Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:11:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng lĩnh QĐND Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh  (Đọc 46041 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:07:40 pm »


        Chia lửa với Phú Yên, quân và dân Khánh Hoà, Đắc Lắc liên tục tập kích, quấy rối đồn bốt, đánh phá các đường giao thông tiếp vận và các đưon vị phía sau cánh quân địch trên đường đến Tuy Hoà, diệt và bắt hàng trăm tên.

        Mặc dù phải chuẩn bị chiến đấu, trong mấy tháng cuối năm 1953, tỉnh Phú Yên vẫn huy động được 5 nghìn dân công và hàng trăm ngựa vận tải phục vụ chiến trường Đắc Lắc, Khánh Hoà.

        Sự phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu nhịp nhàng, chặt chẽ giữa quân và dân các tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà đã tạo thế trận liên hoàn, vừa chặn đánh địch ở phía trước, vừa tiến công địch ở phía sau, khiến cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Chúng phải mất đúng 26 ngày mới tạm thời kiểm soát được thị xã Tuy Hoà và một số điểm trên đường số 1 thuộc tỉnh Phú Yên.

        Địch vừa tiến công ra Phú Yên được một ngày, thì hôm sau (21/1) Bộ Chỉ huy chiến dịch họp, nhận thấy phận lớn lực lượng cơ động của địch đã tập trung ở đồng bằng Phú Yên, nếu đòn tiến công của ta ở phía tây không đủ mạnh, không có sức uy hiếp lớn dẫn đến sự sụp đổ thế trận của chúng thì không thể buộc chúng phải đưa lực lượng về chống đỡ. Bộ Chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm phải tiêu diệt cả ba cứ điểm Măng Đen, Măng Bút, Công Rãy trong một đêm, đập tan toàn bộ cụm phòng ngự hướng đông bắc Kon Tum của địch trong đó Măng Đen là cứ điểm kiên cố nhất. Đêm 27 tháng 1, chủ lực ta bắt đầu nổ súng đập tan cụm phòng ngự của địch ở Bắc Kon Tum, trong đó trận chiến đấu ở Măng Đen là gay go quyết liệt nhất đến 7 giờ sáng ngày 28 mới kết thúc.

        Đòn tiến công sấm sét mở đầu chiến dịch của ta đã gây chấn động mạnh đối với binh lính địch trong các đồn còn lại. Tiểu khu Kon Tum hối hả xin quân tiếp viện.

        Tranh thủ thời gian địch chưa có viện binh, ta đẩy nhanh tốc độ tiến công. Sau bảy ngày, vừa đánh vừa đuổi sát gót địch, ta đã phá vỡ toàn  bộ thế trận của địch, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng bắc Kon Tum.

        Cũng trong thời gian này, lực lượng vũ trang của Lào và quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng toàn bộ cao nguyên Bô-lô-ven nối liền với bắc Kon Tum và vùng tự do Nam-Ngãi. Thế trận phòng thủ Bắc Tây Nguyên và Hạ Lào của địch bị phá vỡ, chiến trường ở Đông Dương có nguy cơ bị chia cắt. địch buộc phải bỏ thị xã Kon Tum đưa quân về phòng thủ Plây Cu, đồng thời tạm dừng cuộc hành quân Át-lăng để đưa phần lớn lực lượng ở Phú Yên lên tăng cường phòng thủ tuyến đường 19 và nam Tây Nguyên.

        Ngày 7 tháng 2 năm 1954, thị xã Kon Tum và tòn tỉnh Kon Tum hoàn toàn được giải phóng.

        Với thắng lợi này, ta đã dồn địch từ thế tranh thủ tiến công để giành chủ động sang thế phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ.

        Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh gửi thư nêu rõ: “Thắng lợi Kon Tum là một thắng lợi lớn của ta trên chiến trường miền Nam, nó cũng là một trong những thắng lợi to lớn của ta trong mùa Xuân này trên chiến trường toàn quốc”.

        Giữa tháng 2 năm 1954, Thường vụ Liên khu uỷ và Đảng uỷ chiến dịch họp kiểm điểm tình hình bước đầu của chiến dịch, đã nhận định: Về địch, sau khi buộc phải rút khỏi Kon Tum đã đưa một bộ phận lực lượng ở đồng bằng lên để củng cố và tổ chức lại hệ thống phòng thủ ở Tây Nguyên, hình thành hai thế bố trí vừa tạo cho địch khả năng phòng thủ vững chắc đồng thời có thể nhanh chóng chuyển sang tiến công một khi đã ngăn chặn được cuộc tiến công của ta. Rõ ràng, quân địch vẫn chưa từ bỏ “Kế hoạch Át-lăng”.

        Về ta, tuy đã giành được thắng lợi lớn, nhưng do không tiêu diệt được cánh quân địch tháo chạy từ Kon Tum về Plây Cu, nên vẫn chưa tạo được sự thay đổi só ý nghĩa quan trọng về so sánh lực lượng giữa ta và địch, ta vẫn chưa giành được thế chủ động hoàn toàn về chiến dịch.

        Từ tình hình đó, hội nghị quyết định khẩn trương thực hiện mấy công việc cấp bách:

        - Tổ chức một đợt tiến công ngắn nhưng thật mạnh vào cụm phòng thủ củaquân Pháp ở thị xã Plây Cu và đường 19, kìm không cho địch rút lực lượng ra để tiến công nơi khác.

        - Bổ sung và tổ chức thêm lực lượng mới, tăng lực lượng cơ động tiến công địch.

        - Nhanh chóng ổn định vùng mới giải phòng, sẵn sàng đánh địch lấn chiếm lại. Tăng cường chỉ đạo chiến đấu và chuẩn bị chiến đấu ở vùng tự do.

        Theo kế hoạch đã vạch ra, đêm 16 rạng 17 tháng 2, cùng một lúc, quân ta dồn dập tiến công vào tuyến phòng thủ vòng ngoài đồng thời đánh sâu vào trung tâm thị xã Plây Cu. Đắc Đoa là một cứ điểm kiên cố do hai đại đội của Binh đoàn 100 đóng giữ, chúng có tam khẩu pháo 105 ly yểm trợ, là mục tiêu chủ yếu của đợt tiến công này. Sau tám giờ chiến đấu quyết liệt, đến khoảng 5 giờ sang 17 tháng 2, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm, xóa sổ hai đại đội địch, bắt sống 150 tên lính Âu-Phi. Trong thị xã, bộ đội ta đánh phá kho tàng, cơ quan chỉ huy, diệt hàng trăm tên địch ở nam đồn điền Biển Hồ, đánh chặn các đoàn xe trên đường 19.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:11:19 pm »


        Vừa chiến đấu, ta vừa bổ sung lực lượng và xây dựng thêm đơn vị mới. Trong vòng một tháng, Bộ Tư lệnh Liên khu đã tổ chức xây dựng Trung đoàn 96 và Tiểu đoàn chủ lực 375 (độc lập). Đến tháng 3 năm 1954, Bộ Tư lệnh Lieê khu 5 lại được Bộ Quốc phòng tăng cường một tiểu đoàn ĐKZ-57mm. Như vậy là sau hơn một tháng chiến đấu, lực lượng chủ lực ta mạnh hơn khi bắt đầu tiến công lên Tây Nguyên. Các tỉnh vùng tự do (kể cả Phú Yên) mặc dù phải đối phó với chiến dịch Át-lăng, vẫn sẵn sàng đóng góp cho chiến trường chính những đại đội nòng cốt của mình (riêng Quảng Nam-Đà Nẵng đóng góp Tiểu đoàn 29), đồng thời tiếp tục củng cố và xây dựng thêm lực lượng để chiến thắng âm mưu lấn chiếm của địch.

        Vừa chiến đấu, ta vừa tranh thủ làm công tác binh-địch vận; bắt, gọi hàng bọn tề điệp, giải tán các tổ chức vũ trang địa phương của địch, thu vũ khí, thiết lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức tiếp tế cho nhân dân, ổn định tình hình vùng giải phóng. Trong khi các đơn vị chủ lực dồn dập tiến công địch trên Tây Nguyên, thì ở dưới đồng bằng, quân và dân Phú Yên vẫn tiếp tục chặn đánh tiêu hao, kìm chân địch. Bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân các huyện Đồng Xuân, Tuy An làm thêm hàng ngàn hầm chông, cạm bẫy, đặt mìn ở khắp thôn xóm và trên mọi ngả đường làm hàng trăm lính địch bị chết, bị thương khi đánh vào thị trấn La Hai. Binh đoàn cơ động số 10 của địch bị bộ đội địa phương và nhân dân diệt trên 300 tên trên đoạn đường từ Tuy Hoà đi Chí Thạnh. Vừa đánh địch tràn đến địa phương, nhân dân Phú Yên còn đưa hàng trăm con em đi bộ đội, thay thế Đại đội 392 được Bộ Tư lệnh Liên khu điều đi thành lập tiểu đoàn 375, đóng góp hàng trăm tấn lương thực và cử hàng ngàn dân công phục vụ cho bộ đội chủ lực đang chiến đấu ở chiến trường Đắc Lắc.

        Tỉnh Quảng Nam, vừa đánh địch ở vùng tạm bị chiếm, vừa bao vệ vùng tự do, xây dựng một tiểu đoàn tập trung khác thay thế cho Tiểu đoàn 29 bổ sung cho Trung đoàn 108 và huy động hàng vạn dân công phục vụ chiến trường Bắc Kon Tm và Hạ Lào.

        Tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định xây dựng thêm mười đại đội độc lập và hai tiểu đoàn tập trung (ngaòi hai đại đội đã bổ sung cho đơn vị khác của Bộ Tư lệnh Liên khu), huy động được 470.000 lượt dân công phục vụ chiến trường Bắc Tây Nguyên.

        Phong trào ủng hộ tiền tuyến và giúp đỡ gia đình bộ đội, gia đình có người đi dân công được phát động rộng rãi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Ngoài thuế nông nghiệp, nông dân còn tự nguyện đóng góp hàng ngàn tấn lương thực phụ vụ tiền tuyến và nuôi lực lượng vũ trang địa phương.

        Để phối hợp giữa kế hoạch tiến công lên Tây Nguyên và bảo vệ vùng tự do, Bộ chỉ huy chiến dịch điều Trung đoàn 803 tiến vào khu tam giác Plây-Cu-Cheo Reo-An Khê, đánh mạnh vào sau lưng cụm quân địch trên đường 19, tiêu diệt hệ thống đồn bốt địch vừa mới thiết lập, uy hiếp mạnh cánh quân địch đánh ra Bình Định theo trục đường 1; Trung đoàn 108 và Trung đoàn 96 cùng lực lượng quân đổ bộ Quy Nhơn, không cho hai cánh quân này liên thông với nhau. Trong lúc đó, địch lại chủ quan cho rằng chủ lực của ta trên chiến trường chính Bắc Bộ không có khả năng đánh lớn, cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 của ta đã kết thúc, nên cuối tháng 2 năm 1954 Na-va ra lệnh đưa binh đoàn cơ động dù, đơn vị dự bị chiến lược tinh nhuệ của chúng từ Hà Nội vào tham gia bước hai của chiến dịch Át-lăng nhằm giành lại thế chủ động chiến trường.

        Ngày 12 tháng 3, tám tiểu đoàn quân Pháp, nòng cốt là binh đoàn cơ động số 10 bắt đầu đổ bộ lên Quy Nhơn, đồng thời binh đoàn cơ động số 41 và bình đoàn cơ động số 42 từ Phú Yên vượt đèo Cù Mông và đường số 6 đánh ra Diêu Trì, các binh đoàn: 11, 21, 100 và binh đoàn dù từ An Khê kéo ra chiếm đầu cầu Thượng An, chuẩn bị đánh xuống Phú Phong (Bình Định).

        Với 18 tàu thuỷ, 13 máy bay, 230 xe cơ giới, 8 tiểu đoàn Pháp vừa mới đổ bộ lên Quy Nhơn, thì ngày hôm sau (13/3) chủ lực ta trên chiến trường chính Bắc Bộ tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau năm ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta tiêu diệt hoàn toàn phân khu Bắc. Ngày 16 tháng 3, binh đoàn cơ động dù đang ở An Khê được lệnh hối hả ra Hà Nội.

        Cuộc chiến đấu ở nam Bình Định diễn ra gay go quyết liệt. Ở đây, quân Pháp tập trung những đơn vị tinh nhuệ nhất với sự chi viện hoả lực của không quân, hải quân, pháo binh và cơ giới mạnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:13:30 pm »


        Dưới sự lãnh đạo kiên quyết của Tỉnh uỷ Bình Định, lại có thêm kinh nghiệm đánh địch ở Phú Yên, quân dân dọc đường số 1 lợi dụng rừng núi hiểm trở, bí mật bám sát đường, đào hầm “độn thổ” liên tục đánh vào sườn và sau lưng địch; quân và dân Quy Nhơn triệt để phá hoại nhà cửa, tổ chức các tổ chiến đấu bí mật, bố trí hầm chông, bãi mìn ở những nơi dự kiến địch sẽ đi qua hoắc dừng lại. Một bộ phận bộ đội đặc công của Bộ Tư lệnh Liên khu đào hầm bí mật, lót sẵn vũ khí, lương thực, chuẩn bị nằm lại trong lòng địch khi chúng đánh tràn qua. Chỉ trong vòng ba ngày (12 đến 14 tháng 3) bộ đội địa phương và dân quân du kích đã chặn đánh quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu trên 550 tên địch, trong đó có gần 300 tên chết và bị thương vì chông, mìn.

        Bộ chỉ huy chiến dịch điều Tiểu đoàn 30 của Trung đoàn 96 chuyển về chiến đấu ở Quy Nhơn; thành lập bộ chỉ huy mặt trận để thống nhất chỉ huy các lực lượng.

        Chiến sự mỗi ngày một quyết liệt. Dựa vào uy thế của binh lực và hoả lực quân Pháp ào ạt đánh chiếm một loạt vị trí ngoại vi thị xã và tiến công ra đến Phú Tài, Phước Hải... Quân và dân Quy Nhơn, Tuy Phước ngày đên liên tiếp chặn đánh, đập tan các cuộc càn quét của địch vào cầu Sông Ngang, Trường Úc, tập kích tiêu diệt các đơn vị địch ở Lương Nông, Xóm Bảy. Đêm 3 tháng 4, lực lượng đặc công lót sẵn ở Quy Nhơn tập kích vào “Trung Hoa hý viện” diệt hơn 200 tên địch.

        Bị đánh mạnh và bị rút bớt lực lượng quay về đối phó với các chiến trường khác, ngày 4 tháng 4, quân Pháp buộc phải rút bỏ các đồn bốt mới đóng ở phía đông Tuy Phước để quay về cố thủ thị xã Quy Nhơn. Trong lúc đó, cánh quân địch trên đường 19, sau khi chiếm được Thượng An cũng buộc phải dừng lại vì binh đoàn dù đã phải trả về Hà Nội, binh đoàn 100 mất sức chiến đấu, đang lo củng cố. Khả năng nối thông đường 19 của địch không còn nữa. Bộ chỉ huy chiến dịch ta liền ra lệnh cho hai Trung đoàn 108 và 96 đẩy mạnh tiến công, tiêu diệt cứ điểm đầu cầu Thượng An, tiến tới đập nát cánh quân phía tây của địch.

        Ngày 29 tháng 3 vừa đánh tan cánh quân tuần tiễu của địch, tiến công và bắt sống gần hết một đại đội tiếp viện của địch thì đêm 30 tháng 3, Tiểu đoàn 19 tiêu diệt căn cứ địch ở Thượng An trước khi trời sáng. Giữa lúc quânđịch còn lúng túng đối phó, thì hai Trung đoàn 108 và 96 tung hết lực lượng bám sát mặt đường, dồn dập tiến công, đánh tê liệt hoàn toàn con đường vận chuyển huyết mạch của đich. Tuyến phòng thủ đường 19 bị đứt tung, địch buộc phải đưa binh đoàn cơ động 100 vừa mới được củng cố ra tăng cường. Từ giữa tháng 5 năm 1954, ta hoàn toàn làm chủ đường 19, quân Pháp buộc phải dùng máy bay tiếp tế cho An Khê và các đồn lẻ khác.

        Kìm chân cánh quân Quy Nhơn, đập nát cánh quân trên đường 19 của địch, thắng lợi to lớn đó của quân và dân Liên khu 5 đã đẩy quân Pháp trên chiến trường Nam Trung Bộ lùi vào thế phòng ngự bị động. Quyền chủ động trên chiến trường thuộc về ta.

        Ở phía nam đường 19, từ đầu chiến dịch, bộ đội địa phương và dân quân du kích cùng nhân dân liên tục diệt tề, trừ gian, phá vỡ các khu dồn dân và một số vị trí địch đang cắm sâu trong khu du kích, diệt đồn Đắc Pớt, đột nhập thị trấn Cheo Reo, diệt một số địch, phá một số xe cơ giới, phá vỡ một phần lứon bộ máy kìm kẹp của địch, mở rộng vùng du kích đến ven đường số 7. Trung đoàn 803, sau khi vượt qua đường 19, nhanh chóng tiêu diệt cứ điểm Plây Tàu-tiền đồn bảo vệ ngã ba đường số 7 và đường 14, đồng thời bố trí một đại đội cấưm sâu ven đường 1. Biết bộ đội chủ lực của ta đã vào Nam Tây Nguyên, địa bàn xung yếu nhưng đang sơ hở nhất của địch, bộ chỉ huy chiến dịch Át-lăng của địch phải gấp rút điều động binh đoàn 100 về đối phó giữ cứ điểm Plây Ring và đánh vào khu du kích Đắc Pớt, bảo vệ ngã ba đường 7 và 14. Trong vòng 12 ngày, Trung đoàn 803 liên tiếp đánh bốn trận lớnL: Trà Khê (10/4), Buôn Ma Nếp(12/4), Ai Nu (19/4), Cà Ting (21/4), phá vỡ hệ thống phòng ngự từ Cheo Reo đi Bà lá, cắt đứt đường 7, côlập chi khu Cheo Reo. Bộ chỉ huy quân khu Tây Nguyên của địch buộc phải rút binh đoàn 100 về Plây Cu để củng cố và đưa ba tiểu đoàn khác ra tăng cường bảo vệ ngã ba đường 7 và đường 14.

        Phối hợp với chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương bao vây Bà Lá và hoạt động mạnh ở Chư Đrăng, Đlây Ia. Chiến tranh du kích phát triển dọc đường 14 và đường 21. Cơ sở chính trị được mở rộng ở các đồn điền và ngoại vi thị xã Buôn Ma Thuột, phong trào ở Đắc Lắc bắt đầu phát triển.

        Thấy địa bàn chiến lược Nam Tây Nguyên bị ta uy hiếp mạnh, bộ chỉ huy chiến dịch Át-lăng buộc phải rút binh đoàn cơ động số 42 từ Bình định quay về ứng cứu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:20:11 pm »


        Ở Phú Yên, từ ngày địch đánh ra đến lứuc đó vẫn chưa thấy chủ lực ta xuất hiện nên chúng rất sơ hở. Phối hợp với Trung đoàn 803 đang hoạt động ở Nam Tây Nguyên, được sự giúp đỡ tích cực của du kích và nhân dân, sau khi bí mật luồn vào sau cụm quân địch ở La Hai, ngày 6 tháng 3, Tiểu đoàn 375 táo bạo phục kích ngay tến đường 1, diệt gọn một đoàn xe 26 chiếc tại Phong Niên. Tiếp đến ngày 21 tháng 3, Tiểu đoàn 365 trong trận giáp địch trên đường hành quân Suối Cối đã mưu trí linh hoạt đánh phủ đầu lúc chúng chưa kịp triển khai, tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn ngự lâm quân số 1, sau 45 phút chiến đấu.

        Mất hai tiểu đoàn trong vòng nửa tháng, bộ chỉ huy chiến dịch Át-lăng của địch lại hốt hoảng báo động: “Chủ lực Việt Minh đã vào Phú Yên”.

        Thừa thắng xông lên, ngày 10 tháng 4, Tiểu đoàn 365 cùng lực lượng địa phương tập kích cụm quân nguỵ ở đèo Quán Cau (Tuy An) diệt hàng trăm tên. Ngày 21 tháng 4, vẫn là Tiểu đoàn 365 vượt sông Đà Rằng phối hợp với du kích tập kích diệt gọn một tiểu đoàn địch ngay tai Bàn Nham (Tuy Hoà), phát triển tiến công đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn thứ hai của địch tại cầu Bàn Thạch.

        Trước tình thế bị tiến công dồn dập, bộ chỉ huy quana Pháp rút binh đoàn cơ động số 41 từ Diêu Trì (Bình Định) quay về phòng thủ Tuy Hoà, thu hẹp phạm vị đóng quân. Đến đầu tháng 5 năm 1954, quân Pháp ở Phú Yên chỉ còn đóng tại bốn cụm: thị xã Tuy Hoà, La Hai, Chí Thạnh và Sông Cầu.

        Từ ngày địch đánh ra, quân và dân Phú Yên đã tự lực tự cường anh dũng bám đất, bám địch, kiên cường chặn đánh giam chân một phần tư lực lượng cơ động của địch, góp phần thuận lợi cho hướng Tây Nguyên tiến công tiêu diệt địch, giành thắng lợi lớn. Đến đây,  được sự hỗ trợ của chủ lực, chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh. Bộ đội địa phương, du kích và nhân dân ngày đêm liên tục chặn đánh các toán quân tuần tiễu, các đoàn xe tiếp tế trên các đường 1, đường 6, đường 7. Mảnh đất mà quaâ Pháp đã phải trả giá bằng 3.000 sinh mạng binh sỹ và bị giam chân 10 tiểu đoàn mới tạm kiểm soát được, nay đang sụp đổ.

        Cuối tháng 3 năm 1954, Tỉnh uỷ Phú Yên mở hội nghị rút kinh nghiệm hơn hai tháng chiến đấu và bàn chủ trương đẩy mạnh cuộc chiến đấu ở địa phương, động viên sức người, sức của phục vụ cho chiến trường toàn Liên khu. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, chỉ riêng tháng 4 năm 1954, Phú Yên đã huy động 50752 dân công, 751 ngựa và nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ cho mắt trận Nam Tây Nguyên. Báo cáo sáu tháng đầu năm 1954 của Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh đã ghi: Vụ lúa tháng 3 đạt 11.842 mẫu, bằng vụ tháng 3 năm 1953, lúa tứ quý giao 2.866 mẫu; đến cuối tháng 5 năm 1954, thu 5.595 tấn lúa thuế nông nghiệp vaf 30,7 triệu đồng thuế công thương nghiệp. Từ cuối tháng 3 năm 1954, tình hình mọi mặt ổn định: chợ ta phục hồi, các luồng mậu dịch điều hoà, giá cả ổn định, các đường bưu điện liên tỉnh và các huyện hoạt động đều.

        Giữa lúc 40 tiểu đoàn cơ động của quân Pháp đang bị đánh tơi tả trên đường 19, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nam Tây Nguyên thì quân và dân các tỉnh trong vùng sau lưng địch tranh thủ thời cơ thuận lợi vùng lên tiến công địch quyết liệt, liên tục và đều khắp.

        Ở Quảng Nam, Tỉnh uỷ chủ trương động viên sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến đồng thời tập trung lực lượng mở các đợt hoạt động sâu vào lòng địch, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, mở rộng căn cứ du kích, đưa phong trào vùng tạm bị chiếm và thành phố lên một bước mới. Trong ba tháng đầu năm, kết hợp tiến công quân sự và công tác binh vận, ta đã tiêu diệt và bức rút 48 cứ điểm và tháp canh, san bằng cứ điểm Non Nước, diệt đồng Tân Thái, Cổ Mân, Mỹ Thị, đánh hỏng cầu Đờ Lát ở Đà Nẵng, đánh mình lật nhào ba đoàn xe lửa quân sự, làm tê liệt đường sắt Đà Nẵng- Huế nhiều ngày trong tháng 4. Phong trào đấu tranh chống bắt lính lên mạnh đặc biệt là ở thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An đã giải thoát được hơn 1.000 thanh niên bị địch bắt lính, đồng thời kêu gọi được 1.400 nguỵ binh mang súng chạy sang hàng ngũ ta.

        Ở Khánh Hoà, chỉ trong hai tháng đầu năm 1954, du kích và bộ đội địa phương tiến công dồn dập quét sạch một mảng 44 cứ điểm và tháp canh, diệt 1.800 lính địch. Tháng 4 năm 1954, liên tiếp trong vòng nửa tháng, ta đã tiêu diệt chi khu Cầu Đúc, Lạc Ninh trên đường số 1,. tập kích trại huấn luyện Suối Dầu, tiêu diệt và bức rút bảy đồn ở Diên Khánh. Lính nguỵ ở các đồn Đại Điền tay, Thanh Minh, Ngũ Lũng đào ngũ tập thể. Cuối tháng 5 năm 1954, đặc công ta đột nhập thị trấn Ninh Hoà, phá nhà lao giải thoát 600 cán bộ, chiến sỹ và nhiều người yêu nước bị địch giam giữ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:21:21 pm »


        Thực hiện nghị quyết của Ban cán sự Cực Nam, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng và Trung đoàn 812 tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công trên khu vực giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận-Lâm Đồng và Đông Nam Bộ, tiêu diệt chi khu Tánh Linh, cứ điểm Suối Kiết, giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh nối liền tây bắc Bình Thuận, Lâm Đồng và miền Đông Nam Bộ với 15.000 dân. Quân và dân Lâm Đồng diệt cứ điểm Lút Xa, Tà Xi mở rộng địa bàn hoạt động ra toàn huyện Di Linh và vùng Tà In, Tà Hoan. Lực lượng địa phương Bình Thuận tiêu diệt chi khu Lương Sơn, cứ điểm Duồng, đánh thiệt hại nặng chi khu Long Hương, phá tan hệ thống cứ điểm án ngữ phía bắc khu căn cứ Lê Hồng Phong.

        Ở Ninh Thuận, bộ đội địa phương và du kích tiêu diệt nhiều cứ điểm, phá vỡ từng mảng hệ thống tháp canh ở Hoài Trung, Hâu Sanh, Hữu Đức, Ninh Chử... đánh tê liệt đường đi Đà Lạt; nhân dân vây bắt tề điệp, mở rộng vùng giải phóng.

        Bộ chỉ huy chiến dịch Át-lăng của Pháp chẳng nhưng không rút được lực lượng ở phía sau đưa đi tiến công vùng tự do mà nhiều lúc phải đưa các đơn vị cơ động đang chiến đấu ở phía trước quay về đối phó với các hoạt động của du kích. Mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung ngày càng thêm gay gắt.

        Bị tiến công mạnh ở chiến trường chính Điện Biên Phủ và khắp nơi, bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp không những không còn quân đưa đến chiến trường nam Trung Bộ mà vuối tháng 4 năm 1954 còn phải rút Binh đoàn 11, Binh đoàn 21 và một số tiểu đoàn khinh quân nguỵ ở Nam Trung Bộ đi cứu nguy các nơi khác, rút bớt đồn bốt, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, co về phòng giữ thị xã, thị trấn và các đường giao thông, ở Phú Yên và Bình Định, quân Pháp co về cố thủ ở thị xã Tuy Hoà và Quy Nhơn. Cuộc tiến công chiến lược đầy tham vọng của Na-va trên chiến trường Nam Đông Dương mà điểm trung tâm là cuộc hành quân Át-lăng đến đây đã thất bại.

        Thắng lợi cơ bản của quân và dân Liên khu 5 không chỉ là đánh bại một cuộc hành quân lớn của địch, giữ vững khu căn cứ kháng chiến quan trọng, mà chủ yếu là đã làm phá sản một âm mưu thâm độc của đich, tạo ra sự biến đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch, dẫn đến biến đổi cụ diện chiến trường hoàn toàn có lợi cho ta. Thế và lực của ta mạnh hẳn lên. Tuy nhiên, ta cũng gặp một số khó khăn.

        Sau ba tháng chiến đấu liên tục, tất cả các đơn vị đều bị tiêu hao, một vài đơn vị quân số thiếu hụt nghiêm trọng. Cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn phần lớn mới được đề bạt, có quyết tâm cao nhưng trình độ tổ chức chỉ huy còn có những mặt chưa theo kịp yêu cầu. Tư tưởng bộ đội phấn khởi trước chiến thắng nhưng đã xuất hiện một số biểu hiện chủ quan coi thường địch, thiếu cảnh giác nên bị thương vong. Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp họp, tư tưởng hoà bình, ảo tưởng bắt đầu chớm nở. Chiến trường cho các hướng tác chiến mới của các đơn vị chủ lực chưa được chuẩn bị.

        Cuối tháng 4 năm 1954, Thường vụ Liên khu uỷ và Đảng uỷ chiến dịch họp quyết định:

        - Các đơn vị chủ lực dừng lại củng cố một thời gian ngắn.

        - Tiếp tục động viên sức người, sức của của nhân dân với tinh thần”Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

        Hội nghị quyết định thực hiện đúng phương châm: “ Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, đánh chắc thắng”, khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán của địch, tiếp tục tập trung lực lượng đánh mạnh vào sau lưng địch đồng thời bao vây, kìm chế các cụm quân địch ở đường 19, Quy Nhơn, Tuy Hoà, sẵn sàng đánh tiêu diệt khi chúng rút chạy.

        Được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, nhất là sau khi bước đầu thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, trong vòng một tháng, các đơn vị chủ lực được bổ sung đầy đủ, ngoài ra còn hàng ngàn tân binh khác được tập trung huấn luyện, chuẩn bị cho các đợt bổ sung tiếp. Bộ đội địa phương, du kích được củng có và phát triển, được trang bị thêm vũ khí lấy được của địch. Mọi công việc sinh hoạt tư tưởng, rút kinh nghiệm chiến đấu, tập huấn chiến thuật, huán luyện bổ sung... đều đạt kết quả tốt.

        Tuy chiến tranh lan rộng và quyết liệt nhưng vụ lúa tháng 3 vẫn được mùa. Nhân dân vùng tự do hăng hái đóng góp hàng chục ngàn tấn lương thực, các đoàn dân công lại nườm nượp lên đường tiếp tế cho các chiến trường.

        Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vĩ đại này đã đẩy nhanh cao trào tiến công trên cả nước. Lúc này trên đường 19 An Khê, quân Pháp chỉ còn Binh đoàn cơ động 100 và một số tiểu đoàn khinh quân chốt giữ. Binh đoàn cơ động 42 phòng thủ ở Plây Cu.

        Trước hiện tượng quân Pháp rút chạy khỏi nhiều địa bàn rộng lớn trên chiến trường toàn quốc cũng như ở Nam Trung Bộ, theo lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, ngày 24 tháng 6 năm 1954, Trung đoàn 96 đã kịp thời đón đánh và tiêu diệt gọn binh đoàn cơ động Âu-Phi và một số tiểu đoàn nguỵ rút chạy khỏi An Khê tại Đắc Pơ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:22:59 pm »


        Mặc dù lực lượng ta ít hơn địch (địch 2, ta 1), sau hơn một giờ chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa trên một đoạn đường dài 3 ki-lô-mét, 700 lính Âu-Phi chết và bị thương, gần 1.200 tên khác trong đó có tên đại tá Ba-ru cùng toàn ban tham mưu binh đoàn 100 bị bắt, 229 xe cơ giới, 20 đại bác à trên 1.000 súng các loại lọt vào tay các chiến sỹ ta. Trận Đắc Pơ tiêu diệt binh đoàn 100 là một trong những trận đánh tiêu diệt gọn quân địch, là một trong những chiến công oanh liệt của quân và dân Liên khu 5 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến thắng Đắc Pơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen quân dân Liên khu 5.

        Thừa thắng, các lực lượng vũ trang liên khu được nhân dân hết lòng ủng hộ, nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt một bộ phận của binh đoàn cơ động 42, quét sạch địch trên đường 19, giải phóng toàn huyện An Khê và phần lớn tỉnh Gia Lai, bao vây thị xã Plây Cu. Ở mặt trận sau lưng địch, ngày 1 tháng 6, Trung đoàn 803 tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Tuy Bình, buôn Ai Riêng, buôn Thô trên tuyến giáp ranh giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắc Lắc, diệt một tiểu đoàn, ba đại đội, bắt sống trên 600 tù binh.

        Ở Phú Yên, thừa lúc quân Pháp đang vội vã tháo chạy khỏi Sông Cầu và Chí Thạnh, đêm 21 tháng 6, Trung đoàn 803 được tăng cường Tiểu đoàn 375 và một bộ phận đặc công quân khu cùng lực lượng địa phương đồng loạt tiến công cụm cứ điểm Màng Màng, các cứ điểm Núi Sầm, Núi Hùng, đồng thời thọc sâu tiến công bãi đỗ xe cơ giới, kho đạn, khu chứa xăng dầu và tiểu đoàn khinh quân nguỵ tại trung tâm thị xã Tuy Hoà.

        Chiến sự diễn ra quyết liệt trong một khu vực dài 10 ki-lô-mét, rộng 5 ki-lô-mét. Sau một đêm chiến đấu quyết liệt, các đơn vị tham chiến của ta đã tiêu diệt gần hết tiểu đoàn khinh quân nguỵ 717, đánh thiệt hại nặng ba tiểu đoàn khác, phá huỷ trên 200 xe cơ giới, đốt cháy và phá tung các kho xăng dầu, kho đạn dự trữ của địch tại trung tâm thị xã.

        Bốn ngày sau (25/6) ta lại chặn đánh diệt một đoàn xe 79 chiếc trên đèo Cả, cắt đứt mọi đường tiếp tế trên bộ của địch. Thị xã Tuy Hoà, mảnh đất cuối cùng của quân Pháp còn giữ được ở Phú Yên đã bị bao vây.

        Cuộc tiến công trên các chiến trường khác cũng diễn ra dồn dập, quyết liệt. Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 1954, các lực lượng vũ trang Quảng Nam được nhân dân giúp đỡ đã tiến công liên tục bốn lần vào thị xã Hội An, diệt và làm bị thương hơn 1.00 quân địch. Đêm 30 tháng 4, ta đã phá nhà lao giải thoát 1.000 cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đang bị địch giam giữ tại đây, diệt và bắt trên 500 tên địch, thu 7 xe GMC. Bộ đội địa phương và du kích các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Hoà Vang, Đại Lộc phá vỡ từng mảng đồn bốt và tháp canh, giải phóng khu Gò Nổi và một vùng rộng lớn gồm 16 xã giữa sông Thu Bồn và sông Cẩm Lệ; nổi bật là trận đánh đêm 19 tháng 7 trên cao điểm Bồ Bồ diệt 400 tên, bắt 200 lính Âu-Phi, phá huỷ gần hết các khẩu pháo địch ở đây.

        Ở Khánh Hoà, bộ đội địa phương và du kích đánh phá hàng loạt cứ điểm đich, giải phóng khu vực Hòn Khói, mở rộng vùng giải phóng phía bắc suốt từ ven rừng núi đến sát biển, bao vây uy hiếp thị trấn Ninh Hoà, Vạn Giã; 500 công nhân viên chức nguỵ ở Nha Trang tổ chức mít tinh ký kiến nghị ủng hộ Hội nghị Giơ-ne-vơ phản đối đế quốc Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, phản đối lệnh tổng động viên của nguỵ quyền.

        Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, quân và dân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm Bầu Gia, Lòng Sông, đánh tê liệt giao thông địch trên đường 1, đường 11, đường xe lửa Sài Gòn – Nha Trang. Nhân dân khu căn cứ Lê Hồng Phong nổi dậy cùng lực lượng vũ trang tiếp tục phá vỡ từng mảng hệ thống cứ điểm của địch ở phía Bắc nối liền với khu căn cứ Bình An. Vùng giải phóng mở rộng và nối liền từ khu căn cứ Bác Ái đến đông nam thị xã Phan Rang.

        Vùng du kích phái nam tỉnh Lâm Đồng được mở rộng bao gồm khu căn cứ Mang Yêu-Chi Lai và toàn bộ tổng Kdon, tổng Châu Trung và Bảo Thuận thuộc Di Linh.

        Ở Đắc Lắc, ngày 17 tháng 7, Trung đoàn 96 bắn pháo vào đồn bốt địch trong thị trấn Cheo Reo, Trung đoàn 803 cắt đường 12 tại M’đrắc và mở đường tiến công vè phía nam thị xã Buôn Ma Thuột.

        Ngày 17 tháng 7, quân Pháp bị vây ở thị xã Plây Cu bắt đầu tháo chạy, bị Trung đoàn 108 của ta chặn đánh ở Chư Đrek phá 62 xe, giết 300, bắt 200 tên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:24:07 pm »


        Chiến dịch Xuân Hè 1954 của quân và dân Liên khu 5, một trong những hướng quan trọng của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của toàn quốc, đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ trên giao, là một đòn đánh mạnh góp phần làm thất bại âm mưu địch muốn bình định miền Nam để rảnh tay, tạo thêm và tập trung lực lượng tiêu diệt chủ lực ta ở chiến trường chính Điện Biên Phủ. Đây là chiến thắng lớn nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Nam Trung Bộ, đã diệt 18.000 quân địch, thu trên 7.500 súng, nhiều đại bác và hàng trăm xe, diệt gọn một binh đoàn lính Âu-Phi tinh nhuệ vào bậc nhất của quân viễn chinh Pháp, giải phóng toàn bộ tỉnh Kon Tum, phần lớn tỉnh Gia Lai, nhiều vùng đông dân khác ở Nam Tây Nguyên và các trung tâm bị địch chiếm ở đồng bằng ven biển; đánh bại hoàn toàn chiến dịch Át-lăng, một bộ phận quan trọng trong bước một kế hoạch Na-va, giữ vững vùng tự do Nam-Ngãi-Bình-Phú, tạo ra thế bao vây, chia cắt từng cụm quân địch, hình thành thế trận tiến công rất thuận lợi ở chiến trường phía nam Liên khu và Đông Bắc Cam-pu-chia.

        Chiến thắng Xuân Hè 1953-1954 của Liên khu 5 phối hợp có hiệu quả với chiến trường chnsh Điện Biên Phủ đánh bại kế hoạch Na-va, cố gắng cao nhất và cuối cùng trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

        Đánh giá về chiến trường Liên khu 5, đồng chí Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nói: “Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng bộ, đồng bào và chiến sỹ ta ở Liên khu 5 đã làm được một kỳ tích là giữa vòng vây bốn mặt của quân thù vẫn giữ được vùng tự do gồm trọn  bốn tỉnh đồng bằng ven biển liên hoàn, không những đứng vững trước mọi o ép của địch mà còn xây dựng được cả một hệ thống chính quyền cách mạng hoàn chỉnh, có kinh tế tự túc ổn định, văn hoá giáo dục phát triển, trong nhiều năm giữ vững giao thông với cực Nam Trung Bộ, với Nam Bộ, thực sự trở thành một vùng hậu phương vững chắc cho kháng chiến lâu dài.

        Trong vùng tạm bị chiếm thì phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng và chiến tranh du kích phát triển khá và đều khắp.

        Ba thứ quân phát triển nhịp nhàng. Đặc biệt là từ năm 1952, đi đôi phát triển lực lượng du kích và chiến tranh nhân dân, với chủ trương và sự chi viện của Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Liên khu 5 đã chú trọng đúng mức, kiên định và liên tục xây dựng lực lượng chủ lực, biết sử dụng quả đấm chủ lực để thúc đẩy phát triển, vừa tác chiến vừa xây dựng, trưởng thành khá vững và nhanh.

        Chính đây là một trong những nhân tố rất quan trọng khiến Liên khu 5 là một trong những chiến trường giành được thắng lợi rực rỡ nhất trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phối hợp rất đắc lực với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Và với kết quả thật rực rỡ là phá vỡ một mảng phòng ngự lớn của địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng tỉnh Kon Tum và cả vùng Bắc Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển chiến dịch, tiếp tục tiến công xuống phía Nam, đánh địch ở đường 19, tiêu diệt hoàn toàn binh đoàn cơ động số 100-một trong những binh đoàn tinh nhuệ vào bậc nhất của quân viễn chinh Pháp vừa rút ở Triều Tiên về, bao vây Plây Cu, thọc sâu và cao nguyên Đắc Lắc, áp sát Buôn Ma Thuột, tạo điều kiện nối liền với chiến trường Nam Bộ, đồng thời tiến xuống cùng quân dân địa phương đánh mạnh quân địch ở Phú Yên và uy hiếp cả Nha Trang. Ở các chiến trường địch hậu trong liên khu, thừa thắng, quân ta đã tiêu diệt, bức hàng chục đồn bốt, giải phóng những khu vực rộng lớn với hàng chục vạn dân; phối hơp với quân và dân Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia giải phóng một vùng rộng lớn. Chiến dịch Át-lăng của địch bị thất bại hoàn toàn, vùng tự do đồng bằng Liên khu 5 được giữ vững và mở rộng, thế trận ở Tây nguyên cũng như trên toàn liên khu lúc này thật đẹp, tạo triển vòng giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.

        Gắn bó với chiến trường Liên khu 5 trong suốt chín năm kháng chiến chông thực dân Pháp, tôi thấy phấn khởi tự hào đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của khúc ruột miền Trung gian lao mà anh dũng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:24:48 pm »


        Đúng như lời đồng chí Đại tướng, Tổng tư lệnh nhận định, cái nổi bật, cái độc đáo và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho Liên khu 5 một vùng đất nghèo khổ, xa sự chi viện trực tiếp của Trung ương, suốt trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp- đứng vững trong vòng vây bốn mặt của quân thù. Địch quyết tâm bằng mọi giá, bằng cố gắng cao nhất để chiếm đóng và bình định cho được, nhưng Liên khu 5 vẫn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ tác chiến của Trung ương giao. Đó là vì quân và dân Liên khu 5, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã xác định rõ vị trí, kiên quyết bảo vệ vững chắc, xây dựng vùng tự do về mọi mặt thành hậu phương chiến lược không những cho miền Nam Trung Bộ mà cả cho miền Nam Đông Dương. Vùng tự do Liên khu 5 hình thành và đứng vững trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như một “quốc gia” khá hoàn chỉnh. Ở đây, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền được nhân dân tin tưởng, chế độ mới được xây dựng khá rõ nét, con ngừoi mới được hình thành, quan hệ giữa người với người tốt đẹp, kinh tế phát triển, cuộc sống của nhân dân mặc dù phải đảm bảo cho nhu cầu chiến tranh ngày càng cao nhưng vẫn ngày được cải thiện, xã hội yên vui, lành mạnh. Cuộc kháng chiến ở đây mang tính chất chung của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong toàn quốc, nhưng đồng thời lại mang những đặc điểm của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc – Đó là cuộc chiến đấu bảo vệ vùng tự do. Quana và dân Liên khu 5 đã ba lần đánh bại các cuộc hành quân lớn gồm hải, lục, không quân của Pháp hòng chiếm vùng tự do vào cuối năm 1945 đầu năm 1946, cuối năm 1946 đầu năm 1947 và điển hình là chiến dịch Át-lăng  1953-1954. Đó là chưa kể các cuộc đánh phá thường xuyên từ đường bộ, đường biển và đường không.

        Từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh, chưa bao giờ thực dân Pháp chịu từ bỏ âm mưu thôn tính vùng tự do Liên khu 5. Mỗi lần đánh là một lần chúng tập trung lực lượng lớn hơn nhằm tạo thế chiến lược tiến công, tìm cách diệt cách mạng miền Nam để tiến công ra miền Bắc. Nhưng chính từ tham vọng đó, địch cũng tự tạo ra tình thế thất bại đi đến thất bại hoàn toàn. Rõ ràng, Liên khu 5 đã góp phần tạo ra những bước ngoặt lịch sử của cả nước.

        Thành công này, trước hết là do sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh.

        Ngoài đường lối chủ trương chung, Trung ương Đảng còn điều động kịp thời hơn chục chi đội từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam ngay từ khi quân Pháp bắt đầu gây hấn ở Nam Bộ (các chi đội này hầu hết đều tham chiến ở các mặt trận Nam Trung Bộ đến hết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp), chỉ đạo chặt chẽ, sát sao ngay từ khi cuộc kháng chiến nổ ra ở Nha Trang (22/10/1945). Khi nhận thấy tình hình địch có âm mưu chia cắt đất nước, Trung ương đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng làm đại diện trực tiếp chỉ đạo Nam Trung Bộ ngay từ khi chuẩn bị toàn quốc kháng chiến, đồng thời luôn luôn theo dõi chỉ đạo suốt quá trình cuộc kháng chiến và đặc biệt có những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ở Liên khu 5, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

        Thắng lợi của Liên khu 5 trong kháng chiến chống thực dân Pháp còn là do Liên khu uỷ và Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Liên khu 5 - Bộ tham mưu lãnh đạo trực tiếp ở địa phương, với một đội ngũ án bộ chính trị, quân sự vững vàng, kiên định có quyết tâm cao, tự lực tự cường, đã nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành đường lói chủ trương của Đảng, quy luật của chiến tranh cách mạng; vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện cụ thể của địa phương, xác định đúng nhiệm vụ chiến lược của từng giai đoạn, có chủ trương và biện pháp thích hợp, kiên quyết tập trung lực lượng với tinh thần cách mạng tiến công vào những nhiệm vụ quyết định, vào thời điểm quyết định để giành thắng lợi.

        Để làm được những việc trên, Liên khu uỷ và Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Liên khu 5 đã xây dựng được Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, biết dựa vào dân, tổ chức phát động phong trào toàn dân đánh giặc, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế; giữa chiến đấu và xây dựng vùng tự do làm căn cứ hậu phương lâu dài cho cuộc kháng chiến; xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân, từng bước xây dựng lực lượng chủ lực, giữ mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ giữa tiền tuyến với hậu phương, giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, vừa đánh vừa nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, tiến tời làm thất bại hoàn toàn âm mưu và kế hoạch xâm lược của địch, giành thắng lợi quyết định ở chiến trường Liên khu 5.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:25:34 pm »


        Thắng lợi này bắt nguồn từ truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân Liên khu 5, là những người đầu tiên dám đứng lên đánh đuổi đội quân nhà nghề của thực dân Pháp khi chúng bắt đầu xâm lược nước ta lần thứ nhất (1858) và dưới sự lãnh đạo của Đảng, họ đã nhanh chóng, đồng loạt đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, giành chính quyền. Sau khởi nghĩa, mặc dù có nơi chỉ được hưởng thành quả cách mạng có vài tháng, nhưng vì tin tưởng sắt đá vào thắng lựi cuối cùng, thiết tha với độc lập tự do, tin Đảng, kính phục Bác Hồ, họ sẵn sàng hy sinh tất cả. Bất chấp bom đạn và lực lượng hùng hổ dã man của kẻ thù, làn sóng cách mạng của các tấng lớp nhân dân Liên khu 5 từ miền xuôi đến miền ngược, vùng tự do cũng như vùng bị tạm chiếm, nông thôn cũng như đô thị là một trong những nhân tố cơ bản, thường xuyên có tính chất quyết định làm nên những hiến công vang dội giữ vững vùng tự do, thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch ở vùng bị chiếm, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.

        Thắng lợi này cũng là do tinh thần tự nguyện “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó có lực lượng rất quan trọng của đội quân Nam tiến được Trung ương chi viện trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Có thể nói, từ tay không, chưa biết đánh giặc, họ đã trở thành đội quân trưởng thành và chiến thắng. Với lòng trung thành vô hạn với dana, với Đảng, với ý chí quyết chiến, quyết thắng, lực lượng vũ trang Liên khu 5 đã tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn bám đất, bám dân, sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ ở vùng tự do cũng như vùng bị tạm chiếm, vừa chiến đấu vừa bảo vệ dân, có quan hệ máu thịt với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng cơ sở chính trị, vũ trang, phát động và phối hợp với nhân dân đánh giặc; vừa tác chiến vừa xây dựng lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân, vừa tác chiến vừa nâng cao trình độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa bồi dưỡng lực lượng ta, tiến lên tập trung lực lượng tổng hợp giành thắng lợi quyết định mà đỉnh cao là chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Với lòng tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, với tinh thần “tất cả để chiến thắng”; lấy bộ đội địa phương và dân quân du kích chống chọi với sự tiến công ồ ạt của các binh đoàn chủ lực tinh nhuệ của kẻ thù; bằng trí thông minh và lòng dũng ảm tuyệt vời đã tiến công tiêu diệt đồn địch bằng bộc phá, địa lôi. Chính đây là những nhân tố rất quan trọng khiến Liên khu 5 là một trong những chiến trường giành thắng lợi rực rỡ nhất, phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ đánh bại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trên chiến trường Đông Dương.

        Là người được giao nhiệm vụ làm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. lúc đầu là ở mặt trận Quảng Nam-Đà Nẵng và sau này là ở toàn liên khu cho đến kết thúc chiến tranh chống thực dân Pháp, trên cơ sở nắm vững và vận dụng đường lối chủ trương của Đảng, tôi luôn luôn quan tâm đến hai vấn đề mấu chốt: đó là công tác đảng, công tác cán bộ trong quân đội và vấn đề xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang ở địa phương.

        Từ kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, tôi chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhưng chủ yếu là xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt từ trung đoàn đến đại đội, kiên định vững vàng, có ý chí và nhiệt tình cách mạng, dám hy sinh trong chiến đấu, gương mẫu trong công tác để làm tròn nhiệm vụ của quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội phải dựa vào dân, bảo vệ dân, bảo vệ sản xuất, vận động giúp đỡ nhân dân, cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng; chống tư tưởng quân sự đơn thuần, cầu an, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

        Để làm tròn nhiệm vụ đó, trước hết, tổ chức Đảng trong quân đội phải đặt vấn đề kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng địa phương, coi Đảng bộ địa phương với Đảng bộ trong quân đội là một, coi công việc của địa phương cũng chính là công việc của quân đội và ngược lại. Đây là điều kiện tiên quyết đồng thời cũng là bài học xương máu để cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và cả quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:26:18 pm »


        Ở mặt trận Quảng Nam-Đà Nẵng, lúc đầu khi địch dùng lực lượng ồ ạt tiến công nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát, tuy bộ đội chủ lực là lực lượng chiến đấu chính để kìm chân địch, nhưng phải có dân quân tự vệ phục vụ và phối hợp chiến đấu, có nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”. Khi địch không còn đủ sức nống ra, buộc phải quay về củng cố, bình định vùng chiếm đóng thì bộ đội phải phân tán cùng với cán bộ địa phương thaâ nhập vào vùng sau lưng địch bám dân, xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, phát động nhân dân đấu tranh chính trị, kinh tế, xây dựng làng chiến đâu, xây dựng lực lượng vũ trang từ thấp đến cao, đẩy mạnh chiến tranh du kích kết hợp với các trận đánh lớn của chủ lực, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta, phá âm mưu ‘bình định’ của địch ở vùng tạm chiếm, kiên quyết giữ cho được và xây dựng vùng tự do thành hậu phương trực tiếp, lâu dài cho cuộc kháng chiến.

        Năm vững vai trò quyết định của chủ lực ở chiến trương, tổ chức đảng trong quân đội đã tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang địa phương trưởng thành đủ sức làm nhiệm vụ độc lập tác chiến ở địa phương, đồng thời ra sức xây dựng lực lượng chủ lực để có thể tập trung làm nhiệm vụ cơ động đánh lớn. Vì vậy, theo đánh giá của Bộ tư lệnh Liên khu, Quảng Nam-Đà Nẵng là nơi có phong trào chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích mạnh , đồng thời cũng là nơi đóng góp bổ sung cho lực lượng chủ lực của Liên khu sớm và nhiều nhất.

        Những kinh nghiệm trong những năm đầu ở chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng - chiến trường chính, chiến trường tiêu biểu của Liên khu 5 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa có vùng tạm bị chiếm, vừa có vùng tự do – đã giúp tôi có thực tế để làm tốt hơn công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang liên khu, nhất là trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, với trách nhiệm vừa tham gia chỉ huy chung của chiến dịch, vừa trực tiếp phụ trách cuộc chiến đấu chống chiến dịch Át-lăng của đich, bảo vệ vùng tự do.

        Cùng với cuộc chỉnh quân, kết quả to lớn của cuộc chỉnh Đảng do Trung ương Đảng đề xướng và lãnh đạo, riêng ở Liên khu 5 đã có tác dụng nâng cao nhận thức và tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ trong quân đội cũng như trong cán bộ và nhân dân các địa phương trước khi bước vào trận quyết chiến chiến lược. Vấn đề lớn nhất là phải xây dựng cho được lòng tin sắt đá và tình thần nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Trung ương Đảng, nhất là đối với cán bộ và nhân dân bốn tỉnh vùng tự do; trong lúc toàn bộ lực lượng chủ lực tập trung tiến công lên Tây Nguyên, còn vùng tự do giao cho lực lượng địa phương tự giải quyết, khi mà địch sử dụng một lực lướng lớn chưa từng có nhằm giải quyết dứt điểm vùng tự do. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Liên khu uỷ, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư lệnh Liên khu, Bộ chỉ huy chiến dịch với các tỉnh, những tư tưởng, nhận thức trên đây đã được giải quyết. Mọi việc chuẩn bị chiến đấu, chiến đâu cũng như các việc chi viện chiến trường, bổ sung, xây dựng lực lượng đều diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp tạo nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả rực rỡ trên toàn bộ chiến trường Liên khu 5 trong Đông Xuân 1953-1954.

        Được rèn luyện trong chiến đấu gian khổ của cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù ở một chiến trường đầy khó khăn phức tạp, lại xa sự chi viện trực tiếp của Trung ương, nhưng với tinh thần vô tư trong sáng, luôn luôn tâm niệm quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp xâm lươc, đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, tôi đã cố gắng hết sức mình góp phần xứng đáng vào cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân Liên khu 5. Đồng thời, sự từng trải qua cuộc chiến đấu chín năm đó cũng giúp tôi thêm kinh nghiệm và những bài học bổ ích, trước khi bước vào cuộc chiến đấu mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

        Trích: Đại tướng Nguyễn Quyết, con đường đã chọn, Hồi ức- Đại tá Nguyễn Hữu Đức thể hiện.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM