Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:06:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu  (Đọc 18126 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:13:11 am »


TRẬN NÀ DANH CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 73 TRUNG ĐOÀN 74 (18.4.1949)

        Trận Nà Danh được thực hiện trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng, nhằm tiêu hao sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh của địch, góp chiến công chung vào thắng lợi của chiến dịch.

        Đoạn đường 169 từ bản Sộc Sòn đến bản Nà Danh dài khoảng 1,5 kilômét; chạy qua cánh đồng bằng phẳng và rộng. Hại bên cánh đồng là những dãy núi đá xen kẽ đồi đất, có độ cao trên 500 mét, cây cối rậm rạp, kín đáo, tiện giấu quân và bố trí trận địa hỏa lực.

        Địch chiếm đóng Phục Hòa - Tà Lùng giáp Thủy Khẩu (Trung Quốc) . Khi tiếp tế cho Phục Hòa - Tà Lùng, địch phải sử dụng tỉnh lộ 169 từ Đông Khê đi Phục Hòa, do đó chúng phải bảo vệ chặt chẽ không kém quốc lộ 4A. Ngã ba quốc lộ số 4 và tỉnh lộ 169 có cứ điểm Đông Khê án ngữ, trực tiếp chi viện bằng hỏa lực và ứng cứu bằng bộ binh khi địch hành quân tiếp tế bị ta tiến công.

        Tiểu đoàn 73 Trung đoàn 74 Cao Bằng có các đại đội: 671, 673, 674 và 675; vào chiến đấu được tăng cường Đại đội 670 bộ đội địa phương huyện Thạnh An, các đơn vị đều được thành lập và chiến đấu tại Cao Bằng nên quen thuộc địa hình, được nhân dân ủng hộ và nắm được quy luật của địch hành quân, cùng với các thủ đoạn đối phó của chúng. 

        16 giờ ngày 18 tháng 4 năm 1949, tiểu đoàn từ xã Thị Ngân hành quân chiếm lĩnh trận địa, mai phục quân địch. 

        9 giờ ngày 20 tháng 4, một tiểu đội lính Âu Phi từ bốt Khau Mạ đi qua trận địa phục kích của tiểu đoàn về hướng Đông Khê. Trận địa vẫn giữ được bí mật. 

        Khoảng 13 giờ ngày 20, có tiếng Ô tô vọng về trận địa, sau đó khoảng 10 phút, một chiếc xe tăng có một tiểu đội lính đi trước, hai tiểu đội đi sau tiến vào trận địa. Đi sau bộ phận này khoảng 200 đến 300 mét là hai xe tải chở lương thực, thực phẩm, mỗi xe được một trung đội lính đi trước, đi sau và hai bên bảo vệ.

        Khi toàn bộ đội hình quân địch lọt vào trận địa, được lệnh, toàn bộ hỏa lực của năm đại đội từ hai bên sườn núi bắn vào đội hình của địch.  Ngay từ đầu, nhiều tên địch đã bị diệt, số còn lại, hốt hoảng lợi dụng các rãnh nước, bờ ruộng hai bên đựờng chống cừ, nhưng bị hỏa lực của các đơn vị lần lượt tiêu diệt. Chiếc xe tăng vừa đi vừa bắn trọng liên 12, 7mm nhưng bộ đội ta đã áp sát hỏa lực nên ít tác dụng.

        Sau 5 phút chống cự, khẩu 12,7mm bị diệt. Sau 8 phút chiến đấu, tiểu đoàn diệt và làm bị thương 130 tên, bắt sáu tên; thu hai súng cối 81mm, hai trọng liên, bảy trung liên, 88 tiểu liên và súng trường; phá hủy một xe tăng, hai xe tải. 

        Trận Nà Danh - một trận đánh táo bạo, tận dụng triệt để yếu tố bí mật, bất ngờ và sự chủ quan, sơ hở của địch, tiêu diệt gọn quân địch ngay cạnh cứ điểm Đông Khê trong thời gian rất ngắn, khiến địch không kịp tăng viện ứng cứu. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm quý trong phục kích ở địa hình rừng núi.


TRẬN TÂY MỖ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG (21.5.1949)

        Trận chống càn của một tiểu đội du kích tập trung (12  người), hai tiểu đội dân quân, trang bị hai khẩu tiểu liên Ten, ba khẩu súng ngắn, năm khẩu súng trường, còn lại là lựu đạn, dao găm, mã tấu; ngoài ra có một tiểu đội bộ đội địa phương (12 người) trang bị súng ngắn và tiêu liên làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn cán bộ cấp trên đang công tác tại địa phương; chống lại hai tiểu đoàn bảo an, một đại đội commăngđô tiến công càn quét vào thôn Tây Mỗ, xã Hữu Hưng huyện Liêm Bắc, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ căn cứ kháng chiến. 

        5 giờ ngày 21 tháng 5 năm 1949, địch chia thành hai cánh quân xuất phát từ Lai Xá và Hà Đông phối hợp với địch ở Cầu Ngà và Đại Mỗ đánh phá căn cứ kháng chiến Tây Mỗ.

        Nhờ phát hiện sớm hành động của địch, lực lượng vũ trang địa phương dựa vào các lũy tre làng, hầm hào chuẩn bị sẵn triển khai chiến đấu theo phường án được tập dượt. 

        6 giờ 30 phút, địch bắt đầu tiến vào làng. Trên các hướng,  quân ta để địch vào gần phía cổng xóm mới giật mìn, ném lựu đạn diệt nhiều tên sau đó bí mật rút xuống hầm để bảo toàn lực lượng.

        Địch tiến đến đâu đều bị chặn đánh. Vào nhà tìm du kích thì chỉ thấy phụ nữ, người già và trẻ em.  Trận đánh kéo dài đến 17 giờ, chúng phải lui quân mang theo 32 tên chết và 40 tên bị thương. 

        Trận đánh thắng lợi để lại nhiều kinh nghiệm quý về tổ chức làng chiến đấu, về chọn cách đánh thích hợp vớ tương quan lực lượng địch - ta; về dựa vào dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để đánh giặc, bảo vệ làng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:15:00 am »


TRẬN CỔ LŨNG CỦA TIỂU ĐOÀN 335 (25.7.1949)

        Trận tập kích của Tiểu đoàn 335 Trung đoàn 77 (ba đại đội) được tăng cường Đại đội bộ binh 138 thuộc Tiểu đoàn miền Tây đánh vào quân ngụy do 20 sĩ quan Pháp chỉ huy giữ đồn Cổ Lũng (Bá Thước) miền tây Thanh Hóa nhằm tiêu diệt địch, khai thông tuyến vận chuyển từ Bá Thước đi Vạn Mai, tỉnh Hòa Bình.

        Để hoàn thành nhiệm vụ của trên giao, trung đoàn sử dụng Tiểu đoàn 335 và Đại đội 138 tiến công đồn Cổ Lũng; ngoài ra còn sử dụng các đại đội bộ binh 72, 78 và một trung đội phục kích đón lõng địch từ Cổ Lũng chạy về Toàn Thắng và chặn địch trên đường Ngọc Lậu đi Cổ Lũng không cho chúng tiếp viện và tăng cường lực lượng cho Cổ Lũng. 

        18 giờ ngày 24 tháng 7, các đơn vị làm nhiệm vụ công đồn vận động từ làng Cốc đến làng Mô, bắt liên lạc và hiệp đồng chiến đấu tại thực địa.

        Từ 1 giờ 3 phút, Đại đội 113 và Đại đội 138 liên lạc được với nhau. 1 giờ 55 phút, các trung đội đã vào hàng rào thứ hai. Được lệnh, toàn đơn vị xung phong, nhưng bị hỏa lực của địch bắn mạnh, một số thương vong, một số phải nằm tại chỗ. tổ mang bom đều hy sinh, bom không nổ, hỏa lực của ta bắn nhiều nhưng kém hiệu quả, các mũi tiến công đều phải dừng lại.

        2 gìơ 10 phút ngày 25 tháng 7, các đơn vị đánh đồn bị thiệt hại. Các khẩu cối ở đồi Thung theo lệnh của Tiểu đoàn trưởng bắn sáu viên, chia thành hai đợt để thu quân.  Chỉ huy tiểu đoàn nhận được báo cáo của Đại đội 113 là đơn vị bị cối của ta bắn vào đội hình, nhưng không thể ngừng bắn được vì ta mất liên lạc với đại đội hỏa lực. 

        Tiếp đó, chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho các trung đội 5, 6 của Đại đội 3 lên tiếp ứng. Khi tiến sát hàng rào thứ ba, ta bắn hai quả AT phá được lô cốt số 2. Tổ bom bò sát vào lô cốt, địch ném lựu đạn, cả tổ bị thương, không lên được. Chỉ huy tiểu đoàn vào sát đồn chỉ huy Đại đội 113 và lệnh cho Trung đội 6 tiến sát lô cốt, nhưng đến hàng rào thứ ba địch bắn mạnh, ta thương vong nhiều. Tổ AT bắn sáu quả (chỉ hai quả nổ) phá được lô cốt, diệt được hai tên địch. 

        Sau 4 giờ chiến đấu, tiểu đoàn không hạ được đồn, loại khỏi vòng chiến đấu hai tên lính Pháp, ba tên ngụy.  Trận chiến đấu chưa đạt hiệu suất chiến đấu theo yêu cầu, do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên công tác chuẩn bị tư tưởng, chuẩn bị chiến trường; tổ chức hiệp đồng giữa các cấp; tổ chức chỉ huy, sử dụng lực lượng; đặc biệt là việc xác định cách đánh thiếu rõ ràng.


TRẬN BẰNG KHẨU CỦA TIỂU ĐOÀN 55 TRUNG ĐOÀN 72 (13.8.1949)

        Phát triển thắng lợi của mặt trận Đường số 3, Tiểu 1 đoàn 55 được lệnh truy kích địch rút quân khỏi Bắc Cạn, sau bốn ngày liên tục bôn tập, đã tập kích quân địch ở sân bay Bằng Khẩu, tiếp đó đánh địch rút chạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

        Bằng Khẩu một thị trấn nhỏ nằm trong thung lũng có diện tích khoảng 3 kilômét vuông, thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn). Ở đây địch lợi dụng đỉnh núi để đóng đồn và cải tạo đồi đất ở phía bắc Bằng Khẩu để làm sân bay.  Lực lượng địch giữ Bằng Khẩu khoảng 450 quân .(250 Âu Phi thuộc trung đoàn lê dương số 3 (3è REI), 200 ngụy binh), chúng đóng ở ba vị trí:

        - Đồi sân bay khoảng 130 quân, một khẩu pháo 75mm, một khẩu cối 81mm, hai khẩu cối 60mm và nhiều đại liên, tiểu liên. Sân bay dài 350 mét, rộng 150 mét, xung quanh có hai lớp rào dây thép gai; có mìn, lựu đạn bố trí xen kẽ .

        - Đồn Bằng Khẩu nằm ở bắc điểm cao 547; xung quanh có tường đất cao 1,5 mét, dày 0,8 mét. Bốn góc có ụ súng bên trong có hào giao thông nối nhà chỉ huy với các ụ súng và trận địa hỏa lực. Ngoài cùng là hàng rào dây thép gai nối với hàng rào sân bay: Có cổng ra đường 3B và cổng sang sân bay. Ngoài số quân đóng trong đồn, địch thường cử một tiểu đội và một khẩu đại liên luân phiên giữ điểm cao 547 để bảo vệ đồn chính và kiểm soát đường 3B. 

        -Vị trí Bản Mới có khoảng 200 tên Hoa kiều và thổ phỉ được trang bị súng máy, tiểu liên, súng trường. Xung quanh bản cố các ụ súng, hào chiến đấu, hàng rào dây thép gai như đồn binh Pháp.

        Ba vị trí sân bay, đồn Bằng Khẩu, Bản Mới tạo thành thế liên hoàn hỗ trợ cho nhau. Trước đó, ta đã ba lần tập kích nhưng chưa lần nào làm chủ được đồn.  Tiểu đoàn 55 có các đại đội bộ binh 924, 925, 653 và một trung đội trợ chiến, quân số 229 người; trang bị hai đại liên, hai súng cối 60mm, tám trung liên, còn lại là tiểu liên và súng trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:15:58 am »


        Khi địch rút khỏi Bắc Cạn, Bộ tư lệnh Liên khu giao cho Trung đoàn 72 truy kích tiêu diệt đích, trung đoàn giao nhiệm vụ này cho Tiểu đoàn  các đơn vị khác tiếp tục truy quét địch, tiễu phỉ. Vào chiến đấu, tiểu đoàn được tăng cường một đại đội (thiếu) bộ đội địa phương Ba Bể (40 người) .

        Sáng ngày 13 tháng 8 năm 1949, tiểu đoàn hành quân theo đường mòn bám địch. Sau bốn ngày liên tục bôn tập, 16 giờ ngày 16 tháng 8, tiểu đoàn đến vị trí tạm dừng, gặp trinh sát trung đoàn phái đi trước nắm tình hình địch và được biết địch rút khỏi Ngân Sơn đang xếp những hàng nặng lên xe. 

        Nhận thấy đây là thời cơ tốt nhất để tập kích tiêu diệt quân địch, tiểu đoàn hạ quyết tâm: Bí mật triển khai lực lượng sát địch, gỡ vật cản trở cửa mở rồi bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch ở sân bay và Bản Mới, đồng thời sử dụng một bộ phận lực lượng kiềm chế chia cắt địch ở sân bay với đồn. Mục tiêu tiến công chủ yếu là sân bay, mục tiêu tiến công thứ yếu là Bản Mới. Tập kích xong, có thể tập trung lực lượng diệt đồn hoặc truy kích nếu địch rút chạy. 

        Thực hiện quyết tâm của tiểu đoàn, Đại đội 92 được tăng cường trung đội trợ chiến của tiểu đoàn, tiến công địch trên hướng chủ yếu, diệt địch ở sân bay, kiềm chế địch ở đồn Bằng Khẩu; Đại đội 924, tiến công ở hướng thứ yếu tiêu diệt thổ phỉ phản động ở Bản Mới; Đại đội 653 và đại đội bộ đội địa phương làm dự bị của tiểu đoàn. 

        21 giờ 30 phút ngày 16 tháng 8, các đơn vị hành quân chiếm lĩnh trận địa.

        Lúc 1 giờ 10 phút ngày 17 tháng 8, các cửa mở cắt dây thép gai và gỡ mìn xong.

        1 giờ 30 phút, tiểu đoàn nổ súng tiến công. Đại liên, AT bắn vào các hỏa điểm địch, cối 60mm bắn vào nhà ở của lính địch. Trên các hướng, bộ đội ta nhanh chóng vượt qua cửa mở, dùng lựu đạn, thủ pháo phá xe, diệt bộ binh địch. 

        Sau ít phút lúng túng ban đầu, địch tổ chức chống trả quyết liệt. Trên cả hai hướng, một bộ phận xung kích bị địch ngăn chặn không vào được bên trong sân bay số còn lại cũng bị hỏa lực ngăn chặn không phát triển và không liên lạc được với nhau.

        Đến 1 giờ 45 phút, địch sử dụng 70 đến 80 tên phản kích ra cả hai hướng buộc Đại đội trưởng 925 phải lệnh cho đại đội vừa đánh vừa rút ra ngoài. Sau khi củng cố đội hình, Đại đội 926 tiếp tục xung phong vào sân bay. Địch tập trung hỏa lực bịt cửa mở, xung kích ta không tiến vào được.

        Đến 4 giờ 30 phút, tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội 925 lùi về tây nam Bản Mới.  Thấy súng nổ, địch ở đồn Bằng Khẩu dùng hỏa lực bắn mạnh về phía đông đường, đồng thời cho một trung đội ra phản kích vào sườn ta. Bộ phận kiềm chế dùng hỏa lực chặn địch, buộc chúng phải nằm lại.

        Ở hướng thứ yếu, Đại đội 924 mở xong cửa lùi về sau  chờ lệnh nổ súng. Khi hướng chủ yếu nổ súng, Đại đội 924 vượt qua cửa mở, tiến sâu vào bên trong, chiếm được một nửa bản. Khi hai hướng sắp liên lạc được với nhau thì bị địch cơ động ra chiến hào chặn lại.

        Đến 2 giờ 30 phút ngày 17 tháng 8, Đại đội 924 lùi về vị trí xuất phát xung phong.  Khi các đại đội của ta lui ra ngoài, thấy địch ở đồn Bằng Khẩu và sân bay có biểu hiện rút chạy, tiểu đoàn hạ quyết tâm, tổ chức lại đội hình, tiếp tục tiến công địch.  Ngay sau đó, tiểu đoàn nhanh chóng tổ chức lại đội hình.  6 giờ ngày 17 tháng 8, các đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa. Địch phát hiện, chúng dùng pháo, cối, 12,7mm bắn mạnh vào đội hình của ta. Đến 7 giờ 20 phút, tiểu đoàn chiếm lĩnh trận địa xong.

        7 giờ 35 phút, địch bắt đầu lui quân, vừa đi chúng vừa bắn mạnh về phía ta. Các xe cách nhau khoảng 40 đến 45 mét. Khi chiếc xe đi đầu tới nam phố Bằng Khẩu, quân ta nổ súng. Các loại hỏa lực của ta bắn mạnh vào quân địch.  Địch dừng lại triển khai khoảng 150 quân ở sườn đông nam sân bay, dùng hỏa lực đánh mạnh vào trận địa ta khoảng 15 phút.

        8 giờ, địch tiếp tục hành quân dưới sự yểm trợ của hỏa lực bộ binh. Tiểu đoàn dùng một phần hỏa lực chế áp địch, còn lại tập trung diệt địch trên các xe.

        9 giờ, địch dùng hai máy bay tới quần lượn và dùng 12,7mm bắn mạnh vào trận địa ta. Được máy bay chi viện, địch dùng hỏa lực bắn mạnh vào đội hình ta, đồng thời cho xe nhanh chóng vượt qua trận địa. Các đại đội 925, 653 dùng đại liên, trung liên bắn máy bay địch, yểm hộ cho bộ binh ta chiến đấu.

        9 giờ 15 phút, chiếc xe cuối cùng của địch vượt được qua trận địa của ta. Trận đánh kết thúc. Ta diệt 50 tên và làm bị thương nhiều địch; phá hủy tại chỗ 14 xe vận tải, làm hỏng 30 chiếc khác, phá bốn khẩu trung liên; thu một số vũ khí, đạn dược.

        Mặc dù chưa tiêu diệt được nhiều địch, nhưng trận đánh đã để lại nhiều kinh nghiệm quý về tổ chức chuẩn bị chiến đấu, động tác chỉ huy của cán bộ phân đội các cấp trong truy kích quân địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:17:37 am »


TRẬN BÔNG LAU - LŨNG PHÂY CỦA TRUNG ĐOÀN 174 VÀ DU KÍCH YÊN NHÂN (3.9.1949)

        Trận Bông Lau - Lũng Phầy lần thứ tư của Trung đoàn 174, một trận phục kích quy mô lớn nhất trên đường số 4 trong kháng chiến chống Pháp, với thắng lợi vang dội, đã góp phần làm cho con đường số 4 trở thành “con đường lửa”.

        Đường số 4 chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Tiên Yên qua Lạng Sơn về đến Cao Bằng. Đây là con đường chiến lược quan trọng của quân Pháp lên khu Bắc và là hành lang ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam.

        Đèo Bông Lau nằm trên trục đường từ Đông Khê đến Thất Khê. Từ Thất Khê đến đèo Bông Lau lên dốc, từ đèo Bông Lau về Đông Khê xuống dốc. Mặt đường qng 3 đến 4 mét. Đoạn đèo Bông Lau đường quanh co, gấp khúc, cua hẹp, độ dốc lớn. Đoạn đường 4 kilômét từ đèo Bông Lau về Thất Khê rất hiểm trở.

        Xung quanh đèo Bông Lau có các bản: Lũng Chà, Lũng Vạc, Khui Nà, Khui Chủ, Bản Bó, Cóc Sồm, Lũng Phẩy, đũng Chóc.

        Dãy núi phía đông có điều kiện bố trí hỏa lực nhiều tầng, khống chế được toàn bộ mặt đường đối diện. Chân núi và khe suối rậm rạp tạo điều kiện cho ta giấu quân bí mật, nhưng phải làm sẵn các bậc lên mặt đường.  Khi địch hành quân bằng cơ giới, lúc lên đèo, gián cách các xe gần lại, đường hẹp nên nếu bị đánh, chỉ cần một xe hỏng là đoàn bộ đội hình ùn tắc, không thể triển khai hỏa lực chống trả.

        Để cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược cho khu Bắc, cứ 5 đến 7 ngày có một đợt vận chuyển từ Lạng Sơn đi Cao Bằng. Bảo đảm an toàn cho các đoàn xe vận chuyển dọc đường 4, địch rải quân chốt giữ các điểm quan trọng, cứ 6 đến 8 kilômét địch bố trí một bộ phận. 

        Các cứ điểm bảo vệ trực tiếp cho Bông Lau có: Thất Khê, đồn Bông Lau, đồn Dốc Nà (Lũng Phẩy mới),Đông Khê.  Trong đó, các cụm cứ điểm Đông Khê, Thất Khê là có đến 400 quân và có trận địa pháo.

        Trung đoàn 174 có ba tiểu đoàn của ba tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và một số đại đội trực thuộc; Tiểu đoàn 55 đang tiếp quản thị xã Bắc Cạn. Tham gia trận đánh có các tiểu đoàn 53 và 23 (mỗi tiểu đoàn có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến); một đại đội trợ chiến, một đại đội pháo binh và một đại đội công binh Vũ khí có một khẩu pháo 70mm, một khẩu 37mm, ba khẩu trọng liên 12,7mm, sáu khẩu đại liên, 27 khẩu trung liên FM, tám khẩu badôca, ba khẩu cối 81mm, ba khẩu cối 60mn, bốn khẩu phóng lựu. . .

        Thực hiện nhiệm vụ được giao, trung đoàn quyết tâm dùng toàn bộ lực lượng, bí mật giấu quân sát hai bên đường, thành thế bao vây: Khi địch lọt vào tràn địa, tập trung hỏa lực chế áp, tiêu diệt một phần sinh lực địch; đồng thời dùng một bộ phận đánh chiếm Khau Pia. Khi hỏa lực chuyển bắn, xung kích thành nhiều mũi xung phong bao vây, chia cắt, tiêu diệt quân địch. Diệt địch từ kilômét 58 đến đỉnh đèo.

        Tiểu đoàn 23, được tăng cường một đại đội pháo binh, một trung đội công binh của trung đoàn, làm lực lượng đánh địch trên khu vực diệt địch chủ yếu.  Tiểu đoàn 3, được tăng cường một đại đội trợ chiến và một trung đội công binh trung đoàn, làm nhiệm vụ xung kích thứ yếu; diệt địch từ kilômét 58 đến bản Bó. 

        14 giờ ngày 1 tháng 9, từ Văn Mịch trung đoàn hành quân tới Khui Na, triển khai vào vị trí phục kích. 

        7 giờ 30 phút ngày 2 tháng 9, lợi dụng trời còn sương mù, Trung đoàn trưởng cho các đơn vị tập luyện theo phương án chiến đấu, sau đó về vị trí mai phục địch. 

        7 giờ ngày 3 tháng 9, địch từ các cứ điểm Thất Khê, Bông Lau, Dốc Nà bắn cối báo hiệu cho nhau có xe vận chuyển lên.

        9 giờ đến 10 giờ, pháo từ Thất Khê, Bông Lau bắn mạnh vào các mỏm của Khau Pia, nơi các lần phục kích trước, ta giấu quân ở đây. Tiếp đó địch cho hai trung đội lên chiếm một số mỏm của Khau Pia.

        11 giờ 10 phút, một xe tăng, hai xe bọc thép, một xe Jeép và sáu xe tải chở khoảng 100 quân đi vào trận địa.  Phán đoán đây là bộ phận đi đầu, Trung đoàn trưởng lệnh không nổ súng.

        13 giờ 46 phút, một xe tăng, hai xe bọc thép dẫn đầu, tiếp theo là 30 xe tải tiến vào trận địa. Trung đoàn trưởng lệnh: bộ đội ra vị trí chiến đấu. Khi cả đoàn xe lọt vào trận địa nhưng đài quan sát báo cáo còn 20 xe đang ở phía sau lên, Trung đoàn trưởng quyết định đánh đoàn xe đi sau. 

        13 giờ 55 phút, chiếc đi đầu hỏng, địch triển khai đội hình đề Phòng phục kích để chữa xe nên ta chưa lệnh nổ súng.

        14 giờ 1 phút, xe chữa xong, cuộc hành quân của địch tiếp tục 14 giờ 30 phút, chiếc đi đầu vừa tới đỉnh đèo. Các loại hỏa lực của ta đồng loạt bắn vào đoàn xe và các mỏm của Khau Pia. Do khẩu 12,7mm chặn đầu bị hóc đạn nên tám xe của địch vượt ra khỏi trận địa. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 nhanh chóng sử dụng khẩu badôca chặn chiếc thứ chín lại. Toàn bộ đoàn xe sau của địch nằm cả trong trận địa.

        Từ các hướng quân ta dùng hỏa lực lần lượt tiêu diệt địch, nhanh chóng đánh ra đường. Cả đoạn đường dài gần 2,5 kilômét lửa khỏi mù mịt. Cùng lúc đó bộ phận đánh địch ở Khau Pia nhanh chóng đánh chiếm các vị trí địch cảnh giới.

        Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, kéo dài 22 phút, ta diệt 94 tên, làm bị thương hơn 100 tên khác, bắt 23 tên; phá 86 xe các loại; thu hai khẩu 12,7mm, ba đại liên, một súng máy, nhiều tiểu liên, súng trường và nhiều quân trang, quân dụng.

        Chiến thắng Bông Lau - Lũng Phẩy, góp phần cùng với các chiến thắng trước đó trên đường số 4, chặt đứt hoàn toàn con đường này - con đường huyết mạch của quân Pháp ở khu Bắc đã trở thành “con đường lửa” đối với thực dân Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:19:46 am »


TRẬN TAM HƯNG CỦA DÂN QUÂN DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG (19.9.1949)

        Trận chống càn của dân quân du kích xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây), nhằm đánh vào địa phương quân và một số quân Pháp được pháo binh chi viện, giữ làng xóm.

        Sau nhiều cuộc tiến công vào Tam Hưng thất bại, đêm ngày 18 tháng 9 năm 1949, địch huy động hàng trăm tên từ hướng đồn Thạch Bích (Bích Hòa) vào bao vây Tam Hưng.

        Nhờ nắm chắc tình hình và quy luật hoạt động của địch, chỉ huy trận đánh đã sử dụng gần 400 du kích, trang bị chủ rếu là gậy gộc, giáo mác, chông, mìn; và mỗi trung đội có hai đến ba khẩu súng trường bố trí lực lượng sau các lũy tre làng thuộc các thôn Đại Định, Tệ Quả; các làng Hưng Giáo, Song Khê, Lê Dương, sẵn sàng đón đánh địch. 

        7 giờ ngày 19, sau khi dội pháo vào Tam Hưng, địch từ nhiều hướng, nhiều mũi tiến công vào hai khu “tiền tiêu’ và “chiến đấu cơ bản” của xã. ở khu “tiền tiêu”. Trung đội du kích Đại Định chờ địch đến gần mới nổ súng và ném lựu đạn diệt bốn tên, làm bị thương năm tên khác.

        Phối hợp với du kích Đại Định, du kích và dân quân Tệ Quả, Song Khê, Hưng Giáo, Lê Dương đánh bại nhiều đợt tiến công của địch vào làng.

        Bị ta chặn ở các hướng, địch lui ra co cụm, gọi pháo từ Thạch Bích, Hà Đông. . . bắn vào Tam Hưng. Trong khi địch đang hoang mang, chị em phụ nữ các thôn tìm mọi cách kêu gọi binh lính địch bỏ ngũ về với nhân dân, không làm tay sai cho địch bắn giết đồng bào.

        Đến chiều, sau khi được tăng cường lực lượng và được pháo binh bắn phá yểm trợ, địch tiếp tục tiến vào Tam Hưng. Trước thế địch áp đảo, du kích vừa chiến đấu, vừa lui dần về các hầm bí mật để bảo toàn lực lượng. 

        Cùng lúc đó, du kích ở các làng Song Khê, Tệ Quả, Đại Định, Lê Dương chia thành từng tổ tập kích, bắn tỉa tiêu diệt một số tên địch. Du kích Bùi Xã, Văn Khê tổ chức bí mật vận động đánh tạt sườn quân địch đang lùng sục ở Song Khê.

        Trận chiến đấu của du kích cứ lúc ẩn, lúc hiện, lúc đầu làng, khi cuối xóm, lúc trong làng đánh ra, khi ngoài làng đánh vào, làm địch trụ lại cũng sợ nên phải bỏ dở cuộc càn, rút quân về Thạch Bích trước lúc trời tối, mang theo 46 tên chết và bị thương, sau khi bắn chết năm người dân, đốt 48 ngôi nhà, giết hàng chục trâu bò của nhân dân. 

        Ngay sau trận đánh, cấp ủy, chính quyền, xã đội đến từng nhà, từng xóm động viên nhân dân khắc phục hậu quả do địch gây ra, tổ chức du kích củng cố lại công sự, hầm hào sẵn sàng đánh địch. Các tổ chức phụ nữ, thanh niên giúp dân nhanh chóng ổn định đời sống.


TRẬN QUỲNH LƯU CỦA QUÂN VÀ DÂN ĐỊA PHƯƠNG (5-7.10.1949)

        Trận chống càn của Đại đội 120 (bộ đội địa phương huyện Quỳnh Lưu), một trung đội của Đại đội 55 Trung đoàn 57 Liên khu 4 và lực lượng dân quân du kích trên địa bàn đánh vào 1.000 quân địch (400 lính Pháp, 100 lính Âu Phi, 500 quân ngụy) đổ bộ lên Lạch Quèn,Lạch Cờn, huyện Quỳnh Lưu nhằm tiêu hao, tiêu diệt phá kế hoạch đóng quân dài ngày, đánh phá hậu phương, ngăn chặn chi viện sức người sức của từ Khu 4 cho chiến trường chính .

        4 giờ 30 phút ngày 5 tháng 10, địch dùng năm tàu chiến, một số tàu há mồm và năm ca nô đổ quân lên bờ biển.

        Hướng chủ yếu chia làm hai mũi:

        - Mũi thứ nhất, khoảng 500 quân (300 quân Pháp Âu Phi và 200 quân ngụy) đổ bộ lên bãi ngang Ngọc Long, một bộ phận chiếm bến đò Phú Đức, còn đại bộ phận tiến lên Văn Hải, qua Bút Luyện,Yên Trường và hội quân ở Quỳnh Đôi.

        - Mũi thứ hai khoảng 120 quân Pháp và Âu Phi đổ bộ lên bãi Ngang ở bắc núi Rồng, tiến vào xã Phú Sơn. Địch bố trí sở ch huy cuộc càn trên đỉnh núi Rồng.

        Hướng thứ yếu khoảng 400 quân (100 quân Pháp, Âu Phi và 300 quân ngụy) đổ bộ lên phía nam núi Thằn Lằn, càn qua Ngọc Huy.

        Tại Ngọc Huy, dân quân du kích tổ chức đánh địch, loại khỏi vòng chiến đấu bốn tên, buộc chúng phải hành quân thận trọng.  Nhờ có tiếng súng ở Ngọc Huy mà lực lượng vũ trang các xã vùng Hoàng Mai biết địch đã lên Lạch Cỡn. 

        Ngay sau khi đổ bộ lên bờ, địch tổ chức càn quét, đốt phá, giết người, cướp của, nhưng chúng tiến đến đâu cũng bị bộ đội địa phương và dân quân du kích chặn đánh. 

        Bằng lối phục kích, tập kích, với các vũ khí có trong tay, quân và dân các địa phương đã liên tục đánh địch, buộc chúng phải lên tàu há mồm rút ra biển vào 18 giờ ngày 7 tháng 10 năm 1949.

        Sau ba ngày liên tục chiến đấu, ta diệt 113 tên địch (có 63 tên Pháp, 50 tên ngụy), làm bị thương nhiều tên khác; thu hai khẩu tiểu liên Ten, hai súng trường.  Địch giết hại 151 , làm bị thương 51 người, bắt đi 108 dân thường vô tội; đốt phá 674 ngôi nhà, 135 chiếc thuyền. 

        Mặc dù bị bất ngờ và phải chống chọi với quân địch đông, vũ khí trang bị hiện đại, thủ đoạn xảo quyệt; nhưng sau ba ngày chiến đấu ngoan cường, quân và dân Quỳnh Lưu đã làm thất bại âm mưu đóng quân dài ngày mở rộng phạm vi chiếm đóng của địch.

        Thắng lợi đó thể hiện quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, tinh thần vượt qua ác liệt hy sinh để khắc phục mọi hạn chế của mình, tận dụng và phát huy mọi lợi thế của chiến tranh nhân dân địa phương để tổ chức đánh địch ngoan cường, khéo léo và sáng tạo; liên tục bẻ gãy các cuộc tiến công của địch, làm thất bại ý đồ tiến công của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:21:03 am »


TRẬN CHÂU SƠN CỦA TIỂU ĐOÀN 426 (18.10.1949)

        Sau thắng lợi của trận Điền Xá, chỉ huy mặt trận Đông bắc II quyết định sử dụng Tiểu đoàn 426 phục kích quân địch ở Châu Sơn, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá xe tăng - xe bọc thép và pháo lớn của chúng. 

        Xã Châu Sơn, huyện Đình Lập, tỉnh Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn) nằm trên đường 4B đoạn từ Đình Lập đi Tiên Yên.

        Đoạn đường qua xã Châu Sơn (từ Khe Lạnh đến Khe Môn, rất hiểm trở, nhiều đoạn cua gấp. Phía nam có núi cao, rừng rậm, xen kẽ có đồi trọc, nhiều đoạn có vách đứng cao 3 đến 6 mét, giấu quân bảo đảm bí mật hoặc dùng hỏa lực khống chế mặt đường, phục kích đánh địch thuận lợi.  Phía bắc đường có suối sâu chảy theo mép đường ngăn cách giữa đường với rừng phía bắc. Nếu bị chặn hai đầu thì cơ giới không có đường vòng tránh, bộ binh bị hỏa lực kiềm chế khó xung phong lên hai bên đường. 

        Nhận lệnh chiến đấu, Tiểu đoàn 426 sử dụng các đại đội 1485 và 1487 phục kích quân địch. Vũ khí có bảy khẩu trung liên, bốn khẩu badôca, 14 khẩu AT, còn lại là súng trường. Phối hợp chiến đấu với Tiểu đoàn 426 có một đại đội của Tiểu đoàn Minh Hổ và một Tiểu đội du kích xã Cường Lợi.

        Chỉ huy trận đánh tổ chức đội hình thành ba bộ phận:

        - Bộ phận xung kích gồm Đại đội 1485 và một trung đội của Đại đội 1487, tổ chức thành các tổ bố trí ở sườn nam đường trên vách núi, dùng hỏa lực khống chế mặt đường, liệt địch trong trận địa; khi có lệnh xung phong ra mặt đường tiêu diệt địch, phá xe, thu vũ khí.

        - Bộ phận chặn địch gồm: Đại đội 1487 sử dụng một trung đội bố trí ở Quang Hòa và Khe Bó sẵn sàng đánh địch từ Bình Liêu xuống, bảo vệ lực lượng đánh địch trong trận địa. Một trung đội bố trí ở Đồng Khoang chặn địch tử Đình Lập tới, bảo vệ đường lui quân của ta. Đại đội địa phương của Tiểu đoàn Minh Hổ bố trí ở bản Chuồn, một trung đội sẵn sàng đánh địch ở Cường Lợi; một trung đội bố trí ở Đồng Khoang bảo vệ đường lui quân của ta.  Tiểu đội du kích chốt chặn đường vào bản Xúm, bảo vệ cạnh sườn cho Tiểu đoàn 426 và bảo vệ đường về vị trí tập kết của ta.

        Bộ phận hỏa lực gồm tổ AT, tổ badôca, tổ trung liên và một tiểu đội bộ binh, bố trí bắc đường gần giữa trận địa, có nhiệm vụ tiêu diệt chiếc xe đi đầu, sau đó dùng hỏa lực tiêu diệt địch.

        8 giờ ngày 13 tháng 4, từ Trại Thám tiểu đoàn hành quân chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị chiến đấu.

        14 giờ ngày 17 tháng 4, đơn vị đến vị trí tập kết. 16 giờ cùng ngày, bộ đội chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị công sự, sẵn sàng chiến đấu.

        8 giờ ngày 18 tháng 10, địch cho một tốp đi tuần đường. Đến Châu Sơn chúng chốt lại ở điểm cao giữa trận địa. 9 giờ 40 phút, có hai xe tăng đi đầu và một xe thiết giáp chở quân vào trận địa.

        Tiểu đoàn nhận định nếu chờ đoàn xe tiếp tế thì lực lượng địch hộ tống sẽ rất lớn, chúng đề phòng cẩn mật nên sẽ khó khăn trong việc diệt được một tốp trong đội hình địch.

        Chờ chiếc xe tăng đi đầu đến gần, các chiến sĩ giữ badôca, AT nổ súng. Bị đánh bất ngờ, chiếc xe thứ nhất đổ nghiêng sang vệ đường, chiếc thứ hai không kịp dừng lại chạy sát đến chiếc thứ nhất. Quân địch trên xe bị các hỏa lực của ta tiêu diệt gần hết.

        Sau 15 phút chiến đấu, ta diệt 32 tên (có 12 lính Pháp); thu một khẩu 12,7mm, ba khẩu trung liên, nhiều súng trường, phá hỏng một khẩu pháo 37mm và bắn bị thương cả ba xe.

        Chiến thắng Châu Sơn kết thúc chiến dịch Đông Bắc II trong thế chủ động, thế thắng; tăng thêm niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến cho quân và dân vùng Đông Bắc Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:22:54 am »


TRẬN CHỐNG CÀN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ DU KÍCH YÊN NHÂN (3 - 4.11.1949)

        Ngày 18 tháng 8 năm 1949, thực dân Pháp dùng 3.000 quân mở cuộc hành binh Canigu (Caunigou) đánh chiếm toàn bộ các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, sau đó càn quét ác liệt ra các vùng xung quanh để mở rộng địa bàn chiếm đóng, xây dựng đồn bốt, bắt lính, lập tề. 

        Dựa vào làng chiến đấu đã được chuẩn bị, trong các ngày 3 và 4 tháng 11, bộ đội địa phương và du kích Yên Nhân đã bẻ gãy nhiều đợt tiến công của một tiểu đoàn địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, bảo vệ được nhân dân, giữ vững làng chiến đấu.

        Thôn Yên Nhân ở phía nam xã Tiền Phong, thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phúc), có chiều dài khoảng 1.000 mét; rộng 800 mét. Thôn được ngăn cách với các thôn khác bởi các thửa ruộng. Xung quanh thôn được bao bọc bởi các lũy tre dày xen lẫn những cây xoan và những bụi chuối rất kín đáo, có thể lợi dụng để cấu trúc thành hàng rào ngăn chặn địch vào làng.

        Bên ngoài lũy tre có hào giao thông rộng 2 mét, sâu 1 mét.  Xã Tiền Phong nằm lọt giữa bốn căn cứ lớn của địch ở Phúc Yên, Ba Đê (Vĩnh Ngọc), Phù Lỗ, Thạch Đà. Từ các căn cứ này, địch thường xuyên mở các cuộc càn quét, khủng bố nhân dân xung quanh, tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta, chiếm đất đai, xây dựng hệ thống đồn bốt dọc sông Hồng, bắt lính, lập tề.

        20 giờ ngày 2 tháng 11 năm 1949, địch tập trung 500 quân ở các căn cứ Phù Lỗ, Ba Đê, Thạch Đà, chuẩn bị càn quét vào xã Tiền Phương. Vũ khí của địch có một đại liên, tám trung liên, một cối 60mm, còn lại là tiểu liên, súng trường. 

        Thấy địch chuẩn bị càn vào Tiền Phong, xã đội trưởng và tiểu đội trưởng bộ đội địa phương về tăng cường đã họp và hạ quyết tâm:

        Tổ chức các tổ du kích hướng dẫn nhân dân sơ tán về khu du kích của ta ở phía nam xã Hiệp Lực (Tráng Liệt) và Dân Chủ (Đại Đồng), thực hiện “vườn không, nhà trống”. 

        Bộ đội địa phương gồm 20 đồng chí được tăng cường cùng du kích thành lập các tổ chức chiến đấu trong làng.  Mỗi tổ có hai người bố trí sau các bãi mìn, thực hiện cách đánh “chim sẻ” tiêu diệt địch.

        Làng được chia thành hai khu vực, ranh giới là con đường chạy từ bắc xuống nam. Mỗi khu do một tiểu đội du kích và một tiểu đội bộ đội địa phương đảm nhiệm, do tiểu đội trưởng bộ đội địa phương chỉ huy.

        Tại bảy cổng vào làng, mỗi cổng có một tổ du kích được trang bị mìn, lựu đạn để tiêu hao, ngăn chặn địch vào làng.  Các đường mòn trong làng có các tổ du kích do cán bộ thôn chỉ huy đặt mìn, bố trí cạm bẫy ngăn cản bước tiến của địch. Sau đó lui về khu vực quyết chiến điểm. 

        6 giờ ngày 3 tháng 11, địch từ căn cứ Phúc Yên qua xã Lâm Hộ tiến vào xã Tiền Phong. Đồng thời quân địch từ các căn cứ Ba Đê, Phù Lỗ tiến vào bao vây ba xã xung quanh Tiền Phong là Nam Hồng, Toàn Thắng, Kim Chung, đến địa phận Tiền Phong, địch chia thành hai hướng: Hướng thứ nhất tiến theo trục đường sang thôn Trung Hậu và Gio Nhân. Hướng thứ hai theo đường 23B tiến vào Yên Nhân.

        7 giờ, địch chia thành hai mũi, bao vây làng Yên Nhân.

        Mũi thứ nhất có một đại đội bộ binh; trang bị đại liên, súng cối. Chúng bố trí một bộ phận nghi binh ở cổng bắc, còn đại bộ phận theo rìa làng xuống đông nam, lợi dụng cổng đông và đông nam làm điểm đột nhập.

        Mũi thứ hai, có hai trung đội bộ binh vòng theo hướng tây, tây bắc, lợi dụng cổng tây bắc làm cửa mở để vào làng. 

        7 giờ 15 phút, địch nghi binh và mở cửa vào làng. Sau khi phá được cổng đông bắc, một trung đội tiến vào cổng.  Tổ du kích cho nổ mìn, diệt bốn tên; đồng thời các tổ dùng súng trường bắn chéo cánh sẻ vào đội hình địch, diệt thêm một số tên. Địch lùi ra xa, dùng đại liên, súng cối bắn vào làng. Nhờ có lũy tre và công sự kiên cố nên quân ta không bị thương vong; vẫn bình tĩnh chờ địch tới gần mới nổ súng.

        Địch dùng hỏa lực bắn vào làng, trước khi cho quân tiến vào. Chờ địch tiến đến chỗ chôn mìn, ta cho mìn nổ làm một số tên chết và một số bị thương.

        Cứ như vậy, trận chiến đấu .kéo dài suốt 3 giờ, địch phải điều cả bộ phận nghi binh ngoài làng về tăng cường sức chiến đấu nhưng vẫn không vào được làng.  Bộ đội và du kích lúc lợi dụng rìa làng, lúc lợi dụng địa hình để bảo toàn lực lượng đánh lâu dài.

        17 giờ 30 phút, sau nhiều đợt tiến công không thành, chúng lui ra và trụ lại ở hai vị trí. Bộ phận chủ yếu ở Yên Nhân; một bộ phận nhỏ ở xóm đông bắc.

        19 giờ 30 phút, chỉ huy xã đội cho một tổ đến tập kích hỏa lực vào quân địch ở xóm phía đông bắc. 

        4 giờ ngày 4 tháng 11, trước tình hình thiếu mìn, lựu đạn để cấp cho mọi người chiến đấu, xã đội chủ trương chỉ để hai tổ chiến đấu mang theo vũ khí trở lại Yên Nhân cùng các tổ còn lại trong làng diệt địch.

        Sau hai giờ chiến đấu, mìn và lựu đạn đều hết. Quân ta được lệnh rút xuống hầm bí mật về căn cứ du kích.  Sau hai ngày chiến đấu, bộ đội cùng du kích diệt 45 tên địch, làm bị thương 36 tên.

        Trận đánh thắng lợi, để lại những kinh nghiệm quý về chuẩn bị chiến đấu, vận dụng linh hoạt cách đánh du kích, mặc dù lực lượng ta ít vẫn đánh lui nhiều đợt tiến công của địch được trang bị hiện đại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:27:33 am »


TRẬN BẠCH MAI CỦA TIỂU ĐOÀN 108 (17.1.1950)

        Trận tập kích của 32 cán bộ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 108, được một số trinh sát và du kích địa phương giúp đỡ do Hà Giáp chỉ huy nhằm phá hủy máy bay và phương tiện chiến tranh của địch ở sân bay Bạch Mai (thành phố Hà Nội).

        Chuẩn bị cho trận đánh, Tiểu đoàn 108 chọn 32 người trong 400 cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn; tổ chức thao trường giống như sân bay để tập luyện cách tiềm nhập, cách đặt mìn vào máy bay, cách điểm hỏa, cách lui quân sau khi đặt mìn... Quân giới dùng chai cho thuốc nổ vào rồi tra dây cháy chậm, kíp nổ và kíp điểm hỏa, ngoài chai cuốn thêm dây mây để tăng sức công phá và tiện bảo quản trong quá trình vận chuyển.

        14 giờ ngày 17 tháng 1 năm 1950, đơn vị đánh phá sân bay từ thôn Xà Kiều (Ứng Hòa, Hà Tây), phân thành từng tốp 3 đến 4 người bí mật vượt qua sự canh gác cẩn mật của địch, thành ba mũi tiềm nhập vào sân bay. 

        0 giờ 45 phút ngày 18 tháng 1, ta gài xong mìn vào chiếc máy bay cuối cùng. Cùng thời gian, một chiến sĩ sau khi đặt mìn vào máy bay, nhảy xuống bị ngã, phát ra tiếng động. Địch bắn một loạt tiểu liên. Trong khi đó, mũi đánh kho xăng vẫn tiếp tục đặt mìn.

        Khi hơn 30 người của ta rút ra cách sân bay khoảng 100 mét thì mìn hẹn giờ lần lượt nổ, kho xăng bốc cháy sáng rực khu nam Hà Nội. Còi báo động thành phố vang lên. Pháo bắn dồn dập xuống xung quanh sân bay. Xe tăng, xe bọc thép, Ô tô cảnh sát của địch chia nhau bịt các ngả đường phố.  Ta rút ra an toàn ở một làng ngoại thành rồi rút tiếp ra khu tự do vào sáng ngày 18 tháng 1 năm 1950, trừ một người bị thương khi rút ra ta không biết.

        Kết quả, ta phá hủy và đốt cháy 25 máy bay, 60 vạn lít xăng, 32 tấn vũ khí và trang bị khác của địch.  Sau trận đánh, địch khủng bố dữ dội dân làng Đại Kim và Định Công. Đảng viên, cán bộ, nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh giữ vững cơ sở và phong trào. 


TRẬN NGỌC BÀI CỦA DU KÍCH XÃ NGỌC LIỆP VÀ BỘ ĐỘI HUYỆN QUỐC OAI (26.2.1950)

        Trận kỳ tập của du kích xã Ngọc Liệp và bộ đội địa  phương huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là tỉnh Hà Tây) đánh địch ở đồn Ngọc Bài nhằm tiêu diệt, phá ách kìm kẹp của địch đồi với nhân dân địa phương, mở thông đường với khu căn cứ Lương Sơn (Hòa Bình). 

        Đồn Ngọc Bài cùng với các vị trí địch ở Hạ Bằng, Hòa Lạc, Chi Quan, Gột, Bương, Khổng Mục lập thành phòng tuyến bao vây, chặn đường liên lạc của ta từ khu căn cứ Lương Sơn vào vùng địch hậu ngoại thành Hà Nội.

        Đồn được xây dựng khá vững chắc, xung quanh có tường xây cao 2 mét, dày 0,8 mét, bên ngoài có rào tre; bốn góc có bốn lô cốt kiên cố, giữ đồn có gần một đại đội Âu Phi, được trang bị hai khẩu trung liên, bốn khẩu tiểu liên, 30 súng trường và nhiều lựu đạn.

        Đội du kích xã Ngọc Liệp trang bị chủ yếu là súng trường, lựu đạn, mìn và dao găm. Đội đã tham gia đánh địch ở Giá (Hoài Đức), Gột (Chương Mỹ) và tham gia nhiều trận chống càn ở địa phương.

        Thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt địch, chỉ huy trận đánh tổ chức lực lượng thành bốn bộ phận: Đội 1 có 20 người làm nhiệm vụ chặn viện binh của địch. Đội 2 có 12 người làm nhiệm vụ nghi binh, kiềm chế địch ở lô cốt cố thủ, bắt những tên địch lẩn trốn. Đội 3 có 44 người làm nhiệm vụ xung kích, tổ chức bốn tổ: tổ 1 có 10 người, đánh địch ở lô cốt 3 tầng; tổ 2 có 12 người bí mật đột nhập vào đình Ngọc Bài diệt chỉ huy địch; tổ 3 có 10 người đánh vào nhà 3 gian và nhà 5 gian, tước vũ khí của ngụy binh; tổ 4 gồm 12 người làm nhiệm vụ đánh địch ở Tả Mạc Đình, bắt ngụy binh. Đội 4 gồm 30 người, làm nhiệm vụ dự bị. 

        17 giờ ngày 25 tháng 2 năm 1950, các bộ phận hành quân đến vị trí tập kết. 24 giờ, chỉ huy trận đánh nhận được tin địch có sự thay đổi nên tiến hành điều chỉnh đội hình và bổ sung một số nội dung trong quyết tâm đánh địch. 

        1 giờ 30 phút, các bộ phận áp sát các vị trí địch. Theo kế hoạch đã hiệp đồng, nhân mối của ta từ trong đồn ra đón bộ đội vào đồn, lấy được một khẩu FM của địch vác xuống cầu thang nhưng bị ngã, gây tiếng động, bị địch phát hiện.

        Thấy bị lộ, ta ra lệnh nổ súng diệt địch. Được lệnh, từ các hướng quân ta nổ súng, ném lựu đạn vào địch. Trận đánh kéo dài đến 2 giờ 30 phút. Ta diệt 20 tên, bắt 19 tên, thu hai khẩu trung liên, một tiểu liên, 21 súng trường. 

        Trận đánh thắng lợi, ta nối được vùng căn cứ Lương Sơn với vùng địch hậu, tạo điều kiện cho nhân dân vận chuyển hàng ngàn tấn thóc ra vùng tự do phục vụ bộ đội đánh giặc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:36:41 am »


TRẬN THANH NÊ CỦA DU KÍCH VÀ DÂN QUÂN XÃ TÁN THUẬT1 (3.3.1950)

        Trận chống càn của du kích và dân quân xã Tán Thuật đánh địch càn quét vào làng Thanh Nê, xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình nhằm tiêu hao, tiêu diệt địch, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân trong xã.

        Sau khi chiếm các huyện phía bắc tỉnh Thái Bình, ngày 28 tháng 2 năm 1950, Pháp điều khoảng 2.000 quân từ Hải Dương, Hưng Yên sang tiếp tục mở.rộng vùng chiếm đóng xuống các huyện phía nam.

        Ngày 3 tháng 3, địch chia quân thành ba mũi càn quét các huyện Thụy Anh, Thái Ninh, Kiến Xương và Tiền Hải. Trên hướng Kiến Xương và Tiền Hải, chúng sử dụng 100 lính Âu Phi và nhiều lừa, ngựa thồ được sự yểm trợ của pháo binh từ thị xã và hỏa lực súng cối đi cùng càn quét, giết chóc, tàn phá xóm làng, truy tìm du kích và chủ lực của ta để tiêu diệt. 

        Được trên thông báo địch sẽ càn quét vào Tán Thuật, chỉ huy xã đã tổ chức dân quân, du kích hướng dẫn nhân dân sơ tán người già, trẻ nhỏ; cất giấu lương thực, thực phẩm đề phòng địch tàn phá. Lực lượng ta hoạt động tại làng có một đại đội du kích, một đại đội dân quân xã.  Trang bị có một khẩu súng cối, ba khẩu súng trường, mỗi du kích có hai quả lựu đạn. Đại đội du kích có một số mìn.  Lực lượng du kích chủ yếu tự trang bị kiếm, gươm, giáo, mác... ai có thứ gì dùng thứ đó.

        Để chống địch càn quét và bảo vệ làng, chỉ huy trận đánh tổ chức lực lượng thành các bộ phận:

        Trung đội 1 của đại đội du kích và Trung đội 1 của đại đội dân quân bố trí ở xóm Chính Trung, bảo vệ cổng phía tây của làng, tổ chức một tổ giữ ụ chiến đấu trước cổng làng.

        Trung đội 2 của đại đội du kích và Trung đội 2 của đại đội dân quân bố trí ở xóm Đông Trung và đưa một tổ ra ụ chiến đấu phía trước cổng làng.

        Trung đội 3 của đại đội du kích và Trung đội 3 của đại đội dân quân bố trí ở xóm Đông Trung và cũng đưa một tổ ra ụ chiến đấu phía trước cổng làng.

        Trung đội 4 của đại đội du kích và Trung đội 4 của đại đội dân quân bố trí trong xóm Nhật Thành và xóm Đông Trung, sẵn sàng chi viện cho các bộ phận đánh đích ở các cổng chính và đánh địch theo sông Kiên Giang đến cổng vào phía sau.

        Sau khi pháo binh từ thị xã và súng cối địch từ phía tây bắn vào làng, 8 giờ 4 phút ngày 3 tháng 3, địch triển khai lực lượng trên đường 39 thành ba mũi, theo ba trục đường đến ba cổng làng (mũi thứ nhất vào cổng phía tây, mũi thứ hai vào cổng giữa, mũi thứ ba vào công phía đông).

        Trên các hướng, đợi địch tiến vào gần, du kích nổ súng, cho nổ mìn diệt một số tên, một số tên bị sa xuống hầm chông bị thương, buộc chúng phải lui ra đường 39 và dùng cối từ phố Nê bắn mạnh vào làng, đồng thời pháo địch cũng từ thị xã Thái Bình bắn vào làng làm chết hai người dân.  Khi địch tập trung ở phố Nê, xã đội cho bộ phận súng cối tập kích vào đội hình địch, diệt ba tên. 

        Từ 13 giờ 15  phút đến 14 giờ 17 phút, địch tiến công vào làng năm lần nhưng đều không thành, địch lui ra đường đánh vào làng An Bồi 1, chỉ để lại một đại đội đóng ở phố Nê qua đêm.

        Sau một ngày đánh địch, dân quân du kích đã diệt bốn tên, làm bị thương năm tên.

        Thực tế chiến đấu ở Thanh Nê cho thấy: Làng kháng chiến cần được xây dựng vững chắc, liên hoàn, kết hợp được các bãi vật cản (chủ yếu là chông, mìn) với các lũy tre buộc địch phải tiến công theo trục đường chính, tạo điều kiện cho du kích phát huy tác dụng đánh giặc của vũ khí thô sơ để ngăn chặn, bẻ gãy các đợt tiến công của địch. 
 

TRẬN THÔN DƯƠNG CỦA DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG (17. 6. 1950).

        Trận phục kích của du kích thôn Dương, xã Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định được trang bị 200 quả lựu đạn, 31 quả mìn cùng dao găm, mã tấu, cùng một tiểu đội của Đại đội 61 huyện ý Yên đánh vào quân địch càn vào làng nhằm tiêu diệt chúng, bảo vệ xóm làng. 

        Sau cuộc hành quân “Đa vít 3”, địch rải quân củng cố các bốt Cầu Tào, Cát Đằng, Đình Tuấn... và ngày 17 tháng 6 năm 1950, địch cho một tiểu đoàn hỗn hợp chia thành ba mũi từ các bốt Cầu Tào, Cát Đằng trên đường 10; phố Cháy, Cầu Ngăm trên đường 12 và một số quân từ Ninh Bình kéo ra đánh vào Yên Dương với ý đồ cất vó các đơn vị bộ đội địa phương đang ở đây.

        Quyết tâm chống giặc, nhân dân đã góp hàng trăm ngày công, hàng ngàn viên gạch, cây tre, xây dựng hàng trăm mét hào, tường bao, quanh từng khu nhà, từng xóm, tạo thành thế liên hoàn vừng chắc, dễ cơ động chi viện cho nhau trong chiến đấu.

        Để bảo vệ dân, trung đội dân quân vừa chủ động sơ tán người già, trẻ nhỏ, phụ nữ ra khỏi khu vực trọng điểm, vừa khẩn trương triển khai lực lượng ở các xóm Đông, Tây và đình chợ; bố trí mìn kết hợp với lựu đạn trên các đường chính từ đình chợ về các xóm. Trong làng du kích buộc dây lnìn vào các vật hấp dẫn với quân địch.

        8 giờ ngày 17 tháng 6, địch bắt đầu tiến vào khu vực càn quét. Khoảng 9 giờ, địch từ xóm Nam tiến vào đình chợ. Chúng tụ tập trước đình chợ, trông chiếc trống nằm lăn lóc dưới nền gạch, một tên dang chân đá mạnh vào trống, chiếc trống văng ra kéo theo một loạt tiếng nổ làm nhiều tên địch chết ngay tại chỗ. Số còn lại hoảng loạn chạy dạt vào bờ tường, vướng phải rào gai kéo theo một chuỗi mìn nổ liên tiếp làm cho một số tên địch thiệt mạng. 

        Địch bắt đầu phải thận trọng tìm cách đối phó. Nhưng chúng vẫn phải càn vào ngõ ngách và nhơ vậy vẫn tiếp tục bị mìn do du kích và nhân dân gây nổ tiêu diệt.  Trước tình thế càng càn, càng bị thương vong nhiều hơn nên địch phải kết thúc cuộc càn, rút quân ra phía đường 10, mang theo 50 tên chết và 50 tên bị thương. 

        Nhờ chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch chiến đấu cụ thể, tổ chức gài mìn và đánh địch khôn khéo, ta đã ngăn chặn được các mũi tiến quán của địch, bảo vệ được lực lượng du kích, bộ đội và nhân dân địa phương.

--------------
        1. Nay là xã An Bồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:37:58 am »


TRẬN GIỘC PHÁT CỦA DU KÍCH XÃ YÊN KỲ1 (28.8.1950)

        Trận phục kích tại Giộc Phát của du kích xã Yên Kỳ,  huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ nhằm chống địch càn quét vào vùng tự do, căn cứ kháng chiến; bảo vệ an toàn cho các cơ quan của Trung ương và tỉnh đang ở trên địa bàn xã.

        Yên Kỳ một xã có rừng núi rậm rạp, hiểm trở, nhiều khe suối, nhiều thung lũng hẹp với các cánh rừng chạy từ Mỏ Phấn (Ba Quanh) đến Đoan Hùng, Tuyên Quang. 

        Cuối tháng 8 năm 1950, ta chuẩn bị mở chiến dịch Tây Bắc. Để phá chuẩn bị của ta, đánh phá cơ sở kháng chiến, triệt phá giao thông lên Tây Bắc, phá cơ sở kinh tế, Pháp mở cuộc hành quân “Cái Kén” lên Phú Thọ.  Ngày 28 tháng 8 địch sử dụng 2.000 quân, được phi pháo yểm trợ tiến theo hai hướng:

        - Hướng thứ nhất từ Trung Hà - Hưng Hóa tiến lên Lâm Thao, thị xã Phú Thọ rồi càn vào Thanh Ba, Hạ Hòa.

        - Hướng thứ hai từ Việt Trì theo sông Thao, đường số 2 lên Hạ Hòa, Thanh Ba.

        Trung đội du kích xã Yên Kỳ có 40 người, biên chế thành ba tiểu đội. Trang bị mỗi tiểu đội có từ 3 đến 5 khẩu súng trường, mỗi người có từ 3 đến 5 quả mìn muỗi, còn lại là giáo mác. Ngoài lực lượng cơ động, xã còn có một tiểu đội lão du kích 12 người.

        Thực hiện kế hoạch đánh địch, xã tổ chức cho người già và trẻ em sơ tán, mỗi nhà chỉ có một người ở lại khi có lệnh sơ tán tiếp, thực hành triệt để “vườn không, nhà trống”.  Khi địch đến, tất cả vào làng chiến đấu. Các vọng gác làm nhiệm vụ liên tục ngày đêm.

        Các cơ quan, lãnh đạo tỉnh, kho tàng, ngân hàng, nhà in, ty công an. . . sơ tán về các xóm Cây Săng, Ngọn Ngòi, Giộc Phát, Cai Đình, Cao Điền và huyện Đoan Hùng.  Các lực lượng cơ động, canh gác triển khai chuẩn bị đánh địch tại chỗ. Dọc đường từ Hanh Cù vào Ba Quanh, tiểu đội lão du kích đặt bẫy, làm bãi vật cản cả cơ giới và bộ binh khi chúng tiến vào Yên Kỳ.

        2 giờ ngày 28 tháng 8, địch càn vào Yên Kỳ theo hai hướng:

        - Hướng thứ nhất khoảng một tiểu đoàn địch (400 tên) từ Hanh Cù tiến vào Ba Quanh. Tổ trinh sát đi trước của địch bắt được một du kích của ta ở vọng gác thứ nhất, chúng tiếp tục tiến vào vọng gác thứ hai.

        Địch bí mật vào vọng gác thứ hai định quật ngã đồng chí Hiền, nhưng đồng chí Hiền đã nhanh trí đạp ngã hai tên và nhào xuống suối thoát khỏi tay địch, lúc này du kích phát hiện địch và triển khai theo kế hoạch đánh chúng. 

        8 giờ 30 phút, địch dừng lại Đồng Săng, máy bay tiếp tục chi viện và thả đồ ăn cho chúng. Cùng thời gian này, trên điều các đại đội 209 và 165 của tỉnh đội về đánh địch ở Giộc Phát. Đại đội 165 phục kích địch tại bờ mương, Đại đội 209 đánh địch từ Đồng Săng vào Giộc Phát. 

        - Hướng thứ hai khoảng một đại đội (200 tên) từ Đông Lĩnh - Thái Ninh qua đồi chè vào bờ mương, gặp Đại đội 165 bị chặn đánh, chúng không vào được Giộc Phát. Ở Đồng Săng, Đại đội 209 nghe tiếng súng nổ biết địch đang từ Đồng Săng vào Giộc Phát, nên nhanh chóng triển khai đánh địch.

        Địch phát hiện, bắn mạnh vào đội hình, Đại đội 209 vừa triển khai, vừa chiến đấu giành giật với địch từng quả đồi khe núi. Lợi dụng địa hình có lợi các đại đội 165, 209 ngăn chặn hiệu quả các đợt tiến công của địch.

        12 giờ, trận đánh kết thúc, bốn lính Âu Phi bị loại khỏi vòng chiến đấu.  Trận chống càn thắng lợi bảo đảm an toàn cho cơ quan Bộ tư lệnh Liên khu 10, Tỉnh ủy, ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh, các cơ quan nhà nước và căn cứ kháng chiến.

------------------
        1. Xã Yên Kỳ trong chống Pháp gọi là xã Đức Thịnh, gồm ba thôn Yên Kỳ, Cao Điền, Giộc Phát.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM