Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:11:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu  (Đọc 18225 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:56:53 am »


TRẬN RẠCH GIÁ - SÓC XOÀI CỦA LIÊN TRUNG ĐOÀN 124, 126 VÀ ĐẠI ĐộI 17 (4.8.1948).

        Trận phục kích của liên Trung đoàn 124, 126 và Đại 1 đội 1097 Quân khu 9 vào Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 43 Long Xuyên trên liên tỉnh lộ 8A đoạn từ Rạch Giá đến Sóc Xoài nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, cắt đứt giao thông, bao vây bức hàng, bức rút một số đồn bốt, mở rộng căn cứ kháng chiến, gây ảnh hưởng chính trị, thu vũ khí của ớ!ch để xây dựng và phát triển lực lượng ta.

        Để tiêu diệt địch, chỉ huy trận đánh sử dụng Trung đoàn 124 làm nhiệm vụ chặn đầu và khóa đuôi. Trung đoàn 126 (thiếu Đại đội 1092) và Đại đội 1097 làm nhiệm vụ diệt địch chính diện từ hướng phía tây cầu số 2 đến hướng phía đông cầu số 3, hiệp đồng với lực lượng chặn đầu khóa đuôi tiêu diệt toàn bộ quân địch. 

        Theo kế hoạch, đêm 1 tháng 8, Đại đội 1092 dùng cối 81mm kết hợp súng bắn thẳng tập kích hỏa lực vào đồn Tri Tôn ở kilômét 2 trên liên tỉnh lộ 8A. Kết hợp với tập kích hỏa lực, ta phóng lửa đốt cháy các nhà lá xung quanh đồn và phát loa binh vận kêu gọi địch đầu hàng. 

        3 giờ ngày 2 tháng 8, các đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa và làm công sự, ngụy trang, sẵn sàng đánh địch.  8 giờ 30 phút ngày 4 tháng 8, địch dùng pháo 105mm ở Rạch Giá bắn dọc liên tỉnh lộ SA, có một số quả đạn nổ sau trận địa phục kích của ta.

        10 giờ 20 phút, đài quan sát báo có 11 xe Ô tô và ba tàu sắt từ hướng thị xã Rạch Giá chạy lên. 10 giờ 30 phút, tốp đi đầu có chín chiếc qua cầu số 2, lọt vào trận địa. Khi chiếc xe đi đầu đến cách cầu số 3 chưa đầy 100 mét, Đại đội trưởng Đại đội 1091 cho nổ địa lôi diệt chiếc xe đi đầu và trọng liên 12,7mm, 13,2mm cùng các loại đi cùng bộ binh bắn vào quân địch trên xe. Chiếc xe đi đầu trúng địa lôi lật ngang, số lính trên xe văng xuống đất và chết ngay tại chỗ.

        Hiệp đồng với lực lượng chặn đầu, Đại đội 1090 nổ súng khóa chặt phía sau, chặn đường rút về thị xã Rạch Giá của địch.

        Giữa lúc địch đang rối loạn, các đại đội trên hướng chủ yếu tổ chức xung phong.

        Lúc này ba tàu địch đi cuối đội hình chưa lọt vào trận địa đã dùng 12,7mm, đại liên bắn chi viện cho bộ binh đánh vào lực lượng Đại đội 1090 chốt giữ cầu số 2.  Phối hợp với Đại đội 1090, lực lượng đánh tàu dùng badôca 12,7mm và 13,2mm bắn vào tàu địch trên sông, bẻ gãy các đợt xung phong của địch từ cầu số 2 lên. 

        Từ 10 giờ 45 phút, lực lượng đối diện từ phía bắc dùng hỏa lực đánh vào các xe Ô tô và quân địch ở mép lộ phía bắc, chi viện cho Trung đoàn 126 và Đại đội 1097. Sau 30 phút chiến đấu, toàn bộ quân địch lọt vào trận địa bị tiêu diệt.

        Lúc này, lực lượng khóa đuôi ở cầu số 2 vẫn tiếp tục nổ súng đánh địch.  Sau hai lần xung phong, địch đều bị ta chặn đứng; 11 giờ, địch từ tàu sắt nhảy lên bờ, kết hợp với địch còn lại ở hai xe tiến công vào chốt của ta.  11 giờ 20 phút, chỉ huy trận đánh chỉ thị Đại đội 1097 cho một lực lượng xuống chi viện cho Đại đội 1090, đến 11 giờ 35 phút ta tiêu diệt một số địch, số còn lại lên xe chạy về thị xã.

        Trận đánh kết thúc, 72 tên địch bị diệt, một số tên bị bắt; ta thu 8 súng các loại, phá chín xe Ô tô. 

        Trận Rạch Giá - Sóc Xoài thành công nhờ nắm chắc địa hình, quy luật hoạt động và thủ đoạn đối phó của địch; biết dựa vào dân, kết hợp chặt chẽ với chính quyền và đoàn thể quần chúng ở địa phương để làm tốt công tác bảo đảm chiến đấu.


TRẬN BẾN MU CỦA TRUNG ĐỘI DU KÍCH XÃ VÕ MIẾU1 (6.8.1948)

        Trận tập kích của Trung đội du kích xã Võ Miếu, huyện  Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vào quân địch ở đồn Bến Mu nhằm giải phóng dân và thu hồi tài sản của dân do địch cướp bóc.

        Bến Mu thuộc xóm Chòi xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn. Phía bắc giáp xã Võ Miếu, phía tây bắc giáp các xã Vĩnh Tiến, Long Cốc, hướng đông giáp xã Tân Minh, Tân Lập, phía tây nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. 

        Địa hình xã Khả Cửu chủ yếu là núi cao, rừng rậm, xen kẽ có những con suối và sông Giầy nên rất hiểm trở.  Tháng 5 năm 1948, địch từ đồn Cửa Hẹ thuộc xã Tân Minh kéo vào càn quét xã Khả Cửu. Tiếp đó, địch đem quân đến đóng tại nhà Hà Văn Ý (tức Bá Tứ) một tên quan giàu và có thế lực nhất vùng, để tiến hành xây đồn Bến Mu ở xóm Chòi xã Khả Cửu (còn gọi là đồn Bá Tứ). 

        Giữ đồn có 26 lính dõng. Vũ khí có một súng ngắn, 26 súng trường, trong đó có một khẩu phóng lựu.  Trung đội du kích xã Võ Miếu có 32 người. Trang bị một khẩu súng trường cướp được của giặc, còn lại là giáo mác và các chai xăng tự tạo.

        Để tiêu diệt địch trong đồn, trung đội chọn hướng nam làm hướng tập kích vào đồn. Lực lượng chiến đấu được tổ chức thành hai bộ phận:

        - Bộ phận phục kích gồm năm người.

        - Bộ phận tập kích gồm 27 người.

        Theo kế hoạch, khi trời tối các bộ phận triển khai làm nhiệm vụ. Lúc bộ phận tập kích vượt sông thì vưởng vào dây rừng làm nổ một quả mìn, nhưng địch cho rằng do thú rừng kiếm ăn làm mìn nổ.

        Nghe mìn nổ, lực lượng nội ứng của ta bí mật ra gặp du kích cung cấp tin tức cần thiết, vì vậy đã tháo gỡ được năm quả mìn còn lại. Lợi dụng đêm tối toàn đội nhanh chóng theo đường mòn vào khu nhà Bá Tứ. 

        Được lệnh, tổ xung kích dùng dao bầu diệt tên lính gác đứng dưới cầu thang, tạo điều kiện cho cả đội bám sát dưới sàn nhà và dãy nhà ngang (nơi có dân và bọn tay sai đang ở) tiếp tục theo cầu thang và cứ hai người một công kênh nhau lên gác sàn nhà để tiêu diệt địch.

        Do sơ suất khi trừng trị vợ chồng Bá Tứ để chúng kêu la, đánh động, địch phát lệnh báo động, nhưng do bị đánh bất ngờ, chúng rối loạn và tháo chạy, vừa rút chạy vừa bắn loạn xạ, đa số địch kịp chạy vào rừng và theo đường mòn về đồn Cửa Hẹ. Một số tên nhảy từ trên sàn nhà xuống bị ta tiêu diệt ngay..

        Ta dùng loa gọi địch ra hàng và hướng dẫn nhân dân đem theo tài sản thoát ra ngoài. Được sự giúp đỡ của lực lượng nội ứng, ta tiêu diệt thêm một tên tề lợi hại định trà trộn vào dân tẩu thoát.

        Trận đánh diễn ra trong vòng 20 phút, ta đã phá tan vị trí đóng quân của địch, tiêu diệt ba tên lính, ba tên tề lợi hại, thu sáu súng trường cùng nhiều đạn dược, lựu đạn và một số mìn của địch, thu hồi lại lương thực, thực phẩm, giải phóng dân.

        Kết quả của trận đánh đánh dấu sự trưởng thành của du kích xã Võ Miếu trong chiến đấu.

---------------
        1. Nay là xã Văn Miếu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:59:36 am »


TRẬN MỘC HÓA CỦA TIỂU ĐOÀN 307 QUÂN KHU 8 (16-18.8.1948)

        Trận tiến công của Tiểu đoàn 307 (có các đại đội 931, 932, 933) và các đại đội 1072, 1075; một trung đội của Đại đội 1080 thuộc Trung đoàn 120 Quân khu 8, do Nguyễn Chánh chỉ huy, đánh đồn Mộc Hóa, một vị trí được xây dựng khá kiên cố án ngữ đoạn đường từ thị trấn Mộc Hóa ra sông Vàm Cỏ Tây; buộc địch phải ra ứng cứu để diệt viện ở khu vực xã Bình Hiệp thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Tân An, nhằm giải phóng hoàn toàn huyện Mộc Hóa, củng cố và hoàn thiện chiến khu Đồng Tháp Mười. 

        Theo kế hoạch 22 giờ ngày 16 tháng 8, Đại đội 1072 nổ súng đánh địch ở đồn Mộc Hóa. Sau hai lần xung phong không thành, đại đội được lệnh chuyển sang vây ép, thực hiện tiêu hao, tạo thời cơ hoặc bức hàng, bức rút đồn Mộc Hóa. 

        Bị bao vây, địch dùng lực lượng nhỏ nống ra, bị ta tiêu  diệt một số tên. 11 giờ ngày 17 tháng 8, máy bay địch đến bắn phá, cùng lúc đó chúng dùng xuồng chuyển tử sĩ và thương binh theo mương, rạch về tuyến sau. Chớp thời cơ, Đại đội 931 chuyển đội hình đang đón đánh địch từ biên giới xuống để đánh địch từ Mộc Hóa lên. Khi địch đến bến ông Tồn bị quân ta bố trí hai bên bờ đồng loạt nổ súng tiêu diệt 23 tên, bắt sáu tên.

        Sáng 18 tháng 8, địch sử dụng một tiểu đoàn theo lộ Kông Pông Rồ xuống biên giới. Đến bắc cầu Sư Địa, chúng triển khai đội hình, dùng một bộ phận chốt cầu Sơ Địa. 15 giờ, địch tiến về huyện lỵ Mộc Hóa. Chờ toàn bộ địch lọt vào trận địa, Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa ra lệnh tiến công. Từ hai bên đường, quân ta đồng loạt nổ súng vào quân địch.  Bị đánh bất ngờ, địch tổ chức chống đỡ yếu ớt. Thừa thắng, quân ta chia cắt địch thành nhiều mảng, bao vây, cô lập tiêu diệt toàn bộ quân địch.

        Trận đánh kết thúc, hơn 300 tên địch bị diệt; ta thu hơn 300 khẩu súng các loại Tuy không diệt được đồn Mộc Hóa, nhưng ta đã thắng lớn ở trận phục kích đánh quân tiếp viện cho Mộc Hóa.

        Chiến thắng Mộc Hóa khích lệ tinh thần thi đua giết giặc lập công của các đơn vị; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, vận dụng sáng tạo các hình thức chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.


TRẬN PHÚ LÂM CỦA DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ BỘ ĐỘI TÂY TIẾN (30.10.1948)

        Trận chống càn của đội du kích Phú Lâm, được một bộ phận của bộ đội Tây Tiến phối hợp ở Yên Lương - Phú Lâm thuộc vùng Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đánh vào một tiểu đoàn địch có phản động địa phương dẫn đường, nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ thôn bản. 

        Từ giữa năm 1948, quân Pháp tăng cường tuyên truyền cho việc lập “Xứ Mường tự trị”, chúng đẩy mạnh lập tề, liên tục hành quân càn quét, ráo riết phá hoại công cuộc kháng chiến của ta.

        Ở Phú Lâm, các lang đạo phản động thường xuyên dẫn quân Pháp về đánh phá, chỉ trong 10 ngày giữa tháng 10, quân Pháp đã tổ chức bốn cuộc càn vào vùng này.

        Được nhân dân nuôi dưỡng và bộ đội giúp đỡ, đội du kích Phú Lâm phát triển được 40 người, trang bị hàng chục khẩu súng trường, hàng trăm quả mìn và lựu đạn, sẵn sàng đánh địch bảo vệ bản làng.

        Ngày 29 tháng 10, một trung đội địch hùng hổ tiến vào càn quét Yên Lương, Phú Lâm . Khi chúng trên đường đến đồn Dạng Võng bị du kích Phú Lâm phục kích diệt ba tên, địch phải bỏ chạy về đồn Vụ Bản.

        Quyết tâm diệt lực lượng kháng chiến của ta, rạng sáng 30 tháng 10, một tiểu đoàn địch được phản động dẫn đường chia làm hai cánh ồ ạt tiến vào Yên Lương, Phú Lâin.

        Khi địch vừa tới đầu thôn Phú Lâm, ta nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng sợ dạt sang hai bên bìa rừng và sa vào bãi chông, mìn làm một số tên chết, một số bị thương, địch vội vàng tháo chạy về xóm Rẫy.

        Một cánh quân khác từ Vụ Bản tiến vào Yên Lương, đến đầu thôn bị du kích chặn đánh, địch triển khai đội hình chống đỡ, dẫm phải mìn, chông, một số chết và bị thương, số còn lại kéo vào làng. Chớp thời cơ du kích nổ súng, ném lựu đạn vào quân địch, diệt thêm một số tên. Cứ như vậy, địch đến đâu cũng bị đánh, bị vấp mìn, bỏ lại hàng chục xác chết. 

        Sau một ngày chiến đấu, khoảng 200 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ta thu nhiều vũ khí, đạn dược. Với thắng lợi của trận đánh, Phú Lâm được đón nhận cờ thưởng luân lưu của Liên khu 3 và bằng khen của ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Hòa Bình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:00:33 am »


TRẬN SƠN ĐÔNG CỦA DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ BỘ ĐỘI CHỦ LỰC TỈNH VĨNH YÊN (15.11.1948)

        Trận đánh của du kích xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) chống lại cuộc càn của 200 lính Âu Phi, lính bảo hoàng, lính hương dũng vào xã Sơn Đông nhằm từng bước chặn địch cướp phá của cải của nhân dân, bảo vệ vùng kháng chiến của ta. 

        Xã Sơn Đông ở phía nam huyện Lập Thạch, có các thôn Quán Tử, Phú Thị, Phú Hậu và Đông Mật. Địa hình xã thấp dần từ bắc xuống nam, nhiều đồi gò xen lẫn các cánh đồng chiêm trũng.

        Trung đội du kích xã có 40 người, biên chế thành ba tiểu đội chiến đấu, mỗi tiểu đội chín người. Ngoài ra còn có các tổ quân báo (hai người); tổ bom mìn (ba người); tổ phục vụ nuôi quân (sáu người). Mỗi tiểu đội có ba khẩu súng trường, riêng Tiểu đội 3 được trang bị một khẩu khai hậu.  Mỗi du kích có từ hai đến ba quả lựu đạn, hai quả mìn muỗi, còn lại là dao găm, mã tấu.

        Thực hiện chủ trương của huyện ủy: Động viên một bộ phận nhân dân tạm thời sơ tán ra vùng tự do, lực lượng còn lại bám làng, tranh thủ sản xuất; huy động thanh niên, phụ nữ tích cực tu sửa chiến hào, hầm hố giúp du kích xã chuẩn bị chiến đấu. Khi đích càn quét, trung đội du kích xã được tăng cường một trung đội bộ đội chủ lực tỉnh, một tiểu đội du kích, tổ chức ngăn chặn địch càn quét cướp phá, bảo vệ làng kháng chiến của ta. 

        Chuẩn bị chống địch càn vào xã, chỉ huy xã đội tổ chức lực lượng thành các bộ phận:

        - Bộ phận chiến đấu phía trước gồm năm bộ đội, hai du kích huyện tăng cường và ba du kích xã; triển khai ở khu vục gốc đa đền Phú Hậu; nhiệm vụ là quan sát phát hiện địch, đánh chặn địch từ xa, tạo điều kiện cho các bộ phận phía sau chuẩn bị chiến đấu.

        - Bộ phận đánh địch trên hướng chủ yếu gồm: Tiểu đội du kích 1; hai bộ đội chủ lực và tiêu đội du kích huyện tăng cường, tổ quân báo, tổ bom mìn, triển khai ở khu vực vườn hồng, bố trí bãi mìn dọc hai bên đường lớn và những lối vào làng. Nhiệm vụ là nắm thời cơ, kiên quyết đánh gần tiêu diệt, tiêu hao quân địch từ ngã ba phía bắc thôn Phú Hậu đến thôn Phú Thị.

        - Bộ phận đánh địch trên hướng thứ yếu do hai tiểu đội du kích xã và một tiểu đội bộ đội chủ lực tỉnh đảm nhiệm; bố trí trong khu vực các xóm Nam Hải và Bắc Sơn thôn Đông Mật. Nhiệm vụ là hiệp đồng với lực lượng chủ yếu đánh địch từ đường lớn vào thôn Phú Hậu, sẵn sàng đánh địch vu hồi từ Phú Hậu lên.

        - Bộ phận đánh địch phía sau do một tổ bộ đội chủ lực tỉnh đảm nhiệm.

        9 giờ ngày 15 tháng 11 năm 1948, khoảng 200 lính Âu Phi, lính bảo hoàng, lính hương dũng lợi dụng địa hình, bí luật từ xã Khải Xuân huyện Vĩnh Tường vượt sông Đáy sang thôn Phú Hậu. Lực lượng đi đầu vào đến làng bị vướng mìn làm đội hình rối loạn. Chớp thời cơ, tổ đánh địch phía trước đồng loạt nổ súng, buộc nhiều tên địch phải tháo chạy.

        Phát hiện lực lượng ta, địch tập trung hỏa lực bắn vào thôn Phú Hậu. Lực lượng chiến đấu phía trước bám công sự, chiến hào vừa ngăn chặn địch, vừa cơ động từng bước để bảo toàn lực lượng.

        9 giờ 30 phút, địch cho hai ca nô chở quẩn từ Việt Trì ngược sông Lô đổ bộ lên ngã ba phía bắc thôn Phú Hậu và nam thôn Phú Thị, chia cắt các thôn, vu hồi từ phía nam vào để bao vây tiêu diệt lực lượng ta.

        9 giờ 40 phút, địch chiếm ngã ba đường và phía bắc thôn Phú Hậu, đón đánh ta từ phía nam rút về, nhưng bị sa vào bãi mìn một số tên chết và bị thương. Cùng lúc, du kích và bộ đội tập trung hỏa lực bắn vào đội hình địch mới đổ bộ lên bờ. Các mũi tiến công của địch bị động chống đỡ, nhờ có lực lượng đông, được chi viện hỏa lực mạnh, các mũi càn của địch tiếp tục đánh vào các trận địa của ta. 

        Riêng địch ở thôn Phú Thị và Đông Mật bị bắn lướt sườn, lại phải đối phó phía chính diện nên không tiến lên được, địch buộc phải tập trung lực lượng đánh vào phía bắc thôn. Trận chiến đấu giằng co đến 11 giờ 3 phút, địch tiếp tục tăng cường lực lượng để đánh vào bên sườn ta.

        Do so sánh lực lượng quá chênh lệch nên du kích được lệnh rút khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng. Sau hơn 2 giờ chiến đấu 35 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu.  Trận chiến đấu đã diệt được nhiều địch, bảo vệ được xóm làng, giữ vững cơ sở kháng chiến.

        Thành công nổi bật của trận chống càn là do chi bộ đảng và chính quyền địa phương luôn có sự chăm lo, củng cố xây dựng sức chiến đấu cho lực lượng du kích; có kế hoạch xây dựng làng xã chiến đấu thành thế liên hoàn, ngày càng vững chắc; biết phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu giữa du kích địa phương với bộ đội chủ lực - kết hợp sử dụng các loại vũ khí để tiêu hao, tiêu diệt địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:01:35 am »


TRẬN CÔ NỤ CỦA DU KÍCH XÃ CHÍNH NGHĨA1 (25.11.1948)

        Trận chống càn của du kích xã Chính Nghĩa, huyện  Hạc Trì (nay là thành phố Việt Trì), tỉnh Phú Thọ tại xóm Cô Nụ, cùng với bộ đội chủ lực chống lại cuộc càn Onđine của quân Pháp nhằm phá cơ sở kinh tế, chính trị, quân sự, thu hẹp vùng tự do của ta.

        Xóm Cô Nụ, nằm trên một quả đồi thấp thuộc thôn Tiên Cát, xã Chính Nghĩa. Đây là một vùng đồi trung du, xen giữa các quả đồi có một số vạt ruộng cấy lúa, ao hồ, đường mòn tiện cơ động. Các quả đồi Cô Nụ, đồi Bứa, đồi Chùa Dưới, đồi Chùa Trên, đồi Chạn thuận tiện cho việc đào công sự, chiến hào, nhất là đồi Cô Nụ có ưu thế về độ cao, tiện bố trí binh lực, hỏa lực đánh địch từ xa khi chúng triển khai lực lượng càn vào các thôn trong xã. 

        Thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến sông Đà để chặn tiếp tế của ta từ Liên khu 3, Liên khu 4 lên Việt Bắc; từ ngày 7 tháng 11 năm 1948, Pháp tập trung lực lượng mở cuộc hành quân Onđine tiến vào Việt Trì, Bạch Hạc, Lập Thạch, . . . (khoảng 800 lính Âu Phi) ; ngoài ra còn có một số đơn vị ngụy binh, mật thám tham gia chỉ điểm, bắt cóc cán bộ địa phương.

        Hai ngày sau khi đổ quân, địch dùng 200 quân càn quét và lập bốt La Phù, Thanh Thủy.  Số còn lại đóng đồn ở ga Việt Trì, ở bốt Toa Đen làm bàn đạp lấn ra các xã lân cận như Chính Nghĩa, Minh Khai, Trưng Vương.

        Lực lượng du kích của xã Chính Nghĩa có 350 người, tổ chức thành bốn trung đội (Trung đội cơ động 60 người, Trung đội nữ du kích Minh Hà 40 người, Trung đội du kích Thọ Sơn 150 người và Trung đội Tiên Cát 100 người).  Trang bị có bảy khẩu súng trường, 1.350 quả lựu đạn, 506 quả mìn các loại. .

        Ngoài lực lượng du kích còn có một đại đội độc lập (sau này về Đại đoàn 308), một đại đội độc lập của Liên khu 10 đứng chân trên địa bàn sẵn sàng chi viện chiến đấu cho các địa phương khi địch càn quét. Thực hiện nhiệm vụ chặn địch, Trung đội du kích cơ động xã bố trí ở đồi Cô Nụ đánh địch từ ba hướng (đồi Chùa Dưới, đồi Bứa, đồi Chạn) tới. Trung đội du kích thôn Tiên Cát ở đồi Chùa Dưới. Trung đội du kích thôn Thọ Sơn ở đồi Bứa - Cống Tây. Trung đội du kích nữ Minh Hà ở đồi Thi Đua và đồi Chạn. Bộ đội chủ lực ở đồi Chùa Trên, đồi Chạn và xóm Anh Dũng. Các trung đội có nhiệm vụ sử dụng bom, mìn, lựu đạn tiêu diệt địch khi chúng vào trận địa.

        14 giờ ngày 24 tháng 11 , địch triển khai càn vào xã Chính Nghĩa trước mắt đánh chiếm đồi CÔ Nụ.  Khoảng 22 giờ, hai trung đội địch chia thành hai hưởng tiến vào đồi Bứa, đồi Chùa Trên nhằm thăm dò lực lượng và Phản ứng của ta. Bị lực lượng tiền tiêu chặn đánh, địch chống cự một lúc rồi chạy về đồn.

        1 giờ 15 phút ngày 25 khoảng một đại đội địch theo đường số 2, vượt đồi Chùa Dưới đánh vào đồi Cô Nụ. Cùng thời gian một đại đội khác vượt qua đồi Bứa, Cống Tây tiến vào đồi Cô Nụ. ở khoảng tiếp giáp đồi Chùa Trên với đồi Chạn cũng xuất hiện gần một đại đội địch. Nhơ vậy, trên ba hướng khoảng một tiểu đoàn 400 tên) tiến công vào đồi Cô Nụ.

        Khoảng 2 giờ, địch đi vào trung tâm bãi bom, mìn của ta. Được lệnh nổ súng, từ các hướng đồng loạt bom, mìn nổ. Bị đánh bất ngờ, đội hình địch rối loạn, một số sa hầm chông, một số bị tiêu diệt.

        3 giờ 15 phút, chủ lực ta cùng các tổ du kích chốt chặn ở tiền tiêu cơ động đến kết hợp với lực lượng ở đồi Cô Nụ diệt một số địch. Bị ta bao vây, địch phải mở đường rút chạy. Từ thế trận phục kích, quân ta chuyển sang truy kích diệt một số tên.

        Đến rạng sáng, trận đánh kết thúc, 90 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ta thu một súng.  Chiến thắng trận Cô Nụ cổ vũ tinh thần đánh giặc giữ làng của quân dân Hạc Trì, góp phần bảo vệ vùng giải phóng, để lại những kinh nghiệm quý về chốt chặn địch và chuyển hóa thế trận đánh địch khi thời cơ có lợi.

-------------------
        1. Nay là phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tình Phú Thọ.   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:03:02 am »


TRẬN ĐẠI MỖ CỦA MỘT ĐẠI ĐỘI THUỘC TIỂU ĐOÀN 77 (28. 11.1948 )

        Trận tập kích của một đại đội thuộc Tiểu đoàn 77 Trung đoàn 48, được bộ đội địa phương và nhân mối phối hợp chiến đấu, đánh vào 40 lính dõng, trang bị một trung liên, 32 súng trường, giữ đồn Đại Mỗ (thuộc xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội), nhằm tiêu diệt địch, phá kìm kẹp nhân dân ngăn chặn ta vào hoạt động trong thành phố.

        8 giờ ngày 28 tháng 11 năm 1948, đại đội từ khu tự do của ta ở Chương Mỹ vào vùng tạm chiếm. 22 giờ, đơn vị triển khai ở khu vực chợ trước mặt đồn. 23 giờ, Trung đội 2 bắt đầu bí mật phá hàng rào, luồn vào sát nhà chỉ huy phối hợp với nhân mối diệt chỉ huy đồn.

        Địch đưa trung liên lên mái nhà bắn trả. Nhờ dự kiến phương án có tình huống này, ta lập tức sử dụng hỏa lực kiềm chế địch, đồng thời công kênh nhau lên mái nhà bắt tên chỉ huy Đào Văn Loan (bếp Tí). Do Đào Văn Loan bị thương nặng nên bảo vệ của y đưa lên trốn trên mái nhà ngủ số 1, mang theo khẩu trung liên, nhưng ta không phát hiện được.

        Khi Trung đội 2 tiến vào đồn, nhân mối mở cửa cho Trung đội 1 tiến vào. Số lính dõng trong nhà ngủ chạy ra bị tiêu diệt một số tên, số còn lại khiếp sợ xin hàng.  Quân ta tước vũ khí và bắt tù binh, thu dọn chiến lợi phẩm rồi rút. Trận đánh kết thúc, 14 tên địch bị diệt; 21 tên bị bắt; ta thu 30 súng trường, một tiểu liên, một súng ngắn, cùng nhiều chiến lợi phẩm khác. 

        Để tiêu diệt được đồn Đại Mỗ, trước hết quân ta phải dựa vào cơ sở nhân dân. Biết vận dụng cách đánh tập kích phù hợp, kết hợp chặt chẽ việc kỳ tập có nhân mối bên trong với cường tập. Thực hiện chuẩn bị chu đáo, chỉ huy sâu sát, xử trí khôn khéo.


TRẬN NÀ TẼN CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 73 (10 .12.1948)

        Trận phục kích của Tiểu đoàn 73 Trung đoàn 74 Cao Bằng nhằm tiêu hao quân địch, quấy rối, cắt giao thông, tiếp tế của quân Pháp trên đường 4A từ Đông Khê lên Cao Bằng.

        Bản Nà Tẽn thuộc xã Chu Trinh, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Đoạn đường 4A chạy qua Nà Tẽn, phía đông có dãy núi đất, chân núi sát mặt đường và dốc đứng. Trên sườn núi cây cối mọc lúp xúp, tạo điều kiện cho giấu quân và triển khai lực lượng được bí mật, phát huy được sức mạnh các loại hỏa khí, nhất là lựu đạn và các loại súng bộ binh. 

        Tiểu đoàn 73 có các đại đội bộ binh 671, 672, 674 và Đại đội trợ chiến 675, vũ khí có bảy khẩu súng máy, hai khẩu trung liên Ren, còn lại là súng trường và vũ khí tự tạo.  Nắm được quy luật hoạt động của địch, tiểu đoàn tổ chức lực lượng thành ba bộ phận:

        - Bộ phận xung kích gồm các đại đội 671, 672, 674 triển khai đội hình theo chiều dài của trận địa, diệt địch bằng hỏa lực của các loại súng bộ binh và lựu đạn khi chúng bị chặn lại trước trận địa.

        - Bộ phận chặn đầu và khóa đuôi, do hai trung đội của các đại đội bộ binh 674 và 671 đảm nhiệm. 

        - Bộ phận hỏa lực có Đại đội trợ chiến 675 bố trí tại các mỏm nhô ra của dãy núi đất phía tây quốc lộ số 4, dùng hỏa lực tiêu diệt địch, khi được lệnh xung phong cùng xung kích diệt địch thu vũ khí.

        Khoảng 15 giờ ngày 9 tháng 12 năm 1948, từ các bản Nà Chia, Phai Siêng, tiểu đoàn hành quân vào chiếm lĩnh trận địa .

        9 giờ 30 phút ngày 10 tháng 12, một tốp xe chở hơn 100 quân (sáu chiếc) từ Cao Bằng xuống, nhưng các xe cách nhau quá xa, nên đơn vị không đánh được và quyết định chờ đoàn xe quay về.

        14 giờ, đúng như dự đoán, đoàn xe quay về nhưng lại chỉ có hai chiếc chở khoảng 40 tên. Thấy tiếp tục chờ khó giữ được bí mật nên tiểu đoàn quyết định diệt địch trên hai chiếc xe này.

        Được lệnh nổ súng, cả trận địa đồng loạt bắn vào đoàn xe. Bộ đội vừa ném lựu đạn, vừa hô xung phong uy hiếp địch. Bị đánh bất ngờ, chiếc đi đầu lao xuống ruộng bên cạnh cầu trước bản Nà Tẽn, quân địch hốt hoảng nhảy ra khỏi xe. Cùng lúc ấy, chiếc xe đi sau cũng bị trúng đạn lao xuống vệ đường, nhiều tên chết ngay tại chỗ. Những.tên sống sót vội tìm đường chạy trốn. Những tên ngoan cố nấp bên xe chống cự bị lựu đạn và hỏa lực của ta tiêu diệt.

        Sau 5 phút có lệnh xung phong, lực lượng xung kích đồng loạt xuống đường, diệt nốt không tên còn lại; thu vũ khí, phá xe và lui quân an toàn. Trận đánh kết thúc, ta diệt hai trung đội địch, bắt một tên, thu hai trung liên, bốn tiểu liên, hai súng trường, một súng ngắn; phá hai xe vận tải.

        Trận phục kích diệt gọn hai trung đội địch ngay sát thị xã Cao Bằng càng làm cho địch thêm hoang mang, lo sợ; đồng thời củng cố, nâng cao lòng tin của nhân dân vào thắng lợi của cách mạng, của kháng chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:05:16 am »

       
TRẬN HÓI MÍT CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 319 (12.1.1949)

        Trận phục kích của Tiểu đoàn bộ binh 319 Trung đoàn 1101 , được tăng cường một đại đội trợ chiến, một đội phóng bom của công binh vào đoàn tàu bọc thép quân đội Pháp ở Hói Mít thuộc xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên (nằm trên đường sắt Đà Nẵng - Huế, cách ga Lăng Cô khoảng 2 kilômét về phía nam) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá hủy đoàn tàu, thu và phá hủy vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng; phá kế hoạch vận chuyển tiếp tế của địch; bồi dưỡng lực lượng ta; phối hợp với chiến trường toàn miền, phá kế hoạch càn quét, bình định của địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị ở các địa phương.

        18 giờ ngày 11 tháng 1, đơn vị hành quân chiếm linh trận địa. 7 giờ ngày 12 tháng 1, binh lính địch đẩy một Ô tô ray đi kiểm tra đường sắt.

        15 giờ 10 phút, trinh sát đoàn tàu đã chui qua hầm số 3 (bắc đèo Hải Vân). Bộ đội sẵn sàng xuất kích.  l giờ 40 phút đoàn tàu kéo 17 toa bọc sắt từ từ đi vào trận địa. Chỉ huy địch ở toa số 2, các toa số 1, 6, 13, 16, 17 chở đầy lính, một số linh nằm trên nóc toa, súng chĩa ra hai bên đường. Các toa còn lại chở vũ khí, toa số 8 chở khẩu pháo 75mm.

        15 giờ 43 phút, đoàn tàu lọt vào trận địa. Tổ công binh phía bắc cho nổ bom, phá tung đoạn đường sắt, chặn đầu đoàn tàu địch. Tiếp đó, quả bom khóa đuôi cũng nổ làm lật tà vẹt sang một bên. Đoàn tàu từ từ dừng lại, các trận địa hỏa lực của ta bắn vào đội quân áp tải.

        15 giờ 47 phút, bộ binh được lệnh xung phong đánh vào các toa được phân công. Sau mấy phút bị bất ngờ, địch dựa vào quân đông, hỏa lực mạnh và các toa bọc sắt kiên cố ngăn chặn ta tiến công. Các chiến sĩ ta lợi dụng thân tàu, dùng lựu đạn đánh chiếm từng toa.

        Được hỏa lực chi viện mạnh, Đại đội 1 đánh chiếm được toa chỉ huy. 16 giờ 42 phút, đại bộ phận quân địch trên tàu bị tiêu diệt, số còn lại lao xuống phá Lăng Cô hoặc chạy lên núi.  

        3 giờ ngày 13 tháng 1, đơn vị mới giải quyết xong chiến lợi phẩm, do không đủ thời gian về căn cứ trong đêm nên Tiểu đoàn trưởng cho bộ đội tạm rút về núi Trầm (gần cửa biển Tư Hiền) để đêm sau vượt đường số 1 về chiến khu Phú Lộc.

        Bị đòn đau, địch điều quân ứng chiến từ Huế vào và tử Đà Nẵng ra ứng cứu. Được gián điệp chỉ điểm, chúng huy động máy bay, tàu thủy bắn phá dùng bộ binh chốt chặn các ngả đường lên chiến khu. Ngoài khơi hai tàu chiến của Pháp thay nhau chặn cửa ] Hiền. Bộ binh và xe tăng rải quân chặn dọc đường 1 từ Lăng Cô đến cầu Hai, một tiểu đoàn bộ binh bố trí phía nam núi Trầm đón lõng Tiểu đoàn 319.  

        Suốt 4 ngày (13 đến ngày 16 tháng 1), bộ đội ta giấu mình trong các bụi cây, hốc đá, luồn lách đối phó với địch.  Đêm đêm nhân dân Mỹ Lợi dùng thuyền nan vượt sự phong tỏa của địch tiếp tế từng lon gạo, củ sắn cho bộ đội.  

        21 giờ ngày 16 tháng 1, gió mùa đông bắc thổi mạnh, trời rét, địch co cụm đề phòng ta tập kích. Lợi dụng lúc chúng sơ hở và được nhân dân dẫn đường, tiểu đoàn vượt qua phía tây về căn cứ Phú Lộc an toàn.

        Trận đánh thắng lợi, 300 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu; ta thu 10 khẩu trung liên, 30 tiểu liên, 180 súng trường, phá một khẩu pháo 75mm, một đầu máy và 17 toa xe; phá hủy, cất giấu, phân tán 80 tấn vũ khí, đạn dược.

        Nhờ chuẩn bị chiến đấu tốt, trinh sát nắm chắc quy luật hoạt động của địch, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, có kế hoạch chiến đấu phù hợp, giữ được bí mật, tạo được bất ngờ và giữ được mối quan hệ chặt chẽ với dân mà Tiểu đoàn 319 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


TRẬN CHỢ CHÈ CỦA ĐẠI ĐỘI BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN LỆ THỦY (24.1.1949)

        Trận tập kích của một tiểu đội (bảy người) thuộc Đại 1 đội bộ binh 1 bộ đội địa phương huyện Lệ Thủy (do Đại đội trưởng Lương Hữu Sắt chỉ huy) vào ngụy binh giữa ban ngày ở chợ Chè, xã Sào Nam (nay là xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nằm sâu trong vùng địch hậu) nhằm tiêu diệt địch, gây thanh thế cho lực lượng ta, trấn áp bọn phản động trong vùng địch hậu.  

        Tối 23 tháng 1, du kích đưa bảy bộ đội vào nhà ông Cảnh (một cơ sở của xã Sào Nam) làm công tác cải trang, kiểm tra lại vũ khí, trang bị.

        Tảng sáng ngày 24 tháng 1, bộ đội trong bộ quần áo hóa trang, được du kích dẫn đường vào vị trí tập kết sát phía sau chợ.

        7 giờ, liên lạc báo có sáu tên bảo vệ quân mang năm khẩu súng, đang ở trong chợ, chỉ huy trận đánh ra lệnh tiến vào chợ, từng người tìm cách áp sát từng tên lính.  Khi lực lượng ta đã áp sát mục tiêu, chỉ huy nổ súng diệt tên cai phát lệnh tiến công, nhưng súng không nổ.  Tên cai quay lại, hai người vật nhau; bốn người còn lại cùng hét lớn “đánh cho nó chết” rồi lao vào đánh và cướp súng địch. Bị đánh bất ngờ, địch lúng túng, không kịp chống trả, ta quật ngã bốn tên, thu bốn súng và toàn bộ đạn. Thấy đại đội trưởng đang quần nhau với địch, một người lao tới, phóng một nhát dao găm vào tên địch, thu một khẩu tiểu liên.

        Trận đánh diễn ra trong 15 phút. Ta giành quyền làm chủ, tuyên truyền cho đồng bào rõ mục đích ý nghĩa trận đánh và nhanh chóng rút khi chợ đang đông. Còn năm tên địch bị bắt, một tên bị thương, ta giáo dục và thả tại chỗ, thu năm súng và toàn bộ đạn dược.

        Chợ Chè là một trận đánh hay, hiệu suất chiến đấu cao, phục vụ tốt cho mục đích chính trị của địa phương; gây cho địch hoang mang, đồng bào vùng địch hậu phấn khởi, tin tưởng vào Việt Minh, vào kháng chiến nhất định thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:06:34 am »


TRẬN VẬT LẠI CỦA DÂN QUÂN DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG (19.2.1949)

        Trận chống càn của dân quân, du kích Vật Lại và hai  tiểu đội bộ đội tỉnh đánh vào 2.000 quân địch tiến công vào làng Vật Lại, xã Phú Mỹ, huyện Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây), nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ làng kháng chiến. 

        Cay cú sau nhiều lần tiến công vào Vật Lại thất bại, địch ra sức chuẩn bị cho cuộc tiến công vào đây nhằm phá các làng kháng chiến, bắt lính, vơ vét của cải của dân, lập tề và ngụy quyền tay sai. Ngày 18 tháng 2 năm 1949, địch tử Trung Hà chiếm Ngọc Nhị, Khu Thụy, cắt đường rút quân của ta qua Vật Yên vào căn cứ kháng chiến, chuẩn bị cho tiến công chiếm lại Vật Lại từ phía tây nam. 

        Qua ba lần đánh địch càn quét vào làng thắng lợi, quân và dân Vật Lại càng quyết tâm bảo vệ làng, phát động nhân dân ta bổ sung hào, lũy, tích cực sản xuất kịp thời vụ. 

        Lực lượng dân quân du kích được tăng cường, đưa hai phần ba số đảng viên vào du kích. Ngoài trung đội 42 người do Phùng Văn Thực chỉ huy, “đội du kích quyết tử” 13 người do Chu Danh Lợi làm đội trưởng, còn có 200 dân quân và các tổ cứu thương. Vũ khí có năm súng trường, chín súng chim; mỗi du kích có ba quả lựu đạn, một kiếm hoặc mã tấu; mỗi dân quân có hai lựu đạn, một giáo hoặc một mã tấu.

        Phối hợp với dân quân du kích Vật Lại có hai tiểu đội thuộc Tiểu đoàn 264 bộ đội tỉnh; trang bị 11 súng trường, một súng phóng lựu và 30 quả lựu đạn.

        7 giờ ngày 19 tháng 2 năm 1949, Pháp cho khoảng 100 xe cơ giới chở lính Âu Phi từ Sơn Tây lên chiếm dọc đường 11A từ phố huyện Quảng Oai đến ngã ba Đồng Bảng, phối hợp với quân từ Trung Hà xuống, từ Khu Thụy lên, có tám xe tăng (khoảng 2.000 tên), chiếm đồi Đăm, đồi Chùa, rừng Tiễn, Cổ Trông, Mả Lát, bao vây Vật Lại. 

        7 giờ 40 phút, chúng cho máy bay đến ném bom vào làng. Sau đó pháo từ Sơn Tây, Trung Hà, bắn dữ dội vào các chiến lũy của các xóm Giải, xóm Sui, xóm Vôi, xóm Lão, làm cháy trụi nhiều nhà.

        8 giờ 30 phút, địch từ các hướng hò hét tiến vào phá các chiến lũy. Dựa vào công sự, hầm hào, các chiến sĩ ta đã mưu trí đánh lui các đợt tiến công của địch. Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ, trên cả ba hướng địch chết ngổn ngang trên đường, ven lũy.

        Từ 12 giờ đến 15 giờ 30 phút, chiến sự diễn ra khắp các xóm Sui, xóm Giải, xóm Lão, xóm Vôi. Nhiều cuộc đánh gần bằng lựu đạn, mã tấu, giáo mác làm cho địch tiến rất chậm.

        16 giờ, địch từ bốn xóm đánh dồn vào xóm Lọc. Đội “du kích quyết tử” cùng bộ đội và du kích đánh lui nhiều đợt tiên công của chứng. Đến khi hết đạn, lực lượng rút xuống hần bí mật. Một tổ du kích và 10 dân quân bị bao vây, vừa đánh địch vừa lui về hầm bí mật, nhưng hầm bí mật nhân dân đã xuống chật. Cả tổ quyết dùng mã tấu, giáo mác đánh địch.

        Không chiếm được nhà, địch dùng badôca bắn sập nhà, 12 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Đội trưởng Chu Danh Lợi bị gãy một tay nhưng vẫn cướp súng địch, bắn gục hàng chục tên địch.

        17 giờ 30 phút, địch chiếm được Vật Lại. Sợ bị tập kích bất ngờ, chúng rút ra ngoài làng trụ lại. Dân quân du kích hướng dẫn nhân dân bí mật sơ tán sang Vật Yên an toàn. 

        Sáng ngày 20 tháng 2, địch vào làng chỉ còn lại vườn không nhà trống, chúng điên cuồng đốt phá, lửa khói nghi ngút liên tục mấy ngày liền.  Một ngày chiến đấu quyết liệt, ta đã loại khỏi vòng chiến 120 tên lính Pháp.

        Chiến công của quân và dân Vật Lại chứng tỏ sức mạnh đoàn kết quân dân, ý chí quyết đánh, trí tuệ biết đánh đã chiến thắng kẻ thù có trang bị hiện đại và được xe tăng, phi pháo yểm trợ đắc lực.

        Từ đây, Vật Lại chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng cơ sở trong lòng địch, tổ chức nhân dân đấu tranh chính trị, kinh tế, kết hợp với hoạt động vũ trang, tiến lên cùng với bộ đội chủ lực phản công địch, giải phóng quê hương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:07:27 am »

       
TRẬN ĐIỀN XÁ CỦA CÁC TIỂU ĐOÀN 426, 215 VÀ MINH HỔ (4.3.1949)

        Mở màn chiến dịch Đông Bắc II, bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương Liên khu Việt Bắc, phục kích tiêu diệt quân địch ở Điền Xá.

        Xã Điền Xá thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Yên (nay là tỉnh Quảng Ninh). Đường 4B chạy qua khu vực Điền Xá, đoạn từ Khe Chầy đến Khe Vàng đường hiểm trở, nhiều đoạn gấp khúc. Phía nam có dãy núi cao, trên núi cây cối rậm rạp thuận lợi cho giấu quân bí mật; triển khai lực lượng ở sườn núi thì rất lợi cho việc phát huy sức mạnh của các loại hỏa lực. Địch hành quân tới đoạn này nếu bị phục kích dễ bị chia cắt, khó co cụm chống đỡ.  

        Tham gia trận đánh có Tiểu đoàn 426 Trung đoàn 59, Tiểu đoàn 2 1 5 Trung đoàn 98 và Tiểu đoàn Minh Hổ thuộc Trung đoàn độc lập Hải Ninh.

        Tiểu đoàn 426 có bốn đại đội bộ binh và các đơn vị trực thuộc. Vũ khí có 12 súng máy, 270 súng trường, ba súng phóng lựu AT, lựu đạn và một số dao, kiếm.  Tiểu đoàn 215 có hai đại đội bộ binh, một đại đội trợ chiến, quân số 250 người. Vũ khí có một khẩu 12,7mm, một khẩu cối 60mm, sáu trung liên, ba khẩu badôca, 80 súng trường và lựu đạn.

        Tiểu đoàn Minh Hổ có hai đại đội bộ binh, quân số 221 người. Vũ khí có một khẩu 12, 7mm, ba khẩu trung liên, súng trường và lựu đạn.

        Chỉ huy trận đánh tổ chức đội hình thành hai bộ phận:

        - Bộ phận đánh xe tiếp tế gồm Tiểu đoàn 426 và Tiểu đoàn 21.

        - Bộ phận kiềm chế, chặn viện do Tiểu đoàn Minh Hổ đảm nhiệm.

        9 giờ ngày 28 tháng 2, Tiểu đoàn 215 xuất quân, đến 11 giờ 30 phút Tiểu đoàn 426 xuất phát, nhưng do phải chờ lấy gạo, sau đó gạo lại không có nên cả hai tiểu đoàn đến 12 giờ 30 phút cùng ngày mới xuất phát được. Lúc 1 giờ ngày 4 tháng 3 năm 1949, bộ đội tới trận địa chuẩn bị chiến đấu.

        7 giờ ngày 4 tháng 3, một đoàn xe tải 16 chiếc và một xe Jeép từ Khe Tù lên tiếp viện cho Đình Lập, trên xe chở 62 tên lính Pháp và lính Bắc Phi trong đó có nhiều tên sĩ quan, đội, sếp và lính chuyên môn kỹ thuật, một trung đội lính bảo vệ do thiếu úy Bay chỉ huy áp tải.  

        7 giờ 20 phút, xe đi đầu lọt vào trận địa của Tiểu đoàn 215; tiếp đó cả 17 chiếc lọt vào trận địa phục kích của ta.  Tổ chặn đầu nổ súng phát lệnh cho cả trận địa, chiếc đi đầu trúng đạn, nhưng vẫn cố chạy về Đình Lập. Được lệnh, toàn bộ hỏa lực của ta tập trung bắn vào đội hình xe địch.

        Bị đánh bất ngờ, quân địch trên xe vội nhảy xuống đường chạy tán loạn. Bộ đội ta đồng loạt xung phong cướp súng giặc, bắt tù binh.

        Đến 7 giờ 45 phút, ta hoàn toàn làm chủ i,rận địa. Bộ đội đang thu dọn chiến lợi phẩm, vũ khí. quân dụng, thì được lệnh sẵn sàng chiến đấu đánh quân tăng viện. .  

        Đoàn xe địch 10 chiếc chở lính và một xe chỉ huy từ Tiên Yên đến tăng viện. Bộ phận đánh quân viện được lệnh kiên quyết chặn địch lại bảo đảm cho bộ đội làm chủ trận địa.

        Khi chiếc xe chỉ huy vừa tới khu vực của bộ phận khóa đuôi thì bị súng 12,7mm của bộ phận này bắn chết gần hết. Đoàn xe dừng lại dàn quân đánh trả, nhưng đã bị ta chặn đánh quyết liệt, địch không tiến lên được.

        Sau 15 phút chiến đấu, ta tăng cường hai trung liên lên chiếm vị trí phối hợp với khẩu 12,7mm và cối 60mm tập trung hỏa lực chặn viện, để đội hình chủ yếu làm chủ trận địa và lui quân an toàn.

        Sau một giờ chiến đấu, ta phá hủy 15 xe địch, diệt 80 quân, có nhiều lính Pháp và Bắc Phi, bắt 23 tên. Ta thu một khẩu trung liên, hai khẩu tiểu liên và nhiều đạn dược.  Trận mở màn chiến dịch Đông Bắc II giành thắng lợi lớn, tạo đà cho chiến dịch phát triển thuận lợi, củng cố lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Bắc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:10:28 am »


TRẬN BẢN TRẠI CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 29 (16.3.1949)

        Trận tiến công đồn Bản Trại của Tiểu đoàn 29 là trận công kiên đầu tiên trên mặt trận Đường số 4 nhằm đập gãy một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ của địch ở con đường chiến lược này. 

        Đồn Bản Trại ở trong địa bàn xã Chiến Thắng, huyện Thất Khê, tỉnh Lạng Sơn (tây bắc điểm cao 262). Xung quanh đồn cây cối mọc thấp, sườn đông và đông bắc độ dốc thoải dần. Phía đông bắc, sát sông Kỳ Cùng có một mỏm đồi cao tương đương với đồn Bản Trại. Địa hình ở hướng này hẹp, khó triển khai binh, hỏa lực. Phía tây và tây nam địa hình rộng, tiện triển khai lực lượng nhưng bị đường số 4 cắt ngang.

        Đồn Bản Trại do đại đội 8 (khoảng 70 tên) thuộc trung đoàn lê dương số 3 (3è REI) đóng giữ. Vũ khí có hai khẩu badôca, một khẩu súng cối 60mm, một đại liên, hai trung liên, 12 tiểu liên, còn lại là súng trường.

        Binh lực bố trí thành ba điểm: phía bắc, đông bắc điểm cao 262 và một đồi nhỏ gần cầu Bản Trại. Đồn chia làm hai khu vực: Khu A và B.

        Khu A có hai trung đội và chỉ huy đại đội, bố trí trên ba mỏm phía tây bắc điểm cao 262.  Bao quanh đồn là tường đất cao 2 mét, dày 1 mét và ba hàng rào dây thép gai và rào tre. Hướng đông nam, có bãi mìn chống bộ binh. Trong khu A có lô cốt lớn cao 3 mét, năm ụ súng máy. Đồn có nhà chỉ huy, nhà ở của binh lính; nhà làm việc; nhà bếp và kho đạn.

        Khu B có một trung đội bố trí trên đồi ngay đầu cầu Bản Trại, sát đường 4, cách khu A khoảng 150 mét. Trong khu B có lô cốt và nhà lính xây bằng gạch.

        Đề phòng ta tiến công, ban ngày địch phái lực lượng nhỏ điều tra, lùng sục các bản xung quanh để nắm hoạt động của ta, khống chế nhân dân; ban đêm chúng tổ chức canh gác cẩn mật.

        Tiểu đoàn bộ binh 29 của Bộ Tổng chỉ huy có các đại đội 157, 159, 161 và Đại đội trợ chiến 163. Vũ khí có hai khẩu cối 81mm, hai khẩu 12,7mm, sáu khẩu badôca, ba khẩu đại liên, bảy khẩu trung liên, bảy khẩu áT, một súng phóng lựu và 210 khẩu tiểu liên và súng trường. 

        Nhận nhiệm vụ công đồn Bản Trại, tiểu đoàn được tăng cường một trung đội bộ đội địa phương huyện Tràng Định, hai trung đội công binh, hai khẩu pháo 75mm và một tiểu đội phóng bom.

        Để diệt đồn, tiểu đoàn tổ chức lực lượng tiến công trên hai hướng:

        - Hướng chủ yếu do Đại đội 157, được tăng cường một trung đội công binh, một tiểu đội phóng bom, một tiểu đội phóng lựu có nhiệm vụ đánh chiếm và tiêu diệt địch ở khu A. 

        - Hướng thứ yếu do Đại đội 159 (thiếu hai tiểu đội), có nhiệm vụ tiến công đánh chiếm và tiêu diệt địch ở khu B.  Một trung đội của Đại đội 161 đánh địch cảnh giới ở điểm cao 26 - Hai tiểu đội của Đại đội 159 nghi binh thu hút địch.  Đại đội 11 làm lực lượng dự bị.

        Đại đội trợ chiến cùng với pháo binh diệt lô cốt, hỏa điểm, chi viện cho bộ binh mở cửa và xung phong, sẵn sàng đánh địch từ Thất Khê đến tăng viện. 

        23 giờ ngày 15 tháng 3 năm 1949, các đơn vị chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công, săn sàng nổ súng diệt đồn.  23 giờ 48 phút, ta nổ súng tiến công địch trong đồn Bản Trại. Pháo của ta bắn vào lô cốt lớn ở khu A, các chiến sĩ công binh đánh bộc phá mở cửa. Địch trong đồn. sau mấy phút bị bất ngờ, lợi dụng công sự chống trả quyết !iệt. 

        23 giờ 54 phút, Đại đội 159 mở được cửa vào khu B, các chiến sĩ xung kích xông vào đồn; sau 5 phút tiêu diệt phần lớn quân địch. Số sống sót chạy sang khu A, nhưng bị một bộ phận của Đại đội 19 truy kích tiêu diệt. 

        Trên hướng chủ yếu, sau khi diệt các lô cốt, các ụ súng, Đại đội 157 tập trung lực lượng đánh vào khu A. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt. Đến 0 giờ 5 phút ngày 16 tháng 3, các mũi xung kích của ta mới áp sát được chân tường đồn địch và lối ra vào hướng đông bắc.

        0 giờ 10 phút, pháo ta ngừng bắn, bộ binh từ các hướng xông vào đồn địch. Hỏa lực địch bắn mạnh ngăn chặn, nhưng bị badôca và đại liên của ta bắn ghìm đầu địch xuống. Một cuộc giáp chiến ác liệt giữa các chiến sĩ của các đại đội 157, 159 và một bộ phận của Đại đội 161 với quân địch trong đồn. 

        0 giờ 20 phút, ta làm chủ khu A, số địch còn sống sót phải đầu hàng.  Sau 37 phút tiến công, ta tiêu diệt 51 tên (có 24 lính Pháp), bắt 22 tên (có 12 lính Pháp); thu hai badôca, một súng cối 60mm,  hai đại liên, 49 tiểu liên, súng trường và nhiều quân trang, quân dụng khác.

        Trận Bản Trại thắng lợi, ta đã chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ của địch ở đường số 4, góp phần vào việc củng cố, xây dựng và dìu dắt lực lượng vũ trang địa phương thêm trưởng thành, lớn mạnh. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:11:43 am »


TRẬN THU CÚC CỦA DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG (9.4.1949)

        Trận tập kích tiêu diệt đích ở đồn Thu Cúc của lực lượng du kích xã Thu Cúc, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được tăng cường đội công tác thuộc Tiểu đoàn 15, Trung đoàn Sông Lô nhằm tiêu diệt địch, phá đồn, bắt tù binh thu vũ khí.

        Sau khi chiếm Sơn La - Lai Châu, quân Pháp theo đường 24 về hướng Thanh Sơn, chúng chiếm Thu Cúc xây dựng đồn binh nhằm án ngữ, cắt giao thông liên lạc của các lực lượng ta với Khu 10. 

        Giữ đồn Thu Cúc có 60 quân tề, ngụy do một sĩ quan Pháp chỉ huy. Đồn được xây dựng chủ yếu bầng gỗ, đất chia làm hai khu. Khu 1 là lính, có một đại liên, một trung liên và một số súng trường. Khu 2 là tề ngụy, có một số đưa cả vợ con vào ở; trang bị bốn trung liên, ba tiểu liên, còn lại là súng trường. Cách đồn khoảng 500 mét về phía nam có một sân bay dã chiến chủ yếu dùng tiếp tế, tải thương khi cần thiết.

        Nhận nhiệm vụ diệt đồn, chỉ huy xã đội sử dụng 10 du kích xã, bốn đội viên đội công tác của Tiểu đoàn 15, kết hợp với một trung đội lính ngụy trong đồn được giác ngộ làm nội ứng; tổ chức thành ba bộ phận:

        - Bộ phận chủ yếu gồm hai tổ du kích xã, phối hợp với tổ công tác của bộ đội; được tăng cường ba khẩu trung liên. Nhiệm vụ là bí mật luồn sâu, đột nhập vào cổng sau đồn, áp sát nhà chỉ huy, khi được lệnh nhanh chóng diệt tên chỉ huy đồn; cùng các bộ phận vây ngoài nhanh chóng chiếm ngay các vị trí có lợi, uy hiếp và gọi hàng, chiếm đồn, bắt tù binh, thu vũ khí, hỗ trợ nhân dân địa phương phá đồn địch.

        - Bộ phận thứ yếu sử dụng số binh lính được giác ngộ, bao vây chặt khu tề ngụy, tiêu diệt những tên ngoan cố chống lại, bắt bọn tề ngụy và binh lính còn lại, thu vũ khí.

        Bộ phận bao vây đồn gồm một tổ du kích và một tiểu đội nội công. Nhiệm vụ là bí mật bao vây đồn, sẵn sàng khống chế hỏa lực địch, tạo điều kiện cho bộ phận luồn sâu đánh vào bên trong, hiệp đồng với bộ phận chủ yếu đánh chiếm đồn, bắt tù binh, thu vũ khí.

        5 giờ ngày 9 tháng 4 năm 1949, bộ phận chủ yếu được lực lượng nội ứng dẫn đường, bí mật luồn sâu vào sát nhà ngủ của tên quan ba Pháp chỉ huy đồn. Được lệnh, du kích tiêu diệt tên chỉ huy, khống chế toàn bộ lính ngụy trong đồn. Đội trưởng du kích ra lệnh tập trung toàn bộ bọn tề ngụy buộc chung phải đầu hàng, nộp vũ khí. Một số tên ngoan cố bị lực lượng nội ứng tước vũ khí trước khi hành động.

        Sau ít phút chiến đấu, ta diệt một tên quan ba Pháp, bắt 60 tên tề ngụy, thu một khẩu đại liên, ba khẩu trung liên, ba khẩu tiểu liên, 40 súng trường và nhiều trang bị khác.

        Trận Thu Cúc thắng lợi giòn giã, bên cạnh quyết tâm chiến đấu cao của lực lượng du kích và bộ đội, còn có nguyên nhân rất quan trọng là sự kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và địch vận. Do vậy chỉ trong ít phút chiến đấu, ta đã chiếm được đồn trại, bắt toàn bộ binh lính trong đồn, thu nhiều vũ khí và trang bị của địch. Ta an toàn.


TRẬN DỐC VỰC CỦA TRUNG ĐỘI DU KÍCH XÃ ĐỒNG LƯƠNG (4.4.1949)

        Trận phục kích của Trung đội du kích xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, tiêu hao một trung đội quân Pháp, bảo vệ được căn cứ kháng chiến. 

        Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, địch sử dụng một đại đội Âu Phi chiếm điểm cao 35, xây đồn nhằm khống chế hoạt động của ta cả đường bộ, đường sông, sẵn sàng tiến công huyện ly Cẩm Khê theo đường số 24. 

        Chiếm được điểm cao 35, hàng ngày địch cho khoảng một trung đội hành quân qua dốc Vực, tiến vào tây xã Đồng Lương càn quét, cướp phá của cải, phát hiện lực lượng vũ trang ta.

        Trung đội du kích xã Đồng Lương có 34 người, vũ khí có ba khẩu súng trường, 60 quả lựu đạn, một số giáo, mác.  Nắm được quy luật hoạt động của địch, trung đội sử dụng 10 người, mai phục ở dốc Vực, dùng một quả đạn pháo 105mm cải tạo thành địa lôi, chôn ở dốc Vực, khi địch đến cho đạn nổ, kết hợp với ném lựu đạn tiêu diệt địch, thu vũ khí.

        03 giờ ngày 14, trung đội chiếm lĩnh trận địa chờ địch.  Mờ sáng, một trung đội địch theo thường lệ vào làng quấy phá, lấy của cải và vật liệu về xây dựng bốt. Khi tên địch thứ hai bước đến chỗ đặt địa lôi. đồng chí Chiến chỉ huy trận đánh ra ám hiệu cho đồng chí Thiện giật cho địa lôi nổ. Khi địa lôi nổ, quân ta ném lựu đạn và bắn vào đội hình địch, yểm hộ cho hai đồng chí giật địa lôi rút về vì trí an toàn.

        Bị đánh bất ngờ, địch dùng pháo bắn vào dốc Vực, nhưng các du kích của ta đã về vị trí an toàn. Địch bị loại khỏi vòng chiến đấu 11 tên.

        Trận đánh thắng lợi đã động viên phong trào du kích chiến tranh trong huyện phát triển; bảo vệ được căn cứ kháng chiến của du kích và nhân dân.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM