Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:53:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến trường mới  (Đọc 43306 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 01:56:19 am »


3

        Chúng tôi vào tới Sa Rít, phải hạ trại ngoài ý muốn. Theo tin của anh em trinh sát báo cáo. Đội hình đánh chiếm của địch cơ bản đã triển khai xong. Tiểu đoàn biệt động quân 21 đóng ở điểm cao 500 chặn trước mặt, cách chúng tôi khoảng vài cây số. Pháo ở phía đông Tà Púc liên tục ùng oàng bắn về phía Mường Chương, tiếng đạn xé không khí luôn luôn hú dài trên đầu chúng tôi. Chủ nhiệm hậu cần sư đoàn báo cáo với tôi: Tổng kho Mường Chương đã bi địch phát giác, bắn phá liên tục, gây cho ta rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tế lương thực đạn dược. Thật may, sự lo xa không thừa, toàn sư đoàn đã mang theo được hai mươi ngày gạo/đầu người, chúng tôi có thể chiến đấu cả tuần lễ chưa phải lo tới lương thực đạn dược.

        Sở chỉ huy dừng lại ở mảnh rừng hẹp thưa cây kéo dài khoảng gần 1.000 mét, bên cạnh đầu nguồn sông Sa Mu, hai bên là rừng lau, rừng chít. Chỉ vài ngày sau rừng lau, rừng chít ở những quả đồi xung quanh đã bị bom na-pan của địch đốt trụi. Mảnh rừng cây chúng tôi đang ở trở thành một cô đảo nhỏ nhoi trên "mặt biển" đen ngòm. Theo nguyên tắc quân sự: Không nên chọn nơi trú quân là nơi địa hình độc đáo để lộ, năm ngoái đi trinh sát chúng tôi cho rằng địch ít có khả năng đổ vào sâu đến điểm cao 500, nên đã chọn điểm cao 1.020 để đặt sở chỉ huy và để lại đó một bộ phận do sư đoàn phó Nguyễn Bá Lục phụ trách. 1.020 lúc này đã nằm trong vòng vây của địch, chúng tôi đành phải hạ trại ở nơi mình không muốn lựa chọn. Tương kế tựu kế, địa điểm độc đáo dễ lộ, như nếu ta giữ bí mật tốt, có thể trở thành bất ngờ với địch. Tôi hạ lệnh cho anh em đào công sự ngụy trang kín đáo, và cơ quan tham mưu phải tổ chức ngay việc liên lạc với cấp trên, cấp dưới.

        Một điều khá lạ lùng, chúng tôi tới đây chưa kịp ráo mồ hôi, Bộ chỉ huy Mặt trận đã có điện thúc phải đánh ngay, ký điện là đại tá Cao Văn Khánh. Tôi điện trả lời: Chúng tôi đang tổ chức nắm lực lượng. Vài giờ sau lại có bức điện thúc "phải đánh ngay" và cứ đều đặn thúc giục như vậy. Tôi trao đổi với chính ủy Hùng Phong "…không hiểu sao Bộ chỉ huy lại không nhận được điện của mình”…

        Cuối cùng vẫn mù tịt không rõ lý do của những mệnh lệnh vội vã đó. Mãi tới sau này làm tổng kết mới biết, nhân viên điện đài của Bộ không nhận điện trả lời của sư đoàn, lấy lý do phải chuyển điện của Bộ đi còn quan trọng hơn.

4

        Địch không ngờ thời gian hơn mười ngày, quân ta đã vượt qua được gần nửa nghìn cây số, trong lúc chúng vừa mới kịp triển khai xong đã bị đánh khắp nơi.

        Ngày 8 tháng 2 trận địa phác Đ.74 pháo kích vào nơi đóng quân của bọn bộ binh cơ giới địch đóng ở Cà Tong, địch bỏ chạy tán loạn.

        Ngày 9 tháng 2 ta nã pháo vào cụm cơ giới địch cụm ở Sa Tióc gây nhiều đám cháy, chiến đoàn ngụy bị một số tổn thất. Cùng ngày đó trung đoàn 24 đánh lui năm đợt phản kích của địch ở vùng điểm cao 351, buộc cuộc hành quân của chúng phải cụm lại ở nam Cô-ta-côi.

        Cũng trong ngày 9 trung đoàn 88 vừa hành quân đến nơi, đặt ba lô xuống là bước vào chiến đấu ngay. Tiểu đoàn 6 vận động tiến công vào tiểu đoàn biệt động quân 21 đóng ở Làng Sen, diệt 21 tên.

        Ngày 11 tháng 2, tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 5 trung đoàn 24 đánh một trận vận động tiến công ở khu vực cầu Cha Ky, diệt 4 đại đội của tiểu đoàn dù 1, và đại đội 1 thuộc tiểu đoàn công binh 101, bắn cháy 13 thiết giáp làm chủ chiến trường, bắt tù binh.

        Đêm 12 tháng 2, hai đại đội của tiểu đoàn 4 và một đại đội của tiểu đoàn 6 tập kích vào các đại đội thuộc tiểu đoàn biệt động quân 39 đóng ở sườn điểm cao 500, tiêu diệt một số, có một đại đội trưởng, số còn lại phải rút chạy lên điểm cao.

        Tuy những trận đánh còn lẻ tẻ ở quy mô nhỏ, nhưng rõ ràng đã hạn chế tốc độ triển khai và hạn chế sự càn quét lùng sục của chúng, tạo điều kiện cho chủ lực của ta triển khai thuận lợi hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 02:03:09 am »


5

        Khoảng 11 tháng 2 sở chỉ huy sư đoàn bắt liên lạc được với các trung đoàn và các đơn vị bạn, đồng thời cũng nắm được tình hình địch chắc hơn.

        Lực lượng chủ yếu ở cánh bắc của ta gồm sư đoàn 308 được phối thuộc trung đoàn 24 (304) và cùng với trung đoàn 64 (320) được pháo binh của chiến dịch chi viện sẽ mở cuộc phản công quân địch trên chính diện đông tây kéo dài từ A Hai, Tà Púc, A Rinh, qua Làng Sen tới điểm cao 500 rộng khoảng 15 ki-lô-mét với chiều sâu nam bắc từ sông Sen, ngã ba Cha Ky xuống tới đường số 9 đoạn từ Bản Đông đi Lao Bảo.

        Bảo vệ cánh bắc của địch gồm lữ đoàn dù 3 và liên đoàn biệt động quân 1. Chúng đã được cơ động bằng máy bay lên thẳng đổ quân chiếm các điểm cao và thiết lập các căn cứ hỏa lực như sau:

        - Tiểu đoàn biệt động quân 39 chiếm điểm cao 500.

        - Tiểu đoàn biệt động quân 21 chiếm điểm cao 316 bắc Làng Sen.

        - Tiểu đoàn dù 2 chiếm điểm cao 665 lập căn cứ hỏa lực 30.

        - Tiểu đoàn dù 3 và lữ bộ lữ đoàn dù 3 chiếm các điểm cao 543, 456 lập căn cứ hỏa lực 31 ở điểm cao 543.

        Nhìn rộng ra toàn mặt trận, địch đã triển khai toàn bộ sư đoàn dù (đủ 3 lữ 1, 2, 3) bố trí từ Làng Vây đến Ka Kút (sát Lao Bảo). Liên đoàn biệt động quân 1 triển khai từ động Tà Púc đến động A Hai. Trung đoàn 3 của sư đoàn bộ binh 1 đứng ở Khe Sanh. Lữ đoàn kỵ binh 1 đứng ở Lao Bảo, trong đó có 2 thiết đoàn triển khai trong đội hình của lữ đoàn dù 1, hình thành chiến đoàn đặc nhiệm, gồm lữ đoàn dù 1 và hai thiết đoàn 11, 17. Sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 1, sư đoàn dù, lữ đoàn kỵ binh 1 đóng ở Khe Sanh.

        Ngày 13 tháng 2 chúng tôi họp thường vụ đáng ủy sư đoàn thông qua quyết tâm tiêu diệt địch trên điểm cao 500.

        Từ mấy ngày hôm trước trong bộ tư lệnh chúng tôi đã cân nhắc trận đánh mở màn sẽ ở đâu? Cái "huyệt" của địch ở cánh bắc này là chỗ nào? A Rinh, Tà Púc, 316 hay 500? Cuối cùng chúng tôi chọn 500, nơi đó tiểu đoàn biệt động quân 39 mới đổ xuống đứng chân chưa vững; nơi đó địch có khả năng khống chế được đường 16A, ngã ba Cha Ky; nơi đó địch sẽ cắt đứt khả năng triển khai cơ giới của ta xuống hướng nam; nơi đó địch khống chế khu vực kho Mường Chương... 500 là tiền đồn quan trọng bảo vệ cánh bắc, nó là áo giáp cho các căn cứ hỏa lực phía sau như A Rinh, 316, 456 để cho chiến đoàn đặc nhiệm triển khai thuận lợi trên đường 9. Vì vậy đột phá vào 500 là ta điểm vào cái "huyệt chí mạng” cánh bắc của địch.

        Chúng tôi quyết định sử dụng trung đoàn 102 và tiểu đoàn 6 thuộc trung đoàn 88, dùng cách đánh hiệp đồng binh chủng lần lượt tiêu diệt cả bốn mỏm của điểm cao 500.

        Trong ngày 13 kế hoạch tác chiến đã phát đến các trung đoàn 102 và 88. Đêm 14 tháng 2 đại đội 11 trung đoàn 88 và đại đội 1 trung đoàn 102 vào chiếm lĩnh trận địa trước. Các khẩu đội súng máy 12 ly 7, cối 82 ly và ĐKZ cũng vào chiếm lĩnh trận địa, cách địch từ 200 mét đến 300 mét. Ngay sau đó các đơn vị tổ chức sử dụng hỏa lực khống chế địch.

        16 giờ 30 phút ngày 15 tháng 2 nhiều tốp trực thăng bay tới tiếp tế cho địch ở 500, bị 12 ly 7 của trung đoàn 88 bắn rơi một chiếc, những chiếc khắc bốc lên cao rồi bỏ chạy. 17 giờ 5 phút trực thăng vũ trang tới ném lựu đạn cay vào trận địa 12 ly 7. Anh em ta bắn trả quyết liệt, rơi tại chỗ một chiếc nữa. Cùng ngày ở trận địa vòng ngoài, trận địa 14 ly 5 đã bắn rơi một trực thăng.

        Ngày 16 tháng 2, súng cối của ta bắn cầm canh vào cả ba mỏm 2, 3, 4, địch không dám đi lại trên mặt đất. Địch bắn pháo và thả bom bi vào trận địa ta. Đêm anh em đẩy trận địa vào sát địch, phía đại đội 11 trung đoàn 88 đào công sự chỉ cách địch 150 mét, thực hành chiến thuật vây lấn.

        Ngày 17 tháng 2 tiểu đoàn 6 trung đoàn 88 tiến công mỏm 2 nhưng đi lạc không vào được.

        Ngày 18 tháng 2, qua ba ngày bốn đêm ta khống chế được máy bay trực thăng của địch, chúng không dám đậu xuống đất mà chỉ vội vã sà xuống thấp rồi đẩy hàng xuống vì vậy không lấy được thương binh. Địch ở 500 đánh điện liên tục xin chi viện lương thực đạn dược và 300 mũ sắt. 9 giờ 45 phút pháo Đ. 74 của ta hắn trúng mỏm 2, 3 và bãi đỗ trực thăng phá 8 nhà bạt, 5 lô cốt bao cát. 11 giờ một tốp trực thăng địch xuống phía bắc 500, 12 ly 7 của ta bắn rơi một chiếc, số còn lại vội bốc lên cao rồi bay thẳng. Hồi 14 giờ địch thả khói mù và khói màu rồi cho chừng một tiểu đội lợi dụng màn khói chạy xuống lấy nước, bị tổ bắn tỉa diệt 3 tên, số còn lại vội vã quay đầu chạy trở lại...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2016, 02:03:27 am »


        Qua các phương tiện thông tin điện thoại, điện trời và đài quan sát, chúng tôi theo dõi rất chặt chẽ từng ngày mọi diễn biến, và kịp thời phát những chỉ thị cho các đơn vị chiến đấu ở điểm cao 500. Ngay từ ngày đầu địch đã ở trong vòng vây, rồi mỗi ngày vòng vây một chặt thêm. Đối phó của địch yếu ớt, không có hiện tượng đưa quân tới ứng cứu. Bọn địch trên các mỏm đều thụ động nằm bẹp trong công sự, không dám tự do đi lại, công sự bị pháo ta phá hỏng không đám lên để sửa chữa, không hề tổ chức lực lượng phản kích.

        Về phía ta, các chiến sĩ bộ binh, hoả lực trong trận địa vây lấn tỏ ra rất kiên cường, linh hoạt, luôn luôn ở tư thế áp đảo địch.

        Căn cứ vào tình hình trên trong ngày 18 tháng 2 bộ tư lệnh chúng tôi hạ quyết tâm: thừa cơ địch đang hoang mang ta tổ chức tấn công dứt điểm 500. Sử dụng hai đại đội của tiểu đoàn 6 trung đoàn 88 đánh chiếm mỏm 2 để uy hiếp địch và làm bàn đạp tiến công dứt điểm các mỏm khác. Sau khi các đại đội của tiểu đoàn 6 chiếm được nỏm 2, trung đoàn 102 đưa lực lượng lên để đánh dứt điểm.

        Sau chiến dịch tôi nghe anh em kể lại trận đánh của đại đội 11 và đại đội 9 tiểu đoàn 6 lên mỏm 2.

        … Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Sự dẫn tổ mở cửa do Dương Đăng Hải là tổ trưởng, lên sát hàng rào đồn địch để chỉ điểm và hướng đột phá. Đội hình tổ mở cửa vừa triển khai xong, đạn pháo từ trận địa Tà Púc liên tục bay tới, rồi tiếng nổ và khói đạn trùm lên đội hình của đại đội 11. Trung đội trưởng trung đội 3 và một chiến sĩ trong tổ mở cửa hy sinh. Đại đội trưởng đại đội 11 Ngô Văn Kính quyết định tiểu đội trưởng May lên thay trung đội trưởng trung đội 3.

        Tổ mở cửa đi đầu đội hình của đại đội. Vừa vượt qua một bãi trống cách hàng rào khoảng 50 mét, phát hiện có bãi mìn, chiến sĩ Nguyễn Văn Đỡ dừng lại nói thầm với Hải "để em gỡ”. Đỡ gỡ được bảy quả mìn vướng nổ. Hải lên thay gỡ tiếp cho tới khi thông đường xuất kích. Đỡ ôm quả mìn ĐH.7 bò lên đặt trước hàng rào. Dây để giật mìn quá ngắn, đại đội trưởng Kính phái cởi dây võng nối thêm cho an toàn, rồi kéo xuống dưới chân đồi ngồi chờ giờ súng nổ.

        Khoảng 21 giờ có bóng hai tên địch đi tuần. Tới gần quả mìn ĐH.7 chúng dừng lại. Anh em hồi hộp, tưởng đã bị lộ, nhưng hai tên địch đứng một lát rồi đi hướng khác. Anh em giở cơm nắm ra ăn. Chính trị viên Điềm trao đổi với Hải lưu ý việc phát triển Đảng trong quá trình chiến đấu. Hải nghĩ ngay tới Đỡ, một chiến sĩ trẻ dũng cảm trong tổ mình. Vừa ăn cơm xong Đỡ đã lăn ra ngủ từ bao giờ không biết. Hải phải cấu vào mạng mỡ, Đỡ mới ú ớ rồi thức dậy.

        23 giờ, lệnh nổ súng: Các cỡ đạn pháo của ta bắn cấp tập vào các mỏm của 500, pháo sáng từ mặt đất, từ máy bay địch bắn ra toả sáng rực cả một vùng trời. Đạn đại bác từ các trận địa Tà Púc, A Rinh thi nhau dội tới. Máy bay phản lực gầm thét giận dữ, bất lực phóng bom bi, phóng rốc két xuống sườn núi. Mặt đất tưởng chừng sắp sửa sụp xuống.

        Đại đội trưởng Kính giật quả mìn ĐH.7. Một ánh chớp vàng rực cùng với tiếng nổ dữ dội. Hàng rào thép gai bỗng chốc mở ra một khoảng trống - cửa mở. Tổ đột phá Dương Đăng Hải dẫn đầu băng mình như cơn lốc qua cửa mở, những loạt đạn liên thanh của địch hoảng loạn rít gió trên đầu quân ta. Phút sau có tên địch đã hoàn hồn, bắn những loạt đạn khá hiểm ác. Nhìn những chấm sáng đạn lửa là là mặt đất, Hải thầm đoán đó là hỏa điểm trung liên đang bắn, không thể coi thường. Hải nhanh nhẹn làm động tác bò thấp vòng qua một mô đất. Tên xạ thủ trung liên đang gò lưng xả đạn về phía trước không hề để ý tới bên sườn. Hải bình tĩnh níu cò khẩu AK, phóng ra hai loạt đạn ngắn. Tên lính ngụy chết gục đè lên khẩu trung liên.

        Trung đội trướng May vừa tới nơi, anh hô to: “chiếm chiến hào! Mau". Lại có một khẩu đại liên từ lô cốt phía trước xả ra một tràng đạn dài. Hải ném một quả lựu đạn về phía đó. Lựu đạn nổ ở khoảng cách còn xa. Khẩu đại liên địch vẫn tiếp tục phụt lửa. Hải bí mật bò sát vào tường lô cốt, anh tống luôn một quả lựu đạn vào “cái miệng” đang khạc lửa. Trong lô cốt địch "ục" một tiếng, khẩu đại liên câm bặt. Cùng lúc đó Phạm Văn Đỡ được trong đội trưởng May bắn yểm hộ đã diệt được một hỏa điểm lộ thiên, rồi Đỡ vượt nhanh về phía trước. Thấy ánh chớp nhỏ và tiếng nổ đạn M.79 ở phía sau, Đỡ ngoảnh lại đã thấy May nằm úp mặt xuống thành hào. Đỡ vội vã trở lại, gặp Hải cũng vừa tới. Hai anh em đứng lặng người giây lát rồi không ai bảo ai, người đỡ lưng, người đỡ chân khênh trưng đội trưởng May vào một ngách chiến hào.

        Càng đánh sâu vào trong, địch càng ngoan cố chống lại quyết liệt. Gần tới đỉnh mỏm 2, đại đội trưởng Kính bị trúng đạn, hy sinh. Chính trị viên Điềm thay Kính chỉ huy, anh kêu gọi anh em "trả thù cho Kính”. Các chiến sĩ đại đội 11 được đốt thêm ngọn lửa căm thù, càng hăng hái tiến lên. Bọn địch bị dồn lại ở một đoạn chiến hào. Pháo sáng soi rõ mồn một. Dương Đăng Hải chập hai quá lựu đạn lại giật điểm hỏa, nghiến răng ném về phía địch. Bọn địch bị thương la hét, rên rỉ. Cùng lúc đó Hải thấy tay mình mất điều khiển, khẩu súng rơi xuống đất. Đỡ luôn cặp kè bên Hải, thấy Hải bị thương anh vội vã băng vết thương cho bạn, xong anh lại lao lên tiếp tục chiến đấu. Phát hiện hỏa điểm từ lô cốt phía trước đang bắn chặn đơn vị mình, Đỡ dùng B-40 dập tắt hỏa điểm, rồi tiếp tục bắn một phát sang lô cốt bên cạnh. Vừa lúc phát B.40 thứ hai hay ra, một viên đạn cối rơi ngay cạnh Đỡ. Tiếng nổ, khói bụi chùm lên tất cả. Đỡ bị thương ngã vật xuống chiến hào...

        Khoảng 2 giờ sáng quân ta đã chiếm được mỏm 2.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 09:01:46 am »


6

        Mất mỏm 2, tiểu đoàn biệt động quân 39 ngụy chôn vùi luôn ở đó một đại đội.

        Tôi nghe Hoàng Ngọc Tý trung đoàn trưởng trung đoàn 102 báo cáo: Khoảng 7 giờ sáng đại đội 11 trung đoàn 102 do đại đội trưởng Quang Trung chỉ huy đã lên mỏm 2 thay thế tiểu đoàn 6 trung đoàn 88. Anh em đang quét nốt một số tên địch.

        Khoảng hơn 5 giờ chiều, ánh nắng đang nhạt dần trên mảng rừng. Nghe tiếng bom nổ nhiều ở phía 500, chưa thấy trung đoàn trưởng Tý báo cáo về, tôi sốt ruột, chống gậy đi sang hầm tác chiến. Tham mưu phó Nguyễn Văn Giai ngồi trên cửa hầm, đang nói chuyện gì đó với người ở dưới hầm, thấy tôi đến anh ngẩng mặt có ý chào rồi nói:

        - Vừa rồi cậu Tý báo cáo bom đánh vào sở chỉ huy trung đoàn và đánh vào đội hình của tiểu đoàn 9. Tiểu đoàn trưởng Tào báo cáo: Anh em trên mỏm 2 vẫn giữ vững trận địa. Hai lần địch phản xung phong đều bị ta đánh lui, diệt khoảng 70 tên. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 Lê Văn Tào đã giao nhiệm vụ đánh đêm nay cho các đại đội trưởng tại thực địa. Ở đó anh em vẫn nhìn rõ hành động của địch trên mỏm 3 và 4. Thỉnh thoảng chúng bắn cả sang trận địa ta.

        Tôi nói với Giai:

        - Nhắc cầu Tý thực hiện đúng như kế hoạch đã định. Kiểm tra lại công tác chuẩn bị của tiểu đoàn cậu Tào. Báo cho pháo Đ.74 đúng giờ hiệp đồng bắn vào mỏm 3 và 4.

        Trao đổi xong vài việc cần thiết cho trận đánh 500 xong, tôi nghe Giai báo cáo tình hình trong ngày của hậu cần và các trung đoàn. Chốt 351 do tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 giữ mấy hôm nay, hàng ngày địch tấn công bốn năm lần, đội hình tấn công của chúng đến một hai đại đội, có lần chúng đã chiếm được một đoạn chiến hào, diễn ra trận đánh giáp lá cà, cuối cùng ta giành lại được. Bom pháo địch cuốc xới gần lấp hết chiến hào. Trung đoàn vừa tăng cường người giúp tiểu đoàn 4 làm lại công sự. Hiện nay các chiến hào, giao thông hào có thể đi lại an toàn như cũ. Trung đoàn 36 từ ngày 12 tháng 2 tới nay vẫn quần với địch, chúng bị ta tiêu hao nặng một đại đội, bắt 7 tù binh thu 40 súng.

        Về hậu cần: Kho Mường Chương vẫn bị địch bắn phá, việc vận chuyển vẫn gặp nhiều khó khăn. Đêm qua một số xe vận tải đã vượt qua được đường 16A, bọn địch ở 500 mắc đối phó tại chỗ không có hành động ngăn chặn. Máy bay C.130 bắn cháy một xe chở gạo, xe bị đổ bên lề đường, lái xe thoát chết, hậu cần của ta ra vét gạo ở xe đổ được khoảng gần bốn tấn...

        Chiến sĩ thông tin ngó đầu qua cửa hầm báo cáo cắt ngang câu chuyện của Giai đang nói:

        - Báo cáo thủ trưởng, trên đài quan sát muốn gặp thủ trưởng.

        Nói xong, chiến sĩ thông tin đưa ống nghe cho Giai. Trao đổi với người đang nói chuyện trong máy, một lát Giai nói lại điều mình vừa nghe với tôi:

        - Anh em trên đài quan sát 784 báo cáo, đạn pháo của ta bắn rất chính xác vào mỏm 3 và 4 của 500.

        Tới lúc này toàn bộ trận địa của địch bị bao phủ bởi khói bụi, không nhìn thấy gì khác.

        Tôi trở về vị trí của mình. Biết chắc phải một đêm thức trắng nữa, tôi tự pha cho mình một ly chè thật đậm để buộc thần kinh không được nghỉ ngơi.

        19 giờ 30 phút trung đoàn trưởng 102 hạ lệnh nổ súng, đúng như kế hoạch đã vạch ra từ trước. Tôi lắng nhìn về phía 500. Tiếng đạn pháo, cối các cỡ nổ chen nhau và vùng trời phía đó dường như sáng hơn.

        Khoảng 19 giờ 30 phút trên đài quan sát báo cáo: Ở hướng bắc 500 có hai phát tín hiệu xanh bắn lên, ngay sau đó có nhiều tiếng lựu đạn, thủ pháo và ánh lửa của đạn B.40, đạn ĐKZ từ mỏm 2 bắn về phía bắc. Một lát sau chính ủy trung đoàn 102 Nguyễn Hữu Ích báo cáo: “Hướng của tiều đoàn Tào phát triển tốt đang, đánh chiếm mỏm 3. Khu  vực yên ngựa và mỏm 4 địch chống cự mạnh, ta gặp khó khăn. Địch vẫn giữ được lợi thế trên cao bắn xuống. Pháo địch ở Tà Púc và A Rinh bắn rất mạnh vào sát đội hình ta. Chúng tôi đã lệnh cho toàn bộ tiểu đoàn 3 (do Tào chỉ huy) vào chiến đấu, đồng thời cho đại đội đặc công của trung đoàn vào vị trí dự bị…”.

        Khoảng 5 giờ sáng trung đoàn 102 đã làm chủ các mỏm 2, 3, 5 và “yên ngựa”, đang tổ chức công kích mỏm 4.

        Trung đoàn trưởng Tý nói qua điện thoại với tôi:

        -Tôi đề nghị cho đội hình ta tạm dừng, tổ chức lại lực lượng nhằm bao vây chặt bộ phận địch còn lại, giữ chắc các điểm đã chiếm để dứt điểm.

        Tôi đồng ý với Tý và căn dặn: Phải thật khẩn trương tiếp nhiều đạn, lựu đạn cho đơn vị, và tổ chức hỏa lực ở phía sau để đánh địch.

        Suốt 20 ngày ta và địch giằng co trên mỏm 4, tới khoảng 16 giờ 45 phút địch bỏ chạy tán loạn về phía tây. Ta dùng hỏa lực súng cối bắn chặn và tiếp đó dùng đại đội 10 của tiểu đoàn 6 và đại đội 10 tiểu đoàn 9 truy kích bọn tàn quân1.

        Địch bị mất 500, cả cánh bắc của chúng rung động. Tuyến phòng thủ cánh bắc của chúng đã vỡ một mảng quan trọng, ở ngay vị trí được bố phòng cứng nhất, được tiểu đoàn biệt động quân 39, là lực lượng sừng sỏ nhất đóng giữ mà không giữ nổi, làm cho bọn địch đóng ở 316, Làng Sen và A Rinh bị hở sườn trống trếnh. Chúng tự nhận ra, nếu không rút lui nhanh, khó tránh việc lặp lại số phận của tiểu đoàn biệt động 39. Sau hai ngày thất thủ ở 500, địch cho hơn 20 lần chiếc trực thăng bốc quân ở 316 về A Rinh, rồi lại khoảng chừng ấy trực thăng bay về động Tà Púc.

        Cả Bộ tư lệnh chiến dịch và chúng tôi đều có phán đoán giống nhau: Địch sẽ rút khỏi A Rinh. Và chúng tôi hạ quyết tâm tổ chức đánh nhanh, nếu chậm địch sẽ chạy mất. Sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn chỉ cách một thung lũng là tới A Rinh, do sư đoàn phó Nguyễn Bá Lục phụ trách. Tôi giao cho anh Lục trực tiếp chỉ huy trung đoàn 88 tấn công A Rinh. Việc chuẩn bị gấp, nhiều thiếu sót nên trận đánh diễn ra nhùng nhằng không dứt điểm, đến ngày 27 tháng 2 địch bí mật chạy bộ rời khỏi A Rinh. Trung đoàn 88 để bị mất hút địch.

        Đội hình của quân ta ở thế bao vây căn cứ A Rinh. Đài quan sát nhìn rõ hành động của địch trong căn cứ, thế mà để cho địch chạy thoát một cách yên ổn, mãi hai ngày sau mới biết. Tôi nghiêm khắc phê bình trung đoàn trưởng và ra lệnh cho trung đoàn 88, bằng mọi giá phải bám được tiểu đoàn 3 (lữ dù 2) vừa rút khỏi A Rinh. Một mặt tôi lệnh cho trung đoàn 24 đưa 2 tiểu đoàn về phía Làng Con để đón lõng.

        Cuộc săn lùng địch của anh em trung đoàn 88 khá gian truân, mãi tới ngày 19 tháng 3 mới gặp địch ở Bản Búc. Cùng ngày đó trung đoàn 24 cũng giáp địch. Hai trung đoàn 88 và 24 phối hợp, bao vây tiêu diệt gọn tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn dù 2 của địch, ta thu toàn bộ vũ khí và bắt nhiều tù binh.

---------------------
        1.  Kết quả trận điểm cao 500: diệt gọn tiểu đoàn biệt động quân 39, quân số khoảng 480 tên, bắt sống nhiều tù binh, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có 2 ĐKZ 106,7 ly, 2 ĐKZ 75 ly, 2 điện đài, nhiều súng con các loại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 09:30:57 am »


*

*       *

        Trung đoàn 36 hành quân theo đường 16 do Bộ chỉ huy Mặt trận và bộ tư lệnh sư đoàn cùng nắm. Ngay từ lúc nhận lệnh hành quân ở miền Bắn chúng tôi giao nhiệm vụ cho các trung đoàn đều nhấn mạnh “bất kể đơn vị nào khi vào tới chiến trường gặp địch là chủ động tác chiến không phải chờ lệnh". Các đơn vị trong trung đoàn đều thực hiện mệnh lệnh đó rất nghiêm túc. Trung đoàn 36 là một ví dụ nổi bật.

        Ngày 27 tháng 2 bộ phận đi đầu của trung đoàn do Triệu Thơ tham mưu trưởng trung đoàn phụ trách, gồm một bộ phận của ban tham mưu và hai tiểu đoàn, tới khu vực “Đồi không tên” gặp địch là đánh ngay một trận, địch phải rút chạy. Đêm đó cả hai tiểu đoàn chiếm lĩnh trận địa phối hợp với trung đoàn 64, bao vây đánh ở “Đồi không tên”. Đơn vị chưa nắm thật vững tình hình địch và địa hình ở đây. Anh em vừa trinh sát vừa tác chiến. Đại đội 6 và đại đội 5 diệt trên 100 địch và 10 xe tăng, xe bọc thép của tiểu đoàn dù và thiết đoàn 17.

        Ngày 30 tôi nhận được điện của trực ban tác chiến báo cáo:

        Trung đoàn 36 sử dụng hai tiểu đoàn 2 và 3 (thiếu) tiếp tục đánh địch trên đường 16. Đại dội 19 diệt 4 xe tăng M.41. Đại đội 1 diệt 4 xe tăng M.41 và M.113, đại đội 5 và 6 diệt được 2 chiếc. Tổ ba người do đồng chí Trá tổ trưởng tập kích diệt 4 xe. Đại đội 7 diệt 5 xe tăng và nhiều lính dù.

        Nhận được tin bộ phận đi trước của trung đoàn đã đánh thắng địch nhiều trận và các trung đoàn bạn đã tiêu diệt cứ điểm 500, bộ phận của trung đoàn đi sau do trung đoàn trưởng Chử Văn Chắc và chính ủy Quang Việt chỉ huy đã đôn đốc anh em, và anh em tự đôn đốc nhau hành quân khẩn trương hơn. Họ đã xé rừng tắt qua khe qua suối để tới chiến trường.

        Sau chiến dịch tôi được nghe anh em kể lại nhiều tấm gương dũng cảm linh hoạt mưu trí của cán bộ chiến sĩ trong trung đoàn, nhất là đại đội 7.

        "Đại đội 7 đã được xác định nhiệm vụ: đại đội sẽ tác chiến độc lập cho tiểu đoàn được trên tăng cường 1 cối 82, 2 B.41, 2 đại liên, do tiểu đoàn phó Minh trực tiếp chỉ huy. Không khí chuẩn bị vào trận đánh thật sôi sục. Anh em ngoắc tay nhau, thi đua giành danh hiệu dũng sĩ diệt ngụy, diệt cơ giới; B.40, B.41 bắn trúng ngay từ phát đầu... Đêm 27 tháng 2 hành quân trong mưa tầm tã. Đường 16A gồ ghề đầy ổ trâu, ổ bò, nhiều đoạn đường trơn truội như đổ mỡ, trượt chân một chút là ngã, ngã rồi anh em nín thinh chồm dậy đi tiếp. Quá nửa đêm mới đến được điểm hẹn: ki-lô-mét 104.

        Trước khi đi trinh sát cùng các đại đội trưởng khác do ban tham mưu tổ chức, đại đội trưởng Trần Đình Giai nhắc lại: “đến cây số 104 sẽ cho liên lạc ra đón”. Nào ai ngờ anh em đi trinh sát lại kẹt trong vòng vây của địch chưa ra được. Chờ khá lâu không ai đón, chính trị viên đại đội Nguyễn Quý Chinh cử tiểu đội 3 do Tý là tiểu đội trưởng lên đồi xem có ai đón trên đó không. Một hồi lâu Tý quay về báo cáo: "Trên đó hình như bọn chúng mới ở, có đường xe tăng đi, có dây thép gai”.

        Tiểu đoàn phó Minh nói với Chinh: "Ta cho đơn vị đi thêm một đoạn nữa xem". Anh em lại xốc ba lô lên vai, đi thêm được vài cây số nữa nghe thấy đạn pháo nổ ùng oàng khá gần phía trước, Minh cho đại đội dừng lại và nói với Chinh: "Đi vu vơ kiểu này không khéo húc đầu vào căn cứ của địch. Cho đơn vị quay lại chỗ cũ thôi". Thế là đại đội 7 lại “đằng sau quay” về cây số 104. Anh em nhận lệnh lên sườn đồi bố trí đội hình phòng ngự.

        Khoảng 3 giờ sáng ngày 28 nghe có tiếng người nói rì rầm trên đồi, mấy anh lính đại đội 7 nói thầm với nhau:

        - Khéo có quân ta trên đó. Khát quá! Tao lên đó xin hớp nước.

        - Đừng có dại, phải bám sát xem tình hình thế nào đã.

        Đi theo tiểu đoàn phó Minh có cái đài 2 oát lại bị hỏng. Thỉnh thoảng Minh lại nhắc Kỷ báo vụ viên "xem xem có sửa đó không?”. Phải tới ba bốn lần câu nói ấy mới đến được tai Kỷ. Và Kỷ lại mở công tắc lên máy, hoặc xem các mạch nối với ổ pin… nhưng máy vẫn im phắc không phát ra một tiếng động nhỏ. Minh buồn bực bất lực, chẳng còn biết phương tiện gì để liên lạc với sở chỉ huy tiểu đoàn và trung đoàn nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 09:32:11 am »


        Đơn vị nghỉ trong rừng le không được kín đáo lắm, Minh nhắc anh em giữ bí mật, không nấu cơm. Đến bữa mọi người phải ăn lương khô thay cơm, thiếu nước, khát tưởng chừng cháy họng.

        Đêm ngày 28 tháng 2, Dương Văn Báo gác, thấy bóng người đi về phía mình. Báo hỏi: “ai?". Hỏi mật hiệu người kia đáp "ú ớ' bằng giọng Nam Bộ. Báo linh cảm đó là địch anh níu cò lia một loạt đạn. Cái bóng kia đổ xuống và có tiếng van lơn "xin tha tội chết". Thế là chưa đánh đã bắt được một tên tù binh, nó khai “ở tiểu đoàn lính dù, tôi đào ngũ đã ba ngày. Quân cộng hoà ở ngay phía sau các anh, có nhiều xe tăng”.

        Lời khai của tên tù binh nâng cao thêm tinh thần cảnh giác của đại đội 7. Đại đội cử người đi bắt liên lạc, đã liên lạc được với tiểu đoàn 9 của trung đoàn 64. Tiểu đoàn bạn cho biết ở trên đồi địch còn 24 xe tăng, ý định của địch muốn rút về cụm ở Bản Đông, và đề nghị đại đội 7 phối hợp với mình (tiểu đoàn 9) phục kích làm nhiệm vụ khoá đuôi, để cho địch vào trận địa mai phục của ta từ 18 đến 20 chiếc xe tăng mới nổ súng.

        18 giờ ngày 2 tháng 3, Vinh tiểu đội trưởng tiểu đội đại liên báo cáo: có tiếng xe tăng địch. Quý Chinh nhắc anh em cảnh giới hết sức cẩn thận và nhắc tóm tắt nhiệm vụ của đại đội. Nghe tiếng xích xe nghiến cót két ở gần phía trung đội 8 Chinh tỏ vẻ sốt ruột đăm đăm nhìn về phía đó. Không thấy trung đội 8 báo cáo, Quý Chinh bảo Duyên liên lạc chạy đi nắm tình hình.

        Đoàn xe tăng, xe bọc thép đi thật êm, chỉ nghe thấy tiếng ro ro và tiếng xích cọt kẹt chậm chạp. Ngồi trên xe đầy lính. Chúng từ trên đỉnh đồi lần lượt bò xuống đường năm chiếc, tám chiếc rồi mười chiếc. Tiểu đội trưởng Ban ngờ ngợ không hiểu xe của ta hay địch, sợ bắn lầm ta. Trời tranh tối tranh sáng, khi xe tới gần nhìn rõ bọn lính đội mũ sắt, và giọng nói chọ chẹ, lúc đó anh mới yên tâm. Chiếc xe thứ 18 còn cách mươi mét đã vào đường ngắm của Dương Văn Báo. Báo nhoài người lên nói với Ban:

        - Anh yểm hộ cho tôi, tôi bắn chiếc xe tăng này.

        Phát đạn AT của Báo trúng xích xe tăng, nó dừng lại. Gần như một lúc tiếng đạn AT của Báo nổ, tiếng đạn liên thanh, tiếng lựu đạn, thủ pháo của cả trung đội cũng đồng thanh lên tiếng, và tiếng bọn lính ngụy bị thương kêu thảm thiết cùng hoà theo.

        Chiếc xe thứ 15 cách Sáu xạ thủ B.41 chừng năm mét, Sáu níu cò. Phát đạn B.41 nổ tung bọn lính ngồi trong thùng xe, nhiều tên rơi xuống đất. Chiếc M.41 bốc cháy, khói lửa mù mịt, đạn trong xe nổ ùng oàng. Hai chiếc hết đường tiến, hết đường lui, mấy tên lái nhảy ra khỏi xe chạy trốn.

        Chiếc xe thứ 19 sau chiếc bị Báo bắn đứt xích lọt vào đường ngắm của Nguyễn Văn Tuấn, và một phát đạn AT nữa phá hủy một xe tăng. Như vậy chỉ trong vòng bảy - tám phút, tiểu đội 4 do Ban chỉ huy đã diệt 5 xe tăng (trong đó có 2 chiếc bị bắt sống).

        Bọn địch ở trên đồi ồ ạt "đổ” mọi loạt đạn pháo, liên thanh xuống đường 16A và đồi bên cạnh. Số thương vong của đại đội 7 đã lên tới hơn mười người, nhưng tinh thần chiến đấu của đơn vị càng đánh càng hăng.

        Ban và Báo mải chiến đấu, khi thấy tiếng súng của ta vắng dần, nhìn xung quanh thấy không còn ai, các anh vội vã tìm đường lui. Trời tối, lất phất mưa, Ban và Báo mất phương hướng, vừa chạy một đoạn, phát hiện có địch trước mặt, các anh dừng lại nổ súng chiến đấu khoảng mười phút, rồi quay đầu chạy. Chạy chưa được bao xa lại nghe tiếng đạn liên thanh vút vút trên đầu. Những ngọn, cành le bị đạn chém xơ tướp, tơi tả rơi xuống. Cũng may, những khẩu đại tiên trên xe tăng địch có góc bắn lớn, đạn bay cao. Hai anh em thấy mình đã ở trong vòng vây của địch. Họ đánh bài liều, đào công sự trụ lại tới sáng sẽ tính, nhưng trong lúc vội vàng rút đã bỏ quên xẻng ở trận địa, bây giờ cả hai người chỉ có một con dao găm, đào công sự sao được. Thế là họ lặng lẽ như những chiến sĩ trinh sát lúc đi khom, lúc bò, mãi tới sáng mới vượt qua được vòng vây.

        Đó là trận đầu của đại đội 7. Nhiều chiến sĩ lần đầu tiên nếm mùi chiến trận, còn khá nhiều bỡ ngỡ và có khi khờ khạo, nhưng tinh thần chiến đấu của họ thì không chê vào đâu được.

        Trung đoàn 36 với tinh thần tích cực, chủ động cao thể hiện rất rõ ở việc thực hành tác chiến ở phân đội nhỏ, bằng các hình thức tập kích, phục kích phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn đánh liên tục vào thiết đoàn 17 làm cho chúng bị động phân tán và cuối cùng bị tiêu diệt”1.

---------------
        1. Trung đoàn 36 phá hủy 87 xe, có 28 xe tăng, M.41, M.113, bắt sống 5 xe (có 2 xe tăng M.41 và 3 M.113), diệt 410 tên, bắt sống 2 tên, bắn cháy 3 F4-H, 4 trực thăng, thu 170 súng các loại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 09:36:05 am »


7

        Điểm lại diễn biến và kết quả tại cánh bắc của chiến dịch. Ngay từ lúc địch đổ bộ triển khai đội hình, lực lượng tại chỗ của ta bắn rơi nhiều máy bay trực thăng của chúng. Riêng tại cầu Cha Ky trong 2 ngày (11, 12-2) đã hạ được 30 máy bay lên thẳng. Kết hợp với lực lượng tại chỗ, các đơn vị chủ lực của binh đoàn 70 đã kịp thời cơ động đến.

        Trung đoàn 88 sư đoàn 308 ngay từ đầu bám sát địch và tiến tới đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn biệt động quân 21 ở điểm cao 316 bắc Làng Sen.

        Trung đoàn 64 sư đoàn 320 ngày 13 tháng 2 diệt 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 6 ở điểm cao 456, diệt 300 tên, bắt 8 tên.

        Trung đoàn 102 sư đoàn 308 từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 2 đã bao vây diệt gọn tiểu đoàn biệt động quân 39 ở điểm cao 500, mở đầu chiến dịch.

        Trung đoàn 66 sư đoàn 304 được tăng cường xe tăng và pháo binh tác chiến hiệp đồng binh chủng diệt lữ đoàn bộ lữ dù 3, tiểu đoàn dù 3 và tiểu đoàn pháo binh ở điểm cao 354, diệt 370 tên, bắt sống 137 tên, thu 10 khẩu pháo.

        Tiếp sau đó, trung đoàn 36 sư đoàn 308 phối hợp với một bộ phận của trung đoàn 64 sư đoàn 320 cùng với xe tăng và pháo binh liên tiếp tiến công tiêu diệt thiết đoàn 17 và tiểu đoàn dù 8 từ Bản Đông lên định chiếm lại điểm cao 543.

        Đến cuối ngày 3 tháng 3 năm 1971 ta đã căn bản bẻ gãy hoàn toàn cánh bảo vệ sườn bắc của địch, tiêu diệt được lữ đoàn dù 3, thiết đoàn 17 và đánh thiệt hại 1 bộ phận lớn của liên đoàn biệt động quân 1.

        Như vậy tại hướng chính, cho tới ngày 3 tháng 3 năm 1971, ta đã chặn đứng được địch ở Bản Đông, không cho địch tiến lên Sê Pôn với lực lượng thê đội 1 chiến dịch, bảo vệ được đường vận chuyển chiến lược của ta thông suốt.

        Tình hình trên dẫn đến bước phát triển mới quyết liệt hơn, dẫn đến “keo vật” cuối cùng phân rõ thắng bại. Địch đổ thêm sư đoàn 1 (thê đội 2 chiến dịch) thay cho sư đoàn dù (đã bị thiệt hại nặng) nhằm mục đích phô trương và nghi binh để rút quân. Cùng với hành động ở chiến trường, Mỹ-ngụy tiếp tục dàn cảnh “Bắc tiến” Nguyễn Văn Thiệu tổng thống bù nhìn ra Khánh Hoà hùng hổ kêu gọi "Bắc tiến”. Ních-xơn tuyên bố ủng hộ lập trường của Thiệu. Cùng thời gian, Nguyễn Cao Kỳ ra thị sát ở Khe Sanh... Thật ra, bao nhiêu lực lượng tinh nhuệ hùng mạnh nhất của chúng đang sa lầy ở đường 9 - Nam Lào, còn đâu để “Bắc tiến”. Tất cả hành động huênh hoang của chúng chỉ nhằm làm cho quân ta nới lỏng vòng vây ở đường 9 - Nam Lào, để chúng rút lui được an toàn.

        Về phía ta, kiên quyết ngăn chặn không cho địch lên Sê Pôn, mặt khác tích cực đánh địch, sử dụng lực lượng lớn hình thành bao vây chia cắt địch để chuẩn bị đánh đòn tiêu diệt quyết định của chiến dịch.

        Thực hiện chủ trương nói trên sư đoàn 308 bố trí lại đội hình. Ngay sau khi tiêu diệt 500, tôi hạ lệnh cho trung đoàn 102 cho tiểu đoàn 8 tiến ra đường 9 tìm mọi cách cắt đoạn đường 9. Ngày 3 tháng 3 tiểu đoàn 8 xây dựng chốt trên điểm cao 311. Tiếp đó trung đoàn 102 đưa tiểu đoàn 9 ra chiếm điểm cao 334 cạnh đường 9. Trung đoàn 24 vẫn giữ chốt 351 còn lại phối hợp với trung đoàn 88 truy kích tiêu diệt tiểu đoàn 2 (lữ dù 3). Trung đoàn 88 tách ra một tiểu đoàn làm lực lượng dự bị của sư đoàn.

        Ngày 7 tháng 3 toàn bộ trung đoàn 102 và một bộ phận trung đoàn 24 áp sát đường 9, cộng với các chốt 311 và 351 đã trở thành vòng vây kép với bọn địch đang bị bao vây ở Bản Đông. Quân của sư đoàn bộ binh 1 ngụy đi ứng cứu không dám đi trên đường 9, phải dùng máy bay lên thẳng “nhảy cóc” từ Cô Bốc xuống các điểm cao 660, 723 Phu Rệp, Phu Om phía nam đường 9.

        Đường 9 là con đường bộ huyết mạch duy nhất đối với địch. Chúng không thể chỉ trông cậy vào đường hàng không để nuôi sống và khi cần để rút chạy cho 30. 000 quân và vũ khí trang bị nặng, vì vậy chắc chắn chúng sẽ tìm mọi cách để mở thông con đường bộ duy nhất ấy.

        Tôi hạ lệnh cho Tý, trung đoàn trưởng 102 và nhắc lại mệnh lệnh đó vài lần rằng: phải cắt đường 9 bằng mọi lực lượng, mọi phương tiện, dùng sức người, thuốc nổ đào sâu đánh sạt lở một đoạn không cho xe địch có thể qua lại. Đào ở ngay gần chốt để có thể dùng hoả lực ngăn không cho địch ra lấp lại.

        Ngày 5 tháng 3, một đoàn xe địch đi qua các chốt không bị đánh. Bộ tư lệnh Mặt trận thông báo cho sư đoàn biết và tỏ ý không bằng lòng.

        Tôi hỏi trung đoàn trưởng Tý:

        - Việc cắt đường thế nào mà xe địch vẫn đi được?

        - Cắt mới được 3 mét. Anh em chiến đấu liên tục, lực lượng ta bị thương vong còn lại quá ít.

        - Tôi sẽ cố gắng cung cấp cho các anh nhiều bộc phá, có thể khoảng 1 tấn. Làm sao cắt không cho chúng khắc phục được.

        Từ hôm đó trở đi tôi chú ý theo dõi diễn biến của chốt 311. Anh em đánh liên tục đánh nhiều trận phục kích và vận động nhỏ thắng lợi; kết hợp với đoạn đường bị cắt rộng và sâu hơn nên từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 không có đoàn xe địch nào vượt được qua. Ngày 10 tháng 3 địch vượt qua được một số xe. Từ đó địch dùng hỏa lực, kể cả B.52 đánh phá khu vực chốt 311.

        Sau này tôi nghe anh em chốt 311 kể lại: Sáng ngày 3 tháng 3, đại đội 7 của tiểu đoàn 8 đã đến điểm cao 311. Anh em bắt tay ngay vào việc đào công sự, phát cây mở lối ra đường 9. Ngày 4 anh em phát hiện có khoảng 11 xe và 200 tên địch đang dừng ở cửa chốt, không rõ ý định chúng làm gì. Trung đoàn trưởng Tý giao cho tiểu đoàn phó Tước lên chốt trực tiếp chỉ huy đại đội 7. Tước vạch phương án đưa ra cho cán bộ đại đội của đại đội 7 thảo luận. Đại đội trưởng Đ nêu hết thắc mắc này tới thắc mắc khác, bàn bạc dằng dai tỏ ra thiếu quyết tâm. Chốc chốc trung đoàn trưởng Tý lại gọi điện thoại thúc “phải đánh”. Cuối cùng quyết định đại đội 7, phải đánh theo phương án của Tước vạch ra. Trận đánh tập kích có súng cối 82 của tiểu đoàn phối hợp. Sau khi cối bắn cấp tập 20 phát vào trận địa địch, sẽ cho bộ binh xung phong. Khi trận đánh diễn ra, lại trục trặc ngay ở cái nút quyết định. Sau khi dứt tiếng đạn pháo cấp tập, Tước phát tín hiệu xung phong. Qua máy điện thoại Đ báo cáo “không xung phong được”. Tước nóng nảy hỏi: “Tại sao?”. Đ: “Thương vong gần hết rồi”. “Còn một người cũng phải xung phong”… Quát lác với nhau một hồi, trận đánh vẫn dừng ở chỗ tập kích bằng hỏa lực. Đến sáng, trên đài quan sát anh em nhìn thấy chúng khiêng cáng những tên bị chết và bị thương. Tước cho súng cối bắn vào bọn địch đang nhốn nháo, cháy thêm ba chiếc xe tải (tổng cộng diệt 30 tên và phá hủy 8 xe).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 09:39:10 am »


8

        Đại đội phó Phạm Cao Xương kể: Chúng tôi rất buồn về trận đánh ấy, Lúc đó tôi là trung đội phó. Trung đội tôi bố trí cách mặt đường khoảng hai, ba chục mét, thấy rõ bọn địch mặc quần áo lính dù, đội mũ sắt, chúng huýt sáo gọi nhau; ở cách đó không xa có tiếng máy ô tô nổ. Trời sáng trăng suông nhìn rõ từng cây lau cách vài mét. Chờ lâu quá không có động tĩnh gì, anh em buồn ngủ. Cậu Đối ngồi gần tôi ngủ gật lia lịa. Tôi phải lấy hòn đá ném vào lưng. Đối giật mình nhìn về phía tôi. Tôi ra tín hiệu lấy tay căng mắt lên, nhưng chỉ được một chốc cậu ấy lại ngủ gà ngủ gật.

        Quá nửa đêm, đói bụng quá rồi, chẳng thấy lệnh đánh hoặc lệnh rút, chúng tôi đề nghị với chính trị viên phó cho rút về chốt. Trở về nghĩ lại, chúng tôi thấy tiếc đơn vị mình đã bỏ lỡ một cơ hội lập công. Ngày hôm sau nghe tiểu đoàn thông báo đại đội 5 dùng một trung đội diệt 30 tên, phá hủy 4 xe. Sáng ngày 5 tháng 3 các đại đội 5 và 6 lại đánh địch ở dưới đường 9 diệt 150 tên, phá hủy 8 xe. Chúng tôi càng buồn với trận đánh hụt của mình. Cán bộ từ tiểu đội trở lên trong đại đội chúng tôi hội ý rút kinh nghiệm, và đã quyết tâm trận đánh sau, dứt khoát không bỏ lỡ thời cơ.

        Đại đội trưởng đã hy sinh, chính trị viên và đại đội phó bị thương. Lúc đó tôi là trung đội trưởng, được tiểu đoàn chỉ định phụ trách quân sự cùng với anh Nguyễn Văn Tấn chính trị viên phó chỉ huy đại đội. Chúng tôi phân công nhau tới từng hầm động viên anh em chuẩn bị cho trận đánh mới.

        Đêm ngày 5 tôi vừa chợp mắt một lát, anh Tấn đã tới thúc “dậy ngay nhận nhiệm vụ”. Lệnh của tiểu đoàn giao cho đại đội 7 thành một mũi xuống đường, có nhiệm vụ khóa đuôi đoàn xe của địch đang từ Lao Bảo tới. Cả lính, cả cán bộ , cánh nghiện thuốc lào kéo nhau tới hầm của anh Tấn rít một hơi thuốc cho tỉnh ngủ. Tôi nghe anh em xì xầm bàn tán, tỏ ra không tin anh Tấn và tôi, "chỉ huy mới tò te chắc chẳng làm nên cơm cháo gì". Nhìn ra ngoài trời tối đen, tôi lo lắng: Phải làm thế nào cho anh em tin tưởng mình, xứng đáng với nhiệm vụ được trên giao.

        Tiểu đội trưởng Trần Đức Nhuận được giao nhiệm vụ trinh sát địa hình trước, dẫn đầu đại đội đến chiếm lĩnh trận địa. Tới nơi anh em lợi dụng công sự cũ của bọn thám báo, và sửa chữa thêm để bố trí. Ngụy trang trận địa xong, trời vừa sáng. Tôi cùng anh Tấn tới kiểm tra và nhắc lại nhiệm vụ, cách đánh của từng tiểu đội ngay tại thực địa. Thấy xạ giới của Vụ xạ thủ B.41 bị hạn chế, tôi nhắc. Anh Nhuận vừa dẫn Vụ tiến lên một đoạn gần mặt đường hơn, chưa kịp làm công sự đã nghe thấy tiếng xe địch tới gần. Nhuận bắn một phát đạn AT vào chiếc xe bọc thép đi đầu, xe bốc cháy. Xương, Tấn, Hà, Thể, Diến, Uông... nổ súng bắn vào đám lính bộ hình ngồi trên xe. Hai khẩu đại liên từ trên xe của địch chuyển xuống đặt ở dưới đường vừa bắn được vài loạt đạn vu vơ, đã bị đạn B.41 và AT bịt họng. Bọn bộ binh ngụy ở phía sau la hét "xung phong", chúng lên mỗi lúc một đông. Hỏa lực của đại đội 7 không cản nổi. Tấn đề nghị gọi tiểu đoàn cho súng cối chi viện. Đạn của ta, của địch nổ rền vang cả rừng núi. Thấy lực lượng địch đông gấp nhiều lần mình đã bị cản lại, và mục đích trận này nhằm lấy lại khí thế cho đơn vị, như thế là đạt mục đích rồi. Tấn cho đơn vị rút. Nhiều anh em vừa rút lui, vừa cười khúc khích vì mình đã bắn trúng địch. (Trận đánh diễn ra trong vòng năm - sáu phút diệt 1 xe, 40 tên địch và 2 đại liên). Khi về chốt kiểm điểm lại không có ai bị thương và người nào cũng lập được thành tích nên đã tạo được niềm vui, nhưng vẫn còn điều đáng tiếc vì đã nổ súng quá sớm, đại đội làm nhiệm vụ khóa đuôi, hoá thành đại đội chặn đầu.

        Từ ngày 7 trở đi không mấy ngày là không có lực lượng của tiểu đoàn 8 chặn đánh địch ở dưới mặt đường, có ngày diễn ra hai trận vận động và trận nào cũng đánh thắng. Những đoàn xe của địch tới cửa chốt 311 đụng đầu với hai trở lực: một là cái hố phá hoại (lúc đầu sâu 3 mét, dài 5 mét) mỗi ngày một dài, một sâu hơn; hai là chạm trán bộ binh của tiểu đoàn 8, chúng không thể vượt qua nổi.

        Địch phát hiện chốt 311 là nguyên nhân tai họa, chúng đã gặp và sẽ còn gặp. Chúng cho máy bay và các trận địa pháo Lao Bảo, Tà Mây... dốc bom đạn xuống đây, thôi thì đủ loại bom bi, bom hoá học, bom phá... Ngày hôm đầu đến 311mặt đất còn rợp bóng lá rừng, còn nghe tiếng chim hót, chỉ mười hôm sau ngọn đồi đã bị lột hết màu xanh, anh em phải ngụy trang trên chiến hào của mình bằng những cành cây khô cháy. Nhiều đoạn chiến hào bị vùi lấp anh em lại đào lấp khôi phục. Cuộc chiến đấu trên chốt ngày càng quyết liệt, anh em tiểu đoàn 8, nhất là đại đội 7 phải chịu đựng đủ thứ khó khăn nguy hiểm. Nhiều ngày thiếu cơm, thiếu nước phải nhịn đói, nhịn khát nhưng quyết tâm giữ chốt không hề lung lay.

        Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 3 địch dùng trận địa pháo Tà Mây bắn trực xạ, và máy bay bắn phá từ 8 giờ đến 17 giờ, cứ cách khoảng mười đến mười lăm phút chúng lại dội bom đạn vào chốt một đợt, rồi dùng khoảng một đại đội bộ binh tiến công lên chốt. Nhiều đợt xung phong của chúng đều bị đánh lui. Ngày 18 là ngày căng thẳng nhất. Sau khi 30 lần chiếc máy bay phản lực nhào xuống thả bom sát thương, bom na-pan, bom hoá học nung nóng cả khu vực chốt, chúng dùng trực thăng vũ trang nối đuôi nhau nhào xuống bắn hàng giờ liền, rồi bọn lính bộ binh ngụy mới hô hét xung phong rầm rĩ. Anh em đại đội 7 chờ bọn chúng vào tầm bắn hiệu quả mới nổ súng. Xác địch ngổn ngang trên sườn đồi, đến gần trưa chúng mới chiếm được đoạn chiến hào. Anh em tổ chức phản kích đánh giáp lá cà hất địch xuống. Xác địch bỏ lại cả trong chiến hào.

        15 giờ chúng lại mở một đợt xung phong. Bọn sĩ quan lăm lăm súng ngăn thúc bọn lính tiến lên. Súng bắn thẳng trên chốt của ta lia xuống, làm cả lũ địch được nằm mọp tại chỗ hô “xung phong". Cối 82, cối 60 của ta bắn trúng vào đội hình địch, tiếng "xung phong” im bặt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:34:08 am »


9

        Hàng ngày khi phát hiện có địch hành quân, đại đội 7 ngoài bộ phận giữ chốt vẫn phải cử một bộ phận vận động xuống chiến đấu ngăn chặn. Anh em cán bộ bàn bạc thấy như vậy cách trở, chi bằng cho một phân đội chốt sát mặi đường. Chính trị viên phó Tấn và trung đội phó Xương xuống trực tiếp chỉ huy thực hiện nhiệm vụ ấy. Quân số chốt dưới mặt đường có chín người, hỏa lực chỉ vẻn vẹn một B.40 và một quả AT.

        Tiểu đội trưởng Trần Văn Thơm (lúc đó làm tổ trưởng) kể: Đêm đó sáng trăng suông. Khoảng 7 giờ tối, chúng tôi xuống đường. Đạn pháo của địch vẫn nổ ùng oàng từ dưới mặt đường lên chốt, rồi từ trên chốt xuống mặt đường... Cứ như thế chúng chần đi chần lại. Vừa xuống đến trận địa đã bị thương mất hai người, như vậy quân số chiến đấu của chúng tôi chỉ còn bảy. Mọi người khẩn trương đào hố bắn, có người dựa vào hố bom hoặc công sự cũ của bọn thám báo. Tôi cũng vớ được một công sự cũ, sửa chữa chút đỉnh là dùng được. Xong công sự, tôi ngả lưng đắp tấm võng lên bụng rồi ngủ như chết chẳng biết trời đất là gì. Gần sáng thấy lạnh mới bật thức dậy, mưa đã ướt hết cả quần áo. Rét quá tôi không sao kìm giữ nổi hai hàm răng "đánh đàn”. Càng rét càng thấy bụng đói cồn cào. Giá có cái gì nhồi vào dạ dày, chắc cơ thể sẽ ấm hơn. Cậu Nguyễn Trọng Đồi quê Tiên Hưng, Thái Bình, một chiến sĩ rất trẻ nằm gần đó cũng mang tâm trạng như tôi. Nắm cơm to hơn nắm tay một chút, ăn từ chiều hôm qua, đã tan từ lúc chạy tránh pháo xuốn đường. Cậu Đồi tới ghé vào tai tôi:

        - Đói quá! Em đi tìm cái gì ăn nhé.

        - Sợ có địch gần đây, lộ ra thì bỏ mẹ.

        Tôi tỏ thái độ không phản đối ý của Đồi, vì biết rằng mấy trận đánh hôm trước ở gần đây, nhất định địch sẽ bỏ lại lại thứ gì đó như gạo sấy hoặc thịt hộp. Tôi nói tiếp với Đồi:

        - Thôi được mày đi cẩn thận... có gì tao yểm hộ.

        Đây đó vẫn có tiếng đạn pháo nổ cầm canh. Khoảng 20 phút không thấy Đồi trở về, tôi nhấp nhổm không yên. Chỉ vì miếng ăn, nếu xảy ra chuyện gì với Đồi thì tôi ân hận suốt đời.

        Trời ơi! Cậu ấy về mang theo một mũ đầy gạo sấy. Tôi mừng như thắng trận. Tôi báo cho Xương, định chia đều cho mỗi tổ vài gói, không ngờ tổ bên ấy cũng có người đi kiếm vừa mới về.

        Thiếu nước, miệng tôi đầy gạo sấy chưa kịp nuốt, đã nhận thêm một trận mưa đạn pháo rơi xuống inh tai nhức óc. Còn nắm gạo sấy để trong mũ, bị pháo nổ hất tung đất vào, thế là mất ăn. .

        Trời sáng dần. Tôi nhìn rõ những bụi lau bị xé tướp vào mặt đường màu xám hiện ra trước mặt. Anh Xương báo: điện của trên báo cho biết có bốn chiếc xe từ Lao Bảo đi Bản Đông. Tôi nhắc anh em trong tổ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

        Bốn chiếc xe tăng và bọc thép lọt vào trận địa ta. Tôi nhìn rõ bọn địch ngồi trong thùng xe và ngồi cạnh tháp pháo. Phát đạn B.40 Vũ Văn Út bắn trúng chiếc xe tăng đi đầu, xe khựng lại và bốc cháy. Những chiếc đi sau vừa bắn vung vãi vừa tiếp tục tiến. Phát đạn B.40 thứ hai của Út bị trượt.

        Gần như cùng với phát B.40 của Út cả tiểu đội chúng tôi nổ súng và ném lựu đạn, thủ pháo. Chỉ cách địch khoảng 15 mét, lại ở trên cao chúng tới có lợi thế, nên đạn và lựu đạn rất trúng mục tiêu. Những tên ngồi trên xe tăng ngã lăn xuống mặt đường. Trong thùng xe khói lựu đạn vụt lên, tiếng la khóc chen vào tiếng nổ. Bọn địch ở phía sau còn rất đông, không phải 4 xe mà là 40 xe, chúng bắn như một trận bão.

        Rất tiếc, chúng tôi còn quá ít đạn. B.40 có bốn quả, hai quả mất liều phóng, bắn đi 2 quả, khẩu B.40 của Út trở thành cái ống bương. Sau một hồi nổ súng, khẩu AK của tôi còn năm viên. Tôi đề nghị anh Tấn cho tiếp đạn, anh kêu gọi "bắn tiết kiệm". Tôi đành gạt cần hãm xuống bắn phát một, nhè từng tên địch như bắn tỉa.

        Bọn địch non gan cho xe quay lui. Khi địch đang rút thì các cậu Dự và Thuyên mới cõng đạn xuống tiếp tế.

        Xe địch rút hết, tổ tôi và anh Nhuận xông xuống mặt đường thu chiến lợi phẩm. Tổ tôi thu được một máy PRC.25 và nhiều súng, xác địch bỏ lại 25 tên và một xe bị phá hủy. Anh em còn thu được rất nhiều thư từ và tài liệu quân sự.

        Tôi nhớ có hai bức thư, một bức của một tên lính ngụy kể cho bố mẹ hắn biết là hắn đã ra trận và “đang ở trên con đường của Cụ", ý nói đường mòn Hồ Chí Minh. Bức thư thứ hai vợ gửi cho chồng căn dặn phải cẩn thận và không quên nhắc chồng “cố gắng kiếm cho em một cái chậu B.52” (loại chậu bằng nhôm được tráng màu xám của Trung Quốc để đựng cơm của bộ đội ta rất đẹp).

        Sau trận đánh chúng tôi củng cố công sự vững chắc hơn, và những ngày hôm sau chúng tôi đã đánh những trận thắng lớn hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2016, 04:36:09 am »


10

        Tiểu đội trưởng Trần Văn Thơm (quê Thanh Trì, Hà Nội) kể tiếp: Bộ phận chốt dưới mặt đường, sau nhiều trận thắng, anh em chúng tôi sống đàng hoàng sung túc hơn, không phải ăn lương khô. Bữa cơm nào cũng có thịt hộp ăn thoải mái. Anh em nào ở trên chốt xuống chúng tôi đều thết đãi một bữa thịnh soạn.

        Về vũ khí, khỏi phải lo. Chúng tôi đã thu chiến lợi phẩm mấy két lựu đạn để dự trữ trong hầm. Tôi và Đồi mỗi người ngoài súng được trang bị giữ thêm một khẩu cối M.79. Chờ lúc vắng máy bay trinh sát chúng tôi lấy M.79 bắn tập, chọn chiếc xe bị cháy bên lề đường làm bia. Đồi ngắm bắn theo kiểu súng bắn thẳng, tôi bắn theo kiểu cầu vồng. Bắn một hồi rồi trao đổi rút kinh nghiệm. Qua cách luyện tập ấy chúng tôi đã có thể sử dụng M.79, bắn tương đối chính xác. Thấy M.79 sẽ có ít, tôi và Đồi rủ nhau xuống tìm ở trong những chiếc xe bị bắn cháy kiếm thêm gần 100 quả đạn nữa.

        Ngày 21 tháng 3 ở lại chốt mặt đường, có một tổ bộ binh và một tổ công binh. Vừng đông vừa soi rõ mặt người, cũng là lúc các cậu Lạng, Ngan mang cơm nước xuống. Chúng tôi đang xúm lại nhận phần cơm, anh Trần Đức Nhuận (quê Kim Sơn, Ninh Bình) nghiêng tai lắng nghe, rồi nói:

        - Có tiếng xe... các cậu có nghe thấy không?

        Tôi nói đùa:

        - Tai lính trinh sát có khác.

        - Đừng đùa... thật đấy, rõ ràng xe.

        Giữa lúc đó có liên lạc của tiểu đoàn từ trên chốt báo: "Địch rút khỏi Bản Đông, có 60 chiếc xe đang đi về phía chúng ta".

        Chúng tôi nuốt vội miếng cơm rồi chạy vào vị trí chiến đấu. Những chiếc xe đi đầu đã lọt vào trận địa của ta. Vũ Văn Út (quê Thạch Thất, Hà Tây) bắn ba phát B.40 cháy liền ba chiếc xe đi đầu. Thấy chiếc xe thứ hai trúng đạn, nhưng khẩu pháo của nó vẫn bắn, Nhuận bò tới báo cho Út biết. Út bắn thêm một phát nữa, trong xe nổ những tiếng phụ, pháo trên xe từ đó im phắc. Phía đầu chiếc xe bọc thép đang cháy, phía sau hai xe bị mìn của công binh phá huỷ, bốn chiếc xe tải cỡ lớn chở quân còn đang nổ máy kẹp ở giữa. Bọn lái và lính ngồi trên xe chạy túa xuống núp ở ven đường.

        Ngay từ đầu, sau tiếng B.40 của Út, súng tiểu liên của chúng tôi quét thỏa thích vào bọn lính ở trên xe. Khi chúng nhào xuống núp ở phía sau xe, tôi và Đồi liên tục bắn những quả đạn M.79 vào những điểm mình nghi ngờ.

        Chiếc OV.10 bay vòng không dám xuống thấp chỉ điểm cho pháo bắn. Đạn pháo bầy lại chần đi chần lại từ trên chốt xuống. Bọn bộ binh địch núp sau xe tiến lên chừng một tiểu đội phản kích. Chúng vừa tiến qua mép đường đã bị một loạt lựu đạn của ta nổ trước mặt, và đạn tiểu liên bắn quét, còn sống sót tên nào lại chạy về chỗ cũ. Bốn lần địch phản kích như vậy đều bị ta đánh tan. Khoảng 13 giờ 30 phút, trận địa vắng tiếng súng, và chiếc OV.10 đã mất hút, chúng tôi xuống đường đi khoảng 800 mét về phía bản Đông, dọc đường đếm được 55 xác chết, xe của địch vẫn nổ máy nhưng trong xe không có người. Chúng tôi rất mừng vì đã góp phần chặt đứt đường rút quân của địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM