Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:27:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước  (Đọc 26347 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 12:48:54 am »


        Hậu cần chiến dịch chuẩn bị sẵn những xe đạn, xăng dầu để đi cùng đội hình hành quân chiếm lĩnh của các đơn vị. Các chiến sĩ vận tải chuyển nhanh 1 cơ số đạn và 7 ngày lương thực, thực phẩm cho các đơn vị ở hướng tây và tây bắc.

        Quân y hành quân triển khai các đội điều trị, đội phẫu, bệnh viện, sẵn sàng đón thương binh. bệnh binh.

        Trung đoàn 273 xe tăng phát động phong trào quần chúng hiến kế mang thêm đạn, nước uống, lương thực theo xe để bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày, giảm bớt khó khăn vận chuyển của Mặt trận. Chiến sĩ các đơn vị trong trung đoàn nghiên cứu sắp xếp gọn trong buồng chiến đấu của xe tăng, mang thêm mỗi xe được 10 quả đạn, 60 lít nước và từ 10 đến 15 ngày gạo, thực phẩm.

        Trong lúc các đơn vị của ta khẩn trương hoàn thành mọi công việc chuẩn bi trước giờ tiến công vào mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột, thì tại khu vực bắc Tây Nguyên, sư đoàn 968 dùng pháo đánh mạnh vào Công Tum, Plây Cu. Bộ binh ta liên tục chặn đánh tiêu hao trung đoàn 44, 45 ngụy nống lấn, giải tỏa. Thanh Bình, Thanh An bị thít chặt.

        Đường 19, 21 bị cắt đứt; đường 14 xuất hiện sư đoàn 320, nhưng cường độ các trận đánh chưa đủ để buộc dịch phải xử trí lớn ở Buôn Ma Thuột. Địch vẫn bị hút về hướng nghi binh của ta. Điều đó thể hiện nghệ thuật lừa địch tài giỏi của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên. Vì thế, suốt trong những ngày 4, 5, 6 tháng 3, địch đã điều liên đoàn 4 biệt động quân từ Bầu Cạn xuống tăng cường cho lữ đoàn 3 kỵ binh cùng với 3 tiểu đoàn bảo an, giải tỏa đường 19, đối phó với trung đoàn 95A. Ở hướng đường 19 đông An Khê, địch điều 2 trung đoàn 40, 42 thuộc sư đoàn 22 từ Quy Nhơn, Phù Mỹ lên Phú Phong, Bình Khê phối hợp với trung đoàn 47 đối phó với sư đoàn 3 Quân khu 5. Trên đường 21, địch điều chi đoàn 2 thiết giáp thuộc trung đoàn 19 từ Bình Thuận ra Khánh Hòa cùng với bọn học viên trường biệt động quân ở Dục Mỹ và 2 tiều đoàn bảo an đối phó với trung đoàn 25 ở tây Khánh Dương.

        Địch sa lầy và bị giam chân một lực lượng lớn ở các hướng phối hợp của ta. Bộ tư lệnh chiến dịch cho nổ súng đánh Chư Xê (nam Thuần Mẫn) đã kéo trung đoàn 53 ra đối phó, tạo điều kiện cho lực lượng ta ở bắc, tây bắc Buôn Ma Thuột tiếp tục chuẩn bị.

        6 giờ ngày 7 tháng 3, tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 sư đoàn 320 nổ súng. Sau 40 phút chiến đấu, ta diệt gọn Chư Xê.

        Ngày 8 tháng 3, trung đoàn 48 dược tăng cường 2 pháo 105, 3 pháo 85 bắn thẳng, tiến công chi khu quân sự Thuần Mẫn. Đây là mục tiêu quan trọng đầu tiên của chiến dịch. 6 giờ nổ súng. 7 giờ 20 phút, trung đoàn 48 làm chủ Thuần Mẫn, diệt 1 tiểu đoàn bảo an, 2 trung đội cảnh sát và cơ quan chi khu, bắt 121 tên, thu 200 súng (có 2 khẩu pháo 105), 18 xe quân sự.

        Trong trận này, trung đội phó Vũ Văn Sơn đã anh dũng dẫn đầu trung đội vượt qua làn đạn bắn chặn của địch, đánh chiếm khu vực đầu cầu, tạo điều kiện cho đơn vị xung phong đánh vào bên trong dứt điểm nhanh gọn. Tổ 3 người Lệ, Đôn, Quán chiến đấu ngoan cường, hai chiến sĩ hy sinh, Lệ vẫn vác cờ xông lên câm trên sở chỉ huy quận lỵ.

        Địch đang bàng hoàng thì ngày 9, sư đoàn 10 và trung đoàn pháo 40 tiến công chi khu quận lỵ Đức Lập. Đây là tuyến phòng thủ vững chắc của địch bao gồm 5 cứ điểm liên hoàn nằm trên đường 14 tây nam Buôn Ma Thuột. Sau khi mất căn cứ Núi Lửa, căn cứ 23, xe tăng, bộ binh địch cụm vào quận lỵ chống cự. Đội hình tiến công của sư đoàn bị chặn lại, không thực hiện được ý định chiến dịch dứt điểm Đức Lập trong ngày để sẵn sàng tiến công Buôn Ma Thuột. Sư đoàn 10 phải điều chỉnh lực lượng, tăng cường chỉ huy, tiếp tục đến công sang ngày 10 tháng 3 mới giải quyết xong.

        Như vậy, đến ngày 9 tháng 3, ta đã cài xong thế chiến dịch, cô lập tập đoàn phòng ngự địch ở Tây Nguyên với đồng bằng Khu 5, chia cắt Công Tum, Plây Cu với Buôn Ma Thuột. Trong cuộc đấu trí giữa ta và địch, ta đã thắng.

        Trước tình hình không có lợi cho địch, ngày 9 tháng 3, tên Phạm Văn Phú, tư lệnh quân đoàn 2 và quân khu 2, vội vàng đáp máy bay đến kiểm tra Buôn Ma Thuột. Tên Phú chỉ thị cho cấp dưới của y kiểm soát chặt chế hệ thống phòng thủ thị xã, phân phối các kho xăng, đạn, đề phòng bị tiến công, giao quyền cho Vũ Thế Quang phó tư lệnh sư đoàn 23 làm tư lệnh chiến trường.

        Để nhốt chặt địch tại chỗ, không cho lực lượng các nơi khác tăng cường cho Buôn Ma Thuột, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho pháo nòng dài sẵn sàng đánh sân bay Hòa Bình nếu địch đổ quân tăng cường cho thị xã, và cho tiểu đoàn 33 ĐKZB sẵn. sàng đánh vào sân bay Cù Hanh không cho địch cơ động bằng đường không ứng cứu cho Buôn Ma Thuột, trói chặt chúng ở Plây Cu.

        Đến giờ nổ súng, lực lượng địch trong thị xã Buôn Ma Thuột về cơ bản không có gì thay đổi lớn. Ở đây địch có sở chi huy tiền phương sư đoàn 23, trung đoàn 53 (thiếu), 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn bảo an và bọn cảnh sát. Tổng số khoảng 8.000 tên. Địch diều thêm về phía đông bắc thị xã liên đoàn 21 biệt động quân.

        Buôn Ma Thuột có diện tích khoảng 25 ki-lô-mẻt vuông chạy dài trên một vùng đồi bằng với bình độ từ 420 đến 480 mét, là thị xã lớn có tầm quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế đối với Mỹ - ngụy ở Tây Nguyên, đến lúc này đã bị hoàn toàn cô lập.

        Các mũi tiến công của quân ta như những gọng kìm dần dần thít chặt lấy Buôn Ma Thuột.

        Chiều ngày 9 tháng 3. Bộ tư lệnh chiến dịch phát lệnh tiến công.

        Đêm 9 rạng ngày 10, rừng Tây Nguyên vẫn nép mình lặng lẽ dưới trăng, nhưng hàng vạn con người đang rùng rùng chuyển động. Từ bốn hướng, quân ta rời vị trí tạm dừng, tiến vào chiếm lĩnh trận địa.

        Bộ phận đại diện Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và sở chỉ huy chiến dịch đêm nay không ngủ, theo dõi và chỉ đạo từng bước đi của các đơn vị. Cả mặt trận cũng thao thức, hồi hộp, chờ mong giờ phút trọng đại. Nòng súng thép từ các trận địa đã hướng vào các mục tiêu sẵn sàng chờ giờ nổ súng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 12:54:37 am »


3. BUÔN MA THUỘT ĐÒN ĐIỂM TRÚNG HUYỆT
PHƯỚC AN TIÊU DIỆT SƯ ĐOÀN 23 PHẢN KÍCH
GIẢI PHÓNG TỈNH ĐẮC LẮC

        01 giờ 55 phút ngày 10 tháng 3, cuộc tiến công vào mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột bắt đầu.

        Trung đoàn 198 đặc công bất ngờ và táo bạo nổ phát súng đầu tiên tiến công sân bay lên thẳng Ngã Sáu, khu kho Mai Hắc Đế, sân bay Hòa Bình.

        Ở sân bay Ngã Sáu, các đại đội 1, 3, 18 kiên quyết dứt điểm nhanh gọn các mục tiêu trong sân bay và cho một mũi vượt qua đường 14 đánh chiếm khu cảnh sát, bệnh viện dã chiến đối diện với sân bay, tạo hành lang thông suốt ở cửa ngõ đông bắc thị xã.

        Ở hướng tây bắc, các chiến sĩ dại đội 2 tiêu diệt sở chỉ huy khu kho Mai Hắc Đế và bọn lính gác, đóng một cái chốt vững chắc bảo vệ con đường tiến vào sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy.

        Cửa ngõ phía đông bắc và tây bắc vào Buôn Ma Thuột đã mở toang.

        Trung đoàn 198 nổ súng được 15 phút, pháo chiến dịch ĐKZB, H12 bắt đầu bắn vào sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy. Đạn hỏa tiễn của ta thi nhau vạch lên nền trời những đường lửa sáng rực, rồi chụp xuống căn cứ dịch. Điên trong thị xã vụt tắt. Pháo sáng địch hốt hoảng vọt lên không. Địch rúc còi báo động inh ỏi. Tên đại tá Vũ Thế Quang rúc dưới hầm ngầm, gào đến khản cổ trong máy để liên lạc với quân đồn trú và tiểu khu, nhưng y chỉ nhận được những tiếng nổ xé trời của đạn pháo quân ta.

        Lợi dụng tiếng súng tiến công dồn dập của đặc công và tiếng nổ của đạn pháo, hỏa tiễn, các đơn vị bộ binh, xe tăng, pháo cơ giới từ vi trí tập kết vượt sông Sê Rê Pốc tiến vào chiếm lĩnh trận địa. 12 trung đoàn bộ binh và binh chủng hình thành 5 mũi như 5 cánh sao, nhịp nhàng tiến vào Buôn Ma Thuột.

        5 giờ ngày 10 tháng 3, quân ta đã nằm gọn ở tuyến xuất phát tiến công như những mũi tên sẵn sàng bật khỏi ná lao vào mục tiêu.

        6 giờ, các chiến sĩ tiểu đoàn 5, trung đoàn 95 B vượt qua khu vực sân bay lên thẳng ở thị xã, đánh chiếm Ngã Sáu. Địch huy động xe tăng, bộ binh và dùng không quân yểm trợ phản kích đánh bật ta ra. Ban chỉ huy trung đoàn 95 B liền tổ chức lại đội hình, dùng tiểu đoàn 4 và đại đội 4 xe tăng, tiến còng chiếm lại Ngã Sáu,

        Cùng lúc, các đơn vị của ta đánh chiếm các cứ điểm Chư Bua, Chư Duê, điểm cao 491. Hệ thống cứ điểm án ngữ vòng ngoài thị xã trên cả ba hướng nam, tây nam, tây bắc bị quét sạch. Lực lượng địch trong Buôn Ma Thuột bị trói chặt.

        7 giở 10 phút, pháo chiến dịch tầm xa của ta bắt đầu bắn vào căn cứ sư đoàn bộ sư đoàn 23. tiểu khu Đắc Lắc, khu thiết giáp, khu pháo binh. Trong căn cứ địch, đạn nổ, lửa cháy, khói đùn lên đen đặc. Buôn Ma Thuột rung chuyển dữ dội và hỗn loạn.

        Trung đoàn 148 chớp thời cơ pháp chiến dịch đang bắn. áp sát đội hình, dùng bộc phá liên tục mở cửa, đánh chiếm khu pháo binh, khu thiết giáp, hậu cứ tiểu đoàn 1 ngụy.

        Địch phản kích lại ác liệt. Cửa mở hẹp, xe tăng và bộ binh bi ùn ở phía. sau. Không thể để đồng đội bị thương vong, thượng sĩ Nguyễn Quang Trung anh dũng ôm bộc phá xông lên dưới làn đạn bắn thẳng của địch, mở rộng cửa mở cho xe tăng tiến công và dẫn đầu trung đội đánh vào bên trong. Cán bộ đại đội bị thương vong, Trung được chỉ định chỉ huy đại đội, anh đi sát động viên chiến sĩ chiến đấu cho đến khi quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

        13 giờ 30 phút, trung đoàn 148 cùng xe tăng theo đường Phan Bội Châu đánh địch co cụm ngăn chặn ở khu vực trường trung học Bồ Đề và phát triển.sang Ngã Sáu hợp điểm với trung đoàn 95B. Ở hướng tây bắc, địch phản kích chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế và cứ điểm Chư Duê hòng chặn đường tiến của trung đoàn 174. Tại đây các chiến sĩ đặc công và trung đoàn 174 phối hợp chiến đấu đánh tan quân địch, diệt 2 xe M113, 2 xe GMC chở quân. Thừa thắng, tiểu đoàn 1 trung đoàn 174 được sự chi viện đắc lực của xe tăng chia làm hai mũi tiến công vào khu tiếp liệu. Thấy địch lo đối phó với tiểu đoàn 1, các chiến sĩ tiểu đoàn 3 chớp thời cơ vượt cửa mở, đánh vào bên trong khu tiếp liệu

        Ở hướng tây, mũi thọc sâu binh chủng hợp thành của tiểu đoàn 4 sư đoàn 10 vượt qua các ổ đề kháng vòng ngoài của địch, tiến công khu vận tải và khu truyền tin. 11 giờ 30 phút, tiểu đoàn 4 làm chủ khu truyền tin; 16 giờ đánh chiếm doanh trại tiểu đoàn 23 quân y, áp sát căn cứ sư đoàn bộ sư đoàn 23. Sự có mặt bất ngờ của mũi thọc sâu tiểu đoàn 4 sát nách căn cứ đầu não của địch trong thị xã, khiến chúng vô cùng hoảng loạn, kêu cứu khẩn cấp. Máy bay địch oanh tạc dữ dội ngay vào đội hình, nhưng các chiến sĩ bộ binh, xe tăng kiên cường bám trụ, tạo thể tiến công vào mục tiêu chính.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 12:57:30 am »


        Lúc này ở sân bay Ngã Sáu, các chiến sĩ đặc công trung đoàn 198 tảo trừ địch ở những vi trí đã chiếm và đánh địch co cụm ở đông bắc sân bay.

        Trung đoàn 95B và xe tăng trung đoàn 273 sau khi chiếm xong Ngã Sáu, tiến công vào tiểu khu Đắc Lắc. Trung đoàn 95B phải tổ chức dột kích lần thứ ba mới dứt điểm. 15 giờ, toàn bộ quân địch trong tiểu khu Đắc Lắc bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Cờ giải phóng đã phấp phới trên tiểu khu Đắc Lắc, báo tin chiến thắng. Trung đoàn 95B tổ chức chốt giữ bảo vệ mục tiêu và dùng một mũi phát triển tiến công sang khu quân cảnh, đồng thời điều 3 xe tăng quay lại sân bay Ngã Sáu cùng đặc công đánh địch phản kích ở hướng đông bắc.

        19 giờ, sân bay Ngã Sáu im hẳn tiếng súng.

        Ở hướng nam thi xã, tiểu đoàn 7 và 8 (trung đoàn 149) vượt qua suối Ia Tam đánh vào khu tiếp vận, sở thú y, ty ngân khố, khu cư xá sĩ quan; tiểu đoàn 9 phải vận động một đoạn đường khoảng 8 ki-lô-mét đánh chiếm quận lỵ Hòa Bình ở phía đông.

        Quá trình phát triển chiến đấu, các trung đoàn cao xạ 232, 234 đã theo sát, bảo vệ tốt đội hình tiến công của bộ binh và xe tăng ta. Địch dùng 60 lần chiếc máy bay đánh vào trận địa cao xạ, nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh, vững tay tầm, tay hướng, hiệp đồng chặt chẽ, bắn rơi 6 máy bay A37, buộc máy bay địch bốc lên cao.

        Trong ngày 10 tháng 3, mặc dù địch phản kích mạnh trên cả 4 hướng, nhưng chiến sĩ ta chiến đấu rất ngoan cường, táo bạo, dũng mãnh thọc sâu, hiệp đồng gắn bó, đã làm chủ phần lớn các mục tiêu quan trọng trong thị xã Buôn Ma Thuột và các cứ điểm án ngữ vòng ngoài.

        Cùng với cuộc tiến công vào mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột, ở hướng Đức Lập, sau khi tổ chức lại lực lượng, trung đoàn 66, trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và trung đoàn pháo 40 đánh chiếm quận lỵ Đức Lập và phát triển tiến công diệt địch ở ngã ba Đắc Song. Hệ thống đồn bốt địch ở tây nam Buôn Ma Thuột bị quét sạch. Đức Lập hoàn toàn được giải phóng. Sư đoàn 10 tiêu diệt 1 tiểu đoàn chủ lực, 1 tiểu đoàn bảo an, thu 14 pháo, 20 xe tăng, xe bọc thép.

        Ở hướng Gia Nghĩa, trung đoàn 271 bộ binh và tiểu đoàn 14 đặc công tiến công tiêu diệt địch và làm chủ ấp Nhân Cơ, Nhân Hải, áp sát sân bay Nhân Cơ.

        Đêm 10 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch họp đánh giá tình hình trong ngày và nhận định: Địch bị đánh đòn bất ngờ, chúng lúng túng và bị động ngay từ phút đầu. Hệ thống chỉ huy, phòng ngự của địch bị rối loạn.Mặc dù lực lượng tại chỗ kết hợp với không quân phản kích ác liệt nhưng không đầy lùi dược lực lượng ta ra khỏi thị xã nên binh lính, sĩ quan ngụy hoang mang cực độ. Tuy vậy, bọn đầu sỏ, ác ôn vẫn cố chống lại.

        Bộ tư lệnh chủ trương: Tập trung lực lượng mạnh, nhanh chóng tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trong thị xã. Triển khai lực lượng sẵn sàng đánh phản kích, đồng thời khẩn trương tiêu diệt các căn cứ bàn đạp Bản Đôn, Chư Nga, Buôn Hồ, trói chặt địch ở Buôn Ma Thuột, không cho lực lượng cơ động bên ngoài ứng cứu. Đưa lực lượng cao xạ áp sát thị xã, bảo vệ đội hình tiến công của ta và bảo vệ nhân dân, điều một lực lượng sang phía đông bắc, sẵn sàng đánh địch đổ bộ dường không. Điều sư đoàn 10 (thiếu) ở Đức Lập sang phía đông bắc thị xã làm lực lượng dự bị và sẵn sàng đánh phản kích.

        Quá trình phát triển chiến đấu, đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã theo sát chỉ đạo kịp thời và thường xuyên cử cán bộ xuống kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch.

        Ngày 11 tháng 3, sau khi pháo binh chiến dịch bắn cấp tập hai tiếng đồng hồ, từ bốn hướng, các mũi binh chủng hợp thành của ta xung phong đánh chiếm sào huyệt cuối cùng của quân ngụy ở Buôn Ma Thuột. Trong giờ phút tuyệt vọng, quân địch cố dồn hết sức mạnh chóng đỡ. Chúng cho không quân ném bom ngay trên đường phố. Xe tăng M48, M41 liều mạng xông ra bịt các ngả đường. ĐKZ, đại liên, cối, AR15 từ trong lỗ châu mai, lô cốt cố thủ, đổ đạn cố dựng bức tường lửa trước cổng sở chỉ huy sư đoàn bộ sư đoàn 23. Nhưng chúng đã bị lực lượng tiến công của ta đè bẹp. Các chiến sĩ bộ binh bám sát, yểm hộ cho xe tăng diệt các ổ đề kháng của địch. Các chiến sĩ xe tăng luôn luôn tiến bước, mở những mũi đột kích mạnh tiêu diệt xe tăng và hỏa điểm dịch, yểm hộ đắc lực cho bộ binh. Trung đoàn 95B và đại đội 4 xe tăng từ tiểu khu Đắc Lắc tiến công sang hậu cứ sư đoàn bộ sư đoàn 23. Dọc đường tiến, địch dùng máy bay oanh tạc. Đồng chí Nguyễn Văn Phòng, trung dội trưởng xe tăng, bình lĩnh cho xe mình vượt qua đánh vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, hợp điểm với cánh quân của ta ở hướng tây. Đồng chí Năng đại đội trưởng dại đội 6, bị thương hỏng một mắt vẫn bám xe, chỉ huy đơn vị yểm hộ cho bộ binh tiến công. Đoàn Sinh Hưởng, Bùi Mạnh Hùng, Phạm Hồng Vách anh dũng cho xe tăng vượt qua các tầm hỏa lực dày đặc, đột phá vào giữa bầy tăng địch, mở đường cho bộ binh. Các trung đoàn bộ binh 95B, 148, 174, 149, tiểu đoàn 4 và trung đoàn xe tăng 273 như đôi bạn “ý bợp tâm đồng”, phối hợp nhịp nhàng, chi viện cho nhau đắc lực, tạo thế trận tiến công mạnh mẽ, vững chắc. Bùi Văn Bin, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 4 (sư đoàn 10), gương mẫu, sâu sát, dũng cảm cùng với  mũi trưởng mũi thọc sâu chỉ huy đơn vị linh hoạt vượt qua những chướng ngại, hợp đồng chặt chẽ với các trung đoàn bạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 12:58:38 am »


        11 giờ ngày 11 tháng 3, toàn bộ quân địch ở thị xã Buôn Ma Thuột bị tiêu diệt. Cuộc tiến công vào mục tiêu then chốt của ta toàn thắng. Cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt trận mọc lên khắp các nóc nhà dân, công sở, reo vui trong nắng ấm.

        Hai tên đại tá Vũ Thế Quang và Nguyễn Trọng Luật lợi dụng lúc máy bay oanh tạc, chạy trốn ra vườn cà phê ngoài thị xã. Tên Luật bi cơ quan trung đoàn 24 đi cùng với mũi thọc sâu đánh bắt. Tên Quang thoát chết, chạy xuống phía nam; đến tối ngày 11, y bị các chiến sĩ trung đoàn 174 lùng sục, tóm cổ.

        Đêm 11 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận đinh: Địch bị mất thị xã nhưng các căn cứ bàn đạp vẫn còn. Chúng có thể dùng lực lượng tăng viện đổ quân xuống các căn cứ bàn đạp, phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột. Hướng phản kích chủ yếu sẽ là hướng đông bắc. Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho trung đoàn đặc công 198 và trung đoàn 148 tảo trừ và đánh địch tại chỗ, giữ vững địa bàn, củng cố thắng lợi. Trung đoàn 24 (thiếu) phối hợp với tiểu đoàn 6 trung đoàn 95 B diệt căn cứ 45. Tiểu đoàn 5 trung đoàn 24 diệt cứ điểm Chư Nga. Tiểu đoàn 21 Đoàn 559 đánh địch, giải phóng Bản Đôn. Trung đoàn 149 sư đoàn 316 và trung đoàn đặc công 198 tiêu diệt cứ điểm Hòa Bình:

        Ngày 12 tháng 3, ta tiến công tiêu diệt căn cứ 45. Tại đây trung đoàn 24 và xe tăng ta diệt và bắt 350 tên địch, thu và phá hủy 245 xe quân sự, thu 400 súng các loại.

        Cùng ngày, tiểu đoàn 1 trung đoàn 174 đánh chiếm cầu Thọ Thành, diệt và bắt 300 tên địch, thu hàng trăm xe. Trung đoàn 64 sư đoàn 320 giải phóng Buôn Hồ, phát triển đánh dịch ở Chư Pao, Đạt Lý.

        Ngày 13 tháng 3, trung đoàn 148 giải phóng ấp Châu Sơn. Trung đoàn 24 diệt địch ở Chư Nga. Phối hợp với đòn tiến công của chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh Đắc Lắc đánh chiếm và làm chủ quận lỵ Lạc Thiện.

        Ngày 14 tháng 3, ta tiến công hậu cứ trung đoàn 53 gần sân bay Hỏa Bình.

        Cùng ngày này, tiểu đoàn 21 giải phóng Bản Đôn, diệt và làm tan rã 2 tiểu đoàn bảo an thuộc liên đoàn 926.

        Phối hợp với hướng chính, sư đoàn 968 đánh chiếm 2 chốt địch ở tây nam Plây Cu, áp sát Thanh Bình, uy hiếp Thanh An. Pháo binh bắn phà sân bay Công Tum, Cù Hanh. Trên đường 19, trung đoàn 95 A diệt cụm quân địch ở ngã ba Plây Bôn, đánh địch giải tỏa, diệt gọn 2 chi đoàn thiết giáp, phát triển tiến công xưống Măng Giang. Sư đoàn 3 Quân khư 5 tiêu diệt các cánh quân giải tỏa của sư đoàn 22 ngụy ở khu vực lăng Mai Xuân Thưởng, Vườn Xoài, tiếp tục tiến công địch ở Bình Tân, Bình Tường, Đồng Phó.

        Trên đường 21, trung đoàn 25 diệt đoàn xe đích ở phía đông Chư Cúc, giữ vững trận địa.

        Đây không chi là sự điển hình về tạo bất ngờ, giành thế chủ động mà còn là điển hình về phát triển tiến công trong quá trình chiến dịch. Ta thực hiện tốt phương châm “càng đánh càng mạnh”, tận dụng được vật chất, kỹ thuật, vũ khí địch đánh địch; địch càng đánh càng suy yếu, rối loạn.

        Trận thắng Buôn Ma Thuột đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt về tương quan lực lượng, về thời cơ và thế chiến lược mới. Nguyên nhân thắng lợi có ý nghĩa chiến lược này là do ta đánh giá đúng địch, đúng ta. Bộ đội có quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo. Đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã cùng với Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo hết sức chủ động, có cách đánh thích hợp với từng mục tiêu, đối tượng cụ thể và thực hành nghi binh chiến dịch, lừa địch thành công.

        Ngày 12 tháng 3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương điện khen quân, dân Tây Nguyên: “Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhiệt liệt khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, anh chị em công nhân viên đã nêu cao tinh thần quyết thắng, anh dũng, mưu trí, sáng tạo, táo bạo và khẩn trương giành nhiều thắng lợi to lớn ngay trong những ngày đầu chiến dịch. Cần nhanh chóng nắm lấy thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa”. Nói về tác dụng chiến lược của trận Buôn Ma Thuột, báo Pháp Thế giới số ra ngày 21 tháng 3 năm 1975 nhận xét: “Trong vài ngày, bản đồ quân sự miền Nam Việt Nam bị đảo lộn; chỉ có trận Buôn Ma Thuột mà khiến cho từng mảng cấu trúc do chế độ Thiệu dựng lên bị sụp đổ. Hóa ra Buôn Ma Thuột mang cái đà của một bước ngoặt trong cuộc xung đột đến nay đã được 30 năm”.

        Cả nước vui mừng, khen ngợi, động viên, tiếp thêm cho Tây Nguyên sức mạnh mới để phát triển thế tiến công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 12:59:07 am »


        Kẻ thù kinh hoàng, run sợ. Tiếng súng Buôn Ma Thuột làm chấn động Nhà trắng và Lầu năm góc. Ma-tin đang ở Mỹ phải cấp tốc gửi cho Thiệu một bức thư khích lệ, nhưng lại bộc lộ tâm trạng đầy cay đắng, thất vọng: “Ở Hoa Thinh Đốn, mặt trận đấu tranh trong thời gian tới sẽ vô cùng gay go, nếu có thể có cơ hội, trong vài tuần tới, quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh một trận đẹp mắt với quân Bắc Viết Nam để công chúng thấy rõ thì điều đó có tác dụng; phản ứng chính tri ở đây (Mỹ) sẽ rất tốt nếu như có sự kiện như vậy... Đó là canh bạc có thể đem lại lợi ích tốt đẹp”1.

        Vâng lời chủ Mỹ, Thiệu ngoan cố lao vào canh bạc để xin viện trợ tiếp tục chiến tranh. Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên ký lệnh “tử thủ Buôn Ma Thuột”. Tên Phạm Vãn Phú tư lệnh quân đoàn 2, quân khu 2 liều mạng đáp máy bay đi khích lệ binh lính và ra lệnh dùng máy bay lên thẳng đổ sư đoàn 23 (thiếu) xuống Phước An.

        Ngày 12 tháng 3, dưới sự yểm trợ của không quân, trung đoàn 45 nhảy xuống vùng điểm cao 581 phía đông bắc căn cứ 53 Hòa Bình, liên kết với tàn quân của liên đoàn 21 biệt động. Ngày 15 và 16, chúng ném nốt trung đoàn 44 và sư đoàn bộ 23 xuống Phước An.

        Ngay sau trận thắng Buôn Ma Thuột, đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ rõ: Thời cơ mới xuất hiện, phải nhận thức rõ, chạy đua với địch, với thời gian, thời tiết, phải liên tục cải tiến tác phong chiến đấu, tác phong chỉ huy cho cơ động, linh hoạt. Phải nắm lấy thời cơ mới để làm tốt những vấn đề dự kiến cho năm 1976.

        Bộ tư lệnh chiến dịch cũng dự kiến trước âm mưu, khả năng phân kích của địch, nên trận Đức Lập vừa kết thúc, sư đoàn 10 đã được lệnh hành quân sang phía đông Buôn Ma Thuột và sử dụng trung đoàn 95 B làm dự bị.

        Đây là thời cơ để ta tiêu diệt đơn vị lớn quân địch, thực hiện tốt chỉ tiêu trên giao. Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm sử dụng sư đoàn 10 tăng cường tiêu diệt gọn sư đoàn 23 ngụy phản kích bằng một số trận đánh liên tiếp trên đường 21.

        Ngày 14 tháng 3, trung đoàn 24 sư đoàn 10 và đại đội 5 thiết giáp, được sự chi viện của pháo binh chiến dịch, đã đánh tan tiểu đoàn 2 đích ở khu vực điểm cao 581. Thừa thắng, ta tiến công vào cụm quân của tiểu đoàn 1 trung đoàn 45 ở điểm cao. Một sồ sống sót chạy về cụm ở đồn điền cà phê ngã ba Nông Trại, cùng với liên đoàn 21 biệt động quân bảo vệ phía tây quận lỵ Phước An. Ý đồ phản kích của địch tan vỡ, chúng quay sang co cụm, chống đỡ bị động với các cuộc tiến công của sư đoàn 10.

        Chiều ngày 15, pháo chiến dịch và pháo sư đoàn 10 bắn dữ dội vào khu vực địch co cụm. Sáng ngày 16, bộ binh và xe tăng ta tiến công vào ngã ba Nông Trại. Trung đoàn 45 ngụy và liên đoàn 21 biệt động bị diệt và tan rã. Một số tàn binh chạy về Phước An.

        Lúc này, trung đoàn 66 (thiếu) và trung đoàn 149 phối hợp với xe tăng tiến công căn cứ 53 Hòa Bình, Trận đánh diễn ra rất ác liệt, kéo dài đến sáng ngày 17 ta mới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Trong trận đánh này, đồng chí Chuyên xạ thủ súng phun lửa đại đội 29 tiểu đoàn 2 mưu trí vượt qua lưới đạn địch ngăn chặn, bình tĩnh phụt những đường lửa chính xác vào lỗ châu mai lô cốt và hầm ngầm cố thủ, dập tắt 3 hỏa điểm, bắt 58 tên địch ra hàng, yểm hộ đắc lực cho bộ binh xung phong.

        Căn cứ 53 bị diệt. Lực lượng di cứu viện bị đánh tả tơi. Chúng không liên lạc được với nhau. Tàn quân sư đoàn 23 ở Phước An hoang mang cực độ. Nhiều tên cởi bỏ quần áo lính, mặc quần áo thường dân chạy trốn.

        Ngày 17 tháng 3, trung đoàn 24, 28 và xe tăng trung. đoàn 273 tiến công Phước An. Trận đánh diễn ra nhanh gọn, phần lớn trung đoàn 44, 45 và liên đoàn 21 cùng sư đoàn bộ sư đoàn 23 bị tiêu diệt. Phước An được giải phóng.

        Bọn địch còn lại chạy về Chư Cúc. Để bảo vệ cho quân chúng chạy thoát, máy bay địch ném bom phá sập cầu cống trên đường 21, ngăn chặn quân ta truy kích. Nhưng ngay trong ngày 17, trung đoàn 25 đã đón sẵn phía đông Chư Cúc, diệt gọn 1 đại đội địch đang chạy về Khánh dương. Đường về đồng bằng bị khóa chặt. Ngày 18 tháng 3, sư đoàn 10 tiến công Chư Cúc, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng còn lại của sư đoàn 23 ngụy, giải phóng vùng đông bắc Đắc Lắc.

        Giữa lúc sư đoàn 10 thắng lớn trên đường 21, sáng ngày 18 tháng 3, ủy ban quân quản tỉnh Đắc Lắc được thành lập và ra mắt nhân dân tại ngôi chùa xã Lạc Giao, đường Trần Hưng Đạo.

        Sau 30 năm đấu tranh bền bỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần đầu tiên toàn tỉnh Đắc Lắc được giải phóng, đồng bào các dân tộc thực sự làm chủ vận mệnh của mình.

        Chỉ trong tám ngày tiến công của các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên mà cơ đồ chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ xây dựng trong hơn 20 năm ở Đắc Lắc sụp đổ tan tành. Một sư đoàn chủ lực sừng sỏ được mệnh danh “Sư đoàn nam bình, bắc phạt, Tây Nguyên trấn” bị xóa sổ.

        Tác dụng chiến lược của trận thắng Buôn Ma Thuột - Phước An đã đẩy ngụy quân, ngụy quyền đến tình trạn tan rã nhanh chóng, mở đầu bước suy sụp mới toàn diện không gượng dậy được của ngụy quyền Sài Gòn

        Địch buộc phải rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên

        Thời cơ giải phóng Tây Nguyên đã điểm!

--------------------------
        1. Trích thư Ma-tin, đại sứ Mỹ gửi cho Thiệu ngày 14 tháng 3 năm 1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 01:01:23 am »

       
4. CUỘC TRUY KÍCH THẦN TỐC CỦA SƯ ĐOÀN 320 TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7
GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN

        Sau trận đòn điểm trúng huyệt Buôn Ma Thuột, lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên phát triển tiến công tiêu diệt sư đoàn 23 ngụy phstn kích. Hy vọng tái chiếm Buôn Ma Thuột của địch tiêu tan. Công Tum, Plây Cu nằm trong thế bi bao vây bốn mặt. Trong lúc đó, theo nhận định và ước tính của phòng 2, bộ tổng tham mưu ngụy thì hiện thời có 4 sư đoàn tổng trù bị của miền Bắc được điều động vào Nam, cộng với sư đoàn 968 từ Hạ Lào sang, nâng tổng số “quân Cộng sản” tại miền Nam lên 19 sư đoàn. Tin đó như một đòn trời giáng, gây khủng khiếp dối với ngụy quyền Sài Gòn. Còn có cách nào cứu vãn được nữa?

        Ngày 14 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên vội vã đến Cam Ranh nghe Phạm Văn Phú, tư lệnh quân đoàn 2 và quân khu 2 thuyết trình về tình hình Tây Nguyên. Phạm Văn Phú báo cáo với Thiệu: “Trình tổng thống, tôi đã cho trung đoàn 44, 45 giải tỏa Buôn Ma Thuột, nhưng lực lượng đối phương (quân giải phóng) quá mạnh đẩy lùi lực lượng tăng viện chúng ta (ngụy) về phía đông quốc lộ 21. Ở Công Tum, Plây Cu, địch (Quân giải phóng) đánh mạnh vào liên đoàn 23 biệt động quân, hoạt động mạnh ở phía đông và phía tây, phi trường Cù Hanh bị pháo kích liên tục. Ở phía đông quốc lộ 19, trung đoàn 95 Cộng sân đánh mạnh vào liên đoàn 4 biệt động quân và thiết đoàn 3 kỵ binh, đã có 12 thiết giáp bị cháy. Ở Bình Đinh, các trung đoàn 12 và 2 của Cộng sản nỗ lực từ phía đông để chiếm phi trường Phù Cát”1.

        Nghe xong, Thiệu hỏi Phú: “Đứng trước sự kiện đó anh nghĩ sao?”. Phú trả lời: “Xin giữ Buôn Ma Thuột bằng mọi giá! Tôi đã cho tăng viện 2 trung đoàn 44, 45 cho Buôn Ma Thuột. Nhưng, do trực thăng bi hư hỏng nhiều nên 3 ngày mới chuyển được 1 trung đoàn 1.500 quân. Tôi đã bổ cứu bằng cách lệnh cho 2 liên đoàn biệt động ở Công Tum về tăng cường cho mặt trận phía đông và tây chuẩn bị chiến đấu đến cùng”2.

        Thiệu cho biết không có quân tăng viện, y chỉ thị: “Quân viện bị cúp, đạn và tiền đều thiếu. Địch đánh mạnh hơn năm 1968, 1972. Công Tum, Plây Cu người ít, kinh tế không có, nên rút quân về cứu Buôn Ma Thuột và giữ vùng duyên hải”3.

        Kế hoạch rút lui được Thiệu, Viên, Phú bàn tính rất kỹ. Lúc này mọi con đường từ Tây Nguyên về đồng bằng đều bị cắt đứt, chỉ còn đường số 7 - con đường còn lại duy nhất để về đồng bằng. Đường số 7 bị hư hỏng nặng vì đã bỏ, nhưng sửa chữa lại có thể sử dụng được. Thiệu, Viên, Phú thấy rút lui theo tỉnh lộ 7 là một việc làm rất mạo hiểm, nhưng đường cùng không có cách nào khác

         Tối ngày 14 tháng 3, Phạm Văn Phủ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại bộ tư lệnh quân đoàn 2, trình bày lại chỉ thi của Thiệu và ra lệnh rút quân khỏi Công Tum, Plây Cu. Tên Cẩm, phó tư lệnh quân đoàn và tên Lý tham mưu trưởng được giao thiết lập kế hoạch rút quân. Sợ lộ bí mật kế hoạch, chúng quyết định dùng mật lệnh chỉ thị từng giai đoạn rút, không phổ biến rộng rãi. Theo lệnh Nguyễn Văn Thiệu, không dược thông báo trước cho các tỉnh trưởng. Ai biết thì rút, không biết thì ở lại Tây Nguyên. Lý do là dùng lực lượng địa phương ở lại chống đỡ để bảo vệ cho chủ lực rút an toàn, mặt khác để đánh lạc hướng sự chú ý của đối phương, giữ bí mật cho cuộc tháo chạy.

        Để bảo đảm cho cuộc rút lui, địch điều liên đoàn biệt động quân số 6 và 23 tăng cường cho lữ đoàn 2 kỵ binh bảo vệ đoạn dường từ ngã ba Mỹ Trạch đến quận Sơn Hòa, yểm trợ cho công binh sửa đường, bắc cầu. Đoạn đường còn lại giao cho quân địa phương Phú Bổn và Phú Yên bảo vệ. Tuy vậy, chúng vẫn cảm thấy không có gì chắc chắn, nên điều thêm liên đoàn biệt động quân số 7 ở Công Tum “ưu tiên” cho rút trước để về án ngữ đoạn đường từ phía đông Cheo Reo đến đèo Tu Na.

        Đêm 14 và 5, sư đoàn 6 không quân liên tục vận chuyển lính và gia đình về Nha Trang. Chúng đốt giấy tờ, phá một sổ máy móc ở sân bay Cù Hanh. Đột nhiên những đám cháy bốc lên ngùn ngụt tại sân bay. Trên đường phố xe nhà binh chạy hỗn loạn. Thị xã Plây Cu náo động. Theo tin hãng thông tín Mỹ, giá vé máy bay từ Plây Cu đi Sài Gòn cao vọt khác thường, 40 nghìn đồng tiền ngụy một vé, nhiều người chen chúc tranh giành vẫn không mua được.

        Những tin đó đều được Bộ tư lệnh chiến dịch theo dõi chặt chẽ, tổng hợp và phân tích. Tại sao có hiện tượng này? Đích có âm mưu gì? Chúng tập trung lực lượng phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột hay rút khỏi Tây Nguyên? Trận Buôn Ma Thuột, Phước An đã đủ làm cho địch rút bỏ địa bàn chiến lược quan trọng này chưa?

        Ta đã thắng địch trong cuộc đấu trí trước khi bước vào chiến dịch. Giờ đây tình hình chuyển biến mau lẹ, phải hết sức chủ động, nắm thời cơ để có những quyết định và hành động kịp thời. Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình và lệnh cho các đơn vị, các đài quan sát phải bám sát từng hành động của địch, từng hiện tượng trên chiến trường, báo cáo thường xuyên về sở chỉ huy chiến dịch.

        Tối 15 tháng 3, đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh gọi điện thông báo cho Bộ tư lệnh chiến dịch biết có hiện tượng địch rút bỏ Công Tum, Plây Cu. Tiếp đến, tin từ Hà Nội cho biết: Sở chỉ huy tiền phương của quân đoàn 2 và lãnh sự quán Mỹ đã chuyển về Nha Trang. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng đã gợi ý cho chiến trưởng là nên nghĩ đến khả năng địch buộc phải rút bỏ Tây Nguyên.

--------------------------
       1. , 2. , 3. Trích tóm lược phúc trình của Phạm Văn Phú, ngày 7 tháng 4 năm 1975, Tài liệu lưu trữ phòng 2, bộ tham mưu Quân đoàn 3.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 01:01:56 am »


        Ngày 16 tháng 3, các đài quan sát của ta phát hiện và báo về sở chỉ huy chiến dịch là thấy từng đoàn xe địch hàng trăm chiếc từ ngã ba Mỹ Trạch chạy về Phú Bổn. Tỉnh lộ 7 bụi bốc lên mù mịt. Bộ tư lệnh chiến dịch điện ngay cho đồng chí Kim Tuấn, sư đoàn trưởng sư đoàn 320 hỏi lại về con đường số 7, và chỉ thị xác minh lập tức hiện tượng nói trên.

        Qua những sự kiện trên dây, kết hợp với gợi ý của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và ý kiến của đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Bộ tư lệnh chiến dịch kết luận:

        - Trong tình hình Buôn Ma Thuột bi mất, phương thức phòng thủ thành phố, thị xã của địch mất hiệu nghiệm. Cuộc phản kích của sư đoàn 23 là phương thức tích cực nhất của địch trong phòng ngự về chiến dich, nhưng có nguy cơ bị thất bại, các căn cứ bàn đạp không còn, nên có thể buộc địch phải rút bỏ Tây Nguyên, bảo tồn lực lượng về giữ đồng bằng đông dân.

        - Trận Buôn Ma Thuột vượt ra ngoài phạm vi chiến dịch, mang ý nghĩa và tầm vóc chiến lược và đẩy địch mắc sai lầm về chiến lược. Đây là thời cơ mới trực tiếp để ta hoàn thành giải phóng Tây Nguyên.

        Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định: Sử dựng sư đoàn 320 tăng cường 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 cụm pháo binh chiến dịch và trung đoàn 95B làm dự bị, nhanh chóng chặn địch ở đông nam Cheo Reo, tiêu diệt tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2.

        Đêm 16 tháng 3, đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cho biết địch đã rút bỏ Công Tum, Plây Cu theo đường số 7 về Cheo Reo, và lệnh cho Bộ tư lệnh chiến dịch đôn đốc sư đoàn 320 khẩn trương hành động.

        Cuộc đuổi đánh địch thần tốc của các chiến sĩ sư đoàn 320 bắt đầu đêm 16 tháng 3.

        Lúc này trung đoàn 48 ở Thuần Mẫn, trung đoàn 9 ở Phú Nhơn, trung đoàn 64 đang truy kích địch ở Chư Pao, Đạt Lý, trung đoàn 95B dang làm dự bị cho sư đoàn 10 ở đường 21.

        Đêm 16, tiểu đoàn 9 nhận được lệnh đuổi đánh địch. Thời gian gấp rút, đường xa, đèo dốc khó đi, trời lại tối. Tiểu đoàn 9 quyết tâm đến đường 7 trước địch. Đã từng chiến đấu ở chiến trường, bộ đội hiểu rất rõ giá trị chiến lược của thời cơ, anh em đã tìm nứa khô làm đuốc, có tỉểu đội đốt cả dép cao su, soi đường vượt tắt qua những dãy núi đá tai mèo dốc đứng để đến đường 7. Địch chạy bằng xe cơ giới. Ta đuối địch bằng đôi chân Trường Sơn. Cuộc chạy đua với địch của các chiến sĩ tiểu đoàn 9 diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt. 16 giờ ngày 17, tiểu đoàn 9 mới đến được đường số 7, chặn địch ở đông nam Cheo Reo 4 ki-lô-mét. Các chiến sĩ đại đội 11 nhờ ở gần đã nhanh chân đến sớm hơn các đơn vị trong tiểu đoàn khoảng 5 tiếng đồng hồ.

        Trong đêm 16, hậu cần chiến dịch và sư đoàn đã huy động 110 xe ô tô cấp tốc chở các đơn vị đang làm nhiệm vụ hướng Buôn Ma Thuột về Thuần Mẫn. Thiếu ô tô, bộ đội tổ chức chạy bộ được đoạn nào hay đoạn ấy. Ô tô sẽ quay lại đón bộ đội dọc đường.

        Đội điều trị 3 cũng được lệnh hành quân, tăng cường phục vụ cho sư đoàn 320 đuổi địch. Về sau, hậu cần lại điều thêm bệnh viện Z100 xuống phục vụ.

        Sáng ngày 17, một số xe địch chạy lọt về Củng Sơn. Nhưng đại bộ phận tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 vẫn chưa chạy thoát. Trên đường số 7 hàng nghìn xe quân sự của địch nối đuôi nhau ùn ủn đồ về thị xã Cheo Reo. Chúng chạy hàng tư, hàng năm lấn ra cả hai bên đường. Máy bay hộ tống trên trời trút bom, bắn rốc két, ngăn chặn phía sau, dọn đường phía trước và hai bên.

        Đoàn xe địch qua khỏi Cheo Reo khoảng 4 ki-lô-mét gặp trận địa phục kích đầu tiên của tiểu đoàn 9 trung đoàn 64. Bộ đội chưa kịp đào công sự, lợi dụng gốc cây, ụ mối, nổ súng. Đang cơn hoảng loạn, nghe súng của ta nổ, cả đoàn xe địch nhào ra hai bên đường, chạy vào rừng. Một số tên lái xe nhảy khỏi xe chạy về Cheo Reo.

        Thị xã Cheo Reo, người và xe các loại chật ních không có chỗ chen chân. Nạn cướp giật hoành hành. Không khí ngột ngạt đến nghẹt thở. Mờ sáng ngày 18, địch củng cố lại đội hình, dùng hai thiết đoàn xe tăng mở đường chạy về Củng Sơn. Tiểu đoàn 9 ngoan cường, nổ súng dữ dội vào đoàn xe địch. Xe tăng, xe bọc thép liều chết mở hết tốc độ lao qua cầu Ea Nu. Cầu sập. Xe và lính rơi xuống sông. Đường tắc nghẽn, địch bỏ xe tản vào rừng, lội sang sông Ba. Lúc này lực lượng lớn của sư đoàn 320 đuổi kịp đánh thốc tới. Hàng trăm xe quân sự địch cháy nằm ngổn ngang hai bên đường và bãi sông.

        Địch phải dùng một phi đội máy bay A37 oanh tạc hai bên sườn và phía sau bảo vệ đội hình cho quân chúng tiếp tục tháo chạy. Nhưng không quân ngụy cuống cuồng ném bom cả vào liên đoàn 7 biệt động quân, làm chết và bị thương 1 tiểu đoàn, phá hủy một số xe thiết giáp.

        Cuộc đuối đánh địch của các chiến sĩ sư đoàn 320 mới bước sang ngày thứ hai đã thu được thắng lợi giòn giã. Tên chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy cuộc rút lui phải kêu lên: “tồn thất quả nặng nề gần như tan rã”, và “liên đoàn 23 biệt động quân vẫn phải đối đầu với sư đoàn 320, thường xuyên bị tập kích. Các đơn vị phải băng rừng vì trên đường, lực lượng địa phương quân đã rút bỏ”1.

        Trong ngày, tiểu đoàn 1 trung đoàn 48 cắt đứt đoạn đường từ Phú Thiện đi Cheo Reo, vây diệt 1 tiểu đoàn bảo an ở Cầu Cháy.

        Để tạo thế tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho sư đoàn 320 nhanh chóng đánh chiếm thị xã Cheo Reo làm bàn đạp.

--------------------------
        1. Phúc trình của Phạm Duy Tất, Tài liệu lưu trữ phòng 2, bộ tham mưu Quân đoàn 3.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 01:06:59 am »


        11 giờ ngày 18 tháng 3, pháo binh bắn phá các mục tiêu trong thị xã. 16 giờ, trung đoàn 48 mở đợt tiến công vào sân bay, tòa hành chính, khu cố vấn Mỹ, tiểu khu Phú Bổn, trại lính “Ngô Quyền”, ty cảnh sát, ty chiêu hồi, đài phát thanh. Khoảng 24 giờ, thị xã Cheo Reo, tỉnh lỵ Phú Bồn hoàn toàn giải phóng. Ta tiêu diệt một bộ phận quan trọng cơ quan quân đoàn 2 và một số đơn vị địch.

        Trong cơn nguy khốn, tên Phạm Văn Phú phải ra lệnh cho lính bỏ vũ khí nặng, quân dụng đi vòng rừng không qua đèo, chạy khỏi Phú Bổn. Bọn lính sống sót vội vã lột hết quần áo lính, mặc quần áo dân sự, có tên chỉ mặc độc chiếc quần đùi lẩn vào dân chạy trốn.

        Tàn binh ngụy cưỡng ép nhân dân “di tản” theo làm bia đỡ đạn cho chúng tháo chạy. Bộ đội ta đã khôn khéo chia cắt địch ra để diệt, bảo vệ an toàn cho nhân dân. Sư đoàn 320 vừa đuổi diệt địch, vừa cử những bộ phận vào rừng tìm dân chạy lạc. Do địch tuyên truyền xuyên tạc nhân dân hoảng sợ chạy tán loạn. Khi ta tìm được, nhiều gia đình chưa nhận ra, còn van xin sợ hãi. Nhưng trước thái độ chăm sóc ân tình, cưu mang đùm bọc của các chiến sĩ, nhân dân dã nhận rõ sự thật chính nghĩa, trở về quê cũ làm ăn. Bộ đội nhường cơm ăn, nước uống cho nhân dân, tìm gạo, thực phẩm chia cho từng gia đình và hướng dẫn họ trở về làng cũ. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm, hết lòng vì dân của sư đoàn là tiểi đội trưởng Nguyễn Vi Hợi đại đội 9 trung đoàn 64. Hợi đã diệt 6 xe bọc thép, 20 tên địch, bắt sống 6 xe bọc thép khác và cùng đồng đội bắt 120 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu. Trong công tác vận động nhân dân bị địch cưỡng ép “di tản”, Hợi đã tìm được 200 người dân lạc trong rừng. Anh lấy nước uống, thức ăn cung cấp cho nhân dân, giúp đỡ người già, trẻ em, rồi giải thích chính sách, vận động họ trở về quê cũ, được mọi người cảm phục, tin yêu.

        Ngày 21 tháng 3, các chiến sĩ trung đoàn 64 đuổi kịp lực lượng chạy trước của địch và vây diệt chúng ở Phú Túc. Ngày 22, diệt địch ở Ga Pui, Ngày 23, trung đoàn 64 tiến sát Củng Sơn.

        Bộ tư lệnh Quân khu 5 ra lệnh cho tiểu đoàn 96 và tiểu đoàn 13 bộ đội tỉnh Phú Yên chặn đường rút chạy của địch ở phía đông Củng Sơn.

        Ngày 24 tháng 3, trung đoàn 64 và 2 tiểu đoàn bộ đội tỉnh Phú Yên phối hợp tiến công vào Củng Sơn. Đây là tụ điểm cuối cùng của tàn binh dịch. Lực lượng chúng khoảng 6 nghìn tên đủ các sắc lính và 40 xe tăng, xe thiết giáp. 12 giờ trung đoàn 64 và bộ đội địa phương Phú Yên từ ba mặt tiến công vào Củng Sơn. Trước sức tiến công mạnh mẽ của ta, đội quân ngụy ô hợp rối loạn, chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng bị đập tan. 18 giờ ngày 24 tháng 3, Củng Sơn hoàn toàn giải phóng. Địch chỉ chạy thoát về Tuy Hòa được 11 xe M113 và một bộ phận của liên đoàn 6 biệt động quân.

        Cuộc truy kích thần tốc của sư đoàn 320 trên đường số 7 kết thúc thắng lợi. Ta tiêu diệt gọn tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 ngụy, gồm liên đoàn biệt động quân số 6, 7, 23, 25, các trung đoàn thiết giáp số 3, 19, 21 và 1 tiểu đoàn quân cộng hòa, cùng với phần lớn cơ quan quân đoàn 2, nhân viên kỹ thuật sư đoàn 6 không quân; bắt khoảng 8.000 tên, thu và phá hủy 1.400 xe các loại (có 90 xe tăng, 34 xe M113).

        Giữa lúc sư đoàn 320 đuổi diệt địch trên đường số 7, ngày 18 tháng 3 ở bắc Tây Nguyên, trung đoàn 29 sư đoàn 968 đã cùng với lực lượng địa phương tỉnh Công Tum tiến vào giải phóng thị xã Công Tum.

        Trung đoàn 95A từ đường 19 đông gấp rút hành quân lên cùng với lực lượng tỉnh Gia Lai giải phóng Play Cu, đánh địch chống cự ở căn cứ quân đoàn 2.

        Ngày 19 tháng 3, trung đoàn 19 sư đoàn 968 giải phóng Thanh Bình.

        Ngày 23 tháng 3, sư đoàn 3 Quân khu 5 và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 95A giải phóng An Khê.

        Trên đường 21, sư đoàn 10 và trung đoàn 25 đánh chiếm Khánh Dương, diệt và làm tan rã trung đoàn 40 thuộc sư đoàn 22 ngụy và 4 tiểu đoàn bảo an.

        Ở Quảng Đức tiếp giáp với nam Đắc Lắc, ngày 20 tháng 3, các chiến sĩ trung đoàn 271 đánh chiếm Kiến Đức và ngày 24 giải phóng thị xã Gia Nghĩa.

        Thời gian này, bộ đội địa phương và dân quân du kích Gia Lai đánh chiếm và làm chủ đồn bảo an Làng Cổ, Brơ Mái, Dê Mơ-nang, Đê Ngôn, Đê Toan, An Điền, An Định, Cửu An, Ninh Đức, Cu Lang 1, 2, 3, Plây Cu Rõ... và cùng với chủ lực tiếp quân các thị xã, thị trấn, quận lỵ trong tỉnh, ổn định trật: tự, an ninh.

        Ngày 25 tháng 3, toàn bộ Tây Nguyên sạch bóng quân thù.

        Cuộc truy kích của sư đoàn 320 trên đường số 7 có thể nói là cuộc đuối địch lớn nhất trong lích sử chiến tranh Đông Dương tính đến lúc đó. Ta đã đánh bại hoàn toàn âm mưu, ý định co cụm lớn để giữ vững đồng bằng đông dân của Mỹ - ngụy, giáng một đòn hết sức nặng và bất ngờ vào đầu não ngụy quyền trung ương.

        Chiến tjắng Buôn Ma Thuột, Phước An và đường số 7 đã mở ra một thời kỳ suy sụp mới của quân ngụy trên toàn miền Nam. Nó làm rung chuyển dữ dội hệ thống phòng ngự của địch từ nam Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn - Gia Định, mở đầu bước phát triển mới, nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

        Trong bài Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng nhận định: “Thắng lợi Tây Nguyên đánh dấu một bước suy sụp mới của Mỹ - ngụy, một bước ngoặt trong quá trình phát triển của cục diện quân sự chính trị ở miền Nam. Với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới từ tiến công có ý nghĩa chiến lược phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 01:08:19 am »


5. TIẾN XUỐNG GIẢI PHÓNG CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG NAM TRUNG BỘ

        Trong lúc Tây Nguyên bắt dầu nổ súng đánh Buôn Ma Thuột thì trên chiến trường toàn Miền, quân và dân ta cũng dồn dập tiến công phối hợp. Các lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 5 tiêu diệt địch, giải phóng Tiên Phước, Phước Lâm (Quảng Nam), tiến công và bức địch rút khỏi Sơn Hà, Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình “bình định” của địch ở hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi tan vỡ. Ở Trị - Thiên, Quân đoàn 2 mở loạt trận tiến công phía tây nam Huế, đánh chiếm và làm chủ cứ điểm núi Bông, núi Nghệ. Lực lượng vũ trang nhân dân và đồng bào Trị - Thiên tiêu diệt quận lỵ Mai Lãnh và giải phóng 11 phân, chi khu khác ở đồng bằng. Ở Nam Bộ, sư đoàn 7 thuộc Quân đoàn 4 đánh chiếm Định Quán, Hoài Đức, Giá Rai và đang tiến về Lâm Đồng. Lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 7 tiêu diệt chi khu Dầu Tiếng và các vi trí địch ở Bên Củi, Cầu Khởi, suối ông Hùng, ngã ba Đất Sét. Những hoạt động đó buộc địch phải phân tán lực lượng ra đối phó khắp nơi, không phán đoán được hướng tiến công chính của ta. Sau đòn thất bại chiến lược Tây Nguyên, trước sức tiến công của quân và dân Trị - Thiên, địch rút khỏi Quảng Trị và bắt đầu “di tản” Huế. Thừa thắng, Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu Trị - Thiên đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài, đánh chiếm cửa Thuận An, Tư Hiền và từ ba mặt tiến vào giải phóng thành phố Huế. Ở Khu 5, sư đoàn 2 tiến công tiêu diệt địch và cùng với lực lượng địa phương giải phóng Tam Kỳ, Tuần Dưỡng. Quân và dân Quảng Ngãi tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Ngãi. Đà Nẵng bị bao vây bốn mặt, cô lập vả rối loạn.

        Tương quan lực lượng trên chiến trường về mặt chiến lược lúc này nghiêng hẳn về phía cách mạng miền Nam. Lực lượng chiến lược ngụy suy yếu nghiêm trọng, đột biến và đang tan rã lớn. Khả năng trước mắt của địch không đủ sức phản kích chiếm lại Tây Nguyên, mà chủ yếu co cụm lập phòng tuyến ngăn chặn ta, trọng điểm là khu vực Nha Trang, Cam Ranh để giữ an ninh vùng Sài Gòn - Gia Định và đồng bằng sông Cửu Long. Địch vội vã rút lực lượng dự bị chiến lược khỏi Trị - Thiên, ném lữ đoàn 3 dù xuống khu vực đèo Ma Đrắc hiểm trở, lập lá chắn ngăn chặn lực lượng ta từ Tây Nguyên tràn xuống đồng bằng. Nhưng âm mưu và thủ đoạn địch diễn ra trong bối cảnh quân chủ lực, địa phương ngụy đang mất tinh thần và tan rã lớn, ngụy quyền trung ương đang hoang mang cực độ, cấu xé lẫn nhau, tiềm lực chiến tranh sút kém. Tháng 3 năm 1975, bộ tổng tham mưu ngụy thú nhận: “Ngân sách điều hành chiến tranh quá yếu kém này ảnh hưởng trầm trọng đến tiềm năng chiến đấu của quân lực Việt Nam cộng hòa, đến tinh thần của binh sĩ... khả năng tự vệ của quân lực Việt Nam cộng hòa sẽ tụt dốc nhanh chóng kể từ đệ nhị tam cá nguyệt tài khóa năm 1975”1.

        Toàn miền Nam địch có 4 quân khu thì quân khu 2 và quân đoàn 2 bị đánh thiệt hại nặng nhất buộc phải rút chạy khỏi địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đây là điểm rất mới, một bước ngoặt đột biến trong quá trình phát triển của cách mạng miền Nam.

        Bộ đội Tây Nguyên sung sức, bám sát đích. Cán bộ, chiến sĩ phấn chấn, tin tưởng, khí thế thi đua lập công dâng cao. Các đơn vị của ta có kinh nghiệm tác chiến hiệp đồng binh chủng đánh thành phố, khẩn trương và linh hoạt. Hậu cần ta còn dồi dào, đủ sức bảo đảm cho bộ đội đánh phát triển. Thời tiết đang mùa nắng có nhiều thuận lợi cho việc cơ động bộ đội, vận chuyển.

        Đó là thời cơ mới để ta hoàn thành kế hoạch cả năm 1976. Ngày 21 tháng 3, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ bổ sung chiến dịch Tây Nguyên cho các đơn vị chủ lực Mặt trận: “Tiếp tục phát triển chiến đấu trên 3 trục đường 19, 7, 21, giải phóng Phú Yên, Khánh Hòa , phối hợp với sư đoàn 3 Quân khu 5 giải phóng Bình Định. Mục tiêu chủ yếu là diệt lữ dù 3, trung đoàn 40 ở Khánh Dương, Phượng Hoàng, và tiến xuống chiếm lĩnh Nha Trang, Cam Ranh”2.

        Chấp hành mệnh lệnh. của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên nhanh chóng tổ chức lực lượng phát triển tiến công trên 3 hướng xuống các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ. Ba cánh quân của ta ở đường 19, đường số 7, đường số 21 như ba dòng thác lớn từ vùng cao nguyên đất đỏ cuồn cuộn đổ về xuôi. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chưa ai kịp giũ sạch đất, bụi của chiến trường, họ mang theo bộ quân phục còn khét mùi thuốc súng của những trận đánh Buôn Ma Thuột, Phước An, đường 7, đường 19, đuổi địch. Đường độc đạo, hiểm trở, địch lại dùng không quân, pháo binh ngăn chặn ác liệt, nhưng trước sức tiến công như vũ bão, đồn bốt, căn cứ địch liên tiếp tan tác dưới bước chân thần tốc của bộ đội ta.

--------------------------
        1. Trích thư BTTM ngụy gửi BTM liên quân Việt - Mỹ, Tài liệu lưu trữ phòng 2 bộ tham mưu Quân đoàn 3.

        2. Trích nghị quyết Đảng ủy Quân đoàn 3, tháng 6 năm 1975.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2016, 01:09:00 am »


        Trước tình hình nguy khốn đó, ngày 24 tháng 3, tên Việt gian Nguyễn Văn Thiệu đã gửi công điện thượng khẩn cho các viên tư lệnh quân khu, quân đoàn, tiểu khu, binh chủng phải “tử thủ” những phần đất còn lại tính đến ngày 20 tháng 3. Hai mươi bốn giờ sau, Thiệu lại vội vã gửi bức công điện hỏa tốc thứ hai, y nhấn mạnh “đây là nghiêm lệnh” phải “tử thủ bảo vệ” những phần đất còn lại tính đến cuối ngày 25 tháng 3. Thiệu ngoan cố đến tột đỉnh, nhưng càng ngoan cố, y càng bối rối, cuống cuồng. Vì “nghiêm lệnh” của y không trấn an được tinh thần suy sụp, tan rã của quân ngụy. Phần đất “tử thủ” của quân. ngụy đang rung chuyển dữ dội trong tiếng súng tiến công của quân ta.

        Ngày 29 tháng 3, các chiến sĩ trung đoàn 19 sư đoàn 968 và trung đoàn 95 A tiến xuống Bình Định hợp điểm với sư đoàn 3 Quân khu 5. Dưới sự chỉ huy thực tiếp của Bộ tư lệnh Quân khu 5, sư đoàn 968 cùng với sư đoàn 3 tiến công địch ở khu vực Thủ Thiện, Lai Nghi, Phú Phong, Bình Khê, hỗ trợ đắc lực cho nhân dân Bình Đinh nổi dậy giành quyền làm chủ. Sáng ngày 30, sư đoàn 3 tiếp tục tiến công các cụm quân địch còn lại ở Lai Nghi, Phú Xuân, Phủ Hòa 2 và chốt chặn đường rút lui của địch về Quy Nhơn. Trung đoàn 2 sư đoàn 3 đánh chiếm ga Diêu Trì và sở chỉ huy sư đoàn 22 ngụy ở An Sơn. Phối hợp với sư đoàn 3, các chiến sĩ trung đoàn 19 sư đoàn 968 đánh chiếm núi Trà Lam Sơn (tây Gò Quánh) diệt tiểu đoàn 3 trung đoàn 40 ngụy. Các chiến sĩ trung đoàn 95A đánh dịch ở Phú Phong, lăng Mai Xuân Thưởng.

        9 giờ ngày 31 tháng 3, thị trấn Đập Đá được giải phóng. Các quận ly phía tây tỉnh Bình Định như An Túc, Bình Khê hoàn toàn giải phóng. Các quận lỵ phía bắc Bình Đinh như Tam Quan, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ cũng lọt vào tay quân ta. Trung tâm huân luyện Phù Cát tháo chạy về Quy Nhơn, nhưng chúng đã bị ta chặn lại tiêu diệt ở Đập Đá.

        Ngày 1 tháng 4, trung đoàn 19 sư đoàn 968 đánh chiếm và làm chủ sân bay Gò Quánh. Trung đoàn 47 ngụy chiếm giữ Gò Quánh bị ta tiêu diệt.

        Qua 3 ngày tiến công, sư đoàn 3, sư đoàn 968 và trung đoàn 95A đã tiêu diệt sư đoàn 22 (thiếu). Đây là sư đoàn chủ lực cuối cùng của quân đoàn 2 ngụy bị xóa sổ.

        Thừa thắng, 13 giờ ngày 31 tháng 3, quân và dân Bình Định tiến công thị xã Quy Nhơn. 16 giở ngày 1 tháng 4, Quy Nhơn được giải phóng.

        Lúc này, các chiến sĩ tiểu đoàn 2 trung đoàn 95A vượt biển đánh chiếm và giải phóng các đảo Hòn Tre, Cù Lao Thu. Tại Cù Lao Thu, địch ngoan cố chống cự, các chiến sĩ tiểu đoàn 2 đã tổ chức đột phá liên tục mới dứt điểm.

        Cánh quân thứ hai của ta sau những ngày truy kích địch trên đường số 7, ngày 28 tháng 3 đã có mặt ở vị trí tạm dừng ở miền tây tỉnh Phú Yên. Đảng bộ và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã huy động nhân dân vác đạn, dẫn dường, tiếp tế cơm nước cho bộ đội. Dân quân các xã Phú Nhiêu, Mỹ Thành Đông, Mỹ Thành Tây, Phú Hiệp, Hòa Hiệp, Hòa Bình... đã vác đạn, tải thương, dẫn đường và sát cánh  chiến đấu với bộ đội cho đến khi quân địch hoàn toàn bi tiêu diệt.

        Ngày 31 tháng 3, được dân quân du kích đưa đường, phối hợp chiến đấu, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 tiến công cứ điểm Hòn Một; tiểu đoàn 8 đánh chiếm đoạn đường số 1 từ Phú Khê đến cầu ván Hòa Xuân.

        Lúc này ở phía bắc Phú Yên, dân quân du kích và bộ đội địa phương đánh chiếm cầu Ngân Sơn, cắt đoạn quốc lộ 1 ở Phía nam Tuy An, không cho địch dồn về thị xã, tạo điều kiện cho chủ lực tiến công Tuỵ Hòa.

        Giữa lúc trung đoàn 64 và bộ dội Phú Yên diệt địch ở Hòn Một thì các chiến sĩ trung đoàn 48, trung đoàn 9 khẩn trương triển khai lực lượng tiến công địch ở thị xã Tuy Hòa.

        5 giờ ngày 1 tháng 4, các mũi tiến quân của sư đoàn 320 bắt đầu đánh chiếm Tuy Hòa. Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn quyết tâm “vây chặt, đánh nhanh, diệt gọn”. Ngay từ phút đầu nổ súng, sư đoàn 320 đã sử dụng pháo binh, xe tăng đánh trúng căn cứ địch ở núi Nhạn Tháp. Xe tăng trung đoàn 273 nhanh chóng chiếm lĩnh cầu Ông Chủ, chi viện cho trung đoàn 9 tiến vào Tuy Hòa. Sau 45 phút nổ súng, các chiến sĩ tiểu đoàn 4 chiếm Ngã Năm, khống chế đường Trần Hưng Đạo, trung tâm thị xã.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM