Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:42:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47074 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:30:06 pm »


ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI VỀ CHI ĐỘI GIẢI PHÓNG QUÂN QUẢNG TRỊ (CHI ĐỘI THIỆN THUẬT, TRUNG ĐOÀN 95)1

TRẦN SÂM       

        Trong cuốn Lịch sử Trung đoàn 95, do Sư đoàn 325, Binh đoàn Hương Giang biên soạn và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành, có ghi: Chi đội Thiện Thuật thành lập ngày 19-9-1945 (tr.11. Cuốn Lịch sử Sư đoàn 325 (tr. 17 từ dòng thứ 5 trên xuống) cũng ghi: Chi đội Thiện Thuật thành lập ngày 19-9-1945 tại thị xã Quảng Trị. Ngoài ra, trong Lịch sử Trung đoàn 95 còn ghi: Buôn thành lập Chi đội tại thị xã Quảng Tri do đồng chí Trần Hữu Dực đại diện Khu ủy chủ trì . . .

        Chúng tôi thấy như vậy là không chính xác nên đã tổ chức một cuộc họp bao gồm một số đồng chí trong ủy ban khởi nghĩa của tỉnh, là những người tham dự cuộc họp trưa 23 tháng 8 năm 1945, công bố Quân lệnh thành lập Chi đội Giải phóng quân, để xác định lại. Trong cuộc họp này, có mặt đồng chí Trần Hữu Dực - Chủ tịch ủy ban; Đặng Thí - Ủy viên; Nguyễn Hữu Khiếu - Ủy viên.

        Dự họp, ngoài các đồng chí trong ủy ban khởi nghĩa còn có các đồng chí: Trương Linh - người được chỉ định chỉ huy các đơn vị tự vệ tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh và chỉ huy Chi đội những ngày đầu; Trần Sâm - nguyên Chính ủy đầu tiên của Trung đoàn từ đầu đến năm 1948 và từ đầu năm 1947 kiêm luôn Trung đoàn trưởng); Lê Nam Thắng - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn (từ đầu 1948 đến 1950)2. Chúng tôi cũng đã mời Trung tướng Hoàng phương, lúc đó là Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cùng dự.

        Trong cuộc họp này, đồng chí Trần Hữu Dực và các đồng chí trong ủy ban khởi nghĩa xác định lại rằng: trong ngày giành chính quyền (23-8-1945), ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời từ ủy ban khởi nghĩa chuyển thành) đã ra 3 quân lệnh:

        - Khoảng 10 giờ ngày 23 tháng 8 năm 1945 ra Quân lệnh số 1 : "Lệnh cho lực lượng vũ trang chiếm đóng giữ nguyên tại chỗ...".

        - Khoảng trưa ngày 23 tháng 8 năm 1945 ra Quân lệnh số 2: "Lệnh thành lập Chi đội Giải phóng quân. . . " .

        - Chiều ngày 23 tháng 8 năm 1945 ra Quân lệnh số 3: 'Lệnh cho các lực lượng vũ trang chiếm đóng bàn giao ngay nhiệm vụ, người và vũ khí, kho tàng, doanh trại. . . cho Chi đội Giải phóng quân . . . " .

        Như vậy, ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị đã quyết định thành lập Chi đội Giải phóng quân ngay trong ngày giành được chính quyền tại tỉnh nhà, đó là ngày 23 tháng 8 năm 1945 chứ không phải ngày 19 tháng 9 năm 1945 như hai cuốn sách trên đã ghi.

        Trong cuốn Lịch sử Trung đoàn 95 ghi: "Lễ thành lập rung đoàn do đồng chí Trần Hữu Dực, đại diện Khu ủy chủ trì". Điều này cũng không chính xác vì lúc đó chưa thành lập Khu ủy và đồng chí Trần Hữu Dực không còn ở Quảng Trị nữa mà đang giữ chức Chủ tịch ủy ban hành chính Trung Bộ.

        Hiện nay, có ba đơn vị mang phiên hiệu Trung đoàn 95 và việc xác định ngày thành lập, tổ chức kỷ niệm hằng năm mỗi nơi một khác: Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 lấy ngày 19 tháng 9 năm 1945. Trung đoàn 95 thuộc Sư đoàn 2, Quân khu 5 lấy ngày 5 tháng 9 năm 1946 và Trung đoàn 95 thành lập tại thị xã Quảng Trị năm 1946. Theo chúng tôi, trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến năm 1964, trong toàn quân chỉ có một đơn vị mang phiên hiệu Trung đoàn 95, không có Trung đoàn 95 nào thành lập tại Quảng Tri vào năm 1946 cả.

        Vừa rồi, trong cuộc họp mặt các Trung đoàn 95 (A, B, C, D) tại Quảng Trị, anh em đều thống nhất ý kiến lấy ngày 23 tháng 8 năm 1945 làm ngày truyền thống của Trung đoàn là hợp lý.

        Vì vậy chúng tôi đề nghị Tổng cục Chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho phép sửa lại ngày thành lập Trung đoàn 95 cho đúng với thực tế lịch sử.

        Về tên các Trung đoàn 95:

        Hiện nay vẫn còn cả bốn đơn vị mang phiên hiệu Trung đoàn 95:

        - Trung đoàn 95A, đơn vị vào Nam tiến đầu tiên, hiện làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế ở Quân khu 9.

        - Trung đoàn 95B gọi là 95A cũng được vì từ Trung đoàn 95 tách làm hai, một Trung đoàn vào Nam trước - gọi là 95A, một Trung đoàn vào sau vài tháng gọi là 95B thực tế là Trung đoàn 95 còn lại), hiện trong đội hình Sư đoàn 2 Quân khu 5.

        - Trung đoàn 95C làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế ở miền Đông Nam Bộ.

        - Trung đoàn 95D trong đội hình Sư đoàn 325, Quân đoàn 2.

        Theo chúng tôi, để giữ vững và tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng của Trung đoàn 95, các đơn vị trên vẫn mang phiên hiệu Trung đoàn 95 (A, B, C, D) và lấy ngày truyền thống như đúng với thực tế lịch sử.

        Với tinh thần trách nhiệm trước lịch sử của những cán bộ cũ của Trung đoàn, chúng tôi xin trao đổi và đề đạt những kiến nghị trên.

--------------------
        1. Tạp chí LSQS số 5-2001.

        2. Trần Sâm Lê Nam Thắng - nguyên Trung đoàn trưởng (1948-1950) và Đặng Thí - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:39:31 pm »


VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠI ĐOÀN CHỦ LỰC ĐẦU TIÊN1

ĐỖ CHÍ       

        Việc thành lập đơn vị chủ lực có quy mô lớn để đảm đương những nhiệm vụ tác chiến tập trung được đặt ra từ rất sớm. Ngay năm đầu kháng chiến chống Pháp, khi ta đang còn gặp nhiều khó khăn lớn, thiếu thơn trăm bề, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76/SL (26-8- 1947) thành lập đại đoàn độc lập2. Lực lượng của đại đoàn này gồm các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy. Đó là Trung đoàn 147, Trung đoàn 165 (Trung đoàn Thủ đô), Tiểu đoàn 160. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái kiêm nhiệm chức Đại đoàn trưởng, đồng chí Lâm Kính - Đại đoàn phó3.

        Nhưng việc triển khai thành lập đại đoàn độc lập bị gián đoạn do quân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc tháng 10 năm 1947.

        Sang năm 1948, trong hoàn cảnh căn cứ địa kháng chiến bị bao vây uy hiếp các mặt, việc triển khai tổ chức đại đoàn độc lập lại tiếp tục. Nhưng theo một tiến trình khác, thích hợp với tình hình mới, vừa chiến đấu vừa xây dựng, trước hết là xây dựng nền móng vững chắc, củng cố các đơn vị nòng cốt của đại đoàn: Tiểu đoàn 160 được bổ sung cán bộ, chiến sĩ cho đủ số quân, mang phiên hiệu mới: Tiểu đoàn 11 . Trung đoàn 165 có 2 tiểu đoàn, dồn lại thành Tiểu đoàn 54 làm nòng cốt để sau này xây dựng lại Trung đoàn Thủ đô. Trung đoàn 147, mang phiên hiệu mới: Trung đoàn 17, được bổ sung quân số, có đủ 3 tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 18, Tiểu đoàn 23, Tiểu đoàn 29). Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của Trung đoàn được tăng cường nhiều cán bộ đã kinh qua chỉ huy tác chiến, đã qua học các trường võ bị, quân chính để có thể nhanh chóng đảm đương nhiệm vụ của cơ quan chỉ huy cấp đại đoàn.

        Năm 1948, các đơn vị trên đây đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào luyện quân lập công, đặc biệt đảm nhiệm được vai trò đầu đàn, đi đầu trong công kiên chiến. Ngày 25 tháng 7 năm 1948, Tiểu đoàn 11 đánh đồn Phủ Thông, trên đường số 3. Lần đầu tiên bộ đội chủ lực của ta công phá một cứ điểm mạnh của địch do một đại đội Lê dương chiếm giữ. Tiểu đoàn 1 đã đột phá rất nhanh, tiêu diệt gọn sở chỉ huy địch, nhưng rồi phải dừng lại trước lô cốt cuối cùng của đồn Phủ Thông. Tuy nhiên, trận đánh đã gây được tiếng vang lớn, khiến cho kẻ địch phải lo ngại; "những điểm mạnh đến như ở Phủ Thông không còn là bất khả xâm phạm nữa".

        Ba tháng sau, lại một trận công đồn rất quyết liệt nổ ra ở cửa ngõ vùng Đông Bắc Bắc bộ. Tiểu đoàn 29 đánh đồn An Châu, đột phá nhanh, mạnh song vẫn phải chững lại khi phát triển sâu vào trong trận địa phòng ngư của địch.

        Năm 1948, các tiểu đoàn chủ lực của ta mới diệt được các đồn cỡ một, hai trung đội địch (Tiểu đoàn 18 diệt đồn Đồng Dương, Tiểu đoàn 29 diệt đồn Đồng Khuy). Nhưng những bài học rút ra từ những ưu điểm, khuyết điểm của hai trận Phủ Thông - An Châu là cái vốn vô cùng quý giá. Cho nên, nếu tháng 10 năm 1948, Tiểu đoàn 29 chưa đè bẹp được quân địch trong đồn An Châu thì 5 tháng sau đó (3-1949), tiểu đoàn này đã giành thắng lợi vang dội ở Bản Trại trên đường số 4. Trong vòng 1 giờ, Tiểu đoàn 29 đã diệt gọn đồn Bản Trại do một đại đội Lê dương trấn giữ, mà ở đây địch phòng thủ còn hiểm hơn nhiều so với Phủ Thông và An Châu.

        Việc triển khai tổ chức đại đoàn được đẩy nhanh nhịp độ từ đầu năm 1949.

        Trước hết, Bộ Tổng chỉ huy quyết định sáp nhập hai Tiểu đoàn 11 và 54 vào Trung đoàn 17, và trung đoàn này có những 5 tiểu đoàn bộ binh được gọi là Trung đoàn 308.

        Nhưng danh hiệu Trung đoàn 308 cũng chỉ tồn tại được ít ngày. Từ tháng 4 năm 1949, trong các thông tri, chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ xuất hiện danh từ "đại đoàn chủ lực".

        Đồng chí Vương Thừa Vũ từng là Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội hồi đầu kháng chiến, đang là Chỉ huy phó Liên khu 4, đặc trách mặt trận Bình - Trị - Thiên được điều lên Việt Bắc nhận nhiệm vụ mới: Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy đại đoàn. Đồng chí Cao Văn Khánh, từ Khu 5 nhận chức Đại đoàn phó.

        Tiểu đoàn pháo binh 410 được điều về đại đoàn. Các Liên khu 1, Liên khu 3 đóng góp cho các đại đoàn chủ lực các tiểu đoàn 79, 322, 626(.. là những đơn vị có nhiều thành tích chiến đấu và được trang bị vũ khí đầy đủ nhất.

        Hạ tuần tháng 4 năm 1949, Bộ chỉ huy đại đoàn lên bóp ở Bộ Tổng chỉ huy, nhận chỉ thị. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ nói về những nét chính của cuộc họp này như sau:

        Về tổ chức biên chế của đại đoàn, chúng tôi làm việc với đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Đồng chí chỉ thị: Lấy Trung đoàn 308 làm nòng cốt để xây dựng đại đoàn. Ta chủ trương xây dựng từng bước vững chắc. Lúc đầu, hãy tổ chức một trung đoàn và những tiểu đoàn bộ binh, pháo binh trực thuộc, sau nâng dần lên hai trung đoàn rồi cuối cùng có đủ ba trung đoàn. Xây dựng đi đôi với tác chiến, điều chủ yếu là phải nhanh chóng nâng trình độ chiến đấu của bộ đội từ đánh từng tiểu đoàn lên trung đoàn tập trung "Đại đoàn mang số hiệu 308, tiếp tục phát huy truyền thống Quân Tiên Phong của Trung đoàn 308...".

----------------------
        1. Tạp chí LSQS số 9 (45)-/989.

        2 , 3. Xem hồ sơ số 34 Bộ Quốc phòng, tập "Sắc lệnh của Chính phủ, nghị định, quyết định của Bộ Tổng chỉ huy về tổ chức trong quân đội một đại đoàn độc lập"

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:40:06 pm »


        Đồng chí Võ Nguyên Giáp dành một buổi trao đổi với chúng tôi về trách nhiệm của đại đoàn chủ lực đầu tiên, đồng chí Tổng chỉ huy đặt vấn đề: "Nó là con chim đầu đàn, vậy phải thế nào cho xứng đáng với vai trò này?". Chúng tôi cùng bàn luận: 308 phải rất nghiêm về kỷ luật. Cán bộ, chiến sĩ thương yêu nhau, tin nhau. Mạnh về chính trị, giỏi về quân sự, có nếp sống văn hoá tươi vui. 308 phải giành được niềm tin yêu của nhân dân, của đơn vị bạn. 308 phải là mối đe dọa ghê gớm đối với địch. Đồng chí Võ Nguyên Giáp quyết định: 308 phải gương mẫu về các mặt, đi tiên phong trên con đường tiêu diệt sinh lực địch, hễ đánh là thắng, hễ đánh là tiêu diệt sinh lực địch, ngày càng lớn mạnh, quyết định chiến trường. Cuối cùng, đồng chí giao nhiệm vụ cụ thể, trước mắt:

        "Vừa qua, Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định mùa Thu này phải giải phóng Bắc Kạn, nhổ cái mũi nhọn của địch cắm sâu vào căn cứ địa kháng chiến của ta. Nay Bộ giao các anh Vũ làm chỉ huy trưởng mặt trận Bắc Kạn. Trận Bắc Kạn sẽ là trận đánh ra mắt của Đại đoàn 308. Bây giờ đã cuối Xuân, từ nay đến đầu mùa Thu chỉ còn 3 tháng, anh Vũ lo việc giải phóng Bắc Kạn. Đồng chí Trường Chinh cũng vừa mới chỉ thị cho Liên khu 10 tiếp tục mở chiến dịch ở Tây Bắc cho đến hết tháng 6 này. Cụ thể là sẽ mở chiến dịch Sông Thao. Ta đưa chủ lực sang đánh vào chỗ yếu nhất của địch ở phòng tuyến này, tạo điều kiện cho bộ đội ở Liên khu luồn sâu khuếch trương chiến quả. Việc này giao cho anh Khánh đưa Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn 54 đi chiến đấu. Đây cũng là một dịp luyện quân thiết thực nhất chuẩn bị cho trận ra mắt của 308 ở Bắc Kạn mùa Thu này"...

        Bộ Tổng chỉ huy ra quyết định thành lập mặt trận Bắc Kạn, bí danh là "Mặt trận 1 bis" từ cuối tháng 4 năm 1949 song phải đến đầu tháng 6 Bộ chỉ huy mặt trận này mới hình thành. Bởi lẽ trong tháng 5, đồng chí Vương Thừa Vũ chỉ huy trưởng mặt trận còn phải đem quân sang sông Lô phá cuộc hành quân Pômôn của địch đánh lên Phú Thọ, Tuyên Quang.

        Tháng 7, khi các đơn vị của Đại đoàn 308 còn đang luyện quân ở Thái Nguyên, đang tiếp tục. mở chiến dịch Sông Thao ở Yên Bái thì mặt trận Bắc Kạn bắt đầu khởi động. Các lực lượng vũ trang đìa phương tiến hành tiễu phỉ ở Chợ Rã, phá hoại đường sá từ Nà Phặc đến thị xã Bắc Kạn; phát triển chiến tranh du kích ở Nguyên Bình; đặt súng máy cao xạ uy hiếp đường bay của máy bay địch tiếp tế cho Bắc Kạn. Bộ chỉ huy mặt trận nhận được chỉ thị: Chiến dịch Bắc Kèm phải mở màn "sớm chừng nào hay chừng ấy, chậm nhất là từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 1949. Trong trường hợp chiến thắng Bắc Kạn thì tiếp tục khuếch trương chiến quả ngay để giải phóng đường số 3 bist"...

        Sang đầu tháng 8, ta uy hiếp địch mạnh hơn bằng các trận tập kích sân bay, pháo kích kho tàng địch trong thị xã Bắc Kạn. Trong khi đó, trên đất Thái Nguyên, tập trung đầy đủ các đơn vị của Đại đoàn 308, từng gây bão lửa trên các phòng tuyến địch ở đường số 3, đường số 4, sông Lô, sông Thao. Thái Nguyên - Bắc Kạn chỉ cách nhau vài ngày đường hành quân bộ. Tai hoạ lớn sắp đè xuống đậu lũ quân Pháp đóng trong thị xã Bắc Kạn. Trước tình hình đó không còn cách nào khác, địch phải tháo chạy.

        Sáng ngày 9 tháng 8 năm 1949, địch rút chạy khỏi thị xã Bắc Kạn. Hôm sau, 10 tháng 8, địch rút Phủ Thông. Tiếp đó, ngày 13, địch rút khỏi Nà Phặc, Ngân Sơn. Ngày 15, địch rút khỏi Bằng Khẩu . . .

        Lần đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp, một thị xã một tỉnh được giải phóng. Bộ Tổng tư lệnh lúc này đã có sắc lệnh gọi Bộ Tổng chỉ huy thành Bộ Tổng tư lệnh) quyết định tổ chức lễ thành lập Đại đoàn 308. Buổi lễ mừng đại đoàn chủ lực đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời được tổ chức ngày 28 tháng 8 năm 1949 tại thị trấn Đu, huyện phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

        Trong ngày lễ thành lập Đại đoàn 308, mới có một trung đoàn (Trung đoàn 88 thành lập 1-7-1949) và những tiểu đoàn trực thuộc. Một tháng rưỡi sau có thêm trung đoàn thứ hai Trung đoàn 102 tức Trung đoàn Thủ đô, thành lập 10-10-1949).

        Đến giữa năm 1950, có thêm trung đoàn thứ ba: Trung đoàn 36, còn gọi là Trung đoàn Bắc-Bắc,sinh ra và trưởng thành trên chiến trường Bắc Ninh - Bắc Giang. Như vậy, trước chiến dịch Biên giới (1950) Đại đoàn 308 mới có đủ 3 trung đoàn bộ binh và các tiểu đoàn binh chủng trực thuộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:46:04 pm »


TẠI SAO a, b, c, d, e, f là CHỮ VIẾT TẮT CHỈ CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI TA1

NGUYỄN THẾ NGUYÊN       

        Quân đội nào cũng cần có ký hiệu quân sự và chữ tắt quân sự chỉ các đơn vị để làm các văn kiện quân sự và thể hiện tình hình quân sự trên bản đồ một cách đơn giản, gọn gàng, rõ ràng, dễ hiểu, khoa học.

        Người đầu tiên đề nghị quân đội ta cần có ký hiệu quân sự và chữ tắt quân sự là đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh, cán bộ Ban nghiên cứu Phòng Tác chiến Bộ Tổng tham mưu (BTTM). Đó là vào mùa hè năm 1948, lúc cơ quan Bộ trú ở xã Điềm Mạc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Ý kiến này được cấp trên chấp nhận. Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị cho lập một tổ nghiên cứu việc này. Tổ gồm Nguyễn Khắc

        Huỳnh, Nghiêm Xuân Hiếu đều là cán bộ Ban Nghiên cứu và tôi - Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng ban chiến sự của Phòng Tác chiến (lúc này chưa gọi là Cục Tác chiến).

        Việc xác định các ký hiệu quân sự được làm nhanh. Chúng tôi thống nhất cứ tham khảo ký hiệu các nước mà đặt ký hiệu của ta, vì ký hiệu quân sự các nước nói chung giống nhau. Ta chỉ có quy định khác là ký hiệu ta màu đỏ, ký hiệu địch màu xanh; còn các nước đế quốc thì ký hiệu họ màu xanh, ký hiệu đối phương của họ màu đỏ. Việc đặt chữ tắt quân sự phải bàn đi bàn lại nhiều buổi hơn.

        Thoạt đầu, đồng chí Huỳnh nêu: "Nên bắt chước chữ tắt quân sự các nước: "Gr" là tiểu đội, "Sec" là trung đội, "Cie" là đại đội, "Bon" là tiểu đoàn, "R" là trung đoàn, "D" là đại đoàn.

        Thực ra đó là viết tắt các chữ Group, Section, Compagnie, Régiment, Division của Pháp. Đồng chí nói: "Không riêng Pháp, Anh, Mỹ, Đức viết tắt như vậy mà Nhật, Tàu cũng viết tắt như vậy".

        Tôi nói: "Ký hiệu quân sự đặt giống các nước thì được. Còn chữ tắt quân sự đặt như các nước không tiện, không phù hợp với ta. Người biết tiếng Pháp còn hiểu được. Rất nhiều người không biết tiếng Pháp sẽ rất khó nhớ".

        Đồng chí Huỳnh bác lại: "Tàu và Nhật cũng có nhiều người không biết tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng họ dùng chữ tắt như vậy lâu cũng thành quen".

        Đồng chí Hiếu bàn: "Ta thử đặt theo tiếng của Việt Nam xem sao!".

        Cả ba cùng soát lại thì thấy quá khó: Tiểu đội viết tắt là "tđ" tiểu đoàn cũng viết tắt là "tđ". Trung đội thì viết tắt là "trđ", trung đoàn cũng viết tắt là "trđ". Đại đội viết tắt là "đđ" đại đoàn cũng viết tắt là "đđ". Viết tắt như vậy lẫn lộn.

        Nếu thêm chữ cho rõ hơn ví dụ đại đội viết tắt là "đđô", đại đoàn là "đđoa" thì dài quá còn gì là viết tắt nữa. Tôi bỗng nảy ra một ý nghĩ: "Có thể thay chữ cái a, b, c để chỉ các đơn vị được không?".

        Thấy đó là một ý kiến hay, chúng tôi bàn tiếp. Cứ theo thứ tự chữ cái của ta: "a" là tiểu đội, "b" là trung đội, "c" là đại đội  d là tiểu đoàn. Đến cấp "ô" là được. Nhưng không thể dùng "đ" để chỉ trung đoàn vì nói điện thoại, đánh điện, đánh máy dễ nhầm chữ "d" với chữ "đ". Vì thế chúng tôi quyết định bỏ chữ "đ" mà lấy chữ "e" để chỉ trung đoàn.

        Chỉ còn một cấp nữa là đại đoàn. Không thể dùng chữ "g" để chỉ đại đoàn vì nói điện thoại dễ nhầm "d" trên với "g" dưới. Còn dùng chữ cái tiếp theo sau là "h" thì buồn cười vì cấp đại đoàn mà lại "ca hát"!

        Đồng chí Hiếu đề nghị lấy chữ "f' để chỉ đại đoàn.

        Đồng chí Huỳnh nói: "Nếu dùng chữ "f' thì vô hình chung ta đã dùng "a, b, c, d, e, f" theo hệ chữ cái an-pha-bê của Pháp".

        Sau một hồi suy nghĩ,tôi nói: "Ta có đọc là: a, b, c, "đê" (d), 'ơ" (e), f như an-pha-bê Pháp đâu. Ta vẫn đọc theo chủ cái của ta là a, b, c, d dê), e, f cho nên ta cứ dùng "f' để chỉ đại đoàn cũng được. Tuy chữ cái của ta không có chủ f, nhưng máy chữ, máy in của ta đều có chữ f. Đó là cơ sở để lấy chữ f chỉ đại đoàn của chúng tôi. Cả ba chúng tôi đều nhất trí.

        Tiếp đó, chúng tôi đặt chữ tắt chỉ các cấp cán bộ: cấp trưởng thêm chữ "t", cấp phó thêm chữ "f', chính trị viên hoặc chính ủy thêm chữ "v" vào sau chữ tắt chỉ đơn vị. Ví dụ: đại đoàn trưởng là "ft"; đại đoàn phó là "ff', chính ủy đại đoàn là "fv".

        Việc đặt chữ tắt binh chủng, quân chủng dễ hơn: Bộ binh là "BB", Công binh là "CB", Pháo binh là "PB", Trinh sát là "TS", Thông tin là "TT", Không quân là "KQ", Hải quân là "HQ"

        Để phân biệt chữ tắt chỉ đơn vị với chữ tắt chỉ binh chủng, quân chủng, chúng tôi quy định: chữ tắt chỉ đơn vị thì dùng chữ viết thường hoặc chữ in thường, không dùng chữ hoa.

        Còn chữ tắt chỉ binh chủng, quân chủng thì dùng chữ in hoa, cao hơn chữ tắt chỉ đơn vị một phần ba (tức đúng tỷ lệ cao thấp của chữ thường và chữ hoa của máy chủ và máy in). Ví dụ: tiểu đội trinh sát 3 viết là "aTS3", trung đoàn công binh 5 viết là "eCB5"; đại đoàn bộ binh 8 viết là "fBB8".

        Làm xong bản thảo ký hiệu chữ tắt, chúng tôi trình lên Tổng Tham mưu trưởng. Đồng chí chỉ thị tranh thủ thêm ý kiến các phòng trong BTTM. Các phòng xem và đồng ý.

        Mùa Thu 1948, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái ký quyết định ban hành cuốn ký hiệu quân sự và chữ tắt quân sự đầu tiên dùng trong các lực lượng vũ trang Việt Nam.

        Năm 1961, với cương vị là Phó phòng Giáo luyện chiến dịch Cục Tác chiến, tôi đã chỉ đạo 2 đồng chí Trần Đức Khôi và Nguyễn Kim làm lại bản ký hiệu và chữ tắt quân sự.

        Về chữ tắt, chúng tôi vẫn giữ cách đặt như cũ, chỉ thêm một chữ như "q" (có dấu mũ) để chỉ quân đoàn, chữ "tđq" (q có mũ) để chỉ tập đoàn quân. "q" có mũ là để khỏi nhầm với số 9.

        Về ký hiệu, chúng tôi lấy ký hiệu của quân đội Xô-viết, chỉ thêm một ít ký hiệu như tỉnh đội và ký hiệu bộ chỉ huy chiến dịch.

        Lần này bản ký hiệu và chữ tắt quân sự mới cũng được đồng chí Hoàng Văn Thái phê duyệt và ký quyết định ban hành.

-------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-1997
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:55:09 pm »


TRỞ LẠI VẤN ĐỀ TẠI SAO a, b, c, d, e, f là CHỮ VIẾT TẮT CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUÂN  ĐỘI TA1

NGUYỄN KHẮC HUỲNH       

        L.T.S: Tạp chí LSQS số 4-1997 có đăng (và sau đó Tạp chí Người làm báo của Hội Nhà báo Việt Nam, số 12-1997, có trích đăng lại) bài viết của tác giả Nguyễn Thế Nguyên "Tại sao a, b, c d, e, f là chữ viết tắt chỉ các đơn vị quân đội ta". Hơn 8 năm sau, người được tác giả Nguyễn Thế Nguyên nhắc đến ở phần đầu bài viết trên - đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh - nguyên cán bộ Ban Nghiên cứu Phòng Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, đã có bài viết để sửa lại cho đúng - bàn thêm cho rõ" một số vấn đề trong bài viết của tác giả Nguyễn Thế Nguyên.

        Chúng ta vừa kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bộ Tổng tham mưu (BTTM) cũng sắp kỷ niệm 61 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2005), tôi xin ghi ít dòng kể lại sự ra đời của bản ký hiệu thống nhất đầu tiên của quân đội với những chữ cái a, b, c, d, e, f là chữ viết tắt chỉ các đơn vị quân đội từ phân đội đến binh đoàn?

        Hồi đó, cuối năm 1947 - đầu năm 1948, cơ quan BTTM đóng ở Điềm Mạc, Định Hoá, Thái Nguyên. Phòng Tác chiến BTTM lúc đó do đồng chí Đào Văn Trường phụ trách. Phòng có hai ban: Ban chiến sự và Ban nghiên cứu. Ban nghiên cứu do đồng chí Nguyễn Bình Chuẩn phụ trách. Khi đề ra chương trình công tác năm 1948 của Ban nghiên cứu, Nguyễn Khắc Huỳnh đề nghị đưa vào đó công tác nghiên cứu bản ký hiệu quân đội Việt Nam.

        Hồi đó, quân đội ta chưa có bản ký hiệu thống nhất. Trước đó Văn phòng BTTM đã có một quy định tạm thời dùng cách viết tắt như: Tiđo, Trđo, Tiđoa. . . để chỉ tiểu đội, trung đội, tiểu đoàn. . . Cách viết tắt này chủ yếu dùng trong điện và báo cáo nhưng cũng ít được dùng và không thuận tiện lắm.

        Quá trình chuẩn bị, soạn thảo, xây dựng ký hiệu, việc xác định ký hiệu trận địa, chiến sự, binh khí, màu sắc đôi bên ta địch... tương đối dễ đàng. Chỉ đến lúc phải nghiên cứu xác định dùng chữ tắt thế nào để chỉ các đơn vị quân đội cho thuận tiện... mới đòi hỏi nhiều công sức. Chúng tôi tham khảo ký hiệu quân đội các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc... Qua phân tích ký hiệu mà quân đội Pháp sử dụng, chúng tôi nhận thấy, họ có cách dùng một chữ cái để chỉ một cấp đơn vị như: C chỉ đại đội (Compagnie), B chỉ tiểu đoàn (Bataillon), R chỉ trung đoàn (Régiment), D chỉ sư đoàn (Division). Tiếng Pháp là đa âm nên việc sử đụng các chữ viết tắt như vậy là rất thuận tiện. Với tiếng Việt, người đi trước đã thử dùng Tiđoa, Trđoa. . . rồi mà không được. Cuối cùng, Nguyễn Khắc Huỳnh đưa ra phương án dùng các con chữ đầu của vần chữ cái a, b, c, d... để chỉ các đơn vị quân đội. Phương án chung là như vậy, sau khi đi vào cụ thể, một số vấn đề phải bàn bạc và thống nhất. Ba đơn vị nhỏ tiểu, trung, đại đội dùng a, b, c thì dễ nhất trí. Nhưng tiểu đoàn thì dùng d (dê) hay đ (đê)? Qua thảo luận chúng tôi nhanh chóng thông nhất dùng d. Còn trung đoàn dùng e chứ không dùng đ. Còn sư đoàn dùng f hay h? Có ý kiến cho rằng chữ cái tiếng Việt không có chữ f Nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng vần ta có f, máy chữ có chữ f cho nên dùng f để chỉ sư đoàn.

        Chúng tôi cũng đã thống nhất rằng các ký hiệu a, b, c, d, e, f đều viết chữ thường, không viết hoa.

        Còn ký hiệu các quân, binh chủng thì dùng chữ tắt tên của binh chủng và viết hoa cả như bộ binh là BB, công binh là CB, pháo binh là PB, không quân là KQ...

        Khi đã có chữ tắt chỉ đơn vị rồi thì việc xác định ký hiệu chỉ các chức vụ cũng không khó khăn lắm: dùng t chỉ cấp trưởng, f chỉ cấp phó, v chỉ chính trị viên, như: đại đội trưởng là ct, trung đoàn phó là ef, chính ủy sư đoàn là fv .

        Toàn Ban nghiên cứu chung sức bàn bạc, góp ý, khoảng giữa năm 1948, Nguyễn Khắc Huỳnh hoàn thành bản ký hiệu. Tổ Đồ bản góp sức vẽ lại cho thật chuẩn để trình lên Bộ. Mùa Thu năm 1948, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái ký quyết định ban hành bản ký hiệu quân đội Việt Nam2. Chính đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh được phân công đến nhà in báo Tập san quân sự - hồi đó ở Quán Chu, Đại Từ, hướng dẫn khắc bản và in bản ký hiệu. Bản ký hiệu được các đơn vỉ đồng tình và hoan nghênh. Chẳng bao lâu, cách gọi a, b, c... thay cho tiểu, trung, đại đội... trở thành quen thuộc trong quân đội và cả trong nhân dân, cả trong công tác quân sự và cả trong sinh hoạt đời thường.

        Thời kỳ này, quân đội ta đang trong quá trình xây dựng.

        Đơn vị lớn nhất là trung đoàn, chưa có binh chủng hợp thành. Bởi vậy bản ký hiệu không đồ sộ như ngày nay, nhưng nó cũng đáp ứng được yêu cầu của công tác tham mưu tác chiến lúc bấy giờ và cả trong một thời gian dài. Mãi đến sau 1960, Bản ký hiệu mới có sự điều chỉnh, bổ sung đầu tiên, tuy nhiên các ký hiệu a, b, c, d, e, f thì vẫn thông dụng mãi. Đồng chí Hoàng Văn Thái đã có lần khen: "Bản ký hiệu quân đội được đấy. Bây giờ ai cũng dùng cách gọi a, b, c...".

        Cuốn Lịch sử Cục Tác chiến BTTM có ghi việc này3. Tôi chỉ viết bổ sung cho rõ. Chuyện sẽ không có gì để nói thêm nếu không có việc "nhà báo" Nguyễn Thế Nguyên (NTN) viết bài đăng trên Tạp chí LSQS số 4- 1997 nói rằng chính ông đề xướng, sáng tạo các ký hiệu a, b, c . . . ông Nguyên viết: "Tôi (tức NTN) bỗng nảy ra một ý nghĩ: "Có thể thay chữ cái a, b, c để chỉ các đơn vị được không?". Với lời kể trong bài báo này, ông NTN nhận mình là tác giả chính của bản ký hiệu và các chữ tắt a, b, c, d, e, f...

        Xin mạnh mẽ khẳng định rằng ông Nguyễn Thế Nguyên không dính líu gì tới việc nghiên cứu xây dựng bản ký hiệu quân đội năm 1948. Hồi đó ông Nguyễn Thế Nguyên (tên thật là Nguyễn Trù) cũng ở Phòng Tác chiến nhưng thuộc Ban chiến sự. Là người của Ban chiến sự, sao ông Trù lại dính vào công việc của Ban nghiên cứu.

        Như phần đầu bài báo này tôi đã nói, công việc nghiên cứu bản ký hiệu quân đội được đưa vào chương trình công tác của Ban nghiên cứu Phòng Tác chiến BTTM và được các thành viên trong Ban nghiên cứu chung sức bàn bạc thảo luận, thống nhất. Do đó, không có chuyện lập một tổ nghiên cứu việc này gồm ba đồng chí như tác giả Nguyễn Thế Nguyên viết. Vì vậy, những lời nói hay ý kiến của ông Nguyên trong bài báo trên để khẳng định sự tham gia của ông vào việc này đều không có thật.

        Đầu năm 1998, sau khi đọc bài của Nguyễn Thế Nguyên trên Tạp chí Người làm báo, người viết những dòng này (Nguyễn Khắc Huỳnh) có trao đổi với ông Nguyễn Bình Chuẩn, lúc ấy còn rất minh mẫn. ông Chuẩn khẳng định: 'Hồi đó ở BTTM, anh Trù (Nguyễn Thế Nguyên)  hoàn toàn không liên quan gì tới bản ký hiệu quân đội".

        Là một người thuộc cơ quan Tác chiến BTTM năm xưa, nay đang chuyên nghiên cứu lịch sử, tôi viết bài báo nhỏ này không có tham vọng gì, mà chỉ có một mong muốn giản đơn góp phần làm rõ sự thật, nói lại cho đúng sự thật lịch sử, dù việc lớn hay không lớn lắm.

--------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-1997

        2. Không biết ngày nay, trong một bảo tàng nào hay một hồ sơ nào còn giữ được nguyên bản ký hiệu Quân đội do Nhà xuất bản Tập san quân sự in, BTTM ban hành năm 1948 không?

        3. Lịch sử Cục Tác chiến BTTM, Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr.103.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 11:09:51 pm »


MỘT SỐ ĐIỂM CẦN BÀN THÊM VỀ CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 19501

LÊ KIM       

        Cách đây 55 năm, ta giành được chiến thắng to lớn trong chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950. Từ đó đến nay, đã có nhiều sách, báo trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, ngay cả những bản tổng kết, cũng như những tham luận trong hội thảo và hồi ức của nhiều nhân chứng ở cả hai phía vẫn có khá nhiều nhận định cần luận bàn thêm.

        Người viết bài này có may mắn được trực tiếp tham gia chiến đấu từ Khâu Luông đến Cốc Xá, tiếp đó lại được tham gia dẫn giải tù binh từ sở chỉ huy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308, lên Bộ chỉ huy Mặt trận; được trực tiếp hỏi chuyện Le Page, Charton... rồi trong những năm gần đây lại được đọc mã số văn bản, mệnh lệnh của quân đội Pháp có liên quan đến chiến dịch Biên Giới (được tiết lộ sau khi chiến tranh kết thúc 20 năm); xin được trình bày một số điểm cần "bàn thêm cho rõ" như sau:

        1. Như nhiều người tham dự chiến dịch còn nhớ và trong các bản tổng kết cũng ghi rõ: "Đợt 1 từ 16 đến 20 tháng 9 ta tập trung lực lượng tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, đồng thời bố trí đánh quân ứng cứu. Nhưng chờ mãi đến 29 vẫn chưa thấy địch, lúc đó Đại đoàn 308 có nhiệm vụ chặn viện) mới được lệnh cử cán bộ đi chuẩn bị chiến trường ở Thất Khê và các đơn vị dành một phần ba quân số đi lấy gạo. Đêm 30-9, địch bí mật tiến từ Thất Khê về phía Đông Khê. Do thiếu cảnh giới chu đáo, ta đã không phát hiện được kịp thời". Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao, trái với thông lệ, vị trí Đông Khê bị tiêu diệt từ 10 giờ ngày 18 tháng 9 nhưng mãi tới ngày 30 tháng 9 địch mới đưa quân lên chiếm lại? Sự kiện này đã (và đang còn) nảy sinh nhiều phán đoán. Có ý kiến cho rằng "trận địa phục kích của ta bị lộ, địch "không dại gì thò đầu vào cái bẫy gánh điểm diệt viện" ta giăng sẵn. Có ý kiến cho rằng, đường đi "bị phá hoại nhiều, làm chậm bước tiến" của địch . Lại có ý kiến suy luận "Le Page trù trừ, do dự" ...

        Sự thật không hoàn toàn như vậy. Trong cuốn Hồi ký xuất bản năm 1971, tướng Raoul Sa lan, nguyên Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương cho biết, ngày 13 tháng 5 năm 1949, tướng Revers, Tổng tham mưu trưởng "là một đại tướng có uy tín, được nể trọng", "được lệnh đi Đông Dương nghiên cứu tình hình, chủ yếu là chiến trường Bắc Bộ". Mãi tới ngày 21 tháng 6, Revers mới trở về Pháp. Trong bản tường trình tuyệt mật trình lên chính phủ, Revers đề xuất ý kiến: "Trước tình hình hiện nay2 cần rút ngắn tuyến phòng ngự biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, chỉ nên giữ lại các vị trí từ Móng Cái đến Thất Khê, cần rút bỏ ngay Bắc Kạn, Nguyên Bình; giảm bớt số quân đóng ở Cao Bằng và khi nào Cao Bằng bị uy hiếp mạnh cũng rút bỏ nốt...". Phương án này đã được Hội đồng các bộ trưởng tán thành. Đầu tháng 9 năm 1949, tướng Blaizot, là Tổng tư lệnh Đông Dương, đã phê chuẩn kế hoạch củng cố tuyến phòng ngư từ Móng Cái đến Thất Khê; chuẩn bị rút bỏ Cao Bằng, Đông Khê ngay từ bây giờ". Nhưng đến ngày 10 tháng 9, Carpentier thay Blaizot lại chủ trương "cần giữ cả Cao Bằng". Chỉ 6 hôm sau, tức 16 tháng 9, Đông Khê bị tiêu diệt. Đại tá Constans, Tư lệnh Quân khu Biên giới, đề nghị "rút ngay Cao Bằng". Tổng tư lệnh Carpentier lập tức từ Sài Gòn đáp máy bay ra Hà Nội, đi thị sát Cao Bằng, Lạng Sơn trong các ngày 18, 19 và 20-9. Ngày 22, Carpentier gửi huấn thị cho Alessandri - Tư lệnh chiến trường Bắc Bộ, ghi rõ: "Cao Bằng sẽ rút vào ngày 2-10. Tuyệt đối giữ bí mật. Chỉ được mật báo cho Charton vào ngày 1-10 để rút vào ngày 2. Cuộc lui quân phải thật gọn nhẹ, không được mang xe, pháo".

        Rất rõ ràng, qua những văn bản chính thức và tuyệt mật được công bố sau khi chiến tranh kết thúc mà Sa lan tiết lộ trên đây, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy:

        - Cả Charton lẫn Le Page đều phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên là Constans và cao hơn nữa là Carpentier. Trong suốt thời gian dài từ 16 đến 30 tháng 9 ta "đánh điểm mà không thấy viện" chính là lúc các tướng, tá Carpentier, Alessandri, Constans... đang họp bàn xem "lúc nào thì Cao bằng rút và rút như thế nào?". Không phải Charton thấy Binh đoàn Le Page bị đánh nên đã tự ý "bỏ đường cái, rút theo đường mòn, vứt lại toàn bộ xe, pháo" mà chính là phải làm đúng theo huấn thị của Tổng tư lệnh Carpentier đo Tư lệnh Quân khu Constans truyền đạt. Chỉ có một điểm Charton thực hiện không khớp với lệnh cấp trên, đó là do lúng túng, mãi tới "6 giờ sáng ngày 3 tháng 10 đơn vị đầu tiên mới bắt đầu rút" (chứ không phải rút từ 24 giờ ngày 2 tháng 10 như Carpentier chỉ thị3). Đến "gần trưa hôm đó, khi đơn vị cuối cùng đã rút khỏi Cao Bằng thì một loạt mìn phát nổ, tiêu hủy 150 tấn đạn dược bỏ lại trong thành không mang theo được", (theo tiết lộ của trung tá Faretz, hồi đó là phó tham mưu trưởng của Charton). Vì vậy, nhiều sách báo của ta viết "cánh quân Charton rút khỏi Cao Bằng lúc nửa đêm ngày 2 rạng 3 - 10" là không chính xác.

--------------------
        1 Tạp chí LSQS số 10-2005

        2. Trong phạm vi giới hạn của bài viết này, không thể nêu hết các lý do Revers nêu ra, mong bạn đọc thông cảm.

        3. Trong hồi ký của Le Page, do Nxb Latines xuất bản năm 1981, có in lại toàn văn hai bản mệnh lệnh này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 11:10:13 pm »


        2. Cũng không phải Le Page "trù trừ do dự" hoặc "do đường sá bị phá hoại nhiều nên "chậm tiến quân và tiến quân chậm", mà chủ yếu là vì bản thân Le Page cũng như Charton đều tuyệt đối phải hành động đúng theo lệnh cấp trên.

        Theo chính Le Page tiết lộ trong hồi ký xuất bản năm 1981, "mãi đến ngày 30 tháng 9, Le Page mới nhận được điện mật số ZF 879-35 của Constans chỉ thị phải "tiến đến Đông Khê vào buổi sáng ngày 2 tháng 10 để chờ đến chiều hôm đó sẽ có lệnh mới.

        Đến 14 giờ 30 chiều, Le Page lại nhận được lệnh (do máy bay thả xuống, chứ không gửi bằng điện để đảm bảo giữ được hoàn toàn bí mật) chỉ thị ngày 3 tháng 10 phải tiến từ Đông Khê lên Nậm Nàng, ở cây số 114, đón Binh đoàn Charton. Le Page bộc lộ trong hồi ký: "tôi rất sửng sốt vì lệnh này cùng ký trong ngày 29 tháng 9 như lệnh trước, nhưng đến chiều ngày 2 tháng 10 mới thả từ máy bay xuống cho chúng tôi và mãi đến lúc đó tôi mới được biết Charton đang rút khỏi Cao Bằng" và dù biết đây là một nhiệm vụ phải hy sinh, tôi vẫn cứ phải thực hiện mệnh lệnh".

        3. Trong cuốn Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) do Nxb QĐND xuất bản năm 2000, trang 283, có đoạn viết: "Đúng 17 giờ ngày 5 tháng 10, ta bắt đầu nổ súng tiến công Cốc Xá là khu vực có địa hình hiểm trở, thung lũng lòng chảo, núi đá vôi dốc đứng bao quanh. Dựa vào các mỏm cao, hẻm núi, hang sâu, bốn tiểu đoàn địch bố trí binh hoả lực nhiều tầng ngoan cố chống cự...". Ở đây, có hai điểm quan trọng, không chính xác. Một là về tới Cốc Xá thì địch không còn bốn tiểu đoàn nữa mà đã bị đánh tả tơi, rơi rụng suốt từ Khâu Luồng, Nà Pa, Quang Liệt rồi. Hai là, địch không kịp co cụm, bố trí binh hoả lực nhiều tầng và cũng không có tên nào chui vào hang sâu cố thủ. Chính Faretz tiết lộ trong hồi ký: "Mãi tới 16 giờ ngày 6 tháng 10, lần đầu tiên Charton mới bắt liên lạc được với Le Page bằng điện đài. Le Page cho biết, đơn vị ông đang trong tình thế nguy kịch, đang bị bao vây, có ít nhất 150 lính bị thương", chưa kể số chết và bị thương bỏ lại dọc đường. Le Page cũng tiết lộ trong hồi ký: "Tôi báo cho Charton biết là chúng tôi hoàn toàn bị bao vây, chỗ nào cũng có địch. Tôi định chờ đến đêm sẽ dựa vào bóng tối thoát ra ngoài. Tôi lệnh cho Tiểu đoàn dù lê dương số 1 lĩnh nhiệm vụ mở vòng vây, nhưng đơn vị này đã bị thương vong tới ba phần tư quân số và số đông các sĩ quan không còn sức tiến lên nữa" .

        4. Một điểm vô cùng sai lầm nữa là, trong khi cuốn Người lính già Đường số 4 anh hùng, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Mình, 2004, tr. 325 nhận định: "Hai binh đoàn Le Page Charton đã chiến đấu đến người cuối cùng", thì cả Le Page và  Charton đều thừa nhận trên giấy trắng mực đen là cả hai binh đoàn này đều "không chiến đấu đến người cuối cùng" và khi bị chia cắt, bao vây, tiến công thì "toàn thể hai ban chỉ huy cùng với các binh sĩ còn lại đều giơ tay hàng, nộp vũ khí"!

        Trên đây chỉ là 4 điểm lớn trong nhiều điểm mà người viết không thể nêu hết trong một bài báo. Cũng từ 4 điểm trên đây, xin được trình bày một số suy nghĩ: Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950 là một chiến thắng rất to lớn mà chính Đại tướng Pháp Guillaume, trong lời giới thiệu cuốn hồi ký của Trung tá Le Page đã phải thừa nhận là "một giai đoạn đau đớn cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương"; còn Le Page thì viết: "thảm hoạ này đánh dấu bước ngoặt đi xuống của cuộc chiến tranh Đông Dương và báo hiệu sự sụp đổ của đế quốc thuộc địa Pháp" .

        Tuy nhiên, cho tới nay, sách báo và cả những bản tham luận, bản tổng kết chiến dịch của ta vẫn chưa nêu hết tầm vóc to lớn và ý nghĩa đích thực của chiến thắng, bên cạnh đó còn có nhiều sự kiện, nhiều nhận định chưa thật chính xác.

        Vì vậy chân thành đề nghị:

        - Các nhà viết sử cần cố gắng sưu tầm, nghiên cứu thêm những văn bản từ phía bên kia, nhất là những hồi ức của các nhân chứng. Dĩ nhiên, những nhân vật này đều viết theo quan điểm, tâm trạng riêng cùng với nhiều lý lẽ có tính chất thanh minh, bào chữa. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng bộc lộ những ý đồ, chủ trương rất đáng để ta nghiên cứu. Đặc biệt, những chỉ thị, huấn thị, mệnh lệnh mật được tiết lộ sau khi chiến tranh kết thúc, dù trích đoạn hay đăng toàn văn đều rất bổ ích, ta cần căn cứ vào những văn bản này để nhận định, chứ không nên suy diễn chủ quan.

        - Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều cuốn sách viết về chiến dịch Biên Giới 1950 được xuất bản ở Pháp. Một số đã được dịch sang tiếng Việt. Nhưng rất tiếc, cho tới nay, cả hai cuốn hồi ức của Charton và Le Page, là hai nhân vật có thể gọi là nhân chứng chủ chốt, lại chưa được dịch sang tiếng Việt.

        - Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đã tham gia Công ước Bernes, tuy việc dịch thuật có nhiều phiền phức, các viện nghiên cứu vẫn nên sưu tầm các hồi ký của nhân chứng và những huấn lệnh quân sự của phía bên kia, tìm người có khả năng dịch đúng, dịch tốt để làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu trước mắt cũng như lâu dài..

        Không riêng gì chiến địch Biên Giới 1950, mà cả những chiến dịch lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng vậy. Những tài liệu này chỉ dùng để nghiên cứu, cho nên không cần phát hành rộng rãi. Vì vậy, cần dịch toàn văn, không nên trích dịch, lược dịch hoặc biên dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 11:18:49 pm »

         
VỀ CHIẾN CÔNG DIỆT XE TĂNG ĐỊCH CỦA CÙ CHÍNH LAN TRÊN QUỐC LỘ 6 CUỐI NĂM 19511

THẾ TRƯỜNG        

        Cách đây 47 năm, trong Đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan là một trong năm người đầu tiên được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phong tặng đanh hiệu cao quý "Anh hùng Quân đội". Chiến công của anh đã đi vào lịch sử vào phim ảnh, vào sách giáo khoa như những bản anh hùng ca bất tử.

        Cù Chính Lan sinh năm Canh Ngọ (1930) tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân nghèo. Với lòng yêu nước thiết tha, vào bộ đội, được sự chăm sóc giáo đục của Đảng, anh giác ngộ sâu sắc về mục tiêu lý tưởng chiến đấu và trở thành một chiến sĩ ưu tú của quân đội, một đảng viên Cộng sản gương mẫu. Trong chiến đấu, Cù Chính Lan luôn lập chiến công, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là trận đánh địch ở cánh đồng Giang Nại trên đường 59 và trận phục kích xe địch trên Quốc lộ số 6.

        Sáng ngày 29 tháng 5 năm 1951, Tiểu đoàn 353, Trung đoàn 9 bố trí đánh đích trên đường 59 Ninh Bình. Mờ sáng hôm đó một đại đội lính nguy từ Phát Diệm đi về hướng Phương Nại. Đến ngang cánh đồng xã Giang Nại, chúng lọt vào ổ Phục kích của ta. Chỉ sau 5 phút, khoảng 2 phần 3 lực lượng địch đã bị diệt tại chỗ. Lúc đó, Cù Chính Lan vừa học xong lớp đào tạo tiểu đội trưởng Trường quân chính Đại đoàn 304. Anh được điều về Đại đội 12, Tiểu đoàn 353. Đến nơi, đơn vị đi chiến đấu cả, chưa được tiếp nhận. Anh ở lại nhà đại đội bộ. Nghe tiếng súng nổ ran ngoài cánh đồng, biết đơn vị đang đánh địch, Cù Chính Lan mượn luôn con dao phát bờ ruộng của chủ nhà nơi đóng quân và lao ngay ra cánh đồng Giang Nại. Lúc này, bọn địch bị đòn bất ngờ đã hoảng loạn tháo chạy tứ tung. Một tên địch bất ngờ xuất hiện ngay trước mặt, anh vung dao xông tới. Thấy đối phương đã lao đến quá gần, tên nguy không dám bắn trả và hạ súng xuống, giơ cả hai tay xin hàng. Cù Chính Lan tước luôn khẩu tiểu liên Xten và tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu cho tới lúc toàn thắng. Từ đó, Cù Chính Lan được anh em Đại đội 12 gọi bằng cái tên trìu mến: "Chiến sĩ tay dao bắt sống giặc". Với chiến công này, anh được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng ba (tương đương như Huân chương Chiến công hạng ba bây giờ).

        Đến trận Giang Mỗ trong Chiến dịch Hoà Bình ngày 13 tháng 12 năm 1951, trên quốc lộ 6, Tiểu đoàn 353 tổ chức trận địa phục kích chặn đánh quân Pháp từ thị xã Hoà Bình nống ra càn quét ở hướng Chợ Bờ. Lúc này, Cù Chính Lan làm Tiểu đội trưởng bộ binh của Đại đội 12. Sau 5 ngày kiên trì phục kích, sáng ngày 13 tháng 12 năm 1951, một đoàn xe quân sự của địch hành quân trên đường số 6, tiến về phía Phương Lâm - Chợ Bờ. Do đã bị đánh nhiều lần nên lần này chúng tiến quân rất thận trọng. Một xe tải chở lính đi đầu cứ 500 mét lại dừng lại đổ lính xuống sục sạo hai bên đường, thấy an toàn chúng mới phát tín hiệu cho cả đoàn xe tiếp tục tiến. Đi sau chiếc xe đi dẹp đường là mấy xe bí (Auto Miltrailleur - xe gắn súng máy), loại này có vỏ thép nhưng bánh lốp. Sau cùng là một chiến xa bánh xích có tháp pháo trên nóc xe, làm nhiệm vụ hộ tống.

        Do bên ta giấu quân giỏi, nguy trang khéo nên địch tuy có sục sạo vào gần tới nơi, nhưng vẫn không phát hiện được. Đến 9 giờ, toàn bộ đội hình hành quân của địch lọt vào trận địa phục kích của ta. Tiểu đoàn trưởng Đỗ Đức hạ lệnh nổ súng. Phát đạn SKZ đầu tiên đã bắn trúng chiếc xe AM đi thứ ba. Bốn khẩu đại liên cùng lúc bắn mãnh hệt, chia cắt đội hình hành quân của địch. Lựu đạn của các chiến sĩ ta từ hai bên sườn đồi cao tới tấp ném xuống lòng đường, tiêu diệt bộ binh địch vừa từ trên các xe nhảy xuống. Xung kích bật dậy xung phong đánh giáp lá cà, tiêu diệt từng tốp địch. Bọn lính Pháp đạt sang hai bên đường chống cự lại rất quyết liệt.

        Khoảng hơn 1 giờ, ta đã diệt gần hết quân địch ở quãng giữa đội hình, dồn bắt làm tù binh, thu vũ khí. Lúc này chiếc chiến xa đi cuối đội hình chừng như biết có dấn lên cũng sẽ bị tiêu diệt nên đã lùi ra xa rồi nã pháo 40 ly vào trận địa của ta hòng cứu đồng bọn. Số địch còn lại ở cuối đội hình nhân cơ hội đó tổ chức phản kích.

        Ngay lúc đó, Tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dẫn một tổ mau chóng đuổi theo chiếc chiến xa nọ. Anh vừa chạy vừa hô lớn: "Lực lượng địch đó, ta phải mần bằng được chiếc xe tăng này anh em ơi!". Cả tiểu đội chạy theo Cù Chính Lan, chỉ có 5 chiến sĩ bám sát được Tiểu đội trưởng. Ngô Lai ném 1 quả lựu đạn vào chiếc chiến xa đang chạy, chiếc xe hất văng quả lựu đạn ra, nổ ở ven đường. Cù Chính Lan hét to: "Không ổn rồi, các đồng chí chuyển nhiều lựu đạn cho tôi, nhanh lên!"'

----------------------
        1. Tạp chí LSQS số 6-1999

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 11:19:06 pm »


        Lập tức anh chạy men sườn đồi, lựa thế bám sau xe rồi tìm cách nhảy lên. Chiếc chiến xa gầm rú đưa Lan đi cách xa đồng đội. Anh rút chốt lựu đạn ném vào thùng xe khi nắp xe đang mở. Quân địch nhặt lựu đạn ném ra, lựu đạn nổ tung dưới lòng đường. Một mảnh lựu đạn xé toạc áo trấn thủ đang mặc của anh phía sau lưng, rất may không bị thương, chiếc xe quay mạnh tháp pháo hất Lan xuống đất. Không còn lựu đạn, anh chạy về nơi Ngô Lai vừa bị thương đang được đồng đội băng bó. Anh lấy khẩu tiểu liên "Tuyn", nhặt vội 2 quả lựu đạn chày nhét vào túi quần rồi quay lại đuổi theo chiếc chiến xa. Nó đã ở khá xa, Cù Chính Lan hậm hực nhìn theo.

        Nhìn quãng đường vòng mà chiếc xe đang lao tới, anh quyết định chạy tắt rừng để đón đầu với ý nghĩ sôi sục: "Phải đánh, chết cũng đánh!". Cù Chính Lan phóng nhanh theo lối mòn giữa đồi cây rậm rạp. Chiếc chiến xa đến chỗ ngoặt bỗng lùi lại vì 2 chiếc máy bay Hen-cát F6F cũng vừa bay tới, ầm ầm lao xuống cắt bom vào trận địa quân ta ở ven rừng. Chắc mẩm quân ta không đuổi theo nữa, một tên lính Pháp mở nắp xe ló đầu ra quan sát rồi lại thụt vào. Chiếc chiến xa rì rì quay về hướng thị xã Hoà Bình. Từ bìa rừng, Cù Chính Lan xốc tới, nhẹ nhàng nhảy lên chiếc chiến xa. Vì xe đang chạy, động cơ nổ ầm ầm nên bọn giặc trong xe không phát hiện được sự có mặt của anh. Anh rút quả lựu đạn chày Trung Quốc, dùng răng giật dây nụ xoè cho xì khói, đếm 1, 2, 3, 4 rồi mới thả vào thùng xe. Một tiếng nổ chát chúa vang lên, cửa khói trong xe bùng lên. Cả kíp lính trong chiến xa bị tiêu diệt. Chiếc chiến xa không có người lái, đã húc vào mô đất rìa đường, khựng lại. Nó chỉ còn là một khối sắt nặng nề dưới chân Cù Chính Lan. Sau giây phút sững sờ, anh vui sướng gọi đồng đội vang cả núi rừng: "Nó chết rồi, xe tăng địch chết rồi, các đồng chí ơi".

        Trận đánh ở Giang Mỗ giành thắng lợi lớn, quân ta đã tiêu diệt 153 tên dịch, bắt 71 tù binh, phá hủy toàn bộ đoàn xe quân sự của địch gồm 10 chiếc, trong đó có 6 xe GMC chở đầy lính. Sau trận này, trong các đơn vị của Đại đoàn 304 chiến đấu trên quốc lộ 6) đã dấy lên một phong trào "Noi gương Cù Chính Lan, học tập Cù Chính Lan" rất sôi nổi.

        Gần một tháng sau, ngày 11 tháng 1 năm 1952, trong một trận đánh địch từ Ao Trạch càn quét vào ven đường số 6, từ một địa điểm phía bắc đường, Đại đội 59, Tiểu đoàn 418 của Trung đoàn 57 đã nhanh chóng xuất kích, hình thành thế bao vây địch. Một chiếc xe AM không đường thoát, buộc phải dừng lại nhưng văn ngoan cố bắn trả quân ta. Noi gương Cù Chính Lan, một chiến sĩ Đại đội 59 cũng nhảy lên xe. Tên lái hoảng sợ, cơ cao tay xin hàng. Ở hướng Đại đội 54, Tiểu đội trưởng Nguyễn Viếng dẫn đầu tiểu đội lao đến một xe AM khác. Anh hô to: "Cù Chính Lan đánh được xe tăng, chúng ta cũng đánh được như anh". Nói xong, Viếng lao ngay lên, dùng lựu đạn diệt được xe địch. Hai chiếc AM còn lại tháo chạy về Gò Bùi cũng bị quân ta dùng lựu đạn, súng trường tiêu diệt.

        Đã có nhiều tài liệu, nhiều bài báo viết về những chiến công của Cù Chính Lan. Tất cả đều đúng. Nhưng người viết bài này chỉ muốn cung cấp thêm tư liệu nhằm làm rõ hơn, đúng hơn với thực tế lịch sử về chiếc chiến xa bị Cù Chính Lan dùng lựu đạn tiêu diệt ở quốc lộ 6 cuối năm 1951. Đó không phải là xe tăng mà là xe Háp-tờ-rắc, một loại xe chiến đấu có hoả lực mạnh của quân đội viễn chinh Pháp dùng ở chiến trường Việt Nam đầu những năm 50 thế kỷ XX. Loại xe này nhìn bề ngoài rất giống xe tăng, cũng chạy bằng bánh xích nhưng vỏ thép mỏng hơn, nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn (chỉ nặng khoảng 6 tấn), trên tháp pháo cũng gắn ca-nông Bô-pho loại đại bác 40 ly bắn liên thanh). Còn xe tăng hồi đó loại nhỏ nhất cũng nặng 12 tấn, trang bị đại bác cỡ từ 75 ly trở lên và chỉ bắn phát một.

        Có ít nhất 3 người khẳng định chiếc chiến xa bị Cù Chính Lan tiêu diệt bằng lựu đạn là xe Háp-tờ-rắc chứ không phải xe tăng. Người thứ nhất là Trung tướng Đỗ Đức - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trước đây là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 353, Trung đoàn 9, người chỉ huy trận đánh Giang Mà ngày 13 tháng 12 năm 1951.

        Người thứ hai là Đại tá, nhà văn quân đội Hải Hồ hồi ấy là cán bộ tuyên huấn của Trung đoàn 9 và năm 1965 là người viết kịch bản phim " Người chiến sĩ trẻ" - bộ phim truyện nói về chiến công của Cù Chính Lan. Người thứ ba là Đại tá Lê Đăng Dần, sau này là Phó Chính ủy Đại đoàn 304. Đặc biệt, Đại tá Hải Hồ và Đại tá Lê Đăng Dần đã trực tiếp xem xét, nghiên cứu kỹ chiếc xe bị Cù Chính Lan đánh gục năm xưa trên đường số 6.

        Dù là xe tăng hay Háp-tờ-rắc, song việc một mình với đôi chân trần chạy tắt đồi, đuổi theo xe địch, tìm cách nhảy được lên xe rồi dùng lựu đạn ném vào thùng xe đang chạy, tiêu diệt cả xe và kíp lính trong xe mãi mãi vẫn là một hành động đặc biệt dũng cảm, gan dạ, mưu trí của Anh hùng Cù Chính Lan cách đây gần nửa thế kỷ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 11:25:55 pm »


CHUYẾN ĐI VÀ CÁI CHẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN BÌNH1

NGUYỄN VĂN SỸ       

        L.T.S: Trong chuyến đi ra Bắc năm 1951, Trung tướng Nguyễn Bình - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam Bộ. đã bị địch tập kích tại một trạm dừng chân trên đường hành quân. Sau đây là tình tiết sự việc qua lời kể của đồng chí Nguyễn Văn Sĩ - Trưởng đoàn chuyến đi ấy, nay là Thiếu tướng đã nghỉ hưu.

        Lúc bấy giờ, ta giải tán Chiến khu 8, giải tán Trung đoàn chủ lực Đồng Tháp. Là Tham mưu trưởng của Trung đoàn Đồng Tháp, tôi được Bộ Tư lệnh Chiến khu 8 cử ra miền Bắc học quân sự. Về đến Bộ Tư lệnh Nam Bộ, tôi được chỉ định làm Trưởng đoàn của đoàn cán bộ phụ trách đưa đồng chí Nguyễn Bình ra Trung ương.

        Bộ Tư lệnh Nam Bộ đóng ở chiến khu Đ, tôi nhớ đồng chí Lê Bình Đẳng, huyện đội Hóc Môn nhận nhiệm vụ đi nghiên cứu đường hành quân. Khi đồng chí Đẳng trở về báo cáo với Bộ Tư lệnh Nam Bộ, tôi được biết đồng chí đã liên lạc với một bộ phận bộ đội đang hoạt động ở Hạ Lào, giáp ranh với Campuchia. Đoàn ra Bắc gồm có:

        - Đồng chí Nguyễn Bình.

        - Tôi là Trưởng đoàn, kiêm Phó Bí thư chi bộ.

        - Đồng chí Châu, người Quảng Bình, trong Ban bí thư Bộ Tư lệnh Nam Bộ, làm Chính trị viên của đoàn kiêm Bí thư chi bộ (nay không biết chết hay sống).

        - Đồng chí Võ Bá Nhạc, Trưởng phòng quân nhu Nam Bộ (bị bắt tại Tà Ni, đã chết).

        - Đồng chí Thanh.

        - Đồng chí Chung, Tiểu đoàn trưởng thuộc từng đoàn 301 (không biết chết hay sống).

        - Đồng chí Hưng, Tiểu đoàn bậc trưởng thuộc Trung đoàn 306 (đã chết).

        - Đồng chí Tùng, cán bộ biệt động công tác ở nội thành (hy sinh tại Tà Ni) .

        - Đồng chí Khiêm, phụ trách hậu cần, hiện còn sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

        - Số người phục vụ ở chung với đồng chí Nguyễn Bình.

        - Đồng chí Liên, y sĩ hy sinh tại Tà Ni).

        - Đồng chí Bốn, bảo vệ (không biết chết hay sống).

        - ông Mười, thợ săn (đã chết).

        - Một tiểu đội cảnh vệ (không biết ai còn, ai mất) . Lúc bấy giờ sức khoẻ của đồng chí Nguyễn Bình không tốt, không thể hành quân bộ mà phải đi ngựa.

        Tôi không nhớ địa danh các trạm đã đi qua. Đoàn rời chiến khu Đ khoảng cuối tháng 8 năm 1951. Đi qua chiến khu Dương Minh Châu, sang căn cứ miền Đông Campuchia (ở bên kia đường 22), khu vực chùa Tà Ni. Qua các căn cứ Ban cán sự tỉnh Kinpong Chăm, ở Đum Be. Từ Chlong đi lên phía Bắc là vùng người dân tộc thiểu số đi trong vùng giải phóng, nên hành quân ngày. Như tôi đã nói, có 2 người đi ngựa, đồng chí Nguyễn Bình và đồng chí Võ Bá Nhạc.

        Vì vậy, Việc bảo đảm bí mật rất khó thực hiện. Người dân tộc thiểu số rất chân thật, với ta cũng như với địch. Sau này, khi trở về, nói chuyện với đồng bào, đồng bào cho biết có một đoàn cán bộ đã đi qua trong đó có một ông Sáu Việt Minh (muốn nói có một người cấp tướng). Trong đoàn đã có những diễn biến tư tưởng không thuận. Nên nếu bị địch tập kích, cán bộ phải hành động ra sao? Chi bộ phải họp, xác định trách nhiệm của chi bộ được Xứ ủy giao cho là đưa đồng chí Nguyễn Bình ra Trung ương thì người đảng viên phải chết cùng chết, sống cùng sống với đồng chí Nguyễn Bình.

        Khoảng cuối tháng 10, đoàn đã đến một phạm người dân tộc ở bên này sông Sê-rê-pốc. Đêm đó, đoàn đã liên hoan với đồng bào, có tổ chức vũ. Sáng hôm sau, vượt sông Sê-rê-pốc ban ngày, đến bóng ở một phẩm cùng người dân tộc để sáng lại hành quân vượt lộ 19, gặp bộ phận của bộ đội Hạ Lào.

        Hôm ấy, đoàn căng ni lông nghỉ ở trong rừng. Khoảng 14 giờ đến 15 giờ, chúng tôi nghe tiếng súng nổ ở ngoài phẩm. Đến lán của đồng chí Nguyễn Bình, các đồng chí cho biết đồng chí đã cùng đồng chí Bốn ra phẩm chơi. Chúng tôi vội cho tất cả súng ống cầm tay tiến ra phẩm và khi tới nơi thấy địch, chúng tôi đồng loạt nổ súng. Địch bỏ chạy, chúng tôi chạy ngay đến chỗ đồng chí Nguyễn Bình thì đã thấy đồng chí bị trúng 3 viên đạn ở đầu gối và 2 viên đạn súng nhỏ ở đầu.

        Chúng tôi phán đoán đồng chí Nguyễn Bình bị thương và còn sống, địch lấy cây súng của đồng chí và bắn hai viên đạn vào đầu. Sau này, qua đồng chí Bốn, chúng tôi biết hôm ấy, đồng chí Nguyễn Bình mặc quần quân sự, áo lót ba lỗ. Phát hiện đồng chí Nguyễn Bình, địch biết là có cán bộ Việt Minh, chúng tiếp cận và nổ súng. Đồng chí Nguyễn Bình bị thương ngay trong loạt đạn đầu. Chúng tôi phán đoán lực lượng địch không đông, khoảng một trung đội, đóng trên lộ 19, hành quân kiểu an dân.

        Sau khi lấy được thi hài của đồng chí Nhuyễn Bình, đoàn hành quân vượt sông Sê-rê-pốc trở lại phẩm đóng quân ở địa điểm cũ. Chúng tôi khẩn trương thương lượng mua ván, đóng hòm và tổ chức mai táng đồng chí Nguyễn Bình trong đêm ở cạnh bìa rừng. Trong khi chúng tôi tổ chức mai táng đồng chí Nguyễn Bình, đồng bào nổi lửa và bắt đầu rời bỏ phum. Chúng tôi phán đoán, hoặc đồng bào sợ địch càn quét, hoặc theo phong tục khi có người chết đồng bào bỏ phum đi tìm một nơi ở mới. Ngay trong đêm, đoàn hành quân trở về Nam Bộ và đã đến căn cứ miền Đông Campuchia ở khu vực chùa Tà Ni. Xế chiều, Bộ Tư lệnh miền Đông Campuchia cho liên lạc đề nghị đoàn vào trong căn cứ, không nên ở tại chùa Tà Ni, vùng này bây giờ không yên. Đã ăn cơm chiều, đang nghỉ trên võng, anh em đề nghị nghỉ đêm tại đây và sáng sớm liên lạc của Bộ Tư lệnh miền Đông Campuchia ra đón đoàn.

        Nhưng hửng sáng, một đại đội kỳ binh Com-măng-đô hành quân đánh căn cứ và khi phát hiện có khói ở khu vực chùa, chúng tiếp cận bắn xối xả vào điểm trú quân. Chúng tôi tổ chức bắn trả và rút lui vào bìa rừng (cách chừng khoảng 400-500 thước) là có thể an toàn. Trong trận này, có 2 người hy sinh, đồng chí Tùng và đồng chí Liên. Đồng chí Võ Bá Nhạc bị bắt. Sau này, chúng tôi đoán có thể khi đoàn hành quân ban ngày theo quốc lộ 22, đồng chí Võ Bá Nhạc vẫn đi ngựa, tình báo địch phát hiện có một đoàn cán bộ đi về hướng chùa Tà Ni nên chúng tổ chức một cuộc hành quân tập kích.

        Khoảng cuối tháng 11, đoàn về đến căn cứ Dương Minh Châu; lúc bấy giờ Bộ Tư lệnh Nam Bộ đã dời về đây. Chúng tôi họp kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Tư lệnh Nam Bộ đã giao cho, nhưng đã không hoàn thành, phân tích trách nhiệm ưu khuyết điểm của cấp ủy và người chỉ huy, làm tờ trình gửi lên Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

        Đầu tháng 12, số cán bộ được phân công trở về cơ quan và đơn vị. Tôi được điều động về chiến trường, một thời gian ngắn ở mặt trận Đồng Tháp, sau về tỉnh đội Mỹ Tho với chức vụ Tỉnh đội phó Tham mưu trưởng.

        Một lần, đồng chí Khiêm, mà tôi đã nêu trên, có đến gặp tôi ở Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ nguyện vọng có thể tham gia việc đi tìm hài cốt của đồng chí Nguyễn Bình.

-----------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-1996.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM