Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:19:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47321 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #210 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:47:19 pm »


        + Các tác giả ca ngợi thiên tài quân sự của các vị danh tướng, điều đó rất đúng vì đó chính là mục đích của các bài viết. Nhưng bên cạnh đó, thái độ của người viết nên như thế nào trước thảm họa chiến tranh mà những nhân vật như Na-pô-lê-ông, Thành Cát Tư Hãn... đã gây ra cho nhân loại? Theo tôi, nên có đôi lời bàn, dù chỉ một vài dòng. Thực tế, nhiều danh tướng đã phải trả giá cho những tham vọng xâm lược và bá chủ quá lớn và quá tàn bạo của họ. Không những thế, đầu óc coi sinh mạng quân lính thuộc quyền như cỏ rác, sẵn sàng bỏ rơi để chạy thoát thân như trường hợp Na-pô-lê-ông năm 1812, để mặc cho hàng chục vạn quân bị chết rụi trên đất Nga, đâu phải là hành động anh hùng, là trách nhiệm trước xương máu binh sĩ của một danh tướng?

        + Nhân đây xin đề nghị xem lại việc chọn và in ảnh các danh tướng (cũng như ảnh các danh nhân văn hoá, khoa học, chính khách... nổi tiếng). Nên chọn ai và đặt ở đâu... là việc cần nghiên cứu. In ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở trang 21 (trong bài viết về chiến dịch Huế - Đà Nẵng) là rất không hợp lý.

        2 - Viết về những trận đánh lớn trong lịch sử.

        - Các tác giả chọn và viết 8 chiến dịch của Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin lưu ý vấn đề thống nhất thể loại và cân nhắc nên đưa chiến dịch nào vào cuốn sách.

        + Về chiên dịch Huế - Đà Nẵng (mà tác giả gọi nhầm là chiến dịch Quảng - Đà 29-3-1975), tôi cho rằng không nên lấy nguyên văn 42 trang trong cuốn Tổng hành dinh trong Mùa Xuân toàn thắng của đồng chí Võ Nguyên Giáp để cho vào Almanach. Thể loại và độ dài không phù hợp, không thống nhất với 29 bài khác trong toàn bộ mục này (Chiến dịch Huế - Đà Nẵng chiếm 16 trang, trong khi chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ 2,5 trang - cả bản đồ). Như vậy, khiến cho cả nội dung và hình thức thể hiện Mục C Phần thứ nhất của cuốn sách bị khập khiễng.

        + Nếu độ dày của Almanach chỉ cho phép số lượng bài như trên thì tôi đề nghị nên cân nhắc giữa 3 chiến dịch Tây Nguyên - 1 (CDTN-72), Huế - Đà Nẵng 1 (CDHĐN-75) và chiến dịch Biên Giới 1950 (CDBG-50). Về tầm cỡ và hiệu quả chiến lược, CDTN-72 không có gì là đặc sắc so với các chiến dịch kia. Trong CDHĐN-75, không những không gian được giải phóng rất rộng, số lượng địch bị loại khỏi vòng chiến rất lớn, âm mưu chiến lược (co cụm) của địch bị hoàn toàn phá sản mà đây còn là "chiến dịch hôm trước” của đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng. Nhưng dù sao, CDHĐN-75 cũng diễn ra trong cao trào Tổng tiến công 1975, trong tình thế thắng thua đã quá rõ ràng. Ngược lại, bối cảnh chiến tranh trong Thu - Đồng năm 1950 khác hẳn. Ta vẫn còn "chiến đấu trong vòng vây", chưa có giao lưu quốc tế, lực lượng so sánh còn bất lợi cho ta, làm gì đã có "thế chẻ tre" như Xuân 1975? Hồi đó, bằng 8 cuộc hành quân, chiến dịch lớn, quân Pháp mở rộng vùng tạm chiếm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, ta đứng trước rất nhiều khó khăn, nhất là về vật chất để phát triển lực lượng và về cách đánh. Vậy mà, với sự phát triển vượt bậc về nghệ thuật chỉ đạo chỉ huy tác chiến chiến dịch, kết quả là 8 tiểu đoàn tinh nhuệ của địch bị diệt gọn và cả vùng biên giới Đông Bắc được giải phóng, chiến dịch Biên Giới đã tạo nên một bước ngoặt chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những gì dư luận Pháp và phương Tây đã nói về "thảm hoạ Đường số 4", những biện pháp chiến lược đối phó quyết liệt của Pháp - Mỹ từ đầu năm 1951 và những thắng lợi hên tiếp của ta trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, tất cả đều đã khẳng định tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của chiến dịch này. Tóm lại, theo tôi, không nên viết CDTN-72, cần viết lại CDHĐN-75 cho đồng dạng, với số trang vừa phải và dành chỗ cho CDBG-50.

        + Cũng nhân đây, xin đề nghị xem lại chất lượng các bài viết về các trận đánh của Việt Nam đã in trong Almanach. Người đọc mong rằng nếu không hơn, không có gì mới được bổ sung thì về chất lượng ít nhất cũng bằng những gì đã được tổng kết về các chiến dịch lớn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #211 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:48:16 pm »


        3- Về lược khảo biên niên lịch sử thế giới:

        Thứ nhất, đọc những trang biên niên, người ta dễ dàng nhận thấy các tác giả không quan tâm thoả đáng đến phần lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, không chỉ từ những thế kỷ trước Công nguyên, mà cả từ các mốc khó quên của các triều đại phong kiến cho đến lịch sử hiện đại, bao gồm cả 30 năng chiến tranh giải phóng dân tộc vừa qua.

        + Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm, trên mảnh đất được coi là một trong những chiếc nôi của loài người, một đất nước sớm hình thành dân tộc, hình thành nhà nước. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống giữ nước (chống Tần, chống Triệu Đà từ những thế kỷ thứ III, thứ II trước công nguyên). Văn hoá Phùng Nguyên, có niên đại khởi đầu cách đây chừng 4.000 năm, là điểm xuất phát của nền Văn minh sông Hồng rực rỡ. Vậy mà trên những trang biên niên lịch sử, chỉ tới khi đề cập đến các sự kiện của những năm 598-614 sau công nguyên mới thấy lần đầu tiên các tác giả nói đến Việt Nam, mà lại nói gián tiếp (nhà Tuỳ xâm lược nước Vạn Xuân). Rồi từ thế kỷ thứ X trở đi, các tác giả không nói đến một sự kiện chính trị, văn hoá, một chiến công nào, từ Ngô Quyền, đến Đinh - Tiền Lê - Lý (Trần, cho mãi đến thời Tây Sơn cũng vậy. Chỉ có 2 lần và vẫn là cách đề cập gián tiếp dưới dạng nước ta bị nhà Tống (năm 981) rồi Mông - Nguyên xâm lược (1258-1285-1288). Điều đáng chú ý là, cũng trong khoảng thời gian này, một số sự kiện không có gì là đặc biệt của thế giới lại được các tác giả nói đầy đủ trong biên niên (Bồ Đào Nha trở thành vương quốc độc lập năm 1144; thành lập trường đại học Cambridge - Anh, năm 1231; nạn dịch hạch ở Công-xtăng-ti-nốp (Constantinople), (năm 1334).

        + Từ thế kỷ thứ XIX trở đi, các tác giả nói đến năm sinh của V.Huy-gô, của Đác-uyn (C.Darwin), năm mất của Đơ Lít (De Lisle) - tác giả quốc ca Pháp - đến việc tìm được mỏ vàng ở Mỹ, việc Bi-xmác rời khỏi chức Thủ tướng Đức... nhưng lại không nói đến sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là năm 1890, năm Hồ Chí Minh chào đời. Tiếp đến năm 1911, tác giả nói đến khởi nghĩa Vũ Xương và Cách mạng Tân Hợi - Trung Quốc, Viên Thế Khải lên làm Thủ tướng, nhưng sự kiện Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước thì không được nói đến.

        + Năm 1945, cuộc Cách mạng Tháng Tám được các tác giả viết bằng một câu vừa không có hồn, vừa khá lạ lẫm về nội dung và ngữ nghĩa: 19-8-1945: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam.

        Trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, những mốc chuyển biến lớn của đất nước cũng không được các tác giả quan tâm đúng mức. Vài ví dụ: Năm 1947, nói đến đảo chính ở Thái Lan nhưng bỏ qua chiến thắng có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu kháng chiến toàn quốc là chiến thắng Việt Bắc. Cuối năm 1950, nói đến Quân Chí nguyện Trung Hoa sang chiến đấu kháng Mỹ, viện Triều nhưng không một lời về chiến thắng Biên Giới (mà tầm quan trọng tôi đã có dịp nói ở phần trên). Những mốc quan trọng đánh dấu các bước mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên cả hai miền đất nước (5-8-1964, 8-3-1965, 18-12-1972...) đều không được nói đến, nhưng các tác giả lại nhắc nhiều lần lời tuyên bố (lừa bịp để trấn an dư luận) của Ních-xơn (R.Nixon) về vấn đề rút quân những năm 1969, 1972.

        + Tóm lại, về nội dung lịch sử dân tộc Việt Nam trong dòng lịch sử chung của thế giới, để đi tới thống nhất ý kiến chung quanh việc chọn sự kiện nào để đưa vào Almanach cho thoả đáng là vấn đề cần được trao đổi thêm. Đối với các nước trên thế giới, có những sự kiện cụ thể xét ra không có tác động và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng xã hội thì không nên tham, vì càng viết càng thấy thiếu, nói sự kiện này sao không nói sự kiện kia, cùng một loại sự kiện sao nước này thì nói, nước kia thì không. Ví dụ: Thành lập trường Đại học Răng-gun (Rangoon, 8-1920), việc nhậm chức của các tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi (J.Kennedy, 1-1961) và của Ca-tơ (J.Carter, 1-1977)...

        Thứ hai: Việc biên tập, sửa bản thảo, bản in, để lại khá nhiều lỗi, trong đó có những lỗi làm sai lạc thời điểm, nội dung sự kiện và số liệu lịch sử, đồng thời để lại những thiếu sót cụ thể về kỹ thuật cần khắc phục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #212 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:49:03 pm »


        1 - Về thời điểm, nội dung sự kiện và số liệu lịch sử: (xin điểm theo trình tự các trang của Almanach):

        + Quan hệ giữa binh lính với A-lếch-xăng-đrơ Ma-xê-đoan (Alexandre Macedoine) thế nào, yêu mến hay nổi dậy chống lại vì A-lếch-xăng-đrơ đem quân xâm lăng Ấn Độ? (tr.67 và 253).

        + Chung quanh việc Tổng thống Hoa Kỳ Mắc Kin-ly (Mc Kinley) bị ám sát và Th. Ru-dơ-ven (Roosevelt) lên thay (tr.101). Sự kiện diễn ra tháng 9 chứ không phải tháng 1. Mc Kin-ly bị ám sát ngày 6-9-1901, chết ngày 14-9-1901, cũng là ngày Phó tổng thống Th.Ru-dơ-ven nhậm chức.

        + Nội chiến Tây Ban Nha (các trang 109, 110 và 339) không thống nhất: tháng 7 năm 1936 hay ngày 1 tháng 10 năm 1936 hay ngày 17 tháng 7 năm l937? Theo Pơ-ti La-rút-xơ (Petit Laurousse) (1983 - tr.1.305) thì nội chiến diễn ra từ 1936 đến 1939.

        + Văn hào Ta-go (R.Tagor) được giải thưởng Nô-ben (Nobel) năm nào? Giữa hai trang 111 và 1.549 của Almanach, chỗ thì ghi 1941, chỗ thì 1913. Theo Pơ-ti La-rút-xơ (tr.1.715), năm 1913 ông được giải thưởng Nô-ben, ông mất năm 1941.

        + Thiệt hại do Thế chiến 2 gây ra là bao nhiêu người? Tr.113 Almanach: 40 triệu, tr.338: 53 triệu. Pơ-ti La-rút-xơ (tr.1.374): 49 triệu. Lịch sử hiện đại, tập 2, tr.46, Nxb Sự. Thật, 1963 dịch sách của Liên Xô dựa theo Niên giám thế giới của Mỹ: 46 triệu. Vậy nên lấy số nào? Vì giữa hai trang 113 và 338 của Almanach cũng chênh nhau 13 triệu người. Riêng số thiệt hại của Nhật Bản, hai trang của Almanach cũng không thống nhất (tr.113: 2 triệu, tr. 833: hơn 3 triệu). Tổn thất của Mỹ trong trận Trân Châu Cảng cũng không thống nhất giữa trang 193 và trang 195 cuốn sách.

        + Ngày nào được coi là bắt đầu chiến tranh lạnh? (tr.114: 5-3-1946; tr.115: 12-3-1947 và 26-7-1947).

        + Ngày độc lập của Ấn Độ là ngày nào? Tr.115: ngày 14 tháng 8 năm 1947: Anh công nhận độc lập, hôm sau 15 tháng 8 J.Nê-ru nhậm chức thủ tướng Chính phủ liên bang Ấn Độ tự trị. Tr.117: Ngày 26 tháng 1 năm 1950 Hiến pháp quy định thể chế Cộng hoà bắt đầu có hiệu lực. Theo La-rút-xơ là ngày 15 tháng 8 năm 1947, nhưng theo cuốn Các nước trên thế giới (Nxb Sự thật, 1983, tr. 16 thì "Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và trở thành một nước cộng hoà").

        + Tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1963, chứ không phải ngày 2 (tr.122).

        + Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ ngày 7 tháng 8 năm 1 (tức chỉ mấy ngày sau khi không quân và hải quân Mỹ gây ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ) chứ không phải năm 1 (tr. 122).

        + R.Ních-xơn từ chức Tổng thống Mỹ ngày 9 tháng 8 năm 1974 chứ không phải ngày  (tr.127). (Xem: 42 đời Tổng thống Hoa Kỳ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, 1995, tr.1.079).

        + Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang của Ápganixtan ngày 27 tháng 4 năm 1978, lập nước Cộng hoà dân chủ Ápganixtan ngày 30 tháng 4 năm 1978 chứ không phải năm 197 (tr.128).

        + Lời Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn khẳng định với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay giặc đến dễ đánh" là câu nói của ông vào lần thứ 3 cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên chứ không phải lần thứ  (tr.281). Xem Một số trận quyết chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nxb QĐND, Hà Nội 1976, tr.91, trích theo Đại Việt Sử ký toàn thư.

        2 - Một số vấn đề cụ thể về từ ngữ

        Có thể vì lý do nào đấy trong khâu biên tập hoặc việc "dọn vườn" làm chưa chu đáo, lại do nhiều người viết, nên còn khá nhiều hạt sạn nhỏ trên một số trang sách. Rõ nhất là vấn đề chữ nghĩa, không chỉ chữ nước ngoài (phiên âm) mà cả chữ “tiếng Việt". Xin nêu vải dẫn chứng để lưu ý cho lần tái bản.

        + Chỉ trên 3 dòng cột bên phải trang 197, hai từ tấn công và tiến công đã dùng không thống nhất. Nhiều trang khác như 254, 255... cũng vậy. (Từ những năm 70 của thế kỷ XX trong một cuộc hội thảo tổ chức ở Viện Khoa học Quân sự, mọi người đã thống nhất chỉ nên dùng từ tiến công).

        + Chỉ trên 1 dòng tr. 199, tác giả viết một từ theo 2 cách khác nhau (Stalingrad và Xtalingrat). Nhiều trang khác lặp lại cách dùng khác nhau về một từ Staline - Xtalin và Stalin.

        + Những tên riêng như Tojo Hadeki gồm 2 từ chứ không phải  (tr.334); Hirohito là 1 từ chứ không phải  (tr.131 và 833). Viên bại tướng cuối cùng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam không trùng tên với cầu thủ bóng đa số 10 của nước Anh (Owen) như tác giả viết ở trang 327, viên tướng này tên là Weyand. Thủ đô nước Áo là Vienna chứ không phải là Wien như tác giả viết ở các tr.90, 93.

        + Việc phiên âm tiếng nước ngoài cần cố gắng thống nhất và chuẩn mực hơn. Ví dụ (tr.101) Mc Kinkey viết là Mekenley rồi mở đóng ngoặc (Mackinlây); Theo tiếng nước ngoài, hoàng - tử Ba Tư tên là Xerxes chứ không phải Xerces, dù đều phiên âm là Xec-xet (tr.149).

        + Nên có chú thích để người đọc dễ hiểu một số từ như chiến tranh Punique của Carthage thời Hannibal; Đại Hãn Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn), Mạc Phủ (Nhật Bản)…

        + Riêng tên của Aristote (hay Aristotelex hay Aristotle) nên dùng thống nhất một từ, theo cách viết của Anh hay của Pháp. Tiện đây cũng xin có ý kiến chung quanh bài viết về nhân vật này. Liệu có nên tách thành 2 bài (tr.1.417 và 1.463), một bài viết về nhà tư tưởng, nhà triết học, một bài viết về danh nhân văn hoá. Rồi 2 lần giải thích về 3 tên khác nhau, và bài nọ lặp lại công trình khoa học của Aristote đã nói trong bài kia (Phép siêu hình - Siêu hình học). Aristote đã vậy, nhiều danh nhân khác thì sao? Ví dụ trường hợp Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là Danh nhân văn hoá thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #213 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:50:38 pm »

       
ĐÔI ĐIỀU VỀ CUỐN SÁCH
“TÌM HIỂU CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGHĨA (1885-1945)”
1

ĐINH XUÂN LÂM        

        Bạn đọc ham tìm hiểu lịch sử đấu tranh yêu nước cách mạng của cả nước nói chung, của các địa phương nói riêng, rất vui mừng tiếp nhận cuốn "Tìm hiểu các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân tỉnh Quảng Nghĩa (1885-1945)" của Bùi Định, do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng và Sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Nghĩa Bình xuất bản năm 1985.

        Cầm trên tay cuốn sách khá dầy dặn (284 trang), trình bày một cách trang nhã, người đọc đã có cảm tình. Đọc "Lời giới thiệu” (tr.5), được biết tác giả vốn là một cán bộ tham gia cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng bộ tỉnh và đã liên tục hoạt động trong phong trào địa phương qua các thời kỳ, người đọc càng thêm tin tưởng. Đây là trường hợp biết và quý, vì do chính người đã góp phần làm ra lịch sử trực tiếp viết lịch sử địa phương mình với tất cả sự hiểu biết và tình cảm gắn bó.

        Ấn tượng tốt đẹp đầu tiên càng được củng cố qua các chương mục của tác phẩm sắp xếp theo một bố cục hợp lý và xây dựng trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu phong phú. Những hiểu biết và kinh nghiệm của tác giả, vốn là một chiến sĩ phong trào, đã được kết hợp chặt chẽ với những hiểu biết và kinh nghiệm của nhiều đồng bào, đồng chí, có đối chiếu, thẩm tra và đánh giá một cách thận trọng với các nguồn tư liệu thành văn ở Trung ương và các địa phương, đặc biệt là các tư liệu điều tra thực địa và những tư liệu do chính các chứng nhân lịch sử cung cấp, kể cả một số tư liệu từ phía địch (Như các báo cáo của Công sứ và Ty mật thám tỉnh Quảng Nghĩa, của Toà khâm sứ và Sở mật thám Trung Kỳ…).

        Nhờ vậy, quá trình phát triển của phong trào yêu nước cách mạng từ năm 1885 đến năm 1945 của nhân dân Quảng Nghĩa đã được dựng lại một cách đầy đủ trên những chặng đường phát triển chính, với các đặc điểm nổi bật.

        Tuy nhiên, do đề tài nghiên cứu đề cập tới một địa phương có phong trào mạnh, phát triển liên tục qua cát thời kỳ, vừa mang tính chất chung cả nước, vừa có những đặc điểm riêng, việc nhận định, đánh giá tính chất, khuynh hướng, quy mô của phong trào Quảng Nghĩa đặt trong mối quan hệ chung với phong trào toàn quốc, không khỏi có những khó khăn nhất định, không dễ sớm đi tới thống nhất ý kiến, nhất là đối với thời kỳ trước khi chính đảng của giai cấp vô sản ra đời.

        Bài viết này chưa đề cập tới phong trào yêu nước chống Pháp trong tỉnh Quảng Nghĩa trên con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin (1926-1945) mà tập trung vào hai phần: Phần một - Phong trào Cần Vương chống Pháp tỉnh Quảng Nghĩa (1885-1896) và Phần hai - Phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản trong tỉnh Quảng Nghĩa (1899-1926), vì có một số vấn đề chúng tôi muốn trao đổi bàn bạc thêm.

        Vấn đề thứ nhất là xung quanh phong trào Cần Vương tỉnh Quảng Nghĩa (1885-1896):

        Tác giả khẳng định vai trò lãnh đạo phong trào Quảng Nghĩa thuộc về các sĩ phu phong kiến yêu nước chống pháp cuối thế kỷ XIX và cho rằng phong trào Quảng Nghĩa trong thời kỳ đầu do Lê Trung Đình lãnh đạo là một bộ phận của phong trào Cần Vương, do Tôn Thất Thuyết cầm đầu, điều đó là hoàn toàn đúng với sự thật lịch sử. Nhưng khi ông khẳng định rằng từ lúc bù nhìn Đồng Khánh được Pháp dựng lên sau khi vua Hàm Nghi “xuất bôn” kêu gọi đánh Pháp thì các văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp lúc đó đã bị "kẹt", vì đến nay chữ "ái quốc" đã mâu thuẫn với chữ "Trung quân" (tr.35), thì lại không chính xác. Vì tuy triều đình Đồng Khánh có được thực dân Pháp dựng lên, nhưng lập tức đã bị nhân dân cả nước - trong đó có bộ phận đứng đầu là các văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp - phỉ nhổ, nên quyền hành chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ hẹp xung quanh kinh thành Huế, ngay cả chuyến đi ra Bắc do "quan thầy" bố trí để gây thanh thế cho Đồng Khánh cũng hoàn toàn phá sản. Y vừa ra khỏi kinh thành chưa được bao xa đã bị nghĩa quân các địa phương chặn đánh quyết liệt, buộc phải quay về. Rõ ràng là nhân dân và văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp hồi đó không chấp nhận cái triều đình đầu hàng, con đẻ của bè lũ cướp nước. Và khi họ nổi dậy chống thực dân Pháp, đó là họ hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, là họ biểu lộ lòng "trung" với một ông vua kháng chiến và "triều đình" của ông ta - mặc dù nó nằm trong tình trạng lưu vong. Lúc này, các văn thân, sĩ phu yêu nước chống xâm lược Pháp hoàn toàn không bị rơi vào "một chỗ kẹt", trái lại, họ đã được "khai thông", địch - ta lúc này đã rõ rệt, nên có điều kiện kết hợp chặt chẽ "Trung quân" với "Ái quốc", chớ đâu có tình cảnh ngang trái của văn thân sĩ phu yêu nước dưới triều Tự Đức, muốn đánh mạnh mà bị chính bản thân triều đình hạn chế, ngăn cản, thậm chí phá hoại.

----------------
       1. (Tạp chí LSQS số 2-2002)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 11:07:16 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #214 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:51:32 pm »

  
        Một vài dẫn chứng: năm 1858, Phạm Văn Nghị hăng hái đưa đội quân sĩ tử lên đường vào Nam đánh giặc đã bị triều đình buộc phải quay ra Bắc; Trương Định buộc phải bãi binh sau khi triều đình ký Hàng ước năm 1862 dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp; đó là chưa nói tới trường hợp nhà yêu nước Hoàng Phan Thái đã bị triều đình Tự Đức xử chém vì "tội" yêu nước chống Pháp? Cuối cùng, văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đều nhận thấy rõ rằng: muốn đánh giặc Pháp có kết quả thì phải chống luôn cả triều đình đầu hàng giặc Và đó là cách giải quyết đúng đắn của họ, ngay cả khi triều đình mới có một số hành động thoả hiệp đầu hàng mà chưa trở thành tay sai hoàn toàn cho giặc. Huống chi đến khi triều đình phong kiến đã hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công của tư bản Pháp, Đồng Khánh đã trở thành tay sai đắc lực và trung thành của giặc Pháp, thì tình hình lại càng rõ ràng hơn. Lúc này, khi hưởng ứng Chiếu Cần Vương, văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước có "danh chính ngôn thuận" và trong hành động đã thống nhất chặt chẽ "Trung quân" với "Ái quốc". Đối với họ bấy giờ, cái "tiểu triều đình" kháng chiến của Hàm Nghi lưu động nơi thâm sơn cùng cốc miền Tây Nghệ Tĩnh và Quảng Bình mới đại diện cho dân, cho nước, chớ đâu phải là cái triều đình bù nhìn Đồng Khánh ru rú nơi cung vàng điện ngọc chốn thần kinh. Chính thực dân pháp lúc đó cũng phải xác nhận Hàm Nghi là "linh hồn của cuộc kháng chiến".

        Nhận định thứ hai của tác giả Bùi Định là phong trào Cần Vương Quảng Nghĩa có hai thời kỳ: Thời kỳ "công khai hợp pháp" với hai cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình (1885), Nguyễn Bá Loan (1886-1888) và thời kỳ "bí mật, bất hợp pháp" với cuộc khởi nghĩa Thái Thú (1894) và cuộc vận động phục quốc của Trần Du (1895 - 1896).

        Theo chúng tôi, việc phân chia tách bạch như vậy không hợp lý vì không phản ánh được đặc điểm từng lúc, từng vùng của phong trào Cần Vương cả nước nói chung, của phong trào Cần Vương Quảng Nghĩa nói riêng. Sự thật thì chỉ sau một giai đoạn phát triển sôi nổi và ồ ạt khi có Chiếu Cần Vương thứ nhất (13-7-1885), phong trào nổi dậy của các tỉnh Nam Trung Kỳ - từ Bình Thuận ra tới Quảng Nam, đã bị giặc Pháp và phong kiến tay sai dập tắt trong máu lửa. Khi vua Hàm Nghi sa vào tay giặc (11-1888), về cơ bản, phong trào nơi đây đã tan rã và bộ máy kìm kẹp của thực dân Pháp đã được siết chặt trên toàn vùng. Trong hoàn cảnh đó, những người yêu nước, trong quá trình tập hợp lực lượng tiến tới khởi nghĩa, bắt buộc phải hành động thận trọng, bí mật, để tránh khỏi tai mắt của kẻ thù và tay sai. Tình hình đó có khác tình hình các tỉnh ngoài Bắc, từ Hà Tĩnh trở ra. Tại các tỉnh này, sau khi Hàm Nghi bị giặc bắt, phong trào cũng dồn dập trải qua những khó khăn to lớn, kẻ thù giờ đây rảnh tay phía Nam nên có điều kiện dồn sức đánh phá ngoài Bắc. Nhưng cũng không thể vì vậy mà chúng có thể dập tắt được phong trào một cách dễ dàng? Chỉ có điều mới là trong hoàn cảnh miền đồng bằng giờ đây đã bị kẻ thù "bình định", các cuộc khởi nghĩa phải chuyển địa bàn hoạt động lên miền trung du và rừng núi để kéo dài cuộc chiến đấu (khởi nghĩa Phan Đình Phùng - Cao Thắng ở Nghệ Tĩnh; khởi nghĩa Tống Duy Tân - Cao Điển ở Thanh Hoá).

        Nếu chỉ căn cứ vào một số đặc điểm của phong trào Cần Vương Quảng Nghĩa, thể hiện ở các mặt tổ chức lực lượng và xây dựng cơ sở - thực ra các đặc điểm này đều do tình hình địch - ta ở từng địa phương, vào từng thời gian quy định - để cho rằng "đó là những bước phát triển mới về chỉ đạo" của phong trào trong tỉnh (tr. 36) thì lại không sát và đúng tình hình thực tế phong trào cả nước, cũng như phong trào Quảng Nghĩa hồi đó.

        Khi nêu nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương Quảng Nghĩa - sự thật đây cũng là nguyên nhân thất bại chung cho phong trào cả nước - tác giả đã phân tích khá kỹ và đầy đủ các mặt. Tiếc rằng cuối cùng lại không đi tới cái nguyên nhân cơ bản nhất là tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong phong trào. Hơn nữa, trong khi đánh giá Tôn Thất Thuyết, phần nào tác giả tỏ ra quá khe khắt, chưa "thông cảm" đúng mức với người xưa, làm cho bạn đọc có thể hiểu lầm ông là phần tử đào ngũ. Sự thật đâu phải người cầm đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế "chỉ nhân danh vua Hàm Nghi ra được tờ Chiếu Cần Vương", sau đó bỏ vua Hàm Nghi lại Quảng Bình để "chạy sang Tàu cầu viện nhà Mãn Thanh?" (tr.38-39). Không phải vô cớ khi chính kẻ thù buộc phải xác nhận Tôn Thất Thuyết là "một nhân vật lớn" trong lịch sử Việt Nam, rằng "ông ta đã tỏ thái độ đối địch quyết liệt trong mọi hoàn cảnh" đối với chúng, nhưng cũng phải công nhận rằng "đấy là quyền mà cũng là bổn phận của ông ta (Đại úy Ba-xtit (Bastide) - Cuộc nổi dậy và việc chiếm đóng thành Huế năm 1885, Pa-ri, 1912).

        Hơn nữa, tác dụng của Chiếu Cần Vương đâu phải nhỏ! Nó đã phát động được cả một cao trào yêu nước chống Pháp trong toàn quốc, mang tính nhân dân sâu sắc (trừ Nam Kỳ bị giặc pháp chiếm sớm nên không có điều kiện hưởng ứng kịp thời và mạnh mẽ), làm cho giặc Pháp và phong kiến tay sai phải chật vật đối phó trong hơn 10 năm (1885-1896).
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 11:07:48 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #215 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:52:09 pm »


        Còn đối với sự kiện Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc vào tháng 3 năm 1886, một mặt cần thấy đây là một ngộ nhận của ông đối với phong kiến Mãn Thanh, nhưng mặt khác cũng phải nhận rõ động cơ yêu nước của ông trong chuyến "công du” này. Trước sau ông vẫn là người chân thành yêu nước, ra đi đâu phải để trốn tránh nhiệm vụ, mà với ý định tranh thủ viện trợ bên ngoài cho kháng chiến trong nước. Trước khi ra đi, ông đã giao nhiệm vụ phò vua diệt giặc cho những người đồng tâm, đồng chí ở lại - trong đó có cả hai người con trai của ông. Khi cầu viện thất bại - mà cũng không thể quay về nước nữa vì giặc Pháp đã khoá chặt biên giới Việt - Trung, bản thân ông cũng đã có những cố gắng vượt bậc trong việc tự lực tuyển quân, mua khí giới gửi về tiếp sức cho nghĩa quân trong nước, rồi cuối cùng chết nơi đất khách quê người với một nỗi bi phẫn khôn cùng.

        Vấn đề thứ hai cần được trao đổi ý kiến để đi tới một nhận định đánh giá sát đúng là xung quanh phong trào cách mạng tỉnh Quảng Nghĩa trong những năm 1897-1926.

        Trước hết là về sự biến chuyển trong cơ cấu xã hội Việt Nam hồi đầu thế XX. Ở đây, không có điều kiện đi vào tất cả các mặt của sự biến chuyển đó, mà chỉ đề cập tới sự phân hoá giai cấp mới.

        Tác giả Bùi Định cho rằng vào đầu thế kỷ XX, "trong xã hội Việt Nam đã có sự phân hoá mới" và "bên cạnh các giai cấp tầng lớp dân cư vốn tồn tại trong xã hội phong kiến Việt Nam như địa chủ, phú nông, nông dân lao động, đã xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới non trẻ, như giai cấp công nhân, công nhân nông nghiệp, giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị, trong đó có tầng lớp trí thức mới Tây học" (tr.42).

        Khẳng định như vậy là không đúng với tình hình xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Lúc đó hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị chưa ra đời, mà phải đợi tới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mới có điều kiện hình thành. Một đặc điểm nổi bật trong sự phân hoá xã hội Việt Nam dưới thời thống trị của đế quốc Pháp là giai cấp công nhân ra đời sớm, cùng với sự khai thác đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc Pháp, bỏ rơi đằng sau khá xa hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Đến khi hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản gần như đồng thời xuất hiện sau chiến tranh - vào khoảng trước sau năm 1924 - thì giai cấp công nhân, ra đời từ trước chiến tranh, giờ đây đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Để tới tháng 8 năm 1925, khi bùng nổ cuộc bãi công Ba Son, thì chuyển vào giai đoạn "tự giác". Và khi chính đảng vô sản ra đời (3-2-1930) thì quá trình chuyển từ "tự phát" lên "tự giác" của giai cáp công nhân đã hoàn thành.

        Tiếp đó, khi đề cập tới các phong trào yêu nước của Quảng Nghĩa thời kỳ 1904-1908, tác giả đã phân tích khá kỹ sự phân hoá trong phong trào. Tác giả đã có lý khi khẳng định các phong trào hồi đầu thế kỷ ở nước ta "có sự giống nhau, có quan hệ mật thiết với nhau, song cũng có sự khác nhau” (tr.44-45).

        Nhưng khi đi vào phân tích cụ thể sự giống nhau và khác nhau thì tác giả tỏ ra lúng túng, trình bày dàn đều, không thấy được đâu là cái chính yếu, đâu là cái thứ yếu.

        Thực vậy, dưới tác động của chính sách thuộc địa của đế quốc pháp, từ những năm đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã biến chuyển cả về hai mặt kinh tế và xã hội. Nhưng điều quan trọng là sự biến chuyển kinh tế đó diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong nước tuỳ theo điều kiện tư bản Pháp tiến hành khai thác nhiều ít khác nhau trong các vùng đó. Từ đặc điểm kinh tế này đã dẫn tới một đặc điểm xã hội là sự phân hoá xã hội đã diễn ra không đồng đều giữa các vùng. Vùng trào tư bản Pháp khai thác mạnh, phương thức tư bản chủ nghĩa du nhập sớm thì ở đó tầng lớp tư sản có điều kiện tập hợp đông hơn và chịu ảnh hưởng trào lưu tư tưởng mới (tư tưởng tư sản) sâu sắc hơn. Chính đặc điểm tình hình đó đã dẫn tới sự phân hoá không đồng đều trong phong trào, cũng như trong hàng ngũ những người yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX. Nói một cách khác, phải thấy rằng việc chịu ảnh hưởng tư sản sâu hay nông là tuỳ thuộc vào nền tảng kinh tế mới bên trong nhiều hay ít. Chỉ trên cơ sở đó mới giải thích được một hiện tượng khá độc đáo trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX là cùng một lúc mà có hai xu hướng bạo động và cải lương song song tồn tại và phát triển. Đồng thời, cũng phải thấy hai xu hướng trên không đối lập nhau, trái lại còn ảnh hưởng qua lại, có tác dụng cổ vũ, thúc đẩy nhau phát triển vì cùng chung tính chất tư sản. Hơn thế nữa, cũng cần tránh xu hướng muốn nhập cục cả hai xu hướng vào làm một, vì làm như vậy là không phản ánh sát đúng thực chất sự phân hoá trong hàng ngũ những người sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX.

        Đi vào phong trào cụ thể, tác giả Bùi Định đã có sự lẫn lộn giữa hội Duy Tân với phong trào Duy Tân (tr.47). Sự thật cần phân biệt hội Duy Tân do Phan Bội Châu cùng các đồng chí thành lập vào hồi tháng 5 năm 1904 trong cuộc họp bí mật tại nhà Nguyễn Hàm ở Quảng Nam với cuộc vận động Duy Tân lan tràn ở các tỉnh miền Trung trong năm 1908.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 11:08:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:52:28 pm »


        Hội Duy Tân chủ trương dùng thủ đoạn bạo động để khôi phục độc lập dân tộc, còn cuộc vận động mang tính chất cải cách lại chủ trương bước đầu phát động phong trào khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh để dân giàu, nước mạnh, sau mới tính đến chuyện khôi phục độc lập dân tộc.

        Chúng tôi xin nhấn mạnh lại là sở dĩ có sự phân hoá trong phong trào như vậy, chính là do mức độ tiếp thu ảnh hưởng lới không đồng đều trong bộ phận sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX những người chịu ảnh hưởng tư sản ít hơn, và phần nào còn gắn với truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc, thì thiên về hoà bình cải cách. Tuy rằng đối với họ, dù thuộc xu hướng bạo động hay cải lương, thì mục đích cuối cùng vẫn là cứu nước, họ chỉ khác nhau về phương tiện, phương pháp hành động. Ngay cả đối với Phan Châu Trinh, là người đại diện triệt để nhất cho xu hướng cải lương hồi đó, tuy tác giả Bùi Định đánh giá gay gắt là "thoả hiệp, hợp tác với Pháp", nhưng rồi cũng phải công nhận mục đích cuối cùng của ông là để "mưu cầu cứu nước, cứu dân" (tr.46) một sự đánh giá rõ ràng là có mâu thuẫn trong lập luận.

        Duy có điều tác giả Bùi Định chưa làm nổi bật lên được, đó là sự khác nhau giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Nghĩa hồi đó về mức độ tiếp thu ảnh hưởng mới.

        Cũng chính vì lẫn lộn giữa hội Duy Tân với cuộc vận động Duy Tân và cũng vì chưa nắm chắc sự giống nhau và khác nhau của phong trào Quảng Nghĩa so với phong trào Quảng Nam mà tác giả Bùi Định đã đưa ra nhận xét: "Có thể nói, nhiều điểm về đường hướng, chủ trương cơ bản của hội Duy Tân ở Quảng Nghĩa trái hẳn lại với đường hướng, chủ trương của phái Đông Du của cụ Phan Bội Châu và phái ỷ Pháp cầu tiến bộ của cụ Phan Châu Trinh". Trong khi đó ông vẫn buộc phải thừa nhận: "Tuy nhiên, về những chủ trương cụ thể và hình thức của phong trào thì có nhiều điểm giống với chủ trương của cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu và phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục" (tr.52). Cũng vì không nam được thực chất phong trào mà tác giả đã đi tới một nhận định không khoa học, thậm chí rất cảm tính, chủ quan khi khẳng định phong trào Quảng Nghĩa "là một phong trào yêu nước, trong khi chưa tìm được con đường đúng đắn để tiến lên, bí quá mà phải đi theo con đường dân chủ tư sản từ nước ngoài vừa dội vào để mưu cầu cho sự nghiệp “chống Pháp, cứu nước mà thôi" (tr.57).

        Sự thật là trong điều kiện xã hội và chính trị Việt Nam đầu thế kỷ XX, sau thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX, đồng thời trước ảnh hưởng tư tưởng tư sản phương Tây từ ngoài tràn vào theo hai con đường Nhật Bản và Trung Quốc - từ Phan Bội Châu, qua Phan Châu Trinh đến Lương Văn Can - nói chung là với bộ phận sĩ phu tiến bộ, mặc dù có những hạn chế nhất định, đã tự nguyện chọn con đường Duy Tân, lấy tân học làm nền tảng tư tưởng và xu hướng chính trị của mình, tức là tư tưởng và chính tri tư sản trong căn bản. Tất nhiên, do tư sản Việt Nam còn là một tầng lớp rất mong manh, đang trong .buổi đầu tập hợp và xây dựng lực lượng, thế lực kinh tế còn yếu, nên không phải chính nó sáng tạo ra cái tư tưởng Duy Tân đổi mới của sĩ phu yêu nước, mà chính các vị đã chủ động tiếp nhận trào lưu tư tưởng mới từ ngoài vào. Nhưng vấn đề là từ những năm đầu thế kỷ, cùng với những biến đổi trong cơ cấu kinh tế, xã hội dưới ảnh hưởng chính sách khai thác của đế quốc Pháp, trong xã hội Việt Nam cũng đã xuất hiện một tầng lớp tư sản, đã có quan hệ tư bản chủ nghĩa, dù ở trình độ rất thấp kém. Đó là những cơ sở xã hội và chính trị tối thiểu để tư tưởng mới thâm nhập vào một số người, đặc biệt vào những người sĩ phu yêu nước - những người tri thức chân chính của dân tộc, mặc nhiên họ đã đại diện cho xu hướng tư sản. Cần nhấn mạnh rằng không phải bản thân các cụ đã có ý thức rằng mình đại diện cho tầng lớp tư sản, mà chỉ có ý thức tranh đấu vì nước nhà, vì dân tộc, nhưng khách quan mà nói thì tư tưởng và quan điểm chính trị của các cụ căn bản đã là tư tưởng và quan điểm chính trị tư sản. Vì những lẽ trên không thể không nhận định rằng phong trào yêu nước đầu thế kỷ thực chất đã là phong trào dân tộc có tính chất tư sản do các sĩ phu tiến bộ có khuynh hướng tư sản hoá lãnh đạo.

        Trên đây là một số ý kiến muốn được trao đổi thêm với tác giả sách "Tìm hiểu các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân tỉnh Quảng Nghĩa (1885-1945)" và cũng qua đây tranh thủ thêm ý kiến của bạn đọc rộng rãi. Nhưng sau khi bài viết xong chuẩn bị gửi đăng Tạp chí thì tôi được tin tác giả sách mới qua đời. Tuy vậy, tôi nhận thấy vẫn cần công bố bài viết của mình vì đây là một vấn đề học thuật cần được trao đổi rộng rãi trước khi đi đến một ý kiến thống nhất. Và tôi xin phép được xem bài viết của mình như một nén nhang tâm thành dâng lên hương hồn của tác giả Bùi Định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #217 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:54:23 pm »


KHU 5 HAY LIÊN KHU 5, QUÂN KHU 5 TRONG CUỐN SÁCH
 “KHU 5 - 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHONG”
1

VÕ CAO LỢI         

        Khu 5 - 30 năm chiên tranh giải phóng là cuốn lịch sử chiến tranh đầu tiên ở cấp Quân khu được hoàn thành và ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19.12.1946 - 19.12.1986).

        Đây là cuốn lịch sử viết về cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trên địa bàn Nam Trung Bộ (Nam Trung Bộ được tính từ đèo Hải Vân đến huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận)) trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nó "đã phản ánh sinh động cuộc đấu tranh cách mạng, chủ yếu là chiến tranh cách mạng phát triển tử thấp đến cao trong sự phát triển chung của cuộc kháng chiến toàn quốc; dựng lại được bức tranh khá đậm nét về hoạt động quân sự của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, của lực lượng vũ trang cách mạng và cả lực lượng nhân dân đông đảo về sự kết hợp đấu tranh quân sự với các hoạt động đấu tranh về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, kết hợp nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế" (Đại tướng Hoàng Văn Thái - lời Tựa cuốn sách "Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng", tập  (thời kỳ kháng chiến chống Pháp), tr.5).

        Đúng như lời nhận xét của Đại tướng Hoàng Văn Thái - người đã từng làm Bí thư Khu ủy, Bí thư Quân khu ủy, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu  (1966-1967), quyển sách đã trở thành mẫu mực, trở thành nguồn tư liệu gốc để cho các địa phương, đơn vị, cơ quan trong Quân khu 5 làm chuẩn để viết lịch sử chiến tranh giải phóng của địa phương, đơn vị và ngành mình. Tất cả những cuốn sử trên đều dựa rất nhiều (về sự kiện và tư liệu) vào "Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng". Như thế cũng đủ cho chúng ta thấy chất lượng và giá trị của cuốn sách như thế nào. Nhưng vấn đề mà chúng tôi băn khoăn suy nghĩ là mối quan hệ giữa tiêu đề và nội dung cuốn sách. Nói cụ thể hơn là tên sách không thống nhất với phạm vi trình bày các sự kiện trong cuốn sách.

        Để làm rõ thêm điều này, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử, xem lại quá trình hình thành và tồn tại của các khu hành chính quân sự ở miền Nam Trung Bộ trong hai cuộc kháng chiến và cho đến hiện nay như thế nào.

        Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 16 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Chiến khu 5 và Chiến khu  (Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1. tr.73, 74 và Công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 5 - Biên niên sự kiện, tập 1, tr.33, 34).

        - Chiến khu 5 gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum. Đồng chí Cao Văn Khánh làm Chiến khu trưởng, đồng chí Nguyễn Chánh làm Chính ủy Chiến khu.

        - Chiến khu 6 gồm 7 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng.

        Đồng chí Trần Công Khanh, sau đó là đồng chí Nguyễn Thế Lâm làm Chiến khu trưởng, đồng chí Trịnh Quang Huy lành Chính ủy Chiến khu.

        Thực hiện sắc lệnh "Về quân đội quốc gia Việt Nam" do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 22 tháng 5 năm 1946, Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam quyết định cải tổ các chi đội Vệ Quốc đoàn ở Nam Trung Bộ và biên chế lại chính 3 đại đoàn với các phiên hiệu 31, 27 và 23 gồm 11 trung đoàn và 1 tiểu đoàn độc lập, đồng thời giải thể Chiến khu 5 và Chiến khu 6.

        Để thuận tiện cho việc chỉ đạo, chỉ huy, phù hợp với sự phát triển của tình hình kháng chiến, đầu tháng 12 năm 1946, Trung ương Đảng quyết định giải thể Uỷ ban kháng chiến miền Nam Việt Nam và ba đại đoàn ở Nam Trung Bộ, tổ chức lại hai khu hành chính quân sự (Khu 5 và Khu 6). Số tỉnh và phạm vi quản lý của Khu 5 và Khu 6 giống như Chiến khu 5 và Chiến khu 6.

        Ngày 28 tháng 8 năm 1947, được sự ủy nhiệm của Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng chí Phạm Văn Đồng - đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở Nam Trung Bộ, ký Quyết định số 100/BT thành lập Khu 15 Tây Nguyên. Khu 15 được thành lập trên cơ sở tách các tỉnh Tây Nguyên ra khỏi Khu 5; tách 3 tỉnh Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng ra khỏi Khu 6. Khu 15 gồm 5 tỉnh Tây Nguyên nói trên. Đồng chí Trần Công Khanh được cử làm Khu trưởng và đồng chí Bùi San làm Chính ủy.

        Như vậy đến lúc này (8-1947), chiến trường Nam Trung Bộ được chia làm 3 khu hành chính quân sự:

        - Khu 5 gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

        - Khu 6 gồm Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

        - Khu 15 gồrn Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng (Đến năm 1950, hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng).

        Thực hiện Sắc lệnh 120/SL ngày 25 tháng 1 năm 1948 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về thành lập các liên khu trong cả nước, ngày 20 tháng 10 năm 1948 theo quyết dình của ông đại diện Chính phủ Trung ương tại Nam Trung Bộ, các khu 5, 6 và 15 sáp nhập thành Liên khu 5.

        Chiến trường Liên khu 5 phụ trách bao gồm cả miền Nam Trung Bộ, kéo dài từ đèo Hải Vân (Bắc Quảng Nam) phía Bắc vào đến Hàm Tân (Nam Bình Thuận) phía Nam, phía Tây giáp biên giới hai nước Lào và Campuchia.

------------------
        1. (Tạp chí LSQS số 1-2003)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #218 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:54:58 pm »


        Bộ Tư lệnh Liên khu 5 gồm: Nguyễn Thế Lâm - quyền Tư lệnh; Nguyễn Chánh - Chính trị ủy viên; Nguyễn Nên - Đàm Quang Trung - Phó tư lệnh.

        Tháng 5 năm 1961, để đáp ứng với tình hình phát triển của cách mạng miền Nam nói chung, ở Nam Trung Bộ nói riêng, Trung ương Đảng quyết định tổ chức chiến trường Nam Trung Bộ thành hai khu (Khu 5 và Khu 6), đồng thời thành lập Quân khu 5 và Quân khu  (27-7-1961).

        Khu 5 và Quân khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai. Đồng chí Võ Chí Công - Uỷ viên Trung ương Đảng, làm Bí thư Khu ủy, đồng chí Nguyễn Đôn - Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu.

        Khu 6 và Quân khu 6 gồm các tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Tuyên Đức và Lâm Đồng. Đồng chí Trần Lê - ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, làm Bí thư Khu ủy, đồng chí Y Blok Ea Ban làm quyền Tư lệnh Quân khu, đồng chí Nguyễn Mô (Tư Khiêm) làm Chính ủy. Đến năm 1962, đồng chí Nguyễn Minh Châu được Trung ương cử vào làm Tư lệnh Quân khu 6.

        Tháng 10 năm 1963, tách hai tỉnh Khánh Hoà và Đắc Lắc của Khu 6 về Khu 5. Đồng thời các tỉnh Bình Tuy, Quảng Đức và Phước Long của Khu 10 lại được sáp nhập vào Khu 6.

        Tháng 4 năm 1966, hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị tách khỏi Khu 5. Từ đây cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai và Đắc Lắc. Khu 6 gồm các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Tuy, Tuyên Đức và Quảng Đức.

        Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân khu 5 và Quân khu 6 sáp nhập thành một quân khu và gọi là Quân khu 5. Quân khu 5 bao gồm các tỉnh của Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng.

        Điểm lại quá trình hình thành các khu hành chính quân sự ở Nam Trung Bộ như trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng địa giới Khu 5 chưa bao giờ vượt quá tỉnh Khánh Hoà và cũng chưa bao giờ với tới tỉnh Lâm Đồng. Trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng ở Nam Trung Bộ luôn luôn tồn tại Khu 5 và Khu  (cũng như Quân khu 5 và Quân khu 6), “mỗi Khu có vị trí chiến lược và đặc điểm riêng" (Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2, tr.37).

        Lịch sử rõ ràng như vậy, nhưng không hiểu tại sao ngay chương mở đầu giới thiệu về địa bàn chiến lược quan trọng của Nam Trung Bộ các tác giả của “Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng" lại viết:

        “Trong kháng chiến chống Pháp, Khu 5 chia làm 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận (đồng bằng ven biển), Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng (Tây Nguyên). Trong kháng chiến chống Mỹ, Khu 5 chia thành 14 tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Hiện nay (1986) Khu 5 chia làm 7 tỉnh: Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hái, Gia Lai - Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng" (Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1, tr.12).

        Tất cả các tỉnh của Khu 6, tác giả gộp cả vào cho Khu 5 và như vậy, người đọc có thể hiểu là chưa từng có Khu 6 trong 30 năm chiến tranh. Vì thế, dẫn đến sự thiếu nhất quán giữa tên sách và nội dung, như phần đầu bài viết đã đề cập.

        Cũng giống như cuốn "Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng", hiện nay ở Bảo tàng Khu 5 đặt tại thành phố Đà Nẵng, nội dung bên trong các hiện vật trưng bày, các sự kiện, các nhân chứng lịch sử... là của cả quân và dân Nam Trung Bộ (nghĩa là của cả Khu 5 và Khu 6) nhưng tên của nhà Bảo tàng thì đề là: "Bảo tàng Khu 5”. Vì vậy, vừa qua một số đồng chí lão thành cách mạng ở Nam Trung Bộ có đề nghị Trung ương cho xây dựng "Bảo tàng Nam Trung Bộ", theo các đồng chí đó nếu miền Nam có "Bảo tàng miền Đông Nam Bộ", ở miền Bắc có "Bảo tàng Việt Bắc", "Bảo tàng Tây Bắc", thì ở miền Trung cũng cần phải có "Bảo tàng Nam Trung Bộ" lắm chứ!

        Đúng là như vậy. Trong 30 năm chiến tranh giải phóng, quân và dân Nam Trung Bộ đã góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, lập nên bao chiến công hiển hách đồng thời cũng phải chịu bao đau thương mất mát, cần phải có một "bảo tàng" để lưu giữ những hiện vật gắn liền với những hy sinh mất mát cũng như những chiến công oanh liệt của quân và dân Nam Trung Bộ, đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống oách mạng cho các thế hệ mai sau. Trên thực tế, một bảo tàng như vậy đã có rồi. Theo chúng tôi đó chính là "Bảo tàng Khu 5" hiện nay, nhưng vì do cái tên "Khu 5" đó không thể bao hàm (đại diện) cho cả Khu 6 hay thay thế cho cả Nam trung Bộ được.

        Lịch sử cần có sự chính xác và cụ thể. Đối với văn học có thể lấy tên một bài thơ đặt tên cho cả tập thơ, nhưng lịch sử thì không thể làm được như vậy. Lịch sử của Khu 5 là của Khu 5; Lịch sử của Khu 6 là của Khu 6; Lịch sử của Nanh Trung Bộ là của Nam Trung Bộ (bao gồm cả Khu 5 và Khu 6) chứ không thể viết lịch sử của Khu 5 mà nói luồn cả sự kiện của Khu 6 hoặc ngược lại...

        Nhân dịp Quân khu 5 cho biên soạn và chuẩn bị xuất bản Biên niên sự kiện lực lượng vũ trang Quân khu, xin có một số ý kiến để chúng ta cùng nghiên cứu, trao đổi "bàn thêm cho rõ", để nếu cần thì phải "sửa lại cho đúng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #219 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 10:57:07 pm »

        
“NGƯỜI LÍNH GIÀ ĐƯỜNG SỐ 4”1

NGUYỄN VIỆT QUÂN        

        Tháng 4 năm 2004, Nhà xuất bản Trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh - cho ra mắt bạn đọc cuốn hồi ký nhan đề: Người lính già Đặng Văn Việt, chiến sĩ Đường số 4 anh hùng. Gọi là "chiến sĩ Đường số 4" nhưng tác giả đã kể lại toàn bộ cuộc đời mình, từ quê hương đất tổ, gia tộc, gia đình thời thơ ấu thanh niên, tình yêu, hôn nhân, các công tác lần lượt đảm nhiệm cho tới khi nghỉ hưu. Phần viết về Đường số 4 chỉ chiếm 15 trang (từ trang 143 đến trang 158) trong toàn bộ 339 trang sách.

        Trong phần Lời tác giả, người viết hồi ức bộc lộ: "Những câu chuyện nhỏ nhoi của tôi, mong sẽ giúp bổ sung một phần những chi tiết mà một số nhà viết lịch sử chưa nói hết được, hoặc đã ghi chưa đúng sự thực". Nhưng rất tiếc, sau khi đọc hết toàn bộ cuốn hồi ký của Đặng Văn Việt, nhiều người đọc thông thường chưa nói đến nhà nghiên cứu lịch sử) đều nhận thấy ngay, có nhiều đoạn ông đã viết sai sự thật, thậm chí có những quan điểm cần "sửa lại cho đúng - bàn thêm cho rõ".

        Trong phạm vi bài báo này, người viết (Nguyễn Việt Quân) không thể đi sâu vào toàn bộ nội dung cuốn sách, mà chỉ tập trung vào một số vấn đề mà tác giả đã viết quá sai nhưng lại ngộ nhận là viết đúng, gây tác hại cho một số người đọc (nhất là lớp trẻ) và cả bản thân tác giả.

        Về cuộc đảo chính Nhật - Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945

        Trong Phần mười một của cuốn sách, tác giả cho biết, ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông đang theo học Trường Đại học Y tại Hà Nội, được chứng kiến tận mắt việc Nhật Bản lật đổ Pháp. Nhưng khi kể lại chuyện này, ông đã viết: “Từ sáng tinh mơ, nhân dân Hà Nội đang ngái ngủ bỗng thấy tiếng súng đại liên, đại bác rền vang... Nhìn ra đường, từng đoàn quân Nhật đang dồn dập di chuyển, xe, pháo, ngựa thồ dốc về phía thành Hà Nội...".

        Tuy nhiên, mọi người dân Hà Nội đều biết, rất nhiều người còn nhớ, và tất cả sử, sách cũng như báo chí hồi đó đã tường thuật, cuộc đảo chính của quân Nhật tại Hà Nội bắt đầu vào lúc 20 giờ 45 phút. Tại Sài Gòn và các thành phố khác, có chênh lệch ít phút, nhưng đều xảy ra "sau bữa ăn tối của người Pháp" chứ không phải vào lúc "sáng tinh mơ", khi tác giả "đang ngái ngủ”!

        Tất cả hồi ký của những nhân vật liên quan và các nhà nghiên cứu Nhật, Pháp đều viết, cuộc đảo chính này được thực hiện theo chiến thuật "mật tập", tức là "bất ngờ đánh úp". Riêng tác giả Đặng Văn Việt lại nhìn ra đường thấy người, ngựa, xe, pháo dồn dập di chuyển về phía thành Hà Nội, là không đúng.

        Tác giả viết tiếp: "Tôi lấy xe đạp, đạp thẳng lên phía cột cờ Hà Nội, nơi đây mới là chiến địa chính" (trang 69). Nhưng thực tế "chiến địa chính" không phải ở phía Cột cờ, tức Cửa Nam mà là ở Cửa Đông và Cửa Bắc. Theo bố trí của quân Pháp hồi đó, phía Cửa Đông là khu nhà ở của các hạ sĩ quan và gia đình, phố Cửa Bắc (gồm cả Hoàng Diệu Phan Đình Phùng hiện nay) là biệt thự các sĩ quan cao cấp. Cửa Đông và Cửa Bắc tạo một vành đai bảo vệ vành ngoài của thành hà Nội với nhiều vọng gác kiên cố, bảo vệ khu "cư xá nhà binh". Đây mới là trận địa chính, chứ không phải là "phía Cột cờ" vì phố Cửa Nam chỉ là khu phố buôn bán của dân thường người Việt.

        Tác giả còn viết: "Quân đội Nhật lấy ngày 9 tháng 3 năm 1945 làm một lễ kỷ niệm long trọng. Chúng mở tiệc lớn, mời các quan chức quan trọng của bộ máy cai trị Pháp, mời các sĩ quan quân đội Pháp... Bữa tiệc đang đông vui thì một tướng Nhật với chiếc kiếm dài sát đất đứng lên bục tuyên bố. "Tất cả các ông bà đều là tù binh" (trang 68).

        Thật ra, việc "mở tiệc để bắt sống" chỉ diễn ra ở Hà Giang, còn ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn... đều không có chuyện "mở tiệc". Trong phần này, tác giả còn có sự nhầm lẫn lớn sự kiện ngày 9 tháng 3 năm 1945 tại Lạng Sơn với sự kiện ngày 22 tháng 9 năm 1940, khi Nhật Bản tiến quân vào Lạng Sơn. Phần viết về Chiến tranh thế giới thứ hai cũng có rất nhiều sai sót và những suy luận không chính xác.

----------------------
       1. (Tạp chí LSQS số 8-2004)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2016, 11:09:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM