Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:17:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu  (Đọc 18127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:37:22 am »


TRẬN LÊ ĐÔNG CỦA DU KÍCH XÃ PHÚC LAI (9.11.1952)

        Trận phục kích của đội du kích xã Phúc Lai1 (có 80 người, trang bị 15 súng trường, 30 quả mìn, 10 quả địa lôi và một số giáo mác) vào lực lượng cơ giới của địch theo đường 11B qua địa bàn của xã cơ động lên Yên Bái, tiêu diệt một số địch, bảo vệ được nhân dân an toàn. 

        Đoạn kilômét 9 đường 11B nằm trong địa phận xã Phúc Lai, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Hai bên đường chủ yếu là rừng cây-tre nứa rậm rạp, thuận lợi cho bố trí lực lượng phục kích bí mật. Nối với đường 11B có nhiều đường mòn đi vào các thôn xóm, thuận lợi cho tác chiến du kích.

        Thực hiện nhiệm vụ trên giao, xã sử dụng một trung đội du kích được trang bị súng, mìn; chọn trận địa phục kích trên đường 11B, đoạn qua địa phận xã, thực hành đánh địch, ngăn chặn và tiêu diệt khi chúng vào làng.

        Để tiêu diệt được địch, trung đội tổ chức thành hai tổ:

        - Tổ 1 gồm 16 người, chia thành các bộ phận: đặt mìn (ba người), bảo vệ (ba người), trinh sát (ba người), thông tin (bảy người); có nhiệm vụ phục kích địch tại kllômét 9. 

        - Tổ 2 có 14 người, chia thành các bộ phận: giật mìn (ba người), phục kích cách bãi mìn 30 mét (11 người); có nhiệm vụ chặn đánh địch khi chúng vào làng. 

        10 giờ ngày 9 tháng 11, địch cho một bộ phận cơ giới từ thị trấn Đoan Hùng theo đường 11B đi Yên Bái. Khi địch đến trận địa phục kích của ta, chúng phát hiện được bãi mìn, triển khai đội hình chiến đấu, đồng thời địch cho quân kiểm tra và đánh dấu có mìn để toán sau biết, sau đó tiếp tục hành quân. Đúng lúc đó một dân quân nổ súng diệt tên chỉ huy. Bị đánh bất ngờ, địch nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu.

        Do bãi mìn không phát huy tác dụng nên tổ 1 lui về phối hợp cùng tổ 2 sẵn sàng đánh địch. Địch dùng súng cối bắn chặn, đồng thời cho lực lượng truy đuổi theo du kích. 

        10 giờ 40 phút, tại cầu Kè (xóm Kè, xã Lê Đông du kích đã bố trí sẵn mìn, công sự trận địa chờ địch. Khi quân Pháp đến cầu, chúng dừng lại xem cầu gỗ bắc qua ngòi Ruổi. Chớp thời cơ, du kích đồng loạt nổ súng diệt một số tên. Số địch còn lại dàn đội hình đối phó, nhưng chúng sa vào bãi mìn, mìn nổ làm chết và bị thương một số tên khác.

        Trước ruộng lầy, rừng rậm lại bị tiến công, địch đã vội vàng rút chạy, ý định vào làng tìm diệt du kích tan vỡ.  Trận đánh kết thúc, 11 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Du kích bảo vệ được làng, được dân, không để địch cướp phá.


TRẬN BẾN NHỐNG CỦA ĐỘI “CẢM TỬ” TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 42 (17.1.1953)

        Trận tập kích của đội “cảm tử” thuộc Trung đoàn bộ binh 42 khu Tả Ngạn do Trịnh Công Phương chỉ huy, đánh vào thủy đội gồm một tàu LCT và ca nô neo đậu ở bến Nhống (Long Khê), thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. 

        Ninh Giang một cứ điểm lớn của địch, nằm trên đường bờ bắc sông Luộc với đường 17 nối thị xã Hải Dương và vùng bắc Thái Bình, là nơi địch thường tập kết lực lượng để hành quân càn quét các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình bằng cả đường bộ và đường thủy. Ở bến sông thường có một tàu tuần tiễu LSSR và hai ca nô.

        Đầu tháng 1 năm 1953, địch tăng cường lực lượng càn quét các huyện bắc sông Luộc, nên chúng tăng cường về bến Nhống một thủy đội, gồm một tàu LCT và bốn đến sáu ca nô.  Thực hiện kế hoạch đánh tàu LCT, đầu tháng 11 năm 1952, trung đoàn chọn một số cán bộ chiến sĩ được rèn luyện qua chiến đấu thành lập đội “cảm tử” do Trịnh Công Phương chỉ huy. Sau khi nhận nhiệm vụ, đội về thôn Duyên Nội, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình tập luyện tlleo phương án đánh địch.

        19 giờ ngày 17 tháng 1 năm 1953, đội từ vị trí tập kết vượt qua các bốt địch, hạ thuyền, gói buộc thuốc nổ, bí mật theo dòng sông tiếp cận mục tiêu.

        Lợi dụng tiết trời tháng Chạp giá rét, sương đêm dày đặc toàn đội lặng lẽ tiến vào tàu LCT đang đậu trên sông. Phát hiện tàu địch, tổ dự bị do đồng chí Năng chỉ huy được lệnh bơi sang bờ đối diện chờ anh em theo kế hoạch. Ba người Phương, Bi, Rợi tiếp tục vượt qua các mũi ca nô đẩy khối thuốc nổ về phía đuôi tàu, vòng dây liên kết và cố định khối thuốc nổ vào động cơ và chân vịt kiểm tra lần cuối rồi ra lệnh cho đồng đội giật nụ xòe và nhanh chóng rời tàu. 

        Ít phút sau, khối bộc phá nổ, làm cả tàu LCT và bốn ca nô chìm cùng toàn bộ vũ khí, trang thiết bị trên tàu (trong đó có hai khẩu 75mm, một khẩu 40mm, bốn khẩu 20mm và các loại vũ khí khác); 60 tên trên tàu và ca nô bị diệt.  Cả đội cảm tử về vị trí an toàn.

        Trận đánh lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều của đội “cảm tử” thuộc Trung đoàn 42 thể hiện quyết tâm cao, mưu trí, táo bạo, khổ công luyện tập, khắc phục khó khăn chấp hành mệnh lệnh; tổ chức chiến đấu tốt, trinh sát nắm chắc địch, chuẩn bị mọi mặt tỷ mỹ, công phu; cách đánh sáng tạo; quan hệ mật thiết với nhân dân. Đây là những nhân tố quyết định thắng lợi trận đánh.

----------------------
        1. Thời điểm diễn ra trận đánh xã Phúc Lai mang tên Lê Đồng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:39:30 am »


TRẬN SÔNG QUAO CỦA ĐẠI ĐỘI XUNG KÍCH BÌNH THUẬN (19.1.1953)

        Trận tập kích của Đại đội xung kích tỉnh Bình Thuận 1 (năm trung đội bộ binh) được tăng cường một trung đội đặc công, 200 dân công, vào một đại đội quân ngụy (chủ yếu là người dân tộc) do bốn tên Pháp chỉ huy, có cối 81mm, đại liên, trung liên và các loại súng bộ binh khác, có hệ thống hầm ngầm lô cốt kiên cố, có tường bao quanh, có cửa bắn ra các hướng, xung quanh đồn có hàng rào kẽm gai; nhằm tiêu diệt địch, xây dựng khu căn cứ du kích miền tây Hàm Thuận, cắt đứt giao thông của địch trên đường số 8.

        20 giờ ngày 18 tháng 1, các đơn vị vào tiếp cận mục tiêu theo kế hoạch, nhưng do mang vác nặng, địa hình trống trải, địch canh phòng chặt chẽ nên các mũi đặc công tiếp cận chậm hơn dự định.

        Đến 4 giờ 30 phút ngày 19, mới có hai mũi hướng chủ yếu vào đặt bộc phá ở lô cốt “mẹ” và dãy nhà lính. Địch phát hiện lực lượng ta, buộc ta phải đánh bộc phá làm hiệu lệnh tiến công. Được lệnh, các mũi nhanh chóng tiến đánh các mục tiêu.

        Sau ít phút bị tiến công, địch củng cố, dựa vào công sự chống cự. Mũi 4 của ta gặp khó khăn, các mũi khác chững lại. Đúng lúc đó: kèn dung trận vang lên; các mũi, các hướng bộ binh đồng loạt xung phong vào cùng đặc công chiếm các mục tiêu.

        Vừa tiến công, vừa gọi hàng, vừa khai thác tù binh, biết vị trí hầm ngầm của địch, ta dùng lựu đạn, thủ pháo đánh vào hầm ngầm, quân địch còn lại co cụm chống cự. Ta dùng lựu đạn, thủ pháo diệt địch và lực lượng bộ binh tiến công cả bốn hướng, nhanh chóng dứt điểm.

        Nhân khi khẩu đại liên của địch bị hóc, các chiến sĩ của ta ào ạt xông lên diệt địch, chiếm các lô cốt, gọi hàng. Bộ phận bố trí ở nam cầu sông Quao cũng tiến vào phối hợp cùng đơn vị truy quét, bắt tù binh, thu vũ khí, giải quyết thương binh, tử sĩ.  Toàn bộ quân địch ở đồn sông Quao bị tiêu diệt (30 tên, có 3 tên lính Pháp). Ta thu một cối 81mm, một đại liên, chín trung liên và hơn một trăm súng tiểu liên và súng trường; năm súng thông tin, cùng toàn bộ quân trang quân dụng.

        Trận sông Quao đã kết hợp tốt cách đánh của bộ binh với đặc công, có sự phân công rõ ràng, hiệp đồng chặt chẽ; chỉ huy xử trí tình huống khẩn trương, chính xác; vừa đánh vừa làm công tác địch vận, khai thác tù binh để tìm ra hầm ngầm, tiêu diệt chỉ huy địch, góp phần quyết định thắng lợi trận đánh.


TRẬN KIẾN AN CỦA TIỂU ĐOÀN TỈNH KIẾN AN VÀ ĐẠI ĐỘI 196 HUYỆN TIÊN LÃNG (21.1.1953)

        Trận tập kích quân địch ở thị xã Kiến An của Tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Kiến An và Đại đội 196 bộ đội huyện Tiên Lãng, được du kích cơ sở vùng ven An Lão dẫn đường; nhằm tiêu diệt địch, phối hợp với chiến trường Thượng Lào, đẩy mạnh chiến tranh du kích và phát triển cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm. 

        Thị xã Kiến An bị địch chiếm đóng từ tháng 4 năm 1947. Giữ địa bàn quan trọng này có 17 đại đội lính Âu Phi và lính ngụy, bố phòng ở 17 vị trí lớn nhỏ xung quanh thị xã.

        Tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Kiến An có các đại đội 53, 195, 295, vào chiến đấu được tỉnh tăng cường Đại đội địa phương 196 huyện Tiên Lãng. Trang bị có 18 khẩu trung liên, 56 khẩu tiểu liên, 500 quả lựu đạn, 300 thủ pháo, 500 kilôgam thuốc nổ, bốn thùng dầu.
 
        Để thực hiện nhiệm vụ đánh địch, tiểu đoàn tổ chức lực lượng thành các bộ phận:

        - Đại đội 295 tập kích phá cụm kho Quỹ Tức ở chân núi Cột Cờ và điểm cao 75.

        - Đại đội 196 và một trung đội của Đại đội 295 đánh chiếm khu vực điểm cao 137; tập kích địch, phá kho tàng ở bắc điểm cao 75, đông bắc sân bay.

        - Đại đội 15 tập kích địch ở đền Sùng, diệt đại đội Commăngđô; sử dụng một trung đội tiến công dinh tỉnh trường .

        - Đại đội 3, một trung đội tập kích ty công an ở chân núi Thiên Văn; một trung đội kiềm chế địch ở cầu Nguyệt.  Một trung đội của Đại đội 196 bảo vệ thuyền và bến vượt sông Văn Úc.

        - Tổ quân báo đi cùng Đại đội 295, phá nhà máy điện, diệt lô cốt ở ngã năm thị xã.

        19 giờ 30 phút ngày 20 tháng 4, các đơn vị vượt sông Văn Úc bí mật vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công. 1 giờ ngày 21 tháng 4, các đơn vị vào chiếm lĩnh xong, chờ lệnh nổ súng. Riêng Đại đội 53 đánh ty công an chiếm lĩnh xong trước 1 giờ, chờ lâu không thấy lệnh nổ súng đã tự động cho bộ đội rút ra vị trí tập trung.

        1 giờ 55 phút, tỉnh đội trưởng ra lệnh nổ súng. Tiếp sau hiệu lệnh bằng tiếng bộc phá là hàng loạt tiếng nổ ở kho Quỹ Tức, đền Sùng, ngã năm, cả thị xã dậy vang tiếng súng nổ từ các căn cứ địch.

        Ở trại pháo thủ, ngay quả bộc phá đầu tiên ta đã diệt gọn chỉ huy địch. Các chiến sĩ ta xung phong ném lựu đạn, thủ pháo diệt lính bảo vệ và phá hủy kho tàng, Ô tô, xe tăng trong căn cứ. Hầu hết địch bị diệt, số còn lại đầu hàng.  Ở kho Quỹ Tức, chiến sĩ ta đột nhập đặt bộc phá vào từng kho, phá hủy các kho đạn và kho quân trang của địch. Số lính bảo vệ không đủ sức chống cự, phần bị tiêu diệt, phần phải đầu hàng.

        Ở khu đền Sùng, ta phải đánh hai quả bộc phá liên tiếp mới làm sập được hai nhà địch bố trí hỏa lực, diệt khoảng 20 tên. Số địch sống sót hoảng loạn bỏ chạy, một số xin hàng.

        Mũi đánh vào dinh tỉnh trưởng khi nghe tiếng bộc phá nổ, bộ đội ta xông thẳng vào dinh diệt lính gác dùng thủ pháo đánh từng căn nhà, bắt sống tỉnh trưởng, một số sĩ quan, công chức ngụy quyền; thu vũ khí, tài liệu rồi rút khỏi trận địa. Khi tới đầu phố thì gặp địch chạy từ đền Sùng về, ta nổ súng làm bị thương hai tên. Tỉnh trưởng và một số tù binh cho rằng địch đến giải vây nên chống cự và tìm cách bỏ chạy. Ta phải diệt tên tỉnh trưởng và một số tù binh chạy trốn. 

        Đại đội 3 (đánh ty công an) tự động rút về tới vị trí tập trung thì nghe hiệu lệnh nổ súng, xin trở lại đánh địch nhưng tỉnh đội trưởng không đồng ý. Trong khi địch đang hoang mang, tỉnh đội trưởng ra lệnh cho bộ phận kiềm chế địch ở cầu Nguyệt tiêu diệt. Nhưng chỉ huy bộ phận này đã tự động cho bộ đội rút trước nên không thực hiện được mệnh lệnh.

        2 giờ 40 phút, các đơn vị rút khỏi trận địa. Do tổ chức không tốt, lại chủ quan nên khi qua sông lộn xộn, trời lại sáng, địch đưa hai tiểu đoàn ra truy kích, ta phải trụ lại ở thôn Đại Điền. Địch vây thôn, cuộc chiến đấu giằng co kéo dài đến tối. Địch không chiếm được thôn nên rút ra chuẩn bị ngày hôm sau tiến công tiếp.

        Do tương quan lực lượng ta và địch quá chênh lệch, cán bộ tiểu đoàn quyết định thả tù binh, phân tán thương binh về cơ sở trong dân, cất giấu chiến lợi phẩm, tổ chức thành những toán nhỏ vượt sông Văn Úc về căn cứ trong đêm.

        Sau một ngày chiến đấu, 408 tên bị diệt, 91 tên bị bắt.  Ta phá 10 xe tăng, 300 Ô tô các loại, bốn khẩu pháo, đánh sập 60 gian nhà kho, phá 30.000 tấn vũ khí, đạn dược; đốt cháy 50.000 lít xăng dầu; thu 15 trung liên, 112 tiểu liên, 7 các bin, 71 súng trường.

        Tỉnh ủy, tỉnh đội chọn thị xã Kiến An làm mục tiêu tiến công là một quyết định táo bạo, chính xác, đem lại thắng lợi lớn cả về quân sự, chính trị. Việc đánh giá không hết phản ứng của địch, tổ chức lui quân không chu đáo dẫn đến tổn thất làm hạn chế thắng lợi đã giành được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:44:03 am »


TRẬN LƯƠNG TRUNG CỦA ĐẠI ĐỘI 98 (23.2.1953)

        Trận chống càn của Đại đội 98 bộ đội địa phương huyện, được 50 du kích địa phương phối hợp đánh quân địch càn quét ở thôn Lương Trung, xã Quảng Tiến, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ hậu phương kháng chiến của ta. 

        4 giờ ngày 23 tháng 2, địch dùng ba tàu chiến và năm ca nô cập bến xã Quảng Tiến đổ bộ lên bờ, chúng chia thành hai cánh quân. Cánh thứ nhất gồm một tàu chiến, hai ca nô đổ 60 quân (có một nửa là lính Âu Phi) lên Trường Lệ, bố trí khống chế dọc con đường từ dốc núi đến nhà thờ và kiểm soát đường số 8, đường từ Trường Lệ đi Quảng Tiến. Cánh thứ hai gồm hai tàu chiến, ba ca nô đổ 150 quân (có một nửa là lính Âu Phi) lên nhà thờ Lương Trung.

        Cùng thời gian trên, Trung đội trưởng Trung đội 18 và du kích đi tuần tra phát hiện địch đang đổ bộ lên bãi cát Lương Trung đã ném một quả lựu đạn làm tín hiệu báo động. Nghe tiếng lựu đạn nổ, Trung đội 18 và du kích nhanh chóng triển khai đánh địch ở bờ biển vào thôn lương Trung.

        Sau khi báo động, trung đội trưởng báo cáo chỉ huy đại đội và điều hỏa lực ra bố trí theo kế hoạch.  Đổ quân xong, địch chia thành hai toán tiến vào Lương Trung. Toán thứ nhất đến thôn Dung bị lực lượng ta dùng lựu đạn diệt bảy tên. Địch tiếp tục tiến vào, ta dùng súng cối diệt một số tên. Toán thứ hai tiến lên xóm Thiện, du kích giật mìn nhưng không nổ, địch đuổi theo bị trung liên của ta diệt một số tên, số còn lại chạy vào nhà thờ Lương Trung, ta truy kích diệt thêm một số tên.

        Dự kiến địch rút lui, ta đưa khẩu trung liên ra cồn cát để đánh, nhưng gặp toán thứ hai của địch từ nhà thờ ra để lên xóm Thiện, chúng bao vây và nổ súng làm ta bị thương hai người, trung đội trưởng phải điều khẩu cối tới gần bắn bốn quả giải vây cho tổ trung liên. 

        Phát hiện được lực lượng ta, địch cho máy bay ném bom napan vào trận địa và đưa hai khẩu đại liên và trung liên ra trước cửa nhà thờ bắn uy hiếp ta và cùng toán địch ở xóm Thiện kéo về xóm Lập, nhưng bị du kích xóm Lập diệt một số. Hai bên giao chiến một thời gian thì địch đổ bộ cánh thứ ba vào xóm Hòa yểm trợ cho lực lượng địch đang bị ta bao vây ở xóm Hòa rút xuống tập trung ở bờ biển.

        Phát hiện địch rút quân, ta cho một tiểu đội ra ngăn chặn, chúng liền chia làm hai mũi vây lại ta. Thấy địa thế không lợi, hơn nữa hỏa lực của địch trên núi Sầm Sơn uy hiếp mạnh, buộc ta phải lui vào trong.

        Địch ở xóm Thiện bị ta diệt một số, số bị thương chúng chuyển ra bãi cát bị ta dùng cối tập kích diệt thêm một số tên, buộc chúng phải xuống tàu.

        12 giờ 30 phút, trận đánh kết thúc, địch chết 31, bị thương 16 tên.

        Trận đánh thắng lợi nhờ chuẩn bị chiến đấu chu đáo, tỷ mỹ; đánh giá địch đúng, cảnh giác cao, có quyết tâm chiến đấu và kế hoạch di dân, phòng gian giữ bí mật tốt nên đã hạn chế được thương vong của ta.


TRẬN LIÊN SƠN CỦA ĐẠI ĐỘI 14 (11.3.1953)

        Trận chống càn của Đại đội 14 (với quân số 180 người, 1 trang bị hai khẩu cối 82mm, ba khẩu cối 60mm, ba khẩu trung liên), bộ đội địa phương huyện Nga Sơn, được du kích các xã Liên Sơn, Kiên Giáp, Nhân Phú phối hợp chiến đấu đánh trả ba tiểu đoàn quân Pháp càn quét vào ba xã: Liên Sơn, Kiên Giáp, Nhân Phú thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; nhằm tiêu hao lực lượng góp phần phá cuộc càn của địch, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, giữ vững địa bàn.

        5 giờ ngày 11 tháng 3, địch bắt đầu hành quân. 5 giờ 30 phút; chúng gặp tổ cảnh giới và tổ trung liên của Trung đội  ta nổ súng diệt một số tên. Địch vừa rút vừa bắn đạn cối cấp tập vào trận địa Trung đội 2. Phát hiện khẩu trung liên của trung đội bị hỏng, địch tiến vào nhưng bị vấp mìn, một số tên chết và bị thương.

        Một tiểu đội bộ binh cùng du kích Yên Hà để địch tiến vào gần, nổ súng diệt một số tên, sau đó rút. Địch vừa tiến, vừa dùng cối bắn chặn làm bộ phận này tổn thất, chỉ còn một người rút về.

        Phát hiện địch đánh vào hướng Trung đội 2, Trung đội 3 cơ động trung liên ra sông ngăn chặn địch, diệt một số tên. Lúc này cối 82mm và 60mm của ta bắn 20 quả đạn. chỉ nổ được bốn quả, diệt một số địch.  Trận chiến đấu kéo dài hết ngày 11 tháng 3, ta và địch giành giật nhau từng căn nhà, từng thôn xóm.

        Cuối ngày, 48 tên địch bị diệt, nhiều tên khác bị thương.  Nét nổi bật của trận chống càn Liên Sơn là luôn nắm chắc hành động của địch, bố trí thế trận hiểm hóc, có cách đánh thích hợp, vận dụng các thủ đoạn chiến đấu linh hoạt, khéo nghi binh lừa địch, tạo được bất ngờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:46:34 am »


TRẬN NGA SƠN CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG (26 - 28.3.1953)

        Trận chống càn của Đại đội 57 (quân số 200 người, trang bị hai khẩu cối 82mm, bốn khẩu cối 60mm và 180 khẩu súng trường, tiểu liên, trung liên), Đại đội 109 (quân số 180 người, trang bị hai khẩu cối 82mm, ba khẩu cối 60mm, 150 khẩu súng trường, tiểu liên, trung liên), được sự phối hợp của du kích các xã (mỗi xã từ 150 đến 200 người) tổ chức thành các trung đội trong các thôn xóm (trang bị bốn đến năm súng trường, mìn chống tăng, chống bộ binh), chống lại binh đoàn số 4 khoảng 3.000 tên) phối hợp với lực lượng tại chỗ càn vào huyện lỵ Nga Sơn; nhằm ngăn chặn, tiêu diệt địch, đánh bại cuộc càn lớn của chúng, bảo vệ làng, xã, tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững vùng tự do và cơ sở cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.

        Hai ngày 24 và 25 tháng 3, địch cho pháo binh từ Phát Diệm, Mai An Tưn cùng không quân đánh phá các khu vực Kiên Giấy, Duyên Trường, Liên Sơn, Đô Bái, Đồi Hồ nhằm phát hiện lực lượng ta.

        6 giờ ngày 26 tháng 3, pháo địch ở Bình Ca, Phát Diện, Mai An Tưn tiếp tục bắn phá các khu vực trên. 7 giờ, bộ phận cảnh giới ở làng Ngoại Thôn nghe tiếng gầm rú của xe tăng và phát hiện địch đã xuất hiện. Hướng chủ yếu khoảng 2.000 tên với tám xe tăng (bốn chiếc đi đầu, bốn chiếc đi giữa đội hình bộ binh).

        7 giờ 15 phút, địch đánh vào làng Ngoại Thôn, bị lọt vào trận địa phục kích của ta. Một xe tăng vướng mìn bị đứt xích phải nằm tại chỗ. Cùng lúc bộ đội và du kích trong làng nổ súng diệt một số tên, số còn lại cùng ba xe tăng lui ra rìa làng bắn pháo vào làng Ngoại Thôn. 

        Trên hướng chủ yếu, bộ phận nghi binh thu hút địch ở tây bắc Ngoại Thôn vừa ném lựu đạn, vừa rút vào trong làng. Thấy lực lượng ta ít, chống trả yếu, địch hò hét tiến công vào làng. Khi địch vào đúng ý định, xã đội trưởng lập tức ra lệnh đồng loạt nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch dạt sang bên đường chống cự liền bị vấp mìn, nhiều tên chết và bị thương, số còn lại lợi dụng rìa làng chống trả, cho xe tăng vào kéo xe và mang hết đạn về khu vực Điều Hộ. 

        Cùng thời gian trên, ở các hướng khác, các đại đội 7, 109, và lực lượng du kích địa phương lợi dụng địa hình, địa vật liên tục đánh địch, tiêu diệt nhiều tên. Trận đánh kéo dài đến 6 giờ 30 phút ngày 27 tháng 3 năm 1953, địch buộc phải co về Điều Hộ nhưng chúng vẫn thường xuyên bị tập kích, phục kích diệt nhiều tên. Ngày 9 tháng 4, địch bí mật chuồn về Điều Hộ, Quảng Công, Ninh Bình, kết thúc cuộn hành quân càn quét.

        Sau ba ngày chống càn, ta loại khỏi vòng chiến đấu 208 tên, bắt 34 tên; bắn hỏng một xe tăng, bắn chìm một ca nô; thu nhiều súng đạn, máy 15W, nhiều đồ dùng quân sự và lương thực, thực phẩm.

        Địch đốt phá 291 ngôi nhà, phá hơn 100 mẫu ruộng lúa ngô và hoa màu cướp đi hàng trăm trâu, bò lợn, gà.

        Trận Nga Sơn để lại nhiều kinh nghiệm quý vế sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa phương; về sự chỉ huy thông nhất của chính quyền các cấp; sự kết hợp chặt chẽ, hiệp đồng giữa bộ đội huyện với du kích từng thôn xóm đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại cuộc càn lớn của địch. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:48:13 am »


TRẬN BẢN NGÀ CỦA TRUNG ĐOÀN 174 ĐẠI ĐOÀN 316 (1.4.1953)

        Trận phòng ngự của Trung đoàn 174 Đại đoàn 316 nhằm chặn địch từ Yên Châu lấn chiếm xuống Mộc Châu, tại bản Ngà, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 

        Từ bản Ngà lên Yên Châu, Chiềng Đông khoảng 10 kilômét, qua nhiều bản và nhiều ruộng bậc thang. Hai bên đường cây cối rậm rạp. Một số điểm cao hai bên đường có thể tận dụng để bố trí lực lượng phòng ngự chặn địch. 

        Sau chiến dịch Tây Bắc, bộ đội chủ lực của ta rút về hậu phương củng cố lực lượng. Thừa cơ, địch bắt đầu tái thiết các cứ điểm đã mất. Ngày 31 tháng 3, chúng đánh lấn xuống khu vực bản Ngà, lùng sục nơi đóng quân của các tiểu đoàn 1 và 9 thuộc Trung đoàn 174. 

        Trung đoàn 174 có ba tiểu đoàn (1, 5, 9), mỗi tiểu đoàn có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến.  Nhận nhiệm vụ ở lại Tây Bắc, trung đoàn tiến hành tập huấn cán bộ, huấn luyện chiến sĩ; nắm địch, chuẩn bị phương án chiến đấu.

        Để tiêu diệt địch lấn chiếm, trung đoàn bố trí Tiểu đoàn 9 ở tây nam đường 41 cách Yên Châu 10 kilômét, khi địch lọt vào trận địa, bất ngờ đánh vào cuối đội hình, dùng bộc phá đánh vào Ô tô của chúng. Tiểu đoàn 1 bố trí ở bản Bướm, đánh vào giữa đội hình quân địch, hất địch xuống suối Sập, phối hợp với Tiểu đoàn 9 diệt địch. Tiểu đoàn 5 bố trí ở xóm Còn, chặn đầu địch và làm lực lượng dự bị của trung đoàn.

        Tối 31 tháng 3, trung đoàn hành quân chiếm lĩnh trận địa, làm công sự hỏa lực, đồng thời phái Tiểu đoàn 5 lên hoạt động ở bản Càng, bản Tủm. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 9 cử một trung đội của Đại đội 316 sang triển khai phía bắc đường 41 để khi địch xuống sẽ đánh vào cạnh sườn đội hình tiến công của chúng.

        5 giờ 30 phút ngày 1 tháng 4, địch bắn súng cối vào hướng trận địa phòng ngự của Đại đội 1. Lúc 6 giờ, địch từ Tà Vài chia làm hai bộ phận đánh vào trận địa phòng ngự của ta. Bộ phận thứ nhất đánh vào trận địa Tiểu đoàn 9, bộ phận thứ hai đánh vào trận địa Tiểu đoàn 1. 

        7 giờ, ở hướng Tiểu đoàn 9, địch chia làm hai mũi từ điểm cao 380 tiến xuống bản Lọng, giáp trận địa Tiểu đoàn 9.  Mũi một khoảng hai đại đội vượt qua đỉnh đồi tiến vào sau trận địa đại liên, có một bộ phận ra suối Sập cảnh giới.  Tiếp đó, địch sục lên, chạm phải một trung đội của Đại đội 317.

        Quân ta nổ súng, thấy lực lượng ta ít, địch vẫn chủ quan tiến lên đồi có vị trí chỉ huy của Tiểu đoàn 9. Chỉ huy tiểu đoàn phải di chuyển sang đồi đang triển khai súng cối. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho súng cối 81mm bắn 100 quả vào nơi địch tập trung, sau đó cho Đại đội 317 xuất kích đánh địch; lệnh cho một trung đội của Đại đội 315 đánh vào sau đội hình địch, một trung đội của Đại đội 317 chiếm điểm cao chặn địch, trung đội thứ hai của Đại đội 317 đánh chiếm điểm cao nơi tiểu đoàn đặt chỉ huy, cùng các lực lượng khác chia cắt địch.

        Do hỏa lực của tiểu đoàn hướng cả ra đường nên không phát huy được sức mạnh.  Tiểu đoàn lệnh cho một trung đội của Đại đội 3 17 theo suối Sập đánh thẳng vào đội hình địch, làm địch rối loạn.

        Cùng lúc đó, mũi thứ hai của địch đánh vào Đại dội 316. Đại đội trưởng chỉ huy hỏa lực đánh mạnh vào đội hình địch, tiêu hao một số, số còn lại chạy xuống chân đồi.

        Địch tổ chức xung phong lần thứ hai, nhưng bị ta chia nhỏ, bám đánh liên tục, làm chúng phải đối phó lúng túng. Trận chiến đấu kéo dài đến 12 giờ 30 phút, địch bị thiệt hại nặng buộc phải rút chạy và cho máy bay ném bom, bắn phá vào trận địa.

        Ở hướng Tiểu đoàn 1, lúc 6 giờ 30 phút, một bộ phận địch tiến vào trận địa của Đại đội 674, chúng vượt lên chiếm các điểm cao. 9 giờ 55 phút, chúng tiến xuống bản Bướm ngoài, theo suối tiến vào bản Bướm trong. Đại đội 674 dùng một trung đội ra đánh địch. Chúng chống cự yếu ớt rồi rút ra bản Bướm ngoài. Ta tiếp tục bám đánh, chúng chống cự một lúc, sau đó rút về phía tây bắc. 

        Trên hướng Đại đội 673, sau khi chiếm được điểm cao, địch tập trung lực lượng đánh vào trận địa. Khi địch xung phong bị trung liên đại đội bắn chặn, một số chết, một số bị thương, buộc địch rút xuống suối chạy về bản Ngà. 

        Lực lượng địch bố trí ở điểm cao tây nam bản Bướm ngoài dùng hỏa lực bắn vào Đại đội 674. Tiểu đoàn trưởng lệnh dùng súng cối 82mm đánh địch, đồng thời cho một trung đội xuất kích theo suối đánh vào quân địch ở bản Bướm ngoài. Sau khi súng cối của ta diệt một số đại liên của địch, chúng phải rút chạy.

        Khoảng 13 giờ, trận đánh kết thúc. Ta loại khỏi vòng chiến khoảng 200 tên (phần lớn là lính Âu Phi), bắt năm tên, thu 15 súng các loại.

        Trận đánh thắng lợi, ta đã chặn được địch lấn chiếm lại Mộc Châu, bảo vệ được vùng giải phóng, tạo điều kiện cho các lực lượng chuẩn bị chiến dịch Thượng Lào được thuận lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:50:43 am »


TRẬN LIÊN THÀNH CỦA ĐẠI ĐỘI XUNG KÍCH VÀ ĐẠI ĐỘI B (6.4.1953)

        Trận hóa trang tập kích của Đại đội xung kích và Đại đội B tỉnh đội Bình Thuận vào quân Pháp ở khách sạn Liên Thành (nay là nhà khách ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận), nhằm tiêu diệt hạ sĩ quan, sĩ quan Pháp, phá kế hoạch tổ chức càn quét của địch.

        Thực hiện nhiệm vụ trên giao, ban chỉ huy hai đại đội chọn mỗi đơn vị lấy 10 người làm nhiệm vụ tiêu diệt địch.  Sau một thời gian nghiên cứu chuẩn bị, 6 giờ ngày 5 tháng 4 năm 1953, đơn vị hành quân vào vị trí giấu quân, hóa trang. 17 giờ 50 phút, đội gồng gánh lên đường “làm phận sự”.

        19 giờ 15 phút, từng người đã vào đúng vị trí đánh địch; thấy địch đang ăn uống, cười đùa, không chú ý người ra vào, chớp thời cơ thuận lợi, hai đồng chí Khải và Tán dùng tiểu liên đồng loạt nổ súng vào quân địch.

        Bị đánh bất ngờ, chúng không kịp đối phó, nhiều tên chết tại chỗ, Một số tên chạy vào phòng giữa, tìm đường chạy thoát. Ở phòng phía sau, tổ hai người Lộc và Phước dùng lựu đạn, tiểu liên diệt gần hết quân địch đang chơi bia, số còn lại chạy ra phòng giữa kêu la. Phía trước, phía sau quân ta phối hợp nhịp nhàng, vây chặt địch trong các phòng, dùng lựu đạn, tiểu liên tiêu diệt toàn bộ quân địch.

        Được lệnh cả tổ lui quân, khi ra đường gặp một số lính đang đứng ngơ ngác, ta diệt một số, sau đó vừa chạy vừa la “Việt Minh về Đức Thắng đông lắm, đồng bào chạy mau lên”. Nghe có Việt Minh về, sợ đánh nhau to nên đồng bào chạy ra đường. Còi báo động inh ỏi, dân chạy, lính chạy, cảnh sát chạy náo loạn cả đoạn đường Minh Mạng (Lý Tự Trọng). 

        Sau 5 phút đánh địch, ta loại khỏi vòng chiến đấu 57 tên (42 chết, 15 bị thương). Trận đánh đầu tiên vào thị xã của lực lượng vũ trang Bình Thuận, làm cho địch không thực hiện được kế hoạch càn quét của chúng.


TRẬN NẬM MẠ CỦA TRUNG ĐỘI 28 ĐẠI ĐỘI BỘ BINH 815 (29.4.1953)

        Trận phục kích của Trung đội 28 Đại đội bộ binh 815 tỉnh đội Lai Châu đánh địch cơ động theo đường sông Đà ở khu vực xã Nậm Mạ; nhằm tiêu diệt địch, động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân địa phương.

        Đoạn sông Đà chảy qua khu vực xã Nậm Mạ rộng khoảng 60 mét, sâu 4 đến 6 mét. Tuy sông quanh co, nhưng nước chảy không xiết. Trước khi qua thác Nậm Mạ, các loại thuyền bè, ca nô đều phải giảm tốc độ để xuống thác.

        Trung đội 28 có ba tiểu đội, trang bị một khẩu trung liên, mỗi tiểu đội ba khẩu tiểu liên, còn lại là súng trường, 30 quả lựu đạn và 10 kilôgam thuốc nổ TNT.  Nhận nhiệm vụ chiến đấu, trung đội nghiên cứu kỹ quy luật hoạt động của địch, địa hình, chọn trận địa đánh địch ở khu vực xã Nậm Mạ, tổ chức đội hình đánh địch thành ba bộ phận:

        Bộ phận chặn đầu do một tổ bốn người của Tiểu đội 3 đảm nhiệm, bố trí cách bộ phận chủ yếu về phía Nậm Mạ 100 mét; bí mật bố trí bộc phá trên sông, khi địch đến cho nổ bộc phá và dùng hỏa lực chặn địch, không cho chúng cơ động về Nậm Mạ.

        Bộ phận diệt địch chủ yếu do 17 người của các tiểu đội 1, 2 đảm nhiệm; bố trí ở bình độ 600 của điểm cao 1426 (bờ tây sông Đà); làm một bẫy đá, một bẫy lựu đạn, một bộ phóng nổ ở bình độ 400 giữa các điểm cao 1426 và 1329; hiệp đồng chặt chẽ với bộ phận chặn đầu, khóa đuôi diệt địch ở khu bãi bồi, bắt tù binh, thu vũ khí; cử một tổ cảnh giới sẵn sàng đánh địch từ hướng Nậm Mạ tới. 

        Bộ phận khóa đuôi do ba người của Tiểu đội 3 đảm nhiệm, bố trí cách bộ phận chủ yếu 70 mét về phía thị xã, có nhiệm vụ quan sát phát hiện địch cơ động từ thị xã Lai Châu tới, báo cáo kịp thời; hiệp đồng chặt chẽ với các bộ phận tiêu diệt địch.

        17 giờ ngày 26 tháng 4, trung đội từ Tả Sìn Thàng hành quân chiếm lĩnh trận địa. 5 giờ ngày 28 tháng 4, mọi công tác chuẩn bị chiến đấu xong, đơn vị sẵn sàng đánh địch. Cả ngày 28, địch không hành quân, đơn vị kiên trì chờ đợi.

        7 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4, bộ phận khóa đuôi nghe được tiếng máy ca nô từ thị xã đến. Đội hình địch rõ dần trên sông, lực lượng khoảng một đại đội, có hai trung đội Âu Phi và một trung đội lính dõng cơ động trên năm chiếc thuyền và một ca nô; hành quân thành một hàng dọc, mỗi thuyền cách nhau chừng 9 đến 10 mét. Trên ca nô có một khẩu đại liên và một khẩu ĐKZ.

        Khi thuyền đi đầu gặp vật cản, địch dững lại để gỡ. Cùng lúc đó, bộ phận chặn đầu nổ khói bộc phá 3 kilôgam, lật nhào chiếc thuyền của địch. Đồng thời, toàn bộ lực lượng của ta nổ súng vào đội hình của chúng.  Bị đánh bất ngờ, địch không điều khiển được các thuyền còn lại. Thuyền lật, lính phải bơi vội vào bãi sông tìm nơi ẩn nấp.

        Trong lúc địch đang rối loạn, các loại hỏa lực tập trung bắn mạnh vào đội hình của chúng. Các bẫy đá, bẫy lựu đạn, bệ phóng nổ phát huy tác dụng đánh địch bám vào bờ. Nhân lúc chiếc ca nô bị hỏng trôi trên sông, các hỏa lực của ta bắn mạnh diệt một số tên.Chớp thời cơ, các bộ phận xuất kích tiêu diệt địch còn lại trên trận địa. 

        10 giờ 10 phút, trận đánh kết thúc. Ta diệt 30 tên, làm bị thương chín tên địch; bắn chìm năm thuyền và bắn hỏng một ca nô; thu một súng trung liên, bốn súng trường. 

        Nhờ chuẩn bị chiến đấu nhanh, chu đáo, vận dụng các hình thức chiến thuật phù hợp, có kế hoạch đánh địch chặt chẽ; biết kết hợp sáng tạo các loại vũ khí thô sơ với vũ khí trang bị trong biên chế mà trận chiến đấu đạt hiệu suất cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:53:45 am »


TRẬN KRÔNG NÔ CỦA TIỂU ĐỘI DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG (19.5.1953)

        Trận phục kích của Tiểu đội du kích xã Trông Nô (bảy người, trang bị ba khẩu tiểu liên, bốn súng trường, một quả mìn ĐH 10, 15 quả lựu đạn) vào một trung đội lính ngụy, trang bị một máy PRC25, máy dò mìn, hai khẩu trung liên, sáu khẩu M79, còn lại là tiểu liên; nhằm tiêu diệt địch hành quân trên đường 21 Bis (nay là đường quốc lộ 27) chạy từ tây bắc xuống đông nam thuộc xã Trông Nô, phía nam huyện Lắc, tỉnh Đắc Lắc, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng địa phường phát triển, từng bước xây dựng lực lượng du kích lớn mạnh. 

        5 giờ ngày 19 tháng 5, tiểu đội du kích có mặt tại vị trí tập kết quy định. 8 giờ 30 phút, hai xe đi tuần của địch đi qua đoạn phục kích của ta. Khi xe tuần đường vừa đi khuất,  chỉ huy trận đánh lệnh cho các tổ nhanh chóng vận động ra chiếm linh trận địa, sẵn sàng nổ súng.

        9 giờ 30 phút, ta phát hiện một đoàn xe địch bảy chiếc tiến vào trận địa phục kích của ta. Đi đầu là hai chiếc chở quân, tiếp đến là bốn chiếc xe con và một xe chở lính nữa đi sau cùng. Sau khi nhận định tình hình, chỉ huy trận đánh quyết định chặn đánh ba xe đi sau.

        9 giờ 45 phút, đoàn xe tiến vào trận địa phục kích. Khi chiếc xe thứ năm vừa đến chỗ quả mìn ĐH 10 của ta, một tiếng nổ bùng lên, chiếc xe của địch trúng mìn lật sang một bên đường, lăn xuống suối cạn bốc cháy. Cả tiểu đội đồng loạt nổ súng và dùng lựu đạn đánh vào hai xe đi sau của địch, chúng không kịp phản ứng và bị tiêu diệt. 

        Nghe tiếng súng nổ, hai xe chở lính dừng lại và dùng súng phóng lựu M79 và đại liên bắn mạnh vào trận địa của ta. Để bảo toàn lực lượng, ta kết thúc trận đánh. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 25 tên địch (trong đó có tên trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 44 sư đoàn 23 ngụy), phá hủy ba xe Ô tô (một xe tải, hai xe Jeép) và nhiều vũ khí đạn dược .

        Nét nổi bật của trận phục kích là người chỉ huy đã linh hoạt, chủ động lựa chọn phương án đánh địch; xử trí kịp thời các tình huống diễn ra trong chiến đấu. 


TRẬN ĐỖ XÁ CỦA ĐẠI ĐỘI 91 (31.7.1953)

        Trận tập kích của Đại đội 91 bộ đội địa phương tỉnh (Nam Định vào trung tâm chỉ huy của hai binh đoàn cơ động số 5 và số 7 (lực lượng chủ lực tinh nhuệ) của quân đội Pháp khi chúng thực hiện cuộc hành quân “Thánh tử vì đạo” tại thôn Đỗ Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; nhằm tiêu diệt địch, cùng các lực lượng khác phá kế hoạch hành quân của chúng. 

        Ngày 31 tháng 7 năm 1953, các binh đoàn cơ động số 5, 7 do thiếu tướng Ghi lít chỉ huy, được phi pháo yểm trợ tiến hành cuộc hành quân mang tên “Thánh tử vì đạo” càn quét vào các huyện phía nam tỉnh Nam Định.

        Trên đường 21, sau gần một ngày hành tiến, chúng mới vượt qua được cầu Voi thuộc xã Nam Trực. Khoảng 18 giờ, hầu hết các xe đến Đỗ Xá thì bị ùn tắc, phần lớn đội hình địch buộc phải nằm cụm lại qua đêm giữa cầu Voi và Vũ Lão.  Đại đội 91 có 30 người, trang bị chín tiểu liên, 12 súng trường, hai súng ngắn, khoảng 80 quả lựu đạn và một số dao, kiếm. Đơn vị đang củng cố lực lượng tại chùa Nam Trung (cách Đỗ Xá khoảng 1 kilômét), nhận nhiệm vụ đánh vào đội hình địch, sau đó rút về căn cứ chuẩn bị lực lượng chống càn.

        Thực hiện ý định của trên, đại đội hạ quyết tâm sử dụng hai trung đội triển khai thành tuyến ngang trên 100 mét song song với đường 21 . Một trung đội do Đại đội trưởng Trần Xuân Soạn chi huy đánh thẳng vào khu chỉ huy, khu xe máy, diệt địch co cụm và phá hủy phương tiện cơ động của địch.

        19 giờ 30 phút ngày 31 tháng 7, đại đội bí mật hành quân tiếp cận địch. 20 giờ, phía Trung đội 2, bộ đội đang triển khai thì gặp địch đi sục sạo. Chúng phát hiện được ta, buộc ta phải nổ súng ngay, bộ đội vừa bắn vừa ném lựu đạn diệt các tốp địch gần đó. Một chiếc xe lớn trúng đạn bốc cháy. Cùng lúc, cả Trung đội 1 nhanh chóng lao lên đánh vào đội hình địch.

         Hướng Trung đội 2, bộ đội  vượt qua đường chiếm vị trí có lợi bắn vào quân địch từ phía đông. Một số quân địch bị diệt, một số hốt hoảng chạy tạt xuống ruộng. Trên đường một số xe địch bốc cháy, tiếng lựu đạn xen lẫn tiếng súng ầm vang. Lợi dụng ánh lửa, các chiến sĩ ta ném lựu đạn vào từng tốp địch đang cụm lại.  Bị đánh bất ngờ, địch đối phó lúng túng.

        Hơn 10 phút sau, địch mới dùng pháo bắn vào hai bên đường. Khi trận đánh kết thúc, 162 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, trong đó có tướng Ghi lít; nhiều xe quân sự bị phá. Cuộc hành quân của địch phải chậm lại bốn ngày theo kế hoạch.  Chiến thắng Đỗ Xá tạo đà cho lực lượng vũ trang tỉnh phát triển và mở rộng, tiến lên dồn ép, tiêu diệt địch, giải phóng quê hương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 12:55:54 am »

       
TRẬN NHƯỢNG BẠN CỦA DÂN QUÂN ĐỊA PHƯƠNG (4.9.1953)

        Trận chống càn của một trung đội và 18 tiểu đội du kích (quân số 120 người, trang bị mìn, lựu đạn, giáo mác và một số súng trường) đối phó với hai đại đội Âu Phi và ngụy quân, trang bị súng bộ binh, có hỏa lực đại liên, cối 60mm và 80mm tăng cường, đổ bộ vào bờ biển xã Nhượng Bạn (nay là xã Cẩm Nhượng) huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.

        4 giờ ngày 4 tháng 9, lợi dụng sương mù, địch đổ bộ vào địa phận xã Nhượng Bạn trên ba hướng, bao vây xung quanh xã, đồng thời bí mật dùng một ca nô chở một trung đội theo Của Lạch lên xóm Cồn Bè, Thiên Tri kết hợp với các cánh quân trên bộ đánh vào thôn Võ Sĩ rồi vòng xuống phía nam xã.

        Phát hiện được địch, chỉ huy xã đội chỉ thị cho trung đội dân quân tập trung cơ động dựa vào thế trận đã bố trí sẵn, hiệp đồng với du kích các xóm tại chỗ diệt địch.  Lợi dụng địa hình quen thuộc, phát huy thế trận của du kích chiến tranh, từng tổ dân quân du kích bám trụ địa bàn, quần lộn với địch, lúc đánh chính diện, khi tập kích phía sau, lúc lại đánh bên sườn làm cho địch lúng túng, bị động.

        Bị đánh bất ngờ và thiệt hại nhiều, địch dùng hỏa lực bắn phá các xóm và tăng thêm lực lượng bao vây chặt trung đội cơ động của xã. Trên các hướng, các tổ du kích đã dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt nhiều địch, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh.

        Đến 13 giờ ngày 4 tháng 9, ta diệt 30 tên địch, làm bị thương nhiều tên, thu nhiều súng đạn, buộc địch phải kết thúc cuộc càn. Ta có 80 dân thường bị địch giết hại; 150 ngôi nhà, 150 thuyền, lưới đánh cá bị địch đốt phá và cướp bóc.


TRẬN KHỞI NGHĨA CỦA CÁC ĐẠI ĐỘI 295, 196 VÀ DÂN QUÂN ĐỊA PHƯƠNG (24.9.1953)

        Trận chống càn của các đại đội 295, 196 và dân quân địa phương đánh địch càn vào xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng), giữ vừng làng xóm, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

        Tháng 8 năm 1953, được tin địch chuẩn bị mở cuộc càn lớn vào Tiên Lãng, huyện ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo chống càn và điều Đại đội 295 từ Chấn Hưng về Khởi Nghĩa cùng Đại đội 196 chuẩn bị đánh địch.  

        Tại xã Khởi Nghĩa, chỉ huy trận đánh bố trí: Trung đội 1 của Đại đội 196 và Trung đội 2 của Đại đội 295 ở thôn An Tử; phía tây thôn An Dụ bố trí một tiểu đội du kích tập trung sẵn sàng đánh địch từ phía đường Rồng; tăng cường Tiểu đội 2 Trung đội 2 Đại đội 295 cho hướng An Dụ sẵn sàng đánh địch; đưa một trung đội hỏa lực có hai đại liên, hai trung liên ém sẵn sát hàng rào chi viện hỏa lực cho bộ binh đánh địch. Ngoài ra du kích các xã tăng cường cho các đơn vị để vận chuyển thương binh, chặn địch trên hướng đường Rồng. Trên hướng Đại đội 196 chốt giữ, Đại đội trưởng điều Tiểu đội 2 kết hợp với đội du kích xã tăng cường cho hướng Cương Nha.

        Địa phương triệt để sơ tán các cụ già, trẻ em và những người không ở lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, cất giấu lương thực dự trữ, dụng cụ sản xuất nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cả người và của.

        Sáng 24 tháng 9, địch dùng 200 lính Âu Phi và lính dù từ huyện lỵ càn vào Khởi Nghĩa, toán đầu bị ta phục kích diệt gọn. Địch huy động tiểu đoàn từ huyện lỵ lên, một tiểu đoàn Âu Phi từ Kiến An sang theo đường 10 qua sông Mới tràn xuống, một tiểu đoàn gồm 400 tên từ tàu chiến trên sông Thái Bình đổ bộ lên, hình thành năm mũi bao vây chặt xã Khởi Nghĩa.

         Mũi một do một tiểu đoàn Âu Phi đảm nhiệm; mũi hai gồm 400 tên từ tàu chiến đổ bộ lên; mũi ba gồm 500 tên từ huyện lỵ đánh vào Cương Nha; mũi bốn gồm 300 quân từ bốt Trung Lăng vào thôn Hà Đới, Ninh Tuy; mũi năm gồm 500 quân theo đường 25 đánh vào thôn An Tử, Ninh Duy. Trên không bốn máy bay B24, B26 thay nhau ném bom bắn phá xuống xã Khởi Nghĩa.

        Từ các hướng địch hò hét xông vào làng, bắn xối xả vào các xóm. Bộ đội và dân quân vẫn bình tĩnh đợi giặc vào thật gần mới đồng loạt nổ súng, ngay từ loạt đạn đầu hàng chục quân địch chết tại chỗ. Cậy quân đông, nhiều đạn, địch liên tiếp tiến công vào các làng, quân và dân ta đã đánh địch quyết liệt, liên tục bẻ gãy  các đợt xông lên của địch.

        10 giờ, sau những loạt bom phá, bom napan dội xuống, pháo binh dồn dập bắn vào các thôn An Tử, An Dụ, địch lại hung hãn xông lên. Được lệnh của trên, Trung đội 2 sử dụng hai đại liên, hai tiểu liên và hai súng cối luồn càn, đánh cắt ngang tiểu đoàn Âu Phi làm cho chúng hoảng loạn, phải phân tán lực lượng thành những cụm nhỏ để các đơn vị của ta tiêu diệt.

        Khoảng 1 giờ, một bộ phận khá lớn của tiểu đoàn Âu Phi chiếm được gần một nửa thôn An Tử; ta và địch giành giật nhau từng căn nhà, bức tường, ngõ xóm; bộ đội, du kích bất ngờ xông ra giáp lá cà với địch bằng các loại vũ khí có trong tay: giáo, mác, cuốc, thuổng, gậy gộc.  

        17 giờ, dân quân du kích phải chuyển các thương binh vào các căn nhà sau những trận bom để băng bó, cấp cứu và chôn cất liệt sĩ.

        Đêm đến, địch rút khỏi thôn An Tử, chốt trên các ngả đường quanh xã. Được nhân dân và dân quân du kích giúp đỡ, khoảng 24 giờ, các đại đội 295 và 196 được lệnh vượt sông Thái Bình sang Khu Trì (xã Quang Vinh huyện Vĩnh Bảo) an toàn.

        Sau một ngày đánh địch càn quét, 137 tên địch bị tiêu diệt, hàng chục tên khác bị thương. Ta thu 40 súng tiểu liên và súng trường, một súng cối 60mm, bắn rơi một máy bay.

        Các thôn An Tử, An Dụ bị bom pháo giặc tàn phá nặng nề, 70 phần trăm nhà cửa của dân trong các thôn bị đổ nát hay đốt cháy.

        Chống càn - một hình thức đấu tranh tổng hợp, trong đó đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Trong cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt, hy sinh đó, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền địa phương là yếu tố quyết định đánh bại địch trên mọi lĩnh vực.

        Về quân sự, phải vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, kết hợp đánh địch trên diện rộng với đánh đích có trọng điểm nhằm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch, bẻ tãy ý định càn quét của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 01:01:21 am »


TRẬN PHỤNG XÁ CỦA DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG (27 - 29.9.1953)

        Trận chống càn của du kích Phụng Xá xã Vạn Phúc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đánh bốn tiểu đoàn quân Pháp càn vào xã, nhằm thực hiện bám đất giữ làng, chống địch càn quét.

        Thu Đông 1953, được lực lượng vũ trang hỗ trợ, nhân dân Phụng Xá vùng lên phá tề, trừ gian; các đoàn thể quần chúng được kiện toàn, nông hội được củng cố.

        Lực lượng du kích của xã có ba tiểu đội và một tiểu đội bộ đội địa phương huyện Ninh Giang phối hợp chiến đấu. Vũ khí có 24 khẩu súng trường, mỗi người có hai quả lựu đạn, mỗi tiểu đội có 10 quả mìn, 15 bàn chông.

        Lúc 1 giờ ngày 27 tháng 9, Pháp tập trung bốn tiểu đoàn chia làm hai hướng tiến công vào xã Vạn Phúc. 7 giờ 30 phút, toán quân đi đầu của cánh quân thứ nhất lọt vào khu vực bố trí mìn. Lập tức Tiểu đội 1 tập trung bắn vào quân địch. Bị bất ngờ chúng tản ra, một số bị thụt vào hố chông, số còn lại bị lực lượng đối diện bố trí ngoài đê bắn, địch hốt hoảng lui lại, một tên bị sa xuống hầm chông, năm tên khác lại cứu va phải mìn, bốn tên chết và một số bị thương.

        8 giờ 30 phút, địch biết chỉ còn có du kích, chúng bao vây diệt du kích của ta, nhưng du kích vừa chặn địch vừa lui về tuyến hai, lợi dụng các vật cản tự nhiên và hào giao thông chặn các đợt tiến công của địch.  Bị thiệt hại chúng phải lui ra gọi pháo chi viện và chờ tăng viện tới mới tiến công.

        19 giờ, địch ồ ạt xông vào làng Bình Hoàng, du kích chống trả nhưng địch đông, được xe tăng và pháo binh chi viện, nên phải lui về bố trí xung quanh nhà thờ Bình Hoàng, tiếp tục đánh địch. 12 giờ địch chiếm được Bình Hoàng, du kích rút về tuyến 4 dựa vào bờ hào, rặng tre ngăn chặn địch. Trận chiến đấu giữa ta và địch kéo dài đến 8 giờ ngày 29 tháng 9; 50 tên địch bị tiêu diệt, bị thương hai tên.

        Nhờ thống nhất chỉ đạo, chỉ huy giữa bộ đội và du kích; tích cực chủ động lợi dụng địa hình, địa vật đánh địch cả trong và ngoài làng; dân quân, du kích thạo sử dụng chông, mìn và súng chiến đấu; kết hợp chặn địch chính diện với đánh bên sườn, phía sau mà ta đã giữ vững được trận địa ba ngày, tiêu diệt được nhiều địch. 


TRẬN YÊN NHÂN CỦA DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ BỘ ĐỘI HUYỆN YÊN LÃNG (17.10.1953)

        Trận chống càn của du kích thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong và bộ đội địa phương huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc chống lại cuộc hành quân càn quét của một tiểu đoàn Âu Phi và một đại đội ngụy, được xe tăng chi viện nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ xóm làng. 

        Đội du kích thôn Yên Nhân có 47 người do Hoàng Văn An chỉ huy, bước vào trận chống càn được tăng cường một tiểu đội bộ binh và một tiểu đội súng cối 60mm (14 người) bộ đội huyện Yên Lãng. Trang bị có hai khẩu cối 60mm, bốn khẩu trung liên, bốn khẩu tiểu liên, 16 súng trường, 90 quả mìn, 80 quả lựu đạn và một số:vũ khí tự tạo khác. 

        Để chống địch càn quét, trung đội xây dựng trận địa phòng ngự tại thôn yên Nhân. Hướng phòng ngự chủ yếu từ cổng Cầu đến cổng Đông. Hướng thứ yếu từ cổng Vọt đến cổng Cầu. Lực lượng chiến đấu được tổ chức thành ba bộ phận:

        Bộ phận thứ nhất có 26 người (18 du kích, tám bộ đội địa phương), do Đoàn Văn Thuần chỉ huy. Trang bị một khẩu cối 60mm, hai khẩu trung liên, hai khẩu tiểu liên, tám khẩu súng trường, 30 quả mìn, . . . làm nhiệm vụ tiêu diệt địch trên hướng chủ yếu.   

        Bộ phận thứ hai có 20 người (15 du kích, năm bộ đội địa phương), do Nguyễn Văn Đẩu chỉ huy. Trang bị một khẩu cối 60mm, một khẩu trung liên, một khẩu tiểu liên, sáu khẩu súng trường, 70 quả mìn, lựu đạn..., đảm nhiệm tiêu diệt địch trên hướng thứ yếu.

        Bộ phận thứ ba có 15 người 14 du kích, một bộ đội địa phương), do Hoàng Văn An chỉ huy. Trang bị một khẩu trung liên, một khẩu tiểu liên, hai khẩu súng trường. . . , đảm nhiệm tiêu diệt địch từ cổng Cầu đến cổng Đông. 

        Tổ trinh sát có bốn người do Nguyễn Thị Xuân chỉ huy. 

        5 giờ ngày 17 tháng 10, địch dùng pháo 105mm từ Thanh Tước và Thường Lệ bắn mạnh vào thôn Yên Nhân.  5 giờ 30 phút, một tiểu đoàn lính Âu Phi và một đại đội ngụy được tám xe tăng và xe cơ giới yểm trợ tiến về xã Tiền Phong. Khi qua bốt Thường Lệ, địch chia thành ba mũi tiến vào Hạ Lôi, Tiền Phong, ấp Hạ.

        Khoảng 6 giờ, mũi thứ hai đến gần chùa Trung Hậu, một xe tăng trúng mìn bốc cháy, đội hình ùn lại, ta diệt bốn tên, bắn bị thương năm tên.

        Trận chiến đấu kéo dài đến 19 giờ, ta và địch giành giật nhau từng góc làng, ngõ xóm. Nhiều lần địch chiếm được một phần trận địa của từng bộ phận, nhưng bị du kích kết hợp với bộ đội vu hồi đánh bật chúng trở lại.

        Sau bảy lần được pháo chi viện, tiến công không thành, đến 20 giờ địch rút khỏi thôn Yên Nhân về phía chùa Trung Hậu để củng cố lực lượng. Lợi dụng trời tối, ta tập kích diệt thêm tám tên, trong đó có một tên quan tư Pháp. Ngay trong đêm đó du kích các thôn thường xuyên nổ súng quấy rối làm cho địch mất ăn, mất ngủ.

        5 giờ ngày 18 tháng 10, do bị thương vong nhiều, địch phải kết thúc cuộc càn lui về căn cứ dưới sự chi viện hỏa lực của trận địa pháo ở Thanh Tước.

        Sau hơn một ngày đêm chiến đấu, du kích và bộ đội được nhận dân giúp đỡ đã diệt 71 tên địch, phá hủy hai xe tăng, một xe thiết giáp, thu một trung liên. Địch đốt 259 ngôi nhà; cướp 29 trâu bò và một số lợn, gà của dân. 

        Trận đánh thắng lợi, đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu giữa bộ đội và du kích địa phương, góp phần phá kế hoạch càn quét triệt để phá cơ sở cách mạng, cất vó chủ lực của quân đội Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 01:03:14 am »


TRẬN QUÁN TIÊN CỦA ĐẠI ĐỘI BỘ BINH 468 (20.10.1953)

        Trận độn thổ phục kích của bộ đội địa phương, có sự phối hợp của du kích nhằm tiêu diệt quân địch đi dò mìn và tuần tiễu bảo đảm an ninh quốc lộ số 2 tại Quán Tiên, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

        Để bảo đảm an ninh đoạn đường từ bốt Cầu Oai lên, từ bốt Hội Thượng ra và từ bốt Hạ vào, hàng ngày thường có khoảng hai tiểu đội (chủ yếu từ bốt Hạ và bốt Hội Thượng đến), trang bị hai khẩu trung liên, năm khẩu tiểu liên, tám khẩu súng trường, một khẩu phóng lựu và một máy dò mìn đi tuần đường, chúng thường hội quân ở Quán Tiên.

        Đại đội 468 bộ đội địa phương huyện Tam Dương có 160 người. Trang bị bốn trung liên, còn lại là súng trường và một số mìn, thuốc nổ các loại. Vào chiến đấu, đại đội được tăng cường 10 du kích xã Hợp Thịnh.  Thực hiện nhiệm vụ của huyện ủy giao, đại đội chọn phương pháp độn thổ phục kích địch ở Quán Tiên.

        Lực lượng bố trí cụ thể: Trung đội do Đào Văn. Lạc chỉ huy bố trí dọc đường số 2 từ Quán Tiên lên chùa Cói. Trung đội (thiếu) do Phùng Quang Hào chỉ huy bố trí thành các tổ phân tán trên các hướng: một tổ có một trung liên, một tiểu liên bố trí ở nghĩa trang Đồng Cói; một tổ ba người, có một tiểu liên, hai súng trường bố trí ở cầu Mòng; một tổ năm người, có một khẩu cối 60mm bố trí ở đầu sông cụt; tổ còn lại sáu đồng chí, có ba khẩu tiểu liên, ba khẩu súng trường, có nhiệm vụ chặn đầu và phát lệnh cho toàn trận địa nổ súng.

        19 giờ ngày 19 tháng 10, đơn vị bắt đầu hành quân đến vị trí tập kết và vào chiếm lĩnh xong lúc 21 giờ. Đến 2 giờ ngày 20, mọi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn thành.

        5 giờ ngày 20, có 5 đến 7 tên hương dũng, trang bị súng trường ở bốt Hội Thượng ra chiếm trận địa, đến Quán Tiên chúng dừng lại, chờ bọn ở bốt Hạ đến phối hợp dò mìn. 7 giờ 30 phút, có khoảng 25 đến 30 tên từ bốt Hạ lên, một số đi trên quốc lộ 2 mang theo máy dò mìn, số còn lại khoảng 15 đến 20 tên trang bị một trung liên ba tiểu liên, một súng phóng lựu, còn lại là súng trường đi bên bờ kênh bảo vệ sườn phía đông cho tốp dò mìn.

        Khi hai lực lượng địch gặp nhau ở Quán Tiên, chúng triển khai hỏa khí trên thành cống, ngay trên hố phục kích của ta, nhưng không phát hiện được gì.  7 giờ 50 phút, có tiếng súng nổ trong trận địa do địch nghi ta phục kích.

        8 giờ, được lệnh nổ súng, các lực lượng ta bật nắp hầm xông lên quật ngã nhiều tên địch: Một số địch hốt hoảng vứt súng bỏ chạy tán loạn. Trong chớp nhoáng ta làm chủ hoàn toàn trận địa, bắt tù binh, thu vũ khí, sau đó rút về khu du kích Yên Lạc.

        Trận chiến đấu diễn ra trong vòng 30 phút, ta diệt 10 tên, bắt chín tên địch, thu một trung liên, bốn tiểu liên, năm súng trường.

        Trận Quán Tiên thắng lợi đã tiếp tục phát huy và thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở địa phương đang trên đà phát triển.


TRẬN BỈM SƠN CỦA ĐẠI ĐỘI 57 (25 - 27.10.1953)

        Trận chống càn của Đại đội 57 bộ đội địa phương tỉnh Thanh Hóa, có ba trung đội bộ binh, hai tiểu đội trợ chiến, được du kích địa phương phối hợp chiến đấu, đánh quân Pháp càn quét vào các xã Tống Giang, Hoạt Giang (Bỉm Sơn, bắc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa); nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ hậu phương Thanh Hóa với Liên khu 3 và các chiến trường ở Bắc Bộ.

        Ngày 25 tháng 10 năm 1953, quân Pháp cho hai tiểu đoàn bộ binh chia làm ba mũi tiến vào Chuối Bộ, đồi Lê và đồi Chín Giếng. 12 giờ, một đại đội sục vào ga Bỉm Sơn, 17 giờ chúng rút ra sông Cạn và dùng đại bác bắn dữ dội vào Cổ Đạm và Nghĩa Môn.

        Tối 25 tháng 10, Đại đội 7 và du kích dùng mìn phá sập cầu Tống Giang.

        21 giờ ngày 26, địch cho 14 tên càn vào Cổ Đạm, bị trúng mìn của du kích, chúng bỏ chạy tán loạn. Chớp thời cơ, Đại đội ô7 cơ động diệt bốn tên, làm bị thương ba tên khác.  Ngày 27, chúng cho pháo bắn vào xã Tống Giang. Lúc 12 giờ, địch sử dụng một tiểu đoàn, được 18 xe bọc thép, xe tăng yểm trợ chia làm hai mũi tiến vào Bỉm Sơn và Thổ Khôi.

        Cả hai mũi bị Đại đội 57 và du kích địa phương đánh trả quyết liệt. Mũi tiến vào Thổ Khôi bị diệt 15 tên. Địch tiếp ứng một đại đội có xe tăng đi cùng tiến đến cầu Tống Giang bị Đại đội 57 chặn đánh, một số tên bị diệt. 14 giờ trận đánh kết thúc, địch rút ra bờ sông, sau đó về Ninh Bình.

        Qua hai ngày chiến đấu, ta diệt 41 tên, làm bị thương 70 tên, phá hủy sáu xe tăng, xe bọc thép.

        Trận phòng ngự chống càn của Đại đội 57 và du kích đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân; chủ động rào làng chiến đấu, xây dựng vật cản; tận dụng và phát huy được sức mạnh của các loại vũ khí; bố trí lực lượng phù hợp; chỉ huy và thực hành chiến đấu dũng cảm, linh hoạt, do đó đạt hiệu suất chiến đấu cao, thương vong ít.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM