Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:51:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47045 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:05:53 am »


ĐỐI THOẠI XUNG QUANH "SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ”1

TRẦN BƯỞI       

        Vừa qua tại Hà Nội, các nhà sử học Việt Nam đã tiếp đón và tổ chức hai cuộc hội thảo khoa học với các bạn đồng nghiệp Mỹ (Cuộc hội thảo lần thứ nhất tổ chức cuối tháng 11-1988, do Trung tâm nghiên cứu W. Joyner đề nghị. Cuộc hội thảo lần thứ hai tổ chức vào tháng 5-1989, theo đề nghị của Uỷ ban Hoa Kỳ hợp tác khoa học với Việt Nam (U.S committee for scientific co-operation with Vietnam)) về các đề tài của cuộc chiến tranh Việt Nam. Một trong những đề tài được đưa ra thảo luận khá sôi nổi và lý thú là "Đánh giá lại cuộc khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ" (Đầu đề bản tham luận của giáo sư Gareth Porter (The Tonkin Gulf crisis reconsidered)) theo cách nhìn mới.

        Với phương pháp đối thoại trực tiếp trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và không định kiến, hai bên đã đưa ra lập luận của mình và qua tranh luận để đi tới một sự đánh giá khách quan nhất đối với sự kiện lịch sử.

        Trong đoàn các nhà sử học Mỹ, Giáo sư Gareth Porter và Giáo sư Edwin E.Moise3 (Giáo sư Gareth Porter, Trường Đại học American; Giáo sư Edwin E.Moise, trường đại học Clemson) đã chuẩn bị công phu bản tham luận và những cứ liệu về "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ". Đoàn sử học Việt Nam cũng phân công các bình luận viên (commentator) chuẩn bị trước để phát biểu về sự kiện này. Mở đầu cuộc đối thoại, hai bên đồng ý rằng, thời điểm Xuân - Hè năm 1964 là thời điểm quan trọng, có tác động sâu sắc đối với cục diện chiến tranh. Chính quyền của Tổng thống L.B. Johnson bắt đầu xúc tiến mạnh mẽ chính sách gây áp lực ngoại giao đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH), trong khi chính sách của Chính phủ VNDCCH là kiềm chế và liên tiếp đưa ra những giải pháp thương lượng để giải quyết cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ông Gareth Porter nhấn mạnh ý đồ của chính sách ngoại giao Mỹ lúc này chỉ nhằm gây sức ép buộc Bắc Việt Nam phải ngừng chi viện cho các lực lượng cách mạng ở miền Nam, nhưng trong hành động, Mỹ đã vô tình thúc đẩy cuộc chiến tranh leo thang để sau đó trở thành cuộc chiến tranh quy mô lớn mà không bên nào mong muốn. Từ lập luận tổng quát đó, ông Gareth Porter đánh giá: "Sự kiện Vinh Bắc Bộ" là sự khiêu khích vô tình trong nền ngoại giao vũ lực Mỹ (Nguyên văn của câu tham luận: unwittinh provocation in U.S coercive diplomacy). Các sự kiện xảy ra liên tiếp trong các ngày đầu tháng 8 năm 1964 trên Vịnh Bắc Bộ không có dụng ý thúc đẩy tình huống căng thẳng để đi tới một cuộc chiến tranh, bởi vì Mỹ lúc đó rất sợ chủ lực của miền Bắc ồ ạt kéo vào miền Nam. Tiếp đó, ông Gareth Porter đã đưa ra nhiều dẫn chứng rằng Mỹ đã không làm chủ được các hoạt động ngoại giao cưỡng bức của mình nên đã vô tình đẩy cục diện chiến tranh phát triển theo chiều hướng ngược lại cái mà Mỹ mong muốn gây sức ép quân sự buộc VNDCCH lùi bước.

        Trong cuộc đối thoại tháng 5, Giáo sư E. E. Moise không đưa ra những lập luận tổng quát mà lại bắt đầu bằng những sự việc cụ thể. Theo ông, đúng là Mỹ đã có kế hoạch chi tiết đánh phá VNDCCH từ đầu năm 1964 nhưng còn do dự, đến tháng 7 mới quyết tâm hành động. Tuy nhiên, hành động của Mỹ không nhằm ý định đẩy cuộc khủng hoảng lên cực điểm - chiến tranh, mà chỉ muốn tạo ra một tín hiệu rõ ràng, báo cho VNDCCH biết rằng Mỹ không từ bỏ cam kết của mình ủng hộ chế độ Sài Gòn của Nguyễn Khánh. Về tính chất các sự kiện xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ, ông E. E. Moise cho biết, ông đã tiếp xúc với các sĩ quan, thủy thủ Mỹ, kể cả đại tá J. Herrich là người chỉ huy các cuộc tuần tiễu Desoto thì, đêm 30 rạng sáng 31 tháng 7, tàu khu trục Maddox có mặt ở Vịnh Bác Bộ là theo kế hoạch tuần tiễu thường lệ chứ không phải có ý hỗ trợ cho các tàu biệt kích Sài Gòn tấn công hai đảo Hòn Mê và Hòn Mát. Trận đụng độ trên biển chiều 2 tháng 8 là do Mỹ không lường được quyết tâm đối trả của hải quân Bắc Việt Nam. Cũng là vô tình và ngẫu nhiên đó, trận đụng độ tiếp theo xảy ra trong đêm ngày 4 là không có thật; đó là do sự sai lầm về kỹ thuật của các thủy thủ và sĩ quan trên hai tàu khu trục Mỹ gây nên nhưng là sai lầm không cố ý, không tính toán trước. Để kết luận, E. E. Moise cho rằng, quyết định chung của chính quyền Mỹ là có cân nhắc, song khi thực hiện thì cấp thấp hơn, có thể là các quan chức điều hành của Mỹ ở Sài Gòn đã thúc đẩy các hành động khiêu khích, kể cả sử dụng các tàu biệt kích nguỵ hành động quá giới hạn dự định mà hậu quả của nó đã dẫn đến sự leo thang chiến tranh của hai bên.

        Điều đáng chú ý trong phần kết luận, ông Gareth Porter đã bình luận: nếu như chính quyền Mỹ lúc đó hiểu được sự kiềm chế của Hà Nội mong muốn một thoả hiệp thương lượng hơn là một cuộc chiến tranh, thì Washington đã có thể kết hợp áp lực ngoại giao với sức mạnh mà đạt được một giải pháp thương lượng, bảo vệ được lợi ích tối thiểu của mình ở Nam Việt Nam. Điều đó có lợi hơn là tung sự hiện diện quân sự của Mỹ vào miền Nam để chuốc lấy hậu quả thua thiệt hơn nhiều sau này.

        Các nhà sử học Việt Nam đã không đồng ý với nhiều điển của những lập luận đó. Tại cuộc đồi thoại trực tiếp, chúng ta cũng trình bày tóm tắt bản tham luận của mình và sau đó thẳng thắn nhưng cởi mở trao đổi với các nhà sử học Mỹ.

        Chúng ta đề nghị các bạn Mỹ không nên bó hẹp không gian và thời gian lịch sử khi nghiên cứu "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", không sa quá nhiều vào những tình tiết cụ thể của các sự kiện và nên nghiên cứu thật kỹ các chủ trương, chính sách của cả hai bên ở cấp Nhà nước.

-----------------
        1. (Tạp chí LSQS số 8-1989)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:06:29 am »


        Bằng những tư liệu tin cậy, chúng ta đã chứng minh: “Chiến lược chiến tranh đặc biệt" của Mỹ vào cuối năm 1963 đang đứng trước nguy cơ thất bại. Chế độ độc tài Diệm - Nhu bị lật đổ, ngụy quyền Sài Gòn sa vào một cuộc khủng hoảng toàn diện đang phá vỡ những nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Đây là nguyên nhân trực tiếp buộc Mỹ phải đẩy mạnh những hoạt động phá hoại vốn đã diễn ra từ năm 1962 do lực lượng biệt kích ngụy tiến hành, được Mỹ viện trợ và khuyến khích. Chúng ta cũng lưu ý các nhà sử học Mỹ về sự xuất hiện từ rất sớm ý đồ phá hoại nước VNDCCH, khi cố Tổng thống J. Kennedy lên nắm chính quyền ở Mỹ. Ông ta đã từng nói “một trong những cách chống du kích tốt nhất là cho người của chúng ta luồn vào thánh địa của Cộng sản mà phá". Tuy nhiên, chúng ta đồng ý với các bạn đồng nghiệp Mỹ, kể từ tháng 2 năm 1964, kế hoạch chi tiết phá hoại miền Bắc với cái tên 34A mới được vạch ra, bao gồm cả những hoạt động biệt kích đường bộ, đường biển và đường không của ngụy Sài Gòn. Việc điều hành phần lớn các hoạt động phá hoại này đã được chuyển giao cho Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Do đó, các hoạt động tuần tiễu Desoto ở Vịnh Bắc Bộ của các tàu khu trục Mỹ và hoạt động của các tàu biệt kích ngày xuất phát từ Đà Nẵng để bắn phá dọc bờ biển miền Bắc đã có sự phối hợp theo một kế hoạch nhất định.

        Các hoạt động khiêu khích và phô trương sức mạnh quân sự của Mỹ là một mặt biểu hiện quan trọng của “chính sách ngoại giao cưỡng bức" ("Effort át coercive diplomacy" trong phát biểu của ông Gareth Porter) như ông Gareth Porter đã thừa nhận. Các hoạt động đó vừa nhằm tạo sức ép, đồng thời cũng là sự chuẩn bị cần thiết về quân sự cho các hoạt động đánh phá bằng không quân và hải quân của Mỹ vào miền Bắc sau này. Chúng ta đề nghị phân tích lại sự việc tháng 5 năm 1964, khi Bộ Tham mưu của Tổng thống L. B. Johnson đã dự thảo nghị quyết đưa trình Quốc hội, nhấn mạnh cam kết ủng hộ chế độ Sài Gòn và đề nghị cho phép Tổng thống sử dụng mọi biện pháp, kể cả việc đưa lực lượng vũ trang đến hỗ trợ. Sau này, Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (ngày 7-8) do Quốc hội Mỹ thông qua cũng là sự phát triển của tinh thần dự thảo tháng 5 mà thôi.

        Rõ ràng, đường hướng chính sách của chính quyền Mỹ đối với Việt Nam được tính toán cho việc leo thang chiến tranh chú không phải là sự vô tình hoặc không lường được hậu quả. Vì vậy, lập luận của chúng ta là, với chính sách đó thì dù "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" chưa xảy ra vào đầu tháng 8 cũng sẽ xảy ra vào các tháng tiếp sau đó. Và cuối cùng, hậu quả sai lầm của “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ" dã đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh hao người, tốn của và mất uy tín kéo dài hàng chục năm sau đó.

        Chúng ta không đồng ý với một số lý giải chi tiết sự kiện của ông E. E. Moise; bởi vì khi nghiên cứu cục diện chiến tranh, phải nghiên cứu từ chính sách của nhà nước, của ban lãnh đạo cấp cao chứ không thể lấy hành động của cấp thừa hành. Những dẫn chứng vô tình, không cố ý của thủy thủ, sĩ quan trên các tàu khu trục Mỹ không thể làm bằng cớ để biện minh cho chính sách; vả lại, chính họ đã bị sự điều hành của cấp cao lừa dối, thậm chí chính quyền Mỹ hồi đó còn che giấu cả nhân dân và Quốc hội nhằm thông qua cho được bản nghị quyết sai lầm về Vịnh Bắc Bộ, một nghị quyết mà thượng nghị sĩ Uâynơ Moócxơ bang Origân đã mô tả như là một bản “tuyên chiến đề ngày trước" (Thượng nghị sĩ Uâynơ Moócxơ bỏ phiếu không tán thành dự thảo Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ trong cuộc họp của uỷ ban đối ngoại của Thượng nghị viện trước khi đưa ra thông qua tại cuộc họp toàn thể Thượng nghị viện).

        Cuộc đối thoại đã dành một thời gian để trao đổi về chiều hướng có thể thay đổi nếu lúc đó chính quyền Mỹ hiểu rõ được sự kiềm chế và lập trường đúng đắn của nước VNDCCH và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam qua các giải pháp thương lượng. Nhân dịp hội thảo, chúng ta đã trình bày rõ 6 yêu cầu cấp bách để giải quyết cuộc chiến tranh ở miền Nam của Mặt trận tuyên bố ngày 7 tháng 11 năm 1963 và sự ủng hộ của Chính phủ VNDCCH đối với 6 yêu cầu đó (Xem Tuyên bố 6 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miên Nam Việt Nam ngày 7-11-1963, trích đăng trong “Những sự kiện lịch sử Đảng”, Nxb Thông tin lý luận, 1985, tập 2, tr. 277). Nhưng chúng ta cho rằng, trong bối cảnh lịch sử đó, chính quyền Mỹ chưa chịu chấp nhận giải pháp thương lượng, bởi lẽ tham vọng của giới cầm quyền còn rất lớn. Nó thể hiện ngay trong Nghị quyết số 273 của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ họp ngày 26 tháng 11 năm 1963 khẳng định rằng: Mục tiêu của Mỹ ở Nam Việt Nam là để giúp đỡ nhân dân và chính phủ nước này chiến thắng cuộc đọ sức chống âm mưu chỉ đạo từ bên ngoài và được Cộng sản ủng hộ.

        Trong đối thoại, các bạn đồng nghiệp Mỹ hoàn toàn không bác bỏ các điểm lập luận của chúng ta và trong không khí cởi mở, họ đánh giá cuộc hội thảo đã có những kết quả rất bổ ích. Ông E. E. Moise rất cảm ơn cuộc đối thoại thẳng thắn này và nói rõ ý định trong thời gian tới. Ông sẽ viết một quyển sách trình bày với công luận Mỹ về sự thật của "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", nhằm bác bỏ những sai lầm của một số cuốn sách đã viết về sự kiện này.

        Qua đối thoại, mối quan hệ giữa các nhà sử học Việt Nam và Mỹ đã có bước tiến bộ tốt, đặt cơ sở cho sự phát triển rộng lớn trong tương lai. Các bạn đồng nghiệp Mỹ hứa sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu cần thiết để làm sáng tỏ thêm nhiều đề tài phong phú về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:12:36 am »


VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG VỊNH BẮC BỘ THÁNG 8-19641

TRẦN BƯỞI       

        Cách đây 35 năm, ngày 5 tháng 8 năm 1964, lần đầu tiên máy bay của Hải quân Mỹ đã bắn phá một số địa phương trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là hành động chiến tranh nguy hiểm, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn chủ quyền nước ta. Để biện minh cho hành động này, Mỹ công bố phải "đánh trả đũa” vì các khu trục hạm của Mỹ đã bị Hải quân Việt Nam vô cớ tiến công hai lần trên vùng biển quốc tế ở Vịnh Bắc Bộ vào chiều 2 và đêm 4 tháng 8.

        Thực ra, trận tập kích bằng không quân ngày 5 tháng 8 chỉ là đỉnh cao của một loạt các vụ khiêu khích của Hải quân Mỹ và ngụy Sài Gòn diễn ra từ cuối tháng 7 năm 1964. Các tàu khu trục của Mỹ tiến vào Vịnh Bắc Bộ để hoạt động do thám, đã xâm phạm hải phận thuộc chủ quyền Việt Nam và đã Bị Hải quân nhân dân Việt Nam đánh đuổi. Hải quân Mỹ. qua hành động tuần tiễu của mình trên vùng Vịnh Bắc Bộ, đã đóng vai trò hỗ trợ cho các tàu biệt kích ngụy xâm nhập, bắn phá các đảo và ven biển Nghệ An, Thanh Hoá, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống và lao động sản xuất của ngư dân Việt Nam. Mỹ không chịu dừng lại sau trận đụng độ ngày 2 tháng 8 mà nhanh chóng tăng cường thêm tàu khu trục và tàu sân bay đến vùng biển Việt Nam để đe dọa làm cho tình hình căng thẳng hơn, dẫn đến "trận chiến đấu không hề có" trong đêm 4 tháng 8 (Về chiến đấu trên biển không hề xảy ra, Tạp chí Lịch sử quân sự số 8-1989).

        Chính quyền của Tổng thống L. B. Giôn-xơn đã tập hợp các sự việc xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ để dựng lên cái gọi là cuộc "khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ" nhằm lừa dối, kích động Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua trong ngày 7 tháng 8 một nghị quyết lấy tên là “Nghị quyết Vinh Bắc Bộ". Nghị quyết tai hại này đã cho phép: “... Tổng thống với tư cách là Tổng tư lệnh được áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đẩy lùi bất kỳ một cuộc tiến công vũ trang nào chống lại các lực lượng của Mỹ và nhằm ngăn chặn sự xâm lược tiếp theo" (J. S. On-xơn - Từ điển chiến tranh Việt Nam. Nxb Gơ-rin-út, Con-nếch-ti-cớt, 1988, tr. 180 (tiếng Anh)).

        Sai lầm của Nghị quyết trên đã bị các chính quyền L. B. Giôn-xơn và R. Ních xơn lợi dụng để phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng ra toàn bán đảo Đông Dương. Mãi tới năm 1972, Quốc hội Mỹ mới dùng quyền phủ quyết để xoá bỏ hiệu lực của Nghị quyết này.

        Khi nghiên cứu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, thì thấy rằng thời điểm Xuân-Hè 1964, nhất là từ khi có Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, là bước chuyển quan trọng trong ý định mở rộng quy mô chiến tranh của chính quyền L. B. Giôn-xơn. Cùng với việc xúc tiến các áp lực ngoại giao, Mỹ còn đẩy mạnh các hoạt động chống phá Việt Nam dân chủ cộng hòa; đồng thời tích cực chuẩn bị dư luận và kế hoạch để sử dụng quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Để tranh thủ sự đồng tình của Quốc hội Mỹ và nhân dân Mỹ, chính số quyền Giôn-xơn ra sức tạo dựng hình ảnh các lực lượng của Mỹ là nạn nhân bị khiêu khích và bị tấn công vô cớ. Kết quả là trong một thời gian ngắn, chính giới và ngay cả một bộ phận dân chúng đã bị đánh lừa và tin là thật. Chỉ đến khi Giôn-xơn mở rộng chiến tranh, đưa ồ ạt lính Mỹ trực tiếp tham chiến và đổ máu ở Việt Nam thì chính trường nước Mỹ bắt đầu xáo động. Các chi tiết của cuộc khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ được phanh phủi, nhiều nghị sĩ cảm thấy mình bị lừa dối và bắt đầu cuộc đấu tranh để hạn chế và chống lại chính sách điều hành chiến tranh sai lầm của chính quyền Mỹ.

        Sau khi chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ thất bại, nhiều học giả ở Mỹ và phương Tây đã nghiên cứu về cuộc chiến tranh này và họ không bỏ qua việc phân tích về các sự việc xảy ra trong cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh Bắc Bộ trong mùa Hè năm 1964. Thậm chí có những học giả công phu điều tra, thu thập tư liệu để viết sách chuyên khảo về cuộc khủng hoảng này. Các học giả có quan điểm tiến bộ, tôn trọng sự thật lịch sử đều có chung nhận xét rằng: "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, trong tất cả chiều cạnh của nó, về sau được chứng minh là một sai lầm lớn của chính quyền..." (G. Côn-cô - Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb QĐND, Hà Nội, tập 1, tr 152).

------------------
        1. (Tạp chí LSQS Số 4- 1999)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:12:56 am »


        Họ phê phán đòn trả đũa của không quân với tinh thần tương đối khách quan là: "Kết luận chủ yếu rút ra sau khi nghiên cứu nghiêm chỉnh về các sự kiện đã viện dẫn thì không có bằng chứng nào của cuộc tấn công có đủ cơ sở lý luận để bào chữa cho sự trả đũa" (A Hustinaud và E. G. Wnơely - Vịnh Bắc Bộ, Nxb Gác-đen Xi-ti, New York 1971).

        Và khi phân biệt người chủ mưu và nạn nhân thì Pi-tơ A. Pu-lơ đã vạch rõ. "Chính quyền Giôn-xơn lợi dụng bầu không khí khủng hoảng, một phần do các biện pháp chiến tranh bí mật chống Bắc Việt Nam của chính họ gây ra, để đạt được ủy quyền to lớn của Quốc hội cho phép tiến hành chiến tranh ở Đông Nam Á vào bất cứ lúc nào nó thấy phù hợp" (Pi-tơ A. Pu-lơ - Nước Mỹ và Đông Dương từ Ph. Ru-dơ-ven đến Nich-xơn, nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986, tr. 165).

        Tuy nhiên, cũng có những cuốn sách có lập luận tán đồng cách đánh giá các sự kiện Vịnh Bắc Bộ như chính quyền. Đáng chú ý là năm 1986, Hải quân Mỹ chính thức xuất bản cuốn lịch sử của mình trong chiến tranh Việt Nam (EJ. Marolca, OP. Fidzgerald - The United States navy and the Vietnam Conflict, Volume 11, P 410-449, Naval history Center, Department of the naval, Washinglon D.C, 1986 (nguyên bản tiếng Anh)), đã dành hẳn một chương để chứng minh việc các tàu khu trục Mỹ bị tấn công vô cớ ngoài hải phận quốc tế ở Vịnh Bắc Bộ và do đó, đòn trả đũa của không quân Mỹ vào một số căn cứ của Hải quân Việt Nam là sự phát triển hợp lô-gích.

        Để thấy được nguồn gốc và bản chất của các sự việc xảy ra trên Vịnh Bắc Bộ, quan điểm của chúng ta là phải đặt các sự việc đó trong mối quan hệ với toàn bộ chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Sự cam kết ủng hộ và viện trợ để duy trì chế độ ngụy miền Nam lệ thuộc Mỹ đã làm cho nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Cho đến cuối năm 1963, khi ở miền Nam Việt Nam đã có mặt trên 16.500 cố vấn quân sự Mỹ cùng với các phương tiện chiến tranh yểm trợ khá mạnh mẽ mà vẫn không ngăn được đà thất bại của 406.000 quân ngụy, thì Mỹ buộc phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp dể cứu vãn sự đổ vỡ của chế độ tay sai. Các biện pháp đó chính là hàng loạt các vụ khiêu khích trên biển, trên không và bắn phá vùng ven biển miền Bắc nước ta, đi đôi với các hoạt động ngoại giao gây áp lực.

        Từ việc tạo dựng ra cuộc khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ, thông qua sức mạnh của hải quân và không quân, Mỹ coi đó là con chủ bài để răn đe và khi cần thì hành động bất ngờ và nhanh nhất. Ngay từ thế kỷ XIX, Mỹ đã dùng sức mạnh hải quân đánh bại đế quốc Tây Ban Nha từ biển Ca-ri-bê sang tới Thái Bình Dương. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hải quân và không quân của Mỹ phát triển vượt xa các nước đế quốc khác cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện tham vọng bành trướng toàn cầu, Mỹ thiết lập nhiều căn cứ không, hải quân tại các nước đồng minh và chư hầu để sử dụng các lực lượng này can thiệp vào nhiều nơi như vùng biển Ca-ri-bê, eo biển Đài Loan, Nhật Bản, vịnh Hồng Hải và biển Đông (Việt Nam)...

        Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ, Mỹ càng dựa vào sức mạnh của các hạm đội và không quân tầm xa hành động ngang ngược, vượt mặt cả Liên Hiệp quốc Sau chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991), Mỹ tự ý quy định vùng cấm bay ngay trên không phận của I-rắc. Tháng 8 năm 1998, Mỹ lấy cớ truy đuổi tổ chức khủng bố quốc tế, dùng tên lửa phóng từ các tàu chiến vào đất Xu-đăng và Áp-ga-ni-xtan. Cuối tháng 3 năm 1999, lợi dụng cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô, Mỹ và các nước NATO không áp đặt được giải pháp của mình cho Nam Tư nên đã dùng không quân đánh phá ác hệt nước này.

        Những hành động sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ đang là mối nguy cơ đe dọa hoà bình và ổn định ở các khu vực. Bài học cảnh giác rút ra từ cuộc khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ hơn 30 năm trước đây vẫn còn nguyên giá trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:17:52 am »

       
NGUYỄN VIẾT XUÂN VỚI LỜI HÔ BẤT TỬ “NHẰM THẲNG QUÂN THÙ MÀ BẮN!"1

NGUYỄN THANH HỒNG        

        Lâu nay trên một số tạp chí xuất hiện những bài viết về sự kiện lịch sử Nguyễn Viết Xuân với lời hô bất tử: "Nhằm thẳng quân thù bắn” trong đó có một số chi tiết cần bàn thêm cho rõ như: "Nhằm thẳng quân thù mà bắn!" hay: "Nhằm thẳng quân thù, Bắn!"? Nơi Đại đội 3 lập trận địa phòng không nằm trên đất Lào hay miền Tây tỉnh Quảng Bình và đơn vị đó trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4 hay nằm trong đội hình của Sư đoàn 325?

        Qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu lưu giừ tại Phòng Lịch sử Quân khu 4, tôi xin ghi lại sự kiện trên để bạn đọc tham khảo.

        Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ 37 ly thuộc Sư đoàn 325, Quân khu 4 do Đại đội trưởng Lê Hữu Mai và Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân chỉ huy, xây dựng trận địa phòng không tại khu vực Cha Lo trên đường 12, miền Tây tỉnh Quảng Bình, làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến vận tải chiến lược trên đường Trường Sơn.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1964, tin về anh Nguyễn Văn Trỗi bị Mỹ, nguỵ giết hại đã gây xúc động lớn trong cán bộ, chiến sĩ Đại đội 3. Trong buổi truy điệu Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức ngay tại trận địa, Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân thay mặt chỉ huy đơn vị kêu gọi cán bộ, chiến sĩ trả thù cho anh Trỗi và học tập gương anh. Nguyễn Viết Xuân nói: "Anh Trỗi đã ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt kẻ thù mà đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cũng sẽ nhìn thẳng vào máy bay giặc Mỹ mà bắn".

        Toàn Đại đội nhất trí đồng thanh hô vang khẩu hiệu. "Noi gương anh Trỗi, quyết tâm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bảo vệ mục tiêu”.

        10 giờ trưa ngày 18 tháng 11 năm 1964, một tốp 3 máy bay Mỹ lao xuống bắn phá mục tiêu do Đại đội 3 bảo vệ. Lúc này toàn Đại đội đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, Đại đội trưởng Lê Hữu Mai ra lệnh: "Nhằm chiếc đi đầu, bắn!". Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân hô tiếp: - Các đồng chí! Hãy trả thù cho anh Trỗi. Phản lực Mỹ không có gì đáng sợ. Nhằm thẳng vào quân thù mà bắn!

        Ngay lập tức, các khẩu pháo gầm lên, hàng loạt đạn xé không khí chụp lấy chiếc máy bay đi đầu. Một tiếng nổ vang. chiếc máy bay bốc lửa đâm đầu xuống chân núi cách trận địa vài cây số! Hai chiếc còn lại vứt bom, tháo chạy.

        Trận địa đã bị lộ, hàng chục tốp máy bay Mỹ từ biển nối tiếp nhau lao vào, phóng gần 150 quả đạn rốc-két xuống trận địa. Có 4 quả trúng công sự Khẩu đội 3, hất các pháo thủ ra khỏi mâm pháo. Nguyễn Viết Xuân băng mình trong lửa đạn lao tới Khẩu đội 3, nhưng các pháo thủ đã bò dậy, nhảy lên mâm pháo và tiếng súng của Khẩu đội 3 lại gầm lên hoà vào tiếng súng của toàn đại đội. Lại một chiếc máy bay Mỹ trúng đạn bốc cháy. Nguyễn Viết Xuân đứng trên trận địa hô lớn:

        - Hoan hô Khẩu đội 3! Các đồng chí chiến đấu rất dũng cảm. Thay mặt chi bộ Đảng tôi biểu dương các đồng chí. Chúng ta đã "vít cổ” máy bay Mỹ xuống ngay từ đầu như thế là rất tốt nhưng đừng có ai chủ quan. Có thể địch sẽ đến nữa và ta còn phải đánh ác liệt hơn. Chúng ta chớ bắn phí đạn, mà phải bắn gần, bắn khi máy bay địch bổ nhào, bắn cho chắc ăn...

        5 tốp máy bay Mỹ tiếp tục lao vào bắn phá điên cuồng. Cả trận địa Đại đội 3 gầm lên tiếng súng bắn trả. Trong lửa đạn mịt mù, Chính trị viên Xuân như con thoi chạy khắp các khẩu đội kịp thời động viên bộ đội giữ vững vị trí chiến đấu.

        Một quả đạn rốc-két nổ sát bờ công sự ngay cạnh sở chỉ huy Đại đội. ống chân bên phải của Nguyễn Viết Xuân bị dập nát. Đoạn chân đứt còn bám lủng lẳng vào đùi bằng lớp da, máu tuôn như xối.

        Chiến sĩ Tình vội chạy đến. Xuân xua tay:

        - Cứ bình tĩnh. Đừng cho ai biết tôi bị thương.

        Tình đi gọi y tá Nhu. Vừa thấy bóng Nhu, Xuân đã hỏi:

        - Nhu đấy à? Anh em có ai việc gì không? Nhu chưa kịp trả lời Xuân đã ôn tồn nhưng kiên quyết:

        - Cậu cắt cái chân cho mình tý. Vướng quá!

        Nhu đỡ lấy đùi Xuân, run rẩy, lưỡng lự, nhưng Xuân đã rướn người lên:

        - Nào! Đồng chí bắt đầu đi.

        Nén cơn đau, Xuân thì thào: "Thế là tốt. Giấu khúc chân của mình đi Nhu ạ. Chớ cho anh em biết mình bị thương phải cắt chân".

        Không dằn được lòng mình, Tình đứng dậy hét to:

        - Các đồng chí ơi! Chính trị viên bị thương rồi. Hãy bắn tan xác máy bay Mỹ, trả thù cho Chính trị viên!

        Cả trận địa hô vang: "Trả thù cho Chính trị viên!”

        Từng loạt đạn thẳng căng bao vây lấy máy bay Mỹ, thêm 1 chiếc F.100 trúng đạn rơi xuống chân núi.

        Trận chiến đấu tạm lắng xuống. Đại đội trưởng Mai và Trung đội trưởng Nguyên chạy tới bên Xuân. Anh vẫn nở nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt:

        - Các đồng chí đừng lo, tôi chỉ mất một cái chân thôi, không hề gì đâu. Anh em chiến đấu dũng cảm lắm, các đồng chí nhớ ghi công anh em và động viên đơn vị tiếp tục chiến đấu tốt Đồng chí Nguyên thay tôi làm Bí thư chi bộ như đã dự kiến. Sau trận chiến đấu này nhớ tiến hành ngay công tác phát triển Đảng. Chú ý chăm sóc anh em thương binh...

        Nguyễn Viết Xuân lịm dần trong vòng tay đồng đội.

-------------------
        1. (Tạp chí LSQS số 5-1999)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:23:04 am »


VỀ NGÀY THÀNH LẬP TRUNG ĐOÀN BA GIA1

NGUYỄN ĐỨc THÁI         

        Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các đơn vị Quân giải phóng miền Nam nói chung, Quân khu 5 nói riêng do phải giữ bí mật nên sau khi thành lập thường mang những mật danh khác nhau. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt những tài liệu lưu trữ thất lạc nên trong quá trình nghiên cứu biên soạn lịch sử của các đơn vị không tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn... Bài viết này xin bàn thêm về ngày thành lập Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam (Sau chiến dịch Ba Gia (28-5-1965 đến 31-5-1965), Trung đoàn 1, Quân khu 5 được vinh dự mang tên Trung đoàn Ba Gia) - Trung đoàn ba lần Anh hùng, gắn bó với mảnh đất Quảng Nam "Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ".

        Trong sách Lịch sử Trung đoàn Ba Gia (1963-1998), Nxb QĐND, Hà Nội, 2000, trang 15 ghi: "Nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang, đáp ứng với yêu cầu mới của chiến tranh cách mạng, cuối năm 1962, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập các trung đoàn bộ đội chủ lực của Quân khu.

        Thực hiện kế hoạch đó, ngày 20 tháng 11 năm 1962, “Công trường 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam" chính thức được thành lập. Với lực lượng gồm hai tiểu đoàn bộ binh 60, 70 và một số đại đội trực thuộc, do đồng chí Quách Tử Hấp làm Chỉ huy trưởng Công trường, kiêm Tỉnh đội trưởng Quảng Nanh, đồng chí Dương Liên làm Chính ủy Công trường kiêm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam. Đây là một trong ba đơn vì cấp trung đoàn được thành lập đầu tiên trên chiến trường Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước".

        Sách Sư đoàn 2 (tập 1), Nxb Đà Nẵng, 1989, trang 16 ghi: "Tháng 11 năm 1962, theo quyết định của Quân khu, Trung đoàn bộ binh 1 - một trong hai trung đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường được thành lập. Lúc này Trung đoàn còn kiêm nhiệm vụ Tỉnh đội Quảng Nam. Các đồng chí Quách Tử Hấp, Trung đoàn trưởng kiêm Tỉnh đội trưởng; Dương Loan (Liên) - Chính ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội. Hiện nay Trung đoàn Ba Gia lấy ngày 20 tháng 11 năm 1963 - ngày Trung đoàn tách khỏi nhiệm vụ kiêm chức năng Tỉnh đội Quảng Nam - làm ngày truyền thống" (Ngày 20-11-2003, Trung đoàn Ba Gia làm lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập).

        Năm 2000, được giao nhiệm vụ sưu tầm tư liệu, nghiên cứu biên soạn lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh giai đoạn 1945-2000, tôi có điều kiện tiếp xúc với một số nguồn tư liệu gốc. So sánh với hai cuốn sách trên thì các mốc thời gian hoàn toàn khác. Tôi đã thể hiện điều này trong tập 2 "Lịch sử Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam - Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)" do Nxb QĐND xuất bản năm 2004.

        Trong tập hồi ức Chỉ một con đường của Trung tướng Nguyễn Huy Chương, Nxb Đà Nẵng, 2001, từ trang 150 đến 153, mục "Trở lại chiến trường xưa" có viết: "Tết Nhâm Dần năm 1962 (Tức ngày 5-2-1962) khung trung đoàn bộ binh được bộ tăng cường cho Khu 5 đón Tết tại Binh trạm Tà Lê; sau đó tiếp tục hành quân về trạm Nước Lá trà Mỹ), đây là binh trạm tiếp đón phân phối lực lượng cho các tỉnh. Trung đoàn cán bộ khung được Quân khu phân công về Quảng Nam (có biệt danh Dì 2)". Đồng chí về xây dựng Trung đoàn 2 (còn gọi là Công trường 2).

        Tài liệu lưu trữ tại Ban Khoa học Lịch sử quân sự tỉnh Quảng Nam, số 602/2, Báo cáo tình hình 6 tháng đầu năm 1962 của Công trường 1 Quảng Nam (bản viết tay) có đoạn viết: "Cơ quan Dì 2 được trên chú ý tăng cường cán bộ, bước đầu đã xây dựng, làm việc và chỉ đạo công tác các đơn vì tương đối có kết quả". Còn ở trang 18, tài liệu ghi: "Các cấp ủy Đảng từ Công trường đến chi bộ đã được tổ chức và sinh hoạt đều, nhất là các đơn vị tập trung như 60, 70, 75. Các đơn vị phân tán thì sinh hoạt thất thường hai, ba tháng một lần như cơ quan Công trường". Phần phương hướng 6 tháng cuối năm 1962, trang 22 tài liệu ghi: "Cuối tháng 7 họp Đảng ủy chuẩn bị họp sơ kết đầu năm... lên kế hoạch hoạt động mùa đông. Đề nghị Khu hướng dẫn thêm nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và chỉ đạo Hội nghị sơ kết của công trường. Ký tên Công trường 1".

-----------------
        1. (Tạp chí LSQS sô s3-2004)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:23:24 am »


        Tài liệu Dự thảo báo cáo phong trào du kích chiến tranh từ năm 1961 đến tháng 3 năm 1966, ký hiệu A2/8, lưu tại Ban Khoa học Lịch sử quân sự tỉnh Quảng Nam, trang 5, 6, mục "Quá trình hình thành cơ cấu quân sự các cấp ủy Đảng câng như lực lượng vũ trang và bán vũ trang" có ghi: "Tháng 9 năm 1962, Quân khu giải tán Ban Quân sự và thành lập Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam, lực lượng gồm 3 tiểu đoàn 70, 60, 751 (Tiểu đoàn 75 vào đến Quảng Nam tháng 2 năm 1962, có 1 đại đội đủ quân); Đại đội 10 độc lập, các đại đội trực thuộc như ĐK, cối 81, trọng liên, đặc công, trinh sát, công binh, giao thông chiến, thông tin. Lực lượng chủ yếu của trung đoàn kể cả chỉ huy sở ở cánh Nam, riêng Tiểu đoàn 75 ở cánh Bắc"... "Tháng 11 năm 1962 tách Bắc Quảng Nam thành lập Tỉnh đội Quảng Đà... Về phần lực lượng vũ trang có Tiểu đoàn 75, chia một bộ phận công binh, trinh sát, thông tin, cán bộ của ba cơ quan và thủ trưởng cho Quảng Đà. Trung đoàn 1 vẫn kiêm nhiệm Tỉnh đội Quảng Nam". Ở trang 7, tài hếu ghi tiếp: "Tháng 11 năm 1963, Quân khu quyết định tách Trung đoàn 1 khỏi Tỉnh đội Quảng Nam để tiện cơ động làm nhiệm vụ và thành lập Tỉnh đội Quảng Nam. Trung đoàn để lại cho Tỉnh đội Quảng Nam có Tiểu đoàn 70, Đại đội 10 độc lập, còn các đơn vị trực thuộc như thông tin, công binh, trinh sát, cơ quan, thủ trưởng mỗi bên một nửa, nhưng dành ưu tiên cho Trung đoàn...".

        Từ những tài liệu trên và gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, chúng tôi được biết: Tiểu đoàn 60 đủ quân vào đến chiến trường Quảng Nam tháng 3 năm 1962. Tiểu đoàn 90 là đơn vị cơ động của Quân khu, hoạt động ở phía Nam Quảng Nam, đơn vị đã hỗ trợ cho lực lượng địa phương giải phóng Tứ Mỹ - Xuân Bình - Phú Thọ - Kỳ Thạnh - Kỳ Trà (Nam Tam Kỳ), đánh đồn Trà Mỹ, đánh bại chiến thuật "trực thăng vận" của địch ở Nà Niêu (Tiên Phước)... Khi tách Trung đoàn 1 khỏi Tỉnh đội Quảng Nam, Tiểu đoàn 90 mới về đội hình Trung đoàn 1.

        Về Đảng, sau khi tách tỉnh, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, tổ chức ở Nà Cau (tháng 11 năm 1962), đồng chí Dương Loan được bầu vào Ban thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Quách Tử Hấp và 3 cán bộ của Trung đoàn 1 là: Trần Kim Anh, Trần Đình Hiếu, Nguyễn Đình Trọng được bầu là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam.

        Tại hội nghị lấy ý kiến thông qua bản thảo tập 2 sách Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh, các đồng chí Quách Tử Hấp, Trần Tốc ( Khi thành lập Trung đoàn kiêm Tỉnh đội, đồng chí Trần Tốc (Khanh) làm Phó Chính ủy kiêm Chính trị viên phó; đồng chí Nguyễn Hữu Đức (Đinh Châu) làm Trung đoàn phó kiêm Tỉnh đội phó. Tháng 11 năm 1962, hai đồng chí Tốc và Đức về làm Tỉnh đội trưởng và Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Đà), Trần Kim Anh và tất cả các cựu cán bộ chỉ huy tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước về dự, đã công nhận sự kiện Trung đoàn 1 thành lập tháng 2 năm 1962 là chính xác.

        Tổng hợp các dữ liệu trên đây tôi thấy có đôi điều cần bàn về ngày thành lập Trung đoàn 1 như sau:

        Thứ nhất, ngày 20 tháng 11 năm 1962 không phải là ngày thành lập Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam, mà đây chính là ngày tỉnh Quảng Nam được tách làm hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Nếu ngày đó mới được thành lập thì tại sao có báo cáo 6 tháng đầu năm của Công trường 1 như đã viết ở trên.

        Thứ hai, sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Nam thành lập Ban quân sự trực thuộc Tỉnh ủy, có 17 đồng chí. Ngày 3 tháng 2 năm 1962, Tỉnh ủy quyết định thành lập Tiểu đoàn 70 trên cơ sở khung của Tiểu đoàn 79 mới từ miền Bắc vào chiến trường cuối năm 1961. Vào tháng 2 năm 1962, Quân khu 5 giải tán Ban quân sự, thành lập Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam. Còn về ngày cụ thể nào trong tháng 2, chúng tôi đã gặp nhiều nhân chứng và được xác định đó là ngày 20 tháng 2.

        Lực lượng ban đầu của Trung đoàn 1 có ba tiểu đoàn 70, 60. 75 và các đơn vị trực thuộc. Tháng 11 năm 1962, Tiểu đoàn 75 về Quảng Đà, Trung đoàn 1 kiêm Tỉnh đội Quảng Nam còn 2 tiểu đoàn là 70 và 60. Khoảng mùa Đông năm 1963, tiểu đoàn 40 đủ quân vào đến chiến trường Quảng Nam và sau đó được bổ sung vào đội hình Trung đoàn 1. Lúc Trung toàn tách ra khỏi Tỉnh đội Quảng Nam (20-11-1963), Tiểu toàn 70 ở lại Quảng Nam, Tiểu đoàn 90 về đội hình Trung đoàn. Như vậy, tháng 11 năm 1963, Trung đoàn Ba Gia đủ 3 tiểu đoàn là 40, 60, 90 và các đơn vị trực thuộc chứ không phải có hai tiểu đoàn như sách Lịch sử Trung đoàn Ba Gia đã viết.

        Trong sách Lịch sử Trung đoàn Ba Gia (1963-1998), ảnh đồng chí Quách Tử Hấp chú thích là "Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn Ba Gia" là đúng. Nhưng ghi đồng chí Quách Tử Hấp làm Trung đoàn trưởng ngày 20 tháng 11 năm 1962 hoặc ngày 20 tháng 11 năm 1963 đều không chính xác. Ngày 20 tháng 11 năm 1963, Trung đoàn tách khỏi Tỉnh đội Quảng Nam, lúc đó đồng chí Phạm Duy Minh làm Trung đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Đình Trọng làm Chính ủy; đồng chí Quách Tử Hấp làm Tỉnh đội trưởng Quảng Nam.

        Trên đây là vài ý kiến xin mạnh dạn trao đổi với tác giả tập sách Lịch sử Trung đoàn Ba Gia (1963-1998). Qua đây cũng đề nghị Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn và các nhân chứng lịch sử cùng xác định chính xác ngày thành lập của Trung đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:29:28 am »


BÀN THÊM VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA CUỘC TỔNG DIỄN TẬP CHIẾN LƯỢC MẬU THÂN 19681

TRẦN BẠCH ĐẰNG       

        Muốn đánh giá chính xác ý nghĩa cùng hiệu quả chính trị lớn lao của cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968 đối với toàn bộ quá trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, trước hết cần đặt nó trong một hiện thực lịch sử xác định và trong ý đinh lãnh đạo của Đảng ta.

        Có lẽ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là bài toán phức tạp và gay gắt nhất không những Đảng mà cả dân tộc ta phải xử lý từ khi đất nước cầm vũ khí giữ bờ cõi và giành lại chủ quyền suốt nhiều ngàn năm tồn tại.

        Dĩ nhiên, mỗi sự nghiệp kháng chiến quá khứ đều có những khó khăn riêng và do đó khi giành được thắng lợi thì thắng lợi ấy luôn đáng tự hào. Các triều đại phong kiến chúng ta kể từ nhà Lê trở về trước chống cường địch phương Bắc vời lực lượng so sánh ta bao giờ cũng kém hơn, xét quân số, binh chủng và đôi khi, cả trang bị bộ binh thông thường, song ta và địch đều ở trong một trình độ sản xuất xấp xỉ nhau.

        Cuộc kháng chiến chống Pháp, nhất là chống Mỹ, tình hình khác hẳn. Kẻ thù - nước tư bản công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới, vượt trội hơn chúng ta về các phương tiện vật chất kỹ thuật quân sự và phục vụ cho quân sự; có phương diện chúng ở ưu thế tuyệt đối.

        Đó là một sự thực và chính từ sự thực ấy mà bài toán thêm hóc hiểm. Vả lại, xét đến mức mà chúng tôi vừa xét, cũng chỉ mới đề cập phần hình thức của vấn dề. Cuộc kháng chiến chống Mỹ mang tính chất khác hẳn tất cả các cuộc kháng chiến trước đó - cũng không hoàn toàn giống tính chất cuộc kháng chiến chống Pháp.

        Mỹ không nhằm dập tắt một phong trào giải phóng dân tộc mà nhằm bóp chết một hình thái xã hội, một chế độ chính trị trong một hệ thống thế giới đang hình thành mà Việt Nam là mũi nhọn ở Đông Nam Á với sức cổ vũ mang giá trị quốc tế.

        Bởi vậy, hoàn toàn đúng đắn khi chúng ta nói rằng chiến thắng đế quốc Mỹ là chiến công lớn nhất của dân tộc từ ngày lập quốc bởi vì chúng ta nhận thức sự kiện ở giác độ nội dung tính giai cấp và xu thế của nó. Nước Nga từng đánh bại Napôlêông năm 1812, song rõ ràng, không thể nào đánh đồng chiến công Brôđinô với công cuộc phá Béclin, đánh sụp chủ nghĩa phát xít Hítle năm 1945.

        Muốn thắng Mỹ, ngoài lòng dũng cảm, tính kiên trì, sụ giúp đỡ của bạn bè, còn đòi hỏi phải có trí tuệ. Ở đây, loại trí tuệ khá độc đáo, chưa có tiền lệ. Hoặc đã có thì một tiền lệ để ta suy ngẫm: cuộc chiến tranh Triều Tiên 1951-1953, diễn ra ngay trong lúc chúng ta còn đánh Pháp. Chúng ta đều biết trên bán đảo Triều Tiên, thực binh Mỹ và quân chí nguyện Trung Quốc trực tiếp chạm trán, chiến tranh có lúc đến tận cảng Phú Sơn, cực Nam bán đảo và có lúc lên tận bờ sông Áp Lục, sát biên giới Trung Quốc. Đàm phán Bàn Môn Điếm rồi Giơnevơ chấm dứt xung đột với cái kết quả rõ rệt nhất là đường giới tuyến 38 phân chia hai phần nước Triều Tiên dời xuống phía Nam được mười cây số.

        Tiền lệ như thế không thể không khiến bộ não của cách mạng Việt Nam phải tính toán bước đi, ngay liền sau khi vừa ký Hiệp nghị Giơnevơ. Tác phẩm Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn là những dự kiến phác thảo và cuộc Đồng khởi 1959-1960 ở Nam Bộ, cung cấp cho Đảng những cơ sở để làm phong phú thêm tính lý luận và thực tiễn của chiến lược đánh và thắng Mỹ bằng kiểu cách Việt Nam.

        Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Mậu Thân - không xét ý định ban đầu và không xét về những mặt va vấp trong chỉ đạo thực hiện mà chỉ xét về cái đáng xét nhất là hiệu quả cuối cùng - là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong chiến lược đánh và thắng Mỹ của Đảng ta, một sự tiến tới vừa mang tính đột xuất vừa biểu thị tính quy luật của một tư tưởng, đến lúc đó, đã hình thành tương đối hoàn chỉnh.

        Trọng điểm của Mậu Thân là Sài Gòn. Ở đây, hoàn toàn không thể đặt Mậu Thân như một đợt công kích quân sự thông thường. Một số thành phố, thị xã, thị trấn bị quân ta đánh chiếm có nơi làm chủ dài ngày hơn Sài Gòn, song giả sử Mậu Thân không diễn ra ở Sài Gòn thì tự thân đợt tiến công đã không bảo đảm ý nghĩa hàng đầu của nó và tác động dứt khoát thấp hơn như cái đã có. Trong mệnh lệnh của Bộ Chính trị, phổ biến bằng miệng, mục tiêu của cuộc tiến công và nổi dậy phải là Sài Gòn. Bởi vậy, kế hoạch tiến công và nổi dày Sài Gòn được nghiên cứu kỹ, vạch đi vạch lại nhiều lần và cuối cùng, chỉ 5 tháng trước khi hành động, kế hoạch này thới được thông qua, sau này còn tiếp tục bổ sung thêm chi tiết. Để giành thắng lợi ở Sài Gòn, Bộ Chính trị và Trung ương Cục tổ chức hẳn một khu trọng điểm gồm nội thành Sài Gòn, năm phân khu chung quanh mà mỗi phân khu nối dài với một hai tỉnh, như Phân khu 1 gồm cả Bắc Gia Định, Tây Bắc Long An, tỉnh Tây Ninh; Phân khu 2 gồm phần còn lại của Long An và Mỹ Tho; Phân khu 3 gồm Nhà Bè, Cần Giuộc và vùng Rừng Sát; Phân khu 4 gồm Thủ Đức và cả tỉnh Biên Hoà; Phân khu 5 gồm Dĩ An và cả tỉnh Bình Dương nay là Sông Bé). Bí thư khu trọng điểm là đồng chí Nguyễn Văn Linh .

----------------------
        1. (Tạp chí LSQS số 7- 1988)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:29:52 am »


        Ta sẽ không nói về những mặt đơn giản, chủ quan, máy móc trong hợp đồng cả chiến trường trọng điểm - các bài viết trước đã đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự và nhiều tờ báo và tập san đã phản ánh - mà muốn nhấn mạnh đến mục tiêu nhất thiết không được bỏ qua, nó quyết định giá trị của chiến dịch. Tất nhiên, muốn hiểu chính xác Mậu Thân thì không thể xét diễn biến của nó như một chiến dịch đơn thuần quân sự Trong mệnh lệnh, Bộ Chính trị nhấn mạnh hai mục tiêu mà ta phải đánh cho kỳ được bất cứ với giá nào là Đại sứ quán Mỹ và Dinh Độc Lập - tiêu biểu cho quyền uy của Mỹ, ngụy ở miền Nam. Ta có thể nói rằng, hai đợt Mậu Thân, nhất là đợt 1 đã làm choáng váng kẻ thù, trong trường hợp đó, tiến công vào Sài Gòn và hai điểm tiêu biểu nhất kia tác dụng như Quân giải phóng đánh vào chính Thủ đô nước Mỹ và Nhà trắng có thể cách nói đó hơi cường điệu song không phải hoàn toàn vô căn cứ.

        Còn một quan niệm cần tranh luận: ở Sài Gòn, trong Mậu Thân, có nổi dậy của quần chúng không? Chúng ta gặp lại lần nữa sự phủ nhận quần chúng nổi dậy ở Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.

        Theo chúng tôi, phải trao đổi chung quanh hai chữ "nổi dậy". Kinh nghiệm lịch sử ở ta và nhiều nước, quần chúng nổi dậy là một hiện tượng không bao giờ lặp lại, không theo một mẫu nào cả, Cách mạng Tháng Mười Nga, thợ thuyền và binh lính kết hợp, trong một tình thế cách mạng cụ thể, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản và trận tiến công lớn tập trung ở Cung điện Mùa Đông với mức xô xát quyết liệt, ngắn ngủi và với số thương vong nhỏ - nhỏ so với một cuộc cách mạng lớn. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, Công xã Pari diễn ra một hình thức nổi dậy giành chính quyền của quần chúng lao động và sau đó, biến thành cuộc chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng bằng lực lượng dân chúng vũ trang và chướng ngại vật trên đường phố. Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội bừng lên trong cao trào quần chúng giữa lúc kẻ thù suy sụp mà hoạt động vũ trang chỉ đóng vai trò hỗ trợ có giới hạn; tình hình ở Sài Gòn năm 1945 cũng na ná như vậy.

        Những năm 1959-1960, nông thôn Nam Bộ "đồng khởi" - quần chúng diệt tề, trừ gian, thiết lập chính quyền cách mạng...

        Mậu Thân, chúng ta Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa. Nói cách khác, quần chúng nổi dậy trong điều kiện chiến tranh lên đến đỉnh cao. Một phóng viên của một tờ báo Mỹ hỏi tôi vài tuần lễ trước đây: Tại sao trong Mậu Thân, Sài Gòn không có đình công, bãi chợ, bãi khoá và biểu tình? Tôi trả lời: Xưởng, hiệu buôn, chợ không hoạt động, trường học nghỉ...; dù không phải ngày Tết, giữa bom đạn xối cả, các hình thức ấy không cần chủ trương tự khắc cũng diễn ra; còn biểu tình, quần chúng kéo ra đường để làm gì và sẽ đạt hiệu quả gì? "Nổi dậy" trong trường hợp chiến tranh phải thể hiện bằng hình thức riêng: giành chính quyền ở các xóm lao động, giải tán ngụy quyền, kiểm soát đường phố, truy lùng bọn mật thám chỉ điểm, giữ an ninh trật tự, tổ chức quần chúng, dẫn đường, tiếp tế cho bộ đội, tải vũ khí, tải thương và săn sóc thương binh, vận động quân ngụy về với cách mạng hoặc hạ vũ khí... Mức độ mỗi khu vực không đều, song cả thành phố đã xuất hiện không khí khác thường đó.

        Ta hiểu một trong những thất vọng lớn của Mỹ không chỉ vì quân biệt động và lực lượng vũ trang của ta thọc được vào thành phố, đánh các điểm đầu não xung yếu của chúng mà còn vì chúng thấy thái độ đồng tình của quần chúng - thấp nhất cũng là rời bỏ khu vực chiến sự kéo vào khu trung tâm, tạo nên cảnh hoảng loạn. Ngay bọn phản động cũng không tổ chức nổi một cuộc phản biểu tình.

        Ta hiểu quan niệm "nổi dậy" trong một hiện thực như vậy, theo tôi, là cách hiểu khoa học, không lấy bất cứ mô hình nào làm chuẩn.

        Tôi muốn giới thiệu thêm một khía cạnh không kém quan trọng, là đặc thù của Mậu Thân ở Sài Gòn: cả hai đợt, không hề xảy ra một sự việc đáng tiếc nào trong mối liên hệ giữa quân cách mạng, lực lượng cách mạng với quần chúng bình thường, ngay với công chức, binh sĩ ngụy và gia đình họ. Sau Mậu Thân, ở Sài Gòn, bọn bồi bút chịu không nặn nổi ra một phóng sự, một quyển tiểu thuyết bôi bác Mậu Thân, bởi chúng không tìm được tư liệu. Về mặt này, kỷ luật quân Giải phóng và lực lượng cách mạng được tôn trọng rất nghiêm chỉnh.

        Chúng ta nhớ, sau hai mươi tám ngày rưỡi chính quyền Việt Minh làm chủ thành phố từ 25 tháng 8 đến 23 tháng 9 năm 1945, Sài Gòn liên tục sống dưới chế độ thống trị của Pháp rồi Mỹ. Mậu Thân là lần đầu tiễn sau ngần ấy thời gian, cách mạng công khai xuất hiện với con người bằng xương thịt, xuất hiện ồ ạt, xuất hiện trong tư thế chiến đấu, thế mà lại được quần chúng đón tiếp, ít nhất cũng không với thái độ thù địch. Đó là nét nổi bật của Sài Gòn.

        Nét nổi bật đó đã một lần nữa bao trùm thành phố ngày 30 tháng 4 năm 1975; quân ta và nhân dân giải phóng Sài Gòn gần như một cuộc tiếp quản. Chắc chắn Mậu Thân đã chuẩn bị một phần tư tưởng cho đông đảo quần chúng Sài Gòn đón ngày 30 tháng 4, một biến cố cũng đáng được phân tích sâu mà chúng tôi xin hẹn trở lại trong một dịp khác trên Tạp chí Lịch sử quân sự.

        Trên đây là một vài khía cạnh nói thêm về Mậu Thân, để chúng ta hiểu toàn diện hơn sự kiện bây giờ đã nằm trong biên niên sử dân tộc, thậm chí, biên niên sử thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2016, 04:34:35 am »

       
ĐÒN TIẾN CÔNG TẾT MẬU THÂN BẤT NGỜ HAY KHÔNG BẤT NGỜ?1


TRẦN TÂM        

        25 năm đã trôi qua, dư luận Mỹ vẫn còn tranh luận xung quanh cuộc tiến công Tết Mậu Thân của quân và dân ta có hay không gây bất ngờ cho quân đội và nước Mỹ. Giới quân sự nhất là các tướng lĩnh Mỹ ở Nam Việt Nam hồi đó thì ra sức bác bỏ yếu tố bị bất ngờ. Họ dẫn ra hàng loạt căn cứ để chứng minh sự chủ động đối phó của Bộ Tư lệnh Mỹ, nhưng nhiều nhà sử học lại cho rằng: Mỹ bị bất ngờ lớn. Đây là một bất ngờ chiến lược chứ không phải bất ngờ chiến thuật. Cuộc tiến công Tết đã làm rã rời ý chí chiến thắng của giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ, làm chán nản sâu sắc công chúng Mỹ đang bị mê hoặc bởi lời lẽ lạc quan "đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm" của giới quân sự và làm sửng sốt dư luận quốc tế trước một chiến công phi thường của Việt Nam đang đối mặt với trên 1 triệu quân địch, trong đó có tới 48 vạn quân Mỹ. Màn ảnh truyền hình đã cho hàng triệu gia đình Mỹ và hàng chục triệu khán giả phương Tây tận mắt nhìn thấy quang cảnh chiến trận ở những nơi tưởng chừng an toàn nhất là Toà Đại sứ Mỹ, Dinh Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu ngụy, rồi cả sân bay Tân Sơn Nhất - nơi đặt Lầu Năm Góc phương Đông của Mỹ. Truyền hình lại quay được cả cảnh tướng Oét-mo-len đang đứng thị sát ngay tại Toà Đại sứ kiên cố sau trận đánh, mà xung quanh ông ta còn ngổn ngang xác người.

        Giới quân sự Mỹ phê phán các phương tiện thông tin đã làm cho dân chúng Mỹ đánh giá sai về quân đội Mỹ trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Nước Mỹ quả thật đã bị bất ngờ về cuộc tiến công này. Năm 1988, các học giả biên soạn "Từ điển chiến tranh Việt Nam" ("Dictionary of the Vietnam war, Nxb Green Wood xuất bản tại Mỹ năm 1988), Vẫn đánh giá cuộc tiến công Tết là một cú sốc đối với toàn nước Mỹ. Họ viết những hình ảnh trên truyền hình đã làm xấu di một cách tồi tệ niềm tin chiến thắng trong dân chúng; nó nhanh chóng dẫn đến sự thất bại của Tổng thống L.B Giônxơn trong cuộc lựa chọn ứng cứ viên của Đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ mới (1969-1972). Giônxơn đã sớm biết điều đó dể tuyên bố không ra tranh cử tổng thống và tìm con đường rút ra khỏi Việt Nam một cách danh dự.

        Năm 1992, để làm sáng tỏ thêm chuyện "Bất ngờ hay không bất ngờ", Trung tướng về hưu P.B Davidson2 (Lieutenant General Philip B. Davidson (Ret) đã tham gia chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) ở cấp Trung tá, Trưởng nhóm lập kế hoạch và đánh giá tình hình của Cục Tình báo thuộc Bộ Tổng tư lệnh Viễn Đông do tướng Mc. Arthur đứng đầu. Từ tháng 6-1967 đến tháng 5-1969, là Cục trưởng tình báo của Bộ Tư lệnh quân sự Mỹ ở Việt Nam (MACV)) - nguyên Cục trưởng Tình báo của Bộ Tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam (MACV) đã cho xuất bản lần đầu tiên ở Ấn Độ cuốn sách “Những bí mật của chiến tranh Việt Nam" ("The Secrets of the Vietnam war , Nxb Lancer, in tại New Dehli (Ấn Độ năm 1992)) trong đó đề cập nhiều về cuộc tiến công Tết. Trong chương 6 của cuốn sách với đầu đề "Nghệ thuật bất ngờ trong tác chiến", tướng Davidson mở đầu bằng một trích dẫn của Tôn Tử (500 năm trước Công nguyên): "Toàn bộ chiến tranh dựa trên sự đánh lửa" (All warfare is based on deception", Sun Tzu). Sau đó Davidson viết: "Do cương vị công tác, tôi hiểu khá tường tận về ba bất ngờ quân sự lớn đã xảy ra đối với quân đội Mỹ trong nửa thế kỷ này. Đó là, cuộc tiến công của Bắc Triều Tiên xuống Nam Triều Tiên ngày 25 tháng 6 năm 1950; tham chiến của Trung Quốc vào Triều Tiên cuối năm 1950 và cuộc tiến công Tết ở Việt Nam".

        Tướng Davidson dẫn ra một loạt các bất ngờ mang tầm vóc chiến lược trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới diễn ra ở phần nửa cuối thế kỷ này. Theo Davidson, Pháp đã bị bất ngờ trước cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Đức năm 1940; Liên Xô bị bất ngờ về thời gian phát động chiến tranh của Đức năm 1941; Đức bị bất ngờ về các cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên Bắc Phi năm 1942 và Noócmăngđi (Pháp) năm 1944; Bắc Triều Tiên, Liên Xô và cả Trung Hoa đỏ đều bị bất ngờ trước phản ứng mau lẹ của Mỹ, đổ bộ lên Nhân Xuyên, tháng 9 năm 1950; Việt Minh làm cho nước Pháp bị bất ngờ về chiến thắng ở Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954; Ítxraen bị bất ngờ trước cuộc tiến công của Ai Cập năm 1973; Bắc Việt Narn bị bất ngờ về cuộc đổ quân ồ ạt của Mỹ vào Nam Việt Nam năm 1965. Và phải thêm vào dãy các sự kiện đó những bất ngờ quan trọng khác đối với Mỹ; đó là: Trận tiến công Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) của Nhật tháng 12 năm 1941; cuộc phản công lớn cuối cùng của Đức ở vùng đất lồi nước Bỉ cuối năm 1944; Bắc Triều Tiên tiến công xuống Nam Triều Tiên và cuộc tiến công Tết 1968 của Cộng sản ở Việt Nam. Mặc dầu trong khi phân tích về sự bất ngờ của cuộc tiến công Tết, tướng Davidson đã cố gắng biện bạch cho Bộ Tư lệnh Mỹ ở Nam Việt Nam. Họ đã có dự đoán và ứng phó có kết quả nên gây cho địch quân tổn thất nặng nề. Nhưng cuối cùng Davidson cũng phải thừa nhận rằng, cuộc tiến công đã gây bất ngờ và làm rung chuyển nước Mỹ. Davidson còn trách móc các phương tiện thông tin của Mỹ đã làm rối loạn việc đánh giá sự thật, nhưng vẫn phải phê phán quân đội Mỹ không chịu phân tích, đánh giá kỹ và chấp nhận những bất ngờ đã từng xảy ra trong chiến tranh"...,nó chứng tỏ sự khiếm khuyết của công tác tình báo".

        Tóm lại, dù cuộc tranh luận về "bất ngờ hay không bất ngờ" chưa kết thúc và giới quân sự Mỹ càng không thể chấp nhận mình bị bất ngờ. Những khi xem xét một cuộc chiến tranh đã tiến hành với gần 50 vạn quân triển khai trên chiến trường, mà cả giới cầm quyền và quần chúng đông đảo ở hậu phương đã bị choáng váng vì đòn tiến công lớn của đối phương thì không thể chối cãi được rằng: đây là một bất ngờ lớn trong cuộc chiến.

        Nói một cách khác, chính quyền Mỹ, kể cả giới lãnh đạo, chỉ huy quân sự đã tự ru ngủ mình, đánh giá khả năng đối phương sai lầm nên không thể nào tránh khỏi bất ngờ. Cuối cùng cuộc tiến công Tết năm 1968 của quân tân ta xứng đáng được gọi là điểm mốc của bước ngoặt chiến lược, như nhà sử học Don Oberdofer đã viết cuốn sách với cái tên: "Tết! Điểm ngoặt”1 ("Tet! The Tuming pooin”) xuất bản năm 1983 ở Mỹ.

-------------------
       1. (Tạp chí LSQS số 1-1993)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM