Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:02:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu  (Đọc 26779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:17:01 pm »

         
PHẦN THỨ HAI

NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI DU KÍCH PÁC BÓ, ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN VÀ CỨU QUỐC QUÂN


ĐỘI DU KÍCH PÁC BÓ - XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG - TIỄU PHỈ BẢO VỆ NHÂN DÂN VÀ BẢO VỆ BÁC HỒ

LÊ QUẢNG BA (Lão thành cách mạng)           
Trích hồi ký "Bác Hồ và đội du kích Pác Bó"        

        Nạn thổ phỉ ở vùng biển giới Cao Bằng - Quảng Tây

        Vùng Cao Bằng giáp Quảng Tây vốn có nhiều phỉ. Hồi đó những toán phỉ mọc như nấm cỏ sau cơn mưa. Bên kia biên giới, trên đất Trung Quốc, giáp giới châu Bảo Lạc của ta, có trùm phỉ Làm Tín ở Thang Nà. Từ đó, dọc theo đường biên giới xuống đến vùng đất Trung Quốc giáp với các châu Trùng Khánh, Hạ Lang bên ta, có anh em tên Sáng, Sính ở Lũng Cáng. Ở Bó Lầu, có tên châu Slam Tha tức châu ba mắt, nó có một nốt ruồi to tướng phía trên lông mày giống như con mắt thứ ba.

        Còn một số tên nữa !à Ké Khoắn cùng hoạt động ở Bó Lầu, Nông Ngán Khoáy ở Thin Xìn, Hải Quáng ở Lũng Vài, Mã Chẩn Thinh ở phía sau chợ Cọt Mà, Lò Pạc Phỉ phía Long Bang, Lường Sán Sình phía Thạch Long...Bọn chúng hoành hành sang cả các châu trong lãnh thổ ta giáp với Trung Quốc. Lại còn tên trùm phỉ họ Quách khét tiếng một thời không những ở vùng biên giới mà còn vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Đó là tình hình phỉ trên đất Trung Quốc giáp với nước ta.

        Bên này, trên đất ta, có Nùng Dín ở Nặm Đin; Sứ Khì ở Năm Biếc; Ké Khoáy ở Chông Mạ; Lò Phẩy Sán ở Thông Nông... Bọn chúng chia nhau hùng cứ mỗi đứa một vùng, tha hồ làm mưa, làm gió ở chốn biên thuỳ heo hút này. Người già các bản thường nhắc lại những năm loạn lạc trước kia. Có nhóm thổ phỉ lẩn quất ở Thang Nà đem quân đi các nơi cướp tiền bạc, thóc gạo, trâu bò, lợn gà của dân; thậm chí cướp cả đàn bà, con gái đem đi. Trước khi rút, chúng còn đốt nhà, lửa cháy ngùn ngụt, đứng cách mấy vai (Theo tập quán địa phương, mỗi lần đổi vai gánh là khoảng một ki-lô-mét) còn trông thấy ngọn lửa. Trở về sào huyệt ở Thang Nà, bọn thổ phỉ giết trâu bò cướp được, nấu nướng ăn uống phè phỡn, rồi hãm hiếp các cô gái. Sau đấy, chúng đem bán họ cho bọn nhà giàu ở bên kia biên giới.

        Người già còn kể cho con cháu nghe những vụ bắt cóc tống tiền. Thời ấy rất nhiều người biết vụ bắt cóc Xã Hoàn ở Mỏ Sắt. Bọn thổ phỉ gửi thư đến bắt người nhà phải đem ba trăm đồng bạc trắng đến chuộc. Nếu không chuộc, chúng sẽ giết chết. Đến ngày hẹn, vợ con Xã Hoàn vẫn chưa chạy đủ món tiền quá lớn. Hôm sau, họ nhận được lá thư thứ hai kèm theo một cái tai. Vợ con Xã Hoàn phải chạy vạy khốn khổ, vay mượn, bán ruộng, bán trâu nộp đủ số tiền bọn thổ phỉ ấn định vào ngày hẹn cuối cùng. Xã Hoàn được tha về nhưng một bên tai đã bị cắt cụt.

        Biết bao chuyện khủng khiếp trong thời buổi nhiễu nhương đó. Nhưng rồi Tây đến xây đồn đắp luỹ, đưa lính khố đỏ đến đóng. Tây đồn lớn tiếng tuyên bố "Các quan đến triệt thổ phỉ. Không cho chúng quấy nhiễu vùng này nữa". Nhưng chỉ ít lâu sau, quan tây, lính khố đỏ là những tên cướp ngày hợp pháp, thay thổ phỉ đàn áp bóc lột nhân dân.

        Thỉnh thoảng, bọn tây đồn, quan châu, châu đoàn (Một chức vụ ở châu miền núi chịu trách nhiệm về trật tự trị an.) cũng cho lính đi tiễu phỉ (!). Chúng mang súng ống kéo đi nghênh ngang như đi chơi chợ. Tất nhiên, bọn chúng không gặp thổ phỉ mà chỉ gặp dân. Chúng bắt dân bản mổ lợn, giết gà, cơm rượu hầu hạ các quan tây, quan ta đi tiễu phỉ ăn uống no say, chúng nghênh ngang kéo về. Tây đi thì phỉ đến tiếp tục cướp bóc. Dân bản khóc thầm. Thổ phỉ là con báo. Quan tây, quan châu là con hổ. Cả hai đều là loài ăn thịt sống cả! Dân đã khổ lại càng khổ!

        Chưa hết! Ngoài quân Pháp lại thêm quân Nhật. Sau khi đã chiếm phần lớn Hoa Bắc và Hoa Trung, bọn quân phiệt Nhật sửa soạn đánh xuống Hoa Nam và vào Đông Dương. Chúng tung đặc vụ đến vùng biên giới này hoạt động trong thổ phỉ và cung cấp vũ khí, tiền bạc cho phỉ, dùng bọn này quấy rối hậu phương của Tưởng Giới Thạch và của Pháp.

        Khi Nhật đánh Đông Dương và Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật, bọn thổ phỉ với danh nghĩa người của Nhật hoạt động công khai. Quân Pháp lờ đi. Có tên trùm phỉ Lò Phẩy Sán mở cả sòng bạc có quân canh gác đàng hoàng ở ngay phố Thông Nông. (Tên trùm phỉ Lò Phẩy Sán làm tay sai cho cả Nhật lẫn Pháp. Hồi năm 1944, nhân dân ta thực hiện vườn không nhà trống để chống quân Pháp càn quét khủng bố. Do cán bộ cơ sở chưa có kinh nghiệm, nhân dân Kéo Đắc xã Đa Thông đã tập trung giấu ở một khu trong núi 94 bồ thóc, nhiều bồ thóc nếp và một số dành thóc giống cùng nhiều vải vóc tư trang khác. Tây cho mật thám đi dò la. Tên Lò Phẩy Sán cũng cho tay chân đi dò và phát hiện được trước. NÓ báo cho tây cho quân đến cướp phá).

        Mấy năm trước, du kích Trung Quốc hoạt động mạnh ở vùng biên giới này đã thuyết phục được một số trùm phỉ tham gia đánh Nhật, nhưng sau một số bỏ chạy về địa phương tiếp tục làm phỉ. Bây giờ được phát xít Nhật giúp đỡ và khuyến khích, chúng được thể lại hoành hành. Khắp nơi đều có những toán thổ phỉ nổi lên; mỗi toán chiếm cứ một khoảnh, xưng hùng xưng bá.

        Thổ phỉ có đám do người địa phương làm trùm, có đám do người nơi khác đến cầm đầu. Đó là chưa kể bọn "anh hùng hảo hán" từ Quảng Đông lên. Bọn này chuyên đi áp tải thuê cho bọn tư bản Hồng Kông chở thuốc phiện lậu. Chúng được trang bị tiểu liên và cả súng máy. Chúng khinh thường cả quân Tưởng lẫn quân tây. Nhiều cuộc đọ súng đã xảy ra trong rừng sâu giữa bọn buôn lậu với quân Tưởng, quân Pháp.

        Bọn chuyên đi áp tải thuê này cũng dựa vào các toán phỉ địa phương nhờ canh gác, đưa đường và thường tiếp tế súng đạn cho phỉ để trả công. Khi bị quân Quốc dân đảng Trung Quốc hay quân Pháp đón đường đánh và cướp đi mất hết hàng, chúng xoay ra làm phỉ và phối hợp với bọn phỉ địa phương đi cướp phá ở cả bên này lẫn bên kia biên giới.

        Ở một vài bản lại có những tên phỉ "nghiệp dư". Những 1úc túng thiếu, những ngày giáp Tết, chúng đi đánh lén một vài chuyến.

        Bọn trùm phỉ lôi kéo những thanh niên nghèo đói, dọa nạt, dụ dỗ những thanh niên hư hỏng đi làm phỉ để thêm vây cánh. Bọn phỉ hoành hành táo tợn đến mức không chỉ đón đường hay xông vào nhà dân ăn cướp mà thậm chí còn cướp phá cả một bản, một chợ. Vì vậy, cuộc sống ở vùng biên giới này luôn luôn căng thẳng và cơ cực.

        Nạn thổ phỉ không đơn thuần do đói nghèo sinh ra mà còn là do âm mưu thâm độc của tất cả bọn đế quốc (Tên trùm phỉ Lò Pạc Phỉ là chỉ huy đội tiên phong của quân Quốc dân đảng Trung Quốc kéo vào châu Trùng Khánh (Cao Bằng) hồi quân Tàu trắng bắt đầu vào nước ta.), đồng thời là một vấn đề quân sự vì các toán phỉ ít nhiều đều có vũ trang. Bởi vậy, việc chống phỉ để bảo vệ các khu căn cứ cách mạng, bảo vệ nhân dân ở vùng biên giới có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu cách mạng không dẹp được phỉ thì khó động viên được nhân dân tin tưởng vào cách mạng.

        Do đó, chống phỉ là đặc điểm hoạt động của đội vũ trang cách mạng ở vùng biên giới miền núi này. Khi phong trào cách mạng lên cao lại có nhiều lực lượng vũ trang thì việc chống phỉ có thuận lợi hơn. Khó nhất là khi phong trào mới được xây dựng và lực lượng vũ trang còn yếu. Song dù hoàn cảnh thế nào, điều chủ yếu là dựa được vào dân với đường lối chính sách và biện pháp đúng đắn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:19:00 pm »


        Đối phó với trùm phỉ Lý Xíu

        Nhớ lại hồi năm 1939, tôi và Hoàng Sâm, đã phải hai lần trực tiếp đối phó với hai tên trùm phỉ. Hồi ấy, Ban châu ủy Hà Quảng đã phát động được cả một phong trào nhân dân tổ chức hội phòng phỉ để bảo vệ xóm bản và đã đề ra được sách lược đúng đắn đối phó có kết quả với bọn phỉ là kiên quyết diệt nhưng toán phỉ nhỏ, tạm thời hòa hoãn với những toán phỉ lớn, giáo dục tranh thủ những quần chúng nghèo đói đi theo phỉ.

        Song hòa hoãn được với những toán phỉ lớn không phải dễ. Việc đối phó với tên trùm phỉ Lý Xíu đem quân đến bản Pác Bó là một ví dụ. Hồi đó, chúng tôi chỉ có mấy người hoạt động ở các cơ sở, khi phân tán, khi tập trung. Đó là các anh Quốc Vân, Trần Văn Kỳ (tức Hoàng Sâm, tức Trần Sơn Hùng), Thế An, Tống Dề, Phùng và tôi. Chúng tôi họp lại thành một tổ vũ trang, có hai khẩu poọc-hoọc, một khẩu súng trường Bỉ, hai súng trường Nhật, có một số lựu đạn Ý và lựu đạn chày.

        Hôm đó, anh Sâm và tôi ở cách bản Pác Bó có vài ki-lô-mét, đang cùng một nhóm thanh niên bàn công tác phòng chống phỉ thì thấy La Thanh, một thanh niên bản Pác Bó hớt hải chạy đến, vừa thở vừa nói:

        - Có một bọn phỉ đông lắm kéo đến Pác Bó. Thằng tướng phỉ đang ở nhà bác Khâm Hoa. Nó đòi gặp hai anh.

        Theo lời La Thanh kể lại, buổi sớm hôm đó, trời còn mờ sương. Dân bản Pác Bó đang ngủ thì có một toán rất đông, có súng máy, súng trường poọc-hoọc ùn ùn vào bản. Tiếng gọi, tiếng nói văng tục ồn ào, tiếng chân nện thình thịch làm dân bản choàng dậy hốt hoảng nhòm qua khe cửa. Toán thổ phỉ đã đột nhập vào bản. Chúng cắt người gác các nơi. Đến xóm trên, chúng đặt súng máy, một khẩu trên đồi phía trước làng Pác Bó, hai khẩu đằng trước và sau nhà ông Khâm Hoa. Đứa nào đứa nấy súng ống lăm lăm trong tay. Tên trùm phỉ Lý Xíu, hai tay hai khẩu súng ngắn, ngang nhiên bước lên thang nhà ông Khâm Hoa gọi to :

        - Chủ nhà đâu?

        - Thưa quan, tôi đây ạ? ông Khâm Hoa ở trong nhà trả lời và mở cửa.

        Hắn đi xộc vào nhà, ngồi xếp chân bằng tròn giữa sàn, hai khẩu súng ổ quay ghếch lên hai bên đùi, dõng dạc nói:

        - Ta được biết ông Lê (Tức Lê Quảng Ba.), ông Trần (Tức Trần Sơn Hùng (Hoàng Sâm).) ở gần đây. Mày cho người đến nói với hai ông, ta là Lý Xíu mời hai ông đến uống rượu nói chuyện.

        Nghe La Thanh kể xong, tôi nói với Hoàng Sâm:

        - Thằng trùm phỉ này ngang tàng đấy? Nó muốn thi gan đọ sức với chúng mình. Tôi đã từng nghe đồn về tên này.

        - Rõ quá rồi? Thằng này cũng quỷ quyệt, nó kéo quân đến, bố trí xong đâu vào đấy mới cho mời chúng mình đến cốt để nắn gân cốt chúng mình đây. Nếu chúng mình tránh mặt, nó cướp bản ngay. Ngược lại, chúng mình đến, rất có thể phải đọ súng với nó.

        Ý kiến anh Sâm rất hợp với tôi.

        - Mình cũng nghĩ như vậy, tôi nói với Hoàng Sâm. Quân nó đông, súng ống nhiều, lại có cả súng máy. Nếu chúng mình không đến, nó cướp bản; chắc chắn dân bản không chống cự nổi. Việc phỉ đến cướp bản Pác Bó sẽ truyền đi các nơi. Các toán phỉ khác được thể càng hoành hành. Như vậy việc nhân dân phòng chống phỉ sẽ khó khăn. Vì thế, dù có phải đọ súng, đổ máu, chúng mình cũng phải đến.

        Tôi và anh Hoàng Sâm kéo nhau ra một chỗ khuất bàn tính kế hoạch đối phó. Hoàng Sâm bảo:

        - Chuyến này chúng mình chơi dao đây. Khéo tay thì được việc Không khéo tay thì dễ bị đứt tay chảy máu. Tất nhiên phải làm thế nào để khỏi bị đứt tay. Tôi nói:

        - Bọn phỉ đông hơn mình, vũ khí nhiều hơn, lại ở thế trận có lợi. Lúc này không thể dùng lực lượng vũ trang tiến công trực diện được. Phải dùng mưu đánh cho chúng một đòn tâm lý khiến cho chúng khiếp sợ.

        Sau khi thống nhất kế hoạch. Hoàng Sâm đeo khẩu poọc hoọc rồi cùng La Thanh đến nhà ông Khâm Hoa.

        Sau khi anh Sâm đi, tôi cử người cấp tốc đi báo cho các đội tự vệ quanh đấy biết tình hình và chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Còn tôi huy động thêm một số anh em tự vệ tập trung lại phía dưới Bản Hoàng.

        Hơn một giờ sau, La Thanh lại đến cho biết tình hình và bảo tôi phải đến ngay. Thì ra anh Sâm đã giáng cho tên trùm phỉ một đòn tâm lý phủ đầu. Khi anh tới, mặc bọn phỉ đứng gác lên đạn lạch xoạch, anh đàng hoàng bước lên thang vào nhà. ông Khâm Hoa trịnh trọng giới thiệu anh với Lý Xíu. Sau khi hai bên "thi lễ" với nhau, anh ung dung ngồi xếp chân bằng tròn trước mặt hắn. Lý Xíu nhã nhặn hỏi:

        - Chẳng hay ông Lê có nhà không mà không thấy ông đến cùng uống cho vui? Rượu ngon nhưng không có tri kỷ, uống mất ngon, phải không thưa ông Trần?

        Anh Sâm trả lời:

        - Ông Lê đang bận huấn luyện một đội quân. Có gì ta hãy nói chuyện với nhau đã.

        Lý Xíu ra hiệu cho tên hầu rót rượu ra chén, rồi y chìa hai tay trịnh trọng mời:

        - Rượu ngon, xin mời ông cạn chén?

        Hoàng Sâm tươi cười:

        - Trước khi nâng chén, ông cho tôi có lời trước đã. Ông nên ra lệnh cho quân của ông đừng sơ suất để súng nổ. Vì nghe tiếng súng, quân của tôi tưởng tôi ra lệnh, lập tức họ nổ súng vào quân ông đấy. Như vậy, bữa rượu sẽ mất vui.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:19:42 pm »


        Lý Xíu chừng bị bất ngờ, có vẻ bối rối, vội ra lệnh. La Thanh kể tiếp:

        - Sau đấy, tên hầu bưng mâm cỗ đặt xuống bàn và hai người vào tiệc. Một lát sau, anh Sâm hỏi y có cần gặp ông Lê nữa không thì tên trùm phỉ ngỏ ý muốn được gặp đấy?

        Thế là tôi và đồng chí Thế An theo La Thanh đến nhà ông Khâm Hoa. Tôi vừa đi vừa nghĩ tên trùm phỉ nghe anh Sâm nói ta có một đội quân ở ngoài bản đang luyện tập thì chắc nó cũng không dám giở trò gì với dân bản. Nó mời mình đến chắc là muốn thử tài mình đây. Khi tôi tới nơi, Lý Xíu làm bộ "thi lễ" niềm nở. Sau đấy, tên hầu lại bưng thêm cỗ, bữa tiệc tiếp tục. Một lát sau, ăn uống xong, Lý Xíu ngỏ ý mời tôi và anh Sâm dạo chơi. Tôi đưa mắt cho Hoàng Sâm và khẽ gật đầu. Tôi và anh Sâm cùng Lý Xíu đứng dậy xuống thang đi ra cổng. Cả hai bên đều có người đi kèm. Qua đầu nhà, đến gốc một cây si to, Lý Xíu dừng lại. Tôi thầm nghĩ đã đến lúc rồi đây, để xem nó giở trò gì. Lý Xíu dang hai tay nói bằng cái giọng mã thượng giang hồ:

        - Tôi nghe thiên hạ đồn ông Lê có tài bắn bách phát bách trúng nên tôi có lòng hâm mộ từ lâu. Hôm nay, may mắn được gặp, lại đang lúc vui vẻ, tôi muốn ông chỉ giáo cho được không?

        Nghe cái giọng "anh hùng hảo hán" trong các tiểu thuyết võ hiệp Tàu đầy vẻ khôi hài, tôi suýt phì cười. "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", tôi liền bắt chước lối nói của Lý Xíu:

        - Có lẽ thiên hạ đồn sai. Tài nghệ của tôi chỉ đáng bậc đàn em ông Trần. Nhưng nếu ông muốn cùng tôi thử tài cao thấp cho vui tôi xin lãnh ý. Nào, ta bắn cái gì đây?

        Lý Xíu đảo mắt nhìn quanh. Hắn trỏ cành si ở trên đầu. Cành này bị gãy gập từ lâu. Chỗ gãy khúc ở giữa đã mục có viền chung quanh tròn như điểm đen ở bia. Tôi đồng ý và nhường Lý Xíu bắn trước. Hắn giơ súng nhằm chỗ gãy bóp cò. Súng nổ. Viên đạn chỉ trúng cành si cách chỗ gãy mấy phân. Tôi bắn đúng vào điểm đen chỗ gỗ mục. Tên trùm phỉ la lên, giọng lạc hẳn đi:

        - A! Đúng hồng tiêu rồi.

        Hai bên lại tiếp tục theo đường nhỏ xuống xóm dưới. Giữa hai xóm, trên đường có vạt cỏ nương, có mấy cây hóp. Hắn lại nói:

        - Ta bắn cây hóp to nhất kia?

        - Mời ông bắn trước?   

        Lý Xíu nổi tiếng là tay súng cừ khôi trong hàng trùm phỉ. Y bắn súng ngắn, súng trường đều giỏi, bắn tay phải, tay trái như nhau. Lý Xíu rút súng ra, giơ súng nhằm cây hóp to nhất bóp cò. Tiếng súng vừa nổ, hắn nhìn chằm chặp và "hấy à" một tiếng, vẻ không hài lòng. Viên đạn chỉ rạch một vệt sướt lên thân cây.

        Đến lượt tôi. Theo thói quen, tôi chĩa nhanh khẩu poọc-hoọc về hướng cây hóp to nhất và bóp cò. Lẫn vào tiếng súng, có tiếng "đốp" khe khẽ. Một gióng hóp nứt toác ra làm đôi. Ngọn hóp rũ xuống. Phấn khởi, tôi bình tĩnh bắn tiếp phát thứ hai. Súng nổ. Một gióng nữa nứt toác. Tôi liếc nhìn thấy mặt Lý Xíu hơi tái đi. Hắn nói líu ríu:

        - Quả thiên hạ... đồn không sai?

        Ba người lại đi tiếp. Bỗng Lý Xíu dừng lại cách một cây đu đủ trĩu quả khoảng năm, sáu chục mét. Hắn trỏ quả đu đủ trồi ra bên ngoài chùm quả và nói:

        - Ta bắn cái quả chín đỏ trồi ra kia?

        - Mời ông bắn trước!

        Lý Xíu nheo một bên mắt, ngắm mục tiêu nổ súng. Phát đạn xuyên qua quả đu đủ. Mặt hắn tươi rói lên. Tôi nói:

        - Giỏi? Giỏi quá?

        Biết tên trùm phỉ chưa chịu, tôi tự nhủ phải cố gắng. Tôi chỉ quả đu đủ ấy nói:

        - Quả chín rồi, phải lấy xuống thôi?

        Rồi tôi tì khẩu súng lên cánh tay trái, nhằm cuống quả đu đủ bóp cò. Súng nổ. Quả đu đủ bị bắn gãy cuống rơi xuống đất.

        - Giỏi quá? Giỏi quá! anh Sâm khoái trá reo lên.

        Tôi kín đáo quan sát tên trùm phỉ. Mặt Lý Xíu đờ ra, ria mép giật giật. Các thớ thịt trên khuôn mặt đã tái đi hằn lên. Hắn đưa tay áo quệt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Phút sau, hắn ấp úng:

        - Tôi thật có mắt không ngươi, đứng trước núi Thái Sơn mà không biết. Xin bái phục, bái phục...

        Ba người tiếp tục đi ra bờ sông. Ở đây, đất bãi bằng phẳng. Lý Xíu lại gạ ném lựu đạn. Ba mươi sải ném trúng đích. Mỗi bên ném bốn quả. Anh Sâm nhận lời. Lý Xíu sai quân hầu nhặt đá bên đường xếp thành một cái vòng tròn đường kính độ hai mét.

        Lần này, Lý Xíu mời anh ném trước, cách chỗ ba người đứng gần năm chục mét. Sẵn bên người bốn quả lựu đạn Ý, anh rút từng quả ném. Cả bốn quả đều rơi vào trong vòng. Tôi khoái trá reo lên:

        - Tuyệt Tuyệt!

        Lý Xíu ném chỉ vào có hai, lại gạ ném lựu đạn chày, thi ném xa.

        - Chúng tôi không đem theo lựu đạn chày, tôi cho đi lấy - tôi nói. Rồi tôi quay lại bảo anh Thế An:

        - Đồng chí cho mở kho đem một thùng lựu đạn chày ra đây!"

        Thật ra lúc đó, chúng tôi chỉ có đúng 18 quả lựu đạn chày mua của lính Quốc dân đảng Trung Quốc để trong hai cái thùng sắt cũ đựng dầu hoả, một thùng 8 quả, một thùng 10 quả. Hai thùng này có độn vôi ở dưới để chống ẩm và được giấu bí mật trong một hang núi chứ làm gì có kho. Nhưng tôi ra lệnh như vậy làm như mình có kho đạn dược đàng hoàng và nhiều lựu đạn lắm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:20:02 pm »


        Một lúc sau, hai đồng chí Phùng Lùa, La Thanh khiêng một thùng lựu đạn đến. Cuộc thi ném xa này cũng kết thúc nhanh chóng vì anh Sâm người cao, chân tay dài hơn địch thủ, có kỹ thuật ném điêu luyện nên lần nào Lý Xíu cũng thua. Lúc này tên trùm phỉ như con gà chọi say đòn, lại chỉ khẩu phù pắc tán (Một loại súng của Trung Quốc chế tạo tại tỉnh Hồ Bắc. ) đeo ở vai tên quân hầu:

        - Ta thi bắn súng trường, ông Lê? Tôi gật đầu, rồi dõng dạc ra lệnh:

        - Anh La Thanh! Cho mở kho lấy một khẩu súng trường Bỉ ra đây?

        Thật ra trong cái "kho" ấy cũng chỉ có độc một khẩu súng trường Bỉ vừa mua được của lính Quốc dân đảng bên kia biên giới. Anh Thanh biết ý chạy đi ngay và một lát sau đã đem khẩu súng ấy về.

        Cuộc thi bắn súng trường bắt đầu. Lý Xíu bắn ba phát nhằm vào mảnh giấy gài ở cây nhội dưới chân đèo Pắc Ngàm, nhưng tôi thấy hắn hồi hộp, tay run hẳn rồi. Cả ba phát đều trượt ra ngoài mục tiêu. Đang phấn chấn, tôi càng tự tin và lần này cũng lại thắng tên trùm phỉ. Lý Xíu cay cú đòi thi bắn trung liên. Tôi trả lời ngay:

        - Chúng tôi không có trung liên!

        Quả thật hồi ấy tổ vũ trang chúng tôi không có trung liên. Nhưng thỉnh thoảng chúng tôi lại cho anh em tập trung súng trường bắn từng loạt ba phát một, giả làm trung liên; sau đó cho người đi phao tin ở chợ Cọt Mà bên Trung Quốc.

        Lý Xíu không tin và nói:

        - Tôi biết các ông vừa cho thử trung liên. Các ông có nhiều trung liên hơn chúng tôi. Thôi không thi nữa!

        Lý Xíu đưa tay áo quệt bọt xều ra hai bên mép, rồi nói tiếp:

        - Các ông có đoàn thể, có nhiều súng đạn, bắn bao nhiêu cũng được. Còn chúng tôi, bắn một phát súng, ném một quả lựu đạn cũng đều phải móc ở hầu bao ra. Xin chịu thua các ông!

        Nghe Lý Xíu nói, tôi mới vỡ lẽ tại sao thi ném lựu đạn y lại đề nghị không rút chốt. Lúc ấy, mặt Lý Xíu đỏ bừng, rồi tím lại. Hắn quay ngoắt đi, hết cả điệu bộ "anh hùng hảo hán" lúc ban đầu. Theo lệnh chủ tướng, cả bọn phỉ lủi thủi rút khỏi Pác Bó theo đường lên Cáy Tác.

        Tôi và anh Sâm đoán biết Lý Xíu đem quân đi lối nào nên cùng mấy anh em cắt rừng theo đường tắt đến bản Thiêng Vài. Đội phòng phỉ của bản này đang tập trung trên đồi với khẩu Sàng Là. Đây là một loại súng cổ. Khi sử dụng phải nhồi thuốc súng vào nòng, sau nhồi các mảnh gang vụn, rồi châm ngòi hoặc mồi lửa. Tôi liền cho nạp đạn khẩu Sàng Là. Anh em vừa nạp đạn xong thì quân Lý Xíu mò đến chân đồi. Tôi ra lệnh châm ngòi. Khẩu Sàng Là nhằm vào một bụi mai gầm lên dữ dội. Các cây mai đổ, gãy văng cành lá bay tứ tung. Đám quân cướp, tuy còn ở cách xa nơi đạn nổ, không còn hồn vía, đạp lên nhau chạy tán loạn.

        Tôi và anh Sâm đi tại chỗ Lý Xíu. Tên trùm phỉ đang dựa vào một gốc cây, mắt trắng dã, mồm há hốc. Thấy chúng tôi đến, hắn lắp bắp:

        - Súng... súng gì thế, ông Lê..., ông Trần?

        Tôi nói:

        - Quân của chúng tôi đang tập trận. Chúng tôi thấy quân ông đi về ngả này nên phải cấp tốc chạy đến đây hạ lệnh cho quân của chúng tôi không được bắn vào quân của ông.

        Lúc này, Lý Xíu đã hoàn hồn. Hắn nói qua hơi thở còn đang hổn hển, vẻ khâm phục:

        - Các ông đi nhanh quá! Chúng tôi đi trước mà lại đến sau. Cũng may là không phải chạm súng với nhau. Xin đa tạ đa tạ?

        Anh Sâm trả lời:

        - Vì tình anh em nên phải đến cho kịp. May nhất là phát súng vừa rồi không bắn phải quân của ông.

        Lý Xíu chắp tay, cúi gập người xuống chào hai chúng tôi:

        - Tái kiến Tái kiến!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:20:31 pm »


        Hòa hoãn với trùm phỉ họ Quách

        Tên trùm phỉ họ Quách ở Quảng Đông nguyên trước là sĩ quan Quốc dân đảng Trung Quốc. Về sau, y đào ngũ và tổ chức một đội vũ trang chuyên đi áp tải thuốc phiện cho một đoàn buôn lậu từ Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) theo dọc biên giới Việt Trung về đến Quảng Đông. Khi có hàng, hắn đi áp tải; còn không thì đi ăn cướp. Sau hắn bỏ nghề áp tải thuốc phiện lậu vì đi ăn cướp bở hơn. Quách là một trong những tên đàn anh trong hàng thổ phỉ. Có nhiều giai thoại về tên trùm phỉ này. Những người già ở biên giới thường kể cho con cháu nghe mẩu chuyện sau:

        Một lần có một tên trùm phỉ đến gặp Quách. Nó muốn đọ tài với trùm phỉ họ Quách có tiếng là can trường kia. Hai tướng phỉ ngồi đối diện nhau bên bếp lửa. Quách hiểu bụng dạ tên này vì bọn trùm phỉ thường thử tài nhau để phân ngôi thứ.

        Tên nào thua phải chịu làm đàn em.

        Tên trùm phỉ lạ mặt cầm lấy cái điếu thuốc lào, nạp thuốc rồi dùng hai ngón tay gắp cục than hồng vào mồi thuốc. Hắn rít một hơi dài rồi nhẩn nha thả khói. Hai ngón tay vẫn kẹp hòn than. Hắn hút bốn năm điếu liền, một tay thay thuốc, một tay vẫn giữ hòn than kẹp giữa hai ngón đến khi có mùi da thịt cháy khét lẹt, hắn mới buông cục than, đưa cái điếu cho Quách, vẻ mặt lạnh như tiền.

        Họ Quách thản nhiên đỡ lấy cái điếu, đoạn vén một bên ống quần lên, tay nhặt một cục than hồng khác để lên bắp đùi Rồi hắn thong thả nạp thuốc, cầm cục than châm và hít một hơi dài. Hắn đặt cục than vào chỗ cũ, há miệng ung dung nhả khói. Rồi lại tiếp diếu thứ hai, thứ ba, thứ tư thứ năm. Mùi da thịt cháy khét lẹt nhưng họ Quách vẫn thản nhiên như không. Cục than hồng được chuyển từ bắp đùi rồi lại sang nõ điếu... Khi cái chỗ để cục than cháy đen lại, Quách thản nhiên đưa cái điếu cho khách. Tên trùm kia kính cẩn đưa hai tay đỡ lấy cái điếu, đặt xuống bàn rồi đứng dậy, vòng tay trước ngực cúi đầu nói:

        - Quách đại ca quả là bậc hảo hán; tiểu đệ xin bái phục!

        Việc hòa hoãn với tên trùm khét tiếng họ Quách ấy không phải dễ. Song chúng tôi có thuận lợi là uy tín của tổ vũ trang sau cuộc đối phó thắng lợi với tên trùm phỉ Lý Xíu đã tăng lên không chỉ trong nhân dân vùng biên giới mà còn tác động đến cả các toán phỉ khác ở bên kia biên giới.

        Một thuận lợi nữa là trong cuộc đối phó với trùm phỉ Lý Xíu, lúc đầu chúng tôi bị động phải chấp nhận cuộc thử sức với y, nhưng lần này chúng tôi chủ động đánh bằng chính trị và tâm lý. Tôi và anh Sâm bàn nhau hòa hoãn với tên trùm phỉ họ Quách trong lúc lực lượng cách mạng còn yếu.

        Chúng tôi cử anh Nam Hưng là một quần chúng cơ sở vùng này đến gặp hắn trước. Chiều hôm đó, anh trở về cho biết trùm phỉ họ Quách bằng lòng. Song nó muốn làm lễ kết bái huynh đệ phải có thần, phật chứng giám. Nó muốn anh Ba cũng như nó khi thề phải quỳ trước khẩu súng máy, đạn đã lên nòng. Cò súng có buộc sợi dây, đầu dây kia buộc vào chân con gà. Nó bảo "nếu ai không thật tâm, thần, phật xua con gà chạy để giật cò súng. Súng nổ, người thề gian dối phải chết!".

        Nghe anh Nam Hưng nói, cả hai chúng tôi im lặng nhìn nhau. Đã mấy tháng liền, tôi và anh Sâm không quản hy sinh gian khổ, trèo đèo lội suối, lần đến các bản ở vùng biên giới này làm nhiệm vụ đoàn thể giao cho là giải quyết nạn thổ phỉ.

        Chúng tôi đã làm được nhiều việc, thành lập những đội phòng phỉ ở các bản, trấn áp được một toán phỉ đến cướp bản Cáy Tác, đẩy lùi được toán phỉ Lý Xíu ở Pác Bó và thuyết phục được một số phỉ bỏ nghề cướp bóc trở về làm ăn lương thiện. Song thổ phỉ như nấm cỏ.

        Tôi nói với anh Sâm: "Trong khi lực lượng cách mạng chưa đủ mạnh để tiêu diệt thổ phỉ thì hòa hoãn với tên trùm phỉ họ Quách là đúng và cần thiết. Mình có thể hạn chế sự hoành hành của nó. Chí ít là tay chân của nó sẽ không quấy rối cơ sở mình. Họ Quách lại có uy thế trong hàng trùm phỉ. Thấy Quách đã kết nghĩa với ta, các tên trùm phỉ khác sẽ nể sợ. Song nó đặt điều kiện nguy hiểm quá! Vì cách mạng mình sẵn sàng chết bất cứ lúc nào. Nhưng đi thề thế này, ngộ chẳng may có con chuột chạy hay con rắn bò qua, gà sợ lồng lên làm giật cò, súng nổ thì cái chết vô nghĩa quá. Đã không có công, lại còn có tội với đoàn thể".

        Anh Sâm vỗ vai tôi:

        - Ba ạ! Mình nghĩ ra rồi. Ta cứ thoả thuận với nó như thế. Khi buộc dây, Ba cần chú ý để cho nó buộc đầu dây vào cò súng, còn Ba thì buộc đầu dây vào chân con gà. Nhưng Ba phải buộc thêm một cái que vào đoạn dây gần chân con gà, rồi ghim cái que xuống đất. Dù gà có phá chạy, cái que là cái chốt an toàn .

        - Làm như thế, nó biết; nó khinh mình và sẽ càng nghi - tôi nói với anh Sâm.

        Anh im lặng, đứng dậy đi đi lại lại một lúc rồi đến bên tôi khẽ nói:

        - Ba nói đúng? Hay là thế này; nó đã nghi, mình chơi lại bằng đòn chính trị, tâm lý vậy. Mình cho người đến phân giải cho nó hiểu làm như thế là không tin nhau. Đã nghi ngờ nhau thì chẳng cần kết nghĩa với nhau làm gì! 

        Tôi nhất trí về cử ngay anh Nam Hưng đi. Anh ấy sốt sắng đi ngay đến sào huyệt tên trùm phỉ họ Quách. Đêm đã khuya, anh mới về đến nhà. Vừa ló đầu lên khỏi cầu thang, anh đã hồ hởi reo lên:

        - Tốt rồi? Họ Quách đồng ý và đã hẹn ngày làm lễ kết bái huynh đệ.

        Đến sáng ngày hẹn, anh Nam Hưng đưa tôi đến một căn nhà gần sào huyệt của Quách. Lễ kết nghĩa tổ chức đơn giản. Quách cắt cổ con gà trống to, hứng tiết vào chén rượu. Tôi và Quách trích máu ở đầu ngón tay, rỏ vào đấy. Xong hai người chia nhau chén rượu và thề không bao giờ phản trắc nhau. Quách nhiều tuổi làm anh. Tôi ít tuổi làm em. Tiệc rượu đã được tên quân hầu bày ra trên tấm da gấu, Quách rót rượu mời tôi và Nam Hưng, rồi nói;

        - Bây giờ là anh em với nhau rồi, chú đừng khách khí nhé! Chú cần tôi giúp gì không?

        - Có đấy! Một chút việc nhỏ thôi! - Tôi từ tốn đáp.

        - Chú cần giúp gì? - Nét mặt Quách bỗng nghiêm trang.

        - Anh mua giúp tôi một ít súng đạn, nhất là đạn poọc-hoọc.

        - Tưởng cái gì khó chứ món ấy thì dễ lắm? Tôi sẽ bảo bọn buôn thuốc phiện lậu mua giúp. Chú cần giúp gì nữa không"

        - Đất Lục Khu là căn cứ cách mạng để đánh tây. Anh đừng cho quân của anh hoạt động ở vùng này.

        - Nhất định thế! Mà các toán quân khác cũng không được lai vãng vùng này, đứa nào không nghe, tôi cắt cổ nó. Chú cần giúp gì nữa nào?

        - Thế thôi? 

        - Phoong Phoong Slắm (Có nghĩa là yên tâm.) Quách vỗ vào ngực nói, Quách này đã nói là như dao chém đá.

        Những nhận thức sách lược đúng đắn của Châu ủy Hà Quảng đối phó với nạn thổ phỉ ở vùng biên giới này và kinh nghiệm chống phỉ tích luỹ được những năm đó đã giúp đội du kích chúng tôi nhanh chóng đối phó có hiệu quả với bọn phỉ trong những ngày hoạt động về sau này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:21:14 pm »


        Đội du kích Pác Bó với việc xây dựng các đội vũ trang châu, tổng và tự vệ, tự vệ chiên đấu xã.

        Qua gần bốn tháng hoạt động tập trung, chúng tôi nhận thấy phong trào Việt Minh ở các châu Hà Quảng, Hòa An và Nguyên Bình ngày càng mở rộng; anh em cán bộ và cốt cán ở một số địa phương đã trưởng thành và có thêm một số súng ống; số hội viên tham gia tự vệ cũng tăng thêm. Mặt khác, anh em đội du kích được rèn luyện thực tế đều có tiến bộ, không những có khả năng huấn luyện quân sự và chính trị theo chương trình đã học mà còn rút được ít nhiều kinh nghiệm về tổ chức lãnh đạo và chỉ huy một đội du kích nhỏ cũng như những kinh nghiệm mới về công tác quần chúng. Như vậy, cách mạng đã có điều kiện để xây dựng thêm lực lượng vũ trang. Thêm nữa, Bác chưa cho đánh các bốt dõng hay các đội tuần tiễu của địch, làm cho chúng tôi hiểu tình hình chưa cho phép tổ chức các cuộc chiến đau vũ trang.

        Vậy đội du kích lúc này nên làm gì? Nếu tiếp tục đi vũ trang tuyên truyền ở các châu khác như trước thì tác dụng của đội cũng hạn chế, có thể mở rộng được phong trào nhưng không củng cố kịp. Cuối cùng, chúng tôi thống nhất với nhau nên đưa đội du kích phân tán đi làm nòng cốt tổ chức các đội vũ trang châu. Chúng tôi báo cáo ý đó với Bác.

        Vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1942, Bác từ Khui Nậm xuống Hòa An, trung tâm của tỉnh Cao Bằng hồi ấy để chỉ đạo phong trào nên Bác đồng ý. Bác chỉ thị thêm cho chúng tôi:

        - Đồng ý phân tán đội đi tổ chức các đội vũ trang châu. Nhưng không được đánh ẩu! Điều quan trọng là quân sự cũng như chính trị, phải có nhiều cán bộ giỏi. Phải chú ý mở lớp huấn luyện để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chỉ huy và cán bộ huấn luyện. Các đồng chí phải kiên quyết cử người chuyên trách.

        Việc Bác đồng ý cho xây dựng các đội vũ trang châu đã mở ra một thời kỳ hoạt động mới của đội du kích. Đó là thời kỳ đội phân tán đi làm nòng cốt phát triển các lực lượng vũ trang châu bắt đầu từ đầu quý II năm 1942 đến giữa năm 1943.

        Vào dịp Bác chuyển cơ quan xuống Hòa An, đội tạm phân tán, người ở châu nào về xây dựng đội vũ trang ở châu ấy và sau từng thời gian quy định về gặp Ban chỉ huy đội để trao đổi kinh nghiệm. Các anh Bằng Giang, Bế Sơn Cương và Sĩ Cương về Hòa An xây dựng đội vũ trang châu có nhiều thuận lợi. Riêng ở châu Nguyên Bình, chỉ có một đồng chí Dương Mạc Hiếu là người địa phương và phong trào quần chúng ở đây còn yếu kém nên việc xây dựng đội vũ trang châu có chậm hơn ở Hòa An.

        Còn ở Hà Quảng, Ban chỉ huy đội du kích vẫn ở Pác Bó để tiện chỉ đạo chung. Trong thời gian này, anh Hoàng Sâm và anh Thế An đi bảo vệ Bác về Hòa An. Đồng chí Đức Thanh về phụ trách cơ sở quần chúng và tự vệ ở Nà Mạ và sau trở thành đội trưởng đội vũ trang tổng Phù Đúng (Hà Quảng). Cô Trưng thoát ly đội ra làm công tác phụ nữ châu, nhưng hoạt động ở đâu, cô cũng tham gia huấn luyện quân sự ở đó. Mấy anh em còn lại chia nhau tranh thủ đi mở lớp huấn luyện cho cán bộ phụ trách tự vệ và một số cán bộ chính trị. Tòi phụ trách huấn luyện ở Pác Bó đào tạo cán bộ cho các xã Kéo Đắc, Yên Lũng. Đồng chí Thiết Hùng ở các xã Đào Ngạn, Phù Ngọc. Đồng chí Phùng ở xã Nà Sắc. Cô Trưng trước khi chuyển sang làm công tác phụ nữ cũng tranh thủ giúp đồng chí Phùng ở xã Nà Sắc và giúp xã Sóc Giang mở được hai lớp. Còn đồng chí Đức Thanh cũng tranh thủ mở được một lớp ở xã Hòa Mục trước khi về cơ sở. Mỗi lớp học bảy ngày. Đến dự lớp huấn luyện, ai cũng phải đem theo gạo và thực phẩm tự túc trong thời gian học đồng thời còn góp thêm lương thực để nuôi giảng viên.

        Gần một tháng sau, khi hai anh Hoàng Sâm và Thế An trở lại, đội du kích bổ sung thêm các anh Lâm Văn Thịnh tức Thạch, anh Thân (anh ruột Kim Đồng) (Đồng chí Thân đã hy sinh trong trận đánh đồn Nà Rì, năm 1945.), anh Ích tức Lương Quay Sắm, anh Thắng - người tổng Thông Nông. Lúc này, anh Hoàng Sâm làm đội trưởng còn tôi làm chính trị viên cho đến giữa năm 1943.

        Vào thời gian này, hai đồng chí Hoàng Sâm và Thế An được trên điều đi tổ chức đội bảo vệ các tổ xung phong Nam tiến. Các tổ này đã gây cơ sở quần chúng theo tuyến đường Bắc Cạn để nối liền khu căn cứ Cao Bằng với Thái Nguyên. Tôi giữ các anh em còn lại làm nòng cốt và bổ sung thêm các anh Vương (Đồng chí Vương, người xã Sóc Giang bị phản động bắn chết năm 1943.), Sùng (Đồng chí Sùng tức Nông Quốc Chủng, sau làm đội phó đội bảo vệ chiến khu 2, nay đã mất.), Khải, người xã Linh Thành và anh Vĩnh Cường, người thôn Cốc Xú (Pác Bó) để tổ chức đội vũ trang châu Hà Quảng. Đồng chí Thạch được cử làm đội trưởng, đồng chí Thắng làm chính trị viên. Sau đó, thêm đồng chí Phùng phụ trách đội phó.

        Trong thời kỳ hoạt động phân tán, đội du kích đã làm được mấy việc có kết quả tốt như xây dựng được 3 đội vũ trang châu và một số đội vũ trang tổng ở các châu Hà Quảng, Hòa An và Nguyên Bình, xây dựng được nhiều đội tự vệ chiến đấu xã và mở rộng phong trào tự vệ xã, mở được hai lớp đào tạo cán bộ quân sự cho các châu tổng khác và cho tỉnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:21:30 pm »


        Có thể nói kinh nghiệm có giá trị nhất trong thời kỳ hoạt động phân tán là đội du kích đã sáng tạo được hai hình thức tổ chức nhân dân vũ trang thích hợp với tình hình bấy giờ là đội vũ trang châu các đội vũ trang tổng và đội tự vệ chiến đấu xã.   

        Đội du kích chúng tôi đã tổ chức các đội vũ trang châu, tổng như sau:

        Về quân số, các đội vũ trang châu thường chỉ tổ chức từ 7 đến 12 người, vì điều kiện hậu cần chưa cho phép lấy nhiều người. Về vũ khí, các đội được trang bị đủ mỗi người một khẩu, có cả súng ngắn lẫn súng trường, súng kíp, súng hoả mai theo khả năng địa phương.

        Lúc này, phương châm hoạt động quân sự của các đội vũ trang châu là gặp địch thì tránh, tránh không được thì mới đánh; nhưng đánh cũng là để tránh. Đánh thì nhằm tiêu diệt đầu sỏ "đánh giập đầu rắn". Phương châm này chúng tôi đề ra trước khi đội phân tán và được Bác đồng ý. Ngoài ra, đội vũ trang châu còn luân phiên thay đổi trên dưới một phần ba số đội viên đã được rèn luyện một thời gian ở đội có đủ điều kiện đi phụ trách huấn luyện quân sự, chính trị cho tự vệ của xã. Danh sách những anh em này vẫn ở trong đội, khi cần lại gọi tập trung về.

        Mấy tháng sau, chúng tôi thấy một số xã có súng, có người, có khả năng cung cấp nên bàn nhau thống nhất tổ chức đội vũ trang tổng. Hình thức tổ chức này phát huy được hiệu lực hơn là để lẻ tẻ mỗi xã một, hai người. Các đội vũ trang tổng quy mô nhỏ hơn đội vũ trang châu. Mỗi đội chỉ tập trung từ 5 đến 7 người; có nơi, có lúc nhiều hơn một ít tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng tổng nhưng không quá một tiểu đội 12 người. Vũ khí của các đội vũ trang tổng thường không thống nhất, có súng gì, dùng súng ấy. Có đội chỉ có súng kíp, súng hoả mai; có đội ngoài súng kíp, súng hoả mai còn có súng trường và súng ngắn tuỳ theo khả năng của tổng.

        Theo kinh nghiệm của đội vũ trang châu, đội vũ trang tổng sau một thời gian học tập, rèn luyện cũng luân phiên cho một số đội viên xuống xã vừa làm cán bộ quân sự, vừa làm cán bộ chính trị gây cơ sở. Vì vậy, các đội vũ trang tổng thời kỳ này, ngoài việc học quân sự, còn phải học thêm về chính trị, về văn hóa và công tác binh vận dể làm ba nhiệm vụ: chính trị, văn hóa và binh vận.

        Hồi đó, ở tỉnh Cao Bằng, có tới 90 phần trăm dân số mù chữ. Ngay trong đội ngũ cán bộ, cũng có nhiều đồng chí không biết chữ. Bác thường nói với mọi người rằng mù chữ thì không làm cách mạng được. Một người đi nói với từng người thì tác dụng hạn chế, nếu nhiều người biết chữ đọc sách báo thì việc phổ biến chủ trương, chính sách sẽ nhanh và rộng rãi hơn. Bác chủ trương phong trào Việt Minh phát triển tới đâu, phong trào học văn hóa phải đi tới đó. Người biết dạy người không biết. Người biết nhiều dạy người biết ít. Bác nhận trách nhiệm trước chi bộ, hồi đó cơ quan còn ở Khui Nậm, trực tiếp dạy đồng chí Thế An học vì đồng chí ấy học rất khó thuộc, học đâu quên đấy.

        Do đó, trong nhân dân cũng như trong lực lượng vũ trang và nửa vũ trang thời ấy có phong trào học văn hóa rất sôi nổi. Báo Việt Nam độc lập với những bài viết, ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung thiết thực phù hợp với trình độ của quần chúng đã góp phần to lớn vào phong trào học tập văn hóa và trở thành công cụ đắc lực truyền bá rộng rãi chủ trương, chính sách cách mạng trong nhân dân, trong các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang. Quần chúng học được chữ, say mê đọc báo, mong chờ từng số.

        Ghi nhớ lời dạy của Bác, chúng tôi đặc biệt chú ý việc huấn luyện. Do đó, châu nào, tổng nào cũng có người chuyên trách việc huấn luyện và có nhiều lớp do châu, tổng mở. Các tổ chức lớp cũng linh hoạt. Có lớp huấn luyện cho cán bộ của hai tổng thuộc hai châu gần nhau, có lớp cho hai tổng gần nhau trong cùng một châu. Tổng cũng mở lớp chung cho cán bộ các xã trong tổng hay cho cán bộ các xã gần nhau của hai tổng trong châu: thậm chí còn mở lớp chung cho cán bộ một số xã gần nhau của hai châu. Nhờ đó việc đào tạo cán bộ được mở rộng và phong trào xây dựng lực lượng nửa vũ trang ở Cao Bằng được phát triển mạnh. Các lớp của châu, tổng mở đều học theo chương trình do đội du kích soạn thảo.

        Hoạt động của đội vũ trang tổng cũng dựa theo kinh nghiệm đội vũ trang châu. Đội vũ trang tổng nào cũng có một vài cốt cán thường trực và có danh sách số anh em luân phiên đi hoạt động ở xã để đào tạo cán bộ cho các xã; khi cần lại gọi về tập trung. Trong cuộc trừng trị tên tổng đoàn Quyền, đồng chí Lĩnh Thành đã đi phụ trách một xã vùng đồng bào Dao lại được đội gọi về tập trung.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:21:45 pm »


        Chính nhờ kế hoạch phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang rất tích cực và linh hoạt như vậy, đến cuối năm 1942 ở các tổng Trung An, Phù Đúng, Thông Nông (Hà Quảng), Tĩnh Oa, Na Đàm (Hòa An) đã hình thành đội vũ trang tổng. Ngoài ra, các đồng chí cán bộ hoạt động bí mật có vũ khí họp thành các tổ vũ trang xã hoặc liên xã do các đồng chí tổ trưởng tổ cán bộ trong vùng phụ trách. Những anh em đó đều đã được qua lớp huấn luyện quân sự. Ở các châu Hòa An và Nguyên Bình, anh em cũng làm như ở Hà Quảng.

        Tôi đã khái quát vai trò của đội du kích trong việc xây dựng các đội vũ trang châu, tổng. Xin đề cập tiếp tác động của đội du kích đối với phong trào tự vệ xã.

        Chúng tôi còn nhớ đội du kích được Bác chỉ thị thành lập, khi phong trào Việt Minh ở Cao Bằng bắt đầu phát triển. Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương chủ trương tổ chức chính trị phải đi đôi với tổ chức tự vệ để bảo vệ tổ chức cách mạng và bảo vệ cản bộ. Tôi không nhắc lại các hình thức tổ chức tự vệ vì điều lệ của Việt Minh đã quy định cụ thể mà chỉ nói mặt huấn luyện tự vệ.

        Lúc đội du kích chưa thành lập, chúng tôi đi huấn luyện tự vệ thường phải hô khẩu lệnh bằng từ Hán Việt dịch từ khẩu lệnh Trung Quốc ra nên gặp rất nhiều khó khăn, càng đi sâu càng khó. Anh em khó hiểu và khó nhớ như "lập chính" (Nghiêm), "tiêu tức" (Nghỉ), hướng tả, chuyển, hướng hữu, chuyển... Mãi sau khi đội du kích đã Việt hóa được các khẩu lệnh thì việc huấn luyện tự vệ mới thuận lợi. Sau đó, các khẩu lệnh Việt được phổ biến rộng rãi trong các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang ở Cao Bằng và các tỉnh khác.

        Đội du kích cũng đề ra được một chương trình huấn luyện quân sự từ thấp đến cao, tương đối cụ thể cho tự vệ. Chúng tôi chú trọng giảng giải cụ thể các cách canh gác, tuần tra, trinh sát, liên lạc, báo cáo và tổ chức thực tập. Thời gian huấn luyện thường từ ba đến năm ngày. Nội dung huấn luyện từ động tác cơ bản đến tiểu đội, rồi trung đội chiến đấu. Cuối tuần có ít nhất hai tối ôn tập và kiểm điểm kết quả học tập. Nhờ kinh nghiệm của đội du kích, việc huấn luyện tự vệ trở thành quy củ, nền nếp hơn.

        Thêm nữa, từ thực tiễn hoạt động, đội du kích lại sáng tạo ra một hình thức tổ chức nửa vũ trang thích hợp là đội tự vệ chiến đấu xã. Từ đầu năm 1943, khi các đội vũ trang châu, tổng đi hoạt động, chúng tôi nhận thấy đội nào cũng đều có anh em tự vệ xã, thôn tham gia phối hợp từng thời gian ngắn. Đó là những đồng chí trung thành, dũng cảm và hăng hái nhất trong tự vệ. Qua đó, chúng tôi thấy có một số đồng chí tự nguyện tham gia thường xuyên cần được giúp đỡ nâng cao trình dộ quân sự, chính trị mới đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, sau khi cân nhắc, ban chỉ huy đội chúng tôi chủ trương lập ra đội tự vệ chiến đấu xã. Đội này có nhiệm vụ vừa làm nòng cốt cho tự vệ xã, vừa làm lực lượng dự bị sẵn sàng bổ sung cho các đội vũ trang châu, tổng hoặc phối hợp với các đội tự vệ chiến đấu các xã khác, tổng khác. Vai trò và hiệu lực của tổ chức nửa vũ trang này đã được thực tiễn xác nhận.

        Về sau, chúng tôi tổ chức ở mỗi xã từ một tiểu đội đến một trung đội, ở thôn từ một tổ đến một tiểu đội tuỳ theo cơ sở quần chúng ở những nơi đó mạnh hay yếu. Xã đội trưởng đồng thời làm đội trưởng đội tự vệ chiến đấu; thôn đội trưởng đồng thời làm tổ trưởng. Các đội tự vệ chiến đấu xã được huấn luyện theo chương trình của các đội vũ trang tổng. Thời gian học từ 1 đến 10 ngày, sau nâng lên đến 15 ngày. Mỗi lớp huấn luyện tập trung từ hai đến ba trung đội của hai hay ba xã. Kết thúc lớp học, có tổ chức tập hành quân hoặc tập trận giả phối hợp với các đội vũ trang châu hoặc tổng.

        Tuân theo chỉ thị của Bác, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Bác thường dạy: "Văn phải ôn, võ phải luyện, phát triển phải đi đôi với củng cố”.

        Do đó từ giữa năm 1942 đến giữa năm 1943, không kể những lớp huấn luyện cấp tốc, ngắn ngày cho các đội vũ trang châu, tổng và tự vệ chiến đấu xã, đội du kích đã tổ chức được hai lớp huấn luyện của tỉnh và liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng nhằm mục đích đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chỉ huy, cán bộ huấn luyện cho các châu.

        Lớp đầu tiên được tổ chức ở Pác Bó có trên 30 người. Nội dung chủ yếu học từ động tác cơ bản đến trung đội chiến đấu.

        Thời gian học là bốn tuần. Tôi và Thiết Hùng trực tiếp huấn luyện. Bãi tập ở ngay trên đồi Còi Mạc. Lớp học này được một số đội viên đội du kích và anh chị em tự vệ Pác Bó canh gác, bảo vệ chu đáo. Nhờ đó kinh nghiệm của đội du kích, lớp huấn luyện này tiến triển thuận lợi, giảng dạy thiết thực và không mất nhiều thời gian bàn về khẩu lệnh và động tác nữa.

        Lớp thứ hai có trên 50 học sinh do anh Thiết Hùng phụ trách tổ chức ở U Mả trong một khu rừng giữa Đào Ngạn và Mỏ Sắt. Thời gian nội dung học cũng như lớp thứ nhất. Đó là một số việc chính mà đội du kích đã làm được trong thời kỳ hoạt động phân tán. (Trong thời kỳ hoạt động của đội du kích Pác Bó đã có mầm mống của ba thứ quân vì đội du kích Pác Bó thực sự hoạt động như một đội chủ lực. còn các đội vũ trang châu, tổng thoát ly hoạt động ở các địa phương, các đội tự vệ và lự vệ chiến đấu ở các địa phương: các đội tự vệ và lự vệ chiến đấu ở các bản mường. các làng xã. Song chỉ đến khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập mới hình thành rõ rệt ba thứ quân với các đội vũ trang châu, tổng và các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu xã.)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:24:00 pm »

       
        Những địa danh lịch sử

        Vào một buổi sáng, Bác gọi tôi và bảo dẫn Bác, anh Phùng Chí Kiên đi xem lại địa thế quanh hang Cốc Bó. Tôi nghĩ bụng ông Cụ đã ngoài năm mươi, đêm qua lại thức khuya đọc sách, sao không nghỉ ngơi cho lại sức đã, nhưng tôi không dám ngăn và lặng lẽ dẫn đường.

        Về sau, sống nhiều ngày bên Bác, tôi mới hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc đó. Bác đến ở đâu, dù chỉ tạm một đôi ngày, bao giờ Người cũng chú ý quan sát địa thế và đường đi lối lại xung quanh để chủ động đối phó khi có địch sục đến bất ngờ.

        Hang Cốc Bó âm u, ẩm thấp nhưng địa hình vùng quanh hang thật hùng vĩ, nên thơ. Những ngọn núi chót vót xanh rì với những cây cổ thụ ở chân núi cành lá um tùm, có những dây leo rủ xuống mặt nước trong xanh; con suối rì rào uốn dòng đổ xuôi từng nấc về phía làng Pác Bó. Bác vui vẻ ngắm nhìn những vòm lá cao lộng ngả mái giao nhau che phủ cả một đoạn suối nước trong vắt, trông rõ mồn một từng hòn đá dưới lòng suối. Từng đàn cá chép, cá dầm xanh (Một loại cá như cá trắm cỏ, mình có vẩy xanh. Hiện nay ở suối Lê-nin, cá dầm xanh vẫn còn.) nối nhau lượn quanh khe đá. Tôi đưa Bác và anh Kiên đi một lượt thăm địa hình quanh chân núi giáp suối thì trời đã về chiều. Tôi giục Bác và anh Kiên trở về hang Cốc Bó ngay vì trời tối đường lên hang rất khó đi.

        Sáng hôm sau, Bác lại bảo tôi đưa Bác và các anh em đi tìm nơi làm việc ở dưới chân núi. Tôi đưa Bác và anh em ngược lên đầu nguồn nơi có vũng nước trong vắt, xung quanh lô nhô những tảng đá to. Ở đó, giáp chân núi có một chỗ tương đối bằng. Chúng tôi đi một vòng rồi lại quay trở lại chỗ đất bằng. Bác chỉ chỗ làm bếp, nấu cơm ở phía trên đầu nguồn; rồi chỉ cho chỗ đất bằng ở phía dưới có cây si gần bờ suối, Người nói:

        - Ta làm việc ở đây, các đồng chí à?

        Tôi đề nghị Bác cho xuống bản mượn bàn. Bác gạt ngay: Không được Tôi chợt hiểu ra rằng đi mượn bàn của dân thì dễ lộ bí mật. Tôi nghĩ hay là chặt cây nhơ nhỡ đóng xuống đất làm chiếc bàn và ghép cành làm mặt bàn, nhưng nhìn xuống thấy toàn đá không đóng cọc được. Tôi loay hoay không biết làm thế nào để có bàn làm việc và có thể đặt được cái máy chữ con của Bác lên trên.

        Buổi sáng hôm đó, cùng xuống núi với Bác còn có các anh Phùng Chí Kiên, Thế An và ông Lộc. Tôi bàn với các anh lấy đá kê làm bàn. Các anh đồng ý. Sau một hồi tìm kiếm, cuối cùng tìm được một tảng đá to mặt trên tương đối bằng có thể đặt được cái máy chữ con. Chúng tôi báo cáo với Bác, được Bác đồng ý. Thế là chúng tôi xoay trần ra, xúm lại vần tảng đá to xuống chỗ bằng phía dưới, sau đó tìm đá kê cho vững.

        Mặt bàn được kê ngay gần gốc si, cạnh một mỏm đá nhỏ có mặt phẳng có thể dùng làm ghế. Phải mất cả một buổi sáng mới xong, Bác ngồi lên phiến đá, hai khuỷu tay đặt lên mặt bàn đá, rồi lại quay người sang phải, sang trái. Nét mặt người vui vui lộ vẻ vừa ý. Bác cười nói với chúng tôi:

        - Cái bàn nhìn chông chênh thế mà đúng là bàn thạch đấy các đồng chí ạ! Nước lũ cũng khó mà lật đổ được nó.

        Ngay hôm sau, Bác xuống núi đến đây ngồi làm việc bên bờ suối, dưới vòm cây xanh có nhiều hoa, bướm và chim rừng, “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" là chiếc bàn đó, và Bác làm bài thơ mà chúng ta đã biết.

                                  Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
                                  Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
                                  Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
                                  Cuộc đời cách mạng thật là sang!


        Một hôm, vào buổi sáng, Bác ra chỗ bàn đá làm việc như thường lệ. Đến giờ nghỉ, Bác rời bàn làm việc và tập thể dục. Bác vẫn giữ nghiêm kỷ luật làm việc, nghỉ ngơi và tập thể dục. Lúc ấy, đồng chí Dương Đại Lâm đang cày nương ở gần đầu nguồn trông thấy Bác thì ngừng tay chạy đến. Đồng chí Lâm là một thanh niên địa phương được tôi tuyên truyền giác ngộ vào khoảng cuối năm 1938 và đã trở thành cán bộ địa phương. Bác cũng đã biết Dương Đại Lâm qua tôi. Lâm chào Bác, rồi ngồi cạnh gốc si hút thuốc. Lúc Bác tập xong, anh nói với Bác bằng tiếng Tày:

        - Chính chỗ này là nơi cá dầm xanh đẻ đấy, Cụ ạ!

        Tôi vội dịch cho Bác nghe. Lâm nói tiếp, giọng vui vẻ:

        - Không phải năm nào cá dầm xanh cũng đến đẻ đâu? Năm nào nước vừa phải, đúng mùa đẻ của nó thì nó mới đến. Năm nay, cá tập trung về đẻ là điềm tốt lắm đấy.

        - Tốt thế nào? Bác mỉm cười hỏi.

        - Cái điềm tốt là sau này sẽ có nhiều người theo mình đấy?

        Bác gật đầu cười. Tôi nghĩ bụng cậu này đã đi theo chủ nghĩa Cộng sản mà còn duy tâm quá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 10:24:57 pm »


        Lúc ấy, Bác bỗng quay lại hỏi tôi:

        - Con suối này và quả núi kia địa phương gọi thế nào? Bác vừa nói vừa chỉ một quả núi ở phía xa, núi không cao lắm nhưng cây cối um tùm, ở ngay sát bờ suối.

        Tôi vội thưa với Bác:

        - Thưa Bác. Con suối này gọi là suối Giàng, còn quả núi kia có nhiều tên gọi lắm. Có tên gọi là Mà Tảng, là núi Khỉ còn gọi là núi Đào nữa!

        Tôi liền kể về lai lịch quả núi. Theo các bô lão địa phương kể lại năm nào cũng vậy, cứ đến mùa ngô ở vùng này; có một đàn khỉ mấy chục con không biết ở đâu kéo đến ăn ngô. Chúng vừa ăn, vừa phá, ăn xong, đến chiều chúng kéo nhau lên ngọn núi này nghỉ, đánh nhau chí choé. Trên núi, có nhiều cây nghiến to cao, có nhiều cành to, đạn bắn bị vướng cành nên rất ít khi bắn trúng khỉ. Lũ khỉ rất tinh khôn, bị đuổi chỗ này, chúng chạy chỗ khác; lúc leo lên tít ngọn cây; lúc chuyền sang cành khác.

        Năm 1939, tổ cách mạng chúng tôi gồm có ba người hoạt động thường xuyên ở vùng này. Anh Quốc Vân, Sơn Hùng và tôi thường xuyên ở nhà anh La Thanh - một quần chúng trung kiên. Nhà anh ở sát núi, nơi có nhiều hang hốc to nhỏ. Nếu địch đến nhưng còn xa thì chúng tôi lên núi. Nếu địch đến gần, chúng tôi chỉ việc ẩn vào trong lòng những cái hốc đá và vần một hòn đá to để gần bên che miệng hố là đủ. Cũng có lần địch đến gần nhà rồi, người nhà anh La Thanh phải đậy cho.

        Không những gia đình cơ sở mà quần chúng nhân dân vùng này cũng rất có ý thức bảo vệ cách mạng. Có một lần địch đến bất ngờ, một người trong chúng tôi chỉ kịp chui xuống hốc. Bà cụ Pháo ở cách nhà La Thanh một nhà, đang hái đu đủ ở gần đấy đã nhanh trí lấy cái sọt đu đủ đặt lên miệng hốc che kín và tiếp tục chọc đu đủ. Lính địch đến hỏi có thấy ai chạy qua. Bà cụ thản nhiên bảo không thấy. Chúng liền bỏ đi. Vì vậy chúng tôi đã chọn nhà anh La Thanh làm nơi họp với dân bàn việc bảo vệ ngô, đuổi khỉ và diệt khỉ.

        Thực ra kết quả chỉ đuổi khỉ được từng lúc chứ không sao diệt nổi. Lũ khỉ rất tinh khôn hễ thấy bóng người là lẩn trốn. Mãi sau này, dân đốn cây to nhiều, lại có nhiều súng săn bắn khỉ luôn nên chúng ít đến.

        Cuộc họp bàn bảo vệ ngô được dân bản hưởng ửng nhiệt liệt. Khi nới chuyện với dân bản, tôi không biết tên quả núi, cứ gọi là núi Khỉ. Anh em khác cũng quen gọi như thế. Sau khi họp xong dân bản ra về, bà nội anh La Thanh mới nói với ba chúng tôi:

        - Các cháu gọi núi ấy là núi Khỉ thì không đúng đâu? Dân bản gọi là Phía Tảo, tức là núi Đào đấy.

        - Tại sao lại gọi là núi Đào hở cụ? - Chúng tôi nhao nhao hỏi. 

        Bà cụ liền kể chuyện như sau:

        “Đời xưa, Ngọc Hoàng thượng đế có mấy cô con gái. Đến mùa hè, đào chín. Các cô rủ nhau xuống trần đi chơi, đến đây hái đào ăn. Mấy chị vui quá, trèo hết cây này đến cây khác, hái những quả đào chín nhất ăn. Các cô quá vui nên sắp đến gần trưa mà không biết. Riêng cô em út đã trèo lên một cây cách chỗ các chị khá xa. Trời nắng. Lại nóng dữ. Cô chạy xuống núi tìm nước. Trông thấy dòng suối, cô kêu to lên:

        - Các chị ơi! Đây có nước? Đây có nước!

        Các cô chị liền chạy đến suối, lúc đầu uống nước, sau cởi xiêm áo cùng nhau xuống suối tắm. Đang lúc họ vùng vẫy trong dòng suối, một cô chị nhìn lên thấy mặt trời sắp đứng bóng, hốt hoảng kêu lên:

        - Ôi! Mặt trời sắp đứng bóng rồi. Chúng ta phải về ngay không vua cha quở.

        Các cô chị vội vàng lên bờ, mặc xiêm áo rồi bay vút lên trời. Còn cô em út thì đang vùng vẫy dưới dòng nước mát ở xa, đến khi biết và bơi được vào bờ thì các chị đã bay đi hết, cô sợ hãi hấp tấp mặc vội xiêm áo, rồi vội vàng bay vút lên trời đuổi theo cho kịp các chị, quên khuấy mất quả đào cô đã hái đặt ở trên bờ định tắm xong mang về trời. Quả đào ấy sau biến thành quả núi bây giờ đấy, nên địa phương gọi là núi Đào”.

        Nghe tôi kể chuyện này, Bác vừa cười, vừa nói:

        - Thế ở đây, xưa cũng có tiên xuống chơi cơ đấy! Xưa thì có tiên cô, nay thì có tiên cậu, tiên ông.

        Anh em chúng tôi cười phá lên. Sau đó, Bác nói tiếp:

        - Cụ Các Mác là người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học. Người muốn loài người thành tiên. Cho nên chúng ta đặt tên núi này là núi Các Mác. Con suối này là suối Giàng. Cụ Lê-nin là người thực hiện chủ trương của Các Mác thành công ở Liên Xô cho nên chúng ta gọi suối Giàng là suối Lê-nin.

        Bài thơ nổi tiếng của Bác về núi Các Mác, suối Lê-nin ra đời tử đó:

                                  Non xa xa, nước xa xa,
                                  Nào phải thênh thang mới gọi là
                                  Đây suối Lê-nin, kia núi Mác,
                                  Hai tay xây dựng một sơn hà.


        Những tên lịch sử "núi Các Mác", suối "Lê-nin" đã ra đời trong ngày đầu Bác ở Pác Bó là như thế. Bác tạc tượng Mác trong hang Cốc Bó cũng vào dịp đó. Những việc làm trên của Bác trong những ngày đầu Bác ở trong nước đã nhắc nhở anh chị em cán bộ cách mạng chúng tôi hồi ấy bài học sâu sắc "uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam ta. Lòng biết ơn của Bác đối với Các Mác và Lê-nin thật là sâu lắng và cảm động. Bác đi đến đâu, ánh sảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin chiếu rọi đến đó.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM