Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:47:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu  (Đọc 26784 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:21:29 am »

 
        - Tên sách: Việt Nam giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2004
        - Số hoá: ptlinh, 10con3, chienvit, saovang



LỜI MỞ ĐẦU

        Cuốn sách "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” được biên soạn là việc làm nhỏ góp phần kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của quân đội trong hai năm 1994 - 1995.

        Đây là cuốn sách tập hợp nhiều hồi ức và một sôi bài nghiên cứu về thời kỳ đầu của quân đội ta. Tác giả chính của sách là các nhà cách mạng lão thành, các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam Giải phóng quân - những người đã tham gia cách mạng từ năm 1944 trở về trước, giờ đây râu tóc đã bạc phơ.

        Khắc phục độ lùi thời gian quá xa và sự hạn chế sức khoẻ vì tuổi tác với tinh thần trân trọng lịch sử, các lão đồng chí đã cố nhớ lại những cuộc chiến đấu mà mình tham gia, nghiên cứu, phân tích, tự mình viết lại hoặc kể lại cho người khác ghi.

        Các hồi ức và bài nghiên cứu được sắp xếp theo ba nội dung lớn và cũng là ba phần chính của sách.

        - Công cuộc xung phong Nam tiến từ năm 1942 với 19 đội xung phong Nam tiến mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mặt trận Việt Nam, xây dựng, phát triển căn cử địa và lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.

        - Những hoạt động quân sự và công tác chính trị của đội du kích Pác Bó, Cứu quốc quân, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Ba Tơ.

        - Những trận đánh của Việt Nam Giải phóng quân góp phần giải phóng và bảo vệ Khu giải phóng Việt Bắc và trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

        Ngoài ba phần chính, tập sách còn có một số tư liệu quý có liên quan đền hoạt động của Việt Nam Giải phóng quân trước đây và một sôi thông tin về những lần họp mặt gần đây của các thành viên Việt Nam Giải phóng quân.

        Qua các hồi ức của một số đồng chí cách mạng lão thành và lão chiến binh Việt Nam Giải phóng quân, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công cuộc vận động tập hợp quần chúng vùng lên đánh đuổi thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Đây thực sự là cả một cuộc cách mạng, là một sự nghiệp lâu dài vô cùng khó khăn gian khổ, ác liệt, đầy máu và nước mắt của dân ta. Nếu công cuộc chuẩn bị này bị đế quốc dập tắt thì chưa thể nói đến sự kiện lịch sử Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sau này. Bạn đọc có thêm tư liệu để hiểu rõ hơn đường lối quan điểm cơ bản của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta; cuộc cách mạng đó đã được tiên hành theo Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 tại Pác Bó, với đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và khôn khéo của Đảng và Bác Hồ, đoàn kết tất cả các dân tộc xây dựng căn cứ đia và lực lông vũ trang cách mạng, mở đường Nam tiến, thành lập Khu Giải phóng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, đón thời cơ giành chính quyền về tay nhân dân.

        Bạn đọc sẽ thấy rõ hơn quân đội ta là đội quân "Từ nhân đần mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" với những khẩu hiệu cơ bản: "Có dân là có tất cả”, “Người trước súng sau”, "Quân và dân như cá với nuộc" đã được thực tế lịch sử chứng minh. Qua một số bài viết về các trận chống càn và đánh đồn của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật trong phần II và III, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn lực lượng vũ trang còn non trẻ của chúng ta mưu trí và anh dũng chiên đấu, đánh giặc quyết liệt - một mất một còn để chẳng những tồn tại được mà còn ngày càng lớn mạnh, đủ sức chớp lấy thời cơ một cách nhạy bén và kịp thời cùng toàn dân giành được thắng lợi vẻ vang trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

        Toàn bộ các thông tin của cuộn sử liệu "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” góp phần làm sáng tỏ giá trị lịch sử của Cách mạng tháng Tám; từ đó bác bỏ quan điểm của một sô học giả, chính khách, tướng lĩnh nước ngoài cho rằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám của ta là một sự “ăn may”.

        Do những khó khăn khách quan và chủ quan, sách "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” chưa đề cập được đền các chiến khu khác ở miền Bắc Đông Dương như chiến khu Đông Triều, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh, cũng như vấn đề A.T.K (an toàn khu) - một hình thức khá độc đáo của công cuộc xây dựng căn cử địa; chưa đề cập được phong trào khởi nghĩa vũ trang ở Trung Bộ (ngoài cuộc khởi nghĩa Ba Tơ) và Nam Bộ, cũng như phong trào khởi nghĩa vũ trang của quần chúng ở ngay các địa phương miền Bắc như trận đánh đồn Bần Yên Nhân (12-3-1945) và phong trào phá kho thóc Nhật, cứu đói ở A.T.K Bãi Sậy. Sách cũng chưa nói lên được vấn đề binh địch vận của Đảng trong giai đoạn Cách mạng tháng Tám và nhiều mặt tổ chức, hoạt động khác như quân giới, quân y, văn học nghệ thuật, báo chí... của quân đội ta.

        Để xây dựng cuốn sách này, chúng tôi xin trích đăng lại chương "Con đường Nam tiến" trong hồi ký "Những chặng đường lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và sưu tập một số bài đã đăng trong tạp chí Lịch sử quân sự và báo Nhân dân; còn các hồi ức và bài nghiên cứu khác là của các đồng chí cách mạng lão thành và các lão chiên binh Việt Nam Giải phóng quân tự việt hoặc kể cho người khác ghi. Mỗi đồng chí việt hồi ức đều xuất phát từ cương vị mình khi đó, từ thực tiễn hoạt động của mình và suy nghĩ riêng nên không tránh khỏi có ý kiến khác nhau về cùng một sự kiện. Với tính chất một tập sử liệu chúng tôi đều tôn trọng và đăng những ý kiến khác nhau để bạn đọc và nhất là các nhà sử học hiện nay và các thế hệ sau khách quan thẩm định.

        Hơn nữa các sự kiện lịch sử xảy ra cách nay đã nửa thế kỷ. Những người viết đều ở tuổi "cổ lai hy", trí nhớ có phần sút kém.

        Vì vậy bên cạnh cái nền cơ bản trung thực của sự kiện lịch sử không thể tránh khỏi những sai sót nhất định về thời gian, về địa danh và một số chi tiết phụ của sự kiện, về tên các nhân vật dẫn ra trong hồi ức. Đối với những điều chưa chính xác ấy, ban biên soạn đều có chú thích ở dưới bài để mong được bạn đọc xác định giúp. Rất mong các bạn đọc, nhất là các nhà cách mạng lão thành, các lão chiến binh Việt Nam Giải phóng quân nhận xét và bổ khuyết cho những sai sót để bảo đảm tính chính xác của tư liệu lịch sử.

        Xin chân thành cảm ơn các tác giả của những tập hồi ức cá nhân đã được xuất bản, cho phép chúng tôi trích đăng lại một số chương, đoạn trong tập hồi ức của mình. Cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tái bản cuốn sử liệu "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” nhân những ngày lễ lớn của đất nước ta trong hai năm 2004 - 2005. "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” là tấm lòng của những đồng chí cách mạng lão thành, những "người lính già đầu bạc" gửi đến Quân đội nhân dân Việt Nam thân yêu. Hy vọng nó sưởi ấm thêm tình đồng đội, tình bạn chiên đấu, củng cố thêm lòng tin vào tương lai của quân đội ta, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp cho chính thế hệ chúng ta và cho muôn đời con cháu mai sau.

BAN TUYẾN CHỌN, BIÊN SOẠN        

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2020, 04:54:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:22:49 am »


THƯ NGỎ CỦA BAN LIÊN LẠC VIỆT NAM GIẢI PHÓNG QUÂN GỬI BẠN ĐỌC

        Nửa thế kỷ xây dựng và chiến đấu đã trôi qua, Quân đội nhân dân Việt Nam từ một đội vũ trang nhỏ bé - 34 người đã trở thành một đội quân cách mạng hùng mạnh, chính quy, từng bước hiện đại, góp phần cùng toàn dân đánh thắng nhiều thế lực xâm lược hung bạo, giành lại độc lập chủ quyền, thống nhất Tổ quốc.

        Nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của quân đội trong hai năm 1994 - 1995, Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân chỉ đạo và tổ chức tuyển chọn, biên soạn tập sử liệu: "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” với mong muốn cung cấp thêm một số tư liệu đế bạn đọc hiểu rõ hơn về lực lượng vũ trang ta trong buổi đầu trứng nước và giai đoạn Cách mạng tháng Tám - một trong những thời điểm khó khăn nhưng cũng rất huy hoàng của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng.

        Sở dĩ quân đội ta được như ngày nay là do Đảng Cộng sản Việt Nam - đứng đầu là Bác Hồ kính yêu có đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, xây dựng khối đoàn kết dân tộc rộng rãi, vững chắc là Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang, chủ trương dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của đế quốc và tay sai.

        Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội công nông để tiến hành đấu tranh vũ trang. Từ cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) đã xuất hiện các đội Tự vệ Đỏ để bảo vệ lực lượng và chính quyền cách mạng. Đặc biệt từ cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, lực lượng vũ trang cách mạng có bước phát triển mạnh. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra (năm 1940), đội du kích Bắc Sơn ra đời, sau phát triển thành các trung đội Cửu quốc quân I, II, III. Sau khi Bác Hồ về nước, Người đích thân tổ chức và rèn luyện đội du kích ở Pác Bó (1941). Ở miền Nam, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ cũng hình thành.

        Cuối năm 1944, Bác Hồ quyệt định hoãn cuộc vũ trang khởi nghĩa của Ban liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng vì "thời kỳ hòa bình phát triển cách mạng đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa đến; song từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự, phải có một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên". Sau đó, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.

        Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sư. Đồng chí Võ Nguyên Giáp sau khi tổ chức và chỉ đạo 19 đội xung phong Nam tiến hoạt động thắng lợi, lại vinh dự được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

        Kết quả công cuộc Nam tiên của 19 đội xung phong là hai căn cứ cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai được khai thông những “con đường quần chúng cách mạng" mở rộng liên lạc với các tỉnh miền xuôi và phong trào cứu quốc của Mặt trận Việt Minh đang ngày càng phát triển. Tháng 2 năm 1944, trung đội Cứu quốc quân III được thành lập ở Khuổi Kịch (Tuyên Quang) thúc đẩy mạnh hoạt độn g vũ trang cách mạng ở Đại Từ (Thái Nguyên), Bắc Cạn, Tuyên Quang, Vĩnh Yên...

        Năm 1945, đại chiến thế giới lần thứ hai buộc vào giai đoạn chót. Trên chiến trường Nam Thái Bình Dương, quân phiệt Nhật đang đà đại bại phải lật đổ Pháp, độc chiêm Đông Dương... Cuộc Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, về khách quan đã tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Với phong trào đấu tranh của quần chúng đuốc tổ chức và lực lượng vũ trang đã có, cách mạng Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt. Chỉ vài tháng sau đã hình thành Khu giải phóng rộng lớn gồm sáu tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, thế đứng chân của lực lượng cách mạng ngày càng vững chắc.

        Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định thống nhất Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. Khu giải phóng Tân Trào thành Thủ đó của cách mạng, có Uỷ ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng...

        Hội nghị toàn quốc của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1945, một lần nữu quyết định hợp nhất tất cả các lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng vào Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Uỷ ban khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh ban hành Quân lệnh số 1 về tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

        Ngay sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân đại hội khai mạc tại Tân Trào, nhất trí chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật và tay sai trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương, quy định Quốc kỳ, Quốc ca, cử ra Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới...

        Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa, cùng với quần chúng cần lao trong cả nước, Việt Nam Giải phóng quân đã nhất tề đứng lên, tạo thành khí thế cách mạng trời long đất lở. Chỉ trong vòng một tuần (19-8 đến 255-8-1945) nước Việt Nam nô lệ gần một thế kỷ đã thực sự trớ thành nước Việt Nam độc lập, tự do.

        Các bạn Việt Nam Giải phóng quân, các bạn cựu chiến binh và bạn đọc thân mến, Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân hy vọng qua tập sử liệu này các bạn sẽ hiểu thêm một số nét về sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang trong cao trào vận động giải phóng dân tộc, đội du kích Bắc Sơn (1940), đội du kích Pác Bó (1941), đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (1944), đội du kích Ba Tơ và đặc biệt là Việt Nam Giải phóng quân (1945).

        Chúng tôi chân thành biết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các lão đồng chí Việt Nam Giải phóng quân: Nông Văn Quang, Nông Van Lạc, Mai Trung Lâm, đặc biệt là nhóm tuyển chọn, biên soạn: Hồng Kỳ, Lê Thuỳ, Hoàng Thế Dũng, Kim Sơn đã dành nhiều tâm sức hoàn chỉnh tập sách; cảm ơn Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cùng nhiều đơn vị, cá nhân đã hỗ trợ tích cực trong quá trình biên soạn, xuất bản.

        Cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tạo điều hiện để tập sách kịp đến với bạn đọc, thiết thực kỷ niệm những ngày lễ lớn.

        Mời các bạn hãy đến với "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu" như ngược về một nhánh của suối nguồn cách mạng, gạn lọc những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, xác định cho mình ý thức trách nhiệm cao nhất của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, cống hiến nhiều nhất cho công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, của toàn dân, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao bản lĩnh và hiệu lực của quân đội chính quy, cách mạng, hiện đại, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù nếu chúng liều lĩnh xâm phạm chủ quyền Tổ quốc ta.

        Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:25:54 am »


PHẦN THỨ NHẤT

XUNG PHONG NAM TIẾN
MỞ RỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆT MINH,
PHÁT TRIỂN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG,
THÀNH LẬP KHU GIẢI PHÓNG


CON ĐƯỜNG NAM TIẾN

Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP                 
Trích Hồi ký "Những chặng đường lịch sử"-
Nxb Văn học, Hà Nội, 1975.       

        Sau một thời gian ở Nguyên Bình, tôi được chỉ thị cùng anh Thiết Hùng chuyển xuống phía Nam gây phong trào tại tổng Kim Mã, một nơi chưa có tổ chức Việt Minh. Bác và liên tỉnh ủy muốn tổ chức cơ sở ở vùng này làm chỗ đứng chân, phát triển phong trào về dưới xuôi, mở đường Nam tiến.

        Chúng tôi giao nhiệm vụ cho các đồng chí ở Gia Bằng bắt mối với số thanh niên hăng hái ở tổng Kim Mã, đưa anh em về Gia Bằng mở lớp huấn luyện. Sau khi anh em đã học tập, chúng tôi cùng anh em thảo luận kế hoạch đưa chúng tôi về địa phương hoạt động. Mấy anh em này đều sốt sắng, hẹn về nhà thu xếp xong một thời gian ngắn, sẽ lên đón chúng tôi. Trong số các anh em đó có đồng chí Lạc.

        Ít ngày sau, đồng chí Lạc trở về Gia Bằng. Đồng chí nói mọi việc ở địa phương đã thu xếp xong. Một đêm, chúng tôi cùng vượt đường cái lớn và bắt đầu trèo núi. Dọc đường đi rất vắng lặng, đồi gianh triền miên nối tiếp nhau. Thỉnh thoảng mới nhìn thấy một bản nhỏ với dăm ba ngôi nhà heo hút trên đầu núi. Đồng chí Lạc cho biết, trên rẻo cao này là vùng của đồng bào Dao Tiền. Đi cả ngày hôm sau, sẩm tối mới tới cánh đồng Kim Mã. Nhìn cánh đồng rộng, lúa rất tốt, cảm thấy như đây đã gần miền xuôi. Chúng tôi vượt qua một quả núi nhỏ sau làng Phai Khắt rồi vào nhà đồng chí Lạc.

        Sáng hôm sau, đồng chí Lạc đưa tôi đi xem địa điểm đã chọn để mở lớp huấn luyện. Tôi nhìn quả đồi chỉ có những cây con lưa thưa, nằm bên một khe suối, thấy chỗ này trống trải quá. Đồng chí Lạc nói: "Ở vùng chúng tôi chưa có cách mạng hoạt động bao giờ, mở lớp tại đây bất ngờ, không ai chú ý đâu”.

        Bảy nam nữ thanh niên được các đồng chí giới thiệu đến dự lớp đầu tiên. Đồng bào tại đây ít người biết tiếng Kinh. Thời gian qua, tôi đã tranh thủ học tiếng Tày, tiếng Dao, dần dần đã nói được, nên việc giảng dạy cũng đỡ khó khăn. Tôi vừa làm công tác huấn luyện vừa tìm hiểu tình hình địa phương. Chúng tôi rút ngắn thời gian học tập để có thể nhanh chóng mở thêm nhiều lớp sau. Việc học tập ở đây không gặp gì trở ngại, duy chỉ có một lần, mấy người dân đi lấy củi tình cờ vào chỗ chúng tôi, họ tỏ vẻ ngạc nhiên, không hiểu tại sao ở quả đồi hoang này lại có người. Để đề phòng, tôi nói với đồng chí Lạc chuyển địa điểm vào sâu trong núi cho những lớp sau.

        Qua lớp huấn luyện, chúng tôi đã nắm được rõ tình hình địa phương. Vùng này ở xa thị trấn, tương đối hẻo lánh, từ lâu đến nay chưa có phong trào, nên bọn đế quốc ít chú ý, và những tên đại gian ác trong hàng ngũ tay sai của chúng cũng chưa lộ mặt. Ở đây, cũng như Hòa An hay Nguyên Bình, đồng bào đều bị bọn đế quốc, phong kiến bòn rút đến xương tuỷ từ bao đời nay. Với cơ sở thực tế rất sâu sắc đó, khi được chỉ dẫn phân tích cần phải đấu tranh đánh đổ kẻ thù để giành lấy một cuộc sống độc lập, tự do, thì đồng bào nhận thức được rất nhanh chóng.

        Các đồng chí đi huấn luyện trở về hoạt động rất hăng hái. Những nhận thức mới của số anh em đầu tiên lan ra trong gia đình, rồi toả tới họ hàng thân thuộc. Mỗi làng chỉ có vài dòng họ lớn, người trong làng đều là bà con thân thích đã ăn ở, chung sống với nhau từ bao đời, nên rất tin nhau. Chẳng bao lâu tư tưởng cách mạng đã tràn lan khắp nơi, thu hút được cảm tình của nhiều người. Các hội cứu quốc phát triển rất nhanh.

        Trong công tác huấn luyện, tôi cũng rút thêm cho mình được một số kinh nghiệm.

        Một lần, trong một lớp học, nhân khi giảng về tình hình thế giới, tôi đã nói cho anh chị em nghe về bốn mâu thuẫn lớn trên thế giới hiện nay. Trước kia hoạt động ở xuôi, mỗi khi làm công tác tuyên truyền, huấn luyện thường quen phát triển, mở rộng vấn đề, lên đây, dựa vào bài giảng soạn rất ngắn gọn, tôi vẫn nghĩ là mình đã nói rất đơn giản. Đến lễ tốt nghiệp, anh chị em hăng hái nói lên kết quả học tập, hứa hẹn ra về sẽ tích cực hoạt động cho hội. Khi tôi tưởng mọi người đã nói xong thì thấy đồng chí Đề Thám giơ tay xin phát biểu.

        - Xin đồng chí cho em ra hội.

        Đồng chí này vốn là một thanh niên tốt, hăng hái. Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

        - Vì sao đồng chí lại xin ra hội?

        - Vào hội thì làm việc gì khó khăn, nguy hiểm đến đâu em cũng làm được, chỉ có mỗi cái học như thế này khó quá, không nhớ được, sợ không làm tròn nghĩa vụ của người hội viên. Em không hiểu bốn mâu thuẫn là gì.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:26:38 am »


        Tôi nhớ đến lời Bác nhận xét về tờ báo của chúng tôi làm tại Tĩnh Tây và những yêu cầu Bác giao cho mỗi khi viết bài đăng báo Việt Lập.

        Sau khi được giải thích: người hội viên cốt nhất là có tinh thần yêu nước, trung thành với hội, trong khi đấu tranh thì không sợ hiểm nghèo, không sợ hy sinh, còn học thế này là để về tuyên truyền, giác ngộ cho bà con, lần này chưa hiểu thì lần khác học tập thêm sẽ hiểu chứ hội không bắt buộc phải hiểu cả, nhớ cả ngay trong một lúc... đồng chí Đề Thám hết sức vui lòng. Đồng chí nói:

        - Tưởng bắt buộc phải nhớ hết thì em chịu.

        Về sau, đồng chí Đề Thám vào bộ đội, được kết nạp vào Đảng, trở thành một cán bộ tốt của quân đội, một chiến sĩ thi đua trong thời kỳ kháng chiến.

        Lần ấy, bản thân tôi đã rút ra được một bài học thấm thía: một điều cơ bản trong công tác vận động quần chúng là muốn đưa quần chúng, đưa phong trào lên, thì phải hiểu rõ trình độ quần chúng, có đi sát với trình độ quần chúng thì mới đưa quần chúng lên được.

        Sau những thời gian huấn luyện, anh Thiết Hùng và tôi lại cùng các đồng chí ở địa phương đi các làng, bản làm công tác vận động quần chúng, tham gia những cuộc sinh hoạt của các giới nông dân, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng. Nhiều nơi đã bắt đầu tổ chức những cuộc mít tinh có hàng trăm người tham dự.

        Phong trào tại Kim Mã phát triển tốt. Chẳng bao lâu các hội cứu quốc đã lan ra các xã trong tổng, các ban Việt Minh xã, tổng được thành lập.

        Lúc này, chúng tôi đã nhận thấy, tình hình phong trào hiện nay đang tốt, nhưng Kim Mã ở cạnh đường cái, bọn địch có thể kéo đến rất nhanh; xung quanh đều là núi, trên núi lại là đồng bào dân tộc khác; nếu không tổ chức được cả đồng bào trên rẻo cao, thì khi bị địch khủng bố có thể gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sau này còn phải mở đường về phía Bắc Cạn, Lạng Sơn, như vậy càng cần phải tổ chức đồng bào trên núi.

        Khi bàn với các đồng chí hội viên, mọi người đều nhận thấy vấn đề tổ chức đồng bào trên rẻo cao cần được tiến hành ngay. Một hội viên trung kiên là đồng chí Trọng Khánh nói mình có người anh em đồng canh, người Dao Tiền ở trên xã Cẩm Lý, xin đi tuyên truyền vào hội. Từ bao nhiêu đời nay bọn phong kiến, đế quốc đã tìm mọi cách chia rẽ các dân tộc, gây nên những mối thù hằn truyền kiếp, nhưng giữa một số người giữa dân tộc này với dân tộc khác vẫn có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tôi đồng ý giao cho đồng chí Trọng Khánh đi làm nhiệm vụ này.

        Sau mấy lần đi tuyên truyền, vận động, đồng chí Khánh về báo cáo, người bạn đồng ý vào hội, mời cán bộ lên để kết nạp, nhưng đòi phải làm lễ ăn thề. Tôi hỏi lại tình hình phong tục và tập quán của đồng bào Dao Tiền, nhận thấy sự chia rẽ lừa lọc của bọn thống trị đã gây nên giữa các dân tộc một sự nghi kỵ sâu sắc, muốn giải quyết được lòng tin tuyệt đối, đồng bào Dao thường dùng cách ăn thề. Tôi nói với đồng chí Khánh:

        - Ăn thề để càng tin nhau, để suốt đời trung thành với hội, thì càng tốt chứ sao!

        Tôi cùng đồng chí Khánh lên Cẩm Lý và gặp người bạn của đồng chí bên bờ một con suối. Tôi trình bày mục đích, tôn chỉ của hội. Người bạn đồng chí Khánh đồng ý xin vào hội. Đồng chí Khánh đánh diêm thắp mấy nén hương và ra bờ suối múc một bát nước, rồi làm lễ ăn thề. Chúng tôi cùng nói: "Chúng tôi tên là... cùng nhau vào hội để cùng đồng bào đấu tranh đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho nước nhà, mưu hạnh phúc cho con cháu, dù sau này, trong khi đấu tranh có bị đế quốc khủng bố thế nào thì cũng một lòng trung thành với hội, không phản bội, không bỏ hội... Ai trái lời thề thì sẽ như cây hương này". Chúng tôi cùng nhúng ba nén hương đang cháy vào bát nước.

        Đồng chí người Dao Tiền vào hội đầu tiên tại đây được đặt tên là đồng chí Đồng Minh. Đồng chí Đồng Minh quen biết rất nhiều bà con trên vùng cao. Qua đồng chí Đồng Minh, chúng tôi bắt tay vào phát triển phong trào trên rẻo cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:26:46 am »


        Những bản ở trên này thưa thớt, hẻo lánh. Đồng bào Dao Tiền rất chất phác. Cách sống của đồng bào giản dị, còn mang nhiều tập tục, tàn tích của thời kỳ bộ lạc. Kinh tế của đồng bào Dao là kinh tế tự nhiên. Đồng bào tự túc lấy hầu hết mọi nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, từ cái ăn đến cái mặc. Bà con tự trồng bông, kéo sợi, dệt vải và thêu thùa lấy những thứ quần áo khá đẹp. Với những công cụ sản xuất còn thô sơ, sự làm ăn sinh sống của đồng bào còn rất nặng nhọc. Sống trong một khung cảnh hoang vắng, bà con phải luôn luôn dựa vào nhau, mối quan hệ từ đời này sang đời khác, giữa những con người thuần phác như vậy, đã tạo nên một mối tình rất khăng khít. Hết mùa làm nương rẫy, đồng bào Dao Tiền thường đi săn bắn hươu, nai và vui chơi với nhau. Đồng bào rất thích hát lượn. Có những người bạn từ các bản xa tìm đến chơi nhà nhau, ở lại hàng tháng trời, thân mật, tự nhiên như người trong một gia đình. Tuy ở những nơi hẻo lánh xa xôi như thế này, nhưng bọn thống trị vẫn để mắt tới. Đi đâu cũng vẫn thấy xuất hiện bóng dáng của những tên tuần tổng, những tên lính dõng. Đồng bào Dao Tiền phải chịu nhiều tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, của cả dân tộc đông người hơn ở vùng thấp. Mọi thứ sưu thuế đều rất nặng.

        Chúng tôi hơi ngạc nhiên là mặc dầu luôn luôn nhắc nhở vấn đề giữ bí mật, nhưng đi tới bất cứ bản nào, chỉ một lát sau, tất cả người quen, người lạ đều biết mình là cán bộ về hoạt động. Tôi đoán, chính các đồng chí hội viên đã lộ bí mật với các bạn bè. Tôi hỏi các đồng chí đó tại sao không giữ bí mật? Các đồng chí trả lời: "Có việc gì mà phải giấu. Toàn là bà con, họ hàng, cùng ghét Tây, ghét Nhật, một bụng một dạ với nhau cả thôi!".

        Phong trào tại vùng cao này cũng phát triển rất nhanh. Có nơi vào hội cả bản. Chúng tôi cùng đồng bào tổ chức những lễ ăn thề tập thể, khi thắp hương, khi chặt đầu gà, có khi trích máu nhỏ vào rượu cùng uống để ăn thề. Chẳng bao lâu, ở làng bản nào cũng có các tổ chức nông dân, phụ nữ, thanh niên, tự vệ, tự vệ chiến đấu. Hội viên đều được qua một lớp huấn luyện thêm lần thứ hai. Các hội viên, rồi cả các bà con dần dần hiểu chủ nghĩa cộng sản, hiểu Đảng. Trong hàng ngũ trung kiên đã có những người được nhằm bồi dưỡng để kết nạp vào Đảng.

        Một thời gian không lâu, phong trào từ Kim Mã đã lan ra các nơi chung quanh như Cẩm Lý, Khuổi Mán, Nậm Ti và nhiều làng bản ở Ngân Sơn, Chợ Rã.

        Hôm đó, người tôi gây gây rét, đang gượng ngồi lên lớp cho anh chị em ở gần bản Nà Dủ, thì một đồng chí hớt hải đến nói:

        - Tây đưa lính về rất đông để bắt cán bộ người Kinh... Chúng nó nói ai vào hội mà ra thú thì chúng sẽ tha, nếu để phải đi lùng, bắt được sẽ đem đi tù hết.

        Biết là điều chúng tôi dự kiến từ lâu nay đã đến. Đồng bào ở đây mới bị khủng bố lần này là lần đầu. Một lát, có thêm các đồng chí khác đến báo tin, địch từ các phía đang tiến vào rất đông. Nhìn anh chị em hội viên, thấy trên mặt một số người có dấu hiệu xao xuyến. Có đồng chí giục tôi nên lánh ngay khỏi đây để tránh nguy hiểm. Tôi nghĩ lúc này mình không nên đi ngay, mặc dầu địa điểm lớp huấn luyện ở gần làng. Nhìn con suối từ phía làng sang, thấy nước lên to vì trời mưa liền mấy hôm, biết bọn địch chưa thể đến ngay được, tôi nói với anh chị em:

        - Ta cứ bình tĩnh ngồi đây một lúc nữa nghe giảng cho hết bài. Chưa việc gì đâu?

        Tôi nói với các chị phục vụ lớp học, tiếp tục nấu cháo. Nhưng một mặt, tôi cũng thu gọn bài giảng lại, và vừa nói vừa nghĩ cách làm thế nào để chống sự khủng bố của quân địch.

        Trong tất cả các lần huấn luyện, chúng tôi đều đã nói với anh chị em hội viên: "Mình làm cách mạng để đánh đổ đế quốc, phong kiến, thì việc chúng khủng bố để phá phong trào cách mạng là một chuyện tất nhiên". Để đồng bào dễ hiểu và dễ nhớ, chúng tôi thường hay tìm những thí dụ trong công việc làm ăn sinh sống của đồng bào tại địa phương: "Người làm nương, làm rẫy muốn có hạt thóc, hạt ngô, cũng phải đốt rừng, xới đất, gieo hạt, chăm bón, chống thú rừng, phải đổ mồ hôi, phải khó nhọc như vậy mà vẫn có mùa không được ăn. Làm cách mạng để tiêu diệt bọn đế quốc, bọn thống trị là một việc rất to lớn và khó khăn hơn rất nhiều, không thể mau chóng, dễ dàng đi đến thắng lợi. Trên rừng có con lợn, con beo phá hoại mùa màng, bắt giết trâu bò. Muốn giết được thú rừng để bảo vệ trâu bò, bảo vệ mùa màng thì những người đi săn cũng phải hết sức can đảm. Khi đi săn thú, cũng có người không giết được thú mà lại bị thú dữ ăn thịt. Nhưng nếu có tinh thần dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm mà trừ được thú dữ thì sẽ được tất cả dân làng biết ơn. Bọn đế quốc, phong kiến còn dữ hơn con lợn, con beo rất nhiều. Ta định tiêu diệt chúng, nhất định chúng sẽ không chịu ngồi yên. Vậy làm cách mạng thì không thể nào tránh khỏi bị địch khủng bố. Nhưng nếu mọi người đều một lòng thương yêu nhau như ruột thịt, không sợ khó khăn, không sợ nguy hiểm, dám đấu tranh đến cùng với kẻ địch, thì thể nào cách mạng cũng sẽ thắng lợi và sẽ giành được độc lập, tự do".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:27:05 am »


        Tôi nói lại vắn tắt với anh chị em một lần nữa: "Có đấu tranh cách mạng tất nhiên là có sự khủng bố của kẻ địch" và góp ý kiến về cách chống khủng bố để duy trì phong trào chung. Tôi dặn dò thêm một số trung kiên những việc cần làm để giữ vững tinh thần của đồng bào.

        Khi đồng chí Lạc và đồng chí Khánh đưa chúng tôi ra đi thì anh Thiết Hùng và tôi đều lên cơn sốt.

        Tin từ dưới làng đưa lên, bọn địch đang lùng sục ráo nết. Chúng tôi đi về hướng núi. Lúc này càng thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở trên vùng cao.

        Chập tối, đến nhà đồng chí Thượng, một hội viên trung kiên người Dao. Ở đây, đồng bào đã biết tin địch đang khủng bố dưới chân núi. Gia đình đồng chí Thượng tỏ ra rất bình tĩnh. Ông cụ thân sinh ra đồng chí Thượng bảo chúng tôi: "Mặc chúng nó, bà con đều là hội viên một bụng một dạ cả, chúng nó không làm được gì đâu?". Rồi cụ đi giết gà làm cơm vì biết chúng tôi yếu mệt.

        Thấy ở đây gần địch quá, không lợi, hôm sau chúng tôi lại cùng các đồng chí Lạc, Khánh đi vòng sang xã Cẩm Lý. Bà con ở Cẩm Lý biết tin địch đang khủng bố dưới làng, và sắp lùng lên trên này. Một vài gia đình tỏ vẻ sợ hãi. Có người đến nói: "Cùng một bụng với nhau cả thôi, nhưng bây giờ đang lúc "nóng" như thế này, các đồng chí hãy lánh đi nơi khác. Khi nào bớt "nóng", chúng ta sẽ lại tiếp tục việc hội".

        Cùng hôm ấy, đồng chí Quang Hưng ở ngoài vào. Bác đã được tin địch khủng bố to nên phái đồng chí Quang Hưng tới đây để đón anh Thiết Hùng và tôi. Lần này, địch chia quân từ ba mặt Nguyên Bình, Mang Động, Gia Bằng kéo vào bao vây Kim Mã. Mấy đồng chí cùng đi cũng lo nguy hiểm cho chúng tôi, lại khuyên chúng tôi nên tạm lánh ra ngoài. Tôi bàn với anh Thiết Hùng, nhận thấy cơ sở tại vùng này mới xây dựng, đồng bào lại chưa có kinh nghiệm chống khủng bố, nếu cán bộ rút đi thì cơ sở chắc chắn sẽ dễ bị vỡ. Chúng tôi nói với đồng chí Quang Hưng về báo cáo lại với Bác, cho chúng tôi được ở lại để duy trì phong trào.

        Buổi chiều, bỗng thấy mấy đồng chí người Tày ở Kim Mã tìm lên. Các đồng chí tới hỏi ý kiến về cách đối phó với địch. Khi lánh lên đây, chúng tôi không nói với ai. Cẩm Lý nằm cũng khá xa lớp huấn luyện. Tôi hỏi:

        - Tại sao các đồng chí lại biết chúng tôi ở đây mà tìm tới?

        Một đồng chí nói:

        - Khó gì đâu. Chúng tôi đến lớp huấn luyện thấy không còn ai, biết là các đồng chí đi rồi. Chúng tôi bảo nhau cứ dò dấu gậy mà đi theo, thể nào cũng gặp các đồng chí. Thế là chúng tôi đến được đây.

        Tôi thoáng nghĩ: thật là nguy hiểm, nếu kẻ địch từ ngày hôm qua cũng biết tìm chúng tôi theo dấu gậy...

        Nhận thấy không nên ở lại Cẩm Lý, chúng tôi bàn bạc với đồng bào về cách đối phó với địch và nói chúng tôi tạm lánh ra ngoài một thời gian rồi sẽ trở lại.

        Chiều hôm ấy, chúng tôi từ Cẩm Lý đi về phía ngoài. Đi khuất khỏi làng một quãng xa, chúng tôi nói với đồng chí Lạc và đồng chí Khánh dẫn vòng trở lại, quay về rặng núi ở phía bắc cánh đồng.

        Suốt đêm, trời tối đen, mưa tầm tã. Các đồng chí Lạc và Khánh đều không nắm vững đường, chỉ đoán chừng phương hướng, nơi nào rậm rạp thì dùng dao phát mở đường mà đi. Hết núi lại khe, hết khe lại núi. Cơn sốt đêm nay xem chừng nặng hơn. Nhiều quãng anh em phải dìu chúng tôi lên dốc.

        Hết đêm, cảm thấy đi đã được khá xa. Trời sáng, chúng tôi nhận ra đang đi thêm một quả đồi gianh. Bốn chung quanh là biển sương mù dày đặc. Có ánh sáng, đường đi dễ hơn, nhưng anh Thiết Hùng và tôi đều đã mệt lắm. Chúng tôi bàn cùng các đồng chí đi lát nữa tìm được khu rừng kín đáo nào, sẽ nghỉ chân. Đi mãi vẫn là đồi gianh. Sương mù vẫn trắng xóa, chẳng biết đâu là đồi, đâu là rừng Trời mỗi lúc một oi ả. Quá nửa buổi, sương bỗng tan rất nhanh, trời hửng nắng. Chúng tôi nhìn sang bên phải, chợt nhận thấy đang ở lưng chừng một quả đồi trọc nằm ngay giáp làng. Nhìn thấy rõ bọn linh mặc quần áo vàng đang đi lại từng tốp trong làng và trên cánh đồng. Chúng tôi nhìn xuống thấy rõ bọn chúng, trời nắng thế này. Chắc hẳn bọn chúng nhìn lên cũng thấy rõ chúng tôi. Mọi người vội bảo nhau nằm ép mình xuống sườn đồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:27:24 am »


        Nhưng chả lẽ cứ nằm mãi đây, nếu bọn địch lùng lên đồi thì sao? Phía trên, khá xa có một khu rừng. Chúng tôi bảo nhau bò dần về phía đó. Sau nhiều ngày mưa, có nắng mới hơi nóng từ dưới đất bốc lên hầm hập. Bò như vậy, khá lâu mới đến được khu rừng.

        Lúc này, ai nấy đều mệt, cơ hồ đứng không vững. Quần áo mọi người rách toạc nhiều chỗ, bết đất và mồ hôi. Đồng chí Lạc tìm ra một nương ngô, bẻ mấy bắp, mỗi người nhai một chút ngô sống cho lại sức, rồi lại tiếp tục đi. Ở gần làng rất nguy hiểm vì có thể kẻ địch lên đồi nhìn ra những vết bò, trườn của chúng tôi. Chúng tôi phải cố gắng đi cho xa.

        Xế chiều, đến một đỉnh núi cao. Anh Thiết Hùng và tôi ngồi nghỉ lại ở một gốc cây cổ thụ. Các đồng chí Lạc, Khánh đi chặt ít cành cây gác lên mặt đất, làm tạm một chiếc sàn nằm cho đỡ lạnh lưng. Buổi chiều đó không có gì ăn. Cơn sốt kéo dài liên miên. Đồng chí Lạc và đồng chí Khánh để chúng tôi nằm nghỉ tại lán, lần mò xuống làng nắm tình hình khủng bố và kiếm ít lương thực. Cơ quan tạm đặt tại đây.

        Phong trào được thử thách. Một số nhỏ dao động chạy ra đầu thú. Phần lớn đồng bào nằm yên, gắng chịu đựng cho qua cơn khủng bố. Các phần tử trung kiên xuất hiện rất nhiều. Đồng chí Lạc và đồng chí Khánh nối lại được nhanh chóng liên lạc với các đồng chí trung kiên ở trong làng. Có những tối, đồng chí Lạc mò về gần làng hẹn gặp một, hai đồng chí, khi tới địa điểm thấy lố nhố một đám đông, tưởng địch phục, hóa ra toàn anh chị em ở trong làng nóng ruột, kéo ra để trực tiếp gặp các đồng chí liên lạc hỏi thăm tin tức các cán bộ. Đồng chí Lạc về nhà, ông cụ nói: "Con cứ đi theo cán bộ mà làm việc hội, con ở nhà chúng nó cũng không để yên, ở đâu thì phải cẩn thận". Gia đình vét gạo, muối, cá khô, đưa cả chảo con, bát ăn để đồng chí Lạc đem lên cơ quan bí mật. Một bữa đồng chí Khánh về nhà, trời sáng một lúc vẫn chưa lên. Chúng tôi đều lo đồng chí bị bắt, vì gia đình đồng chí Khánh ở liền nhà một tên tay sai gian ác của địch. Mọi người đang ngồi chờ rất sốt ruột, chợt nghe phía chân dốc có người thì thầm. Hôm qua, đã hẹn đồng chí Khánh không đưa ai lên địa điểm bí mật, chẳng lẽ đồng chí Khánh dẫn người lên mà lại không hỏi ý kiến cơ quan. Đồng chí Lạc lấy khẩu súng kíp giương cò sẵn, chạy ra hỏi:

        - Ai?

        Tiếng đồng chí Khánh đáp:

        - Còn ai nữa, Trọng Khánh đây.

        - Mấy người?

        - Một thân một mình thôi, lấy đâu ra mà mấy người.

        Đồng chí Khánh đội chiếc nón rách, rẽ lau bước vào, mặt đỏ bầm, mồ hôi nhễ nhại. Chúng tôi đều hỏi, tại sao về muộn và vừa đi lại vừa nói một mình, đồng chí Khánh bực dọc thuật lại:

        - Về gần làng, chờ mãi, canh ba vợ mới ra. Vợ tôi nói từ tối đến giờ chó cứ sủa, bên nhà thằng tổng đoàn Lý có nhiều tiếng động, chắc là nó rình mò nhà mình. Hôm qua, cả bố con chúng nó cùng sang nhà bảo, phải khuyên tôi ra thú không thì nhà tan cửa nát hết. Nó là tổng đoàn, nó sẽ bảo đảm cho. Rồi vợ tôi bảo tôi: "Anh về đầu thú đi, không nghe em thì anh mang con đi theo anh mà nuôi". Tôi bực quá ngồi giải thích một thôi, rồi sợ trời sáng, vác các thứ lên vai, chạy một mạch bây giờ mới tới đây.

        Đồng chí Lạc rót một bát nước đưa đồng chí Khánh. Đồng chí Khánh uống hết bát nước, nằm ngủ luôn.

        Thời gian này, tôi và anh Thiết Hùng đều bị ốm nặng. Thuốc uống chỉ có lá nụ ảo. Nhưng lần này lá nụ ảo đối với chúng tôi đều không có hiệu quả. Anh Thiết Hùng có lẽ bị sốt thương hàn, những lúc mê man cứ luôn mồm chửi Tưởng Giới Thạch. Mấy nữ đồng chí dưới làng lên thăm thấy chúng tôi mỗi ngày mỗi mệt hơn, lo lắng, đòi chúng tôi đưa áo để đem đi bói may ra khỏi bệnh. Lúc đầu, tôi từ chối vì ngại nếu đem áo đi, thầy mo nói bệnh tôi khó cứu chữa thì các đồng chí đó lại thêm lo. Sau các đồng chí cứ nói mãi, tôi đành phải đưa ra một cái áo. Nhưng rồi bệnh cũng không khỏi.

        Một bữa, các đồng chí đi công tác, cơ quan chỉ còn tôi và anh Thiết Hùng. Mấy ngày hôm nay anh Thiết Hùng không ăn gì và không dậy được. Các đồng chí đã kiếm mọi thứ lá sắc cho anh uống nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Chúng tôi đoán bệnh anh khó qua khỏi. Phần tôi, hơn hai tháng qua, cơn sốt vẫn kéo dài, lúc này cảm thấy trong người sức cũng đã kiệt. Tôi ngồi một mình, nhìn anh Thiết Hùng nằm mê mệt trong lán, nhớ đến Bác, đến các anh, nhớ tới gia đình, tới bạn bè... Tôi nhận thấy trong thời gian qua, mình cũng đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ Đảng giao. Nghĩ vậy, tôi bỗng thấy đầu óc thanh thản trong lòng vui hẳn lên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:27:50 am »


        Mấy hôm sau, một buổi sớm, các đồng chí đêm qua đi công tác về đã ngủ cả, tôi ngồi gác, chợt nghe nhiều tiếng lao xao trong đám lau ở quả núi trước mặt. Nghe kỹ, đúng là tiếng chân nhiều người đang phá lối đi lại đây. Tôi lập tức đánh thức các đồng chí dậy. Mọi người vội vàng cất giấu các tài liệu, đồ đạc của cơ quan. Các đồng chí Lạc và Khánh thì cầm súng chạy ra phía có tiếng động. Một lát sau, hai đồng chí vui vẻ đưa mấy người vào theo. Hóa ra anh Cáp ở chỗ Bác vào cùng đồng chí Quang. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau. Nỗi mừng thật khó tả. Anh Cáp nhìn chúng tôi rất ngạc nhiên. Về sau này nói lại, chúng tôi lúc đó như những con ma. Anh Cáp có đem theo bốn viên ký ninh vàng. Chúng tôi chia nhau mỗi người uống hai viên. Có lẽ trận ốm cũng đã đến thời kỳ thuyên giảm, có thêm thuốc, bệnh chúng tôi đỡ dần.

        Nhận thấy trong đợt thử thách vừa qua, có nhiều đồng chí đã tỏ rõ một tinh thần trung kiên, tận tụy đối với cách mạng. Anh Thiết Hùng và tôi bàn nhau nên tổ chức một số đồng chí vào Đảng, định trong đợt đầu sẽ tổ chức đồng chí Lạc. Một buổi sáng, đồng chí Quang và đồng chí Lạc đi công tác dưới làng về, tôi nói nhỏ cùng đồng chí Quang ra một chỗ khác hội ý về việc định giới thiệu đồng chí Lạc vào Đảng. Khi quay về, thấy đồng chí Lạc ngồi mặt mày ủ rũ. Sau này mới biết, lúc đó, đồng chí Lạc thấy chúng tôi đi nói chuyện riêng, cho là có điều gì không tin ở mình, nên suy nghĩ. Khi chúng tôi nói rõ ý định muốn giới thiệu đồng chí vào Đảng, thì đồng chí Lạc thay đổi hẳn nét mặt. Trong buổi lễ kết nạp giữa khu rừng hoang vắng, ở một gốc cây cổ thụ, nước mắt đồng chí Lạc cứ trào ra. Vừa xong buổi kết nạp, đồng chí Lạc vụt chạy xuống phía dưới, nhặt hai ống nứa, múa tít một hồi như người đang đấu võ.

        Cơn sóng gió ở dưới làng lúc đó cũng đã tạm qua. Thực ra, lần này chỉ là một đợt khủng bố nhỏ. Địch bắt một số đồng bào, nhưng sau chúng lại thả. Chúng chỉ mới dọa dẫm, bắt ép mọi người ra đầu thú. Tôi lại cùng các đồng chí xuống làng tiếp tục tham gia nhưng cuộc sinh hoạt của hội, của các giới, cùng với bà con và anh chị em.

        Phút đầu gặp lại bà con rất cảm động. Mọi người hết sức mừng rỡ. Có người nói: "Cán bộ còn thì cách mạng còn". Mặc dầu đã dặn giữ bí mật, nhưng người nọ thi thào với người kia, chẳng mấy lúc tin đã loang ra khắp nơi. Các hội viên tíu tít kéo đến mang theo quà bánh. Có người vừa câu được con cá cũng đã đem đến cho cán bộ.

        Phong trào dần dần phục hồi lại, qua đợt thử thách này, lại lớn mạnh hơn trước. Các cán bộ, các đội tự vệ, các hội viên được rèn luyện qua đấu tranh trở nên cứng rắn hơn. Biết cuộc khủng bố của kẻ địch mới chỉ là bắt đầu, chúng tôi tiếp tục củng cố và phát triển cơ sở, đặc biệt chú trọng các đồng bào trên vùng cao. Những lớp huấn luyện lại mở. Để tiện việc tuyên truyền, chúng tôi đem chương trình Việt Minh soạn thành văn vần: Việt Minh ngũ tự kinh. Tôi dịch ra tiếng Tày, tiếng Dao Tiền và cùng đồng chí Bình Dương dịch ra tiếng Dao Trắng. Nhờ thế chương trình Việt Minh được truyền đi rất rộng và nhanh. Có bản, đồng bào mới được tổ chức vào hội, khi chúng tôi đến khai hội, đã nghe các chị phụ nữ và các em nhi đồng vừa cán bông, giã gạo, vừa hát Việt Minh ngũ tự kinh. Nhiều bài hát lượn cách mạng bằng tiếng Thổ, tiếng Dao xuất hiện.

        Một lần, trong một lớp học, các đồng chí giới thiệu với tôi, có đồng chí Đoàn Kết làm bài hát lượn rất giỏi. Đồng chí Đoàn Kết trước kia đi làm công cho một tên chánh Dao đã làm một bài hát lượn kể lại cuộc đời khổ cực của mình, hát lên, nhiều người nghe rớt nước mắt. Đồng chí Đoàn Kết nhà rất nghèo, nhưng khi đến lớp lại mang theo nhiều gạo, ngoài phần mình, còn đem thêm để giúp đỡ các anh em khác. Tính tình đồng chí rất tốt, hồn nhiên vui vẻ. Tôi gợi ý đồng chí nên đem nội dung học tập làm thành bài hát. Đồng chí Đoàn Kết lấy ít tàu lá chuối về, cắt ra từng mảnh đặt xuống mặt đất. Anh ngồi rung đùi, tay cầm con dao vạch trên đá, viết những bài hát lượn bằng một thứ chữ giống như chữ nôm. Những bài hát của anh được các hội viên rất thích. Đồng chí Đoàn Kết hồi đó, là nhà thơ Bàn Tài Đoàn ngày nay.

        Khỏi bệnh ít lâu, tôi trở về nơi Bác ở. Mỗi lần đi công tác về cơ quan cảm thấy như đang trở về với gia đình. Chuyến vừa rồi, tôi xa cơ quan tương đối lâu ngày.

        Được ở gần Bác một thời gian, tôi đã nhận thấy qua cái bề ngoài vô cùng giản dị của Bác, con người Bác thật vĩ đại, và chính cách sống giản dị đó cũng là một điều vĩ đại trong con người của Bác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:28:08 am »


        Từ ngày tôi về nước, cơ quan lại thay đổi địa điểm thêm nhiều lần. Địch càng khủng bố, sinh hoạt của cơ quan càng khó khăn hơn. Khi Bác ở hang, khi ở hốc núi, khi ở trong một bụi rậm. Giường nằm là dăm ba cành cây, đôi lúc chỉ một mớ lá. Sức khoẻ của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng hái về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Cái ăn cũng rất thiếu. Món ăn quý giá anh Lộc dành riêng bồi dưỡng cho Bác hàng ngày là ít nước cơm chắt. Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Dao Trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng.

        Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào tôi cũng thấy bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được. Tôi nhớ mãi một lần Tĩnh Tây... Hôm ấy, có cuộc hẹn gặp người từ trong nước ra. Bác và chúng tôi đều cải trang thành những người Nùng để đi tới nơi hẹn tại chợ Lộc Tùng. Đồng chí liên lạc vừa tới, trông thấy Bác nói ngay: "Thưa Bác, đồng chí X. bị bắt rồi". Bác điềm nhiên bảo tất cả hãy vào hàng nghỉ ngơi như mọi người trong vùng này đi chợ. Khi ăn phở, ăn bún xong, ngồi uống nước Bác mới nói: "Bây giờ chú báo cáo đầy đủ mọi việc đi. Không nên vội vã". Bác khi nào cũng bình thản, bình thản trước mọi khó khăn. Mỗi lần về họp, cán bộ các nơi báo cáo tình hình, phong trào nơi này lên, nơi kia xuống, có khi nhiều nơi cùng bị khủng bố, Bác vẫn bình thản. Trong sự bình thản của Bác còn toát ra một tinh thần rất lạc quan. Bác đúng là hiện thân của người dân trên đất nước Việt Nam nhỏ bé, đói nghèo vì bị áp bức bóc lột cùng cực bao đời nay, nhưng anh dũng và bất khuất, không chịu lùi bước trước bất cứ sức mạnh nào, và hoàn toàn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp của cách mạng, của nhân dân, của dân tộc. Gần Bác, chúng tôi như luôn luôn được nhắc nhở: Cách mạng phải gian khổ, việc cách mạng là việc lâu dài, cách mạng nhất định sẽ thắng.

        Bác thường nói: "Muôn việc lấy Đảng làm gốc, Đảng là gia đình của người cộng sản". Ở bên Bác, bao giờ chúng tôi cũng thấy một không khí đầm ấm, gần gũi, chỉ có được trong một gia đình cách mạng. Thái độ điềm đạm, bình tĩnh và những sự chăm sóc, yêu thương của Bác đã giáo dục, rèn luyện và tiếp sức cho chúng tôi trên con đường dài hoạt động cách mạng. Qua bao biến cố có tính chất quyết định vận mệnh của dân tộc từ đó cho tới ngày nay, tôi thấy Bác vẫn vậy, vẫn như ngày chúng tôi được sống cùng Bác tại chiến khu Cao - Bắc - Lạng.

        Suốt thời gian qua, Bác luôn luôn chú ý chỉ đạo việc phát triển và củng cố phong trào. Bác rất chú trọng công tác tuyên truyền và công tác tổ chức, Bác theo dõi thật tỉ mỉ cán bộ, đảng viên và các phần tử trung kiên. Bác hay nói: "Phong trào cách mạng như nước thuỷ triều khi lên khi xuống, trung kiên cũng như những hàng cọc, cọc đóng có chắc thì mới giữ được phù sa, phòng khi nước xuống”. Gần như thành lệ, mỗi khi nghe báo cáo phong trào, bao giờ Bác cũng hỏi: "Đã được bao nhiêu cán bộ, bao nhiêu phần tử trung kiên, đã chọn được bao nhiêu người tốt để tổ chức vào Đảng?". Mỗi lần Bác nhắc đi, nhắc lại như thế, giúp cho chúng tôi thấy rõ hơn giá trị của các thành phần cốt cán, nhất là các tổ chức chi bộ đối với phong trào. Và mỗi lần Bác đã hỏi hoặc nói lại, thì công việc và vấn đề lại được đề ra với những cách giải quyết mới, không phải cứ theo nếp cũ, mà rất linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh mới. Với những cán bộ ở miền xuôi lên, Bác đặc biệt hay nhắc nhở chú trọng vấn đề đoàn kết dân tộc. Vấn đề to lớn này được Bác nói tới với những việc cụ thể, thiết thực, để mọi người có thể làm được ngay. Bác nói, phải chú ý đến phong tục, tập quán của các dân tộc, phải gắng học các tiếng nói của địa phương.

        Lần này về cơ quan, tôi nhận một quyết định mới.

        Theo chỉ thị của Bác và quyết định của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc. - Lạng, công tác Nam tiến được đặt ra một cách rất khẩn trương.

        Ngay từ khi về đến biên giới, Bác đã luôn luôn chú trọng vấn đề liên lạc với Trung ương dưới xuôi. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 quyết định lấy miền rừng núi Việt Bắc để xây dựng căn cứ vũ trang. Sau hội nghị, hai đồng chí Trung ương ở với Bác tại Cao - Bắc - Lạng. Các đồng chí khác trở về miền xuôi để lãnh đạo phong trào. Vấn đề liên lạc giữa Cao Bằng với miền xuôi trở nên đặc biệt quan trọng. Bác thường nói: "Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2016, 12:28:41 am »


        Trước tình hình phát triển của phong trào cách mạng trong cả nước, Bác thấy ngoài lối liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao bằng đi về miền xuôi. Có thế khi địch khủng bố mới giữ được liên lạc, những hoạt động vũ trang của các đội du kích mới có thể tiến hành thuận lợi, và nhất là mới tranh thủ kịp khi thời cơ biến chuyển tốt, cách mạng có thể tiến lên Tổng khởi nghĩa.

        … Trước lời kêu gọi của Đảng và cả Mặt trận Việt Minh, một phong trào xung phong tham gia các đội Nam tiến rầm rộ khắp nơi. Hàng trăm cán bộ, thanh niên nam nữ tình nguyện thoát ly gia đình, vào các đội Nam tiến. Mười chín đội xung phong Nam tiến được tổ chức. Những đồng chí tham gia vào các đội tự mình sắm lấy vũ khí. Với những nơi chưa có phong trào, quần chúng còn e sợ sức mạnh của quân địch, một khẩu súng, một quả lựu đạn đều có tác dụng cổ vũ tinh thần quần chúng. Anh Thiết Hùng và tôi cũng mang vũ khí, anh Thiết Hùng mang một khẩu súng sáu, bắn phát nổ phát không. Tôi có một quả lựu đạn, một quả lựu đạn điếc nhưng đi đâu cũng đeo bên người.

        Mỗi đội xung phong được phân công đi một địa phương. Các tổ xung phong phát triển đi trước, hoạt động theo lối vũ trang tuyên truyền, bắt mối điều tra, tuyên truyền gây cơ sở. Các tổ xung phong củng cố đến tiếp sau, chọn cốt cán trong quần chúng, mở lớp huấn luyện ngắn kỳ, rồi dựa vào cán bộ địa phương mới được đào tạo mà phát triển phong trào. Để có cơ sở quần chúng được rộng rãi, cùng một lúc, chúng tôi mở thông nhiều con đường tiến về phía Nam. Cách phát triển cũng không nhất định phải tiến hành tuần tự từ xã này sang xã khác, khi có điều kiện thì thực hiện phát triển cách quãng. Có những tổ xung phong được phái bí mật vượt qua những chặng đường dài, đến một địa phương quần chúng tương đối tốt gây cơ sở ở đó, rồi dần dần nối liền các cơ sở lại với nhau. Tổ xung phong phát triển do đồng chí Quang, thư ký chi bộ Nam tiến phụ trách, đi xa nhất, xuống tận vùng Chợ Đồn để gây cơ sở. Một số tổ khác có các nữ đồng chí Cầm, Hữu, Tín... cũng hoạt động rất tích cực, có khi đi rất sâu, xuống quá Phủ Thông. Chúng tôi gọi cách phát triển này là lối "nhảy dù”!.

        Theo tình hình tiến triển của phong trào, tôi đi dần từ tổng Kim Mã qua tổng Hoàng Hoa Thám, xuống phía Ngân Sơn để kiểm tra công tác và mở lớp huấn luyện.

        Trên dọc đường, có những khu mới đã thành lập. Đồng bào dân tộc Dao Tiền ở vùng giáp giới hai tỉnh Cao Bằng - Bắc Cạn, đã được tổ chức thành khu Quang Trung. Khi qua vùng này, tôi vào ở tại nhà đồng chí Hoan, người đảng viên đầu tiên của dân tộc Dao Tiền. Gia đình tiếp đón rất niềm nở. Để giữ bí mật cho cán bộ, vợ chồng đồng chí Hoan đã nhường buồng riêng cho chúng tôi. Theo tục lệ lâu đời, đồng bào Dao Tiền rất kiêng, không bao giờ để người lạ ở trong buồng riêng của vợ chồng. Đêm nằm nghe các em ở những nhà bên vừa giã gạo vừa ê a học Việt Minh ngũ tự hình, vui vui, thấy tư tưởng cách mạng đã được truyền đi khá xa, các ban xung phong Nam tiến đã tiến hành công tác khá tốt.

        Đi qua Hà Hiệu, các đồng chí trong đội công tác Nam tiến báo cáo, đường đã chạy xuống tới gần Phủ Thông, nhưng ở vùng giáp Ngân Sơn bị tắc một quãng ở Khai Hạ, thời gian qua đã cố gắng nhiều nhưng vẫn chưa tổ chức được. Hỏi khó khăn vì đâu, anh em nói lại, khi đội xung phong đến vùng này gây cơ sở, có một đồng chí hỏi tên đồng bào rồi ghi vào một tờ giấy để nhớ, từ đó đồng bào không tin ở hội nữa. Bọn tổng đoàn, chánh Mán vốn vẫn thường đến các làng, bản ghi tên mọi người để thu sưu, thu thuế và bắt đi xâu. Đồng bào nói: "Đây là "hội giả" nên mới ghi tên, nhất định không vào, đợi bao giờ "hội thật" đến thì sẽ vào". Qua kinh nghiệm công tác, tôi biết rõ muốn giác ngộ được đồng bào Dao, trước hết phải gây được lòng tin.

        Có lần hẹn đồng bào tới khai hội, sắp đi thì trời nổi mưa to gió lớn, nước lũ đổ về dâng lên ngập suối. Việc cũng chưa gấp, có thể để lui đến ngày hôm sau. Nhưng không muốn lỡ hẹn với đồng bào, tối hôm đó, phải đội mưa, vượt suối lũ lần mò trong rừng, rất khuya mới tới nơi. Một số đồng bào vẫn ngồi đợi, thấy cán bộ đến hết sức mừng rỡ. Chỉ lát sau đồng bào gọi nhau dậy, kéo tới đầy nhà. Qua lần đó, thấy rõ đồng bào tin và quý mến thêm nhiều. Tôi đã rút ra được một điều, đối với đồng bào miền núi chất phác, phải hết sức chú ý giữ sao cho được lòng tin trong bất cứ việc lớn hay việc nhỏ.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM