng rãi trên cơ sở vì nhiệm vụ chung, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trong tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, truyền thống đồng cam cộng khổ, sướng vui có nhau, gian nan vất vả cùng chia sẻ cả trong Đảng, ngoài Đảng, cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ với chiến sĩ; đoàn kết trong nội bộ cán bộ, chiến sĩ; đoàn kết với các đảo bạn, với các đơn vị bạn trong hiệp đồng xây dựng đảo; đoàn kết với nhân dân sản xuất kinh tế trên biển để xây dựng đơn vị thành một khối thống nhất, vững mạnh về ý chí và hành động, không ngừng nâng cao sức mạnh phòng thủ khu vực 2 trong quần đảo Trường Sa.

        2. Khắc phục khó khăn: là truyền thống hết sức vẻ vang của bộ đội Nam Yết trong quá trình xây dựng, sẵn sàng chiến đấu và trưởng thành.

        Khắc phục khó khăn là một đặc điểm bao trùm lên các lĩnh vực, các mặt công tác của đảo, như một yêu cầu mang ý chí quyết tâm và trách nhiệm lớn của cán bộ, chiến sĩ để tồn tại, xây dựng và phát triển, để hoàn thành nhiệm vụ cao cả bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

        Khắc phục khó khăn trong công tác bảo đảm hậu cần, với trí tuệ năng động sáng tạo, bộ đội Nam Yết đã tạo dựng nguồn hậu cần tại chỗ, tổ chức ăn ở phù hợp với thực tế, cùng với sự chi viện, giúp đỡ bảo đảm của trên, đời sống của đảo từng bước giảm bớt những khó khăn, xây dựng môi trường đảo ngày càng xanh, sạch, đẹp.

        Khắc phục khó khăn trong công tác kỹ thuật là tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng, kết hợp trên dưới hiệp đồng tiến hành công tác kỹ thuật. Cán bộ, chiến sĩ Nam Yết đề cao tinh thần trách nhiệm học tập vươn lên quản lý sử dụng tốt vũ khí, trang bị, nâng cao trình độ bảo quản sửa chữa kỹ thuật, giữ gìn vũ khí, trang bị, hạn chế tối đa sự xuống cấp do tác động xấu của môi trường, bảo đảm hệ số kỹ thuật đáp ứng cho các yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

        Trong huấn luyện, chiến đấu luôn tìm tòi sáng tạo đổi mới các phương pháp huấn luyện, các biện pháp rèn luyện bộ đội, chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất huấn luyện từ vật chất sẵn có trên đảo; tích cực tu sửa hầm, hào, công sự, xây dựng kè chống xói lở đảo Vượt lên những cản trở, khó khăn về điều kiện ăn, ở, thiên tai bão, gió triền miên, giữ vững nền nếp sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ đảo tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống.

        Đề cao ý chí tự lực cánh sinh, đảo quan tâm tổ chức tốt các hoạt động văn hóa quần chúng làm cho đời sống tinh thần của đảo ngày càng được cải thiện, phong phú.

        Khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, hy sinh là một phẩm chất của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết và nó trở thành một truyền thống mang tính đặc thù của các đơn vị trên quần đảo Trường Sa. Có thể nói sự gian khổ, hy sinh của bộ đội Nam Yết khác với sự gian khổ, hy sinh của các lực lượng vũ trang ở mọi miền biên giới, hải đảo trên đất nước ta. Đó là một cuộc sống cách biệt với xã hội, với gia đình, kham khổ, thiếu thốn mọi bề, một cuộc sống thường xuyên đối mặt với môi trường tự nhiên khắc nghiệt và hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày đêm căng thẳng. Đã 32 năm qua, đảo Nam Yết đã có nhiều đổi thay và phát triển, nhưng cuộc sống ở nơi đày vẫn đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp phải biết tiếp tục vượt qua mọi gian nan, hy sinh mọi nhu cầu riêng tư để giữ vững ý chí chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 10:25:29 pm »


        Khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, hy sinh của bộ đội Nam Yết bắt nguồn từ tình yêu Tổ quốc, lòng trung thành vô hạn với Đảng và nhân dân; từ sự giác ngộ lý tưởng cách mạng sâu sắc, từ ý chí vì độc lập tự do, vì sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; mọi cán bộ chiến sĩ luôn đặt lợi ích của tập thể, của đơn vị lên trên lợi ích cá nhân, là sự nhường cơm, sẻ áo vì đồng chí, đồng đội, vì nhiệm vụ chung cao cả.

        Ngày nay truyền thống khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, hy sinh tiếp tục được phát huy trong hoàn cảnh mới là yếu tố của sức mạnh vật chất, tinh thần góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo trong mọi tình huống căng thẳng, khó khăn.

        3. Kiên trì cảnh giác: là truyền thống vẻ vang mang tính đặc thù của quần đảo Trường Sa nói chung và của đảo Nam Yết nói riêng.

        Thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện xa sự lãnh đạo của Quân chủng, Vùng, Lữ đoàn, ở giữa biển Đông, xa các đảo bạn trong khu vực biển phức tạp, luôn có sự hoạt động đi lại, nghiên cứu thăm dò, đánh bắt hải sản thường xuyên của nhiều loại phương tiện nước ngoài, nơi xảy ra các hành động tranh chấp và tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, xâm chiếm của nước ngoài đối với các bãi đá ngầm, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đảo, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, có lập trường bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn xâm chiếm, lấn chiếm; các mánh khóe khiêu khích, dụ dỗ, mua chuộc của nước ngoài, kiên trì thực hiện đúng đắn các đối sách, xây dựng đảo an toàn về mọi mặt. 32 năm, qua các thời kỳ lúc khó khăn gian khổ, lúc đấu tranh căng thẳng quyết liệt bảo vệ chủ quyền, cán bộ, chiến sĩ Nam Yết luôn thể hiện sự bình tĩnh, tự tin, kiên trì, cảnh giác cao độ, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh đối phó thắng lợi với mọi âm mưu phá hoại, lấn chiếm từ bên ngoài, không để xảy các tình huống bất ngờ, giữ vững toàn vẹn chủ quyền đảo.

        4. Giữ vững chủ quyền: là truyền thống vẻ vang của bộ đội đảo Nam Yết, xuyên suốt 32 năm qua; là kết quả của sự đoàn kết, chủ động, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, hy sinh, vượt qua mọi thử thách để xây dựng và bảo vệ vững chắc đảo của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Nam Yết.

        Truyền thống giữ vững chủ quyền thể hiện sự quán triệt sâu sắc nhiệm. vụ chính trị trọng tâm số 1 là bảo vệ bằng được chủ quyền đảo trong mọi tình huống; là luôn luôn nắm chắc tư tưởng chỉ đạo xây dựng, tổ chức lực lượng phòng thủ đảo, thực hiện nghiêm chỉnh các đối sách trên không, trên biển, giữ vững môi trường hoà bình không để xảy ra xung đột, duy trì chặt chẽ chế độ sẵn sàng chiến đấu, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện toàn diện, lấy xây dựng đơn vị mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao sức mạnh tổng hợp chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu. Lấy xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm nòng cốt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện là động lực, là sức mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM