Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:42:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sa trong trái tim tôi, bạn và chúng ta!  (Đọc 26228 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:14:20 pm »


        II NGUYÊN NHÂN

        Có những thành tích nói trên, trước hết là do sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng, của Đảng ủy và chỉ huy Vùng 4 mà trực tiếp, thường xuyên là của Đảng ủy và chỉ huy Lữ đoàn 146. Thông qua chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết Đảng, Nhà nước, quân đội đã định hướng chính trị, tư tưởng và hành động làm cho bộ đội có nhận thức đúng đắn về tình hình, nhiệm vụ, có ý chí và quyết tâm cao, có hành động đúng, phù hợp mọi diễn biến của tình hình, những tình huống xảy ra, bảo đảm cho mọi hoạt động của đảo đúng hướng, có chất lượng và hiệu quả.

        Có sự đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở, của các đơn vị trong toàn quân, của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương ven biển, các tỉnh thành phía Nam, sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, sự ủng hộ của đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài. Chính có sự đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ ủng hộ của mọi cấp mọi ngành, mọi tổ chức, mọi người, nhờ đó mọi mặt của đảo từng bước được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội được cải thiện, đó là nguồn động viên lớn, cổ vũ bộ đội cầm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền, xây dựng đảo ngày càng vững mạnh.

        Có sự hy sinh, phấn đấu, nỗ lực vượt bậc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, đảng viên, đoàn viên, những người ngày đêm chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vất vả, chịu đựng hy sinh mất mát để làm nên thành tích to lớn của đảo. Từ ngày đầu mới giải phóng đến nay, sự khó khăn thiếu thốn luôn là thử thách đối với bộ đội trên đảo. Có những thời điểm tình hình khu vực quần đảo Trường Sa rất căng thẳng. Song với ý chí, nghị lực, trách nhiệm, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, mọi khó khăn đều được vượt qua, đảo vẫn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:15:05 pm »


        III. TRUYỀN THỐNG

        Hơn 30 năm qua, cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây đã xây nên truyền thống:

        “Đoàn kết, chủ động.
        Khắc phục khó khăn.
        Kiên trì, cảnh giác.
        Giữ vững chủ quyền".

        “Đoàn kết, chủ động" là truyền thống tiêu biểu, xuyên suốt quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển của đảo.

        Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân, từ khi được giải phóng đến nay đảo Song Tử Tây luôn đoàn kết thống nhất thành một khối, lấy đoàn kết làm điểm tương đồng trong xây dựng và bảo vệ đảo.

        Đó là đoàn kết trong tập thể Đảng ủy, đoàn kết giữa Bí thư với Phó Bí thư với các ủy viên và giữa các ủy viên với nhau. Đó là đoàn kết giữa Bí thư với đảo trưởng và các phó đảo trưởng, giữa đảo trưởng với tập thể Đảng ủy và các phó đảo trưởng. Đoàn kết giữa cấp trên và cấp dưới, giữa Ban Chỉ huy đảo với Ban Chỉ huy cụm, phân đội, đội. Đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, chiến sĩ với chiến sĩ, giữa cán bộ cùng ngành với cán bộ khác ngành, giữa cơ quan đảo bộ với các đơn vị và giữa các đơn vị với nhau.

        Đó là đoàn kết giữa đảo với cán bộ, nhân viên nhà đèn, với ngư dân của các địa phương ra sản xuất, đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản và giữa đảo với các đoàn khách ra thăm, kiểm tra, nắm tình hình, tham quan du lịch.

        Đó là đoàn kết giữa đảo với các đảo trong quần đảo Trường Sa, với các tàu trực, với các đơn vị đóng quân, đứng chân trên vùng biển và thềm lục địa phía Nam.

        Chính nhờ có đoàn kết đó mà đảo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đảo luôn luôn chủ động triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ, giải quyết mọi yêu cầu, nhu cầu, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, không ỷ lại hoàn cảnh, không trông chờ ở trên. Đó là truyền thống, là nét đẹp văn hoá trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ có chủ động mà các phương án chiến đấu, các kế hoạch phòng thủ, các chương trình huấn luyện, các yêu cầu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, các nhu cầu về cuộc sống vật chất, tinh thần, về thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, đọc sách báo, xem truyền hình, nghe đài, băng đĩa , khám chữa điều trị bệnh tật, hoạt động thể dục thể thao, tăng gia sản xuất đạt hiệu quả, ý nghĩa thiết thực và ngày càng khởi sắc.

        “Khắc phục khó khăn" là một truyền thống tiêu biểu xuyên suốt trong chiến đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển của đảo.

        Khó khăn là đặc điểm lớn, bao trùm lên mọi hoạt động của đảo. Khó khăn về điều kiện thiên nhiên như độ mặn, hơi nước cao dễ làm hư hỏng vũ khí, trang thiết bị, không thuận lợi cho rau, cây cối phát triển; mưa nắng không điều hoà, mùa khô nắng nóng gay gắt, mùa mưa kéo dài ảnh hưởng đến mọi hoạt động; gió, nước làm xói lở đê kè, đe dọa đến cuộc sống của đảo. Khó khăn về công tác bảo đảm như cung ứng, vận chuyển lương thực, thực phẩm, rau xanh, nguyên vật liệu, vũ khí, đạn dược, xăng dầu, tài liệu, sách báo. Khó khăn về bảo đảm thông tin liên lạc, truyền thông, truyền hình phủ sóng. Thấy hết những khó khăn, dựa vào sức mình là chính, cán bộ chiến sĩ không lùi bước, nỗ lực khắc phục, hoàn thành nhiệm vụ.

        Không có máy móc, chỉ có những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xà beng, bằng lao động chân tay, từ những ngày đầu mới giải phóng, cán bộ, chiến sĩ đã đào đắp sửa chữa hầm hố, hào giao thông, công sự, trận địa, san lấp mặt bằng, sửa chữa nhà cửa, thu dọn doanh trại, tổng vệ sinh làm cho bộ mặt của đảo thay đổi. Sau này, lực lượng công binh đưa máy móc, phương tiện và bộ đội ra, song cán bộ, chiến sĩ trên đảo không ỷ lại vào lực lượng công binh mà bằng lao động chân tay phối hợp với công binh đào hào, xây hầm, hố, lô cốt, công sự, trận địa, bến cảng, sân bay, nhà ở kiên cố làm thay đổi căn bản bộ mặt của đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:15:30 pm »


        Trong điều kiện xa đất liền, việc bảo đảm đời sống bộ đội gặp nhiều khó khăn. Không khoanh tay trước khó khăn, cán bộ, chiến sĩ tận dụng từng mét đất, chắt chiu từng bát nước ngọt, từng hạt gạo, miếng cơm, thời gian trồng rau xanh, nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt tôm cá tự túc một phần thực phẩm tươi sống, nâng cao đời sống bộ đội. Nhà ở, giường nằm dột nát, xộc xệch bộ đội tự sửa chữa. Vũ khí, đạn dược bộ đội tự sắp xếp, lau chùi, bảo quản, niêm cất nhờ công sức bỏ ra mà chống được sự xuống cấp, phục vụ kịp thời cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu.

        Để nâng cao đời sống tinh thần, tình cảm của bộ đội, đảo tự tổ chức các buổi liên hoan văn hoá, văn nghệ, thi báo tường, báo liếp, đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi, đọc thơ, xem băng đĩa tập thể, tự sáng tác, tự biên, tự diễn thơ ca, hò vè, nhạc kịch góp phần làm không khí trên đảo thêm sôi động, giảm bớt sự buồn tẻ, tản mạn, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân.

        Hiện nay việc vận chuyển từ đất liền có thuận lợi hơn trước, việc đi lại tương đối thuận tiện, song khó khăn vẫn còn nhiều, cán bộ, chiến sĩ đảo tiếp tục động viên nhau nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

        “Kiên trì, cảnh giác" là truyền thống vẻ vang của đảo.

        Thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện xa sự lãnh đạo của Quân chủng, Vùng, Lữ đoàn, đòi hỏi tính độc lập cao. Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ đảo luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết, kiên trì thực hiện chủ trương, kế hoạch, đối sách.

        Giữa biển khơi, xung quanh nước bao bọc, xa các đảo trong khu vực, xa đất liền, nằm trong khu vực có sự tranh chấp, việc đề cao cảnh giác đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nội bộ là vấn đề sống còn đối với đảo. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của đảo, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ đảo, cán bộ, chiến sĩ thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đập tan âm mưu xâm chiếm, xâm lấn, đóng xen kẽ, các hoạt động trinh sát, khảo sát, thăm dò, các thủ đoạn khiêu khích của nước ngoài. Do đó, dù điều kiện bảo đảm cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hạn chế, đảo đã đối phó thắng lợi với các âm mưu phá hoại, xâm chiếm từ bên ngoài, không để xảy ra bất ngờ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đảo. Bảo vệ chính trị nội bộ trong sạch, đủ sức đánh bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch và các hành động phá hoại của nước ngoài; cán bộ, chiến sĩ có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có quan điểm giai cấp, ý thức địch, ta rõ ràng, phân biệt rõ bạn thù, đối tượng, đối tác Không làm bất cứ một việc gì ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn của đảo, xây dựng đảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt.

        Thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển rộng, thường xuyên diễn ra các hoạt động tranh chấp, đảo luôn kiên trì thực hiện đối sách, bám sát tình hình, bám sát chủ trương đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, bám sát chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, bám biển, bám đảo, kiên trì luyện tập các kế hoạch, đề án, nội dung chương trình xây dựng và bảo vệ đảo. Nhờ kiên trì mà đảo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        “Giữ vững chủ quyền" là truyền thống vẻ vang, xuyên suốt của đảo.

        Hơn 30 năm qua, tình hình vùng biển, quần đảo Trường Sa luôn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ.

        Nhận thức sâu sắc, giữ vững chủ quyền là nhiệm vụ chính trị trọng tâm số 1 xuyên suốt của đảo, cán bộ, chiến sĩ ngày đêm nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, trực chiến, trực ban, trực chỉ huy, luyện tập, huấn luyện, củng cố, xây dựng công sự, trận địa, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Song song với nhiệm vụ quân sự, đảo không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng và bảo vệ đảo như củng cố, kiện toàn tổ chức chỉ huy, tổ chức đảng, đoàn; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; xây dựng đảo vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, Đảng bộ trong sạch vừng mạnh, tổ chức đoàn vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Với những cố gắng, nỗ lực đó đảo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững chủ quyền đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:16:09 pm »


        KẾT LUẬN

        Là đảo lớn trong quần đảo Trường Sa, có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, giao thông; dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội; sự giúp đỡ của các Bộ, các ngành, các đơn vị trong và ngoài Quân chủng, của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các địa phương, của đồng bào, chiến sĩ cả nước; sự nỗ lực, phấn đấu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, quân nhân chuyên nghiệp, đảo Song Tử Tây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, lập nhiều thành tích xây đắp nên truyền thống vẻ vang của đảo Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

        Phát huy truyền thống, trong giai đoạn mới, cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp đảo Song Tử Tây cần thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ sau:

        1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; tình hình nhiệm vụ cách mạng, đất nước, quân đội, Quân chủng, đơn vị; âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Không ngừng nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa Mác - Lêmn, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp đôi mới; kiên định mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì tự do ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc từng mét san hô, từng sải biển thiêng liêng của Tổ quốc.

        2. Nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Tích cực luyện tập các phương án chiến đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, hậu cần, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện về mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đảo.

        3. Tích cực học tập quân sự, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, kiến thức toàn diện và chuyên sâu, giỏi một nghề, biết nhiều nghề, sẵn sàng thay thế cho nhau khi cần thiết. Trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, suy nghĩ và hành động trong sáng, lành mạnh, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ" và truyền thống vẻ vang của quân đội, Quân chủng Anh hùng.

        4. Chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, xây dựng đảo thành khối vững chắc, cán bộ, chiến sĩ trên dưới một lòng, quân dân một ý chí tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi gian nguy, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

        5. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng Đảng bộ đảo thực sự trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên tiền phong gương mẫu làm hạt nhân lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, là niềm tin và chỗ dựa vững chắc của quần chúng. Xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, đội ngũ đoàn viên, thanh niên tiên tiến xuất sắc đi đầu xung kích thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo.

        6. Tích cực, chủ động triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược kinh tế biển, dự án đưa dân ra Trường Sa, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

        Trong giai đoạn cách mạng mới, tình hình biển, đảo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, hơn lúc nào hết., cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây nêu cao trách nhiệm, ý chí quyết tâm, đoàn kết xây dựng đảo thành pháo đài vững chắc, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng, đáp ứng niềm tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Giữ vững và phát huy truyền thống đảo Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:31:54 pm »

   

Vị trí của 9 đảo được nêu trong chủ đề



ĐẢO SƠN CA XÂY DỰNG CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH 1975-2007



LỜI NÓI ĐẦU

        Cách Cam Ranh 331 hải lý về phía Đông là đảo nổi Sơn Ca, đảo có diện tích vào loại trung bình trong cụm Nam Yết. Trong hào khí của cuộc Tổng tiến công Xuân 1975, cùng với giải phóng miền Nam, giải phóng quần đảo

        Trường Sa, ngày 25 tháng 4 năm 1975, đảo Sơn Ca được giải phóng. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển duỗi sự lãnh đạo của Đảng, sự giúp đỡ của nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của quân đội, Quân chủng Hải quân, đảo Sơn Ca đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao: bảo vệ vững chắc chủ quyền, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, đảng bộ trong sạch vững mạnh, được Đảng, Nhà nước, quân đội, Quân chủng tặng nhiều phần thưởng cao quý.

        Từ 48 cán bộ, chiến sĩ, với trang bị vũ khí thô sơ, nhà cửa tạm bợ đến nay đảo có lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân nhân chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng, bảo vệ đảo, được trang bị vũ khí nhiều chủng loại hiện đại, nhà cửa, doanh trại tương đối khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, nền nếp, của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.

        Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh Hải quân về biên soạn truyền thông của quần đảo Trưởng Sa, Cục Chính trị tổ chức biên soạn cuốn sách: “Đảo Sơn Ca xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1975 - 2007)" nhằm giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca nói riêng, quần đảo Trưởng Sa nói chung vở làm tài liệu tuyên truyền.

        Trong quá trình biên soạn, Cục Chính trị nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí trong Đảng ủy, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca, của các đồng chí trong Đảng uỷ và chỉ huy Lữ đoàn 146. Tuy nhiên, thời gian đã hơn 30 năm kể từ ngày đảo được giải phóng, tài liệu lưu trữ không đầy đủ nên việc biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót.

        Nhân dịp này, Cục Chính trị Hải quân chân thành cảm ơn các đơn vị, cơ quan, tập thể, cá nhân và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã giúp đỡ để cuốn sách được in, xuất bản, phát hành đúng dịp kỷ niệm lần thứ 32 ngày đảo được giải phóng (5-4-1975 - 25-4-2007).

CỤC CHÍNH TRỊ HẢI QUÂN        


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:35:56 pm »


Phần một

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC  CỦA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Phần hai

QUÁ TRÌNH CHIẾN ĐẤU, XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐẢO SƠN CA (1975 - 2007)

        I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ CỦA ĐẢO SƠN CA

        Đảo Sơn Ca nằm ở vĩ độ 10°22'42"N và kinh độ 114°28'33"E; cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông. Đảo hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhưng thường thay đổi tùy thuộc vào mùa gió. Đảo dài khoảng 450 mét, rộng chừng 130 mét, khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 3,5 đến 3,8 mét. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm lá xum xuê, rợp bóng mát rất thích nghi với điều kiện sinh sống của loài chim sơn ca. Do nhu cầu bản năng, chim sơn ca thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.

        Là đảo nổi, mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim, không có đất màu nên việc trồng rau xanh khó khăn. Nằm trên nền san hô ngập nước, nhưng đảo không có nước ngọt. Địa hình đảo tương đối đơn giản, nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo.

        Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng khí hậu thủy văn của đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa hơi oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô, thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng kéo dài từ sáng sớm đến sẩm tối. Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, làm ăn trong khu vực, nhất là các đoàn khách từ đất liền ra đảo không mấy khi gặp sóng to, gió lớn. Vì thế, tuy có nắng, nóng, chật chội và thiếu nước ngọt nhưng là những tháng mọi hoạt động của đảo trở nên sôi động. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang thiết bị và sinh trưởng của cây cối. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông gió bão ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.

        Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại song nhiều hơn cả là cây bàng vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do cán bộ, chiến sĩ mang từ đất liền ra đảo, lâu ngày phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên nhiên của đảo nên phát triển tốt, xanh mát quanh năm. Có thể nói, cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong hai đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là chim sơn ca và một số loài chim di cư theo mùa. Do hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và sự săn bắt của con người nên hiện nay các loài chim, cá ngày càng ít đi.

        Cùng với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Sơn Ca là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung Bộ. Nằm trong cụm Nam Yết đảo Sơn Ca phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm, đóng xen kẽ của lực lượng nước ngoài. Từ đảo Sơn Ca có thể quan sát, phát hiện từ xa âm mưu, ý đồ của kẻ thù trước khi chúng đổ bộ vào đất liền, có phương án đối phó, ngăn cản, kìm chân địch, tạo điều kiện cho đất liền chuẩn bị thế trận chiến đấu với kẻ thù.

        Xung quanh đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền tập thể, cá nhân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Một số loài cá xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá mú đã cho thấy giá trị kinh tế của khu vực đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:38:39 pm »


        II XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

        Trong chiến dịch Tổng tiến công Xuân 1975 lịch sử sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn đảo Song Tử Tây, rạng sáng ngày 25 tháng 4 năm 1975, cán bộ, chiến sĩ Đội 1, Đoàn đặc công Hải quân 126 và Tiểu đoàn 471 đặc công Quân khu 5 đi trên hai tàu 673 và 641 của Đoàn 125 do Thiếu úy Đỗ Viết Cường chỉ huy bí mật đổ bộ, tiến công tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 25 tên địch cùng vũ khí, phương tiện, giải phóng đảo Sơn Ca. Sáng sớm ngày 25 tháng 4 năm 1975, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trước gió báo hiệu Sơn Ca được hoàn toàn giải phóng góp phần cùng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mang đại thắng lợi trọn vẹn cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đây,ngày 26 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo.

        Giữ vững thành quả đã đạt được, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng, cán bộ, chiến sĩ của Hải quân và Quân khu 5 được bổ sung quân từ đất liền tiếp tục ở lại bảo vệ đảo. Tình hình trên đảo lúc này có nhiều khó khăn, mọi thứ đều thiếu thốn, vượt qua khó khăn, 48 cán bộ, chiến sĩ của phân đội dưới sự chỉ huy của đồng chí Trung úy Nguyễn Đức Hải, đảo trưởng và đồng chí Chuẩn uý Nguyễn Đức Hùng, chính trị viên vừa củng cố nơi ăn, chốn ở, doanh trại, công sự, trận địa, hầm hố cá nhân, giao thông hào, vừa bắt tay vào huấn luyện chiến đấu, luyện tập các phương án phòng thủ, tổ chức tuần tra, canh gác, trực chiến, chuẩn bị khí tài, vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Người ít, nhiệm vụ nặng nề, song nhờ có ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo. Họ là những người có công lớn xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và phát triển của đảo Sơn Ca.

        Về tổ chức chỉ huy, lúc đầu, đảo chỉ có một phân đội chiến đấu gồm 2 trung đội và 1 trung đội thông tin liên lạc phục vụ cho chỉ huy chiến đấu. Đến năm 1979, đảo được nâng lên tương đương cấp tiểu đoàn gồm Ban chỉ huy đảo, Phân đội 1, Phân đội 2 và Trung đội thông tin. Từ năm 1981 đến năm 1987, đảo chính thức được nâng cấp thành tiểu đoàn. Tổ chức lực lượng có Ban chỉ huy đảo, các đại đội 1, 2, 3 và Trung đội thông tin. Trang bị vũ khí, ngoài các loại súng bộ binh, các loại mìn, các khí tài quan sát, phòng hoá, phòng không, năm 1987 được tăng cường một trung đội xe tăng. Từ năm 1988 đến năm 2006, theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, tổ chức lực lượng của đảo có bước phát triển. Đại đội 1 nâng thành Cụm chiến đấu I, Đại đội 2 nâng thành Cụm chiến đấu II, khẩn trương củng cố các phân đội trực thuộc. Các loại súng pháo, khí tài được chấn chỉnh phù hợp với tổ chức biên chế và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của đảo.

        Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng phát triển lực lượng, đảo không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm thường xuyên là xây dựng và bảo vệ chủ quyền đảo. Trong đó, công tác nắm địch, bảo đảm thông tin liên lạc, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện được chú trọng và đạt được nhiều thành tích tốt.

        Về công tác nắm địch, ngay từ những ngày đầu giải phóng, việc trang bị phương tiện, công cụ nắm địch còn thô sơ, chưa có máy móc tinh vi, chủ yếu là bằng mắt thường và ống nhòm, song hàng ngày vẫn phát hiện hàng chục lần tàu thuyền, máy bay nước ngoài hoạt động trong khu vực. Trong giai đoạn hiện nay, được trang bị phương tiện, khí tài tương đối hiện đại kết hợp với quan sát bằng mắt thường nên khả năng nắm địch được nâng lên, không chỉ đếm được số lượng tàu thuyền mà còn phân biệt được chủng loại. Năm 2006, đảo đã quan sát phát hiện được 2.924 lần chiếc máy bay nước ngoài hoạt động ở các bãi cạn xung quanh khu vực và bay qua vùng trời của đảo. Có nhiều tàu cá vào cách đảo từ 1,5 đến 2 hải lý thả xuồng đánh bắt hải sản và trinh sát, đảo đã dùng nhiều biện pháp kiên quyết xua đuổi. Các lực lượng quan sát, canh gác ngày đêm đăng ký thống kê số lượng, số hiệu, kiểu loại, chủng loại, diễn biến hành động, kịp thời báo cáo cấp trên và xử lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:38:58 pm »


        Thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, lực lượng trực chiến 24/24 giờ, sẵn sàng xử lý các tình huống bất thường xảy ra. Tích cực, chủ động tổ chức luyện tập các phương án chiến đấu phòng ngự, phương án đánh địch tập kích người nhái, tập kích đường không, đổ bộ đường biển, phòng chống cháy nổ, bão lũ, cứu nạn cả ngày lẫn đêm, thời tiết tốt, xấu. Hàng tháng, toàn đảo báo động diễn tập các phương án chiến đấu một lần, cụm chiến đấu một đến hai lần, phân đội ba đến bốn lần. Thông qua luyện tập, cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức địch tình, tư thế, động tác, tác phong chỉ huy chiến đấu được nâng lên, sự hiệp đồng giữa các lực lượng, đơn vị, cơ quan, bộ phận chặt chẽ sát với từng phương án chiến đấu, bảo đảm khả năng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu thắng lợi.

        Trung đội thông tin liên lạc được tổ chức ngay từ ngày đầu đảo mới giải phóng, trình độ thông tin liên lạc ngày càng được nâng lên bảo đảm nhanh, chính xác, tin cậy, bí mật, an toàn, thông suốt, nhất là chấp hành nghiêm chế độ và kỷ luật thông tin liên lạc, bảo đảm liên lạc giữa đảo với bờ, đảo với đảo, chuyển điện đi đến đúng nguyên tắc. Năm 2006, chuyển hơn 5.000 công điện đi đến, 11.000 công điện đối hải, tỷ lệ liên lạc điện tín thường xuyên đạt 98,98% điện thoại đạt 99,99%. Quản lý, khai thác, sử dụng các loạt khí tài thông tin có chất lượng ngày càng cao.

        Công tác huấn luyện được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả cao. Đảo thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu sắc các mệnh lệnh, chỉ thị huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện; kiện toàn biên chế tổ chức, quân số, xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình, thời gian huấn luyện cho các đối tượng; bảo đảm vũ khí, trang bị, phương tiện, khí tài, giáo án, mô hình học cụ sát, đúng, phù hợp; hoàn chỉnh hệ thống bảng, biểu, sổ sách chính quy, đúng mẫu quy định, sát với tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Hàng năm tổ chức tập huấn cán bộ các cấp từ khẩu đội trưởng, tiểu đội trưởng đến phân đội, cụm chiến đấu và đạt 100% về thời gian, quân số, củng cố, bổ sung hệ thống sổ sách, tài liệu, giáo án, mô hình học cụ, bảo đảm cho cán bộ đủ các yếu tố huấn luyện theo yêu cầu chính quy.

        Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, công tác bảo đảm còn nhiều khó khăn song cán bộ, chiến sĩ đã bám sát nhiệm vụ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, liên tục ngày đêm luyện tập, huấn luyện, bảo đảm thông tin liên lạc, khí tài, vũ khí trang bị, thao trường, bãi tập, mô hình học cụ để hoàn thành các nội dung, chương trình, thời gian huấn luyện, có chất lượng, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Bộ đội nắm vững kỹ thuật, chiến thuật các yếu lĩnh động tác, xử lý chính xác các tình huống, làm chủ vùng biển, đảo, không để xảy ra bất ngờ, an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Được Bộ Tư lệnh Hải quân, Vùng 4, Lữ đoàn 146 tặng Cờ thưởng, Bằng khen, Giấy khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.

        Về rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, đổi mới phong cách tác phong công tác theo tinh thần Nghị quyết 1438 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, đảng viên, đoàn viên được quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết 1438, Chỉ thị 37, 85, 733 của Quân chủng; các nghị quyết, chỉ thị của Vùng 4, Lữ đoàn 146 và các quy định cụ thể của Ban chỉ huy đảo.

        Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết chuyên đề của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, đảo thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 1438 gồm 5 đồng chí do đồng chí đảo trưởng làm Trưởng ban đã kiên quyết nhắc nhở uốn nắn những hành vi thiếu đúng đắn trong thực hiện nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng và chỉ thị của Bộ Tư lệnh. Những nội dung về “5 xây, 5 chống, 5 không” được cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm.

        Đảo thường xuyên duy trì chặt chẽ, nghiêm túc chế độ học tập, công tác, sinh hoạt ngày, tuần, tháng. Hàng ngày tổ chức giao ban tình hình giữa Ban chỉ huy đảo với Ban chỉ huy các cụm, phân đội. Hàng tháng tổ chức chào cờ, diễu duyệt đội ngũ toàn đảo Lễ tiết, tác phong, mang mặc, xưng hô, chào hỏi thực hiện đúng quy định. Từ cơ quan đảo bộ đến phân đội, nơi ăn, ở thường xuyên gọn gàng, ngăn nắp. Cán bộ đảo luôn sâu sát đơn vị, nắm chắc tình hình ở các cụm, phân đội, nhất là tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, có biện pháp tích cực giải quyết những vướng mắc bảo đảm giữ vững sự ổn định thường xuyên.

        Mọi quân nhân từ cán bộ đến chiến sĩ đều chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội. Trong quan hệ đồng đội, đồng chí, quan hệ quân dân, cấp trên, cấp dưới thực hiện đúng lời thề danh dự của quân nhân. Đảo là một trong các đơn vị nhiều năm không có các vụ vi phạm kỷ luật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:41:02 pm »


        III BẢO ĐẢM TỐT CÔNG TÁC HẬU CẦN, KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CHIẾN ĐẤU, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, XÂY DỰNG, BẢO VỆ ĐẢO VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA BỘ ĐỘI

        1. Công tác hậu cần.


        Nằm giữa biển Đông, quanh năm chịu sự chi phối của thời tiết biển, nắng, nóng, gió mạnh thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng, bảo vệ đảo và đời sống bộ đội. Những vấn đề về bảo đảm nhu cầu ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe bộ đội luôn là thách thức với lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ đảo.

        Nhận thức sâu sắc đặc điểm, điều kiện thiên nhiên và nhu cầu cuộc sống bộ đội, ngay từ ngày đầu đảo được giải phóng, công tác bảo đảm hậu cần được đặt ra một cách khẩn trương và có nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp, mang lại kết quả tốt.

        Về bảo đảm ăn cho bộ đội, trong những năm 1975-1990, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, nên khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho bộ đội nói chung, cho bộ đội ở đảo và Trường Sa nói riêng rất khó khăn; việc vận chuyển từ đất liền không mấy thuận lợi, tàu thiếu, máy cũ kỹ lạc hậu, không bảo đảm cho hành trình, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu, nhiều tháng không có tàu ra đảo. Quyết tâm khắc phục khó khăn, với ý thức tự lực, dựa vào sức mình là chính, cán bộ, chiến sĩ thực hiện triệt để tiết kiệm lương thực, thực phẩm đồng thời đẩy mạnh tăng gia quanh đảo, quanh nhà, cố gắng bảo đảm thành phần dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội. Có thể nói, trong điều kiện khó khăn, song đảo Sơn Ca là một đơn vị bảo đảm đời sống bộ đội tốt, được Quân chủng đánh giá cao. Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 5 năm 1979, đoàn cán bộ của Vùng 4 và Bộ Tư lệnh Quân chủng do đồng chí Nguyễn Đình Tạc và đồng chí Trịnh Tuần dẫn đầu ra thăm và kiểm tra đã nhận xét: "Các đồng chí có nhiều cố gắng đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng bầu bí, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, nâng cao đời sống bộ đội". Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006, điều kiện kinh tế đất nước phát triển, cung cấp lương thực, thực phẩm, rau xanh từ đất liền có thuận lợi hơn trước, tàu thuyền ra đảo nhiều và thuận lợi hơn, song quán triệt sâu sắc quan điểm hậu cần tại chỗ và phong trào: “Ngành hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy”, đảo vẫn đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự túc một phần thực phẩm, rau xanh, tích cực trồng cây xanh bóng mát, tạo cho đảo có môi trường thiên nhiên dịu mát. Đảo thường xuyên duy trì đàn lợn hàng chục con, gà hàng trăm con, trồng rau muống, rau cải, bầu, bí, mướp. Năm 2006, thu hoạch được hơn 9.000kg rau xanh các loại, đạt 5,8kg/người/tháng, giá trị tính theo đầu người đạt 10.540 đồng/người/năm, 5,5 tấn cá, đạt 3kg/người/tháng, thịt các loại 3 tấn, đạt 1,5kg/người/tháng, thành tiền đạt 583.000 đồng/người/năm. Nước ngọt bảo đảm 15 lít/người/ngày. Cùng với nguồn cung cấp, bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định, việc đẩy mạnh phong trào tăng gia đã tiếp tục cải thiện, bữa ăn hàng ngày của bộ đội được cải thiện.

        Về bảo đảm quân trang, sau giai đoạn kinh tế đất nước khủng hoảng, việc bảo đảm mặc cho bộ đội khó khăn, từ năm 1990 đến nay, bộ đội có đủ quân trang dùng chung, quân trang cá nhân. Có quân trang thường dùng trong học tập, huấn luyện, công tác, sinh hoạt, có quân trang trong luyện tập, trong hành quân dã ngoại và trong thao tác.

        Về bảo đảm doanh trại, quán triệt sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính. Ngày đầu mới giải phóng, nhà ở dột nát, thiếu thốn, cán bộ, chiến sĩ đã bỏ hàng trăm ngày công lợp lại mái nhà; quét sơn giường tủ, tu sửa nhà bếp, nhà ăn từng bước cải thiện. Từ năm 1990 đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của nhân dân cả nước, hệ thống nhà ở, nhà ăn, nhà bếp, doanh trại của đảo được đổi mới nâng cấp, khang trang, sạch, đẹp và chính quy hơn.

        Tổ chức tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý, đúng mục đích các loại hàng hoá, cơ sở vật chất hậu cần như lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc quân y, dụng cụ cấp dưỡng bảo đảm đủ chế độ, tiêu chuẩn, ổn định thường xuyên sinh hoạt của bộ đội và dự trữ sẵn sàng chiến đấu theo quy định, không để xảy ra lãng phí, thất thoát. Kho tàng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thông thoáng, không để hàng hoá bỉ ẩm ướt, mục nát; bảo đảm chất lượng phục vụ đời sống của bộ đội.

        Đảo duy trì nền nếp công tác phòng dịch, vệ sinh. Hàng tuần, từ cơ quan đảo đến đơn vị tổ chức tổng vệ sinh, bảo đảm môi trường luôn trong lành, thoáng mát, sạch sẽ.

        Tổ quân y thường xuyên kiểm tra vệ sinh nhà ăn, nhà ở, nhà làm việc, khu vực sinh hoạt công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều năm liên tục không để xảy ra dịch bệnh. Đồng thời có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho 100% cán bộ, chiến sĩ. Chủ động khám, điều trị bệnh, tất cả cán bộ đến chiến sĩ đều được chăm sóc sức khỏe, hưởng các dịch vụ y tế, quân số khỏe luôn đạt từ 98,7% trở lên. Ngoài việc bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội, tổ quân y của đảo đã cấp cứu, điều trị cho nhiều ngư dân các địa phương ra sản xuất. Đặc biệt năm 2003, đảo đã cứu 2 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị lực lượng nước ngoài bắn trọng thương thoát khỏi tử vong, được Bộ Tư lệnh Quân chủng gửi điện khen; cứu 1 ngư dân vận hành máy bị giập tay và 1 ngư dân viêm ruột thừa cấp được phẫu thuật kịp thời. Tổ quân y của đảo liên tục được công nhận danh hiệu Quân y 5 tốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 08:41:45 pm »


        2. Công tác bảo đảm kỹ thuật

        Quản lý, khai thác, sử dụng một khối lượng lớn vũ khí, máy móc, xe pháo, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Được lãnh đạo, chỉ huy của đảo quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, được cán bộ, chiến sĩ tự giác thực hiện, công tác bảo đảm kỹ thuật đạt được kết quả tốt. Hơn 30 năm qua, đảo đã tập trung bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, lau chùi, niêm cất, sử dụng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng và bảo vệ đảo. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đảo động viên cán bộ, chiến sĩ tiết kiệm dầu mỡ, giẻ lau, thực hiện nghiêm ngày kỹ thuật, giờ bảo quản nên hệ số bảo đảm kỹ thuật luôn đạt cao.

        Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa tác dụng to lớn cuộc vận động "Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông" và khâu đột phá “Xây dựng nền nếp chính quy kỹ thuật và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật", Đảng ủy bộ phận có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện cuộc vận động. Ban chỉ huy, trực tiếp thường xuyên là đồng chí đảo trưởng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ thực hiện. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật ở các cụm chiến đấu, các phân đội xe tăng, pháo, trung đội thông tin, tổ quân y trung bình mỗi năm đầu tư hàng trăm ngày công cho việc sửa chữa phương tiện, máy móc, xe pháo. Nhiều hạng mục hư hỏng của xe tăng theo phân cấp, phải sửa ở nhà máy, anh em tự khắc phục sửa chữa bảo đảm xe luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, lợi cho công quỹ hàng triệu đồng. Hai năm 2005, 2006, cùng với Nhà máy Z753, Phòng Kỹ thuật Vùng 4, Lữ đoàn 146, đảo đã bảo dưỡng, sửa chữa được 48 lượt cho 24 khẩu pháo (trung bình pháo mặt đất, pháo phòng không, pháo tăng được 2 lượt trên 1 khẩu). Nhà xe, kho vũ khí đạn được che đậy, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát. Thực hiện theo quy định của trên, đảo đã tiến hành các nguyên tắc, thủ tục hủy 9 tấn đạn cấp 5, đổi 20 tấn đạn bị ngập nước mặn vào bờ an toàn. Hệ số bảo đảm sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị kỹ thuật đạt 100%, hệ số hoạt động của xe máy đạt 96% phục vụ kịp thời yêu cầu huấn luyện, bắn đạn thật, cơ động, di chuyển lực lượng, báo động chiến đấu, giữ vững thông tin liên lạc, quản lý vùng biển ngày càng có hiệu quả hơn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM