Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:42:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu  (Đọc 18123 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 09:53:44 pm »



        - Tên sách: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2006
        - Số hoá: ptlinh, UyenNhi05.

        Chỉ đạo biên soạn:

        Đại tá PHẠM QUANG ĐỊNH
        Đại tá PHẠM BÁ TOÀN
        Đại tá NGUYỄN ĐỨC HÙNG

        Tổ chức:

        Đại tá KIỀU BÁCH TUẤN

        Biên soạn:

        Đại tá TRỊNH NGỌC NGHI


LỜI NÓI ĐẦU

        Thắng lợi hoàn toàn và triệt để của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân mang đầy đủ tính triệt để và tính khoa học sâu sắc.

        Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài trong đó đã tạo nên bước phát triển với của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.

        Nghệ thuật quân sự Việt Nam bao gồm nghệ thuật chỉ đạo điều hành chiến tranh của cơ quan lãnh đạo tối cao, nghệ thuật tác chiến ở tầm chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến đấu. Phương châm chiến lược của ta là đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước và khi có điều kiện chín muồi thì giành thắng lợi một cách mau lẹ, càng sớm càng tốt.

        Trên cơ sở đánh lâu dài, quân và dân ta đã luôn cố gắng vượt bậc, liên tục chiến đâu tiêu diệt địch giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm thay đổi dần lực lượng đối sánh giữa ta và địch, có lợi cho ta.  Bản chất của quân sự là chiến đấu. Trong chiến tranh giải phóng, quân dân ta đã đánh hàng ngàn trận.

        Trình độ nghệ thuật tác chiến với nội dung chính là cách đánh được nâng lên một tầm cao mới về chất. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thừa kế nhuần nhuyễn nghệ thuật quân sự truyền thống của cha ông, vận dụng cách đánh du kích hệt hợp với cách đánh chính quy, đánh tiêu hao kết hợp với đánh tiêu diệt; vận dụng nhiều cách đánh phong phú sáng tạo đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, đánh ở trước mặt và đánh sau lưng địch, huy động mọi sức mạnh của toàn dân để giành chiến thắng.

        Trong hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ đó, mỗi trận đánh không chỉ là một chiến công góp vào rừng hoa chiến công của cả dân tộc, mà còn để lại nhiều kinh nghiệm quý báu góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

        Kinh nghiệm dù nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn - nó khẳng định nghệ thuật dám đánh, biết đánh và biết thắng của quân và dân ta. Tinh thần dám đánh, quyết đánh, ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc ta trong chiến tranh giải phóng vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quôc xã hội chủ nghĩa.  

        Vì vậy, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tổ chức biên soạn cuốn “Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu”. Cuốn sách biên soạn dựa trên các tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của các đơn vị, địa phương, bao gồm hơn một trăm trận đánh trong không chiến chống thực dân Pháp.  

        Qua những trận chiến đấu, bạn đọc không chỉ ôn lại lịch sử chiến đấu và chiến thắng của các đơn vị, địa phương, mà còn hiểu rõ hơn nghệ thuật quân sự vận dụng trong những trận chiến đấu ấy. Điều đó giúp khẳng định rằng nếu có ý chí quyết thắng cao thì trước bất kỳ đối tượng tác chiến nào, chúng ta sẽ tìm ra cách đánh thích hợp  sẽ đánh thắng.

        Cuốn sách được biên soạn lần đầu, không tránh khỏi những hạn chế. Mong bạn đọc góp phê bình giúp cho việc biên soạn phục vụ bạn đọc tốt hơn.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN        
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2020, 05:58:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 09:56:37 pm »

       
TRẬN UÔNG BÍ - BÍ CHỢ CỦA DU KÍCH CHIẾN KHU TRẦN HƯNG ĐẠO (1.7.1945)

        Trận tập kích của du kích cách mạng chiến khu Trần Hưng Đạo do Nguyễn Bình chỉ huy vào quân địch giừ đồn Uống Bí và trại huấn luyện sĩ quan Đại Việt ở Bí Chợ (tây bắc tỉnh Quảng Yên, nay là tỉnh Quảng Ninh), nhằm tiêu diệt và làm tan rã quân địch, phát triển lực lượng của chiến khu, củng cố cơ sở cách mạng ở địa phương.  

        Sau ngày 4 tháng 3 năm 1945, bọn Đại Việt được Nhật giúp đỡ đã lập trại huấn luyện, đào tạo sĩ quan của Đảng Đại Việt Trại thường xuyên có 70 học viên, một số thanh niên, học sinh nghèo thất nghiệp ở Hải Phòng về, còn hầu hết là thanh niên của Đảng Đại Việt. Trang bị có một đại liên, hai trung liên, bốn tiểu liên và khoảng 200 súng trường. Lúc lượng địch ở đồn Uông Bí có khoảng 30 bảo an binh, được trang bị vũ khí đầy đủ.

        Thực hiện kế hoạch giữa Việt Minh ở Uông Bí và lãnh đạo chiến khu Trần Hưng Đạo, ngày 28 tháng 6 năm 1945, năm chiến sĩ của chiến khu Trần Hưng Đạo, trang bị súng ngắn, mang sắc phục lính bảo an do Nguyễn Quý Đôn chỉ huy rời căn cứ đến gặp Nguyễn Bình ở cửa sông Uông Bí. Nguyễn Bình bổ sung nhiệm vụ đánh đồn Uống Bí cho Nguyễn Quý Đôn và giới thiệu với Cai Dung, một cơ sở của cách mạng với lực lượng đồn.

        Cai Dung đưa đội du kích vào đồn Uống Bí. Sau khi nắm tình hình, giao nhiệm vụ cho các đội viên lấy vũ khí, phát hiện quân Nhật diệt ngay không cho chúng thoát.

        Khoảng 23 giờ ngày 30 tháng  Nguyễn Quý Đôn gặp hơn 30 lính bảo an, tuyên truyền, thuyết phục, nhùng người lầm đường chống lại Tổ quốc, dân tộc và kêu gọi anh em ủng hộ cách mạng, tham gia chống Nhật cứu nước, cứu nhà.

        Sáng ngày 1 tháng 7, đội du kích khôn khéo bám sát những tên Nhật, diệt toàn bộ số quân Nhật trong đồn và trong nhà máy, thu hơn 60 súng trường, ba súng máy cùng nhiều đạn dược, nhận chín người lính khố đỏ tình nguyện tham gia du kích và rời khỏi đồn mang theo chiến lợi phẩm về chiến khu.  

        Cùng ngày, 10 du kích chiến khu do Nguyễn Bình trực tiếp chỉ huy từ trại Sấu tiến vào trại thanh niên Đại Việt ở Bí Chợ. Theo kế hoạch, khi du kích tập kết ở ngã ba đường 18 rẽ vào trại thì được Bùi Sinh, một nhân mối của ta đón vào khu vườn của trại. Ở đây Bùi Sinh và Nguyễn Văn Mộc vào đồn lấy súng trang bị đủ cho du kích.

        Ngày 29 tháng 6, khi Bùi Sinh từ chiến khu trở về đê đêm 30 tháng 6 đón đội du kích của Nguyễn Bình thì bị lộ, phải tìm Nguyễn Văn Mộc bàn cách đối phó. Buổi chiều, khi tên quan hai Nhật về đến trại thì nhận được lệnh phải đi Hòn Gai ngay nên trận đánh không thay đổi.

        Theo hiệp đồng, 23 giờ ngày 29 tháng 6, Bùi Sinh ra cách đồn 3 kilômét đón du kích, nhưng trời mưa to, đêm tối một nửa tiểu đội bị lạc. gần sáng. Nguyễn Bình quyết định với lực lượng hiện có vẫn đánh chiếm trại.

        Khi du kích vừa nhận vũ khí xong cũng là lúc kẻng báo thức. Nguyễn Bình phát lệnh tiến công, Các chiến sĩ du kích xông vào nhà hai tầng, chia nhau đánh chiếm từng phòng. Bị tiến công bất ngờ, địch không kịp phản ứng. Toàn bộ quân địch bị ta bắt. Ta thu hơn 100 khẩu súng các loại, cùng toàn bộ quân trang, đạn dược.

        Số học sinh Đại Việt được giải thích về chủ trương và chính sách kháng Nhật của Việt minh, tuyên bố giải tán trại, kêu gọi mọi người theo cách mạng. Có bốn người theo cách mạng, số còn lại xin về quê làm ăn.

        Chiến thắng Uông Bí - Bí Chợ tiếp tục tạo thế, tạo lực mới cho chiến khu Trần Hưng Đạo, mở hướng phát triển về Quảng Yên, Hòn Gai, Kiến An và Hải Phòng. Cơ sở cách mạng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 09:58:49 pm »

     
TRẬN QUẢNG YÊN CỦA DU KÍCH CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU(20.7.1945)

        Trận tập kích hạ đồn bảo an, đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) của du kích chiến khu Đông Triều nhằm tiêu diệt địch, giành chính quyền về tay nhân dân.

        Quảng Yên ở cửa ngõ của Bắc Bộ, có cửa Nam Triệu, đảo Cát Bà và vùng chiến lược Phả Lại. Các đường chiến lược số 5, số 18, số 13 và các đường sông Thái Bình, sông Kinh Thầy nối Quảng Yên với biển và vùng núi Đông Bắc.  

        Quảng Yên có tầm quan trọng đối với căn cứ địa Việt Bắc. Đối với địch, các phòng tuyến đường 18, đường 13 của Quảng Yên là tuyến ngvài bảo vệ đường số o và ngăn chặn quân ta từ rừng núi tiến về đồng bằng ven biển.  

        Do vị trí chiến lược của Quảng Yên nên địch bố trí ở đây đến 500 lính bảo an. Huyện Yên Hùng là vành đai bao quanh thị xã Quảng Yên cũng được bảo vệ chu đáo. Dinh tỉnh trưởng, huyện trưởng có một đại đội lính bảo vệ.  Ngoài ra, còn có lính bảo vệ tỉnh lỵ, huyện và châu lỵ và bộ máy cảnh sát, mật vụ dày đặc.

        Quảng Yên có phong trào cách mạng mạnh, hầu hết các thị trấn, thị xã đều có đội tự vệ cứu quốc. Riêng làng Phong Cốc phần lớn nhân dân tham gia các tổ chức của quần chúng cách mạng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

        Tham gia trận đánh có Trung đội Hoàng Văn Thụ, Trung đội Hoàng Hoa Thám, hai tiểu đội của Trung đội Ký Con và một tiểu đội trinh sát Ngoài ra còn có du kích, tự vệ và nhân dân Quảng Yên, huyện Yên Hưng, cùng một số binh lính địch được cách mạng giác ngộ làm nội ứng.

        Để tiêu diệt địch, chỉ huy trận đánh tổ chức:

        - Hai tiểu đội của Trung đội Ký Con do Lê Phú chỉ huy bố trí ở phà Rừng, chặn địch tiếp viện từ Hải Phòng, Núi Đèo sang, tước khí giới đồn bảo an Yên Hưng, chiếm kho thóc và kho vải ở sở Mới.

        - Trung đội Hoàng Văn Thụ và Hoàng Hoa Thám do tự vệ địa phương dẫn đường, bí mật đột nhập vào thị xã, chiếm dinh tỉnh trưởng và các công sở, bao vây khu Văn Miếu và Vân Đồn của bảo an, phối hợp với nhân mối đột nhập chiếm kho vũ khí.

        - Các đội vũ trang tuyên truyền đi các phố, các làng tuyên truyền và lùng bắt bọn phản động chống phá cách mạng.

        18 giờ ngày 20 tháng 7, một đội vũ trang nhỏ đột nhập vào nhà riêng của tên Tiếp - chỉ huy bảo an bắt y nộp vũ khí. Cùng lúc đó, các trung đội Hoàng Văn Thụ, Hoàng Hoa Thám và tự vệ địa phương cắt đứt đường dây liên lạc giữa Quảng Yên với Núi Đèo, Hải Phòng và các vị trí khác của quân Nhật ở các vùng lân cận. Sau đó đột nhập vào thị xã, đánh chiếm dinh tỉnh trưởng, tòa án, kho bạc, bưu điện . . . , phá nhà lao, giải tán chính quyền tỉnh Quảng Yên và huyện yên Hưng.

        Ngụy quyền và binh lính vội vã đầu hàng, nộp vũ khí. Ta thu toàn bộ vũ khí và trang bị đưa xuống thuyền chuyển về chiến khu.  

        Rạng sáng ngày 21 tháng 7, được tin mất tỉnh lỵ Quảng Yên, quân Nhật ở Hải Phòng theo đường thủy kéo sang chiếm lại nhưng bị một Trung đội của Ký Con bố trí ở sở Mới, Phà Rừng đánh địch bật trở lại. Trận đánh kết thúc, ta chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên và huyện Yên Hưng, buộc toàn bộ lực lượng bảo an phải đầu hàng. Ta thu 500 súng các loại hàng tấn đạn dược và nhiều đồ dùng quân sự. Tỉnh lỵ Quang Yên và huyện Yên Hưng hoàn toàn giải phóng.

        Lần đầu tiên trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, quân cách mạng đã đánh chiếm và giải phóng một tỉnh lỵ, thu nhiều vũ khí quân dụng; tạo điều kiện phát triển lực lượng vũ trang và mở rộng chiến khu Đông Triều, lam bàn đạp tiến về Hải Phòng, Hòn Gai trong những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:00:46 pm »


TRẬN QUỲNH LƯU CỦA MỘT TRUNG ĐỘI GIẢI PHÓNG QUÂN VÀ DU KÍCH CHIẾN KHU (11. 8.1945)

        Trận phục kích của du kích chiến khu Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), chống quân Nhật càn quét nhằm bảo vệ khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu gồm các xã: Sơn Hà, Sơn Lai, Quảng Lạc, Phú Long và Quỳnh Lưu. Trung tâm của chiến khu Quang Trung (thuộc tỉnh Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa). 

        Sau khi đảo chính Pháp, quân Nhật tăng quân, tiến hành nhiều cuộc càn quét, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Xung quanh chiến khu, về phía tây bắc, quân Nhật đóng ở Chi Nê, Nho Quan khoảng một tiểu đoàn; phía đông nam, chúng đóng ở Đồng Giao, chợ Ghềnh khoảng một tiểu đoàn; phía đông ở thị xã Ninh Bình một tiểu đoàn.

        Trung đội giải phóng quân có ba tiểu đội (41 người).  Trang bị 11 súng trường, sáu súng kíp, một trung liên, một tiểu liên còn lại là mã tấu do Lương Nhân làm Trung đội trưởng.

        Vào chiến đấu được tự vệ Nho Quan, Gia Viễn, Quỳnh Lơu, Phúc Lai phối hợp đánh địch.  9 giờ ngày 11 tháng 8, khi trung đội giải phóng và du kích vừa triển khai thế trận xong thì hai xe vận tải chở khoảng một đại đội quân thật từ huyện lỵ Nho Quan theo đường 9 tiến vào căn cứ.

        Hai xe đi qua cầu đến gốc đa Đôi dừng lại. Một số tên Nhật đứng trên xe, còn đại bộ phận hùng hổ lùng vào thôn Hội, thấy cảnh vườn không, nhà trống, chúng đốt nhà rồi vòng ra sông Quỳnh. Cầu tre bị phá chúng tìm thấy ba chiếc thuyền nan chìm dưới nước và dùng để vượt sông. Tên chỉ huy dẫn một tốp lên ba chiếc thuyền sang trước.

        Đợi thuyền quân thật tới tầm hỏa lực, tiểu đội giải phóng quân và du kích mai phục ở khu vực Vườn Hồ đồng loạt nổ súng, tên chỉ huy trúng đạn lăn xuống sông, địch vừa bắn trả vừa vớt xác tên chỉ huy; ít phút sau, thêm một tên nữa đền mạng trên thuyền. Bọn còn lại vội vã quay thuyền về bắc sông Quỳnh.

        Số địch còn lại trên bờ cùng lính dưới thuyền đưa xác hai tên bị chết chạy về bãi xe.  Khi ta đánh địch ở Vườn Hồ, các lực lượng giải phóng quân, tự vệ mai phục ở đồi Riềng và đồi Đô cũng nổ súng vào tốp lính Nhật đứng trên các xe.

        Bị đánh bất ngờ, mấy tên Nhật chưa kịp nằm xuống đã trúng đạn, kẻ bị thương, đứa chết, những tên sống sót vội nhảy xuống nấp sau bánh xe. 30 phút sau, số quân Nhật ở sông Quỳnh chạy tới, dùng hỏa lực kiềm chế để quay xe chạy về huyện lỵ Nho Quan.

        Trong lúc quân Nhật ở cây đa Đôi triển khai hỏa lực bắn trả lực lượng ta ở hai bên đường thì các du kích chặt cây ở các đồi quăng xuống đường và phá hỏng cầu sông Sanh và cầu Rịa cản xe giặc. Sau khi vượt qua trận địa đồi Đô, quân Nhật liên tục phải đối phó với các lực lượng vũ trang ta mai phục hai bên đường đánh tỉa nên vừa rút vừa phải đối phó rất vất vả.

        Quá trưa, chúng tới Rịa tại đây bị quân ta tắt đường truy kịp tiếp tục tiến công, buộc địch phải chiếm điểm cao bên trái đường, dùng hỏa lực đánh mạnh cho xe rẽ sang đường đi Kim Tân và xin viện binh từ Nho Quan tới giải vây.

        Trận đánh kết thúc, bảy quân địch chết, 12 tên bị thương, thu bảy súng các loại. Chiến thắng Quỳnh Lưu vừa thể hiện quyết tâm cao, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang, tự vệ và quần chúng nhân dân, địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt quân địch; vừa thể hiện sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến tranh du kích lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ chống hiện đại; luôn biết tạo lập thế trận bất ngờ, hiểm hóc để đánh và thắng địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:04:25 pm »


TRẬN THÁI NGUYÊN CỦA CHI ĐỘI 3 GIẢI PHÓNG QUÂN (7-26.8.1945)

        Trận bao vây, tiến công của Chi đội 3 giải phóng quân (gồm ba đại đội bộ binh và một trung đội hỏa lực, khoảng 450 người) được lực lượng chính trị và một Đại đội tự vệ huyện Phú Bình, một Trung đội tự vệ huyện Phổ Yên, lực lượng tự vệ thị xã và du kích các xã thuộc huyện Đồng Hỷ phối hợp đánh vào 120 quân Nhật và 400 bảo an binh, được trang bị súng máy, súng trường, lựu đạn, kiếm, phòng thủ tại thị xã Thái Nguyên.

        Thị xã Thái Nguyên, cửa ngõ phía nam của chiến khu Việt Bắc, có diện tích khoảng 1 kilômét vuông; xung quanh có các đồi: Chánh Sứ, Văn Miếu, Nhà Thương. Riêng đồi Chánh Sứ quân Nhật tổ chức phòng ngự kiên cố, án ngữ một đoạn sông Cầu và toàn bộ cửa ngõ phía bắc thị xã. 

        Ngày 16 tháng 8 năm l94 tại Tân Trào, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao nhiệm vụ và chỉ huy Chi đội 3 tiến về phía nam, phối hợp với lực lượng vũ trang và chính trị tỉnh Thái nguyên tiến công quân Nhật và tay sai, giải phóng thị xã.

        Giữa đêm 19 tháng 8, khi tự vệ và du kích Phú Bình đánh chiếm được nhà máy đèn, các đơn vị của Chi đội 3 bắt đầu hình thành ba hướng hành quân vào chiếm lĩnh trận địa.

        2 giờ ngày 20 tháng 8, một tiểu đội quân giải phóng được tự vệ thị xã dẫn đường đánh chiếm nhà máy nước, bắt năm lính bảo an, thu năm súng. Sau đó chiếm giữ nhà máy nước, sẵn sàng phối hợp với các lực lượng đánh chiếm đồi Chánh Sứ.

        5 giờ 30 phút, ta gửi tối hậu thư cho tỉnh trưởng Bùi Huy Lượng và huyện trưởng Dương buộc phải đầu hàng. Trước khí thế đấu tranh của nhân dân, lại bị bao vây chặt, cả tỉnh trưởng và huyện trưởng cùng với bảo an binh ở trại lính Tây cũ hạ vũ khí đầu hàng giải phóng quân.

        7 giờ 30 phút, ta nổ súng tiến công quân Nhật; đến 8 giờ, ta gửi tối hậu thư qua tỉnh trưởng Bùi Huy Lượng yêu cầu quân Nhật ngừng chống trả và trao vũ khí cho quân đội cách mạng.

        Đến 14 giờ, địch không trả lời. 15 giờ, đại đội do Đàm Quang Trung chỉ huy được lệnh dùng các loại hỏa lực bắn vào đồn quân Nhật. Chúng chống trả quyết liệt.

        Chiều 20 tháng 8, nhân dân thị xã và huyện Đồng Hỷ mít tinh, xóa bỏ chính quyền của địch, thành lập ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thái Nguyên. Chính quyền thị xã, huyện Đồng Hỷ và các xã, thôn, phố cũng được thành lập.

        Từ 21 đến 23 tháng 8, ta vừa củng cố chiến lũ trên đường phố, xiết chặt vòng vây quân Nhật vừa nổ súng tiến công, địch ngoan cố chống cự. Ngày 23 tháng 8, ta sử dụng một tổ có badôca do Sùng Hải chỉ huy áp chế địch để tổ đột kích do Vũ Ngọc Lê chỉ huy phá cửa vào nhà tiêu diệt tiểu đội địch trong biệt thự Gôchie1.

        Cùng ngày, theo lệnh của Chính phủ Cách mạng lâm thời, đồng chí Võ Nguyên Giáp và phần lớn lực lượng của Chi đội 3 tiến về Hà Nội, chỉ để lại một bộ phận cùng lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục diệt địch. 

        Ngày 24 tháng 8, một phái đoàn gồm đại diện của ta và của Nhật từ Hà Nội lên Thái Nguyên báo cho quân Nhật ở đây biết bộ chỉ huy quân Nhật ở Hà Nội đã nhận những điều kiện của Chính phủ ta và lệnh cho quân Nhật ở Thái Nguyên nộp vũ khí cho lực lượng cách mạng. 

        Viên quan ba đại diện cho quân Nhật ở Thái nguyên đã gặp ta và đề nghị xin nộp vũ khí ở tất cả các đồn lẻ: riêng ở thị xã xin hoãn lại chờ lệnh cấp trên và “án binh bất động”.

        Ta chấp nhận đề nghị đó, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống cho quân Nhật trong đồn, cho phép lính Nhật được đi lại trong thị xã nhưng không mang theo vũ khí.

        Đồng chí Lê Trung Đình được giao nhiệm vụ cùng viên quan hai Nhật xuống giải giáp quân Nhật ở Phú Bình, sau đó giải giáp quân thật ở hai đồn Phấn Mễ và Đại Từ. 

        Ngày 25 tháng 8, ta và Nhật thúc hiện các điều khoản đã được thỏa thuận.

        Ngày 26 tháng 8, thị xã Thái Nguyên hoàn toàn giải phóng.

        Trận tiến công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên giành thắng lợi giòn giã, ta tiêu diệt một số quân Nhật (trong đó có trung úy Hancôđi, buộc quân địch ở thị xã và các đồn lẻ phải hạ vũ khí, bức hàng toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền; thu 600 khẩu súng các loại, bốn xe Ô tô, 300 tấn gạo...

        Đây là trận đánh lớn của Giải phóng quân Việt Nam, lần đầu tiên đánh quân Nhật ở một tỉnh lỵ miền núi có vị trí chiến lược quan trọng, góp chiến công đầu vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, giành chính quyền trong cả nước .

-----------------------
        1. Ở phía sau trụ sở báo Thái Nguyên hiện nay
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:07:10 pm »


TRẬN BIỂN HÒN GAI CỦA ĐẠI ĐỘI KÝ CON (7-11.9.1945)

        Trận tiến công của Đại đội Ký Con do Lê Phú chỉ huy đánh chiếm tàu chiến Crayxắc và tàu Ôđaxiơ của quân Pháp trên biển Hòn Gai ngày 7 và ngày 11 tháng 9 năm 1945, nhằm tiêu diệt địch, thu phương tiện chiến tranh của chúng.

        Tàu Crayxắc thuộc thủy đội hải quân Pháp tại Hải Phòng. Sau khi giành chính quyền (tháng 8 năm 1945 tàu phải rời bến Hải Phòng ra đảo Long Châu.

        Ngày 7 tháng 9, tàu Crayxắc được lệnh vào vịnh Hạ Long, tiến sát vào biển Hòn Gai. Tàu được trang bị một pháo 37mm nòng ngắn, ba đại liên, hai trọng liên 12,7mm, một khẩu badôca và một số tiểu liên, súng trường.

        Tàu Ôđaxiơ là loại tàu vừa chạy máy, vừa chạy buồm thuộc binh đoàn Móng Cái của Pháp trú ở đảo Cái Bầu, trên tàu có bốn sĩ quan và thuỷ thủ. Trang bị một đại liên, một badôca, năm tiểu liên, một số lựu đạn và một máy vô tuyến.

        Đại đội Ký Con do Lê Phú chỉ huy được lệnh của Nguyễn Bình. Chủ tịch ủy ban liên tỉnh duyên hải Đông Bắc ra Hòn Gai bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đang đứng trước nhùng thử thách mới hết sức phức tạp. 

        Ở Hòn Gai ta có hai tàu thủy: tàu Bạch Đằng do thuyền trưởng Đạm chỉ huy, là loại tàu kéo của Pháp, chạy bằng hơi nước. Trang bị một đại liên, xung quanh có các bao cát chồng lên làm công sự chiến đấu. Tàu Giao Chỉ hai tầng, vỏ gỗ, chạy bằng hơi nước chở khách liên tuyến Hải Phòng - Hòn Gai - Cửa Ông.

        Chiều 6 tháng 9, Đại đội Ký Con rời trại Buê ngày 7 tháng 9 đổ bộ lên thị xã Hòn Gai. Vừa đến nơi, được tin tàu chiến Pháp từ đảo Vạn Hoa đang vào bến Hòn Gai. 

        Để tiêu diệt địch, chi huy trận đánh sử dụng các tiểu đội 1, 2 Trung đội 1 do Trung đội trưởng Hoàng Vinh chỉ huy xuống tàu Bạch Đằng. Tiểu đội 3 Trung đội 1 do Trung đội phó Bùi Sinh chỉ huy xuống tàu Giao Chỉ, hình thành gọng kìm đuổi theo tàu Crayxắc.

        7 giờ 30 phút ngày 7 tháng 9, ta phát hiện tàu Crayxắc và ra tín hiệu cho tàu dừng lại, nhưng tàu vẫn chạy. Lê Phú, Bùi Sinh và các chiến sĩ mượn một ca nô của dân đuổi theo tàu Crayxắc. Ta cho ca nô áp sát mạn tàu Crayxắc. Địch đẩy ta ra xa, giữa lúc ta và địch giằng co, Bùi Sinh cùng một số chiến sĩ bất ngờ nhảy sang tàu địch. 

        Trong lúc binh lính đang phải sang ca nô của ta, hai tàu Bạch Đằng và Giao Chỉ đã kịp thời áp mạn tàu địch. Hai tiểu đội của Hoàng Vinh từ tàu Bạch Đằng sang tàu Crayxắc. Và hai tên chỉ huy tàu cuối cùng cũng phải rời tàu Crayxắc khi tiếng súng cảnh báo họ không nên đùa với mạng sống của họ. 15 sĩ quan và thủy binh Pháp bị ta bắt gọn. Ta giải phóng cho số thủy thủ người Việt buộc phải làm cho tàu Crayxắc.

        Lo lắng vì mấy ngày chưa thấv tàu Crayxắc trở về. Chúng phái tàu Ôđaxiơ tử Cái Bàu về Hòn Gai để tìm tàu Crayxắc. Ngày 11 tháng 9 năm 1945, tàu Ôđaxiơ tiến vào biển Hòn Gai.

        Phát hiện tàu Crayxắc bị bắt, tàu Ôđaxiơ quay đầu tháo chạy, nhưng đã muộn. Toàn bộ sĩ quan và binh lính Pháp phải giơ tay xin hàng.

        Hai lần đấu chiến với hải quân Pháp, ta đã bắt hai tàu Crayxắc và ôđaxiơ, 24 sĩ quan và thủy binh Pháp, Mỹ.  Thu một khẩu 37mm, năm đại liên Mỹ, một trọng liên 12,7mm, một badôca và nhiều loại vũ khí cỡ nhỏ và các trang bị trên tàu.

        Trận đánh thể hiện lòng dũng cảm hiệp đồng chặt chẽ, chiếm nhanh hai tàu địch của Đại đội Ký Con. Nó chứng tỏ sức mạnh và quyết tâm bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám của quân và dân Hải Phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:09:49 pm »


TRẬN HẢI PHÒNG CỦA DÂN VÀ QUÂN THÀNH PHỐ CẢNG (20-26.11.1946)

        Trận chiến đấu của Trung đoàn 41 Vệ quốc đoàn (sau đổi thành Trung đoàn 42), Đại đội thủy quân Bạch Đằng, Đại đội tự vệ Yết Kiêu và 21 đại đội tự vệ của 13 khu phố nội thành, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của ủy ban bảo vệ thành phố Hải Phòng.

        Theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, quân Pháp được ra miền Bắc thay thế quân Tưởng Giới Thạch giải giáp quân Nhật. Với quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, ngay khi đổ quân lên Hải Phòng, địch nhanh chóng chiếm nhiều vị trí quan trọng nhơ nhà máy chai, nhà máy bát, nhà máy phốt phát, nhà máy nước. . . Đồng thời liên tục tăng quân, ráo riết gây rối, lấn chiếm, mở rộng các khu vực chiếm đóng của chúng.

        Đến tháng 10 năm 1946, quân Pháp ở Hải Phòng đã lên đến hơn 3.000 tên, trong đó có trung đoàn lê dương số 3 (thiếu một tiểu đoàn), trung đoàn pháo binh thuộc địa Ma rốc số  (thiếu một tiểu đoàn), một trung đoàn thiết giáp, cùng một bộ phận hải quân và không quân.

        Với lực lượng quân sự mạnh, địch luôn gây nên những sự kiện nghiêm trọng, hòng tạo cớ để nổ súng chiếm toàn bộ Hải Phòng.

        Trước những hành động khiêu khích của địch. Ta chủ trương tự kiềm chế, chấp hành nghiêm các điều khoản của hiệp định, tranh thủ thời gian củng cố và xây dùng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu.

        Ngày 20 thảng 11 năm 1946, tướng Valuy tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương lệnh cho Moócliê ”thiết lập quyền kiểm soát thuế quan ở cảng Hải Phòng”. Ngay sau đó, địch cho tàu chiến đến bến Tam Bạc; bộ binh, xe tăng, bao vây bưu điện nha đốc lý, kho bạc, sở cảnh sát Trung ương, buộc ta phải giao lại các vị trí cho chúng, nếu không những sẽ tiến công tiêu diệt.

        Ta kiên quyết giữ các vị trí, sẵn sàng đánh trả địch. Chúng cho xe tăng chạy trên đường phố khiêu khích, thì uy ta, đồng thời cho một đại đội bộ binh cùng xe tăng, thiết giáp bao vây nhà ga Hải Phòng.

        Trước hành động khiêu khích của địch, ủy ban bảo vệ thành phố ra lệnh “Chuẩn bị chiến đấu”.  Được lệnh, các đơn vị của ta triển khai đội hình chiến đấu, nổ súng đánh địch. Nhân dân hăng hái chặt cây, dựng chiến lũy, làm vật cản, bố trí mìn đánh địch. 

        Những trận chiến đấu ở nhà hát lớn thành phố, buu điện, ngân hàng, kho bạc, sở cảnh sát Trung ương, sở hải quan, nhà ga xe lửa, trụ sở công an xung phong, nha đốc lý trụ sở ủy ban . . . diễn ra rất quyết liệt, liên tục suốt ngày đêm, tiêu diệt nhiều địch.

        Hiệp đồng với lực lượng Vệ quốc đoàn, tự vệ Khu 3 phối hợp với tự vệ hỏa xa phá cầu Quay và dùng đại liên súng cối kiềm chế địch ở Thượng Lý. Tự vệ các khu 6, 7 phối hợp với Đại đội 2 Tiểu đoàn 89 và Đại đội Ký Con bao vây nhà ga và chặn đánh quân tiếp viện. 

        Tự vệ Khu 10 Cửa Cấm. Khu 11 Đông Khê, Khu 12 Gia Viễn: Lạc Viên cùng bộ đội giữ vừng mặt trận phía Đông thành phố, gây cho địch nhiều thiệt hại.

        Phối hợp với mặt trận nội thành, ủy ban bảo vệ thành phố đã chỉ đạo cho lực lượng vũ trang huyện Hải An tiến công địch trong sân bay buộc chúng phải bỏ chạy dưới sự chi viện của pháo binh.

        Trận chiến đấu kéo dài từ ngày 20 đến ngày 26, ta và địch giành giật nhau từng mục tiêu, trên khắp các hẻm, ngách phố. Lực lượng vũ trang Hải Phòng đã diệt 137, làm bị thương 27 tên địch. Ta thu hai trung liên, năm tiểu liên, chín các bin, 10 súng trường, phá hủy một xe tăng. 

        Bảy ngày chiến đấu ngoan cường của quân và dân thành phố Hải Phòng đã góp phần đánh bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân Pháp nhằm tiêu diệt chính quyền và lực lượng vũ trang non trẻ của ta, tái chiếm Hải Phòng, tạo đầu cầu mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:13:26 pm »

             
TRẬN TRƯỜNG BƯỞI CỦA MỘT ĐẠI ĐỘI THUỘC TIỂU ĐOÀN 145 (19.12.1946)

        Trận tập kích của một đại đội tăng cường thuộc Tiểu 1 đoàn 14 được một bộ phận tự vệ phối hợp chiến đấu vào 250 quân Pháp đóng giữ ở trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An thuộc phường Thụy Khuê, quận Ba Đình thành phố Hà Nội).

        Theo kế hoạch, đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, mở đầu toàn quốc kháng chiến, ta đồng loạt tiến công một số vị trí quân Pháp. Để tiêu diệt địch ở trường Bưởi, ta tiến công chủ yếu từ đường Thủ Khoa Huân (nay là đường Thụy Khuê) qua cổng chính vào. Hướng thứ yếu dùng thuyền bơi vòng ra Hồ Tây quặt vào sau trường, đánh từ phía bắc xuống.

        Trên hướng chủ yếu quân ta ném lựu đạn, bắn súng, giết hai lính gác rồi xông vào sân trường. Hướng thứ yếu quân ta bí mật, đổ bộ bất ngờ vào sau trường. Tuy vậy, hai toán cách xa, không liên lạc được với nhau.

        Bị tập kích bất ngờ, tất cả quân địch lên tầng hai và tầng ba ném lựu đạn và bắn xuống. Ta không tiến lên được, định đốt kho đạn, kho xăng nhưng địch đã chuyển đi nơi khác. Ta và địch đối chiến khoảng một giờ rồi rút.

        Trận tập kích quân địch ở trường Bưởi để lại nhiều kinh nghiệm quý về nắm địch, chọn mục tiêu tiến công hợp với sức ta; về giữ bí mật, tạo bất ngờ trong tập kích quân địch trong thành phố.


TRẬN PASTƠ CỦA ĐẠI ĐỘI 14 (THIẾU MỘT TRUNG ĐỘI) (19.12.1946)

        Trận tập kích của Đại đội 14 (thiếu một trung đội) và 1 một tiểu đội quyết tử của Tiểu đoàn 212 do Đại đội trưởng Lê Tập chỉ huy vào hai tiểu đội quân địch giũ Viện Pastơ (nay là Viện Vệ sinh dịch tễ), nhằm tiêu diệt địch, làm chậm bước tiến quân lấn chiếm của địch.  

        Sau hiệu lệnh nổ súng của toàn thành phố. Ở các vị trí đồn trú, địch triển khai lực lượng đối phó. Tại Viện Pastơ, địch triển khai lực lượng theo hàng rào phía bắc nhà. Phát hiện bộ đội ta triển khai lực lượng, chúng dùng đại liên, trung liên và các hỏa lực khác bắn vào đội hình quân ta đang từ vườn hoa Pastơ tiến vào.

        Trên các hướng bắc, tây bắc quân ta bị chặn lại hàng giờ đồng hồ. Trong tình thế khó khăn Tiểu đội trưởng Ngô Thế Dụ phát hiện có một miệng cống ngầm dẫn vào sân phía tây của dinh thự. Lập tức đồng chí chui vào rồi ra dẫn anh em theo đường cống ngầm vào bên trong, đồng loạt ném lựu đạn vào quân địch, diệt nhiều tên. Số địch còn lại chạy thoát về khu nhà thương Đồn Thủy.

        Quân ta làm chủ Viện Pastơ, thu dọn một số chiến lợi phẩm rồi lui quân.

        Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm quý về giữ bí mật, tạo bất ngờ; về tiến công địch từ nhiều hướng; về lợi dụng cấu trúc của hệ thống ngầm trong thành phố. . .


TRẬN HÀNG ĐẬU CỦA CÁC TRUNG ĐỘI TỰ VỆ CÔNG NHÂN, VỆ QUỐC ĐOÀN, CÔNG AN XUNG PHONG (19.12.1946)

        Trận phòng ngự chặn địch của các trung đội tự vệ công nhân, Vệ quốc đoàn, Công an xung phong chặn đánh xe tăng, xe bọc thép và bộ binh Pháp trên đường phố Hàng Đậu (thành phố Hà Nội), nhằm tiêu diệt địch, không cho chúng nối thông đường với cầu Long Biên sang Gia Lâm.

        Ngay sau khi hiệu lệnh nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946), quân Pháp ở đầu cầu Long Biên dùng hỏa lực trên xe bọc thép bắn vào nhà số 1 phố Hàng Đậu, khống chế toàn bộ khu vực đầu cầu 15 phút sau, địch từ thành Hoàng Diệu theo đường Phan Đình Phùng ra chiếm phố Hàng Đậu, cầu Long Biên.

        Khi chúng đến tháp nước tròn thì bị Trung đội Công an xung phong chặn đánh, đốt cháy một xe bọc thép của địch. Tự vệ ở các phố Hàng Than: Hàng Đậu dùng hỏa lực chi viện cho các chiến sĩ công an đánh địch.  Sau một giờ chiến đấu, các chiến sĩ công an phải lui về phố Gầm Cầu.

        Địch tiến vào phố Hàng Đậu, nhưng bị vật cản chặn đường không tiến nhanh được, xe bọc thép trúng mìn, lính trên xe xuống đường bị ta tiêu diệt. Trong khi cánh quân thứ nhất bị ta chặn đánh ở phố Hàng Đậu địch phải sử dụng cánh quân thứ hai sau khi giải vây cho nhà máy điện, nhà máy nước, định ra chiếm Ô Yên phụ nhưng phải theo đê tiến đến đầu cầu Long Biên để hợp lực với cánh quân thứ nhất mở thông đường Hàng Đậu.

        Tự vệ cùng với Vệ quốc đoàn chặn đánh quyết liệt quân địch ở bờ sông và đầu đường Trần Nhật Quật. Tổ đánh bom ba càng phối hợp với tổ trung liên đặt mìn làm nổ tung đốc cầu. Quân địch dao động phải cụm lại dọc cầu dùng hỏa lực chi viện. Quân ta từ số 1 Hàng Đậu bắn vào quân địch ở đốc cầu.

        Phát hiện hỏa điểm lợi hại này, địch dùng hỏa lực trên xe thiết giáp chi viện cho bộ binh xông vào nhà số 1 . Lập tức quả mìn đặt ở hõm cây bàng cạnh sân nổ, nhiều quân địch bỏ mạng.  Địch chiếm được nhà số 1 .

        Lúc này đạn của ta gần hết, các tổ tự vệ không liên lạc được với nhau. Một số tổ tự động rút về Yên Phụ. Một số tổ rút về Hàng Khoai. Chỉ còn lại một tổ ở lại quấy rối địch trên đường Hàng Đậu. Lực lượng Vệ quốc đoàn ở bờ sông rút về Yên Phụ.

        Sau hơn ba giờ tiến công hai cánh quân địch mới kiểm soát được phố Hàng Đậu, chiếm được đầu cầu Long Biến, phong tỏa được đường Yên Phụ. Nhưng chúng phải trả giá với 10 tên lính Pháp chết và nhiều tên bị thương, ba xe bọc thép và một xe Jeép bị phá hủy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:17:06 pm »

   
TRẬN BẮC BỘ PHỦ CỦA ĐẠI ĐỘI 1 TIỂU ĐOÀN 101 (19-20.12.1946)

        Trận phòng ngự của Đại đội 1 Tiểu đoàn 101 đánh vào 1300 quân Pháp được 18 xe tăng yểm trợ, tiến công quân ta bảo vệ Bắc Bộ phủ (số 2 Ngô Quyền, Hà Nội).  

        Chuẩn bị cho trận chiến đấu bảo vệ Bắc Bộ phủ, ủy ban kháng chiến, Bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội và Liên khu 1 đã chỉ đạo tiểu đoàn và Đại đội 1 làm kế hoạch chiến đấu, chuẩn bị và bố trí lực lượng, đào hào, đắp lũy chôn bom, bí mật tập dượt theo phương án đánh địch.

        Đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, địch từ thành Hoàng Diệu theo đường Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ), Tràng Thi, Tràng Tiền, tiến đánh Bắc Bộ phủ. Trên đường tiến quân, địch liên tục bị ta chặn đánh nên tốc độ tiến chậm lại.

        3 giờ ngày 20 tháng 12, địch bắt đầu đột phá vào Bắc Bộ phủ. Một chiến sĩ cảm tử của ta ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, diệt một chiếc. Một chiến sĩ khác đâm bom ba càng vào chiếc thứ hai, bom không nổ. Cả hai chiến sĩ hy sinh, nhưng địch hoảng sợ phải lui quân.

        Dựa vào lực lượng đông, có xe tăng, pháo binh và được không quân chi viện. Địch liên tục mở các đợt tiến công vào Bắc Bộ phủ. Quân ta dựa vào chiến hào, tường nhà đánh lui tất cả sáu đợt tiến công của địch.  

        Không chiếm được mục tiêu, bị tiêu diệt nhiều, địch không dám tiến công tiếp mà cho máy bay bắn phá dữ dội cho đến tối khi ta đã lui quân để bảo toàn lực lượng.  

        Chiếm được Bắc Bộ phủ, địch đã phải trả một giá quá đắt: 122 lính lê dương bị diệt, bốn xe bọc thép và xe tăng, một xe gíp, ba xe vận tải bị phá. Quân ta hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


TRẬN TRỤ SỞ BỘ QUỐC PHÒNG CỦA MỘT TRUNG ĐỘI THUỘC ĐẠI ĐỘI 3 TIỂU ĐOÀN 77 (21.12.1946)

        Trận phòng ngự của một trung đội thuộc Đại đội 3 Tiểu  đoàn 77 và hai tiểu đội tự vệ khu Đại học đánh trả quân Pháp tiến công vào trụ sở Bộ Quốc phòng ở trường Nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trơng Vương) ở số nhà 28 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.  

        Sáng ngày 21 tháng 1 năm 1946, quân Pháp đồng thời tiến công đánh chiếm cả trụ sở Bộ Quốc phòng và trại Vệ quốc đoàn Trung ương.

        8 giờ, xe tăng địch từ phố Lý Thường Kiệt dùng pháo và súng máy 12,7mm bắn vào nhà, tiếp đó bộ binh xung phong vào các mục tiêu. Từ các vị trí được chuẩn bị, trung liên ta bắn chặn diệt một số tên. Bị đánh bất ngờ, một số tháo chạy, một số lợi dụng bờ tường bắn trả.

        Cùng thời gian, xe thiết giáp địch áp sát bờ rào đường Hàng Bài bắn vào các cửa sổ nhà chính. Quân ta từ trên tầng 2 ném lựu đạn và chai xăng Chếp xuống, buộc xe địch phải dạt ra giữa đường phố. Chúng đưa hỏa khí vào một nhà đối diện bắn mạnh vào các tổ súng trường của ta rồi cho bộ binh xung phong. Chờ địch đến gần, quân ta dùng lựu đạn và súng trường diệt nhiều địch, buộc chủng phải tháo lui.

        11 giờ, địch không đột phá nổi nên phải lùi ra xa và dùng hai máy bay đến thả bốn quả bom phá sập dãy nhà ngang và một góc phía bắc nh.à chính.

        Ta kiên trì chặn địch, chúng không đột phá nổi. Hơn 11 giờ, địch mở tiếp đợt xung phong, nhưng bị ta đánh lui. Lúc này ta chỉ còn khoảng hai tiểu đội chặn địch. Cầm cự thêm một thời gian, khoảng 1 giờ các chiến sĩ còn lại rút theo đường Mai Hắc Đế (nay là phố Bà Triệu) ra ngoài.  

        Trận đánh kết thúc, khoảng 60 tên địch bị diệt, ta thương vong hai tiểu đội. Tuy lực lượng ta ít những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, tiêu diệt nhiều địch, không cho chúng đánh chiếm trụ sở Bộ Quốc phòng.  


TRẬN TRẠI VỆ QUỐC ĐOÀN TRUNG ƯƠNG CỦA ĐẠI ĐỘI 3 (THIẾU MỘT TRUNG ĐỘI) THUỘC TIỂU ĐOÀN 77 (21.12.1946)

        Trận phòng ngự của Đại đội 3 (thiếu một trung đội) 1 thuộc Tiểu đoàn 77 đánh trả quân Pháp tiến công vào trại Vệ quốc đoàn Trung ương, một trại lính khố xanh do Pháp xây dựng hồi Pháp thuộc.

        Sau ngày Nhật đảo chính Pháp gọi là trại bảo an binh. Sau Tổng khởi nghĩa ta lấy làm trại Vệ quốc đoàn Trung ương, ở số nhà 40 phố Hàng Bài, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.  

        Từ 7 giờ ngày 21 tháng 12, địch bắn phá mãnh liệt vào trại. 8 giờ, bốn xe tăng và xe thiết giáp cùng chở bộ binh tiến theo đường Trần Hưng Đạo đến gần và triển khai thành hai bộ phận:

        Bộ phận chính rẽ sang phố Hàng Bài và chiếm rạp chiếu bóng Magéttích, đặt súng máy bắn mãnh liệt vào chính diện trại Vệ quốc đoàn Trung ương chi viện cho bộ binh xung phong từ hướng đông sang. Bộ phận thứ yếu chiếm phía nam nhà Vinh Thụy, bắn vào phía nam trại, chi viện cho bộ binh xung phong.

        Từ 8 giờ đến 11 giờ, dựa vào chiến hào và công sự đào sát tường rào, các trung đội của ta đã đánh lui ba đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên.

        Không đột phá được, địch lui ra xa và cho máy bay đến ném hai quả bom vào khu nhà phía bắc - nhà sập, nhưng quân ta đang ở trong công sự nên không bị tổn thất.  

        Sau trận bom, địch cho xe tăng húc đổ cổng chính tiến vào sân. Nhưng cả hai trung đội của ta đã rút theo đường chuẩn bị sẵn về phía sau. 50 tên địch bị tiêu diệt.  

        Trận phòng ngự giữ trại Vệ quốc đoàn để lại cho ta kinh nghiệm về giữ gìn lực lượng khi địch chuẩn bị hỏa lực; về đánh địch trước tiền tuyến phòng ngự của ta; về tổ chức lui quân bí mật, an toàn để bảo tồn lực lượng tiếp tục chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 10:19:54 pm »


TRẬN TRỤ SỞ BỘ TỔNG THAM MƯU CỦA MỘT TRUNG ĐỘI THUỘC ĐẠI ĐỘI 1 TIỂU ĐOÀN 77 (23.12.1946)

        Trận phòng ngự của một trung đội thuộc Đại đội 1 Tiểu -1 đoàn 77 do Trung đội trưởng Trần Thành chỉ huy đánh quân viễn chinh Pháp tiến công vào trận địa phòng ngự ở trụ sở Bộ Tổng tham mưu (số nhà 16 nay là 18 phố Nguyễn Du), quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. 

        Khoảng 8 giờ ngày 23 tháng 12, địch bắt đầu bắn pháo chuẩn bị. Súng cối liên tiếp bắn vào trụ sở Bộ Tổng tham mưu. Tiếp đó, địch sử dụng bốn xe tăng và xe bọc thép cùng vời bộ binh tiến công ta trên hai hướng:

        Hướng thứ yếu từ phía đông, một đại đội bộ binh có xe tăng dẫn đầu tử đường Nguyễn Công Trứ, đường Lê Văn Hưu đánh sang. Hướng này bị bộ đội ta và dân quân tự vệ chặn lại không tiến lên được.

        Hướng chủ yếu ở phía tây địch cho bốn xe tăng và xe bọc thép cùng một đại đội lê dương tiến công chiếm lại nhà 63 Hàng Kèn (Bà Triệu) và bắn mạnh vào các nhà bên cạnh. Các chiến sĩ ta cơ động dưới chiến hào dùng súng, lựu đạn thủ pháo tiêu diệt địch. Ta liên tục cơ động nghi binh nên địch lầm tưởng ta nhiều quân.

        Địch sử dụng súng cối và súng máy 12,7mm, 13,2mm bắn phá dồn dập vào trận địa ta. Nhờ có nhiều chiến hào và công sự nên ta ít thương vong.

        Tiếp đó, địch cho xe tăng dẫn đầu bộ binh tiến đến ngã năm dốc Hàng èn xung phong vào vị trí phòng thủ của ta trên đường Nguyễn Du. Được khoảng 30 mét, gặp hố và công sự của ta địch phải dừng lại.

        Trung đội trưởng Trần Thành xông lên và đâm bom ba càng. Chiếc xe đứt xích dừng lại, Trần Thành bị thương ở tay định bò về cổng nhà Bộ Tổng tham mưu. Khoảng 20 tên địch xông lên định bắt sống. Trần Thành nằm quay đầu lại phía địch cho nổ một lúc hai quả lựu đạn vào quân địch đang xông tới.  Trần Thành anh dũng hy sinh.

        11 giờ, ta dồn lực lượng về bảo vệ trụ sở Bộ Tổng Tham mưu, một bộ phận nhỏ địch lọt vào ngôi nhà gỗ ở phía tây sân định tiến đánh ngôi nhà lớn hai tầng. Các chiến sĩ ta dùng hỏa lực, thường xuyên di chuyển vị trí bắn kiên quyết giữ ngôi nhà lớn, giết thêm nhiều địch, chặn đứng được chúng.

        Trời tối, địch phải lui quân. Ta củng cố các vị trí phòng ngự chuyển thương binh về phía sau. Khoảng 21 giờ, quân ta rút khỏi trận địa.

        Trận đánh kết thúc, 45 tên lính Pháp bị diệt và bị thương, một xe tăng bị phá hỏng. Sau trận đánh ta thấy: để bảo vệ được các dinh thự trong thành phố. ta phải tổ chức trận địa phòng ngự trên một khu vực tương đối rộng, có phán đoán hướng tiến công của địch; tổ chức trận địa phòng ngự có chiều sâu trên ba tuyến và kiên quyết đánh bại địch ở tiền duyên trên đường phố.


TRẬN NHÀ DẦU SEN (SHELL) CỦA ĐẠI ĐỘI 27 VÀ LỰC LƯỢNG TỰ VỆ CHIẾN ĐẤU (25.12.1946)

        Trận tập kích của Đại đội 27 (thiếu một trung đội) và 1 hai trung đội tự vệ chiến đấu, công nhân hỏa xa, một tiểu đội quyết tử, được tăng cường một khẩu 12,7 mm. một khẩu pháo 37mm, do Tiểu đoàn trưởng An Giao trúc tiếp chỉ huy, nhằm tiêu diệt địch, chiếm một số vị trí vòng ngoài của địch ở nhà dầu Sen (Shell).

        21 giờ ngày 24 tháng 12 bộ đội hành quân chiếm lĩnh thành hai mũi tiến đánh địch ở nhà dầu Sen. Trung đội 10 và một tiểu đội quyết tử vượt qua chợ Khâm Thiên, vòng qua bãi trống tiến sát phía nam nhà dầu. Trung đội 51, một trung đội tự vệ, một tiểu đội quyết tử theo đường nhỏ giữa ao tiến sát phía tây nhà dầu. Khẩu 37mm và khẩu 12,7mm bố trí phía tây nhà dầu nhằm vào hai bốt gác và sân trước nhà dầu Sen.

        Trên hướng thứ yếu: Mũi một gồm hai tiểu đội tự vệ hỏa xa cùng một tiểu đội vệ quốc đoàn từ hướng bắc tiến công vào quán cơm. Mũi hai có một tiểu đội đánh vào nhà ga để quấy rối, chặn không cho địch đánh vào sau lưng mũi một.

        0 giờ 30 phút ngày 25 tháng 12: pháo 37mm và 12,7 mm bắn vào bốt gác địch, phá được bốt gác thứ nhất,  hai trọng liên bắn vào nhà dầu. Tiểu đội quyết tử ở đầu mũi phía nam xung phong.

        Hỏa lực của địch bắn chặn quyết liệt, ta phải dừng lại. Pháo và trọng liên diệt tiếp lô cốt thứ hai. Mũi phía nam vượt rào và tiến vào sân sau nhà dầu. Hỏa lực địch từ trên các nhà cao quán cơm Hỏa Xa bắn vào quân ta ở sân này.

        Trên hướng thứ yếu phía bắc, các tổ áp sát tường rào, được lệnh nổ súng, nhanh chóng ném lựu đạn và vượt rào đánh vào ba nhà. Hỏa lực địch từ trên chiếc xe thiết giáp bắn mạnh về phía ta.

        Phát hiện xe thiết giáp đang bắn, quân ta ném lựu đạn và chiếm xe dùng 12,7mm bắn vào cửa sổ ngôi nhà quán cơm ta chưa chiếm được đang dùng hỏa lực bắn ra, tiếp đó bắn vào hai bốt gác đầu cầu. 

        Biết ta đã chiếm được quán cơm và xe thiết giáp, lực lượng đánh địch ở nhà dầu đã xung phong vào nhà 5 gian.  Địch tháo chạy theo đường xe lửa về nhà ga. Ta chiếm được nhà dầu, thu một số vũ khí.

        Ở cánh bắc, sau khi chiếm được Xe thiết giáp, nghe có  tiếng súng từ phía nhà chè Phú Xuân. Biết địch không phản kích, quân ta định tháo khẩu 12 mm trên xe, nhưng không biết tháo, phải gài quả lựu đạn phá hủy xe và súng rồi rút quân.

        Trận đánh kết thúc, ta loại khỏi vòng chiến đấu 20 tên lính Pháp, phá một xe thiết giáp. Thu một số vũ khí các loại.

        Trận đánh địch ở nhà dầu Sen là một trận tiến công đạt hiệu quả tốt; để lại nhiều kinh nghiệm quý về xác định mục tiêu, về nắm địch, về đánh giá đúng giá trị chiến thuật của các ngôi nhà cao, đường sá trong thành phố, về tổ chức tiến công địch từ nhiều hướng, trong đó có hướng hình; về triệt để tận dụng yếu tố bí mật bất ngờ và có phương án đánh địch rút chạy.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM