Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:22:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước  (Đọc 26341 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:16:09 am »


3. LỜI THỀ SON SẮT VÀ NHỮNG THỬ THÁCH CHƯA TỪNG CÓ

        Bước sang năm 1969, chiến trường Tây Nguyên gặp khó khăn lớn về đạn dược, thuốc men, quân trang và nhất là lương thực. Hình dung dược những khó khăn, thiếu thốn sẽ phải trải qua, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí chiến đâu đến mức thấp nhất, đồng thời được sự đóng góp của nhân dân địa phương, Tây Nguyên đã vượt qua được khó khăn buổi đầu, ổn định dời sổng bộ đội và giữ vững nhịp độ tiến công trên chiến trường.

        Sau các đợt hoạt động liên tiếp ở Chư Pa, Kleng, rồi tây bắc Công Tum, đến mùa hè năm 1969 tình hình lương thực đã trở nên đáng lo ngại. Nguồn dự trữ rất mỏng lại phân tán nhiều nơi, có thời điểm số gạo còn lại của cả chiến trường chỉ đủ nuôi sống bộ đội trong khoảng một tuần. Lúc này lương thực trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng ủy, Bộ tư lệnh và của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên toàn Mặt trận. Nó có tác động trực tiếp tới mọi mặt hoạt động của khối chủ lực trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

        Số gạo còn lại của năm 1968 chuyển qua năm 1969 chưa bằng một phần ba so với lượng tồn kho của năm 1967 chuyển qua năm 1968. Thực phẩm cũng ít hơn 8 lần so với năm trước. Quân trang cũng trong tình trạng thiếu hụt lớn, tính chung toàn chiến trưởng trong năm 1969, cứ 2 người chiến đấu ở phía trước, hoặc 8 người phục vụ ở phía sau mới được 1 bộ quân phục.

        Việc vận chuyển, tiếp tế lương thực từ hậu phương lớn vào chiến trưởng trong1 năm 1969 gặp rất nhiều khó khăn do địch đánh phá. Tây Nguyên chỉ tiếp nhận được khoảng 57% so với năm trước. Nguồn thu mua qua các cửa khẩu miền Tây cũng bi hạn chế do tình hình ở đây đang có nhiều phức tạp. Số lương thực, thực phẩm mua được trong cả năm 1969 chưa bằng một nửa năm 1968 và ít hơn nhiều lần so với các năm trước đây.

        Trong lúc đó, ngoài việc bảo đảm nhu cầu các mặt cho toàn bộ khối chủ lực hoạt động trên địa bàn, Tây Nguyên còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng các đoàn cán bộ, thương. bệnh binh và các đơn vi bộ đội hành quân qua chiến trường. Năm 1969, Tây Nguyên đã cung cấp 494 tấn lương thực, thực phẩm cho hơn 61.500 người qua lại trên hành lang.

        Từ giữa năm 1968 và nhất là trong năm 1969, Mỹ - ngụy mở hàng trăm cuộc hành quân càn quét, xúc tát gom dân, phá hoại sân xuất, triệt nguồn sinh sống của đồng bào, tiến hành “bình định cấp tốc” vô cùng khốc liệt âm mưu cửa chúng là lập vành đai trắng để “tát nước bắt cá”, tách lực lượng vũ trang ra khỏi nhân dân. Ở các vùng giải phóng, chúng liên tiếp tung biệt kích, thám báo vào sâu trong hậu cử cửa ta để chỉ điểm cho máy bay đánh phá nương rẫy, kho tàng, bến tiếp nhận và các tuyến đường vận chuyển của chiến trường. Thuyền bè đi lại trên sông, cho đến người sân xuất trên nương... đều là mục tiêu đánh phá cửa máy bay Mỹ. Chúng còn tìm mọi cách ngăn chặn đường hành lang chiến lược, nhằm triệt nguồn chi viện của hậu phương lớn vào chiến trường.

        Với âm mưu tàn bạo và độc ác ấy, kẻ thù hòng gây ra cảnh đói khổ cho đồng bào và chiến sĩ ta, khiến ta suy yếu gần, mất sức chiến đấu, buộc phải buông lơi vũ khí, rút khỏi chiến trường

        Tình hình trên đây đặt ra cho Tây Nguyên muôn vàn khó khăn, có lúc tưởng chừng không thể khắc phục nổi. Trong những ngày sóng gió và thử thách nghiêm trọng này, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương vả Khu ủy, Quân khu ủy Quân khu 5 đã hiểu rất rõ những khó khăn của chiến trường, liên tiếp gửi điện động viên và chi đạo kịp thời để Tây Nguyên vượt qua thử thách.

        Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận tập trung mọt trí tuệ, làm việc cả ngày đêm, mở nhiều cuộc họp với cán bộ chủ trì các ngành và thủ trưởng các đơn vị, nắm lại thực lực của chiến trường, đánh giá tình hình tư tưởng và khả năng khắc phục khó khăn của bộ đội, tìm ra những biện pháp có hiệu lực nhằm ổn định tình hình, tiếp tục đẩy mạnh mọi hoạt động trên chiến trường. Đồng thời động viên, kêu gọi toàn thể đảng viên, đoàn viên, cán bộ và chiến sĩ: vạn người như một, đoàn kết thành một khối thống nhất, phát huy tinh thần cách mạng tiến công và truyền thống cần kiệm, tự lực, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, quyết đứng vững trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên để tiếp tục chiến đấu.

        Để giảm bớt một phần khó khăn trước mắt về lương thực, ta đưa một bộ phận nhỏ lực lượng không trực tiếp chiến đấu về hậu phương lớn. Tháng 5 năm 1969, trường quân chính và trường quân y của Mặt trận lên đường ra Bắc tiếp tục học tập. Thương binh, bệnh binh mất sức chiến đấu cũng được nhanh chóng chuyển về hậu phương để điều trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:17:55 am »


        Ta khẩn trương củng cố bộ đội, biên chế sắp xếp lại các đơn vị cho phù hợp với nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của chiến trường, theo phương châm: tăng cường thành phần chiến dấu, tăng cường lực lượng cho địa phương, đảm bảo ít mà tinh, gọn nhẹ nhưng có sức đột kích mạnh.

        Mặt trận đã tăng cường các loại vũ khí B40, B41, pháo cối cho các trung đoàn chủ lực và bộ đội tập trung tỉnh, trang bị hỏa lực bắn máy hay cho các đơn vị đường dây, binh trạm, sản xuất và các địa phương. Cử các đoàn cán bộ về giúp tỉnh đội xây dựng một số đơn vi kỹ thuật như đặc công, thông tin, công binh và các trạm sửa chữa vũ khí. Tiến hành huấn luyện bộ binh đánh theo kiểu đặc công cho cả ba thứ quân, thực hiện phương châm “lấy ít đánh nhiều, dùng nhỏ thắng lớn”. Động viên các đơn vị phục vụ phía sau rút bớt quân số bổ sung kịp thời cho các trung đoàn chiến đấu...

        Đầu tháng 6, Bộ tư lệnh triệu tập cản bộ trung, cao cấp toàn Mặt trận về học tập tình hình, nhiệm vụ mới và mở một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong khắp các đơn vị, nhằm phát động tư tưởng, tình cảm, xác định trách nhiệm chính tri của toàn thể cán bộ, chiến sĩ đối với chiến trường trong tình hình mới đầy khó khăn, thử thách.

        Bộ đội đã nhận thức dược vị trí quan trọng của địa bàn chiến lược Tây Nguyên chẳng những đối với Tổ quốc mà còn có ý nghĩa to lởn đối với cách mạng Đông Dương. Thấy rõ việc giữ vững và thắng địch ở Tây Nguyên, bảo vệ thông suốt hành lang chiến lược của cả nước là sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân đã giao phó, dù phải trải qua khó khăn, thiếu thốn đến đâu cũng kiên quyết hoàn thành bâng được nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Qua học tập, tư tưởng, tình cảm được phát động, mọi người càng thấy thấm thía sâu sắc với nỗi khổ cực của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên khi buôn làng chưa sạch bóng quân thù, càng gắn bó với chiến trường gian khổ, với nhiệm vụ giải phóng Tây Nguyên. Tình đồng chí, nghĩa đồng bào càng thêm sâu đậm trong lòng người chiến sĩ. Những chao đảo phân vân buổi đầu đã được khắc phục.

        Hình ảnh những người mẹ Tây Nguyên lưng gầy cháy nắng, cả cuộc đời gắn liền với “nương rẫy cách mạng” để nuôi “bộ đội Bók Hồ” đánh giặc; những người chị chưa đủ áo che thân vẫn cõng con trước ngực, gùi gạo sau lưng phục vụ tiền tuyến; những em nhỏ chưa cao bằng tầm cây súng đã theo dân làng đi tải đạn; những cụ già còn thiếu cơm nhạt muối vẫn quanh năm kiên nhẫn ngồi vót chông cho con cháu rào làng ngăn giặc..., tất cả những hình ảnh ấy đã làm xúc động và trở thành sức cổ vũ mạnh mẽ đối với mỗi cán bộ và chiến sĩ Tây Nguyên trong những ngày sóng gió, gian truân này.

        Bộ đội đều xác định được trách nhiệm và tình cảm của mình dối với nhiệm vụ, đối với chiến trường, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách lớn nhất, kiên quyết đứng vững trên địa bàn chiến lược cùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và quân dân cả nước kề vai chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.

        Toàn thể cán bộ, chiến sĩ Tây Nguyên cùng chung một ý chí gửi lên Đảng lời thề son sắt của mình: dù thiếu gạo, dù ăn rau rừng, uống nước suối cũng quyết không rời bỏ chiến trường, buông lơi chiến đấu!

        Chưa bao giờ ý chí tiến công vào khó khăn gian khổ, truyền thống quyết thắng, sáng tạo, cần kiệm, tự lực và tình đồng đội, tình quân dân lại được phát huy mạnh mẽ và thể hiện một cách phong phú trong cuộc sống của bộ đội Tây Nguyên như thời kỳ này.

        Khối chủ lực cơ động hành quân về phía nam chiến trường giữa những ngày thiếu gạo. Đến khu vực Cầu Lầy (Gia Lai) toàn đội hình đã phải dừng lại để lấy sắn ăn thay cơm. Mỗi chiến sĩ có từ 10 đến 20 chiếc bánh sắn gói bằng lá dong, lá chuối rừng và còn chất đầy trên ba lô từng bó lá sắn làm thức ăn dự trữ dọc đường. Các đơn vị đã hành quân bộ ròng rã một tháng trời biết bao gian nan vất vả, song không một ai chịu tụt lại phía sau, tất cả đều phấn đấu vượt nhanh tới đích để kịp chuẩn bi chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:19:28 am »


        Những ngày này, trung đoàn 95 hoạt động ở khu vực đường 19 cũng không kém phần gian khổ. Trời mưa tầm tã, nước lũ tràn về ngập sông Ba, sông A Dun, Ia Đrăng... làm nghẽn đường tiếp tế từ phía sau xuống trung đoàn. Có thời kỳ mỗi chiến sĩ chỉ ăn nửa lạng gạo mỗi ngày. Anh em đề nghị đồng chí chính ủy và trung đoàn trưởng ăn một ngày 2 lạng để có sức chỉ huy đơn vị chiến đấu. Các đồng chí không nhận phần ưu tiên ấy mà dành số gạo ít ỏi đó góp phần nuôi dưỡng thương binh vừa từ mặt trận trở về. Có lần, đại đội 3 của tiểu đoàn 3 được lệnh xuất kích, cả đơn vị tập trung gạo lại nhưng mỗi người cũng chỉ có được 2 lạng mang theo. Đồng bào huyện 7 (Gia Lai) đã hạ những buồng chuối cuối cùng còn lại sau các trận càn của địch để chia đều cho bộ đội. Trong ba lô mỗi chiến sĩ có thêm 8 quả chuối xanh làm lương thực dự trữ đi chiến đấu. Suốt nhiều tháng trời, trung đoàn 95 dã từng ăn rau, ăn cháo quần nhau với dịch trên đường 19. Chiến sĩ trung liên Hà Văn Náy bụng đói vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi xông lên dùng dao chặt chết 2 tên Mỹ. Lòng căm thù giặc giày xéo quê hương và ý chí trả thù cho đồng bào, đồng chí đã làm nên sức mạnh để bộ đội ta vượt qua khó khăn.

        Giữa những ngày nhạt muối thiếu cơm này, bộ đội Tây Nguyên đã nhận được tình thương yêu đùm bọc và sự giúp đỡ quý báu của đảng bộ, chính quyền và đồng bào các địa phương. Tuy đời sống còn thiếu thốn, cơm chưa đủ no, áo chưa đủ mặc do giặc cướp bóc, càn phá liên tiếp đồng bào vẫn tìm mọi cách cưu mang bộ đội. Nhiều nơi đồng bào đã ăn sắn, ăn bo bo, củ rừng để dành gạo nuôi thương binh, bộ đội. Nhiều địa phương đã đóng góp tới 80% lương thực cho cách mạng. Có xã ở Gia Lai, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1969 đã nộp kho 1.855 giạ lúa, đó là chưa kể số lương thực nuôi bộ đội và cán bộ mỗi khi qua làng. Nguồn hậu cần tại chỗ của nhân dân là chỗ dựa vững chắc cho các đơn vị chủ lực của ta trụ bám chiến đấu trên địa bàn vùng ven trong những tháng ngày gian khổ.

        Trong cuộc chiến đấu đầy gian nan, thử thách này, biết bao hình ảnh cao đẹp và xúc động về tình đồng đội đã xuất hiện. Chiến sĩ thông tin Nguyễn Văn Mai, trong trận đánh ở đèo Măng Giang ngày 17 tháng 8 năm 1969 bi thương, biết mình không sống nổi đã nhường nắm cơm duy nhất của mình cho đồng đội và dặn lại: “Tôi không sống được nữa, ăn vào cũng chẳng ích gì, đồng chí cầm lấy mà ăn để có sức đánh giặc”…

        Nắm cơm sâu nặng nghĩa tình đồng chí giữa những ngày chiến đấu gian lao ấy mãi mãi ghi sâu vào ký ức và xây dựng nên sức mạnh truyền thống, bồi dưỡng phẩm chất anh hùng cho những người đang sống và chiến đấu trong đội ngũ hôm nay.

        Cần kiệm, chắt chiu, quý trọng và giữ gìn tài sân của cách mạng đã trở thành ý thức ăn sâu vào đời sống hàng ngày của người chiến sĩ Tây Nguyên. Trong nhiều tháng liền và kể cả những ngày lúa chín vàng đầy nương, các đơn vị phía sau thường chỉ ăn mỗi ngày 1-2 lạng gạo, có lúc ăn toàn sắn để tập trung gạo cho các đơn vị hoạt động phía trước và nuôi dưỡng thương bính, bệnh binh. Rau sắn, măng rừng vừa là thức ăn vừa là chất độn của bộ đội. Từ các cán bộ chỉ huy, các bác sĩ ngày đêm bên bàn mổ cho đến chiến sĩ vệ binh khênh gỗ đào hầm, các chiến sĩ vận tải gùi hàng vượt dốc đều cùng ăn khẩu phần lương thực như mọi người.

        Các đơn vị vận tải có thói quen, hễ đeo gùi lên vai là trong túi đã có sẵn kim chỉ để kịp thời khâu bao gạo mỗi khi bị gai rừng cào rách. Mọi người đều nhận thức mỗi hạt gạo vào đến chiến trường là mồ hôi, xương máu của đồng bào, đồng chí. Các chiến sĩ giữ kho đã biết chăng vải nhựa dưới sàn kho thu gạo rơi vãi và hứng từng giọt nước muối đưa về cô lại. Đại đội 31 thông tin đã tìm nhặt những mẩu ni-lông vương vãi trên đường đưa về nháp diện, ghi xong rửa sạch để dùng cho lần sau, khắc phục được nạn thiếu giấy tại chiến trường...

        Tại các bến tiếp nhận hàng từ hậu phương lớn chuyển vào địch tung biệt kích, thám báo xuống quấy rối và cho máy bay đánh phá suốt ngày đêm. Binh trạm Bắc đã dốc toàn bộ lực lượng, phương tiện cùng các tiểu đoàn vận tải của Mặt trận lao vào lửa đạn giành giật từng bao gạo, hòm đạn, giải phóng xe trước lúc trời sáng. Tiểu đoàn 2 đã quét nhặt sạch số gạo vương vãi đem về đãi cát sạn để ăn thay tiêu chuẩn được cấp phát, giành gạo tốt trong kho cho các đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:20:47 am »


        Tất cả cho phía trước, tất cả để chiến thắng quân thù đã trở thành ý chí và tình cảm sâu sắc của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường. Từ người chiến sĩ săn bắn, lấy măng trong rừng đến người nữ y tá phục vụ ở phía sau... đều hiện rất rõ những gì phía trước đang cần và sẵn sàng làm hết sức mình dễ phục vụ nhiều nhất, tốt nhất. Mỗi chiến thắng, mỗi bước trưởng thành của chiến trường là công sức chung, là niềm vui chung của mọi người.

        Nhiều chiến sĩ đã sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng viên đạn cho bộ đội có đạn tiếp tục chiến đấu. Trên đường gùi hàng ra phía trước, Lê Văn Hiền không may sa vào tay giặc. Chúng dở mọi thủ đoạn mua chuộc dụ dỗ, đánh đập dã man vả cuối cùng chúng mổ bụng moi gan anh nhưng vẫn không sao biết được khu vực để kho của Quân giải phóng. Đồng bào xã U Gờ Đak vô cùng xúc động trước khí phách anh hùng của người chiến sĩ vận tải, đã chôn cất anh trước nòng súng đe dọa của quân thù. Nữ du kích Y Huân, dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai bị địch đốt cháy cả chân tay vẫn nghiến chặt răng, không chịu khai báo nơi để đạn của bộ đội... Những hình ảnh cao cả và xúc động ấy đã có sức giáo dục sâu xa ý thức quý trọng, bảo vệ tài sân cách mạng và nung nấu ý chí diệt thù trong lòng cán bộ và chiến sĩ.

        Để góp phần giải quyết khó khăn về lương thực và thực phẩm, cơ quan quân nhu Mặt trận cử người tỏa về các địa phương sưu tầm được gần 100 loại rau rừng rồi in thành sách gửi xuống cho bộ đội nhận dạng, đồng thời thường xuyên hướng dẫn cách sản xuất rau, màu và chế biến thực phẩm cho các đơn vi. Xưởng chế biến của Mặt trận ra đối với máy móc thô sơ đã nhanh chóng bước vào hoạt động. Các kỹ sư và công nhân tận dụng tài nguyên tại chỗ của rừng núi, nghiên cứu và sản xuất thành công một sồ mặt hàng mới như: tương làm bằng sắn, mầm kem chế biến từ lá sắn và xương động vật, thịt khô đóng gói, bánh kẹo làm bằng bột sắn... đã góp phần phục vụ kịp thời đời sống bộ đội và nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh.

        Các đơn vi đều thành lập các tổ rèn nông cụ, săn bắn, đánh cá, trồng rau, say giã, chế biến thực phẩm… Dụng cụ thái sắn, nồi hông, lò sấy măng ra đời.

        Báo Quân giải phóng Tây Nguyên mở thêm chuyên mục về sản xuất để hướng dẫn kỹ thuật canh tác và phổ biến các kinh nghiệm tiên tiến của tập thể và cá nhân sản xuất, chăn nuôi giỏi. Sản xuất tự túc trở thành một nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài và có tính chất sồng còn đối với chiến trường. Việc lãnh đạo và chỉ đạo sân xuất được tiến hành chặt chẽ, công phu từ trên xuống dưới. Kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất được quy định cụ thể đối với từng đơn vi, đối tượng và trở thành mục tiêu phấn đấu không kém phần gian khổ, quyết liệt. Mặc dù nhịp độ chiến đấu rất khằn trương, liên tục, quân số lại có hạn, song trước mỗi đợt ra quân, cấp ủy và thủ trưởng các đơn vị đã tính kỹ từng phần việc, kiên quyết để cán bộ và nhân lực ở lại bảo đảm chi tiêu sản xuất và chăn nuôi cho toàn đơn vị. Ngoài các đơn vi vừa chiến đấu, công tác vừa tham gia sản xuất, toàn mặt trận đã giành 10% quân số để sản xuất chuyên nghiệp.

        Cán bộ, chiến sĩ đã nhận thức rõ sản xuất không chỉ đơn thuần là để chống đói và cải thiện đời sống trước mắt mà còn là một nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng cả về chính trị, quân sự và kinh tế gắn liền với việc xây dựng địa bàn chiến lược lâu dài ở Tây Nguyên, nhằm “lấn đất, ép địch, giành dân, tạo thế chiến trường”. Ngay từ năm 1969, Tây Nguyên đã có kế hoạch từng bước đưa dần nương rẫy về hướng đông sông Sa Thấy để tạo thế bao vây uy hiếp địch. Ngày đồng loạt hạ cây trên rẫy được quy định thống nhất trên toàn chiến trường như ngày nổ súng, nhằm phân tán sự chú ý và đánh phá của máy bay địch. Công việc “nhà nông” quanh năm vất vả, cán bộ và chiến sĩ trên mặt trận sản xuất đã nêu cao tinh thần hăng say lao động, không quản ngày đêm, vừa phấn đấu bâo đảm chi tiêu trồng trọt, chăn nuôi vừa tích cực bắn máy bay, diệt biệt kích, chống thú rừng phá hoại hoa màu.

        Với bàn tay lao động cần cù, sáng tạo, bộ đội Tây Nguyên đã biến rừng hoang thành nương ngang rẫy dọc, bốn mùa xanh tốt lúa ngô nuôi quân đánh giặc. Nhiều đơn vi đạt sản lượng cao, có kinh nghiệm tốt về phát rẫy, gieo trồng... Rau xanh giờ đây không còn là một khó khăn đáng kể đối với Tây Nguyên nữa. Các bệnh do thiếu sinh tố đã được đầy lùi. Sức khỏe của bộ đội đã nâng lên rõ rệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:22:11 am »


        Sau một năm phần đấu không kém phần hy sinh gian khổ, lao động sân xuất đã đem lại cho chiến trường những thu hoạch có ý nghĩa. Toàn Mặt trận đã thu được 535 tấn thóc, 136 tấn ngô hạt, 11 tấn đậu, lạc, vừng, 937 tấn rau xanh, 18 tấn thịt và để lại cho năm sau 13 triệu rưỡi gốc sắn và đàn lợn 2.400 con. Ngoài ra, bộ đội còn tận dụng khai thác nguồn của cải phong phú của thiên nhiên để phục vụ đời sống, với những số liệu đáng kể: 78 tấn thịt, 14 tấn măng khô và hàng trăm tấn rau rừng các loại

        Chẳng những ta đã sản xuất được một khối lượng lương thực, thực phẩm tại chỗ, góp phần nuôi dưỡng lực lượng bám trụ chiến trường, giảm bớt mồ hôi, xương máu của đồng bào, đồng chí, mà qua thực tiễn lao động sân xuất, bộ đội càng thêm gắn bó với chiến trường, với nhân dân Tây Nguyên. Những đặc tính tốt đẹp: cần cù, tiết kiệm, chịu thương chịu khó, lạc quan, giản dị và quý trọng thành quả lao động... càng nảy sinh, phải triển. Cán bộ, chiến sĩ càng thấy rõ tiềm năng kinh tế dồi dào của chiến trưpừng Tây Nguyên, tin vào khả năng lao động sáng tạo của mình và bình tĩnh, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Qua thực tiễn chỉ đạo sản xuất, Tây Nguyên còn rút được những kinh nghiệm và bài học quý báu về việc kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất tại chiến trường, giữa tác chiến trước mặt với việc xây dựng căn cứ địa lâu dài.

        Nhằm khắc phục tình hình thiếu thuốc men tại chiến trường, ngành quân y Tây Nguyên đã dựa vào dân, dựa vào bộ dội và dựa vào sự hiểu biết của mình, tiếp thu kinh nghiệm cổ truyền của đồng bào địa phương để tìm ra cây thuốc hay, bài thuốc quý. Phong trào sân xuất thuốc đông y đã trở thành mạng lưới rộng khắp ba tỉnh từ chủ lực đến địa phương, từ cơ quan ở phía sau đến các trung đoàn cơ động giữa mùa chiến dịch. Các bệnh viện, bệnh xá trung đoàn và tỉnh đội đều sản xuất được các loại thuốc sốt rét, lỏng lỵ, viên bổ, rượu bổ, các loại cao động vật, thực vật, các loại nước giải khát ép từ hoa quả rừng như dâu da, chôm chôm, vải...

        Xưởng dược X38 của Mặt trận dã nấu được cồn 90 độ và sàn xuất viên bổ Đa min từ giun đất, có đủ 11 loại a-xít a-mỉn… Với 10 viên gạch chịu lửa giành giật từ trận địa của địch và những mẫu thủy tinh thu nhặt được, Trần Bá Song, người thợ thủy tinh của thành phố Hải Phòng năm xưa đã cùng đồng đội dày công tìm tòi nghiên cửu cho ra lò mẻ thủy tinh đầu tiên, cung cấp chai lọ và ống tiêm cho chiến trưởng. Xưởng dược của Mặt trận còn tận dụng những mẩu sắn còn sót lại trên các nương rẫy đưa về nấu rượu, nấu cồn, tiết kiệm được hàng tấn lương thực giành cho phía trước.

        Các bệnh viện ở tuyến sau đã sản xuất hàng trăm mặt bằng, tự túc được 10% thuốc sốt rét và kháng sinh, 30% thuốc an thần, 50% thuốc lỏng lỵ, 80% thuốc ghẻ lở và 100% cồn y học. Bệnh xá tỉnh đội Công Tum chỉ trong 6 tháng đầu năm 1969 đã sản xuất hàng vạn viên bổ đằng sâm - một cây thuốc rất sẵn ở địa phương. Thuốc men sản xuất tại chiến trường dủ phục vụ kịp thời nhu cầu chiến đấu và góp  phần chữa bệnh cho đồng bào địa phương.

        Với quyết tâm vượt qua khó khăn, thiếu thốn để chiến thắng quân thù, phong trào lấy thuốc nổ, sắt thép của địch đề làm vũ khí diệt dịch dù phát triển rộng rãi trong cả ba thứ quân.

        Bom đạn lép, xác xe ô tô bi bắn cháy trên đường cho đến mảnh tôn, kíp nổ, mẩu dây điện trong các bãi đổ bộ của địch đều là nguồn nguyên, vật liệu để ta dùng sán xuất vũ khí. Du kích quanh vùng Plây Me còn bày mưu làm trận địa giả nhử địch để thu hút chất nổ và sắt thép của chúng đưa về làm mìn tự tạo diệt xe trên đường 21 (Gia Lai). Các chiến sĩ quân giới tỉnh Công Tum đã vượt suối trèo đèo tỏa đi các hướng, khênh về hàng tần thép, tôn, thuốc nổ sản xuất mìn cho bộ đội diệt xe cơ giới và bộ binh địch. Ngoài ra, còn rèn được hàng nghìn xẻng, cuốc, rìu, rựa cung cấp cho đồng bào địa phương. Được bộ đội hướng dẫn, đồng bào nhiều vùng ở Gia Lai đã vào rừng, lên nương thu nhặt đạn pháo lép, bom bi của địch dưa về cho các đại đội công binh 17 và 18 làm mìn, bộc phá ống đánh cầu Hà Ra, Hà Tam… và diệt xe địch trên đường 19. Chiến sĩ công binh Đào Công Quỹ đã dũng cảm, kiên trì cưa bom suốt nhiều năm trời, lấy được hàng tấn thuốc nổ làm bộc phá cho đơn vị đánh giao thông địch. Với dụng cụ gọn nhẹ vác vai, anh có mặt ở nhiều nơi và được đồng bào hết lòng giúp đỡ. Hễ ở đâu thấy có bom của địch chưa nổ là bà con dẫn anh tới lấy thuốc đưa về.

        Việc tận dụng khai thác thuốc nổ và sắt thép của địch để sản xuất vũ khí tại chỗ diệt địch đã thể hiện rõ truyền thống quyết thắng, sáng tạo và tự lực của đồng bào và các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên.

        Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, xa hậu phương, xa mọi nguồn tiếp tế, quanh năm làm bạn với núi rừng, người chiến sĩ Tây Nguyên càng tỏ ra thông minh, tháo vát luôn luôn cần kiệm, lo xa và có tỉnh thần tự lực trong cuộc sống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:24:20 am »


        Nhiều chiến sĩ biết hàng chục loại lá, quả chua, thông thạo gần trăm loại rau rừng và phân biệt chính xác từng loại nấm; nhìn xuống vũng nước đã đoán dược số lượng cá có thể đánh bắt; trông vào rừng cây xác định được loại thú cư trú, ăn đêm ăn ngày, đi đàn hay đi lẻ. Săn bẫy thú rừng, câu cá, bắt ong... đã trở thành thói quen lý thú trong sinh hoạt hàng ngày của bộ đội.. Nhiều người biết đan mũ nan, giần sàng, rổ rá, biết gò xoong chậu và tự chế biến nhiều loại bánh kẹo. Có đơn vị làm dược cả giò măng và hàng chục món ăn từ rau sắn, măng rừng. Bộ đội khâu vá, sàng sẩy khéo tay chẳng thua gì nữ giới. Nhiều chiến sĩ còn biết đỡ đẻ, cắt may quần áo cho đồng bào.

        Chỉ cần khẩu AK trên vai, đôi dép lốp dưới chân, tấm vải nhựa, con dao bên mình và chiếc bật lửa trong túi cùng ít lon gạo mang theo, người chiến sĩ Tây Nguyên đã có thể lên đường công tác. Hết gạo thì chặt chuối, tìm củ rừng, sau rừng ăn thay cơm. Thiếu nước thì hạ ống dang hoặc chặt dây rừng lấy nước. Không sẵn nồi, lấy ống nứa làm cơm lam, có khi quết đất sét vào khăn ướt gói lại làm nồi. Cuộc sống vẫn cứ ung dung!

        Ngay tại phía trước, bộ đội vẫn có thể giã bột làm bún bánh, cải thiện bữa ăn. Không có cối xay, cối giã đem theo thì cưa ngang thân cây cuốn vải nhựa nẹp lại làm cối, tha hồ vững chắc, lại cơ động hơn cả, vì ở đâu cũng san cây rừng. Khi ở gần trận địa, để giảm bớt tiếng động, chiến sĩ ta lấy mũ sắt của địch, nịt dây cao su lại rồi đưa xuống hầm giã bột. Cái móc võng, giá ba lô, đền làm từ lọ dầu chống vắt... cũng luôn luôn được cải tiến, sao cho nhanh, gọn, dễ dàng. Trên đường hành quân, có lúc chỉ với con dao nhỏ trong tủi, thậm chí không có dao thì dùng lách nứa, chiến sĩ ta vẫn có thể mổ gọn cả con thú rừng nặng hàng tạ, ăn không hết thì làm giàn sấy ngay tại chỗ để đem theo ăn dần. Chỉ với con dao, cái đục trong tay, bộ đội vẫn làm được hội trường lớn, nhà cửa các kiểu và bàn mây, ghế tựa. Nhà ở có đủ phên hoa, cửa sổ chấn song xinh xắn...

        Người chiến sĩ Tây Nguyên chẳng những thông minh, tháo vát trong cuộc sống mà còn tỏ ra rất am hiểu và nhạy bén trước các thủ đoạn, hành vi của kẻ thù. Nhìn dạng công sự của địch, quan sát vòng lượn của từng loại máy bay, ngửi thấy mùi thuốc lá phảng phất trong rừng... bộ đội đã có thể phán đoán được đơn vị và hành động của địch đề xử trí linh hoạt, kịp thời. Không những chỉ có các chiến sĩ hàng ngày giáp mặt với quân thù ở phía trước, mà ngay cả các chiến sĩ vận tải, giao liên, nuôi quân, y tá gặp địch trên đường vẫn chủ động và bình tĩnh chiến đấu. Đồng chí Nguyễn Văn Mỹ, chiến sĩ trung đoàn 40, quần nhau với địch ở điểm cao 875, bị lạc trong rừng suốt 12 ngày đêm, vẫn nhắm hướng cắt rừng tìm về đơn vị với đầy đủ súng đạn.

        Đời sống vật chất còn thiếu thốn, song tâm hồn chiến sĩ vãn lạc quan, tràn đầy sức sống. Các đội tuyên truyền văn hóa của trung đoàn 66, 28, 40, cục hậu cần, viện quân y 211 và của ba binh trạm vẫn vai đàn tay súng, băng suối vượt rừng về biểu diễn tận cơ sở. Không quản đêm ngày, mưa nâng, hễ ở dâu có bộ đội là ở đấy có sân khấu mọc lên, có lẽ người xem ít hơn cả người bíểu diễn. Những trận sốt rét rừng vẫn thường đến với diễn viên trên đường hành quân. Anh chị em lại dìu, cáng nhau đi đến nơi kịp giờ biểu diễn. Có khi diễn viên lên sân khấu đôi bàn tay còn xạm đen nhựa măng, vết tích của những ngày lấy măng ăn trên đường hành quân đi biểu diễn.

        Đội văn nghệ xung kích của Mặt trận vừa biểu diễn, vừa thâm nhập, sáng tác, dàn dựng tiết mục, chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ toàn chiến trường vào cuối năm. Bài hát “Cây sắn tiến công”, một sáng tác thành công của đội phản ánh thế trận và ý chí tiến công trên mặt trận sản xuất đã ra đời trong thời kỳ này.

        Các đơn vị thương yêu, gắn bó và giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện cho đội văn nghệ của chiến trường hoạt động. Có trung đoàn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, nhận nuôi đội văn nghệ xung kích giữa những ngày rất khó khăn về lương thực, tưởng chừng phải tạm rời khỏi chiến trường. Thà đói cơm, nhạt muối chứ không thể thiếu lời ca tiếng hát lạc quan giữa chiến trường gian khổ.

        Say mê chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp, lạc quan tin tưởng vào khả năng chiến thắng của mình là nét nổi bật trong tâm hồn chiến sĩ ta. Giữa trận địa, bộ đội vẫn làm thơ, viết bích báo và sáng tác bài hát truyền thống... Thiếu giấy, các chiến sĩ ta viết trên vỏ bao thuốc, nhãn đồ hộp lấy của địch ở trận địa, có khi viết vào mảnh nứa, vỏ cây… Ở trung đoàn 40 pháo binh, có đại đội làm báo tường bằng các mảnh mo nang ghép lại. Sau mỗi chiến dịch hoặc vào các ngày lễ lớn, các trung đoàn vãn ra được tập san thơ ca, bản tin người tốt, việc tốt.

        Từ trong cuộc chiến đấu hào hùng và đầy ý nghĩa này, chiến sĩ ta đã hướng về một ngày mai tươi dẹp của Tây Nguyên xã hội chủ nghĩa. Nhiều bài thơ tràn đầy cảm xúc đã vẽ lên viễn cảnh buôn làng Tây Nguyên rợp bóng cờ bay, từng đoàn xe chở đầy vải, muối... nối đuôi nhau đi lên mọi vùng cao. Những cô gái Tây Nguyên ung dung lái máy cày trên những nông trường đai đỏ màu mỡ. Nhà máy mọc lên, trường học mới dựng ríu rít đàn em cắp sách tới trường...

        Ngày mai ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng chính là nguyện vọng thiết tha và là mục tiêu chiến đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Tây Nguyên nhất định sẽ cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, nhất định sẽ cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là niềm tin sắt đá, là ý chí và quyết tâm chiến đấu của toàn thể đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:25:22 am »


*

*      *

        Giữa lúc đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua và dũng sĩ toàn Tây Nguyên lần thứ ba chuẩn bị khai mạc, và trên mặt trận phía nam của chiến trường, bộ đội đang tập trung vận chuyển dưới trời mưa tầm tã để chuẩn bị gạo, đạn cho chiến dịch, thì một tin đau đớn đã đến: Bác Hồ qua đời!

        Đại hội ngừng khai mạc, các đội văn công lần lượt trở về đơn vị. Các đại biểu, anh hùng, chiến sĩ thi đua, những cháu con của Bác đang chiến đấu dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng và tình thương bao la của Người trên dải đất miền Tây Thành đồng Tổ quốc không nén nổi tiếng khóc khi được tin đau thương này. Nước mắt lưng tròng, vây quanh ảnh Bác, mọi người rất đỗi ân hận tự thấy mình chưa làm tròn nhiệm vụ quét sạch quân thù để đón Bác vào thăm Tây Nguyên thực hiện ước mơ thiêng liêng suốt bao năm trường của đồng bào, đồng chí.

        Trong những căn nhà lợp lá mùn cun giữa rừng săng lẻ, mọi người kìm tiếng nấc nghẹn ngào, lắng nghe Di chúc thiêng liêng của Người và hướng tất cà lòng mình về trái tim Hà Nội, nơi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta dang làm lễ truy điệu Người.

        Một không khí đau buồn, trầm lặng bao trùm lên khắp rừng núi, buôn làng Tây Nguyên, vùng đất xa xôi của Tổ quốc nhưng gần gũi trong tình thương bao la của Bác, nơi mà mỗi hạt muối, cái chữ Bók Hồ... đã ăn sân vào trái tim và khối óc của đồng bào các dân tộc. Những ngày này, Tây Nguyên mưa tầm tã, bầu trời dày đặc mây mù.

        Giữa những ngày đau thương tột đỉnh của toàn dân tộc cán bộ, chiến sĩ Tây Nguyên đã gạt nước mắt, tỏa về các buôn làng xa xôi củng đồng bào chia sẻ nỗi đau buồn và tổ chức lễ tang Bác. Nhiều cụ già chưa nghe rõ tiếng phổ thông nhưng nhìn nét mặt đau buồn của bộ đội và khi mới nghe hai tiếng “Bók Hồ” đã ôm ảnh Bác vào lòng, khóc nức nở.

        Đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều nơi quanh năm thường mình trần đóng khố, nhưng trong những ngày này, từ cụ già đến em nhỏ đều mặc áo để đeo băng tang. Những chiếc áo cũ được khâu vá lại, đồng bào còn lấy bao đựng cát của địch làm vải để may thêm áo mới. Bàn thờ Bók Hồ dặt giữa nhà Rông, hương trăm nghi ngút. Buổi sáng trước khi vào rừng, lên đường, đồng bào lại đến tưởng niệm Người. Bộ đội đến từng nhà động viên, an ủi nhân dân, truyền đạt Di chúc thiêng liêng của Bác, lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cùng địa phương phát hiện kịp thời, đập tan mọi luận điệu chia rẽ, gây hoang mang của địch.

        Ngày 6 tháng 9 năm 1969, Đảng ủy, Bộ tư lệnh và đại biểu ba cơ quan thay mặt các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên tổ chức trọng thể lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giọng nói nghẹn ngào, xúc động, đồng chí Thiếu tướng Tư lệnh mặt trận ôn lại công ơn trời biển và sự quan tâm săn sóc của Bác đã dành cho đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên qua một chặng đường cách mạng, đồng thời nhác nhở toàn thể cán bộ, chiến sĩ hãy biến đau thương thành hành động cách mạng, nâng cao quyết tâm chiến đấu, không ngừng để bồi dưỡng đạo đức cách mạng, để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên chiến trường, xứng đáng với sự quan tâm dạy dỗ của Bác.

        Thay mặt toàn thể đảng viên, đoàn viên, cán bộ và chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên, Đảng ủy Mặt trận gửi điện lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, hứa quyết tâm: ra sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên quyết thực hiện đầy đủ lời dạy của Người đối với quân, dân Tây Nguyên “Đoàn kết, chiến đấu giỏi, sản xuất giới”, đạp bằng mọi chông gai, trở ngại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, cùng quân và dân cả nước đưa lá cờ bách chiến bách thắng của Người đến đích cuối cùng.

        Với tất cả tấm lòng nhớ thương vô hạn và sức mạnh thiêng liêng của bản Di chúc lịch sử Người để lại, đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên nén chặt đau thương, tiếp tục vượt qua mọi thử thách, tiến công địch dồn dập trên khắp chiến trường, khiến cho quân thù phải bất ngờ, sửng sốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:28:14 am »


        Sau một thời gian huy động toàn lực ra làm công tác vận chuyển trên một tuyến dài hơn 70 ki-lô-mét trong mưa tuôn xối xả và máy bay B52 của địch ngày đêm ném bom rải thảm chặn đường, sáng ngày 29 tháng 10, ta bắt đầu nổ súng đánh chiếm căn cứ Ka Te, mở màn cho đợt tiến công trên toàn tuyến phòng thủ của địch suốt từ Bu Prăng đến Đức Lập.

        Ka Te là một căn cứ bộ, pháo hỗn hợp dược địch xây dựng kiên cố, nằm trên điểm cao 936 ở về phía đông Bu Prăng và cách thị xã Gia Nghĩa 42 ki-lô-mét về phía tây bắc. Nó là một vị trí quan trọng nằm trong hệ thống phòng ngự liên hoàn bằng hỏa lực của địch, chạy dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của ta. Trong căn cứ này có gần một trăm tên Mỹ và 12 khẩu pháo các cỡ. Chúng xây dựng ở đây tất cả 82 lô cốt, nhà ở, kho tàng và sở chỉ huy theo kiểu nửa chìm, nửa nồi. Các chiến hào trong căn cứ ăn thông với nhau như mạng nhện và xung quanh là hệ thống hàng rào kẽm gai dày đặc với nhiều loại mìn tự động. Bảo vệ vòng ngoài là 3 đại đội biệt kích ngụy. Bọn này thường ngày nống ra xa lùng sục để phát hiện, ngăn chặn ta tiến công.

        Rạng ngày 29 tháng 10, pháo binh ta đồng loạt bắn vào Ka Te đánh phá sở chi huy, trận địa pháo, lô cốt và diệt bộ binh địch trong căn cứ. Đồng thời ta dùng cối 82 phục sẵn kiềm chế các trận địa pháo của địch ở các điểm cao xung quanh không cho chúng chi viện đồng bọn ở Ka Te. Trong lúc ấy, chiến hào của bộ binh ta mỗi ngày càng lấn sâu vào sát hàng rào của địch, khép chặt căn cứ Ka Te trong vòng vây. Bọn Mỹ trong đồn hốt hoảng kêu cứu, nhiều tên cuống quýt đâm đầu chạy ra ngoài vướng mìn chết vắt xác trên hàng rào. Một đại đội biệt kích đang lùng sục ở vòng ngoài, hớt hải chạy về bị ta đánh cho tan tác. Đích huy động 186 lần chiếc máy bay các loại sà xuống bắn phá sát ngay hàng rào hòng đẩy ta ra, cứu nguy cho đồng bọn trong cơn hấp hối. Nhưng chiếc thòng lọng của các chiến sĩ trung đoàn 66 vẫn ngày đêm siết chặt vào cổ chúng. Các đơn vị súng máy cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu trên địa hình trống trải, bắn tan xác nhiều máy bay Mỹ, có chiếc bốc cháy ngùn ngụt ngay cạnh hàng rào, làm cho bọn địch trong căn cứ càng hốt hoảng.

        Bị đánh tới tấp cả đêm lẫn ngày, cả ở mặt đất lẫn trên không, bọn địch ở đây hoàn toàn bị cô lập. Xác chết của chúng không kịp chôn, bọn bị thương không được chuyển đi cứu chữa, số còn sống phải chui rúc trong hầm tối, tanh mùi xác chết. Tên nào ló lên mặt đất liền bị đạn bắn tỉa của ta tiêu diệt. Bọn địch trong căn cứ Ka Te thiếu nước uống, cơm ăn, sinh lực hao mòn, tinh thần căng thẳng, vô cùng khốn quẫn. Chúng khẩn khoản xin máy bay tiếp tế ban đêm, nhưng tất cả các kiện hàng từ máy bay ném xuống đều lọt vào tay quân ta. Các chiến sĩ đại đội 49 trung đoàn 40 đã quật lộn cổ máy bay Mỹ ngay trong đêm tối.

        Trước nguy cơ bi tiêu diệt, một bộ phận địch lợi dụng trời tốt lén lút bỏ đồn tháo chạy, liền bị các khẩu đội 12,7 của ta quay nòng sủng quét thẳng vào đội hình. Chúng chết chồng lên nhau. Bọn còn lại phải vội vã chui vào căn cứ. Không cho địch rút chạy, 4 giờ sáng ngày 2 tháng 11, từ chiến hào vây lấn, các chiến sĩ bộ binh chia làm nhiều mũi đồng loạt xung phong đánh chiếm và làm chủ căn cứ Ka Te.

        Như vậy là sau 4 ngày đêm liên tục vây lấn, tiến công, ta đã tiến lên dứt điểm trận đánh, tiêu diệt và làm chủ căn cứ bộ pháo hỗn hợp Ka Te, diệt gần 200 tên, trong đó có 70 tên Mỹ, bắn rơi 14 máy bay, thu 6 khẩu pháo 105 mi-li-mét cùng hàng chục tấn đạn.

        Đây là trận đánh công sự vững chắc thành công của chiến trường, có giá tri lớn về mặt chiến thuật. Trong điều kiện ta chưa có các loại pháo cơ giới và xe tăng để hoàn toàn áp đảo quân địch, giải quyết trận đánh một cách nhanh chóng, bộ đội ta đã nêu cao tinh thần triệt để tiến công địch, đánh đêm không xong liền trụ lại tiếp tục đánh ngày, dành một ngày chưa xong thi dành tiếp trong nhiều ngày cho tới khi dứt điểm. Bộ binh đã phát triển chiến hào lấn sâu vào hàng rào vây chặt địch lại không cho chúng tháo chạy, đồng thời hạn chế được thương vong do phi pháo địch gây ra. Pháo binh đã biết phát huy đến mức cao nhất hiệu lực của các loại pháo mang vác, vừa kiềm chế được các trận địa pháo và sân bay cửa đích, vừa bắn ngắm trực tiếp diệt các mục tiêu trong căn cứ, chi viện đắc lực cho bộ binh. Các loại súng phòng  không được đưa sát vào hàng rào, vừa diệt địch trong đồn, vừa khống chế không cho máy bay địch sà xuống ném bom bịt cửa mở và đánh vào chiến hào của bộ binh ta. Với cách đánh sáng tạo và triệt để đó, ta đã vây hãm làm cho địch mòn mỏi, suy yếu dần rồi tiến lên đánh bại hoàn toàn chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:29:58 am »


        Cách đánh trên dây đã xây dựng dược lòng tin cho bộ đội và mở ra tiền đề đánh địch trong công sự vững chắc - một yêu cầu mới đang đặt ra cho chiến trường trong quá trình phát triển cửa cuộc chiến tranh giải phóng.

        Sau khi san bằng căn cứ Ka Te, bộ binh, pháo binh và lực lượng tinh nhuệ của ta tiến công dồn dập vào hàng loạt vi trí còn lại của địch suốt từ Bu Prăng đến Đức Lập, đồng thời chặn đánh quyết liệt các cánh quân đến giải tỏa. Phối hợp chặt chẽ với hướng chính, ta còn đánh địch liên tiếp ở Gia Nghĩa, Kiến Đức, Nhân Cơ và Buôn Ma Thuột.

        Qua hơn một tháng chiến đấu vô cùng dũng cảm và quyết liệt (29-10 - 5-12), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu các chiến đoàn 220, 53 và 1 chiến đoàn hỗn hợp của địch, đánh chiếm và phá hủy hàng loạt vị trí trên tuyến phòng thủ Bu Prăng - Đức Lập, làm rối loạn thế trận của địch trên chiến trường nam Đắc Lắc - Quảng Đức.

        Hình ảnh người chiến sĩ Tây Nguyên đánh giặc hăng, gùi gạo khỏe, chịu thương chịu khó và căn kiệm, giản dị đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào và các đơn vị bạn cùng hoạt động trên chiến trường nam Tây Nguyên.

        Hòa nhịp với tiếng súng trên mặt trận Bu Prăng - Đức Lập, ta tiến công dịch ở thị xã Công Tum, Plây Cu, Buôn Ma Thuột, quận lỵ Đắc Tô, Đắc Pét, Buôn Hồ, Quảng Nhiêu và hàng trăm căn cứ, đồn bốt, nơi đóng quân dã ngoại của địch trên khắp ba tỉnh. Trong đó có nhiều trận đạt hiệu suất chiến đấu cao, như trận tập kích khu kho 40, 41 trong thị xã Công Tum, trận tập kích cụm bộ, pháo hỗn hợp ở ngã ba Mỹ Trạch, trận tiến công sân bay và khu sĩ quan Mỹ ở Tân Tạo…

        Cùng thời gian trên, ta đánh mạnh các con đường giao thông huyết mạch của địch, gây cho chúng nhiều khó khăn lúng túng trong việc tiếp tế vũ khí và cơ động lực lượng trên chiến trường.

        Đặc biệt, ngày 6 tháng 12, ta bắn rơi chiếc máy bay lên thẳng ở phía tây nam đồn Tu Mơ-rông, giết chết tên đại tá Nguyễn Bá Liên, tư lệnh biệt khu 24, 1 đại tá cố vấn Mỹ cùng nhiều sĩ quan tùy tùng.

        Đòn tiến công quân sự mạnh mê trên đây đã có tác dụng thúc đây và hỗ trợ đắc lực cho phong trào quần chúng nổi dậy chống phá âm mưu “bình định cấp tốc” của địch, giành quyền làm chủ. Trong khỉ lực lượng của địch bị chủ lực ta kìm và tiêu diệt ở hướng Bu Prăng - Đức Lập thì đêm 14 rạng ngày 15 tháng 11, đồng bào nhiều nơi ở Đắc Lực đã sôi nổi xuống đường phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương truy lùng bọn tề diệp, ác ôn, tước vu khí và giải tán các đội phòng vệ dân sự, giành quyền lâm chủ buôn làng. Trên hướng đường 14. các đội công tác của địa phương dã xây dựng cơ sở và phát động quần chúng ở 13 buôn với khoảng 3.000 dân, diệt nhiều tên ác ôn có nợ máu.

        Lực lượng vũ trang nhân dân và đồng bào Gia Lai đã. đấu tranh giành giật với địch, đưa được hơn 4.000 dân ở 18 làng lên làm chủ, phá âm mưu dồn dân, bắt lính của địch

        Chiến thắng Bu Prăng - Đức Lập kết thúc một năm phấn đấu gian kho nhưng rực rỡ chiến công của đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:30:26 am »


*

*       *

        “Năm 1969, tuy đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng đồng bào các dân tộc và lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã nêu cao ý chí và nghị lực cách mạng, đạp bằng mọi trở lực, đứng vững trên chiến trường, không ngừng giữ vững và phát triển thế chủ động tiến công, giành thắng lợi to lớn và toàn diện. Quân và dân Tây Nguyên đã liên tục tiên công, liên tục nổi dậy, vừa tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, kìm chân thu hút địch phối hợp với các chiến trường, vừa đẩy mạnh phá áp giành dân, ngăn chặn, đánh phá âm mưu “bình định cấp tốc” của địch, bảo vệ và giữ vững hành lang chiến lược, đồng thời sân xuất tự túc được một phần lương thực, góp phần xây dựng căn cứ địa Tây Nguyên…

        Ta đã giáng đòn phủ đầu vào âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến lược “quét và giữ” của địch trên chiến trường Tây Nguyên, đẩy chúng vào thế thua, thế yếu, thế phòng thủ bị động”1.

        Năm 1969, năm đỉnh cao của gian nan và thắng lợi sẽ mãi mãi đi vào trang sử truyền thống của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường với những cột mốc chiến công chói lọi những kỷ lục và sự kiện dáng ghi nhớ, tự hào.

        Năm 1969 là năm đạt kỷ lục cao nhất về tốc độ mở các chiến dịch và đợt hoạt động. cũng như về số lượng và chất lượng diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh cửa địch. Quân và dân Tây Nguyên đã diệt Mỹ, đánh ngụy suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, dông, liên tiếp đập tan các cuộc hành quân “Bình Tây”, “Dân quyền” của địch ở vùng núi Chư Pa. Đắc Tô, đánh bại trận ra quân cuối cùng của giặc Mỹ ở Kleng, rồi tiến về phía nam mở mặt trận Bu Prăng - Đức Lập giành chiến công mùa đông giòn giã.

        Năm 1969 cũng là năm Tây Nguyên đánh mạnh, đánh đau, đánh liên tục vào các cơ quan đầu não ngụy quân, .ngụy quyền, kho tàng, sân bay và các đường giao thông chiến lược của địch, gây cho chúng nhiều tồn thất nặng nề và khó khăn, lúng túng. Các đơn vị đều nêu cao tinh thần chủ động, tích cực vượt khó khăn, nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, đánh bồi nhiều lần vào hàng loạt vi trí quan trọng của địch nằm sâu trong lòng thi xã, khiến chúng không kịp củng cố. Mỹ - ngụy ở Tây Nguyên “quét” không xong, mà “giữ” cũng không nổi, bị căng ra đánh khắp nơi và đối phó bị động trên mọi hướng.

        Đi đôi với thắng lợi trên mặt trận quân sự, trong năm 1969, hơn 20.000 đồng bào các dân tộc đã giành được quyền làm chủ. Vùng giải phóng ở Tây Nguyên được mở rộng và không ngừng củng cố. Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (6-6-1969), trên khắp các tỉnh Tây Nguyên, chính quyền cách mạng các cấp được thành lập. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình đấu tranh lâu dải, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi của toàn Miền, của quân và dân Tây Nguyên.

        Năm 1969 để lại trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ đã sống và chiến dấu ở Tây Nguyên những ấn tượng không bao giờ quên về những ngày sóng gió, gian truân, về tình đồng đội đậm đà, sâu nặng, về sức mạnh tiềm tàng của ý chí và nghi lực cách mạng gắn liền với biết bao tấm gương quên mình vì thắng lợi chung của đồng bào, đồng chí. Quân và dân Tây Nguyên đã dũng cảm vượt qua những thử thách hiểm nghèo mà có lúc tưởng chừng như không thể khắc phục nổi, làm được những việc ngoài tầm suy nghĩ lúc ban đầu, khiến quân thù phải bất ngờ, choáng váng.

        Như đại bàng lao mình trong giông tố để đi tới chân trời tươi sáng, đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã vượt qua đỉnh cao của khó khăn, thử thách để đi tới đỉnh cao của thắng lợi. Lửa thử vàng, gian nan luyện chí anh hùng, vượt qua sóng gió khó khăn, cán bộ và chiến sĩ Tây Nguyên càng đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng chí, càng gắn bó với chiến trường gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Những phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của quân đội cách mạng càng thêm ngồi sáng và phát triển.

        Khó khăn gian khổ và những thử thách mới còn đang đặt ra trên bước đường đi tới, song với niềm tin, ý chí và nghị lực dược tôi luyện qua thực tiễn chiến trường, đồng bào và các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên bước vào năm 1970 trong tư thế đĩnh đạc và chủ động, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

--------------------------
        1. Trích Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên về kiểm điểm tình hình 1969 và nhiệm vụ, phương hướng năm 1970.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM