Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:00:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu  (Đọc 26797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:45:25 am »


        Đồng chí Kháng cũng nói kinh nghiệm tâm tư của mình từ khi đi công tác lên khu Thiện Thuật1 (Khu căn cứ thuộc huyện Bảo Lạc và Nguyên Binh) toàn dân tộc Mèo, nay đến khu Quang Trung (Khu căn cứ thuộc huyện Ngân Sơn và Nguyên Bình) lại toàn dân tộc Dao Tiền, leo hết núi đá tai mèo, nay lại đến đèo cỏ gianh. Tuy gian khổ, nhưng nhiều cái lý thú phấn khởi trong công tác và sống cùng với anh em.

        - Cái đầu tiên là phải học tiếng dân tộc, biết nói tiếng địa phương là điều cần thiết, anh em rất quý mến mình. Từ ngày sang khu Quang Trung có cái thuận lợi hơn, vì đồng chí Văn đã dịch Ngũ tự kinh sang tiếng Dao để tuyên truyền giáo dục... Tôi chủ trương cho quần chúng học tập, ai học thuộc và dạy cho được nhiều người khác thuộc có khen thưởng của cấp trên. Nhờ đấy, gây được phong trào phát triển hội viên mới. Cơ sở quần chúng càng mở rộng, lại đòi hỏi mở lớp học cho cốt cán. Cán bộ nhiều lúc chạy khướt. Chạy lên, chạy xuống mấy cái núi, cái rừng, long cả đầu gối. Nhờ bà "Bụt thích ca" đóng đinh khá chặt, không thì cũng tụt cái đầu gối này ra rồi".

        Ai cũng phải cười. Có đồng chí nói: "Gian khổ càng nhiều, thành tích càng lớn”. Đồng chí Kháng nói: "Nhưng đối với bọn kỳ lý, tôi còn ít kinh nghiệm, đề nghị đồng chí Lý Công nói thêm để học tập".

        - Tôi chẳng có kinh nghiệm gì hay đâu. Có điều muốn nói kỹ là thằng Tây thâm độc làm, nó chia rẽ các dân tộc, để dễ trị. Ở chỗ tôi công tác thế, chắc nơi khác cũng thế. Mán Tiền có người quản chiều Mán Tiền, Mán Đỏ có quản chiều Mán Đỏ. Có chánh Mán, động trưởng để cai trị dân tộc mình, quản chiều cũng có mười hai lính dõng riêng. Tuy thế, nhưng cũng chẳng có quyền gì, bọn trên khinh bọn dưới, kỳ hào lý dịch của dân tộc Tày khinh bọn quản chiều, động trưởng người Mán. Nhiều lúc người Mán, người Mèo lại được tri châu, Tây đồn khen ngợi làm cho lý dịch người Tày bực, mâu thuẫn giữa các dân tộc càng nặng thêm. Ta biết tuyên truyền, vận động, phân tích kỹ lưỡng rõ nguồn gốc ai gây ra việc này thì nhiều người thấm thía. Dần dần, từ quản chiếu, chánh Mán, động trưởng cũng nghe ra, tin cán bộ, dám vào hội.

        Đồng chí Lý Công vừa dứt lời, nhiều cánh tay giơ lên. Đồng chí Hiển và đồng chí Thơ được nói trước. Đồng chí Hiển nói về kinh nghiệm tổ chức giao thông và đi đêm trong rừng sâu không có ánh sáng, cách giữ gìn bí mật đi lại và cất giấu lương thực ăn ở trong rừng...

        Qua hơn hai ngày phát biểu sôi nổi từ việc tuyên truyền kết nạp người vào Hội, tổ chức huấn luyện, bầu ban chấp hành, tổ chức lực lượng tự vệ, kinh nghiệm mở cuộc quyên thóc, tiền, sản xuất thuốc đạn, súng, đến kinh nghiệm chống khủng bố. Hai hôm đã trao đổi được nhiều cái sáng ra cho mình, nhất là công tác phong trào thì phải làm kiểu vừa nhảy vừa củng cố mới nhanh và mạnh được.

        Đồng chí Văn kết thúc hội nghị, giao lá cờ xung phong Nam tiến của liên tỉnh tặng đội khai thông đường Nam tiến. Đồng chí đội trưởng Lý Công thay mặt anh em lên nhận cờ. Đồng chí Văn bắt tay đồng chí Lý Công trong tiếng hoan hô với tiếng hát bài Thanh niên xung phong.

        Đồng chí Văn nói: Hội nghị chúng ta có hai ngày rưỡi, rút được nửa ngày. Kể ra nửa ngày đối với tháng, năm không có ý nghĩa, nhưng đối với chúng ta lúc này rất có ý nghĩa. Hơn hai ngày rét buốt ở khe sâu, nhưng lòng chúng ta ấm áp vì nhưng thành tích to lớn chúng ta đã đạt được trong công tác khai thông được con đường rất quan trọng. Công tác năm tới, tôi đã nói, ta thiếu cán bộ, cơ sở quần chúng lại mở rộng rất nhanh, mỗi cán bộ phải chọn và đào tạo lấy cán bộ địa phương người dân tộc mình. Lâu nay ta đã làm, nhưng kỳ này tích cực hơn mới kịp với yêu cầu của phong trào. Xây dựng tổ, nhóm trung kiên ở các thôn, xã, khi cần chuyển vào hoạt động bí mật, thành lập tự vệ võ trang của Chính phủ, tổ chức giao thông cho tốt, bám quần chúng bất kỳ tình hình nào, có quần chúng mọi việc đều giải quyết được.

        Thực tế đã chứng minh tin mình, tin ở quần chúng với lòng quyết tâm, dũng cảm gan dạ vượt mọi khó khăn trở ngại, bước đường mình sẽ tới thắng lợi.

        Tiếng hoan hô và vỗ tay lại kéo dài. Hội nghị tổng kết khai thông đường Nam tiến đã cho mỗi người nhiều bài học công tác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:50:03 am »


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO VIỆT MINH TỈNH TUYÊN QUANG

Trung tướng LÊ THUÝ         

        Sự hình thành và phát triển của phong trào Việt Minh tỉnh Tuyên Quang

        Theo chỉ thị của Bác Hồ, ban xung phong Nam tiến được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo từ năm 1942 tại Cao Bằng. Vì hoàn cảnh lúc đó đội phải đặt nhiều "bí danh" khác nhau ở từng vùng đề phòng lộ bí mật. Đội xung phong Nam tiến được đặt tên là đội Trần Phú phát triển từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn để gặp đội Bắc tiến (tức đội du kích Bắc Sơn) do anh Tân Hồng (tức Chu Văn Tấn) trực tiếp chỉ huy dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Trung ương Đảng. Đồng chí Nông Văn Quang (tức Hợp) là đội trưởng đội Trần Phú. Theo chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Văn, đội đi trước là "con dao nhọn" xung kích mở đường phát triển từ Nguyên Bình (Cao Bằng) qua các châu Ngân Sơn, Chợ Rã, Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn. Tháng 10 năm 1943, đội đã phát triển đến xã Nghĩa Tá (châu Chợ Đồn) gặp đội Bắc tiến do đồng chí Hoàng Thượng (đội du kích Bắc Sơn) từ Định Hóa phát triển lên. Hai mũi đã gặp nhau tại xã Nghĩa Tá. Từ đó con đường Nam tiến, Bắc tiến đã thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển phong trào Mặt trận Việt Minh và liên lạc với Thường vụ Trung ương Đảng ở dưới xuôi. Sau đó đồng chí Văn và anh Tân Hồng đã gặp nhau ở Bản Pình xã Trung Minh, Hùng Lợi thuộc địa phận huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, xã này giáp ranh giữa các châu Chợ Đồn, Yên Sơn, Sơn Dương của ba tỉnh Bắc Cạn, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Sau khi đánh thông đường cuối năm 1943, đồng chí Văn triệu tập một số lớn cán bộ trong đội Trần Phú về tập trung ở Khuổi Triển xã Hoa thám thuộc khu rừng Trần Hưng Đạo châu Nguyên Bình để tổng kết đợt hoạt động và tổ chức mít tinh liên hoan mừng thắng lợi lần thứ nhất đợt một. Sau đợt này đồng chí Văn lại tiếp tục giao nhiệm vụ và chỉ đạo phát triển đợt hai. Đồng chí Văn nói: "Lần này là thành lập ban xung phong Nam tiến do đồng chí Nông Văn Quang (tức Hợp) làm đội trưởng gồm có các đồng chí: Nông Văn Quang, Duy Tiến, Thiết Lượng tức Lê Thuỳ), Tiên Phong (tức Long Giang), Hải Quynh, Vũ Yến, Lãnh Long Tùng tức (Minh Héo), Trần Hổ, Ái Dân; chín đồng chí trong đội Trần Phú; các đồng chí Hoàng Thịnh, Hiền, Thơ trong đội du kích Bắc Sơn.

        Đội chia làm hai tổ: tổ A và tổ B, mỗi tổ đi làm nhiệm vụ một hướng.

        Tổ A ngoài đồng chí Nông Văn Quang làm tổ trưởng còn có các đồng chí Duy Tiến, Hải Quynh, Vũ Yến, Lãnh Long Tùng, Trần Hổ, Ái Dân và các đồng chí Hoàng Thịnh, Thơ, trong đội du kích Bắc Sơn, có nhiệm vụ phát triển qua dãy núi Tam Đảo (Vĩnh Yên), núi Ba Vì (Sơn Tây) lấy hai dãy núi làm bàn đạp phát triển phong trào cách mạng xuống đồng bằng vây ép Hà Nội và vào Thanh Hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa. Tổ B do tôi làm tổ trưởng, có các đồng chí Hiền, Tiên Phong và đồng chí Trọng - người Dao Tiền ở xã Nghĩa Tá đi cùng, có nhiệm vụ phát triển sang ba tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình. Khi phát triển qua tỉnh Yên Bái chú ý liên lạc với nhà tù Nghĩa Lộ và hai tổ gặp nhau ở núi Ba Vì. Sau khi đồng chí Văn giao nhiệm vụ trong tâm tư tôi rất lo, vì nhiệm vụ rất nặng nề, mặt khác cán bộ lại thiếu, phạm vi hoạt động rất rộng, bản đồ không có. Đồng chí Văn nói "Bản đồ là ở dân, phát triển được phong trào, xây dựng cơ sở được mở rộng, bản đồ là ở đấy". Câu nói đó làm tôi thấm thía vô cùng. Tôi tự nhủ là người đảng viên Cộng sản phải tự xác định trách nhiệm của mình, mặc dù có nhiều khó khăn gian khổ - đồng chí Văn nói: "Các đồng chí phát triển đến đâu thì báo cho tôi biết, sẽ tiếp tục bổ sung cán bộ ở Cao Bằng xuống cho hai hướng này". Từ đầu năm đến giữa nam 1944, đế quốc Pháp ra tay đàn áp phong trào Việt Minh, khủng bố ác liệt ở các huyện Hòa An, châu Nguyên Bình (thuộc Cao Bằng), châu Ngân Sơn, châu Chợ Rã, châu Chợ Đồn (thuộc tỉnh Bắc Cạn). Chúng bắt dồn làng, tập trung dân, lùng bắt cán bộ, nhằm làm cho phong trào Việt Minh ở các nơi trên bị tan rã, con đường liên lạc từ Cao Bằng về Chợ Đồn bị đứt từng quãng không thể liên lạc được với nhau. Từ đó phong trào khủng bố của địch đã lan sang tỉnh Tuyên Quang. Địch đã khủng bố một số nơi phía nam huyện Yên Sơn, phía bắc huyện Sơn Dương và huyện Chiêm Hóa, địch có bắt đi một số cán bộ trung kiên giam ở tỉnh Tuyên Quang, tra tấn nhục hình rất dã man đến chết nhưng chúng không khai thác được tin tức gì (như đồng chí Nguyên ở Đào Ảng xã Yên Nguyên, châu Chiêm Hoá).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:50:31 am »

 

        Phong trào cách mạng ở Tuyên Quang có bị ảnh hưởng lột phần vì địch khủng bố từ tháng 3, 4, 5 năm 1944, nhưng ta vẫn giữ được phong trào. Do tình hình khó khăn trên, ta không bổ sung số cán bộ ở Cao Bằng xuống được. Trước khi tôi đi, đồng chí Nông Văn Quang dặn thêm: "Khi phát triển sang Tuyên Quang, chú ý liên lạc với các đồng chí du kích Bắc Sơn do anh Tân Hồng phụ trách". Phát triển qua dãy núi Tam Xá tức núi Ba Xứ thuộc huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), vùng này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú như Dao Tiền, Dao Ô Găng, Dao Thanh Y, Dao Quần Chẹt và một số đồng bào Tày ở lẫn lộn với người Nùng, người Kinh. Phát triển phong trào ở vùng này ta sẽ bồi dưỡng đào tạo một số cán bộ cốt cán chuẩn bị cho các hướng khác.

        Từ tháng 2 năm 1944 trở đi phong trào Việt Minh ở Chiêm Hóa, Yên Sơn đã phát triển mạnh, rộng rãi. Lúc đó cán bộ trong tổ tôi thực tế chỉ đồng chí Trọng với tôi, còn hai đồng chí Hiền và Tiền Phong chưa có mặt. Trong khi đó tôi đã tích cực liên lạc với du kích Bắc Sơn ở vùng núi Ba Xứ thuộc hai xã Trung Minh, Hùng Lợi, các đồng chí Hoàng Xuân, Ba Thiều phụ trách vùng này. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúng tôi đã bàn bạc thống nhất, chia vùng hoạt động. Tôi nói với đồng chí Hoàng Xuân, Ba Thiều và đề nghị với anh Tân Hồng cho xin một số cán bộ, vì phong trào Việt Minh ba huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa phát triển khá rộng. Khu tam giác ba tỉnh: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang lấy Bản Pình, Bản Pài, Thanh Cóc (Tuyên Quang) làm căn cứ trung tâm thành con đường hên lạc ngược xuôi, từ Đông sang Tây liên lạc với Thường vụ Trung ương Đảng ở miền xuôi.

        Khi thành lập Cứu quốc quân ngày 25 tháng 2 năm 1944 tại Khuổi Kịch thuộc xã Tân Trào (Sơn Dương), đồng chí Hoàng Quốc Việt trực tiếp chỉ đạo thành lập Cứu quốc quân III. Đội xung phong Nam tiến Trần Phú ở Cao Bằng có chín đồng chí nhập vào Cứu quốc quân III.

        Cuối năm 1943 và năm 1944, phong trào Việt Minh đã phát triển cả bề rộng và bề sâu. Riêng tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức ban Việt Minh xã, tổ chức các hội cứu quốc như: nông dân, phụ nữ, thanh niên cứu quốc và xây dựng được lực lượng tự vệ chiến đấu ở các xã. Việc huấn luyện cách đánh du kích, phục kích, đánh lén phổ biến ở các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên. Giữa năm 1944, phong trào Mặt trận Việt Minh đã phát triển đến các xã Vĩnh Bảo, Vĩnh Tuy (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang); đầu năm 1945, đến huyện Lục Yên Châu, thị xã Yên Bái, các huyện Trấn Yên, Văn Chấn tên Bái), hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn thuộc tỉnh Lao Cai hiện nay.

        Sau khi tôi đề nghị với anh Tân Hồng bổ sung cán bộ cho hướng này, tháng 4 năm 1944, anh Tân Hồng cho thêm ba đồng chí: Chu Phóng, Hoàng Xuân, Bằng Long trong Cứu quốc quân III. Được đồng chí Nông Văn Quang bổ sung thêm đồng chí Hiệp (tức Ái Dân) vùng chợ Đồn sang, lúc này trong phạm vi tôi phụ trách, đã có một số cán bộ đáp ứng phần nào về xây dựng cơ sở và phát triển phong trào.

        Đến tháng 10 năm 1944, đội có thêm ba đồng chí nữa, các đồng chí Phong, Trần Tùng ở nhà tù Chợ Chu ra và có thêm đồng chí Hồng Thái, Cứu quốc quân III. Lúc này có quyết định thành lập tổ Đảng, như vậy cán bộ hoạt động ở tỉnh Tuyên Quang có năm đồng chí Cứu quốc quân III và hai đồng chí ở nhà tù Chợ Chu ra. Tất cả có bẩy người. Còn nơi khác không rõ lắm. Lúc này Ơ khu B Nguyễn Huệ do đồng chí Song Hào chỉ đạo chung, nhưng tôi cũng chưa gặp bao giờ.

        Chúng tôi bàn bạc thống nhất kế hoạch hoạt động trong phạm vi tỉnh Tuyên Quang phân công như sau: Về Cứu quốc quân III, do đồng chí Chu Phóng phụ trách, lấy xã Chiêu Yên, phía tây huyện Yên Sơn làm căn cứ, từ ki-lô-mét 24 đường số 2 Tuyên Quang - Hà Giang phát triển sang phía nam núi Là thuộc huyện Yên Bình, chủ yếu là xây dựng cơ sở, phát triển vùng dân tộc Cao Lan và Dao Quần Trắng, một số người ở phía tây tỉnh Tuyên Quang. Các đồng chí Hoàng Xuân, Bằng Long phụ trách xây dựng cơ sở giữ đường dây liên lạc từ Yên Sơn, Sơn Dương, liên lạc với đồng chí Tân Hồng ở Chợ Chu (Định Hóa), củng cố và xây dựng cơ sở trong hai huyện đó, giừ vững con đường liên lạc với Thường vụ Trung ương Đảng ở dưới xuôi, đề nghị với anh Tân Hồng cho thêm báo Cờ giải phóng và báo Cứu quốc. Tôi và các đồng chí Hồng Thái, Phong, Trần Tùng hoạt động ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên và phát triển lên châu Nà Hang, mặt khác chú ý phát triển lên hướng Bắc Quang (Hà Giang), Lục Yên Châu (Yên Bái). Trong lúc này phong trào cách mạng ở Tuyên Quang đã có sự chỉ đạo thống nhất, các cơ sở Mặt trận Việt Minh phát triển tỉnh Tuyên Quang và giữ vị trí rất quan trọng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

        Ngày 15 tháng 2 năm 1945, tôi và các đồng chí Hồng Thái, Trần Tùng từ làng Cánh Vân Trung xã Cô Ba (xã Hồng Sơn) đi bốn ngày đêm đến xã Minh Hương, Bạch Xa giáp Bắc Quang, Hà Giang. Mục đích đi lần này là kiểm tra lại tình hình phong trào Việt Minh ở các xã; xã Việt Minh gồm có các làng Ninh Kiệm, Pom Chạng, Khui Luyện, Hương Lạp thuộc phía nam dãy núi Chạm Chu, xã Phấn Đấu gồm có các làng Phù Loan, Minh Hương, Bạch Xa ở phía bắc núi Chạm Chu. Hai xã này thuộc huyện Hàm Yên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:51:53 am »


        Cao trào đấu tranh vũ trang sau khi Nhật đảo chính Pháp.

        Chúng tôi đang ở nhà đồng chí Thành và đồng chí Cát người Dao Đỏ vùng Minh Hương thì nghe tiếng mìn nổ to ở hướng Vĩnh Tuy vọng tới. Hôm sau, ngày 10 tháng 3 năm 1945, có quần chúng đến báo Nhật đã đảo chính Pháp. Địch đã nổ mìn sập cầu Vĩnh Tuy trên đường số 2 lên Hà Giang. Cầu này bị sập, ô tô đi lại rất khó khăn. Nhân dân đồn rằng lính Pháp và lính khố đỏ đang chạy từ Tuyên Quang lên Hà Giang, một số lính khố đỏ người địa phương đã chạy về nhà, ngày 12 tháng 3 năm 1945, đồng chí Hồng Thái tranh thủ thời cơ này đi xuống xã Phù Loan tổ chức mít tinh ở làng người Tày. Đồng chí nói với bọn lý trưởng và tổng đoàn rằng: "Nhật - Pháp đánh nhau là thời cơ hành động của chúng ta đấy, là thời cơ cách mạng phải đứng lên giành chính quyền". Sau cuộc mít tinh ăn cơm liên hoan xong, tổng đoàn Quyền và lý Nha đã bắt đồng chí Hồng Thái để nộp cho quân Nhật ở Bắc Mục (Hàm Yên). Được tin quần chúng lên báo, tôi và Trần Tùng ở làng Minh Hương trao đổi thống nhất, nhanh chóng tổ chức đội tự vệ chiến đấu của xã Phấn Đấu gồm 12 đồng chí người Dao Đỏ, trang bị súng kíp, hoả mai định đi đón đường phục kích đánh tháo, nhưng đón đường không đúng nên chúng đi thoát, đưa đồng chí Hồng Thái giao cho quân Nhật tại Bắc Mục.

        Ngày 20 tháng 3 năm 1945, cấp trên cho gọi tôi và đồng chí Trần Tùng về gấp gặp đồng chí Tạ Xuân Thu và đồng chí Chì (tức Nguyễn Công Bình) ở xã Kim Bình thuộc huyện Chiêm Hóa. Sau khi nhận được giấy, tôi triệu tập ban Việt Minh xã Phấn Đấu giao nhiệm vụ thêm: Cần phải tích cực chuẩn bị mọi mặt để đón thời cơ tới, chúng ta sẽ đứng lên giành chính quyền. Sau khi giao nhiệm vụ xong, tôi và đồng chí Trần Tùng đi suốt ngày đêm đến tuổi Luyện gặp các đồng chí Tỳ, Bạch, Khai trong ban Việt Minh xã Việt Minh. Đến nhà đồng chí Bạch Ơ làng Pom Chạng, cơ sở báo cho biết có thằng tây đồn trưởng Bắc Mục và một số lính khố xanh chạy về nhà châu đoàn Nguyên thuộc xã Ninh Kiệm. Tôi và đồng chí Trần Tùng trao đổi triệu tập đội tự vệ chiến đấu thuộc xã Việt Minh, gồm 10 đồng chí Dao Tiền có trang bị súng kíp, hoả mai và kiếm của đồng chí Dao định tập kích đêm hôm ấy. Lúc này trời mưa rất to. Đồng chí Trần Tùng nói sợ súng kíp không nổ, để tối mai đánh cũng không muộn. Sáng hôm sau, cũng có thể có bọn phản động báo cho địch biết trước nên chúng đi mất. Tôi nói với đồng chí Trần Tùng thế là ta lỡ mất cơ hội tiêu diệt địch rồi. Sau đó tôi làm việc với Uỷ ban Việt Minh xã giao nhiệm vụ cho các đồng chí theo dõi tên đồn trưởng đi về hướng nào. Các đồng chí có thể dùng đội tự vệ chiến đấu của xã nếu biết đường đi của chúng có thể phục kích bắn vài phát hoả mai súng kíp là ta có thể bắt được chúng. Vì bọn lính đi cũng đã rất hoang mang, thằng nào cũng muốn thoát thân về nhà. Chúng tôi còn nhắc các đồng chí cần tích cực chuẩn bị mọi mặt chu đáo sẵn sàng như tinh thần, vũ khí và theo dõi bọn phản động báo cáo cho tôi ở Cánh Vần.

        Từ Pom Chạng chúng tôi về Cánh Vần mất hai ngày đến xã Hồng Sơn trước đây (tên bí danh là xã Cô Ba). Tới nơi tôi triệu tập các đồng chí trong ban Việt Minh xã gồm đồng chí Báo chủ nhiệm Việt Minh, các đồng chí Minh, Bằng trong ban Việt Minh xã. Quần chúng nhân dân biết tôi và đồng chí Trần Tùng tới ra đón rất phấn khởi. Họ nói rằng: "Bây giờ chúng ta phải đứng dậy cướp chính quyền" và cơ sở báo cho biết, nghe nói ta đã đánh vào đồn Đăng Châu (châu Sơn Dương) thu được nhiều súng lắm, trong khi tây chạy, một số lính khố đỏ chạy vào làng dân ẩn náu xin cơm ăn. Dân làng Cánh Vần cũng lấy được bốn khẩu súng, trong đó có ba khẩu Mút-cơ-tông, một khẩu súng Nga, mỗi khẩu súng gần 100 viên đạn, bao đựng đạn và sáu lựu đạn. Anh em tự vệ đề nghị trang bị số vũ khí này cho đội tự vệ xã. Tôi nói rằng các đồng chí cứ lấy súng đó mà dùng để tiếp tục đánh giặc. Số súng này để làm nòng cốt cho tự vệ chiến đấu xã Cô Ba. Còn ở đồn Chiêm Hóa, đội tự vệ chiến đấu có nhiệm vụ đưa đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:52:38 am »


        Hôm tập trung đội tự vệ chiến đấu và những cán bộ cốt cán xã Cánh Vần đến họp, tôi nói với anh em "Bây giờ tôi về đây thông báo cho mọi người biết hãy chuẩn bị sẵn sàng và theo dõi bọn việt gian phản động trước đây và bọn xấu cách mạng", đồng chí Hồng Thái đã bí bọn phản động ở xã Phú Loan bắt nộp cho quân Nhật ở Bắc Mục. Được tin này mọi người đều căm thù bọn phản động. Ở Cánh Vần tôi cho gọi Lý Phung ra gặp và hỏi nó: "tình hình bây giờ ông nghĩ sao?". Nghe hỏi vậy, lý Phung rụt rè đáp: "Thưa đồng chí, trước đây tôi không tin ở cách mạng, hay nói xấu cách mạng. Bây giờ các đồng chí bảo thế nào tôi cũng nghe và quyết tâm ủng hộ cách mạng đến cùng!". Tôi nói "ông xin lỗi dân làng đi và hứa rằng nếu tôi từ nay phạm tội nứa xin dân làng đem tôi xử tội, mong dân làng tha tội cho tôi". Đồng chí Hội là em ruột lý Phung ở trong ban chấp hành nông dân Cứu quốc xã nói với tôi: "Bây giờ, ông này biết có tội với dân rồi ông đã hối hận ăn năn, đồng chí tha cho ông được sống”. Tôi hỏi ý kiến nhân dân, nhân dân đồng ý với ý kiến của đồng chí Hội. Nhân dân nói ông lý Phung phải giữ đúng lời hứa.

        Ngày 24 tháng 3 năm 1945, tôi và đồng chí Trần Tùng đi gặp đồng chí Tạ Xuân Thu. Ngày 25 tháng 3 thì gặp đồng chí Phong ở Ngòi Chăm, xã Kiến Thiết, thấy đồng chí cầm một lá cờ đỏ sao vàng đi đầu cùng một tiểu đội. Hai bên gặp nhau tay bắt mặt mừng. Qua đồng chí Phong tôi được biết đồng chí Thu đang ở xã Kim Bình. Hai đồng chí Thu và Chì đang mong chúng tôi tới. Hồi tháng 1 năm 1944, tôi đã đến tuyên truyền ở đây, nhân dân ở xã này đã tham gia Việt Minh. Bí danh tôi đặt cho xã này là xã Tri Phương gồm các làng Đào Nàng, Kim Bình, Linh Đức, Linh Phú, Kiến thiết. Chủ nhiệm Việt Minh xã là đồng chí Hùng, cô Đông trong ban Việt Minh xã phụ trách phụ nữ, đồng chí Tuân là ủy viên.

        Sau khi gặp đồng chí Tạ Xuân Thu và đồng chí Chì, tôi báo cáo về tình hình chung các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, về tình hình hoạt động của phong trào việt minh, tình hình bọn phản động, tình hình địch đóng ở đồn Chiêm Hóa. Đồng chí Tạ Xuân Thu cho biết ngày 13 tháng 3, ta đã giải phóng đồn Đăng Châu (Sơn Dương) sau đó địch lại chiếm lại, ngày 16 tháng 3 ta lại đánh đồn Đăng Châu lần hai, diệt toàn bộ địch và thu nhiều vũ khí; từ nay châu Sơn Dương gọi là châu Tự Do, sau đó giải phóng Chợ Chu, Định Hóa (Thái Nguyên), bây giờ ta chuẩn bị gấp đánh đồn Chiêm Hóa. Lực lượng đi cùng đồng chí Tạ Xuân Thu gồm 40 người gọi là trung đội Cứu quốc quân, trang bị đầy đủ gồm súng trường, tiểu liên và súng máy lấy được của địch ở đồn Đăng Châu. Mỗi người mang theo gần 100 viên đạn và có một số lựu đạn. Trong thời gian trú quân ở xã Kim Bình, anh em học tập chính trị do đồng chí Tạ Xuân thu lên lớp. Anh Thu phân tích về tình hình biến chuyển hiện nay đang có lợi cho ta. Ngoài ra số anh em này còn luyện tập cách đánh, thao tác súng và rút kinh nghiệm đánh đồn Đăng Châu, cách bao vây đồn, tập kích và đánh phục kích chặn địch. Đồng chí Thu còn giao nhiệm vụ cho tôi cần tập trung lực lượng tự vệ chiến đấu ở các xã chuẩn bị sẵn sàng tham gia Cứu quốc quân, trước mắt chuẩn bị ngay một tổ tự vệ chiến đấu để trinh sát đường hành quân như: bến phà qua sông Gậm, chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi để đánh vào đồn giành thắng lợi.

        Sau khi anh em đi trinh sát về báo cáo trong đồn có tên tri châu và khoảng 30 lính khố xanh, chúng tôi quyết định đánh đồn Chiêm Hóa. Đường hành quân từ Kim Bình đến Chiêm Hóa khoảng 35 ki-lô-mét. Đồng chí Tạ Xuân Thu hạ quyết tâm hành quân một đêm, sau khi vượt sông có thể bao vây tập kích địch ngay được là tốt nhất; để chậm sợ chúng đánh hơi thấy ta, chúng rút mất, làm sao phải giữ hết sức bí mật.

        Đêm 29 tháng 3, ta bắt đầu hành quân qua một số làng bản mà nhân dân chưa vào Việt Minh. Họ nhao nhác hỏi nhau "bộ đội Việt Minh" ở đâu mà đến nhanh thiết Kế hoạch tiến công vào đồn Chiêm Hóa như sau: đồng chí Tạ Xuân Thu và đồng chí Chì phụ trách hai tiểu đội bao vây ở phía bờ sông đánh lên; đồng chí Phong phụ trách một tiêu đội trang bị một khẩu trung liên đánh chính diện vào cổng đồn. Tôi phụ trách một tiểu đội trang bị một khẩu ten phục kích địch cách đồn 200 mét trên đường từ Chiêm Hóa đến Tuyên Quang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:52:55 am »


        Đêm 29 rạng sáng 30 tháng 3, khoảng 4 giờ sáng chúng tôi mới hành quân đến bờ sông Gậm, chuẩn bị sang sông, mỗi mảng chỉ chở được 3 người, khi sang sông hết đã bốn giờ rưỡi. Cả nhóm chạy hành quân cấp tốc hơn một ki-lô-mét mới đến đồn và tiếp cận bao vây. Vừa bao vây xong, trong đồn lính đã dậy một phần rồi. Ta quyết định nổ súng. Sau năm phút chiến đấu ta bắt sống gần hết, còn tám tên chạy thoát về phía Tuyên Quang. Khi tàn quân địch chạy đến chỗ chúng tôi phục kích, tôi hô: “Giơ tay, bỏ súng xuống", anh em xông ra, bọn chúng đầu hàng, ta thu tám súng trường, để lại ba đồng chí giải chúng vào đồn xin chỉ thị. Đại bộ phận tiểu đội đánh lên đồn Kiểm Lâm và đánh sang nhà bưu điện. Lúc này tình hình đã ổn định, ta thu dọn chiến trường gồm súng, đạn dược, trang bị, lương thực. Nhân dân thị trấn Chiêm Hóa phấn khởi khen: "Cứu quốc quân giỏi thật! Đến lúc nào không ai biết; nghe súng nổ; nhân dân tỉnh dậy, trời vừa sáng đã đánh xong rồi".

        Đồng bào rất khâm phục mưu trí, cách đánh của Cứu quốc quân. Sau khi đánh chiếm xong các đồn trọng khu vực này một bộ phận ở lại tuyên truyền giải thích cho nhân dân, đồng thời tổ chức thêm một trung đội nữa, gồm những anh em tự vệ chiến đấu đi theo (khoảng 40 người) lấy vũ khí thu được ở đồn Chiêm Hóa trang bị cho anh em. Đồng chí Tạ Xuân Thu giao đội này cho tôi phụ trách, có nhiệm vụ giải phóng xã Yên Nguyên, phá kho thóc Chợ Bợ của Nhật phát cho nhân dân, đi thu súng châu đoàn, tổng đoàn, xã đoàn và lính dõng, ấn tín của bọn chức dịch và tổ chức Uỷ ban nhân dân giải phóng lâm thời của từng nơi. Tôi tiếp tục chỉ huy trung đội phát triển lên Hàm Yên, giải phóng các xã tả, hữu ngạn sông Lô đến Bạch Xa giáp xã Vĩnh Hảo, Bắc Giang (Hà Giang). Ở các xã này trong thời kỳ bí mật năm 1944, ta đã tổ chức Việt Minh 60 đến 70 phần trăm vào mặt trận Việt Minh rồi. Lúc này đi thu súng và khống chế bọn việt gian phản động.

        Đến xã Ninh Kiệm, châu đoàn Nguyên ra gặp chúng tôi xin nộp khẩu súng lục. Đến Pom Chạng, chúng tôi gặp chánh Thông, tên này trước đây nói xấu cách mạng, bây giờ ra đầu thú xin ủng hộ cách mạng và hứa nếu tái phạm xin đền tội.

        Sau khi tổ chức củng cố lại lực lượng Cứu quốc quân và lực lượng vũ trang theo tinh thần chỉ đạo của trên, Cứu quốc quân chia thành nhiều mũi toả đi giải phóng các huyện trong tỉnh và một số nơi của các tỉnh phụ cận như bắc Vĩnh Yên, Đoan Hùng (Phú Thọ), Yên Bình, Lục Yên Châu (Yên Bái).

        Ngày 10 tháng 4 năm 1945, Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã gặp nhau. Trung đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Trần Kiên làm trung đội trưởng và các đồng chí Trần Hổ, Liên chỉ huy từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) xuống giải phóng Đài Thị gặp trung đội tôi ở thị trấn Chiêm Hóa.

        Từ ngày 15 đến 20 tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ được tổ chức tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị quyết định phát động chiến tranh du kích, chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa, thống nhất các lực lượng Việt Narn Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân và quyết định chọn Sơn Dương, Tuyên Quang làm căn cứ địa trung tâm lãnh đạo cách mạng cả nước.

        Ngày 15 tháng 4 năm 1945, có đơn vị đồng chí Tâm (tức Lê Quảng Ba) và các đồng chí Nam Long, Lĩnh Thành từ Chợ Rã (Bắc Cạn) phát triển qua Côn Lôn, Bằng Hành, Vô Điển (khu Trọng Con). Đồng chí Lê Quảng Ba gặp tôi ở Bạch Xa, huyện Hàm Yên. Như vậy Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân đã gặp nhau ở các nơi trên và về cơ bản đã thống nhất thành một lực lượng. Kế hoạch của đội đồng chí Lê Quảng Ba và Nam Long sẽ phát triển các xã Trinh Tường, Ngô Khê - tổng Yên Long thuộc huyện Bắc Quang (Hà Giang).

        Lúc này ở tỉnh Tuyên Quang tổ chức nhiều lực lượng và hình thành các đội: Đội Chì, Đội Thuỳ, Đội Kiên, Đội Liên, Đội Môn, mỗi đội có trên dưới 40 người tổ chức thành ba hoặc bốn tiểu đội. Ngoài ra lực lượng tự vệ chiến đấu được trang bị ở các địa phương bổ sung cho Cứu quốc quân. Có một số ít lính khố xanh xin tình nguyện nhập đội, số còn lại ta giải thích cho về địa phương. Trong trung đội lính khố xanh tình nguyện theo cách mạng có năm người, trong đó có Cai Lộc ở đồn Bắc Mục ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:53:23 am »


        Ngày 15 tháng 5 năm 1945 chúng tôi nhận được chỉ thị của đồng chí Chì (tức Nguyễn Công Bình) thành lập đại đội chủ lực Giải phóng quân của tỉnh Tuyên Quang tại làng Pom Chạng xã Ninh Kiệm (huyện Hàm Yên) và chỉ định ban chỉ huy đại đội.

        Đồng chí Hồng Thái - đại đội trưởng.   
        Đồng chí Trần Kiên - chính trị viên đại đội.
        Tôi (Lê Thuỳ) - đại đội phó.

        Đại đội gồm bốn trung đội.

        Đồng chí Chì phụ trách chỉ đạo chung chính trị - quân sự kiêm trung đội trưởng trung đội 1, nhưng chỉ huy chủ yếu là đồng chí Giáo Huyên.

        - Tôi - đại đội phó kiêm trung đội trưởng trung đội 2.

        - Đồng chí Trần Kiên - chính trị viên đại đội, kiêm trung đội trưởng trung đội 3.

        - Đồng chí Liên - trung đội trưởng trung đội 4.

        Còn trung đội đồng chí Môn đi độc lập hoạt động ở hướng Bình Ca, Đoan Hùng, Yên Bình và một phần hữu ngạn sông Chảy.

        Đại đội phân công hoạt động như sau:

        Trung đội Trần Kiên có nhiệm vụ chọc thẳng phát triển vào huyện Văn Chấn (Nghĩa Lộ) liên lạc với các đồng chỉ ở nhà tù Nghĩa Lộ. Khi phát triển vào Nghĩa Lộ, trung đội gặp đồng chí Trần Đức Sắc ở tù ra và đồng chí Ngô Minh Loan phụ trách khu vực này, các anh đã gặp nhau bàn bạc thống nhất củng cố cơ sỏ vùng giải phóng.

        Ở Khu giải phóng Tuyên Quang lúc này có ba trung đội chủ lực. Ngoài lực lượng tự vệ vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng và củng cố lực lượng, ta có phái một số lực lượng phát triển sang hướng Lục Yên Châu và một bộ phận nhỏ vào thị xã Yên Bái tổ chức xây dựng cơ sở và làm công tác binh vận đã vận động được một tiểu đội bảo an binh mang cả vũ khí ra vùng giải phóng, bộ phận này do đồng chí Lê Minh phụ trách.

        Trong ban chỉ huy đại đội thực tế chỉ có một mình tôi chỉ huy các trung đội còn lại. Đồng chí Hồng Thái sau khi bị Nhật bắt giam ở Bắc Mục, chúng định đem về Tuyên Quang thủ tiêu. Khi chiếc xe của quân Nhật chở đồng chí Hồng Thái chạy đến ki-lô-mét 31 Tuyên Quang thì máy bay Mỹ phát hiện và bắn vào đoàn xe. Quân Nhật bỏ chạy. Chớp thời cơ đó đồng chí Hồng Thái và đồng chí Cát - người Dao Đỏ trốn thoát. Vào khoảng 10 giờ ngày 10 tháng 5 năm 1945, các đồng chí về đến làng Pom Chạng gặp tôi. Đồng chí Thái bị thương tương đối nặng, mắt sưng to, mặt tính bầm, hai tay không nhấc lên được. Vì tình trạng sức khoẻ và do bị địch bắt một thời gian, không nắm được tình hình của đội, nên chúng tôi để đồng chí Thái nghỉ, bồi dưỡng cho lại sức. Trong thời kỳ đại đội đánh Nhật tiến công lên vùng giải phóng đồng chí không tham gia hoạt động của đội.

        Về chính quyền, các tổ chức Uỷ ban châu lâm thời được thành lập trong phạm vi tỉnh Tuyên Quang.

        Ngày 12 tháng 5 năm 1945, châu Chiêm Hóa được đặt tên là châu Khánh Thiện, lấy Tô Trình làm trụ sở chính do Ma Văn Kinh làm chủ tịch bao gồm các tổng Phù Loan, tổng Yên Lũng (Hàm Yên), Vĩnh Yên (Na Hang), Sơn Đô, Yên Lĩnh (thuộc Yên Sơn) các ủy ban giải phóng châu đã được xây dựng nhanh chóng. Quá trình khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền trong tỉnh phát triển rầm rộ. Khí thế đấu tranh của quần chúng nhân dân bao trùm mọi địa bàn.

        Ngày 12 tháng 5 năm 1945, châu Hồng Thái (Yên Sơn) được thành lập tại làng Chạp (xã Trung Sơn) gồm hai tổng Bình Ca, tổng Kim Quan, có 11 xã gồm các dân tộc Dao, Cao Lan, Tày, Kinh.

        Ngày 15 tháng 5 năm 1945, phủ Toàn Thắng được thành lập gồm hầu hết các xã bên hữu ngạn sông Lô (phía bắc thị xã Tuyên Quang) gồm các xã Thắng Quân, Tứ Quận, Chiêu Yên, Xuân Vân, Trung Trực.

        Ngày 15 tháng 5 năm 1945, châu Kháng Địch thành lập bao gồm hai xã Trung Hạ (huyện Yên Sơn) và nam Sơn Dương.

        Ngày 22 tháng 5 năm 1945, phủ Quyết Thắng ra đời gồm 10 xã vùng hạ huyện Yên Sơn và một phần huyện Yên Bình.

        Chớp thời cơ Nhật đảo chính Pháp, cùng với phong trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ trong toàn quốc, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cùng lực lượng Cứu quốc quân tiếp tục nổi dậy cướp chính quyền ở các xã, huyện. Trong Khu giải phóng lúc này nhân dân vô cùng hân hoan phấn khởi, không khí tự do của một chế độ mới đang hình thành. Những chủ trương chính sách của mặt trận Việt Minh được thi hành nhanh chóng làm thay đổi cuộc sống của nhân dân. Được sự cổ vũ mạnh mẽ của phong trào cách mạng cả nước, các vùng phụ cận ngày càng có nhiều người tìm đến vùng giải phóng tham gia cách mạng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:54:39 am »

     
TÂN TRÀO VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Thượng tướng SONG HÀO        

        Trích trong cuốn: "Tân Trào” - Nxb văn hóa  thông tin, Trung tâm UNESCO Tân Trào, Hà Nội, 1997.

        Đầu tháng 5 năm 1945, theo chỉ thị của Bác và Trung ương, đồng chí Võ Nguyên Giáp về Kim Quan Thượng gặp tôi để chọn một địa điểm đón Bác về. Sau khi trao đổi, chúng tôi nhất trí chọn Tân Trào mà Kim Lung là trung tâm. Tân Trào - Kim Lung không những có cảnh thiên nhiên đẹp:

                                     Kim Lung cảnh đẹp như tiên,
                                     Ai mà đến đó thì quên đường về.


        Mà Tân Trào còn là nơi dễ cơ động "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, sang trái sang phải đều có thể đi cả bốn hướng, đường liên lạc về xuôi cũng thuận tiện. Vì thế, sau này với ý thức quân sự mới, nhân dân lại có câu ca:

                                    Kim Lung đất hiểm tứ bề
                                    Kẻ địch muốn chết thì về Kim Lung.


        Tôi nghĩ ý kiến của anh Giáp và tôi có thể được Bác chấp nhận.

        Ít lâu sau tôi được thư báo chuẩn bị đón một đồng chí thượng cấp. Khu ủy chúng tôi chuẩn bị đón Người ở đình Hồng Thái, mà tôi đã bàn với đồng chí Trần Tùng, Chủ tịch ủy ban Giải phóng lâm thời châu Hồng Thái để lo việc tu sửa lại.

        Thế rồi ngày ấy cũng đến - ngày 21 tháng 5 năm 1945 - một ngày đã đi vào lịch sử cách mạng nước ta, ngày Bác về tới Tân Trào. Bác về cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp. Dáng người mảnh dẻ, nước da rám nắng, vai vắt chiếc khăn mặt trắng. Bác mặc ào chàm, vì thế dân trong vùng gọi Bác là “Ông Ké áo chàm". Bốn tiếng "ông Ké áo chàm" như tiếng vang của một huyền thoại. Chúng tôi chỉ được giới thiệu là 'Cụ” Z (Zét). Cũng có người gọi ác là "ông Cụ”, là "đồng chí già".

        Bác bước vào đình Hồng Thái, nhìn bao quát khung cảnh và các đồng chí xung quanh với đôi mắt ấm áp. Bác bắt đầu câu chuyện bằng những lời hỏi thăm ân cần về sức khoẻ của chúng tôi và hỏi anh Trần Tùng, Chủ tịch ủy ban Giải phóng lâm thời châu Hồng Thái về tình hình địa phương. Giây phút gặp gỡ đầu tiên gần gũi thân thiết mà vẫn tôn kính, tin tưởng.

        Từ khi Bác về Tân Trào, đồng chí Lý (tức Võ Sĩ Cao - Nguyễn Cao) được phân công trực tiếp bảo vệ Bác. Sau đồng chí được Bác đặt tên là Kháng (Hoàng Văn Kháng). Đồng chí đã thực hiện nhiệm vụ hết sức chu đáo, tận tình; không chỉ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Bác mà còn lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho Bác.

        Lúc mới về, Bác ở xóm Tân Lập (Kim Lung - Tân Trào), trong gia đình ông Nguyễn Tiến Sự, chủ nhiệm Việt Minh xã ít ngày sau, Bác ra ở trong một cái lán trên núi Nà Lừa. Chính trong lán Nà Lừa lịch sử này, cuối tháng 7 năm 1945, trong lúc đang ốm thập tử nhất sinh, Bác đã nói một câu sắt đá: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".

        Ngay sau khi Bác đến Tân Trào, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng từ dưới xuôi đã lên gặp Bác. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã lên đây từ trước. Đồng chí Hoàng ruốc Việt ở nước ngoài về cũng ở đây. Các đồng chí báo cáo tình hình mọi mặt với Bác và đề xuất một số chủ trương chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng. Nghe kết quả Hội nghị quân sự Bắc Kỳ và các chủ trương, nghị quyết khác của Thường vụ, Bác chỉ thị:

        Vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm 6 tỉnh, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang; địa thế nối liền với nhau nên thành lập một khu căn cứ, lấy tên là Khu giải phóng, Hội nghị cán bộ Việt Minh đã ra nghị quyết thành lập Khu giải phóng vào ngày 4 tháng 6 năm 1945.

        Người tán thành thống nhất chỉ huy quân sự, sáp nhập Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân (việc này đã được thực hiện ở Định Biên, Thái Nguyên ngày 3 và 4 tháng 5 năm 1945).

        Hội nghị cán bộ toàn khu Nguyễn Huệ đã được triệu tập để thống nhất lãnh đạo và triển khai công tác. Hội nghị này đã được triệu tập ngày 4 tháng 6 năm 1945, quyết định củng cố và mở rộng Khu ủy Nguyễn Huệ, tôi vẫn được cử làm Bí thư Khu ủy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:55:03 am »


        Từ khi Bác và Trung ương về, Tân Trào đã trở thành trung tâm của Khu giải phóng, trái tim và khối óc cách mạng của cả nước. Từ Tân Trào, những chủ trương, chỉ thị của Bác, của Đảng nhằm đẩy mạnh việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã toả đi khắp các miền trong nước. Khu giải phóng càng ngày càng có tiếng vang khắp nước. Cán bộ từ nhiều nơi trong nước và ngoài nước đổ về Tân Trào làm việc ngày càng đông, trong đó có các anh Đặng Việt Châu, Hoàng Hữu Nam, Lê Giản... Một nơi, với câu nói cửa miệng "Nước Thanh La, ma Kim Trận" đã trở thành Đại bản doanh của cách mạng.

        Bác vẫn giữ mối liên lạc chặt chẽ (bằng vô tuyến điện) với cơ quan chiến lược Đồng Minh ở Hoa Nam và tháng 7 năm 1945, Bác đã tiếp đại diện Đồng Minh nhảy dù xuống Tân Trào (trên sân bay nhỏ Lũng Cò mà Bác đã chuẩn bị trước) để bàn kế hoạch chống Nhật. Đó là thiếu tá Thomas, đội trưởng đội "Con nai" (mật danh của nhóm Đồng Minh năm người). Tôi được mời dự một buổi Bác và đồng chí Võ Nguyên Giáp tiếp những người bạn đồng minh, trong căn nhà bằng tranh tre nứa lá khá đẹp, kiến trúc phù hợp với lối sống của người phương Tây. Tiệc có rượu, bia, thịt bê thui và cả cá vữa bắt dưới suối lên đem nướng. Bác tiếp khách thoải mái, chủ động gây được không khí chan hòa cởi mở.

        Khu giải phóng ngày càng lớn mạnh. Mười chính sách lớn của Việt Minh được công bố và thực hiện, làm cho Khu giải phóng không ngừng được củng cố về mọi mặt. Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập và đóng tại Khui Kịch, một bản của đồng bào Dao cũng thuộc vùng Tân Trào. Khoảng hạ tuần tháng 5 năm 1945 Bác nhận được báo cáo: Nhật huy động một lực lượng lớn sắp tiến công vào Tân Trào. Tôi có ý kiến đề nghị nên chuyển nơi ở của Bác vào sâu trong núi. Người nói: Địch không thể vào nơi đây nếu ta quyết tâm chiến đấu và biết tổ chức đánh chặn chúng lại và Người đã đúng.

        Mặt khác, chúng tôi cũng đã lo bảo vệ Tân Trào từ xa, vừa củng cố phát triển mở rộng Khu giải phóng vừa đẩy mạnh cao trào kháng Nhật. Đồng chí Nhị Quý chịu trách nhiệm hướng Đại Từ, đề phòng quân Nhật lên từ phía núi Tam Đảo. Đồng chí Lê Trung Đình hướng Định Hóa. Đồng chí Trần Thế Môn vùng dọc sông Lô (phía tả ngạn thuộc Sơn Dương, Yên Sơn và phía hữu ngạn thuộc Phù Ninh, Đoan Hùng (Phú Thọ).

        Nhiệm vụ chung của cán bộ Khu giải phóng là đẩy mạnh cao trào kháng Nhật; bảo vệ an toàn và mở rộng Khu giải phóng. Trở thành trung tâm cách mạng của cả nước, Khu giải phóng đồng thời cũng trở thành mục tiêu của giặc Nhật. Tháng 5 năm 1945, bằng chiến thuật du kích, ta đã đánh bại cuộc tiến công của Nhật từ Vĩnh Yên lên. Cuối tháng 5, ta chủ động chặn đánh đoàn thuyền của Nhật ở Bình Ca, thu nhiều muối, lương thực tiếp tế cho Khu giải phóng. Cũng vào thời gian đó, bọn Nhật đã tập trung 500 lính tấn công hòng xóa sổ vùng giải phóng. Dưới sự chỉ đạo của Khu ủy, chính quyền cách mạng, nhân dân đã thực hiện "vườn không nhà trống" bình tĩnh chờ địch. Cánh quân thứ nhất của Nhật từ Vĩnh Yên lên đánh chiếm đồn Thiện Kế. Tự vệ các xã thuộc châu Kháng Địch gồm các xã phía nam châu Sơn Dương đã phục kích, chiến đấu tiêu hao sinh lực địch, cản bước tiến quân ồ ạt của chúng. Sau khi chiếm được đồn Thiện Kế, quân Nhật tiến về Đăng Châu, bị ta phục kích ở dốc Đỏ tiêu diệt một số tên, sau đó quân ta rút vào rừng, tổ chức đánh du kích, Chặn đường tiếp tế của chúng. Cánh quân thứ hai xuất phát từ Tuyên Quang cũng bị chặn đánh quyết liệt từ Bình Ca đến châu Tự Do nên tối ngày 25 tháng 5 năm 1945 chúng mới tiến được về Đăng Châu. Sau khi gặp nhau ở Đăng Châu, quân Nhật định vượt qua làng Sảo (Hợp Thành), vào đến Bình Yên, Tân Trào thì bị quân dân ta chặn đánh, bọn chúng buộc phải rút quân về Đăng Châu.

        Ngày 27 tháng 5 năm 1945, quân Nhật lại hành quân theo đường Tú Thịnh tiến vào Thanh La, rồi từ đó đánh thẳng vào Tân Trào. Dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Nguyễn Huệ, trung đội Giải phóng quân, do đồng chí Trần Thế Môn chỉ huy, đã bố trí phục kích tại đèo Chắn. Chờ địch đến gần mới bất ngờ nổ súng, ngay phút đầu đã tiêu diệt nhiều tên. Quân Nhật hỗn loạn, bắn loạn xạ rồi tìm đường rút chạy qua Trung Yên lên Thành Cóc. Ngày hôm sau, trên đường từ Thành Cóc ra sông Lô chúng lại bị đơn vị của các đồng chí Chu Phóng và Văn Bút chặn đánh. Quân Nhật phải rút chạy về Tuyên Quang, không hợp quân được Và cánh quân từ Định Hóa sang đã bị đơn vị đồng chí Phương Cương chặn đánh ở Phú Lương, buộc chúng phải rút về Thái Nguyên. Sau hơn mười ngày liên tục chiến đấu, quân dân Khu giải phóng đã đánh tan cuộc càn quét lớn nhất của quân Nhật vào thánh địa. Từ đó quân Nhật không dám tiến công vào Khu giải phóng nữa. Thanh thế cách mạng ngày càng lên cao, phong trào cách mạng nhanh chóng lan rộng sang các vùng lân cận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:55:27 am »


        Để tiếp tục bảo vệ và mở rộng Khu giải phóng, đồng chí Trung Đình được phân công phụ trách một đơn vị giải phóng ở vùng ki-lô-mét 31 (ngã ba đường Thái Nguyên, Bắc Cạn, Chợ Chu) vùng Phố Ngũ, Khuôn Lùng. Đơn vị có nhiệm vụ củng cố, phát triển cơ sở cách mạng ở vùng này. Chặn đánh bọn Nhật nếu chúng dám vào vùng Định Hóa, Chợ Chu, từ đó mà tràn sang Tân Trào.

        Phía Đại Từ, đồng chí Nhị Quý phụ trách. Phong trào ở đây đã phát triển rộng, nhưng riêng huyện lỵ vẫn còn bị bọn Nhật kiểm soát. Tháng 6 năm 1945, đồng chí Trung Đình được điều về đây cùng đồng chí Nhị Quý củng cố, phát triển phong trào. Đồng chí Nhị Quý phụ trách chung còn đồng chí Trung Đình xuống phía nam Đại Từ để củng cố mở rộng phong trào. Do yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Khu ủy yêu cầu Trung ương bổ sung cán bộ cho Đại Từ. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã giới thiệu bổ sung bốn cán bộ: đồng chí Ứng (Dy gầy), dân tộc Tày, ở nhà tù Sơn La về: đồng chí Mô (Lê Văn Mưu) ở Nghĩa Lộ ra; đồng chí Ngọc Lan bị Pháp quản chế ở Phù Liễn (Thái Nguyên) ra; đồng chí Hoài từ Côn Đảo về. Cả bốn đồng chí đều được phân công về các vùng ở phía nam Đại Từ, gần huyện lỵ. Lực lượng ở vùng này sau đó còn được bổ sung một số chiến sĩ giải phóng quân Trường Sơn, Thạch Sơn đã qua các lớp huấn luyện của Trường quân chỉnh ở Tân Trào. Do đó con đường liên lạc từ Tân Trào về xuôi và ngược lại từ dưới xuôi lên Tân Trào, Khu giải phóng được đảm bảo vững chắc. Các đại biểu lên Tân Trào dự Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân đại hội Tân Trào, các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng xuôi ngược Tân Trào đều đi theo con đường này.

        Ở Tân Trào, Bác còn cho thành lập Nhà Cứu quốc (tiền thân của nhà văn hóa, câu lạc bộ ngày nay) - dự định các xã cũng sẽ làm như thế - để cán bộ và nhân dân sinh hoạt văn hóa, văn nghệ sau những giờ làm việc và tăng gia sản xuất. Một đời sống mới tươi vui, lành mạnh, sẵn sàng chiến đấu thực sự đã nảy sinh ở Khu giải phóng. Một xã hội Việt Nam mới thu nhỏ đã hình thành. Tân Trào trở nên có sức hút trí thức, văn nghệ sĩ và thanh mền anh tuấn từ bốn phương của đất nước. Việt Minh, Giải phóng quân, châu Tự Do, bến Bình Ca... đã gợi lên những cảm xúc cao đẹp trong mọi người dân Việt Nam.

        Ảnh hưởng của Giải phóng quân, của châu Tự Do tác động mạnh mẽ vào các tầng lớp nhân dân ở Hà Nội và trong cả nước. Nhóm du kích Tam Đảo của Thanh Sơn, Thạch Sơn, Tam Sơn, Ngân Sơn, Mai Sơn, Kim Sơn, Hồng Tâm... cũng góp phần vào ảnh hưởng này. Anh em đóng quân ở lán Than dưới chân núi Tam Đảo. Trước đây, anh Vũ Tuân từ Hoả Lò ra cũng về vùng này hoạt động. Đây là vùng đồng bào Dao có phong trào cách mạng khá; có trường hợp lý trưởng lại là cơ sở của Việt Minh, nên đặt vấn đề giải phóng Tam Đảo khá thuận lợi. Từ Ký Phú, Cát Nê, đồng chí Trung Đình đã xuống đây phối hợp với anh em du kích Thạch Sơn, lên tận Tam Đảo quan sát địa hình nơi Nhật đóng quân. Gặp viên quan chỉ huy đội "bảo an binh" tuyên truyền, giải thích chính sách Việt Minh. Viên quan cho biết ở Tam Đảo chỉ có một tiểu đội Nhật thuộc một trung đội "bảo an binh", y thoả thuận sẽ đưa trung đội bảo an binh phối hợp nếu quân ta đánh Tam Đảo. Biết chính xác tình hình, một kế hoạch đánh chiếm Tam Đảo chắc thắng đã được vạch ra.

        Trận đánh Tam Đảo đã diễn ra đúng kế hoạch, trung đội bảo an binh đã cùng quân ta phối hợp đánh bọn Nhật, thu nhiều chiến lợi phẩm, giải phóng một số tù, một số người Pháp (cả đàn bà, trẻ con) bị Nhật giam giữ tại Tam Đảo trong đó có giáo sư Mô-rít Béc-na và vợ là Y-von Béc-na trường Lít xê An-be Sa-rô của Pháp ở Hà Nội. Chiến thắng này đã góp phần mở rộng thêm Khu giải phóng.

        Sau Hội nghị Định Biên Thượng, đồng chí Hiến Mai nhận nhiệm vụ phụ trách hai huyện Hồng Thái, Hàm Yên (Tuyên Quang). Nhưng chưa kịp về địa phương này thì lại nhận nhiệm vụ làm phái viên của Tổng bộ Việt Minh, cùng đồng chí Vũ Phong đưa một đơn vị Võ trang tuyên truyền tiến xuống phía Nam, nên vẫn gọi là Đội Nam tiến, nhanh chóng mở hành lang nối liền Khu giải phóng Việt Bắc với chiến khu Hòa - Ninh - Thanh còn có tên là chiến khu Quang Trung), qua Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa toàn quốc, mà thủ đô Hà Nội có tầm quan trọng đặc biệt.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM