Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:23:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến đấu ở Tây Nguyên  (Đọc 44603 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2017, 12:37:10 am »


        Tướng Phạm Duy Tất, phụ tá chỉ huy trưởng Quân khu 2 đặc trách biệt động quân; Tướng Lê Văn Thân, phó chỉ huy trưởng Quân khu 2 đặc trách lãnh thổ; Tướng Lê Trung Tường, tư lệnh Sư đoàn bộ binh 23; Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 25 Sư đoàn 23; Đại tá Võ Ân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53 Sư đoàn 23; Tướng Trần Văn Cẩm, phụ tá chỉ huy trưởng Quân khu II đặc trách hành quân; Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân đặc trách cao nguyên (sở chỉ huy Plâyku) và đại tá Vũ Thế Quang, phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 23 kiêm tư lệnh lãnh thổ nam Tây Nguyên. Nghĩa là tất cả nhũng kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu ở Tây Nguyên năm 1975, trừ viên tư lệnh của nó đã trốn chạy sự thật bằng một viên đạn tự kết liễu vào phút hấp hối của nguỵ quyền Sài Gòn. Cộng vào các khuôn mặt Cao nguyên ấy còn có Tướng Nguyễn Hữu Cò, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng của một thời "tam hùng” Thiệu - Kỳ - Có, người có quan điểm gần cận với Dương Văn Minh và tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Mặt trận phòng thủ Phan Rang vào phút cuối cùng, kẻ luôn luôn nhận sự che chở của Nguyễn Văn Thiệu.

        Chúng tôi đã nêu ra một loạt vấn đề và để họ được phát biểu ý kiến một cách độc lập. Về vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề then chốt: "Anh hãy phát biểu một cách khái quát nhất về chiến dịch Tây Nguyên", hầu như tất cả bọn họ, diễn đạt dưới những cách tiếp cận vấn đề khác nhau, đều cho rằng đây là một đòn thối động chiến lược đã tạo nên khúc quanh của chiến tranh.

        - Bước ngoặt của chiến tranh, đúng thế - Tướng Có còn đưa thêm ý kiến có vẻ tiên tri. Ngay khi hay tin quân đoàn 2 bị gục, tôi đã nói với ông Dương Văn Minh: Đừng mong gì hơn, đây không phải là cái kết cục mà chỉ là cú mở màn, thưa đại tướng...

        Không, tôi không muốn khẳng định một điều gì, nhất là với cương vị là người đã chứng kiến và tham gia vào các sự kiện ấy. Đây lại là những ý kiến từ phía bên kia và rốt cục họ lại cũng là những kẻ trong cuộc. "Thua trong một trận quyết định cũng là điều vinh hạnh", phải chăng châm ngôn ấy đã khiến họ chủ quan? Không, quả là tôi chưa muốn khẳng định một điều gì khi bản thân lịch sử - sự khách quan tuyệt đối - cần có thời gian để khẳng định. Hơn nữa, họ cũng chỉ là tay sai, những người lính đánh thuê cho một mục đích xâm lược của ngoại bang nên vẫn còn bàng hoàng, ảo vọng, mà không hiểu được rằng vì sao họ bị thua nhanh đến thế.

        Bởi có một quy luật đã trở thành chân lý: chính nghĩa bao giờ cũng thắng phi nghĩa, cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược bao giờ cũng chiến thắng chiến tranh phi nghĩa đi xâm lược, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Di chúc mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân rằng:" Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn ".

        Chỉ biết rằng cho đến tận hôm nay và có lẽ suốt cả quãng còn lại của cuộc đời, tôi vẫn còn xúc động sâu sắc về thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên cùng với những hệ quả của nó, cũng như buổi sáng hôm ấy, buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, tôi đã xúc động như thế nào khi nghe những giàn pháo nổ như chưa bao giờ nổ trên chiến trường quen thuộc này.

        Nhìn lại bài học về Trận đánh Buôn Ma Thuột

        Nghệ thuật chiến dịch Tây Nguyên mở đầu Chiến cuộc mùa Xuân 1975, phát triển thành cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân năm 1975 đã có những nét phát triển rất cao.

        Đó là nghệ thuật chọn hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu rất đúng và rất hiểm của bộ chỉ huy chiến lược. Nam Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu, Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu, ta đã điểm trúng huyệt, đánh vào nơi rất hiểm yếu của địch. Chiếm được Buôn Ma Thuột là ta có điều kiện mở ra các hướng phát triển tiến công thuận lợi trên cả các hướng bắc, đông, nam theo các trục đường số 14 , đường số 7 và đường số 21.

        Đó là nghệ thuật mưu kế nghi binh, lừa địch tạo thế, giữ quyền chủ động chiến dịch. Ta đã tiến hành một kế hoạch nghi binh rất công phu từ việc thay quân chuyển quân đến việc đánh nghi binh, đánh mạnh như đánh thật, gọi là đánh thật mà là thật giả, khiến cho địch ngày càng tin chắc là ta tiến công ở bắc Tây Nguyên. Đánh Buôn Ma Thuột, ta dự kiến cả hai tình huống (địch chưa dự phòng và có dự phòng) nhưng lấy tình huống khó nhất là địch đã tăng quân và tăng cường phòng ngự thị xã để đặt kế hoạch tác chiến; nhưng vẫn tiếp tục nghi binh tạo thế, triệt để lợi dụng suy đoán sai lầm của địch để dẫn dắt chúng rơi vào tình huống chưa tăng cường phòng ngự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2017, 12:38:04 am »


        Đó là nghệ thuật bí mật bất ngờ tập trung lực lượng tạo ra thế trận hơn hẳn địch trên hướng và mục tiêu chủ yếu ở trận then chốt Buôn Ma Thuột ta tập trung lực lượng từ 3 đến 4 lần hơn địch để đánh thắng trận mở đầu, đồng thời đó là nghệ thuật đánh chiếm đường, đánh cắt đường giao thông tạo thành thế trận chia cắt địch nhờ đó ta đã cô lập chia cắt địch thành nhiều cụm, khó ứng cứu nhau bằng đường bộ. Đến khi Sư đoàn 23 thực hành phản kích buộc phải đổ bộ bằng đường không, tuy lực ta và địch xấp xỉ nhau, nhưng thế ta lại hơn hẳn thế địch, ta đã cài sẵn thế đánh úp khi địch đổ bộ, nên ta cũng nhanh chóng giành thắng lợi.

        Còn trận truy kích trên đường số 7, do thế bố trí lực lượng của ta tương đối hợp lý, quân ta đã kịp thời vào trận với tinh thần kiên quyết và dũng cảm, tuy số lượng địch đông hơn ta nhiều lần, nhưng chúng đã thất thế (rút chạy hỗn loạn đã mất tinh thần, mang theo tâm lý thất bại) nên chúng đã bị thất bại thảm hại.

        Đó còn là nghệ thuật sử dụng chính kỳ vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch và tổ chức các trận then chốt. Cách đánh đó thể hiện cụ thể trong các biện pháp tác chiến, đánh cắt giao thông, đánh thị xã, đánh căn cứ, đánh quân địch phản đột kích, đánh địch rút chạy.

        Cách đánh chung của chiến dịch là: tiến hành nghi binh tạo thế, thu hút và giam chân chủ lực địch trên hướng khác đánh nghi binh có tính chất như mũi chính binh, trong khi đó lại dùng chính binh một cách bất ngờ có tính chất như một cụm tập đoàn kỳ binh nhằm tạo ưu thế trên hướng và mục tiêu chủ yếu, thực hiện bao vây, chia cắt chiến lược và chiến dịch, cô lập từng cụm quân địch; kết hợp với kỳ binh đột phá với luồn sâu, thọc sâu, thực hiện trong ngoài cùng đánh thị xã, dùng các cụm đột kích binh chủng hợp thành để phá vỡ phòng ngự địch.

        Trên cơ sở đó, tạo điều kiện kéo địch ra ngoài công sự để tiếp tục tiêu diệt chúng trong vận động (đánh phản đột kích, đánh địch rút chạy), lần lượt tiêu diệt từng bộ phận quân địch, tiến tới tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch, không chỉ trên địa bàn chiến dịch (lúc đầu là nam Tây Nguyên) mà ở toàn bộ địa bàn chiến dịch - chiến lược Tây Nguyên.

        Các trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên thực sự là động lực thúc đẩy tiến trình phát triển của chiến dịch, phát triển kết quả chiến thuật thành kết quả chiến dịch và phát huy thắng lợi chiến dịch thành thắng lợi chiến lược tạo ra cục diện mới của chiến tranh. Trận đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột là một trận then chốt thứ nhất, tạo ra đột biến về chiến dịch, dẫn đến đột biến về chiến lược, gây tác động dây chuyền, tạo thời cơ cho những trận then chốt tiếp sau, tạo nên bước ngoặt quyết định của sự phát triển chiến dịch và cả chiến lược..

        Đó là nghệ thuật gạn lọc tình huống để có thể loại trừ hoặc hạn chế tình huống khó nhất. Đối với trận tiêu diệt Sư đoàn 23, trên thực tế ta mới chuẩn bị trước được một số công việc chính, những việc còn lại đều phải tiến hành gấp rút trong hành tiến kể từ sau khi đánh chiếm dứt điểm thị xã Buôn Ma Thuột. Trong kế hoạch chiến dịch, ta cũng đã dự kiến và gạn lọc tình huống địch chỉ có thể đổ bộ Sư đoàn 23 bằng máy bay lên thẳng xuống đường số 21 phía đông Buôn Ma Thuột để phản kích ứng cứu thị xã vì Sư đoàn 23 không thể đi đường số 14, do Sư đoàn 320 của ta đã đánh chiếm.

        Nhưng trong quá trình diễn biến chiến dịch, vấn đề xử lý tình huống cũng rất quan trọng, như việc dứt điểm Đức Lập bị chậm gần một ngày, nên sau khi đánh xong Đức Lập, ta dùng xe ô tô cơ động Sư đoàn 10 về đứng chân ở phía đông bắc thị xã Buôn Ma Thuột sẵn sàng đánh Sư đoàn 23 nguỵ đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống các khu vực có dự kiến. Tình huống đã diễn ra đúng như vậy. Thế là ta đã đưa địch vào kế và thế của ta. Đánh bại phản kích của Sư đoàn 23 nguỵ hòng cứu nguy cho Buôn Ma Thuột là trận then chốt thứ hai. Trận then chốt giải phóng Buôn Ma Thuột và trận then chốt đánh địch phản kích; hai trận then chốt thành một trận then chốt quyết định, tạo ra đột biến về chiến tranh.

        Bị mất con chủ bài quan trọng, địch mất hết hy vọng đã dẫn đến sự bùng nổ về chiến dịch, dẫn đến sự rút chạy khỏi Tây Nguyên của địch. Trận tiêu diệt tập đoàn rút chạy của địch trên đường số 7 cũng nảy sinh trong quá trình chiến dịch.

        Thắng lợi của trận truy kích - tiêu diệt này thể hiện thế bố trí lực lượng của ta trên chiến trường rất hợp lý. Sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống và trình độ cả về tổ chức quyết đoán của Bộ Tư lệnh chiến dịch, trách nhiệm và năng lực tổ chức của cơ quan chiến dịch cũng như tinh thần dũng cảm và thông minh, ý thức chấp hành mệnh lệnh của bộ đội Tây Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2017, 12:38:28 am »


        Hướng phát triển thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên xuống đồng bằng ven biển Khu 5 đã tạo thế chia cắt chiến lược rất hiểm làm cho Quân khu 1 địch lâm vào thế bị cô lập, đồng thời tạo thế uy hiếp trực tiếp Sài Gòn từ phía bắc đã dẫn đến sự bùng nổ về chiến lược. Nó đã phá vỡ ý định chiến lược co cụm của địch làm rung chuyển toàn chiến trường, nhanh chóng bị suy sụp, trở thành rút chạy về chiến lược.

        Nghệ thuật chiến dịch Tây Nguyên thể hiện sâu sắc tư tưởng quan điểm chiến tranh nhân dân Việt Nam, kế thừa những kinh nghiệm truyền thống của các chiến dịch trước ở Tây Nguyên cũng như trong các cuộc chiến tranh, hội tụ gần đầy đủ các yếu tố cấu thành nghệ thuật chiến dịch; do đó đã phát triển sáng tạo và thể hiện ở trình độ cao về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Đó là thắng bằng mưu kế.

        Nghệ thuật chiến dịch Tây Nguyên còn là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật tác chiến chiến lược trong chiến cuộc mùa Xuân 1975. Trong chiến cuộc thì các chiến dịch và các hoạt động tác chiến đều có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, theo một kế hoạch thống nhất nhằm đạt được mục đích mà Bộ tổng tư lệnh đề ra. Bởi vậy, có được thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, về mặt nghệ thuật quân sự, trước hết phải khẳng định nó được bắt nguồn từ những mưu kế chiến lược rất hay của Bộ Thống soái chúng ta là: ghìm địch ở hai đầu Nam- Bắc chiến tuyến là Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng, buộc địch phải sơ hở ở quãng giữa là miền Trung và Tây Nguyên, tạo thế cho Tây Nguyên; Và sau đó bất ngờ tăng thêm cho Tây Nguyên Sư đoàn 316 và Sư đoàn 968 thành 4 Sư đoàn và một số Trung đoàn độc lập cùng các binh chủng chiến đấu hùng mạnh, có phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân khu 5 đã tạo nên một quả đấm thép. Quả đấm thép đó đã ghìm giữ địch ở Plâyku, cắt đường 19, để phá vỡ Buôn Ma Thuột và đánh bại phản kích của Sư đoàn 23 nguỵ Sài Gòn làm nên đột biến về chiến tranh.

        Đưa bí mật đột ngột hai Sư đoàn lên Tây Nguyên là mưu hay của ta, của Bộ thống soái mà trực tiếp là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người đã có kinh nghiệm tác chiến lớn, người có trình độ chỉ huy các chiến dịch lớn, người có tri thức chỉ huy tác chiến binh chủng hợp thành.

        Đó là cái nút trong mưu kế chiến lược đánh bại địch trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến đã dạy:

        "Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế có lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm kilôgam. Đó là thế thắng lực..."(Chú thích: (Hồ Chí Minh. Toàn tập Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 2000, t2. tr 445.).

        Những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ huy trong chiến dịch Tây Nguyên và trận đánh Buôn Ma Thuột là:

        Hai điểm mưu kế về chiến lược.

        - Điểm thứ nhất là: Ghìm địch ở hai đầu Nam Bắc chiến tuyến - Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng.

        - Điểm thứ hai là: đột ngột bất ngờ tăng cho Tây Nguyên hai sư đoàn.

        Đó là điểm nổi bật của chiến lược

        Hai điểm mưu kế về chiến dịch.

        - Điểm thứ nhất là dùng một sư đoàn đánh nghi binh ở Plâyku, đưa ba sư đoàn bí mật chuyển quân xuống, bất ngờ đột phá Buôn Ma Thuột.

        - Điểm thứ hai nổi bật về chiến dịch là chủ động đưa sư đoàn 10 ra đón đánh địch phản kích để định chiếm lại Buôn Ma Thuột là gạn lọc tình huống và tiếp đến đã chủ động đưa Sư đoàn 10 ra bố trí sẵn để đón đánh địch phản kích định chiếm lại Buôn Ma Thuột. Đó là điểm nổi bật của chiến dịch.

        Nhìn chung những nét nổi bật đó là tài nghệ sáng tạo trong nghệ thuật chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2017, 12:40:20 am »

           
PHẦN 14

CHIẾN CUỘC MÙA XUÂN 1975
ĐIỂM HỘI TỤ NHỮNG SÁNG TẠO CỦA NỀN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM

        Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải trải qua một chặng đường dài chiến đấu và chiến thắng oanh hệt quân giặc ngoại xâm, lập nên những kỳ tích huyền thoại. Những chiến thắng Như Nguyệt, Bạch Đằng, Hàm Tử, Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang, Rạch Gầm, Soài Mút, Ngọc Hồi, Đống Đa, . ..đã vẽ lên bức tranh hoành tráng sinh động và rực rỡ về tài thao lược của ông cha ta trong nghệ thuật tạo sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

        Phát huy truyền thống đó, trong thời đại Hồ Chí Minh ta đã có chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu và đến chiến cuộc mùa Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, là biểu hiện đặc sắc nhất tài năng sáng tạo của Đảng ta và nhân dân ta, trong nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh để giành thắng lợi trong chiến tranh. Nghệ thuật đó thể hiện sâu sắc tính kế thừa truyền thống dân tộc vừa đậm nét tính thời đại. Vào giai đoạn cuối cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, thực hiện được mệnh lệnh chiến lược của Hồ Chủ tịch trước khi Người đi xa là: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Từ những chiến thắng kế tiếp chiến thắng ta đã đánh cho Mỹ cút. Nhưng tập đoàn tay sai cùng với âm mưu xâm lược của Mỹ vẫn còn đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chiến cuộc mùa Xuân 1975 được kế thừa từ những chiến thắng đó, ta đã thực hiện thành công cách đánh chiến lược được đề ra trong suốt cuộc kháng chiến là: Đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ toàn quân địch.

        Nhờ có nghệ thuật chỉ đạo chỉ huy tài giỏi, tạo thế tạo lực tạo thời cơ, phát hiện sớm và nhạy bén nắm bắt thời cơ, hạ quyết tâm chính xác kịp thời, sử dụng nghệ thuật mưu kế trên nền tảng chiến tranh nhân dân, phát triển tiến công táo bạo và thần tốc, đánh địch bất ngờ và liên tục, nên chiến cuộc mùa Xuân 1975 đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Đó là nghệ thuật sử dụng lực lượng khôn khéo để luôn luôn đánh địch trên thế mạnh tạo nên sức mạnh áp đảo quân địch trong chiến đấu, thực hiện những chiến dịch đánh tiêu diệt lớn, buộc địch từ chỗ bị đánh bất ngờ đến bị động lúng túng, phải co cụm chiến lược rồi rút lui chiến lược mà dẫn đến sự tan rã và bị thất bại hoàn toàn, đã thực hiện trọng vẹn mệnh lệnh của Hồ Chủ tịch là: Đánh cho ngụy nhào.

        Với 60 ngày đêm (và tính cả đánh nghi binh) cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm, chúng ta đã tập trung toàn bộ sức lực, trí tuệ của cả một dân tộc, đấu mưu đấu trí một cách quyết liệt nhất để đi đến giành thắng lợi trọn vẹn.

        Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến cuộc mùa Xuân 1975 đã thể hiện tính cách mạng, tính nhân dân, tính sáng tạo và tính hiện đại. Nó khẳng định tài năng to lớn của Đảng ta, cơ quan tối cao lãnh đạo cuộc chiến tranh.

        Đó là nghệ thuật dùng mưu kế buộc địch phải bố trí lực lượng theo ý định của ta. Từ đó bắt địch phải bộc lộ sơ hở trong thế trận. Mưu kế tạo ra "Hình trận" và "Thế trận". Mưu kế chiến lược của ta đã tạo ra một hình trận chiến lược rất đẹp là ghìm địch ra hai đầu Nam Bắc chiến tuyến ở Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng, bằng cách áp sát các quân đoàn chủ lực của ta (Quân đoàn 1 ở bờ bắc sông Bến Hải, Quân đoàn 2 ở tây Huế, và quân đoàn 4 ở đông bắc Sài Gòn ) vào gần các khu vực trọng yếu đó, buộc địch phải tập trung cả hai Sư đoàn tổng dự bị chiến lược vào giữ Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng, để sơ hở ở quãng giữa là Tây Nguyên

        Hình trận nhọn ở hai đầu, hở ở giữa này đã tạo ra thế trận có lợi cho Tây Nguyên. Đặt Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 ở phía bắc chiến tuyến, và Quân đoàn 4 ở phía nam chiến tuyến là cách nghi binh chiến lược cho Tây Nguyên.

        Khi địch đã bị giữ chặt ở Huế và Sài Gòn thì ta mở cuộc công phá lớn ở Tây Nguyên. Ta điều Sư đoàn 316 và Sư đoàn 968 vào Tây Nguyên một cách đột ngột, nhanh chóng cũng làm cho địch bị bất ngờ.

        Mặt trận Tây Nguyên từ một tập đoàn chiến dịch có 2-3 Sư đoàn, bỗng nhiên trở thành một tập đoàn chiến lược gồm 5 Sư đoàn (các Sư 10, 320, 316, 968, Sư 3 Sao Vàng Quân khu 5 và bốn Trung đoàn độc lập cùng bộ đội địa phương) đã tạo nên quả đấm thép. Quả đấm thép đó đã giữ ghìm địch ở Plâyku, cắt đường 19 để phá vỡ Buôn Ma Thuột và đánh bại phản kích của Sư đoàn 23 nguỵ làm nên đột biến về chiến tranh. Hai Sư đoàn tăng thêm đó là cái nút trong mưu kế chiến lược để đánh bại địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 12:10:47 pm »


        Mưu kế chiến lược tiếp theo là đưa bí mật đột ngột 2 Sư đoàn nữa lên Tây Nguyên là mưu kế hay của ta, của Bộ Thống soái mà trực tiếp là Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tổng tư lệnh, người đã có kinh nghiệm tác chiến lớn, người có trình độ chỉ huy các chiến dịch lớn, người có tri thức chỉ huy tác chiến binh chủng hợp thành. Hai Sư đoàn bất ngờ tăng thêm cho Tây Nguyên đó là cái nút trong mưu kế chiến lược. Do bất ngờ đột ngột tăng cho Tây Nguyên hai Sư đoàn nữa mà địch không biết, không kịp đối phó. Và nhất là khi xích sắt xe tăng của Sư đoàn 316 lăn bánh trên đường phố Buôn Ma Thuột thì mọi chuyện đối với địch là đã quá muộn. Hai Sư đoàn đó là Sư đoàn 316 và Sư đoàn 968 thành ra Tây Nguyên có 4 Sư đoàn và một số Sư đoàn độc lập cùng các binh chủng chiến đấu hùng mạnh có phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5 đã tạo nên quả đám thép làm cho lực lượng ta vượt trội hơn địch.

        Ở Tây Nguyên, quân ta từ một lực lượng chiến dịch bỗng trở thành một lực lượng chiến lược. Quả đấm thép đó đã đủ sức mạnh đánh ghìm địch ở Plâyku; cắt đường 19 và đường 14; phá vỡ Buôn Ma Thuột và đánh bại phản kích của Sư đoàn 23 ngụy Sài Gòn làm nên đột biến về chiến tranh. Hai Sư đoàn và thời cơ tăng thêm cho Tây Nguyên là cái nút trong mưu kế chiến lược đánh bại địch trong Chiến cuộc mùa Xuân năm 1975. Địa điểm và thời cơ sử dụng 2 Sư đoàn này là "chữ thời" về tài năng và trí tuệ trong nghệ thuật chỉ huy.

        Ở Tây Nguyên ta chọn mục tiêu phá vỡ là Buôn Ma Thuột, nơi mà địch yếu, ít phòng bị. Mưu kế của ta là: Nghi binh thu hút, ghìm địch ở đầu mạnh; để tiến công phá vỡ địch ở đầu yếu. Mưu kế chiến dịch là đánh nghi binh ở phía bắc, ở Plâyku; tập trung sức mạnh ở phía nam, ở Buôn Ma Thuột thực hành đột phá đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Hình trận chiến dịch ở Tây Nguyên còn được thể hiện trong việc sử dụng "chính- kỳ”. Ở giai đoạn đầu được xác định như sau:

        Sư đoàn 968 được sử dụng có tính chất như một mũi chính binh, nhưng thực chất lại là đánh nghi binh để kẻ địch tưởng rằng ta sẽ tiến công Plâyku. Còn Sư đoàn 316, các Trung đoàn 24, 95B và các binh chủng, là chính binh đánh thẳng vào thị xã Buôn Ma Thuột nhưng được sử dụng một cách bí mật mà kẻ địch bị bất ngờ có tính chất như một tập đoàn kỳ binh. Nhưng sau đó khi thế trận đã bắt đầu chuyển hoá thì "chính”, "kỳ” cũng biến hoá theo một cách linh hoạt.

        Dùng lực lượng tương đối (sư đoàn 968) đánh nghi binh lừa địch ở phía bắc trước hết nhằm vào Plâyku làm cho địch tin rằng ta sẽ mở chiến dịch ở bắc Tây Nguyên. Trong khi đó các đơn vị chủ lực bí mật di chuyển xuống nam Tây Nguyên (sư đoàn 10 tiến về Đức Lập, Sư đoàn 320 đứng chân ở tây Cẩm Ga). Tiếp đến (Sư đoàn 3 SaoVàng Quân khu 5) đánh cắt đường 19, (Sư đoàn 320) đánh cắt đường 14 nhằm chia cắt địch về chiến lược và chiến dịch, làm cho các cụm quân địch bị cô lập, tách rời nhau, không chi viện được cho nhau, tạo thế cho nam Tây Nguyên, tập trung đòn đánh vào Buôn Ma Thuột được thuận lợi.

        Thời cơ chiến dịch đã đến, ta đánh địch trong trường hợp địch không có phòng ngự dự phòng. Giờ nổ súng đã đến, ta bí mật tập trung lực lượng đủ mạnh (Sư đoàn 316 và một số Trung đoàn độc lập) bất ngờ đánh đòn đầu tiên vào chỗ sơ hở nhưng lại hiểm yếu của địch là thị xã Buôn Ma Thuột. Trong trận này ta có các mũi chia cắt để tạo thế, mũi nghi binh tạo điều kiện cho mũi đánh chính vào thị xã Buôn Ma Thuột và trong trận này, các mũi đánh chính đã kết hợp với mũi thọc sâu, vu hồi để đánh bại địch một cách nhanh chóng.

        Đánh chiếm được thị xã Buôn Ma Thuột ta đã thành công trong trận then chốt thứ nhất.

        Hình trận bao giờ cũng cần có lực lượng dự bị, đội dự bị để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Ta đã linh hoạt sử dụng Sư đoàn 10, đánh Đức Lập xong, chuyển về làm đội dự bị cho Buôn Ma Thuột đã đánh bại phản đột kích của Sư đoàn 23 nguỵ định ứng cứu chiếm lại Buôn Ma Thuột, làm nên chiến thắng trong trận then chốt thứ hai.

        Hai trận then chốt này tạo thành trận then chốt quyết định là giải phóng Buôn Ma Thuột một cách chắc chắn, địch không còn khả năng chiếm lại. Sau khi mất Buôn Ma Thuột và Sư đoàn 23 phản kích bị đánh bại, tất cả các thủ đoạn tác chiến, các hình thức chiến thuật của địch bị đánh bại ở Tây Nguyên, tạo ra một sự đột biến về chiến tranh, tác động lớn đến chiến lược của địch, làm hoảng loạn về tư tưởng và thế bố trí chiến lược của địch; buộc địch phải rút lui để co cụm phòng ngự. Tổng thống nguỵ Nguyễn Văn Thiệu liền ra lệnh rút chạy khỏi Tây Nguyên. Plâyku và Kon Tum không đánh mà thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 12:11:49 pm »


        Phản ứng dây chuyền đó tạo ra đột biến về chiến dịch; chiến dịch tuy đang thắng lợi nhưng bỗng trở nên thắng lợi rất lớn, thắng lợi một cách đột ngột, rất nhanh, ngoài dự tính của cả hai bên. Sau thắng lợi đột biến về chiến dịch, đó là một thời cơ chiến lược.

        Chớp được thời cơ, ta đánh địch rút chạy khỏi Plâyku, Kon Tum phát triển chiến thuật truy kích tiêu diệt quân địch ở Cheo Reo, Củng Sơn và đuổi địch trên đường 7, Sư đoàn 320 đã phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Phú Yên đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch đến tận bờ biển thị xã Tuy Hoà. Sư đoàn 10 sau khi đánh tan phản kích của Sư đoàn 23 nguỵ, trên đà chiến thắng, được phối thuộc một số đơn vị và xe tăng đã phát triển tiến công trên đường số 21, giải phóng quân lỵ Khánh Dương, đập tan "cánh cửa thép" đèo Phượng Hoàng tiêu diệt lữ đoàn dù 3 và tiến xuống giải phóng Nha Trang - Cam Ranh.

        Cùng lúc đó trên đường số 19 Sư đoàn 3 và các lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiến công tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn 22 nguỵ, giải phóng Bình Định và thị xã Qui Nhơn.

        Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu Chiến cuộc mùa Xuân năm 1975, đã tạo ra một sự đột biến về chiến lược. Ta tiêu diệt một quân đoàn địch trong chiến dịch, đó là một đòn rất nặng làm cho chúng bị suy yếu nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ lực lượng vũ trang của địch. Việc tiêu diệt địch nhanh (từ 4 tháng 3 đến 24 tháng 3 năm 1975) làm cho sự chuyển biến diễn ra càng nhanh và càng mạnh, gây ra những tác động đột biến về phía địch.

        Một lực lượng lớn bị tiêu diệt tất sẽ kéo theo mất một vùng đất đai rộng lớn, có số dân đông; địa bàn địch kiểm soát tất sẽ bị thu hẹp và trận địa còn lại của chúng cũng sẽ bị uy hiếp mạnh. Đương nhiên, ý nghĩa quan trọng của vấn đề không phải chỉ có như vậy mà còn biểu lộ ở sự suy sụp về tinh thần và ý chí chiến đấu của địch cũng như sự thay đổi về so sánh lực lượng và thế trận chiến lược hai bên.

        Bị một đòn điểm huyệt choáng váng ở Buôn Ma Thuột, một quân đoàn bị tiêu diệt; một vùng đất đai rộng lớn, một địa bàn chiến lược quan trọng có lợi thế về địa hình bị mất; là khởi điểm dẫn đến sự tan rã về chiến lược của chúng. Địch từ chỗ chủ quan, tham lam và ngoan cố, bỗng đột ngột bị một đòn quá nặng, đã đi tới chỗ đột biến về tinh thần và chính trị, hoang mang mất phương hướng, bi quan chán nản, không còn tin tưởng ở mình nữa. Sự đột biến đó làm cho sức chiến đấu của chúng bị sa sút hẳn. Tâm lý thất bại bao trùm lên quân địch, quân địch buộc phải rút bỏ Tây Nguyên, nhưng rồi đến lượt toàn bộ quân tháo chạy cũng lại bị tiêu diệt gọn. Rõ ràng, chúng đã bị thất bại, đã phạm sai lầm và mất đà về chiến lược, một nguy cơ mà lịch sử chiến tranh từ trước tới nay đều chứng minh rằng đã sa vào đó thì khó lòng cứu vãn và gượng dậy nổi.

        Hình trận và thế trận trong chiến dịch Tây Nguyên và trận Buôn Ma Thuột thể hiện tính linh hoạt, hiểm hóc của đội hình tác chiến; đánh bằng nhiều thủ đoạn tác chiến, nhiều hình thức chiến thuật, nhiều thế, nhiều hình thức tác chiến làm cho địch không có cách nào đối phó, đã dẫn tới kết quả là ta đã xoá sổ vùng 2 chiến thuật của địch, giải phóng một vùng rộng lớn từ Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên; Khánh Hoà, đó là một hình trận và thế trận hay.

        Về thế và lực, thì sau chiến thắng Tây Nguyên, sức mạnh của quân ta như được tăng lên gấp bội, lại có một bàn đạp rất vững chắc và cơ động, chiếm ưu thế về địa hình và thế trận hiểm sắc để đánh xuống đồng bằng, cắt toàn bộ trận địa địch ra làm đôi và mở ra một hành lang chiến lược rất thuận lợi để tiến xuống Sài Gòn, đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch.

        Chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên là khởi điểm dẫn đến sự tan rã và suy sụp về chiến lược của địch, đồng thời đã cổ vũ, động viên rất mạnh mẽ khí thế của quân và dân ta ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, càng củng cố quyết tâm chiến đấu, lòng tin vào thắng lợi cuối cùng và tạo đà cho quân và dân ta những điều kiện thuận lợi để chuyển sang chiến dịch gối đầu Huế - Đà Nẵng và cuộc quyết chiến chiến lược là chiến dịch Hồ Chí Minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 12:12:20 pm »


        Hình trận chiến lược của ta cũng phát triển rất hay. Khi ta đã trói chặt lực lượng cơ động ở một địa bàn hiểm yếu khác, chúng không thể tự do điều động phản kích, hàn gắn chỗ bị phá vỡ, bị chia cắt, buộc chúng phải bị động đối phó, chịu đòn. Hình trận và thế trận chiến lược phát triển đã tạo ra thời cơ chiến lược.

        Chiến thắng ở Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên đã tạo ra thời cơ giải phóng Đà Nẵng.

        Đó là nghệ thuật tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ, khi ở hướng chủ yếu, chiến dịch Tây Nguyên mới giành thắng lợi một bước, quân địch mới bắt đầu rút chạy với ý định co cụm về đồng bằng thì ở hướng phối hợp, ta kịp thời mở ngay chiến dịch gối đầu Huế - Đà Nẵng. Quân ta đánh thọc xuống đồng bằng, cắt đường số 1, hình thành thế bao vây chiến dịch. Đến khi ở Tây Nguyên ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, giải phóng Tây Nguyên, thì chiến dịch Huế - Nẵng đã ở trong thế tiến công mãnh liệt, dồn dập, tiến công trong hành tiến, tiêu diệt lớn, làm tan rã lớn, giải phóng Thừa Thiên -Huế, Quảng Ngãi, Tam Kỳ tiến tới đánh chiếm căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng.

        Như vậy dưới sự chỉ đạo nhạy bén, sắc sảo của cấp chiến lược, chiến dịch Huế - Đà Nẵng vừa tận dụng được thời cơ của chiến thắng Tây Nguyên, vừa chủ động tự tạo được thời cơ trên chiến trường đồng bằng để đánh nhanh thắng nhanh trong thời cơ chiến lược. Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã tạo nên một sự bùng nổ về chiến lược, quân địch từ chỗ định co cụm phòng ngự chiến lược đã buộc phải chuyển sang rút chạy và chống đỡ một cách tuyệt vọng.

        Chiến dịch Hồ Chí Minh được mở ra kế tiếp cũng vậy, khi chiến dịch Tây Nguyên vừa kết thúc thắng lợi và chiến dịch Huế - Đà Nẵng mới hoàn thành bước một (giải phóng Thừa Thiên - Huế) thì cấp chiến lược đã quyết định vừa kiên quyết tiêu diệt quân đoàn 1 (chủ yếu là Đà Nẵng) và tàn quân quân đoàn 2 địch (các tỉnh ven biển miền Trung), không cho chúng co cụm về Sài Gòn, vừa khẩn trương tập trung lực lượng khoảng 12 Sư đoàn trở lên để giải phóng Sài Gòn - Gia Định trước mùa mưa. Đến khi vừa kết thúc chiến dịch Huế - Đà Nẵng ta đã dồn được toàn lực vào Chiến dịch Hồ Chí Minh.

        Trên đà chiến thắng, các binh đoàn chủ lực của ta hành tiến với khí thế "Thần tốc, bất ngờ, chắc thắng”. Sau khi đập tan Phan Rang phòng ngự từ xa, cùng với việc giải phóng BìnhThuận, Ninh Thuận, quần đảo Trường Sa, địch bị tan vỡ từng mảng trong từng ngày một cách nhanh chóng và đột ngột. Chỉ huy địch rối loạn, chiến lược của chúng chuyển sang bị động đối phó và rút lui.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ngày càng quyết liệt. Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. 17giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975, năm cánh quân của ta gồm 4 quân đoàn chủ lực và Đoàn 232 trong thế bao vây Sài Gòn, từ vị trí xuất phát tiến công được lệnh vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn. Với sức mạnh của 15 Sư đoàn và mũi thọc sâu của lữ đoàn xe tăng, 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975 xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Bộ thống soái của địch, giành toàn thắng.

        Chúng ta đã có kế hoạch hai năm 1975-1976 cho việc giải phóng miền Nam. Kế hoạch ấy là kết quả của việc đánh giá đúng về địch, nắm qui luật của địch và việc nắm thời cơ trên cơ sở phân tích sâu sắc, khoa học về tình thế lúc đó. Phải có cách nhìn táo bạo, năng động, không cứng nhắc mới nhận ra từ đấy một thời cơ chiến lược. Khi thông qua kế hoạch, Hội nghị Bộ Chính trị cũng đã nhấn mạnh yêu cầu phải có kế hoạch tạo thời cơ và đón thời cơ trong bất kỳ tình huống nào cũng không được để lỡ thời cơ khi thời cơ xuất hiện. "Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 12:12:54 pm »


        Tuy nhiên, thời cơ tự nó không phải là yếu tố vật chất đem lại chiến thắng. Đi đôi với việc nắm bắt thời cơ là nghệ thuật tạo thế và tạo lực. Chúng ta đã xác lập một thế trận sâu hiểm và vững chắc. Đó là thế trận chiến tranh nhân dân với hai phương thức đánh địch, thế trận cài xen kẽ đã được xây dựng qua hàng chục năm đấu tranh cam go, quyết liệt của cuộc chiến tranh chính nghĩa cả nước đánh giặc, bằng cả chính trị và quân sự, bằng ba thứ quân với tư tưởng tiến công và phương pháp của một cuộc chiến tranh cách mạng là tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, tiêu diệt và làm chủ, làm chủ và tiêu diệt. Chỉ có lực lượng tổng hợp của ba thứ quân và kết hợp chặt chẽ hai phương thức thì mới tạo ra được cách đánh hay, cách đánh bằng mưu kế và thế trận, đánh trước mặt địch, đánh sau lưng địch, bên trái bên phải địch, thường gọi là cách đánh "thiên la địa võng", do đó lực lượng của chúng bị phân tán căng mỏng ra, thế trận bị chia cắt tạo thành một trận tuyến vừa dài vừa mỏng, không có lực lượng dự bị hùng hậu, không thể cơ động ứng cứu lẫn nhau, chỉ biết đối phó tại chỗ. Đến lúc bị đánh đau, có nguy cơ bị tiêu diệt muốn co cụm hòng chống đỡ, nhưng khi co cụm không thành thì chỉ còn một con đường rút lui và rút chạy thảm hại.

        Cho đến sát cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, chúng ta đã bố trí những lực lượng mạnh và năng động trên tất cả các hướng chiến trường, tạo nên so sánh lực lượng có lợi và tạo được thế trận tổng quát hơn hẳn địch. Dựa vào việc triển khai binh lực, tổ chức bảo đảm hậu cần, giành quyền chủ động tác chiến, mở rộng vùng giải phóng, tạo nên một hậu phương trực tiếp đáng tin cậy trên từng hướng chiến lược. (Sao Vang xoá một đoạn bị trùng lặp ở trang trước)

        Có được một thế trận như thế thì việc điều hành nó là cả một vấn đề rất lớn. Đó là nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng.

        Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn như vậy, chúng ta lại có thể mở một loạt chiến dịch gối đầu nhau, kế tiếp nhau cỡ trên quân đoàn và nhiều quân đoàn và giành thắng lợi triệt để.

        Để đạt được điều đó, ở cấp chiến lược phải có sự huy động và tập trung binh lực to lớn và cung cấp một khối lượng vật chất khổng lồ. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch mở đầu, ta mới tập trung được 5 Sư đoàn, đến chiến dịch Huế - Đà Nẵng ta sử dụng 2 quân đoàn, thì Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng ta đã tập trung được sức mạnh của 5 quân đoàn. Có thế ta mới thực hiện thắng lợi đòn quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

        Chiến cuộc mùa Xuân năm 1975, chúng ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thành được tâm nguyện của Bác Hồ là " Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", thực hiện thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước đi lên trên con đường chủ nghĩa xã hội ngày càng giàu đẹp. Có được thắng lợi, công lao đó trước hết thuộc về Đảng ta, nhân dân ta, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tư tưởng cách mạng của Người đã soi rọi cho con đường giải phóng dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

        Chiến cuộc mùa Xuân năm 1975, điểm hội tụ những sáng tạo của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, khẳng định sự đúng đắn về sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta; về sức mạnh của chiến tranh nhân dân ta; về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; về trường phái sử dụng nghệ thuật truyền thống của dân tộc để chống lại mọi cuộc chiến tranh xâm lược là "Dĩ đoản chế trường”, "Thế thắng lực"; “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” để đi đến giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kết thúc chiến tranh.

        Cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm của dân tộc ta đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và Chiến dịch Hồ chí Minh toàn thắng; đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên kiến thiết đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Những chiến thắng vẻ vang đó sẽ mãi mãi là những bài học rất quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ chúng ta ngày nay và mai sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2017, 12:14:15 pm »


        Ngày nay nếu chiến tranh có xảy ra thường là chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, để bảo vệ Tổ quốc, muốn đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao có máy bay và tên lửa hành trình kết hợp với lục quân cơ giới. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc của ta vẫn phải là chiến tranh nhân dân ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Địch chủ yếu tấn công hoả lực đường không bằng máy bay và tên lửa hành trình một số ngày rồi mới đưa quân bộ có xe tăng được máy bay yểm hộ để tiến công tiếp theo. Dù địch đánh phá bằng hoả lực đường không rất ác liệt nhưng ta vẫn phải quyết tâm đánh tiêu hao ngay một phần nào hoả lực của chúng để khích lệ tinh thần và giữ vững niềm tin cho toàn quân, toàn dân đánh giặc.

        Ta phải có phương pháp chống lại hoả lực đường không và chống lại sức đột phá của xe tăng địch. Muốn vậy ta phải có trang bị vũ khí, có công cụ, có tinh thần thì mới chiến đấu được. Ta không có đủ sức mạnh về không quân thì phải kết hợp với sức mạnh của tên lửa phòng không, súng pháo phòng không để chống lại hoả lực đường không của địch.

        Ở cấp chiến lược phải có tên lửa phòng không và pháo phòng không để đánh máy bay chiến lược. Bộ đội chủ lực (từ các Quân khu đến cấp Sư đoàn) phải có pháo phòng không và súng phòng không. Bộ đội địa phương ở cấp tỉnh cũng có pháo phòng không, súng phòng không; cấp huyện có súng phòng không cùng với dân quân tự vệ xã và phường vừa có súng phòng không, vừa có tên lửa vác vai để đánh máy bay tầm thấp, máy bay lên thẳng và tên lửa hành trình. Có như vậy ta mới tạo nên một thế trận chiến tranh nhân dân về phòng không.

        Đồng thời cũng phải trang bị cả vũ khí phòng tăng, tên lửa chống tăng. Chiến đấu đánh địch ở trên bộ cũng quan trọng như đánh trả cuộc tiến công của hoả lực đường không. Đánh mạnh được máy bay và xe tăng thì bộ binh địch không mạnh. Vì vậy ta phải tổ chức lực lượng ở các cấp sao cho ai cũng đánh máy bay, đánh tên lửa hành trình, đánh địch trên bộ và xe tăng thì mới có sức mạnh của toàn dân. Vừa tổ chức, vừa trang bị và làm tốt công tác huấn luyện.

        Chiến tranh nhân dân là cốt lõi của học thuyết quân sự Việt Nam, là trường phái sử dụng nghệ thuật "dĩ đoản, chế trường”, “thế thắng lực", "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn". Vẫn phải là đánh địch bằng mưu kế có hình trận và thế trận, nghi binh lừa địch, có "chính - kỳ"; có tạo thế- tạo lực- tạo thời cơ, dám đánh và quyết đánh để đi đến thắng lợi. Ta có kém địch về vũ khí thì phải vận dụng phương châm lấy hiện đại thông thường có một ít tinh xảo một nửa hiện đại và thô sơ, để đánh lại hiện đại tinh xảo.

        Tinh thần ý chí chiến đấu của toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng và tài thao lược của trí tuệ Việt Nam vẫn là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi. Ta không muốn chiến tranh. Chiến tranh khủng bố là một tội ác bị loài người tiến bộ lên án. Nhưng không thể để đất nước bị bất ngờ trước những khả năng xảy ra chiến tranh, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động trên bất cứ phương diện nào. Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

        Đó là quy luật.


THAY LỜI KẾT LUẬN

        Tây Nguyên là một địa bàn rừng núi rộng lớn, một vùng chiến lược trọng yếu. Nó là ngã ba Đông Dương. Các dân tộc Tây Nguyên có tinh thần cách mạng kiên cường, có tinh thần chiến đấu bất khuất, đoàn kết quyết đấu tranh để bảo vệ buôn làng, nương rẫy của mình. Các dân tộc Tây Nguyên có lịch sử và truyền thống kháng chiến lâu đời tiêu biểu là lãnh tụ anh hùng dân tộc Ma trang Lơn. Các dân tộc Tây Nguyên đã sinh ra các người con ưu tú của mình trong Kháng chiến cứu nước như các anh hùng Đinh Núp, Kơpa Kơlơng. Anh hùng Đinh Núp hướng dẫn lãnh đạo bà con đấu tranh và nổi tiếng trong cả nước và thế giới. Các cán bộ quân đội lãnh đạo chỉ huy bà con chiến đấu chống giặc để bảo vệ quê hương mình như các thiếu tướng Y Ba Hăm, Y BLốc, A Sang. ..

        Ngày nay bà con càng đoàn kết để giữ vững thành quả cách mạng, kháng chiến của mình, xây dựng một cuộc đời mới, ấm no hạnh phúc và ngày càng tiến bộ, quyết phá tan mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của kẻ thù.

        Thắng lợi trong kháng chiến để bảo vệ cuộc sống của mình, ngày nay chúng ta tiếp tục thắng lợi để xây dựng cuộc đời mới đi theo con đường Hồ Chí Minh - ngôi sao sáng trời Nam chói lọi muôn đời.

        Chúc bà con Tây Nguyên đoàn kết tiếp tục thắng lợi và phát triển.

        Viết xong Tháng 9 năm 2004

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM