Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:06:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu  (Đọc 18122 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:08:27 am »


TRẬN Ô CẦU DỀN CỦA ĐẠI ĐỘI 3 TIỂU ĐOÀN 77 (26-28.12.1946)

        Trận phòng ngự của Đại đội 3 Tiểu đoàn 77 đánh vào lực lượng bộ binh và xe tăng quân Pháp tiến công vào trận địa ở Ô Cầu Dền không cho chúng mở thông đường La Thành, tạo bàn đạp tiến xuống ngã tư Trung Hiền. 

        Sáng sớm ngày 26 tháng 12, các máy bay Moran ném bom dọc phố Duy Tân và Nam Bộ, trọng điểm là chiến lũy Ô Cầu Dền làm nhiều căn nhà đổ sập.

        Tiếp đó, một xe tăng và một xe bọc thép dẫn khoảng 100 lính Pháp từ phố Duy Tân xuống, vừa đi chúng vừa bắn vào hai bên phố và bắn pháo 37mm vào chiến lũy.

        Cùng lúc đó địch ở nhà Vạn Vân, trường Duy Tân, nhà sữa Minh Ngọc dùng đại liên bắn dữ dội về phía ta.

        Từ trận địa, quân ta kiên quyết đánh trả, địch không tiến lên được. Chúng cho xe tăng vòng ra chiếm ngã ba Đại Cồ Việt - Lê Bình, dùng pháo trên xe và súng 12,7 mm bắn vào bên sườn chiến lũy và đình TÔ Hoàng nơi có khẩu trung liên của ta.

        Đến 17 giờ, không đột phá được trận địa, địch phải lui về sau với 10 tên lính bị tiêu diệt và nhiều tên khác bị thương. Đêm đó ta củng cố lại trận địa, xếp thêm bao cát thành ụ chiến đấu. 

        Ngày 27 tháng 1 khi địch tiến công, rút kinh nghiệm trận đánh hôm trước, ta tổ chức lực lượng kiềm chế các ổ đại liên của địch. Một số địch chiếm các ụ trên nhà cao băn về phía ta, bị ta đánh trả chúng phải rút chạy. 

        Ngày 28, địch cho xe tăng, xe bọc thép đi đầu bắn phá, bộ binh đi sau, tới gần cửa Ô chúng phải đi chậm lại vì sợ mìn. Từ sau chiến lũy và trên các nhà cao quân ta nổ súng, ném lựu đạn diệt một số tên.

        Xạ thủ badôca bắn ba phát đạn diệt một xe tăng một xe bọc thép, địch hoảng hốt bỏ chạy. Ta thừa thắng xuất kích chiếm nhà thờ Vũ Tạo, nhà sữa Minh Ngọc, diệt ổ đại liên ở ngã ba Đại Cồ Việt - Lê Bình, đánh vào trường Duy Tân, đốt cháy hai xe tải, diệt khoảng 20 tên lính Pháp.

        Ba ngày kiên cường chiến đấu, quân ta giữ vững trận địa Ô Cầu Dền đến ngày 15 tháng 1 năm 1947.  Nhờ tổ chức một khu vực phòng ngự vừng chắc lấy chiến lũy Ô Cầu Dền làm điểm tựa mà ta đã chặn được bộ binh cơ giới - một ưu thế của địch, diệt được nhiều xe, đánh bại nhiều đợt tiến công trong nhiều ngày của quân Pháp.

        Những kinh nghiệm về tăng cường hầm hố ẩn nấp, làm giao thông hào để cơ động lực lượng đã giảm thiểu thương vong; dùng lực lượng nhỏ thường xuyên tập kích, quấy rối địch là biện pháp giữ trận địa tích cực.


TRẬN HÀNG BỘT - Ô CHỢ DỪA CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 523 (30.12.1946)

        Trận phòng ngự của Tiểu đoàn bộ binh 523 được một 1 đại đội tự vệ phối hợp chiến đấu đánh quân Pháp có phi pháo, xe tăng yểm trợ tiến công vào trận địa ở Hàng Bột - Ô Chợ Dừa nhằm ngăn chặn quân địch tiến công, không cho chúng nhanh chóng chiếm toàn bộ thành phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 

        5 giờ ngày 30 tháng 12 năm 1946, địch dùng phi pháo đánh phá các dãy phố Hàng Bột, Khâm Thiên, Ô Chợ Dừa.  Bom nổ trúng hầm chỉ huy của Liên khu 2 và Tiểu đoàn 523 làm ta bị thương một số - Sở chỉ huy phải dời về ấp Thái Hà.

        Tiếp đó, khoảng 300 quân Pháp cùng với bốn xe tăng hai xe thiết giáp và xe ủi, xe tải chở quân từ nhà Gian Đa (Jean Dare) tiến vào Hàng Bột.

        Đại đội 29 và tự vệ chặn địch ở Văn Miếu. Từ các nhà hai bên phố, các công sự, ụ chiến đấu ta dùng súng trường và lựu đạn, diệt địch.  Địch dùng hỏa lực trên xe tăng, thiết giáp bắn phá dữ dội vào các nhà dọc phố. Ta không giữ được. 10 giờ phải rút. 

        Địch dùng xe ủi phá các baricát, nhưng đến baricát thứ hai ở ngã ba Đoàn Thị Điểm - Hàng Bột thì bị ta đánh trả quyết liệt. Xe tăng, xe cơ giới dừng lại, không tiến lên được. Địch cho một bộ phận từ nhà Tiền1  theo bãi Xếp Tô2 tiến xuống Thịnh Hào. Ta không giữ được Thịnh Hào phải lui về Giảng Võ.

        Địch cho một bộ phận từ Thịnh Hào xuống chiếu cuối phố Hàng Bột rồi từ đó đánh quặt lên, đồng thời cho một bộ phận đánh sang Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa. phi pháo các loại của địch bắn phá dữ dội vào ngã năm, một bộ phận của ta xuống hầm trú ẩn bị địch bao vây không biết nên bị tổn thất.

        Ta phải rút qua xóm Thổ Quan về Nam Đồng. Cùng thời gian này, địch đánh chiếm phố Khâm Thiên và khép vây tại Ô Chợ Dừa. Cả hai cánh bị chặn lại ở baricát ở Ô Chợ Dừa của ta. 

        Sau khi chiếm Hàng Bột, ở Ô Chợ Dừa địch chỉ để lại một bộ phận đóng giữ các nhà cao ở ngã năm Ô Chợ Dừa còn đại bộ phận rút về trước khi trời tối. Một ngày chiến đấu trên cả hai hướng Khâm Thiên, Hàng Bột địch bị diệt 30 tên.

        Nhờ biết dựa vào địa hình cụ thể và kiến trúc hai bên phố, đắp baricát, tổ chức thế trận liên hoàn; có dự kiến đánh địch vu hồi và cơ động chặn địch từng bước mà ta đã chặn được bước tiến của địch, tiêu diệt nhiều tên lính Pháp. 

--------------------
        1. Nay là nhà máy in Tiến Bộ.

        2. Nay là sân vận động Hàng Đẫy - Hà Nội.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:11:42 am »


TRẬN KIM LIÊN CỦA MỘT TRUNG ĐỘI THUỘC ĐẠI ĐỘI 27 TIỂU ĐOÀN 523 (31.12.1946)

        Trận phòng ngự của một trung đội thuộc Đại đội 271 Tiểu đoàn 523 Vệ quốc đoàn vào 200 quân Pháp được hai xe tăng, bốn xe thiết giáp và không quân yểm trợ ở thôn Kim Liên (nay là phường Kim Liên, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội).

        5 giờ ngày 31 tháng 12, địch pháo hỏa chuẩn bị vào các chốt của ta, xe tăng bắn phá vào baricát ở chốt 2.

        8 giờ, một đại đội địch theo sau xe tăng tiếp cận trận địa. Quân ta ở chốt 2 dựa vào baricát và chiến hào đợi địch đến diệt một số tên. Một xe tăng trúng mìn của ta đứt xích.

        Không đột phá được, địch lui ra xa, dùng pháo cối bắn phá và xung phong lần thứ hai. Cuộc tiến công bị đánh bại, chúng tiếp tục lui ra và bắn phá dữ dội vào trận địa.

        14 giờ, địch tiến công tiếp lần thứ ba, lần này chúng chia làm hai mũi đánh vào hai chốt. Nhưng cả hai hướng tiến công địch đều bị chặn lại.

        16 giờ, địch cho xe lội nước chở quân vượt hồ Bảy Mẫu vu hồi đánh vào chốt 1. Các lực lượng của ta vẫn bám trụ kiên cường chặn địch. Thất bại liên tiếp, địch cho hai máy bay đến bắn phá ác liệt vào cả chốt 1 và chốt 2. 

        Để giữ vững trận địa ở Kim Liên, Tiểu đoàn 56 ở nhà thương Vọng đưa một trung đội lên tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng ở chốt. Địch dùng máy bay, pháo bắn phá, ngăn chặn quân ta không tiến lên được.  Trước tình hình xe lội nước của địch vu hồi và chúng dùng phi pháo oanh tạc dữ dội, quân ta buộc phải rút về phía Trung Tự.

        Một ngày tiến công vào trận địa ta, 17 tên địch bị diệt, nhiều tên bị thương, một xe tăng bị hỏng.  Nhờ chọn địa hình có lợi xây dựng trận địa chốt với công sự bốn mặt theo kiểu điểm tựa và dựa vào các baricát và các chiến hào, công sự vừng chắc mà ta đã chặn được nhiều lần tiến công của địch, giừ được trận địa suốt một ngày.

        Nhưng trong trận này, ta không dự kiến được địch vu hồi theo hồ Bảy Mẫu, vòng qua chốt 2 đánh thẳng vào chốt 1, phá vỡ thế trận phòng ngự của ta. Đây là những kinh nghiệm quý giá trong những ngày sơ khai vận dụng chiến thuật phòng ngự của quân đội ta.


TRẬN ĐỘI CẤN CỦA HAI TRUNG ĐỘI THUỘC TIỂU ĐOÀN 145 (3.1.1947)

        Trận phòng ngự của hai trung đội thuộc Tiểu đoàn 141 đánh trả hai đại đội được bốn xe tăng hai xe bọc thép của quân Pháp, có phi pháo yểm trợ đánh chiếm đường Đội Cấn một trong năm con đường từ trung tâm thành phố Hà Nội ra hướng tây.

        5 giờ ngày 3 tháng 1 năm 1947, địch bắt đầu tiến công ra các đường Thủ Khoa Huân, Hoàng Hoa Thám và Đội Cấn.  Trên đường Đội Cấn, máy bay địch oanh tạc suốt dãy phố, phá hủy nhiều nhà cửa. Tiếp đó, xe tăng, xe bọc thép dẫn bộ binh địch tiến vào.

        Dựa vào trận địa và kiến trúc nhà cửa phức tạp của đường phố, quân ta chặn đánh địch quyết liệt. Một chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng đâm vào xe tăng địch. Bom không nổ, chiến sĩ hy sinh.

        Ngay lập tức một chiến sĩ khác ôm bom xông lên phá được xe tăng quân địch bị đánh mạnh không dám sục sạo. Quân ta trụ bám từng nhà, dựa vào chiến lũy, công sự và từ các nhà cao ném lựu đạn, kết hợp với lực lượng mai phục xung phong ra diệt địch.

        Đến 13 giờ, địch cho một mũi từ phố Sơn Tây tiến qua làng Vạn Phúc, đánh vào nhà thờ Liễu Giai, vu hồi đến giữa phố, kết hợp với quân địch trên đường Đội Cấn bắn mạnh vào hai bên phố uy hiếp quân ta.

        Tại làng Vạn Phúc, ta dựa vào làng mạc, ao, hồ, chiến đấu chặn địch, diệt nhiều tên. Do lực lượng ta và địch quá chênh lệch, đến 14 giờ 30 phút ta rút khỏi trận địa. 

        Một ngày chiến đấu trên những con đường ra phía tây thành phố, chủ yếu là đường Đội Cấn, ta diệt 116 tên, làm bị thương nhiều tên lính Pháp, phá hủy một xe tăng, hai xe vận tải, phá hỏng một xe thiết giáp; thu nhiều súng đạn.

        Nét nổi bật trong trận Đội Cấn là ta đã phán đoán đúng kế hoạch tiến công của địch để bố trí lực lượng, chuẩn bị cách đánh thích hợp, chuẩn bị trận địa chu đáo để tăng khả năng diệt địch, hạn chế thương vong của ta trước hỏa lực phi pháo mạnh của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:13:38 am »


TRẬN Ô CHỢ DỪA  NAM ĐỒNG CỦA ĐẠI ĐỘI 4 TIỂU ĐOÀN 56 (6.1.1947)

        Trận phòng ngự của Đại đội 4 Tiểu đoàn 6 nhằm chặn 1 quân Pháp tiến công đánh chiếm khu vực Ô Chợ Dừa - Nam Đồng (nay thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). 

        3 giờ 30 phút ngày 6 tháng 1, địch bí mật tiếp cận, bất ngờ bao vây, tiến công ta ở làng Giảng Võ trước.

        6 giờ 30 phút, chúng cho xe tăng phi pháo bắn phá các baricát ở Ô Chợ Dừa và dọc đường. Tiếp đó, súng máy của địch từ các nhà cao tầng xung quanh bắn mạnh chi viện cho xe ủi đất đến phá baricát.

        Các chiến sĩ ta chờ địch đến gần, ném lựu đạn, chai xàng Chếp và bắn súng cối, trung liên, súng trường nhiều người dùng cả mã tấu tiêu diệt địch, đánh lui mấy đợt tiến công của chúng. Vì địch đông, có hỏa lực mạnh, liên tục tiến công nên ta phải vừa đánh vừa lui quân để bảo toàn lực lượng.

        Trưa 6 tháng 1, địch chiếm được một quãng phố bên phải.  Trung đội 2 bên trái đường được lệnh cụm lại chặn địch tiến sang đường và liên lạc với. lực lượng ta trong nhà thờ Nam Đồng; Trung đội 3 chặn địch tiến về phía Nam Đồng - Ngã Tơ Sở.

        Các trung đội 2 và 3 đã dũng cảm chiến đấu diệt được nhiều địch, chặn không cho chúng sang dãy phố bên trái.  Chiều 6 tháng 1 năm 1947, địch phải lui về đông bắc Ô Chợ Dừa. Quân địch tiến công Giảng Võ cũng buộc phải lui quân.

        Trận đánh thắng lợi cho thấy: chất lượng chiến đấu của bộ đội là một nhân tố rất quan trọng quyết định việc đánh bại địch tiến công.


TRẬN GIẢNG VÕ CỦA ĐẠI ĐỘI 2 TIỂU ĐOÀN 56 (6.1.1947)

        Trận phòng ngự của Đại đội 2 Tiểu đoàn 56 chống lại 1 quân Pháp được xe tăng, phi pháo yểm trợ tiến công vào làng Giảng Võ, nhằm tiêu diệt địch, không cho địch mở rộng phạm vi kiểm soát ra ngoại ô.

        3 giờ 30 phút ngày 6 tháng 1 năm 1947, lợi dụng mưa phùn và rét, được Việt gian dẫn đường, một đại đội bộ binh địch theo đường Cát Linh - Giảng Võ, một đại đội theo đường từ Ô Chợ Dừa sang Giảng Võ, bí mật tiếp cận bao vây quân ta ở làng Giảng Võ.

        Do không tổ chức nắm địch từ xa nên ta không phát hiện địch sớm. Mờ sáng, khi địch bắt đầu bắn cối vào làng thì hai xe tăng của chúng đã xuất hiện ở cổng làng. 

        Tuy bị bất ngờ nhưng đại đội vẫn kịp thời triển khai lực lượng chặn đánh quân địch. Từ các vị trí chiến đấu quân ta chờ địch đến gần mới nổ súng và ném lựu đạn.  Đợt xung phong đầu tiên của địch bị đánh lui.

        Địch chấn chỉnh lại đội hình, bắn pháo rồi xung phong.  Vì chưa làm được công sự, chiến hào nhiều nên trận chiến đấu càng kéo dài, quân ta càng thương vong nhiều hơn.  Trước tình thế địch đã vây chặt làng từ bốn mặt, Đại đội trưởng Vũ Công Định quyết tâm mở một đường rút lui ở phía nam để bảo toàn lực lượng.

        Sau một ngày chiến đấu, 30 tên địch bị diệt.  Trận Giảng Võ để lại nhiều kinh nghiệm xương máu cho người chỉ huy về chuẩn bị kế hoạch đánh địch ở vị  trí trú quân; về xử trí tình huống khi bị địch tiến công bất ngờ, chuyển từ bị động về chủ động, đó là những phẩm chất cao quý mà người lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu cần có.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:16:55 am »


TRẬN NHÀ THƯƠNG VỌNG CỦA ĐẠI ĐỘI 68 TIỂU ĐOÀN 64  TỰ VỆ, CỨU THƯƠNG (15.1.1947)

        Trận phòng ngự của Đại đội 68 Tiểu đoàn 64 cùng ba trung đội tự vệ và khoảng 100 cứu thương, cấp dưỡng dồn từ các trận địa phía trước về, đánh hai tiểu đoàn quân Pháp có xe tăng, xe bọc thép yểm trợ tiến công chiếm nhà thương Vọng (nay là Bệnh viện Bạch Mai), nhằm tiêu diệt địch, ngăn chặn chúng tiến công chiếm các mục tiêu của ta.

        5 giờ ngày 15 tháng 1 năm 1947, địch dùng pháo, cối và máy bay đánh phá ác liệt vào khu nhà thương Vọng. Tiếp đó, một đoàn tám chiếc xe tăng và xe thiết giáp, cùng nhiều xe vận tải chở khoảng 300 quân Xênêgan mặc giả thường dân đến cách bệnh viện khoảng 300 mét, bắt dân đi đầu và triển khai lực lượng tiến công.

        Ta dùng súng bắn chỉ thiên để dân chạy tản ra. Địch dùng súng máy bắn vào dân chạy.

        Địch tiếp tục tiến công. Ta chờ chúng đến gần bất ngờ dùng khẩu đại liên ở chòi canh cổng bệnh viện bắn mạnh diệt nhiều địch, số còn lại tháo chạy. Địch tổ chức lại đội hình, tiếp tục xung phong và bị ta bắn chặn. Đến 10 giờ. Ta đánh lui sáu đợt xung phong của chúng, diệt và làm bị thương nhiều địch.

        11 giờ, địch bắn sập chòi ta đặt khẩu đại liên ở cổng.  Ta nhanh chóng xếp gạch và bố trí lại khẩu đại liên để chặn địch.

        Trước tình hình chiến đấu quyết liệt, ban chỉ huy tiểu đoàn đã lệnh bộ phận nữ cứu thương, cấp dưỡng theo lạch nước rút về hướng sân bay Bạch Mai. ở hướng bắc, địch vẫn bị chặn lại.

        Một cánh quân có tám xe tăng, xe bọc thép và 15 xe tải chở khoảng 500 quân, sau khi đánh chiếm Vĩnh Tuy từ sáng và chiếm ngã tư Trung Hiền vào trưa, địch tiến theo đường Đại La và 14 giờ đến Vọng đánh vào phía sau quân ta.  Địch từ hai phía giáp công vào trận địa, cánh bắc yếu hơn bị ta đánh chặn nhiều lần.

        Địch dùng pháo trên tăng diệt được hai ổ đại liên của ta ở cổng bệnh viện rồi cho xe tăng húc đổ tường, đột phá vào đông nam bệnh viện. Tổ cảm tử dùng bom ba càng diệt một xe tăng địch. Các chiếc xe tăng khác xông lên. Ta trụ bám từng nhà để chặn địch.

        Khoảng 18 giờ, ta rút quân về hướng Không Trung, sân bay Bạch Mai. Khoảng một trung đội rút xuống hầm ngầm của bệnh viện, đến nửa đêm lên khỏi hầm đánh địch và rút khỏi trận địa. 

        Ta đã đánh lui khoảng hai tiểu đoàn địch tiến công, diệt khoảng 200 tên linh Pháp, giừ vững trận địa một ngày.  Trận nhà thương Vọng cho ta kinh nghiệm: Dù ở phía sau cũng phải tổ chức phòng ngự sẵn sàng đánh địch. Hết sức đề phòng địch tập hậu. Việc bố trí các hỏa khí diệt địch phải có cả trên cao dưới thấp và có vị trí dự bị. . .


TRẬN VĨNH TUY CỦA TRUNG ĐỘI  QUỐC ĐOÀN VÀ ĐẠI ĐỘI TỰ VỆ (15.1.1947)

        Trận phòng ngự của Trung đội Vệ quốc đoàn và một đại đội tự vệ chống lại một đại đội quân Pháp được xe tăng, xe bọc thép và phi pháo yểm trợ tiến công định chiếm Vĩnh Tuy, nhằm tiêu diệt, hạn chế địch mở rộng vùng chiếm đóng ra ngoại ô.

        4 giờ ngày 13 tháng 1 năm 1947, địch dùng ca nô chở một trung đội, tắt máy thả trôi theo dòng sông Hồng bí mật đổ quân lên ém sẵn ở bãi ngô bờ sông thuộc Vĩnh Tuy, nhưng ta không phát hiện được.

        5 giờ, địch bắn pháo cối vào cáe khu vực từ nhà thương Vọng, Ô Cầu Dền, Ba Hàng đến Vĩnh Tuy. Tiếp đó khoảng một đại đội quân Pháp được xe tăng, xe bọc thép y.ếm trợ thành hai mũi tiến xuống Vnh Tuy. Một mũi theo đường từ Lò Lợn qua Lương Yên.  Một mũi từ Ô Đống Mác xuống Thanh Lương.

        Tại Thanh Nhàn và Lương Yên, ta chặn đánh quyết liệt, địch không tiến xuống được phải lui về Lò Lợn và Đống Mác. Ta diệt khoảng 20 tên địch, thu bốn khẩu súng các loại. 

        Sau khi củng cố lực lượng, 9 giờ, một mũi có xe tăng thiết giáp dẫn đầu đánh vào chiến luỹ Ba Hàng. Cùng thời gian, số quân ém ở bãi ngô, bất ngờ tiến công vào đội của Tiểu đoàn 212 đóng ở Vĩnh Truy. Một bộ trung đội  khác từ Lạc Trung đánh xuống bị tự vệ và bộ đội ta chặn đánh quyết liệt, nhưng cả ba mặt đều có địch, địa hình trống trải, hỏa lực địch mạnh, ta không giữ được Vĩnh Tuy phải rút về Thanh Trì, Nam Dư, một bộ phận rút về Chợ Mơ, cùng các đơn vị của Tiểu đoàn 77 tiếp tục chặn đánh địch.

        Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm về cảnh giác trước các thủ đoạn chiến đấu của địch; về bố trí lực lượng tổ chức thế trận chặn địch từng bước tránh thương vong do phi pháo đánh phá; về phá hoại đường sá làm vật cản chống cơ giới của địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:20:05 am »


TRẬN GIA LÂM (16.1.1947)

        Trận tập kích của các đại đội 1 và 4 bộ đội địa phương  tỉnh Bắc Ninh vào quân địch ở sân bay Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thành phố Hà Nội). 

        Đêm ngày 16 tháng 1 năm 1947, lực lượng chiến đấu chia làm bốn mũi bí mật tiến vào mục tiêu đã định: Khi trung đội đánh quân địch ở Khu B tiếp cận gần hàng rào thì bị lộ, buộc ta phải nổ súng tiến công.

        Do ta dùng lựu đạn, chai xăng Chếp đánh địch nên lửa cháy sáng rực sân bay, địch quan sát rõ quân ta và bắn trả. Chỉ huy trận đánh buộc phải ra lệnh không dùng chai xăng Chếp đánh máy bay, chỉ dùng súng và lựu đạn diệt máy bay địch.

        Song các mũi vào đánh không đều. Khu A, bộ đội vào được nhưng bị địch dùng xe tăng ra phản kích nên ném lựu đạn rồi lui quân. Các đơn vị đánh địch ở các khu C, D đến chậm không vào được cũng phải rút. 

        Sau 30 phút chiến đấu, ta phá hủy và phá hỏng 12 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu 30 tên địch. 

        Để tập kích địch trong sân bay thắng lợi, phải rèn luyện từ việc tiếp cận, luồn sâu vào sân bay, phải hiệp đồng chặt chẽ giữa các mũi, các hướng, phải nghiên cứu cách sử dụng vũ khí và có kế hoạch đánh địch phản kích cụ thể, tỷ mỉ.


TRẬN NAM DƯ HẠ CỦA TIỂU ĐOÀN 212 (18.1.1947)

        Trận phòng ngự của Tiểu đoàn 212 (thiếu một đại đội), được hai khẩu pháo 37mm và hai trung đội dân quân phối thuộc chiến đấu, đánh vào 250 quân Pháp, có hai xe tăng và hai ca nô chi viện tiến công vào làng Nam Dư Hạ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) nhằm tiêu diệt địch, hạn chế địch mở rộng vùng chiếm đóng. 

        Mờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1947, lợi dụng trời chạng vạng tối, địch từ Lò Lợn qua Vĩnh Tuy, chia thành hai mũi thủy bộ tiến xuống đánh úp ta ở Nam Dư.

        Mũi trên bộ có hai xe tăng dẫn đầu khi qua làng Thanh Trì bị dân quân chặn đánh, địch không vào được làng. 14 giờ, địch chia làm hai mũi theo đường làng và theo đê xuống Nam Dư Hạ. Một đại đội ta ở đây cùng tự vệ sẵn sàng đánh địch.

        Gặp ụ chắn trên đê, xe tăng địch vòng xuống rê đê để vượt qua. Nhưng chúng bị khẩu 37mm của ta đặt trên đê bắn ngắm trực tiếp, một xe tăng bốc cháy. Dưới sông hai ca nô của địch định đổ quân lên tập hậu. Nhưng khẩu pháo 37mm thứ hai bố trí sát mép nước bẳn chìm một chiếc. Chiếc còn lại quay đầu tháo chạy. Bị thiệt hại nặng, địch phải rút về Vĩnh Tuy.

        Trận đánh kết thúc, 50 tên lính Pháp bị diệt, một xe tăng bị phá hủy, một ca nô bị bắn chìm.

        Nhờ biết lợi dụng địa hình, địa vật tổ chức ngăn chặn địch; biết tận dụng tính năng kỹ thuật của pháo, bố trí trận địa thích hợp; biết hiệp đồng chặt chẽ giữa.bộ binh và pháo binh mà ta đã diệt được nhiều địch, bắn cháy xe tăng, bắn chìm ca nô, đánh bại tiến công của địch.


TRẬN TỨ TỔNG - NHẬT TÂN CỦA MỘT ĐẠI ĐỘI THUỘC TIỂU ĐOÀN 145  (25.1.1947)

        Trận phòng ngự của một đại đội thuộc Tiểu đoàn 145  đánh vào quân Pháp được xe tăng, ca nô tiến công vào Tứ Tổng - Nhật Tân Từ Liêm, Hà Nội), nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ đoạn vành đai ngoại thành cuối cùng ta còn kiểm soát.

        6 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1947, quân Pháp từ hai hướng đồng thời khép về Nhật Tân. Hướng thứ nhất từ Nghĩa Đô, Trích Sài, Xuân Tảo đánh lên. Hướng thứ hai từ Yên Phụ đánh vào Tứ Tổng - Nhật Tân. Kết hợp với hai hướng tiến công đường bộ, địch dùng ca nô đổ khoảng 150 quân lên bãi sông Hồng, chiếm đê khống chế phía bắc Nhật Tân.

        Do ta không tổ chức cho dân Tứ Tổng sơ tán trước nên khi địch đánh vào làng, dân chạy tán loạn, địch bắn chết và bị thương hơn 100 người. Lực lượng Việt gian, chỉ điểm trà trộn trong dân chạy lên Nhật Tân, tổ chức một lực lượng quay lại chặn đường rút của đơn vị từ Tứ Tổng về nhật Tân.

        Địch tổ chức ba mũi đánh vào Nhật Tân, quân ta đánh tra quyết liệt, nhưng không chống lại được quân địch, buộc ta phải phá vây rút về Phú Gia. Địch chiếm được Tứ Tổng - Nhật Tân và Nhật Tân - Nghĩa Đô, vành đai cuối cùng ở ngoại thành.

        Trận đánh kết thúc, 140 tên địch bị tiêu diệt.  Trận đánh cho thấy phải chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên (ngày 23 tháng 1 Mặt trận đã lệnh cho Tiểu đoàn 145 đưa một đại đội về giữ Nhật Tân, nhưng đại đội này chưa thực hiện); phải tổ chức tản cơ cho dân chu đáo và phải chú ý đánh địch vu hồi đường thủy. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:23:16 am »


TRẬN XUÂN TẢO –TRÍCH SÀI CỦA MỘT ĐẠI ĐỘI THUỘC TIỂU ĐOÀN 145 (25.1.1947)

        Trận phòng ngự của một đại đội thuộc Tiểu đoàn 145 chống lại quân Pháp tiến công chiếm Xuân Tảo - Trích Sài (huyện Từ Liêm, Hà Nội), nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ đoạn vành đai ngoại thành cuối cùng ta còn kiểm soát.

        5 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1947, một đại đội địch có xe tăng yểm trợ từ Nghĩa Đô, Bưởi tiến vào Xuân Tảo. Cùng lúc đó một mũi địch dùng ca nô chở khoảng 50 bộ binh vượt Hồ Tây đổ bộ lên Trích Sài.

        Tại Xuân Tảo ta vừa đánh vừa rút lên Đông Khu. Tại Trích Sài, một trung đội của ta chặn đánh rất quyết liệt sau đó lui quân về Cáo Đỉnh. Địch vào Xuân Tảo, trung đội ở Đông Khu phối hợp cùng với trung đội ở Cáo Đỉnh phản kích từ hai đầu khép lại làm cho địch lúng túng phải tháo chạy. Ta diệt 30 tên địch.

        Sau khi chiếm Trích Sài, quân địch tiến đánh Xuân Tảo. Ta đánh trả nhưng không giữ được phải lui về Cáo Đỉnh. Địch tiếp tục đánh chiếm Nhật Tân. Đoạn vành dai cuối cùng ở ngoại thành: Nhật Tân - Nghĩa Đô bị địch chiếm.

        Chiếm được Xuân Tảo - Trích Sài nhùng địch phải trả giá rất đắt, 140 tên bị tiêu diệt chủ yếu ở Xuân Tảo - Trích Sài. 

        Nhờ phán đoán đúng thủ đoạn tiến công của địch, kịp thời điều chỉnh thế trận phòng ngự; vận dụng cách đánh mưu trí, linh hoạt, hiệp đồng chặt chẽ, phản kích đúng thời cơ mà ta đánh địch đạt hiệu quả cao.

TRẬN NHÀ SÔVA1 CỦA ĐẠI ĐỘI 14 TIỂU ĐOÀN 103 (6.2.1947)

        Trận chiến đấu phòng ngự của Đại đội 14 Tiểu đoàn 103 Trung đoàn Thủ đô chống lại cuộc tiến công của hơn một đại đội quân Pháp có xe tăng, xe bọc thép phối hợp với quân ở nha giao thông công chính, nhà Bác Cổ đánh vào nhà Sô Va.

        Sáng ngày 6 tháng 2 năm 1947, địch dùng pháo binh bắn phá dừ dội vào nhà Sô Va và các khu vực xung quanh.  Cùng lúc đó địch chia thành hai mũi theo đường Trần Quang Khải tiến vào nhà Sô Va.

        Mũi thứ nhất khoảng 100 quân, bố trí trên đê sông Hồng, dùng hỏa lực chế áp nhà Sô Va, kho thuế quan, yểm trợ cho bộ binh vượt đường đánh chính diện vào nhà Sô Va. Chờ cho địch đến gần, quân ta ném lựu đạn, bắn vào quân địch, diệt một số tên, địch không đến được gần nhà, phải rút về đê.

        Mũi thứ hai, hơn một trung đội, có xe tăng dẫn đầu, từ đường Trần Quang Khải đánh vào kho thuế quan. Một bộ phận của Trung đội 2 đi đánh địch về muộn đã bí mật tiếp cận đánh vào sườn địch. Bị đánh bất ngờ, thương vong một số chúng lùi ra dùng xe tăng bắn phá.

        Từ đó đến chiều, địch tổ chức nhiều đợt tiến công vào nhà Sô Va. Lợi dụng thế cao, ta dùng hỏa lực trên gác, dưới nhà tiêu diệt nhiều địch, đánh bại các đợt tiến công của chúng. Không chiếm được nhà, địch phun xăng đốt các loại vật cản và chiếm được tầng 1. Các chiến sĩ ta trên gác quyết giữ cầu thang và cho người về báo cáo với tiểu đoàn.  Nhận được tin, chỉ huy tiểu đoàn tổ chức lực lượng phản kích, đánh bật địch ra khỏi trận địa.

        17 giờ, trận đánh kết thúc, ta khôi phục trận địa tại nhà Sô Va. Ta diệt và làm bị thương 40 tên địch, phá hủy một xe bọc thép, một xe vận tải, thu một tiểu liên, một súng trường, hai hòm đạn.

        Trận nhà Sô Va cho thấy, khi phòng ngự trong thành phố phải tận dụng các kiến trúc sẵn có, tổ chức phòng ngự nhiều tầng, cả trên cao, dưới thấp, nhiều hướng, luôn củng cố công sự vững chắc để chống được bom, pháo của địch phải thực hiện đánh gần, đồng loạt, bất ngờ; sẵn sàng đánh gần với địch trong từng gian nhà, tầng nhà, góc phố.

--------------------
        1. Nhà sô va sau là trường phổ thông cơ sở Trần Nhật Duật (rồi trường Nguyễn Huệ), trước đây là một cơ sở của công ty vận tải Sauvage, kháng chiền bùng nổ, chủ nhà bỏ đi, ta lấy nhà này tổ chức thành vị trí phòng ngự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:27:57 am »


TRẬN HÀNG THIẾC CỦA TRUNG ĐỘI TÔ HIỆU TIỂU ĐOÀN 102 (7-9.2.1947)

        Trận phòng ngự của Trung đội Tô Hiệu Tiểu đoàn 102 1 Trung đoàn Thủ đô đánh quân Pháp được xe tăng, phi pháo yểm trợ tiến công vào trận địa phòng ngự của ta ở Hàng Thiếc, một vị trí cửa ngõ phía tây Liên khu 1. 

        Sáng ngày 7 tháng 2 năm 1947, địch dùng phi pháo bắn phá dữ dội vào các phố từ Hàng Quạt, Hàng Nón trở lên. . . , trọng điểm là phố Hàng Thiếc .

        8 giờ, hai trung đội lính lê dương, có hai xe tăng dẫn đầu theo phố Cửa Đông, cùng với quân đóng ở Hàng Nón, Hàng Hòm chia làm ba mũi: Một mũi có một trung đội theo Đường Thành, Hàng Nón đánh thọc vào đầu phía nam Hàng Thiếc. Một mũi có hai xe tăng, một trung đội bộ binh tlleo Cửa Đông, Hàng Da, Bát Đàn đánh vào đầu phía bắc Hàng Thiếc. Mũi thứ ba, từ Cửa Đông theo đường Phùng Hưng, Hàng Vải, Hàng Bút đánh vào phố Thuốc Bắc để phối hợp với hai mũi trên.

        Trước sức tiến công của địch, bộ đội ta trên các hướng chờ chúng đến gần mới nổ súng diệt từng tốp, chặn từng bước tiến của địch. Nhiều nơi ta và địch giành giật nhau từng góc nhà, bờ tường, từng cầu thang, giữ vững trận địa. 

        17 giờ, trung đội được lệnh rút sang dãy phố lẻ để bảo tồn lực lượng. củng cố tuyến phòng thủ mới, tiếp tục đánh địch.

        Ngày 8, 9 tháng 2, từ bên dãy số chẵn, địch nhiều lần đánh sang nhưng đều bị đánh lui ngay trên mặt đường, không bám sang được dãy số lẻ. Địch thường xuyên xả súng bắn về phía ta, phun cả xăng sang để đốt nhưng cũng không tiến được. Cuối cùng chúng phải dừng tiến công.

        Ba ngày chiến đấu, ta diệt và làm bị thương 40 tên địch.

        Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng quyết tâm chiến đấu cao; về phát huy lối đánh gần, kết hợp cơ động lực lượng với cơ động hỏa khí để tiêu diệt địch; về luôn cảnh giác, có phương án đánh địch luồn lách; về sử dụng lực lượng ít nhưng biết phát huy hiệu quả của hiệp đồng chiến đấu từ từng tổ đến tiểu đội, từ ụ chiến đấu đến khu phố và các đơn vị bạn.


TRẬN THÔN CAM CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG (8. 2.1947)

        Trận phòng ngự của một trung đội bộ đội địa phương và 1 một trung đội tự vệ đánh trả quân Pháp càn quét vào thôn Cam, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội), nhằm tiêu diệt địch bảo vệ làng chiến đấu. 

        4 giờ ngày 8 tháng 2 năm 1947, pháo địch bắn dữ dội vào làng. Cùng lúc đó khoảng một trung đoàn bộ binh có 10 xe tăng, xe bọc thép, một số ca nô thành hai hướng tiến công vào làng.

        Hướng chủ yếu, địch từ đường số 5 đánh vào chính diện thôn. Được xe tăng chi viện, địch thành hai mũi từ hướng tây nam và nam tiến vào làng.

        Qua ấp Bình Minh, chúng cho một bộ phận chiếm một số gò cao cách rìa làng từ 100 đến 400 mét về phía đông nam, dùng trung liên chi viện cho bộ binh tiến công. Quân ta bí mật chờ địch đến gần, tử các lũy tre làng bộ đội và tự vệ ném lựu đạn, bắn súng diệt một số tên.

        Sau nhiều lần tiến công vào làng không thành, địch phải rút ra xa, dùng pháo cối bắn mạnh vào làng.  Hướng thứ yếu, địch dùng ca nô theo sông Đống đổ khoảng một đại đội lên đê, dùng hai khẩu 12,7mm đặt trên xe Jeép khống chế vào các thôn Vàng, Hội, Lời, Lở; dùng hỏa lực chặn các ngả vào thôn Cam từ hướng bắc và tây bắc.

        Buổi chiều, địch dùng máy bay liên tục ném bom bắn phá. Nhiều nhà cửa bị cháy, công sự, hầm hào sụt lở, các lũy tre bị phá vỡ nhiều chỗ. Lợi dụng những lũy tre bị thủng, chúng chia thành nhiều mũi sục vào làng.

        Dựa vào các đường ngang, ngõ tắt, bờ ao, bụi tre, từng tổ, từng chiến sĩ kiên quyết chặn địch. Hết đạn, bộ đội và du kích phải rút sang Tô Khê - Đặng Xá. Một bộ phận quân ta bị địch vây chặt ở ổ đề kháng cuối cùng giữa làng. Tất cả tự vệ bộ đội và nhân dân dùng dao, liềm, gậy gộc, thuổng cuốc đánh địch, diệt và làm bị thương nhiều tên. Với quân số áp đảo, địch tràn vào làng bắn giết, đốt khoảng 150 ngôi nhà, đình, chùa, miếu mạo.

        Đại đội bộ đội địa phương ở Tô Khê được lệnh chi viện chiến đấu cho quân ta ở thôn Cam, nhưng bị hỏa lực của địch ở đê và máy bay đánh chặn không tiến sang được.  Trời tối dần, địch rút quân, 40 tên địch bị chết và bị thương.

        Trận thôn Cam giúp ta hiểu thêm về tổ chức phòng ngự ở làng mạc; phải tổ chức đánh địch từ xa, lấy đánh gần là chính; phải tăng cường đánh địch bằng chông, mìn, cạm bẫy ...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:32:29 am »


TRẬN ĐỒNG XUÂN CỦA TIỂU ĐOÀN 101 (14.2.1947).

        Trận phòng ngự của Tiểu đoàn 101 (biên chế có bốn Trung đội bộ binh; ba khẩu trung liên, 15 khẩu tiểu liên, 11 khẩu súng ngắn, 60 khẩu súng trường. Số còn lại trang bị lựu đạn, dao găm, mã tấu, chai xăng Chếp, chai vôi sỏi) chống lại tiến công của quân Pháp chiếm khu chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; nhằm ngăn chặn từng bước, tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ trung tâm chỉ huy của Liên khu 1 .

        Sau khi đánh chiếm nhà Sô Va, trường Ke, Hàng Thiếc không thành công, địch chuyển hướng tiến công đánh chiếm khu vực chợ Đồng Xuân để từ đây tiến đánh sở chỉ huy Liên khu 1 và cắt Liên khu 1 làm đôi. 

        Sáng ngày 14 tháng 2 năm 1947, địch tập kích bất ngờ hai vị trí tiền tiêu của ta ở Hàng Giấy và chùa Huyền Thiên. Ta đánh trả nhưng không giữ được, phải rút.

        5 giờ, địch cho phi pháo bắn phá ác liệt vào Liên khu 1, đặc biệt là khu chợ Đồng Xuân. Sở chỉ huy Tiểu đoàn 101 trúng đạn cối của địch. Một số cán bộ tiểu đoàn và chiến sĩ thương vong.

        Khoảng một giờ bắn phá liên tục. địch chuyển làn từ các hướng xe tăng dẫn bộ binh tiến công vào trận địa ta.  Từ các góc nhà, góc phố bộ đội ta tiêu diệt nhiều địch, ngăn chặn, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của chúng.  Sau mỗi lần tiến công thất bại, địch lại lùi ra xa, dùng phi pháo đánh phá dữ dội, tiếp đó bộ binh được xe tăng dẫn dắt tiến vào.

        Từ các công sự, chiến hào, góc nhà quân ta bắn dọc phố, bắn lướt sườn, từng tổ xuất kích nhỏ đánh vào bên sườn, phía sau đội hình tiến công, đánh bại nhiều đợt xung phong của địch. Đến tối, các đơn vị được lệnh rút về dãy số lẻ phố Hàng Chiếu, Hàng Mã, tuyến phòng ngự dự bị của tiểu đoàn. Lúc này ta và địch cách nhau mặt đường Hàng Chiếu. Địch chiếm dãy số chẵn (phía bắc), ta giữ dãy số lẻ (phía nam) .

        20 giờ, ta bất ngờ đồng loạt nổ súng phản kích vào các vị trí địch. Chúng hoảng loạn chống lại. Đến 24 giờ, địch buộc phải rút về phía sau, ta khôi phục trận địa phòng ngự dự bị.

        Với lực lượng khoảng một đại đội, ta đã kiên cường chống lại khoảng 400 lính lê dương có xe tăng, đại bác, máy bay yểm trợ. Sau một ngày, địch mới chiếm được chợ Đông Xuân, tiến được đến bên số chẵn phố Hàng Chiếu, nhưng phải trả giá đắt với 200 quân thương vong. 

        Trận Đồng Xuân để lại nhiều kinh nghiệm quý về tổ chức thế trận liên hoàn từng khối phố, dãy phố, từng khu vực; về tổ chức phòng ngự nhiều mặt (hình vòng): về chọn hướng phòng ngự chủ yếu, mục tiêu phòng ngự chủ yếu; về tổ chức chốt cố thủ, nơi quyết chặn địch; về phản kích đánh địch khi chúng đứng chân chưa vững; đặc biệt là về công tác tơ tưởng trong suốt quá trình chiến đấu phòng ngự.


TRẬN TÚ THUỶ CỦA MỘT ĐẠI ĐỘI THUỘC TRUNG ĐOÀN 95 (14.3.1947)

        Trận tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc  của một đại đội được chọn từ cán bộ tiểu đội trưởng trở lên, do Trung đoàn trưởng Vi Dân trực tiếp chỉ huy vào một trung đội (50 quân) do bốn sĩ quan Pháp chỉ huy ở đồn Tú Thủy (đông bắc thị trấn An Khê 16 kilômét) thuộc xã Tú Thủy, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai - một vị trí quan trọng trong hệ thống cứ điểm liên hoàn của địch ở vành đai An Khê.

        01 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1947, đơn vị làm lễ tuyên thệ rồi hành quân về Tú Thủy. 3 giờ đến vị trí tập kết. 4 giờ, chiếm lĩnh xong. 4 giờ 30 phút, nhân khi một tiểu đội địch xếp hàng đi ra ngoài, lợi dụng lúc chúng mở cổng, đội cảm tử chín người xông thẳng vào đồn, dùng mã tấu đâm chém bọn địch đang tập trung.

        Sau phút bất ngờ, địch tập trung hỏa lực từ các lô cốt bắn ra, đội cảm tử lần lượt hi sinh, trung đội xung phong bị chặn lại ở đường hào thứ hai. Bên ngoài nhân dân đánh trống, thanh la, hò reo cổ vũ bộ đội. Địch dựa vào công sự đẩy lùi các đợt tiến công của ta. Đến thứ ba, Vi Dân hy sinh trước cổng đồn. Ban chỉ huy quyết định rút quân.

        Trận đánh cho ta kinh nghiệm về tiến công địch trong  công sự vững chắc, nhất là về chuẩn bị chiến đấu, trong đó công nắm chắc tình hình địch và địa hình, đặc biệt là xác định cách đánh thích hợp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:34:31 am »


TRẬN CỰ ĐÀ CỦA TRUNG ĐỘI 517 ĐẠI ĐỘI 2 (27.3.1947)

        Trận phòng ngự của Trung đội 517 Đại đội 2 quận 5 Hà Nội đánh quân Pháp tiến công vào trận địa tại thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây), nhằm tiêu diệt địch, không cho chúng mở rộng khu vực chiếm đóng, bảo vệ căn cứ. 

        Sáng ngày 27 tháng 3 năm 1947, một đại đội quân Pháp và lê dương có xe tăng yểm trợ, từ thị xã Hà Đông theo đường 70 qua Đa Sĩ, Mậu Lương, Hữu Từ, Hữu Trung xuống Cự Đà.

        9 giờ, các tiểu đội của trung đội đã rút về Khúc Thủy, chỉ còn cán bộ trung đội ở lại bàn giao trận địa cho Đại đội 3. Trung đội còn lại năm người, vũ khí có 11 quả lựu đạn, một khẩu Ten với một băng đạn. 10 giờ, địch tràn vào làng, khắp nơi tiếng súng của địch, của du kích và bộ đội nổ ran.

        Một trung đội địch tiến vào nhà chỉ huy trung đội, bị diệt một số tên, chúng hoảng sợ rút ra ngoài, dùng hỏa lực bắn mạnh vào ngôi nhà và các khu vực xung quanh, nhưng các chiến sĩ ta vẫn kiên cường chờ địch.  Sau khi bắn phá, địch tiến công lần thứ hai không thành. Chúng tăng cường một trung đội lính lê dương, tiếp tục tiến công nhưng đều bị đánh bật trở lại. Cay cú, chúng lùi ra xa, dùng rơm rạ, đồ gỗ, đổ xăng rồi đốt. Hai chiến sĩ lên sân thượng để tránh khói, kiên quyết chờ địch lên với một quả lựu đạn cuối cùng.

        17 giờ, một trung đội thuộc Đại đội 3 lên giải vây cho Trung đội 17, nhưng không vào được Cự Đà.  Chiều tối địch rút khỏi Cự Đà. Sau một ngày chiến đấu quyết tử ta diệt 40 tên địch, làm bị thương 17 tên khác.  Trận đánh quy mô nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn. Sau chiến thắng Cự Đà của ta, địch phải kết thúc sớm cuộc hành quân lớn vào khu vực này.


TRẬN KIẾN AN CỦA QUÂN DÂN THỊ XÃ (25.4.1947)

        Trận chiến đấu bảo vệ thị xã của quân và dân thị xã Kiến An do Trần Thành Ngọ chỉ huy chống cuộc tiến công chiếm thị xã của quân đội Pháp, làm cho địch thiệt hại đáng kể về sinh lực và phương tiện chiến tranh. 

        Hải Phòng - một vị trí chiến lược quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với quân đội viễn chinh Pháp, là cái “cuống nhau’ nuôi sống lực lượng Pháp trên chiến trường Bắc Bộ.  Chính vì vậy, trong khi đang sử dụng bảy tiểu đoàn quân Pháp càn quét khu vực Đường 18 - Đông Triều - Chí Linh, chúng đành bỏ dở cuộc hành quân, vội vã quay về bảo vệ Hải Phòng.

        Sau khi có thêm viện binh, Pháp điều hai trung đoàn thuộc địa số 23 và số 2 đánh chiếm thị xã Kiến An và Đồ Sơn, lập phòng tuyến sông Văn Úc để bảo vệ Hải Phòng và hành lang đường số 5.

        Đầu năm 1947, lực lượng vũ trang của ta tập trung ở Kiến An gồm có Đại đội 4 thuộc Tiểu đoàn 90, lực lượng tự vệ và một đơn vị “quyết tử” của thị xã. Trong mỗi tiểu khu có từ một tiểu đội đến một trung đội tự vệ; ở các xã ven thị thuộc huyện An Lão, mỗi xã có hàng trăm tự vệ và một trung đội du kích bán thoát ly.

        Chuẩn bị cho trận chiến đấu sắp tới khắp nơi du kích cùng nhân dân rào làng, đào Công sự, tăng cường canh gác, chuẩn bị sẵn các phương án đánh giặc nếu chúng đến.

        Để bảo vệ thị xã, chỉ huy trận đánh giao nhiệm vụ cho các đơn vị:

        Tiêu đoàn tự vệ tỉnh là lực lượng chủ yếu bảo vệ. thị xã biên chế 300 người, làm nhiệm vụ chốt chặn đường số 10 không cho địch từ Hải Phòng sang, khi địch đột nhập thị xã phải tổ chức ngăn chặn, quấy rối, tiêu hao sinh lực địch, không cho chúng chiếm núi Phù Liễn.  Tiểu đoàn tự vệ Quang Trung bảo vệ tây bắc thị xã, phối hợp với tiểu đoàn tự vệ phân tán lực lượng, tiêu hao địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 04:35:14 am »


        Đại đội 4 Vệ quốc đoàn, quân số 150 người, trang bị đầy đủ chốt giữ hai khu vực núi Phù Liễn, đánh địch bảo vệ sở chỉ huy. Ngoài ra có 12 trung đội tự vệ cùng tham gia chiến đấu trong thị xã, quân số hàng trăm người.

        5 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 năm 1947, pháo địch từ Hải Phòng được chỉ điểm của máy bay trinh sát bắn vào núi Thiên Văn, núi Phù Liễn, ngã năm và nội thị Kiến An nhằm chế áp các đài quan sát và lực lượng cơ động của ta.

        Cùng thời gian này, địch tổ chức cho cánh quân thứ nhất từ Hải Phòng theo đường 5 rẽ vào đường 208 đến Rễ (An Dương), chia làm hai mũi: Mũi chính theo đường số 10 đến Trạm Bạc. Mũi thứ yếu theo đường 208 đến gần bến đò thị xã Kiến An.

        Sau đó, chúng chia làm nhiều toán tiến vào thị xã.  Cánh quân thứ hai có vai trò là hướng tiến công chủ yếu tiến vào thị xã bằng tàu chiến, ca nô từ của sông văn ục đổ bộ lên cống Cao Mật, bến đò Khum, bến phà Tiên Cựu, bến Đồn Soi (An Lâo) rồi chia thành hai mũi:

        Mũi thứ nhất từ phà Tiên Cầu theo đường số 10 đến Quân Đâu Kiên, hội quân với toán canh giới từ bến Đồn Soi hành quân lên tiến đánh vào làng Hoàng Xá; tiếp đó đánh Phù Liễn, hợp điểm tại ngã năm thị xã, sau đó bao vây tiến công vào ban chỉ huy mặt trận Hải Kiến đặt tại trại lính khố đỏ.

        Mũi thứ hai từ Phù Liễn đánh thốc xuống bao vây vị trí chỉ hur mặt trận trong nội thị Kiến An .

        Phối hợp với cánh quân thứ hai có cánh quân thứ ba từ Vĩnh Niệm vượt sông Lạch Trạy tiến theo đường 10 thu hút lực lượng ta ở hướng Cầu Niệm, Quán Trữ. 

        Cánh quân thứ tư vượt sông qua Cầu Rào, bến đò Đạt thành hai mũi tiến vào ngã năm thị xã Kiến An. 

        Phát hiện địch tiến công, Ban chỉ huy mặt trận Hải Kiến lệnh cho các đơn vị chuẩn bị đánh địch. 8 giờ ngày 2 tháng 4, ban chỉ huy từ thôn Đông Tử vào hầm bí mật ở núi Phù Liễn chỉ huy trận đánh. Ít phút sau, trên cả ba hướng ta đều nổ súng diệt địch. Bị ta chặn trên các đường chính, chúng không sục vào các làng mà chủ yếu hướng tới thị xã Kiến An.

        12 giờ ngày 25 tháng 4, hướng An Lão bị vỡ, thị xã Kiến An bị bao vây, chỉ huy trưởng mất liên lạc với các đơn vị, không nắm được tình hình, các đơn vị tự đánh, tự lui. Lúc này chỉ huy còn hai đại đội đã quyết định tổ chức phòng ngự bảo vệ trận địa ở núi Phù Liễn và ban chỉ huy, cố giữ đến tối để phá vây rút ra ngoài về thôn An Tràng.

        13 giờ địch tập trung hỏa lực pháo binh bắn dồn dập vào núi Phù Liễn, núi Thiên Văn. Sau đó từ các hướng tiến công lên núi Phù Liễn và núi Thiên Văn.  Ở hướng Cầu Rào, liên đoàn cảnh vệ Hải Kiến và tiểu đoàn tự vệ của liên huyện Hải An - Kiến Thụy, dựa vào làng chiến đấu, được dân quân du kích giúp đỡ đã đánh địch quyết liệt, chặn được cánh quân của chúng, không cho địch hợp điểm tại Kiến An.

        Trên núi Kha Lâm, Thiên Văn, trận chiến đấu diễn ra quyết liệt Đại đội 4 Vệ quốc đoàn đã nhiều lần bẻ gãy các đội xung phong của địch, diệt nhiều tên. Địch tập trung hỏa lực bắn lên núi, làm cháy rừng thông, núi Thiên Văn thành một vầng lửa, nhưng cán bộ chiến sĩ đại đội vẫn quyết tâm giữ trận địa.

        15 giờ, các đơn vị trong thị xã hết đạn, phải vừa đánh vừa lui qua núi Kha Lâm, núi Voi để sang Kiến Thụy.  Cùng thời gian trên, địch tập trung hỏa lực đánh vào núi Phù Liễn trận chiến đấu diễn ra ác liệt, các chiến sĩ ta giữ từng tấc đất, từng đoạn hào. Nhưng Chỉ huy phó mặt trận Lê Quốc Uy hy sinh, Đại đội trưởng Lê Đức Nguyên bị thương, đại đội tiếp tục cầm cự với địch đến tối mở đường về Kiến Thụy.

        16 giờ, địch hợp điểm tại ngã năm vào thị xã, tập trung lực lượng bao vây ban chỉ huy mặt trận. Ở đây, lực lượng bảo vệ và cán bộ chỉ huy đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ các cửa hầm, nhưng trước lực lượng địch ngày càng đông, chúng lại dùng lựu đạn cay gây ngạt đánh vào cửa hầm nên sau một thời gian quyết chiến với giặc, một số đồng chí vượt ra ngoài được, Chỉ huy trưởng Trần Thành Ngọ bị trọng thương nhưng quyết không để bị bắt đã cùng các chiến sĩ chiến đấu và hy sinh tại cửa hầm. 

        Trận đánh kết thúc, 360 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Trận đánh đã để lại nhiều bài học quý về tổ chức trận địa, vận dụng cách đánh địch, về sử dụng lực lượng nhất là cán bộ chủ chốt, về tổ chức chỉ huy chống địch càn quét, đánh chiếm thị xã trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM