Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:30:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước  (Đọc 26317 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 04:53:32 am »

       
Chương sáu

PHÁT TRIỂN TIẾN CÔNG ĐỊCH TRÊN BA CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM - LÀO - CAM-PU-CHIA


1. THẮNG LỢI LỚN Ở MẶT TRẬN ĐẮC SIÊNG

        Mùa khô ở cánh bắc không còn dược mấy ngày nữa. Bầu trời trong xanh đã bắt đầu điểm một vài đám mây xám, nặng nề.

        Bộ chỉ huy quân sự địch ở Công Tum cho tăng cường các hoạt động sực sạo. Thám báo, biệt kích, mò sâu vào các triền núi phía bắc và phía tây chỉ tìm thấy những tốp nhỏ bộ đội ta đang cần cù thu dọn nương rẫy chuẩn bị cho mùa gieo hạt. Bọn lái máy bay trinh sát cũng chỉ thấy dưới cánh máy bay của chúng vài ba chiếc ô tô vận tải chạy ra, chạy vào rất “buồn tẻ” ở trên tuyến hành lang phía sau. Những trung tâm trinh sát vô tuyến diện hàng ngày vẫn nghe thấy tín hiệu của những điện báo viên quen thuộc phát từ những chiếc đài 15W ở nguyên vị trí cũ trong các vùng hậu cứ.

        Chúng phán đoán “Việt Cộng còn phải tập trung củng cố chưa có đủ điều kiện và khả năng mở những cuộc tiến công”.

        Nhưng trong các vùng hậu cứ, công tác chuẩn bị chiến dịch đã đi vào những phần việc cuối cùng. Các đơn vị đang phân phát nốt những chiếc xẻng tự tạo từ vỏ đạn pháo, phuy xăng, và đây đó một vài chiến sĩ đang đan nốt những tấm phên, tấm cót. Tất cả đã sẵn sàng “tiếp tục đánh một đòn thật nặng vào chiến lược “quét và giữ” vào âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ”1.

        Khối chủ lực cơ động cửa Mặt trận bắt đầu hành quân. Từ những hướng bất ngờ, các chiến sĩ lặng lẽ luồn theo những đường ống mới phát cách đó vài giờ, thận trọng bước từng bước nhẹ nhàng qua những đám lá khô hoặc qua những thân cây đổ ngổn ngang dọc đường, đến thẳng vào thung lũng Đắc Siêng. Các máy thông tin vô tuyến điện mang theo đều tạm ngừng hoạt động để tập trung sự chú ý của địch vào những chiếc đài nghi binh đang đặt ở hậu cứ. Xa xa về phía trước và hai bên đường của các đơn vị luôn luôn có những cặp mắt tinh tường của các chiến sĩ trinh sát, chiến sĩ bộ binh chốt đường, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của địch.

        Đạn, gạo dược vận chuyển theo phương pháp mới. Ở tuyến hành lang phía ngoài, hàng được tích lũy dần trong một thời gian khá dài để giữ nhịp độ vận chuyển bình thường, không gây nên hiện tượng đột xuất. Còn ở tuyến trong, các đội gùi, thồ không đi trước mà bám ngay sau đội hình hành quân của bộ bính, đưa đạn, gạo vào kho phía trước cùng lúc với các lực lượng chiếm lĩnh vị trí chiến dấu. Bọn địch không còn có thể bám theo sự vận chuyển vật chất để tìm hướng chiến dịch như cái nếp trước kia chúng vẫn thường làm Lực lượng hậu cần Tây Nguyên đã phấn đấu bảo đâm yêu cầu “kịp thời, đầy đủ và bí mật”.

        Đêm 31 tháng 3.

        Đồn Đắc Siêng cùng với hàng chục điểm cao ở xung quanh vẫn chìm đắm trong bóng đen của dãy núi cao chạy dài suốt từ phía đông bắc xuống đông nam. Con đường 14 chạy từ hướng nam lên lướt qua dưới chân đồn không nhìn rõ nữa. Trong màn đêm tĩnh mịch chỉ còn nghe từ ấy tiếng rì rầm cái điệp khúc muôn thuở của con sông Pô Cô đang chảy ở phía đông đồn. Đám lính của 3 đại đội thuộc lực lượng đặc biệt ngụy do các sĩ quan “Mũ nồi xanh” Mỹ trực tiếp xây dựng và huấn luyện đang túm tụm xem phim. Chúng hoàn toàn yên tâm tận hưởng món quà tinh thần của đoàn công tác chiến tranh chính trị, vì xung quanh chúng đã có tới 8 lớp rào kẽm gai xen lẫn với những bãi mìn, một chiến hào rộng cắm chông và một bức tường hộp cao cùng cả một hệ thống lô cốt, ụ súng bố trí dày đặc. Hơn nữa, cả 7 toán thám báo được tung ra rất xa để thăm dò mới trở về lúc chập tối cũng đều mang những tin tức “tốt lành”.

        Nhưng chỉ vài giờ sau, cách hàng rào ngoài cùng không đầy 500 mét đã có cơ man nào là công sự chiến đấu và chiến sĩ của trung đoàn 28, trung đoàn pháo 40 đang ấn mạnh từng nhát xẻng vào trong lòng đất tìm tiếp tục phát triển hầm, hào.

        4 giờ sáng ngày 1 tháng 4, những chiếc hầm vững chãi làm bằng những đoạn gỗ và phên tre vác từ hậu cứ, từ những cánh rừng xa tới đã được lấp đất và ngụy trang chu đáo. Các xạ thủ ĐKZ, súng cối lợi dụng ánh sáng của đèn dù địch để kiểm tra lại các phần tử bắn vào những mục tiêu đã được phân công.

        5 giờ 40 phút sáng ngày 1 tháng 4, rừng Đắc Siêng bất thần rung lên trong tiếng nổ xé trời. Hỏa lực đủ loại, nhiều tầng từ bốn hướng gầm lên trút đạn vào căn cứ Đắc Siêng.

        Hướng chính đã nổ súng. Chiến dịch tiến công Xuân - Hè năm 1970 của quân và dân Tây Nguyên chính thức mở màn.

--------------------------
       1. Trích Nghị quyết Đảng ủy mặt trận Tây Nguyên, tháng 2 năm 1970.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 04:54:43 am »


        Bọn địch bị “bịt mắt” đến tận phút cuối cùng trước khi nổ ra chiến dịch. Chúng hoàn toàn bất ngờ. Chúng lúng túng vì không biết trước được hướng chính của đối phương và chúng cũng chưa chuẩn bị được gì cho việc triển khai một cuộc hành quân ngăn chặn.

        Suốt ngày 1 tháng 4, địch phản công yếu ớt. Pháo từ Plây Cần bắn lên quanh đồn vài chục quả kết hợp với máy bay ném bom xuống các mỏm đồi phụ cận. Mãi gần tối mới có một tốp trực thăng từ Măng Đen lên tăng viện cho lực lượng trong dồn khoảng một đại đội biệt kích.

        Trong tình hình lúc đó, kẻ địch chưa chịu bỏ mất địa bàn; chúng vẫn còn khả năng giữ đất, còn muốn chứng minh cho sự “đúng đắn” của “Việt Nam hóa chiến tranh”, cho vai trò của quân ngụy. Vì vậy, dù Đắc Siêng chỉ là một vị trí nằm cô lập, giá trị về chiến dịch, chiến thuật nói chung không lớn lắm, chúng cũng không bỏ. Nhất định chúng sẽ ra giải tỏa. Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định tăng cường thêm áp lực vây hãm, buộc địch phải ra giải tỏa nhanh hơn.

        Ngày 2 tháng 4 và tiếp những ngày sau, ta dùng ĐKZ, cối 82 và cối 120 liên tiếp bắn phá các vị trí trong đồn. Các chốt hỏa lực hỗn hợp của ta khống chế chặt khu vực sân bay và cổng đồn. Những đường hào giao thông đã đào tới khu vực hàng rào. Các mũi bộ binh bắt đầu những trận chiến đấu vô cùng quyết liệt ở khu vực đầu cầu.

        Đường không bị khống chế, đường bộ cũng bị cắt đứt hoan toàn. đồn Đắc Siêng rơi vào tình trạng cô lập và bị uy hiếp nghiêm trọng. Một số công sự sập đổ, kho tàng nổ tung; nhiều tên chết và bị thương; gạo, nước vơi dần. Những chiếc dù hàng do máy bay C123 từ trên cao thả xuống rơi ra ngoài tới hai phần ba. Bọn trong đồn kêu cứu đến lạc giọng.

        Sau phút bàng hoàng ban đầu, bộ chỉ huy địch giao cho biệt khu 24 tổ chức việc ứng cứu. Nhưng mãi bốn ngày sau, thế trận phân kích của địch mới được hình thành với cách sử dụng tới hai phần ba lực lượng dăng thành một vành đai xung quanh các căn cứ phía sau và chỉ dành có một phần ba lực lượng trực tiếp tung vào khu chiến, kẻ địch đã để lộ rõ ý đồ chỉ lo giải tỏa cho đồn Đắc Siêng. Chúng không còn đủ khả năng đánh bật ta ra khỏi toàn bộ khu vực. Lúc này địch tìm cách ngăn chặn ta đánh vào sở chỉ huy chiến dịch ở Đắc Tô. Thực sự chúng đã có một bước suy yếu mới.

        Ngày 3 tháng 4, địch bắt đầu lập một trận địa pháo 6 khẩu ở khu vực Pô Cô Hạ.

        Trong hai ngày 3 và 4 tháng 4, hai tiểu đoàn 22 và 23 của liên đoàn biệt động quân số 2 liên tiếp đổ xuống Đắc Còn và phía tây cầu Pô Cô Hạ, cách Đắc Siêng 7 ki-lô-mét về phía đông nam. Ý định của chúng là thiết lập ở đây một trận địa xuất phát cơ bản, kết hợp với trận địa phía trước của tiểu đoàn 1 biệt kích vừa đổ xuống cách Đắc Siêng 3 ki-lô-mét về phía nam để yểm hộ cho nhau đánh thẳng vào trận địa vây lấn của ta, rồi từ đó phá vỡ hoặc chí ít cũng làm rối loạn thế trận tiến công của ta.

        Bộ tư lệnh tiền phương chiến dịch quyết định cho đánh ngay vào tiểu đoàn 23.

        Ngày 4 tháng 4, tiểu đoàn 4 (trung đoàn 42) từ Ngọc Dơ Lang (ở phía tây cầu Pô Cô Hạ) và đồi Không Tên (ở phía bắc cầu) cho hai toán ra sục sạo thăm dò và chuẩn bị đường hành quân cho lực lượng biệt động. Địch chạm ta, phát hiện được một phần lực lượng ta, tiểu đoàn 23 lùi lại chiếm điểm cao 763, tiểu đoàn 22 củng cố lại vi trí Đắc Còn. Hai tiểu đoàn biệt động co cụm lại, dựa vào nhau để khỏi bị tiêu diệt và bỏ cả kế hoạch đi giải tỏa dự định vào tối ngày 5 tháng 4.

        Bộ đội ta phải khá vất vả mới xác định được vị trí ba cụm đóng quân của tiểu đoàn 23 biệt động trong một vạt sừng le rậm rạp.

        15 giờ 30 phút ngày 5 tháng 4, trung đoàn 66 bắt dầu nổ súng. Ở nhiều nơi, các đơn vị phải dùng mìn định hướng phát quang những bụi le mới bắn được B40, B41 vào công sự địch.

        Một cánh quân của tiểu đoàn 22 từ Đắc Còn sang ứng cứu bị đánh đau phải quay đầu chạy trở lại.

        Suốt từ sáng đến chiều ngày 6 tháng 4, quan sát những diễn biến ở phía địch, ban chỉ huy trung đoàn 66 phán đoán dịch sắp sửa rút chạy. Bọn bị thương có thể ra bãi trống chờ trực thăng bốc đi, còn đại bộ phận sẽ chạy bộ theo phía dông nam về Đắc Còn. Đội hình bao vây của ta được sắp xếp điều chỉnh lại.

        Sáng ngày 7 tháng 4, địch bắn pháo và ném bom dữ dội ở phía tây bắc. Từ trên điểm cao, tiểu đoàn 23 ngụy cũng cho nhiều toán lính đánh ra hướng này. Biết chắc đó chỉ là những hành động nghi binh, các chiến sĩ vẫn kiên trì chờ đợi.

        11 giờ 30, địch bắt đầu hành động đúng như ta dự kiến. Tổ hoả lực phục kích ở “bãi đáp” bấy giờ mới nổ súng đánh vào cả bọn bộ binh và lũ trực thăng đang hạ thấp độ cao, bắn rơi liền ba chiếc, khiến cho bọn còn lại phải bay vọt lên. Đại đội 11 cùng với các đơn vị trực thuộc của trung đoàn đánh tràn qua tuyến công sự thứ nhất, thứ hai rồi tiếp tục đuổi theo một sổ địch đang chạy về phía đông nam. Đại đội 9 và đại đội 10 chạy vòng lên đón đầu. Tên tiểu đoàn trưởng và 3 tên có vấn Mỹ bị bắn chết. Chỉ trong chốc lát, cả tiểu đoàn 23 biệt động quân bị xé ra từng mảnh nhỏ rồi bị tiêu diệt hoàn toàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 04:55:18 am »


        Lúc này, lực lượng biệt kích đổ xuống nam Đắc Siêng cũng bị tiểu đoàn 8 (trung đoàn 66) đánh thiệt hại nặng. Sở chỉ huy tiển đoàn 2 biệt động quân cũng bị bộ đội đặc công và pháo binh giáng những đòn đau. Sở chỉ huy chiến dịch của chúng nằm sâu mãi trong căn cứ Đắc Tô cũng đã có 20 tên bỏ mạng, 4 pháo lớn bị phá hỏng, 11 máy bay đỗ trên đường băng sân bay bị cháy rụi. Cả đến trận địa pháo lớn 10 khẩu ở Plây Cần cũng bị kiềm chế không thể tự do hoạt động được nữa. Toàn bộ đội hình chiến dịch của địch đều bị ta đánh. Bọn biệt động quân xưa nay vẫn được coi là lực lượng xung kích trong phản kích giải tỏa mới ra quân đã mình đầy thương tích, phải quay về củng cố và làm nhiệm vụ “giữ nhà”, bảo vệ tuyến sau cho đội hình chiến dịch. Kế hoạch giải tỏa Đặc Siêng của địch từ hướng nam lên đã bị phá sản hoàn toàn.

        Ớ chiến trường phía sau, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, các đơn vị chủ lực tại chỗ cũng giành được những thắng lợi to lớn. Phía Plây Cu, ta đánh vào sân bay Tân Tạo, Cù Hanh, A-rê-a, phá hủy nhiều máy bay, kho tàng... Tiều đoàn 631, đại đội đặc công 70, 90... tập kích vào trại huấn luyện, hậu cứ liên đoàn 2 biệt động và trung đoàn 47 cộng hòa gây cho chúng nhiều thiệt hại.

        Bọn địch lâm vào thế phía trước bị tiêu diệt, phía sau bị tiến công, tinh thần binh lính càng hoảng loạn. Các đội quân cơ động bị điều động như đèn cù, trung đoàn 47 lúc phải chạy lên hướng chính để tham gia giải tỏa, khi lại phải lùi về phía sau để bảo vệ vùng hậu cứ.

        Ngày 6 tháng 4, bộ binh ta được lệnh lui ra và chỉ để lại bộ phận pháo binh tiếp tục làm nhiệm vụ khống chế căn cứ Đắc Siêng.

        Đắc Siêng được mở vây, nhưng bọn địch trong đồn vẫn nơm nớp lo sợ trước sức ép còn mạnh mẽ của ta ở khu vực này. Những trận pháo kích dữ dội từ hướng Ngọc Bờ Biêng, từ hướng tây, hướng bắc Đắc Siêng vào Đắc Tô vẫn còn là nỗi kinh hoàng đến mất ăn, mất ngủ đối với địch.

        Ngày 11 tháng 4, máy bay trực thăng lại ồ ạt đổ tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) xuống cách Đắc Siêng 2 ki-lô-mét về phía đông bắc. Địch tiếp tục chuẩn bị cho đợt giải tỏa thứ hai.

        Từ khi tiểu đoàn 23 biệt động quân bị tiêu diệt, địch đã đoán biết được khu quyết chiến của ta ở nam Đắc Siêng. Do đó khả năng địch tiếp tục giải tỏa từ hướng nam lên không còn nhiều, và với cách đò quân hiện tại thì chúng đang có ý định giải tỏa gần. Phương hướng giải tỏa sẽ là phía tây và phía bắc Đắc Siêng.

        Ngày 12 tháng 4, Bộ chỉ huy chiến dịch có ý định chuyển khu quyết chiến lên phía bắc Đắc Siêng. Đây là khu vực ta có nhiều thuận lợi. Trung đoàn 28 đã chuẩn bị kỹ, lại có sẵn cả tuyến tiếp tế, thuận lợi cho công tác bảo đàm hậu cần. Còn về địch, ở khu vực này chúng sẽ phải tiếp tế khó khăn hơn, hỏa lực chi viện bị hạn chế.

        Ngày 13 tháng 4, tiểu đoàn 3 (trung đoàn 28) phát hiện được tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) của địch đang lén lút luồn rừng tiến lên hướng núi Éc. Các chiến sĩ lập tức chặn đánh, kiên quyết buộc chúng phải dừng tại trên điểm cao 629 để tạo tình huống chiến dịch mới.

        Tiểu đoàn biệt kích số 4 di chuyển từ phía đông sang phía tây Đắc Siêng. Chúng định cùng với tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) tổ chức một bàn đạp mới cho việc tiến quân lên núi Éc, kết hợp với một mũi đổ quân thẳng đứng của tiểu đoàn 3 (trung đoàn 42) đang được thực hiện ở ngay trên núi Éc. Chúng muốn chiếm lấy điểm chốt chiến dịch rất lợi hại có tác dụng khống chế cả một vùng rộng lớn ở phía bắc Đắc Siêng của các chiến sĩ trung đoàn 28, biến nó thành một bàn đạp để từ đó đẩy ta ra khỏi thung lũng Đắc Siêng.

        Suốt hai ngày 14 và 15 tháng 4, 111 lần chiếc máy bay đủ loại bắn phá xuống vùng đất nhỏ hẹp của núi Éc. Đỉnh núi như bị úp lên một chiếc mũ lửa chồng lồ. Rừng cây bị cháy trụi, mặt đất bị đào bới, tưởng chừng như đã bị hủy diệt hoàn toàn. Nhưng cái tập thể nhỏ kiên cường của các chiến sĩ bộ binh, súng cối và súng 12,7 vẫn tồn tại. Bom đạn ác liệt không khuất phục được họ. Từ trong các công sự, họ vẫn bình tĩnh bắn những luồng đạn thẳng căng vào đàn máy bay của kẻ thù. Đã có 9 chiếc trực thăng chở đầy lính bị rơi. Một số chiếc sà thấp đổ được quân. Những tên lính vừa nhảy ra đã phải chui vội xuống hố bom tránh những viên đạn cối. Chúng cụm lại, dựa vào nhau chống đỡ trước những mũi tiến công của ta do đại đội phó Lê Minh Hộ, trung đội trưởng Trọng Thoát dẫn đầu. Bọn chỉ huy trung đoàn 42 phải cho tiểu đoàn 3 của chúng nhảy lùi xuống cạnh khu vực của tiều đoàn 1.

        Trong khu vực phía bắc Đắc Siêng, như vậy là đã có 2 tiểu đoàn của trung đoàn 42 - lực lượng chủ yếu của cuộc hành quân giải tỏa mới. Một tiểu đoàn bi đánh đau phải co cụm lại. còn tiểu đoàn kia cũng bị một đòn phủ đầu phải đổ quân kéo dài.

        Tình huống chiến dịch đã xuất hiện!

        Đêm 16 tháng  4, theo lệnh của Bộ tư lệnh mặt trận Đắc Siêng, trung đoàn 66 chỉ để lại một bộ phận nhỏ sẵn sàng đánh chặn, tiêu hao, kiềm chế nếu địch sử dụng thêm một mũi tiến công theo trục đường 14 từ hướng nam lên, còn toàn bộ trung đoàn cấp tốc vận động lên hướng bắc cùng với trung đoàn 28 và tiểu đoàn 5 (trung đoàn 24) triển khai đánh địch ở khu quyết chiến mới.

        Thế trận đã cài xong. Bộ tư lệnh mặt trận Đắc Siêng quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt tiểu đoàn 1, ngăn chặn tiêu đoàn 3, sau đó sẽ tập trung tiêu diệt nốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 04:55:38 am »


        Tiểu đoàn 1 quân ngụy bị bao vây, bị tiến công liên tục suốt mấy ngày liền. Những khẩu ĐKZ ta đặt ở điểm cao phía đông bắn rất chính xác, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nguy cơ tiểu đoàn 1 bị tiêu diệt càng ngây càng rõ ràng.

        Địch đổ tiểu đoàn 4 xuống phía tây bắc Đắc Siêng để tiếp sức cho tiểu đoàn 3 đang cố đánh lên núi Éc. Nhưng cả hai tiểu đoàn này đều phải quay trở lại cứu nguy cho tiểu đoàn 1.

        Những tổ chốt hỗn hợp hỏa lực và bộ binh của trung đoàn 28 ở bắc Đắc Siêng đã chặn đứng được cánh quân của tiểu đoàn 4.

        Tiểu đoàn 7 (trung đoàn 66) bám chặt tiểu đoàn 3 (trung đoàn 42 ngụy), liên tiếp đánh những trận tiêu diệt nhỏ. Bọn địch bị dồn ép, lúng túng không sao thoát ra được, cuối cùng phải co cụm lại để tự cứu lấy mình.

        Các cánh quân ứng cứu của địch đều bị chặn. Phía Tân Cảnh, các phân đội ĐKZB của trung đoàn 40 cũng vừa đánh cho địch một đòn rất đau, phá hủy 4 khẩu pháo và một kho đạn dự trữ 600 tấn, một kho xăng và làm thiệt hại nặng trung đoàn bộ trung đoàn 42. Nắm lấy thời cơ, trung đoàn 28 cho tiểu đoàn 3 cùng với tiểu đoàn 8 của trung đoàn 66 mới đến tăng cường mở đợt tiến công vào quân địch.

        Đến 15 giờ ngày 22 tháng 4, trận đánh kết thúc. Trên trận địa, các chiến sĩ vận tải nhận bàn giao những bó súng chiến lợi phẩm và chuẩn bị giải 44 tên tù binh về phía sau.

        Diệt xong tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42), thế trận của ta càng thêm vững chắc. Ờ sườn phía đông nam núi Éc, tiểu đoàn 3 (trung đoàn 42 ngụy) bị cô lập hoàn toàn.

        Bộ tư lệnh Mặt trận chỉ thị: “Phải bao vây chặt. Kiên quyết đột phá, đánh đến đâu củng cố đến đó, tiến lên dứt điểm toàn bộ”.

        Ngay trong ngày 22 tháng 4, bộ đội đào công sự khép kín vòng vây, đặt tuyến công sự thứ nhất của địch trong tầm lựu đạn.

        Súng ĐKZ, 12,7 được đưa sát vào ngay sau lưng của đội hình bộ binh, tập trung bắn vào từng đoạn chiến hào của địch, yếm hộ cho các mũi bộ binh xung phong đánh chiếm từng mục tiêu vòng ngoài.

        Súng cối và ĐKZB của trung đoàn 40 chốc chốc lại bắn vào các trận địa pháo địch ở Plây Cần, Pô Cô Hạ. Bọn pháo thủ địch thỉnh thoảng mới dám ra khỏi hầm để bắn vội mấy quả đạn chỉ viện cho đồng bọn ở phía bắc Đắc Siêng.

        Từng tốp máy bay địch thay nhau lên ném bom, bắn phá. Đạn 12,7, đạn AK cửa bộ binh ta tới tấp bắn lên. Bọn giặc lái bị đẩy lên cao, nên bom cháy, bom phả ném xuống phần lớn rơi ra ngoài khu vực. Một chiếc trực thăng vừa đổ xuống đã bị trúng đạn bốc cháy, 5 chiếc khác đeo những kiện hàng dưới bụng chưa kíp thả cũng bị ăn đạn phòng không của ta, đâm sầm xuống đất.

        Tên trung đoàn trưởng trung đoàn 42 phải đích thân mò lên chỉ huy việc tiếp tế. Ngao ngán và thất vọng, hắn phải tính đến biện pháp cuối cùng, cho trực thăng đang lượn lờ ở xa đột ngột tăng tốc độ quay ngoặt lại lao vụt ngang trận địa, thả hàng. Nhưng quá nửa những kiện hàng được đạp xuống thột cách vội vã, lại rơi vào tay quân ta.

        Bọn địch ngày càng khốn quẫn. Vòng vây quân ta siết lại dần. Đạn dược của chúng đã gần cạn. Ở nhiều hướng, súng đại liên địch phải bắn phát một cầm.chừng. Mấy chục tên bị thương không mang đi được, khát nước đang kêu gào. Trong các ngách hào, những xác chết nằm phơi dưới nắng ngay trên các bờ công sự, bắt đầu bốc mùi hôi thối. Thêm vào đó rất nhiều đài quan sát của pháo binh, bộ binh ta nằm ngay gần mục tiêu, đã hiệu chỉnh cho những quả đạn cối 82, 120 liên tục bắn vào. Thần kinh của bọn địch căng ra như những sợi dây đàn.

        Trên đỉnh núi Éc, bầy trực thăng chở lực lượng cuối cùng của trung đoàn 42 ngụy từ phía Đắc Tô lên đang bị các dũng sĩ núi Éc đánh cho tơi bời, 7 chiếc bi bắn rơi, hơn ba chục tên nhảy được xuống đất phải co cụm lại để cứu lấy mình, còn đâu mà lo ứng cứu.

        5 giờ sáng ngày 28 tháng 4, tiểu đoàn 3 địch bị “vo tròn” lại, đến 7 giờ 30 phút thì bị ta “bóp bẹp” hoàn toàn. 361 tên bị chết, 86 tên bị bắt. Ta thu được 122 khẩu súng và đếm được 17 xác máy bay đủ loại.

        Đây là một trận đánh có hiệu suất chiến đấu cao. Các chiến sĩ Tây Nguyên đã sáng tạo một hình thức chiến thuật mới, dùng bao vây công kích để nâng cao trình độ đánh tiêu diệt các đơn vi địch đóng quân dã ngoại, từ đó đánh bại về cơ bản chiến thuật đóng chốt trên điểm cao vốn là một thành phần quan trọng trong chiến lược “quét và giữ” của chúng.

        Sau chiến dịch Đắc Siêng, Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi cán bộ và chiến sĩ Tây Nguyên:

        …“Đợt hoạt động vừa qua, các đồng chí đã nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn, chiến đấu liên tục, lập nhiều chiến công. Đặc biệt mặt trận Đắc Siêng đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng, bắt tù binh, thu vũ khí, hạ nhiều máy bay, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch; đã vây ép, giam chân địch, thu hút và kéo địch ra để tiêu diệt; hoạt động quân sự đã phổi hợp và hỗ trợ tốt cho phong trào quần chúng nổi dậy phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ nhiều nơi, góp phần phá âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến lược phòng ngự của địch…

        Với tinh thần dũng cảm chiến đấu, đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, các đồng chí đã vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo nâng cao hiệu quả chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

        Tiếp theo những phần thưởng cao quý trong các chiến dịch Plây Me (1965), Đắc Tô (1967), một lần nữa quân và dân Tây Nguyên lại được vinh dự đón nhận Huân chương Quân công giải phóng hạng nhất trong chiến thắng Đắc Siêng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 04:57:36 am »

     
2. SÁT CÁNH CHIẾN ĐẤU VỚI NHÂN DÂN HẠ LÀO VÀ NHÂN DÂN VÙNG ĐÔNG BẮC CAM-PU-CHIA.

        Trong lúc đang bận rộn chuẩn bi cho chiến dịch xuân hè, các chiến sĩ Tây Nguyên nhận được tin : ngày 18 tháng 3, đế quốc Mỹ tồ chức cho bọn tay sai phản động Lon Non - Xỉ-rích Ma-tắc làm đảo chính lật đổ ông hoàng Xi-ha-núc.

        Những ngày sau, tử Cam-pu-chia, những tin tức nóng bỏng lại tiếp tục truyền về: rất nhiều đơn vị lớn của bộ binh Mỹ và bộ binh ngụy Sài Gòn dã vượt qua biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. tiến sâu vào đánh phá ở vùng đường số 2, số 4, vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu và ở các tỉnh Môn-đun-ki-ri, Ra-ta-na-ki-ri.

        Ở phía Lào bọn lính Vàng Pao và lính đánh thuê Thái Lan dưới sự yểm trợ của không quân Mỹ đang ra sức lấn chiếm các vùng giải phóng của lực lượng cách mạng.

        Là những người sống và chiến đấu trên mảnh đất của Tổ quốc sát liền với hai nước bạn láng giềng, đã từng thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa vận mệnh của ba nước Đông Dương nên hơn ai hết, các chiến sĩ Tây Nguyên càng hiểu rõ âm mưu thâm độc mới của kẻ thù. Mở rộng xâm lược ra toàn cõi Đông Đương, đế quốc Mỹ muốn tạo ra một thế mạnh mới, lôi kéo Cam-pu-chia và Lào vào quỹ đạo của chúng, biến hai nước này thành những thuộc địa kiểu mới, cùng với chế độ phản động tay sai Nguyên Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam hình thành một khu đệm ngăn chặn làn sóng của phong trào giải phóng dân tộc. Mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia, dế quốc Mỹ còn thực hiện âm mưu thọc một mũi dùi hiểm ác vào sau lưng cách mạng miền Nam Việt Nam, tiêu diệt cơ quan dầu não kháng chiến của miền Nam, cắt đứt đường tiếp tế và phá hoại các cơ sở hậu phương.

        Với tinh thần hết lòng hết sức vì sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân ba nước Đông Dương, các đơn vị được lệnh sát cánh cùng bạn chiến đấu đã nô nức về tập trung nhận thêm trang bị, củng cố lại tổ chức cho phù hợp rồi nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ.

        Những đội quân tình nguyện đều mang trong lòng tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung, chân thành, tôn trọng nhân dân và lực lượng cách mạng bạn, chiến đấu dũng cảm, kiên cường nên dược nhân dân bạn tin cậy, yêu thương, giúp đỡ tận tình.

        Các chiến sĩ trung đoàn 24 đã chiến đấu thắng lợi ở Hạ Lào, cùng bạn Lào giải phóng tỉnh A-tô-pơ rồi hành quân cấp tốc quay xuống đông bắc Cam-pu-chia, bất ngờ đánh vào đồn Xiêm Pạng, phát triển tiếp sang phía tây, giải phóng quận lỵ Chén, Chei Xeng, Cho-em-san và thị xã Ta-ben-man-chay.

        Đi theo đường 19 tây, các chiến sĩ tiểu đoàn 394, tiểu đoàn 1 (trung đoàn 95) và tiểu đoàn 631, một số đại đội đặc công đã đuổi địch chạy dài suốt hai bên bờ sông Pô Cô và cùng với các đơn vị của Miền tiến vào Lom Phát, Bản Lung, Bô Keo.

        Sau gần hai tháng sát cánh chiến đấu cùng nhân dân hai nước, các chiến sĩ Tây Nguyên đã tiến công táo bạo, liên tiếp cùng với bạn Lào giải phóng tỉnh A-tô-pơ và cùng với nhân dân Cam-pu-chia giải phóng các tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Xtung Treng và Prê-a-vi-hia. Vùng giải phóng đông bắc Cam-pu-chia và Hạ Lào nổi liền với vùng giải phóng Tây Nguyên tạo nên cho cách mạng ba nước Đông Dương một căn cứ địa hoàn chỉnh và vững chắc để đưa cách mạng tiến lên.

        Đế quốc Mỹ và bọn tay sai bị giáng một đòn nặng có ý nghĩa chiến lược. Nhiều tên trong giới cầm quyền Mỹ về sau đã thú nhận việc mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia và Lào là một sai lầm có tính chất chiến lược.

*

*       *

        Ních-xơn đã thất bại trong việc mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia, thất bại trong âm mưu dùng Cam-pu-chia thọc một mũi dùi hiểm ác vào sau lưng cách mạng miền Nam. Nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, trong khi vẫn phải tiếp tục rút quân, từng bước xuống thang chiến tranh, chúng còn phản công cục bộ, giành giật với ta không những trên chiến trường Việt Nam mà còn cả trên chiến trưởng Cam-pu-chia và Lào.

        Ngày 8 tháng 2 năm 1971, những đơn vị “sừng sỏ” của quân ngụy Sài Gòn (có máy bay và pháo binh Mã yểm trợ, có bộ binh Mỹ giữ bàn đạp ở phía sau) bắt đầu ồ ạt tiến đánh vào Nam Lào. Chúng cho rằng cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh chiếm khu vực Đường 9 - Nam Lào, cắt đứt đường hành lang chiến lược của ta tức là phóng được một mũi dùi mới xuyên thủng dạ dày của cách mạng miền Nam. Đòn đánh này cũng hiểm ác không kém gì đòn đánh vào khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu chia, trong thời gian vừa rồi.

        Đoán biết được âm mưu, ý đồ và hướng hành quân cửa địch, quân và dân hai nước Việt - Lào đã dăng bẫy sẵn sàng chờ chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 05:09:37 am »

3. ĐẬP TAN NGAY TỪ ĐẦU CUỘC HÀNH QUÂN CỦA ĐỊCH RA VÙNG BA BIÊN GIỚI

        Theo kế hoạch cũ, Tây Nguyên sẽ dược tăng cường thêm sư đoàn 2 nên kế hoạch tác chiến của khối chủ lực cơ động sẽ là bao vây Đắc Siêng, kéo địch ra, tiêu diệt địch ở nam Đắc Siêng, ở đông, tây sông Pô Cô, rồi trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ này sẽ đánh thẳng vào Đắc Tô - Tân Cảnh, thực hiện nhiệm vụ giải phóng vùng tây bắc đắc Tô - Tân Cảnh. Ta dã làm một con đường vận chuyển từ binh trạm 37 (thuộc đường dây 559) lên thẳng khu Đắc Siêng. Bộ chỉ huy tiền phương của chiến dịch đã lên chỉ đạo triển khai những công việc chuẩn bị cuối cùng.

        Địch đánh ra Đường 9 - Nam Lào; sư đoàn 2 không vào Tây Nguyên nữa; Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho Tây Nguyên phải phối hợp chiến trường.

        Nhiệm vụ mới đó đặt ra cho Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên một số vấn đề cần phâi giải quyết kịp thời:

        - Lực lượng ít, vật chất có hạn, quyết tâm mở chiến dịch của khối chủ lực cơ động ở hướng cũ hay phải chuyển sang hướng mới?

        - Giữ vững quyết tâm giải phóng Đắc Tô – Tân Cảnh hay tạm thời gác lại?

        - Làm thế nào để phối hợp chiến trường đạt được yêu cầu “đúng lúc, kịp thời và dai sức”?

        - Làm thế nào diệt được nhiều sinh lực địch, kìm chân nhiều đơn vị địch, bảo vệ được kho tàng, hậu cứ và đoạn đường hành lang chiến lược đi qua Tây Nguyên.

        Sau khi cân nhắc kỹ giữa kế hoạch hoạt động cũ và nhiệm vụ mới vừa được giao, trên cơ sở lực lượng hiện có, Thường vụ Đảng ủy khẳng định: tình hình thay đổi, nhiệm vụ cũng đã thay đổi nên phải thay đổi quyết tâm cho phù hợp: cương quyết lật cánh chiến dịch về phía nam đường 18.

        Chuyển hướng chiến dịch về khu vực mới, ta có mấy điều lợi:

        - Địa hình bộ đội đã quen thuộc.

        - Gần hậu cứ, ở đây còn đủ đạn, gạo nên việc tiếp tế sẽ nhanh chóng, kịp thời.

        - Cùng một lúc làm được cả thấy nhiệm vụ của trên giao.

        Lúc Thường vụ Đảng ủy Mặt trận quyết định chuyển hướng chiến dịch cũng đúng vào lúc phía Chư Hinh, Chư Chóc, tây Kleng, trung đoàn 42 và liên đoàn 2 biệt động quân của địch do sư đoàn 22 trực tiếp chỉ huy bắt đầu ra sục sạo. Bộ tư lệnh Mặt trận nhận định đây là giai đoạn đầu của cuộc hành quân thăm dò, chuẩn bị bàn đạp cho một mũi tiến quân phối hợp với cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, nên chúng sẽ còn tiến lên phía bắc, ra vùng ba biên giới để đánh phá kho tàng, đánh phả hành lang chiến lược ở đoạn chạy qua vùng này.

        Trước tình hình và nhiệm vụ mới, chuyển hướng chiến dịch về nam đường 18, thực tế là một chủ chương chính xác kịp thời.

        Ngày 14 tháng 2, lúc các trung đoàn 28, 40, 66 bắt đầu chuyển hướng hành quân thì địch cũng sực sạo đến khu vực Cà Đin - xóm 9 và hai bờ sông Sa Thầy. Các chiến sĩ phải chạy đua với địch, phải chặn đánh khi chúng ra xa căn cứ.

        Tin chiến thắng từ Đường 9 - Nam Lào dội về càng giục giã bước hành quân của các chiến sĩ.

        Ngày 21 tháng 2, bọn địch cho trực thăng cẩu 4 khẩu pháo xuống điểm cao 1030.

        Ngày 26 tháng 2, từng đàn máy bay trực thăng chở bộ chỉ huy nhẹ của trung đoàn 42 cùng với tểều đoàn 2 và một pháo đội từ Chư Hinh chuyền về Ngọc Rinh Rua và chở bộ chỉ huy nhẹ sư đoàn 22 và tiểu đoàn 4 (trung đoàn 42) từ Kleng lên Plây Cần.

        Tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42 ngụy) và tiểu đoàn 2 biệt động quân vẫn hành quân bộ tiến dần lên phía bắc.

        Để tạo thời cơ chiến dịch, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định tập trung bao vây tiêu diệt tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42) là tiểu đoàn mạnh nhất, gần ta nhất và lại đi đầu đội hình sục sạo của địch. Bao vây tiêu diệt tiểu đoàn 1, quân địch tất phải ứng cứu và sẽ sa vào thế trận của ta.

        Ngày 27 tháng 2, bộ phận đi trước của tiểu đoàn 7 (trung đoàn 66) chạm địch ở điểm cao 842, nổ súng diệt một số nhưng không bao vây được nên tiểu đoàn 1 (trung đoàn 42 ngụy) lợi dụng đêm tối di chuyển đi nơi khác.

        Sáng ngày 28 tháng 2, ở phía bắc điểm cao 935, một phân đội hỗn hợp của ta gồm đại đội 5 (tiểu đoàn 8 ) và đạt đội 49 súng máy 12,7 của trung đoàn 40 phát hiện tiểu đoàn 1 địch tiến lên vị trí chốt của mình. Các chiến sĩ đồng loạt nổ súng và xuất kích diệt địch. Bị đánh chặn đầu dữ dội và bất ngờ, cánh quân địch quân lại rồi lùi về co cụm trên điểm cao 935. Hai tiểu đoàn 7 và 8 (trung đoàn 66) kịp thời vận động đến bao vây. Tiểu đoàn 9 (trung đoàn 66) được điều lên chiếm điểm cao 923 sẵn sàng chặn đánh không cho tiểu đoàn 22 biệt động sang ứng cứu. Tiểu đoàn 3 (trung đoàn 28) tiến vào nam điểm cao 875, hình thành thêm vòng vây thứ hai của chiến dịch.

        7 giờ sáng ngày 1 tháng 3, trận công kích vào tiểu đoàn đích ở điểm cao 935 bắt đầu. Trong đội hình, các chiến sĩ xung kích đại đội 2 tiểu đoàn 7 (trung đoàn 66) nổi bật lên với tác phong xuất kích kiên quyết, xung phong mạnh mẽ, đánh mạnh, đánh gần, truy kích đến cùng. Trong lửa đạn, khói bom mù mịt của ké thù, các chiến sĩ đại đội 1 vận tải vẫn xông lên tiếp đạn kịp thời cho pháo thủ, thực hiện quyết tâm: “bộ đội cần, vận tải có mặt, quyết không vì hậu cần mà làm ảnh hưởng đến chiến đấu”.

        Một phân đội cối 82 của trung đoàn đã bắn nổ tung kho đạn địch trên điểm cao 1030, phá hủy 4 khẩu pháo 105 và giết chết một số lớn bọn lính tiểu đoàn 2 (trung đoàn 42) vừa chân ướt chân ráo từ trên trực thăng nhảy xuống định cùng với tiểu đoàn 22 biệt động quân đi cứu viện cho tiểu đoàn 1.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 05:13:10 am »


        12 giờ trưa, đợt công kích thứ hai vào điểm cao 935 lại tiếp tục Các loại hỏa lực cối, ĐKZ, 12,7, súng phun lửa, B40, B41... tập trung bắn chế áp phá hủy thêm nhiều công sự địch. Các chiến sĩ đại đội 2 thọc sâu vào tuyến trong, đánh trúng sở chỉ huy địch, tạo điều kiện cho các đại đội bạn xung phong. Đến 14 giờ, tiểu đoàn 7 hoàn toàn làm chủ trận địa. Tiểu đoàn 1 địch bị tiêu diệt, 72 tên bị bắt, 5 trực thăng bị bắn rơỉ. Với chiến thuật bao vây công kích, tiểu đoàn 7 đã nâng tốc độ đánh tiêu diệt lên một bước mới.

        Ngày 3 và 4 tháng 3, trung đoàn 66 tiếp tục tiến công đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2 (trung đoàn 42) và tiểu đoàn 22 biệt động.

        Chỉ trong 6 ngày ra quân, quân ngụy bi diệt gọn 1 tiểu đoàn, 2 tiểu đoàn khác bị đánh mất sức chiến đấu. Sư đoàn 22 ngụy buộc phải cho lực lượng còn lại rút chạy khỏi vùng núi Ngọc Tô Ba.

        Cuộc tiến công ra vùng ba biên giới để phối hợp với cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của địch bị đạp tan ngay từ trong giai đoạn triển khai.

        Quân địch từ tiến công phải rút về phòng ngự ở tuyến Plây Cần, Đắc Mót, Tân Cảnh. Không bỏ lỡ thời cơ, ta chủ trương từ phản công chuyển sang tiến công để phát huy quyền chủ động liên tục trên chiến trường, đẩy địch vào thế bị động và buộc chúng phải bỏ hẳn ý đồ đánh ra vùng ba biên giới.

        Hướng tiến công của ta lần này nhằm vào điểm cao Ngọc Rinh Rua là điểm khống chế có vi trí chiến thuật quan trọng trong tuyển phòng ngự của địch. Địch đã đặt ở đây một căn cứ hỗn hợp bộ binh, pháo binh. Diệt được Ngọc Rinh Rua thì tuyến phòng ngự Plây Cần - Đắc Mót - Đắc Tô sẽ bi uy hiếp trực tiếp, buộc địch phải ra giải tỏa. Ta sẽ nhử địch vào khu quyết chiến xung quanh Ngọc Rinh Rua.

        Đêm 30 tháng 3, các chiến sĩ tiểu đoàn 7, đại đội 19 đặc công và các chiến sĩ ĐKZ của trung đoàn 66 bí mật gỡ mìn, cắt rào kẽm gai bao quanh Ngọc Rình Rua, tiến vào ém quân quanh cứ điểm địch.

        Trung đoàn 28 và trung đoàn 311 cùng bộ phận còn lại của trung đoàn 66 cũng đã chiếm lĩnh xong các vị trí chặn địch ở Đắc Tô lên, Đắc Mót vào.

        5 giờ ngày 31 tháng 3, tiếng mìn định hướng của tiểu đoàn 7 nổ rền mở màn trận tiến công. Trong lúc tiếng vọng của bộc phá và mìn định hướng còn âm vang trong vách núi, thì từ ba hướng, chiến sĩ ta bật dậy lao qua cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Mũi hướng đông và hướng bắc gặp khó khăn, bộ đội bị hỏa lực địch ngăn chặn. Ở hướng chính phía đông bắc còn vướng một hàng rào. Hai khẩu đại liên của địch bắn chéo cánh sẻ như đổ đạn ra cửa mở. Một số chiến sĩ bị thương. Đại đội trưởng đại đội 2 Nguyễn Văn Doãn nhanh trí lấy khẩu B40, lựa thế bắn liền 2 quả, dập tắt 2 hỏa điềm lợi hại, yểm hộ cho Vương Văn Chài ôm bộc phá tiến lên. Sau chớp lửa sáng lòa, lớp rào cuốì cùng bị tung đi một mảng lớn. Doãn và Chài dẫn đầu đội hình xung kích lao qua màn khói, thọc nhanh vào chiêm lô cốt đầu cầu rồi phát triển sang phía phải diệt thêm lô cốt thứ hai và thứ ba, bắt tên tù binh đầu tiên của trận đánh. Chớp thời cơ đó, tổ xung kích của Vương Văn Chài vừa tạo được, các tổ xung kích khác liên tiếp lao vào mở rộng phạm vi tiến công. tám lô cốt và một số công sự đã bị ta đánh chiếm, khu cố vấn bị diệt. Ba tên Mỹ bị các chiến sĩ gí súng vào mạng sườn phải đưa tay chịu trói.

        Các mũi bạn chưa vào được. Địch tập trung đối phó với đại đội 2 và chiếm lại một số khu vực. Đại đội trưởng Doãn bị thương nặng, chính trị viên Bảy và chính trị viên phó Quyết cùng với 8 chiến sĩ kiên quyết trụ bám, đẩy địch ra khỏỉ từng căn hầm, từng công sự, khôi phục lại các vị trí và tiếp tục phát triển sâu vào bên trong.

        Pháo địch bắn tới. Các đội kiềm pháo của trung đoàn 40 lập tức bắn trả, 6 khẩu pháo với ngót 30 tên pháo thủ cùng 5 xe địch bị tan xác.

        Hai khẩu ĐKZ được điều vào bên trong hàng rào chi viện trực tiếp cho bộ binh. Đến 10 giờ đại đội 2 chiếm được một phần ba cứ điểm, đại đội 3 dược lệnh bỏ hướng đông, theo cửa mở của đại đội 2 vào chiến đấu. Địch bị hất xuống khu tây nam điểm cao.

        Máy bay AD6, A37 từng tốp thay nhau giội bom xung quanh hàng rào, lửa na-pan chảy rừng rực trên các khu cửa mở. Súng cao xạ 12,7, súng AK của bộ binh ta tới tấp bắn lên. Hàng chục chiếc trực thăng bay tới. Lợi dụng lúc đồng bọn phóng rốc-két, bắn đạn 20 mi-li-mét chia cắt quân ta, hai chiếc sà xuống đinh bốc bọn chỉ huy. Vương Văn Chài giương sủng bắn một loạt đạn ngắn, chiếc trực thăng rơi bịch xuống hàng rào. Một chiếc khác bị đạn cối bắn trúng cháy bùng lên khi mới vừa chạm đất.

        Đại đội 1 đánh bật được bọn địch ngăn chặn và từ hướng bắc tiến vào. Bên trong, các chiến sĩ tiểu đoàn 7 hình thành 4 mũi thọc sâu đánh vào sở chỉ huy, khu thông tin và trận địa pháo. Khu trung tâm căn cứ bị đánh chiếm. Máy bay đích thả hỏa mù vào bên trong cứ điểm và giội bom cháy xung quanh, tạo một bức màn khói che mắt ta cho bọn tàn quân tháo chạy. Một tiểu đội bộ binh và một tiểu đội súng cối của đại đội 3 vận động ra phục sẵn ở phía nam “cất vó” không sót một tên nào.

--------------------------
        1. Trung đoàn 31 thuộc sư đoàn 2 vào tăng cường cho Tây Nguyên cuối tháng 3; tháng 6 lại về Quân khu 5.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 05:13:27 am »


        Tiểu đoàn 7 (trung đoàn 66) một lần nữa lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mở ra một bước phát triển mới cho lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên: tiêu diệt một tíểu đoàn địch trong công sự vững chắc giữa ban ngày và ngay trong tầm phi pháo ác liệt.

        Vương Văn Chài, người chiến sĩ xung kích số một của đại đội 2 đã phá tung cửa mở trước nhất, đánh chiếm lô cốt đầu cầu trước nhất, bắt tù binh trước nhất, bắn rơi máy bay trước nhất và đánh chiếm sở chỉ huy địch trước nhất, rất xứng đáng dược mang danh hiệu “Dũng sĩ 5 nhất” mà cả đơn vị đã tin yêu trao tặng.

        Ngay trong đêm, đại đội 8 pháo binh (trung đoàn 40) được lệnh cấp tốc lên Ngọc Rình Rua lấy pháo địch bắn vào Đắc Tô. Trên trận địa, 4 khẩu pháo địch đang quay nòng về phía hậu cứ ta với những đống đạn chất cao vàng chóe. Chính những khâu pháo này gây thương vong cho đồng đội, bắn phá buôn làng cửa đồng bào, phải quay ngược lại bắn trả vào đầu giặc. Đại dội trưởng Phạm Ngọc Minh cùng các chiến sĩ đại đội 8 gấp rút kiểm tra pháo, đạn, chuẩn bị trận địa. Một khẩu bị xẹp lốp, một khẩu bi vỡ kính ngắm và trong buồng đạn của mỗi khẩu các chiến sĩ còn lôi ra được một khối bộc phá lớn, địch chưa kịp giật nụ xòe.

        Sáng ngày 1 tháng 4, sương mù vừa tan, căn cử đích ở Đắc Tô và dọc đường 18 hiện rõ trong kính ngắm. Những khẩu pháo chiến lợi phẩm bắt đầu nhà đạn. Pháo thủ số 1 Hà Tiến Chiến thành thạo điều khiển nòng pháo mất máy ngắm, lúc sang phải, lúc sang trái, lúc nâng lên, hạ xuống theo lệnh hô của khẩu đội trưởng Đỗ Đắc Toàn, cùng đồng đội đưa những quả đạn giội chính xác vào các mục tiêu. Trong căn cứ Đắc Tô 2, một kho hàng bốc cháy, một khu nhà lính đổ sập, hai khẩu pháo địch gãy rời. Cả khu vực Đắc Tô - Tân Cảnh rung chuyển trong tiếng gầm của đạn pháo trả thù.

        Từ hướng Công Tum, 1 chiếc OV10 bay lên nghiêng ngó chỉ điểm cho mấy chiếc AD6 ném bom vào trận địa. Một tốp trực thăng vũ trang sà xuống bắn đạn 20 mi-li-mét vào các công sự pháo. Khói lửa cuộn lên, một số chiến sĩ bị thương, nhưng những pháo thủ kiên cường của đại đội 8 vẫn tiếp tục lao đạn, lấy phần tử bắn, giội lửa xuống căn cứ địch. Các chiến sĩ đại đội 8 pháo binh (trung đoàn 40) đã mở đầu cho phong trào thi đua “đoạt pháo dịch, diệt địch” trong lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên.

        Mất Ngọc Rinh Rua, địch để mất một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự tây nam Tân Cảnh. Suốt từ ngày 1 đến ngày 16 tháng 4, bọn ngụy xua 20 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 22, 23 và liên đoàn 2 biệt động quân, lữ đoàn 2 dù lên khu vực Ngọc Rinh Rua để mở những đợt phản kích.

        Đặc điểm của khu quyết chiến là nằm kề ngay tuyến phòng ngự cơ bản cửa địch, đồng thời cũng là tuyến xuất phát phản kích, nên rất khó bao vây chặt. Địch dễ chạy, lại tập trung được nhiều hỏa lực pháo binh chi viện. Nắm được những đặc điểm đó, ta kết hợp thế trận bố trí sẵn với cơ động cao, giữ bí mật bất ngờ lừa địch từng bước bằng cách “thả mồi” nhường cho địch vài vị trí có lợi, kéo địch vào sâu, sau đó dùng lực lượng bố trí sẵn chặn lại tiến công kiên quyết không cho chúng chạy. Lúc đó lực lượng cơ động mau chóng hình thành bao vây phía sau, thực hành tiến công tiêu diệt địch. Bằng cách đó, xung quanh Ngọc Rinh Rua, ta đã làm cho lực lượng của quân đoàn 2 ngụy không chịu đựng nổi, phải cầu cứu đến lực lượng tổng dự bị. Cũng tại đây ta đã diệt được 3 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn khác.

        Bọn địch rất hoang mang vì đến đâu cũng bi đánh, bị diệt. Tiểu đoàn 4 (trung đoàn 42 ngụy) từ điểm cao 867 đi xuống lọt vào khu trú quân của tiểu đoàn 8 của ta. Các chiến sĩ nuôi quân củng với một khẩu đội cối 82 đã nổ súng chặn địch. Nghe tiếng súng, một trung đội của đại đội 7 trên đường từ trận địa trở về chạy tới hiệp đồng, giữ chặt địch lại cho ban chỉ huy tiểu đoàn 8 có thời gian điều thêm lực lượng tới đánh chứng thiệt hại nặng.

        Trong lúc các trung đoàn 66, 28 và tiểu đoàn 7 (trung đoàn 3) đánh địch ở khu vực Ngọc Rinh Rua, các chiến sĩ đặc công tập kích vào Trí Lễ, Đắc Tô diệt 73 xe quân sự và nhiều tên địch. Các chiến sĩ pháo binh kiềm chế gắt gao các trận địa pháo địch, phá huỷ, phá hỏng 23 khẩu. Trên đường 14, 18, các đoàn xe tiếp tế, chở quân của địch cũng liên tiếp bị chặn đánh.

        Cả phía trước, phía sau bọn địch đều bị tiến công. Ở vùng bắc Công Tum, sĩ quan, binh sĩ các đơn vị của quân đoàn 2 lại diễn lại cảnh tranh cướp, bắn giết nhau bám càng máy bay trực thăng Mỹ chạy khỏi “vùng đất chết” như những bậc “đàn anh” của chúng ở Đường 9 - Nam Lào.

        Ý đồ của địch hành quân ra đánh phá hậu cứ, hành lang chiến lược của ta ở Tây Nguyên hoàn toàn bị đập tan. Bộ đội Tây Nguyên đã thu hút, giam chân một lực lượng lớn chủ lực cơ động của quân đoàn 2, thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp chiến trường. Trong trận đánh Ngọc Rinh Rua, do bộ đội có quyết tâm cao, cán bộ chỉ huy kiên quyết, táo bạo, giải quyết được bước đầu có hiệu quả việc kiểm diệt pháo địch, khống chế máy bay, nên ta đã nâng được trình độ đánh công sự vững chắc lên một bước mới: đánh ban ngày và trong một thời gian ngắn. Điều đó mở ra cho bộ đội lòng tin mới, làm tiền đề thắng lợi cho nhiệm vụ đánh vào các tuyến phòng ngự của địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 05:48:51 am »


4. PHÁ VỠ KẾ HOẠCH “BÌNH ĐỊNH” CỦA ĐỊCH Ở KHU VỰC NAM THỊ XÃ PLÂY CU

        Để đánh địch một cách toàn diện và giáng cho chúng đòn đau hơn nữa, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên cho mở tiếp mặt trận thứ hai phối hợp kịp thời với những hoạt động của khối chủ lực cơ động trên hướng bắc Công Tum, đánh vào bọn “bình định”, thành phần cơ bản thứ hai của chiến dịch phản công của kẻ địch.

        Chọn trọng điểm phá ấp giành dân ở khu vực tam giác Phú Nhơn - Phú Thiện - Mỹ Trạch nhằm vào nơi địch yếu và có nhiều sơ hở, ta có điều kiện tiêu diệt, làm tan rã hệ thống kìm kẹp của đích từ quận đến xã, phá từng mảng hệ thống “ấp chiến lược”; thu hút, giam chân, tiêu diệt một bộ phận quân chủ lực địch; xây dựng và phát triển chiến tranh du kích, tạo bàn đạp cho chủ lực hoạt động; củng cố đường hành lang Đông - Tây nối liền hai vùng giải phóng Gia Lai và Đắc Lắc.

        Lực lượng ta ở khu vực trọng điểm, ngoài trung đoàn 95 và các đơn vi tăng cường (tiểu đoàn 20 đặc công, tiểu đoàn 6 của trung đoàn 24) còn có các đơn vi bộ đội địa phương, dân quân du kích của hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc. Ở đây địch đã biến mỗi “ấp chiến lược” thành một vi trí phòng thủ tương đối vững chắc, nên đòn tiến công quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp phá vỡ từng mảng “ấp chiến lược”, tiêu diệt và làm tan rã lớn lực lượng kìm kẹp, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ.

        Đêm 15 tháng 3, tiểu đoàn 20 tiến vào chi khu quận lỵ Phú Nhơn. Vì phải chuyển sang cường tập, nhiều chiến sĩ ta lập tức nằm đè lên hàng rào làm cầu cho đồng đội vượt lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu, rồi tỏa nhanh ra các mục tiêu. Đại đội 1 bộ binh (tiểu đoàn 1) cũng tiến vào phối hợp. Sau 4 giờ chiến đấu, ta diệt gọn 2 đại đội bảo an, 1 trung đội công binh Mỹ, 1 trung đội thiết giáp cùng với toàn bộ lực lượng cảnh sát và cơ quan hành chính.

        Cùng lúc đó, đại đội 2 (tiểu đoàn 394) diệt đồn bảo an Plây Kly Phun, bắt sống tên quận phó Phú Nhơn.

        Đại đội 19 diệt bọn tề ác ôn sống lưu vong ở Đôn Hòa. Đồng bào hai ấp Tung Mơ, Tung Dao được mở kèm, sung sướng đi theo đội công tác và dân quân huyện 5 (Gia Lai) trở về quê cũ.

        Trong một đêm, một chi khu quận lỵ bị diệt, hàng chục “ấp chiến lược”, khu dồn ở xung quanh bị phá tan. Hệ thống kìm kẹp của địch trong một khu vực rộng lớn đang rung chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phía Phú Thiện, Mỹ Trạch, Quang Nép nổi dậy. Kể hoạch “bình định” ở khu vực này của địch dang có nguy cơ đổ sụp. Quân đoàn 2 phải tức tốc điều động quân đối phó.

        Mờ sáng ngày 16 tháng 3, 2 chiến đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe bọc thép địch từ hai phía đánh ép vào Phú Nhơn. Trên địa hình trống trải và bằng phẳng, địch phát huy được sức mạnh của máy bay, pháo binh, xe tăng, xe bọc thép. Mặt đất bi cày xới, đất đá tơi vụn ra. Nhưng từ trong những công sự đã sụt lở, các chiến sĩ đầu tóc bi cháy sém vẫn bám trụ, giữ vững vi trí chiến đấu của mình.

        Đại đội 9 (tiểu đoàn 6) cùng với 2 khẩu đội cối của đại đội 12 và đại đội 13 chốt giữ buôn Dung và buôn Tao Cho đã đánh lui bảy đợt xung phong của gần 2 tiểu đoàn và 1 chi đội xe bọc thép, diệt 1 đại đội địch.

        Đại đội 18 công binh được 200 đồng bào xã E 14, E15 (huyện 5 Gia Lai) góp sức, bố trí hai bãi mìn và ba bãi vật chướng. ngại, diệt 7 xe M113 cùng với 80 tên lính ngụy ở nam, bắc Phú Nhơn.

        Năm ngày địch phản công là năm ngày chúng liên tiếp bị thất bại. Vì tập trung quân đối phó nên nhiều nơi bị sơ hở. Giải tỏa không được, lại còn mất thêm các ấp Plây Thơi, Plây Mun, Đê A lăng, Gô Cung và các khu đồn lớn Plây Lon Dù, Plây Lon Ngó, Quang Nép. Bọn địch phải lùi lại củng cố và chuẩn bị cho cuộc phản kích lần sau.

        Lực lượng ta phối hợp tương đối tốt giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, đánh đồng loạt vào hệ thống kìm kẹp, phát động quần chúng nổi dậy có trọng điểm, từng bước tạo được thế liên hoàn.

        Ngày 20 tháng 3 trung đoàn 95 chuyển hướng tác chiến xuống vùng nam bắc Plây Bô; hình thành một thế trận tiêu diệt quân chủ lực địch, kìm hãm chúng, tạo điều kiện cho các nơi khác diệt kẹp, giành dân phát huy thắng lợi.

        Đêm 1 tháng 4, súng cối và ĐKZ ta pháo kích dữ dội vào đồn Mới, gây cho địch những  thiệt bại nặng. Trong lúc đó đại đội 1 (tiểu đoàn 1) cùng với các đội công tác đột nhập vào buôn Sâm ấp Plây Bôi. Gần 1.000 đồng bào được mở kèm đã phá rào mang đồ đạc về vùng giải phóng và trải ra các làng ở phía đông đường 14. Chiến đoàn 45, 47 cùng với 2 chi đoàn thiết giáp địch lại bị hút vào khu chiến mới.

        Ở trận địa buôn Sâm, 3 đại đội bộ binh và 14 xe tăng địch chia thành ba mũi đánh vào đại đội 3, tiểu đoàn 1 và một khẩu đội ĐKZ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 05:49:16 am »


        Ngay phút đầu, ta tiêu dỉệt hai xe tăng, địch lùi ra lại bị bồi tiếp một quả mìn định hướng. Máy bay địch kéo tới bắn phá, ném bom suốt 7 giờ liền rồi mới dám cho bộ binh tiếp tục tiến vào. Khẩu ĐKZ bị địch bắn hỏng, anh em dùng thủ pháo, lựu đạn diệt địch.

        Trận địa vẫn được giữ vững. Xung quanh chốt buôn Sâm có 90 xác giặc và 4 xác xe tăng nằm ngổn ngang. Riêng các chiến sĩ ĐKZ đã diệt 40 tên địch và bắn cháy 2 xe.

        Trong 7 ngày địch bị diệt 2 đại đội, bị thiệt hại nặng 7 đại đội khác, bị phá hủy 31 xe tăng, xe bọc thép, 4 khẩu pháo và 2 máy bay.

        Đêm 10 tháng 4, tiểu đoàn 6 đột nhập vào Plây Keng Dếch, giải phóng hơn một nghìn dân, phá tan “ấp chiến lược” cuối cùng của địch trong khu vực quận lỵ Phú Nhơn và Plây Bôi, Phú Quang.

        Sau trận này, trung đoàn quyết định cho lực lượng lui về phía tây chiếm địa hình có lợi để dụ địch vào sâu hơn nữa.

        Đêm 14 tháng 4, ở tây bắc buôn Sâm 4 ki-lô-mẻt, tiểu đoàn 394 đã đánh một trận xuất sắc diệt gọn tiểu đoàn 2 (trung đoàn 45 ngụy), kết thúc giòn giã đợt hoạt động thứ hai của trung đoàn.

        Sau đó địch đưa 8 tiểu đoàn của trung đoàn 44. 45, 47, 53 và 1 tiểu đoàn biệt động về xây dựng lại hệ thống phòng thủ xung quanh Phú Nhơn, Phú Thiện, ngã ba Mỹ Trạch và dọc hai bên dường 14, 21, đường 7, củng cố lại hệ thống ngụy quyền, líp lại một số khu vực mới mất.

        Sau 20 ngày củng cố, rút kinh nghiệm và có thêm trung đoàn 24 từ Cam-pu-chia trở về, ngày 20 tháng 5, các chiến sĩ ta lại tiếp tục ra quân bước vào trận chiến đấu mới. Địa bàn tác chiến kéo dài từ vùng Mỹ Trạch, Phú Nhơn tới nam cầu Ia Hleo. Ở đó ta đã căng địch ra chọn chỗ địch yếu nhất mà tiến công.

        Trung đoàn 24 đánh thiệt hại nặng nhiều đại đội và diệt gọn một chi đội xe bọc thép ở Mỹ Trạch. Trung đoàn 95 lừa địch ra xa đường 14, bố trí thành thế trận đánh vận động nên đã tạo được thế mạnh hơn hẳn địch, diệt gọn tiểu đoàn 2 (trung đoàn 45 ngụy) vừa mới thành lập lại và đưa ra chiến dấu ở vùng núi Chư Kia và điểm cao 364.

        Sau đó, ngày 12 tháng 6, trung đoàn chuyển xuống pháo kích Cẩm Ga và cho tiểu đoàn 394 kiên trì phục kích ở bác Cẩm Ga, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 (trung đoàn 45 ngụy), diệt gọn 1 chi đội xe bọc thép trên đường chúng kéo quân từ Phú Nhơn về cứu viện, kết thúc thắng lợi chiến dịch phá ấp giành dân ở vùng trọng điểm và trên cả chiến trường.

        Qua 3 tháng hoạt động, chúng ta đã giành lại quyền làm chủ với nhiều mức độ khác nhau cho 20.725 người; giáo dục cho 1.033 gia đình và 772 binh sĩ ngụy hiểu rõ chính sách của cách mạng; 18 trung đội dân vệ, phòng vệ dân sự rã ngũ và mang súng ra hàng; 13 nghìn lượt người đã đứng lên đấu tranh chống địch dồn làng, bắt lính và chống đàn áp, bắn phá. Một khí thế cách mạng mới đã dấy lên và ngày càng phát triển trong các vùng tạm chiếm ở đô thị và nông thôn Tây Nguyên.

        Sáu tháng qua, bọn địch liên tiếp bi bất ngờ. Vừa bị đòn phủ đầu ở Ngọc Tô Ba, đã phải lo chống đỡ với đòn đánh ở Phú Nhơn, Phú Thiện. Đang lúng túng ở Phú Nhơn, Phú Thiện thì đòn tiến công mới cửa đối phương lại giáng xuống khu vực Ngọc Rinh Rua. Bọn chỉ huy quân đoàn 2 ngụy đầu óc rối mù. Tinh thần sĩ quan, binh lính suy sụp. Hầu như toàn bộ chủ lực quân đoàn 2 đã bất lực trong phản kích giải tỏa trước sức mạnh tiến công của chủ lực ta có số lượng ít hơn rất nhiều. Trong phản công, quân địch bị đánh bại nhanh chóng, không dám trụ lại chống đỡ, đã rút chạy chiến dịch, Trong phòng ngự, chúng không giữ được điểm ở tiền duyên, bất lực cả trong phân kích ở khu vực sát nách tuyến phòng ngự cơ bản.

        Trên mặt trận “bình định”, quân chủ lực ngụy là lực lượng nòng cốt cũng đã phải lùi một bước mặc dù chúng phát huy được mọi thứ hỏa lực của phi pháo, xe tăng, xe bọc thép.

        Quân đoàn 2 dã dốc túi tới 25 trong số 31 tiều đoàn chủ lực của mình mà vẫn không đủ đối phó. Chúng phải xin thêm 6 tiểu đoàn của 2 lữ đoàn dù dự bi chiến lược. Nhưng càng tung quân ra nhiều thì càng bi tiêu diệt lắm. Hơn 80% tổng số đơn vị chủ lực ngụy tham chiến đã bị tiêu diệt và bị đánh thiệt hại.

        Nhiều đơn vị chủ lực của ta đã diệt gọn từng tiểu đoàn, đánh quỵ, đánh thiệt bại từng trung đoàn địch ngoài dã ngoại và bước đầu đã đánh địch trong công sự vững chắc thành công.

        Điều đó cho phép ta khẳng định một điều quan trọng: “Chủ lực ta mạnh hơn hẳn chủ lực quân đoàn 2 ngụy”1. Ngày 29 tháng 6 năm 1971, đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đẩng đã nhận xét:

        “…Ở đồng bằng Khu 5 và Tây Nguyên, địch đã thất bại rõ ràng. Ở đây ta và địch giằng co nhau quyết liệt, ta vẫn nắm được quyền chủ động chiến trường và giữ vững thế ba vùng hỗ trợ lẫn nhau...”2.

--------------------------
        1. Trích Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên, tháng 7 năm 1971.

        2. Trích điện số 476 của đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp Trung ương Đảng gửi Trung ương Cục, ngày 29 tháng 6 năm 1971.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM