Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:09:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47046 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 09:32:21 pm »


        Trong trận này, đồng chí Tư Hùng có xác định một chi tiết sai của một tài liệu cấp Bộ tổng kết, tôi hoàn toàn nhất tri. Đó là: khi đi đánh Sứ quán Mỹ, Đội 11 biệt động không phải cải trang thành cảnh sát ngụy, mà mặc đồ dân sự.

        Trong bài "Khai sinh 5 con cùng một ngày" của Nguyễn Trần Thiết, dăng trong số báo Xuân Quân đội nhân dân năm 2003, có một số chi tiết sai lạc, mâu thuẫn. Ví dụ: "Để có tiền ngụy đủ cấp cho dăm ngàn cán bộ, du kích, tự vệ, biệt động từ chiến khu được điều vào Sài Gòn tham gia cuộc tiến công Mậu Thân, nhà thầu khoán Năm Lai bán ngay một biệt thự riêng...". Như ta đã biết, trong Mậu Thân 1968, lực lượng địa phương đã vào nội thành Sài Gòn, chủ yếu là biệt động, chưa quá 100 chiến đấu viên; ngoài ra là một số tiểu đoàn mũi nhọn, lấy đâu ra dăm ngàn quân? Nếu tính lực lượng Phân khu và của R đánh ở vòng ngoài, thì các đơn vị này đã có hậu cần riêng, không dính gì tới biệt động. Vậy ông Năm Lai bán biệt thự, quá lắm là cung cấp cho lực lượng biệt động; làm sao nuôi dăm ngàn người vào Sài Gòn tham gia Mậu Thân?

        Ở một đoạn khác trong bài báo trên, tác giả viết: "Đánh Dinh Độc Lập đêm mùng 2 Tết"... “Sáng 3 Tết chúng tôi chiếm được mục tiêu... hết đạn, chúng tôi buộc phải rút về"...

        Tài liệu tổng kết về biệt động từ trước đến nay vẫn xác định ngày giờ nổ súng Tết Mậu Thân ở Sài Gòn là khoảng 2 giờ ngày 31 tháng 1 năm 1968, nhằm đêm 1 Tết. Vì vậy, nói Đội 5 biệt động đánh Dinh Độc Lập vào đêm 2 Tết là không chính xác. Thực tế trận đánh này, sau khi không phá được cổng bên hông Dinh Độc Lập ở đường Nguyễn Du, 3 chiến sĩ lọt vào khuôn viên bị hy sinh, số còn lại chỉ trụ trên đường Nguyễn Du đánh địch phản kích nhiều đợt và hy sinh 8 người. Bảy đồng chí còn lại lui vào cố thủ trên ngôi nhà tầng đường Thủ Khoa Huân (Quận 1), sau đó hy sinh và bị bắt toàn bộ trong ngày mồng 2 Tết. Do đó, chi tiết "Sáng 3 Tết chúng tôi chiếm được mục tiêu... hết đạn, chúng tôi buộc phải rút về" là không có căn cứ!

        Nhân đây, cũng xin nói thêm về ngày giờ tấn công Sài Gòn trong Tết Mậu Thân. Trong chiến tranh chống Mỹ, lực lượng cách mạng ở miền Nam dùng giờ Hà Nội, chứ không bao giờ dùng giờ theo ngụy Sài Gòn (hồi đó, giờ ta và ngụy chênh nhau 1 giờ; Hà Nội 6 giờ thì Sài Gòn 7 giờ). Trong Tết Mậu Thân 1968 cũng vậy, giờ tấn công đồng loạt ở Sài Gòn là tính theo giờ Hà Nội và ngày âm lịch cũng tính theo Tết miền Bắc. Do đó, các đơn vị đánh vào Sài Gòn là đêm 1 Tết. Ở Khu 5 nổ súng trước Nam Bộ 1 ngày là vào đêm 30 Tết (sau giao thừa). Điểm này, sách báo cần thống nhất để chuẩn hoá thời gian sự kiện lịch sử quan trọng này.

        Cũng trong báo Xuân Quân đội nhân dân năm 2003 và cũng bài của tác giả Nguyễn Trần Thiết: "Người được mời đi đánh Đài phát thanh", nói về chị Trần Thị Út - vợ Anh hùng Trần phú Cương (Năm Mộc), chưa hoàn toàn đúng. Trận đánh quan trọng này đã được bố trí lực lượng và vũ khí xong xuôi, xuất phát từ căn nhà 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần Đài phát thanh), là nhà của vợ chồng đồng chí Năm Mộc. Chị Út chỉ là người phục vụ cơm nước, canh gác, bảo vệ Đội biệt động từ khi đến trú ém cho đến khi đi chiến đấu. Nhiệm vụ cụ thể đã được giao cho từng chiến đấu viên. Vì thế, không có chuyện phân công cho một phụ nữ có con mọn vào một mục tiêu nguy hiểm như thế. Vả lại, trong chiến tranh làm gì có chuyện "mời" đi đánh giặc như đi dự tiệc (!).

        Trong Tết Mậu Thân 1968, có tài liệu còn cho rằng khi Đội 4 biệt động đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn, lực lượng thanh niên, sinh viên của Thành đoàn đã đến phối hợp chiến đấu. Chi tiết này nằm trong dự kiến kế hoạch, nhưng thực tế khi trận đánh nổ ra, mặc dù phải trong một thời gian khá lâu, Đội 4 mới chiếm được Đài phát thanh, nhưng không hề có một lực lượng nào đến tiếp ứng; các chiến sĩ đơn độc chiến đấu và hy sinh cho đến người cuối cùng.

        Biệt động sẽ còn là đối tượng nghiên cứu rộng rãi, do đó, khi viết, trước khi công bố cần kỹ lưỡng, cẩn trọng đến mức cao nhất, tránh làm "méo mó" sự thật lịch sử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 09:38:02 pm »

             
THƯ GIẢI TRÌNH "MỸ HOÁ”, “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH1

HỒ KHANG        

        Trong một số công trình nghiên cứu lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã công bố, khái niệm "Mỹ hoá" được dùng để bao quát sự phản ứng quân sự của Mỹ sau ngày ta mở cuộc tiến công chiến lược mùa Xuân 1972. Theo đó Mỹ hoá là một chủ trương có tính chất chiến lược. vượt ra ngoài khuôn khổ chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Những sự kiện quân sự, Hà Nội, 1968, tr. 263). Một số tác giả còn cho rằng "Mỹ hoá là một chủ trương chiến lược mới... vượt hẳn ra ngoài khuôn khổ Việt Nam hoá" (Bùi Đình Thanh, Hoàng Vĩ Nam, Quỳnh Cư, Cao Văn Lượng... Một số vấn đề “Việt Nam hoá" chiến tranh, Viện Sử học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1984, tr. 175. 507), “Làm cho tính chất tham chiến của Mỹ trong Việt Nam hoá chiến tranh thay đổi hẳn, vượt rất xa khuôn khổ Việt Nam hoá đã được Nhà Trắng dự liệu” (Đại tướng Văn Tiến Dũng - Cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 12, 113). Đôi khi, ở những công trình khác, “Mỹ hoá" mang nội hàm hạn hẹp hơn: "Ních-xơn buộc phải thực hiện một chủ trương chiến lược vượt ra ngoài khuôn khổ Việt Nam hoá chiến tranh; tức là Mỹ hoá trở lại cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ở miền Nam".

        Dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, các công trình trên đây đều viện dẫn những thông số hầu như giống nhau về máy bay, tàu chiến, bom đạn, cường độ, quy mô oanh tạc, bắn phá... của không quân, hải quân Mỹ sau ngày 30 tháng 3 năm 1972.

        Cách hiểu này, thực ra mới chỉ là sự nhận diện hiện tượng chứ chưa đi sâu vào bản chất của nó. Theo chúng tôi, cái gọi là "Mỹ hoá" chẳng qua vẫn là nội hàm của khái niệm "Việt Nam hoá" chiến tranh mà thôi.

        Nhằm đối phó với đòn tiến công mãnh liệt, bất ngờ của ta, từ tháng 4 năm 1972, Mỹ đã huy động một bộ phận không quân và hải quân ứng cứu cho quân ngụy Sài Gòn. Tại các căn cứ ở Việt Nam, Thái Lan, Gu-am, An-đéc-xơn, Mỹ tập trung 1.270 máy bay chiến đấu, trong đó có 193 máy bay ném bom chiến lược B-52. Trong thời điểm cao nhất, ngoài khơi vùng biển Việt Nam, ngày đêm rình rập 4 đến 5 tàu sân bay, 4 đến 5 tàu tuần dương cùng hơn 50 tàu chiến và tàu đổ bộ chiếm 2/3 số tàu chiến đấu của Hạm đội 7. Mặt khác, không quân, hải quân Mỹ đã sử dụng một khối lượng bom đạn lớn, chi viện cho quân ngụy Sài Gòn mở các đợt phản kích tái chiếm những vùng vừa bị mất; trên miền Bắc, không quân, hải quân Mỹ mở rộng phạm vi đánh phá - kể cả khu vực Hà Nội, Hải Phòng và phong toả cảng biển, cửa sông hòng chặn đứng luồng tiếp tế từ ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc tới các chiến trường.

        Tất cả những hoạt động trên đây của Mỹ tuy so với trước tháng 4 năm 1972 có dữ dội, ác liệt hơn... song không phải vì thế mà vượt ra khỏi chiến lược "Việt Nam hoá" để hình thành khái niệm "Mỹ hoá" khác biệt.

        Sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ” đã kéo theo sự sụp đổ của chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt của Mỹ và làm cho nội tình nước Mỹ "cấu xé, chia rẽ, xơ xác, tơi bời...", "sự bất đồng, cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ" (Diễn văn nhậm chức của Ních-xơn, ngày 20-1-1969). Với lời hứa sẽ chấm dứt chiến tranh - mà không nói rõ chấm dứt bằng cách nào, Ních-xơn đã trúng cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1969-1973.

        Ngay khi được vào Nhà Trắng, R. Ních-xơn đã đề ra "Học thuyết Ních-xơn” và chiến lược toàn cầu "Ngăn đe thực tế" để chống đỡ lại sự phát triển của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên khắp thế giới, tiếp tục thực hiện chính sách bá chủ toàn cầu Đối với Việt Nam, cuộc tìm kiếm chính sách mới của Mỹ "chấm dứt vào tháng 3- 1969" (Đình Thanh, Hoàng Vĩ Nam, Quỳnh Cư, Cao Văn Lượng... Một số vấn đề "Việt Nam hoá" chiến tranh, Sđd, tr. 124) bằng cách "điều chỉnh đúng hướng" (Theo tạp chí Mỹ Tuần tin tức số ra ngày 3-12-1969, Ních-xơn nói: chính sách của Giôn-xơn bây giờ đã được điều chỉnh đúng hướng") chủ trương "phi Mỹ hoá" của Giôn-xơn. "Chính sách đó mang tên "Việt Nam hoá" từ cuộc gặp gỡ Ních-xơn, Nguyễn Văn Thiệu ngày 8 tháng 6 năm 1969 tại Mít-uê, một hòn đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương (Đình Thanh, Hoàng Vĩ Nam, Quỳnh Cư, Cao Văn Lượng... Một số vấn đề "Việt Nam hoá" chiến tranh, Sđd, tr. 124). “Trong tất cả các thay đổi về chính sách trong năm đầu tiên của chính quyền Ních-xơn không có gì quan trọng bằng việc "Việt Nam hoá" vì chính sách mới này đối với Việt Nam thực tế là sự áp dụng và thử thách một chính sách rộng lớn hơn đối với châu Á mà tổng thống đã tuyên bố tại Gu-am (tháng 7- 1969) (Diễn văn của Le-đơ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời Ních-xơn làm Tổng thống, đọc tại Phòng thương mại bang Ca-li-phoóc-nia ngày 14-1-1970).

        Như vậy, khái niệm "Việt Nam hoá" đã xuất hiện ngay sau khi Ních-xơn tựu chức. Có điều, khác với "phi Mỹ hoá" - một kế hoạch thuần tuý về quân sự nhằm tránh cho quân Mỹ khỏi bị thất bại nặng nề bằng cách duy trì cục diện chiến trường không bị xấu thêm, đồng thời tiến hành thương lượng để rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự, “Việt Nam hoá" là một chiến lược tổng thể, hoàn chỉnh về: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao... nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu bánh giữ miền Nam Việt Nam, giảm thiểu sự dính líu của quân chiến đấu Mỹ trên bộ nhưng phải giành thế mạnh trên chiến trường để kết thúc chiến tranh bằng thương nghị theo những điều kiện do phía Mỹ đưa ra.

----------------------
       1. (Tạp chí LSQS số 4-1992)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 09:38:22 pm »


        “Việt Nam hoá" không phải là một chiến lược ứng phó tức thời mà là "thủ tục do Ních-xơn vạch ra để kéo dài chiến tranh Việt Nam" (Peter Dale Scott, The secret road to the second lndochina War (Con đường bí mật dẫn tới cuộc chiến tranh Đông Dương lấn thứ hai), Boobbs-Merrill Company, New York, 1972). "Thủ tục" đó thực hiện trong một thời gian dài, chia làm 3 giai đoạn:

        a) Giai đoạn đầu (từ 1969 đến giữa hoặc cuối 1972), trong giai đoạn này, Mỹ sẽ chuyển giao từng bước nhiệm vụ tác chiến trên bộ cho quân ngụy, rút dần quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.

        b) Giai đoạn hai, chuyển giao dần nhiệm vụ tác chiến trên không.

        c) Giai đoạn ba, chuyển giao nhiệm vụ tác chiến trên biển, trên sông; hoàn tất các mục tiêu của chiến lược "Việt Nam hoá" (Theo tài liệu “Kế hoạch chiến lược mật" của địch do Cục 2, BTTM QĐND Việt Nam cung cấp).

        Với chiến lược mới này, như báo chí và các chính khách Mỹ nhiều lần vạch rõ: “Ních-xơn đã hầu như chấm dứt sự tham gia tích cực chiến đấu của Mỹ và chấm dứt bằng cách không hy sinh tất cả một mục tiêu nào của Mỹ ở Việt Nam" (Báo Mỹ Bưu điện Oa-sinh-tơn, ngày 9-3-1972. "Tham gia tích cực" ở đây được hiểu là sự tham gia trực tiếp của lục quân Mỹ trên chiến trường) điều mà trước đây, có trong tay hơn 50 vạn quân Mỹ và chư hầu, gần 60 vạn quân chủ lực ngụy, Giôn-xơn cùng Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn không thể nào thực hiện nổi. Thế nhưng, muốn "chấm dứt sự tham gia tích cực chiến đấu của Mỹ" mà lại "không hy sinh bất cứ một mục tiêu nào của Mỹ ở Việt Nam" thì, thay vì bằng lục quân, bằng xác lính Mỹ, Mỹ đã Phải viện cầu tới không quân, kỹ thuật. Đây là sở trường quen thuộc của Mỹ.

        Nhìn lại vết xe đổ của chính quyền Giôn-xơn với hơn 50 vạn quân Mỹ trong "chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam (1965-1968), Ních-xơn và các chiến lược gia Mỹ cho rằng, cơ sở của chính sách an ninh quốc gia mới của Mỹ phải dựa vào 2 thực tế căn bản. Một là, sức mạnh của Mỹ dù sao cũng "có giới hạn". Hai là về mặt chiến lược, muốn phát huy sức mạnh hữu hạn đó, phải "chủ yếu dựa trên hải quân và không quân chứ không phải trên lục quân" (James Donovan, Militarism U.S.A, Ed Charles Sorib-nerssons, New York, 1970, tr. 244). Do vậy, dù là "Học thuyết Ních-xơn" hay chiến lược "Việt Nam hoá" đều vẫn nhấn mạnh đến "kỹ thuật của không quân", coi đó như "đầy tớ để định đoạt một loạt mục tiêu trong chính sách của Mỹ" (Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương, công trình nghiên cứu của trường Đại học Coóc-nen, Mỹ, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam). Thực ra, quan điểm coi sức mạnh của không quân, hải quân là đòn chiến lược quyết định chủ yếu trong chiến tranh hiện đại không phải đến lúc Ních-xơn lên cầm quyền mới có, nó xuất hiện trước đó và trở thành nhân tố tương đối ổn định trong học thuyết quân sự của Mỹ. Điều này được chứng tỏ không chỉ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam mà ngay cả gần đây, trong chiến tranh Vùng Vịnh. Thế nhưng, đến Ních-xơn, tình thế đã buộc ông ta phải phụ thuộc nhiều hơn vào loại vũ khí này, đặc biệt là trong cuộc chiến ở Việt Nam là bởi 2 lẽ:

        a) Khi mà làn sóng phản đối chiến tranh ở Mỹ lên cao "đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ…" (Diễn văn nhậm chức của Ních-xơn. ngày 20-1-1969), với khả năng cơ động nhanh, tiến hành từ xa, ít gây nên sự chú ý, giảm được tổn thất về sinh mạng lính Mỹ và tổn phí đô-la, không quân, hải quân được chính quyền Ních-xơn chọn dùng làm lực lượng thay thế cho quân chiến đấu trên bộ của Mỹ tại chiến trường Việt Nam;

        b) Nhanh chóng leo thang đánh phá mà không dễ bỉ công chúng Mỹ phát hiện và phản đối; không sợ bị đối phương trả đũa.

        Vả chăng, với chủ quan vốn có, Mỹ vẫn cho rằng, Bắc Việt Nam sẽ không thể "ném bom các vị trí của quân đội Việt Nam cộng hoà bằng bom na-pan, bắn phá các làng mạc nằm trong tay các lực lượng thân phương Tây, nói gì tới việc họ ném bom lãnh thổ nước Mỹ. Vì vậy, trong khi sử dụng lực lượng không quân chống lại một nước yếu hơn, không cần phải nghĩ tới khả năng xảy ra hành động trả đũa. Trong khi đó thì hiện nay, chính là nỗi lo sợ bị trả thù này đã tỏ ra là nhân tố hùng mạnh nhất chế ngự việc sử dụng các vũ khí chiến tranh" (Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương, Tlđd).

        Như vậy, thực chất của chiến lược "Việt Nam hoá" chỉ là một quá trình chuyển giao dần trách nhiệm chiến đấu trên bộ, trên không, trên sông, trên biển của Mỹ cho quân ngụy Sài Gòn nhưng thực chất cuộc chiến tranh, tính chất sự dính líu của Mỹ không hề thay đổi. Với cách nhìn như thế, chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên là, đi đôi với quá trình triệt hồi dần từng bộ phận quân Mỹ và diễn biến thực tế ở chiến trường là sự tăng trưởng của không quân và hải quân Mỹ. Vì vậy không thể căn cứ vào cường độ gia tăng của không quân thay vì bằng việc dính líu của lục quân mà có thể thay thế khái niệm "Việt Nam hoá" bằng "Mỹ hoá". Thực tế trên chiến trường đã chứng minh điều đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 09:39:07 pm »


        Ai cũng biết rằng, liên tục trong những năm 1969, 1970, 1971, không quân Mỹ đã dội một khối lượng bom đạn khổng lồ xuống chiến trường 3 nước Đông Dương. Chỉ riêng từ năm 1969 đến tháng 3 năm 1971, không quân Mỹ đã ném xuống Đông Dương khối lượng bom đạn nhiều hơn số bom Mỹ đã sử dụng ở khắp 2 chiến trường châu Âu và Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở miền Nam Việt Nam, trong 3 năm (1969 đến 1971), không quân chiến thuật Mỹ đã thực hiện 269.042 lượt xuất kích, ném khoảng 1,7 triệu tấn bom" (Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương. Sđd). Chỉ 5 tháng đầu năm 1970, máy bay Mỹ đã dội xuống Việt Nam chủ yếu là miền Nam) 594.171 tấn bom, vượt xa tổng số bom mà Mỹ đã thả trong 3 năm chiến tranh Triều Tiên (360.000 tấn) (Nguồn Tạp chí Môi trường, số tháng 11-1970). Đến trước ngày ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, chiến tranh không quân của Mỹ đã mở rộng cả về quy mô, cường độ; trở thành chiếc ô trùm phủ một vùng cột sống Đông Dương gồm khu vực Bắc Lào, vào sâu nội địa Campuchia, khu vực khu phi quân sự kéo dài tới Đông Bắc Thái Lan. "Các cuộc oanh tạc đó cung cấp cho Ních-xơn phương tiện để duy trì chế độ Thiệu và sự có mặt của Mỹ ở Sài Gòn trong một thời gian nào đó với cái giá phải trả là tính mạng của hàng triệu người ở Đông Dương" (F.Fitzgerald. Fire in the lake (Lửa trong hồ), MC. Milan, New York, 1972).

        Rõ ràng, việc Mỹ tăng cường chiến tranh không quân, hải quân do tình thế chiến lược "Việt Nam hoá" bị đe dọa phá sản năm 1972 là sự tiếp nối không gián đoạn quá trình sử dụng không quân, hải quân như một phương tiện chiến lược suốt những năm triển khai "Việt Nam hoá" chiến tranh ở mức độ cao hơn mà thôi.

        Lên cầm quyền, Ních-xơn đã cho rằng, cách điều hành chiến tranh "leo thang từng nấc" thời Giôn-xơn là một sai lầm. Ông ta đã phê phán công khai điều này trong cương lĩnh đảng Cộng hoà; cho rằng như vậy là triệt tiêu lợi thế về sức mạnh không quân, hải quân. Chính vì thế mà cuối năm 1968, thời kỳ chuyển giao quyền lực giữa Giôn-xơn và Ních-xơn, cố vấn Kít-sinh-giơ đã đệ trình lên Tổng thống Mỹ 4 biện pháp quân sự nhằm giành ưu thế trên chiến trường Việt Nam:

        a) Bỏ những hạn chế đã kìm hãm các tư lệnh chiến trường, cho phép họ sử dụng sức mạnh ồ ạt, tối đa.

        b) Chấm dứt việc ngừng ném bom; nối lại cuộc tiến công bằng không quân chống miền Bắc Việt Nam.

        c) Phong toả cảng Hải Phòng và một số cảng biển, cửa sông miền Bắc.

        d) Truy đuổi lực lượng đối phương ở bên ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam; tiêu diệt các vừng "đất thánh" ở bên kia biên giới Việt Nam - Campuchia...

        Những kiến nghị này đã được Ních-xơn chọn làm biện pháp "hỗ trợ" cho quá trình triển khai chiến lược "Việt Nam hoá" của Mỹ. Quả nhiên, ngay từ những ngày đầu tựu chức và trải suốt nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ (1969-1973), Ních-xơn vừa đẩy mạnh việc xây dựng ngụy quân, ổn định ngụy quyền vừa thực hiện các hoạt động quân sự được mệnh danh: chiến tranh giành dân; chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt - trong đó, hoả lực không quân Mỹ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ngày 18 tháng 3 năm 1969, không quân Mỹ được lệnh thực hành các phi vụ ném bom bí mật Campuchia. Từ đó, đất nước này bắt đầu một thời kỳ đầy đau thương và biến động. Trong vòng một năm (3-1969 - 4-1970), chỉ riêng máy bay chiến lược B.52 đã thực hiện 3.630 phi vụ, dội xuống Campuchia 104.000 tấn bom; chiếm 60% tổng số phi vụ B. 52 trên khắp chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian. "Ngày 17-2-1972, Ních-xơn đã nói rằng, trừ vũ khí nguyên tử chiến thuật, Mỹ sẽ không hạn chế việc sử dụng không lực ở Hoa Kỳ trên toàn Đông Dương (Peter Dale Scott, The secret road to the second lndochina War, Tlđd). Hồi tưởng về một Ních-xơn trong "Những năm ở Nhà Trắng”, Kít-sing-giơ thừa nhận rằng: "Ních-xơn không thể dùng kiểu sức mạnh nửa chừng hoặc không đúng cách... Các chính khách sẽ chẳng giành được gì nếu bị thất bại do hạn chế việc sử dụng sức mạnh". Điều đó cắt nghĩa vì sao những năm Mỹ tiến hành "Việt Nam hoá", cuộc chiến không một ngày dịu lắng mà trở nên khốc liệt hơn - không chỉ giới hạn ở Nam Việt Nam mà đã lan nhanh sang Lào, lan sâu vào nội địa Campuchia...

        Xem thế, việc Mỹ tăng cường và mở rộng chiến tranh không quân, hải quân ở 2 miền Nam, Bắc Việt Nam là biểu hiện tập trung, cách thức tiến hành chiến tranh, là ánh xạ quan điểm dùng sức mạnh mà Ních-xơn, Kít-sing-giơ đã đề ra ngay từ những ngày đầu bước chân vào Nhà Trắng và áp dụng suất thời kỳ "Việt Nam hoá" chiến tranh.

        Nhìn chung lại, "Việt Nam hoá" là một quá trình mà ở đó, Mỹ tiếp tục nỗ lực chiến tranh với những biện pháp, hình thức và mức độ mới. Nhưng khác chăng là, rút kinh nghiệm của Giôn-xơn, suốt quá trình này, sức mạnh của không quân, hải quân Mỹ được Ních-xơn xem như một công cụ chiến lược thay thêm cho những đơn vị chiến đấu trên bộ mà Mỹ buộc phải rút dần về nước. Chính vì thế, trong Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương, để trả lời câu hỏi: Vì sao, chính quyền Ních-xơn "lại có thể tiếp tục một cuộc chiến tranh mất lòng người ở Đông Dương từ 4 năm nay sau khi nước Mỹ đã bỏ phiếu chống lại cuộc chiến tranh đó trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968" thì các nhà viết sử phát hiện ra rằng: "một trong những câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ là những bước tiến kỹ thuật của vũ khí, chủ yếu là những bước tiến trong sức mạnh không quân" (Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương. Tlđd) của Mỹ. Rõ ràng là: việc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân để đánh phá dừ dội hai miền Nam, Bắc Việt Nam từ tháng 4 năm 1972 không phải là một chủ trương chiến lược mới, vượt ra khỏi hạn định của chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh, tuy về thực tiễn, nó có thể bớt đi những đau khổ cho nhân dân Mỹ; nó có thể thay vì xác lính Mỹ chết trên chiến trường bằng sự tổn hại của những "Con ma", "Thần sấm", những "pháo đài bay B52"... song ngân sách ném vào cuộc chiến tranh (Ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 1969 là 78,5 tỉ đô-la, con số đó đến năm 1971 tăng lên 112 tỉ đô-la, chủ yếu là bởi tác động của cuộc chiến mà Mỹ đang theo đuổi ở Việt Nam và Đông Dương. Đối với ngụy Sài Gòn, viện trợ quân sự cũng như tổng viện trợ không ngừng tăng. Chỉ riêng viện trợ quốc phòng của Mỹ cho quân ngụy từ 1,71 tỉ đô-la (năm 1969) lên 1,73 tỉ đô-la (năm 1970) và 1,9 tỉ đô-la (năm 1971)) và nhất là tính chất tham chiến của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hoá" chiến tranh không vì thế mà thay đổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 09:43:21 pm »

         
CHIẾN DỊCH TRỊ THIÊN (1972) QUA Ý KIẾN CỦA MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ1

LÊ TỰ ĐỒNG        

        Năm 1976, Viện Khoa học Quân sự xuất bản cuốn sách nói về chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972. Cuốn sách này trình bày khá đầy đủ về chủ trương, diễn biến, những bài học kinh nghiệm... gần như một bản tổng kết, biên soạn rất công phu, có nhiều tư liệu quý. Tôi xin trích một đoạn viết về kết quả và đánh giá chiến dịch: "Trong chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị, sau 88 ngày chiến đấu, tính từ 30-3- 1972 đến 27-6-1972, ta đã giết và làm bị thương 24.070 tên (có 34 tên Mỹ) bắt 3.388 tên.

        Đơn vị địch bị diệt gồm: Sư đoàn 3 bộ binh ngụy (có 3 trung đoàn: 2, 56 và 57), lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, 2 liên đoàn 4 và 5 biệt động, 4 thiết đoàn 11, 17, 18 và 20.

        Đơn vị địch bị đánh thiệt hại nặng gồm: Liên đoàn 1 biệt động quân và 2 lữ đoàn 258 và 369 thủy quân lục chiến.

        Ta phá hủy và thu 636 xe tăng, thiết giáp, 1.870 xe ô tô các loại 419 khẩu pháo các loại, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay. Riêng pháo cỡ lớn ta đã thu được 73 khẩu và đã tận dụng tổ chức thành 8 đại đội tham gia đánh trong chiến dịch.

        Ta giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị và ba xã thuộc huyện Hương Điền tỉnh Thừa Thiên, lần đầu tiên một tỉnh ở miền Nam được giải phóng hoàn toàn trong một chiến dịch tiến công.

        Tuy vậy, thắng lợi của chiến dịch chưa đáp ứng được yêu cầu cao nhất mà nhiệm vụ chiến lược đã giao cho là giải phóng Thừa Thiên-Huế”.

        Đúng như vậy, chiến dịch đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn để mất một phần đất đai mới được giải phóng (kể cả Thành cổ Quảng Trị) mặc dù trong lúc địch phản công, cán bộ và chiến sĩ của ta đã chiến đấu rất anh dũng, kiên cường. Tổn thất của ta trong đợt phản công này cũng rất nặng nề.

        Trong cuốn sách Chiến dịch tiến công Quảng Tri 1972 có viết: Trước tình hình trên, phương án thích hợp nhất là chủ động kết thúc chiến dịch, chuẩn bị cho một chiến dịch mới hoặc chuyển một bộ phận sang phòng ngự có tính chất chiến thuật, đồng thời chuẩn bị lực lượng để tiến hành phản công với ý định dứt khoát thì ta có khả năng đánh bại cuộc hành quân của địch, chiếm lại vùng giải phóng Quảng Trị và như thế tình hình chung toàn chiến trường có thể chuyển biến có lợi cho ta hơn" (tr.89).

        Tôi tán thành ý kiến này. Trên thực tế lúc bấy giờ mấy ai dám nói đến hai tiếng "phòng ngự"! Cũng có đôi lần trao đổi về vấn đề này nhưng không ngã ngũ và còn bị quy là "tiêu cực".

        Trước đợt 3 của chiến dịch, chúng tôi đề nghị với trên: "Nên củng cố vững chắc trận địa mới được giải phóng, đồng thời chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp", nhưng đề nghị này không được chấp nhận và buộc chúng tôi phải tiến hành tiến công tiếp. Trong thế bị động chống đỡ, cán bộ và chiến sĩ ta chiến đấu cực kỳ anh dũng và quyết liệt, song cuộc tiến công đã không đem lại kết quả đáng kể. Ngày 27 tháng 6, địch phản công và ta buộc phải rút lui.

        Tôi hiểu rằng: vấn đề cơ bản của cách mạng là tiến công. Nhưng trên thực tế cách mạng cũng có lúc thoái trào, Đảng phải rút vào bí mật, nhưng phải nắm vững tư tưởng tiến công để đưa phong trào lên. Trong nghệ thuật quân sự cũng vậy, cần nắm vững tư tưởng tiến công. Trên phạm trù chiến lược, ta không chủ trương phòng ngự. Trong thực hành tác chiến, có tiến công, có phòng ngự rõ nét và biến hoá sinh động. Không nên mơ hồ giữa tư tưởng và nghệ thuật.

        Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, ông cha ta xa xưa cũng vận dụng linh hoạt giữa tiến công và phòng ngự. Có lúc phòng ngự để chuyển sang tiến công hoặc phòng ngự ở hướng này để tiến công ở hướng khác.

        Trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô trước đây đã cho ta thấy: trận Xta-lin-grát kiên trì phòng ngự để rồi phản công đẩy lùi quân phát xít Đức; hay như trận phòng ngự ở vòng cung Cuốc đang trên đà tiến công đã dừng lại củng cố lực lượng rồi phản công tiếp đến tận Béc-lin, sào huyệt của phát xít Hít-le. Tôi nghĩ rằng không nên hiểu một cách máy móc: phòng ngự là thúc thủ, là tiêu cực. Trong chiến dịch Xuân 1972, giải phóng Quảng Trị, trên thực tế cũng đã diễn ra "phòng ngự" mặc dù không ai dám nói đó là phòng ngự (như cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ). Khi địch chiếm được Thành cổ Quảng Trị, chúng đâu có muốn dừng lại ở đó. Chúng muốn giành lại toàn bộ đất đai đã bị mất, nhưng sức chúng đã kiệt, thế của chung đã mất nên buộc chúng phải dừng lại ở đó.

        Về ta, đã có một ít kinh nghiệm chiến đấu phòng ngự và trên thực tế đã tiến hành phòng ngự. Ví dụ: từ chợ Sãi ra đến Thanh Hội, địch không tiến thêm được một bước. Hoặc như ở rảnh đất nhỏ Tích Tường - Như Lệ, bao lần địch tấn công nhưng cũng không làm gì được. Đặc biệt là trận phản công nhằm tiêu diệt tiểu đoàn 6 của địch ngay trên bờ Bắc sông Thạch Hãn hôm 31 tháng 10 năm 1972. Với âm mưu chiếm lại toàn bộ vùng đất đã bị mất: Do Linh, Cam Lộ, Đông Hà... lợi dụng đêm tối, chúng đã dòng dây sang bờ Bắc một cách bí mật, quân của chúng bám dây lần sang để chiếm đầu cầu. Về ta, nhờ có chuẩn bị công sự phòng ngự sẵn, khi phát hiện địch đã kịp thời phản công quyết liệt. Cả một tuyến dài bờ Bắc sông Thạch Hãn, từ cầu sắt Quảng Trí đến Ngã ba Bến, ta đã diệt gọn quân địch, thu toàn bộ vũ khí.

        Từ những thực tế trên đây, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải dứt khoát giữa tư tưởng cách mạng tiến công và nghệ thuật quân sự. Dĩ nhiên, đối với người chỉ huy lúc gặp những tình huống này phải rất linh hoạt và quyết đoán. Nếu nhập nhằng thì sẽ bất lợi. Đây chỉ là ý kiến của riêng tôi, rất mong độc giả nghiên cứu và trao đổi để vấn đề được sáng tỏ.

-------------------
       1. (Tạp chí LSQS số 6-2001)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 09:50:50 pm »

       
VỀ TRẬN ĐÁNH CĂN CỨ 241 VÀ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA TRUNG ĐOÀN 56 NGUỴ Ở QUẢNG TRỊ NĂM 19721

PHAN ĐĂNG THÌN        
       Chiến dịch Trị-Thiên năm 1972 là một chiến dịch hiệp đồng binh chủng có quy mô lớn, sử dụng một số lượng pháo binh lớn nhất cho đến thời điểm bấy giờ: 453 khẩu pháo, bao gồm 121 pháo xe kéo (130, Đ74, 122, 100, 85); 28 pháo phản lực (ĐKB, H12); 34 súng cối. Về cách đánh chiến dịch, tập trung giả quyết 3 vấn đề lớn: Một là, chọc thủng cho kỳ được tuyến phòng thủ bên ngoài để đưa lực lượng vào tiến công Đông Hà, Ái Tử, Mai Lộc. Hai là, phá hủy hệ thống trận địa pháo binh định. Ba là, đánh bại quân cơ động ứng cứu cỡ tiểu đoàn, trung đoàn địch.

        Từ cách đánh chiến dịch, nhiệm vụ hoả lực pháo binh được xác định:

        - Chế áp, tiêu diệt các trận địa pháo chủ yếu của dịch ở tuyến ngoài, kiềm chế các trận đìa pháo của đích trong chiều sâu phòng ngự. Tập trung trước hết vào các căn cứ hoả lực ở điểm cao 241, Mai Lộc, Miếu Bái Sơn; tiêu diệt, phá hoại hệ thống công sự, hoả điểm, chi viện cho bộ binh xe tăng đột phá dành chiếm tuyến phòng ngự vòng ngoài. Bắn phá các sở chỉ huy, sân bay, kho tàng ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, Quảng Trị. Phối hợp cùng các lực lượng đánh xe tăng cơ giới; đánh pháo hạm địch. Chi viện cho các lực lượng giữ vững vùng giải phóng.

        Trên cơ sở lực lượng hiện có và nhiệm vụ được giao, pháo binh tham gia chiến dịch hình thành 3 cấp: cấp chiến dịch, cấp sư đoàn và pháo đi cùng các phân đội bộ binh (4 cụm pháo chiến dịch, 3 cụm pháo sư đoàn, 1 cụm pháo trung đoàn).

        Trung đoàn pháo binh 38 - Đoàn Bông Lau (dự bị của Bộ) là cụm pháo 1, cụm pháo chiến dịch có 1 tiểu đoàn pháo 130 mm có nhiệm vụ chi viện hoả lực cho Sư đoàn 304 (tiến công trên hướng chủ yếu). Trong đợt 1 của chiến dịch, mục tiêu pháo kích là Căn cứ 241; sang đợt 2, phối thuộc cho Sư đoàn 304. Đài quan sát chỉ huy mang phiên hiệu "Sao Mai".

        Điểm cao 241 là một trong 5 cứ điểm phòng thủ tuyến ngoài của Quảng Trị. Căn cứ này có công sự, chướng ngại vật khá kiên cố, có đủ hầm ngầm cho người; hoả lực có 20 khẩu pháo 105 mm và 155 mm, 4 pháo tự hành 175 mm. Vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng nữa của pháo binh là phải vô hiệu hoá được hoả lực pháo địch.

        10 giờ 55 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972, từ Sở chỉ huy Bộ chỉ huy chiến dịch, Tư lệnh mặt trận Lê Trọng Tấn phát lệnh "Bão Táp”, mở màn chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị. Sau tiếng gầm rít của đạn pháo ta, đài quan sát "Sao Mai" báo về: "Căn cứ 241, đạn trúng mục tiêu, kho đạn nổ...". Pháo ta cấp tập nổ rền đến 18 giờ ngày 30 tháng 3. Những ngày tiếp sau đó, ta tiếp tục bắn gấp, bắn cầm canh. Với cách bắn đó, pháo địch gần như hoàn toàn im bặt.

        Khoảng hơn 12 giờ ngày 2 tháng 4, có tiếng báo thoại viên xen vào máy của Đài "Sao Mai" xin gặp người chỉ huy "Bông Lau”... Tưởng địch phá thông tin, đồng chí báo vụ viên của ta chuyển sang tần số phụ, nhưng tiếng báo thoại viên lạ kia vẫn tiếp tục bám theo... Sau khi báo cáo về Sở chỉ huy, 12 giờ 45 phút, cuộc gặp của chỉ huy trưởng Căn cứ 241,Trung đoàn trưởng trung đoàn 56 ngụy - trung tá Phạm Văn Đính, với chỉ huy cao nhất của Đoàn Bông Lau được thực hiện. Tiếp nhận lời đầu hàng của Phạm Văn Đính, ta yêu cầu cử đại diện căn cứ đi về phía Tây Bắc mang theo cờ trắng để được hướng dẫn cụ thể, bảo đảm an toàn cho toàn bộ binh lính khi ra hàng. Phạm Văn Đính cử một viên đại úy và hai tuỳ tùng ra gặp ta (lúc đó bộ binh ta đã triển khai sát gần căn cứ), sau khi 3 người trên trở lại căn cứ thì binh lính ngụy từ trong căn cứ lố nhố ra khỏi công sự có thể là chuẩn bị để ra hàng). Đúng lúc đó thì chiếc trực thăng đến cứu tên cố vấn Mỹ hạ cánh. Từ đài quan sát, ta lệnh cho "trận địa chuẩn bị". Bắt được thông tin đó, binh lính ngụy lại chui tọt vào hầm. Trước tình hình đó, ta quyết định dừng pháo kích để bảo đảm tính mạng cho binh sĩ Trung đoàn 56 ngụy và đành để tên cố vấn Mỹ chạy thoát...

        14 giờ, toàn bộ si quan, binh sĩ Trung đoàn 56 nguỵ đã mang theo súng trở về với cách mạng.

        15 giờ ngày 2 tháng 4 năm 1972, đồng chí Lê Trọng Tấn điện khen: "Pháo binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã trị được hệ thống pháo binh, phá nát hầm hào công sự địch, chi viện đắc lực cho Sư đoàn 304 và Trung đoàn 27 chiến đấu giành thắng lợi giòn giã, từng mảng quân địch đã đầu hàng hoặc rút chạy, thu được nhiều pháo, xe cơ giới địch".

        Những ngày đó, người lính Đoàn Bông Lau (với chữ "G" trên ngực áo) thấy tự hào không sao kể xiết, sung sướng nhất là khi gặp anh em bộ binh ở Sư đoàn 304. Họ đều phấn khởi xúc động nói: "Cám ơn các anh, cám ơn pháo binh, không có các anh thì tối nay chúng tôi đánh vào, dù chúng có bạc nhược đến mấy thì cũng khó tránh khỏi sự đổ máu...".

        Sau khi bảo đảm cho đám hàng binh về nới an toàn, những người lính giải phóng và những người tìm đường hoàn lương có phút giây trao đổi chuyện trò... Chúng tôi còn nhớ rõ trung tá Phạm Văn Đính, 36 tuổi, quê ở Huế, có 3 con (chưa biết mặt con thứ 3). Trao đổi với chúng tôi, Phạm Văn Đính cho biết: "Tôi định cho anh em ra hàng xong thì mình tôi trở lại với căn cứ (tự vẫn), song anh em thấy tôi không ra nên họ cũng không đi, buộc lòng tôi phải đi". Phạm Văn Đính còn tự giới thiệu là đã từng du học 6 năm ở nước ngoài... Trung tá Đôn Thanh, phái viên của Bộ Tư lệnh Pháo binh có mặt lúc đó cũng nhẹ nhàng cho biết: "Tôi là học sinh Quốc học Huế, còn anh em chiến sĩ đây phần lớn đều là sinh viên đại học năm thứ 2, thứ 3 cả...".

        Những ngày sau đó, chúng tôi được tin trung tá Phạm Văn Đính - trung đoàn trưởng và trung tá Vĩnh Phong - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 cùng binh sĩ ngụy được giữ nguyên cấp hàm sau khi trở về với cách mạng. Lúc bấy giờ, nhãn quan chính trị của một người lính làm tôi nảy sinh băn khoăn... Song về sau mới thấy rõ đây là một chiến dịch tổng hợp cả quân sự và chính trị, vì vậy, vì lợi ích chung của cách mạng và vì nhiệm vụ tuyên truyền cho cuộc kháng chiến nên chúng ta phải chấp nhận như vậy.

        Liên quan đến sự kiện này, lúc bấy giờ, một số phương tiện thông tin đại chúng cũng đã phản ánh, như báo Quân đội nhân dân số 391 (thứ ba, ngày 4-4-1972) đưa tin, ta loại khỏi vòng chiến đấu Trung đoàn 56, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 2, Tiểu đoàn 57 và Thiết đoàn 20. Cũng báo Quân đội nhân dân trong phần tin chi tiết trang 4, số ra ngày 2 tháng 4 có ghi: đại bộ phận Trung đoàn 56 thuộc Sư đoàn bộ binh 3 quân ngụy Sài Gòn đóng tại Tân Lâm và 241 đã phản chiến tại trận, mang vũ khí trở về với nhân dân...

        Quá khứ đã là quá khứ, những chi tiết lịch sử dù nhỏ nhặt cũng xin được kể lại để mọi người, nhất là thế hệ trẻ hiểu đúng hơn về sự kiện lịch sử nêu trên.

------------------
       1. (Tạp Chí LSQS số 4-2005)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:04:07 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:16:31 pm »


TRẬN PHẢN ĐỘT KÍCH CỬA VIỆT BA MƯƠI NĂM SAU NHÌN LẠI1

VŨ TRỌNG HOAN       

        Trận phản đột kích Cửa Việt là một trận đánh quy mô lớn ở địa hình ven biển, có ý nghĩa chính trì, quân sự rất quan trọng. Bằng quyết tâm chiến đấu cao, cách đánh sáng tạo, quân dân ta đã đập tan cuộc hành quân "Tăng-gô-xi-ty" của địch, hòng đánh chiếm cảng Cửa Việt - một cảng biển quan trọng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong thời điểm Hiệp định Pa-ri chuẩn bị có hiệu lực, để thay đổi thế trận ở chiến trường Quảng Trị, lập bàn đạp phục vụ cho kế hoạch lấn chiếm vùng giải phóng sau này của chúng.

        Ở nhiều góc độ khác nhau, 30 năm qua, đã có một số sách báo đề cập đến sự kiện lịch sử quan trọng này. Tuy nhiên, việc phản ánh diễn biến trận đánh có một số mốc thời gian và việc điều động, sử dụng lực lượng của hai bên trong trận này vẫn còn những điểm chưa rõ.

        Sách Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập II Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, trang 141 viết: "Cuộc tiến công lấn chiếm Cửa Việt của quân ngụy bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày 27-1-1973. Địch đã sử dụng 95 lần chiếc máy bay có 48 lần chiếc B.52) và gần 2 vạn viên đại bác đánh phá, chi viện cho 2 lừ đoàn bộ binh, 150 xe tăng, xe bọc thép tiến chiếm Cửa Việt. 6 giờ sáng 28-1-1973, chúng đã hình thành 7 cụm quân chốt xen kẽ trong vùng giải phóng từ Nam Cửa Việt 200m tới Long Quảng - Thành Hội".

        Sách Lịch sử Sư đoàn 325, tập II, Nxb QĐND, Hà Nội, 1986, trang 185 ghi: "Ngày 25-1-1973 cuộc hành quân "Tăng-gô-xi-ty" của địch bắt đầu khai diễn. Sau khi dùng 40 lượt chiếc B.52, nhiều máy bay phản lực ném bom và bắn gần ba vạn quả pháo vào khu vực Thanh Hội - Cửa Việt, Sư đoàn lính thủy đánh bộ dồn dập nổ súng đánh vào toàn tuyến phòng ngự của ta trên cánh Đông, trong đó chúng tập trung cao độ đánh Thanh Hội - Vĩnh Hoà Phường, một cụm chốt quan trọng của ta ở sát biển, để tạo bàn đạp lấn chiếm cảng Cửa Việt".

        Về mốc thời gian Hiệp định Pa-ri bắt đầu có hiệu lực cũng có những sai lệch khác nhau: có sách viết thời gian Hiệp định có hiệu lực là 7 giờ, các cuốn sách khác lại viết 8 giờ 30 hoặc 9 giờ ngày 28 tháng 1.

        Qua nghiên cứu các sách lịch sử, tổng kết chiến tranh của các đơn vị trực tiếp tham gia trận đánh và một số tài liệu có liên quan, bài viết này xin được trao đổi để làm rõ thêm một số vấn đề như sau:

        Cảng Cửa Việt được xây dựng ở bờ Nam sông Thạch Hãn gồm có cảng của ngụy ở phía trong cửa sông và cảng của Mỹ ở giáp biển. Phía Bắc bên kia sông là các xã Gio Hải, Gio Việt thuộc huyện Gio Linh, phía Nam giáp xã Triệu An, huyện Triệu Phong, phía Đông giáp biển Đông. Cảng Cửa Việt là một vị trí rất quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế, đâu mối giao thông đường thủy trọng yếu để lưu thông với miền Bắc và quốc tế. Vì vậy, sau 3 cuộc hành quân Sóng Thần (36, 45, 18) đánh ra Cửa Việt thất bại, địch vẫn ngoan cố tập trung lực lượng mở một cuộc hành quân mới có quy mô lớn hơn mang tên "Tăng-gô-xi-ty" để thực hiện tham vọng đánh chiếm Cửa Việt.

        Sau khi được các tướng Mỹ là A-bram và Hét trực tiếp vạch kế hoạch, được Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng hoà ủy quyền, tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 ngụy, đã sử dụng Sư đoàn thủy quân lục chiến (gồm các lữ đoàn 147 và 258, mỗi lữ đoàn này có 2 tiểu đoàn), Lữ đoàn đặc nhiệm mới được tổ chức (gồm 3 tiểu đoàn 2, 4, 9), 2 tiểu đoàn bảo an, 3 thiết đoàn (17, 18, 20 với khoảng 170 xe), 4 tiểu đoàn pháo (70 khẩu), 4 tàu LCU của hải quân ngụy, 5 tàu khu trục của hải quân Mỹ và không quân Mỹ chi viện hoả lực, mở cuộc hành quân lớn đánh ra phía Đông Nam vùng giải phóng Quảng Trị. Cuộc hành quân chia làm hai bước: bước 1, chiếm các bàn đạp Thanh Hội, Vĩnh Hòa, Long Quang, An Trạch; bước 2, chiếm Lệ Xuyên, Bồ Bảng, Điểm cao 12, Hà Tây, trong đó mục tiêu chủ yếu là cảng Cửa Việt.

        Từ ngày 24 tháng 1 năm 1973, địch bắt đầu tăng cường các hoạt động do thám thăm dò và cơ động lực lượng từ phía sau lên chiếm lĩnh các bàn đạp. Dấu hiệu về một cuộc hành quân lớn của địch ra phía nam Cửa Việt đã được các trinh sát ta báo cáo kịp thời về Bộ tư lệnh chiến dịch.

        Theo dõi chặt chẽ các diễn biến về địch, ta chủ trương: chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiên quyết tiêu diệt gọn quân dịch, giữ vững cảng Cửa Việt. 12 giờ 30 ngày 25 tháng 1, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Bộ tư lệnh cánh Đông (nòng cốt là chỉ huy Sư đoàn 320b), bỏ chủ trương đánh chợ Sải (Theo kế hoạch 14 giờ ngày 25-1-1973, Trung đoàn 27 và một số đơn vị hoả lực của cánh Đông tập trung đánh chợ Sải), tập trung lực lượng sẵn sàng tiêu diệt địch tiến công ra Cửa Việt; đồng thời ra lệnh:

        - Điều hai đại đội pháo 85 ly vào đông Điểm cao 31 và Lâm Xuân, sẵn sàng đánh biển và chi viện cho hướng Cửa Việt.

        - Hai đại đội xe tăng dự bị sẵn sàng, hiệp đồng với Sư đoàn 304 đánh địch ở Đông Hà hoặc Cửa Việt;

        - Sư đoàn 304 (các trung đoàn 24 và 66) sẵn sàng cơ động sang nam và bắc Cửa Việt hiệp đồng với Sư đoàn 320b đánh địch;

        - Các trận địa pháo ở phía tả ngạn sông Thạch Hãn tăng thêm số đầu khẩu pháo và cơ số đạn đủ chi viện cho các sư đoàn 320b và 325 đánh liên tục từ 5 đến 7 ngày với cường độ cao.

--------------------
        1. (Tạp chí LSQS số 5-2003)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:16:56 pm »


        Thực hiện chủ trương đó, trên cơ sở thế trận phòng ngự sẵn có, Bộ tư lệnh cánh Đông điều chỉnh bổ sung lực lượng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị như sau: Trung đoàn 101 phụ trách hướng Thanh Hội; Trung đoàn 48 giữ hướng Long Quang; Trung đoàn 64 đánh địch trên trục đường 68; trung đoàn 27 giữ chợ Sải, cùng Trung đoàn 48 hình thành tuyến phòng ngự từ chợ Sải đi Vinh Hoà; Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 271) nguyên làm dự bị hướng chợ Sải nay chuyển sang làm dự bị cho hướng Thanh Hội; Lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích các xã kết hợp chốt phòng ngự với các đơn vị bộ đội chủ lực theo địa bàn được phân công; các đơn vị chống tăng ở nam Cửa Việt gồm các đội B40, B41, hai đại đội B72 và một đại đội pháo 85 ly (3 khẩu) sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch.

        Như vậy, lực lượng phòng ngự tại chỗ của ta ở cánh Đông tương đương khoảng một sư đoàn bộ binh tăng cường. Riêng tại Cửa Việt có khoảng một trung đoàn bộ binh và một số đơn vị chống tăng. Phương châm tác chiến của ta là: dùng lực lượng tại chỗ của các chốt, cụm chốt trong khu vực phòng thủ, kiên quyết tiêu hao, ngăn chặn địch, kết hợp lực lượng cơ động của bản thân và của trên, với sự chi viện của pháo binh, xe tăng, thiết giáp hiện có, diệt từng bộ phận địch, khôi phục giữ vững trận địa, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch, phát huy tác dụng của hoả lực pháo đi cùng, các loại súng chống tăng, các loại mìn để diệt xe tăng, thiết giáp địch.

        Trong khi ta đang khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu thì đêm 25 tháng 1, địch tập trung hoả lực đánh phá dữ dội vào các khu vực Vĩnh Hoà, Hà Tây, xóm Mộ, phó Hội, Cảng, Điểm cao 12, Bồ Bảng, Lệ Xuyên, Long Quang, Thanh Hội... Sau đó, địch tiếp tục triển khai đánh chiếm các bàn đạp của ta trên ba hướng: lữ đoàn đặc nhiệm và 5 chi đoàn thiết giáp tiến công theo hướng ven biển vào Thanh Hội, đây là hướng đột kích chủ yếu phát triển ra Cửa Việt; Lữ đoàn 147 và 2 chi đoàn thiết giáp đánh vào Long Quang bảo vệ sườn cho hướng chủ yếu; Lữ đoàn 258 đánh vào Nại Cửu, chợ Sải.

        Ngay trong đêm 25 tháng 1, Lữ đoàn đặc nhiệm dùng 1 tiểu đoàn đánh vào Thanh Hội, Lữ đoàn 258 sử dụng Tiểu đoàn 3 đánh Nại Cửu, chợ Sải; sáng 26 tháng 1, Lữ đoàn 147 đánh vào Long Quang. Tuy vậy, trên cả ba hướng, địch đều bị ta chặn đánh quyết liệt và chịu nhiều thương vong, phải dừng lại để củng cố đội hình chiến đấu. Như vậy, ý định đánh nhanh thắng nhanh, chiếm các bàn đạp để phát triển ra Cửa Việt trong đêm 25 và ngày 26 của chúng đã bị ta đập tan. Cũng trong đêm 26 tháng 1, một số đơn vị của hai trung đoàn 64 và 101 khẩn trương bổ sung kế hoạch phòng thủ khu vực cảng Cửa Việt, hình thành 3 tuyến phòng ngự liên hoàn từ Xam Tuân đến Hà Tây.

        Ngày 27 tháng 1, sau 4 lần tiến công, bị thiệt hại nặng, lữ đoàn đặc nhiệm mới chiếm được Thanh Hội và một phần làng Vĩnh Hoà. Trong khi đó, Lữ đoàn 147 với khoảng 35 xe tăng và bộ binh, nhiều lần tiến công mới chiếm được một phần trận địa của ta ở Long Quang và Đông An Trạch.

        Như vậy, nếu lấy mốc thời gian địch bắt đầu đánh phá mở đầu cho cuộc hành quân "Tăng-gô-xi-ty" thì phải tính từ đêm 25 tháng 1 năm 1973 và với lực lượng tham chiến như đã nêu ở trên mới đủ. Còn nếu lấy mốc địch trực tiếp dùng lực lượng bộ binh, xe tăng đánh chiếm một số hầm chốt của ta và cụm lại ở ngoài bãi cát ven biển phía nam cảng Cửa Việt thì mốc thời gian 5 giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1973 với lực lượng 2 lữ đoàn bộ binh và 150 xe tăng lại sớm và quá lớn.

        Về chi tiết địch trực tiếp dùng bộ binh, xe tăng lợi dụng đêm tối, nước thủy triều rút, vòng ra xa, tránh các chốt tiền tiêu của ta, rồi bí mật đánh lên Cửa Việt, các cuốn sách lịch sử các đơn vì trực tiếp tham gia chiến đấu ở khu vực Cửa Việt đã ghi khá rõ. Lịch sử Sư đoàn 325, tập II xuất bản năm 1986, trang 187 ghi: "1 giờ 30 phút, trinh sát Trung đoàn 101 phát hiện 1 tiểu đoàn địch và khoảng 30 xe tăng tiến theo mép nước biển lên cảng Cửa Việt. Một đơn vị khác khoảng 10 xe tăng đang tiến vào hướng Tường Vân - Hà Tây, ở hướng Vĩnh Hoà có nhiều tiếng động cơ xe tăng địch đang nổ máy...". Như vậy, về thời gian thì 1 giờ 30 phút tức là đã thuộc ngày 28-1-1973.

        Trong cuốn "Một số trận đánh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ", tập 4 của Quân đoàn 1 xuất bản năm 1995, trang 180 ghi: "1 giờ ngày 28-1-1973 đội hình địch đi ngang qua chốt của các tiểu đoàn 2 và 3, Trung đoàn 101, ta phát hiện được và sử dụng hoả lực bắn vào đội hình cơ động của địch". Về lực lượng địch, sách này cho biết, có khoảng 40 xe tăng, xe thiết giáp và 3 đại đội bộ binh.

        Cuốn "Hướng tiến công chiến lược Trị Thiên năm 1972” của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản năm 1987, trang 108 cũng ghi: "23 giờ 30 ngày 27 tháng 1 nhân lúc gió to sóng lớn, nước thủy triều xuống, Lữ đoàn đặc nhiệm bí mật tiến theo mép nước ra Cửa Việt. Ta mất cảnh giác nên địch tiến quân thuận lợi. Đến 1 giờ 30 ngày 28 tháng 1, ta mới - phát hiện được...". Tuy không nói rõ số liệu về bộ binh, xe tăng địch, nhưng căn cứ số lượng xe tăng, bộ binh địch bị diệt trong đêm và lực lượng còn lại mà chúng triển khai trong 4 cụm quân ở nam Cửa Việt ngay sau khi Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, cũng chỉ trên dưới 40 xe tăng, thiết giáp và gần 1 tiểu đoàn bộ binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:17:18 pm »


        Theo chúng tôi, mốc thời gian từ 1 giờ đến 1 giờ 30 ngày 28 tháng 1, ta phát hiện lực lượng địch khoảng 40 xe tăng, thiết giáp và gần 1 tiểu đoàn bộ binh đánh ra Cửa Việt là phù hợp, bởi dù sao đây cũng chỉ là lực lượng đột kích bí mật trên hướng chủ yếu của lữ đoàn đặc nhiệm. Diễn biến tác chiến những ngày sau đó cho thấy, mỗi lần ta đánh, các cụm quân này địch đều cho bộ binh, xe tăng, thiết giáp ra tăng viện và ứng cứu giải toả. Điều này chứng tỏ lực lượng cơ động lớn của địch vẫn ở phía sau chứ không phải dồn cả ra đóng trong các cụm quân ở nam Cửa Việt.

        Về thời gian hiệu lực của Hiệp định Pa-ri, điều 2, chương 2 của Hiệp định ghi rõ: "Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 24 giờ (giờ GMT) ngày 27-1-1973). Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên Diễn, bất cứ từ đâu tới...". Trong lệnh của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam gửi các lực lượng vũ trang nhân dân cả hai miền cũng ghi rõ Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam có hiệu lực từ 7 giờ giờ Hà Nội) và 8 giờ (giờ Sài Gòn) ngày 28 tháng 1 năm 1973. Như vậy, các mốc thời gian 8 giờ 30 hoặc 9 giờ ngày 28 là không chuẩn xác. Việc sử dụng giờ GMT, giờ Hà Nội, hay giờ Sài Gòn là tuỳ theo nguồn sử liệu Người viết sử dụng. Tuy nhiên, các tác giả cần có chú thích rõ để bạn đọc tiện theo dõi.

        Sau khi Hiệp định Pa-rl có hiệu lực, Mỹ, ngụy tiếp tục đưa bộ binh, xe tăng ra lấn đất cắm cờ. 1 giờ sáng ngày 29 tháng 1, chúng đưa 1 đại đội bộ binh và 4 xe tăng ra lập thêm 1 cụm quân nữa ở Bắc Vĩnh Hoà 1.

        Về phía ta, sau khi nắm lại tình hình địch và chỉ thị của Bộ tư lệnh chiến dịch: Bộ tư lệnh cánh Đông quyết định tăng cường thêm Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48), Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 271), Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 64), Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 27) và Tiểu đoàn 38 địa phương cho hướng Cửa Việt đồng thời lệnh các hướng Long Quang, chợ Sải kìm giữ hai lữ đoàn 147 và 258 của địch để hướng Cửa Việt tiêu diệt Lữ đoàn đặc nhiệm. Trong ngày và đêm 29 tháng 1, Bộ tư lệnh chiến dịch tiếp tục điều Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304), 1 đại đội xe tăng T-54 từ Miếu Bái Sơn sang tăng cường cho cánh Đông. Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) được lệnh cơ động xuống Vinh Quang làm dự bị cho cánh Đông. Các đồng chí Cao Văn Khánh - Phó Tư lệnh, Hoàng Minh Thi - Phó Chính ủy, Doãn Tuế - Phó Tư lệnh chiến dịch kiêm Tư lệnh pháo binh chiến dịch được cử xuống giúp đỡ Bộ tư lệnh cánh Đông triển khai kế hoạch tác chiến. Đến ngày 30 tháng 1 năm 1973, ta tổ chức đội hình trận phản đột kích Của Việt, bao gồm:

        - Bộ phận chặn đầu gồm 2 đại đội của 2 trung đoàn 101 và 48; K5 hải quân và công binh Sư đoàn 320b bố trí từ Phó Hội đến cảng của Mỹ có nhiệm vụ chặn không cho địch phát triển ra Cửa Việt.

        - Bộ phận khoá đuôi gồm Trung đoàn 64 (thiếu), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 24), Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 101) bố trí tại Vĩnh Hoà, đánh địch tăng viện từ Thanh Hội lên và chặn lực lượng rút chạy từ Cửa Việt xuống.

        - Bộ phận tiến công gồm Trung đoàn 101 (thiếu), Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24), Tiểu đoàn 38 (thiếu) và Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 64) tiêu diệt địch từ Vĩnh Hoà lên cảng của Mỹ.

        6 giờ 30 phút ngày 31 tháng 1 năm 1973, ta tập trung hoả lực bắn phá mãnh hệt các cụm quân địch. Sau đó, các đơn vị đồng loạt tiến công vào các mục tiêu được giao. Đến 8 giờ 30 ngày 31 tháng 1 năm 1973, các cụm quân địch ở phía Nam cảng Cửa Việt cơ bản đã bị quân ta tiêu diệt, chỉ còn một số ít tháo chạy về Vĩnh Hoà. Tại đây, chúng tiếp tục bị các lực lượng chốt chặn của ta chặn đánh.

        Do đường cơ động khó khăn và bị địch đánh phá ngăn chặn, chỉ có 1 trong số 8 xe tăng của đại đội xe tăng T-54 kịp vào tham gia đánh địch ở Vĩnh Hoà. Chiếc xe tăng này đã tiêu diệt 2 trong số 4 xe tăng địch còn lại ở đây và tiếp tục cùng bộ binh truy đuổi địch về phía Thanh Hội (chứ không phải cả 8 xe tăng của ta đều tham chiến trận này như một số sách đã viết).

        10 giờ 30 ngày 3 tháng 1, quân địch từ cảng Cửa Việt đến Vĩnh Hoà bị quét sạch. Tuyến phòng thủ từ Thanh Hội, Long Quang đến chợ Sải của ta được khôi phục. Cuộc hành quân "Tăng-gô-xi-ty" của địch bị đánh bại hoàn toàn.

        Từ ngày 26 đến ngày 3 tháng 1 năm 1973, ta đã tiêu diệt 2.232 tên địch, bắt 170 tù binh, phá hủy 113 xe tăng, xe thiết giáp, thu 13 xe, bắn rơi 5 máy bay, bắn cháy 1 tàu, phá hủy 10 khẩu pháo, thu hơn 300 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Lữ đoàn đặc nhiệm ngụy bị tiêu diệt. Lữ đoàn 147 và 4 chi đoàn thiết giáp bị thiệt hại nặng.

        Trận phản đột kích Cửa Việt thắng lợi đã làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta trên chiến trường Quảng Trị, góp phần bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, buộc địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pa-ri. Điều đặc biệt của trận đánh này là, tuy không sử dụng lực lượng xe tăng lớn để đối đầu với xe tăng địch mà chỉ dùng vũ khí chống tăng thông thường nhưng ta đã tiêu diệt phần lớn xe tăng, thiết giáp địch và buộc số còn lại phải tháo chạy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:31:32 pm »

         
TRẬN BUÔN MA THUỘT XUÂN 1975 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ1

TRẦN TIẾN HOẠT        

        Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra tháng 3 năm 1975 với ba trận tiến công then chốt (trận điểm huyệt thị xã Buôn Ma Thuột, trận đánh quân địch phản kích hòng chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột và trận truy kích tập đoàn quân địch rút chạy chiến lược trên Đường số 7) đã được Binh đoàn Tây Nguyên, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nhiều học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội và một số tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến dịch nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong nhiều thập niên qua. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã được công bố qua sách, báo, phương tiện truyền thông và được các học viện, nhà trường vận dụng vào giảng dạy, huấn luyện trong các bộ môn nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật Việt Nam...

        Tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt là dịp kỷ mềm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nói chung, chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên nói riêng, một số nhân chứng từng giữ những cương vị nhất định trong chiến dịch này hồi ức lại các trận đánh tiêu biểu như đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột, trận đánh Sư đoàn 23 ngụy thiếu) phản đột kích... đã được Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ quân đội đưa tin, đăng tải. Trong các bài viết trên đã xuất hiện khá nhiều điểm không thống nhất với các kết quả đã được tổng kết, gây ra những nhận thức ngược chiều nhau. Với tâm huyết và trách nhiệm trước lịch sử, nhiều cán bộ cấp cao (nguyên là lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt chiến dịch Tây Nguyên) đã đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị chỉ đạo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, tọa đàm để làm rõ những điều khác biệt, tạo sự thống nhất nhận thức đúng với sự thực lịch sử đã diễn ra. Cuộc tọa đàm do Thượng tướng Nguyễn Văn Được - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, đã diễn ra ngày 13 tháng 5 năm 2005.

        Mở đầu cuộc tọa đàm, một số ý kiến cho rằng, trong thời gian qua, nhiều cơ quan truyền thông văn hoá và khoa học... tuyên truyền về đại thắng mùa Xuân 1975, để tôn vinh bản lĩnh và trì tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cần thiết và bổ ích, góp phần giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ gìn giữ, phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đa số các bài báo được các đại biểu tham dự tọa đàm tán đồng là có "nội dung trung thực", "độ chuẩn xác cao", làm rõ thêm tài nghệ quân sự của các cấp chiến lược, chiến dịch trong việc nắm bắt thời cơ, tạo ra mưu kế thế trận đánh địch giành thắng lợi. Tuy vậy, vẫn còn những bài báo phản ánh một chiều, thiếu khách quan toàn diện, khiến dư luận không đồng tình.

        Một là, về lực lượng tham gia trận đánh "điểm huyệt" Buôn Ma Thuột.

        Nhiều người từng có mặt ở chiến trường Tây Nguyên năm 1975, khi đọc bài: "Buôn Ma Thuột - đòn điểm huyệt" (báo Quân đội nhân dân ngày 10-3-2005) có sơ đồ minh hoạ Sư đoàn bộ binh 316 tác chiến đều băn khoăn và đặt câu hỏi không hiểu người viết dựa vào đâu mà đã viết: "Trận then chốt quyết đinh mở đầu chiên dịch Tây Nguyên thắng lợi sau 32 giờ tiến công mãnh liệt, chiến đấu kiên cường, dũng cảm của lực lương vũ trang và nhân dân ta. Kết quả: ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Sư đoàn 23 ngụy, Ban chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc, Trung đoàn  53 (thiếu), 1 tiểu đoàn xe bọc thép và khu hậu cứ của một số đơn vị của địch, cắt đứt ba con đường tiếp tế chiến lược số 14, 19, 21...". Đọc bài báo này và xem sơ đồ tác chiến, người ta có cảm giác như chiến thắng Buôn Ma Thuột - đòn điểm huyệt quyết định là chỉ do Sư đoàn 316 và một số đơn vị lập nên, mà không thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên - cơ quan trực tiếp quán triệt và triển khai ý định chiến lược của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, trực tiếp thiết lập phương án tác chiến chiến dịch và trực tiếp điều hành chiến đấu trong trận then chốt quyết định này. Là người chỉ huy đốc chiến ở Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch, Trung tướng Nguyễn Năng (nguyên Phó Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên) nêu rõ: Về nhận thức thực tế lịch sử trận đánh Buôn Ma Thuột, người viết bài báo này đã không tìm hiểu "đến nơi, đến chốn" mối quan hệ tổng thể của một chiến dịch, nghĩa là mối quan hệ giữa cấp chỉ huy chiến lược, chiến dịch và các đơn vị sư đoàn, trung đoàn về chỉ huy, điều hành tác chiến, nên đã phản ánh chưa thỏa đáng cả về chủ thể tác chiến (lực lượng ta) và đối tượng tác chiến lực lượng địch), lẫn lộn không gian, thời gian, quy mô và cường độ tác chiến của một chiến dịch mang ý nghĩa chiến lược. Rõ ràng, để có được kết quả chiến đấu như bài báo nêu, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã chiến đấu tạo thế từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 và đã phải chiến đấu quyết liệt từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 18 tháng 3 (tức 9 ngày đêm liền), khi Sư đoàn 10 và các lực lượng phối thuộc đánh tan cuộc phản đột kích của hai trung đoàn (44, 45) thuộc Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21 ngụy nhằm chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột, chứ không phải chỉ sau 32 giờ (từ 2 giờ ngày 10 tháng 3 đến 11 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975) mà Sư đoàn bộ binh 316 và lực lượng phối thuộc của ta đã giành được chiến công to lớn ấy (!).

-----------------
       1. (Tạp chí LSQS số 7-2005)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:37:48 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM