Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:56:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ một quyết tử quân  (Đọc 20404 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2016, 04:57:05 am »


        Ban chính trị trung đoàn có nhạc sĩ Lương Ngọc Trác và cả hai lính Pháp hàng binh thu được trong trận 54 luồn sâu tập kích đồn Bá Giang ở Phùng ra cứa sông Hát trên đường Sơn Tây. Hai người lính Pháp này đã lái xe vận tải chạy giữa đồng. Bây giờ hai người làm công tác địch vận. Ra trận, một người đeo một cái loa giấy bìa cứng làm bằng "các-tông"1  dài ngoằng như chiếc sừng trâu. Mấy hôm trước đóng quân tập kết ở bàn đạp. Mỗi ngày mổ lợn, các cậu được anh em thương tẩm bổ thêm miếng gan, quả tim ngoài suất ăn. Cái hôm hành quân ban ngày ở Phú Thọ, theo dọc sông Hồng lên, dưới mưa vẫn rào rào đi. Hai người Pháp gầy nhẳng, tóp lại, cao lêu đêu, tóc ướt bết trán, vai nhô lên, cung cúc như con gà chạy mưa.

        Loanh quanh một lúc trời sáng, tất cả cũng lên được giữa đồi um tùm. Vừa tới lưng dốc đã nghe vang tiếng súng dưới ruộng. Tiếng nổ lúc sáng bạch nghe toác toác, thoạt nghe như cháy rừng nứa. Thì ra có người ra đồng làm sớm thấy nhiều vết chân lạ giẫm nát lúa mới cấy. Sợ quá về bẩm chánh tổng, chánh tổng lên báo đồn. Quan đồn đoán đêm qua có du kích về. Sắp đến ngày 19 tháng 5, kỷ niệm của Việt Minh. Đồn cho một tiểu đội lính Thái ra sục các đồi. Bọn lính Thái với bọn cai Tây cởi trần, xách súng bắn bừa vào bụi rậm rồi hô xông lên. Chúng nó sục cũng tình cờ nhưng thế nào lại đúng đồi ban chỉ huy tiểu đoàn và cả ban chỉ huy mặt trận.

        Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng lập tức cho hai tiểu đội xuống chặn. Lệnh: "Tuyệt đối không lộ hỏa lực mạnh, chỉ được bắn súng trường, phát một. Nếu giáp lá cà, đánh dao găm" .

        Chúng tôi ngồi xổm canh bụi tre xế đỉnh dồi. Ngổn ngang những gồng gánh, những càng chân SKZ - súng  không giật, từng bộ phận súng cối chưa lắp và những đùm lá cọ trong gói từng chồng truyền đơn tiếng Pháp, tiếng Thái. Hai người lính Pháp địch vận "mắt xanh nhờ" đứng chơ vơ như hai cái cột. Giữa im lặng thấp thỏm, không biết bao nhiêu con người núp trong bụi lau, trong bóng lá như quả đồi sắp nổ trong ánh nắng ban mai. Nguyễn Tuân chống hai tay lên chiếc gậy tre, lom khom nhìn xuống đất. Tôi ngồi không yên, lại nhấp nhỏm đứng. Quái đản, Tây sắp đánh lên đây mà lại có hai thằng Tây đứng lù lù sát mình thế này.

        Đại đoàn phó Cao Văn Khánh, chỉ huy phổ chiến dịch đến bên, nói nho nhỏ trấn áp khéo chúng tôi:

        - Đạn không bao giờ dính tôi đâu? Các anh ngồi yên đây, không có gì phải lo.

        Câu nói nửa đùa nửa thật về cái mênh con người! Nguyễn Tuân đã gặp Cao Văn Khánh trong chuyến đi ngựa từ Tuy Hòa qua Củng Sơn lên tiền tuyến Cheo Reo. Đã biết nhau và câu nói thân mật của con người trải trận mạc quả là có tác động tâm lý. Tôi cảm thấy thảnh thơi hơn, không bị hút vào sự im lặng ghê rợn. Hai người hàng binh Pháp lớ rớ loay hoay loanh quanh cạnh bụi tre. Chiếc loa giấy khoác bên vai chốc chốc lại đổi bên lắc một cái, không biết họ đang nghĩ gì. Những con ruồi vàng bụng mọng máu to thô lố ở ống chân lông lá lăn xuống. Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên...

        Bỗng tiếng súng rộ lên một chặp dữ dội dưới lưng đồi, rồi lại tắt ngay. Trong im lặng, chiến sĩ liên lạc lên báo ta đã tiếp cận, ta đã đâm chết một thằng lính Thái. Tiếng nổ, đấy là chúng nó bắn chặn để khiêng xác thằng chết về.

        Rồi cứ im im như thế đến quá trưa. Vẫn quạnh như tờ. (Sau mới biết trong đồn chúng nó phán đoán là sắp đến ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, du kích đến quấy, chúng nó không ra nữa ). Đồn Tây bỗng chốc được phòng thủ và canh gác nghiêm ngặt hơn. Trèo lên cây đồi bên này, tôi trông rõ những người vác hòm đạn vào lô cốt, như kiến tha mồi. Chúng tôi ăn cơm nắm, thịt rang của các bếp đã chuẩn bị từ chiều qua.

-----------------
        1. Các-tông, tiếng Pháp là "carton" cũng là bìa cứng, dày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2016, 04:57:34 am »


        Rồi xế chiều. Mặt trời đã vàng khè trong làn sương các khe núi dâng lên. 5 giờ, sắp tối, máy bay dưới xuôi không lên nữa. Một tiếng ầm, vang bốn phía. Đại bác ta đã nã thẳng, xanh lè lô cốt bên đồi. Nhưng chỉ đoàng đoàng được vài quả, nền đất đặt pháo của ta bị lún, pháo lệch nòng bị câm. Khẩu súng phóng bom ngay phát đầu đã văng cả chốt đuôi, suýt nữa chết anh Tây địch vận ngồi đằng sau. Nhưng các quả cối thì nhả đạn đều, tiếng rền nặng nề liên tiếp. Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác ngồi trên cây nhìn về phía bên trái kêu to: "Bên Đại Phác nổ súng rồi".  Đồn Đại Phác của địch chỉ cách một quãng rừng, trông thấy cả khói, không biết khói súng hay cháy đồn.

        Bộ binh xông lên đồn, lúc ấy trời đã tối hẳn. Khoảng 8 giờ tối, chúng tôi vào được sân đồn Đại Bục, cái chỗ lúc trưa trông thấy lính Tây, lính Thái trần trùng trục vác hòm đạn. Bóng tối và khói mù mịt. Bờ rào dây thép gai tan tác. Quan đồn Tây mặc áo giả làm đàn bà Thái định chạy trốn bị trúng đạn chết dưới chân một luống đất. Nhưng trên cái lô cốt cao cắm cờ tam tài  ở giữa sân, đạn vẫn nã xuống. Những mũi xung kích chiến sĩ cầm mác luồn được vào núp ngay chân bờ tường lô cốt bắn chiếm, chiếm được đồn rồi mà khắp nơi cứ loạn xạ.

        Cái trống nhà chánh tổng treo đầu hồi ngoài nhà sàn không biết ai đã khiêng ra vứt lăn lóc giữa sân. Một đám vác xác người chạy qua. Nguyễn Tuân quần áo đen như hung thần hiện lên, tay cầm dùi trống, mấy chiến sĩ quay ngược nện báng súng vào mặt trống. Cả đám người xông đến đánh trống ngũ liên thúc trận quyết hạ cái lô cốt cuối cùng lừng lững trước mặt. Mấy lính Thái gan lỳ vẫn dai dẳng bản xuống phát một. Nhiều chiến sĩ đã bị đạn tỉa chết. Một tổ tiêm kích bắc thang trèo lên thả lựu đạn vào lỗ châu mai. Đã hơn 8 giờ tối. Tiếng súng im như tắc họng...

        Ở tấm ảnh "Hạ đồn Đại Bục" của nhà nhiếp ảnh Tiến Lợi chụp trong pho sử "Quân Tiên phong", giữa hàng quân ta có hai lỗ chấm trắng trên đầu gậy...

        Nửa đêm, cả ban chỉ huy 54 lên một cái nhà sàn còn sót lại trong xóm xung quanh vẫn cháy rực. Chiếc dùi trống cái thò một đầu trên ba lô Nguyễn Tuân. Cạnh bếp, một cái thùng đựng rượu vang to bằng cái vại sành đặt trên cái gốc cau đã thủng toang một mặt ván. Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng tới chiều qua ở bên kia sông, mặt mày còn phẳng phiu, bây giờ râu na quai nón đã trổ đen ngòm. Tiểu đoàn trưởng giơ bát rượu vang: "Đúng hẹn với các anh nhé. Chúng ta vào uống rượu giữa đồn Đại Bục. Nào các anh! Mời ông Nguyễn". Một lúc, Nguyễn và tôi nâng hai bát trước mặt, nhưng không đụng cốc, chúng tôi uống im lặng viếng hương hồn người bồi bàn - chiến sĩ trinh sát, trung đội trưởng Két - đã hy sinh trong một đợt xung phong lúc nãy. Mấy hôm sau, chiến dịch chuyển sang sông Chảy. Nguyên Tuân vẫn ở lại với 54. Tôi theo đội võ trang tuyên truyền lên các làng Dao Sừng trên rặng núi Voi rồi xuống với Trần Đăng lên mặt trận Phố Ràng.

        Bao nhiêu năm rồi, mỗi khi có dịp, chúng tôi vẫn thăm hỏi 54 - tiểu đoàn em nuôi của Hội Văn nghệ Việt Nam. Những khi rút quân ở Kép Le đến ngày hòa bình về Lai Xá ở Hòa Lạc. Cái ngày luyện quân ở Định Hóa, lửa trại đêm Hà Nội giữa rừng. Chiến dịch giải phóng Tây Bắc năm 1952. Rồi đến chống Mỹ, cuộc tiễn đưa đơn vị tiến vào đánh bao vây Khe Sanh. Lần ấy, tôi lên đơn vị đóng quân trên Hòa Lạc  ở  Sơn Tây. Thoắt đấy mà ba mươi năm đã qua, cả đoàn người chiến dịch sông Thao còn lại mỗi một bộ đội Sửu, thợ rèn, tự vệ Ô Cầu Dền, nay là chính trị viên trung đoàn.

        Cái tình với chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô của Nguyễn Tuân không phải ngẫu nhiên. Ấy là thói quen đến nơi, đến chốn trên đường hành quân cũng như ý nghĩa một kỷ niệm. Người con trai lớn của Nguyễn Tuân đã là một trong những cán bộ chỉ huy đầu tiên  ở đơn vị từ sáu mươi ngày đêm ở Liên khu 1. Có khi đi với Nguyễn Tuân và Xuân Trường - người con trai ấy bây giờ là một tướng lĩnh trong quân đội - chúng tôi về quê Nguyễn Huy Tưởng, ở Dục Tú. Ba cái xe đạp thong dong sang Đông Anh. Thời các cụ, bố dắt con vào nhà ả đào Hàng Giấy. Đến thời bác Nguyễn, khác mà không khác, cái tình vẫn một cha con ấy. Cũng như khi gặp trung đội trưởng trinh sát Két  ở bến Mậu A., Nguyễn Tuân và Két - hai người cùng vào đánh Đại Bục, nhưng rồi ra không bao giờ còn gặp lại người bạn cũ ấy nữa. Mỗi khi ngồi trông ra sóng hồ lăn tăn lẫn bóng chiều, bóng bia tươi và sáng đèn quanh chân cột nhà Thủy Tạ, lại nhớ những gắn bó xưa xa...

T.H                                 
(Trích phóng sự Ngược sông Thao)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2016, 05:01:05 am »


VỊ TƯỚNG VÀ NHÀ VĂN TRI KỶ

NGUYỄN VĂN VĨNH       

        Cách dây hơn năm mươi năm, vào tháng 5 năm 1949, nhà văn Nguyễn Tuân cùng nhà văn Tô Hoài và một số văn nghệ sĩ như Chính Hữu, Lương Ngọc Trác đã đi cùng tiểu đoàn 54 của Trung đoàn Thủ đô đánh đồn Đại Bục, Đại Phác trên tuyến phòng thủ sông Thao của địch. Đúng vào sinh nhật Bác, ngày 19 tháng 5 năm 1949, tiểu đoàn 54 đã giành thắng lợi, tiêu diệt hoàn toàn đồn Đại Bục. Trong trận này, Nguyễn Tuân và Tô Hoài chỉ một chút nữa là hy sinh vì trước giờ nổ súng, một cánh quân địch đi lùng sục đã qua nơi tiểu đoàn bộ đóng quân, nhưng trận  đánh "tao ngộ chiến" chỉ xảy ra chốc lát và sở chỉ huy của tiểu đoàn vẫn giữ được bí mật.

        Trận thắng đồn Đại Bục hoàn thành trước 12 giờ đêm ngày 19 tháng 5 năm 1949 và gần đó, trên một quả đồi đã diễn ra một cuộc liên hoan mừng thắng trận để chia tay với đồng bào. Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng giơ bát rượu vang lên nói: "Đúng hẹn với các anh nhé, chúng ta vào uống rượu giữa đồn Đại Bục. Nào các anh! Mời ông Nguyễn". Ngày ấy nhà văn Nguyễn Tuân mới ba mươi chín tuổi và tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng chưa đầy ba mươi tuổi, tiểu đoàn 54 của Vũ Lăng là em nuôi của Hội Văn nghệ mà Nguyễn Tuân có thời gian làm Tổng thư ký. Nhà văn Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, ngoại thành Hà Nội, và tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng quê  ở Thanh Trì cũng ngoại thành Hà Nội, một người phía tây thành phố và một người phía nam thành phố. Cũng về buổi liên hoan này, trong ký sự của Trung đoàn Thủ đô có ghi những tâm sự của nhà văn Nguyễn Tuân sau trận thắng:

        Có lẽ đã ngà ngà, Nguyễn Tuân ngửa mặt lên trời cười rung rung mái tóc, anh nói hồn nhiên: "Sáng nay tý  nữa thì chúng nó xơi tái tụi mình, bấy giờ người tớ đã cứng ra hết, lịm đi như chết đứng, bụng còn nghĩ thế là phen này bỏ mạng nơi sa trường, chỉ đến lúc Vũ Lăng hô xung phong tớ mới sống lại". Rồi anh lại nói tiếp: "Chúng mình tự động khao quân rồi, bây giờ khao tướng", anh hạ giọng ôn tồn chậm rãi như vừa nói vừa lắng nghe lại từng tiếng nói của mình: "Lăng ơi, cậu thật là tướng' Tiếng hô của cậu thiên tài...". .

        Và như vậy, Nguyễn Tuân đã có tài dự báo rất đúng về một con người.

        Sau hơn hai mươi năm, tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng ngày ấy được phong Thiếu tướng và những năm đầu thập kỷ 80, ông lần lượt được phong Trung tướng rồi Thượng tướng. Cụ Nguyễn Tuân qua đời năm 1987 và Thượng tướng Vũ Lăng mất sau cụ một năm, tức vào năm 1988. Những lời tiên đoán của cụ với Vũ Lăng không phải vì cụ có tài tướng số, mà chính là từ một tư duy khoa học, một cách nhìn biện chứng về một con người tài năng. Thượng tướng Vũ Lăng suốt một đời binh nghiệp vẫn giữ tình tri kỷ và tri ân cùng nhà văn Nguyễn Tuân, một phần vì ông là bạn chiến đấu của người con trai cả nhà văn Nguyễn Tuân: Trung tướng Trần Xuân Trường, có thời gian làm Giám đốc Học viện Chính trị - Quân sự.

        Đồng chí Vũ Lăng tên thật là Đỗ Đức Liêm, sinh năm 1921, mất năm 1988, quê xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp trưởng thành từ cán bộ trung đội đến tiểu đoàn rồi trung đoàn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là Trung đoàn trưởng. Từ năm 1954 đến năm 1964, là Tham mưu trưởng Sư đoàn 316 rồi Phó cục trưởng Cục Khoa học quân sự Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 8 năm 1965, là Phó Tư lệnh Quân khu 4 rồi Phó cục trưởng Cục Tác chiến kiêm Phó Tư lệnh Mặt trận Khe Sanh. Năm 1971, là Phó tư lệnh Mặt trận đường 9 rồi Cục trưởng Cục Tác chiến. Tháng 6 năm 1974, là Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1975, là Tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn 3 (nay là Binh đoàn Tây Nguyên ) tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau năm 1975, là Giám đốc Học viện Lục quân ở Đà Lạt.

        Hơn nửa thế kỷ sau nhớ lại một chiến thắng, nhớ lại những con người năm ấy, bất giác tôi nghĩ đến hai câu thơ cuối bài của nhà thơ Vũ Đình Liên:

                                        Những người muôn năm cũ
                                        Hồn ở đâu bây giờ?


1999       
N.V.V       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 02:31:43 pm »


TRUNG ĐOÀN 98 HỒI SINH

Thiếu tá PHẠM XUÂN THỦ       

        Tôi xúc động nhớ lại, sau thất bại ở Bắc Ninh, Trung đoàn 98 có hai ngàn hai trăm quân đã hy sinh mất sáu trăm quân. Trong trận vây càn ấy, chúng tôi được phép giấu súng đi, trên cho lệnh "tùy nghi di tản"1 lấy Lô Mẹt làm địa điểm thu quân. Tôi cùng một tân binh tên là Nguyễn Văn Sĩ của trung đội súng cối, đại đội 56 lúc bấy giờ sau hai đêm trú trong hầm bí mật mới ra ngoài. Về đến Bắc Giang, các cô du kích không tiếp vì chúng tôi mặc quần áo phụ nữ, đội khăn vuông. Họ nghi ngờ, và hội ý chỉ huy trưởng du kích. Du kích hỏi:

        - Xin các anh cũng thông cảm cho, các anh bộ đội sao mặc quần áo phụ nữ để làm gì? Các anh có quen ai ở thôn này không?

        Lúc bấy giờ tôi nghĩ mãi mới nhớ ra tên ông trưởng thôn là ông Đạm.

        - Báo cáo chị, tôi là chiến sĩ Trung đoàn 98 chiến đấu ở Nam phần Bắc Ninh ra đây. Chúng tôi bị vây, giờ ra đây các chị muốn coi tôi  là Việt gian cũng được, nhưng trước hết xin cho chúng tôi ăn cơm, nếu không có chỗ ngủ thì cho chúng tôi ngủ  ở thềm bụi trước cũng được.

        - Các anh hãy cho biết trưởng thôn chúng tôi tên gì?

        -  Là ông Đạm.

        - Thế là đúng rồi.

        Bấy giờ các chị mới niềm nở cho chúng tôi vào nhà, cho chúng tôi mượn quần áo nam giới. Đi bộ về Lô Mẹt được hai trăm người. Lại được tin anh Vũ Lăng về làm Trung đoàn trưởng. Anh là cán bộ giỏi của Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn Quân Tiên phong - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 của Sư đoàn 308. Cán bộ chiến sĩ hai trăm người chúng tôi rất phấn khởi. Trên Bộ lúc ấy bổ sung cho các tiểu đoàn địa phương quân Vĩnh Phúc để đủ quân cho chúng tôi có thể tham gia chiến dịch Tây Bắc.

        Khi lên Tây Bắc mới được gặp Trung đoàn trưởng đang hành quân với anh Phạm Sinh - Chính ủy, hai người có hai con ngựa nhưng Vũ Lăng lại không cưỡi ngựa, nhường ngựa cho một chiến sĩ bị ốm, anh ấy đi bộ. Lần đầu tiên đã thấy ông Trung đoàn trưởng này rất thương lính.

        Trước khi đánh Bản Mo, chúng ta hết gạo. Hẳn các anh còn nhớ, anh Vũ Lăng lệnh cho các đơn vị: "Có đi đánh đồn thì các cậu mới no, không đánh đồn thì các cậu nhịn đói, mỗi anh phải đeo một bao ruột ngựa không, sẵn sàng đánh xong Bản Mo vào kho chỉ được bốc gạo thôi, không lấy gì khác".

        Từ đấy, cảm ơn Trung đoàn trưởng đã chỉ huy tài giỏi. Lúc bấy giờ Sư đoàn 308 đánh Nghĩa Lộ, 312 đánh đồn  ở một ngã ba để vào Nghĩa Lộ gặp khó khăn. Riêng Trung đoàn 98 thuộc Đại đoàn 316 thắng lợi giòn giã ở Bản Mo được Đại tướng khen thưởng ngay và 316 nổi tiếng luôn ở Tây Bắc nhờ anh Vũ Lăng. Anh đã thuyết phục được cán bộ chiến sĩ, khơi dậy được dũng khí của Trung đoàn 98 Sư đoàn 316. Sau Bản Mo về phối hợp với Trung đoàn 174 đánh Mộc Châu, anh Vũ Lăng cũng lại tài giỏi chỉ huy tiểu đoàn 439, anh Phạm Quang Vinh (sau là Thiếu tướng) lúc đó là chính trị viên tiểu đoàn. Đánh "tao ngộ chiến" ở Bản Hoang, tiểu đoàn 2 tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn lính âu Phi của trung đoàn Ma-rốc số 3, mà một trong bảy binh đoàn cơ động này đã vây chúng tôi. Chúng tôi đã trả được thù. Một lần nữa hoan nghênh Trung đoàn trưởng Vũ Lăng chỉ huy tài tình. Còn nhớ trước khi hành quân sang Mộc Châu, chiến sĩ của đại đội mỗi người được sáu hạt ngô rang vì cậu cấp dưỡng đi đào sắn, vay sắn của dân bị bom không mang sắn về được nữa. Tiểu đoàn 2, đồng chí Nghi sau trận "tao ngộ chiến" thu được chiến lợi phẩm, vũ khí, bắt sống tù binh, mỗi người lính được hai bánh mì to bằng bắp đùi. Đại đội 56 hành quân qua thấy các cậu ấy nghỉ.

        Chúng tôi bảo:

        - Này có thương bộ binh 56 thì tặng chúng tớ ít bánh mì.

        Thế là mỗi anh hai cái cho chúng tôi một cái. Đó là công của Trung đoàn trưởng sau trận thất bại mà hồi phục nhanh như vậy.

        Vào đánh Mộc Châu, Trung đoàn 98 chỉ làm nhiệm vụ chặn viện. Trung đoàn 174 đánh Mộc Châu xong, lính của ta cũng vào đồn tải thương. Không có thương binh, mới bắt những con lợn bị cháy bỏ lên cáng phủ vải khiêng. Thủ trưởng Vũ Lăng gặp, rất tinh bảo:

        - Làm gì có thương binh, các cậu khiêng cái gì bỏ ra xem!

        - Báo cáo thủ trưởng đây là heo.

        - Bỏ xuống ngay!

        Các cậu nhà ta loay hoay soi đèn vào kho màn tuyn làm cháy kho màn.

        Thủ trưởng quát:

        - Ai làm cháy kho màn?

        Anh nào cũng xanh mắt lặng thinh, chỉ biết thu chiến lợi phẩm, vũ khí khiêng ra ngoài. Còn phần kho màn cháy để đấy không được mang đi. Thực quả là Trung đoàn trưởng rất nghiêm.

        Gần đến ngày chiến thắng, tôi mất liên lạc với đại đội, đang lớ ngớ thấy Trung đoàn trưởng cầm súng lục đi tìm người. Thấy tôi, liền chỉ mặt nói :

        - Tôi ra lệnh cho đồng chí ra ngay chân đồi C1 bảo tiểu đoàn 215 hay tiểu đoàn 439 liên lạc ngay với đại đội đồng chí Phúc. Nếu tôi nghe thấy tiếng cối của đồng chí Phúc là cậu hoàn thành nhiệm vụ.

        - Rõ.

        Thế là tôi chạy đi, nghe thấy tiếng súng tôi chạy về, đồng chí bảo:

        - Lúc nãy có sợ tớ không?

        - Anh cứ giơ súng em sợ lắm.

        - Thôi nhá, biết tính mình lúc chỉ huy hay nóng, thông cảm. Cho nên anh Lăng chỉ huy là dứt khoát, quyết đoán, có cái tính nóng dễ thương. Lúc bấy giờ phải như vậy, động tác người chiến sĩ mới dứt khoát, nếu chần chừ là hỏng rồi .

        Lúc về đơn vị, các đồng chí mới hỏi tôi:

        - Hôm nay gặp "Trương Phi" chưa?

        - Cụ ''Trương Phi" ra lệnh cho cậu dấy à?

        Một anh nói:

        - Đúng rồi, anh ấy kể là: tôi điều cán bộ văn nghệ ra làm liên lạc đấy!

        Ngoài tài chỉ huy đánh trận, anh Lăng trận nào cũng chú ý ăn mừng thắng lợi.

        - Thủ đâu? Cậu phải ra hò một câu đi!

        Thế là tôi lại hò :

        - Tính tình tang tang tính tình. Hò lên cho đời chúng ta tươi, hò lên!...Tình bằng ai ơi! quân dân tay bắt mặt mừng, hát mừng chiến thắng tưng bừng vui ca...

        - Câu nữa!

        - Tình bằng ai ơi! Đèo cao thì mặc đèo cao. Tinh thần bộ đội còn cao hơn đèo...

        Sau đó anh Vũ Lăng bảo:

        - Cậu giới thiệu tớ hát đi!

        - Thưa các đồng chí và nhân dân, hôm nay trong lễ mừng chiến thắng của Trung đoàn 98, chúng tôi xin giới thiệu Trung đoàn trưởng kính yêu của chúng ta sẽ hát. Các đồng chí muốn anh Lăng hát mấy bài!

        Tất cả chiến sĩ đồng thanh:

        - Ba bài!

        - Bài gì?

        - Một là "Ngày về", hai là "Người Hà Nội", ba là "Trường chinh ca".

        - Tớ hát cậu phải bắt nhịp cho lính.

        Anh ấy hát bài "Ngày về", giọng tình cảm rất hay, ngân nga đúng nhạc.

        Bài " Trường chinh ca" tất cả cũng hát theo. Cuối cùng bao giờ anh Vũ Lăng cũng bắt nhịp cho tất cả cùng hát bài: "Đoàn kết... chúng ta là sức mạnh...", hay là bài " Chiến sĩ Việt Nam...".

        Đến năm 1963, tôi gặp lại anh Lăng ở Lý Nam Đế. Tôi vào lúc nhà đang ăn cơm. Anh Lăng liền giới thiệu đây là nhà thơ của trung đoàn, là chiến sĩ văn nghệ.

        Năm 1964 kỷ niệm mười năm chiến thắng Điện Biên Phủ, phòng truyền thống đến xin kỷ vật, anh Vũ  Lăng lột luôn chiếc đồng hồ chiến lợi phẩm đang đeo ở tay đưa ngay.

P.X.T       

------------------------
        1. "tùy nghi di tản" : Cụm từ ngữ này cuối kháng chiến chống Mỹ mới có mang nội dung "tuỳ ý rút lui, đi đâu cũng được".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 02:35:20 pm »


Ở ĐIỆN BIÊN  PHỦ

Thiếu tướng ĐỖ VĂN PHÚC       

        Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954, tôi là đội trưởng đại đội 56, đại đội súng cối, bộ binh pháo của Trung đoàn 98.

        Ở Điện Biên Phủ, nói đến Trung đoàn 98 tức là nói đến cứ điểm C1. Nói đến cứ điểm C1 tức là nói đến cột cờ. Trong ba mươi mốt ngày đêm chiến đấu giành giật chiếm giữ đồi C1 thì phải nói là ba mươi mốt ngày đêm ác liệt. Trong cuộc chiến đấu đó, tôi thấy vai trò của Trung đoàn trưởng Vũ Lăng rất lớn. Khi chuẩn bị và thông qua phương án tác chiến đánh C1, anh Vũ Lăng là con người chỉ huy binh chủng rất tốt, rất mê pháo. Trong cuộc chiến Đấu giành giật gay go ác liệt ở C1, ta và địch quần nhau giành giật từng tấc đất. Địch chiếm một nửa đồi, ta lại chiếm lại. Cứ như thế trong suốt ba mươi mốt ngày đêm. Đại đội chúng tôi là đại đội súng cối và ĐKZ, có nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh của Trung đoàn 98. Trong hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói, lúc đó hỏi Vũ Lăng có cần gì không, thì anh Vũ Lăng nói:

        - Nếu trên cho một tý pháo thì tốt.

        Nhờ thế trên cho luôn ba mươi trái pháo để đánh vào C1. Anh Lăng rất quý pháo, nên đại đội tôi được chỉ huy ưu tiên giúp đỡ. Ta giành giật với địch C1, nó chiếm, ta lại đánh lại giành lại, đến nỗi cái cột cờ cứ đứt cụt dần chỉ còn lại một mét, chứng tỏ trận chiến rất ác liệt. Tôi nhớ lần đồng chí Vũ Lăng, Trung đoàn trưởng trực tiếp đến đại đội tôi kiểm tra. Tại hầm chỉ huy đại đội, anh Lăng bảo tôi: "Cậu cho bắn thử một phát vào "yên ngựa" xem các cậu yểm hộ bộ binh thế nào?". Theo lệnh đồng chí, tôi cho bắn vì có phần tử sẵn rồi." Yên ngựa" có hai khu vực: bề mặt "yên ngựa" chúng tôi đánh số Y1, bên trái "yên ngựa" là Y2. Tôi tưởng anh Vũ Lăng hạ lệnh bắn vào Y1 nên bắn một phát đã trúng mục tiêu, nhưng thấy vẻ mặt anh Vũ Lăng tỏ vẻ khó chịu vì lúc đó trên mặt "yên ngựa" không thấy tiếng nổ, chỉ thấy ít khói bay là là. Anh Lăng hỏi hơi gắt:

        - Chính xác không?

        - Báo cáo đúng, chính xác, nhưng đó là Y1, còn mặt "yên ngựa" là Y2.

        Anh Vũ Lăng lệnh cho bắn tiếp hai quả, trúng ngay bề mặt "yên ngựa", khói đen bốc ra che kín, lúc đấy anh Vũ Lăng khoái lắm, rất vui, khen:

        - Rất tốt. Thôi nhé, từ giờ trở đi nếu đánh địch phản kích, bắn vào yên ngựa, cột cờ. Đại đội trưởng được quyền quyết định số lượng đạn cối, không cần lỏi ý kiến cấp trên, để khỏi lỡ thời cơ.

        Ở Điện Biên Phủ phải rất tiết kiệm đạn. Cục Tác chiến quy định cụ thể, cấp nào được bắn mấy viên. Hôm nào được bắn ba mươi viên, bốn mươi viên hay mười viên là do lệnh của trung đoàn. Nhưng sau khi kiểm tra thấy chúng tôi bắn chính xác, đồng chí Vũ Lăng cho chúng tôi quyền chủ động quyết định số lượng đạn pháo bắn yểm hộ bộ binh. Như vậy chứng tỏ anh là một cán bộ chỉ huy rất quan tâm đến pháo. Vả lại lúc đó ngoài số đạn trên cấp là chủ yếu, phải đi hai lăm đến ba mươi cây số để lĩnh đạn về. Rất may hoàn cảnh lúc đó là trận địa chúng tôi cách C1 chỉ có ba trăm năm mươi mét, địch thả dù ở cự ly như vậy nó hay lạc. Khoảng ba mươi phần trăm đạn cối là chúng tôi lấy được của địch.

        Anh Vũ Lăng là người chỉ huy rất có kỹ thuật và cũng rất có tình cảm, rất yêu pháo và quý pháo. Các chỉ huy binh chủng hợp thành thấy điều này rất rõ nét ở Trung đoàn trưởng Vũ Lăng. Đồng chí rất yêu văn nghệ, yêu hoa. Khi ta chủ trương rút ra để "đánh chắc tiến chắc", thay đổi cách đánh, tôi là đại đội trưởng lại được lệnh đi diễn kịch. Tôi  rất thắc mắc hay là mình bị cắt chức. Đồng chí Vũ Lăng gọi điện loại:

        - Đại đoàn có lệnh gọi cậu và một số anh em đi đóng kịch đấy! Thôi đi đi!

        Đại đội tôi vốn được giải nhất về văn nghệ ở trung đoàn. Vở kịch do chúng tôi tự biên, tự diễn ở trung đoàn, đại đoàn thấy hay quá. Đưa chúng tôi đi diễn, điều đó chứng tỏ đồng chí chấp hành mệnh lệnh của trên và cũng là người rất yêu văn nghệ.

        Đồng chí Vũ Lăng đúng là nóng như lửa, nóng về công việc, nóng về trách nhiệm. Còn mắng nhiếc xỉ vả anh em là không có. Cách nói, cái tướng của đồng chí là như thế.

        Mỗi người đều có ưu điểm, nhược điểm. Đồng chí Vũ Lăng giao nhiệm vụ cho ai làm tròn, đồng chí rất vui.

        Sau khi Trung đoàn 98 tổn thất nặng nề ở Bắc Ninh, chỉ trong một thời gian ngắn mấy tháng, đồng chí Vũ Lăng đã được điều về củng cố, luyện quân. Thậm chí lúc đó có đồng chí bỏ chạy, đồng chí Vũ Lăng động viên trở về không kỷ luật gì hết, lại cho sung vào đội ngũ chiến đấu tiếp, cứ về là hoan nghênh. "Khuyết điểm là của chỉ huy chứ không phải là anh em - Anh Chu Huy Mân nói rõ khuyết điểm của chỉ huy Trung đoàn lúc đó - còn anh em chiến đấu rất ngoan cường". Ở Đức Tái,  Mai Ổ, Quế Ổ có một nghĩa trang một trăm tám mươi anh em. Vậy mà chỉ mấy tháng sau anh Vũ Lăng từ Sư đoàn 308 sang tổ chức lại các đơn vị, luyện quân đi Tây Bắc đã đánh thắng ngay trận Bản Mo, địch sửng sốt kinh ngạc vì Trung đoàn 98 vẫn còn, trước đây nó đã tuyên bố xoá sổ Trung đoàn 98. Sau đó Trung đoàn 98 sang Thượng Lào, Luông Phra-băng, Sầm Nưa. Rồi quay về Điện Biên Phủ, trung đoàn lại chiến đấu rất oai hùng. Anh Vũ Lăng là người chỉ huy rất tiên quyết rất coi trọng pháo, rất yêu văn nghệ. Lúc đó, Chính uỷ là đồng chí Phạm Sinh, nhưng chính anh Vũ Lăng lại là người tham gia văn nghệ nhiều nhất. Hôm chuẩn bị đi chiến dịch Điện Biên Phủ, chính anh Vũ Lăng hát bài "Trở về Hà Nội". Anh là con người  vừa quân sự vừa chính trị rất năng động. Năm 1987, tôi là Trưởng phòng huấn luyện Học viện Quân sự cấp cao. Một lần anh Vũ Lăng, anh Hoàng Minh Thảo và tôi đi cùng một xe lên Bộ. Tôi hỏi:

        - Anh có nhớ em không? - Lúc đó tôi là đại tá rồi, nhưng vẫn xưng em.

        - Làm gì mà không nhớ. Cậu lúc đó không mang kính. Nói đến cậu là nhớ đến yên ngựa.

        Anh có trí nhớ rất tốt. Sau năm 1954, tôi rời Trung đoàn 98, đã mấy chục năm trôi qua rồi mới gặp lại nhau.

Đ.V.P       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 02:40:37 pm »

         
KỶ NIỆM VỀ TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG VŨ LĂNG

Đại tá ĐẶNG ĐỨC SONG        

        Sau trận Đồi Xanh ở Điện Biên Phủ, đầu tháng 3 năm 1954, quân ta đã đẩy lùi hai tiểu đoàn địch và bốn xe tăng nống ra. Trung đội trưởng Thế Lợi (người Bắc Ninh) cùng anh em trở về trận địa. Bấy giờ tôi là tiểu đội phó xạ thủ trung liên.

        Trên đường xuống đồi, địch bắn cối làm tiểu đội trưởng và một số chiến sĩ, trong đó có tôi bị thương. Tôi nhận một viên đạn cắm vào đùi, không đi được, phải lê. Các đồng chí  Khoái Huệ hy sinh.

        Về được đến hầm, hôm sau vết thương sưng lên có mủ, một mảnh đạn tòi ra. Vẫn còn đau nhưng không nguy hiểm lắm ...

        Khoảng trưa ngày mồng 6 tháng 3, có lệnh gọi tôi với các anh em trong trung đội - khoảng mười hai, mười ba người - lên hào đầu cầu rẽ vào một ngách. Đến nơi đã thấy Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98 là Vũ Lăng đợi. Sau khi hỏi han vết thương, sức khỏe và tìm hiểu thêm trực tiếp tình hình chiến đấu, Trung đoàn trưởng Vũ Lăng nói với chúng tôi:

        - Các đồng chí là "Dũng sĩ Đồi Xanh". Trung đoàn đã đề nghị Bộ tặng huân chương. Hôm nay thay mặt đại đoàn, tôi trao tặng huân chương cho các đồng chí. Đây là lần đầu tiên trong quân đội ta một lễ trao tặng huân chương được tổ chức ngay tại trận địa, trong chiến hào.

        Tôi không đứng được, vẫn ngồi, trung đoàn trưởng đến gắn cho tôi Huân chương Chiến công hạng nhì. Thấy tôi còn bị băng bó, đồng chí Vũ Lăng bảo: "Đi viện, chóng về".

        Hôm sau, tôi được bốn cô dân công, hai cô cáng, hai cô đi sau đùn đẩy đưa tôi về "Trạm phẫu Tiền phương"1. Trông các cô vất vả quá vì tôi, nên tôi nói: "Để tôi bò hoặc khi xuống dốc tôi lăn cũng được", nhưng các cô không cho.

        Đến trạm phẫu, tôi được anh Huân y tá cõng vào. Chị Định người Đông Triều rửa sạch vết thương, gắp các mảnh vụn ra, nhưng vẫn còn một mảnh nhỏ ở sâu không lấy được nay vẫn còn. Chị Định hơn tôi hai tuổi nhận tôi làm em nuôi... Hơn chục ngày tôi về lại đơn vị cũ là đại đội 28, tiểu đoàn 439, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, được đề bạt làm tiểu đội trưởng.

        Bấy giờ đã vào cuối tháng 3 năm 1954, Sư đoàn 316 có nhiệm vụ tiêu diệt cao điểm ở phía đông C1, C2,... Đây là cuộc tiến công mà các nhà sử, nhà báo gọi là "Cuộc tiến công vào năm ngọn đồi" . Vì ngoài C1, C2, còn có A1, đồi E , D1 .

        Đơn vị bạn trong bốn mươi phút đã chiếm được đồi C1. Nhưng sau đó địch phản công chiếm lại. Tiểu đoàn 429 của anh Hoàng Niệm2 cùng Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 của tôi được lệnh lên chiếm lại.

        Mấy tiếng đồng hồ trôi qua, trên đồi bỗng im tiếng súng. Trinh sát báo cáo: Có lẽ địch ở lại trên đồi rồi. Nhưng đồng chí Vũ Lăng nói "chưa chắc". Tôi được nhận nhiệm vụ làm tiểu đội trưởng mũi nhọn do đại đội trưởng Thủy, đại đội phó Thực chỉ huy. Đồng chí Thủy bảo tôi: "Cậu làm tiểu đội mũi nhọn của đại đội 28, được lệnh lên đồi, quan sát tình hình rồi quay xuống báo cáo".

        Tôi chọn Thịnh và Cò lựa theo các hố bom và vết chân  ở ngay hàng rào dây thép gai địch men xuống. Hàng rào này đã bị bom tung lên, nhưng quân địch không biết, cứ tưởng còn dây thép gai, không ai lên, nên chỉ đề phòng phía bên phải.

        Lên gần tới nơi, tôi ném một lựu đạn khói. Không thấy động tĩnh gì. Tôi bảo Thịnh bắn mấy phát súng trường. Vẫn im, lại leo lên. Trông thấy thoáng có bóng đen ở lô cốt ngoài cùng, tôi lại ném lựu đạn, rồi bắn nửa băng tiểu liên, vẫn im lặng.

        Tôi quay về báo cáo:

        - Theo tôi, địch không có trên đồi, có lẽ ta vẫn còn giữ.

        Đại đội trưởng lệnh:

        - Bây giờ cậu dẫn ba tổ mũi nhọn lên. Tổ 1, cậu là tiểu đội trưởng làm tổ trưởng, có trung liên, còn hai cậu nữa. Tổ 3 ba người, tổ 4 bảy người, mỗi tổ đi cách nhau mười phút. Lên đồi, còn ta thì phối hợp chiếm đồi, có địch đánh bật chúng đi.

        Tôi chọn Thịnh và Cà cùng quê Thái Bình, cùng trung liên xốc lại đội hình, lên đồi. Đến một đoạn hào, tôi nổ mấy phát. Sau đó, tôi sang ngách khác, lấy súng trường, đội mũ lên mũi súng giơ quá mặt hào, giơ lên giơ xuống cũng không thấy gì.

        Bấy giờ thấy anh Hoàng Niệm ló đầu ra:

        - Song à !

        Hai anh em mừng quá. Anh Niệm cho biết địch vẫn còn ở phía trước, và hỏi tôi: bộ đội có bao nhiêu người, vũ khí lựu đạn... Xong, anh bảo:

        - Bây giờ cậu đi sang trái, lên nắm thêm tình hình.

        Tôi, Thịnh và Cà tiến lên, gặp trung đội trưởng của đại đội 58 bị thương nặng, anh ấy bảo:

        - Tao ra nhiều máu lắm? Nếu địch xuống hào, tao sẽ nổ lựu đạn cùng chết. Có các cậu trả thù rồi, lựu đạn đây. Dũng cảm lên, trả thù cho chúng tớ.

        Tôi băng hết hai cuộn băng cho anh rồi tiếp tục tiến. Thấy hai khẩu trung liên của địch, tôi ném hết hai quả cách nhau không đầy một phút. Trung liên bay lên trời, địch bất ngờ bị tiến công hoảng lên. Anh em các tổ sau đã tiến đến, nhảy lên hô xung phong, lia đạn. Chúng chạy bán sống bán chết xuống đồi. Thế là ta lại làm chủ được đồi.

        Tôi trở về, sáng hôm sau, khoảng 10 giờ có lệnh của trung đoàn gọi: "Ai hôm qua chiếm C1, lên trung đoàn". Trung đoàn trưởng Vũ Lăng gặp chúng tôi  ở giữa con suối tươi cười niềm nở:

        -Vào đây vào đây...

        Trung đoàn trưởng mở mấy chai nước cất chống "té re" của địch thả dù xuống, bày ra mấy hộp thịt của Tây giơ tay:

        - Mời các cậu, ăn đi, chiến lợi phẩm đấy.

        Vừa liên hoan, vừa phải kể tỷ mỷ cho ông ấy từng đoạn, lúc lúc ông ấy lại hỏi.

        Ông vỗ tay người này, bắt tay người kia:

        - Giỏi lắm! Trung đoàn sẽ khen thưởng.

        Rồi cho ngay chúng tôi mỗi người mấy hộp thịt hộp.

        Về sau, tôi nghe nói ông râu xồm này nóng tính lắm. Kỷ niệm của tôi về Thượng tướng Vũ Lăng chẳng thấy râu mà cũng chẳng thấy "nóng" gì.

ĐẶNG ĐỨC SONG Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kể.        
NGUYỄN VIỆT HỒNG ghi                                     

---------------------------
        1."Trạm phẫu Tiền phương": gọi đầy đủ là "Trạm phẫu thuật tuyến một".

        2. Anh Hoàng Niệm: Sau năm 1954, đi học Trường Thông tin Lê-nin-grát (Liên Xô), Tư lệnh bộ đội thông tin, Thiếu tướng, đã nghỉ hưu.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 02:47:10 pm »


SƯ ĐOÀN TRƯỞNG 325B

Đại tá NGUYỄN HỮU HƯU       

        Đầu năm 1965, tôi về Sư đoàn 325b, từ Phó chính ủy Trung đoàn 95a chuyển sang. Trung đoàn 95a đi, tôi ở lại làm Chính ủy Trung đoàn 95b Sư đoàn 325b, đóng ở Hà Tĩnh, Can Lộc. Hồi đó cứ trưởng đi, phó ở lại xây dựng đơn vị mới Sư đoàn lúc ấy đóng trên Hương Khê. Sư đoàn chuẩn bị đi B nhưng trực thuộc Quân khu 4. Mặt trận Trị Thiên lúc đó cũng thuộc Quân khu 4, chuẩn bị đi B sang huấn luyện. Sư đoàn chọn trung đoàn này đánh công kiên. Khoảng tháng 11 năm 1965, sư đoàn xuống gọi đi. Gọi tôi và Trung đoàn trưởng, anh Trần Văn Trân - Sư đoàn phó, anh Nguyễn Quốc Thước - Trưởng ban tác chiến sư đoàn. Tất cả cùng đi ra quân khu đóng trên Nam Đàn, đi lại khó vì thời đó chiến tranh phá hoại, địch ném bom luôn. Đến Nan Đàn vào cái làng ở chân núi Đại Huệ, nơi ở Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Sáng hôm sau, bọn tôi làm việc với Tác chiến quân khu, lúc đó là tại một cái lán trong một vườn cây ven núi thôi. Bộ Tưlệnh quân khu họp rồi ra mệnh lệnh.

        Trong Bộ Tư lệnh quân khu khi đó có anh Nam Long làm Tư lệnh, anh Vũ Lăng làm Tư lệnh phó, anh Đồng Sĩ Nguyên là Chính ủy và một số cán bộ cơ quan nữa. Các anh phổ biến nhiệm vụ: Bộ giao cho Sư đoàn 325b vào đánh A Sầu, A Lưới ở Tây Thừa Thiên. Nhiệm vụ này là đặc biệt, không có liên hệ với các tỉnh địa phương.

        Trung đoàn đi luôn. Tình hình địch ở đấy, nghe nói đóng hai đồn đặc biệt, A Sầu và A Lưới cụ thể thế nào còn chưa biết. Sư đoàn 325b lúc đó có ba trung đoàn: Trung đoàn 95b đánh điểm diệt đồn, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18 đánh quân viện. Thời đó, năm 1965, địch đang thực hiện chiến dịch "tìm diệt", nó phát hiện ra ta ở đâu là nó nhảy xuống chụp ngay. Quân khu chỉ huy sư đoàn nhưng quân khu không thành lập Bộ Tư lệnh đi theo mà quyết định là anh Vũ Lăng - Tư lệnh phó Quân khu xuống làm Sư đoàn trưởng; anh Vương Tuấn Kiệt - Sư đoàn trưởng xuống làm Sư đoàn phó; anh Trần Văn Trân - Sư đoàn phó xuống làm tham mưu trưởng, xuống một cấp. Quân khu trực tiếp chỉ huy là như thế. Đi theo anh Vũ Lăng có mấy trợ lý nữa nhưng đều sáp nhập vào sư đoàn. Bộ tổ chức bộ phận tiền trạm do anh Trần Văn Trân chỉ huy đi vào trước nắm tình hình. Mỗi đồn có chừng một tiểu đoàn, là tiểu đoàn đặc biệt lính Nùng. Bộ đội giữa tháng 12 lên đường vào đến nơi, tranh thủ đánh càng sớm càng tốt trước mùa mưa. Anh Lăng trực tiếp hướng dẫn cho trung đoàn đánh điểm, đánh công kiên. Tôi là cán bộ chính trị được anh ấy dặn:

        - Quan trọng là chọn cho được mấy anh đánh bộc phá đầu tiên: bộc phá phá hàng rào. Nếu được đảng viên thì tốt phải hết sức tin tưởng, hết sức kiên cường.

        Đơn vị tôi xuất phát ngày 22 tháng 12 năm 1965, đi vào hướng Thừa Thiên, cứ đi theo đường giao liên đến ngã ba La Hạp, rẽ về Thừa Thiên. Vào đến nơi có tình huống là bộ đội thì vào rồi nhưng vũ khí hạng nặng - chở bằng ôtô theo đường Hồ Chí Minh, chở lương thực chưa tới. Nó đánh bom ngoài Quảng Bình, xe vào chậm. Bộ đội vào rồi nhưng lương thực không có, vũ khí không có, đạn dược không có, phải chờ mất hơn một tháng, bộ đội chỉ ăn rồi đi kiếm măng. Ngày 8 tháng 3 năm 1965, mới bắt đầu trận đánh được Khi vào tới nơi, địch ở A Lưới đã rút về tập trung ở A Sầu. Đồn A Sầu có tới hai tiểu đoàn, nằm trên địa bàn của ba huyện: Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Dân rất tốt nhưng ở xa, tản cư hết, xung quanh không có mấy người. Anh Trân tiền trạm xử lý, sau anh Lăng la hét rất ghê. Tôi nghe ông Cẩn - Trung đoàn trưởng kể lại: "Ông Lăng vô sạc cho ông Trân một mẻ vì không sao nắm được tình hình". Ông Trân quyết định phải bắt tù binh, để lấy cung tình hình trong đồn. Thế là ông Trân cho trinh sát phục kích, bắt được một tù binh. Anh Lăng la:

        - Làm thế là lộ bí mật: vì trinh sát dùng AK. Bộ đội chủ lực vào là dùng AK. Trong đó là không có AK mà, dùng tuyn tiểu liên, tuyn của Pháp. Anh bắt tù binh thì nó biết có chủ lực đây rồi. Địa phương làm gì dám bắt tù binh.

        ÔngTrân đành bảo:

        -Thì cũng phải chịu, biết làm sao.

        Anh Lăng nói: .

        - Lộ mà không thực hiện được kế hoạch thì anh phải chịu trách nhiệm.

        May thế nào mà nó cũng không rút. Nó tăng thêm một tiểu đoàn là ba tiểu đoàn. Đồn nó rộng, chiều dài môi bề ba trăm mét, hình tứ giác. Chắc chắn là lộ, nó biết rồi, nhưng họp Bộ Tư lệnh, anh Lăng quyết định:

        - Nó đổ xuống thêm một tiểu đoàn nửa cũng đánh vì cũng chỉ chứa trong cái đồn ấy thôi. Nó đông người nhưng mà bố phòng của cái đồn đó cũng chỉ như thế. Không sợ,vẫn cứ đánh, quyết định ngày 18 là đánh.

        Anh Lăng trực tiếp chỉ huy như vậy. Bọn tôi, 2 giờ chiều bắt đầu hành quân vào để tiềm nhập1, trên đường đi thấy anh Lăng mặc bộ đồ bà ba đen, đội mũ chống cái gậy, đứng trên đường xem bộ đội hành quân cũng khí thế lắm. Đêm đó bắt đầu đánh, cửa mở được rồi nhưng vào trong đồn thì trời bắt đầu sáng, anh Lăng ra lệnh cứ tiếp tục đánh vào ban ngày, bất kỳ giá nào cũng phải lấy được cái đồn, đó là lệnh của trên. Hồi đó bọn tôi cũng chưa biết được giá trị của cái đồn đó như thế nào đâu. Sau này đường Hồ Chí Minh đi qua cái A Sầu mới biết là trên đã dự kiến từ lúc đó rồi, để mở lại con đường 14. Đánh như vậy là suốt đêm hôm đó đến sáng hôm sau, lúc 9 giờ thì nó bỏ đồn nó chạy. Trực thăng của nó đổ quân xuống không phải là để tăng viện mà là để đón bọn tàn quân trong đồn chạy ra. Vậy là 9 giờ giải quyết xong.

        Trong trận ấy, thương vong trên 400 vì đánh công kiên theo kiểu cũ, cách bố phòng của Mỹ là mới, vũ khí mới M.79  phóng lựu của nó rất lợi hại. Nó cứ ngồi  trong đồn xung quanh đồn có thành ở bên trong bần M79 rơi sát hàng rào, sát tường, anh em mình nằm phơi trên giữa hàng rào, tuy có công sự đào nhưng đào cạn thôi. Thứ hai là cối 106,7 của nó chế áp cối 81 của ta nên thương vong nhiều. Sau trận đó anh Lăng buồn, nhưng an ủi bọn tôi:

        - Đánh là phải như vậy, cần rút kinh nghiệm sau này.Cái quan trọng là đã hoàn thành nhiệm vụ giành thắng lợi.

        Đang tổng kết sơ sơ thì có lệnh sư đoàn tiếp tục hành quân vào. Tưởng là vào Bình - Trị - Thiên nhưng lệnh trên là chấn chỉnh Sư đoàn tiếp tục hành quân vào B3. Chia tay, Đảng ủy Sư đoàn có họp với anh Vũ Lăng. Anh Lăng ân cần góp ý kiến các đồng chí xung quanh, cuối cùng anh nhận có nổi nóng với anh Trân nhưng rồi lại vui cười bắt tay nhau, cũng không có liên hoan gì đâu, thịt hộp còn bao nhiêu thì đưa ra ăn chia tay. Anh Trân cũng nói với từng người một, quá trình đó có nặng lời với ai thì thông cảm.

        Anh Lăng ra trở lại quân khu.

N.H.H.       

------------------------
        1. "Tiềm nhập": danh từ quân sự, gốc Hán có nghĩa là " bí mật vào trong  vùng đối  phương ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 11:38:49 pm »


TÔI BỊ GÕ ĐẦU

Đại tá NGUYỄN TĂNG THƯỜNG       

        Hồi đó, ở với anh Lăng, tôi là cán bộ cấp thấp, là trợ lý của phòng trinh sát quân đoàn, gốc gác nghề chuyên môn của tôi là trinh sát kỹ thuật.

        Tôi ở đơn vị làm trợ lý từ năm 1970. Đến thời kỳ tôi về Quân đoàn 3, anh Vũ Lăng vào mới biết con người Vũ Lăng, chứ tiếng tăm thì được nghe từ lâu, nghe người ta nói rất nhiều về sức mạnh, mưu trí, vóc dáng của người tướng. Tôi được hai lần trực tiếp bị anh Vũ Lăng khiển trách, cấp trên cấp dưới hẳn hoi. Tôi nói đây hoàn toàn sự thật đời thường chứ không chỉ nói cái tốt. Từ đó để hiểu rõ về vị tướng này.

        Lần thứ nhất cũng chung quanh chiến dịch Buôn Ma Thuột, khi mà chỉ huy chiến dịch từ phía Tây đất Cam-pu-chia di chuyển về Thuận Mẫn thuộc Đắc Lắc, ranh giới giữa Gia Lai - Đắc Lắc. Vùng này địa hình rất phức tạp, núi rừng sâu thăm thẳm hiểm trở. Sở chỉ huy chọn nơi đó để chỉ huy đánh Buôn Ma Thuột.

        Một bộ phận đi trước để triển khai lực lượng ở hướng chiến dịch Buôn Ma Thuột, đồng thời chỉ đạo toàn bộ lực lượng nghi binh ở phía bắc, phía Plây Cu và Kon Tum. Việc nắm địch ở đây phải toàn diện. Từ tháng 9 năm 1974, trinh sát chúng tôi đã từng vào đó rồi, nhưng lúc đó chưa hiểu ý đồ gì cả. Trinh sát kỹ thuật cũng có một bộ phận đi phục vụ việc này. Nghi binh phía bắc thì làm cầu qua sông Pô Cô - cầu giả - công binh làm ban đêm, ban ngày nó đánh, ban đêm lại làm tiếp. Pháo binh "cứ"1 thỉnh thoảng rót đại bác 105 vào sân bay Kon Tum Plây Cu. Địch tưởng ta chuẩn bị tiến công phía đó, nhưng không ngờ mình đang âm thầm chuẩn bị trong này. Tháng 2 năm 1975, khi chuẩn bị chiến trường đã chín muồi, các đơn vị tập kết đến tuyến xuất phát hết rồi, kể cả tăng, thì toàn bộ chiến trường miền Nam thời kỳ đó rất yên ắng, không có một động tĩnh gì cả. Địch tập trung ở phía bắc, ta thì hết sức bí mật, địch thì không biết gì cả, thậm chí công binh cưa sẵn hai phần ba cây để xe tăng khi đi vào là cây đổ hết. Làm đến sát Buôn Ma Thuột mà địch không biết.

        Một ấn tượng hết sức mạnh mẽ với tôi là trước ngày nổ súng chừng ba mươi sáu tiếng đồng hồ, vào khoảng 3 giờ chiều yên tĩnh như vậy bỗng có hai tiếng nổ. Tôi lúc đó là trực ban trinh sát. Cho nên khi nghe tiếng nổ, anh Vũ Lăng ở Sở chỉ huy lúc đó là Tư lệnh phó với tư cách là Tham mưu trưởng, gọi điện thoại xuống trưởng ban 2, chỗ anh Nguyễn Minh Thông - trưởng phòng 2, anh Thông đâu có biết gì nên hỏi tôi: "Cậu có nghe hai tiếng súng? Tiếng súng này đặc biệt lắm, trong tình hình mình hết sức gần như nín thở lại có hai tiếng súng đó". Tôi là trực ban cũng nghe, nhưng chưa trả lời được thì anh Vũ Lăng chống gậy xuống. Ba cái cơ quan giúp việc là tác chiến, trinh sát, thông tin ở ngay Sở chỉ huy. Anh ấy bước sang cầm cái gậy hỏi:

        - Anh Thông, tiếng súng gì, ở đâu?

        Anh Thông chịu chết không trả lời được.

        Anh Thông chưa kịp hỏi lại tôi, anh Lăng đi sang cái bàn bằng tre, bằng gỗ để máy điện thoại. Anh ấy gõ cái gậy cạch cạch vào bên:

        - Cậu trực ban, tiếng súng nổ ở đâu?

        Trước đó tôi đã có ấn tượng về tướng Vũ Lăng rồi. Lúc đó tôi chỉ còn biết run nhưng mà tức là vì cảm thấy ông ấy nóng lắm, trước một tình hình bức xúc như vậy mà không trả lời được, ông ấy nóng là phải.

        Tôi lúng túng quá.

        - Báo cáo thủ trưởng cho tôi được phép hỏi đài quan sát.

        Tôi bắt các đài quan sát báo cáo hết. Tôi nhận định sơ bộ :

        - Thưa thủ trưởng đây là hai tiếng trên không, nổ của cao xạ chứ không phải dưới đất.

        Ông ấy bảo:

        - Có lý nhưng mà nổ đó ở chỗ nào, tọa độ là bao nhiêu?

        - Thưa thủ trưởng mười lăm phút nữa tôi sẽ báo cáo.

        Lúc đó, ông không gõ lên bàn nữa, mà gõ lên đầu tôi, mặt mày đỏ bừng:

        - Nắm địch thế hả?

        Tôi khiếp quá. Lúc này tôi cũng ẩu, tôi cũng nóng nhưng là nóng cấp dưới, tôi nói:

        - Tôi cũng là mình trần mắt thịt như thủ trưởng, thủ trưởng cứ bình tĩnh cho tôi mười phút nữa, tôi sẽ báo cáo đầy đủ.

        Thấy anh ấy dịu lại, tôi trình bày tiếp:

        - Thủ trưởng không cho tôi cái gì hết ngoài điện thoại mà điện thoại tôi chưa dùng đến thì làm sao nắm đủ tình hình.

        Bấy giờ tôi cũng cứng, nói thiệt là dân Quảng Ngãi, dân bướng.

        Một đài quan sát, hai đài quan sát..., điện thoại reo liên tục. Tôi trả lời:

        - Ở tọa độ đó xuất hiện một chiếc trực thăng của bọn biệt kích hoạt động. Nó bay len vào sườn núi, mình không nghe tiếng máy bay, đâu anh em ở dưới nó bắn lên, trực thăng chuồn mất.

        Thế là giải tỏa được câu hỏi.

--------------------------
       1. "Cứ ": nói tắt của " căn cứ ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 11:39:30 pm »


        Thời kỳ chuẩn bị cho nổ súng là hoàn toàn giừ được bí mật. Địch không có phát hiện gì về cái hướng này của ta. Câu chuyện thứ hai còn hay hơn, ấn tượng hơn. Lúc này anh Vũ Lăng cũng ở vị trí thủ trưởng, tôi vẫn là trợ lý trinh sát.

        Khoảng ngày 20 tháng 3, có một tin của anh em trinh sát kỹ thuật báo cáo về - một mẩu rất ngắn - là bọn dân vệ kháo nhau, thằng nọ bảo thằng kia đem vợ con chạy ở trên Plây Cu, mà rất khớp là ở Kon Tum cũng vậy. Tất cả làn sóng trên không trung của chúng, anh em khống chế hết, chúng nó nói gì ta biết hết. Nhưng ở ngoài Bộ chưa có nhận định là địch sẽ rút ở Plây Cu - Kon Tum. Ở chiến trường, mẩu tin rất nhỏ nếu không có nghiệp vụ thì không hiểu giá trị của nó đâu Với ý thức đó chúng tôi mở rộng họp với anh Thông trưởng phòng, anh Tức phó trưởng phòng và anh em trợ lý là Lê Toàn, Lê Viết Thụ, tôi và anh Hiền ( giờ là đại tá, công tác ở Khoa Trinh sát - Học viện Quân sự ) mới nhận định: Bọn địch nó kháo nhau như thế này là có ý định rồi, nhưng rất tiếc là tin này phát ra từ những thằng lính rất lèm nhèm, lính nghĩa quân, dân vệ nên chưa dám tin cậy. Có nên báo cáo không? Tôi đề nghị anh Thông báo cáo ngay với Tư lệnh. Anh Thông lên báo cáo. Anh Vũ Lăng hạch, anh Thông không biết thế nào trả lời. Anh Vũ Lăng bảo:

        - Căn cứ nào để các anh khẳng định việc này khi chỉ dựa vào thông tin của một thằng dân vệ. Thông qua một làn sóng trên trời nghe cũng chưa chắc chính xác. Nếu là cái điện mật có mật mã lại khác.

        Lúc ấy, nó tạo ra cho người lãnh đạo một cái suy nghĩ là: Về phương diện kỹ thuật, chúng tôi khẳng định là có nguồn tin đó. Còn nguồn tin đó có giá trị thế nào, độ chính xác bao nhiêu, chúng tôi không lý giải được. Lập tức điện báo ra Cục 2. Thời gian đó anh Vũ Lăng là con người rất nhạy cảm với tình hình bên trinh sát đưa tin: địch có thể bỏ Tây Nguyên. Anh Vũ Lăng lệnh cho trinh sát hỏi ngoài Bộ. Bộ chưa trả lời được. Sau vài ngày có dấu hiệu, không phải một vài thằng nói với nhau mà những trung tâm truyền tin sóng cực ngắn, chính xác cái thông tin từ đó ra, anh em lại tiếp tục báo cáo, với Bộ và Tư lệnh B3. Sau đó tôi được thưưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

        Sau này mới biết rõ quân ngụy có chủ trương từ tổng thống xuống, Plây Cu - Kon Tum rồi từ tổng tư lệnh xuống rồi mà mình không biết, không khai thác được. Người mã thám định hướng mới dịch ra mật mã của nó. Ngoài Bộ mới có nhận định nó rút Tây Nguyên. Nhưng nó rút ngày nào là thành vấn đề?

        Anh Vũ Lăng không hạch anh Thông, anh đến, vẫn chiếc gậy đó. Anh thân mật nhỏ nhẹ:

        - Theo cậu sao?

        - Về phương tiện kỹ thuật, chúng tôi xác định đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, đề nghị thủ trưởng có phương án tác chiến đánh địch rút chạy.

        Lần này rất thoải mái. Lúc trước nóng bao nhiêu, vừa sợ vừa tức vì đã có ấn tượng từ trước, lần này gặp lại hoàn toàn khác, rất nhỏ nhẹ, rất tình cảm, thân mật. Cái phẩm chất rất quý của một vị tư lệnh cấp cao đối với một anh sĩ quan cấp nhỏ.

        Trinh sát mặt đất trên Plây Cu và Kon Tum báo cáo là lúc 9 giờ ngày mấy mấy đó có những đụn khói to. Chính tôi nhận định nó phá hủy để rút. Đến một ngày trên tuyến đường 14 từ Kon Tum vào Plây Cu, vào tới Hàm Rồng thì xe dân sự đặc hết. Dân chạy trước lính. Thế là nó rút chạy B3, tưởng rút theo đường 19, không ngờ nó rút đường số 7. Anh Vũ Lăng biết đường 7 từ thời Pháp bỏ cầu Cống Sập, vì nó biết đường 19 có Trung đoàn 98 đã phục ở đó, đường 7 là đường mòn mà.

        Anh Lăng là tướng quân sự, không mềm dẻo như những tướng chính trị, nhưng nghĩ lại thấy lúc đó anh ấy gõ đầu mình cũng phải, không cách chức là may. Tôi thấm thía và cảm phục.

        Khi quân đoàn về Đồng Đô, tôi đi Hà Nội học. Anh Lăng biết sẽ đi Học viện liền đi thăm anh em gặp tôi anh nói:

        - Riêng cậu này có thể không thích tôi lắm, bỏ qua cho mình nhé !

        Anh khuyên tôi nên về Đà Lạt mà học, đừng đi tăng cường cấp huyện. Anh quan tâm đến tương lai của tôi. Tôi rất cảm động.

N.T.T       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2016, 11:44:44 pm »


KỶ NIỆM VỀ ANH VŨ LĂNG

Trung tướng NGUYỄN QUỐC THƯỚC1       

        Sang năm 1974, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Bộ Chính trị quyết định điều chỉnh và tăng cường một số cán bộ lãnh đạo cho các chiến trường.

        Giữa năm 1974, đồng chí Vũ Lăng, Cục trưởng Cục Tác chiến được điều động vào làm Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) thay đồng chí Hoàng Minh Thảo đi nhận công tác mới. Như vậy đây là lần thứ hai tôi lại được làm việc dưới sự chỉ huy của đồng chí Vũ Lăng. Tôi được Bộ Tư lệnh B3 giao đi đón đồng chí Vũ Lăng tại T74 ( Đắc Sơn - ngã ba biên giới Việt - Miên - Lào).

        Gặp lại anh, tôi rất mừng về thời cơ " xuất tướng " của Bộ Chính trị, về những kỷ niệm sâu sắc trong lần trước được làm việc với anh. Gặp tôi, với nét cười vui vẻ, câu đầu tiên anh nói:

        - Quốc Thước đấy à? Cậu còn giận mình nữa không?

        Tôi liền trả lời:

        - Chẳng những giận anh mà trái lại tôi rất vui khi lại được làm việc với anh...

        Câu chuyện là thế này. Cuối năm 1965, Sư đoàn 325b được lệnh vào Nam chiến đấu. Trên đường vào Tây Nguyên, Bộ Tổng tư lệnh giao cho sư đoàn tiêu diệt cho được căn cứ tiểu đoàn biệt kích Mỹ ngụy tại A Sầu, A Lưới chốt chặn đường giao liên với biên giới Thừa Thiên Sa-van-na-khệt, vừa đảm bảo cho hành lang chiến lược được an toàn, vừa đồng thời tập duyệt cho binh đoàn đánh công kiên để có kinh nghiệm trước khi vào Tây Nguyên. Phó Tư lệnh Quân khu 4 là Vũ Lăng được tăng cường trực tiếp chỉ huy sư đoàn. Qua một thời gian ngắn gấp rút chuẩn bị chiến trường, vào tháng 3 năm 1966, Trung đoàn 95 Sư 325b tiến công A Sầu, A lưới. Đêm đầu tiên chúng ta chỉ đột phá được một mảng, địch co cụm chống cự lại rất quyết liệt ta trụ bám để củng cố lực lượng, tổ chức lại đội hình chuẩn bị tiến công dứt điểm vào đêm thứ hai. Tôi, lúc bấy giờ là Trưởng ban tác chiến sư đoàn được lệnh lên tiền duyên cùng đồng chí Lê Khắc Cần - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 95 nắm lại tình hình địch - ta, xốc lại đội hình, điều chỉnh lực lượng, bổ sung phương án tác chiến, chuẩn bị cho đợt tiến công thứ hai. Trước khi đi, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng sư đoàn Trần Văn Trân dặn sau khi chuẩn bị xong, bảo đảm chắc thắng cho đợt tiến công thứ hai, tôi phải về trước sáng để báo cáo Bộ Tư lệnh quyết định nổ súng. Lặn lội suốt đêm, qua các chiến hào đến cửa mở, tổ chức xong đội hình, tôi trở về chỉ huy sư đoàn. Lúc này Bộ Tư lệnh và cơ quan vẫn thức chờ kết quả. Vừa thấy tôi vào sở chỉ huy, có lẽ trong tâm trạng cuộc chiến đấu bước đầu không suôn sẻ, ta lại bị thương vong, anh Vũ Lăng liền nổi giận quát tháo ( là người chỉ huy rất nóng nảy mà ai đã từng làm việc với anh Lăng đều ít nhiều trải qua cơn thịnh nộ như vậy, nhất là trong tình hình không thuận lợi ):

        - Sao cậu lại trở về? Ai cho phép cậu bỏ về phía sau?...

        Tôi vốn là người nóng tính, lần đầu tiên nghe câu nói đó thấy mình bị xúc phạm quá nhiều, tôi liền nổi nóng:

        - Anh không có quyền nói như vậy, tôi làm theo nhiệm vụ được giao và tôi đã hoàn thành mọi công việc, theo chỉ đạo của đồng chí Trần Văn Trân là tổ chức xong khẩn trương về báo cáo để Bộ Tư lệnh yên tâm. Trung đoàn trưởng Lê Khắc Cần cũng thống nhất để tôi về báo cho Bộ Tư lệnh đỡ lo.

        Hai cơn nóng gặp nhau, anh lại càng nổi giận và quát tháo; không khí trong Sở chỉ huy rất căng thẳng, không ai nói một lời. Tôi liền phản công lại:

        - Mọi việc sai đúng rồi sẽ rõ, anh Trần Văn Trân còn ngồi đây...

        Anh im lặng, lúc này nước mắt tôi trào ra vì uất ức.

----------------------
        1. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, Tư lệnh Quân khu 4.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM