Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:50:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47302 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:15:40 pm »


        Xao-thơ-len hỏi vặn:

        - Sao lúc tiến công chúng tôi, các ông truyền lệnh nhanh thế?

        Ca-oa-bê bình thản trả lời:

        - Lúc đó chỉ làm theo phương án đã chuẩn bị sẵn. Còn đây là chuyện đột ngột, trái ý muốn, bắt buộc phải làm. Không thể hạ lệnh vắn tắt qua điện đài, mà phải cử đặc phái viên mang theo mệnh lệnh viết trên giấy, trao tận tay các tư lệnh chiến trường, kèm theo lời giải thích.

        Xao-thơ-len nói to:

        - Ngày 23 tháng 8 chúng tôi sẽ đổ bộ. Ngày 25 tháng 8 ký các văn kiện đầu hàng. Được không?

        Ca-oa-bê lắc đầu:

        - Không được! Không đảm bảo an toàn cho các ông. Các ông đã ném hai quả bom nguyên tử, giết hại nhiều người, dân chúng tôi rất căm uất. Trên đất Nhật Bản hiện còn hai triệu quân chính quy thường trực chiến đấu, chưa kể hàng chục triệu người mang vũ khí.

        Xao-thơ-len chưng hửng, không biết nói gì thêm. Ca-oa-bê nói tiếp:

        - Tốt nhất, các ông cứ để cho chúng tôi tự tước vũ khí, tự giải tán các lực lượng vũ trang. Khi nào xong chúng tôi sẽ báo qua Đài Tô-ki-ô.

        Sau suốt ngày bàn cãi, chiều 19 tháng 8, cuộc họp kết thúc với thoả thuận: Phái đoàn quân sự Nhật Bản quay về Tô-ki-ô phổ biến lệnh ngừng bắn "ngay lập tức" tới các đơn vị trong nước và báo ngay cho Đồng minh biết khi có thể đảm bảo an toàn cho việc đổ bộ lên Tô-ki-ô.

        Mãi tới ngày 27 tháng 8, Nhật Bản mới nhắn tin: "Đồng minh có thể đổ bộ lên quân cảng Y-ô-cô-xư-ca". 10 giờ sáng ngày 28 tháng 8, Liên Xô là nước đầu tiên có mặt tại điểm hẹn. Đại diện cho Liên Xô là Tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô ở Tô-ki-ô. Khoảng 14 giờ, đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ mới đổ bộ lên quân cảng Y-ô-cô-xư-ca.. Phó đô đốc Tư lệnh quân cảng Nhật Bản, sau khi làm lễ "nghênh tiếp" lực lượng Đồng minh, đã rút kiếm ngắn đeo bên người mổ bụng tự sát. Sứ quán Liên Xô tại Nhật Bản ghi nhận, tới ngày 28 tháng 8, hàng trăm sĩ quan Nhật Bản tự sát.

        Đêm 31 tháng 8, tiếng súng cuối cùng mới ngừng nổ, sau khi quân đội Xô-viết hoàn toàn kiểm soát toàn bộ bán đảo Xa-kha-lin. Phía Nhật Bản lại đề nghị, tình hình chưa thật sự an toàn, lễ ký Hiệp định đầu hàng ấn định vào ngày 31 tháng 8 cần lùi lại đến 2 tháng 9.

        Các văn kiện được công bố trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Nhật Bản gồm có:

        - Bản "Chiếu chỉ ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Thiên hoàng”, có chữ ký và dấu ấn của Vua Hi-rô-hi-tô và chữ ký của Thủ tướng Na-ru-hi-tô (Naruhito) và toàn bộ 14 Bộ trưởng Chính phủ.

        - Bản "Văn kiện đầu hàng", cùng ký có Bộ trưởng Ngoại giao Si-ghê-mít-xư (Shigemitsu) thừa lệnh Thiên hoàng, đại diện Chính phủ Nhật Bản và Tổng tham mưu trưởng U-mê-du (Umezu) thừa lệnh Tổng hành dinh Thiên hoàng. Phía dưới văn kiện đầu hàng, nổi bật dòng chữ "chấp nhận", có chữ ký của Đại tướng Mắc Ác-tơ với tư cách là Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh. Tiếp đó là Đô đốc Ni-mít (Nimitz) đại diện cho Mỹ và các đại diện của Trung Quốc, Anh, Liên Xô, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Pháp, Hà Lan, Niu Di-lân…

        Trở lại tình hình Việt Nam, ngay sau khi được tin Nhật Hoàng tuyên bố trên Đài phát thanh trưa 15 tháng 8, ngay hôm sau, 16 tháng 8, đội quân Việt-Mỹ lập tức làm lễ xuất phát từ Tân Trào, tiến về Thái Nguyên đánh quân Nhật. Sở chỉ huy của Mỹ đặt tại Côn Minh chăm chú theo dõi tình hình và ngày 19 tháng 8 được tin Việt Minh đã giành được chính quyền tại Hà Nội. Thiếu tá Mỹ Pát-ti (Patti) chỉ huy đội tiền trạm của Mỹ quyết định đi ngay Hà Nội để chuẩn bị lễ đầu hàng của quân đội Nhật Bản ở khu vực Đông Dương. Nhưng ngày 21 tháng 8, máy bay Mỹ vừa tới vùng trời Hà Nội đã bị súng phòng không của Nhật Bản bắn lên. Ngày 22 tháng 8, Pát-ti và toàn bộ phái đoàn quân sự mới hạ cánh được xuống sân bay Gia Lâm và cho tới lúc này, viên Trung tướng Nhật Bản Chư-si-ha-si (Tsuchihashi) tới gặp Pát-ti "vẫn ngơ ngác không biết tin gì về việc đầu hàng" và cũng "chẳng có đặc phái viên nào từ Tô-ki-ô tới truyền đạt lệnh đầu hàng" mà chỉ có lệnh "tạm ngừng bắn trong vòng 5 ngày, từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945".

        Phái đoàn Mỹ, đồng thời cũng là phái đoàn đầu tiên của Đồng minh vừa đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngày 22 tháng 8 thì ngày 23 tháng 8 nhân dân ta giành được chính quyền cách mạng tại Huế, ngày 25 tháng 8 tại Sài Gòn. Pát-ti thừa nhận "chỉ trong vòng 6 ngày (từ 19 đến 25 tháng Cool, Việt Minh đã giành được chính quyền trong cả nước".

        Ngày 2 tháng 9, trong lúc tại Vịnh Tô-ki-ô, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng các lực lượng Đồng minh, thì tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới "Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập".

        Đúng một tuần sau, bộ phận tiền trạm của Quốc dân đảng Trung Hoa do tướng Tiêu Văn dẫn đầu, mới tới Hà Nội vào ngày 9 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Lư Hán mới tới để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở Bắc Đông Dương theo sự phân công của các lực lượng Đồng minh chống phát xít. Cũng mãi tới ngày 28 tháng 9 năm 1945, lễ đầu hàng của quân đội Nhật Bản bại trận mới được tổ chức tại Hà Nội. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, những tên lính cuối cùng của Nhật Bản tại Đông Dương mới được đưa hết về nước.

        Những sự kiện lịch sử trên đây khẳng định, cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang 1945 của nhân dân Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh quân đội Nhật Bản chưa đầu hàng các lực lượng Đồng minh chống phát xít và Đạo quân phương Nam của Nhật Bản tại Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn vũ khí. Làm rõ hơn sự kiện lịch sử này, càng thấy rõ được sự lãnh  đạo kịp thời, nhạy bén, sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã diễn ra rất nhanh chóng, các tổ chức cơ sở của Mặt trận Việt Minh tại các địa phương đã khéo léo tiến công kết hợp với tuyên truyền vận động, lật đổ chính quyền bù nhìn các cấp và "trung lập hoá" quân đội Nhật Bản đang chiếm đóng tại nhiều thành phố, thị xã. Không phải ai khác mà chính các chiến sĩ Việt Minh trong các đội xung phong tuyên truyền đã báo tin cho quân đội Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương biết họ "đã thua trận" và khuyên họ “không can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam". Nhiều binh sĩ Nhật Bản, kể cả một số võ quan cấp cao đã chạy sang hàng ngũ cách mạng của Việt Minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:19:16 pm »


CÁCH MẠNG THÁNG TÁM LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ CHUẨN BỊ LÂU DÀI CỦA TOÀN ĐẢNG VÀ TOÀN DÂN1

NGÔ VĂN MINH       

        Trong bài viết này, tôi muốn trao đổi với tác giả Xten Tôn-nét-xơn về vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

        Ở chương 12, tức chương kết luận của tác phẩm, Xten Tôn-nét-xơn cho rằng: "Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh chưa bao giờ thực sự hoạch định cho Cách mạng Tháng Tám, họ vạch kế hoạch cho một cuộc rút lui nhờ sự trợ giúp của quân Đồng minh. Như vậy, cuộc cách mạng này là tự phát, ứng biến tại trận"2. Quan điểm này của Xten Tôn-nét-xơn giống với quan điểm của Đa-vít Ma (D.G. Marr) trong tác phẩm "Việt Nam 1945-Sự tìm kiếm quyền lực" khi tác giả này cho rằng: "Sau ngày 9-3-1945, các sự kiện diễn ra theo một cái đà tự phát, không có bàn tay điều khiển nào. Những đảng viên Cộng sản và những người tham gia Việt Minh ở địa phương đã giành nhiều thắng lợi do sự ứng phó nhanh chóng của họ trước những thay đổi đột ngột hơn là theo một kế hoạch điều khiển nào"3. Điều này cho thấy, cả hai tác giả đều chưa nghiên cứu một cách thấu đáo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng Tháng Tám mà trong đó quan trọng nhất là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược qua các nghị quyết Trung ương 6, 7, 8. Với các nghị quyết này, Trung ương Đảng đã tập trung vào những nội dung chủ yếu nhất sau đây:

        Một là, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương giải quyết nó trong khuôn khổ từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia; coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc là quan trọng, cấp bách nhất, việc giải quyết mọi vấn đề khác của cách mạng đều xoay quanh vấn đề cốt lõi này.

        Hai là, lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để phát huy toàn lực cho công cuộc giải phóng dân tộc.

        Ba là, đặt mạnh vấn đề vũ trang cho nhân dân, thành lập quân đội cách mạng, chủ trương từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, coi việc xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời nêu lên những điều kiện thuận lợi để khi thời cơ đến, chủ động lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.

        Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược này còn được tiếp tục cụ thể hoá, bổ sung thêm trong hàng loạt văn kiện tiếp theo như Chỉ thị về công tác tổ chức (1-12-1941), Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng (21-2-1941), Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (25, 28-2-1943), đặc biệt Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra ngày 12 tháng 3 năm 1945, cùng các văn kiện khác của Tổng bộ Việt Minh.

        Tất cả những văn kiện trên không những nêu lên nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cả giai đoạn mà còn gắn với từng diễn biến chính tn trong nước để chỉ ra kẻ thù chính trước mắt một cách kịp thời, từ thực dân Pháp đến thực dân Pháp-phát xít Nhật, rồi phát xít Nhật-thực dân Pháp và cuối cùng là phát xít Nhật. Cũng qua từng giai đoạn, Trung ương Đảng đã có những dự đoán chính xác về tình hình chính trị trong nước. Trong đó có những dự báo xa từ 5 đến 10 năm để có thời gian chuẩn bị như dự báo chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Liên Xô và các nước dân chủ sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Lại có những dự báo gần như Nhật sẽ nhảy vào Đông Dương và Nhật sẽ lật Pháp để độc chiếm Đông Dương... Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh còn dự báo chính xác về thời cơ cách mạng: Năm 1941, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, lãnh tụ Hồ Chí Minh dự báo năm 1945 Việt Nam sẽ độc lập, và đến tháng 10-1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Người lại khẳng định: "Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh?"4.

-------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-2001. Bài viết trao đổi về một luận điểm của Xten Tôn-nét-xơn trong cuốn Cách mạng Việt Nam năm 1945-Rudơven, Đờ Gôn và Hồ Chí Minh trong một thế giới chiến tranh (The Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt, De Gaulle and Ho Chi Minh in a world at war), International Peace Research Institute, Oslo. SAGE. Lon don. Newbury-New Delhi, 1991.

        2. S. Tomnesson. The Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt,De Gaulle and Ho Chi Minh in a world at war, Sđd, p. 109.

        3. D.G. Marr. Vietnam 1945-The quest for power. University of California Press. Berkeley-Los Angeles-London, 1995, p.6.

        4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7: 1940-1945, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 353.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:19:50 pm »


        Không những chỉ ra những công việc phải làm, những dự báo chính xác, Trung ương Đảng còn nêu lên những điều kiện nổ ra khởi nghĩa và đảm bảo khởi nghĩa thắng lợi. Chính dựa vào những chủ trương khởi nghĩa từng phần của Nghị quyết Trung ương 8, mà tại Quảng Ngãi, mặc dù đứt liên lạc với Trung ương, Đảng bộ ở đây đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vào ngày 11 tháng 3 năm 1945. Trong Tổng khởi nghĩa, chính dựa vào hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đảng trong chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta là: "Nếu cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi"5, nên ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng mình, mặc dù chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương, nhưng Đảng bộ nhiều tỉnh vẫn lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền (trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, chỉ có 13 tỉnh nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương trước khi khởi nghĩa giành chính quyền).

        Các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) và Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3- 1945) thực sự trở thành một kế hoạch bao trùm, định hướng cho Tổng khởi nghĩa. Trong Tổng khởi nghĩa, các Đảng bộ địa phương đã thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Đây là sự chủ động vận dụng chủ trương chung, vì thế không thể gán cho nó tính "tự phát, ứng biến tại trận", "không theo một kế hoạch cụ thể nào" như ông Xten Tôn-nét-xơn nhận xét.

        Tất cả mọi sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ các tỉnh đều bắt nguồn từ đường lối chung của Trung ương về giải phóng dân tộc, đã được nêu lên trong các nghị quyết trên. Chính đặc điểm này đã nói lên sự chỉ đạo tài tình trong việc đề ra đường lối chung, thể hiện được những vấn đề lý luận cơ bản để các Đảng bộ địa phương linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng. Nếu hiểu đường lối của Trung ương phải vạch ra những vấn đề cụ thể cho từng ngày, từng tháng, thì ở Việt Nam, trong Cách mạng Tháng Tám, không thể tiến hành khởi nghĩa thắng lợi vì điều kiện thông tin bấy giờ không đảm bảo nhanh chóng. Hơn nữa, nếu điều kiện thông tin cho phép thì cũng không nhất thiết phải có một kế hoạch cập nhật như thế.

        Thêm một vấn đề cần làm sáng tỏ nữa là Đảng Cộng sản Đông Dương không hề có ý ỷ lại Đồng minh như Xten Tôn-nét-xơn nhận định. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố đứng về phía Đồng minh để đánh Nhật. Điều này nói lên chính sách chính nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, nhưng Đảng cũng luôn lưu ý các cấp Đảng bộ và toàn dân một tư tưởng chủ đạo là phải dựa vào sức mình để tạo và chớp thời cơ khởi nghĩa. Ngăn ngừa tư tưởng dựa vào kế hoạch "Hoa quân nhập Việt", lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ đối sách của cách mạng Việt Nam là: "Trong việc giao dịch với Quốc dân đảng Trung Quốc không mong chi nhiều…, chúng nó không vào Việt Nam càng tốt cho ta hơn"6. Trung ương Đảng có chủ trương liên hiệp có điều kiện với những người Pháp kháng chiến đang đánh Nhật, xem đấy là "Đồng minh khách quan" của nhân dân Đông Dương, nhưng cũng lưu ý "phải đề phòng cuộc vận động của bọn Đờ Gôn định khôi phục quyền thống trị của Pháp ở Đông Dương"7 và nhấn mạnh: "Rốt cuộc khẩu hiệu "Dân tộc độc lập" do sức mạnh của quần chúng võ trang mà quyết định, chứ không phải do lời hứa hẹn của bọn Pháp mà quyết định"8. Nghị quyết của Quốc dân đại hội ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 lại chỉ rõ: "Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết"9.

        Trên đây mới chỉ là quan điểm của tôi về một số luận điểm thiếu khách quan khoa học trong việc nghiên cứu của Xten Tôn-nét-xơn. Song dù sao cũng phải công nhận rằng Xten Tôn-nét-xơn đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu Cách mạng Tháng Tám 1945 của Việt Nam. Do lập trường, quan điểm, phương pháp phân tích vấn đề và một lý do không kém phần quan trọng là Xten Tôn-nét-xơn không khai thác được bao nhiêu nguồn tài liệu ngay tại Việt Nam, đặc biệt là không tiếp cận nguồn văn kiện của Đảng Cộng sản Đông Dương về quá trình cách mạng dẫn đến Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nên tác giả đã có những nhận định không phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

-------------------
        5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 392-393.

        6. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 103.

        7, 8. Văn kiện Đảng, tập 7, Sđd, tr. 366, 368-369.

        9. Văn kiện Đảng, tập 7, Sđd, tr 561.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:33:16 pm »


1VỀ LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ NHẬT BẢN TẠI ĐÔNG DƯƠNG KHI BÙNG NỔ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 19451

LÊ KIM       

        Cuốn Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945 do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1995, trong chương Tổng khởi nghĩa, có đoạn viết: "Số lượng quân Nhật ở Đông Dương trong những ngày nhân dân ta tổng khởi nghĩa được phản ánh trong các tài liệu còn chưa được thống nhất. Có tài liệu viết là khoảng 10 vạn. Theo Trần Quang Huy: Bắc Bộ có 4 vạn, Trung và Nam Bộ 3 vạn. Theo Trần Văn Giàu: ở Sài Gòn quân Nhật đông hơn gấp mấy lần các nơi khác. Theo tập san về Cách mạng Tháng Tám: ở Nam Bộ là 6 vạn (sách đã dẫn, trang 198).

        Vậy thì, phải căn cứ vào tài liệu văn bản nào, từ nguồn gốc nào để biết được chính xác số lượng quân đội Nhật Bản trên toàn cõi Đông Dương, cũng như tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ khi nhân dân ta đồng loạt vùng lên tiên hành cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang dẫn đến thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám 1945?

        Theo nhiều nhà sử học phương Tây, có một văn bản được đánh giá là chính xác nhất về số lượng và thành phần các đơn vị quân đội Nhật Bản đóng trên từng khu vực Đông Dương. Đó là bản báo cáo quân số mà Bộ Tư lệnh quân đội Nhật Bản tại Đông Dương đệ trình Bộ Tư lệnh các lực lượng Đồng minh khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi vua Nhật Bản xin hàng. Bản báo cáo này chia làm hai phần. Phần thứ nhất là số quân Nhật Bản tại Đông Dương tính đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, tức là ngày vua Nhật Bản Hi-rô-hi-tô (Hirohito) chính thức tuyên bố xin chấm dứt chiến tranh. Phần thứ hai là những bản báo cáo quân số tiếp theo tính từ ngày 16 tháng 8 năm 1945. So với bản báo cáo thứ nhất (ghi nhận trong ngày 15 tháng 8 năm 1945), những bản báo cáo quân số tiếp theo ghi nhận quân số quân Nhật "tiếp tục bị giảm dần do đào ngũ và tử vong vì những cuộc đụng độ (với Việt Minh) mà Bộ Tư lệnh quân đội Nhật Bản gọi là "những thương vong sau khi chiến tranh (Thái Bình Dương) đã chấm dứt". Điều đáng lưu ý là, những bản báo cáo trong phần hai này đã được ghi cụ thể, tỉ mỉ đến từng cá nhân, từng số lẻ, là cốt để "Bộ Tư lệnh quân đội Đồng minh (chủ yếu là Mỹ) thu xếp phương tiện tàu bè đưa số quân Nhật Bản này từ Đông Dương, cụ thể là từ các bến cảng Sài Gòn và Hải Phòng, về nước. Vì vậy, có thể kết luận, đây là những bản báo cáo quân số chính xác nhất.

        Từ năm 1992, Nhà xuất bản Albin Michel của Pháp đã sưu tầm được những bản báo cáo quân số của Cục Tác chiến - Quân lực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật Bản đóng tại Đông Dương từ ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi bắt đầu kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương đến ngày 4 tháng 12 năm 1945 khi đã hoàn thành việc đầu hàng và giải giáp, tập trung tại các địa điểm chờ ngày xuống tàu về nước. Những tài liệu này đã được dịch sang tiếng Pháp, in trong cuốn Lơ-cléc và Đông Dương từ trang 47 đến trang 50. Những bản báo cáo quân số này cho biết:

        Ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi vua Nhật Bản Hi-rô-hi-tô tuyên bố chấm dứt chiến tranh, số quân Nhật Bản đóng tại Đông Dương (trên địa bàn ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia) là 82.260 tên, gồm toàn bộ lính chiến đấu thuộc Quân đoàn 38 bộ binh và các đơn vị phụ thuộc; các lực lượng không quân, hải quân; cơ quan Tổng hành dinh của Bộ tư lệnh đạo quân Phương Nam, tương đương với một Phương diện quân. Đạo quân này có tới hơn 4 triệu binh lính, trải dài từ miền Nam Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Đông Dương và các nước khu vực Đông Nam Á đến tận miền Trung và Nam Thái Bình Dương, nhưng riêng tại Đông Dương chỉ có cơ quan Tổng hành dinh đặt tại Đà Lạt.

        Hà Nội là nơi có tới ba cơ quan chỉ huy, tức Bộ Tư lệnh Quân đoàn 38, sở chỉ huy Sư đoàn 21, sở chỉ huy Sư đoàn 82, có các đơn vị trực thuộc đóng tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Móng Cái, Hòn Gai, Hải Phòng… Sở chỉ huy Sư đoàn 83 đặt tại Thanh Hoá, có các đơn vị đóng tại Phủ Lý, Luông Pha Băng, Viếng Chăn… Sở chỉ huy Trung đoàn 62 đặt tại Vĩnh Yên, có các đơn vị đóng tại Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.

        Đà Nẵng là nơi đặt sở chỉ huy Sư đoàn 2, có các đơn vị đóng tại Biên Hoà, Lộc Ninh, Long Thành, Thủ Dầu Một, Phnôm Pênh…

------------------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-2001.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:33:42 pm »


        Phnôm Pênh cũng được Nhật Bản chọn làm địa điểm đặt sở chỉ huy Sư đoàn 55 nhưng cho tới ngày 15 tháng 8 năm 1945 mới chỉ có 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn này tại Thái Lan điều động tới.

        Như vậy, có thể khẳng định, trên tất cả các thành phố, tỉnh lỵ và một số thị trấn ở Việt Nam, Lào, Campuchia đều có quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Một điều cần nhấn mạnh là trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do Nhật Bản phát động ngày 7 tháng 12 năm 1941 và chấm dứt ngày 15 tháng 8 năm 1945, quân đội Nhật Bản ở hầu hết các chiến trường đều bị tổn thất nặng, nhất là trong giai đoạn cuối. Chỉ riêng trên bán đảo Đông Dương (gồm Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia) là hầu như còn nguyên vẹn. Những cuộc ném bom bắn phá của máy bay Mỹ tại Thái Lan và Đông Dương chỉ gây cho quân đội Nhật Bản những thiệt hại nhỏ. Tư lệnh tối cao đạo quân Phương Nam của Nhật Bản, đặt tổng hành dinh tại Đà Lạt, là Thống chế Bá tước Tê-ra-u-chi (Terauchi), ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã biết chính xác vua Hi-rô-hi-tô tuyên bố xin hàng từ trưa 15 tháng 8 năm 1945 nhưng vẫn bưng bít che giấu, chỉ phổ biến xuống cấp dưới là “ngừng bắn trong 5 ngày, từ 17 đến 22 tháng 8 năm 1945". Trưa 22 tháng 8 năm 1945, chiếc máy bay "tiền trạm" chở Trưởng phái đoàn quân sự Mỹ là thiếu tá A. Pát-ti (Archimedes Patti) bay từ Côn Minh (Trung Quốc) đi Hà Nội còn bị súng cao xạ phòng không của Nhật Bản bắn, không hạ cánh được xuống sân bay Bạch Mai, phải tiếp đất ở Gia Lâm và cho tới lúc này, quân đội Nhật Bản đóng tại đây "vẫn không được biết gì về việc đầu hàng cả!".

        Như vậy là, khi phát động cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang từ bản Quân lệnh số 1, ban hành lúc 11 giờ đêm 13 tháng 8 năm 1945, các lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân ta đã phải đối phó với một kẻ thù rất mạnh và hiếu chiến. Mặc dù vậy, nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi trọn vẹn. Đó là do đã khéo léo kết hợp tiến công quân sự với binh vận và thuyết phục.

        Ngay từ khi Nhật Bản kéo quân vào Đông Dương, Đảng ta một mặt vạch trần dã tâm xâm lược của bọn quân phiệt trong quần chúng nhân dân, mặt khác cũng rất chú trọng vận động binh lính Nhật Bản cũng như đã từng vận động binh lính Pháp và ngụy2. Sau khi Nhật Bản tiến hành đảo chính quân sự tối 9 tháng 3 năm 1945, Đảng ta kịp thời chuyển khẩu hiệu "Đánh Pháp, đuổi Nhật" thành khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật", tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, dấy lên một cao trào "Kháng Nhật, cứu nước", tiến hành một loạt cuộc tiến công quân sự, chủ yếu là chống lại những cuộc hành quân càn quét, đồng thời vẫn không ngừng tiến hành công tác địch vận.

        Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, tại một số nơi, chính Mặt trận Việt Minh, bằng các truyền đơn địch vận, đã thông báo cho binh lính Nhật Bản biết tin vua Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng, trước khi những đơn vị này được cấp trên thông báo chính thức. Ở một số nơi như Bắc Kạn, lực lượng cách mạng đã bao vây quân đội Nhật Bản đóng trong doanh trại, buộc chúng phải nộp vũ khí rồi mới cho chúng rút khỏi thị xã, kéo về Thái Nguyên. Tại Thái Nguyên, lực lượng bộ đội Việt - Mỹ vừa tiến công bao vây, vừa kêu gọi quân đội Nhật Bản đầu hàng và khi tình hình còn đang giằng co, đã linh hoạt chuyển sang giành chính quyền ở thị xã. Tại Hà Nội, trong lúc lực lượng cách mạng đang bao vây trại bảo an binh thì quân đội Nhật Bản huy động cả xe tăng tới ứng cứu, nhưng nhân dân ta lại lập tức bao vây và thuyết phục lính Nhật, buộc chúng phải rút lui. Tại nhiều nơi khác, mặc dù lực lượng cách mạng còn nhỏ yếu nhưng đã dựa được vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, giành được chính quyền cách mạng ngay trước mũi súng của quân đội Nhật Bản.

        Tại Sài Gòn, quân đội Anh kéo vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản, đã thâm độc sử dụng ngay binh linh Nhật Bản đàn áp lực lượng cách mạng, nhưng đã bị nhân dân ta chống trả quyết liệt. Các bản báo cáo quân số của Nhật Bản sau ngày 15 tháng 8 năm 1945 tiếp tục ghi nhận, từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 4 tháng 12 năm 1945, quân đội Nhật Bản đóng tại Đông Dương tiếp tục bị suy giảm: 109 binh sĩ bị chết, 132 bị thương, 72 mất tích, 478 đào ngũ. Trong số này, chủ yếu là những thương vong tại Nam Bộ; chỉ tính đến ngày 30 tháng 10 năm 1945 đã có 119 binh sĩ bị chết và bị thương, từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 30 tháng 10 năm 1945 có tới 439 đào ngũ, rất nhiều người đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh.

--------------------
        2. Trong Văn kiện Đảng toàn tập do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000, tập 7, tr. 479, có in lại một tờ truyền đơn kêu gọi binh sĩ Nhật do Mặt trận Việt Minh tán phát từ tháng 1-1942.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:36:17 pm »


VỀ THỜI GIAN GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 19451

PHAN TRỌNG BÁU       

        Thời gian giành chính quyền toàn quốc nói chung trong Cách mạng Tháng Tám tưởng như không có vấn đề gì phải bàn cãi. Trong bài "Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng Tháng Tám”2, tác giả đã viết "Chỉ trên 10 ngày nhân dân cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nắm được chính quyền trong toàn quốc". Trong tác phẩm "Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám"3, tác giả Nguyễn Anh Dũng lại nhích lên "chỉ trong vòng hai tuần lễ đã lật đổ được toàn bộ chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập được chính quyền cách mạng trên khắp đất nước". Mười ngày hay 15 ngày là một con số có thể xê dịch chút ít nhưng không quá 20 ngày.

        Vậy phạm vi thời gian giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám nên hiểu thế nào? Muốn xác định được vấn đề này cần giải quyết hai điểm:

        1. Thế nào là giành được chính quyền trong một địa phương? (chủ yếu là một tỉnh).

        2. Trong số 59 tỉnh, thành giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám thì nên lấy địa phương nào làm mốc mở đầu và địa phương nào làm mốc kết thúc, qua đó mà xác định thời gian, tức là số ngày giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám là 15, 20 ngày, một tháng hay lâu hơn nữa?

        Trong Cách mạng Tháng Tám, việc giành chính quyền trong một địa phương đã diễn ra không đồng đều và dưới nhiều hình thái khác nhau: Hoặc bắt đầu từ nông thôn rồi kết thúc ở thành thị, tỉnh lỵ (gồm 29 tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), hoặc bắt đầu từ tỉnh lỵ rồi kết thúc ở huyện và xã (gồm 15 tỉnh Nam Bộ và 7 tỉnh Nam Trung Bộ), cũng có tỉnh thì cuộc khởi nghĩa nổ ra cùng một ngày ở thị xã và ở huyện (gồm 4 tỉnh Trung Bộ và 4 tỉnh Nam Bộ). Nhưng vô luận diễn ra dưới hình thái nào thì việc giành chính quyền cũng phải được hoàn thành bằng việc đánh đổ toàn bộ chính quyền thực dân, phong kiến và bọn tay sai phát xít Nhật và Tàu Tưởng, phải chiếm được trung tâm hành chính và xác lập bằng cuộc ra mắt của chính quyền cách mạng. Do đó, có tỉnh như Quảng Ngãi thì ngay từ ngày 11 tháng 3 năm 1945 chi bộ Đảng ở Ba Tơ đã khởi nghĩa, lập chính quyền cách mạng, mở đầu giai đoạn khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị khẩn trương cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Sau khi nghe tin Nhật hoàng chấp nhận đầu hàng Đồng minh, trưa ngày 14 tháng 8 năm 1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi quyết định tiến hành khởi nghĩa. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, lực lượng khởi nghĩa đã chiếm dinh tỉnh trưởng và các công sở quan trọng như kho bạc, nhà bưu điện, sở mật thám… bắt tỉnh trưởng làm con tin và đóng vai trung gian điều đình giữa Nhật và ta. Như vậy, ngày khởi nghĩa thành công và giành được chính quyền ở tỉnh Quảng Ngãi là ngày 16 tháng 8 năm 1945. Nhưng vì bọn Nhật và một số phản cách mạng còn định cướp lại chính quyền nên ta đã phải dùng lực lượng vũ trang, vừa đánh vừa đàm phán, cuối cùng ngày 21 tháng 8 năm 1945, bọn Nhật mới chịu chấp nhận ngửng bắn, những mưu toan của bọn phản động mới bị đập tan và thị xã Quảng Ngãi hoàn toàn giải phóng. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, chính quyền ta mới ra mắt nhân dân.

        Tuy vậy, không phải hễ đã chiếm được tỉnh lỵ là coi như việc giành chính quyền ở địa phương kết thúc. Thái Bình là một ví dụ.

        Sau khi nhận được tin Hà Nội biểu tình tuần hành thị uy ngày 17 tháng 8 năm 1945, mặc dù chưa nhận được lệnh của Trung ương, nhưng thấm nhuần chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", Tỉnh ủy Thái Bình đã họp khẩn cấp và vạch kế hoạch giành chính quyền ở các phủ huyện rồi tập trung lực lượng đánh chiếm thị xã, giành chính quyền toàn tỉnh. Nhưng tình hình đã diễn ra ngược lại. Nhờ tinh thần năng động sáng tạo của Đoàn Thanh niên Cứu quốc thị xã, tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng chiều ngày 18 tháng 8 năm 1945, các đồng chí đã quyết định huy động lực lượng quần chúng tham gia khởi nghĩa. Sáng 19 tháng 8 năm 1945, một cuộc mít tinh lớn diễn ra ở thị xã rồi sau đó biểu tình tuần hành chiếm các công sở, bọn lính Nhật và chính quyền bù nhìn không dám phản ứng. Ta nhanh chóng làm chủ tình hình và chính quyền cách mạng đã điều hành mọi việc trong thị xã. Đồng thời với khởi nghĩa thắng lợi ở thị xã, các huyện Quỳnh Côi, Đông Quan, Phụ Dực, Tiên Hưng cũng giành được chính quyền. Từ ngày 20 đến 22 tháng 8, các huyện Duyên Hà, Thụy Anh, Hưng Nhân, Kiến Xương, Vũ Thư, Tiền Hải cũng tiếp tục thành lập chính quyền cách mạng ở địa phương. Riêng huyện Thư Trì thì ngày 25 tháng 8 mới giành được chính quyền vì còn phải huy động quần chúng đắp đê Mỹ Lộc bị vỡ do lụt gây ra.

------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-2002.

        2. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng. Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, 1963, tr. 24.

        3. Nguyễn Anh Dũng. Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám, NXB Sự thật, Hà Nội, 1989, tr. 166.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:36:47 pm »


        Như vậy, hình thái giành chính quyền ở Thái Bình lại ngược với Quảng Ngãi, là từ tỉnh lỵ về các huyện. Mặc dầu vậy, ngày khởi nghĩa thắng lợi ở Thái Bình không thể là ngày 19 tháng 8 năm 1945 mà phải là ngày mà toàn tỉnh đã được giải phóng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, cũng đồng thời là ngày ra mắt của chính quyền cách mạng tỉnh.

        Ở trên chúng tôi đã trình bày hai trường hợp để xác định quan niệm thế nào là giành được chính quyền ở một tỉnh, nghĩa là trong mọi trường hợp, dù ở huyện về hay ở tỉnh phát triển xuống, cũng phải giải phóng được lãnh thổ, chiếm được thủ phủ, chính quyền cách mạng được ra mắt nhân dân, thì nhiệm vụ giành chính quyền mới coi như hoàn thành.

        Nếu chúng ta có thể nhất trí với một chuẩn mực như đã trình bày thì vẫn còn những ngoại lệ, mà tỉnh Vĩnh Yên là một dẫn chứng.

        Vĩnh Yên là một tỉnh có phong trào phát triển mạnh, từ sau ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến đầu tháng 8 năm 1945, tỉnh đã có vùng giải phóng và huyện Lập Thạch đã có ủy ban Dân tộc giải phóng. Từ ngày 18 đến 24 tháng 8, ta đã giành được chính quyền ở nhiều huyện như Bình Xuyên (18-8), Vĩnh Tường (21-8), Yên Lạc (22-8), Tam Dương (24-8)… Trong khi đó tình hình ở thị xã Vĩnh Yên lại diễn ra phức tạp vì bọn Đại Việt và Quốc dân đảng đã giành được chính quyền trước ta và gây ra cuộc xô xát làm đổ máu hàng trăm người khi ta tổ chức biểu tình tiến vào thị xã. Cuộc biểu tình giành chính quyền về tay cách mạng bị thất bại. Tuy vậy, cuối tháng 9 năm 1945, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Vĩnh Yên vẫn được thành lập và đóng trụ sở tại huyện Yên Lạc. Sau đó, ta tiến hành những cuộc tiến công vào bọn phản cách mạng nhưng nhờ sự chi viện của quân đội Tưởng nên chúng vẫn tồn tại. Cho mãi đến giữa tháng 6 năm 1946, khi quân Tưởng rút đi, ta mới tiêu diệt được bọn phản động và thị xã Vĩnh Yên mới được hoàn toàn giải phóng. Nếu theo quy chuẩn như đã nêu thì Vĩnh Yên chưa giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám mà phải gần một năm sau chính quyền ở tỉnh này mới hoàn toàn thuộc về ta.

        Cũng trong tình hình tương tự (Quốc dân đảng và lực lượng phản động đã cướp chính quyền từ trước), mà tỉnh Hà Giang, mặc dầu có 2/3 diện tích tỉnh nằm trong Khu Giải phóng, nhưng mãi đến 25 tháng 12 năm 1945, ta mới giành được chính quyền. Hay như Hải Ninh phải sang tháng 2 năm 1946, Móng Cái tháng 7 năm 1946, Lào Cai tháng 11 năm 1946. Đặc biệt, ở Lai Châu, do thế lực của tầng lớp thổ ty còn mạnh, ta chỉ tổ chức giành được chính quyền ở châu Quỳnh Nhai, còn toàn tỉnh phải đến mấy năm sau, khi bộ đội ta tiến vào Tây Bắc, giải phóng một vùng rộng lớn của đất nước, thì Lai Châu mới trở về với chính quyền cách mạng vào cuối 1952.

        Tóm lại, thời gian giành chính quyền ở các địa phương trong Cách mạng Tháng Tám không phải chỉ nói một cách đơn giản là trong hơn 10 ngày hay hơn 15 ngày mà có thể phải quan niệm một cách rõ ràng như sau:

        - Nếu lấy Quảng Ngãi là tỉnh đầu tiên trong toàn quốc giành được chính quyền (16-8-1945) và tỉnh cuối cùng là Lào Cai, mãi tới ngày 8 tháng 11 năm 1946 mới hoàn thành nhiệm vụ, thì thời gian giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám sẽ kéo dài đến thời điểm nào?

        - Hiện đã có một số cách tính thời gian, chúng tôi xin nêu ra 2 cách suy nghĩ về vấn đề này, xin được cùng trao đổi:

        + Nếu tính thời gian giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thì có thể lấy mốc đầu tiên là Quảng Ngãi (16-8-1945) và mốc kết thúc là Vĩnh Yên (cuối tháng 9-1945), như vậy cũng phải trên 1 tháng.

        + Còn nếu tính thời gian giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì phải kéo dài đến ngày 8 tháng 11 năm 1946, là ngày chính quyền cách mạng tỉnh Lào Cai được thành lập, tức là 1 năm 2 tháng 8 ngày. Vì đó mới là ngày toàn bộ chính quyền về tay nhân dân ta.

        Đương nhiên, đây là cái nhìn chung mà không tính đến những ngoại lệ như Hà Cối, Ba Chẽ, các đảo Cô Tô, Vạn Hoa của tỉnh Móng Cái, ta chưa kịp giải phóng thì Pháp đã chiếm và phải tới cuối năm 1954, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, những địa phương này mới trở về với đất nước thân yêu.

        Tóm lại, sở dĩ cần phân biệt thời gian giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa với thời gian giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám vì có như thế chúng ta mới thấy được cái phong phú, đa dạng của Cách mạng Tháng Tám và đó cũng chính là thực tế diễn biến của cuộc cách mạng to lớn này của dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:39:36 pm »


BÀN THÊM VÊ TÍNH CHẤT CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM1

VŨ QUANG HIỂN       

        Khi viết về tính chất của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đồng chí Trường Chinh khẳng định đó là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất dân chủ mới”2. Song gần đây có ý kiến cho rằng Cách mạng Tháng Tám là “một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình”3. Sự thống nhất trong những nhận định ấy là tính chất giải phóng dân tộc, còn tính chất dân chủ thì cách hiểu có khác nhau. Vậy xin bàn thêm cho rõ về vấn đề này.

        Tính chất của một cuộc cách mạng được quy định bởi nhiệm vụ mà nó giải quyết, ở lực lượng tham gia và kết quả mà nó mang lại. Đây là những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến đường lối cách mạng của Đảng, vì Cách mạng Tháng Tám là thành quả của 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để có đường lối đúng đắn, Đảng phải trải qua một quá trình đấu tranh về tư tưởng, nhất là trong nhận thức, về nhiệm vụ chủ yếu và lực lượng cách mạng.

        Xã hội Việt Nam, khi bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Những mâu thuẫn ấy quy định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc và chống phong kiến, mà chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu.

        Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến có nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, với địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. Công nhân và nông dân có số lượng đông nhất,bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, có tinh thần đấu tranh hăng hái nhất, giữ vai trò động lực cách mạng, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo. Các tầng lớp khác như học sinh, nhà buôn nhỏ, địa chủ vừa và nhỏ, trong quan hệ với công nhân và nông dân, có mặt hạn chế, nhưng trong quan hệ với đế quốc thì họ cũng phải chịu nỗi nhục mất nước. Vì thế, trong một mức độ nhất định, họ có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc, nên họ có khả năng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ không phải là đối tượng của cách mạng giải phóng dân tộc, mà là "bầu bạn cách mệnh của công nông"4. Bản thân giai cấp nông dân Việt Nam cũng có đặc điểm: vừa mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc, vừa mâu thuẫn với địa chủ phong kiến về quyền lợi ruộng đất. Họ có cả hai yêu cầu độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng họ luôn đặt lợi ích dân tộc cao hơn. Vấn đề ruộng đất không phải là duy nhất, cũng không phải là vấn đề số một của giai cấp nông dân ở thuộc địa. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc, mà chủ yếu là giải phóng nông dân, vì chủ nghĩa đế quốc xâm lược và thống trị nước ta chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân. Vấn đề dân tộc là yếu tố quyết định tính chất độc đáo của cách mạng thuộc địa. Vì thế, trong cách mạng ở thuộc địa, trong khi đồng thời phải giải quyết cả hai vấn đề dân tộc và vấn đề ruộng đất, thì vấn đề dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu.

        Trong thời kỳ vận động cứu nước 1939-1945, Đảng có sự chuyển hướng chiến lược cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (5-1941), nhấn mạnh mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với bọn đế quốc-phát xít xâm lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị phân tích:

        “…Dẫu là anh tư bản, anh địa chủ, một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách nặng nề của đế quốc là không thể nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.

        Pháp-Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương"5.

        “…Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tủ, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, nếu không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc"6. "Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương, hợp với nguyện vọng chung của tất cả nhân dân Đông Dương… cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng" (tác giả nhấn mạnh), vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng". "Trong giai đoạn hiện tại ai cũng biết rằng nếu không đánh đuổi được Pháp-Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được. Vậy thì trong lúc này muốn giải quyết nhiệm vụ giải phóng không thể đưa thêm một nhiệm vụ thứ hai chưa cần thiết với toàn thể nhân dân, giải quyết mà có hại cho nhiệm vụ thứ nhất".

------------------------
        1. Tạp chí LSQS số 4-2002.

        2. Trường Chinh. Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 1 72.

        3. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài học, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 65.

        4. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 226.

        5. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương. Văn kiện Đảng 1930-1945, tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 151.

        6. Văn kiện Đảng, tập 3. Sđd, tr. 196.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:40:12 pm »


        Việc tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất "không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn"7. Trên cơ sở đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Đảng chủ trương tập hợp mọi lực lượng chống đế quốc. Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định "Đảng ta phải thống nhất lực lượng cách mạng của nhân dân Đông Dương dưới một hiệu cờ thống nhất, tất cả các tầng lớp, các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo có tinh thần chống Pháp, chống Nhật muốn độc lập cho đất nước, thành một mặt trận cho cách mạng chung"(8 ). Nghị quyết của Hội nghị giải thích cụ thể việc tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất:

        "Ngay bây giờ nếu ta nêu khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày, như thế chẳng những ta bỏ mất một lực lượng đồng minh, một lực lượng hậu thuẫn trong cuộc cách mạng đánh đuổi Pháp-Nhật mà còn đẩy lực lượng ấy về phe địch làm thành hậu bị quân cho phe địch nữa. Nhưng chúng ta cũng đừng tưởng rằng chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân sẽ làm giảm bớt sức chiến đấu đâu. Không, nông dân cũng không giảm bớt sự hăng hái tranh đấu mà vẫn nỗ lực tranh đấu mạnh hơn vì trong cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát". Đó là "lật một cái ách bóc lột nặng nề nhất của họ". "Như vậy không giảm bớt lực lượng cách mạng của nông dân trong cuộc tranh đấu chống Pháp, chống Nhật, mà lại còn tăng thêm những lực lượng đồng minh. Như vậy là giai cấp vô sản đi đúng con đường chính trị hoàn toàn có lợi mới mau hoàn thành cách mạng"9.

        Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh được thành lập, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi, đưa cả dân tộc vùng dậy trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị, làm cho Cách mạng Tháng Tám mang tính chất dân tộc sâu sắc. Theo cách dùng từ của Lê-nin trong tác phẩm Tổng kết một cuộc tranh luận về quyền tự quyết, thì đó chính là một "lò lửa khởi nghĩa dân tộc"10. Hình thức chính quyền là sự phản ánh tính chất của cách mạng, phản ánh lực lượng tham gia cách mạng. Trước năm 1939, Đảng chủ trương thành lập chính quyền công nông. Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) chủ trương thành lập chính quyền với hình thức cộng hoà dân chủ, song phạm vi là trên toàn Đông Dương. Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận, riêng ở Việt Nam Hội nghị chủ trương "sau lúc đánh đuổi được Pháp-Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ, chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung cửa toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp-Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù, không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam đều thảy được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy"11.

        Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, giải quyết thành công vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Đó là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn của Đảng Cộng sản và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh.

        Đồng chí Trường Chinh khẳng định rằng "Cách mạng Tháng Tám Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Mục đích của nó là làm cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đế quốc, làm cho nước Việt Nam thành một nước độc lập tự do"12.

        Vậy cuộc cách mạng này có tính chất dân chủ không? Có, nhưng chưa thật sự là điển hình.

        Tính chất dân chủ của Cách mạng Tháng Tám thể hiện ở chỗ "nó chống lại phát xít Nhật và bọn tay sai phản động, và nó là một bộ phận của cuộc chiến đấu vĩ đại của lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới chống phát xít xâm lược". "Do Cách mạng Tháng Tám, một phần ruộng đất của đế quốc và Việt gian đã bị tịch thu, địa tô được tuyên bố giảm 25%, một số nợ lưu cũ được xoá bỏ"13.

        Cách mạng Tháng Tám "chưa làm cách mạng ruộng đất, chưa thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng", "chưa xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, chưa xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến để cho công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh... quan hệ giữa địa chủ và nông dân nói chung vẫn như cũ. Chính vì thế Cách mạng Tháng Tám có tính chất dân chủ, nhưng tính chất đó chưa được đầy đủ và sâu sắc (tác giả -VQH-nhấn mạnh)"14. Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình. Nhưng tính chất dân chủ của nó chưa điển hình. Phân tích tính chất của Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Trường Chinh kết luận: "Cách mạng Tháng Tám Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất dân chủ mới. Nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam"15.

------------------
        7,8. Văn kiện Đảng, tập 3, Sđd, tr. 202, 203.

        9. Văn kiện Đảng, tập 3, Sđd. tr. 202, 203

        10. Lênin Toàn tập, tập 30, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981 , tr. 67.

        11. Trường Chinh. Tuyển tập, Sđd. tr. 169-172.

        12. Văn kiện Đảng, Sđd, tr. 197-205.

        13, 14, 15. Trường Chinh. Tuyển tập, Sđd, tr. 169-172.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2016, 11:43:44 pm »

           
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 - TRAO ĐỔI THÊM VỀ KHÁI NIỆM KHỞI NGHĨA VÀ CÁCH MẠNG1
   
NGUYỄN MẠNH HÀ        

        Chỉ còn một năm nữa là tròn 60 năm diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 long trời lở đất, lật nhào chế độ phong kiến hơn một nghìn năm và ách thống trị thực dân hơn 80 năm, đưa đến sự thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là một sự kiện lịch sử đã được sách báo đề cập đến nhiều trong mấy chục năm qua, trên nhiều khía cạnh. Đặc biệt, đã có khá nhiều nhà Việt Nam học nước ngoài như Ken-pốt (Hà Lan), Đa-vít Ma (Mỹ), Sten Tôn-nét-xơn (Na Uy)... đã xuất bản những cuốn chuyên khảo về sự kiện lịch sử này với nhiều tư liệu mới, những cách tiếp cận và đánh giá vấn đề đáng chú ý.

        Trong bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên một số vấn đề để cùng nghiên cứu, trao đổi qua cuốn sách của Đa-vít Ma: "Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực"2.

        Đa-vít Ma lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1965, là lính quân dịch thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Trong thời gian ở miền Nam Việt Nam, ông đã tìm hiểu và cưới vợ là một người phụ nữ ở Đà Nẵng, gốc Huế. Do tham gia phong trào sinh viên Sài Gòn phản đối chiến tranh, ông bị chính quyền Mỹ trục xuất, phải sang Ốt-xtrây-li-a cư trú 10 năm mới được nhập lại quốc tịch Mỹ. Đa-vít Ma quan tâm nghiên cứu về lịch sử chính trị, xã hội của Việt Nam khá sớm (1967), và thực sự bắt đầu từ năm 1983 khi ông tiếp xúc với Trung tâm tư liệu của Pháp ở Aix-en Prô-văng-xơ. Ông đã công bố nhiều công trình như: Các phong trào văn thân yêu nước cuối thế kỷ XIX; Việt Nam trước sự phán xét (1920-1945), viết về các phong trào cách mạng ở Việt Nam. Ông đang thu thập tư liệu để viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thời kỳ đổi mới của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.

        Cuốn sách "Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực" là một công trình đồ sộ, được nghiên cứu khá công phu. Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trong buổi họp giới thiệu cuốn sách của Đa-vít Ma, ngày 2 tháng 12 năm 1995 tại Hà Nội, đã cho rằng cuốn sách có một "nền tảng tư liệu cực kỳ phong phú - phong phú nhất từ trước đến nay, kết hợp cả tư liệu bên trong (Việt Nam) và bên ngoài". Cuốn sách đã đặt ra nhiều vấn đề mới, lôi cuốn được sự quan tâm, tranh luận vì đã đặt thẳng các vấn đề một cách mạnh mẽ, có căn cứ.

        Qua cuốn sách và qua trao đổi trực tiếp với Đa-vít Ma, chúng tôi thấy ông đã nêu ra một loạt vấn đề còn cần phải tiếp tục nghiên cứu, trao đổi. Ví dụ như ông đặt vấn đề: Sự kiện Tháng Tám năm 1945 có phải là một cuộc cách mạng hay không? Ông cho rằng: sự kiện Tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ là cuộc Tổng khởi nghĩa chứ không phải là một cuộc cách mạng. Theo Đa-vít Ma, cách mạng phải là một quá trình lâu dài. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 mới chỉ là bước khởi điểm của cuộc cách mạng, sau đó Việt Nam còn phải trải qua 2 cuộc kháng chiến nữa mới hoàn thành cuộc cách mạng. Một lý lẽ nữa mà Đa-vít Ma đưa ra là vì cuộc Tổng khởi nghĩa này không phản ánh được sự thay đổi toàn bộ cơ cấu xã hội lúc đó. Thậm chí ông còn cho rằng "nó giống như một cuộc đảo chính hơn" vì chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Còn mục tiêu của Cách mạng là độc lập, hoà bình, thống nhất, dân giàu nước mạnh thì mãi đến năm 1975, 1976 mới đạt được.

        Đây là ý kiến nhìn nhận của một nhà nghiên cứu lâu năm về các vấn đề lịch sử Việt Nam cận hiện đại, đáng được quan tâm xem xét. Dưới góc độ nghiên cứu về Cách mạng Tháng Tám, chúng tôi xin cùng trao đổi về vấn đề này với Đa-vít Ma theo từng điểm mà ông nêu ra.

        1. Về mục tiêu của cuộc cách mạng.

        Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Những nhiệm vụ này thể hiện trong việc đề ra và giải quyết hai vấn đề cơ bản là dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến. Sau đó, theo yêu cầu và diễn biến tình hình, Đảng dần dần xác định nhiệm vụ trọng tâm là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Điều này phù hợp với đòi hỏi và tình hình thực tiễn là nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc bị áp bức với đế quốc, thực dân xâm lược, giải quyết nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở một nước thuộc địa là giải phóng dân tộc. Các hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939); lần thứ 7 (11-1940) và đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) đã dần dần hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Tháng 8 năm 1945, trước những điều kiện chủ quan, khách quan chín muồi, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ lãnh đạo toàn dân từ Bắc chí Nam đứng dậy thực hành cuộc Tổng khởi nghĩa, lật đổ sự thống trị phong kiến, thực dân, giành độc lập cho dân tộc. Như vậy, mục tiêu đề ra ban đầu của cuộc cách mạng là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, cơ bản đã được thực hiện. Lần đầu tiên, nhân dân Việt Nam có được chính quyền đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình. Lần đầu tiên, toàn dân được tự do cầm lá phiếu đi bầu những đại diện cho mình trong Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

------------------------------
       1. Tạp chí LSQS số tháng 8-2004.

        2. David Marr, Vietnam 1945 - The Quest for Power, NXB Đại học California, Ber Keley, 1995.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM