Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:02:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngài là sĩ quan của Coongle  (Đọc 17949 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:40:42 am »

Khoái ngay đơ và im lặng. Thực lòng anh chẳng biết nói năng ra sao. Vả lại chúng đã hỏi han gì đâu mà nói. Anh tỏ ra gan lì! Mẹ chúng bay! – Anh nghĩ – Chúng bay định giết ông hay bày trò gì thế này? Nếu buộc phải chết ông sẽ kiên quyết chọn cái chết xứng đáng nhưng ông sẽ tìm mọi cách thoát khỏi bàn tay chúng mày! Khoái mặc quần áo! – Viên sĩ quan nhắc: Còn đôi giầy! – Mà chúng tôi cũng quên chưa hỏi xem anh thích đi giầy cao cổ hay thấp cổ. Giầy đen mà các anh vẫn gọi là giầy Côxưghin thì chỉ các cấp sĩ quan mới được phát phải không anh! – Khoái đi đôi giầy và thắt quai cẩn thận. Viên sĩ quan làm bộ reo khe khẽ: Đó! Oách chưa? Nom anh lúc này đúng là một chiến binh Cụ Hồ!

Viên sĩ quan ra. Một mâm cơm được mang tới. Ngon. Nóng. Đang tỏa hương và bốc khói nghi ngút. Có ăn không? – Không! – Có! Sao lại không nhỉ? – Sao lại có nhỉ? Ăn để giữ sức đâu phải là đầu hàng? Chắc chắn rồi đây phải đấu trí với bọn này. Phải tỉnh táo! Phải tìm cách chuồn! Nghe nói ở Viên Chăn hiện có hai sứ quán Việt Nam, một của Việt Nam dân chủ cộng hòa và một của Việt Nam cộng hòa của Ngô Đình Diệm. Hay chúng định trao trả mình cho Ngô Đình Diệm? Nhưng nếu trao trả cho Ngô Đình Diệm thì việc gì phải bày trò như thế này? Âm mưu gì đây?

Khoái quyết định ăn. Ăn ngon lành. Đói là được bữa ăn khiến tinh thần tỏ ra minh mẫn và trí lực được tăng cường. Viên sĩ quan mở cửa bước vào. Anh nhìn quanh phòng và thấy chắc chắn lúc mình ăn bọn chúng theo dõi qua các ô cửa bí mật.. Thì bố mày đã làm gì để lộ bí mật? Bố ăn, nhìn bố ăn thì khai thác được gì? Viên sĩ quan cười như kiểu làm thân: Anh ăn ngon chứ? Chắc là bị đói bao ngày nay rồi? Các anh vẫn là những người chịu đựng gian khổ giỏi nhất thế giới. Bây giờ thì anh phải để cho chúng tôi hỏi, hỏi để làm hồ sơ tù binh cho anh thôi nên anh đừng đóng vai vừa câm vừa điếc. Không có một người lính nào ở chiến trường lại vừa câm vừa điếc. Anh tên gì? Ngày tháng năm sinh? Quê ở đâu? Cha mẹ làm gì? Và như bên các anh khi phải khai lý lịch ấy. Rất quan trọng, là thành phần gia đình? Thành phần bản thân trước khi nhập ngũ? Trình độ văn hóa? Trình độ chuyên môn trong quân đội? Khi cần báo tin cho ai?... vân vân và vân vân… Rồi phiên hiệu đơn vị? Tên người chỉ huy? Cấp hàm của người chỉ huy? Sang Lào ngày… tháng… năm? Đã đánh bao nhiêu trận… Khoái bất ngờ bật ra câu nói đầu tiên: Tôi không biết tiếng Lào và chữ Lào!

- Thì anh cứ khai bằng chữ Việt. Nên nhớ, chúng tôi coi anh là Xắctu Oọcchạc, anh có hiểu nghĩa của những từ đó không, lính ra hàng. Anh là lính ra hàng chứ không phải Xắctu Bạtchếp(1) tức là lính bị bắt. Vậy cho nên đối xử với anh theo chính sách khác.

- Các ông không bắn chứ?

Viên sĩ quan cười ha hả:

- Anh không thấy bọn lính bắt anh đòi cứa cổ à? Chúng là lính Cupraxít nhưng định cứ đem cái đầu của anh nộp cho Vàng Pao và lấy thưởng. Nhưng vì anh là Xắctu Oọcchạc nên chúng tôi đưa anh về đây. Chỉ cần anh kê khai những gì tôi vừa nói rồi sau tùy thái độ của anh để mà xử lý. Nói thật là sứ quán của ông Ngô Đình Diệm ở Viên Chăn chẳng cần gì tới anh cả. Còn sứ quán Hà Nội, thì nói thật, anh chỉ là con tép, họ chẳng bao giờ thèm để ý. Anh sống hay anh chết mặc xác. Có chăng nhớ đến anh, trừ cha mẹ vợ con ở Việt nam ra, thì may thay có những người trong đơn vị. Cũng có khả năng chúng tôi trả anh về đơn vị.

Khoái ngây thơ không hề nghĩ rằng, kẻ địch đang cắt cầu trở về đơn vị của anh trước khi cho phép anh thực hiện ý định trở về. Anh mặc thế này, anh ăn thế này, anh không bị đánh nửa roi, chẳng lẽ không tạo ra mối nghi ngờ gì đó hay sao. Nhưng ở trong tay kẻ thù trước sau rồi cũng chết. Phải tìm cách thoát bằng bất cứ giá nào, vào bất cứ thời điểm nào khi hoàn cảnh cho phép. Nghĩ vậy, nhưng chưa thể ra cách gì. Một mình đơn độc!... Khoái nuôi ý chí trở về với bất kỳ giá nào và việc đầu tiên là chăm chú học tiếng. Viên sĩ quan nói nhiều anh đã nghe được lõm bõm.

Hắn lại lên tiếng, tất nhiên bằng tiếng Việt:

- Lát nữa các phóng viên báo chí tới đây sẽ hỏi anh vài ba câu, chỉ vài ba câu như tôi vừa hỏi anh thôi, rồi chúng tôi sẽ trả anh về đơn vị.

- Không được! – Khoái đột ngột kêu lên – Tôi không gặp ai hết. Các ông có âm mưu gì? Tôi không gặp ai hết! Nói trước là không gặp ai hết! Bọn báo chí đến đây tôi sẽ bưng lấy mặt. Và câm? Và điếc?

Buổi họp báo ấy vẫn cứ diễn ra và trở thành trò bát nháo. Phóng viên tờ Quân lực Việt Nam cộng hòa cố chụp ảnh anh nhưng không thể được, còn phóng viên báo Quân đội Nhân dân từ Hà Nội tới nghe nói có được mời nhưng không dự. Anh dứt khoát không cho bất cứ phóng viên nào chụp ảnh và lặng im trước tất cả. Phóng viên tở Bưu điện Băng Cốc cố gặng hỏi: Khi bắn đại bác sang Thái Lan, trận địa các anh đặt ở đâu? – Khoái bịt hai tai lại. Các phóng viên ra về, viên sĩ quan lại xuất hiện. Hắn không tỏ ý điên khùng bực bội mà vẫn giữ thái độ như vừa có. Hắn nói: Các nhà báo phàn nàn anh cố chấp quá, nhưng thôi, đó là việc của anh. Anh làm hỏng buổi họp báo thì chúng tôi cũng không trao trả anh về đơn vị được! – Nói rồi hắn cho lính dẫn giải anh tới trại giam phía bắc thành phố Viên Chăn.

_______________
(1) Mấy từ tiếng Lào ở đây tác giả đã dùng sai. Sắt tu là quân địch, oọc chạc là rời bỏ, có thể hiểu là rời bỏ quân ngũ, ra hàng là oọc nhom.  Bạt chếp là bị thương, còn bị bắt phải là thực chắp mới đúng.
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:50:07 am »

Chàng Xắctu Oọcchạc, ấy là kẻ địch gọi thế chứ anh có ra hàng đâu, ngày đêm rèn luyện tiếng Lào và hỏi thăm đường đi lối lại. Mang cơm tới cho anh cũng như các tù nhân khác là một cô gái người Lào Lum. Cô không biết tiếng Việt càng có lợi cho anh học tiếng Lào. Chỉ một tháng sau họ đã nói chuyện được với nhau. Rồi một tháng sau nữa, viên sĩ quan bữa trước xuất hiện, anh nói chuyện với hắn bằng tiếng Việt và chỉ những từ khó, những câu khó, mới quay trở lại diễn đạt bằng tiếng Việt. Bất ngờ viên sĩ quan nói:

- Anh không có dáng vẻ gì là lính Bắc Việt nữa! Anh là người khác mất rồi! Anh có vẻ như người Lào hoặc một người lính Lào! - Khoái im lặng, viên sĩ quan thêm - Giờ đây chúng tôi muốn giao cho anh phụ trách một tiểu đội của quân đội Vương quốc - Khoái thô lố hai mắt nhìn - Anh đừng nhìn tôi thế! - Viên sĩ quan kêu lên – Nói thật, chỉ một người lính bình thường các anh cũng thừa sức làm tiểu đội trưởng bên phía chúng tôi. Giao cho anh chức này, tôi tin là mình không nhầm người, anh thấy thế nào?

Âm mưu gì đây? – Khoái nghĩ – Rõ ràng chúng theo dõi và không buông tha mình dễ dàng. Giao cho mình một tiểu đội? Để làm gì? Huấn luyện? Ừ, thì có thể huấn luyện. Nhưng chiến đấu? Dứt khoát không bao giờ mình cầm súng bắn lại đồng đội! Suốt một đêm Khoái không sao ngủ được. Và cứ nghĩ đến cha mẹ, vợ con, nước mắt anh lại ứa ra, nghĩ đến anh em đồng đội, lòng dạ lại sôi sục. Làm tiểu đội trưởng? Có nghĩa là cầm súng của kẻ thù? Nhưng khẩu súng ấy trong tay ta sẽ không hướng về đồng đội. Và những người lính do ta chỉ huy… Tự nhiên Khoái nghĩ tới một kế hoạch… Rồi thì anh được giao một tiểu đội sáu người, với anh là bảy. Ngày đêm luyện tập ở những cánh rừng. Chừng một tháng sau, viên sĩ quan đến. Lần này tiếng Lào của anh ngang với trình độ tiếng Việt của hắn, nhưng anh không nói mà chỉ im lặng lắng nghe. Anh có biết tình hình ra sao rồi không? – Viên sĩ quan mở đầu – Các lực lượng Pathét có quân đội Việt Nam giúp sức đã chiếm toàn bộ Cánh đồng Chum và thị xã Xiêng Khoảng. Địa bàn hoạt động của Vàng Pao thu hẹp lại rất đáng kể. Ông ta đang kêu la. Lính của ông ta cũng tỏ ra táo tợn nhưng không thể nào đủ sức mà xông vào đội hình Pa thét được. Anh rất quen cách hoạt động của Bắc Việt Nam và Pa thét, anh hãy dẫn tiểu đội của mình nhảy vào phía sau tiền duyên của họ, bắn một vài loạt đạn, gây một chuyện gì đó rồi rút, hoặc giả anh muốn trở về với đồng đội của anh thì tùy.

Khoái ngay đơ! Kẻ thù táo tợn định sử dụng anh dùng súng bắn vào đồng đội thì mình càng cần tỉnh táo và quyết liệt hơn. Chưa lúc nào anh thấy gần đơn vị bằng lúc này. Chỉ lên máy bay chừng ba mươi phút đồng hồ… Lòng anh đầy khấp khởi. Gặp lại được động đội cũng là cơ may về với gia đình. Ta đã cầm súng địch nhưng ta không bắn anh em? Ta đã ở trong hàng ngũ địch nhưng ta có thể lập công chuộc tội? Bọn lính kia ở trong tay ta? Ta đưa chúng vào tròng? Ta bắt chúng nộp mình và đầu hàng? Chẳng lẽ đơn vị vì những lý do đó mà bắt tù ta chăng? Mà xử bắn ta chăng? Hạ quyết tâm rồi Khoái ra lệnh cho sáu người lính: Các anh phải tuyệt đối tin tưởng ở tôi! - Pathét Lào và quân Bắc Việt đều là những người lính dũng cảm và khôn khéo. Máy bay sẽ thả chúng ta xuống hậu phương của họ và chỉ cần chúng ta quấy rối hậu phương của họ là đã hoàn thành nhiệm vụ. Điều quan trọng nhất là bảo đảm an toàn đừng để ai dính đạn!

Chẳng có một ai dính đạn và cũng chẳng có một viên đạn nào bay ra khỏi nòng. Ngay khi nhảy xuống, thế quái nào lại gần với trận địa pháo thuộc đơn vị cũ của mình. Khoái không còn tính toán gì được nữa. anh hô bằng tiếng Lào: Biến! Và chính mình cũng vứt súng ra, chỉ khác là không chạy trốn vào rừng mà thẳng về phía đơn vị. Cả đơn vị vây lấy anh. Mọi người xúm xít quanh anh. Dường như một lát sau họ mới nhận ra những gì anh mang trên người là lính biệt kích quân dù của Cupraxít. Nguyễn Hòa đến. anh ôm chặt lấy vị chỉ huy, mắt giàn giụa. Sau bữa ăn lót dạ, chỉ là bát cơm suông với muối vừng, mà sao ngon vô kể, Thượng úy đưa cho anh cây bút và tờ giấy để khai báo. Nguyễn Hòa đọc lại rồi hỏi: Có cần gì phải thêm bớt hay không? – Không ạ! – Thế mình phê ý kiến của mình để gửi lên trên nhé? – Vâng ạ! – Nhưng Hòa chưa viết xong thì chuông điện thoại đã kêu vang. Từ đầu dây đằng kia, giọng của người đại diện cấp trên khá hách dịch:

- Cho gặp anh Hòa!

- Tôi đây!

- Sao chưa cho dẫn giải tù binh về mặt trận nhỉ?

Hòa giải thích:

- Hàng binh chứ anh? Mà anh ta là đồng đội trở về!

Đầu dây đằng kia giọng càng gay gắt:

- Tôi phải cảnh báo cho đồng chí giữ vững lập trường  giai cấp đấy nhớ. Anh ta là chiến sĩ của chúng ta thật nhưng đã đứng trong hàng ngũ kẻ thù. Tự nguyện đứng trong hàng ngũ kẻ thù. Tôi nhắc lại là anh cho dẫn giải tên ấy về mặt trận ngay lập tức và phải chịu trách nhiệm về an toàn trên đường. Nếu cần vẫn trói lại chứ không cho đi tự do. Anh phải chịu trách nhiệm đấy!

Hòa quen kiềm chế nhưng vẫn đỏ mặt khi đặt điện thoại xuống. Anh cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng tình thương đối với người lính trào dâng trong anh. Khoái đã cưới vợ và khi lên đường biết vợ đã có mang. Chắc chắn anh sẽ bị đầy ải. Chắc chắn anh sẽ bị hành hạ! Kẻ thù không làm khổ mình bằng chính những người anh em làm khổ mình. Nhưng chẳng còn cách nào khác, anh cử một tổ hai người dẫn Khoái lên gặp bảo vệ mặt trận. Anh ghi thêm nhận xét của mình vào bản tường trình của Khoái: Đã từng là chiến sĩ tốt, trong hàng ngũ kẻ thù mà chưa hề gây ra tội ác gì mà luôn luôn tìm cách trở về với gia đình đồng đội.

Trợ lý bảo vệ đọc một mạch những lời nhận xét ấy của Hòa phì ra một hơi rõ dài rồi nói buông thõng: Đồ tiểu tư sản! – Đoạn anh quay sang Khoái truy hỏi: Tên? Họ và tên? Tuổi? Ngày nhập ngũ? Ngày sang Lào? Tên bố? Tên mẹ? Thành phần bố mẹ? Tên ông bà? Thành phần gia đình ông bà nội? Tên ông bà ngoại? Thành phần gia đình ông bà ngoại?... Khoái trả lời đầy đủ rồi anh hỏi lại:

- Thưa thủ trưởng, những điều đó ghi trong lý lịch.

Người đầy quan trọng dừng bút ghi chép, nhìn chằm chằm vào kẻ đang bị truy hỏi, cảnh cáo:

- Tôi đang hỏi anh hay anh đang hỏi tôi? Nhắc lại, anh chỉ có quyền trả lời nghe chưa! Và phải trả lời thẳng thắn! - Vì sao anh cầm súng địch? - Vì nó bắt tôi cầm - Vì sao anh mặc quần áo địch? - Vì nó bắt tôi mặc - Vì sao anh đứng ra làm tiểu đội trưởng của kẻ thù? - Vì nó bắt tôi làm - Vì sao anh học tiếng của kẻ… - Trợ lý bảo vệ ngừng ngay lại và nếu câu ấy đầy đủ là: Vì sao anh học tiếng của kẻ thù? Chao ôi! Chả bù cho chính người đang ngồi ghế chánh án hỏi cung, sang đây hàng tháng rồi mà chưa biết lấy một nửa tiếng của bạn nhưng lúc nào cũng rao giảng đạo lý về tình hữu nghị. Một câu hỏi bay ra làm nếu ai đó ngoài cuộc nghe được chắc phải bật cười:

- Vì sao chúng không tra tấn đánh đập anh?

Câu trả lời cũng đáng buồn cười:

- Tôi không thể nào bắt chúng phải đánh đập và tra tấn tôi được, thưa thủ trưởng!
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 05:54:21 am »

Ba bốn ngày sau vẫn nội dung những câu hỏi như thế và trả lời như thế, đến lượt chính bản thân Nguyễn Hòa được gọi lên trình bày. Trung úy bảo vệ có phần nể nang tí chút vì hàm thấp hơn và Hòa từng trải chiến đấu đã nhiều. Nhưng cái thứ thành phần tiểu tư sản này! - Trợ lý bảo vệ nghĩ - Hay nghiêng ngửa lắm chứ đâu vững vàng như bần cố nông bọn mình.

Anh ta hỏi Hòa:

- Trước anh học trường nào nhỉ?

Hòa trả lời cho xong chuyện:

- Tư thục Thăng Long.

- Ừ, thảo nào nghe nói tiếng Tây giỏi ghê. Mà sao anh nhận xét cái thằng đảo ngũ đứng trong hàng ngũ địch thế nhỉ? Anh khen hắn à?

- Tôi không khen. Nhận thức thế nào thì tôi ghi ra như vậy.

- Nhưng yếu đuối tiểu tư sản lắm. Tôi muốn anh thay đổi lời ghi của mình.

- Nghĩa là anh muốn tôi nói những điều không thật?

- Sao lại không thật? Bản chất của kẻ đầu hàng khác kia. Thằng này vốn dân học sinh tiểu tư sản…

- Xác định thành phần này nọ không phải là việc của tôi. Thực lòng tôi thương và yêu chiến sĩ này. Nếu bây giờ cho anh ta trở lại đơn vị, anh ta sẽ lập công.

- Trời ơi! Anh thiếu cảnh giác cách mạng quá, thiếu lập trường giai cấp quá.

Nguyễn Hòa bực bội

- Tôi là học sinh tiểu tư sản mà. Học sinh trường Thăng Long. Mà Đại tướng Tổng tư lệnh của chúng ta có thời là giáo viên trường đó.

Trung úy bảo vệ trợn mắt đứng dậy:

- Anh dám so sánh mình với Đại tướng à? Anh định xúc phạm vào một đồng chí lãnh đạo à?

Hòa kiềm chế:

- Chính là anh đã nói ra những lời đó chứ không phải tôi đâu đấy nhớ!

Nói xong anh định bỏ đi thì có một sĩ quan Vương quốc cùng người cần vụ bước vào. Họ chào nhau bằng tiếng Việt rồi nói tiếng Lào. Trung úy bảo vệ đứng ngay đơ. Khách đến không ai biết tiếng Việt cả thành thử hai bên cứ đứng nhìn nhau. Người sĩ quan Vương quốc nói một thôi dài. Hòa nghe hiểu lóm bõm rằng, anh ta muốn gặp sĩ quan thường trực của sở chỉ huy quân đội Việt Nam, rằng… Nhưng anh im lặng. Cũng không tiện bỏ đi. Hòa định kháy con người thành phần bần cố, rằng gọi tay Khoái tới để nó dịch cho, nhưng không nỡ. Anh vốn không phải người như vậy. Và nếu tay bảo vệ thành phần cốt cán này tự ái gầm lên trước mặt khách cũng chẳng hay ho gì. Anh nói tiếng Pháp, ngôn ngữ anh còn khá hơn tiếng Lào nhiều. Viên sĩ quan Vương quốc mừng quá. Anh nghe ông ta nói hết rồi tóm tắt lại nội dung cho trợ lý bảo vệ nghe. Thì ra ông ta vừa ở Hin Hợp về và muốn gặp đại diện quân đội Việt Nam để nắm bắt thêm tình hình và cho thêm ý kiến. Ông Lê Kích không có đây. Ông Chu Huy Mân đang làm việc với lãnh đạo của bạn. Ông Nguyễn đang trực tiếp ở phía trước. Người sĩ quan bảo vệ thừa hiểu vác lập trường giai cấp với thành phần gia đình cơ bản ra ở đây là không phù hợp, anh ta gật đầu làm như ủy quyền cho Hòa. Nhưng anh ta đứng tư cách gì mà ủy quyền! Vả lại Hòa là sĩ quan tác chiến ở cơ sở cũng không thể phát biểu về nước cờ chính trị của các bên được. Anh nói rõ rằng, các cán bộ có trách nhiệm của sở chỉ huy bộ đội Việt Nam không ai có mặt ở đây, xin lỗi ngài, chờ đến sáng mai xin được thông báo lại với ngài. Dịch hộ xong những câu ấy, Hòa nói chuyện mấy câu thăm hỏi bằng tiếng Lào với bạn rồi đi ra mặc xác viên Trung úy trợ lý bảo vệ. Được ít bước anh quay lại thấy viên sĩ quan cùng người cần vụ ra theo.
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 08:47:00 pm »

Chương 8
BẠN BÈ BÊN DÃY TRƯỜNG SƠN

Chia tay sĩ quan bảo vệ, Hòa đi thẳng về sở chỉ huy pháo binh mặt trận. Gọi là sở chỉ huy nhưng thực ra chỉ là cái hang nho nhỏ, có thông tin, điện đài, có tổ trinh sát kế toán, có một số cán bộ giúp việc và do Trung tá Nguyễn, nguyên Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn pháo của 351 phụ trách. Người ra vào ở đây liên tục, chủ yếu là các đơn vị trưởng tới nhận lệnh hoặc trao đổi nhiệm vụ, các tổ trinh sát bám địch về báo cáo tình hình hoặc vừa có lệnh xuất phát. Nguyễn Hòa thấy rõ mình bị xúc phạm nhưng anh kiềm chế được. Anh thương Khoái bởi tin chắc con người này sẽ bị hành hạ. Rẽ vào gặp chỉ huy cấp trên để báo cáo tình hình và cũng còn để nhờ Trung tá có thể can thiệp.

Ông Nguyễn ngồi im lắng nghe rồi phát biểu bằng giọng trầm trầm:

- Sự đời là thế! Đừng nôn nóng quá Thượng úy ơi! Mình đã gặp tay này ở sân bay Gia Lâm hôm sang bên này. Ai đời quyển bảng bắn và quyển lôgarít toàn chữ Pháp, anh ta cứ cầm ngược rồi lật lật, bắt mình nộp lại rồi nói: Sao lắm số thế này? Mình điên tiết kêu lên: Những quyển ấy đều do thằng Tây nó in, không có một chữ Việt nào trên đó cả nên không sợ lộ đâu. Vả lại không có bảng bắn và lôgarít thì pháo binh chúng tôi làm ăn ra sao đây. Mình còn dọa: Tôi nhận lệnh ra chiến trường của đồng chí Lê Trọng Tấn, không cho tôi mang những thứ kia đi cũng là bịt mắt tôi lại, tôi không đi nữa và sẽ báo cáo với đồng chí Lê Trọng Tấn.
Rồi Trung tá nói thêm như là tâm sự: Anh em ta có người cho rằng, lẽ ra mình phải ở bên cạnh Thao Chăn hay bên cạnh sở chỉ huy của Pathét. Mình không cho rằng những ý kiến ấy là chuẩn xác. Nếu vừa rồi không xông xáo đó đây, không lăn lộn các đơn vị, sao biết được quân đội cách mạng lại có những đám như tàn quân rã ngũ. Thao Chăn nói: Phân đội pháo nào đó đã tự động rút lui. Như vậy cũng có nghĩa là bỏ chạy.

Như vậy chẳng là mất sức chiến đấu hay sao. Chỉ cần người chỉ huy xao xuyến là lính tráng mất niềm tin và bạc nhược.

Im lặng nghe ông Nguyễn nói rồi Hòa mới phát biểu:

- Anh ta bảo tôi là tiểu tư sản…

Ông Nguyễn cười vui:

- Thì chúng ta đều là tiểu tư sản. Gia đình đồng chí ở thành phố. Gia đình tôi quê mùa ở nông thôn. Nếu cha mẹ tôi không có vài ba mẫu ruộng cũng như cha mẹ đồng chí không có cơm ăn áo mặc sao chúng ta qua được trường Thành chung? Sao chúng ta có tiếng Pháp? Cách mạng dạy chúng ta lòng yêu nước, chí kiên cường, chứ đã dạy chúng ta tiếng Pháp đâu. Nhưng giờ đây cách mạng cần chúng ta và vốn tiếng Pháp của chúng ta. Chúng ta nên phát huy tốt những thế mạnh của mình, bạn ạ!

Ông Nguyễn nhấn mạnh âm thanh “bạn” khiến Hòa yên lòng. Ngay sáng hôm sau ông tới gặp Thao Chăn.
Ông định trình bày việc của Khoái nhưng Thao Chăn nói: Việc này cứ để bảo vệ họ làm. Họ có chuyên môn và chức trách của họ. Đừng can thiệp vội!

Rồi Thao Chăn giao nhiệm vụ:

- Ở nhà điện sang đồng chí làm Tư lệnh pháo mặt đất bên cạnh tôi nhưng tôi giao thêm nhiệm vụ mới là cả Tư lệnh pháo cao xạ. Đừng trình bày lý do - Thao Chăn xòe bàn tay ngăn lại khi thấy ông Nguyễn có ý định nói - Đừng ca lên rằng tôi không được học tập gì về pháo phòng không nên khó mà chỉ huy. Chẳng ai quen cả! Chiến trường sẽ dạy thêm cho chúng ta. Khi nào Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân cử cán bộ cỡ đồng chí sang, lúc ấy nhiệm vụ của đồng chí có thể thay đổi. Nhưng đó còn là khi nào…

Ngừng một lát Thao Chăn thêm:

- Máy bay Mỹ và máy bay Thái Lan đang bay lượn trên bầu trời Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Chúng vừa đánh vừa thăm dò. Vừa rồi chúng ta bắn rơi chiếc F101 cùng hai chiếc AT6 của Thái Lan là thành tích xuất sắc. Sự phối hợp giữa lực lượng Pathét, lực lượng Vương quốc yêu nước và lực lượng ta tuyệt đẹp! - Giọng Thao Chăn thấp xuống như thì thầm - Từ Phnôm Pênh, Hoàng thân Xuvanna Phuma tuyên bố Chính phủ của ông tiếp tục vì sự nghiệp hòa bình, hòa hợp dân tộc và chính sách trung lập thật sự. Còn đài phát thanh Phnôm Pênh thì đưa tin: Thiếu tướng Phumi Nôsavẳn đã trở thành quân phiến loạn khi quyết định chống lại quân chính phủ do Hoàng thân Xuvanna Phuma đứng đầu bằng vũ lực.

Thao Chăn thông báo:

- Hoàng thân Xuphanuvông vùng ông Kinim Phônsêna đã có mặt ở Sầm Nưa. Coongle tháp tùng các vị. Ông Nguyễn này, tôi tin các vị sẽ tới Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Chúng ta sẵn sàng chờ đợi!

Tin tức đến dồn dập. Hôm trước được thông báo Hoàng thân Thủ tướng Xuvanna Phuma sẽ về vùng giải phóng ngày một ngày hai thì hôm sau lại có tin cả Hoàng thân Xuphanuvông và ông Kinim Phônsêna sẽ đến Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Hòa được mời gấp về sở chỉ huy pháo binh. Ông Nguyễn nói ngay: Hòa tham mưu cho mình nội dung công việc sau: Bố trí một bộ phận tượng trưng đón các vị Hoàng thân và mặt khác bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, không thể để bất cứ sơ sểnh nào có thể xảy ra làm mất an toàn. Rồi đại biểu nhân dân thủ đô Viên Chăn vượt qua chặng đường dài hàng trăm cây số có mặt. Rồi bà con từ nhiều nơi trên đất Lào tự động kéo tới thị xã Phônsavẳn, kéo tới những nơi cho rằng các vị Hoàng thân sẽ tới. Cuối cùng là cuộc mít tinh đông đảo nhân dân ở thị xã Xiêng Khoảng vừa giải phóng. Hoàng thân Xuvanna Phuma phát biểu: mặc dù có sự khẳng định của một số người nào đó, tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng, chính phủ lâm thời Bun Ùm - Phu Mi là hoàn toàn bất hợp pháp. Nhân dân vỗ tay vang dội. Hoàng thân Xuphanuvông nói tiếp: Điều quan trọng nhất là bà con anh em đã nghe Hoàng thân Thủ tướng nói rõ, phải kiên quyết chống kẻ thù, ủng hộ chính phủ hợp pháp của chúng ta.

Rất nhiều cán bộ và nhân dân từ thủ đô Viên Chăn còn đang nằm dưới vòng cương tỏa của Phumi Nôsavẳn và Bun Ùm có mặt tại cuộc mít tinh ở Xiêng Khoảng, đã chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào. Đông đảo nhà báo Lào và quốc tế tới dự.
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 08:51:31 pm »

Hoàng thân Xuvanna Phuma đã trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Quân đội nhân dân Việt Nam vừa từ Hà Nội sang:

- Tôi rất sung sướng nhận thấy rằng quân đội quốc gia và bộ đội Neo Lào Hắc Xạt đã biểu thị một tinh thần chiến đấu rất cao. Ngày hôm qua, ở giữa Cánh đồng Chum, tôi đã chứng kiến binh sĩ tỏ rõ quyết tâm chiến đấu như thế nào, nhằm thực hiện hòa hợp dân tộc, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Lào và thi hành chính sách hòa bình, trung lập, phù hợp với ý nguyện của toàn dân.

Hoàng thân Thủ tướng vừa nói xong, lập tức Đại úy Coongle cùng đông đảo cán bộ, người dân, nhất là những đại biểu từ Viên Chăn ra, công kênh cả hai Hoàng thân rước đi thành một đoạn dài. Khi mọi việc an tọa, Hoàng thân Xuphanuvông bỗng nấn ná, ông nhìn mấy cán bộ, chiến sĩ từ Viên Chăn ra, lặng đi một giây suy nghĩ, chỉ vào một người và nói:

- Quản U Đon, anh đấy ư?

Viên đội không ngờ. Mình chỉ là một anh lính gác, được tuyên truyền, được giác ngộ, cùng bao đồng đội giải thoát cho Hoàng thân khỏi nhà tù Phôn Khêng, ấy vậy mà giờ đây ông vẫn nhớ. U Đon lúng túng chưa kịp trả lời thì Hoàng thân vui vẻ hỏi tiếp:

- Anh bây giờ thế nào?

U Đon lắp bắp:

- Thưa Hoàng thân, tôi đi theo cách mạng, theo Pathét Lào.

Hoàng thân lại chỉ vào người bên cạnh:

- Còn anh, có phải anh là Khăm Bang? – Và thật bất ngờ - Còn anh nữa, anh là Khăm Sinh?

Cả hai cùng thưa vâng.

Hoàng thân:

- Khăm Sinh, nghe nói anh là người Việt Nam, cho dù điệu bộ, ngôn ngữ của anh chẳng khác mấy người Lào? Và anh được cử dẫn đầu tổ bộ đội Việt Nam vượt qua muôn ngàn gian khó sang cùng với các bạn Lào giải thoát cho anh em chúng tôi.

- Thưa Hoàng thân, quả là như thế ạ.

Còn công việc của anh bây giờ?

- Tôi vẫn nằm trong thành phần ban lãnh đạo cách mạng của Viên Chăn. Tôi muốn xin về. Nhưng các bạn Lào đề nghị tôi ở lại và bên nước cũng đồng ý. Thưa Hoàng thân, được gặp lại Người và thấy Người khỏe mạnh như thế này là tôi vui mừng toại nguyện.

Hoàng thân Xuphanuvông im lặng nhìn về phía xa xa… và nói như để mọi người cùng nghe và cùng hiểu: Tôi biết!... Có những bạn Việt nam đã hy sinh cả cuộc đời…

Tin vui cứ đến dồn dập: Đài phát thanh Pathét Lào thông báo, nhận lời mời của Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa và cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào do Hoàng thân Thủ tướng Xuvanna Phuma dẫn đầu sẽ thăm Việt Nam vào một ngày sắp tới. Tiếp đó đài đọc danh sách các thành viên trong đoàn, gồm: Hoàng thân Xuvanna Phuma, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch danh dự Ủy ban hòa bình trung lập, hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia; Quận chúa Mun Xuvanna Phuma; ông Kinim Phônsêna, Bộ trưởng Tuyên truyền, quyền Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Tài chính; Hoàng thân Xuxamay Aixalơnxắc, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề nông thôn.

Phút tiễn đưa các cán bộ từ Viên Chăn ra giờ đây thật là lưu luyến. Ông Nguyễn và Hòa cùng bao anh em khác ngồi thâu đêm nghe Khăm Bang và Khăm Sinh nói về cuộc vượt ngục của Hoàng thân Xuphanuvông cùng các đồng chí của ông. Khăm Bang quê ở Lào, là người Lào, ông gần gũi gia đình vợ con. Nhưng còn Khăm Sinh, chính Hòa cũng đang nôn nao mong đến ngày cưới. Giờ thì chị đã biết anh ở đâu nhưng khi nào trở về? Tuổi xuân của người con gái có thì. Ông Nguyễn mới sang. Giờ đây tình thế đã sáng sủa hơn bao giờ hết, không còn đói, không rét, các đơn vị đã tổ chức sắp xếp lại. Những chiến sĩ được chôn cất và đánh dấu mộ chí. Đơn vị của Nguyễn Hòa nở phình ra và bên anh lúc nào cũng có một chiến sĩ công vụ là lính Vương quốc biết tiếng Pháp không khá, nhưng chỉ có thể giao dịch sơ sơ. Hòa nói với Đại úy Hoàng thân Siharath Phacouk, chỉ huy tiểu đoàn pháo binh vương quốc Phetsarạt, rằng mọi việc đối với bản thân, anh tự lo liệu được. Nhưng vị Hoàng thân này không đồng ý. Ông bảo sĩ quan chỉ huy cấp đại đội trở lên là phải có công vụ, phải có người lo cho mọi việc riêng tư, ăn uống, mới tập trung lo cho việc lớn được. Rồi khi Hoàng thân Thủ tướng Xuvanna Phuma dẫn đầu đoàn đại biểu Lào sang Hà Nội, Hòa nhận được giấy mời của viên chỉ huy tiểu đoàn pháo binh vương quốc này, tất nhiên bằng chữ Pháp:

- Trân trọng kính mời ngài tới dự cuộc họp thân mật tình hữu nghị giữa các chiến sĩ của hòa bình được tổ chức vào hồi mười bảy giờ, ngày… tháng… tại trụ sở tiểu đoàn ở Khang Khay.
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #25 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 08:54:42 pm »

Thị xã nhỏ, nhưng khá xinh đẹp, như bông hoa giữa rừng núi điệp trùng. Hòa báo cáo với ông Nguyễn và lên đường. Đơn vị anh vẫn đóng ở trong rừng, khác chăng là ăn ở đàng hoàng và từng khẩu đội trong những cái lán nhỏ. Chiếc xe Jeep chở anh lao ra đường trục. Anh hạ sĩ trẻ biết chút ít tiếng Pháp làm cần vụ ngồi ở ghế sau với súng tiểu liên các bin đặt trên đùi tên là Xinvănđon. Lái xe cũng là một chiến sĩ người Lào. Nửa giờ sau, xe chở Hòa đã vào thành phố Khang Khay thoáng đãng. Hoàng thân Đại úy chỉ huy tiểu đoàn ra tận cổng đón anh. Họ chào nhau theo kiểu nhà binh rồi mới bắt tay.

- Ngài ạ! - Hoàng thân Đại úy vừa dẫn anh vào phòng tiệc vừa nói – tình bạn của chúng ta đã được xây đắp nên từ những ngày chiến đấu bảo vệ sân bay Váttay ở thủ đô Viên Chăn. Giờ đây thủ đô đang trong tay các ông chống cộng khét tiếng Phumi Nôsavẳn - Bun Ùm.

Hòa hơi nhún vai, không hiểu sao gần đây anh vẫn có tác phong xã giao như vậy:

- Thưa ngài! Thì chúng ta đang bao vây Viên Chăn kia mà.

Hoàng thân Đại úy vui vẻ:

- Tôi hiểu ngài sẽ nói như vậy. Thực lòng tôi hết sức cảm phục các ngài và quân đội của các ngài. Đó là những chiến sĩ ngoan cường. Nhưng có điều tôi thực lòng chưa cắt nghĩa nổi, vì lẽ gì mà các anh chịu đựng hy sinh, gian khổ và xin ngài đừng giận, lại xa vợ, xa con được như thế?

- Hoàn cảnh mà ngài ơi! Tôi cũng muốn có những đêm trăng đẹp ngồi bên người bạn gái của mình lắm chứ.

Và cũng đã có một lần như thế, chúng tôi đọc cho nhau nghe tác phẩm nổi tiếng Những vì sao của Anphôngxơ Đôđê ngài ạ!

- Chao ôi! Tiếng Pháp của ngài thật tuyệt vời và tôi cứ có cảm nhận đang đọc tác phẩm ấy của văn hào Anphôngxơ Đôđê vậy! – Rồi ông nâng cốc – Thưa ngài, xin cầu mong hạnh phúc cho ngài!

Những người chạy quanh cùng nâng cốc. Hoàng thân Đại úy tiếp tục:

- Ngài dự đoán tình hình rồi sẽ như thế nào? Tôi hiểu sĩ quan Việt Nam đều là những người rất giỏi về thời thế. Vậy ngài có tin rằng chúng ta sẽ trở lại Viên Chăn vào một ngày nào đó hay chăng?

- Tôi tin. Nhưng khi ấy tôi mong sẽ được về Hà Nội.

- Ngài có nghe nói các ông Hoàng sẽ gặp nhau ở Duy rích hay không?

- Tôi có nghe. Và tôi cũng cho là có thể. Nhưng việc ấy chắc chắn không phải phận sự của tôi. Tôi chỉ là một người lính.

Hoàng thân Đại úy cười vui:

- Thưa ngài, tôi cũng là một người lính.

Tin Coongle nhận hàm Thiếu tướng vang khắp các hàng quân. Một buổi lễ long trọng được mở ra không những là mừng vị chỉ huy cuộc đảo chính ở Viên Chăn nhận hàm mà còn tuyên dương công trạng của các cán bộ, sĩ quan quân đội Lào và Việt Nam. Hoàng thân Xuvanna Phuma vừa dẫn đầu chuyến công cán ở Việt Nam về chủ trì buổi lễ. Hoàng thân Xuphanuvông đến dự. Phía Việt Nam có ông Lê Kích, ông Khăm Sinh từ Viên Chăn ra, ông Nguyễn, các sĩ quan tham gia chiến đấu với bạn từ những ngày đầu sau đảo chính ở Viên Chăn.Ông Thao Chăn vừa về nước nên không có mặt. Nhìn hai vị Hoàng thân ta thấy ngay tình thế hôm nay đã khác biết bao nhiêu. Bởi mới ngày nào ở Viên Chăn, ngài Xuvanna Phuma bị ép sang làm đại sứ Lào tại Pháp, sau đó đảo chính Coongle và chính phủ mới thành lập, ông trở về nhận chức Thủ tướng thì chẳng mấy lâu lại phải cùng các bộ trưởng sang nương nhờ chính quyền Sihanúc ở Phnôm Pênh. Mới ngày nào, Hoàng thân Xuphanuvông cùng 15 người đồng chí của ông bị giam ở Phôn Khêng, bị dọa đưa ra xét xử với mức án cao nhất, nay người mạnh khỏe, tươi cười, bên Hoàng thân ông anh và những người bạn chiến đấu của mình. Mới ngày nào Đại úy Coongle đôn đáo, tất tưởi, tìm cách chống đỡ sức tiến công của Phumi Nôsavẳn và Cupraxít thì hôm nay, tuy có phải ra khỏi thành Viên Chăn, nhưng tư thế của ông hoàn toàn khác, lực lượng trong tay ông hoàn toàn khác. Mới ngày nào Nguyễn Hòa sang đây, bí mật, chân ướt chân ráo đã phải tìm mọi cách nổ súng đánh chặn sức tấn công của đối phương, còn ông Nguyễn thì nhịn đói, nhịn khát, lăn lộn cùng anh em vừa chỉ huy chiến đấu, vừa tổ chức xây dựng lại lực lượng. Mới ngày nào Khăm Sinh gặp Khăm Bang, cùng bao anh em khác, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Viên Chăn và cá nhân đồng chí Bảy, đồng chí Tám, tìm mọi cách đưa các lãnh tụ Neo Lào Hắc Xạt ra khỏi nhà tù Phôn Khêng. Mới ngày nào U Đon còn cầm súng trong hàng ngũ địch cùng cả tiểu đội vệ binh của anh, nay anh và bạn bè là những người bạn chiến đấu, là những chỉ huy cấp dưới của Hoàng thân Chủ tịch Trung ương Neo Lào Hắc Xạt. Mới ngày nào…
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2016, 08:57:33 pm »

Không khí tưng bừng. Cán bộ dân sự ăn mặc tề chỉnh. Các sĩ quan quân phục cầu vai đàng hoàng. Nguyễn Hòa ở nhà là Thượng úy, bên này cứ coi như Đại úy, anh mặc quân phục dự lễ hội, cầu vai ba sao lấp lánh. Mũ kê pi đội đầu, giầy đen đánh xi bóng nhoáng. Anh thầm nghĩ: Giá Linh được thấy mình như thế này… Nhưng đó chỉ là giá nghĩa là trong mơ, trong tưởng tượng.

Khi hai Hoàng thân bước vào, tất cả cùng đứng lên. Coongle và các sĩ quan dù của ông trong đó có Trung úy Đươn vừa được phong Trung tá đứng gần phía cửa. Các sĩ quan quân đội Vương quốc trong đó có Hoàng thân Đại úy chỉ huy tiểu đoàn Phetsarath hôm nay được phong hàm Đại tá. Phòng rông, sang trọng, nhưng không khí đầm ấm thân tình. Hoàng thân Thủ tướng Xuvanna Phuma nói nhỏ một câu bằng tiếng Pháp với các sĩ quan vương quốc, và chỉ tay về phía các cán bộ, sĩ quan Việt Nam, nguyên văn như sau: Đây là những ông thầy giỏi! Chúng ta sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ của các bạn Việt Nam. (C'est le meilleur maître! Nous n'oublierons jamais l'aide de nos camarades vietnamiens.) Hoàng thân Xuphanuvông bằng giọng nói ấm áp thân tình phát biểu vài ba câu ngắn, rồi nâng ly đến với từng nhóm người một. Hoàng thân đến bên ông Nguyễn nói bằng tiếng Việt: Tôi đã ở Việt Nam, tôi biết bên Việt Nam có câu nhất tự vi sư, bán tự vi sư, nghĩa là một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là thầy. Hoàng thân Thủ tướng nói đúng đấy, các bạn xứng đáng là những người thầy.

Rồi bằng một thứ tiếng Việt rất Hà Nội, Hoàng thân nói:

- Pháo binh là một binh chủng kỹ thuật có sự hiệp đồng nhiều bộ phận đòi hỏi phải nhanh chóng chính xác. Vừa rồi anh em ta đã lập công, bắn tan xác F101 và đội hình sào huyệt của Vàng Pao, của Nôsavẳn và Cupraxít. Pháo binh cũng ví như cái đồng hồ, thiếu một bộ phận thì không thể hoạt động được - Ông nhanh chóng tháo chiếc đồng hồ Wyler đang đeo ở tay và trao cho Trung tá Nguyễn, tặng người cán bộ chỉ huy hỏa lực Quân đội nhân dân Việt Nam chiếc đồng hồ này và chúc phấn đấu luôn luôn đánh thắng bất cứ kẻ thù nào, bất kể chúng ở đâu như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coongle súng sính với bộ quân hàm cấp tướng và bộ quân phục lịch lãm mới toanh nâng ly sâm banh đến bên Nguyễn Hòa:

- Thưa ngài, xin được chúc mừng ngài về sức khỏe và chúc mừng những ngày tháng chúng ta gắn bó bên nhau.
Hòa vội vàng nâng ly đáp lễ:

- Thưa Thiếu tướng, xin ngài tha thứ vì chưa kịp tới chúc mừng Thiếu tướng. Thưa ngài, tôi luôn luôn coi mình là chỉ huy cấp dưới của ngài. Hôm qua vậy, hôm nay vậy, còn ngày mai chúng ta chờ đón nhiệm vụ tiếp theo.

Bỗng viên tướng hạ giọng nói nhỏ dường như chỉ để riêng Hòa nghe:

- Ngài có nghe nói gì về cuộc gặp gỡ ở Hin Hợp không?

- Thưa ngài, tôi cũng có nghe qua loa…

- Dường như người ta đang tính toán tới một hiệp định. Tôi cho là phải ngài ạ. Không lẽ cứ đánh nhau mãi. Người Lào phải ngồi lại với nhau. Ấy là chứ tính tới việc các vị Hoàng thân kia đều là anh em. Ngài tính sao?

- Tôi cho là như vậy.

- Những chiến binh xa quê như các ngài chẳng lẽ cứ tha hương hết cuộc đời chăng? Ngài cũng phải có một gia đình, một nơi chôn nhau cắt rốn chứ!

Hòa im lặng vì không hiểu viên tướng mới được phong nói vậy mang ý nghĩa gì. Dường như Coongle nhận ra điều ấy, ông ta chuyển câu chuyện sang một chủ đề khác.

- Ngài Hòa, ngài không giận tôi chứ? Là tôi muốn nói tới một ngày khói lửa đã xa rồi, tôi đòi ngài phải bắn sang Noọng Khai. Nhưng ngài kiên quyết nói rằng đó là đất đai của Vương quốc Thái Lan…

Sự kiện dồn dập đã khiến Hòa quên đi chuyện này. Giờ được nhắc lại, anh mỉm cười:

- Thưa tướng quân, ngài không giận tôi chứ?

Coongle trả lời mạnh mẽ:

- Không!

- Thế thì xin ngài bỏ qua chuyện này cho, tôi không thể làm khác được.

Họ chạm ly đánh keng. Hai vị Hoàng thân lãnh đạo và một số cán bộ chủ chốt rút rồi nhưng nhiều người vẫn nán lại. Giờ đây mới bắt đầu lăm vông!
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2016, 07:20:35 pm »

Chương 9
HOÀNG THÂN XUPHANUVÔNG

Không một người Việt Nam nào không biết tới Hoàng thân, nhưng gian khó chông gai và đầy hiểm nguy mà Hoàng thân vượt qua để trao gửi trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào và tình bạn chiến đấu khăng khít, có một không hai, đối với nhân dân Việt Nam thì không phải ai cũng biết rõ. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hoàng thân đang là một kỹ sư cầu đường tốt nghiệp ở Pháp về, công tác tại Vinh, Nghệ An. Cùng lúc với việc đón ông vua vừa thoái vị là Bảo Đại ra Hà Nội, Hồ Chủ tịch cử ông Lê Văn Hiến và ông Hoàng Xuân Bình vào Vinh đón Hoàng thân. Cũng do tình hình xe cộ lúc đó mà bà Viêng Khăm Xuphanuvông, phu nhân của Hoàng thân, đã phải đi sau chứ không thể cùng ông ra Hà Nội. Bà lo lắng không hiểu Hoàng thân ra trước thì công việc và nhất là sự ăn ở sẽ thế nào. Mấy hôm sau tới thủ đô, bà đôn đáo đi tìm rồi được biết ông Bảo Đại đã được Cụ Hồ dành cho biệt thự 51 phố Gambetta (nay là trụ sở Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam), nhưng còn phu quân của bà? Rồi những người đón tiếp bà đã tìm được bà và đưa bà đến Bắc Bộ Phủ.

Chúng ta chưa được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân nói với nhau như thế nào nhưng chắc chắn chí hướng và tình bạn của hai người đã được đặt nền móng keo sơn từ ngày đó qua lời kể của chính bà phu nhân của Hoàng thân. “Lọt thỏm vào cái dinh thự mênh mông với tâm trạng hoang mang, tôi tự ngắm lại mình xem xống áo đã tươm tất chưa để ra mắt Cụ Chủ tịch và gặp lại chồng. Vào phòng khách: Không có ai. Phòng làm việc: Vắng vẻ. Người hướng dẫn đưa tôi xuống thẳng nhà bếp thì trời đất ơi! Cụ Hồ và ông Hoàng thân đang ngồi ăn cơm trong bếp. Thấy tôi, cả hai người buông đũa. Cụ Hồ đỡ tôi ngồi xuống ghế và bảo: Cô ăn cơm luôn. Tôi nhìn mâm cơm: Gạo lức chưa chà kỹ nên màu cơm hồng hồng. Muối mè, dưa chua, xì dầu. Cụ Hồ hỏi thăm sức khỏe những ngày đi đường của tôi, hỏi thăm gia đình tôi và nhìn tôi với đôi mắt trìu mến. Người nói: Cô ăn đi. Rồi gọi người giúp việc bảo: Cháu vào lấy hộ tôi lọ ruốc bông ra mời bà Hoàng. Vừa cho ruốc bông ra đĩa, vừa gắp bỏ vào bát của tôi và ông Hoàng, Cụ nói: Món này là của đồng bào Hà Nội vừa cho tôi…

Cơm nước xong ông Hoàng đưa tôi về chỗ nghỉ. Tôi thấy trong căn phòng ngủ mênh mông có cái giường rộng hơn bốn mét vuông. Đây là loại giường nệm của Pháp. Khăn trải giường trắng tinh, nhưng vẫn phẳng phiu như chưa từng có ai đặt lưng. Giữa sàn nhà là một chiếc chiếu rộng và một cái gối mây. Cái gối dài có đến hơn một mét với những sợi mây căng như dây đàn. Tôi hỏi nhà tôi mấy hôm nay nằm phòng nào. Ông Hoàng chỉ chiếc chiếu giữa sàn và nói: Ngủ ở đây. Anh và Cụ Chủ tịch gối chung chiếc gối này”

Nếu nói Hoàng thân bắt đầu đi vào con đường cách mạng gian khó, hiểm nguy của nhân dân Lào từ những ngày hôm ấy quả không sai. Cùng lúc với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì ở Viên Chăn, nhân dân cũng vùng lên thành lập chính quyền mới. Chính phủ Ítxala được thành lập và Hoàng thân Phẹtsarạt làm Thủ tướng. Hoàng thân Thủ tướng Phẹtsarạt điện em mình là Hoàng thân Xuphanuvông về Viên Chăn để cùng tham gia chính phủ. Hoàng thân Xuphanuvông đã ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ông Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, rồi vào Huế gặp các vị Tố Hữu, Trần Hữu Dực, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Chí Thanh… rồi gấp rút trở về Lào theo con đường số 9. Người dừng nghỉ ở thị trấn Sê Pôn đã được nhân dân quanh vùng nô nức tiếp đón. Bà con tụ tập trước huyện đường và một nhà hàng lớn trên phố chính thị trấn với những bộ quần áo đẹp nhất để được hoan hô Hoàng thân. Hôm sau nhân dân Sê Pôn đã tổ chức cuộc mít tinh lớn tại công viên trung tâm thị trấn và mời Hoàng thân phát biểu. Hoàng thân Xuphanuvông lúc đó, tuổi đời ngoài ba mươi, khỏe mạnh dáng vẻ kiên cường, đã ca ngợi những người yêu nước Việt Nam của tỉnh Quảng Trị sang tiếp viện cho những người yêu nước Lào tấn công trại lính Nhật giữa thị trấn Sê Pôn, thu vũ khí trang bị cho đội quân yêu nước Sê Pôn. Rồi người phát biểu:

- Đất nước Lào phải do người Lào làm chủ. Vì vậy chúng ta phải đoàn kếtvới nhau, chung sức, chung lòng, đấu tranh để cứu lấy Tổ quốc yêu dấu của chúng ta. Lào và Việt Nam cùng chung một nguyện vọng duy nhất là có nền độc lập dân tộc và quyền dân chủ thực sự, cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp muốn trở lại thống trị hai nước chúng ta. Do đó nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chiến đấu. Nền độc lập của Lào muôn năm! Tình đoàn kết Lào – Việt Nam muôn năm! Hòa bình thế giới muôn năm!

Mọi người hô theo rồi tự nhiên vỗ tay vang dậy. Rồi thật bất ngờ, Hoàng thân giơ cao tấm ảnh nhỏ, có người nhìn thấy được, có người không thể nhìn thấy, chụp mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội vừa qua. Nhân dân Sê Pôn tham dự mít tinh chưa hiểu gì về Hồ Chí Minh nhưng cứ qua lời Hoàng thân là họ tin tưởng đây là nhà yêu nước, là bạn quý của người Lào. 

Hoàng thân chia tay bà con Sê Pôn để nhanh chóng tới Thà Khẹt, rồi gấp rút ngược Viên Chăn và ngày 30/10/1945 đã tiếp kiến Hoàng thân Thủ tướng Phẹtsarạt và Hoàng thân Bộ trưởng Xuvanna Phuma để nhận chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao kiêm Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Lào. Sau đó người đã trở lại ngay Thà Khẹt, lập bộ chỉ huy quân đội, tổ chức chính quyền, xây dựng lực lượng. Giặc Pháp bắt đầu gây hấn. Chúng tăng cường hoạt động ở vùng Nacay, Lạc Xao, Căm Cớt… Chúng còn có những đơn vị đóng ở Mường Cầu và cây số 10 trên đường 13. Tiếp theo đó, sau khi chúng ký hiệp định Nam Kinh với Tưởng Giới Thạch trên đầu và trên lưng nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, chúng ra sức mở rộng chiến tranh. Chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ở Lào đã nhận định quân Pháp đang ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Thà Khẹt.

Chúng tăng cường quân cũng như trang bị vũ khí thay thế trung đoàn 93 của Tưởng Giới Thạch rút đi. Lực lượng cách mạng ở Thà Khẹt do Hoàng thân chỉ huy có sáu trăm tay súng. Sáu giờ sáng ngày 21 tháng 3 năm 1946, các máy bay Pháp bay lượn trên bầu trời thả truyền đơn ra tối hậu thư buộc các lực lượng yêu nước phải hạ vũ khí đầu hàng. Nửa giờ sau, hai chiếc Spichphai tới ném bom xuống chợ trong lúc dân chúng đang mua bán rồi cùng các hỏa lực khác như xe tăng, pháo binh yểm trợ cho bộ binh tấn công. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt và hàng ngàn người đã hy sinh, chủ yếu là dân thường, đông đảo Việt kiều cùng các chiến sĩ liên quân Lào Việt. Bến sông Thà Khẹt hôm đó nhuộm đỏ máu đào mà những người còn sống tới hôm nay không bao giờ quên được. Hoàng thân Xuphanuvông bị thương nặng. Chiến sĩ Việt Nam Lê Thiệu Huy, nhà toán học trẻ tuổi từ Pháp về tham gia quân đội cách mạng, con trai cụ Lê Thước, đã nghiêng mình che đạn cho Hoàng thân và anh dũng hy sinh. Cũng thời gian đó, ở Viên Chăn, chính phủ Ítxala di dời sang Thái Lan được chính quyền của Thủ tướng Priđi Phnongđong che chở, giúp đỡ.
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2016, 07:23:24 pm »

Nhưng rồi tới năm 1949, chính phủ Priđi sụp đổ, chính phủ Bunmi Xảmthong không mấy cảm tình với kháng chiến Việt Nam cũng như kháng chiến Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập thức mời Hoàng thân về chiến khu Việt Bắc, căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến thần thánh. Chuyến đi bí mật và gian khổ. Những cán bộ hoạt động và kiều bào yêu nước của ta ở Thái Lan đã lặng lẽ đưa Hoàng thân tới Nakhon Phanom và nửa đêm ngày 18 tháng 11 năm 1949 thì đưa ông xuống thuyền cắt ngang dòng sông Mê Kông, tại bến Bưng Quang, sát với Thà Khẹt, và đều thuộc địa bàn của tỉnh Khăm Muộn. Một tổ công tác đặc biệt từ Việt Nam sang do ông Nguyễn Tử Quý dẫn đầu, bơi thuyền từ phía Lào đón Hoàng thân ở giữa dòng sông. Cùng đi với Hoàng thân chuyến về Việt Bắc ấy còn có bác sĩ Đặng Văn Ngữ từ Nhật Bản vượt mọi hiểm nguy gian khó để về với kháng chiến của Cụ Hồ. Qua sông là vượt suối, băng đèo. Lúc đi ngày, lúc đi đêm, lúc có ăn, lúc thiếu thốn. Hoàng thân với đôi giầy da cũ, đế mòn, vài nơi rách mép da cọ xát vào chân, bước đi đau đớn nhưng người không nói với ai, cố gắng, chịu đựng. Những giờ nghỉ, anh em bảo vệ dẫn đường tìm đồ cải thiện. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ khám bệnh cho từng người, còn Hoàng thân luôn luôn mở ba lô lấy ra tài liệu sách báo để đọc. Thấy ba lô Hoàng thân chật căng, anh em đề nghị chia ra mang giúp, nhưng ông không đồng ý bảo mình có thể đảm đương được. Hơn hai chục ngày sau đoàn đã cắt ngang miền trung nước Lào đến bản Na Hương quyết định nghỉ lại một ngày để chuẩn bị vượt Trường Sơn sang phía đông. Chiến sĩ bảo vệ phát hiện con nai xuống sông uống nước liền báo cáo Hoàng thân xin phép bắn. Người chỉ nói, phải giữ an toàn không nên nổ súng. Một buổi trưa đoàn đặt chân trên đường số Bảy thuộc địa phận Việt Nam rồi đi tiếp để mấy hôm sau nữa, một chiếc ca nô đặc biệt đưa các vị xuôi dòng sông Lam về nhà khách của phòng Biên chính Liên khu Bốn. Ngày 23/12/1949, Hoàng thân và các vị cùng đi có mặt ở chiến khu Việt Bắc và Hoàng thân đã viết thư cho ông Nguyễn Tử Quý: Kỷ niệm chuyến đi đầy gian khổ qua nước Lào mà nhờ sự sáng suốt, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm của ông đã được thực hiện an toàn. Cũng tại căn cứ Việt Bắc kháng chiến, bận rộn với bao công việc cùng với các vị lãnh đạo khác của Việt Nam và Campuchia chuẩn bị cho ra đời Liên minh kháng chiến Việt-Miên-Lào, Hoàng thân càng nhớ đến những con người đã anh dũng ngã xuống vì sự nghiệp cao cả của nhân dân hai nước Lào – Việt. Người nhớ đến các chiến sĩ Việt Nam đã cùng mình lặn lội qua những chặng đường gian nguy gai góc, như Nguyễn Chính, Dương Tư Tẩm, Lê Quốc Sản, Nguyễn Văn, Hoàng Xuân Bình, Trương Văn Quý… và đặc biệt các nữ y tá tình nguyện quân Việt Nam Lê Thị Đặng, Phan Thị Tường Vi, Trần Minh Xuân… đã vượt qua mọi bom đạn thù, băng bó cho bộ đội Lào, Việt Nam, nhân dân Lào và Việt kiều trong ngày đau thương 21 tháng 3 năm 1946 và đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Mê Công địa phận nước Lào. Người ngậm ngùi viết thư cho cụ Lê Thước:

- Thưa ngài! Anh Lê Thiệu Huy, người con yêu quý nhất của ngài mất đi, không những riêng trong gia quyến mất một người con yêu dấu, mà nước Việt Nam và nhân dân Lào mất một chiến sĩ đầy tinh thần hy sinh vì công lý. Riêng tôi, cái chết của anh Lê Thiệu Huy làm lòng tôi bùi ngùi thương tiếc. Anh Lê Thiệu Huy đã sát cánh cùng tôi chiến đấu để giải phóng cho đất nước Lào, cho dân tộc Lào.

Ngày 21/3/1946, vì lực lượng quân ta ít, không đủ sức chống đỡ với một lực lượng mạnh hơn, tinh nhuệ hơn của giặc Pháp được quân Anh giúp sức. Tình thế nguy ngập, tôi và một số anh em trong chính quyền cùng với anh Lê Thiệu Huy xuống xuồng vượt sông Mê Công sang Xiêm để tạm lánh. Khi xuồng ra đến giữa sông… Nói đến đây, lòng tôi sôi lên uất hận giặc thù và cồn cào nhớ thương đồng bào, đồng chí. Giặc bắn theo dữ dội. Anh Huy trúng đạn. Máu chảy ra nhiều. Và tôi cũng bị thương. Vào đến bờ bên kia thì anh Huy tắt thở.

Đứng trước thi hài anh Huy có đông đủ anh em Việt kiều và người Lào ở Xiêm tỏ lòng thương tiếc…


Liên minh kháng chiến Việt-Lào-Miên ra đời ở chiến khu Việt Bắc của Việt Nam qua gian nan thử thách, Hoàng thân Xuphanuvông ngày càng có vai trò lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng trong sự nghiệp giải phóng nhân dân Lào, trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Tháng 8 năm 1950, Chính phủ kháng chiến Lào được thành lập ở căn cứ cách mạng do Hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu và Hoàng thân Phệtxarat được đại diện đại biểu nhân dân bầu làm Quốc trưởng. Thắng lợi kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương, đặc biệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp được Mỹ hà hơi tiếp sức là Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn, đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Các lực lượng Pathét và Neo Lào Hắc Xạt tập kết về hai tỉnh vùng đông bắc là Sầm Nưa và Phong Sa Lỳ. Trong khi đó ở Viên Chăn, Hoàng thân Xuvanna Phuma trở thành thủ lĩnh Đảng cấp tiến thời đó, nghị sĩ quốc hội và Thủ tướng chính phủ. Tình hình chuyển biên rất nhanh, hai vị Hoàng thân đứng đầu hai phái đều thấy rằng phải chấm dứt thù địch. Ngày 22 tháng 3 năm 1957, Hoàng thân Phệtxarạt trở lại Viên Chăn đúng lúc cuộc đàm phán để thành lập chính phủ Liên hiệp đang được tiến hành. Hoàng thân Phệtxarạt đã đến thăm tỉnh Sầm Nưa vào tháng 6 năm 1957. Tháng 11 năm đó hai bên ký kết Hiệp định Viên Chăn thỏa thuận phân chia số lượng nghị sĩ quốc hội cho các phe, đưa hai tỉnh tập kết về với đại gia đình vương quốc và lực lượng Pathét sát nhập với quân đội quốc gia Lào, thành lập Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Hoàng thân Xupha- nuvông giữ chức Bộ trưởng Bộ kế hoạch và xây dựng công trình. Lực lượng phái hữu do Mỹ giật dây chống phá dữ dội. Ngoại trưởng Mỹ còn tuyên bố không chấp nhận có đại diện phía Pathét trong chính phủ Lào. Nhiều điều khoản trong Hiệp định Viên Chăn bị phá vỡ. Ngày 14 tháng 10 năm 1959, Hoàng thân Phệtxarạt lâm bệnh và qua đời để lại lòng thương tiếc lớn lao cho nhân dân và báo hiệu những tháng năm dữ dằn của sự nghiệp phát triển đất nước Lào. Rồi Hoàng thân Xupha- nuvông và các nhà lãnh đạo đại diện cho phái Neo Lào Hắc Xạt bị bắt giữ ở nhà tù Phôn Khêng. Chính phủ Liên hiệp đổ, Hoàng thân Xuvanna Phuma bị đưa đi làm đại sứ ở Pháp…
Logged
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2016, 07:27:43 pm »

Sau những ngày giải phóng Cánh đồng Chum và toàn bộ tỉnh Xiêng Khoảng, các căn cứ kháng chiến Lào được thiết lập và mở rộng khắp nơi từ bắc chí nam, phái Nôxavẳn - Bun Ùm thấy rõ không thể xem thường các lực lượng yêu nước Lào nên các cuộc gặp gỡ đã diễn ra liên tục tại Hin Hợp, tại Na Mom – Văng Viêng. Hoàn cảnh quốc tế đã tạo ra khá nhiều thuận lợi cho cách mạng Lào. Tiếng nói khắp nơi đòi phải tôn trọng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Viên Chăn ký kết giữa hai phái về Lào. Tiếng nói đòi mở lại hội nghị Giơnevơ về Lào ngày càng mạnh mẽ.  Ngày 21 tháng 4 năm 1961, đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương gửi thông điệp mời đại diện 14 nước tham dự hội nghị về Lào, gồm: Miến Điện, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Pháp, Ấn Độ, Lào, Ba Lan, Việt Nam Cộng hòa, Thái Lan, Liên Xô, Mỹ, Anh, Canađa.

Trước khi hội nghị khai mạc, Hoàng thân Xuphanuvông qua Hà Nội, qua Bắc Kinh, qua Mátxcơva, lên đường sang Thụy Sĩ. Cũng trước ngày gặp gỡ các vị đại diện Hoàng thân đại diện cho ba phái chủ chốt ở Lào, Hoàng thân sang Paris gặp Hoàng thân Xuvanna Phuma, người anh trong Hoàng tộc của mình. Thời gian gấp gáp, Hoàng thân không có thời gian tới thăm vùng Nogent-sur-Marne ở ngoại ô Paris, nơi có biệt thự của ông Jules Bose, cựu toàn quyền Pháp tại Lào, phụ trách sinh viên Lào tại Pháp, mà thời gian học cầu đường người thường hay đến thăm hỏi tình hình đất nước, tranh cãi về các biện pháp giải quyết những vấn đề trong nước… Những năm tháng là sinh viên tại Pháp, người tranh thủ mọi thời gian tham quan đây đó. Khi thì đi tàu ven bờ Địa Trung Hải qua đảo Coóc, dảo Cret, đảo Xixin và đến các nước Angiêri, Tuynisi, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ma Rốc, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, An Ba Ni… Khi thì xuôi theo dòng sông Ranh, sông Rôn, sông Đa Nuýp… Lại có khi đi xe lửa hoặc xe đạp sang Đức, sang Tiệp… Những chuyến đi không mệt mỏi ấy đã đọng lại trong ông khá nhiều kỷ niệm, hiểu biết về con người và đời sống, tìm hiểu các nền văn hóa, giờ đây tình hình nước sôi lửa bỏng khó có dịp chiêm ngưỡng lại những chân trời đáng nhớ ấy. Hoàng thân đến Paris để gặp Hoàng thân người anh Xuvanna Phuma bàn về tương lai của đất nước Lào. Câu chuyện được chính con gái Hoàng thân Xuvanna Phuma là quận chúa Mun kể và do Tô Khuyến ghi lại: Hai vị Hoàng thân ôm chầm lấy nhau, thắm thiết. Mãi sau hai người mới ngồi xuống ghế, trước cái bàn có lọ hoa tươi, cười, nói, nhưng mà chỉ hỏi thăm nhau về sức khỏe, về đời sống, về tình hình trong nước, tình hình Paris, chuyện trong Hoàng tộc. Không biết có phải vì lý do người nhà đang quanh đây hay không mà cả hai vị đều không bàn chuyện chính trị. Đúng phút ấy quận chúa Mun bước đến, Hoàng thân Xuphanuvông ôm lấy cô cháu gái hôn và hỏi:

- Mẹ cháu đâu?

Quận chúa thưa:

- Dạ thưa chú, mẹ cháu đang chuẩn bị đón tiếp chú ở phòng khách ạ!

Hoàng thân Xuphanuvông vào phòng khách. Người nắm chặt lấy hai tay bà chị dâu, đầu hơi cúi xuống:

- Em chào chị! Người chị dâu nghìn lần thân thương.

Bà chị đáp lễ:

- Chào chú em! Ngọn gió nào đưa chú đến đây?

Người em tươi cười cởi mở:

- Dạ thưa chị, ngọn gió Hoàng tộc, gia hương…

Hoàng thân Xuvanna Phuma đến gần, nói khẽ:

- Hai chị em ít gặp nhau quá!

Quận chúa lúc này mới xen vào:

- Do hoàn cảnh khác biệt ba ạ!

Hoàng thân Phuma nói luôn: Hoàn cảnh gì cũng không thể nhấn chìm tình ruột thịt anh em. Trong bữa cơm thân mật gia đình, không ngờ Hoàng thân Xuvanna Phuma nhắc lại và hỏi:

- Mun con! Khi nãy con nói hoàn cảnh khác biệt là thế nào giữa chú và ba? Đây là gia đình, ba cho phép hoàn toàn con nói ra ý mình. Chắc mẹ và chú cũng đồng ý như ba.

- Vậy thì con xin thưa. Con theo dõi thời cuộc ở Lào, con thấy một điều là chú Xuphanuvông luôn luôn giữ vững lập trường chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất đất nước. Trước kẻ thù phương Tây, trước sau chú vẫn một lập trường ấy… Còn ba, ba cũng yêu nước, yêu độc lập, tự do. Nhưng có khi ba về phía chú, có khi về phía phương Tây.

Nói xong một thôi dài, quận chúa liếc nhìn chú: Khổ người cao lớn, bộ râu đẹp, đôi mắt kiên nghị, tác phong bình dị mà nghiêm trang. Quận chú lại liếc nhìn ba: Khổ người nhỏ nhắn, ăn mặc chỉnh tề, đôi mắt thông minh tỏ ra tư lự. Quận chúa lại liếc nhìn mẹ, đúng lúc mẹ rót cốc rượu, đưa tận tay cho ba, với nụ cười vừa chân tình, vừa khích lệ.

Hoàng thân Phuma lên tiếng:

- Con gái của ba nói đúng. Ba cũng yêu nước như chú. Tuy nhiên, chú có chỗ dựa vững chắc. Dựa vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; dựa vào Trung Quốc, một nước láng giềng; dựa vào Liên Xô, một siêu cường. Thế đấy! Còn ba (Hoàng thân xòe tay ra), ba làm Thủ tướng trước bao sức dồn ép từ nhiều phía. Từ bên ngoài: phương Tây và phương Đông. Từ bên trong: Chính quyền dân sự và quân sự Viên Chăn. Từ trong nhân dân Neo Lào Hắc Xạt! Ba phải biết chờ đón thời cơ, tự tìm cho mình một sách lược thích hợp nhất để thực thi nguyện vọng hòa hợp dân tộc, độc lập thống nhất đất nước trong hòa bình.

Hoàng thân Xuphanuvông đột nhiên đứng dậy nhìn người anh một hồi rồi nói:

- Em hiểu anh từ lâu. Qua hành động chính trị, em càng hiểu tấm lòng của anh đối với quốc gia, dân tộc.
Tại hội nghị Giơ ne vơ mười bốn quốc gia về Lào cũng như tại cuộc gặp gỡ ở Duy rich, Neo Lào Hắc Xạt đề nghị anh đảm đương chức vụ Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp .

Vào lúc ba giờ chiều ngày 22 tháng 6 năm 1961, ba vị Hoàng thân đã ký thông cáo chung được ông Kinim Phônxêna, thư ký của cuộc hội đàm đã nhân danh cả ba Hoàng thân đọc: Như đã thỏa thuận, ngày 18 tháng 6 năm 1961, ba Hoàng thân Xuvanna Phuma, Bun Ùm, Xuphanuvông, đại diện tối cao cho ba lực lượng hiện có ở Lào, đã gặp nhau ở Duy rich để bàn về vấn đề thực hiện hòa hợp dân tộc bằng cách thành lập Chính phủ hòa hợp dân tộc.

Cũng thời gian này, các đoàn tề tựu đến Giơnevơ, nhưng ngày khai mạc ba ghế bỏ trống là đoàn của Chính phủ Nôsavẳn - Bun Ùm, đoàn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm và đoàn Thái Lan. Thái tử Nôrôđôm Xihanúc thay mặt đoàn Campuchia và thay mặt hội nghị đọc diễn văn khai mạc. Hội nghị Giơnevơ về Lào thành công, Hoàng thân Xuphanuvông nhanh chóng trở về Lào và vị thế của Neo Lào Hắc Xạt lúc này xứng với tầm của lực lượng cách mạng được nhân dân yêu quý. Mọi người đều biết rằng Hoàng thân Xuphanuvông đã cùng các đồng chí của ông vượt ngục như thế nào, đã giác ngộ cả một tiểu đội lính gác nhà tù, đã thoát ra như có phép thần thông biến hóa và vượt muôn trùng gian lao nguy khốn để giờ đây tiếng nói chiến thắng vang lên ở Duy rich, ở Giơnevơ. Cuộc mít tinh của nhân dân Xiêng Khoảng đón Hoàng thân từ Duy rich trở về mừng vui ngập tràn nước mắt. Hoàng thân long trọng tuyên bố:

- Tôi yêu nhân dân gian nan vất vả của chúng ta. Tôi rất vui sướng được xả thân vì nhân dân. Sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc này là vấn đề sinh tử. Người yêu nước tự giác hi sinh bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc cuối cùng sẽ gặp một trong ba điều: Cái chết, nhà tù hoặc thắng lợi. Nếu ai đó muốn có thắng lợi mà không phải mạo hiểm, thì có nghĩa là người đó đã bước lên con thuyền mộng ảo. Như vậy, người đó nên giã từ vũ đài chính trị vốn chỉ cần những người ham hoạt động và có tinh thần dám hi sinh.

Người dân vỗ tay vang dội.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM