Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:47:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mở đầu toàn quốc kháng chiến  (Đọc 28128 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 04:41:53 am »

       
        LỜI KÊU GỌI LIÊN HỢP QUỐC1

        Kính gửi Đại Anh Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và các nước thành viên khác của Liên hợp quốc

        1. Đã hơn một tháng nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bị đặt trong một cuộc xung đột vũ trang gây ra bởi các lực lượng Pháp là những lực lượng được đón tiếp thân ái trên xứ sở này khi họ vào giải giáp quân đội Nhật.

        Chính phủ Việt Nam đã trình bày với Chính phủ Pháp nhiều đề nghị nhằm đạt đến một giải pháp hoà bình. Nhưng cho đến nay, những đề nghị ấy đều không mang lại kết quả gì.

        Hàng ngày, lục quân, hải quân và không quân Pháp thiêu huỷ các thành phố, làng mạc Việt Nam, bắn giết dân thường Việt Nam với những máy bay và xe tăng sẵn sàng nhả đạn. Nhiều đội quân tiếp viện Pháp tiếp tục đổ bộ vào đất Việt Nam. Cuộc xâm lược này mà chúng tôi là nạn nhân, ngoài việc gieo rắc chết chóc và huỷ diệt trên đất nước chúng tôi, còn uy hiếp nền hoà bình thế giới trong miền Viễn Đông.

        Tôi có trách nhiệm thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà yêu cầu Đại Anh Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và các nước Đồng minh khác trình bày trước Liên hợp quốc về cuộc xung đột và xin tố cáo những nguyên nhân và trách nhiệm về cuộc xung đột này.

        2. Trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua: khi Chính phủ Pháp đã dâng Đông Dương cho Nhật Bản và đã câu kết với chúng chống lại Đồng minh thì nhân dân Việt Nam đã đứng về phía Đồng minh và đấu tranh không ngừng chống lại những lực lượng thù địch.

        Khi quân Nhật bị buộc phải đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đã giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Một Quốc hội được bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu đã bảo đảm cho đất nước một Hiến pháp dân chủ. Toàn thể nhân dân đã bắt tay vào lao động để khôi phục lại đất nước.

        Chúng tôi cũng đã thực hiện những quyền dành cho nhân dân theo như những điều khoản của Đồng minh.

        3. Thế nhưng, ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp bị Nhật đánh bại từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đã trở lại núp sau quân đội Anh dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Đội quân Pháp này đã dần dần chiếm lại Nam Bộ, áp đặt lại chế độ bóc lột thực dân cũ và chiến tranh đã xảy ra.

        4. Với thiện chí hòa bình, Chính phủ chúng tôi đã chấp nhận ký kết với nước Pháp một Hiệp định vào ngày 6 tháng 3 năm 1946. Theo Hiệp định này, chúng tôi chấp nhận hợp tác với nước Pháp trong khuôn khổ một Liên bang Đông Dương. Vì, một lần nữa, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi ngưỡng mộ và có một tình cảm sâu sắc với nhân dân Pháp.

        Cũng theo Hiệp định này, nước Pháp công nhận nền Cộng hòa của chúng tôi như một quốc gia tự do và đồng ý rằng việc Nam Bộ trở về Việt Nam sẽ do một cuộc trưng cầu dân ý quyết định.

        5. Nhưng, sau khi ký Hiệp định này, những người đại diện Pháp ở Đông Dương đã vội vã tìm cách thực hiện một ý đồ xấu xa. Họ gia tăng những cuộc tiến công vào các vị trí Việt Nam, nặn ra nước Cộng hòa Nam Kỳ với một Chính phủ bù nhìn tay sai, tiếp tục khủng bố những người yêu nước Việt Nam, phá hoại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô là hội nghị phải giải quyết cuối cùng những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam. Trước ý đồ xấu xa đó, các mối quan hệ Pháp - Việt có thể tức khắc bị đổ vỡ.

        6. Một lần nữa chúng tôi khẳng định lòng mong muốn hoà bình bằng cách chấp nhận Tạm ước 14 tháng 9 năm 1946 mà cốt lõi là nhằm vào việc bảo vệ những lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.

        Nhưng một lần nữa, sự không thiện chí của những người đại diện Pháp ở Đông Dương đã thể hiện bằng những biện pháp nhằm loại bỏ những cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, nhất là về thuế quan và ngoại thương.

        Đó là những biện pháp như phong toả cảng Hải Phòng, chiếm đóng Lạng Sơn và những địa điểm khác là nguyên nhân gây nên cuộc xung đột hiện nay mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía người Pháp.

        7. Là nạn nhân của một cuộc xâm lược có chủ định từ trước, chúng tôi buộc phải tự vệ chống lại một đối phương đang thực hiện phương pháp của một cuộc chiến tranh tổng lực như những cuộc bắn phá dã man làng mạc và dân thường.

        Sau khi xảy ra xung đột, Chính phủ chúng tôi vẫn tìm cách tiếp xúc với Chính phủ Pháp, đã nhiều lần kêu gọi hoà bình với Chính phủ Pháp. Song những lời kêu gọi ấy của chúng tôi đều không có hồi âm.

        Đấy là những sự việc đã xảy ra.

        8. Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước.

        Đồng thời, trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

        1. Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.

        2. Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

        a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.

        b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

        c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.

        d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân.

        9. Chính sách mở cửa và hợp tác nói trên, Chính phủ Việt Nam cũng dành cho nước Pháp trong Hiệp định ngày 6 tháng 3 năm 1946. Nhưng những người đại diện Pháp ở Đông Dương đã tìm cách phá hoại hy vọng thiết lập một chính sách như trên ở Việt Nam. Chế độ đô hộ cũ và độc quyền khai thác là mối nguy hiểm không những cho nhân dân Việt Nam mà còn cho các nước dân chủ, vì họ cũng bị tước đoạt những lợi ích kinh tế và quyền lợi của họ không được bảo vệ.

        Trong cuộc đấu tranh vì những quyền thiêng liêng của mình, nhân dân Việt Nam có một niềm tin sâu sắc rằng họ cũng chiến đấu cho một sự nghiệp chung đó là sự khai thác tốt đẹp những nguồn lợi kinh tế và một tổ chức có hiệu quả cho an ninh ở Viễn Đông.

        Chính vì tinh thần ấy mà Chính phủ chúng tôi trình bày với Hội đồng bảo an về cuộc xung đột hiện nay, và đề nghị Hội đồng vui lòng chấp nhận những điều mà chúng tôi đã nói ở trên để vãn hồi hoà bình trong một phần thế giới này để cho Hiến chương Đại Tây Dương được tôn trọng và để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ.

HỒ CHÍ MINH        

-------------------
       1. Bút tích tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 04:46:47 am »


        TRẢ LỜI ĐẠI BIỂU CÁC BÁO VIỆT NAM VỀ CHÍNH KIẾN CỦA LÊÔNG BLUM1

        Cụ Lêông Blum chẳng những là lãnh tụ chính trị của Đảng Xã hội, mà lại là lãnh tụ đạo đức của nhân dân Pháp, mà có thể nói là của thế giới. Lời cụ nói rất có giá trị và ảnh hưởng. Cụ Lêông Blum nói: “Muốn giữ vững ảnh hưởng văn minh, chính trị và văn hóa Pháp, muốn giữ gìn lợi ích vật chất của người Pháp ở Việt Nam thì có một phương pháp và chỉ một phương pháp mà thôi. Phương pháp đó tức là hợp tác thật thà trên nền tảng độc lập, tức là lòng tin nhau và nghĩa thân thiện”.

        Lời của cụ Lêông Blum chẳng những đại biểu cho tâm lý nhân dân nước Pháp, mà cũng có thể nói đại biểu cho tâm lý nhân dân Việt Nam.

        Việt Nam quyết lòng thật thà cộng tác với nhân dân Pháp như anh em, trên nền tảng độc lập, bình đẳng, quyết lòng tôn trọng lợi ích văn hóa và vật chất của nước Pháp ở đây.

        Nhưng Việt Nam cũng quyết lòng không để cho ai chinh phục bằng âm mưu hoặc bằng vũ lực.

        Vậy tôi rất tán thành chính sách thân thiện của cụ Blum và cảm ơn cụ Blum đã hiểu rõ tâm lý của nhân dân Việt Nam. Chính sách đó thay thế cho chính sách thực dân sớm ngày nào thì lợi ích cho hai dân tộc Việt - Pháp ngày ấy!

HỒ CHÍ MINH       


        LỜI TUYÊN BỐ VỚI PHÓNG VIÊN BÁO “PA-RI - SÀI GÒN”2
        Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập, nhưng nước Việt Nam độc lập ở khối Liên hiệp Pháp.

        Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc hại, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy.

        Cả nước Pháp lẫn nước Việt Nam đều không thể phí sức gây một cuộc chiến tranh khốc hại, và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai hại.

HỒ CHÍ MINH       


        LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

        Ngày 19 tháng 12 năm 1946

        Hỡi đồng bào toàn quốc.

        Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

        Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

        Hỡi đồng bào!

        Chúng ta phải đứng lên!

        Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người V.n3
 thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.

        Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.

        Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

        Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

        Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

        Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

HỒ CHÍ MINH       

------------------
        1. Trả lời ngày 12-12-946. Báo Cứu quốc, số 434, ngày 13-l2-1946.

        2. Báo Cứu quốc, số 434, ngày 13-12-1946.

        3. V.n: Việt Nam (B.T).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 04:49:18 am »


        GỬI DÂN CHÚNG VIỆT NAM, DÂN CHÚNG PHÁP, DÂN CHÚNG CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH1

        Chúng tôi, Chính phủ và dân chúng Việt Nam nhất định đấu tranh giành độc lập và thống nhất toàn quốc, nhưng sẵn sàng hợp tác thân thiện với dân chúng Pháp. Vì vậy mà chúng tôi đã ký bản Hiệp định ngày 6 tháng 3 năm 1946 và Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946.

        Song bọn phản động thực dân Pháp đã thiếu thành thực, coi những bản ký kết đó như những mớ giấy lộn.

        Ở Nam Bộ, họ tiếp tục bắt bớ, tàn sát và gây hấn với các nhà ái quốc Việt Nam. Họ ức hiếp những người Pháp lương thiện chủ trương sự thành thực, và tổ chức chính phủ bù nhìn để chia rẽ dân tộc chúng tôi.

        Ở Nam Trung Bộ, họ tiếp tục khủng bố đồng bào chúng tôi, tấn công quân đội Việt Nam và xâm lược lãnh thổ của chúng tôi.

        Ở Bắc Bộ, họ gây những cuộc xung đột để đánh chiếm Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và nhiều nơi khác. Họ bao vây cửa bể Hải Phòng, làm cho người Trung Hoa, người Việt Nam, người ngoại quốc khác và cả người Pháp nữa, không thể buôn bán được.

        Họ tìm cách bóp nghẹt cổ dân tộc Việt Nam và phá hoại chủ quyền quốc gia của chúng tôi. Hiện nay, họ đem xe tăng, tàu bay, trọng pháo và chiến hạm để tàn sát đồng bào chúng tôi và chiếm lấy cửa bể Hải Phòng cùng các tỉnh khác ven sông.

        Thế chưa hết, họ còn huy động thuỷ, lục, không quân và gửi cho chúng tôi nhiều tối hậu thư. Họ lạnh lùng tàn sát những đồng bào già cả, trẻ con và đàn bà ở cả Thủ đô Hà Nội.

        Ngày 19-12-1946, hồi 20 giờ, họ tấn công Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam.

        Những hành động của thực dân Pháp định chiếm lấy nước chúng tôi thực rõ rệt, không thể chối cãi được.

        Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trước hai đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập.

        Không! Dân tộc Việt Nam không để cho người ta trở lại thống trị nữa.

        Không! Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn ta lại nô lệ nữa. Dân tộc Việt Nam thà chết chứ không chịu mất độc lập và tự do.

        Dân chúng Pháp!

        Chúng tôi yêu chuộng các bạn, và muốn hợp tác thành thực với các bạn trong khối Liên hiệp Pháp, vì chúng ta có một lý tưởng chung: tự do, bình đẳng và độc lập.

        Chính bọn thực dân phản động Pháp đã làm ô danh nước Pháp và tìm cách chia rẽ chúng ta bằng cách khiêu chiến. Chừng nào nước Pháp hiểu rõ nền độc lập và thống nhất của chúng tôi và gọi trở lại những kẻ thực dân hiếu chiến Pháp về thì tình giao hảo và sự hợp tác giữa hai dân tộc Pháp - Việt sẽ trở lại ngay.

        Binh lính Pháp!

        Giữa các bạn và chúng tôi, không có thù ghét gì cả, chỉ vì quyền lợi ích kỷ mà bọn thực dân phản động khơi ra những xung đột. Lợi lộc chỉ họ hưởng, chết chóc thì các bạn cam chịu: những huy chương thắng trận thì về phần bọn quân phiệt. Nhưng đối với các bạn và gia đình các bạn, chỉ là sự đau khổ khốn cùng. Các bạn nên nghĩ kỹ đi. Các bạn có thể bằng lòng hy sinh máu các bạn và đời các bạn cho phản động không? Trở lại với chúng tôi, các bạn sẽ được tiếp đãi như bạn của chúng tôi.

        Dân chúng các nước Đồng minh!

        Sau hồi đại chiến vừa qua, các nước dân chủ đang tổ chức hoà bình, thế mà bọn phản động Pháp lại giày xéo lên những bản Hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn. Họ đang gây chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Dân chúng Việt Nam yêu cầu các bạn can thiệp.

        Các đồng bào!

        Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất. Chúng ta 20 triệu chống lại 10 vạn thực dân. Cuộc thắng lợi của chúng ta rất được bảo đảm.

        Thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tôi ra lệnh cho quân đội, anh em tự vệ, dân quân và tất cả đồng bào ba kỳ những lệnh sau này:

        1. Nếu quân Pháp tấn công chúng ta, chúng ta phải hăng hái phản công lại với tất cả khí giới mà chúng ta có. Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng dậy bảo vệ Tổ quốc.

        2. Phải bảo vệ sinh mệnh và tài sản các ngoại kiều và đối đãi tử tế với tù binh.

        3. Kẻ nào giúp đỡ quân địch phải nghiêm trị.

        Ai giúp đỡ, bảo vệ đất nước sẽ được ghi công.

        Đồng bào Việt Nam!

        Tổ quốc lâm nguy, chúng ta phải đứng cả dậy.

        Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

        Kháng chiến thành công muôn năm!

Ngày 21 tháng 12 năm 1946       
HỒ CHÍ MINH                 

----------------------
        1. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha thông tin Việt Nam, 1948, tr. 6-8.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 04:53:03 am »


        HỎI VÀ TRẢ LỜI1

        1. Có người hỏi: Kháng chiến sẽ bao giờ thắng lợi?

        Tôi trả lời: Giồng khoai 3 tháng mới có củ, giồng lúa 4 tháng mới được ăn. Giồng tự do độc lập, ít nhất cũng phải 1 năm, hoặc 5, 7 tháng. Thử xem Trung Quốc kháng chiến 8 năm mới thắng lợi. Nam Dương kháng chiến 2 năm chưa thành công.

        Pháp cướp nước ta hơn 80 năm. Nếu ta cần phải kháng chiến 4 năm mà được hoàn toàn tự do độc lập thì cũng sướng lắm rồi.

        Chiến tranh mới bắt đầu mà bên Pháp đã ó lên: “Phải mau mau giải quyết”.

        Muốn trị lửa phải dùng nước. Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng.

        2. Có người hỏi: Toàn dân kháng chiến là thế nào?

        Tôi trả lời: Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông đàn bà, người già con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến.

        Tổ quốc là Tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ. Các chú bác muốn làm nô lệ không? Không! Anh chị em muốn làm nô lệ không? Không! Các em bé muốn làm nô lệ không? Nhất định không. Vậy thì ai cũng phải kháng chiến.

        Có người lo lắng: Mình không có tài, sức lại yếu, không có súng, không biết bắn, thì tham gia kháng chiến thế nào? Tưởng như vậy là sai. Tôi nói một cái thí dụ rõ rệt cho bà con nghe: các chị em cô đầu có súng đâu, biết bắn đâu. Thế mà khi bộ đội lo đánh giặc thì chị em người lo nấu cơm nấu nước, người giúp chuyên chở đạn dược, người thì băng bó săn sóc cho anh em bị thương. Thế là chị em cũng cùng tham gia kháng chiến, cũng làm tròn nghĩa vụ quốc dân.

        Dân ta phải giữ nước ta,

        Dân là con nước, nước là mẹ chung.

        3. Có người hỏi: Chiến sĩ đánh trước mặt trận, đồng bào ở hậu phương nên làm việc gì?

        Trả lời: Chiến sĩ hy sinh xương máu để giữ đất nước. Bụng có no, thân có ấm mới đánh được giặc.

        Làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho chiến sĩ mặc. Đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương.

        Muốn giúp cho chiến sĩ ăn mặc đầy đủ thì phải ra sức tăng gia sản xuất, nuôi nhiều gà, vịt, lợn, bò, giồng nhiều lúa, khoai, ngô, đậu. Hậu phương thắng lợi thì chắc tiền phương thắng lợi.

        Thế là đồng bào hậu phương cũng ra sức tham gia kháng chiến.

        Tiền phương chiến sĩ hy sinh,

        Đem xương máu mình, giữ nước non ta.

        Hậu phương sản xuất tăng gia,

        Cũng là kháng chiến, cũng là vẻ vang.

Ngày 23 tháng 12 năm 1946       
HỒ CHÍ MINH               


        ĐIỆN VĂN GỬI ÔNG LÊ-ÔNG BLUM1

        Chiều hôm qua, ngày 22 tháng 12, tôi có nhận được điện văn của Ngài. Tôi rất hân hạnh được biết ông Bộ trưởng Mu-tê, ủy viên của Chính phủ Pháp, khởi hành sang Việt Nam. Nhờ một sự may mắn vô cùng, tôi đã thoát khỏi những làn đạn của quân đội Pháp tấn công vào dinh tôi. Ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của chúng tôi bị thương trong cuộc tấn công này.

        Chúng tôi rất lấy làm phàn nàn rằng cuộc xung đột đã lan rộng; cuộc xung đột khởi đầu ở Hà Nội ngày 17 tháng 12 bằng một cuộc tàn sát đàn bà, trẻ con và người già cả Việt Nam, bằng việc tàn phá cả một khu phố, rồi ngày hôm sau bằng việc chiếm đóng trụ sở hai bộ của Chính phủ chúng tôi; tiếp đến ngày hôm sau nữa ngày 19 tháng 12, bằng việc gửi một tối hậu thư đòi giao Sở Công an cho nhà chức trách Pháp và đòi tước khí giới các đội tự vệ của chúng tôi.

        Chúng tôi cũng như Ngài, rất mong muốn giữ vững hoà bình và thi hành thành thực những thoả hiệp đã ký kết, như tôi đã từng nói rõ trong nhiều lời kêu gọi gửi đến Ngài.

        Chúng tôi mong sẽ nhận được lệnh các nhà chức trách Pháp ở Hà Nội phải rút quân đội về những vị trí trước ngày 17 tháng 12 và phải đình chỉ những cuộc hành binh mệnh danh là tảo thanh, để cho cuộc xung đột chấm dứt ngay.

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1945   
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa       
HỒ CHÍ MINH                         

-----------------------
        1. Bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

        2. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tr. 9.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 04:55:38 am »


        MỘT VÀI Ý KIẾN

        VỀ CÁC ỦY BAN KIẾN THIẾT, ĐỘNG VIÊN DÂN CHÚNG, TĂNG GIA SẢN XUẤT, ỦY BAN TẢN CƯ1

        1. Các Ủy ban đó tuy phân công để có cơ quan chuyên môn phụ trách, nhưng cần phải hợp tác chặt chẽ, vì có quan hệ rất mật thiết với nhau. Ban này không thể làm việc rời ban kia. Và những nhân viên lưu động cần phải làm kiêm 3 việc. Thí dụ: Khi đi ra ngoài, người phụ trách động viên dân chúng, phải xem xét việc tản cư và khuyến khích dân giúp đỡ đồng bào tản cư, đồng thời phải khuyên dân tăng gia sản xuất và bày vẽ cách tăng gia sản xuất. Nhân viên những Ủy ban kia cũng thế.

        2. Vì vậy, kế hoạch của các Ủy ban cần phải ăn khớp với nhau. Những nhân viên đi các nơi phải có đủ 3 kế hoạch để giải thích cho dân.

        3. Ủy ban kiến thiết, thì ngoài sự giúp ý kiến cho 3 ban kia, cần phải có kế hoạch ngoại giao và kinh tế. Nếu cần phải thoái, thì kiến thiết thế nào? Kháng chiến thắng lợi, thì kiến thiết thế nào?

        ĐỘNG VIÊN DÂN CHÚNG

        Cách làm:

        a) Phải có người đi khắp các nơi khai hội, giải thích cho dân.

        Nên dùng những thanh niên hăng hái, giải thích cho họ hiểu, rồi phái họ đi làm.

        b) Truyền đơn, rất phổ thông, rất giản đơn, giải thích từng việc.

        c) Khẩu hiệu thiết thực, dán khắp các làng, viết khắp các tường.

        d) Báo, hoạ báo, bích báo.

        e) Ca kịch - Viết những bài ca vắn, dễ hiểu, dễ thuộc lòng, phát cho dân. Diễn những bản kịch giản đơn, cảm động.

        f) Khai hội dân chúng - Sức2 các làng, các đoàn thể, phải mấy ngày khai hội dân chúng một lần. Cán bộ giải thích và kiểm điểm các việc. Dân chúng phát biểu ý kiến. Hô khẩu hiệu. Toàn dân đọc lời thề (Ủy ban phải in lời thề vắn tắt, thiết thực, cảm động, phát cho các làng).

        g) Các ủy viên phải thường đi tuần thị3.

        h) Các tỉnh, huyện, làng. đều có một Ủy ban động viên dân chúng.

        Từ huyện đến làng, Ban này có thể kiêm cả việc tản cư và tăng gia sản xuất.

        Nội dung:

        - Về quân sự:

        1. Vì sao phải kháng chiến. Vì sao kháng chiến phải trường kỳ, phải toàn diện, phải toàn dân. Thế nào là toàn diện, thế nào là toàn dân.

        2. Mỗi một người (người già, phụ nữ, thanh niên, nhi đồng) phải giúp kháng chiến cách thế nào.

        3. Giữ bí mật thế nào. Đề phòng Việt gian thế nào. Đề phòng tàu bay và nhảy dù thế nào.

        4. Vì sao phải ra sức phá hoại những đường sá gần chiến khu.

        5. Vì sao quân ta có khi tiến, có khi thoái. Khi bộ đội tiến, dân phải giúp thế nào. Khi thoái, dân phải giúp thế nào.

        6. Vì sao thấy thắng trận không nên kiêu ngạo, thấy bại trận không nên hoảng.

        7. Dân có thể tổ chức du kích thế nào.

        8. Vì sao kháng chiến nhất định thắng lợi.

        - Về xã hội:

        a) Vì sao phải đoàn kết chặt chẽ.

        b) Vì sao phải giúp đỡ đồng bào tản cư. Giàu thì giúp thế nào, nghèo thì giúp thế nào.

        c) Vì sao không nên tăng giá các vật liệu.

        d) Vì sao phải giữ trật tự cho yên ổn, giữ cách thế nào. Canh gác nên thế nào.

        - Về kinh tế.

        1. Vì sao phải tăng gia sản xuất.

        2. Tăng gia cách thế nào.

        Nên có một đội tuyên truyền, trực tiếp dưới sự chỉ huy của Ban.

        ỦY BAN TẢN CƯ

        1. Kỳ, tỉnh, huyện, làng, đều phải có một Ủy ban tản cư.

        - Hệ thống liên lạc dọc phải rất mật thiết.

        - Trong Ủy ban phải có một vị danh vọng cao, làm chủ nhiệm, dễ kêu gọi dân.

        - Trong Ban thường vụ cần có những người khéo tổ chức, nhiều sáng kiến, giỏi chạy vạy. Nên mời các thân hào, những người có danh vọng, đại biểu các giới làm ủy viên hoặc cố vấn.

        2. Công việc.

        a) Điều tra - phải hỏi các nơi lập tức báo cáo rõ ràng số người có thể ở lại nơi họ đang ở bây giờ và số người cần phải đem đi nơi khác, để cho Ủy ban kỳ phân phát đi các tỉnh.

        b) Phải có kế hoạch rõ ràng, chia đến tỉnh nào mấy người tản cư:

        - Kế hoạch giúp đỡ họ lúc đi đường (trạm ăn, trạm ngủ, giúp chở hành lý).

        - Kế hoạch rõ cho các tỉnh phân phát huyện nào, làng nào, nhà ai nhận thu dung mấy người. Người tản cư đến tỉnh thì có chỗ đi ngay. Không thế thì người sẽ ứ lại, tỉnh và huyện không thể nuôi được

        c) Những nơi có đồn điền, Bộ Canh nông phải chuẩn bị cày cuốc và lương thực, sẵn sàng rồi thì thông tri cho Ban kỳ biết, nơi nào thu dung được mấy người để cho Ban kỳ phân phối.

        d) Công nghệ - Phải khuyên và giúp những nhà tư sản tản cư, xuất vốn lập những thủ công nghệ. Họ đã có lợi, hơn là để tiền nằm không, lại giúp thu dung được một số đồng bào tản cư.

        e) Khuyến khích những người tản cư, mỗi một người phải có một công việc tại nơi mình tản cư. Không để ai ngồi ăn không. Khẩu hiệu là: Tản cư cũng tham gia kháng chiến!

        Số người mỗi tỉnh có thể thu dung

        Những tỉnh có thể dung 2 vạn người:

        Hà Đông

        Vĩnh Yên

        Bắc Ninh

        Bắc Giang

        Hải Dương

        Hưng Yên

        Hà Nam

        Có thể dung         1 vạn người      Có thể dung 5 ngàn:

                                  Nam Định              Phúc Yên

                                  Sơn Tây               Tuyên Quang

                                  Cao Bằng              Cao Bằng

                                  Thái Nguyên          Hòa bình

                                  Thái Bình              Ninh Bình

        (Cộng cả hơn 210.000 người)

        Về việc tản cư, Chính phủ cần phải giúp một số tiền.

        TĂNG GIA SẢN XUẤT

        1. Không để 1 tấc đất hoang.

        - Tổ chức những đội khẩn hoang. Những đội giúp nhau cày gặt.

        - Tổ chức nghĩa thương.

        2. Tổ chức những hợp tác xã thủ công nghệ.

        (Việc này, phải lợi dụng những kinh nghiệm năm ngoái).

        Khẩu hiệu:

        Tiền phương ra sức chiến đấu,

        Hậu phương tăng gia sản xuất,

        Tiền hậu phương đều kháng chiến.

        Thì kháng chiến quyết thắng lợi!

HỒ CHÍ MINH       

----------------------
        1. Viết ngày 27-12-1946. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

        2. Chỉ thị.

        3. Đi tìm hiểu và kiểm tra thực tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 05:00:10 am »


        LỜI KÊU GỌI ĐẦU NĂM MỚI (1947)1

        Hỡi toàn thể đồng bào Nam, Trung, Bắc!

        Hôm nay, mồng 1 tháng Giêng năm 1947, tôi thay mặt Chính phủ chúc toàn thể đồng bào và kiều bào ở hải ngoại,

        Chúc các bộ đội, tự vệ và dân quân,

        Chúc các em thanh niên, phụ nữ và các cháu thiếu nhi, năm mới, một năm mới đoàn kết, một năm mới kiên quyết kháng chiến, một năm mới thắng lợi.

        Đến năm nay, thực dân Pháp cướp nước ta đã 85 năm trường. Trong 85 năm sỉ nhục đó, đồng bào ta cha truyền con nối đã chịu biết bao nhiêu nỗi đắng cay.

        Trong 85 năm đó, thực dân Pháp làm chết dân ta ít nhất, cũng đến 7, 8 triệu người, chết vì chúng hãm đói, chết vì chúng khủng bố, chết vì chúng đem đi chiến trường. Năm ngoái chỉ ở Bắc Bộ và miền Bắc Trung Bộ đã hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Người bị chúng làm chết đã rồi, còn những người sống thì lầm than dưới ánh nô lệ, thân ngựa mình trâu!

        Từ năm nay trở đi, đồng bào ta, con cháu Hai Bà Trưng, con cháu Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nùng Trí Cao, có chịu để nước non Hồng Lạc cho thực dân Pháp giày xéo, có chịu để nòi giống Rồng Tiên cho thực dân Pháp giày đạp nữa không?

        Không, quyết không!

        Chúng ta đem lực lượng của 20 triệu đồng bào, chống lại mấy vạn thực dân Pháp. Chúng ta nhất định thắng lợi.

        Dù ta cần phải hy sinh 4 triệu hay 8 triệu người, mà nước ta được độc lập, dân ta được tự do, tổ tiên ta được vẻ vang, con cháu ta được hạnh phúc, cũng còn hơn chịu cúi đầu mà làm nô lệ cho thực dân Pháp muôn đời.

        Hỡi toàn thể đồng bào!

        Hỡi nam nữ chiến sĩ!

        Tôi xin thay mặt toàn quốc gửi lời chào năm mới cho nhân dân Pháp, là bạn của nhân dân ta.

        Hỡi toàn thể đồng bào, toàn thể chiến sĩ!

        Năm mới chúng ta phải đem lực lượng mới, quyết tâm mới để giành lấy thắng lợi mới, để xây dựng một đời sống mới, một nước non mới.

        Việt Nam độc lập, thống nhất muôn năm!

        Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Ngày 1 tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH               

        THƯ GỬI CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN PHÁP NHÂN DỊP ĐẦU NĂM MỚI2

        Nhân danh Chính phủ và quốc dân Việt Nam và riêng tôi, tôi chúc Chính phủ và quốc dân Pháp, một năm mới tốt đẹp.

        Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù hằn gì dân tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu, chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa chúng tôi vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt. Nhưng chúng tôi không chiến đấu chống nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng tôi lại còn muốn hợp tác thân ái.

        Ở Việt Nam cũng như ở Pháp, có rất nhiều người Pháp đàn ông và đàn bà yêu chuộng công lý và tự do. Những người đó hiểu và bênh vực những nguyện vọng của chúng tôi. Họ mới thật là những người bênh vực đứng đắn quyền lợi chân chính của nước Pháp và khối Liên hiệp Pháp. Tôi thành thực cảm tạ những người Pháp đó.

        Tôi kêu gọi nhân dân Pháp để chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn và năm 1947 mang lại nền hoà bình và tình hữu ái giữa nước Pháp và nước Việt Nam.

Ngày 1 tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH               

        ĐIỆN VĂN GỬI VỆ QUỐC QUÂN

        VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ TRUNG, NAM, BẮC1

        Tôi vừa nhận được lời chúc tụng của bộ đội và dân quân trong dịp lễ Nguyên đán, tôi rất cảm động. Tôi nghiêng mình trước sự hy sinh lớn lao của các chiến sĩ vệ quốc quân và tự vệ đã tử trận ở khắp các mặt trận trong năm vừa qua, tôi rất lấy làm cảm kích nhận thấy toàn thể bộ đội và dân quân cùng một chí cương quyết kháng chiến, cùng một lòng tinh thần đoàn kết và thực hiện quân dân nhất trí.

        Tôi tin tưởng vào dân quân và bộ đội để bảo vệ đất nước và đem sự thắng lợi cuối cùng về cho Tổ quốc. Cùng nhau nỗ lực kháng chiến, chúng ta quyết giành độc lập và thống nhất cho nước Việt Nam.

        Kháng chiến thắng lợi!

        Việt Nam thống nhất, độc lập muôn năm!

        Tinh thần quân dân nhất trí muôn năm!

Chào quyết thắng         
Tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH             

----------------------
        1. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 13-14.

        2. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 15.

        3. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 16.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 05:03:10 am »


        THƯ GỬI TƯỚNG LƠ-CLÉC1

        Kính gửi Đại tướng, thân hữu,

        Ngài là một đại quân nhân và một nhà đại ái quốc. Ngài đã chiến thắng và chiến thắng anh dũng kẻ xâm lăng nước ngài. Đó là một điều mà thiên hạ - trước hết là người Việt Nam - rất khâm phục.

        Một nhà ái quốc trọng những người ái quốc nước khác. Một người yêu quê hương mình, trọng quê hương của kẻ khác. Tôi chắc rằng đó cũng là ý kiến của ngài.

        Ngài muốn nước Pháp độc lập và thống nhất. Chúng tôi cũng muốn nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngài và chúng tôi cùng một chí hướng.

        Lừng danh với những chiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc gia, và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao?

        Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn?

        Giá thử ngài đánh được chúng tôi đi nữa - đấy là một điều viển vông vì nếu ngài mạnh về vật chất thì chúng tôi đây mạnh về tinh thần, với một chí cương quyết chiến đấu cho tự do của chúng tôi - thì những thắng lợi tạm thời kia chẳng những không tăng thêm mà lại còn làm tổn thương đến uy danh quân nhân và tư cách ái quốc của ngài.

        Tôi biết ngài cương trực, thành thực cũng như ngài can đảm. Ngài đã từng tác chiến. Có lẽ ngài có thể tạo được hòa bình, một nền hoà bình hợp công lý và xứng đáng, thuận tiện cho hai dân tộc chúng ta, mặc dầu trong hoàn cảnh do kẻ khác gây ra, mà vẫn không dứt tình hữu nghị.

        Chúng tôi đã nhất quyết ở trong khối Liên hiệp Pháp, cộng tác thành thực với nước Pháp và tôn trọng quyền lợi kinh tế, văn hóa Pháp trong nước chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng nhất quyết chiến đấu đến cùng cho độc lập, thống nhất quốc gia.

        Tuy nhiên, một sự hoà bình hợp công lý còn có thể cứu vãn được tình thế. Nước Pháp sẽ không thu được mối lợi gì trong một cuộc chiến tranh thuộc địa.

        Thưa Đại tướng, thân hữu, tôi nói với ngài với một tấm lòng thành thực và đau đớn. Đau đớn vì trông thấy bao nhiêu chiến sĩ thanh niên Pháp và Việt đang tàn sát lẫn nhau. Những thanh niên hy vọng của hai nước chúng ta, và đáng lẽ phải sống cùng nhau như anh em.

        Trân trọng chúc mừng ngài trong dịp đầu năm.

Ngày 1 tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH               


        TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO2

        - Hỏi: Thưa Chủ tịch, Bộ trưởng Mutê sẽ ra gặp Chủ tịch không?

        - Đáp: Xin anh em hỏi Bộ trưởng Mutê thì rõ hơn. Dù sao, tôi với Bộ trưởng là bạn cũ. Tôi sẽ rất hoan nghênh gặp người bạn tôi.

        - Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết ý nghĩa của cuộc chiến tranh này?

        - Đáp: 1. Việt Nam không chiến tranh chống nước Pháp và dân Pháp vì ta muốn hai dân tộc Việt - Pháp cộng tác thật thà.

        2. Nhưng tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc. Bọn thực dân phản động dùng vũ lực phá hoại quyền thống nhất và độc lập của dân ta, cho nên dân ta phải kháng chiến để giữ gìn đất nước.

        - Hỏi: Thực dân phản động và thực dân không phản động khác nhau chỗ nào?

        - Đáp: Có những người tài chính và kinh tế Pháp muốn kinh doanh ở xứ ta. Họ hiểu rằng muốn kinh doanh sinh lợi thì phải thật thà cộng tác với ta. Muốn cộng tác thì phải để ta độc lập và thống nhất. Đó là hạng thực dân không phản động. Còn những bọn cứ muốn dùng âm mưu hoặc vũ lực để dìm ta xuống, đó là thực dân phản động.

        - Hỏi: Cuộc kháng chiến sẽ kết liễu thế nào?

        - Đáp: Lịch sử thế giới và lịch sử nước ta tỏ cho ta biết rằng:

        1. Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ. Dân Việt Nam muốn hoà bình, nhưng vì vận mệnh của Tổ quốc, của giống nòi, thì sẽ kháng chiến đến cùng, kháng chiến đến thắng lợi.

        2. Chúng ta hiểu biết và kính trọng dân tộc Pháp. Nếu Chính phủ và nhân dân Pháp không để bọn thực dân phản động phá hoại hoà bình, phá hoại lợi ích và danh dự Pháp, phá hoại tình thân thiện giữa hai dân tộc Việt - Pháp, nếu Chính phủ Pháp dàn xếp theo cách hoà bình, tôn trọng chủ quyền của ta, thì ta vẫn sẵn sàng đàm phán.

        3. Mỹ đã công nhận Phi Luật Tân độc lập, Anh đã hứa Ấn Độ độc lập. Không lẽ một nước tiên tiến như nước Pháp, vì bọn thực dân phản động, mà cam chịu tiếng bất nhân không công nhận Việt Nam độc lập.

------------------
        1. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1. tr. 17-18.

        2. Trả lời ngày 2-1-1947. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 19-20.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 05:08:36 am »


        THƯ GỬI CHÍNH PHỦ QUỐC HỘI VÀ NHÂN DÂN PHÁP1

        Kính gửi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp,

        Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi trịnh trọng tuyên bố cùng nước Pháp rằng:

        1. Nhân dân Việt Nam không tranh đấu chống nước Pháp và nhân dân Pháp. Đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn thân thiện, tin cậy và khâm phục.

        2. Nhân dân Việt Nam thành thực muốn cộng tác với nhân dân Pháp như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng.

        3. Nhân dân Việt Nam chỉ đòi độc lập và thống nhất quốc gia trong khối Liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp do sự tự do thỏa thuận tạo nên.

        4. Nhân dân Việt Nam chỉ muốn có hoà bình, một nền hoà bình thực sự, để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người bạn Pháp chân chính.

        5. Nhân dân Việt Nam cam kết không những tôn trọng những quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp ở Việt Nam, mà còn giúp cho những quyền lợi đó phát triển thêm để ích lợi chung cho cả hai nước.

        6. Nhân dân Việt Nam đã bị chính sách vũ lực, chính sách xâm lăng của một vài người đại diện Pháp ở Đông Dương xô đẩy vào một cuộc chiến tranh tự vệ thảm khốc. Những người đại diện đó tìm mọi cách để chia rẽ dân tộc chúng tôi, cắt xén Tổ quốc chúng tôi, xâm phạm chủ quyền quốc gia của chúng tôi, ngăn cản không cho chúng tôi độc lập và phá hoại sự hợp tác thành thực của hai dân tộc Việt - Pháp.

        7. Muốn lập lại hoà bình, chỉ cần:

        a) Trở lại tình trạng trước ngày 20 tháng 11 và ngày 17 tháng 12 năm 1946, đình chỉ ngay và đình chỉ thực sự những cuộc xung đột trong toàn cõi Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ).

        b) Làm xúc tiến ngay công việc của các Ủy ban đã dự định đặt ra để thi hành Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946, các Ủy ban này phải họp ở Sài Gòn và Hà Nội, nhưng không ở Đà Lạt.

        c) Tiếp tục ngay những cuộc điều đình ở Phông-ten-nơ-blô để giải quyết một cách vĩnh cửu vấn đề giao thiệp giữa hai nước Pháp, Việt.

        Nhiều thành thị, làng mạc đã bị tàn phá, hàng vạn đàn bà, trẻ con và người già cả Việt Nam đã bị phi pháo tàn sát. Và đã nhiều binh lính trai trẻ Pháp và Việt chết hoặc bị thương.

        Bao nhiêu đổ nát đã chồng chất lên nhau, máu chảy cũng đã nhiều.

        Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này; hoà bình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc. Dân tộc Việt Nam đang chờ đợi cử chỉ đó.

        Nước Pháp mới muôn năm!

        Nước Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

        Tình thân thiện Pháp Việt muôn năm!

Ngày 7 tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH               


        THƯ KHEN NGỢI CÁC CHIẾN SĨ BỊ THƯƠNG VÀ SỰ TẬN TÂM CỦA CÁC Y SĨ KHÁN HỘ, CỨU THƯƠNG1

        Cùng các nam nữ chiến sĩ bị thương,

        Tôi tiếp được nhiều thơ nam nữ chiến sĩ bị thương, hăng hái hứa với tôi rằng: hễ vết thương khỏi thì lại xin ra mặt trận.

        Lòng yêu nước, chí kiên quyết của các chiến sĩ thật là đáng quý! Các chiến sĩ đã hy sinh máu mủ để giữ gìn đất nước. Nay đã bị thương mà còn mong mỏi ra sát địch ở trận tiền. Các chiến sĩ thật xứng đáng với Tổ quốc, và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên những người con yêu quý như thế. Tôi thay mặt Chính phủ hỏi thăm và chúc anh chị em mau lành mạnh.

        Các anh em thầy thuốc và chị em khán hộ, cứu thương,

        Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách rất chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc.

        Tôi thay mặt anh em thương binh, cảm ơn các bạn, và khuyên các bạn gắng sức.

        Tôi gửi cho tất cả mọi người trong nhà thương lời chào thân ái và quyết thắng.

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa         
HỒ CHÍ MINH                             


        LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 19473

        Tết đã gần đến.

        Theo tục lệ thường thì đồng bào từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến thôn quê, ai cũng sắm sửa ăn Tết.

        Song Tết năm nay, phải là một Tết kháng chiến. Chiến sĩ ở tiền phương đang chịu đói chịu rét, xông pha bom đạn, đem xương máu để giữ gìn Tổ quốc, để bảo vệ cho đồng bào hậu phương được an toàn.

        Đồng bào các chiến khu thì nhà tan của mất, lưu lạc, tản cư, ăn đói mặc rét, cực khổ điêu linh.

        Trước tình trạng đó, đồng bào các nơi khác có nỡ lòng ăn Tết linh đình không?

        Chắc là không!

        Vậy tôi kêu gọi toàn thể đồng bào:

        1. Phải hết sức tiết kiệm, để dành tiền bạc, cơm gạo, cho cuộc kháng chiến lâu dài.

        2. Nhân dịp Tết kháng chiến, mọi người thi nhau đào hầm trú ẩn và làm những việc cần kíp, để phòng trước bọn địch tấn công.

        3. Ra sức thi nhau tăng gia sản xuất.

        4. Rủ nhau gửi đồ úy lạo cho chiến sĩ ở tiền phương, có gì gửi nấy, quà bánh và thư từ, để tỏ tình thân ái. Nhất là phụ nữ, thanh niên và thiếu nhi, nên phụ trách tổ chức việc này.

        Chúng ta phải làm sao cho Tết này thật là một Tết kháng chiến.

        Bao giờ kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, chúng ta sẽ cùng nhau ăn Tết linh đình.

Ngày 8 tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH               

----------------------
        1. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 22-23.

        2. Viết ngày 8-1-1947. Bản gốc lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1.

        3. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 24.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 05:13:16 am »


        LỜI KÊU GỌI CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN PHÁP1

        Chiến tranh đã bùng nổ, một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn do chính sách võ lực và xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp bắt chúng tôi phải chịu đựng.

        Ông Bộ trưởng Mutê đã đến điều tra. Tiếc thay ông đã chẳng muốn gặp tôi. Vì thế ông đã trở về với một nhận định sai lầm về tình hình Việt Nam.

        Người ta đã vu cho chúng tôi cố ý gây cuộc chiến tranh này. Điều đó hoàn toàn sai sự thực.

        Tôi chỉ nhắc lại đây một vài việc: Chính phủ mới của chúng tôi thành lập sau khi tôi ở Pháp về, gọi là Chính phủ kiến quốc còn Chính phủ trước thì gọi là Chính phủ kháng chiến. Ủy ban kháng chiến toàn quốc Việt Nam đã giải tán. Một chương trình kiến thiết kinh tế xây dựng các miền kiểu mẫu đã được ban hành. Chính tôi đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Pháp để gây hoà bình và tin tưởng lẫn nhau. Phải chăng đó là một cuộc gây chiến?

        Quyết là không.

        Một mặt khác, việc tiếp tục chiến sự ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, sự cố tình trì hoãn phái các Ủy ban để thi hành Tạm ước, việc phong toả hải cảng Hải Phòng, việc chiếm đóng Hải Phòng và Lạng Sơn, sự tiếp viện quân cảm tử và lính lê dương tới Hà Nội và Đà Nẵng, những tối hậu thư liên tiếp, sự tàn sát thường dân ở Hà Nội, phải chăng đó là những bằng cớ chứng tỏ ý muốn hoà bình của những người đại diện Pháp ở đất này?

        Vả lại chúng tôi có những tài liệu rõ ràng mà chúng tôi rất tiếc không được gửi ông Bộ trưởng Mutê nhưng chúng tôi sẽ công bố khi phải lúc. Lúc đó nhân dân Pháp và cả thế giới sẽ biết ai mới chính là những người phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này.

        Chúng tôi muốn gì?

        Chúng tôi bao giờ cũng muốn cộng tác với dân tộc Pháp như anh em, trong hoà bình và tin tưởng lẫn nhau.

        Chúng tôi bao giờ cũng muốn độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp.

        Chúng tôi bao giờ cũng muốn kiến thiết lại nước chúng tôi với sự giúp đỡ của tư bản và các nhà chuyên môn Pháp để mưu lợi ích chung cho cả hai dân tộc.

        Chúng tôi muốn hoà bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau.

        Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hoà bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước. Nước Việt Nam có thể bị tàn phá, nhưng nước Việt Nam sẽ lại hùng mạnh hơn sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc chắn sẽ mất hết và sẽ biến hẳn khỏi cõi Á châu.

        Chúng tôi tha thiết mong rằng dân tộc Pháp bao giờ cũng chiến đấu cho tự do trên thế giới, sẽ hết sức tìm mọi cách để tránh một tình trạng không phương cứu chữa.

Ngày 10 tháng 1 năm 1947         
HỒ CHÍ MINH             


        ĐIỆN TRẢ LỜI MỘT NHÀ BÁO MỸ2

        1- Hồ Chí Minh xin gửi tới nhân dân Mỹ vĩ đại tình hữu nghị tốt đẹp nhất của nhân dân Việt Nam và hy vọng nhân dân Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành độc lập

        2- Không có liên lạc từ bên ngoài. Vẫn hy vọng nhưng không biết Mỹ có thiện ý giúp Việt Nam giành độc lập hay không. Có muốn kêu gọi nước Mỹ nhưng chưa biết làm cách nào.

        3- Cuộc chiến sẽ tiếp diễn chừng nào Pháp chưa thừa nhận nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam.

        4- Đúng. Chính phủ Việt Nam sẽ ở gần Hà Nội.

        5- Pháp bắt đầu xâm lược bằng cuộc bao vây Hải Phòng, ngày 20 tháng 11, sau đó là những vụ khiêu khích hàng ngày và việc tăng cường các lực lượng đồn trú.

        6- Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ giúp các dân tộc nhỏ giành độc lập như Tổng thống Rudơven đã thường nói.

        7- Kể từ ngày 19 tháng 12, Pháp không hề có sự nỗ lực nào để đàm phán mà chỉ tăng quân. Thậm chí ông Mutê không muốn gặp Hồ Chí Minh.

        8- Việt Nam chưa có liên hệ gì với các phóng viên Mỹ.

        9- Việc Pháp buộc tội quân Nhật Bản ở Việt Nam là để tuyên truyền. Không phải quân Trung Quốc, quân Anh, quân Pháp đã quét sạch quân Nhật khỏi Đông Dương. Điều chắc chắn là đội quân lê dương của Pháp ở đây chủ yếu gồm bọn phát xít.

        10- Các phóng viên Mỹ có quốc tịch Mỹ sẽ được đón tiếp khi họ đến gặp các nhà chức trách Việt Nam.

        11- Việt Nam thu được một máy bay của Pháp, nhưng nó không tốt lắm. Hy vọng Mỹ sẽ gửi giúp chúng tôi vài chiếc.

        12- Việt Nam muốn giữ mối liên hệ với nước Mỹ.

HỒ CHÍ MINH       

----------------------
        1. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 26-27

        2. Trả lời ngày 12-1-1947, Tiếng Anh, bản gốc lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 05:16:05 am »


        THƯ GỬI CÁC LÃNH TỤ VÀ NHÂN DÂN CÁC NƯỚC1

        Các vị lãnh tụ và toàn thể nhân dân Trung Hoa, Diến Điện và toàn Á Đông,

        Nhân dân Pháp và các thuộc địa Pháp,

        Các nhân sĩ dân chủ toàn thế giới,

        Tôi thay mặt nhân dân Việt Nam trân trọng cảm ơn các vị đã lên tiếng ủng hộ chính nghĩa và tỏ đồng tình với cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

        Việt Nam chỉ muốn hòa bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp.

        Việt Nam chỉ giữ gìn chủ quyền, độc lập của mình, chứ không hề xâm phạm đến ai.

        Thế mà thực dân Pháp bất nhân bội ước, đem tất cả lực lượng hung tàn của chúng, hòng tiêu diệt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

        Những thành thị như Hải Phòng, Hà Nội đã bị thực dân Pháp phá tan hoang. Mấy nghìn đàn bà, trẻ con Việt Nam đã bị tàu bay Pháp bắn chết.

        Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á. Vận mệnh Việt Nam rất mật thiết quan hệ với vận mệnh các dân tộc Á châu. Thực dân Pháp muốn đè bẹp Việt Nam, tức là muốn phá hoại đại gia đình Á châu của chúng ta.

        Việt Nam là một bộ phận trong nền hoà bình chung toàn thế giới. Thực dân Pháp gây nên chiến tranh ở Việt Nam, tức là phá hoại thế giới hoà bình.

        Vận mệnh nhân dân Pháp và các thuộc địa Pháp lại càng quan hệ với Việt Nam. Nếu để bọn thực dân kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì chẳng những nhân dân Pháp bị chết người hại của thêm, mà địa vị nước Pháp sẽ trở nên cô độc và khối Liên hiệp Pháp cũng không còn. Nhân dân An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-gát-xca, v.v... sẽ trông gương Việt Nam mà không ai tin Pháp nữa.

        Vì Tổ quốc, vì tự do, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng. Vì nhân đạo, chính nghĩa, vì hoà bình chung và lợi ích chung, nhân dân Việt Nam mong các vị giúp đỡ mọi phương diện.

        Một lần nữa tôi xin thay mặt toàn dân Việt Nam cảm ơn các vị đã tỏ tình thân ái.

Ngày 13 tháng 1 năm 1947
HỒ CHÍ MINH     


        GỬI CÁC VỊ LÃNH TỤ DIẾN ĐIỆN VÀ Á ĐÔNG2

        Nhân dịp ngày độc lập của dân tộc Diến Điện, thay mặt dân tộc Việt Nam và riêng tôi, tôi gửi dân tộc Diến Điện lời chúc mừng thân ái.

        Tôi cũng nhân dịp đó gửi lời cảm ơn ông Aung San, các ông Nê-ru, Bô-dơ, Gin-nát và các vị lãnh tụ dân tộc châu Á đã tỏ cảm tình với dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu giải phóng đất nước.

        Các dân tộc châu Á có độc lập thì nền hoà bình thế giới mới thực hiện được. Mỹ đã công nhận nền độc lập của Phi Luật Tân. Anh đã hứa để Ấn Độ được độc lập. Hai cường quốc ấy đã thi hành đúng Hiến chương Đại Tây Dương vì họ đã ký Hiến chương đó. Nhưng còn các cường quốc khác thì sao?

        Vận mệnh dân tộc châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Vận mệnh các dân tộc thuộc địa Pháp cũng vậy.

        Chúng tôi mong được tất cả các dân tộc giúp đỡ. Chúng tôi kiên quyết chiến đấu kỳ cho đến khi giải phóng hoàn toàn.

        Chúng tôi thắng lợi, ấy là các bạn cũng thắng lợi.
                                                                                                                       Lời chào thân ái

HỒ CHÍ MINH       


        LỜI KÊU GỌI ĐỒNG BÀO PHÁ HOẠI ĐỂ KHÁNG CHIẾN2

        Hỡi đồng bào yêu quý,

        Vì sao ta phải kháng chiến?

        Vì không kháng chiến thì Pháp sẽ cướp nước ta lần nữa. Chúng sẽ bắt dân ta làm nô lệ lần nữa.

        Chúng sẽ bắt dân ta đi phu đi lính, nộp thuế nộp sưu. Chúng sẽ giật hết quyền tự do độc lập của ta. Chúng sẽ cướp hết ruộng nương của cải ta. Chúng sẽ khủng bố chém giết anh em bà con ta. Chúng sẽ đốt phá nhà cửa đền chùa ta. Đồng bào thử xem Hà Nội, Hải Phòng thì rõ.

        Vì ta không chịu làm trâu ngựa cho Pháp, vì ta phải giữ gìn non sông đất nước ta, cho nên ta phải đánh bọn thực dân Pháp.

        Đánh thì phải phá hoại. Ta không phá thì Pháp cũng phá. Nếu ta không phá đường phá cống, lấp sông lấp ngòi, nếu ta không phá những nhà cửa kiên cố mà Pháp có thể dùng làm nơi căn cứ, thì Pháp sẽ đem tàu thuỷ xe tăng đến đánh ta, và chúng sẽ đốt phá cướp bóc sạch trơn. Vì vậy ta phải phá trước, cho Pháp không dùng được. Dù ta muốn để cống, để đường, để nhà mà dùng, cũng không dùng được, vì Pháp sẽ chiếm hết, phá hết.

        Bây giờ ta phải phá đi, để chặn Pháp lại, không cho chúng tiến lên, không cho chúng lợi dụng.

        Ta vì nước hy sinh, chịu khổ một lúc. Đến ngày kháng chiến thắng lợi, ta sẽ cùng nhau kiến thiết sửa sang lại, nào có khó gì.

        Các chiến sĩ ở trước mặt trận hy sinh xương máu cho Tổ quốc, họ còn không tiếc. Không lẽ đồng bào ta lại tiếc một đoạn đường, một cái cống, hoặc một ngôi nhà, mà để bọn Pháp lợi dụng, đặng đánh Tổ quốc ta.

        Đồng bào đều là người ái quốc, chắc không ai nỡ lòng như thế.

        Vậy tôi thiết tha kêu gọi toàn thể đồng bào ở đây, mọi người đều ra sức giúp phá. Phá cho rộng, phá cho sâu, phá sao cho bọn Pháp không lợi dụng được. Một nhát cuốc của đồng bào, cũng như một viên đạn của chiến sĩ bắn vào quân địch vậy.

        Tôi lại trân trọng hứa với đồng bào rằng: kháng chiến thắng lợi rồi, tôi sẽ ra sức cùng đồng bào sửa sang tu bổ lại hết. Chúng ta sẽ làm những đường sá, cầu cống khéo hơn, những nhà cửa tốt hơn, và xứng đáng một dân tộc tự do độc lạp hơn.

        Kháng chiến thắng lợi muôn năm! Việt Nam độc lập muôn năm!

HỒ CHÍ MINH       

----------------------
        1. Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, tr. 30-31.

        2. Tiếng Pháp, bản gốc lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

        3. Viết ngày 16-1-1947. Bản đánh máy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM