Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:26:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước  (Đọc 26350 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:37:25 am »


        Sau hai mùa khô đọ sức với quân Mỹ, ta càng hiểu rõ, hiểu đúng đối phương của mình hơn, đã phát hiện dược những mặt yếu kém và những sơ hở của chúng. Cán bộ, chiến sĩ ta chẳng những không gờm sợ Mỹ mà còn ham đánh Mỹ và biết cách đánh thắng chúng. Phong trào thi đua giết giặc, lập công, phấn đấu trở thành “Đơn vị anh dũng diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt Mỹ” dấy lên sôi nổi khắp nơi.

        Niềm tin yêu và sự động viên, khích lệ mạnh mẽ của đồng bào cả nước dành cho Tây Nguyên sau chiến thắng Đắc Tô càng làm cho cản bộ, chiến sĩ thêm phấn khởi, tự hào và quyết tâm thắng Mỹ. Đợt tổng kết chiến dịch và sinh hoạt chính trị cuối năm 1967 đã nâng cao thêm khí thế và lòng tin, chuẩn bị cho bộ đội bước vào nhiệm vụ mới. Một yêu cầu cấp bách đặt ra và được quán triệt sâu sắc trong bộ đội lúc này là nhận rõ thời cơ, kiên quyết xốc tới sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi tình huống, trên mọi địa bàn. Dù có điều kiện chuẩn bị hay chưa được chuẩn bi vẫn phải kiên quyết khắc phục khó khăn chấp hành mệnh lệnh để phối hợp với chiến trường chung.

        Cuối tháng 11, ngay sau khi dược phổ biến sơ bộ chủ trương của cấp trên, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận mở hội nghị liên tịch với các đồng chí Bí thư tỉnh ủy Công Tum, Gia Lai và Đắc Lắc cùng bàn bạc cách phối hợp hoạt động giữa bộ đội chủ lực vả địa phương, giữa tiến công và nổi dậy.

        Để thống nhát chi đạo và chỉ huy, phối hợp giữa hai lực lượng và ba thứ quân trên chiến trường, bộ chỉ huy các hướng Công Tum, Plây Cu, Buôn Ma Thuột với sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo ở ba tỉnh đã được thành lập, khẩn trương bước vào nhiệm vụ.

        Thực hiện chủ trương cửa Trung ương về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân 1968, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận nêu quyết tâm: động viên toàn thể lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nỗ lực vượt bậc, tiến công liên tục, toàn diện và triệt để vào quân địch, thực hiện bằng được quyết tâm chiến lược của Đảng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chiến trường và sẵn sàng ứng phó một cách chủ động, mạnh mẽ nếu chiến tranh kéo dài.

        Về mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh xác định: mùa xuân là thời kỳ cao điểm. Nhiệm vụ cơ bản là thực hiện kế hoạch và quyết tâm chiến lược đánh vào toàn bộ ba thị xã, song do đặc điểm và vị trí của ba tỉnh, do tính chất phòng ngự của địch và ý đồ của ta, nên quyết tâm của Thường vụ tập trung vào hai trọng điểm là Công Tum và Đắc Lắc.

        Cả chiến trường chuyển vào nhiệm vụ với nhịp độ khẩn trương chưa từng có. Ta nhanh chóng triển khai, điều động lực lượng trên các hướng, thành lập thêm một số đơn vị cần thiết để bảo đảm yêu cầu chiến đấu, bổ sung cho mỗi thị xã đủ 1 tiểu đoàn đặc công, 1 đội hỏa lực hỗn hợp, tăng cường cho Buôn Ma Thuột 2 tiểu đoàn bộ binh, Plây Cu 1 tiểu đoàn, đưa sang phía đông Tân Cảnh 1 tiểu đoàn, củng cố và mở rộng các tuyến hành lang Đông - Tây, đồng thời mở thêm binh trạm 4 ở Đắc Lắc.

        Ngoài lực lượng bộ đội địa phương và các phân đội mũi nhọn của Mặt trận tăng cường, ở Công Tum còn có trung đoàn 24, Gia Lai có trung đoàn 95, Đắc Lắc có trung đoàn 33. Sư đoàn 1, lực lượng chủ lực cơ động của Mặt trận được tập trung trên hướng đường 18 - Plây Cần. Ta phán đoán sau khi thị xã Công Tum bị tiến công và uy hiếp mạnh, quân Mỹ tất phải nhảy ra phân kích lớn trên hướng đường 18 để cứu nguy cho sào huyệt của chúng, đây sẽ là cơ hội tốt để sư đoàn 1 đánh những đòn tiêu diệt lớn quân Mỹ ở khu vực này. Đồng thời cũng chuẩn bị sẵn phương án nếu quân Mỹ không ra phản kích trên hướng đường 18 thì sư đoàn 1 sẽ nhanh chóng chuyền sang đánh Đắc Tô - Tân Cảnh.

        Cuối tháng 12, Tây Nguyên được chính thức phổ biến quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong mùa Xuân 1968. Lúc này thời gian đã trở nên cấp bách. Các địa phương đang gấp rút tổ chức và triển khai lực lượng cho kịp ngày nổ súng. Thưởng vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận không có điều kiện làm việc chung với các đồng chí lãnh đạo của ba tỉnh như lần trước, nên tranh thủ làm việc với từng đồng chí. Trong lần gặp này, đồng chí Chính ủy Mặt trận cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương đã nghiên cứu quán triệt nội dung, tính chất, yêu cầu và ba khả năng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt; đồng thời đi sâu phân tích đánh giá các mục tiêu của địch trong từng thị xã để có kế hoạch phân công lực lượng đánh chiếm cho thích hợp và bàn kế hoạch huy động, vũ trang quần chúng sao cho kịp thời, đạt được hiệu quả cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:39:32 am »


        Trước ngây N, thời điểm nổ súng của Tổng tiến công, ta mở một đợt hoạt động quân sự trên khắp chiến trường với lực lượng ba thứ quân và thời gian từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 1 năm  1968 nhằm:

        - Tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ - ngụỵ, tiêu hao một phần vật chất, phương tiện chiến tranh của chúng, giam chân thu hút lực lượng Mỹ ở hướng đường 18 - Plây Cần, kéo địch ra ngoài các thị xã, tạo điều kiện thuận lợi cho ngày N, đồng thời thu hút địch lên Tây Nguyên phối hợp với chiến trường đồng bằng.

        - Đưa lực lượng tiến sát vào các thị xã và vùng phụ cận, uy hiếp đường giao thông, đánh lỏng bộ máy kìm kẹp của địch ở vùng ven, gây men, cổ động quần chúng, tập dượt, rên luyện bộ đội, chuẩn bị bàn đạp cho ngày N.

        - Bảo đảm giữ bí mật ý định Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, tiến hành chuẩn bị các mặt, nhất là cơ sở vật chất cho quá trình hoạt động.

        Những ngày im lặng trên chiến trường đã qua. Rừng núi Tây Nguyên lại bừng dậy trong tiếng sýng trận chào Xuân 1968.

        Trên hướng đường 18 - Plây Cần, sư đoàn 1 đã kìm chân quân Mỹ có kết quả, diệt 725 tên, bắn rơi 33 máy bay, phá hủy 26 xe quân sự và 7 đại bác của địch.

        Trên hướng bắc Công Tum, các lực lượng vũ trang đã nhằm vào thị xã và vùng ven đánh một số trận tập kích tốt, đồng thời đẩy mạnh hoạt động trên đường 14, diệt 419 tên, phá hủy 50 máy bay, 17 xe quân sự. Nổi bật là trận đánh táo bạo vào sân bay Công Tum đêm 10 tháng 1 của bộ đội đặc công, diệt 250 tên Mỹ, phá hủy 30 máy bay lên thằng và 104 xe quân sự...

        Tại Gia Lai, ta đã đánh liên tục. thắng giòn giã, diệt 818 tên, bắn rơi và phá hủy 81 máy bay, phá hủy 207 xe quân sự, 800 tấn xăng, đạn. Trong đó nổi lên hàng loạt trận đánh xuất sắc gây cho địch những tổn thất nặng nề về phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất. Ngày 15 tháng 1, trung đoàn 95 đánh liền hai trận giao thông trên đường 19, phá hủy 89 xe quân sự và hơn 50 tấn xăng, đạn, diệt 150 tên Mỹ - ngụy. Ngày 26 tháng 1 , bộ đội đặc công đánh vào khu kho và sân bay A-rê-a, phá hủy 75 máy bay các loại, 1 kho xăng 5 vạn lít và 12 hầm đạn...

        Những hoạt động của quân và dân Gia Lai làm cho địch phải đối phó trong thế bị động lúng túng, đồng thời hỗ trợ và cổ vũ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển nhanh ở Plây Cu và vùng ven thị xã.

        Tại Đắc Lắc, các trận đánh đã diễn ra liên tiến và sôi động ngay trong lòng thị xã và vùng phụ cận, nhằm đúng vào các cơ quan đầu não ngụy quân, ngụy quyền và sân bay, kho tàng... của địch. Ngày 4 tháng 1, ta tập kích sân bay thi xã, diệt 70 tên Mỹ, phá hủy 20 máy bay và tiến công khu hành chính ngụy quyền, phá sập dinh tỉnh trưởng, tên này đã phải chuồn ra cổng sau để thoát thân. Ngày 21 và 24 tháng 1, cơ sở nội tuyến của ta đánh vào khu kho Mai Hắc Đế, phá húy khoảng 1.000 tấn bom, đạn và đặt mìn tại phòng tham mưu sư đoàn bộ 23, diệt 2 tên trung tá...

        Thị xã Buôn Ma Thuột bị xáo động. Bọn ngụy quân, ngụy quyền hoang mang, lo sợ. Khí thế quăn chúng dâng lên mạnh mẽ, sẵn sàng chờ bộ đội vào phối hợp hành động.

        Kết quả đạt được trong gần 1 tháng hoạt động mà dồn dập là 10 ngày trước Tết Mậu Thân đã khẳng định chủ trương đẩy mạnh hoạt động quân sự trên toàn chiến trường trước ngày N là đúng đắn và chính xác.

        Ta đã mạnh dạn và thành công trong việc đánh hậu cứ địch - một khâu yếu mà xưa nay chưa làm được. Qua rèn luyện thực tế, bộ đội đã nhanh chóng làm quen với chiến trường mới, với cách đánh mới. Đòn tiến công này làm cho địch thêm căng thẳng, bối rối, đồng thời cổ vũ gây men cho phong trào nổi dậy của quần chúng. Đổ là sự chuẩn bị cần thiết cho một trận tập kích chiến lược sắp sửa diễn ra.

        Lệnh Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt phát ra rất nhanh và hoàn toàn giữ được bí mật. Thời gian được tính từng phút. Không gian như nín thở chờ đợi sự chuyển mình của lịch sử. Cả miền Nam anh dũng xốc tới trong lời thơ hào hứng và xúc động của Bác Hồ:

                                           Xuân này hơn hẳn máy xuân qua,
                                           Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
                                           Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
                                           Tiến lên!
                                                            Toàn thắng ắt về ta.


        Núi rừng Tây Nguyên rừng rùng đứng dậy trong thế trận mùa xuân. Mỗi buôn làng là một trận địa, mỗi người dân là một chiến sĩ, không phân biệt già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng... tất cả đều xông lên diệt Mỹ. Chưa có lần ra quân nào giục giã lòng chiến sĩ như lần này. Không một ai phân vân do dự trước sự hy sinh có thể xảy ra trong cuộc đọ sức quyết liệt này. Từ các đồng chí thương binh, bệnh binh còn điều trị trong bệnh viện đến các chiến sĩ làm nhiệm vụ sản xuất ở phía sau đều náo nức xin ra trận. Các đơn vị đã xuất kích với số quân cao nhất. Không ai bảo ai những các chiến sĩ đều mặc những bộ quân phục mới nhất, bước vào ngày hội chiến đấu trong tư thế đĩnh đạc của người chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:41:16 am »


        Từ các buôn làng ven thị, những vùng đồi núi sát nách giặc cho tới các cánh rừng xa, bộ đội ta như những mũi tên bật khỏi ná, nhằm thẳng sào huyệt kẻ thù lao tới. Nhiều phố phường, ngã năm, ngã bảy... còn là điều bỡ ngỡ với bộ đội ta; nhiều mục tiêu tác chiến cũng chỉ mới xác định được trên bản đồ, song không thể chậm trễ dù chỉ trong giây lát. Bộ đội vừa hành quân vừa nổ súng đánh địch, mở đường. Có đơn vị đã hành quân suốt 6 giở liền.

        Ngay từ chiều 29 tháng 1, hàng trăm cán bộ đảng và đội viên biệt động của ba tỉnh đã ém sẵn trong các thị xã bí mật tổ chức quần chúng sẵn sàng nổi dậy phối hợp với đòn tiến công của bộ dội. Kế hoạch huy động đông đảo quần chúng kéo vào thị xã đấu tranh chính trị cũng được gấp rút tiến hành ở nhiều nơi. Cũng trong ngày 29 tháng 1, tỉnh Gia Lai huy động hàng nghìn quần chúng vào đô thị, dưới hình thức đi sắm hàng Tết rồi ở luôn trong thị xã, sẵn sàng chờ lệnh hành động.

        Cả Tây Nguyên bừng bừng khí thế cách mạng. Cả Tây Nguyên là một khói thuốc nổ khổng lồ đang chờ phút châm ngòi để chôn vùi giặc Mỹ. Giữa lúc ấy. Bộ tư lệnh Mặt trận nhận được điện của trên là hoãn thời gian nổ súng lại 1 ngày để phối hợp chung với chiến trường toàn Miền. Khi tin đó được phổ biến xuống, cả ba tỉnh đều nhất loạt báo cáo về: bộ đội đã sẵn sàng, quần chúng đã sẵn sàng, không còn cách nào hoãn được, xin đề nghị nổ súng như đã chuẩn bị.

        Đảng ủy và Bộ tư lệnh kịp thời báo cáo lên cấp trên, đồng thời mạnh dạn hạ quyết tâm cho bộ đội nổ súng vào đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968.

        Đêm giao thừa Mậu Thân. cả chiến trường thao thức chờ giờ nổ súng. Từ khắp nơi, tín hiệu nổ súng xuyên màn đêm tới tấp báo tin về sở chỉ huy Mặt trận. 0 giờ 30 phút ngày 30 tháng 1, tiểu đoàn 2 trung đoàn 174 sư đoàn 1 phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã nổ phát súng đầu tiên trên chiến trường, đánh chiếm và làm chủ hoàn toàn thị trấn Tân Cảnh.

        Tiếng súng ở Tân Cảnh được ghi vào lịch sử như tiếng súng mở đầu cuộc Tồng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân trên toàn chiến trường.

        Cả Tây Nguyên nhất loạt nổ súng đánh chiếm dinh lũy kẻ thù.

        0 giờ 45 phút: Buôn Ma Thuột.

        0 giờ 55 phút: Plây Cu.

        1 giờ 15 phút: Công Tum.

        Trên hướng Buôn Ma Thuột, ngay những phút đầu, ta đã đánh chiếm được đài phát thanh, gần hết sư đoàn bộ sư đoàn 23, tòa hành chính, ty cảnh sát và bắn pháo dồn dập vào trung đoàn bộ trung đoàn 45, sân bay Buôn Ma Thuột. Sau đó phát triển đánh chiếm khu cư xá Mỹ Bãng-ga-lô. Một bộ phận khác đánh vào khu cơ giới và pháo binh. Ngay trong đêm đầu, ta đã diệt được một bộ phận cơ quan đầu não và đơn vị trực thuộc sư đoàn bộ sư đoàn 23, các lực lượng bảo an, cảnh sát ở khu hành chính, đài phát thanh, bắn cháy 9 xe tăng và xe bọc thép, chiếm hậu cứ tiểu đoàn 4 trung đoàn 45.

        Hơn 400 em học sinh trường kỹ thuật Đắc Lắc xé cờ ngụy, treo cờ Mặt trận lên cột cờ nhà trường rồi chia nhau ra dẫn dường, đón bộ đội vào chiến đấu.

        Tiếng súng, tiếng thủ pháo của Quân giải phóng hòa lẫn với tiếng mõ, tiếng hò reo của đồng bào trong các khu phố, “ấp chiến lược” nổi dậy, chặt rào, phá bốt, diệt ác ôn. Cả Buôn Ma Thuột chuyền mình trong bão táp tiến công và nổi dậy.

        Bóng đêm chưa tan, hàng vạn đồng bào Kinh, Thượng trong và ngoài thị xã từ các ngả dã rầm rộ kéo xuống đường biểu tình, phổi hợp với đòn tiến công quân sự. Quần chúng vây chặt căn cứ trung đoàn 45 ngụy, kêu gọi binh sĩ địch quay súng trở về với cách mạng... Hốt hoảng trước làn sóng tiến công vũ bão, giặc Mỹ đã huy động máy bay, xe tăng giội bom lửa, bắn rốc két và đạn liên thanh vào đoàn biểu tình, nhưng vẫn không sao lay chuyển được khí thế quật khởi của quần chúng. Nhân dân đã khuân giường, tủ, gỗ ván ra đường làm vật cản, có gia đình mang cả bàn thờ, máy khâu, xe máy ra cho bộ đội dựng chiến lũy ngăn xe giặc. Nhiều bà mẹ, nhiều chị em đã băng mình dưới bom đạn mang bánh tét, thức ăn, hoa quả, nước uống ra tận vi trí chiến đấu cho bộ đội và đưa thương binh về nhà cứu chữa, nuôi dưỡng.

        Sáng hôm sau, đích đùng xe thiết giáp, pháo binh và 2 tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 45 mở các đợt phản kích điên cuồng, chiếm lại các vị trí vừa bị mất. Các chiến sĩ tiểu đoàn 101 đánh giáp lá cà với bộ binh và xe tăng địch ở ngã 6. Tại khu Băng-ga-lô và sư đoàn bộ sư đoàn 23, nhiều tiểu đội, tổ 3 người của ta đã dùng báng súng, lưỡi lê lợi dụng từng căn nhà, cầu thang, cửa sổ quần nhau quyết liệt với địch. Ta đánh từ ngoài vào, từ trong ra tạo thành nhiều mũi thọc sâu, chia cắt làm cho địch không đường tháo chạy. Được đồng bào hỗ trợ, các đơn vị đã ngoan cường bám trụ trong lòng thị xã, đánh trả quyết liệt viện binh của địch kéo đến phân kích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:43:00 am »


        Hơn 18.000 đồng bào Kinh, Thượng ở các huyện 6, huyện 8, Buôn Hồ... chia thành nhiều đoàn tiến vào thị xã ớ cánh nam, máy bay và bộ binh địch xả đạn vào đoàn biểu tình. Bộ đội địa phương và dân quân du kích huyện 6 anh dũng đánh trả, diệt hơn 1 trung đội địch, bắn lộn cổ 2 máy bay lên thẳng, bảo vệ quần chúng giữ vững đội ngũ kéo vào bao vây thị xã. Trong số người xuống đường, có má Thanh mặc dầu bị giặc bắn chết con vẫn tiếp tục dẫn đầu đoàn biểu tình, dùng toa kêu gọi binh lính địch. Em gái Hờ Tam cầm cờ đi đầu, bị địch bắn trọng thương đã trao cổ lại cho chị ruột là Hờ Lan và kêu gọi: “Các anh chi hây giữ lấy cờ”.

        Đích ném bom vào giữa phố, bộ đội cõng em nhỏ, cụ. già ra khỏi đám cháy, lao vào lửa cứu tài sản cho dân. Trước hành động giết người man rợ của giặc Mỹ và tinh thần quả cảm của đồng bào và bộ đội, một số lính ngụy thức tỉnh, bắn lại bọn chỉ huy ác ôn và nhập vào hàng ngũ đấu tranh của quần chúng.

        Ta đã trụ bám kiên cường suốt 6 ngày đêm trong thị xã đánh lui nhiều đợt phân kích điên cuồng của giặc, diệt 1.980 tên Mỹ - ngụy, bắt sống gần 100 tên, phá hủy, bắn rơi 18 máy bay, phá hủy 150 xe quân sự; giải phóng 10 làng với khoảng 5.000 dân, bức rút đồn Quảng Nhiêu, Phú Học và đồn Buôn Hồ cũ.

        Hướng Plây Cu, các đơn vị nhanh chóng tiến công đánh phá các mục tiêu chủ yểu của địch.

        Một bộ phận đánh vào khu biệt động quân, diệt gọn ban chỉ huy và 200 tên, phá hủy, bắn cháy 35 xe quân sự, bắn rơi 15 máy bay lên thẳng, phá hủy hoàn toàn một trận địa pháo 21 khẩu, đốt cháy gần 1.000 tấn đạn và hàng vạn lít xăng.

        Một bộ phận đánh vào trung tâm thị xã, diệt bọn cảnh sát, bảo an, phá 3 nhà lao, giải phóng 2.000 người bi địch giam giữ.

        Đội 21 đặc công của Mặt trận đã chiếm lĩnh khu tỉnh đoàn báo an, đánh chiếm khu hành chính, khu cảnh sát vùng 2, phối hợp với các đội vũ trang tiếp tục phát triển đánh sâu vào thị xã, diệt 2 đại đội bảo an, phá hủy 10 xe M113, bắn rơi 2 máy bay. Sau đó tiếp tục bám cơ sở, chiến đấu quyết liệt với địch đến phản kích.

        Các đội đặc công 60, 70, 80 (tiểu đoàn 408) tiến công sân bay A-rê-a và Cù Hanh, phá hủy 45 máy bay lên thẳng, 35 xe các loại. Pháo binh ta dồn dập đánh bồi vào các sân bay trên và khu vực quân đoàn 2, phá hủy khụ ra-đa, diệt 15 máy bay, đánh sập nhiều nhà tầng.

        Trung đoàn 95 diệt đoàn xe 26 chiếc trên đường 19, không cho dịch cứu viện cho Plây Cu. Một bộ phận của tiểu đoàn 15 bộ đội địa phương Gia Lai trên đường vào thị xã gặp địch nống ra ngăn chặn đã nổ súng diệt một bộ phận quân Mỹ, giết chết tên thiếu tá chỉ huy.

        Liên tiếp trong các ngày sau, ta vừa đành bồi các căn cứ kho tàng, sân bay... của địch, vừa chặn đánh giao thông và bộ binh địch nống ra giải tỏa.

        Phối hợp với tiến công quân sự, 11.000 quần chúng xuống đường dấu tranh chính trị. Chính quyền một số ấp xã ở các huyện 4, 5, 6 được thành lập. Hơn 14.000 đồng bào đã trở về làng cũ, 11 làng xung quanh thị xã được giải phóng.

        Hướng Công Tum, ta đánh chiếm khu hành chính, tiểu khu Công Tum, một phần biệt khu 24, sân bay, tiêu diệt 1.800 tên, phá hủy 250 xe quân sự, 26 máy bay, phá hủy nhiều kho tàng, đạn dược.

        Ở đây địch phản kích dữ dội. Ngay trong đêm chúng cho máy bay ném bom vào thị xã. Các chiến sĩ tiểu đoàn 304, 406 và trung đoàn 24 dã anh dũng đánh trả quyết liệt A Xâu, chiến sĩ tiểu đoàn 304 bẻ gãy hơn chục đợt phản kích của bọn biệt kích “Lôi hổ”, dùng lựu đạn ném trả địch, chiến đấu suốt một ngày giữa địa hình trống trải. Dù chỉ một mình trước quân thù bổ vây bốn phía, anh vẫn làm cho chúng run sợ trước thế tiến công của cách mạng. Dũng sĩ A Thang 16 tuổi chiến đấu với địch trên từng tầng gác cho đến viên đạn cuối cùng. Phạm Văn Hai, không may sa vào tay giặc vẫn một lòng son sắt với cách mạng. Tuy hai tay bi trói, anh vẫn lơi đụng khi địch sơ hở, cướp lựu đạn của địch diệt địch và anh dũng hy sinh trong phòng thẩm vấn của chúng.

        Những tấm gương xả thân vì nước, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì sự nghiệp giải phóng nhân dân đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai mờ trong lòng các tầng lớp nhân dân thị xã. Nó có sức khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ỷ chí căm thù giặc Mỹ xâm lược của những người bấy lâu sống trong vòng kìm hãm của địch. Cũng qua tiếp xúc với bộ đội ta, nhân dân đô thị càng hiểu, càng tin ở cách mạng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:44:26 am »


        Cùng lúc với các trận đánh diễn ra ở thị xã Công Tum, ta còn bao vây đồn Kleng, ép địch từ hướng tây vào mở rộng vùng đông - tây thị xã trên trục đường Krông - Công Tum và Công Tum - Com Rẫy, giải phóng một loạt 7 “ấp chiến lược”.

        Bị ta tiến công bất ngờ và dữ dội, quân Mỹ ở Công Tum vô cùng hoang mang, lúng túng. Chúng hành động dè dặt không dám tung lực lượng lớn ra phân kịch trên hướng đường 18 như ta dự kiến. Trong lúc đó, các hoạt động của sư đoàn 1 trên hướng này lại chưa đủ mạnh để có thể kéo địch ra tiêu diệt. Vì vậy sư đoàn 1 không có thời cơ tiêu diệt lớn quân địch. Khi được lệnh chuyển sang phương án đánh vào Đắc Tô - Tân Cảnh, do chuẩn bị chưa đầy đủ nên sư đoàn chuyển không kịp. Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt dầu Xuân Mậu Thân, khối chủ lực cơ động của Mặt trận chưa phát huy được quả đấm mạnh trên chiến trường, kết quả tác chiến chưa tương xứng với lực lượng.

        Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử này, “quân dân Tây Nguyên dã thực hiện được đồng loạt việc tiến công và ngay từ phút đầu đã đánh trúng vào tất cả những mục tiêu chủ yếu một cách bất ngờ, khiến quân địch trở tay không kịp, đối phó yếu ớt.

        Bộ đội đã có bước chuyển biến nhảy vọt về chất lượng, chẳng những tiến công thắng lợi vào các thị xã, mà nhiều đơn vị đã trụ bám kiên cường liên tục đánh địch phản kích trong điều kiện bom đạn ác liệt một thời gian dài. Tinh thần và sĩ khí chiến đấu rất cao.

        Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên không phân biệt gái, trai, Kinh, Thượng đều sục sôi khí thế cách mạng vùng lên đánh đổ ngụy quyền, trừ diệt tề điệp ác ôn, giúp đỡ bộ đội, nuôi dưỡng thương binh và sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do.

        Ta đã phát triển được thế tiên công chiến lược áp đảo quân thù trên toàn Tây Nguyên, đưa chiến tranh cách mạng vào tận dinh lũy cuối củng của địch, dồn chúng vào tình thế vô cùng hoang mang, lúng túng. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chiến thắng của ta đã tạo ra một cục diện mới trên chiến trường hoàn toàn có lợi cho ta, đẩy địch lún sâu vào thế phòng ngự bi động”1     .

        Chiến thắng Xuân Mậu Thân đã đánh dấu một bước chuyển biến nhảy vọt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường Tây Nguyên. Chưa bao giờ ở Tây Nguyên lại động viên và tổ chức được một lực lượng hùng hậu gồm hàng chục vạn người của các dân tộc nổi dậy tiến công trên một quy mô rộng lớn như vậy. Nó chứng tỏ đường lối chống Mỹ, cứu nước và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và phát huy cao độ dược sức mạnh chiến đấu to lớn của toàn thể đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

        Qua chiến đấu, khối đoàn kết các dân tộc càng thêm rộng rãi, quyền làm chủ rừng núi, buôn rẫy của nhân dân các dân tộc được xây dựng và củng cố, lực lượng cách nạng thêm phát triển, tạo thành thế bao vây, cô lập Mỹ - ngụy ở vùng rừng núi Trường Sơn trùng điệp...”2.

        Thắng lợi của Tây Nguyên nằm trong thế trận tiến công của cả nước, luôn luôn được sự hỗ trợ và thức dậy mạnh mẽ cửa các chiến trường. Bão táp tiến công và nổi dậy đạp lên đầu thù xốc tới của đồng bào và chiến sĩ niền Nam, nhất lả cuộc chiến đấu đầy khí phách anh hùng của quân, dân mặt trận Huế, Sài Gòn đã khích lệ cổ vũ Tây Nguyên thừa thắng xông lên liên tiếp giành thắng lợi.

        Quân và dân Tây Nguyên đã góp phần vào thắng lợi chung to lớn của cả nước, tạo ra bước ngoặt mới của cuộc chiến tranh giải phóng.

        Đánh giá thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt này, Báo cáo Chính tri Đại hội Đảng lần thứ IV đã khẳng định:

        “Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghi Pa-ri”.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân 1968 đã thực sự làm cho quân Mỹ khiếp sợ. Một viên tướng trong ban tham mưu của Oét-mo-len hồi. bấy giờ phải nói: “Oa-sính-tơn phải kinh hoàng”... còn phó tổng thống Hăm-phray thì rầu rĩ thốt lên: “Tết đã thực sự đẩy lùi chúng ta”3     .

        Trước sức ép của nhân dân và chính giới Mỹ về sự thất bại nặng nề của đòn Tết Mậu Thân, ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn dã phải tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ tới, ngửng ném bom miền Bắc Việt Nam và chịu đàm phán với ta tại Pa-ri. “Nước Mỹ hùng mạnh về quân sự trong lịch sử, lần này đã trở thành kẻ thua trận về nhiều mặt: chính trị, quân sự, tâm lý và thái độ bài ngoại” (Roi-tơ, 2-2-1968).

        Trái lại về phía ta, chưa bao giờ cục diện chiến tranh lại thuận lợi, thế chiến lược lại vững chắc như sau Tết Mậu Thân. Cách mạng miền Nam chàng những đã tạo được thế trận vững vàng ở vùng nông thôn, rừng núi mà còn có mặt trận mới ở thành thị.

--------------------------
        1. Trích Kiểm điểm của Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên, tháng 3 năm 1968.

        2. Tuyên dương công trạng quân, dân Tây Nguyên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 1 tháng 3 năm 1968.

        3. Cuộc chiến tranh 30 năm, Hãng thông tin Mỹ AP.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:46:15 am »


2. LIÊN TỤC TIẾN CÔNG VÀ PHẢN CÔNG ĐỊCH, GIÀNH THẮNG LỢI TRÊN MỌI MẶT TRẬN

        Sau đợt Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường trực Quân ủy Trung ương gửi điện “Nhiệt liệt khen ngợi những thành tích vừa qua của quân, dân Tây Nguyên, đặc biệt là thành tích của quân, dân thị xã Buôn Ma Thuột, Công Tum, Plây Cu và thị trấn Tân Cảnh”, đồng thời chỉ thị cho chiến trường:

        “… Hãy thừa thắng xông lên, đánh mạnh, đánh trúng, đánh giòn giã hơn nữa, liên tục tiến công và phản công tiêu diệt nhiều địch (cả Mỹ, ngụy và bọn biệt kích) đập tan mọi âm mưu xảo quyệt của chúng, làm cho chúng tê liệt, đánh cho chúng không ngóc đầu dậy nổi, hỗ trợ đắc lực và động viên thúc đày quần chúng nồi dậy giành chính quyền, mở rộng vùng nhân dân lâm chủ”1     .

        Chấp hành nghiêm chỉnh chi thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, trong khí thế sục sôi cách mạng của toàn miền Nam, đồng bào và các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã đạp bằng mọi khó khăn, thử thách, thừa thắng xốc tới, liên tiếp mở các đợt tiến công và phản công địch, giữ vững và phát huy quyền làm chủ chiến trường, giành thắng lợi to lớn trong năm 1968.

        Bị ta đánh trúng vào sào huyệt, giặc Mỹ và bọn tay sai lồng lộn điên cuồng như con thú dữ. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân cảnh sát, đánh phá cơ sở cách mạng trong đô thị và vùng ven, đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy của quần chúng, cho máy bay ném bom vào phố đông dân giữa ban ngày, dùng xe tăng, xe ủi đất san bằng các buôn làng ven thị để lập vành đai trắng. Chúng thực hiện giới nghiêm trong các thị xã, quận lỵ, truy lùng bắt bớ những người yêu nước, hòng triệt hết chỗ dựa của lực lượng vũ trang, đẩy ta ra khỏi địa bàn đô thị.

        Mỹ - ngụy mở nhiều cuộc hành quân ngăn chặn ta ở vùng ven, đồng thời thường xuyên tung biệt kích, thám báo ra lùng sục quanh các thị xã, căn cứ nhằm phát hiện trận địa pháo và nơi trú quân của ta. Máy bay trinh sát của chúng rà lượn, soi tìm dấu vết từng con đường mòn, từng đám rừng khả nghi. Bất kể ngày đêm, pháo binh địch sẵn sàng bắn chặn mọi hướng chúng phán đoán quân ta có thể tiến công. Trên các trục dường giao thông quan trọng nối liền với các thị xã, địch dùng bom đạn, hóa chất độc phát quang hai bên dường, đồng thời lập thêm nhiều đồn bốt, cụm xe cơ giới và tăng cường lính tuần tiễu. Bọn địch đóng trong thị xã, cứ đêm đến lại bí mật luồn ra khỏi căn cứ, phục sẵn bên ngoài đề phòng ta tiến công vào nơi đóng quân của chúng. Song các đợt tiến công của ta vẫn diễn ra như lớp lớp sóng trào, phá vỡ mọi phòng tuyến ngăn chặn, giáng đòn sấm sét vào dinh lũy của quân xâm lược.

        Các phân đội mũi nhọn đặc công, pháo binh, bộ đội địa phương và các đội biệt động thị đã kiên cường bám dân, bám địch, bám địa bàn vùng ven, vừa duy trì loạt động thường xuyên vừa đánh địch dồn dập trong các đợt cao điểm phối hợp với các chiến trường. Bằng nhiều cách đánh mưu trí, linh hoạt, trong năm 1968, các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã mở 207 trận tiến công vào hầu hết các vị trí quan trọng của địch, gồm các cơ quan đầu não ngụy quân, ngụy quyền, kho tàng, sân bay, bãi đè xe, trận địa pháo... diệt 7.077 tên, trong đó gần một nửa là quân Mỹ. Tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 đại đội bộ binh Mỹ củng 2 tiểu đoàn và 10 dại đội ngụy. Đánh thiệt hại 5 tiểu đoàn, 3 đại đội và 1 chi đoàn xe thiết giáp ngụy.

        Cả ba thị xã Công Tum, Plây Cu, Buôn Ma Thuột và 10 trong số 12 quận lỵ ở Tây Nguyên đều bị đánh. Ta đã đánh bồi, đánh nhồi nhiều lần vào hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong sào huyệt địch làm chúng không kịp củng cố: 7 lần đánh vào trung đoàn bộ trung đoàn 45, sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy, khu cơ giới pháo binh, khu bảo an và ty cảnh sát Plây Cu; 14 lần đánh vào biệt khu 24, khu hậu cần và cơ giới Mỹ ở thị xã Công Tum; 21 lần đánh vào sân bay A-rê-a. Đặc biệt, sân bay Buôn Ma Thuột bị ta tiến công tới 29 lần.

        Quân và dân Tây Nguyên đã đánh trúng, đánh đau vào chỗ mạnh tạm thời của quân Mỹ là vũ khí và phương tiện chiến tranh, gây cho chúng những tổn thất nặng nề và khó khăn, lúng túng. 789 xe quân sự, gồm nhiều xe bọc thép và xe tăng hạng nặng, 528 máy bay hiện đại các loại, 46 đại bác, 33 kho xăng dầu, 45 kho bom đạn gồm hàng vạn tấn cùng nhiều dàn ra-đa, thiết bị quan trọng đã bị phá hủy.

--------------------------
        1. Điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường trực Quân ủy Trung ương gửi Mặt trận Tay Nguyên, ngày 4 tháng 2 năm 1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:48:22 am »


        Đòn tiến công đô thị, hậu cứ địch là một thắng lợi vang dội chưa từng có ở Tây Nguyên. Ta đã thực hiện được quyết tâm đưa chiến tranh vào tận sào huyệt địch, biến hậu phương của địch thành chiến trường cửa ta. Hàng loạt căn cứ kiên cố mà trước đây giặc Mỹ thường huênh hoang, khoác lác là “tuyệt đối an toàn”, “bất khả xâm phạm” giờ đây đã trở thành nơi mất an toàn nhất dối vớt chúng. “Lâu đài nghỉ mát” của quân xâm lược sau mỗi lần hành quân đi tàn sát đồng bào ta bỗng chốc biến thành biển lửa chôn vùi chúng. Địa bàn chiếm đóng và phạm vi hoạt động của địch bị thu hẹp lại. Nhiều vị trí quan trọng của chúng xung quanh các thị xã, quận lỵ và trên các trục đường giao thông chiến lược 14, 19, 21 đã bị mất. Phạm vi chiến trường của ta ngày càng mở rộng, có chiều dài lẫn chiều sâu. Thế trận của ta tỏa rộng và dăng kín trên khắp ba tỉnh, cài ém vào mọi địa bàn và đã trở thành mối nguy cơ đe dọa thường xuyên đối với Mỹ - ngụy. “Vùng làm chủ được mở rộng và điều rất có ý nghĩa là chúng ta đã xây dựng được những bàn đạp ở các đô thị Công Tum, Plây Cu, Buôn Ma Thuột”1. Với thế trận đã được củng cố, Tây Nguyên cũng có điều kiện thuận lợi để phát huy quyền làm chủ chiến trường, sẵn sàng tiến công địch bất cứ lúc nào và vào bất cứ nơi đâu.

        Quân và dân Tây Nguyên chẳng những đã tiêu diệt được một bộ phận sinh lực quan trọng của địch trong thị xã, phá hủy một khối lượng lớn nguồn dự trữ chiến tranh tại chỗ của chúng, mà còn giáng đòn cân não vào ý chí xâm lược của giặc Mỹ. Từ hung hăng, kiêu ngạo, giặc Mỹ đã trở nên khiếp sợ, rã rời. Cơ đồ xâm lược của chúng đang nghiêng ngả trước ngọn trào cách mạng của quân và dân ta. Trên dải đất Tây Nguyên bất khuất, kiên cường cũng như trên toàn miền Nam ta không có một chỗ đứng chân nào yên ổn đối với quân xâm lược.

        Sau những trận đòn dữ dội và liên tiếp trong năm 1968, Lầu năm góc đã phải rút ra kết luận cay đắng, dù có đổ thêm quân, tăng thêm vũ khí vào miền Nam đến mức nào đi nữa cũng không sao cứu vãn nổi tình thế đã bày ra trước mắt: Mỹ thua đã rõ ràng!

        Cuộc đọ sức giữa ta và địch trên mặt trận này diễn ra ngày càng trở nên gay go, quyết liệt. Bộ đội ta đã phải trải qua muôn vàn hy sinh, thử thách để chiến thắng quân thù. Cứ sau mỗi lần các mục tiêu bị tiến công, giặc Mỹ lại tăng cường phòng thủ và thay đổi cách bố trí. Các lớp rào kẽm gai ngày càng dày đặc; lô cốt, chòi canh mới lại mọc lên; đèn pha, mìn sáng và các loại hỏa lực càng nhiều hơn. Ngoài lực lượng canh gác bảo vệ tại chỗ, địch còn tung quân ra các hướng để phát hiện, ngăn chặn ta từ xa. Đưa bộ đội lọt vào được thị xã nổ súng đúng thời gian quy định là một khó khăn lớn. Nhiều lần bộ đội ta chưa vượt hết vật chướng ngại trên đường vào mục tiêu thì trời đã sáng rõ. Có đơn vị cắt chưa hết hàng rào cuối cùng thì đã đến giờ hiệp đồng nổ súng. Việc cứu chữa, chuyển thương binh, giải quyết tử sĩ nằm sâu trong căn cứ địch càng trở nên phức tạp. Nhiều thử thách có lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi. Trong khó khăn, thử. thách, bài học truyền thống rút ra từ chiến dịch Plây Me năm trước: có quyết tâm đánh địch thì nhất định sẽ tìm ra cách đánh, đã có tác dụng cổ vũ, xây dựng lòng tin cho bộ đội. Dựa vào sự giúp đỡ, che chở của nhân dân, các đơn vị mũi nhọn của ta kiên trì bám địch, phát hiện được những sơ hở của chúng và tìm được cách đánh có hiệu quả.

        Trận tập kích căn cứ hậu cần sư đoàn 4 Mỹ ở Cơ-ty-pơ-rông rạng sáng ngày 23 tháng 8 của tiểu đoàn 408 đặc công - ngọn cờ đầu “Luồn sâu đánh giỏi, liên tục tiến công thị xã và căn cứ Mỹ” đã tiêu biểu cho tinh thần khắc phục khó khăn, chấp hành mệnh lệnh và kỹ thuật điêu luyện đánh hậu cứ địch. Đơn vị phải hành quân hàng chục ki-lô-mét dưới trời mưa tầm tã, vượt qua nhiều đồn bốt và đường giao thông của địch, phải giấu mình suốt một ngày trời cạnh căn cứ địch với độc chiếc quần lót và gói thuốc nổ trong tay. Trước giờ nổ súng, ở mũi chủ yếu đã có 5 chiến sĩ bị thương vong vì đạn pháo của địch và 2 chiến sĩ bị rắn độc cắn, song bộ đội vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu. Chỉ trong vòng 25 phút, đơn vị đã phá hủy 133 xe quân sự, diệt 72 tên Mỹ, phá sập 11 nhà cùng nhiều lô cốt.

        Đồng bào huyện 4 (Gia Lai) đã góp phần làm nên chiến công này. Bà con bố trí cho bộ đội trà trộn giả làm người đi rẫy để vượt qua đường giao thông và các chốt của địch. Sau trận đánh, đồng bào đã đón sẵn trên đường để khênh cõng thương binh về căn cứ. Không có gạo, đồng bào mài ngô non của mình nấu cháo nuôi bộ đội. Càng khó khăn gian khổ, càng nổi bật sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân đối với lực lượng vũ trang, con em của mình. Lòng dân là chiếc nôi nuôi dưỡng, là chỗ dựa vững chắc để bộ đội ta hoạt động thắng lợi trên mặt trận tiến công hậu cứ địch.

--------------------------
        1. Điện của Quân ủy Trung ương gửi Mặt trận Tây Nguyên tháng 3 năm 1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:49:38 am »


        Ở Tây Nguyên, chưa bao giờ cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông lại diễn ra sôi động và liên tục như trong năm 1968.

        Cả ba thứ quân trên khắp chiến trường đều xông ra mặt dường diệt xe, phá cầu, cắt giao thông địch. Hễ ở đâu có xe đích chạy là ở đấy có trận địa tiêu diệt chúng.

        Các trung đoàn chủ lực tại chỗ 24, 95... diệt xe đoàn trên dường chiến lược 14, 19... Bộ đội địa phương tỉnh, huyện diệt xe lê, xe chốt trên các con đường 5, 7, 18… Dân quân du kích xã, thôn diệt xe tăng địch đi càn ngay tại bìa làng, ven rẫy. Đồng bào các dân tộc, không phân biệt già trẻ, gái trai đổ ra mặt đường đào hào, chặt cây, đắp ụ dựng, chiến lũy ngăn xe giặc. Chỉ sau một đêm, hàng trăm vật chướng ngại đã mọc lên ngổn ngang, dài hàng cây số, khiến giặc Mỹ phải bàng hoàng, sửng sốt trước sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.

        Phong trào lấy bom bí, đạn pháo lép của địch làm mìn diệt xe địch dấy lên mạnh mẽ ở huyện 5 (Gia Lai) rồi lan nhanh khắp ba tỉnh Tây Nguyên. Tiêu biểu cho phong trào này là xã đội phó Siu Dơng - “người kỹ sư không có văn bằng của chiến tranh nhân dân vô địch” đã tự tạo gần 100 quá mìn các loại và hướng dẫn cho dân quân khắp vùng đến tham quan học tập. Làng quê anh ở ngay sát nách giặc, chỉ cần sơ suất phát ra một tiếng nổ là bọn địch có thể ập vào làng vây bắt. Anh đã đưa những quả bom bi nhặt được vào rừng sâu sản xuất để che mắt địch. Lòng căm thù giặc Mỹ tàn phá quê hương, ý thức trả thù cho đồng bào, đồng chí bị giặc giết hại đã tạo nên tinh thần dũng cảm, trí thông minh giúp anh vượt qua tất cả.

        Phong trào nữ dân quân đánh xe xuất hiện ở huyện 4 (Gia Lai) với “lá cờ đầu diệt xe cơ giới Mỹ ở Tây Nguyên” là Rơ-mắc Sao đánh 14 trận, cùng lúc đạt 2 danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” và “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Rơ-mắc Sao còn vận động chi em dân quân trong xã ra đường gài mìn để “cái tay nó cũng biết chôn lửa làm cháy cái xe thằng Mỹ” như mình.

        Đánh tỉa giao thông đã trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi gây cho địch nhiều thiệt hại và làm cho chúng luôn luôn bị căng thẳng. Dân quân du kích đã phát huy được ưu thế và sở trường của mình, đánh nhỏ lẻ, đánh khắp nơi, đánh địch trên mọi địa hình, trong mọi thời tiết, đánh địch bằng mọi vũ khỉ trong tay; lúc gài mìn, khi bắn tia; ban ngày phục kích diệt xe, ban đêm kéo ra đường phá ống dẫn dầu của địch trên đường 19. Các hoạt động thường xuyên của dân quân du kích buộc địch phải phân tán đối phó, tạo thuận lợi cho bộ đội tập trung tiêu diệt từng đoàn xe lớn của địch.

        Dựa vào quân số đông, vũ khí, phương tiện hiện đại sẵn có trong tay, giặc Mỹ tập trung mọi có gắng cao nhất, quyết giữ bằng dược các mạch máu giao thông quan trọng nối liền với các thị xã, căn cứ. Chúng dùng bom đạn, na-pan, hóa chất độc và huy động cả máy cày, máy xúc… hủy diệt màu xanh và sự sống dọc hai bên đường. Một ngọn cỏ cũng không sống nổi dưới bàn tay quân xâm lược. Đồn bốt, trận địa pháo, cụm xe tăng, chốt di động… mọc lên dày đặc để yểm hộ cho các đoàn xe của chúng Song, thực tế diễn ra đã không theo ý muốn của giặc Mỹ. Mật độ các trận đánh giao thông của ta không hề giảm sút, mà còn tăng lên đến mức chưa từng có.

        Chỉ tính trên các con đường số 14, 18, 19 và 21 (đường 21 ở Gia Lai) trong năm 1968, các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã đánh 284 trận, diệt hơn 5.500 tên; phần lớn là giặc Mỹ, phá hủy, phá hỏng 1.629 xe quân sự, có gần một phần ba là xe tăng và xe bọc thép.

        Các con đường chiến lược ở Tây Nguyên đã trở thành “con đường không vui”, “con đường đẫm máu”, là “nơi khủng khiếp” dối với Mỹ, ngụy. Đường 14 và 19 là nơi chiến sự diễn ra quyết liệt nhất và cũng là nơi xe của địch bị chôn vùi nhiều nhất. Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 95 gan góc trụ bám trên đèo Măng Giang giữa “tọa độ lửa” của địch ròng rã suốt hàng năm trời, vẫn luôn tạo được thời cơ bất ngờ diệt gọn từng đoàn xe địch. Có ngày, trung đoàn dã đánh liền 2 trận trên cùng một đoạn đường, phá hủy, phá hỏng 98 xe các loại. Có trận vừa xông ra mặt đường diệt gọn cả đoàn xe, vừa đồng loạt tiến công các đồn bốt địch bảo vệ đường, đánh sập cầu cống, cắt dứt giao thông trong nhiều ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:50:53 am »


        Trên mặt trận này, ba thứ quân đã phối hợp nhịp nhàng, vận dụng được nhiều lối đánh sáng tạo, linh hoạt và có hiệu quả. Ta dã kết hợp đánh nhỏ lẻ thường xuyên với đánh vừa, đánh lớn trong các đợt cao điểm, kết hợp giữa xung lực và hỏa lực, vừa diệt xe cơ giới và bộ binh địch đi giải tỏa, vừa đánh sập cầu cống, phá hệ thống dẫn dầu, băm nát giao thông địch. Trình độ và kinh nghiệm đánh giao thông của cả ba thứ quân đều có bước phát triển. Không những chỉ bộ đội chủ lực, mà bộ đội địa phương của ba tỉnh và dân quân du kích nhiều vùng đều thành thạo đánh giao thông, diệt gọn từng đoàn xe, tốp xe lẻ của địch. Tổ du kích Y Lai (Công Tum) diệt cả tốp 4 chiếc xe của dịch trên đường 14. Chiến sĩ công binh Trịnh Đức Trá (Gia Lai) trong vòng 9 tháng đã diệt 26 xe các loại và 51 tên địch, 15 lần đạt danh hiệu dũng sĩ. Có trận bị sức ép hất ra lề đường và bị thương vào mắt, Trịnh Đức Trá vẫn bình tĩnh lấy tay bịt vết thương, tiếp tục xông ra đường cùng đồng dội diệt nốt những chiếc xe còn lại của địch trên đường 19.

        Những hoạt động mạnh mẽ và liên tục của ta trên mặt trận giao thông gây cho địch nhiều thiệt hại và khó khăn lớn trong việc vận chuyền tiếp tế và cơ động lực lượng trên chiến trường. “Dạ dày đô thị” bị chọc thủng, “cuống họng giao thông” bị bóp nghẹt, Mỹ - ngụy ở Tây Nguyên trăm bề khốn quẫn, càng sa lầy trong thế bị động lúng túng và buộc phải phân tán lực lượng đối phó khắp nơi.

        Phối hợp với đòn tiến công dồn dập trên mặt trận đô thị và giao thông của bộ đội chủ lực tại chỗ và lực lượng vũ trang địa phương, khối chủ lực cơ động của Mặt trận đã khắc phục mọi khó khăn về địa hình, thời tiết, liên tục đánh địch ở vòng ngoài, kìm chân thu hút chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho việc tiến công vào thị xã, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phong trào quần chúng nổi dậy chống phá âm mưu “bình định” gom dân của địch, giữ vững vùng giải phóng.

        Sư đoàn 1, sau các trận chiến đấu trên hướng đường 18 - Plây Cần, cơ động lực lượng sang hướng tây Công Tum đánh quân Mỹ nống ra ngăn chặn ở khu vực Chư Tăng Kra, Chư Mo, Chư Tô Bia, Chư Ben, Chư Tăng An... (Trung đoàn 209 được Bộ tăng cường cho Tây Nguyên sau Tết Mậu Thân, đã nhanh chóng bước vào chiến đấu trong đội hình của sư đoàn 1 thay thế cho trung đoàn. 320 chuyển vào hoạt động ở Đắc Lắc).

        Suốt từ tháng 3 đến tháng 6, bằng hàng loạt trận liên tiếp: phục kích, tập kích, vận động tiến công kết hợp chốt, đánh mìn, bắn máy bay, sư đoàn dã diệt 1.160 tên địch, bắn rơi 72 máy bay, phá hủy 42 xe quân sự và 57 lô cốt. Nổi bật trong đợt này là trận Chư Tăng Kra ngày 25 tháng 3, diệt gọn 2 đại đội và 1 trận địa pháo Mỹ. Tại đây diễn ra nhiều cuộc giáp chiến giữa ta và địch. Chiến sĩ ta dùng lựu đạn, thủ pháo giành giật với địch từng khẩu pháo, từng mỏm đồi dưới tầm bom đạn ác liệt để giữ vững các điểm cao.

        Sư đoàn 325 C (thiếu), có mặt ở Tây Nguyên tháng 4 năm 1968, đã nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới của chiến trường, khẩn trương bước vào hoạt động trên hướng đường 18. Được pháo binh và cao xạ chi viện, sư đoàn đã dành một số trận tập kích tương dối tốt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu vận dụng chiến thuật đánh địch trong công sự sau này. Đó là các trận diệt gọn đại đội Mỹ ở Ngọc Pơ (8 và 9-5), điểm cao 824 (25-5), Ngọc Hồi (29-5). Trong đợt hoạt động từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, sư đoàn đã kìm chân thu hút địch trên khu vực đường 18, phối hợp với chiến trường chung, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, diệt gọn và đánh thiệt hại nặng 5 đại đội Mỹ, ngụy, bắn rơi 24 máy bay, phá hủy 22 đại bác và hơn 30 xe quân sự.

        Pháo 105 của ta xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên đã phát huy được uy lực, giáng đòn bất ngờ vào quân địch. Pháo binh đã chi viện đắc lực cho bộ binh tiến công dứt điểm căn cứ Ngọc Hồi, điểm cao 824, đồng thời bám trụ trận địa khống chế không cho địch đổ xuống điểm cao 936 lấy xác đồng bọn suốt hai ngày liền, phá hủy 2 máy bay cần cẩu, diệt nhiều tên địch.

        Trong đợt hoạt động này, do sử dụng lực lượng thiếu tập trung, 2 sư đoàn tác chiến trên hai hướng, công tác chuẩn bị chiến trường, nắm địch chưa thật đầy đủ nên khối chủ lực cơ động của Tây Nguyên chưa tạo được những đòn tiêu diệt lớn quân địch, hiệu quả còn bi hạn chế.

        Do bản chất ngoan cố và hành động phản kích điên cuồng của giặc Mỹ, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy càng kéo dài và quyết liệt. Sau nhiều tháng chiến đấu liên tục chưa có thời gian học tập, củng cố, một số ít cán bộ, chiến sĩ tỏ ra thiếu vững vàng, kiên định, sa sút ý chí chiến đấu, ngại lâu dài, ác liệt. Phát hiện tình hình trên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận kịp thời đưa các đơn vị về phía sau củng cố nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 03:53:06 am »


        Một đợt sinh hoạt chính trị tập trung được tiến hành sâu rộng trong tất cả các đơn vị, lấy 7 điều Bác dạy trong bức điện Người gửi đồng bào và chiến sĩ miền Nam đầu tháng 3 năm 1968 làm nội dung kiểm điểm.

        7 điều Bác dạy là:

        - Ý chí phải thật kiên quyết
        - Kế hoạch phải thật tỉ mi
        - Kiểm tra phải thật kỹ càng
        - Phối hợp phải thật ăn khớp
        - Chấp hành phải thật chu đáo
        - Cán bộ phải thật gương mẫu
        - Bí mật phải giữ triệt để.


        Trong đợt học tập này, bộ đội được quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu và tính chất lâu dài quyết liệt của cuộc Tổng tiến công và nòi dây đồng loạt, thấy rõ đây là một quá trình tiến công và phản công sẽ diễn ra liên tục… Cán bộ, chiến sĩ đã nghiêm khắc vạch ra những thiếu sót của mình và cùng nhau bàn biện pháp khắc phục. Tư tưởng mệt mỏi bi quan, ngại lâu dài, nôn nóng trông chờ thắng lợi, chỉ chú trọng chiến đấu trước mắt mà buông lỏng xây dựng lâu dài được đưa ra phân tích, phê phán. Tình cảm vả ý thức trách nhiệm đối với lịch sử, đối với nhân dân Tây Nguyên được nâng lên một bước. Các đơn vị đều có quyết tâm vươn lên lập công, xứng đáng với lời dạy bảo của Bác.

        Sau một thời gian học tập chính trị, huấn luyện quân sự và tiến hành đại hội Đảng các cấp, tháng 8 năm 1968  các đơn vị chủ lực cơ động của Mặt trận bước vào chiến đấu trong đợt cao điểm mùa thu đang diễn ra sôi nổi khắp ba tỉnh.

        Vượt qua các con sông lớn giữa mùa mưa lũ, nhưng cánh rừng khôộc sũng nước và những trận bom B52 rải thảm chặn đường, sư đoàn 1 đã hành quân lật cánh vào Đắc Lắc - hướng trọng điểm trong đợt hoạt động mùa thu của chiến trường.

        Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận dã thảo luận, cân nhắc rất kỹ giữa mục tiêu thị xã Buôn Ma Thuột và quận lỵ Đức Lập. Qua phân tích, Đảng ủy và Bộ tư lệnh cho rằng thời cơ giải phóng thị xã lúc này không còn thích hợp nữa. Sau hơn nửa năm bị ta đánh nhiều lần, quân địch ở thị xã Buôn Ma Thuột đã tăng cường lực lượng và mọi biện pháp phòng thủ. Cơ sở cách mạng của ta trong thị xã, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đang gặp nhiều khó khăn, yếu tố bí mật bất ngờ không còn nữa. Quận ly Đức Lập và toàn bộ tuyến phòng thủ phía tây nam Đắc Lắc là nơi địch đang thực hiện “phi Mỹ hóa”, lại chưa bị ta đánh lớn bao giờ nên chủ quan, sơ hở. Ở đây, địch đang ráo riết gom dân lập ấp thực hiện kế hoạch “bình định”, nếu tiêu diệt và làm tan rã lực lượng chiếm đóng và hệ thống kìm kẹp ở vùng .này sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy phong trào nổi dậy của quăn chúng. Trên cơ sở phân tích ấy, đâng ủy và Bộ tư lệnh quyết định tập trung đại bộ phận lực lượng của sư đoàn 1, mở cuộc tiến công vào quận lỵ Đức Lập và toàn bộ các vị trí của dịch nằm trên tuyến phòng thủd tây nam Đắc Lắc, đồng thời dùng pháo binh, đặc công... đánh mạnh vào thị xã Buôn Ma Thuột và các khu vực lân cận.

        Cuối tháng 7, địch có phần nào đánh hơi được sự chuyển hướng của ta từ phía bắc xuống phía nam chiến trường. Bộ tư lệnh dã chiến Mỹ ở Tây Nguyên khẩn khoản xin bộ tư lệnh quân Mỹ ở Sài Gòn cho tăng cường máy bay B52 đánh chặn đường tiến quân của ta. Bộ đội vừa hành quân, vừa tổ chức nghi binh để tiến dần vào mục tiêu. Trong khi đó, trên hướng phối hợp, trung đoàn 1 sư đoàn 325C cùng bộ dội địa phương tỉnh Công Tum dã vượt sông Pô Cô đi theo các con đường mới mở, tiến vào vây ép thu hút địch ở Đắc Siêng. Toàn chiến trường rộ lên một đợt đánh giao thông trên các đường 14, 19 và 21 tạo yếu tố bí mật, bất ngờ cho hướng chính. Các lực lượng vũ trang ba tỉnh được huy động lên hết mặt đường tổ chức một đợt tuyên truyền vũ trang vào vừng ven thị, diệt tề điệp, ác ôn, vận động nhân dân rào làng chiến đấu và chặn đánh các toán lính ngụy nống ra lùng sục... gây một không khí đánh lớn vào thị xã.

        Ngày 23 tháng 8, trong tiếng súng tiến công đồng loạt nổ ra khắp ba tỉnh, sư đoàn 1 cùng các đơn vị phối thuộc của Mặt trận và lực lượng vũ trang Đắc Lắc đã tiến công quận lỵ Đức Lập và các vị trí đóng quân của địch trên toàn tuyến Đắc Xắc, Sa Pa, Đắc Lao, Đắc Pét... đồng thời chặn đánh quyết liệt các cánh quân của địch đến giải tỏa.

        Sau gần 10 ngày chiến đấu liên tục (23 - 31 tháng 8 ) ta đã diệt 1.790 tên địch, loại khỏi vòng chiến đấu 18 đại đội cộng hòa, biệt kích, thám báo và bảo an của địch, phá hủy 32 xe quân sự, 10 đại bác, 6 kho vũ khí, đánh sập nhiều cầu cống, bắn rơi 42 máy bay các loại. Tên tướng ngụy Trương Quang Ân, tên đại tá cố vấn Mỹ cùng nhiều sĩ quan tuỳ tùng đi trên máy bay bị tan xác.

        Riêng tại quận Đức Lập, ta diệt hơn 1.300 tên, tiêu diệt và đánh thiệt hại 16 đại đội. Đại bộ phận quân chiếm đóng và hệ thống ngụy quyền cấp quận, xã bị tiêu diệt và tan rã. Hàng nghìn đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM