Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:10:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sơn miền ký ức - Tập 2  (Đọc 42873 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:12:20 pm »


Với tinh thần của nghị định thư đó, tất cả sẽ được thực hiện bắt đầu bằng nhóm xung kích do Chacon chỉ huy. Chacon tiến hành một công việc quan trọng là khảo sát và chuẩn bị các điều kiện bằng cách ghi trong nhật ký hàng ngày:

"Ngày 17 tháng 7, chúng tôi bắt đầu đi Quảng Trị vào lúc 8 giờ sáng. Cùng đi với chúng tôi có thiếu tá Liêu Văn Thăng - Phó chỉ huy công việc này ở Trường Sơn và phụ trách những người Việt Nam học ở Cuba, thiếu tá Mạo - Chính trị viên một trung đoàn của Mặt trận Dân tộc giải phóng, thiếu úy Hát của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và 1 đồng chí phiên dịch, 2 đồng chí lái xe.

"Sau hai ngày hành trình, chúng tôi đến thị xã Đồng Hới và được trung tá Trần Đình Cầu - Phó chỉ huy công binh của Quân khu 1 tiếp đón1.

"Tối 19 tháng 7, chúng tôi tham dự một cuộc mít tinh chính trị do các đồng chí Cuba đang xây dựng bệnh viện Đồng Hới tổ chức, mà bệnh viện này được Tổng Tư lệnh Fidel tặng. Cuộc mít tinh này nhằm thắt chặt mọi quan hệ chính trị giữa thanh niên của Đồng Hới với thanh niên Cuba.

"12 giờ trưa ngày 20, chúng tôi đến bãi biển Vịnh Mốc. Đi cùng chúng tôi đến đó từ Hà Nội là đồng chí Cao và các bạn Việt Nam khác. Ở đó chúng tôi được đồng chí đặc phái viên của đồng chí chỉ huy hậu cần Quân khu 1 tiếp đón. Sau khi xin lỗi vì sự vắng mặt của đồng chí chỉ huy, đồng chí đặc phái viên đã thông báo cho chúng tôi biết là một vài điểm của chương trình đoàn chúng tôi sẽ tiếp tục ở Quảng Trị.

"4 giờ chiều, thật bất ngờ chúng tôi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tiếp đón. Chúng tôi đã thông báo cho Trung tướng biết mục đích của đoàn chúng tôi và đồng chí Trung tướng đã trả lời là chúng tôi sẽ nhận được tất cả sự giúp đỡ của đồng chí.

"7 giờ sáng ngày 21, chúng tôi bắt đầu một cuộc họp kéo dài trọn một ngày, về phía Việt Nam có thượng tá Phạm Công Tiếp - phụ trách công binh của Quân khu 1, đồng chí Cầu - phó chỉ huy công binh, thiếu tá Thăng, thiếu tá Thọ, kỹ sư trưởng phụ trách công trình của ban lãnh đạo công binh và một số đồng chí khác đã tham dự.

"Đồng chí chỉ huy công binh đã trình bày một cách tỉ mỉ với chúng tôi về các công việc công binh - quân sự đang được tiến hành ở vùng đó. Chúng tôi phân tích đặc điểm và nhiệm vụ của các đơn vị sẽ đến thăm, đặc điểm của con đường Hồ Chí Minh và những công việc chuẩn bị ở những nơi sẽ đến thăm (trường học, công xưởng, lán trại sắp tới của những người Cuba, kho tàng, v.v...).

Đồng chí đó giới thiệu với chúng tôi những đặc điểm kỹ thuật và những thông số của thiết kế chính xác của đường số 9 và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra họ còn đưa ra khối lượng phải làm, những hạng mục công trình phải xây dựng, thiết bị hiện đại cũng như việc tổ chức lao động thành trung đoàn.

"Mọi người còn giới thiệu những vấn đề chính là: độ dốc ổn định, đi lại khó khăn trên các triền núi, việc cung cấp đá cho các máy nghiền khó khăn, ít kinh nghiệm trong việc lát đá, tiến độ chậm trong việc xây dựng cầu cống, không có phòng thí nghiệm kiểm tra, trình độ kỹ thuật của thanh niên rất thấp.

"Họ cũng cho chúng tôi biết chương trình đi thăm Quảng Trị kéo dài đến ngày 30 tháng 7 và sau đó giới thiệu cho chúng tôi đồ án con đường Hồ Chí Minh.
_______________________________________
1. Có thể là mật danh quân sự thời gian đó, không phải là Quân khu 1 hiện nay (BT).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:13:09 pm »


"6 giờ sáng ngày 22, chúng tôi rời Vịnh Mốc đến vùng giải phóng Quảng Trị. Cùng đi với chúng tôi có trung tá Cầu, trung tá Diễn, thiếu tá Thăng, thiếu tá Thọ, một bác sĩ, một y tá và một số đồng chí khác.

"6 giờ 45 phút, chúng tôi vượt qua vĩ tuyến 17. Đoàn chúng tôi có vinh dự được qua các vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó là một cơ hội mà rất nhiều người cách mạng mong muốn.

"9 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu vượt qua 20 kilômét đường số 9, một con đường do Mỹ xây dựng và cũng là nơi diễn ra những cuộc chiến đấu lớn mà giờ đây vẫn còn lại những dấu tích. 2 giờ chiều, chúng tôi thăm nơi để các vũ khí hạng nặng và trên đường về nơi trú quân, chúng tôi có dịp nhìn thấy một máy bay do thám của địch bị các đơn vị phòng không của Mặt trận Dân tộc giải phóng bắn rơi.

"Ngày 23, chúng tôi thăm nhà máy nhựa đường, máy nghiền đá và 1 trung đoàn làm nhiệm vụ rải đá.

"Cần phải nhấn mạnh rằng ở mỗi nơi chúng tôi đến thăm, các đồng chí chỉ huy đều bày tỏ lòng mong muốn nhận được những kinh nghiệm và sự giúp đỡ của chúng tôi cũng như những sự giảng giải tỉ mỉ về những chức năng của các hoạt động và những vấn đề chính. Ngoài ra ở mỗi nơi chúng tôi đến thăm đều có rất nhiều khẩu hiệu nói về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Cuba. Chúng tôi rất cảm động khi nhìn thấy trên chiếc mũ sắt của mỗi người chiến sĩ đều có một khẩu hiệu thể hiện tình anh em giữa chúng tôi.

"Buổi chiều, chúng tôi có vinh dự được đi thăm đồi 241, một căn cứ cũ của Mỹ, nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu lớn, trước đây mới chỉ có được một đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm, đó là đoàn đại biểu của Đảng và Chính phủ Cuba do đồng chí Thủ tướng, Tổng Tư lệnh Fidel Castro dẫn đầu. Chúng tôi được nghe đồng chí phụ trách các lực lượng du kích chỉ huy chiến dịch năm 1972 tường thuật lại những diễn biến của các cuộc chiến đấu xảy ra xung quanh căn cứ cho đến lúc Quân giải phóng chiếm được. Đồng chí sĩ quan này là người đã giới thiệu với đồng chí Tổng Tư lệnh tất cả những diễn biến của các cuộc chiến đấu. Sau đó chúng tôi đi sâu vào khu căn cứ, và nhận thấy rằng nó đã trở thành một đống sắt vụn, nằm bên cạnh hàng rào "bất khả xâm phạm" Mắc Namara.

"Buổi tối chúng tôi được xem bộ phim tài liệu về chuyến đi thăm của Fidel ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Cuốn phim đã được các chiến sĩ Việt Nam xem đến hàng nghìn lần nhưng lúc nào cũng như là lần đầu.

"Buổi sáng, chúng tôi có thể nghe những tiếng ầm ầm của một trận chiến đấu kéo dài 45 phút. Tất cả các lực lượng xuất sắc xung quanh nơi chúng tôi trú quân đã được huy động. Sau đó chúng tôi được biết rằng, sau Hiệp định Pa-ri, đây là trận chiến đấu lớn nhất nổ ra giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng và kẻ thù, kẻ chưa hề một ngày ngừng khiêu khích.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:14:08 pm »


"Ngày 24, chúng tôi đi thăm cơ sở hậu cần cũ của Mỹ ở Ái Tử, được giải phóng ngày 30 tháng 4 năm 1972. Đây là một căn cứ lớn của Quân khu 1 và hiện nay nằm cách địch 200 mét. Từ căn cứ này, chúng tôi có thể nhìn thấy cờ của địch bay trên các địa bàn chưa được giải phóng, cũng như các hoạt động của máy bay trực thăng. Chúng tôi đi vòng quanh khu căn cứ và được nghe tất cả những diễn biến của trận chiến đấu, nơi luôn luôn nổi lên yếu tố bất ngờ.

"12 giờ trưa, chúng tôi đi thăm một trung đoàn vận chuyển đất đá. Đó là trung đoàn xây dựng con đường Hồ Chí Minh. 12 kilômét đường đang được thi công và cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những công việc làm bằng tay đã để lại cho chúng tôi một ấn tượng mạnh mẽ. Họ đã giải thích cho chúng tôi biết tất cả những công việc nặng nhọc của trung đoàn, các kế hoạch làm việc và đưa ra một số vấn đề chính là thiếu phụ tùng thay thế, thiết bị của nhiều nước khác nhau (Liên Xô, Trung Quốc), nổ mìn bằng tay thiếu sự kiểm tra về chất lượng, 76 công nhân điều khiển máy móc (3 người có trình độ tốt) các đồng chí chỉ huy không qua trường lớp nào, rất ít kinh nghiệm trong việc cơ giới hóa công việc.

"Ngày 25, chúng tôi đến thăm nhà khách của Chính phủ, nơi mà trước đây đồng chí Tổng Tư lệnh của chúng tôi và đoàn đại biểu Cuba đã nghỉ ở Quảng Trị. Mọi người chỉ cho chúng tôi nơi Fidel nghỉ và kể lại một số chuyện vui. Họ chỉ cho chúng tôi cái giường mà Fidel đã ngủ, cái giường mà người ta phải kéo dài trên 50 phân nữa vì những giường bình thường Fidel không nằm vừa. Và điều này thật thú vị, kể đến tất cả đều cười rộ lên.

"Buổi sáng hôm đó, chúng tôi đã nhìn thấy một chiếc máy bay do thám nữa của địch.

"2 giờ chiều chúng tôi trở về Vịnh Mốc nơi hôm trước chúng tôi trú quân.

"Ngày 26, chúng tôi được nghỉ hoàn toàn cả ngày. Buổi tối chúng tôi dự một bữa tiệc do Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Chính ủy của bộ phận hậu phương, đại tá Nguyễn Lang - Chỉ huy phó bộ phận hậu phương và một số sĩ quan khác của Mặt trận Dân tộc giải phóng chiêu đãi. Trong buổi chiêu đãi này, rất có ý nghĩa về mặt chính trị, mọi người đã tưởng niệm đến những người anh hùng và liệt sĩ Moncada. Thiếu tướng Thiện và trưởng đoàn Cuba đã phát biểu ý kiến tỉ mỉ những diễn biến của trận tiến công pháo đài Moncada cũng như tầm quan trọng của nó cho việc phát triển sau này của cách mạng. Sau đó chúng tôi xem phim tài liệu Cuba.

"Ngày 27, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối, chúng tôi họp với đồng chí chỉ huy công binh, Thượng tá Tiệp và các thành viên khác của ban lãnh đạo. Đoàn chúng tôi đưa ra một vài yêu cầu về các địa điểm đi thăm. Chúng tôi cũng đã phân tích với phía Việt Nam tất cả những vấn đề liên quan đến lớp học, cách tổ chức, khóa học, v.v... Chúng tôi trao lại bản đề án xây dựng xưởng cưa. Mọi người đưa ra cho chúng tôi số lượng học sinh cần thiết cho các khóa học. Tất cả là 614 người.

"194 lái xe sẽ bắt đầu học các lớp vào cuối tháng 12. Các xe vận tải tập trung ở Vinh Đức nơi có kho chứa phụ tùng thay thế.

"Địa điểm để xây dựng xưởng cưa còn đang được nghiên cứu.

"Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10, các khóa học bắt đầu phải chia nhỏ ra.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #63 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:14:39 pm »


"Chúng tôi sẽ đi thăm các phân xưởng, trường học và ký túc xá của những người Cuba và kho phụ tùng thay thế. Các đồng chí của Mặt trận Dân tộc giải phóng bảo đảm gửi thư và nhận thư cho chúng tôi ra Hà Nội và ngược lại.

“Nhóm chúng tôi sẽ có tên là A-74.

"Chúng tôi được thông báo là ở khu vực chúng tôi ở có một nhóm quân địch xâm nhập vào, vì vậy phải áp dụng một số biện pháp an ninh.

"6 giờ 30 phút ngày 28, chúng tôi bắt đầu đi đến các phân xưởng và trường học được khởi công xây dựng cách Vịnh Mốc 45 kilômét. Sau đó chúng tôi đến thăm nơi ăn ở của các chuyên gia Cuba cách trường và các công xưởng khoảng 4 kilômét. Các ngôi nhà của các chuyên gia Cuba có đầy đủ tiện nghi về ăn ở, vệ sinh và đã hoàn thành được 90% tiến độ thi công. Những ký túc xá này nằm cách con sông Bến Hải 2 kilômét về phía Nam, đánh dấu vĩ tuyến 17.

"Sau đó chúng tôi quay trở lại Vịnh Mốc. Tốc độ trung bình của cuộc hành trình là 20 kilômét một giờ.

"6 giờ sáng ngày 29, chúng tôi lên đường về Hà Nội. Trước khi đến Đồng Hới, chúng tôi thăm kho chứa các phụ tùng thay thế đang thời kỳ vận chuyển đất đá. Chúng tôi trao đổi một vài kinh nghiệm về xây dựng các văn phòng và việc tổ chức sắp đặt phụ tùng ở bên trong, v.v...

"Chúng tôi ăn trưa ở Đồng Hới và thăm nơi ở của các đồng chí Cuba. Khi ở Đồng Hới, chúng tôi nhận được một tin mừng là Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên sẽ tiếp chúng tôi ở một địa điểm nghỉ ngơi, gần thị xã. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã tiếp chúng tôi lúc 8 giờ tối và nói rằng đồng chí đã biết tất cả những cái chúng tôi đã nghĩ và góp ý. Những điều góp ý này được coi là rất hữu ích và bằng mọi cách sẽ cố gắng bảo đảm tất cả khi các thiết bị chuyển về.

"Kết quả của những việc làm là một đoạn dài của đường số 9 được sáp nhập vào con đường Hồ Chí Minh".

Những dòng nhật ký của Chacon dừng ở đoạn này. Câu cuối cùng của anh đã in sâu vào lòng mọi người. Con đường mòn không tồn tại khi đường 9 là đường 9 - sản phẩm của kỹ thuật công binh quân sự Mỹ, được xây dựng không tiếc đôla và kỹ thuật nhằm mục đích là không bao giờ có con đường Hồ Chí Minh, và nếu như có, phải phong tỏa nó.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đề nghị những người Cuba hai việc: Thứ nhất là khôi phục lại toàn bộ khả năng của đường 9, biến nó thành đại lộ giải phóng và thứ hai là tiếp tục xây dựng con đường Hồ Chí Minh kéo dài đến cây số 90. Silva khẳng định: Đường 9 nối liền mật thiết với đường Hồ Chí Minh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #64 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:15:06 pm »


Những chuyên gia Cuba trong nhóm xung kích (ngoài Chacon và Silva còn có Orlando Prado) thông báo cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên biết kết luận về những vấn đề đặt ra của phía Việt Nam:

1. Phương án xây dựng đường 9 là rất tốt, có đầy đủ các chi tiết. 20% con đường đều phải sửa chữa gấp.

2. Cần phải cung cấp thêm nguyên vật liệu cho các đồng chí bên xây dựng. Những cây cầu bị phá hủy không chấp nhận sự sửa chữa mà phải làm lại.

3. Có những ụ đất cần phải có những bức tường che chắn bảo đảm sự vững chãi của nó.

4. Lời nói suông (?) phải thay bằng một nguyên liệu có chất lượng tốt hơn.

5. Điều này có ý nghĩa là phải chú trọng hơn nơi cung cấp đá và nhà máy nhựa đường. Nơi lấy đá có rất ít, máy nghiền đá chỉ đạt 1 mét khối/giờ. Cho đá vào máy nghiền làm bằng tay, cần phải cơ giới hóa ngay khâu này.

6. Các chân máy nghiền làm bằng gỗ vì vậy sẽ không được lâu bền. Nhựa đường được nung chảy bằng củi trong 2 lò và trong 4 giờ mới đạt được 120°c.

7. Có một máy rải nhựa Liên Xô nhưng không được công nhân sử dụng.

8. Chất lượng của nhựa đường hỗn hợp là thấp.

Ngoài ra chúng tôi cũng đưa ra các ý kiến về việc tổ chức các khu chứa phụ tùng thay thế và các công trình xây dựng sắp tới để bảo vệ các máy móc và phụ kiện sắp chuyển đến.

Mọi người xem xét lại các khóa học cần thiết và Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên dự kiến số lượng học viên như sau:

Thợ điều khiển máy móc xây dựng 270 người;
Lái xe 194 người;
Thợ máy 70 người;
Xăng dầu 18 người;
Nhựa đường 10 người;
Đất, lãnh thổ 6 người;
Phụ tùng thay thế 30 người;
Phụ trách công việc vận chuyển đất đá 16 người...
Tất cả là: 614 học sinh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #65 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:15:54 pm »


Đầu tháng 10, khóa học bắt đầu ngay khi trường học đã sẵn sàng nằm sâu trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Đó là lòng quyết tâm và khi được thông báo điều này, Trung tướng nói:

- Mỗi người Việt Nam theo học các khóa học này sẽ tham gia ngay lập tức các công việc của con đường, để làm việc và cũng để nhân lên gấp bội sự hiểu biết, nắm vững kỹ thuật và tiến độ xây dựng công trình.

Tất cả điều đó đã diễn ra.

Ngày 19 tháng 8, cùng với toàn thể nhóm ở Hà Nội, hai kế hoạch cụ thể đã được thảo ra giữa những người Cuba và các đồng nghiệp Việt Nam.

Một tháng sau đó, những người Cuba và Việt Nam phải di chuyển các thiết bị, máy móc đến nơi cần thiết. Kẻ thù đã phát hiện được nhiều bí mật và Nhật đã chịu nhượng bộ và phá vỡ các quy luật buôn bán. Các bạn Cuba dự định dùng đòn bẩy cùng xe nâng hạ bốc xếp để vận chuyển thiết bị. Những người bạn Việt Nam không nhịn được cười đã trả lời:

- Chúng tôi không có xe nâng để bốc xếp.

- Thế ở Hải Phòng cũng không có à? - Silva ngần ngừ hỏi lại?

Không có nơi nào ở Việt Nam có loại xe đó cả, trừ Sài Gòn. Các bạn Cuba ngạc nhiên khi biết rằng người cần phải làm việc rất nhiều thì trong tay lại có rất ít. Ngược lại, thì điều đó lại làm cho các bạn Việt Nam cười thoải mái.

- Cần phải có một số lượng dầu máy đầy đủ để chạy các thiết bị, máy móc, các đồng chí có bao nhiêu? - Silva nói.

- Dầu máy à - một nhân viên kỹ thuật Việt Nam nói - Chúng tôi có đấy nhưng không phải để cho cái đó.

- À, thế thì cũng như xe nâng hạ phải không? Chắc là cũng chỉ có ở Sài Gòn? Có đúng không?

Một lần nữa, tiếng cười lại rộ lên, lần này ở cả các bạn Cuba.

- Chúng ta sẽ yêu cầu Cuba - Leon khẳng định.

Lại thêm một sự lo lắng. Thời tiết ngày càng xấu và có thể tàu chở hàng sẽ đến vào lúc thời tiết rất không có lợi và vào một cảng nông như cảng Hải Phòng sẽ lại phải vận chuyển tăng bo. Nhưng cũng rất may là điều đó không xảy ra như điều chờ đợi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #66 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:16:19 pm »


Đứng về góc độ kỹ thuật, mọi người thống nhất một sự nguy hiểm - Theo một người bạn Cuba là Rene Rodriguez - Trong việc vận chuyển các thiết bị xe bánh hơi loại nặng: họ sẽ phải tự mình chuyển các máy móc này từ Vinh đến Quảng Trị trên một quãng đường dài qua những con đường như những địa ngục của cuộc chiến tranh ở một nước nghèo mà không bao giờ có những con đường tốt.

- Các đồng chí còn khổ vì những con đường - một công nhân xây dựng khác, đồng chí Montasinos nói - lại còn chưa kể đến có khi còn bị ném bom.

Không một ai nói gì khi nghe sự thật này. Kế hoạch vận chuyển hoàn chỉnh là: từ Hải Phòng đến Vinh, các xe vận tải bánh hơi, cần cẩu, máy xúc và... sẽ được chuyên chở bằng đường sắt. Con đường này hầu như bị phá hủy hoàn toàn và đang được xây dựng lại một cách kiên cường. Và sau đó, chúng sẽ được chính những người thợ máy đưa về nơi tập kết cuối cùng. Trong khi đó các phụ tùng thay thế sẽ được vận chuyển bằng các xe tự đổ.

Còn các loại xe bánh xích như máy ủi, xe vận tải được chuyển bằng 7 chiếc sà lan từ Hải Phòng đến Đông Hà và từ đó, như những đứa trẻ đi bộ, tiến về Quảng Trị.

Tất cả đều làm việc cần mẫn không kém gì việc bốc dỡ hàng ở tàu "Ilias".

Ngày 24 tháng 9 đã đến và mang theo một ẩn số, ngoài nghĩa vụ quý giá của nó. Torres (thuyền trưởng) ở cảng Nhật Bản đã phát hiện ra một kẻ đáng nghi ở những quán rượu và bóng ma "La Coubre" bắt đầu lởn vởn trong đầu những người Cuba, những người luôn luôn vững vàng sát cánh cùng các bạn Việt Nam sử dụng tất cả những phương tiện phòng bị để bốc dỡ hàng hóa. Việc bốc xếp hàng hóa được cả hai bên thực hiện trong ít ngày làm việc căng thẳng và kết thúc vào ngày 11 tháng 10.

Cần phải nói lại ở đây một sự kiện mà mỗi khi nhớ lại, các "vận động viên bóng chày" đều cười.

Nhóm xung kích ở Hải Phòng xác định lại lần cuối cùng những chi tiết về tàu hàng Cuba chở đầy máy móc thiết bị xây dựng cập cảng Hải Phòng và quyết định những địa điểm phụ thêm cho công việc đó. Xảy ra một việc làm mọi người hiểu rõ thêm lòng căm thù của nhân dân Việt Nam đối với tội ác tày trời của Mỹ đến đâu. Một hôm, những người bạn Cuba là Prado, Chacon và Silva đang đứng nói chuyện ở ngoài khách sạn Hòa Bình. Có một cụ già Việt Nam đi qua, cụ bỏ cái thúng đang đội ở trên đầu xuống, nhặt một hòn đá và ném thẳng vào cái đầu tóc hung của Chacon làm anh bị thương nhẹ.

Sau đó các bạn Việt Nam, không hề nói gì về tai nạn đó, đã cho biết rằng chính tại khách sạn đó, bọn lính Mỹ tham gia vào việc gỡ mìn ở cảng Hải Phòng theo Hiệp định Pa-ri đã ở trước đó.

Với tính hài hước của mình, Prado đã nói với Chacon:

- Thế là anh thoát nạn nhé, bởi vì cụ già đó mới chỉ cho anh một "quả tên lửa" vào đầu thôi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:16:55 pm »


Một năm sau đó, khi kết thúc nhiệm vụ và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp, Chacon đã nói rằng anh đã quên sự việc đó và cho rằng những biểu hiện của lòng căm thù giặc Mỹ là không thể tránh được. Chính Chacon, ngay hôm sau đã biết rằng cụ già đó đã mất hết cả gia đình và bọn tội phạm lại cũng là những người cao to, tóc hung và mắt xanh.

Trong thời gian bốc dỡ hàng, nhóm Cuba phát động thi đua và Silva là người lao động xuất sắc nhất của tháng 10 và trong suốt cả thời gian làm việc. Và đây là tấm gương của một người đã trở thành người cách mạng sau khi Cách mạng Cuba thành công và đã phục vụ cách mạng một cách tuyệt vời trong rất nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Sinh năm 1945 trong một gia đình nghèo của tỉnh Pinar del Rio, Enrique Guitavo Silava Galiano theo học cấp 1 ở một trường làng nhỏ bé tên là La Palma nhưng đến năm 13 tuổi, anh đã phải làm việc và phải bỏ học để giúp đỡ cha nuôi cả gia đình. Cách mạng thành công đã cho anh thời cơ đi học tiếp và đến năm 1970 anh đỗ kỹ sư xây dựng.

Trong suốt thời gian đó, anh đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ yêu cầu. Năm 1959, anh gia nhập vào tổ chức Hội thanh niên quật khởi AJR, là đội viên "Conrado Banitez" trong chiến dịch xóa nạn mù chữ, thu hoạch cà phê ở các miền rừng núi phía đông, đi chặt mía và luyện tập trong trường. Cán bộ chỉ huy phòng thủ để đối phó với quân địch. Năm 1962 anh được kết nạp vào Đoàn Thanh niên cộng sản Cuba. Cho đến năm 1970, anh được kết nạp Đảng, không tính đến tuổi yêu cầu và đang là sinh viên. Cũng năm đó, anh tốt nghiệp và bắt đầu làm việc, giữ nhiều chức vụ khác nhau và cho đến năm 1974 được chọn đi làm nghĩa vụ ở Việt Nam.

Khi suy nghĩ về người kỹ sư đáng mến và bền bỉ này, người ta thường nghĩ rằng ở Việt Nam, sự chiến thắng không phải giành được do những bàn tay siêu đẳng, bởi vì người Việt Nam không phải là như vậy, và cả những người đã dành cho họ sự giúp đỡ rất khiêm tốn nhưng chân thành cũng không phải là như vậy. Sự giúp đỡ mà không có nó, người ta vẫn đập tan bọn bị thổi phồng một cách quá đáng về chủng tộc mà họ đã tin vì họ là những con quỷ đáng thương bị nhiễm độc bởi sự tuyên truyền rất Mỹ rằng họ là những siêu nhân, họ là vô địch và họ là những người luôn luôn chiến thắng.

Các bạn Việt Nam đã chiến thắng không phải vì một thứ tinh thần hiếu chiến bẩm sinh nào cả - đó cũng là một tư tưởng phân biệt chủng tộc giả dối rất được lòng dân ở phương Tây - mà họ đã biến chiến tranh thành một trường học. Họ buộc phải chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy họ rằng ngày nay họ phải học chiến đấu, đương đầu với tất cả bọn xâm lược như cha ông họ đã từng làm. Và mỗi một trận chiến đấu ở tiền tuyến hay hậu phương đều được biến thành một lớp học.

Điều này đã làm cho các bạn Việt Nam sốt ruột. Một vài lần đã phải chịu thất bại. Những người bạn Cuba thường không ngừng học hỏi các bạn Việt Nam, nhưng một vài lần, trong những trường hợp cụ thể, đã yêu cầu các bạn Việt Nam chú ý hơn ở những cái đang làm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:18:02 pm »


Một sự việc cụ thể đã xảy ra ở sân bay Cát Bi của Hải phòng, nơi tất cả các thiết bị máy móc được vận chuyển đến để chuẩn bị lên đường. Các máy móc này được bảo quản kỹ bằng lớp dầu nhờn. Lòng ham muốn tiến nhanh và thói quen tò mò của người Việt Nam đã làm cho các chiến sĩ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được cử đi vận chuyển các thiết bị này đã có ý định mở xem các máy móc đắt tiền trước khi chưa có một sự hiểu biết tối thiểu. Kết quả là đã gây ra một số hư hỏng nhẹ và cũng đã được sửa chữa nhanh chóng. Đó là một bài học - một đại tá Việt Nam đã nói như vậy khi đề cập đến vấn đề đó - Chúng tôi cần phải bình tĩnh hơn nữa và học nhiều hơn nữa.

Cùng với thái độ và sự hiểu biết kỹ thuật của mình trong việc chuẩn bị các thiết bị máy móc ở Hải Phòng, Jose Garcia Pleites đã trở thành một người xuất sắc. Anh sinh ngày 20 tháng 7 năm 1940 trong một gia đình nghèo. Từ nhỏ anh đã thấy sự bất công và bóc lột; anh đã bỏ học, tìm việc làm bằng cách đi học nghề thợ máy. Năm 17 tuổi, anh tham gia vào phong trào 26 tháng 7 và cuối cùng khi ánh sáng của nền độc lập vĩnh viễn đến với Cuba, các nhà máy xí nghiệp được quốc hữu hóa đều biết sự làm việc hăng say quên mình của anh.

Nắm vững kỹ thuật mà các đồng chí Liên Xô bồi dưỡng nghiệp vụ cho những thành viên của quân đội quật khởi, tôi luyện trong hàng ngũ dân quân, tranh thủ mọi thời gian nâng cao trình độ văn hóa là những công việc hàng ngày của anh. Năm 20 tuổi, anh được vinh dự gia nhập vào tổ chức Cách mạng cánh tả (ORI) cho đến khi được kết nạp vào Đảng cộng sản Cuba. Những trận truy quét ở Escambray, trận Giron, cuộc khủng hoảng tháng 10 là những trường học tốt nhất tôi luyện Garcia sẵn sàng đối phó với kẻ địch ở Việt Nam.

Ngày 18 tháng 11, ba ngày sau khi làm lễ long trọng trao cho phía Việt Nam những thiết bị máy móc có được bằng mồ hôi của nhân dân lao động Cuba, đồng chí Trần Đình Cầu - Phó ban chỉ huy công binh Quân đội Việt Nam ở Quân khu 1 bắt đầu vận chuyển loại vũ khí đặc biệt không nổ này vào phía Nam, nhưng lại là một yếu tố có rất nhiều ý nghĩa trong việc giành thắng lợi cuối cùng.

Mười ngày sau, khi nhìn thấy thiết bị cuối được chuyển với đôi mắt lưu luyến và những bàn tay vẫy chào từ biệt, những "vận động viên bóng chày" trở về Hà Nội; ở đó Đại sứ Cuba và Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm đã chúc mừng họ.

Lúc ấy, tất cả ở trong trạng thái chờ quyết định để vận chuyển ra mặt trận trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động chính trị và nghiên cứu kỹ thuật tập thể. Ngày 4 tháng 12, một bức điện từ La Habana chuyển quyết định phong hàm thiếu tá quân đội cho Chacon và hàm đại úy công an cho Blanco, người làm công việc khác. Ngày 5, có hai bức điện gửi đến: một là của đồng chí Raul chúc mừng những người Cuba nhân ngày các lực lượng vũ trang và cái còn lại là của đồng chí Diaz Ariguelles nhân ngày "những người xây dựng". Sau này đồng chí Diaz Ariguelles đã hy sinh anh dũng trên chiến trường Anggola theo tiếng gọi của phong trào giải phóng dân tộc Anggola (MPLA) của Agostinho Neto. Nhiệm vụ của anh đã được hoàn thành vinh quang ở Cuito Cuanavale.

Justo Juliam Chacon Lopez vừa là chiến sĩ vừa là kỹ sư xây dựng. Là con của một gia đình công nhân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1943 tại Holguin, tỉnh cũ là Oriente. Điều kiện kinh tế nghèo khổ đã buộc mẹ anh phải cho anh vào nội trú ở một trường kỹ thuật. Ở đó anh đã tham gia vào các cuộc bãi khóa. Năm 16 tuổi, anh đã nhìn thấy trên đất Cuba bình minh của độc lập và anh quyết tâm bảo vệ cách mạng bằng bất kỳ giá nào. Và như vậy, anh gia nhập các lực lượng vũ trang cách mạng. Cuộc sống quân đội đầy đủ kỷ luật và hy sinh rèn luyện đức tính của anh. Anh qua nhiều trường học, giữ nhiều chức vụ khác nhau và khi mới 20 tuổi đã được vào Đảng. Sau 2 năm học ở Liên Xô, anh trở thành một sĩ quan kỹ thuật và sau đó là giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự cho đến khi chuyển sang phục vụ ở ban lãnh đạo công binh của Bộ Quốc phòng và ở đó anh được chọn đi làm nhiệm vụ ở Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2017, 04:18:31 pm »


Trước ngày kỷ niệm, những người công nhân xây dựng Cuba tổ chức cuộc gặp gỡ với các anh hùng của Việt Nam: 2 người miền Bắc và 2 người miền Nam.

"Ngày 11 tháng 12.

"Nguyễn Thị Phu: một cô gái 21 tuổi - Phó chỉ huy chính trị của một đại đội bộ binh. Chị đã tham gia chiến đấu từ năm 15 tuổi đã tiêu diệt được 117 tên địch, thu nhiều vũ khí và phá hủy nhiều phương tiện vận tải của địch. Chị bị bắt làm tù binh và lại tiếp tục chiến đấu sau khi được giải thoát.

"Nguyễn Văn Toàn: thuộc Quân giải phóng miền Nam, phó chỉ huy đại đội đặc công, là người sáng lập tiểu đoàn "Bãi biển Giron" và chiến đấu ở đó 7 năm; đã tiêu diệt được 270 tên địch. Được Hồ Chủ tịch tặng thưởng.

"Đại úy Nguyễn Văn Thiết: thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Hiện nay là chỉ huy đoàn quân tên lửa. Đã tham gia 66 trận, đơn vị chiến đấu của anh đã bắn rơi 5 máy bay B.52 của địch. Đã thăm Cuba và dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày tiến công trại lính Moncada.

"Thượng úy Bùi Xuân Tiến: thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau là Phó chỉ huy đơn vị pháo phòng không 100 ly. Khi nhập ngũ, anh còn chưa biết chữ và làm công việc anh nuôi, rồi trở thành lính pháo binh và tham dự 300 trận chiến đấu. Sau 4 năm phục vụ, anh được tặng danh hiệu "Anh hùng" vì lòng dũng cảm và sự hy sinh của mình. Hiện nay anh đang theo học cấp 2.

"Ngày 12: Cuối cùng, nhóm làm việc lên đường về phương Nam. Sự ra đi này đã được dự tính trong nhiều trường hợp với các lý do khác nhau.

"Ngày 13: Chuẩn bị nội bộ.

"Ngày 14: 11 giờ 35 phút trưa, chúng tôi qua vĩ tuyến 17 đúng 4 tháng sau khi đến Việt Nam. Với chiều dài 10 kilômét và trên một con đường rất xấu, khó đi, chúng tôi đến nơi trú quân ở xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Buổi chiều hôm đó, đại tá Phan Khắc Hy - Phó tư lệnh, đại tá Lê Nghĩa Sỹ - Phó chính ủy, thượng tá Phan Quang Tiệp - Chỉ huy công binh và thượng tá Phạm Đình Luyến - Phó chỉ huy công binh đã tiếp chúng tôi và cảm ơn tình hữu nghị, đoàn kết của nhân dân Cuba và đồng chí phụ trách nơi đóng quân, đại úy Nguyễn Văn Vang".

Một sự việc chứng minh sự sẵn sàng chiến đấu mà cùng nó những người Cuba đã hành quân ra mặt trận. Những người Việt Nam có tất cả phương tiện để bảo vệ sự an toàn của họ. Mặc dù vậy, Leon vẫn luôn luôn báo động cho mỗi thành viên trong nhóm, ngay cả khi tạm thời kéo lên phía Bắc. Anh ấy hiểu rất rõ, từ khi còn ở La Habana, sự ngẫu nhiên có mặt của bọn biệt kích và ở Hà Nội anh cũng được tùy viên quân sự Diego Gonzalez cho biết rất nhiều phi công Mỹ bị bắn rơi, đã được trực thăng vận từ Thái Lan và hạm đội 7 cứu thoát. Phải làm gì bây giờ? Trong đầu chúng tôi luôn luôn có lời khuyên hãy đừng làm tổn hại đến sự nhạy cảm của những người bạn mà để bảo vệ từng chuyên gia, họ sẽ có một thái độ rất giống như họ đã làm khi bảo vệ chính các đồng chí chỉ huy của mình. Một sự phát minh rất Cuba đã cho giải pháp, tuy là rất cũ, theo kiểu của Maximo Gomez: con dao chặt mía. Rất cần phải luôn luôn có ở mọi nơi như chúng tôi thường nói "lũ quỷ” thường có mặt ở nơi có màu "xanh".

Ngày 18, nhóm chúng tôi thăm cảng Đông Hà vừa lúc các máy móc chạy bằng xích vừa cập bến tàu và vẫn còn mang trên mình những tội ác khủng khiếp của sư đoàn lính Nam Triều Tiên và sư đoàn của lính ngụy gây ra. Sáng ngày hôm sau thì đến Con Đường!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM