Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:03:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47067 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:45:01 pm »


        Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đến thời điểm Tháng Tám năm 1945, đã đem lại độc lập cho dân tộc, quyền làm chủ vận mệnh của mình cho mỗi người dân. Đấy là điều cơ bản không thể phủ nhận. Tuy rằng, ngay sau khi Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trên phạm vi cả nước chưa đầy một tháng, nhân dân Việt Nam lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Trong Tuyên ngôn độc lập đọc trước hàng chục vạn người tại Quảng trường Ba Đình chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà"3.

        2. Về tính chất của cuộc cách mạng

        Trước hết, chúng tôi muốn trình bày sơ lược khái niệm Khởi nghĩa. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thì khởi nghĩa là một hình thức đặc biệt của đấu tranh chính trị, là một trong những phương thức đấu tranh cao nhất của dân tộc hoặc giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ bộ máy thống trị cũ giành chính quyền. Lực lượng tiến hành khởi nghĩa gồm đông đảo quần chúng nhân dân có trang bị vũ khí, có thể có lực lượng vũ trang được xây dựng từ trước làm nòng cốt hoặc hỗ trợ. Ngoài ra, còn có thể có một bộ phận binh lính được giác ngộ tham gia.

        Khởi nghĩa là một nghệ thuật và chỉ nổ ra, giành thắng lợi khi hội đủ một số điều kiện và khi tình thế cách mạng xuất hiện như: khi tình hình chính trị - xã hội khủng hoảng sâu sắc; tầng lớp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa; quần chúng đã được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng hành động; đội tiên phong lãnh đạo khởi nghĩa đã quyết tâm đưa quần chúng xuống đường. Khởi nghĩa phải dựa vào một cao trào cách mạng của nhân dân chứ không thể dựa vào một âm mưu, khởi nghĩa chỉ có thể diễn ra ở từng phần lãnh thổ hoặc địa phương, gọi là khởi nghĩa từng phần nhằm chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa hay tạo điều kiện để phát triển thành đấu tranh cách mạng, v.v...

        Đối chiếu với thực tế diễn ra vào tháng 8 năm 1945, ta thấy khái niệm cũng như các yếu tố, điều kiện của cuộc khởi nghĩa đều có. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ biểu hiện như nêu ở trên, chúng ta sẽ không thấy hết được tính rộng lớn về phạm vi và chiều sâu của cuộc cách mạng này.

        Bây giờ xin trình bày về khái niệm Cách mạng. Theo quan niệm chung, cách mạng được hiểu là một sự thay đổi căn bản, sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển tự nhiên, xã hội hoặc nhận thức. Trong lĩnh vực xã hội, khái niệm về cách mạng cũng để chỉ sự biến đổi sâu sắc, triệt để không cải lương nửa vời, làm thay đổi tận gốc rễ chế độ xã hội, đưa giai cấp tiên tiến lên nắm chính quyền. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (mà Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành, đạt kết quả vĩ đại vào Tháng Tám năm 1945) là một loại hình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước phụ thuộc, thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ sự thống trị của thực dân, giành lại quyền độc lập cho dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến (và tiền phong kiến), đem lại ruộng đất cho nhân dân, xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển. Lực lượng chủ yếu của cuộc cách mạng đó là nhân dân, được tập hợp trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

        Như thế, nếu cũng đem đối chiếu với thực tế diễn biến của sự kiện Tháng Tám năm 1945, chúng ta thấy những tiêu chí để định tính một cuộc cách mạng rất rõ. Đây thực sự là một cuộc cách mạng mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân sâu sắc. Bởi vào thời điểm đó, các mâu thuẫn của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến đã trở nên rất gay gắt, trong đó mâu thuẫn chủ yếu nhất là giữa đế quốc và nhân dân Việt Nam, đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng. Vì thế, các hội nghị của Trung ương Đảng trước đó xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương, trong đó có Việt Nam, là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cuộc cách mạng này vẫn bao gồm hai nội dung chống đế quốc và chống phong kiến, là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.

---------------
       3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 3.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:46:23 pm »


        3. Trở lại với những nội dung mà Đa-vít Ma nêu lên, chúng tôi xin trình bày như sau.

        Thứ nhất, theo quan điểm của Đa-vít Ma: Cách mạng phải là một quá trình lâu dài, Cách mạng Tháng Tám mới chỉ là khởi điểm mà phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; vì nó không phản ánh được sự thay đổi toàn bộ cơ cấu xã hội. Như trên đã trình bày, Luận cương chính trị của Đảng ta, được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương thông qua tháng 10 năm 1930, đã nhấn mạnh: cách mạng dân tộc dân chủ (lúc đó gọi là cách mạng tư sản dân quyền) mới chỉ là giai đoạn thứ nhất của cách mạng Đông Dương. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến được hoàn thành, cách mạng Đông Dương sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai - giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài, đặc biệt là 15 năm chuẩn bị lực lượng đấu tranh của toàn dân. Thực tế này khác với nhận định của Đa-vít Ma khi ông cho rằng: nó giống một cuộc khởi nghĩa, đảo chính hơn vì chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ở đây, Đa-vít Ma chỉ tính khoảng thời gian 2 tuần lễ kể từ khi địa phương đầu tiên là Quảng Ngãi khởi nghĩa ngày 14 tháng 8 năm 1945) cho đến các địa phương sau cùng giành thắng lợi là Hà Tiên, Đồng Nai Thượng ngày 28 tháng 8 năm 1945. Đây chỉ là khoảng thời gian Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh, chớp thời cơ khách quan thuận lợi, điều kiện chủ quan đã chín muồi, để phát động toàn dân đứng lên giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Còn quá trình chuẩn bị để đạt được kết quả nhanh chóng đó đã được thực hiện trong nhiều năm. Nếu chỉ là khởi nghĩa thì sẽ khó lý giải tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương lại tổ chức liên tiếp 3 hội nghị: Trung ương lần thứ 6 (11-1939); lần thứ 7 (11-1940); lần thứ 8 (5-1941) để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đưa vấn đề đánh đổ thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc lên thành nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trước? Nếu chỉ là khởi nghĩa thì cũng sẽ khó giải thích quá trình Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đạo xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lập các chiến khu cách mạng. Và sau ngày Nhật tiến hành đảo chính Pháp (9-3-1945), quá trình chuẩn bị khởi nghĩa được đẩy nhanh lên rất nhiều. Ngày 16 tháng 4 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp, chuẩn bị cho việc thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều dịa phương. Trước ngày khởi nghĩa ở Hà Nội, Quốc dân đại hội đã được triệu tập, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời.

        Như thế, không có việc Cách mạng Tháng Tám giống như một cuộc đảo chính, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

        Cách mạng Tháng Tám không phải là khởi điểm của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mà kết quả của nó đánh dấu sự kết thúc thắng lợi giai đoạn một của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vì đã lật nhào cả sự thống trị của thực dân đế quốc và phong kiến, thành lập một Nhà nước mới có Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận... theo chính thể dân chủ nhân dân. Mặc dù ngay sau khi cách mạng thành công, thực dân Pháp đưa quân trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa, toàn dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lại phải cầm súng kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó đánh đuổi đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập, đưa lại hoà bình, thống nhất đất nước vào năm 1975. Như vậy, việc tiến hành hai cuộc kháng chiến trong suốt 30 năm (1945- 1975) được coi là giai đoạn tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong hoàn cảnh, điều kiện mới, khi mà chúng ta đã có Nhà nước, có Chính phủ, quân đội, được quốc tế công nhận, thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực ngoại xâm, chứ không còn là đấu tranh cách mạng giành chính quyền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:46:37 pm »


        Cách mạng Tháng Tám đã làm thay đổi toàn bộ cơ cấu xã hội, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ ách đô hộ, thống trị của thực dân, phong kiến. Nhân dân trở thành người làm chủ đất nước, có quyền đi bầu cử người đại diện cho quyền lợi của mình trong cơ quan quyền lực tối cao. Thắng lợi của cách mạng là thắng lợi của giai cấp công nhân và nông dân - thành phần chiếm số đông nhất của dân tộc, lực lượng hăng hái, triệt để nhất của cách mạng. Chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới tận từng thôn xã đã nhanh chóng đảm đương chức trách, bước đầu làm tốt nhiệm vụ phục vụ mọi mặt đời sống của nhân dân. Không chỉ có công nhân, nông dân, Cách mạng Tháng Tám còn huy động và tập hợp được hết thảy các lực lượng, các giai tầng xã hội, tổ chức đoàn thể yêu nước có thể tập hợp được, tham gia xoá bỏ chế độ xã hội thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng nên chế độ xã hội mới dân chủ nhân dân. Sự thay đổi cơ cấu xã hội được thể hiện rất rõ.

        Thứ hai, nhà sử học Đa-vít Ma cho rằng: Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám là độc lập, hoà bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh đã không thực hiện được, vì thế theo ông: sự kiện Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chỉ là khởi nghĩa, còn tầm vóc cách mạng thì chưa có.

        Theo chúng tôi, vấn đề ở đây là quan niệm về mức độ như thế nào là khởi nghĩa, như thế nào là cách mạng. Như trên chúng tôi đã nêu khái niệm về khởi nghĩa và cách mạng. Rõ ràng là Đảng Cộng sản Đông Dương, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân chuẩn bị một cuộc tổng khởi nghĩa và đã thực hiện thành công khi thời cơ đến, điều kiện đã hội đủ. Cuộc Tổng khởi nghĩa này mang tầm vóc của một cuộc cách mạng bởi nó đã lật đổ được chế độ thực dân, phong kiến tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm, giành chính quyền (mục đích), xây dựng một nhà nước dân chủ nhân dân, trong đó người dân, từ thân phận nô lệ, bị áp bức, trở thành người làm chủ. Đất nước được độc lập, nhân dân được hưởng không khí tự do, hoà bình chưa được bao lâu, đã lại phải đương đầu với sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Tuy nhiên, lần trở lại này của quân Pháp khác với lần trước. Lần này, tình hình quốc tế trong nước và ngay cả vị thế của Pháp cũng đã khác trước. Thực dân Pháp đã phải núp bóng quân Anh (mang cờ Anh, mặc quân phục Anh) để trở lại Sài Gòn. Còn quân Anh, quân Trung Hoa dân quốc vào nước ta là theo quy định của Hiệp định Pốt-xđam, để giải giáp phát xít Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là điều chúng ta phải chấp nhận. Khi muốn đưa quân ra miền Bắc, thực dân Pháp đã phải tính đến cơ sở pháp lý, ký Hiệp định Trùng Khánh (28-2-1946) với Trung Hoa dân quốc để thay thế đội quân của Tưởng Giới Thạch làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật và Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Chính phủ Hồ Chí Minh. Chính Đa-vít Ma cũng cho rằng: sự sụp đổ của Bảo Đại và việc thành lập chính quyền cách mạng làm cho cách mạng có chiều sâu. Điều này có được là do vai trò của nhân dân, dưới sự chỉ đạo của Đảng.

        Tầm vóc của Cách mạng Tháng Tám, được đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương thời kỳ này, nhấn mạnh: “cuộc khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã đạt được mục đích giành chính quyền, mục đích trực tiếp của mọi cuộc cách mạng, vì nó là sự nghiệp của toàn dân đoàn kết, kiên quyết chiến đấu để tự giải phóng, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo"4.

        Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Cuộc Tổng khởi nghĩa đã hoàn thành mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ là giải phóng dân tộc, làm thay đổi tính chất chế độ xã hội, đưa nhân dân trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình... Đây là những điều, theo chúng tôi, Đa-vít Ma, một nhà sử học nước ngoài, có thể chưa cảm nhận được hết và chưa đánh giá đúng mức tầm vóc, ảnh hưởng của sự kiện đã "mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người Việt Nam"5.

-------------------------
        4. Trường Chinh. Cách mạng Tháng Tám, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tập 1, tr. 374.

        5. Lê Duẩn. Tiến lên dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 13.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:49:17 pm »


VỀ CÁC ĐƠN VỊ VÀ SỐ LƯỢNG QUÂN TRUNG HOA DÂN QUỐC VÀO MIỀN BẮC CUỐI NĂM 19451

TRỊNH VƯƠNG HỒNG       

        Cuối năm 1945, quân Trung Hoa dân quốc, theo quyết định của Hội nghị Pốt-xđam, kẻo vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật. Nhưng sự thật của cuộc giải giáp ấy như thế nào, cho đến nay vẫn còn nhiều tài liệu viết khác nhau. Chúng tôi xin trích giới thiệu cùng bạn đọc một số những tài liệu đó.

        1 . Võ Nguyên Giáp - Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội, 1977, tr. 148-149: "Phía Vân Nam, Quân đoàn 93 thuộc Đệ Nhất phương diện quân của Lư Hán, theo kế hoạch sẽ đi dọc sông Hồng đến Hà Nội.... Phía Quảng Tây, Quân đoàn 62, lực lượng của Quốc dân đảng Trung ương, có tướng Tiêu Văn đi cùng, sẽ đi đường Lạng Sơn, Cao Bằng xuống Hà Nội... Hai quân đoàn khác (Quân đoàn 52 của Trung ương và Quân đoàn 60 của Vân Nam) đi tiếp theo sẽ chia nhau xuống Hải Phòng, vào Vinh và Đà Nẵng. Tổng số quân của chúng vào miền Bắc là mười tám vạn người".

        2. Bộ Tổng tham mưu - Ban Tổng kết chiến lược - Lịch sử cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp . . . Lưu tại Viện

        Lịch sử quân sự Việt Nam, ký hiệu TL 1299/35(2) 72, bản đánh máy, tr. 26-27: "Lợi dụng việc thi hành Hiệp nghị Pốt-xđam được phép đưa quân vào Đông Dương giải giáp quân Nhật từ Bắc Vĩ tuyến 16 trở ra, 4 quân đoàn Tưởng gồm từ 180.000 đến 200.000 quân . . . ào ạt tiến vào Việt Nam .

        Quân đoàn 93 Vân Nam và Quân đoàn 62 Trung ương. . . đến ngày 9 tháng 9 năm 1945  .

        Quân đoàn 52 Trung ương chiếm vùng Hải Phòng, duyên hải, Quân đoàn 60 Vân Nam rải ra chiếm các thị trấn lớn ở Trung Bộ" .

        3. Cục Nghiên cứu khoa học quân sự - Trường kỳ kháng chiến, tập 1, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, ký hiệu TL 3689, tr.9 nêu giống như tài liệu của Ban Tổng kết chiến lược đã dẫn trên. Chỉ khác ở chỗ nêu số lượng quân Tưởng là 180.000 người.

        4. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp 1945-1954, Nxb QĐND, Hà Nội, 1985, tập 1, tr. 26: "Cuối tháng 8, gần 20 vạn quân Trung Quốc gồm 4 quân đoàn địa phương và Trung ương vượt biên giới vào nước ta. Quân đoàn 93 từ Lào Cai theo sông Hồng xuống, Quân đoàn 62 theo đường Lạng Sơn sang và chia nhau đóng dọc các trục đường giao thông tại Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Tiếp đó Quân đoàn 50 theo đường biển vào vùng Đông Bắc và Hải Phòng, Quân đoàn 60 đóng từ Hội An (Quảng Nam) trở ra. . . Sau này Tưởng còn đưa thêm Quân đoàn 53. . . sang để kiềm chế Lư Hán".

        5. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương - Những sự kiện lịch sử Đảng (1945-1954), Nxb ST, Hà Nội, 1979, tập II, tr. 11: "ở  miền Bắc, gần 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch... ùn ùn kẻo vào" . Phần chú thích ghi: "Quân đoàn 93 (Vân Nam) vào Lào

        Cai, Quân đoàn 60 vào Hải Phòng; Quân đoàn 62 Quảng Đông, Quảng Tây) vào Cao - Lạng; Quân đoàn 50 (Quảng

        Tây) vào duyên hải Bắc Bộ".

        6. Trần Trọng Trung trong Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu (Nxb QĐND, Hà Nội, 1979, tập 1, tr. 79) viết: "Theo

        số liệu tình báo Pháp ở Hà Nội nắm được, quân Tưởng ở miền Bắc Đông Dương có tới 220.000 tên, bao gồm 80. 000 lính

        chính quy ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, cộng với 130.000 lính tạp dịch và Sư đoàn 93 (15.000 tên) ở Thượng Lào".

        7. Y vơ Gia - Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Nxb Phút, Plon 1979, bản dịch, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, phần 2, tr. 53: "Từ những ngày cuối tháng 8, quân Quốc dân đảng Trung Hoa ồ ạt kẻo vào Bắc Kỳ... Chúng chậm chạp toả ra khắp nơi bằng những đoàn người đi bộ kéo dài vô tận trên các con đường và những lối mòn từ Vân Nam và Quảng Tây đổ xuống. Chúng đưa lại quang cảnh của những toán người ô hợp hơn là đội quân chính quy.

        .... Hai trong số đó từ Vân Nam đến - Quân đoàn 93 và Quân đoàn 60. . . Hai quân đoàn từ Quảng Tây đến - Quân đoàn 62 . . . , Quân đoàn 52 . . . Tất cả có khoảng 150.000 người" .

        8. Giôn Pichni Herixơn - Cuộc chiến tranh triền miên, Niu Yoóc, 1982, xem Tạp chí Lịch sử quân sự số 10, tháng 10-1986, tr. 63: "Trên 150.000 quân Trung Quốc đã đến Việt Nam trong tháng 9- 1945 để nhận sự đầu hàng của Nhật ở Bắc Vĩ tuyến 16 như đã thỏa thuận tại Hội nghị Pốt-xđam".

        9. Keng C . Chen - Việt Nam và Trung Quốc (1938-1954), Cơ sở xuất bản Sử Địa, Sài Gòn, 1973, tài liệu dịch, bản đánh máy, tr. 138: "Tại miền Bắc, quân Trung Hoa tổng cộng chừng 152.500 người dưới sự điều động của tướng Lư Hán, bắt đầu tiến vào Việt Nam".

        Về các đơn vị, tác giả viết ở chú thích như sau: "Chu Hsieh Nhật ký PP.1, 41, 42, 103. Các đạo quân là Lộ quân 53, 60, 62 và 93, Trung đoàn 23, 39, 93 " .

        Tại sao lấy Vĩ tuyến 16 làm ranh giới giải giáp quân Nhật?

        J.R.Xanhtơni - Câu chuyện một nền hoà bình bị bỏ lỡ, Pari, 1967, bản dịch Thư viện Trung ương Quân đội, Ký hiệu 355 V (09) 21/3934, tr. 16: "(Khu vực) Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện do thủy sư đô đốc Loạt Louis Mountbatten chỉ huy;

        (Khu vực 2) dưới quyền của Thống chế Tưởng có tướng Weydemeyer phụ tá gồm có Trung Hoa và Đông Dương. Tướng Weydemeyer sau cũng phải nhường địa bàn hoạt động hàng không cho đô đốc Mountbatten vì các căn cứ của ông ta đều xa quá so với những cứ điểm phía Nam của bán đảo Đông Dương. Và chắc  cũng vì thế, vài tháng sau đã khai sinh ra cái quan điểm tai hại là đem chia đôi Đông Dương từ Vĩ tuyến 16" .

        Ý kiến ngắn của người sưu tầm

        - Chỉ có 3 quân đoàn Tưởng cùng được nêu trong các tài liệu trên là 93, 62 và 60.

        - Số lượng (tuyệt đối) quân Tưởng được nêu đều không khớp, hoặc chỉ khớp ở từng cặp tài liệu. Tuy vậy, các tài liệu đưa số lượng quân Tưởng vào miền Bắc là 18 vạn hay theo lối phiếm chỉ gần 20 vạn cũng là thoả đáng. Bởi lẽ, nếu lấy quân số lý thuyết một quân đoàn Tưởng Giới Thạch nhân với 4, cộng thêm số dân binh, dân phu hoặc dân chúng kéo theo, thì số liệu trên đã gợi cho người đọc hình dung đại thể về đoàn quân ấy.

        Trong khi chưa có điều kiện tiếp cận tài liệu gốc, các tài liệu trên, dẫu quý cũng chỉ có ý nghĩa tham khảo. Chúng tôi thiên về số liệu của Keng C.Chen, bởi ông có điều kiện khai thác tài liệu của Trung Hoa dân quốc, tuy nhiên Chen cũng mới chỉ tính quân chính quy mà chưa tính các lực lượng khác.

        Việc phân chia ranh giới giải giáp phát-xít Nhật, với giả thiết của Xanhtơni, nếu đúng cũng mới là bề ngoài. Về bản chất, đây là vấn đề phức tạp quan hệ đến thế lực các nước trong khối chống phát-xít, đến mâu thuẫn trong phe tư bản, điều mà người sưu tầm không bàn ở đây.

---------------------
        1. Tạp chí LSQS số 45 (9-1989)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:01:11 am »


VỀ HAI SỰ KIỆN DIẾN RA Ở HẢI PHÒNG NGÀY 6 THÁNG 3 NĂM 1946

NGUYỄN HÙNG PHONG       

        Theo tài liệu Pháp

        Trong cuốn Bảy năm với tướng Lơ-cléc (Sept ans avec Leclerc) trang 207-297, Đại tá Giác Mát-xuy (Jacque Massu) viết về miền Bắc năm 1946, có những ý chính như sau:

        Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Chính phủ Pháp và Tưởng Giới Thạch ký Hiệp định thân thiện Pháp - Hoa (Traité d'amitié Franco-Chinois) tại Trùng Khánh thoả thuận cho quân Pháp thế chân quân Tàu Tưởng ở miền Bắc Việt Nam từ Vĩ tuyến 16 trở ra để giải giáp và quản lý quân Nhật. Lịch thủy triều chỉ các ngày 4, 5 và 6 tháng 3, mực nước 20 mét mới đủ cho tàu chiến xâm nhập Hải Phòng. Nếu không, lại phải chờ ngày 16, 17 hoặc 18 tháng 3. Cho nên Pháp phải chọn ngày 6 tháng 3 năm 1946 để tiến vào Hải Phòng.

        - Đơn vị Giác Mát-xuy (hồi ấy ông ta là đại úy) xuống hai tàu há mồm LST 347 và LST 382 tại Sài Gòn ngày 25 tháng 2 năm 1946. Tàu há mồm không có vỏ thép. Còn bao nhiêu thì xuống năm tàu vận tải (cargo): Poóc-sê, Ba-phlơ, Sê-phi, Bê-rê-giơ, Êx-pê-ran (porché, Barfleur, Céphie, Bérelgeuse, Espérance). Đoàn này dừng lại ở Cam Ranh, ngày 1 tháng 3 đi tiếp và ngày 5 tháng 3 đến Vịnh Bắc Bộ.

        Tại đây, nhập với năm chiến hạm: Ê-min Béc-tanh (émile Bertin) của đô đốc Ô-boi-nê-ô (Auboyneau), có cả tướng Lơ-cléc, Tri-om-phan (Triomphant), Đuy-quet (Duquesne), Bê-an (Béarn), Tuốc-vin (Tourville) thành một hạm đội mạnh.

        22 giờ ngày 5 tháng 3, Lơ-cléc lệnh gọi Giác Mát-xuy đến tàu mình phổ biến những thoả ước và kế hoạch đổ bộ. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, đoàn tàu dọc hàng một tiến vào sông Cấm. Đi đầu là Tri-om-phan, có tướng Va-luy (Valluy) và ban tham mưu. Rồi tuần dương hạm của Giuy-bơ-lanh (Jubelin), có hoa tiêu dày dạn kinh nghiệm, rồi hai tàu há mồm. Các chiến hạm khác nối đuôi theo sau. Mọi người đều tin tưởng vào những mệnh lệnh do sĩ quan liên lạc của Lơ-cléc thông tin. Và mọi người đều ngắm nhìn trời đất.

        Bỗng nhiên một tiếng nổ, rồi lại một tiếng nổ thứ hai. Và súng nổ liên tục, dồn dập, có cả đại liên và đại bác 37 ly.

        Hai tàu há mồm chở đạn và ét xăng. Đại úy Ki-li-an (Killian) và Mát-xuy lên boong, vô tư như khách du lịch. Được lệnh không bắn trả, thiết giáp hạm Tri-om-phan vẫn ngênh ngang lừng lững tiến. Tra-xông (Tra son) nhìn xa thấy quân Tàu mặc quân phục xanh, ngắm bắn thẳng như bắn bia.

        Nửa giờ hãi hùng. Nhiều người bị thương la hét. Bắt đầu có những đám cháy.

        Cuối cùng, Đại úy Giuy-bơ-lanh được phép bắn trả. Bắn vào cầu cảng thấy có lửa cháy, cho là đã bắn trúng. Chắc quân Tàu bực bội vì tài sản cướp được đang bị cháy. Quân Tàu nhơn nháo, vẫy cờ trắng loạn xạ. Mát-xuy còn thấy Đại tá Gìn (Gilles), Sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa, phất cờ trắng lớn, tỏ ý muốn điều đình!

        Một số hải quân trên tàu há mồm hốt hoảng nhảy xuống nước. Tàu LST 347 có 4 người chết, 7 trọng thương, 12 bị thương nhẹ. Tàu Tri-om-phan có 8 người chết, 30 trọng thương, có chỗ bị cháy, 439 vết đạn vào vỏ tàu. Bê-an chuyển xác chết về chôn ở nghĩa trang Vịnh Hạ Long.

        Ngày 7 tháng 3, báo Anh đưa tin, đăng cả Hiệp định Sơ bộ. Ngày 8 tháng 3, quân Tàu Tưởng ở Hải Phòng cho phép 5.000 quân Pháp được đổ bộ.

        Ngày 18 tháng 3, tướng Lơ-cléc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

        Ngày 30 tháng 5 năm 1946, tướng Lư Hán rời Việt Nam trở lại Trung Quốc.

        Về phía ta

        Tháng 11  năm 1945, chính trị phái viên Lê Quang Hoà phân công Trần Ngọc Tràng - Trưởng phòng thuyền vụ Bắc Bộ kiêm Trưởng ban kiểm mã của thuế quan hải quan) Hải Phòng và Hùng Phong, hai nghĩa quân chiến khu Đông Triều phụ trách công tác đặc biệt, vận động quan tư Nhật Nitta đóng ở Uống Bí cho hoặc bán vũ khí cho ta. Chỉ một nhiệm vụ này thôi. Lại cử thêm Nguyễn Kế Phụng là Trưởng ban trinh sát. Thời gian sau khi Nguyễn Bình vào Nam chiến đấu Lê Quang Hoà cử Trưởng ban trinh sát khác thay. Ba chúng tôi đi ô tô con ra Uống Bí đến nhà ông Đỗ Thậm, là trung gian giao dịch. ông mời quan tư Nitta đến nhà gặp chúng tôi, có đội Hosino và Sấm phiên dịch đi cùng.

        Sau vài lần làm thân, Tràng nêu rõ mục đích. Nhưng ông Nitta rất tiếc và bảo: các ông đến muộn, chúng tôi đã thống kê vũ khí nộp cho Đồng minh rồi, không thể tặng một vũ khí nào. Một thời gian sau, ông Nitta chuyển bản doanh về Hải Phòng, tại dãy nhà hai tầng phố Bến Bính nay là trụ sở Công an quận Hồng Bàng).

        Ba chúng tôi thỉnh thoảng đến giao dịch giữ tình thân. Lệ là mỗi bên bỏ ra cái gì mình có cầm tay, cùng nhấm nháp. Chúng tôi không được cấp kinh phí giao dịch, như các đồng chí cũng làm nhiệm vụ đặc biệt khác. Tất nhiên chúng tôi không dám mang theo giấy tờ chứng minh nào, đề phòng đặc vụ Tưởng bắt thì không được lộ là cán bộ quân đội hay Việt Minh.

        Rồi một việc rắc rối xảy ra với tôi trong thời gian khá dài. Từ ấy tôi đơn thương độc mã giao thiệp với ông Nitta, có Sâm làm phiên dịch. Đọc báo, tôi được biết Vôn Ri-ben-trốp (Von Ribbentrop) nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Hitler chờ ra toà án Muy-nich. Hắn đã giấu thuốc độc trong rốn. Khi sắp phải ra hầu toà, hắn đã nuốt để tự sát. Liên hệ việc này, tôi hỏi một dược tá làm thế nào để tự vẫn. Anh bảo nuốt bột Xi a-nua đờ méc-quya (cyanure de mercure) sẽ thủng dạ dày, khoảnh khắc là chết.

        Tôi nghe theo anh. Mỗi khi đến với Nitta, tôi giấu thuốc độc trong người. Nếu chẳng may bị đặc vụ Tưởng bắt mà không vượt ngục thoát được thì tự vẫn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:01:34 am »


        Sáng 6 tháng 3 năm 1946, ngẫu nhiên tôi đến với Nitta. Một lát sau, có tiếng súng nổ rung cả sàn gác. Rồi Nitta bảo: tàu chiến Pháp kẻo vào Hải Phòng, quân Tàu nổ súng, nhưng họ không biết bắn cầu vồng nên không trúng, quân Pháp đã bắn lại, quân Tàu loạn ngũ. Quân Nhật đang lau súng lớn cho Tàu, tôi có thể lệnh cho anh em tôi cướp lại súng lớn bắn tàu Pháp được không? Tôi không nắm được tình hình, cũng không được chỉ thị của trên, song thấy đề xuất ấy có lợi cho ta nên tôi đồng ý liền. Thế là Nitta nhấc điện thoại lệnh cho quan quân ngoài cảng.

        Về sau, theo Nitta nói lại thì hải tàu chiến Pháp trúng đạn bị thương, rồi cả đoàn kẻo cờ trắng rút ra khơi.

        Sau đó, tôi chạy về huyện Hải An báo cáo Lê Quang Hoà. Và tôi cũng không dám bén mảng doanh trại Nhật, vì ngại có đặc vụ Tưởng cảnh giới.

        Hai ngày sau, phiên dịch Sâm mời tôi vào gặp Nitta. Trà nước một lúc, ông Nitta nói: "Tôi tưởng các ông đánh Pháp đến cùng, nên mới đám hành động thế. Nay các ông ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp cho chúng đóng quân năm điểm trên miền Bắc, tù binh Nhật do quân Pháp - Việt quản lý. Chúng được lên Hải Phòng, đương nhiên biết ai đã ra lệnh bắn tàu của chúng. Trước sau tôi phải ra Toà án Đồng minh. Tôi thua ai chứ không chịu thua quân Pháp. Tôi không chịu được hai cái nhục ấy. Hôm nay tôi gặp ông lần cuối, rồi tôi hara kiri (mổ bụng tự sát)".

        Tôi bàng hoàng, không ngờ sự việc lại diễn biến bi đát đến thế! Đột nhiên tôi trả lời: "ông Nitta, ông đã có nhiều thiện chí với tôi, với dân tộc tôi, chúng tôi ký Hiệp định Sơ bộ là để hoà hoãn, có thời cơ sẽ tiếp tục đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc. Tôi cũng không chịu được cái cảnh thấy ông chết trước mặt tôi, vì chúng tôi, ông cho phép tôi được tự sát trước".

        Rồi lại uống nước để ông Nitta ngấm đòn tâm lý, tôi lại tiếp: "Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng, Việt Nam còn phải tiếp tục đấu tranh vì độc lập, thống nhất, chúng ta cần phải sống cho Nhật Bản và Việt Nam. Tại sao chúng ta lại chết sớm?".

        Nhoáng một lát, tôi nói tiếp: "Tôi thấy có một con đường, tại sao ông không sang hàng ngũ chúng tôi". Nitta suy nghĩ một lúc rồi nói: "ông về báo cáo Bộ chỉ huy cần bao nhiêu sĩ quan Nhật, những binh chủng gì, tôi sẽ khuyên anh em ở lại, chỉ xin một điều kiện: cho tôi nhập quốc tịch Việt Nam".

        Tôi về báo cáo Lê Quang Hoà, anh không chịu, bảo: "Cấp giấy cho Nitta, ông ấy bán giấy cho Đồng minh lấy tiền thì rất nguy cho chúng ta".

        Tôi phân tích: "Anh giao nhiệm vụ mua hoặc xin vũ khí, Nitta không thể đáp ứng được. Nhưng ông ấy đã giúp ta nhiều việc, mà do ông ta tự đề xuất và tự nguyện: Một là, cho ta sơ đồ Nhật thả mìn ở Vịnh Bắc Bộ để ta vớt mìn đảm bảo an toàn giao thông, lấy thuốc làm vũ khí. Hai là, công thức làm bom chống tăng thủ công, đơn giản cho mùn cưa vào chai rồi đổ ét xăng vào. Xe tăng vận hành, vỏ nóng, ném bom vào là bị bốc cháy. Thứ ba và cao nhất là cho quân bắn vào đoàn tàu chiến Pháp xông vào Hải Phòng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc ký Hiệp định Sơ bộ (16 giờ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ tịch mới ký Hiệp định).

        Trong khi chờ đợi, tôi đã tự xuất tiền riêng 200 đồng lấy của bố mẹ, may cho Nitta hai bộ âu phục mùa hè. Lần cuối, Nitta bảo tôi: "Các ông không cho tôi nhập quốc tịch, tôi phải về nước, nhưng chỉ sáu tháng hay một năm thăm quê ở Nagasaki, rồi tôi sẽ tìm đường trở lại với các ông, tôi gửi Sato lại làm mối dây liên lạc, ông trông nom nó cho".

        Không dám để ở Hải Phòng vì có quân Pháp, tôi phải gửi ở cơ sở huyện An Dương nuôi Sato giúp. Một hôm, Sato về Hải Phòng tìm tôi, hỏi có được tin ông Nitta không? Tôi nào biết gì? Sato bảo khi tàu ông Nitta ra khơi, Pháp cho máy bay rượt theo thả bom, tàu chìm, cả binh đoàn đều chết hết! Năm đó, ông 35 tuổi, vóc người cao đẹp, chững chạc, phúc hậu.  Ông kể ông đã tham gia đổ bộ vào Xin-ga-po. Còn tôi lúc đó mới tuổi 23.

        Tôi vẫn nghĩ: quan tư Nitta đã dũng cảm, dám hạ lệnh cho quân bắn đoàn tàu chiến Pháp xâm nhập Hải Phòng sáng ngày 6 tháng 3 năm 1946, do đó tạo thêm thuận lợi để ta ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp. Ba việc ông ta giúp đều do ông đề xuất. Chứ chúng tôi làm sao nghĩ tới. Thế mà đời ông và binh đoàn ông phải kết thúc thảm thương. Tôi thật ân hận!

        Việc thứ hai: Cũng sáng 6 tháng 3 năm 1946, tiểu đội "Bấu xấu cứu quốc" đã hạ thổ từ bãi cỏ Nhà máy chai, chui theo cống ngầm, tiếp cận kho súng đạn ở Sáu Kho (súng đạn của Pháp rơi vào tay Nhật đêm ngày 9 tháng 3, nay thuộc về quân Tàu Tưởng) rồi đội nắp cống chui lên đặt mìn. Đạn nổ tung hơn một ngày. Hầu hết tiểu đội hy sinh vì bị sức ép.

        Trong khi đó, Giác Mát-xuy viết là  quân Pháp bắn vào cầu cảng và bắn trúng kho súng đạn gây cháy. Có đúng không? Kho cháy do đạn của Pháp hay do anh em "Bấu xấu cứu quốc" nổ mìn, điều này mới là chắc chắn 100%.

        Anh em có lần đánh hàng bằng cách này thành công, mới báo cáo Trần Doãn Tòng, nghĩa quân chiến khu tổ chức, xây dựng lực lượng tự vệ vũ trang Lạc Viên trong thành phố. Lực lượng này đã bao vây trại khố đỏ (Casere Bouet - nay là bản doanh Bộ Tư lệnh Hải quân), thu phục được trại toàn vẹn cả vũ khí và chiếm vài công sở, trong đó có Nhà băng Năm sao, sau là hành dinh Bộ chỉ huy chiến khu, rồi ủy ban quân sự liên tỉnh miền Duyên Hải. Sáng 23 tháng 8 năm 1945, quân chiến khu và nhân dân về giành chính quyền thành phố Hải Phòng, cụ Trần Doãn Tắc - thân sinh đồng chí Tòng, trước nấu bếp trên tàu buôn Pháp đường Hải Phòng - Mác xây (Marseille), là liên lạc viên của Đảng, có thời Nguyễn Bình cũng làm thợ giặt trên tàu, là chiến hữu của nhau. Cụ Tắc liên lạc với Công an và Công an đã đào tạo, huấn luyện thêm cho tiểu đội "Bấu xấu cứu quốc".

        Hai sự việc xảy ra ở Hải Phòng sáng 6 tháng 3 năm 1946 thật tuyệt diệu, đã tạo thêm thuận lợi cho việc ký Hiệp định Sơ bộ vào chiều hôm ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:08:21 am »


VỀ TRƯỜNG LỤC QUÂN TRUNG HỌC QUẢNG NGÃI VÀ NHỮNG CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG1

PHAN SỸ PHÚC       
        Trong quá trình tìm hiểu về một số tướng lĩnh của Quân đội ta, tôi có dịp được tiếp xúc với nhiều tài liệu viết về Trường Lục quân trung học Quảng Ngài. Tuy nhiên, khi đề cập đến Trường này và nhất là về những người lãnh đạo Trường như các đồng chí Nguyễn Sơn, Đoàn Khuê, các tư liệu, sách, kể cả Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, ghi chép không thống nhất. Bài viết này dựa vào một số tư liệu trong các cuốn sách như: Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), tập 1 (Bộ tư lệnh Quân khu 5 xuất bản năm 1988); Tướng Nguyễn Sơn (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1994); Đại tướng Đoàn Khuê (Nxb QĐND, Hà Nội, 2002), hồi ức của cựu học viên Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi - Ung Răng và một số đồng chí khác . . . xin làm rõ thêm về một trong những trường quân sự đầu tiên ở Khu 5 và nhất là về những người lãnh đạo trường lúc đó cũng như về sau này.

        Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đất nước ta vừa giành được độc lập, phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức... Thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước. Đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, ở các mặt trận, quân và dân ta đã chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch.

        Nhu cầu cán bộ quân sự chi viện cho các mặt trận là rất lớn. Với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước đó cũng đã gấp rút thành lập nhiều trường huấn luyện cán bộ quân sự cho quân đội. Ở miền Bắc, ngày 17 tháng 3 năm 1946, Trung ương Đảng quyết định mở Trường Quân chính Bắc Sơn, đặt ở xóm Cầu Tre (Đồng Quang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên), có nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang của Đảng (cả chính trị và quân sự) cơ sở. Ngày 17 tháng 4 cùng năm, Trường võ bị Trần Quốc Tuấn được thành lập trên cơ sở Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam... Ở miền Nam, tích cực xây dựng lực lượng và chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến, tháng 12 năm 1945, ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam được thành lập. Đồng chí Nguyễn Sơn làm Chủ tịch; đồng chí Hoàng Quốc Việt - ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, làm ủy viên Chính trị. Tuy vậy, trên thực tế, lúc này ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam mới chỉ đạo các tỉnh Nam Trung Bộ, còn Nam Bộ vẫn do Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo. Ở Nam Trung Bộ, tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ở địa bàn, cùng với việc cải tổ các chi đội Vệ quốc đoàn, biên chế lại các trung đoàn, tiểu đoàn, đại đoàn, ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam đã thành lập các trường huấn luyện cán bộ quân sự. Tháng 3 năm 1946, Trường Quân chính Bắc Sơn (Phú Yên) được thành lập, đào tạo cán bộ trung đội, đại đội cho các đơn vị ở phía Nam. Tháng 4 năm 1946, ủy ban mở lớp bổ túc cán bộ trung đoàn. Tới tháng 6 năm 1946, ủy ban thành lập Trường Lục quân trung học Quảng Ngài để đào tạo cán bộ trung đội. Thành phần ban giám hiệu của Trường có đồng chí Nguyễn Sơn - Chủ tịch ủy ban kháng chiến miền Nam, kiêm chức Hiệu trưởng. Tổng đội trưởng có đồng chí  Phạm Kiệt, rồi sau đó là Lê Thuỳ. Còn đồng chí Đoàn Khuê là Chính tả viên Tổng đội, Bí thư Đảng ủy của Trường.

        Trường đóng ngay ở thị xã Quảng Ngãi.

        Trường có hơn 400 học viên, một nửa trong số đó là các chiến sĩ đã chiến đấu ở các mặt trận phía Nam, số còn lại là học sinh, viên chức mới tòng quân. Học viên của Trường được gọi là sinh viên, mỗi người có một số hiệu và một huy hiệu tròn đính trước ngực, ghi rõ chữ: "Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi". Số học viên này được chia làm 4 đại đội, gồm: Đại đội 1, do Đông Hưng phụ trách; Đại đội 2, do Minh Ngọc phụ trách; Đại đội 3, do Phan Lai phụ trách và Đại đội 4, do Minh Tâm phụ trách. Các đại đội trưởng phụ trách các đại đội trên đều là những hàng binh người Nhật đi theo cách mạng. Họ cũng chính là những giáo viên giảng dạy về quân sự kỹ thuật cho các học viên. Chính Hiệu trưởng Nguyễn Sơn là người đã thuyết phục được các sĩ quan này về với cách mạng. Ngoài ra, Trường còn có một số giáo viên người nước ngoài khác. Có lần, Nhà trường bố trí cho học viên nghe giảng về phép duy vật biện chứng do một giáo viên người Pháp và một người Việt từ Hà Nội vào giảng. Học viên nghe giảng bằng tiếng Pháp, nếu không hiểu thì được nghe dịch sang tiếng Việt.

        Chương trình học tập quân sự do Hiệu trưởng lập ra, bao gồm các nội dung cá nhân chiến đấu: làn lê, bò toài, bắn súng, đâm lê, ném lựu đạn theo kiểu Nhật, kiểu Pháp. Về chiến thuật, học viên được giảng dạy và huấn luyện về chiến thuật tiểu đội tiến công, còn chiến thuật cấp trung đội chỉ được giới thiệu đại cương.

        Khi học xong chương trình tiểu đội chiến đấu, học viên được cử đi thực tập ở các đơn vị thuộc các mặt trận trong ba tỉnh: Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngài, cũng có một số người được cử lên mặt trận Củng Sơn, An Khê... Thời gian thực tập là 30 ngày, sau đó học viên trở về tiếp tục học tập.

        Khoá học dự kiến một năm nhưng do tình hình quân Pháp mở rộng chiến tranh, nên phải bế mạc sớm vào ngày 22 tháng 11 năm 1946. Nhà trường phân công học viên về các mặt trận, các tỉnh và gửi 100 người ra miền Bắc. Số anh em ra Bắc, đi bằng tàu hoả, cuối tháng 11  ra đến Hà Nội. Ngày 3 tháng 12 năm 1946, số anh em này lên Sơn Tây, đi cùng có đồng chí Nguyễn Sơn. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19 tháng 12 năm 1946), đoàn học viên Lục quân Quảng Ngãi chuyển về Đền Và, rồi Thạch Thất. Từ đây, các học viên này được lệnh toả đi các mặt trận, bổ sung vào đội ngũ những cán bộ quân sự của quân đội ta lúc bấy giờ.

--------------------
        1. Tạp chí LSQS số 2-2004.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:09:08 am »


        Chủ trương thành lập Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi với quy mô tương đối lớn (trên 400 học viên), là một chủ trương đúng đắn và táo bạo. Dù đào tạo được một khoá nhưng Trường kịp thời cung cấp một số lượng đáng kể cán bộ quân sự, đáp ứng nhu cầu rất lớn về cán bộ quân sự lúc bấy giờ ở các mặt trận, địa phương.

        Khi chiến tranh lan rộng, chiến trường bị chia cắt, việc liên hệ giữa Trung ương và địa phương gặp nhiều khó khăn. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên một hướng chiến lược quan trọng, tháng 11  năm 1946, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định cử đồng chí Phạm Văn Đồng làm đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở Nam Trung Bộ. Tiếp đó, về mặt quân sự, để thuận tiện cho việc chỉ đạo chỉ huy và phát huy khả năng độc lập tác chiến của từng chiến trường, đầu tháng 12  năm 1946 , Trung ương quyết định giải thể ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam và các đại đoàn, tổ chức lại Chiến khu 5 và Chiến khu 6. Các đồng chí Cao Văn Khánh và Nguyễn Chánh được cử làm Khu trưởng và Chính ủy Chiến khu 5. Sau khi ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam giải thể, đồng chí Nguyễn Sơn được cử làm Hiệu trưởng Trường Lục quân (hợp nhất).

        Khái quát sơ lược về sự ra đời và hoạt động của Trường Lục quân trung học Quảng Ngài, chúng ta cùng xem xét đến những ghi chép chưa chính xác trong một số cuốn sách lịch sử Sách 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 1999, trang 35-36 có ghi: "l tháng 6, ủy ban kháng chiến miền Nam mở Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, tại thị xã Quảng Ngài, có 500 học viên, đào tạo và bổ túc cán bộ tiểu đội, trung đội. Hiệu trưởng: Trần Nguyên Bát (tức Nguyễn Sơn), nguyên Chủ tịch ủy ban kháng chiến miền Nam. Chính trị viên: Nguyễn Chính Giao. Tháng 11, khoá học bế giảng". Như vậy, ngoài việc ghi chưa chính xác về số lượng học viên của Trường, các tác giả sách, không hiểu dựa theo nguồn tư liệu nào, lại ghi sai tên người Chính trị viên của Trường là Nguyễn Chính Giao, chứ không phải là Đoàn Khuê1. về chức vụ này của đồng chí Đoàn Khuê hầu hết các tài liệu đều ghi chép đồng chí là Chính trị viên của Trường Lục quân trung học Quảng Ngài, trong đó có điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc tại buổi lễ truy điệu đồng chí Đoàn Khuê.

        Ngoài ra, sách 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam còn ghi sai tên thật của Nguyễn Sơn là Vũ Nguyên Bác thành Trần Nguyên Bát. Nguyễn Sơn là tên gọi khi ông trở về nước sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Nguyễn Sơn có nhiều bí danh khác nhau như Hồng Thủy, Lý Anh Tự, Hồng Tú, Phổ... nhưng tên mà ông cụ thân sinh ra ông đặt cho là Vũ

        Cuốn 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam (là bản tái bản có sửa chữa bổ sung của cuốn 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, trang 37 vẫn ghi sai: "Hiệu trưởng: Vũ Nguyên Bát (tức Nguyễn Sơn), nguyên Chủ tịch ủy ban Kháng chiến miền Nam. Chính trị viên: Nguyễn Chính Giao" (Chú thích của Ban biên soạn).

        Nguyên Bác. Chữ "Bác" này trong tiếng Hán có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là rộng. Còn chữ "Nguyên" có nghĩa là đầu nguồn, là chữ "Nguyên" trong câu "ẩm thủy tư nguyên" có nghĩa là "Uống nước nhớ nguồn". Nguyễn Sơn là con thứ tư trong một gia đình có năm người con trai là Tôi, Tớ, Tao, Bác, Sư và một cô em gái út tên là To. Các tên con cái trong gia đình được ông cụ thân sinh Nguyễn Sơn đặt rất ngộ nghĩnh, điều này thể hiện tính cương trực, ngang tàng, chống đối lại cường quyền. Bởi bản tính ấy nên gia đình ông đã nhiều lần bị chính quyền thực dân sở tại sách nhiễu. Gia đình ông bỏ quê (lúc đó Gia Lâm vẫn thuộc tỉnh Bắc Ninh) ra Hà Nội nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh bị ức hiếp. Trên Tạp chí Giáo dục và thời đại, số tháng 12 năm 1994, trong bài viết về Nguyễn Sơn, nhà báo An Thái có nhận xét rằng: Sở dĩ cụ thân sinh ra Nguyễn Sơn đặt tên như vậy là để không ai chửi được mình.

        Cuốn Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 1996, ở mục từ Nguyễn Sơn trang 566 lại ghi chức danh của Nguyễn Sơn, là "Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ". Thực ra tên gọi của ủy ban là "ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam". Cuốn Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, tái bản năm 2005, Nxb QĐND, ở mục từ Nguyễn Sơn trang 723 vẫn ghi Nguyễn Sơn "năm 1945, về nước, Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ"2.

        Ngoài ra, trong cuốn Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam cũng không thấy ghi chức vụ của đồng chí Đoàn Khuê ở một số đơn vị như: Chính ủy Trung đoàn 108 chủ lực Khu 5 và Chính ủy Trung đoàn 84.

        Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của các tác giả Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Nxb Văn hoá (in lần thứ năm), 1999, mục từ Võ Nguyên Thủy (Võ Nguyên Bác) tức Nguyễn Sơn trang 961 viết: "... Sau ngày Toàn quốc kháng chiến ông về nước đứng trong hàng ngũ QĐNDVN với quân hàm Thiếu tướng, từng giữ các chức vụ Tư lệnh Liên khu V và Tư lệnh kiêm Khu trưởng Liên khu IV. Khoảng năm 1951 ông sang phục vụ lại trong hàng ngũ quân giải phóng Trung Quốc...". Những ghi chép trên đây có một số điểm không chính xác sau. Một là, Nguyễn Sơn chưa bao giờ giữ chức Tư lệnh Liên khu 5. Hai là, "Tư lệnh" hay "Khu trưởng" đều là từ chỉ chức vụ người đứng đầu của liên khu hay quân khu, nên không có việc cùng lúc giữ hai chức vụ "Tư lệnh" kiêm "Khu trưởng" như các tác giả từ điển trên đã viết. Ba là, Nguyễn Sơn về nước sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, rồi được cử giữ chức Chủ tịch ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam. Sau khi ủy ban này giải thể, ông được cử làm Hiệu trưởng Trường Lục quân (hợp nhất). Tới tháng 1 năm 1947, ông được cử giữ chức Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Từng tham mưu, tháng 7 năm 1947 là Khu trưởng Khu 4. Năm 1948, trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên, ông được phong hàm Thiếu tướng. Những năm 1948-1949, ông được cử giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4. Bốn là, năm 1950 (chứ không phải năm 1951 như sách đã dẫn), Trung ương Đảng cử ông sang giúp đỡ cách mạng Trung Quốc2.

--------------------------
        2 . Phần này có sự bổ sung của tác giả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:15:02 am »


AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN1

TƯ ĐƯƠNG       

        Đó là một câu hỏi bấy lâu nay không phải chỉ của riêng tôi, mà hầu như của tất cả những người đi lấy tư liệu lịch sử về "con đường mòn ấy". Giống như người đi đãi cát tìm vàng, tôi là người may mắn tìm ra cục "vàng mười", giải đáp được điều mình mong mỏi.

        Trong một lần đi sưu tầm tư liệu lịch sử về chiến trường Tây Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ, tôi đã làm việc với Trung tướng Nguyễn Đệ, tức Ba Trung. Anh đã kể cho tôi nghe hàng trăm trận chiến đấu của mình và đồng đội trong thời đánh Pháp và đánh Mỹ. Và thật không ngờ, trong câu chuyện của anh, tôi đã được biết về việc mở đường Trường Sơn và những con người đầu tiên khai phá "con đường mòn ấy" .

        "Cuối tháng 4 năm 1946, lúc đó tôi (Nguyễn Đệ - Ba Trung) đang là Đội trưởng Cảm tử quân tỉnh Bà Ria, nhận được lệnh bàn giao công việc cho người khác để đi học ở Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Số người đi học của hai tỉnh Bà Ria và Biên Hoà tất thảy có 5 người áo tôi phụ trách. Tiếp sau đó ít ngày, một đoàn chừng hơn 10 người của quân khu 9 do đồng chí Vũ Đức (Hoàng Đình Giong) - Khu bộ trưởng Khu 9 dẫn đầu, sáp nhập cùng với đoàn chúng tôi.

        Khoảng tháng 10 năm 1946, đoàn xuất phát. Thời kỳ này, giặc pháp đã đánh chiếm hầu khắp các tỉnh Nam Bộ và một số tỉnh cực Nam Trung Bộ. Chúng tôi len lỏi qua vùng giặc chiếm đóng đi tới căn cứ của Tỉnh ủy và ủy ban kháng chiến tỉnh Ninh Thuận. Đến đây, các đồng chí Tỉnh ủy Ninh Thuận cho biết là các đồng chí ấy cũng muốn liên lạc với Trung ương và các tỉnh phía Bắc, nhưng địch phong toả rất chặt, không có đường nào ra được. Các đồng chí khuyên chúng tôi ở lại chiến đấu, không đi học nữa. Tôi nói: "Ngoài nhiệm vụ đi học, tôi còn mang thư của Khu bộ trưởng Khu 7 Nguyễn Bình ra báo cáo với Trung ương, dù khó khăn thế nào tôi cũng phải đi".

        Lúc này, đoàn Khu 9 ở lại, đồng chí Vũ Đức làm Liên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 81 và Trung đoàn 82 của 3 tỉnh cực Nam Trung Bộ.

        Thấy quyết tâm mở đường ra Bắc của chúng tôi không thay đổi, các đồng chí Tỉnh ủy Ninh Thuận đưa ra một phương án: nhờ ghe của ngư dân đi đường ven biển. Tỉnh cử một tổ liên lạc dẫn đường. Trên đường đi, bị địch phục kích, tổ liên lạc bị thương vong. Không còn người dẫn đường, chúng tôi phải quay lại căn cứ.

        Tôi hỏi các đồng chí Ninh Thuận xem còn cách nào nữa không. Lúc này, Tỉnh ủy có tổ quân báo hoạt động hợp pháp trong lòng địch. Các đồng chí đó tổ chức cho riêng tôi đi bằng con đường hợp pháp, vì đi bằng cách đó không thể đi đông người được

        Tôi được đưa vào một cơ sở của quân báo ở thị xã Phan Rang, đóng vai thợ may mướn. Khoảng một tháng thì xin được giấy tờ hợp pháp. Khi có đủ giấy tờ, tôi chuyển chỗ đến ở nhà một cơ sở khác ở ga Tháp Chăm để chuẩn bị đi, nhưng do thiếu kinh nghiệm hoạt động trong vùng địch nên đã bị lộ. Địch bao vây truy lùng nhóm quân báo trong thị xã Phan Rang. Anh em trong cơ sở phải đưa tôi trở lại chiến khu Huế nên đặt cho căn cứ tỉnh Ninh Thuận thời đó).

        Đang ở tuổi 18, sức lực và lòng hăng hái có dư, lại được không khí sôi sục của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ, tôi không chịu bó tay dừng lại khi nhiệm vụ chưa hoàn thành. Các đồng chí Ninh Thuận cũng đang cần mở đường liên lạc với tỉnh bạn và Trung ương, thấy tôi nhiệt tình nên việc tìm kiếm cách mở đường lại được đặt ra bàn bạc nghiêm túc hơn.

        Con đường đi theo triền núi Trường Sơn, qua các buôn, sóc của các dân tộc Ê Đê, Mơ Nông...trước đó đã bị gạt ra khỏi các dự tính, bây giờ lại được nêu ra. Đó là con đường rất hiểm trở, có những buôn làng, bọn Pháp và Nhật cũng chưa bình định được bàn đi tính lại, dù thấy có nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm mở con đường này. Cùng đi với tôi có ba người của tỉnh Ninh Thuận là ông Long, anh Hoa và anh N. Ông Long lúc đó khoảng 40 tuổi, biết tiếng dân tộc, người đen đúa và cũng "cà răng căng tai" giống như những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, được giao nhiệm vụ giao dịch và dẫn đường.

---------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4(40)-1989
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:15:30 am »


        Trời đã vào tiết đông, gió se lạnh (12-1946). Chúng tôi,mỗi người phong phanh một bộ quần áo mỏng, lưng đeo gùi gạo và muối lên đường. Hơn ba ngày đường rừng rậm rạp không thấy một bóng người, đến gần trưa ngày thứ ba, ông Long và anh Hoa đi dò tình hình trước. Tôi và N ở lại nấu cơm. Xế chiều, ông Long trở về nói lại ông đã gặp một ông già ở buôn cách đây vài cây số, cho biết dân ở vùng này từ xưa không ai theo Pháp, theo Nhật Bản. Dân hiện nay không còn hạt gạo, hạt muối, phải sống bằng lá rừng.

        Nếu vào được buôn này (tôi quên tên) thì việc mở đường sẽ có nhiều hy vọng. Hầu như đêm hôm ấy, chúng tôi thao thức không ngủ để bàn bạc kế hoạch tiếp xúc với nhân dân địa phương, vận động quần chúng như thế nào, xây dựng chính quyền địa phương ra sao... Ai có chút kinh nghiệm đều được đưa ra để xem có thể vận dụng vào công việc trước mắt không?

        Sáng hôm sau, tất cả chúng tôi vận khố và chà tro than đầy người cho giống như người địa phương.

        Chúng tôi đến buôn, vừa đặt gùi xuống, bà con đã kẻo đến, xúm quanh, nhòm ngó thì thầm bán tán như xem một bầy thú lạ Tôi cũng ngơ ngác lạ lùng không kém gì họ. Dân ở đây còn sống theo chế độ mẫu hệ, cả một bộ tộc sống chung trong một mái nhà dài. Trẻ già, trai gái đều đóng khố và con gái thì được che kín bộ ngực bằng một thứ vỏ cây gì đó khá mềm mại.

        Không phải chờ đợi lâu, chỉ trong ngày hôm đó, chúng tôi đã biết cuộc sống của họ như thế nào. Họ sang dựa vào sự hái lượm, chủ yếu bằng lá rừng, những búp lá hái được cho vào ống tre non rồi bỏ vào bếp lửa đốt lên tới khi chín mang ra ăn. Cả bộ tộc không có, dù chỉ là một cái nồi nhỏ.

        Không có muối, họ lấy tro cỏ tranh thay thế. Khi đi ngủ, tất cả mọi người không phân biệt nam nữ, nằm quây quần xung quanh bếp lửa. Số gạo, muối ít ỏi của chúng tôi đổ ra cùng đồng bào ăn chung, dè xẻn cũng chỉ kéo dài được bốn ngày. Sang ngày thứ năm, chúng tôi bắt đầu nếm thử "cơm" của họ: lá cây và tro tranh. Bốc nhúm lá bỏ vào miệng là thấy đủ thứ mùi vị: chua, cay , đắng, chát, nồng nồng. Dù chỉ nhìn đã không muốn ăn, nhưng tôi cũng cố nhai và cố nuốt. Từ hôm ăn lá cây, sức khoẻ của chúng tôi giảm sút trông thấy, nhưng hằng ngày vẫn cùng bà con đi hái lá và tìm củ rừng. ông Long tuyên truyền giáo dục và hành động của chúng tôi đã cảm hoá họ nên chỉ sau một tuần lễ, chúng tôi đã thành lập được chính quyền cách mạng ở buôn này. Cứ như thế, di chuyển dần về phía Khánh Hoà. Trong vòng hai tháng, chúng tôi đã tập chính quyền và đoàn thể ở bảy buôn. Sắp tới buôn A Thố, chúng tôi đã được nhân dân báo cho biết buôn này còn tục "tế người". Hai ngày đến ở buôn A Thố, chúng tôi vẫn làm mọi việc như đã làm đối với các buôn đã qua. Sau khi xây dựng chính quyền cách mạng xong, chúng tôi lại lên đường. Không ngờ buôn A Thố đã cho người phục kích đón nơi chúng tôi đi qua. Lúc đó mặt trời đã cao, tôi  đang đi bỗng thấy tên trên sườn núi bắn xuống như mưa. Hai người đi trước ngã gục, ông Long bị một mũi tên cắm phập vào giữa ngực. Tôi bị một mũi tên bắn xuyên qua phần mềm cánh tay trên, nhưng vẫn ráng hết sức tới xốc ông Long lên vai chạy được một đoạn khoảng 100 mét. Ngấm thuốc độc, ông Long tắt thở. Người tôi choáng váng, chao đảo muốn ngã, bèn đặt ông Long xuống. Tôi ráng hết sức chạy tiếp thêm một đoạn rồi nghiến răng giật mạnh mũi tên ra khỏi cánh tay mình. Chợt nhớ đến gói thuốc chống tên thuốc độc của dân cho từ mấy hôm trước khi đến buôn A Thố, tôi vội mở lấy ra bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến một phần, còn một phần đắp vào vết thương. Vị thuốc thật thần diệu. Vết thương oang ngậm miệng bỗng vọt ra một dòng máu bầm tím. Tôi thấy trong mình bớt choáng váng.

        Chiếu theo hướng đã định, tôi mải miết chạy rời xa khu vực nguy hiểm, tới chiều mới gặp một con suối, lúc đó, tôi mới thấy mình đang khát cháy cổ. Mừng quá, tôi tưởng sức mình có thể uống cạn dòng nước trong vắt này. Cơ thể mất máu, nước vào không làm cho khoẻ thêm, trái lại nó đã làm cho tôi suy sụp không gượng được nữa. Tôi đã bắt đầu bò lồm cồm như những động vật bốn chân. Đêm đó, tôi trú ở một hang đá. Nghe tiếng hổ gầm và mùi hôi thối xộc vào mũi mới biết là mình đang nằm cách hang hổ không bao xa. Trong hoàn cảnh đêm tối rừng rậm, sức kiệt, biết làm sao bây giờ, tôi đành thi thố với số phận.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM