Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:24:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước  (Đọc 26507 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 03:54:23 am »


        Khoảng 16 giờ, tiểu đoàn phó Luận hy sinh, cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn 1 tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều xông xáo thọc vào giữa đội hình địch, mỗi người diệt 22 tên Mỹ, đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” đầu tiên của chiến trường. Trung đội trưởng Trần Bở vừa chỉ huy đơn vị, vừa dùng lê đâm chết 5 tên Mỹ và bắn chết 6 tên khác. Nguyễn Hữu Tài chiến sĩ tiểu đoàn 7, mặc bom đạn ác liệt, đã ba lần lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội bắn máy bay diệt bộ binh địch, yểm hộ đắc lực cho đơn vị tiến công...

        Trận quyết chiến ở thung lũng Ia Đrăng diễn ra suốt tám tiếng đồng hồ đã khắc họa lên hình tượng tuyệt vời về người chiến sĩ quân đội nhân dân vóc người nhỏ bé, giản dị, dịu hiền mà anh dũng, thông minh, khiến cho những tên Mỹ to xác phải kinh hoàng, run sợ. Sau trận đánh đẫm máu ở thung lũng Ia Đrăng, tiểu đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ chỉ còn 12 tên sống sót chạy về căn cứ. Một tên thượng sĩ Mỹ kể lại: “Súng bắn khắp nơi dưới đất, trên trời, tất cả mọi người xung quanh tôi trúng bạn và chết. Thế là quân Bắc Việt Nam và Việt Cộng xung phong vung lựu đạn, đâm lê và thét bằng tiếng Anh: lính Mỹ là đồ chó đẻ, giết hết chúng nó đi”. (Báo Tin trong tuần (New Wek) 29-11-1965).

        Ngày 18 tháng 11, trung đoàn 33 tâp kích tiêu diệt trận địa pháo của tiểu đoàn 2 kỵ binh không vận Mỹ ở tây bắc suối Ia Mơ, diệt 200 tên địch, 3 pháo lớn, 7 máy bay lên thẳng. Tiêu diệt trận địa pháo Ia Mơ góp phần đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2 Mỹ, làm cho quân Mỹ rất hoang mang.


Diễn biến chiến dịch Plây Me

        Cùng ngày này, địch đưa lực lượng tổng dự bị ra đỡ đòn. Chúng ném hai chiến đoàn dù I và II xuống khu vực suối Ia Pơ Man, Ia Nau. Địch vừa đổ xuống chưa kịp phản công đã bị các chiến sĩ trung đoàn 320 chặn đánh, diệt hơn 200 tên. Bọn còn lại vội vã rút chạy khỏi Ia Pơ Man và Ia Nau.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:11:17 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:12:22 am »


        Ngày 19 tháng 11, lữ đoàn 3 kỵ binh không vận Mỹ tháo chạy khỏi thung lũng Ia Đrăng mà vẫn còn khiếp đảm trước đường lê sáng quốc của các chiến sĩ Tây Nguyên. Ở các hướng phối hợp, bộ đội địa phương và dân quân du kích Công Tum, Gia Lai, Đắc Lắc với sự tham gia đông đảo của nhân dân các buôn, làng, thực hiện khẩu hiệu “mỗi người dân là một dũng sĩ”, “cung tên, giáo mác là vũ khí”, liên tục đánh nhỏ, lẻ trên các trục đường giao thông và pháo kích vào các căn cứ, đồn bốt, làm cho hậu phương địch không ổn định. Đặc biệt, trận đánh của tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai vào căn cứ An Khê, Bầu Cạn, diệt gần 100 tên Mỹ, ngụy, phá hủy, phá hỏng hàng chục xe quân sự đã có tác dụng căng địch, phối hợp với hướng chính.

        Chiến dịch Plây Me kết thúc, 1.700 tên Mỹ và 1.274 tên ngụy bị diệt; 1 chiến đoàn thiết giáp ngụy, 1 tiểu đoàn Mỹ bị diệt gọn; 1 tiểu đoàn Mỹ khác và 2 tiểu đoàn ngụy bị thiệt hại nặng. Lữ đoàn 3 kỵ binh không vận bị đánh thiệt hại nặng. Ta phá hủy và phá hỏng 89 xe quân sự, bắn rơi. phá hủy 59 máy bay.

        Với chiến công xuất sắc đó, chiến dịch Plây Me lịch cử được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng hai Huân chương Quân công hạng nhất. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương giải thích: “Quân đội ta không có huân chương nào cao hơn Huân chương Quân công hạng nhất, nhưng để xứng đáng với chiến thắng. Plây Me, nên tặng chiến thắng này hai Huân chương Quân công hạng nhất”. (Điện của Quân ủy Miền gửi Bộ tư lệnh Tây Nguyên, tháng 12 năm 1965).

        Plây Me vừa là trận cuối cùng đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, vừa là trận đầu đánh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Bằng chiến công oanh liệt Plây Me, lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã giương lên lá có đầu đánh tiêu diệt gọn tiểu đoàn Mỹ và chiến đoàn ngụy ở Trung Trung Bộ, giáng một đòn mạnh vào quân viễn chinh Mỹ, hạ uy thế của chúng, góp phần cùng với miền Nam anh hùng đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của giặc Mỹ.

        Chiến thắng Plây Me oanh liệt là bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Tây Nguyên dám đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Các chiến sĩ Tây Nguyên đã biết kết nợp chặt chẽ giữa tinh thần dũng cảm tuyệt vời, trí thông minh sáng tạo với binh lực, hỏa lực sẵn có để tạo nên sức mạnh áp đảo, làm cho bọn kỵ binh bay Mỹ không phát huy được ưu thế vũ khí, kỹ thuật và sức cơ động. Chúng bị đánh ngã ngay từ phút đầu xung trận. Nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đã vượt qua ác liệt, hiểm nguy, lấy tiếng súng làm mệnh lệnh hiệp đồng, nhằm hướng địch xốc tới, khi hy sinh mà tay vẫn ghì chặt súng, cắm lê vào ngực kẻ thù. Họ đã làm sống lại hình ảnh bất diệt của dũng sĩ đâm lê Hoàng Văn Nô và anh hùng lấy thân mình làm giá súng Bế Văn Đàn trong cuộc kháng chiến lần thử nhất. Đó là những biểu hiện sinh động nói lên “Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của quân và dân ta là nghệ thuật đánh địch trên thế mạnh. Bất kể so sánh lực lượng như thế nào, vũ khí và phương tiện như thế nào, quy mô tác chiến như thế nào, đều biết kết hợp tinh thần dũng cảm với trí thông minh sáng tạo, tạo nên sức mạnh áp đảo tiêu diệt quân địch, giành thẳng lợi lớn”1     . Đó là chiến công chói lọi trong trang sử truyền thống chống Mỹ, cứu nước của các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên, mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên.

        Đối với lịch sử quân đội Mỹ, Plây Me là bài học nhớ đời về một thất bại nhục nhã và cay đắng. Ia Đrăng “sẽ dược coi là một trong những nơi mà người lính chiến đấu Mỹ bị ném vào một cuộc thử thách gay gắt nhất của chiến tranh”, và “tướng Mỹ đã phải đánh theo cách đánh mà kẻ thù (Quân giải phóng) lựa chọn, chứ không phải theo cách đánh của chúng ta (Mỹ)”. (Thời báo Nữa Ước 21-11-1965).

*

*      *

        Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và kinh nghiệm quý báu trong chiến dịch Plây Me là những viên ngọc quý, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm của nền nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam, luôn luôn giúp chúng ta củng cố niềm tin, sẵn sàng đánh bại bất cứ kẻ thù hung ác nào đụng đến Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu.

--------------------------
        1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, Tạp chí Cộng sản, tháng 5-1979.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:14:14 am »

       
Chương ba

SA THẦY, ĐẮC TÔ THẮNG LỚN,
MỸ LUI VỀ PHÒNG NGỰ CHIẾN LƯỢC

        Khi đưa quân Mỹ vào xâm lược nước ta, mộng tưởng của các nhà chiến lược Lầu năm góc là: “chỉ cần 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ” hoặc “cùng lắm cũng chỉ cần 175 nghìn quân” là có thể “đảo ngược được chiều hướng cuộc chiến tranh”1     . Nhưng sau cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất bị thất bại, chúng đã cảm thấy con đường leo thang chiến tranh ở Việt Nam là “một cuộc hành trình nguy hiểm” đối với nước Mỹ. Song do bản chất, chủ nghĩa đế quốc thường đánh giá so sánh lực lượng hai bên trên chiến trường bằng số lượng binh lính, vũ khí, kỹ thuật đơn thuần. Vì vậy, chúng thường hành động trái với quy luật và bị các quy luật khách quan của chiến tranh phủ định mưu đồ chủ quan của chứng. Muốn “tìm diệt” Quân giải phóng và chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạn chế, lại bị Quân giải phóng đánh bại, buộc phải leo thang, mở rộng chiến tranh một cách phiêu lưu cho đến khi bị đánh bại hoàn toàn.

        Bước sang mùa khô năm 1966 và 1967, gần nửa triệu quân Mỹ và một khối lượng phương tiện chiến tranh khổng lồ được Nhà trắng và Lầu năm góc ném vào miền Nam Việt Nam. Phần đất miền Nam với diện tích khoảng 17 vạn ki-lô-mét vuông phải chứa một triệu 89 nghìn 800 tên lính Mỹ, ngụy và chư hầu, gồm 22 sư đoàn, 17 lữ đoàn, trung đoàn chính quy được trang bị rất hiện đại trừ vũ khí nguyên tử. Với binh lực và hỏa lực đó, quân Mỹ tin rằng chúng có thể làm “nản lòng đối phương”, “xoay chuyển được tình thế”. Theo chúng, máy bay chiến lược B52 và pháo tầm xa - vua chiến trường, có sức công phá ghê gớm sẽ làm tê liệt sức đề kháng của đối phương trong thời gian ngắn nhất. Đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược phản công ồ ạt, toàn diện bằng hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” nhằm tiêu diệt chủ lực Quân giải phóng và cơ quan đầu não cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam. Nhà trắng và Lầu năm góc chắc mẩm chúng sẽ giành được thắng lợi về quân sự, cải thiện được tình hình miền Nam, xúc tiến đường lối chính trị, ngoại giao bịp bợm.

        Ở miền Bắc, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bàng không quân hết sức khốc liệt. Tham vọng của chúng là phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm lung lay ý chí và quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, ngăn chặn sự. chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, củng cố tinh thần suy sụp của ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam.

        Trước tình hình đó, tháng 12 năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 12 đề ra nhiều vụ cho toàn Đáng, toàn dân và toàn quân: “Động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”. Nghị quyết 12 xác định: “Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ thiêng  liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc”.

        Tháng 6 năm 1966, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở mặt trận Đường 9 tạo nên một hướng tiến công chiến lược mới, buộc đế quốc Mỹ phải bị động, thay đổi thế bố trí chiến lược trên toàn miền Nam. Đây là đòn đánh cân não bất ngờ đối với quân viễn chinh Mỹ.

        Thực hiện Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng, nhân dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc bừng bừng khí thế thi đua giành cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Chú tịch Hồ Chí Minh, đã lập nên những chiến công oanh liệt. Miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 175 nghìn tên địch, có 9 vạn tên Mỹ, 15 nghìn tên chư hầu và phá hủy một khối lượng phương tiện chiến tranh lớn của địch. Miền Bắc đánh giỏi, bắn trúng, bắn rơi 2. 680 chiếc máy bay hiện đại, bắt sống hàng trăm giặc lái. Nhịp độ xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn được giữ vững. Những đoàn quân và những đoàn xe vận tải vẫn vượt Trường Sơn tiếp sức cho tiền tuyến lớn.

--------------------------
       1. Những đoạn tư liệu của địch trong ngoặc kép là trích hồi ký Giôn-xơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:21:41 am »


1. PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG,
TẠO THẾ BƯỚC VÀO MÙA KHÔ THỨ HAI

        Mùa khô năm 1967 - 1968 ở Tây Nguyên đã diễn ra một cuộc đọ sức quyết liệt, khẩn trương giữa ta và địch để giành quyền chủ động chiến trường, chiếm giữ địa bàn chiến lược quan trọng của miền Nam và của cả Đông Dương.

        Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận kịp thời đề ra nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên: “Kiên Định lập trường, vượt qua mọi khó khăn, lướt qua mọit ác liệt, đánh thật nhanh, mạnh, liên tục, tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ và quân chủ lực ngụy, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng diệt kèm, phá ấp, mở rộng vùng giải phóng, phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, củng cố căn cứ địa hậu phương trực tiếp của chiến trường”: Trên cơ sở sự chi viện của hậu phương lớn, nhiệm vụ đó đặt ra cho đảng bộ và lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên phải nỗ lực vượt bậc, chạy đua với thời gian, thời tiết và với địch, khẩn trương xây dựng lực lượng về mọi mặt để kịp thời đáp ứng yêu cầu tác chiến ngày càng lớn của chiến trường và phương hướng chiến lược của Bộ.

        Tháng 12 năm 1965, Đảng ủy Mặt trận quyết định thành lập hai sư đoàn bộ binh 1 và 6. Sư đoàn bộ binh 1 gồm các trung đoàn 33, 320, 66 đã chiến đấu trong chiến dịch Plây Me lịch sử. Sư đoàn bộ binh 6 mới hình thành bộ tư lệnh và cơ quan sư đoàn cùng một số đơn vị trực thuộc. Riêng trung đoàn 101A được trên điều động vào Nam Bộ. Đầu năm 1966, Bộ Tổng tư lệnh bổ sung cho Tây Nguyên trung đoàn 24A, đến giữa năm tăng thêm sư đoàn 325B (gồm trung đoàn 95 và 101B) và trung đoàn 88 (thuộc sư đoàn 308).

        Tác chiến của các binh đoàn chủ lực có phát triển mạnh mẽ và vững chắc là phải dựa vào sự phát triển của chiến tranh du kích. Ngược lại chiến tranh du kích phát triển đến mức độ nào đó mà không có tác chiến của các binh đoàn chủ lực hỗ trợ thì cũng khó phát triển. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa hai lực lượng để tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân hùng mạnh vững chắc. Để vận dụng được quy luật đẩy mạnh chiến tranh du kích phát triển cùng với chiến tranh chính quy phù hợp với đặc điểm chiến trường Tây Nguyên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh xác định phải xây dựng hai khối chủ lực: khối chủ lực cơ động và khối chủ lực tại chỗ. Hai khối chủ lực nảy sẽ cùng với lực lượng vũ trang địa phương tiến hành và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân. Tháng 8 năm 1966, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định tách ba trung đoàn 24, 33, 95 từ sư đoàn 6 và sư đoàn 325B (sư đoàn 10) thành những trung đoàn độc lập “cắm” ở 3 tỉnh làm nhiệm vụ chủ lực tại chỗ. Các trung đoàn chủ lực tại chỗ có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công của chủ lực cơ động, tác chiến ở vùng sau lưng địch, vùng ven đô, trục đường giao thông chiến lược trực tiếp hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, góp phần xây dựng, phát triển chiến tranh du kích ở địa phương.

        Năm 1967, khối chủ lực Tây Nguyên được tổ chức thành 1 sư đoàn và 4 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo hỗn hợp - trung đoàn 40 pháo binh đầu tiên của chiến trường.

        Cùng với sự phát triển của khối chủ lực cơ động và tại chỗ, bộ đội địa phương mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 2 đại đội pháo cối và từ 2 đế 6 đại đội bộ binh độc lập. Lực lượng dân quân du kích xã, thôn lên tới 16 nghìn đội viên, số đông đã qua chiến dấu. Những vành đai diệt Mỹ bắt đầu hình thành quanh các căn cứ địch.

        Cuối năm 1965 và đầu năm 1967, Tây Nguyên thành lập binh trạm Nam và binh trạm Bắc, xây dựng căn cứ hậu cần khu vực. Lực lượng công binh, vận tải và các đơn vị làm nhiệm vụ ở tuyến sau được huy động, gấp rút mở thêm đường ô tô 128 từ Tà Xẻng vào nam đường 19 và các đường hành lang chạy xuống phía đông. Đường hành lang C01 đi xuống căn cứ Khu 5. Đường hành lang C09 từ miền tây Gia Lai tiếp tế cho lực lượng hoạt động phía đông bắc Plây Cu. Đường hành lang C06, C010 chuyển hàng chi viện cho căn cứ kháng chiến tỉnh Bình Định, Phú Yên. Năm 1968, ta mở thêm đường hành lang C011 chuyển hàng cho Khánh Hòa. Với sự hình thành căn cứ hậu cần khu vực cánh Nam, cánh Trung, cánh Bắc và hệ thống đường hành lang Bắc - Nam, Đông - Tây, các xã, huyện vùng giải phóng 3 tỉnh Tây Nguyên được nối liền thành căn cứ hậu phương tại chỗ, bảo đảm chỗ đứng chân xây dựng và tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:22:00 am »


        Xưởng quân giới Tây Nguyên ra đời. Từ một xưởng sửa chữa lúc đầu trang bị còn thô sơ, được miền Bắc xã hội chủ nghĩa chi viện thiết bị, các chiến sĩ quân giới đã xây dựng thành xưởng sản xuất quân giới X53.

        Năm 1966, tổ chức quân y Tây Nguyên được bỏ sung, củng cố hoàn chỉnh từ cơ quan chỉ đạo đến các hệ thống điều trị, vệ sinh phòng dịch, sản xuất thuốc chữa bệnh, huấn luyện cán bộ chuyên môn. Hệ thống điều trị hình thành từng khu vực, phía trước cỏ quân y các đơn vị, các đội phẫu cơ động và trạm xá, phía sau có các bệnh viện. Viện 1 ở cánh Bắc, viện 2 ở cánh Nam, viện 211 ở cánh Trung. Cơ động theo các hướng tác chiến của bộ đội còn có các đội điều trị 80, 81, 82, 83. Đội điều trị có lúc làm nhiệm vụ của một bệnh viện dã chiến, có lúc phân tán thành từng đội phẫu bám sát các đơn vị chiến đấu. Giữa năm 1966, tổ chức vệ sinh phòng dịch và xưởng dược X38 ra đời. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các mặt công tác quân y từng bước được củng cố và đi vào nền nếp, phục vụ tốt cho yêu cầu chiến đấu. Bệnh sốt rét ác tính hiểm nghèo ở chiến trường dần dần được khác phục, không còn là nỗi lo âu của bộ đội như trước. Các bệnh thiếu dinh dưỡng như suy nhược, thiếu máu, mờ mắt, quáng gà, phù tim, phù thũng cũng giảm bớt, trong đó có một số bệnh đã chấm dứt hẳn. Tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở chiến trường gây nên được hạn chế đến mức thấp nhất. Thành công đó đã mở ra triển vọng tốt đẹp cho ngành quân y Tây Nguyên nghiên cứu, điều trị, sản xuất ngày càng đạt chất lượng cao.

        Bên cạnh việc tổ chức, xây dựng các ngành chuyên môn phục vụ, đào tạo cản bộ, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương tiến hành huấn luyện quân sự, khẩn trương nâng cao chất lượng và sức chiến đấu cho bộ đội theo kịp sự phát triển cửa chiến tranh, không ngừng bổ sung những điểm mới vào nội dung chiến dịch, chiến thuật, chiến đấu. Trong huấn luyện, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận chú trọng xây dựng tư tưởng đánh tiêu diệt theo hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô vừa và lớn. Tư tưởng này được quán triệt suốt trong quá trình xây dựng và chiến đấu của khối chủ lực Tây Nguyên. Đối với đội ngũ cán bộ trung đoàn, sư đoàn, Bộ tư lệnh Mặt trận mở những lớp tập huấn về nghệ thuật chiến dịch tiến công, làm cho cán bộ chỉ huy biết tổ chức thế trận có chiều sâu, dùng mưu kế lừa địch, đánh trận then chốt quyết định. Năng lực chỉ huy, trình độ tác chiến của cán bộ, chiến sĩ được nâng lên toàn diện, nhất là tác chiến hiệp đồng trong đội hình trung đoàn, sư đoàn.

        Sau trận Plây Me, một số cán bộ, chiến sĩ bàng hoàng và dao động, sinh hoạt, ăn uống thiếu thốn, lao động, chiến đấu liên tục, căng thẳng, lại thêm tác động của chiến tranh tâm lý của địch. trong các đơn vi tư tưởng bi quan, tiêu cực phát triển. Ở một số bộ phận, ý chí chiến đấu giảm sút. Một số cán bộ, chiến sĩ vi phạm phẩm chất, đạo đức cách mạng. Trước tình hình đó, Đảng ủy Mặt trận chủ trương “tiến hành củng cố bộ đội toàn diện - trước hết tập trung củng cố ý chí chiến đấu, phẩm chất, khí tiết, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ đến cùng”. Đợt sinh hoạt chính trị được tổ chức. Đối tượng chủ yếu nhằm vào cán bộ chủ trì và đảng viên. Qua đó làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam là để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam trong đó có Tây Nguyên, thống nhất Tổ quốc. Mỗi người phải kiên định lập trường cách mạng, kiên cường trong đấu tranh, dám xả thân vì Tồ quốc, khó khăn không nản, ác liệt không sờn, có tính tổ chức cao, kỷ luật nghiêm, cần kiệm, tự lực, luôn luôn lạc quan tin tưởng, thủy chung gắn bó với đồng đội và tập thể, nghĩa tình son sắt với nhân dân. Đi đôi với sinh hoạt chính trị, toàn đảng bộ Mặt trận tiến hành cuộc vận động xây dựng Đảng, phấn đấu rèn luyện theo tiên chuẩn đảng viên 3 tốt, chi bộ 3 tốt do Quân ủy Miền phát động.

        Cuối tháng 2 năm 1967, sau Tết âm lịch, đại hội mừng công lần thứ nhất của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên khai mạc. Đại hội tổng kết kinh nghiêm và biểu dương phong trào thi đua giết giặc lập công của các lực lượng vũ trang. Đại đội 2 trung đoàn 66 được tặng cờ “Đại đội anh dũng diệt Mỹ” đầu tiên của chiến trường. Đại đội 1 trung đoàn 40 pháo binh được tặng cờ “Đơn vị chân đồng vai sắt, đánh giỏi bắn trúng, lập công tập thể” đầu tiên của pháo binh Tây Nguyên. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ dược tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, Chiến sĩ thi đua. Các đồng chí Đậu Văn Phơn, Lê Khắc Nga, Nguyễn Tiến Lãng, Hồ Dục, A Ênh, Y Len... đã nêu cao tinh thần anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu, tận tụy trong phục vụ, được đại hội nhiệt liệt biểu dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:22:22 am »


        Đại hội mừng công Tây Nguyên mở ra sau cuộc sinh hoạt chính trị và cuộc vận động xây dựng Đảng là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, góp phần củng cố và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng, lập trường giai cấp công nhân cho đảng viên, cán bộ, đưa họ trở về đúng vị trí lãnh đạo, tiền phong gương mẫu trong chiến đấu và xây dựng.

        Đại hội đang tiến hành, đồng chí Nguyễn Hòa, chiến sĩ trung đoàn 320 từ mặt trận sông Sa Thầy trở về báo cáo bắt sống được tên giặc lái Mỹ. Đây là tên tù binh Mỹ đầu tiên ở Tây Nguyên. Đồng chí Chính ủy mặt trận xức động ôm hôn thắm thiết người chiến sĩ vóc người nhỏ bé mà gan dạ giữa tiếng hoan hô vang dậy. Một phong trào thi đua bắt sống giặc Mỹ được phát động ngay ở đại hội. Thiếu tướng Chu Huy Mân thay mặt Bộ tư lệnh trao dây trói tù binh tượng trưng cho các đơn vị, khí thế “giết giặc lập công” được khích lệ, cổ vũ.

        Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đến chiến trường đúng vào những ngày cuối của đại hội. Anh chị em diễn viên không kịp nghỉ ngơi, lao vào biểu diễn phục vụ đêm bế mạc. Qua nhiệt tình phục vụ và các tiết mục nghệ thuật, đoàn đã đem đến chiến trường nghĩa tình sâu đậm của hậu phương lớn đối với tiền tuyến.

        Báo Tây Nguyên, phân xã thông tấn xã giải phóng, đội văn nghệ xung kích, đội chiếu bóng, nhà in lần lượt được thành lập.

        Ngày 5 tháng 3 năm 1967, báo Tây Nguyên ra số đầu tiên, biểu dương ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân, dân Tây Nguyên và đem đến cho cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường tiếng nói của Đảng, góp phần tăng cường và củng cố thêm trận địa tư tưởng vô sản trong lực lượng vũ trang. Các đội chiếu bóng bắt đầu gùi máy, cõng phim xuống các đơn vị phục vụ bộ đội. Lần đầu tiên trong rừng sâu gian khổ, được xem phim, được nghe tiếng máy nổ và thấy điện sáng, cán bộ, chiến sĩ ai nấy đều bồi hồi, xúc động. Giữa cảnh bom rơi, đạn nổ, giữa cuộc sống và chiến đấu gian khổ, ác liệt ở chiến trường, không ai ngờ lại có ngày được xem những cuốn phim thời sự, tài liệu, phim truyện mang cuộc sống chiến đấu, lao động anh hùng của đất nước và bè bạn bốn phương. Đội văn nghệ xung kích gấp rút sáng tác, luyện tập các tiết mục kịp ra mắt phục vụ các đơn vị trước khi đi chiến dịch.

        Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển bộ đội đua nhau viết bích báo, sáng tác kịch. múa... Những đêm biểu diễn văn nghệ ngoài trời được tổ chức; nội dung phong phú, đậm đà tính chiến đấu, lao động và tình đoàn kết quân dân ở chiến trường.

        Tây Nguyên bước vào cuộc đọ sức với quân Mỹ trong mùa khô thứ hai với sự lớn lên như chàng trai làng Gióng. Bộ mặt chiến trường thay đổi căn bản và toàn diện. Bên cạnh khẩu súng của anh bộ đội ra trận, có cây đàn, cây sáo trúc của người chiến sĩ văn công, chiếc máy chiếu phim của người chiến sĩ điện ảnh. Giờ đây, trong gian khổ, ác liệt đã có tiếng nói lạc quan tin tưởng của “binh chủng công tác chinh trị” làm phong phú, tuổi trẻ thêm cuộc sổng ở chiến trường. Gian khổ, ác liệt còn nhiều, nhưng không khí bi quan, tư tưởng tiêu cực bị đẩy lùi, niềm lạc quan cách mạng và ý chí tiến công chiến thắng...

        Lúc này, quân Mỹ cũng hối hả nhảy lên Tây Nguyên gấp rút tăng cường lực lượng chiến đấu cho quân ngụy. Có lúc chúng tập trung đến 4 sư đoàn bộ binh (2 sư đoàn Mỹ), 2 trung đoàn thiết giáp, 11 tiểu đoàn pháo binh, không kể quân biệt động và địa phương...

        Âm mưu của đế quốc Mỹ là bằng cuộc phản công chiến lược với hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”, chúng sẽ tiêu diệt lực lượng chủ lực Tây Nguyên, “bình định” nông thôn, cắt đứt hành lang chiến lược Bắc - Nam, khôi phục lại thế trận ở vùng Cao nguyên Trung phần đã bị phá vỡ trong mùa khô thứ nhất. Từ đầu năm 1966, địch mở liên tiếp các cuộc hành quân càn quét nống ra khu vực bắc Buôn Ma Thuột, tây Gia Lai, bắc và tây bắc Công Tum.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:23:02 am »


        Toàn Mặt trận Tây Nguyên dồn sức củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi mặt theo tinh thần của Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 2 năm 1966: “Lấy chiến trường rừng núi làm chiến trường tiêu diệt địch - trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cần chú trọng chỉ đạo tác chiến, đồng thời chú trọng xây dựng về mọi mặt”. Để kết hợp giữa tác chiến và xây dựng, Đảng ủy Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương dùng một lực lượng mở đợt hoạt động, tiêu diệt và kìm chân một bộ phận quân Mỹ, ngụy hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, phối hợp với chiến trường toàn Miền. Sư đoàn 1 được lệnh đưa một bộ phận sang hướng bắc Buôn Ma Thuột, khu vực đường 19 và Chư Pông cùng với các tiểu đoàn bộ đội địa phương Đắc Lắc, Gia Lai chặn đánh sư đoàn 23 ngụy và lữ đoàn 3 kỵ binh không  vận Mỹ.

        Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 7 tháng 4, với cách đánh nhỏ lẻ, ta đã diệt gần 600 tên địch, diệt gọn 1 đại đội Mỹ, 1 chi dội xe bọc thép, bẻ gãy cuộc càn quét của địch ra khu vực buôn Ia Vầm và Chư Pông.

        Bước sang hè, lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên hoạt động trên cả hai hướng tây nam Plây Cu và bắc Công Tum. Ý định của ta là buộc quân Mỹ phải phân tán, không cho chúng thực hiện phản công ồ ạt, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta; tranh thủ tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Mỹ, làm cho chúng mệt mỏi, căng thẳng, tiến lên tiêu diệt một số đơn vi Mỹ, ngụy.

        Đêm 21 tháng 5, tiểu đoàn 5 trung đoàn 24 nổ súng bao vây Tu Mơ-rông. Trung đoàn 42 ngụy và tiểu đoàn 21 biệt động quân liền mở cuộc hành quân “Tân thắng” giải vây cho Tu Mơ-rông. Quân ngụy bị đánh, Mỹ điều ngay lữ đoàn 1 sư đoàn 101 dù từ Cam Ranh lên Công Tum ném vào cuộc hành quân. Mới đầu mùa hè, Mỹ - ngụy đã phải điều quân chắp vá từ vùng này sang vùng khác và lực lượng dù Mỹ phải ra quân sớm. Chúng dốc sức phản kích.

        Các chiến sĩ trung đoàn 24 kiên cường liên tiếp tiến công vào các cụm quân Mỹ, ngụy, đánh tan cuộc lấn chiếm Đắc Trâm của chúng.

        Hơn 30 ngày quần nhau với dịch căng thẳng, ác liệt các chiến sĩ trung đoàn 24 đã loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên Mỹ, 200 tên ngụy, diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ. Địch phải dùng máy bay B52 ném bom yểm trợ và đổ thêm lữ đoàn 2 sư đoàn kỵ binh không vận xuống khu chiến...

        Trong lúc 2 lữ đoàn Mỹ bị giam chân ở bắc Công Tum ngày 20 tháng 5, trung đoàn 66 (thiếu) tập kích địch ở khu vực đồn Mo; tiểu đoàn 966 (trung đoàn 320) pháo kích Plây Gi-răng, gây thiệt hại cho địch. Lữ đoàn 3 sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” phải vội vã nhảy ra Sùng Lễ, Chư Pa, giải vây cho Plây Gi-răng. Nhưng chúng chưa kịp phản công đã bị các chiến sĩ trung đoàn 33 đánh phủ đầu ở Sung Lễ. Tiếp đến ngày 29 tháng 5, trung đoàn 66 và 33 phối hợp tiến công diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ ở Chư Pa. Bộ dội địa phương Gia Lai đánh sập cầu Ia Búc trên đường 19 tây, làm gián đoạn sự cơ động bằng đường bộ của địch.

        Tiếng súng đợt hoạt động hè cửa lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên nổ giòn trên cả hai hướng, tạo nên một tuyến tiến công kéo dài từ bắc Công Tum đến nam Gia Lai, uy hiếp dải phòng ngự phía tây của địch, buộc quân Mỹ và quân ngụy phải dàn mỏng lực lượng đối phó. Ý đồ chiến lược phản công ồ ạt, “tìm diệt” chủ lực Tây Nguyên của quân Mỹ không thực hiện được, buộc chúng phải xé lẻ từng đại đội, tiểu đoàn và bị diệt từng đơn vị Mâu thuẫn giữa ý đồ chiến lược của bọn chỉ huy với hành động chiến thuật của binh lính Mỹ trên chiến trường càng bộc lộ rõ và bị khoét sâu. Đó là sự trái khoáy mà những “chiến lược gia” Lầu năm góc không tài nào khắc phục nổii. Suốt trong thảng 6, lữ đoàn 3 kỵ bính không vận tiếp tục bi xé lè từng đại dội, tiểu đoàn đề đối phó với hàng loạt trận tiến công của trung đoàn 95 và trung đoàn 66 ở khu vực Đức Vinh, Ia Le, Đi-na-mô, điểm cao 185...

        Ngày 3 tháng 7, các chiến sĩ đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 diệt gọn 1 đại đội Mỹ gồm 127 tên tại Đức Vinh. Với chiến công xuất sắc này, các chiến sĩ đại đội 2 đã nêu kỷ lục lần đầu tiên 1 đại đội ta diệt gọn 1 đại đội Mỹ, mở ra phong trào thi đua đuổi và vượt đại đội 2 diệt gọn đơn vị Mỹ trong lực lượng vũ trang Tây Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:23:20 am »


        Cay cú trước những thất bại không ngờ, quân Mỹ từ đồn Đức Vinh có xe thiết giáp yểm trợ, phản kích vào trận địa dại dội 2 để lấy xác đồng bọn. Các chiến sĩ đại đội 2 đã biến trận địa phục kích thành điểm chốt kiên cường, thu hút, giam chân, tiêu hao quân địch. Đại đội 1, đại đột 3 kịp thời vận động đến bao vây, tiến công vào hai bên sườn. Nhờ kết hợp chặt chẽ giữa chốt giữ trận địa của đại đội 2 và xuất kích đánh tạt sườn của đại đội 1, đại đội 3 nên ta diệt gọn 1 đại đội, đánh tan đội hình phản kích của quân Mỹ. Chúng phải bỏ thêm lại trận địa 4 xác xe M113.

        Thực tiễn trận đánh của tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 đã hình thành bước đầu chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, mở ra khả năng mới để nâng tốc độ đánh tiêu diệt của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên lên trình độ cao hơn.

        Tây Nguyên bước vào mùa mưa. Những trận mưa lớn dai dẳng tưởng chừng mọi hoạt động của bộ đội bị ngừng lại. Nhưng trên các hướng, bộ dội chủ lực và bộ đội địa phương vẫn tiếp tục tiến công địch ở khu vực Đức Vinh, đường 21, Ba Bi, Làng Le, Plây Gi-răng, Thăng Đức, Đức Cơ, Chư Pông, Chư Pa... Quân Mỹ và quân ngụy liên tiếp bị tiêu hao, tiêu diệt từng đại đội và bị căng kéo khắp nơi. Chúng phải ném lữ đoàn 3, sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và quân Nam Triều Tiên vào vòng chiến để gỡ lại thế trận bị động của lữ đoàn 2 sư đoàn 25 “tia chớp nhiệt đới”.

        Trong tháng 7 và tháng 8, những trận đánh của trung đoàn 320 ở làng Dịt, trung đoàn 88 ở Đức Vinh, trung đoàn 66 ở Chư Pông, trung đoàn 101 ở đường 19 tây, diệt gọn 4 đại đội Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 500 tên. Trên các hướng phối hợp, chiến tranh du kích ngay từ ngày đầu đợt hoạt động dã phát huy được tác dụng kìm giữ, tiêu hao quân địch, hỗ trợ cho phong trào phá ấp giành dân. Lực lượng công binh địa phương đã cùng với công binh chủ lực cài mìn, đánh phục kích, bắn tỉa từng tốp xe, tốp lính địch tuần tra bảo vệ các đường 14, 19, 21. Dân quân du kích các huyện 40, 67, 16 tỉnh Công Tum, huyện 4, 5, 7, 8 tinh Gia Lai, huyện 2, 11 tỉnh Đắc Lắc đã tổ chức những bãi chông, mìn, thò xung quanh vùng căn cứ, hạn chế được các cuộc càn quét lùng sục của địch, đồng thời tham gia chiến dấu trên đường 18, 14, 19A, 19B, gây cho địch một số thiệt hại. Đặc biệt đêm 3 tháng 9, các chiến sĩ đặc công Gia Lai táo bạo tập kích sân bay An Khê, phá hỏng gần 40 chiếc máy bay lên thắng của sư đoàn kỵ binh không vận số 1, làm cho địch choáng váng.

        Song song với đòn quân sự đánh phủ đầu quân Mỹ của các lực lượng vũ trang, cán bộ và đồng bào Tây Nguyên đã vượt muôn vàn khó khăn, kiên trì thực hiện phương châm 4 bám (dân bám đất, du kích bám địch, chi bộ bám dân, cấp trên bám cấp dưới), tổ chức những đợt đấu tranh chính trị, binh vận thắng lợi. Nhân dân xã Đắc Ui, Mang Khênh (Công Tum), huyện 4, huyện 5 (Gia Lai), xã Khuê Mộc Điền (Đắc Lắc) vận dụng ba mũi giáp công đấu tranh làm thất bại các cuộc càn quét của Mỹ, ngụy, giữ được dân, bảo vệ được cơ sở. Những hoạt động đó đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, buộc Mỹ, ngụy phải phân tán đối phó bị động, nên quân chúng đông mà hóa ít, hỏa lực nhiều nhưng không phát huy được tác dụng.

        Cuộc chiến đấu mùa mưa chấm dứt, quân Mỹ chẳng những không thực hiện dược ý đồ “tìm diệt” chủ lực của ta, mà còn bị mắc kẹt một bộ phận lực lượng cơ động chiến lược ở Tây Nguyên. Đến tháng 8, chúng cố dốc sức mở cuộc hành quân “Thần phong 18” để gỡ thể diện về chính trị dưới con mắt và dư luận của báo chí phương Tây, nhưng lại bị lực lượng địa phương đánh tiêu hao, chúng phải chuồn khỏi vùng Đức Cơ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:32:54 am »


CHIẾN DỊCH SA THẦY, ĐÁNH BẠI CUỘC PHẢN CÔNG MÙA KHÔ LẦN THỨ HAI CỦA MỸ Ở TÂY NGUYÊN.

        Cuộc chiến đấu mùa mưa giúp cho Đảng ủy và Bộ tư lệnh Tây Nguyên đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và Địch trên chiến trường, đồng thời phát hiện và nắm vững quy luật hoạt động của quân Mỹ.

        Tuy bị thất bại liên tiếp, nhưng thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ vẫn chưa thay đổi. Chúng còn ỷ vào sức cơ động nhanh, hỏa lực mạnh của không quân và pháo binh, nên rất chủ quan và dễ bị mắc lừa. Khi phát hiện lực lượng đối phương, quân Mỹ thường nhảy cóc sâu vào phía sau lưng, thực hiện bao vây, chia cắt, chặn đường tiếp tế rồi đánh bật dối phương ra khỏi khu chiến.

        Về phía ta. bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, qua chiến đấu, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. có sức cơ động tương đối tốt và vận dụng các cách đánh thông minh, sáng tạo, bảo đảm giành thắng lợi.

        Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và thực tiễn chiến trường, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định mớ chiến dịch Sá Thầy với mục đích:

        Tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Mỹ, hỗ trợ cho phong trào phá ấp giành dân của địa phương; thu hút lực lượng Mỹ lên Tây Nguyên, kìm và giữ chúng ở vùng rừng núi, tạo điều kiện cho chiến trưởng đồng bằng tiến công, góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của địch.

        Sông Sa Thầy chạy từ bắc Công Tum vào nam Gia Lai. Phía đông sông Sa Thầy là sông Pô Cô. Đây là khu vực rừng già, rừng non xen kẽ kín đáo, có những bãi cỏ tranh bằng phẳng và những ngọn núi cao nhô lên như những chiếc bát úp. Trên bờ đông sông Pô Cô, địch thiết lập đồn biên phòng Plây Gi-răng cách biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia khoảng 20 ki-lô-mét. Chọn nơi đây mở chiến dịch trong mùa khô thứ hai, ta hạn chế được sức cơ động bằng cơ giới và tác dụng binh khí kỹ thuật của quân Mỹ. Với địa hình mới lạ, xa căn cứ quân đoàn 2, lại bị rừng rậm và sông suối bao bọc, quân Mỹ dễ rơi vào thế bị chia cắt, cô lập, đội hình chiến dịch của chúng sẽ tan vỡ, không giữ được bài bản lúc ra quân. Đối với ta, đây là vùng căn cứ, bộ đội quen thuộc địa hình, thuận lợi cho việc tiếp tế, vận chuyển, cơ động và tập kết giấu quân, triển khai tác chiến. Ta có diều kiện nhử địch vào khu quyết chiến đã chọn sẵn, buộc quân Mỹ phải đánh theo cách đánh của ta trên địa hình do ta lựa chọn.

        Khi những trận đánh đang diễn ra ác liệt ở khu vực Đức Vinh, Chư Pa, kế hoạch tác chiến  chiến dịch của ta đã được xây dựng. Lực lượng trinh sát, công binh, hậu cần và cán bộ tham mưu đã bí mật đi trước nghiên cửu địa hình, chuẩn bị chiến trường. Đồng bào vùng căn cứ huyện 4, huyện 5 Gia Lai, huyện 61 Công Tum được huy động chuẩn bị đi dân công hỏa tuyến.

        Đầu tháng 9, các đơn vị tham gia chiến dịch được lệnh hành quân. Dọc đường đi, các chiến sĩ sư đoàn 1 gặp lại bà con huyện 5 quen thuộc đã  từng kề vai chiến dấu trong chiến dịch Plây Me, đang hăm hở gùi đạn, gạo vào các cụm kho chiến dịch. Mùa mưa, nước sông dâng lên đục ngầu. Đêm đến, dân công, bộ dội bí mật, lặng lẽ vật lộn với dòng nước xiết, chuyển đạn, gạo sang phía đông cho trung đoàn 95 và 320. Máy bay trinh sát vè vè suốt ngày bên bờ tây. kết hợp với biệt kích xuyên rừng sục sạo, nhưng chúng không phát hiện dược hướng chiến dịch của ta. Giữ được bí mật, bất ngờ đến ngày nổ súng là nắm chắc phần thắng trong tay. Mọi người đều có ý thức chấp hành nghiệm quy định “đi, ở không dấu, nấu không khói”. Những nơi bộ dội, dân công đi qua hoặc tạm dừng, dấu vết được xóa sạch và ngụy trang. Cứ như thế đến ngày nổ súng, hướng chủ yếu của chiến dịch nhận đủ 1.005 tấn gạo, thực phẩm, súng đạn, bảo đảm cho bộ đội hoạt động.

        Ở các hướng phối hợp, trung đoàn 24, trung đoàn 33 và lực lượng vũ trang địa phương bắt đầu hoạt động thu hút địch về phía bắc Công Tum và bắc Buôn Ma Thuột.

        Trên hướng chủ yếu. Bộ tư lệnh Mặt trận sử dụng sư đoàn 1 bộ binh, 1 tiểu đoàn súng cối 120, 2 tiểu đoàn súng máy cao xạ. Trung đoàn 95 làm nhiệm vụ khơi ngòi chiến dịch.

        Ngày 18 tháng 10, tiều đoàn 1 trung coàn 95 bắn pháo và bao vây đồn biệt kích biên phòng Plây Gi-răng. Các chiến sĩ công binh, thông tin Mặt trận phối hợp với trung đoàn 95 bắc 2 cầu treo nghi binh qua sông Pô Cô và mắc đường dây điện thoại giả chạy dọc phía tây sông.

        Bị mắc lừa, địch dùng máy bay B52 ném bom rải thảm khu vực cầu treo và cho biệt kích sục sạo phát hiện lực lượng ta. Sư đoàn 4 Mỹ sau khi triển khai xong các tuyến chiến đấu phía tây Plây Cu, “bắt dược mồi” liền vội vã mở cuộc hành quân “Pôn Ri-vơ 4” đánh vào khu vực đông và tây sông Sa Thầy.

        Trước khi đổ bộ sang bờ tây sông Sa Thầy, sư đoàn 4 Mỹ lập ngay các trận địa pháo binh ở Sùng Lễ, Sùng Thiện, chiếm tuyến bàn đạp phía đông sông Pô Cô. Chúng dùng các trận địa pháo tầm xa và máy bay chiến lược B 52 bắn phá, ném bom dọn đường, yểm trợ cho bộ binh đổ bộ bằng máy bay lên thắng sang bờ tây sông Pô Cô, thiết lập tuyến chia cắt chiến dịch và tiến đến bờ đông sông Sa Thầy. Tại đây, trung đoàn 320 liên tục tiến công vào các cánh quân Mỹ, diệt gọn từng đại đội, gây cho chúng thương vong nặng nề. Chiến thuật đổ bộ thẳng đứng bằng máy bay lên thẳng kết hợp với từng đại đội biệt kích Mỹ xuyên rừng, đánh chiếm các khu vực địa hình khống chế ở bờ dông sông Sa Thầy của quân Mỹ tan vỡ. Địch phải dùng máy bay B52 ném bom ồ ạt, và đổ thêm lực lượng bộ binh, pháo binh xuống khu vực phía đông, sử dụng bọn biệt kích đánh mở dường sang phía tây sông Sa Thầy.

        Ngày 10 tháng 11, các chiến sĩ tiểu đoàn 9 (trung đoàn 66) vận động tiến công diệt gọn 2 đại đội biệt kích ngụy bên bờ tây sông Sa Thầy. Trung đoàn 320 pháo kích các trận địa pháo của quân Mỹ bên bở đông sông, diệt 70 tên, phá hủy 4 khẩu pháo 105.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 04:33:16 am »


        Mười lăm ngày giao chiến với ta ở khu vực đông Sa Thầy, quân Mỹ đã thi thố hết sức mạnh của hỏa lực pháo binh, không quân, nhưng chúng không thực hiện được ý đồ chia cắt đội hình chiến dịch của ta, không tiêu diệt được một đơn vị nào của ta, lại bị thương vong, thiệt hại nặng. Ngày 11 tháng 11, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ được tăng cường 1 đại đội pháo 105, 1 đại đội súng cối 106,7 đổ bộ sang bờ tây sông Sa Thầy, đóng trên bãi chốt cũ của chúng đã trú quân - bãi Cl.

        Ta đã cài thế buộc địch đổ đúng vào khu quyết chiến của chiến dịch.

        Tiểu đoàn pháo binh 32 đã bố trí trận địa phục sẵn ở đây từ trước ngày chiến dịch mở màn. Không thấy địch, nhiều cán bộ, chiến sĩ đâm ra sốt ruột, nản lòng, có ý kiến đề nghị khiêng pháo đi nơi khác, hiệp đồng với đơn vị bạn. Nhưng Bộ tư lệnh Mặt trận chỉ thị cho đơn vi phải tuyệt đối giữ bí mật, bất ngờ, kiên trì chờ đợi không được nôn nóng. Bây giờ quân Mỹ đã đổ ngay xuống bãi C1, cách bố trí của chúng gần đúng như dự kiến của cấp trên. Mọi người cảm thấy giờ đây mọi chiến công của mình đều gắn bó với sự chỉ huy, lãnh đạo của các cấp, tự hào với chiến trường, tin tưởng ở thắng lợi.

        Sáng ngày 12 tháng 11, khi bức màn sương vừa vén lên khỏi các cánh rừng, để lộ toàn bộ các cụm quân địch, tiểu đoàn 32 bắn mạnh vào bãi C1. Nhiều quả đạn cối 120 của ta chụp đúng trận địa pháo binh, sở chỉ huy tiểu đoàn và các vi trí đại đội bộ binh Mỹ. Kho đạn dã chiến Mỹ bốc cháy dữ dội. Hai đại đội pháo 105 và cối 106,7, sở chỉ huy tiểu đoàn 2 Mỹ bị diệt, bộ binh địch bị thương vong nặng nề. Từ các hướng, chiến sĩ trung đoàn 88 và tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 băng qua những bụi cây cao khuất đầu người, lởm chởm gai, đánh chiếm bãi C1. Nhưng do rừng gai cản trở, và chiến thuật tập kích địch trú quân dã ngoại không thuần thục, các đơn vị của ta đã bỏ lỡ thời cơ diệt gọn tiểu đoàn Mỹ.

        Ngày 13, dưới sự chi viện của không quân, một đại đội Mỹ nhảy xuống nhặt xác đồng bọn rồi vội vàng rút chạy khỏi bãi C1. Cùng ngày, ở phía nam bãi C1, tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 tiến công, diệt gọn một đại đội Mỹ. Những ngày tiếp theo, các trận tiến công trên lưu vực đông và tây sông Sa Thầy nổ ra dồn dập quyết liệt, làm đảo lộn mọi mưu đồ tính toán chủ quan của bộ chỉ huy Mỹ.

        Ngày 16, Mỹ phải điều lữ đoàn 2 sư đoàn kỵ binh không vận từ Bình Định, Phú Yên ném lên Tây Nguyên đỡ gòn cho sư đoàn 4. Với chính diện gần 400 ki-lô-mét vuông, chiều dài từ Sùng Thiện, Sùng Lể đến Đức Cơ, Lệ Thanh, chiều ngang từ Plây Gi-răng ở bờ đông sông Pô Cô sang bờ tây sông Sa Thầy, quân Mỹ tập trung sư đoàn bộ binh số 4 và lữ đoàn 2 sư đoàn kỵ binh không vận số 1, nhiều đại đội biệt kích Mỹ, ngụy và hàng chục đại đội, tiểu đoàn pháo binh. Chúng bị sa vào trận đồ bày sẵn của các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên bố trí thành thế trận có bậc thang, có chiều sâu, có các khu quyết chiến nhỏ và lớn, lợi hại không sao gỡ ra được.

        Luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công và tư tưởng đánh tiêu diệt, sau khi đánh bại cuộc phản công của địch ở bờ tây, buộc chúng phải lùi về bờ đông sông Sa Thầy, các đơn vị chủ lực Tây Nguyên tiến sang phía đông sông đánh mạnh vào tuyến chia cắt chiến dịch của chúng. Ngày 20 và 21 tháng 11, trung đoàn 320, trung đoàn 66 và trung đoàn 95 liên tục tiến công vào các cụm quân của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và sư đoàn 4 Mỹ ở bờ đông sông Sa Thầy. Máy bay lên thẳng Mỹ kéo đến hàng đàn, nhưng chúng không mang hết xác chết và những tên bị thương. Chúng lập tuyến phòng ngự ở bờ đông sông Pô Cô để yểm hộ và chi viện cho quân của chúng bên bờ đông sông Sa Thầy, đồng thời ngăn chặn quân ta tiến sâu vào tuyến phòng ngự của sư đoàn 4 Mỹ. Thừa thắng, bộ đội ta tràn sang tiếp tục tiền công địch bên bở dông sông Pô Cô, phá tan tuyển phòng ngự cửa sư đoàn 4 Mỹ, mở toang hàng rảo, tiến vào hoạt động ở huyện 4, huyện 5 tỉnh Gia Lai.

        Bị thất bại nặng nề, ngày 27, 28 tháng 11, quân Mỹ rút chạy khỏi khu vực đông và tây sông Sa Thầy. Chúng củng cố lại lực lượng, đổ xuống khu vực Cà Đin và đẩy trung đoàn 42 ngụy nống ra Plây Kiêng, Plây Le (Công Tum) nhằm đánh đòn bất ngờ vào lực lượng ta. Nhưng âm mưu của chúng không qua mắt được lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên.

        Một lần nữa quân.Mỹ lại bi dụ vào thế trận ta đã chuẩn bi. Tiểu đoàn 200 đã chờ sẵn quân dịch. Ngày 6 tháng 12, khi 111 lần chiếc máy bay lên thăng ồ ạt đổ một tiểu đoàn và 2 đại đội Mỹ xuống Cà Đin, tiểu đoàn pháo binh 200 đã giáng một đòn sấm sét, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 1 thuộc lữ đoàn 2 kỵ binh không vận.

        Chiến dịch Sa Thầy kết thúc giòn giã: 2.400 tên địch bị diệt (có hơn 2.000 Mỹ), diệt gọn 1 tiểu đoàn vả 8 đại đội Mỹ, 3 đại đội ngụy, đánh thiệt hại nặng 1 tiều đoàn Mỹ khác, bắn rơi 20 máy bay, phá hủy 25 đại bác, 17 xe quân sự Cuộc hành quân “Pôn Ri-vơ 4” biến thành cuộc tháo chạy đẫm máu của sư đoàn 4 và sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ. Chiến thuật “trực thăng vận” đổ quân ào ạt bị đánh tả tơi, mất hiệu nghiệm, buộc quân Mỹ về sau phải dè dặt, cơ động từng tiểu đoàn trên một trục, một hướng để tránh bị tiêu diệt.

        Chiến thắng Sa Thầy biểu hiện sinh động mưu kế lừa địch của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên, nói cách khác là lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên đã áp dụng sắc sảo nghệ thuật điều khiển địch, buộc địch phải hành động theo ý mình. Đó là nét độc đáo nổ bật nhất trong chiến dịch Sa Thầy.

        Với chiến thắng Sa Thầy, Tây Nguyên đã góp phần cùng miền Nam anh hùng đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai cửa giặc Mỹ. Thắng lợi đó dã khẳng định các lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên cùng với quân và dân cả nước hoàn toàn có khả năng đánh bại “chiến tranh cục bộ” của địch, giành thắng lợi về mình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM