Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:49:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu  (Đọc 40021 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:39:19 pm »


        Đầu năm 1945, trước sự chuyển biến của chiến trường Thái Bình Dương, Đờ Gôn càng đốc thúc Bledô tổ chức “lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông” (FEFEO) để “sẵn sàng chiến đấu bên cạnh quân Anh - Mỹ, tạo điều kiện để làm chủ Đông Dương”.

        Nếu đối với Đờ Gôn, việc hạ lệnh chuẩn bị lực lượng dễ dàng bao nhiêu thì đối với Bledô, việc chấp hành lệnh đó lại khó khăn bấy nhiêu. Bởi vậy, mặc dù Đờ Gôn đã mấy lần thông qua kế hoạch, song cả mấy tháng đầu năm 1945, việc chuẩn bị lực lượng vẫn giẫm chân tại chỗ. Vấn đề gay cấn vẫn là lấy đâu ra lính khi mà ở “chính quốc”, lính Pháp đang đòi giải ngũ hàng loạt sau chiến tranh và lấy đâu ra súng khi mà các ông bạn đồng minh Anh - Mỹ vẫn hứa hẹn nhiều hơn là giúp đỡ thực tế để Pháp đủ sức trang bị cho một vài sư đoàn đưa sang chiến trường Viễn Đông?

        Tình hình trên càng làm nổi bật vai trò của 60.000 lính Pháp và lính thuộc địa chính quy hiện có mặt ở Đông Dương. Đờ Gôn đặt hy vọng thực sự vào số quân này. Thông qua BAD hành động ở Canquyta, Đờ Gôn không ngừng chỉ thị cho Moócđăng phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu phối hợp khi quân Pháp từ ngoài theo quân Anh - Mỹ đổ bộ vào. Qua Hồi ký chiến tranh của Đờ Gôn, người ta thấy ông ta đã nhiều lần nhấn mạnh với Moócđăng rằng “bất kỳ tình huống nào cũng không để quân đội bị loại khỏi vòng chiến”. Nhưng rồi cuộc đảo chính Nhật nổ ra đêm 9 tháng 3 năm 1945 đã làm cho toàn bộ lực lượng quân sự Pháp ở Đông dương, nguồn hy vọng để giữ cho được lá cờ ba sắc trên bán đảo này” nhanh chóng bị tan rã hoàn toàn. Trong hồi ký của mình1, tướng Moócđăng đã vận dụng rất đúng câu thành ngữ Việt Nam “kiếm củi ba năm, thiêu một giờ” để nói lên sự sụp đổ hoàn toàn của “lực lượng kháng chiến” Pháp trên đất Đông Dương.

        Nhưng có lẽ vì nước Pháp quá xa Đông Dương nên Đờ Gôn không thấy hoặc cố tình không muốn thấy điều đó. Chẳng thế mà chỉ nửa tháng sau ngày đảo chính của Nhật tức là ngày 24 tháng 3 năm 1945, ông ta lại tung ra một “bản tuyên bố nổi tiếng” về Đông Dương. Nội dung bản tuyên bố có thể tóm tắt như sau:

        1. Nước Pháp cho rằng Đông Dương giữ một “địa vị đặc biệt” trong tổ chức cộng đồng Pháp và được hưởng “một nền tự do hoàn chỉnh” phù hợp với sự tiến hóa và khả năng của mình, như đã nêu lên trong các bản tuyên bố tháng 12 năm 1943 ở Angiê và tháng 1 năm 1944 ở Bradavin.

        2. Ngay từ bây giờ cần xác định thể chế cho Đông Dương sau khi xứ này được giải phóng. Liên bang Đông Dương2sẽ cùng với nước Pháp xây dựng thành Khối Liên hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện. Trong khuôn khổ của khối Liên hiệp Pháp đó. Đông Dương sẽ hưởng nền tự do riêng.

        3. Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang của mình, đứng đầu là một viên toàn quyền và gồm những bộ trưởng chịu trách nhiệm trước viên toàn quyền đó. Các bộ trưởng này được chọn trong người bản xứ cũng như trong những người Pháp ở Đông Dương. Bên cạnh viên toàn quyền có một hội đồng nhà nước gồm những nhân vật cao cấp nhất của liên bang. Một quốc hội được bầu ra phải phản ánh được quyền lợi của nước Pháp.

        4. Năm xứ3 của Liên bang Đông Dương, khác nhau về trình độ văn minh, về chủng tộc và truyền thống, sẽ giữ nguyên tính chất riêng biệt của mình trong liên bang. Chính phủ liên bang (thực chất vẫn là phủ toàn quyền) sẽ là người trọng tài giữa năm xứ...

        Không những chỉ nhân dân Đông Dương mà nhiều nhà viết sử và chính khách Pháp đã phê phán quan điểm thực dân lỗi thời được phản ánh trong bản tuyên bố 24 tháng 3 của Đờ Gôn.

        Đờvile (Philippe Devillers) nhận xét rằng bản tuyên bố đó đã “lỗi thời về mặt chính trị”. Không những nó chỉ lạc hậu vài tuần lễ, mà đã lạc hậu chừng 15 năm rồi4. Còn Xanhtơny (Jean Roger Sainteny), một nhân vật quan trọng của Pháp trong mối bang giao Việt - Pháp sau này, thì cho rằng bản tuyên bố “đã làm cho người Việt Nam nghi ngờ thái độ của nước Pháp Mới”. Người Việt Nam nghĩ rằng những thử thách mà nước Pháp đã phải chịu đựng trong chiến tranh đáng lẽ phải làm thay đổi quan điểm của (thực dân) Pháp về những quan hệ giữa Pháp với các đất đai hải ngoại (các thuộc địa). Thế nhưng, qua bản tuyên bố 24 tháng 3 năm 1945, Chính phủ của tướng Đờ Gôn biểu lộ quan điểm về một liên bang Đông Dương gồm năm quốc gia (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao Miên) với một chế độ tự trị nào đó, đã không thỏa mãn bất kỳ một lãnh tụ Việt Nam nào, vì nội dung bản tuyên bố đó còn quá xa so với một nền độc lập... Mặt khác, bản tuyên bố còn duy trì và khoét sâu thêm sự chia rẽ “ba kỳ” trong khi người Việt Nam mong muốn thống nhất lại5. Ngay viên cựu toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô (Albert Sarraut) cũng tỏ ra không đồng tình với quan điểm của Đờ Gôn. Trong diễn văn đọc trước Quốc hội (3-1959), sau khi nhắc lại quá trình thủ tiêu chiến đấu, đầu hàng rồi chạy trốn của thực dân Pháp ở Đông Dương, Xarô nói: “Vậy mà đúng vào lúc đó, tiếp theo bản tuyên bố Bradavin (1-1944), một bản tuyên bố mà tôi cho rằng không thông minh, lại xuất hiện bản tuyên bố khác của Chính phủ lâm thời Pháp ngày 24 tháng 3 năm 1945. Bản tuyên bố đó vừa nói đến chính sách mới về thuộc địa của Pháp, lại vừa xác nhận một cách ảo tưởng về chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, cứ như trên mảnh đất đó từ năm 1939, không hề có sự thay đổi nào đã diễn ra6.

        (Xin lưu ý bạn đọc: bản tuyên bố 24-3 của Đờ Gôn đã trở thành vật chướng ngại không thể vượt qua được trong mối quan hệ Việt - Pháp những năm 1945-1947. Phản ánh đường lối chính trị lỗi thời của thực dân Pháp mà Đờ Gôn là đại biểu, bản tuyên bố đó nói lên nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh 9 năm giữa đế quốc Pháp và nhân dân Đông Dương).

------------------
       1. Mordant, Au service de la France en Indochine 1941-1945 (Phục vụ nước Pháp ở Đông Dương 1941-1945), I.F.O.M., Sài Gòn, 1950, tr. 129.

        2. Fédération indochinoise, một tổ chức chưa hình thành, mang tính chất lừa mị về chính trị mà Chính phủ Pháp định dùng để thay thế cho xứ Đông Dương thuộc Pháp (Indochine Française) đã quá lộ liễu màu sắc thực dân.

        3. Đờ Gôn vẫn chia Đông Dương thành năm “xứ”. Ngoài hai “xứ” Lào và Campuchia, nước Việt Nam vẫn bị chia ra thành ba “xứ” riêng biệt (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ).

        4. P. Devillers, Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952, (Lịch sử nước Việt Nam từ 1940 đến 1952), Seuil, Paris, 1952, tr. 145.

        5. J. Sainteny, Au Việt Nam - Face à Hồ Chí Minh (Tại Việt Nam - Đối mặt với Hồ Chí Minh), Seghers, Paris, 1970, tr. 56.

        6. Trích dẫn của Henri Azeau trong cuốn Hồ Chí Minh, dernière chance, (Hồ Chí Minh - dịp may cuối cùng), Flammarion, Paris, 1968, tr. 294.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:42:14 pm »

         
CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN

        Sau cuộc đảo chính Nhật, chính quyền của Pháp ở Đông Dương bị hoàn toàn sụp đổ, vấn đề cấp thiết đặt ra với Pari là làm sao tiếp tục nắm được tình hình trên bán đảo này, kể cả tình hình phát xít Nhật và phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương. Xanhtơny được cử đến Côn Minh (Trung Quốc) phụ trách phái bộ quân sự Pháp, một tổ chức tình báo gồm một số sĩ quan và nhân viên kỹ thuật thuộc Tổng cục Nghiên cứu và sưu tầm tin tức (DGER) của Pháp, có nhiệm vụ tổ chức những nhóm biệt kích để tung vào Đông Dương hòng nắm tình hình và báo cáo về Pari qua phái bộ quân sự Pháp ở Canquyta.

        Tháng 5 năm 1945, khi nước Pháp còn chưa thoát khỏi những khó khăn chồng chất sau hơn nửa năm giải phóng, thì chiến tranh chấm dứt trên chiến trường châu Âu. Theo lời than phiền của Xanhtơny thì, đến lúc này “chính quốc” vẫn không có ý đồ cụ thể, không có chỉ thị rõ ràng “thể hiện quyết tâm của nước Pháp trở lại Đông Dương”, khiến cho người Pháp cả ở Côn Minh lẫn Canquyta đều có “thái độ mơ hồ và những hoạt động không hiệu quả”. Theo Xanhtơny, lúc này do nhiều vấn đề cấp thiết mà nội tình nước Pháp đặt ra và do những vấn đề nóng bỏng cần được giải quyết ở châu Âu cho nên đối với Pháp, “Đông Dương vẫn bị xếp vào hàng thứ yếu”. Thực ra, dù vấn đề châu Âu lúc này đang thu hút tâm trí các nhà cầm quyền Pháp, nhưng không phải vì thế mà Pari không “thực sự quan tâm đến những cuộc hành binh cần được tiến hành ở châu Á”, giữa lúc chiến trường Thái Bình Dương đang chuyển biến hết sức mau lẹ, giữa lúc Hồng quân Liên Xô đang chuẩn bị gấp rút mở mặt trận Viễn Đông để đánh đòn quyết định, tiêu diệt quân đội phát xít Nhật.

        Trong điều kiện mới đó, vấn đề đặt ra với Đờ Gôn là chọn ai đảm nhiệm việc gấp rút chuẩn bị lực lượng đưa sang Đông Dương khi mà tướng Bledô đã bị coi là bất lực. Sau khi tướng Lácmina (De Larminat) từ chối, Đờ Gôn đã vời tới tướng Lơcléc (Philippe Leclerc du Haute Cloque), viên tướng trẻ tuổi chỉ huy sư đoàn thiết giáp thứ 2 (2e DB) khi đó mới nhận ngôi sao thứ tư trên cầu vai (đã từng được Đờ Gôn hứa hẹn giao cho chỉ huy quân đoàn 3 nếu chiến tranh còn tiếp diễn ở châu Âu). Lơcléc là một viên tướng có tiếng tăm vì chiến công theo quân đội Mỹ vào giải phóng Pari. Nắm được nguyện vọng của ông ta (Lơcléc) là được trở lại Marốc, Đờ Gôn đã nhằm đúng tính hiếu thắng của viên tướng trẻ này mà hạ một câu có tính chất quyết định: “Tướng quân hãy sang Đông Dương, vì hiện nay chiến trường đó là nơi khó khăn nhất”. Thủ lĩnh đã nói vậy tất nhiên Lơcléc nhận lời và từ tháng 6 năm 1945, tại phòng làm việc ở quảng trường Phrăngxoa đệ nhất, ông ta đã cùng với một số sĩ quan tham mưu tính toán lực lượng có thể huy động được để đề đạt với Đờ Gôn.

        Kế hoạch xây dựng lại hai sư đoàn 1ère DICEO và 2e DICEO không được nhắc tới nữa.

        Thay thế 2e DICEO là sư đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 (9e DIC) thuộc quân đoàn 1 của Đờ Lát, do Valuy (Jean Etienne Valluy) chỉ huy, hiện đang ở Đức và chỉ có thể rút dần về Pháp để đưa sang Đông Dương bắt đầu từ cuối tháng 8 năm 1945. Quân số của 9e DIC gồm 19.000 tên, phần lớn là lính da đen, được coi là thiện chiến nhưng chỉ tình nguyện sang Đông Dương trong thời hạn một năm. Số quân ít ỏi của 1ère DICEO được dồn sang sư đoàn bộ binh thuộc địa thứ 3 (3e DIC) do tướng Nyô (Nyo) chỉ huy. Sư đoàn 3e DIC chưa sẵn sàng chiến đấu vì phần lớn sĩ quan của đơn vị này mới được điều động về sau khi được giải thoát khỏi các trại tập trung của phát xít Đức; tổ chức biên chế của sư đoàn chưa ổn định, thành phần binh lính rất ô hợp chắp vá, trang bị hầu như chưa có gì đáng kể vì còn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của đế quốc Anh. Ngoài hai sư đoàn bộ binh (9e DIC và 3e DIC) trên đây, Lơcléc (vốn là một viên tướng thiết giáp) đã đặc biệt chú trọng ghi vào kế hoạch quân lực trung đoàn xe bọc thép do Mátxuy (Massu) chỉ huy. Trung đoàn này vốn trong biên chế của 2e DB dưới quyền của Lơcléc trước đây, nay vì quá xộc xệch nên phải trải qua vài ba tháng củng cố và huấn luyện cấp tốc.

        Như vậy là vào giữa tháng 6 năm 1945, khi Lơcléc nhận nhiệm vụ tổ chức, lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (FEFEO) trên đất Pháp chưa có đơn vị nào sẵn sàng sang chiến trường châu Á: 9e DIC đang được rút dần từ Đức về: 3e DIC và trung đoàn xe bọc thép Mátxuy đều đang trong thời kỳ củng cố tổ chức và bổ sung trang bị. Trước mắt chỉ có thể trông vào lữ đoàn Mã Đảo và tiểu đoàn biệt kích 600 tên đang ở Canquyta, tiểu đoàn duy nhất tiền thân của trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 5 (5e RIC) sau này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:42:56 pm »


        Về không quân, cố tìm được một số phi công nhưng chưa có máy bay, mặc dù từ tháng 4 năm 1945, theo kế hoạnh của Bledô, đại tá không quân Phay (Fay) đã đề nghị tổ chức hai phi đội máy bay chiến đấu và năm phi đội máy bay vận tải. Về hải quân, chưa có chiếc tàu chiến nào sẵn sàng, vì mấy chiếc tàu còn chạy được vẫn phải hoạt động ở châu Âu theo kế hoạch của Anh - Mỹ, quy định trong “hiệp ước liên quân”.

        Về cấp chỉ huy chóp bu của FEFEO thì, một tháng sau khi giao nhiệm vụ cho Lơcléc, Đờ Gôn triệu hồi Bledô về Pháp, không một lời giải thích, khiến viên tướng này cũng chẳng hiểu vì sao bị bãi chức.

        Từ 17 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945, Liên Xô, Mỹ và Anh họp hội nghị Pôxđam (Béclin). Ngoài những nội dung chủ yếu là vấn đề nước Đức, vấn đề bồi thường chiến tranh, vấn đề biên giới phía tây Ba Lan..., hội nghị còn quyết định một vấn đề khác có quan hệ sinh tử đối với Pháp, đó là việc giao cho quân đội Anh vào nam vĩ tuyến 16 và quân đội Tưởng Giới Thạch vào bắc vĩ tuyến 16 để giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc. Một lần nữa, Pháp không được dự hội nghị này và cũng không được tham khảo ý kiến.

        Hội nghị Pôxđam kết thúc chưa được mấy ngày thì, bằng một đòn chiến lược quyết định từ 8 đến 14 tháng 8, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt đội quân Quan Đông gần một triệu tên của Nhật, buộc phát xít Nhật phải đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

        Đờ Gôn thú nhận rằng tin Nhật Bản thua trận và đầu hàng đã làm cho ông ta bị hoàn toàn bất ngờ và tình hình diễn biến quá mau lẹ càng “làm cho nước Pháp trở nên chậm chân”.

        Thế rồi, giữa lúc cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đang phát triển tới đỉnh cao, ngày 17 tháng 8, Đờ Gôn triệu tập Ủy ban Quốc phòng Pháp để quyết định “kế hoạch giải phóng Đông Dương”. Kế hoạch này gồm mấy điều chỉnh như sau:

        1. Cử đô đốc Đácgiăngliơ (Thierry D’ Argenlieu), một thầy tu phá giới làm cao ủy và tướng Lơcléc làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

        2. Cấp tốc chuẩn bị lực lượng để có thể đưa sang Đông Dương làm ba đợt, vào các tháng 9, 10 và 11 năm 1945. Theo ước tính của Đờ Gôn, tổng số quân cần thiết chừng 60.000 tên.

        3. Chính thức đổi tên “lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông” (FEFEO) thành “đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông” (CEFEO).

        Cùng với quyết định trên đây, Đờ Gôn còn gửi điện cho Xanhtơny ở Côn Minh, nói rằng Chính phủ Pháp đã nhận được tin Nhật Bản đầu hàng và Pari tin tưởng Xanhtơny “biết nắm lấy thời cơ để hành động (?) gấp”. Ông ta cũng đốc thúc bọn Pháp ở Canquyta thả dù ngay các “quan cai trị” xuống một số vùng ở Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ và Thượng Lào “để kịp thời làm chủ tình hình”1. Điều đặc biệt là, đúng vào ngày nhân dân thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thì, từ Pari, Đờ Gôn gửi sang Đông Dương một bức điện vừa đầy vẻ bề trên, vừa sặc mùi thục dân, lừa bịp. Trong bức điện, ông ta nói: “Kẻ thù đã đầu hàng. Ngày mai, Đông Dương sẽ được tự do. Trong giờ phút quyết định này, Mẫu quốc (!) gửi đến những người con trong Liên bang Đông Dương niềm hân hoan và lòng biết ơn... Những người con Đông Dương đã tỏ ra xứng đáng với một thực thể quốc gia rộng rãi hơn và tự do hơn, do thái độ của họ trước đây đối với quân thù, do lòng trung thành của họ đối với nước Pháp (!)... Nước Pháp tuyên bố sẵn sàng thực hiện những điều cam kết, vì lợi ích to lớn của mọi người...”2.

        Do không nắm được thực chất tình hình, nhất là không đánh giá đúng khí thế cách mạng của nhân dân ta cho nên Đờ Gôn đã chủ quan cho rằng khi mà Nhật Bản đã đầu hàng, thì “việc lấy lại Đông Dương đã ở trong tầm tay và có thể thực hiện được ngày một ngày hai...”. Miễn là chỉ cần có những điều kiện sau đây là nước Pháp có thể gặp được những sự may mắn ở Đông Dương: quân Pháp kéo đến, quân Nhật về nước, quân ngoại quốc khác rút đi... Theo Đờ Gôn thì lúc này “nước Pháp phải biết mình cần làm gì? Cấp tốc gửi quân sang Đông Dương, đó là vấn đề có tính chất quyết định...”. Mặc dù việc gửi quân sang đang vấp phải những khó khăn rất lớn nhưng Đờ Gôn cho rằng: “rõ ràng là sau sự sụp đổ đầy nhục nhã vừa qua, quân đội Pháp phải tỏ cho người ta thấy sức mạnh và quyết tâm của nước Pháp... Vấn đề cấp thiết trước mắt là vấn đề quân sự...”3.

---------------------
        1. Trừ viên đại tá Xêđin (Jean Cédille) nhảy dù xuống Tây Ninh (22-8) được bọn Nhật đưa về Sài Gòn và Métxme (Pierre Messmer) trốn thoát sau khi bị bắt, còn các toán nhảy dù khác đều bị nhân dân Việt Nam tóm gọn.

        2, 3. Charles de Gaulle, Sđd, tr. 549, 231.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:43:25 pm »


        Nhiều người Pháp cho rằng do Đờ Gôn không nắm được tình hình chính trị ở Đông Dương đã diễn biến ra sao, cho nên lúc này (8-1945) ông ta vẫn không định ra được một đường lối phù hợp với thực tế tình hình. Người ta chê trách Đờ Gôn rằng ông ta vội hy vọng: với bản tuyên bố 24 tháng 3, với các “quan cai trị” được thả dù xuống và nhất là với đạo quân viễn chinh đang được cấp tốc đưa sang, ông ta có thể nhanh chóng lập lại được trật tự trên bán đảo này. Người ta cũng phê phân Đờ Gôn và bọn cầm quyền phản động Pháp đã ôm ấp một sự lạc lõng về nhận thức, đã không hiểu được rằng những biến đổi sâu sắc về chính trị trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã đặt đế quốc Pháp trước một xứ Đông Dương đã nhận thức được sức mạnh của chính mình và đang quyết tâm đứng lên giành quyền độc lập. Đế quốc Pháp cũng không thấy được rằng những nguyên tắc về chế độ thuộc địa mà người ta quan niệm trước đây đã không thể đứng vững trước những rung chuyển về mặt xã hội do cuộc chiến tranh vừa qua gây nên. Bốn năm chiếm đóng của quân đội phát xít Đức trên đất Pháp và phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sục tại nhiều nước chưa giúp họ nhận thức đúng đắn về thời cuộc. Ngược lại, họ đã “tự tách ra khỏi những biến cố trên thế giới và cứ tưởng như mình đang sống vào năm 1939...”.

        Thực ra, sẽ không hoàn toàn đúng nếu nói rằng, vào tháng 8 năm 1945, Đờ Gôn không nắm được những biến cố đã xảy ra ở Đông Dương, vì chính ông ta đã viết trong Hồi ký chiến tranh rằng lúc này Việt Minh đã từ vùng căn cứ kéo về, đã tuyên bố nước Việt Nam độc lập và đòi thống nhất ba kỳ. Chính ông ta đã từng chỉ thị cho Xanhtơny gặp ngay đại diện của chính quyền cách mạng. Người ta còn được biết rằng trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ1ở Oasinhtơn vào ngày 22 đến 24 tháng 8, ông ta đã nói những lời vừa khôn ngoan, vừa ngoan cố và lừa bịp. Đề cập đến số phận của các dân tộc thuộc địa trên thế giới, Đờ Gôn nói: “thế kỷ 20 phải là thế kỷ của nền độc lập của họ..., phải là thời kỳ mới, đánh dấu bước đường mà họ đang tiến tới nền độc lập với những thể thức tiến bộ khác nhau... Phương Tây phải nhận thức được điều đó và phải chấp nhận điều đó... Nhưng các dân tộc thuộc địa phải tiến tới độc lập cùng với phương Tây, chứ không được chống lại phương Tây... vì những sự biến đổi trong các nước chậm tiến sẽ có thể dẫn đến sự bài ngoại, nạn nghèo đói và vô chính phủ...” (!). Đờ Gôn nói rằng lúc này ông ta chưa xác định được chế độ tương lai của Liên bang Đông Dương, nhưng ý định của nước Pháp là sẽ dàn xếp với các nước Đông Dương, “miễn sao thỏa mãn được ý nguyện của dân chúng các nước đó”2.

        Cũng qua hồi ký của Đờ Gôn, người ta còn biết thêm rằng chính trong lần gặp gỡ này, ông ta đã yêu cầu Mỹ không để cho Anh và Tưởng Giới Thạch tiếm quyền tay đôi ở Đông Dương mà nên can thiệp để cho quân đội Pháp được trở lại bán đảo này. Ông ta còn yêu cầu Mỹ “để cho Pháp có dấu ấn” trong thư Đồng minh trả lời về việc tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, tức là làm sao để cho Pháp “có danh nghĩa vì đã góp phần vào chiến thắng”!, v.v… Tổng thống Mỹ đã hứa hẹn chấp thuận mọi đề nghị của Pháp.

        Những nhà viết sử Pháp cho rằng Tổng thống Mỹ Tơruman đã có thái độ “hảo tâm” hơn so với Rudơven trước đây. Thực ra điều đó không phải là không có nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân sâu xa là âm mưu của đế quốc Mỹ ở châu Âu. Nếu trong những năm 1943 đến giữa năm 1945, Mỹ tỏ thái độ thù địch với Pháp3, thì ngày nay trước yêu cầu phải tập hợp lực lượng các đế quốc đàn em để hòng cân bằng lực lượng với Liên Xô, trước hết là ở châu Âu, đế quốc Mỹ thấy cần phải nhân cơ hội này mà lôi kéo Pháp. Còn đối với Việt Nam, nếu trước đây Oasinhtơn cho rằng Việt Minh là một phong trào dân tộc chủ nghĩa có thể ve vãn được thì qua khí thế chính trị của nhân dân Việt Nam trong những ngày tháng Tám, đế quốc Mỹ đánh hơi thấy chúng đứng trước “nguy cơ chủ nghĩa cộng sản đang lan rộng ở Đông Nam Á”. Vì vậy âm mưu của chúng là dùng bàn tay của Pháp hòng tiêu diệt ngay chính quyền cách mạng còn non trẻ. Ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương, trước mắt đối với Mỹ là một mũi tên nhằm hai đích. Chính vì vậy mà Đờ Gôn khoe cuộc gặp gỡ (22 - 24-8-1945) giữa ông ta với Tơruman đã kết thúc “trong không khí rất cởi mở”.

        Nếu đối với đế quốc Mỹ, Đờ Gôn đã “tranh thủ” được thì sự có mặt của quân đội Anh ở miền Nam Đông Dương càng không làm cho Pháp lo ngại lắm. Mặc dù quyết định của hội nghị Pôxđam không phải là không kích thích tham vọng thuộc địa của đế quốc Anh, nhưng như Đờ Gôn nhận xét, lúc này (8-1945) Anh còn “đang rối tinh ở Xâylan, Mã Lai, Miến Điện và cả ở Hồng Công nữa”. Đờ Gôn cho rằng trước sau họ cũng phải rút quân và trao lại miền Nam Đông Dương cho Pháp. Mặt khác, cần thêm rằng, sự có mặt của Pháp ở Đông Dương càng làm cho đế quốc Anh yên tâm về những thuộc địa của họ ở phía nam châu Á.

        Thái độ Anh sẵn sàng giúp Pháp đã được chứng minh bằng kết quả chuyến công cán của viên đại tá Pháp Uên (Jacques Weill) sang Luân Đôn giữa tháng 8 năm 1945.

-------------------------
        1. Tổng thống Mỹ lúc này là Tơruman (Harry Truman), Rudơven chết tháng 4 năm 1945.

        2. Charles de Gaulle, Sđd, tr. 213, 164, 554.

        3. Mỹ lên án Pháp đầu hàng phát xít Đức - Nhật; mưu toan đặt Đông Dương dưới chế độ “công quản quốc tế”; không đồng tình cho Pháp “góp phần” trên chiến trường Viễn Đông; gạt Pháp ra khỏi các hội nghị quốc tế quan trọng; không cho quân đội Mỹ ở Trung Quốc giúp tàn quân Pháp ở Hoa Nam, v.v…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:44:03 pm »


XUẤT TƯỚNG

        Được Uên từ Luân Đôn về báo cáo cho biết “thiện chí của Chính phủ hoàng gia Anh”, ngày 18 tháng 8, Đờ Gôn vội đốc thúc Lơcléc lên đường sang Đông Dương, với trọng trách lập lại chủ quyền của Pháp trên xứ này.

        Lơcléc và bộ tham mưu rời Pari “với lòng tự hào nhà binh” vì đã được thủ lĩnh tin cậy giao cho toàn quyền dùng mọi phương sách quân sự để “đem bằng được lá cờ ba sắc trở lại Đông Dương”. Viên tổng chỉ huy này tin rằng, với lòng hào hiệp kiểu ănglê mà Uên từ Luân Đôn về nói lại, đế quốc Anh sẽ giúp cho quân đội Pháp đủ mọi thứ (từ vũ khí đến chất đốt, từ chăn màn, đồ hộp đến thuốc sốt rét...). Lơcléc cũng tin những lời nhiều tướng lĩnh Pháp ở Pari nói rằng để chiếm lại một thuộc địa cũ như Đông Dương, cuộc viễn chinh do ông ta chỉ huy nếu không phải là một cuộc diễu hành quân sự thì cũng chỉ là một cuộc bình định trong vài ba tháng. Nhưng rồi càng suy nghĩ, tướng Lơcléc và đoàn tùy tùng càng không khỏi lo âu vì họ đứng trước quá nhiều ẩn số.

        Trước hết, tổng chỉ huy và Bộ tham mưu viễn chinh Pháp ra đi mà chưa ai biết gì về cái xứ Đông Dương xa xôi này. Chỉ khi ngồi trên máy bay rồi, Lơcléc mới đem một cuốn sách do cựu toàn quyền Đume (Paul Doumer) viết về Đông Dương ra đọc, với hy vọng cuốn sách của tay thực dân bậc tiền bối ấy giúp mình hiểu được điều gì bổ ích về mảnh đất “hiếu động” này chăng!

        Hai là chính Lơcléc cũng chưa hề biết gì về mưu đồ của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc Đông Dương. Liệu bọn Quốc dân đảng Trung Hoa có tiếp tục giam lỏng đám tàn quân Pháp ở Hoa Nam, tiếp tục coi Đông Dương là “khu rừng cấm” đối với Pháp không? Lời hứa ngày 10 tháng 10 năm 1944 của Tưởng với tướng Pếchcốp (Pechkoff, đại diện Pháp ở Trung Quốc) về việc Tưởng giúp Pháp trở lại Đông Dương phải chăng chỉ là lời mở đầu của một cuộc mặc cả?

        Ba là (điều quan trọng bậc nhất đối với viên tướng viễn chinh), Lơcléc và bộ tham mưu ra đi với hai bàn tay trắng, với lời hứa ở Pari rằng quân đội sẽ sang sau. Quân đội đó hiện ở đâu và sẽ được đưa sang bằng cách nào. Khi còn ở Pari, từ tháng 6, Lơcléc đã từng tính toán, nhưng đó chỉ mới là sự tính toán trên giấy.

        Tình hình thực tế của đội quân viễn chinh vào ngày mà Lơcléc lên đường như thế nào? Sư đoàn 9e DIC, trung đoàn xe bọc thép Mátxuy và nhất là sư đoàn 3e DIC đều chưa được chấn chỉnh xong. Trung đoàn 5e RIC mới có một tiểu đoàn biệt kích. Lính da đen của lữ đoàn Mađagaxca điều trả về Trung Phi khiến cho đơn vị này càng xộc xệch. Ngoài khó khăn bao trùm là vấn đề quân số, tình hình trang bị cũng là một khó khăn to lớn khác. Các đơn vị rút từ chiến trường châu Âu về đều không được Mỹ trang bị tiếp nên vũ khí đã thiếu lại hư hỏng.

        Về không quân, với số máy bay Anh cho mượn, Pháp vội sơn cờ Pháp và phù hiệu CEFEO để tổ chức thành hai phi đội vận tải và một phi đội ném bom. Các tướng viễn chinh Pháp hy vọng rằng sắp có chừng 100 máy bay tung cánh trên vùng trời Đông Dương.

        Về hải quân, với số tàu chiến Pháp góp vào theo “kế hoạch liên quân” trước đây, dù chưa hết hạn sử dụng, Anh - Mỹ vẫn tạm giao lại để Pháp tổ chức thành ba hải đoàn, gồm các tàu tuần dương Tơriomphăng, Xuyphren và Gloarơ (Triomphant, Suffren, Gloire), tàu thiết giáp Risơliơ (Richelieu) và tàu vận tải Bêác (Béarn). Nhưng cũng vì lý do quân số, các tàu trên chưa thể lên đường sang Đông Dương trước tháng 9.

        Nếu việc tập trung 60.000 quân theo kế hoạch của Đờ Gôn thành sự thật thì việc vận chuyển số quân đó từ Pháp sang Đông Dương cũng không thể thực hiện được trong ba tháng như Pari trù tính, trong khi Pháp chỉ có một tàu vận tải Bêác. Trông chờ vào Anh thì đô đốc Maobéttơn đang phải tập trung tàu để đi giải giáp quân Nhật trên một vùng quá rộng ở Đông Nam Á và phải chuyển lính mãn hạn ở rải rác từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

        Bốn là, Lơcléc và bộ tham mưu viễn chinh chưa hình dung nổi “cuộc bình định” sẽ diễn ra như thế nào, khi mà đội quân viễn chinh chưa hề được huấn luyện về cách đánh đó trên một chiến trường nhiệt đới xa lạ. Ở Pari người ta chỉ nêu lên mấy nguyên tắc chung chung về cách đánh, mấy nguyên tắc rất mâu thuẫn đối với nhiệm vụ một quân đội đi xâm lược. Nào là “phải tránh những cuộc đụng độ đẫm máu” (để lực lượng khỏi bị tiêu hao), nào là “phải tránh phân tán binh lực ra nhiều nơi” (vì mỏng quá dễ bị tiêu diệt), v.v.

        Như sách báo Pháp và phương Tây đã nói, Lơcléc sắp dẫn đội quân viễn chinh “lao vào một tổ ong” mà chưa hình đung nổi tổ ong đó thế nào, cũng chưa biết “lao vào thế nào để cho khỏi sưng mặt”. Người ta đốc thúc Lơcléc lên đường và viên tướng này cũng vội vã ra đi vì “sợ nước Pháp chậm chân”.

        Và điều cuối cùng là, quan hệ giữa những người cầm đầu đội quân viễn chinh, trong đó nổi lên mối quan hệ không hay ho gì giữa cao ủy Đácgiăngliơ và tổng chỉ huy Lơcléc.

        Rời sân bay Buốcgiê ra đi, Lơcléc đinh ninh rằng Tổng thống Đờ Gôn đã gửi gắm ở ông ta lòng tin tưởng tuyệt đối. Ông ta không hề nghĩ rằng có một đô đốc Đácgiăngliơ nào đó trong số những người cầm đầu đội quân viễn chinh mà ông ta đã được giao quyền chỉ huy.

        Chỉ đến khi tới Căngđy (Xâylan), Lơcléc mới được biết Đờ Gôn đã cử Đácgiăngliơ làm cao ủy Pháp ở Đông Dương. Tin này làm cho tướng Lơcléc “không vui” vì ông ta cho rằng khi tổng thống đã tin tưởng trao cho ông ta nhiệm vụ đem quân sang Đông Dương, một nhiệm vụ trước tiên phải được giải quyết bằng quân sự thì đáng lẽ ông ta phải được rộng tay hành động. Vậy mà...

        Theo dư luận Pháp, việc Đờ Gôn chỉ định Đácgiăngliơ làm cao ủy đã khiến cho nhiều nhân vật cao cấp trong giới cầm quyền Pháp. (cớ cả bộ trưởng quân lực Pháp) ngạc nhiên, vì từ lâu người ta đã biết quan hệ căng thẳng giữa Lơcléc và Đácgiăngliơ. Với chức vụ cao ủy, Đácgiăngliơ sẽ nắm mọi quyền lực như một viên toàn quyền, kể cả mọi kế hoạch hành động của ba quân chủng hải, lục, không quân. Còn Lơcléc, nói cho cùng, chỉ là một phụ tá chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc hành binh.

        Lơcléc không ưa gì viên cao ủy vì ông ta cho rằng Đácgiăngliơ là con người bất chính, nham hiểm, thủ đoạn. Ngược lại, cao ủy không ưa Lơcléc vì viên đô đốc coi thường viên tướng tổng chỉ huy vốn chỉ là một đại tá kỵ binh được người ta đề cao vì chiến tranh theo gót quân Mỹ vào giải phóng Pari.

        Tuy nhiên, còn biết bao nhiêu điều bí ẩn trong ý đồ của Đờ Gôn mà các nhân vật quân sự và dân sự cao cấp ở Pari không biết và không giải thích nổi. Thực ra, Đờ Gôn không cố ý nhốt hai con ngựa khác giống vào chung một chuồng. Nhưng sự có mặt của cả Đácgiăngliơ và Lơcléc đều cần đối với tổng thống Pháp trong những ngày ra quân đầu tiên này. Nếu Đờ Gôn tin tưởng vào tài thao lược của viên tướng kỵ binh trẻ tuổi Lơcléc thì ông ta cũng càng tin vào bộ óc thực dân bảo hoàng hơn cả vua chúa của viên đô đốc - cao ủy - thầy tu Đácgiăngliơ.

        Núp dưới cái ô của Đờ Gôn, sau này viên cao ủy mặc sức lộng hành và đó cũng là nguồn gốc của mọi sự lục đục trong hàng ngũ tướng lĩnh Pháp trong năm đầu của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:44:51 pm »


ĐẾ QUỐC ANH NỐI GIÁO CHO GIẶC

        Trên đường sang Đông Dương, qua Carasi (Pakixtan), Lơcléc nhận được điện của Maobéttơn mời đến Căngđy. Qua cuộc gặp gỡ đầu tiên này, viên đô đốc Anh chính thức cho Lơcléc biết rằng, theo quyết định ở Pôxđam, quân Tưởng sẽ vào bắc vĩ tuyến 16 và Pháp sẽ “khó mà bẩy được chúng đi”. Còn tại miền Nam Đông Dương, theo Maobéttơn, lúc này Lơcléc chưa thể đến Sài Gòn được. Quân Nhật chưa hạ vũ khí. Máy bay của Anh bay qua còn bị cao xạ Nhật bắn lên. Pháp phải đợi Anh rút dần sư đoàn 20 từ Miến Điện sang Sài Gòn thì quân đội Pháp mới có “cái ô che” để đặt chân vào miền Nam Đông Dương. Maobéttơn bảo đảm rằng Anh sẵn sàng giúp quân đội Pháp về mặt trang bị và cố khắc phục khó khăn về tàu vận tải để Pháp chuyển quân viễn chinh sang Đông Dương càng sớm càng tốt. Qua cuộc gặp gỡ “rất thân mật” này, viên tướng Pháp nhận rõ thêm rằng sở dĩ Maobéttơn sốt sắng giúp Pháp ở Đông dương là muốn dùng bàn tay Pháp cùng Anh hạn chế Mỹ bành trướng thế lực ở Đông Nam Á.

        Vấn đề quân Tưởng ở miền Bắc khiến tướng Lơcléc lo lắng. Sau cuộc gặp gỡ ngày 22 tháng 8 với Maobéttơn, Lơcléc vội đánh điện báo cáo cho Đờ Gôn (khi đó đang ở Mỹ) để Tổng thống Pháp vận động Tơruman can thiệp với Tưởng Giới Thạch.

        Được sự hứa hẹn giúp đỡ của Anh, ngày 24 tháng 8, Lơcléc cùng bộ tham mưu quân viễn chinh Pháp vạch ra kế hoạch chiến lược gồm mấy điểm chính như sau:

        - Lợi dụng sự có mặt của quân đội Anh để làm chủ toàn bộ vùng lãnh thổ nam vĩ tuyến 16.

        - Thả dù càng nhiều càng tốt nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống vùng quân Tưởng kiểm soát ở miền Bắc.

        - Tranh thủ mọi cơ hội để duy trì và xác nhận chủ quyền của Pháp, trước hết là đối với Đồng minh.

        - Từng bước giành lại vùng do quân Tưởng kiểm soát theo khả năng các đợt quân tăng viện.

        - Tùy hoàn cảnh mà thương thuyết, trên bình diện chính trị, với tất cả các nhân vật bản xứ.

        Về mặt lực lượng, bộ chỉ huy Pháp chủ trương cấp tốc đưa chừng 120 tên lính thuộc trung đoàn 5e RIC theo quân Anh đến Sài Gòn bằng máy bay ngay trong đợt đầu. Các đơn vị còn lại sẽ đưa dần sang bằng tàu biển. Để việc chuyển quân được nhanh chóng, ngoài chiếc tàu vận tải Bêác chúng sẽ tận dụng cả tàu tuần dương và tàu thiết giáp.

        Trong khi chờ có quân, được sự đồng ý của Anh - Mỹ để Pháp “có danh nghĩa là kẻ chiến thắng”, Lơcléc đi Tôkyô đại diện cho phía Pháp tham dự lễ tiếp nhận Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9. Chính trong dịp này, qua việc thăm dò thái độ Mắc Áctơ (Mc Arthur, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương) về việc quân đội Pháp trở lại Đông Dương, Lơcléc đã được viên tướng Mỹ này khuyên “hãy mang quân đội sang, mang nhiều hơn nữa, mang sang càng nhiều càng tốt”.

        Từ Nhật Bản trở về Căngđy, Lơcléc đứng ngồi không yên1vì tình hình Đông Dương thay đổi quá mau lẹ, trong khi đó bộ tư lệnh quân viễn chinh Pháp vẫn hai bàn tay trắng. Rõ ràng việc trở lại Đông Dương không dễ dàng như người ta đã và đang ảo tưởng ở Pari.

        Do quân sang chậm, lại do thái độ của Mỹ đối với việc Pháp trở lại miền Bắc chưa rõ rệt (ngoài lời khuyên chung chung của Mắc Áctơ), đầu tháng 9 Bộ tham mưu viễn chinh Pháp phải điều chỉnh lại kế hoạch chiến lược đã được vạch ra nửa tháng trước: Dựa vào quân Anh để nhanh chóng chiếm miền Nam. Chỉ khi đã đứng vững, mới lấy miền Nam làm bàn đạp để chiếm nốt phần còn lại của bán đảo Đông Dương.

        Trước những thực tế ngày càng kém lạc quan về tình hình Đông Dương, Lơcléc phải cho người về Pháp báo cáo “để phủ tổng thống bớt ảo tưởng”, vì những tin tức mà Pari nhận được hồi giữa tháng 8 nay đã trở nên những chuyện hoang đường. Người ta kể lại rằng, khi vừa nghe phái viên của Lơcléc báo cáo về tình hình Đông Dương, Đờ Gôn đã lập tức nổi khùng và cắt ngang: “Nếu tôi cứ nghe mãi những lời nhảm nhí như vậy thì chẳng bao lâu nước Pháp sẽ không còn đế quốc của nó nữa. Hãy đọc lại bản tuyên bố CỦA TÔI (ý nói bản tuyên bố 24-3-1945) và hãy nắm vững nội dung của nó”. Đến đây ngài tổng thống chấm dứt cuộc nói chuyện với phái viên của Lơcléc.

        Hăngri Adô, người kể lại câu chuyện trên đây đã đặt vấn đề: Phải chăng so với năm 1944, Đờ Gôn chưa hiểu biết thêm được điều gì và cũng chưa hề quên đi điều gì vì ông ta đã cố tình không đếm xỉa đến thực trạng ở Đông Dương. Nói một cách khác, ông ta đã cố tình “khoác cho quá khứ trọng trách của tương lai...”.

        Khi sự việc trên đây lọt ra khỏi phủ tổng thống Pháp, dư luận tiến bộ ở Pari cho rằng nhà cầm quyền Pháp đã tự trói chặt mình vào bản tuyên bố ngày 24 tháng 3, một bản tuyên bố chứa đựng khá nhiều điều mơ hồ và không có khả năng làm cơ sở cho việc thương thuyết.

----------------
        1. Theo nguyên văn của Clốt Paya: “giậm chân như ngựa”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:45:20 pm »


        Để biện hộ cho bản tuyên bố của Đờ Gôn hòng lừa bịp dư luận, Lôrăngxi (Laurentie), giám đốc vụ chính trị bộ Thuộc địa Pháp, vội họp báo. Ngày 15 tháng 9, tờ báo tư sản Pháp Thế giới đăng những lời tuyên bố mơ hồ và lừa bịp của ông ta. Mặc dù phải công nhận rằng “Việt Minh, trước hết là một phong trào dân tộc...”, rằng “nếu người ta muốn tiến tới hòa giải thì phải thừa nhận những nguyện vọng về độc lập và bình đẳng của người Đông Dương...”, Lôrăngxi lại nhận xét một cách lập lờ: “Đó cũng là tinh thần bản tuyên bố ngày 24 tháng 3 của Chính phủ (Pháp), khi Chính phủ cam kết rằng sẽ không xác định bất cứ điều gì mà không hỏi ý kiến dân chúng Đông Dương...”1.

        Mấy ngày sau đó, tại Ấn Độ, đến lượt cao ủy Đácgiăngliơ lên tiếng. Theo số báo Thế giới ngày 21 tháng 9 thì viên đô đốc thầy tu này đã tuyên bố rằng ông ta “sẽ không thấy có sự chống đối nào của dân chúng Đông Dương, vì chúng ta (Pháp) không đến để chiếm lại xứ này... (!). Chúng ta đến với họ một cách hết sức chân thành (!), không hề có một dụng ý lừa dối họ. Chúng ta quyết trao trả cho họ việc điều hành chính quyền phù hợp với khả năng của họ...”2.

        Thực tế hành động của thực dân Pháp và phái bộ quân sự Anh ở Sài Gòn trong những ngày tháng 9 đã bác bỏ hoàn toàn những lời tuyên bố lừa bịp của những người đại diện giới cầm quyền Pháp.

        Cùng một số sĩ quan Pháp được máy bay quân đội hoàng gia Anh thả dù xuống Tây Ninh (22-8-1945) rồi được quân Nhật đưa về Sài Gòn, viên đại tá Xêđin đã nhân danh ủy viên Cộng hòa Pháp ở miền Nam Đông Dương bắt liên lạc với bọn thực dân Pháp có mặt ở Nam Bộ và bọn tù binh Pháp (bị Nhật bắt giam từ 9-3-1945) để gấp rút chuẩn bị thực hiện âm mưu đặt lại ách thống trị của Pháp ở miền Nam nước ta. Cũng chính trong những ngày này, nhân dân Việt Nam đang sôi nổi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa và ngày 25 tháng 8, tại hầu hết các tỉnh Nam Bộ, chính quyền đã về tay nhân dân.

        Trước tình hình đó, ngày 27, Xêđin đã buộc phải tìm đến gặp lại đại diện chính quyền cách mạng ở Sài Gòn và đề nghị phía cách mạng chấp nhận chế độ chính trị đã được nêu trong bản tuyên bố ngày 24 tháng 3 của Đờ Gôn. Đại diện chính quyền cách mạng đã kiên quyết bác bỏ và nhấn mạnh với người “đại diện của nước Pháp Mới” là: nếu Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam thì quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp trên đất nước Việt Nam mới được bảo đảm. Đó là điều kiện tiên quyết. Việt Nam không chủ trương bài ngoại, nhưng rõ ràng bản tuyên bố của Đờ Gôn không thể là cơ sở cho bất kỳ cuộc thương lượng nào.

        Cuộc tiếp xúc đầu tiên đã không đem lại kết quả. Âm mưu ép ta chấp nhận những điều kiện do chúng đề ra bị thất bại. Xêđin và đồng bọn mưu toan dựa vào sự bao che của quân Nhật để chuẩn bị lực lượng và hoạt động khiêu khích hòng phá hoại chính quyền cách mạng. Ngày 2 tháng 9, chúng cho bọn Pháp kiều phản động nấp trong nhà thờ xả súng bắn vào nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng Ngày Độc lập. Quần chúng cách mạng đã kịp thời trừng trị bọn khiêu khích.

        Phái bộ quân sự Anh (lợi dụng hiệp định Pôxđam, nấp dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở miền Nam Đông Dương) cũng sớm lộ mặt là những kẻ cố tình can thiệp vào nội trị nước ta, trắng trợn tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược miền Nam Việt Nam.

        Viện cớ “tình hình trật tự ở Sài Gòn không được bảo đảm”, ngay từ khi còn đang trên đường sang Đông Dương, ngày 4 tháng 9, viên tướng Anh Grêxi (Gracey), đã gửi điện cho thống chế Nhật Têrôchi3, ra lệnh tăng lực lượng quân Nhật ở Sài Gòn lên 7 tiểu đoàn, thực chất là tiếp tay cho thực dân Pháp xâm lược ngay từ đầu.

        Ngày 6 tháng 9, phái bộ quân sự Anh đến Sài Gòn, đem theo một đại đội biệt kích (thuộc trung đoàn 5e RIC) của Pháp mặc quân phục Anh. Ngay sau khi theo gót phái bộ Anh đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, bọn này được Anh cho thay thế quân Nhật chiếm đóng một số vị trí quan trọng: cảng, xưởng đóng tàu, kho thuốc súng... Phái bộ Anh còn hạ lệnh cho Têrôchi giải giáp lực lượng vũ trang Việt Nam (mà chúng gọi là quân phiến loạn). Từ 12 tháng 9, khi tướng Anh Grêxi cùng lữ đoàn Ấn Độ (thuộc sư đoàn 20 do hắn chỉ huy)4 đến Sài Gòn thì hành động can thiệp của phái bộ Anh càng trắng trợn hơn. Chúng cho thêm hai đại đội thuộc trung đoàn 5e RIC của Pháp đổ bộ lên Sài Gòn và cho bọn này chiếm đóng thêm nhiều vị trí quan trọng. Chúng trang bị cho kiều dân Pháp và dung túng cho bọn này khiêu khích ngoài đường phố.

        Những hành động can thiệp trắng trợn của phái bộ Anh và sự khiêu khích của bọn thực dân Pháp đã buộc nhân dân Việt Nam phải biểu thị thái độ. Cuộc tổng đình công bất hợp tác ngày 17 tháng 9 là đòn cảnh cáo đầu tiên khiến bọn Anh - Pháp phải dè chừng trước sức mạnh của quần chúng cách mạng. Lá cờ ba sắc vừa được phái bộ Anh cho bọn Pháp kéo lên một cách phi pháp ở dinh toàn quyền cũ đã lập tức bị hạ xuống trước thái độ công phẫn của nhân dân Sài Gòn. Bị dư luận thế giới lên án, bọn Anh ở Căngđy phải cử viên tướng Xlim (Slim) đến Sài Gòn để nhắc nhở Grêxi phải hành động kín đáo hơn. Cụ thể là không nên ra mặt tiếp tay cho Pháp mà bề ngoài cần làm ra vẻ chỉ hành động nhằm “thực thi nhiệm vụ duy nhất là giải giáp quân đội Nhật”, để Chính phủ hoàng gia Anh “khỏi mất mặt vì sự chống đối của dân chúng địa phương”.

-------------------------
        1. Henri Azeau, Sđd, tr. 79.

        2. Henri Azeau, Sđd, tr. 80.

        3. Douglas Gracey, tư lệnh sư đoàn 20 quân đội đế quốc Anh, được Mountbatten phái sang giải giáp quân Nhật; thống chế Térauchi, tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Nam Á thời kỳ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.

        4. Lúc này, Ấn Độ chưa giành được độc lập, còn là nước phụ thuộc vào đế quốc Anh. Trong sư đoàn 20 của quân đội hoàng gia Anh đóng ở Miến Điện bấy giờ có một lữ đoàn gurkhas Ấn Độ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:45:51 pm »


        Xêđin và bọn thực dân Pháp ở Sài Gòn, trước hết là tên chủ đồn điền cao su Badê (William Bazé), tưởng rằng với sự có mặt của một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5e RIC, với sự tiếp tay của Grêxi và phái bộ quân sự Anh, chúng có thể nhanh chóng vãn hồi trật tự, khôi phục chủ quyền của Pháp và sau đó tập hợp được bọn tay sai để lập lại chế độ cai trị của chúng. Dưới con mắt chúng “dân An Nam chỉ là những kẻ hèn nhát... Khi Pháp tỏ ra cương quyết, khi chiếc gậy đã được giơ lên thì chúng (chỉ dân An Nam) sẽ tan tác như bày chim sẻ”(!). Chính vì thế mà hành động của thực dân Pháp ngày càng hết sức trắng trợn.

        Ngày 19, Xêđin tuyên bố là Việt Minh không đại diện cho dư luận dân chúng và bất lực không duy trì được trật tự xã hội. Theo hắn thì trước hết trật tự phải được vãn hồi (ý nói phải chấm dứt mọi hoạt động phản đối của ta) để rồi “thiết lập một chính phủ phù hợp với bản tuyên bố 24 tháng 3”. Phụ họa với luận điệu của Xêđin, ngày 20 và 22, tướng Anh Grêxi đã “nhân danh đại diện Đồng minh” khẳng định mình có trách nhiệm duy trì trật tự. Ngay sau đó, Grêxi ra lệnh cấm báo chí, ban bố thiết quân luật và đòi kiểm soát lực lượng cảnh sát Việt Nam. Grêxi còn viện cớ kiểm soát Khám Lớn để thả hơn 1.400 tù binh Pháp1và trang bị cho bọn này. Có súng Anh trong tay, những tên lính Pháp này vừa ra khỏi nhà tù đã muốn tỏ cho mọi người biết rằng chúng không phải là “những phần tử Visi”. Khốn nỗi người dân Sài Gòn đã biết rất rõ rằng chúng chính là những kẻ đã nộp súng đầu hàng quân Nhật sau chưa đầy một đêm chiến đấu.

        Với sự có mặt của tiểu đoàn biệt kích thuộc trung đoàn 5e RIC, 1.400 tù binh được Anh thả ra và trang bị, hàng ngàn kiều dân được Anh trao súng, với sự dung túng của tướng Grêxi, bọn Pháp liên tiếp khiêu khích ngày càng trắng trợn trên các đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

        Sau này, trong cuốn Tấn kịch Đông Dương, tướng Pháp Mácsăng (Jean Marchand) viết: “Tất cả những điều đó làm cho những phần tử cách mạng vô cùng bực tức và thúc đẩy họ phải dùng đến bạo lực”. Còn cựu toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô thì đặt vấn đề: “Họ (quân Pháp) đến (Việt Nam) để làm gì? Phải chăng họ mưu toan đặt xứ này trở lại chế độ của Pháp như trước chiến tranh? Phải chăng một cuộc chiến tranh lại sắp được nhóm lên ở các xứ Đông Dương vừa được giải phóng khỏi bọn Nhật?”. Dù sao, Việt Minh - và cùng với Việt Minh là cả nước Việt Nam - sẽ không để cho ý đồ phiêu lưu này tái diễn... Nếu người ta (ý nói thực dân Pháp) muốn chiến tranh thì người ta sẽ được trả lời bằng chiến tranh. Và Việt Minh, người đấu tranh cho độc lập, chỉ cần hô lên một tiếng ĐỘC LẬP2là lập tức họ tập hợp được toàn dân thành một khối đoàn kết chung quanh họ... Cuộc xung đột ắt sẽ nổ ra...”.

        Cũng như trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thế kỷ trước, đế quốc Pháp lại áp dụng công thức cũ rích: đội quân viễn chinh xâm lược cộng với chính quyền bù nhìn tay sai.

        Đi đôi với chủ trương đưa quân đội núp sau cờ đế quốc Anh để xâm lược miền Nam nước ta, Đờ Gôn đã vời Vĩnh San (cựu hoàng Duy Tân)3 đến để làm một việc mà Tổng thống Pháp gọi là “cùng nhau trực tiếp bàn bạc để cựu hoàng tiến hành”.

        Cuộc đời biệt xứ bế tắc của Duy Tân ba chục năm ròng (1916-1945) đã kết thúc bằng cuộc gặp gỡ với Đờ Gôn ngày 14 tháng 12. Ông ta đã bằng lòng về nước làm bù nhìn cho Pháp đúng như ông tổ Gia Long đã làm hồi thế kỷ trước.

        Mười ngày sau khi gặp Đờ Gôn, Vĩnh San lên đường về Đông Dương, đem theo “chương trình hành động” và “lời kêu gọi nhân dân Việt Nam”, mà “đức vua dự định sẽ đọc khi ra mắt quốc dân ngay sau khi về nước”. Các “văn kiện” trên cho thấy Vĩnh San cũng lắp lại “ông chủ”, đưa ra những lời phỉnh phờ về “độc lập và thống nhất”, về khả năng “hợp tác với Việt Minh, trên cơ sở nhận thức một cách linh hoạt (?) về bản tuyên bố 24 tháng 3 của Chính phủ Pháp”. Điều đó càng dễ hiểu, khi người ta biết rằng các “văn kiện” trên đã được thảo ra với sự khêu gợi và sự đồng ý của Bộ Thuộc địa Pháp, nhằm đạt tới cái gọi là “giải pháp Vĩnh San”.

        Nhưng rồi chiếc máy bay chở Vĩnh San về Đông Dương đã nổ tung trên bầu trời Bắc Phi ngày 25 tháng 12 năm 1945, kết liễu cuộc đời con người lăm le theo gót ông tổ Nguyễn Ánh đi vào con đường làm tay sai cho bọn cướp nước.

        “Giải pháp Vĩnh San” không thành, điều đó không hề ảnh hưởng gì đến hành động của quân đội Pháp đang núp dưới bóng quân đội Anh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam.

-------------------
        1. Bọn này trước đây thuộc trung đoàn 11e RIC đóng ở Sài Gòn, bị Nhật bắt và giam ở Khám Lớn trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945.

        2. Tác giả viết bằng tiếng Việt, in đậm.

        3. Duy Tân: vua bù nhìn, được các sĩ phu yêu nước là Thái Phiên và Trần Cao Vân thuyết phục, có tham gia âm mưu khởi nghĩa chống Pháp ngày 3 tháng 5 năm 1916 ở Huế. Âm mưu bị lộ, khởi nghĩa không thành công. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị đế quốc Pháp xử chém ở Huế. Còn Duy Tân bị Pháp bắt đưa đi đày ở đảo Rêuyniông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:47:17 pm »

           
Chương hai

MIỀN NAM TRƯỚC, MIỀN BẮC SAU

NẤP SAU CỜ ĐẾ QUỐC ANH

        Các cuộc xung đột lẻ tẻ đã diễn ra từ sáng 22 tháng 9, khi quân Pháp lợi dụng tình hình giới nghiêm do phái bộ Anh ban bố trái phép trong thành phố, nổ súng lấn chiếm thêm một số công sở và bị lực lượng vũ trang Việt Nam chống lại. Xêđin và viên thiếu tá Buýt (Buis) bèn quyết định dựa vào quân Anh nhanh chóng làm chủ thành phố Sài Gòn.

        Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp chính thức nổ ra hồi 4 giờ sáng 23 tháng 9 bằng những trận đánh chiếm sở cảnh sát, kho bạc, trụ sở Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Đờvile kể lại: do bị chống cự quyết liệt và bị thiệt hại, quân Pháp đã dùng hành động trả thù rất dã man đối với bất kỳ người dân Việt Nam nào chúng gặp trên đường phố. Các phóng viên Anh - Mỹ có mặt ở Sài Gòn đánh đi những bản tin làm chấn động dư luận thế giới về hành động của quân Pháp núp sau quân Anh để gây hấn. Bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ, tướng Anh Grêxi bẽ mặt vội ra thông cáo tìm cách đổ tội cho sự bất lực của bộ chỉ huy quân Nhật, những người được phái bộ Anh trao nhiệm vụ duy trì trật tự trong thành phố.

        Bọn chỉ huy Pháp hy vọng rằng với dăm tiếng súng “xua đuổi đàn chim sẻ”, chúng sẽ kiểm soát được thành phố, trật tự sẽ được vãn hồi nhanh chóng và chúng sẽ dễ dàng ép đối phương phải chấp nhận những điều kiện do chúng đề ra. Còn bọn chủ đồn điền thì chuẩn bị để trở lại các đồn điền cao su.

        Nhưng chúng đã lầm. Nếu Đờvile nhận thấy hành động của quân Pháp là “bằng chứng đầu tiên của một cuộc tái xâm lược đã thúc đẩy đòng căm thù (của dân tộc Việt Nam) lên đến cực điểm...” thì Anbe Xarô cũng khẳng định rằng “chiến tranh đã được trả lời bằng chiến tranh...”.

        Từ sáng sớm ngày 23, nhiều tên Pháp đã phải đền tội. Nhà máy điện bị phá hủy, nhiều nơi đóng quân của Pháp bị tiến công. Chẳng bao lâu, tấn thảm kịch đã lên tới tột đỉnh. Trong bản tin ngày 30 tháng 9, phóng viên hãng Roitơ viết: “Quân đội Anh - Pháp phải chống với 7.000 lính Việt Nam có đủ khí giới và hàng vạn dân quân được trang bị bằng dao, gậy, giáo, lựu đạn, nhất định tử chiến...”. Chẳng những thế, từ khi lệnh tổng bãi công và bất hợp tác được ban ra, mọi nguồn lương thực và thực phẩm bị phong tỏa và toàn thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn nằm trong tình trạng không có điện nước, không có chợ..., thì cảnh khốn quẫn của người Pháp bị vây hãm trong thành phố đã trở nên “không chịu nổi”. Cũng trong bản tin trên, phóng viên hãng Roitơ viết: “Sau bảy ngày, tình thế càng nghiêm trọng thêm. Chúng tôi ở Sài Gòn lâm vào cảnh rất nguy ngập về lương thực, vì trên bộ thì quân và dân Việt Nam phong tỏa còn trên mặt biển thì trước đây quân Nhật đã thả quá nhiều thủy lôi, đến nỗi không một chiếc tàu Đồng minh (Anh - Mỹ) nào có thể cập bến Sài Gòn được. Các kho gạo của quân đội Nhật trước đây đều đã bị người Việt Nam đốt phá hết trận này đến trận khác. Đã hai lần máy bay (của quân đội Anh) phải ném lương thực xuống. Ngày càng khó kiếm thức ăn và nước uống, đến nỗi rất nhiều người khốn khổ vì nạn khát, nếu không nhờ thỉnh thoảng có một trận mưa...”.

        Không những tình hình quân sự đã diễn ra trái ngược với dự đoán của bọn Anh - Pháp, mà chúng còn ở vào thế bất lợi về mặt chính trị trên trường quốc tế. Chính phủ Công đảng Anh vừa lên cầm quyền được vài tháng bị bẽ mặt vì những sự kiện Đông Dương đã phải chỉ thị cho Maobéttơn triệu bọn Grêxi - Xêđin đến để ngăn đe về những hành động quá lộ liễu và trắng trợn của chúng ở Sài Gòn. Nhân lúc Pháp đang bị nguy khốn trong thế trong bị đánh, ngoài bị vây, Anh mưu toan đứng ra làm trung gian “hòa giải”, vừa nhằm mục đích lừa bịp và dẹp bớt dư luận, vừa tạo điều kiện đưa thêm quân vào nới rộng vòng vây trong thành phố.

        Trải qua ba lần gặp gỡ trong những ngày 2, 6 và 8 tháng 10 (diễn ra trong điều kiện tạm thời ngừng bắn), phía Pháp vẫn không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam và trước mắt, chúng không chấp nhận trở lại tình hình như trước ngày 23 tháng 9. Sau đợt ngừng bắn cuối cùng (được kéo dài trong những ngày 8 và 9) cuộc điều đình tan vỡ, tiếng súng lại nổ.

        Sau những ngày lưu lại ở Căngđy để yêu cầu Anh giúp về trang bị, về tàu biển để chuyển quân, và chỉ khi được tin quân Pháp được quân Anh che chở đã “đứng chân” được ở Nam Kỳ, ngày 5 tháng 10 viên tổng chỉ huy Lơcléc mới đến Sài Gòn. Trước đám kiều dân Pháp ra đón, Lơcléc tuyên bố lừa bịp: “Tôi đến đây để bắt tay vào tu sửa lại những gì đã bị chiến tranh tàn phá và xây dựng lại một xứ Đông Dương công bằng (?) trong khối cộng đồng Pháp...”.

        Theo nhận xét sau này của tướng Mácsăng thì khi tới nơi, Lơcléc tỏ ra rất lo lắng vì đứng trước “một tình hình rất khẩn trương, thành phố vắng ngắt, dân chúng bản xứ tản cư hết, cửa hàng, xưởng thợ, công sở đều đóng cửa, giao thông tê liệt, tiếp tế thiếu thốn... Ban đêm luôn luôn có tiếng súng và lựu đạn nổ... Mọi con đường dẫn đến Sài Gòn đều bị ngăn chặn... Một sự uy hiếp nặng nề đè lên toàn thành phố...”.

        Được sự đồng tình của Grêxi “trong tình thân hữu Anh - Pháp biểu hiện ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên”, tất nhiên Lơcléc không quan tâm gì đến cuộc đàm phán Việt - Pháp đang diễn ra, mà mối lo lắng đầu tiên của viên tổng chỉ huy này là làm sao dựa vào quân Anh để giải quyết vấn đề gay cấn nhất đối với Pháp lúc đó là tiếp tế cho quân đội đang bị vây hãm trong thành phố. Lơcléc được phái bộ Anh cho mượn tàu thủy để chở vũ khí và quân dụng từ biển vào Sài Gòn và được Grêxi hứa hẹn cho mượn thêm quân, khi 2 lữ đoàn còn lại của sư đoàn 20 tới nơi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:49:05 pm »


        Lơcléc rất mong có thêm lực lượng để nhanh chóng giải vây cho quân Pháp ở Sài Gòn. Mặc dù trước khi viên tướng này đến hai ngày (3-10) đã có thêm một tiểu đoàn của trung đoàn 5e RIC do tàu Risơliơ chở đến, nhưng trong những ngày đầu tháng 10, phần lớn lực lượng của Pháp còn đang trên đường sang Đông Dương. Vì thiếu tàu, phải chuyển tải theo lối nhỏ giọt bằng những chuyến tàu rất thất thường do Anh cho mượn, có khi lính một nơi, trang bị một nẻo, buộc bọn chỉ huy Pháp phải điều chỉnh và tập hợp từng chuyến sau mỗi lần đổ bộ để kịp có từng đơn vị ném vào chiến đấu. Giữa lúc Lơcléc đang lúng túng về quân số thì cuối thượng tuần tháng 10, hai lữ đoàn của sư đoàn 20 của Anh cập bến Sài Gòn. Nhờ có “thái độ sòng phẳng không khất nợ” của Grêxi, mà Lơcléc có quân để thực hiện kế hoạch quân sự trước mắt: trong khi chờ đợi binh đoàn xe bọc thép của Mátxuy đến, dựa vào quân Anh chiếm đóng Sài Gòn và “vùng then chốt” (Key area, tức khu tam giác Sài Gòn - Thủ Dầu Một - Biên Hòa, nơi Anh đang tập trung và giải giáp quân Nhật), Pháp sẽ theo gót quân Anh để nới rộng vòng vây quanh Sài Gòn, đồng thời sớm đưa lực lượng sang Campuchia và Hạ Lào. Khi đã có thêm viện binh, sẽ phối hợp với quân Anh, giải vây Sài Gòn, mở rộng “vùng then chốt”, tiến tới chiếm đóng vùng lúa gạo ở miền Tây, vùng cao su ở miền Đông, làm chủ các trục giao thông nối liền Nam Bộ và Campuchia, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

        Ngày 12 tháng 10, trong khi quân Anh chiếm Gia Định và Gò Vấp, Pháp cho một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5e RIC tiến công lên Phù Mỹ. Ba ngày sau, một đại đội của 5e RIC theo chân một đại đội Anh - Ấn nhảy dù xuống Phnôm Pênh, chiếm thủ đô Campuchia. Ngày 23 và 25, quân Anh chiếm Thủ Dầu Một và Biên Hòa. Một thông cáo được tung ra: vùng Ven phía bắc Sài Gòn “coi như được giải tỏa”.

        Cuối tháng 10, binh đoàn xe bọc thép của Mátxuy tới nơi. Có tin những đơn vị đầu tiên của sư đoàn 9e DIC cũng sắp cập bến. Một kế hoạch hành binh mới được thảo ra gồm “hai đòn chủ yếu và hiểm hóc” được bộ chỉ huy Pháp coi là có tính chất quyết định đối với chiến trường Nam Bộ:

        1. Trước mắt, đơn vị xe bọc thép của Mátxuy tiến theo đường bộ (lộ 4) qua Tân An, phối hợp với một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5e RIC tiến theo đường sông (bằng phương tiện do quân Anh giúp) đánh chiếm Mỹ Tho (nơi chúng cho là có cơ quan lãnh đạo kháng chiến Nam Bộ) rồi từ đó tiến xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích: bảo đảm vấn đề tiếp tế cho quân ở Sài Gòn và từng bước nối liền đường sông lên Campuchia.

        2. Khi sư đoàn 9e DIC tới, sẽ tiến đánh Tây Ninh, “thủ phủ Cao Đài”, nhằm phá Mặt trận đoàn kết dân tộc, chiếm lại vùng cao su miền Đông và khai thông đường bộ sang Campuchia.

        Ngày 25 tháng 10, được sự phối hợp của quân Anh, hai cánh quân Pháp tiến theo đường bộ và đường sông từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho. Mấy ngày sau, tàu Risơliơ, cắm cờ Anh, dùng pháo yểm trợ cho quân Pháp chiếm Gò Công (28-10) rồi tiến về phía tây, phối hợp với quân ở Mỹ Tho theo đường bộ và thủy xuống Vĩnh Long (29-10) và Cần Thơ (31-10). Hai thị trấn này được dùng làm căn cứ xuất phát để tiến ngược dòng sông Tiền và sông Hậu từng bước nối liền với Campuchia.

        Đầu tháng 11, những đơn vị đầu tiên của sư đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 (9e DIC), gồm trung đoàn bộ binh thuộc địa Marốc (RICM)1và trung đoàn kỵ binh thiết giáp thứ 9e (9 Dragons) cùng một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 6e RIC, cập bến Ô Cấp. Vừa chân ướt phân ráo tới nơi, các đơn vị này đã bị ném ngay vào chiến đấu. Cuộc hành binh tiến lên Tây Ninh được thực hiện ngày 8 tháng 11 bằng sự phối hợp giữa bộ đội thiết giáp của Mátxuy và một phân đội kỵ binh thiết giáp của trung đoàn 9. Pôn Muýt2được phái đi theo đơn vị của Mátxuy nhằm đem “kiến thức thuộc địa” của một tiến sĩ xã hội học thực dân để thuyết phục đồng bào ta ở Tây Ninh “quy thuận”. Sau khi vào “thánh địa Cao Đài”, đoàn thiết giáp của Mátxuy tiếp tục tiến lên Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp hòng làm chủ vùng cao su. Ngày 11 tháng 11, Pháp tuyên bố là đã tiến sát phía Tây Nguyên và đánh thông đường bộ sang Campuehia.

        Đi đôi với việc tiếp tay cho quân Pháp mở rộng chiến sự ở Nam Bộ, từ cuối tháng 9, phái bộ quân sự Anh đã đưa một tiểu đoàn Anh - Ấn đổ bộ lên Nha Trang, viện cớ là để giải giáp quân đội Nhật ở Nam Trung Bộ. Thật ra chúng lên đấy để trang bị cho kiều dân và tù binh Pháp được chúng thả ra cùng quân Nhật chiếm giữ những địa bàn chiến lược quan trọng, chia cắt chiến trường của ta và chuẩn bị chỗ đứng chân cho quân Pháp mở rộng chiến tranh ra Nam Trung Bộ sau này.

        Bị các chiến sĩ Việt Nam đánh mạnh, quân Nhật ở nhiều nơi (Ninh Hòa, Ba Ngòi...) phải rút về cụm ở Nha Trang. Thị xã này trở nên hoàn toàn bị cô lập. Quân Anh - Ấn - Nhật ở đó bị bao vây và thường xuyên bị quân ta lọt vào tiến công.

        Để cứu vãn tình hình, ngày 19 tháng 11, Pháp cho một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 6eRIC đổ bộ lên Nha Trang nhưng cũng không giải vây được cho liên quân Anh - Ấn - Nhật, Nha Trang trở thành nơi tập trung quân lớn nhất của chúng ở Nam Trung Bộ.

        Ngày 1 tháng 12, Pháp cho trung đoàn 5eRIC tiến lên Buôn Ma Thuộc nhằm thu hút lực lượng đối phương từ đồng bằng lên, đỡ đòn cho Nha Trang và chuẩn bị tiến về giải vây cho hơn 1.300 tù binh Pháp ở Đà Lạt, nhưng đến lượt trung đoàn này lại bị vây hãm giữa chiến trường rừng núi Tây Nguyên.

-----------------
       1. Theo Devillers và Salan thì đây là Régiment d’ Infanterie Coloniale du Maroc. Không phải là trung đoàn ứng chiến chiến xa hạng trung hay trung đoàn bộ binh thuộc địa cơ giới hóa như một số bạn đã dịch.

        2. Paul Mus (biệt hiệu Caille - chim cun cút) tiến sĩ xã hội học, khi còn là đại úy đã chạy thoát trong cuộc đảo chính của Nhật (9-3-1945), cùng viên đại úy Bouveret trốn sang Trung Quốc rồi về Pháp báo cáo với Đờ Gôn. Nay được thăng cấp thiếu tá, làm cố vấn chính trị cho Lơcléc, được coi là một sĩ quan “am hiểu về Đông Dương”. P. Mus là tác giả một cuốn sách về chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương nhan đề Sociologie d’une guerre (Xã hội học của một cuộc chiến tranh), mang nặng tư tưởng thực dân xâm lược.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM