Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:54:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu  (Đọc 39995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:23:12 pm »

    
        - Tên sách: Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu

        - Tác giả: Trần Trọng Trung

        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân

        - Năm xuất bản: 2004

        - Số hoá: ptlinh, chuongxedap


MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần một: NHỮNG NƯỚC CỜ TÍNH SAI

        Chương một: NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

        Chương hai: MIỀN NAM TRƯỚC, MIỀN BẮC SAU

        Chương ba: NÉM LỬA VÀO KHO THUỐC SÚNG

Phần hai: CHUI SÂU VÀO ĐƯỜNG HẦM

        Chương bốn: LEO CAO NGÃ ĐAU

        Chương năm:SA LẦY

        Chương sáu: BƯỚC NGOẶT ĐI XUỐNG

Phần ba: THẾ THUA ĐÃ RÕ RÀNG

        Chương bảy: TƯỚNG GIÀ CỨU NGUY

        Chương tám: HÒA BÌNH “CANH BẠC LỚN”

        Chương chín: NGÕ CỤT

Phần bốn: ĐỈNH CAO CỦA THẤT BẠI

        Chương mười: “TÌM LỐI THOÁT DANH DỰ”

        Chương mười một: CUỘC ĐỌ SỨC CUỐI CÙNG

        Chương mười hai: VỠ MỘNG XÂM LĂNG

THAY LỜI KẾT LUẬN
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2020, 10:54:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:26:20 pm »


       
LỜI NÓI ĐẦU1

        Ngày 25 tháng 4 năm 1977, nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Pháp, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng đến Pari, chính thức thăm hữu nghị nước Pháp, một chuyến viếng thăm mà Tổng thống Pháp Đextanh (Valery Giscard DEestaing) gọi là “cuộc tái ngộ Việt – Pháp”.

        Dư luận Pháp và thế giới lại có dịp nhắc lại “một quá khứ nặng nề” trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp, nhắc lại “một sự trùng hợp kỳ lạ” trong hai chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam. Các báo viết: Cũng ngày này ba mươi mốt năm trước (ngày 25-4-1946), ông Phạm Văn Đồng đến Pari, dẫn đầu phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam sang thăm Pháp. Sau đó ông làm trưởng phái đoàn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong cuộc hội nghị tay đôi ở Phôngtennơblô, một cuộc hội nghị mà “ông đã tỏ ra không khoan nhượng” trước những yêu sách nặng mùi thục dân của phía Pháp. Trong cuộc hội nghị này, mọi nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam đã bị khước từ. Cuối cùng, nhân dân Việt Nam đã buộc phải cầm súng... Mãi đến năm 1954, người Pháp mới hiểu rằng không thể đè bẹp được dân tộc Việt Nam... Người ta không làm lại lịch sử, nhưng người Mỹ không biết rút ra bài học của Pháp (mặc dù trước đây họ đã từng chê bai Pháp). Họ muốn biến Việt Nam thành một căn cứ chống cộng ở Đông Nam Á. Có sẵn một bộ máy quân sự khổng lồ, họ tưởng rằng không gì có thể chống cự nổi. Lịch sử đã chứng minh: cả Pháp và Mỹ đã lần lượt phạm sai lầm, lần lượt bị đánh bại ở Việt Nam. Từ chiến khu Việt Bắc năm 1946 đến phòng khách của khách sạn Marinhi2, “người cháu xuất sắc nhất của Bác Hồ đã trải qua một chặng đường đấu tranh lâu dài và cay đắng: ba mươi năm đau khổ và tàn phá của chiến tranh” (báo Người quan sát mới, ngày 23-4-1977). Ai mà có thể tin được rằng sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 20 tháng 7 năm 1954, một trong những địch thủ ghê gớm nhất một ngày nào đó lại đến thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ. Hơn hai mươi năm trôi qua đã không xóa nổi mà chỉ làm mờ đi những kỷ niệm xấu xa mà quân đội viễn chinh Pháp, theo lệnh của hàng chục chính phủ kế tiếp nhau đã để lại trên đất nước ông (báo Phigarô, ngày 26-4-1977). Là người đại diện cho nước Việt Nam mới, “ông Phạm Văn Đồng đến thăm nước Pháp với thế mạnh của hai chiến thắng lịch sử: năm 1954 đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của đế quốc Pháp, hai mươi năm sau đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ” (báo Rạng Đông, ngày 6-4-1977). Cuộc viếng thăm lần này là bằng chứng nổi bật về “một tinh thần độc lập tới mức cuồng nhiệt đã làm cho hai trong số các nước lớn phương Tây phải lần lượt cúi đầu bái phục” (báo Thế giới, ngày 26-4-1977). Là Thủ tướng của một dân tộc hùng mạnh và đầy tự hào đến Pari, không phải vì ông đã quên đi bất cứ điều gì. Mặc dù người ta sẽ nói với nhau về dầu lửa, về xe ô tô, về sự hợp tác để xây dựng lại trên đống tro tàn của chiến tranh, nhưng chưa ai quên hàng triệu người Việt Nam, người Pháp, người Mỹ đã chết. Nếu đối với Việt Nam, đó là sự hy sinh cần thiết thì đối với Pháp và Mỹ, đó là những cái chết vô ích. Ông đến Pháp để tìm kiếm lại quãng thời gian đã mất. Ông không khêu gợi lại chặng đường bốn mươi năm về trước, khi ông bị giam trong các nhà tù của Pháp. Nhưng ông biết lựa lời cần thiết để nhắc lại rằng: “hành động kiểu thuần túy cảnh sát” mà nước Pháp đã đề nghị với ông năm 1946 (ở Hội nghị Phôngtennơblô) thay cho lời hứa trả độc lập cho Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, là một việc làm không xứng đáng. Hồi đó, ông đã từng nói với đại diện Pháp rằng: tương lai của Việt Nam sẽ diễn ra theo ba tình huống: 1- Với sự hợp tác với các ông, 2- Hoặc chống lại các ông; 3- Hoặc không có các ông.

        Tình huống thứ hai đã xảy ra mấy chục năm qua. Và ngày nay (tuy đã quá muộn), nước Pháp không muốn rơi vào tình huống thứ ba mà mong muốn trở lại tình huống thứ nhất, hợp tác với nước Việt Nam. Vì, như Tổng thống Đextanh đã nói: “Việt Nam là cường quốc quan trọng nhất ở Đông Nam Á” (báo Buổi sáng Pari, ngày 26-4-1977).

        Trong buổi chiêu đãi do Tổng thống Pháp tổ chức để chào mừng Thủ tướng Phạm Văn Đồng trưa 26 tháng 4 năm 1977, buổi chiêu đãi mà báo Phigarô gọi là “bữa tiệc hòa giải”, ông Đextanh đọc diễn văn ca ngợi nước Việt Nam và coi cuộc viếng thăm của Thủ tướng “đã tạo cho chúng ta thời cơ mở ra một chương hoàn toàn mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước” (báo Rạng Đông, ngày 28-4-1977). Trong lời đáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chính sách của chúng tôi là đúng. Lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn đó” (báo Nhân Đạo, ngày 28-4-1977).

-------------------------
        1. Của lần xuất bản thứ nhất (năm 1979)

        2. Nơi Chính phủ Pháp dành riêng để tiếp các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:27:10 pm »


        Một chi tiết được tờ Rạng Đông lưu ý là trong “bữa tiệc hòa giải” gồm 119 người dự, “có cả một số nhân vật Pháp, bằng nhiều cách khác nhau, đã có liên quan đến quá khứ Pháp - Việt Nam”. Ngoài bà Văngđécmét (Françoise Wandermeersch), nổi tiếng về những cố gắng không mệt mỏi trong việc vận động ủng hộ hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, người ta còn thấy có mặt Xanhtơny, người thay mặt Chính phủ Pháp quan hệ với Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946, tướng Bigia (Marcel Bigeard), thứ trưởng quốc phòng, nguyên trung tá chỉ huy quân dù ở Điện Biên Phủ, đã bị quân đội Việt Nam bắt làm tù binh khi tập đoàn cứ điểm này bị tiêu diệt. Khi đến dự tiệc, viên tướng đã tuyên bố với các nhà báo: “Gió lịch sử đã đổi chiều. Tôi không cảm thấy ngượng ngùng khi gặp lại đại diện của một dân tộc đã từng đánh bại quân viễn chinh Pháp”.

        Nhưng tiếc thay, biết bao sự việc xảy ra trong quá khứ và đang tiếp tục xảy ra vẫn chưa cho người ta thấy rõ triển vọng hứa hẹn sau những lời lẽ tốt đẹp của Tổng thống Pháp Gixca Đextanh.


        Nhìn lại từ quá khứ từ sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam, chặng đường đi tới cuộc tái ngộ đó đã trải qua những bước gập ghềnh, khúc khuỷu, do thái độ thiếu tích cực của Chính phủ Pháp và lập trường ngoan cố của một số nhân vật ở Pari có trách nhiệm góp phần “lấy lại quãng thời gian đã mất” trong quan hệ giữa hai nước.

        Nếu một số chính khách và tướng lĩnh “cỡ đàn anh” như Đờ Gôn, Lơcléc, Míttơrăng, Métxme (Charles de Gaulle, Philippe Leclerc, François Mitterand, Pierre Messmer) đã nhận ra đường lối sai lầm của chính phủ Pháp khi đưa quân sang xâm lược Đông Dương để rồi “mất hết” từ quyền lợi, danh dự đến uy tín trên bán đảo này, thì vẫn còn không ít nhân vật trong Chính phủ Pháp và một số tướng lĩnh “cỡ đàn em” lại vẫn tỏ ra ngoan cố, lỗi thời trong thái độ đối với Việt Nam.

        Một số chuyện cũ mà người ta đã biết và được hãng thông tấn Pháp AFP nhắc lại ngày 17 tháng 4 năm 1977 là: “Trong lúc người Mỹ rút khỏi Việt Nam và đang cố gắng lãng quên (cuộc đụng đầu lịch sử) ở Việt Nam thì, thông qua các đại sứ quán của mình, Pari vẫn chơi “con bài hai nước Việt Nam”. Đó là thời kỳ mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhẹ nhàng nhắc nhở: “Thế nào, người Pháp (những người đã tính sai khá nhiều nước cờ) các ông đang làm gì vậy? Hãy coi chừng, khéo lại chậm chân một lần nữa đấy”.

        Nhiều tờ báo ở Pari (ngày 26-4-1977) cũng nhận xét: “Cho đến ngày thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã được bảo đảm (30-4-1975) với việc giải phóng Sài Gòn, thái độ của các chính phủ kế tiếp nhau ở Pari đã không tạo điều kiện cho các quan hệ tốt đẹp giữa hai bên - đó là điều ít nhất người ta có thể nói đến” (báo Nhân Đạo). “Trong nhiều năm đế quốc Pháp đã ngoan cố phát triển quan hệ kinh tế với bọn phát xít Sài Gòn để được hưởng quyền tô nhượng khai thác dầu mỏ. Ngày nay, nước Việt Nam tự do, làm chủ tài nguyên của mình, không thừa nhận những quyền tô nhượng đó và đế quốc Pháp sẽ phải thương lượng trong những điều kiện được coi là cứng rắn” (Nhật báo Nhân Dân).

        Trong số tướng lĩnh Pháp, kể cả những người đã trực tiếp nhúng bàn tay tội ác vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, cũng còn có những kẻ tỏ ra “bảo hoàng hơn cả vua chúa”. Có thể kể một ví dụ về trường hợp tướng Vanuyxem (Vanuxem), nguyên đại tá chỉ huy binh đoàn cơ động số 3 (GM3) người đã từng bị quân dân Việt Nam cho ăn đòn ở đồng bằng Bắc Bộ và chết hụt ở Vĩnh Yên đầu năm 1951.

        Qua báo Pháp Thế giới (9-6-1972), người ta biết rằng trong một cuộc tiếp xúc với đại diện ngoại giao Việt Nam tại Pari, tướng Đờ Cát (De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 18 năm về trước) đã tỏ lòng khâm phục tinh thần chiến đấu vì độc lập của quân dân Việt Nam. Đờ Cát cũng khuyên người Mỹ (khi đó đang đàm phán với ta ở Pari) hãy nên nhìn vào tấm gương của Pháp để khỏi trượt quá xa trên bước đường xâm lược. Tin về cuộc gặp gỡ đó và nhất là lời tuyên bố của Đờ Cát khiến Vanuyxem phản ứng. Ngay hôm đó (9-6-1972), hắn biên thư yêu cầu Đờ Cát công khai cải chính lời tuyên bố của mình trên báo, vì “không thể nói những lời có lợi cho những kẻ đã giết bao nhiêu chiến hữu của chúng ta” (!!!). Đồng tình với Vanuyxem là một tên Hôlen (Roger Holeindre) nào đó. Hắn viết thư ngỏ đăng trên tuần báo Minute (14 - 20-6-1972) đả kích Đờ Cát thậm tệ về lời tuyên bố của viên tướng này. Bức thư kết thúc bằng một lời thoá mạ: “Thưa ngài Đờ Cát, ngài là một tên khốn kiếp”.

        Chưa hết. Mùa xuân năm 1975, khi quân dân Việt Nam đang giáng đòn cuối cùng vào chủ nghĩa thực dân mới Mỹ ở miền Nam, người ta lại thấy Vanuyxem xuất hiện ở Sài Gòn hòng dựng dậy một thây ma bù nhìn đã rữa nát để chuẩn bị cho một mưu đồ chính trị đen tối của đế quốc Pháp và bè lũ phản động Trung Quốc trên mảnh đất này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:28:11 pm »


        Thế rồi vào những ngày cuối năm 1978 tức là hai mươi tháng sau “cuộc tái ngộ Việt – Pháp”, tại Pari lại dấy lên một chiến dịch vu khống và đả kích nước Việt Nam. Chiến dịch đó không những “nhằm bôi nhọ một dân tộc đã được tất cả những người lương thiện khâm phục vì cuộc đấu tranh anh hùng giành độc lập tự do của họ, mà nó còn làm hại uy tín và danh dự nước Pháp”1. Theo báo Nhân Đạo (30-11-1978), thời điểm thực hiện âm mưu chính trị vụng về này đã được lựu chọn một cách có dụng ý: đó là lúc “những tai họa do lụt lội và những mối đe dọa ở biên giới đang ngăn trở những cố gắng của nhân dân Việt Nam nhằm khắc phục hậu quả của ba mươi năm chiến tranh”.

        Nhúng tay vào chiến dịch bỉ ổi này gồm cả “những kẻ đã thất bại trong việc khuất phục nhân dân Việt Nam bằng sắt thép, lửa và máu... Với lòng hận thù cao độ, chúng mưu toan rửa nhục cho thất bại về quân sụ bằng những thủ đoạn khác...”. Điểm mặt, người ta thấy Bécna Xtadi - phó chủ tịch Quốc hội, Liônen Xpanh - thu ký Đảng Xã hội... tức là những kẻ mà đồng chí Hăngri Máctanh - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, cho là “dường như còn luyến tiếc thời kỳ mà những bộ trưởng thuộc Đảng Xã hội tham gia điều hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”. Ngoài những chính khách cánh hữu, người ta còn thấy những cái loa của giới tư sản phản động Pháp: Giăng Lacutuya (báo Người quan sát mới), Raymông Arông (báo Tin nhanh), Giăng Đoócmétxông (báo Phigarô), Giăng Phrăngxoa Can (Đài phát thanh Pari),... Chưa đủ. Họ còn mời cả những nhân vật ở bên kia đại dương tham gia bản hòa tấu ở Pari: I. Brao, R. Níchxơn... Brao là ai? Bà Phrăngxoadơ Văngđécmét đã vạch mặt tên nhân viên CIA đội lốt công đoàn này. Năm 1947, y đã tùng đem đôla Mỹ đến Mácxây hòng phá hoại cuộc đình công của công nhân ở cảng này. Níchxơn là ai? Loài người biết mặt viên cựu Tổng thống Hoa Kỳ này qua những tiếng bom ném ruộng đất nước Việt Nam và qua vụ Oatơghêt “nổi tiếng”2. Dù Pháp hay Mỹ, họ đều là những kẻ đang dùng những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, để nói về “quyền con người” và đả kích nhân dân Việt Nam. Họ muốn làm rùm beng hòng lấp liếm tất cả những tội ác ngàn đời không xóa nổi mà chính họ và đồng lõa đã tùng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trên đất nước Việt Nam. Những kẻ đi cướp nước, những kẻ từng đem bom đạn đến tàn phá, hủy diệt từ con người cho đến cây cỏ trên đất nước Việt Nam, nay lại mở miệng nói đến “quyền làm người”. Câu kết với các thế lực phản động quốc tế, họ muốn trả thù những người đã đánh thắng họ và tống cổ họ đi để chấm dứt ách nô lệ giành lại quyền thiêng liêng nhất của con người là làm chủ đất nước và cuộc sống của mình. Nhân dân Việt Nam muốn quên chuyện cũ, nhanh chóng thiết lập những quan hệ mới với những kẻ thù ngày hôm qua, nhưng họ lại vẫn cứ muốn ôm ấp những mưu đồ xấu xa.

        Trước luồng gió độc của chiến dịch xuyên tạc và vu cáo bỉ ổi này, một lần nữa Đảng Cộng sản Pháp lại giương cao ngọn cờ chính nghĩa, bảo vệ chân lý, bảo vệ tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Bằng những bài diễn văn, bài báo, bằng những cuộc tranh luận công khai trên đài truyền thanh và truyền hình, nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, nhiều nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ở Pari, đã lên án mạnh mẽ những kẻ đại diện cho giới cầm quyền phản động Pháp - Mỹ, bác bỏ luận điệu đả kích và vu cáo của chúng đối với nước Việt Nam, khẳng định lập trường kiên quyết của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp đứng về phía nhân dân Việt Nam đang ra sức xây dựng lại đất nước sau ba mươi năm chiến tranh tàn phá, đòi Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam... Phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam trong Chiến dịch sự thật về Việt Nam do Đảng Cộng sản phát động, được các nhân sĩ tiến bộ và các tầng lớp nhân dân ủng hộ và hưởng ứng, đang phát triển rộng khắp trên đất Pháp.

        Những kẻ đại diện cho những luận điệu chống Việt Nam ngày càng bị cô lập trước sự thật chính nghĩa sáng ngời. Tuy nhiên, không ít kẻ vẫn tỏ ra ngoan cố đi ngược lại ý chí hòa bình và hữu nghị của nhân dân Pháp, làm hại uy tín và danh dự của nước Pháp, vốn đã từng bị tổn thương nghiêm trọng trong những năm đế quốc Pháp xâm lược Đông Dương (1945-1954). Uy tín và danh dự đó chỉ được khôi phục nếu giới cầm quyền Pháp tính lại nước cờ, tôn trọng những gì mà họ đã nói trong “cuộc tái ngộ Việt - Pháp “ năm 1977 (cuộc tái ngộ mà phía Việt Nam đã đi trước một bước quan trọng) để lấy lại quãng thời gian đã mất, nếu phía Pháp không muốn chậm chân..

----------------
        1. Tuyên bố ngày 23-11-1978 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp (báo Nhân Dân, ngày 25-11-1978).

        2. Điều đáng chú ý là khi được vời đến lên tiếng ở đài truyền hình Pháp (28-11-1978), cái thây ma chính trị này vẫn lấy làm tiếc vì... không đưa được nước Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá (báo Nhân đạo, 30-11-1978).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:29:02 pm »


*

*       *

        Cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Pháp gây ra ở Đông Dương, cuộc chiến tranh mà Đảng Cộng sản Pháp và dư luận tiến bộ ở Pháp lên án là một cuộc “chiến tranh bẩn thỉu”, đã chấm dứt từ gần một phần tư thế kỷ. Kẻ chiến bại trong cuộc đọ sức đó là đội quân viễn chinh Pháp và các chính phủ tư sản Pháp đã điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.

        Nhưng qua một số sự kiện trên đây, phải chăng trong các giới chính trị, quân sự và học thuật ở Pháp vẫn còn không ít người tỏ ra “chậm hiểu” về sai lầm của phía Pháp sau cuộc viễn chinh thất bại?

        Cho đến nay, đã có hàng trăm cuốn sách viết về cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Tác giả gồm những chính khách, tướng lĩnh, ký giả, sử gia Pháp Mỹ và một số người trước đây đã phục vụ chế độ Mỹ - ngụy ở Sài Gòn. Dưới dạng hồi ký, ký sự, công trình lịch sử,... các tác phẩm đó được viết với những động cơ khác nhau. Người này tỏ ra luyến tiếc vì đế quốc Pháp đã đề mất “bông hoa đẹp nhất của vườn hoa thuộc địa”. Người khác viết nhằm đề cao hoặc biện hộ cho mình, đổ lỗi thất bại cho kẻ khác. Người thứ ba chê bai Chính phủ và tướng lĩnh Pháp không biết điều hành cuộc chiến tranh nên đã đi đến thất bại. Cũng không ít người muốn giương lá cờ “khách quan”, phê phán bên này, vạch tội bên kia, v.v…

        Một số người trong các tác giả nói trên, chưa rời bỏ được lập trường thực dân của họ, đã cố tình xuyên tạc và bưng bít lịch sử, làm lẫn lộn vàng thau khi nói về “quá khứ nặng nề” trong quan hệ Việt - Pháp. Song, công bằng mà xét, cũng có không ít người tỏ ra đã dày công nghiên cứu và đưa ra ánh sáng được khá nhiều sự kiện xác thực cùng với những mối quan hệ phức tạp của nó. Cũng có người đã đưa ra được những nhận xét có ích. Tuy nhiên, phần lớn vẫn còn chưa vượt ra khỏi chỗ đứng và cách nhìn tư sản cũ kỹ, đầy thiên kiến của họ. Vì vậy, mặc dầu đã tốn khá nhiều giấy mực, họ vẫn bị chìm ngập và loay hoay trong đống sự kiện cùng những kết luận sai lạc, không giúp cho người đọc, nhất là người đọc ở Pháp, thấy được một cách đúng đắn và toàn diện các vấn đề chủ yếu, thuộc về bản chất chiến tranh, lý do chiến tranh và những nguyên nhân thắng bại của hai bên tham chiến.

        Còn về phía chúng ta? Rõ ràng, từ các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta đã đi tới được những kết luận lịch sử. Trên thực tế, những kết luận đó đã trở thành những bí quyết giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Đương nhiên là chúng ta không dừng lại ở những công việc đã làm. Các cơ quan có trách nhiệm, các nhà nghiên cứu đang tích cực xây dựng và hoàn thành những tác phẩm lịch sử, viết một cách toàn diện, hoàn chỉnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945- 1954). Sau biết bao biến cố, giờ đây chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi để nhìn lại quá khứ và tiếp tục nghiên cứu, khai thác sâu hơn nhằm đạt tới những kết quả mới mẻ, rõ ràng đầy đủ hơn những điều trước đây đã kết luận.

        Trong khi chờ đợi những tác phẩm có tầm cỡ như vậy ra đời chúng tôi sưu tầm một số tư liệu - chủ yếu rút ra từ sách báo Pháp, Mỹ và phương Tây – để xây dựng cuốn Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Đúng như tên gọi của nó, cuốn sách không đề cập một cách toàn diện tới cả hai bên tham chiến mà chỉ cố gắng dựng lại một cách trung thực quá trình diễn biến của cuộc chiến tranh từ phía bên kia, tức là cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp ở Việt Nam từ 1945 đến 1954. Thông qua diễn biến của cuộc chiến tranh phi nghĩa này, chúng tôi muốn đóng góp với bạn đọc những tư liệu và ý kiên tham khảo về một số vấn đề mà không ít người trong giới chính trị, quân sự, học thuật,... phương Tây hiện chưa giải đáp được, hoặc giải đáp một cách sai lạc. Đó là các vấn đề sau:

        - Vì sao giới cầm quyền Pháp vội vã đem quân trở lại xâm lược Đông Dương, khi nước Pháp bại trận vừa thoát thỏi ách chiếm đóng còn đứng trước vô vàn khó khăn, khi nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước từ tay phát xít Nhật và đã trở thành người chủ của một quốc gia độc lập, thống nhất?

        - Vì sao giới cầm quyền Pháp cố tình khước từ thiện chí của nhân dân Việt Nam muốn hợp tác bình đẳng với nhân dân Pháp trong hòa bình và hữu nghị, cố tình gây ra và kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược suốt chín năm?

        - Vì sao đế quốc Pháp đã đưa sang Việt Nam hàng loạt tướng lĩnh, chính khách tài ba nhất của nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp, đã dốc vào cuộc chiến tranh hàng chục vạn quân viễn chinh được Mỹ viện trợ phần lớn vũ khí trang bị trong nhũng năm cuối cuộc chiến, mà vẫn bị thất bại trước Việt Nam - một nước đất không rộng, người không đông, chính quyền nhân dân còn non trẻ, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và xơ xác sau hàng trăm năm nô lệ, lực lượng cũ trang nhỏ bé, vũ khí thô sơ?

        - Vì sao đế quốc Pháp lại ngoan cố đến mức chỉ sau “cuộc đọ sức cuối cùng” ở Điện Biên Phủ mà chịu từ bỏ ý chí xâm lược và buộc phải rút quân về nước?

        Thông qua các vấn đề nói trên, chúng tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu một cách tổng quát về quy luật thất bại tất yếu của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa mà không ít chính khách và tướng lĩnh tư sản Pháp đã phải cay đắng thú nhận rằng họ đã chọn lầm đối tượng.

        Mặt khác, qua những tư liệu về diễn biến của cuộc chiến tranh từ phía đế quốc Pháp, bạn đọc cũng có thể thấy thêm được một phần ý nghĩa to lớn và nguyên nhân thắng lợi của quân dân ta, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh tài tình của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

        Mục đích của cuốn sách chỉ hạn chế trong phạm vi như vậy nhưng do trình độ người viết có hạn, việc sưu tầm, chọn lọc và sử dụng tư liệu lại gặp nhiều khó khăn nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.

TÁC GIẢ       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:30:58 pm »

       
Phần một

NHỮNG NƯỚC CỜ TÍNH SAI

Chương một

NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

ĐÓA HOA THUỘC ĐỊA ĐẸP NHẤT

        Trong nhiều tác phẩm lịch sử hoặc hồi ký viết về Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều sử gia chính khách và tướng lĩnh Pháp thường nhắc tới năm 1939, một năm được các “quan cai trị” Pháp coi là “giấc mộng vàng khó quên”.

        Thành ngữ “chiến tiền nguyên trạng”1đã được khắc sâu trong trái tim đen của các ngài thực dân Pháp, những người “luyến tiếc sâu sắc đóa hoa đẹp nhất trong vườn hoa thuộc địa” đã tuột khỏi tay họ từ những năm 40 của thế kỷ này.

        Những gì xảy ra trên bán đảo Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai đã nói lên sự hèn nhát của những người tự nhận là “mẫu quốc bảo hộ”, đồng thời cũng nói lên tính chất bảo thủ, ngoan cố, cận thị của họ trước những thay đổi sâu sắc về chính trị và xã hội trên bán đảo này.

        Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hai ngày sau Chính phủ Pháp tuyên chiến với phát xít Đức cũng là ngày tướng Catơru (Catroux) được cử sang làm toàn quyền Đông Dương, với nhiệm vụ ổn định bằng được cái “hậu phương xa xôi” này để vét người, vét của dốc vào chiến tranh.

        Vừa tới nơi, Catơru đã vội vã phát xít hóa bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Theo quan điểm của viên toàn quyền mới, nếu ở Đông Dương không có Đảng Cộng sản “rất kiên cường và rất đáng sợ” thì bán đảo này sẽ không còn là một mảnh đất “hiếu động và bất trị nữa”. Bởi vậy, Catơru nắm ngay lấy bộ máy bạo lực thuộc địa (gồm 60 000 lính Âu-Phi và khố đỏ, 30.000 lính khố xanh và một mạng lưới cảnh sát và mật thám dày đặc để bắt đầu kế hoạch đánh toàn diện, mau lẹ và không thương tiếc vào các tổ chức cộng sản.

        Trong khi Catơru và đồng bọn đang tập trung mũi nhọn khủng bố vào phong trào cách mạng thì tại “chính quốc”, ngày 10 tháng 5 năm 1940, quân phát xít Đức vượt qua biên giới, tiến công vào đất Pháp. Sau “những cuộc rút lui có trật tự” của quân đội Pháp, ngày 14 tháng 6, quân Đức đã đặt chân đến Khải Hoàn Môn của thủ đô Pari bỏ ngỏ. Một chính quyền tay sai của Đức được dựng lên, đứng đầu là thống chế Pêtanh (Pétain). Một tuần sau, ngày 22, tướng Đờ Gôn (Chales de Gaulle) trốn sang Anh. Ông ta lên tiếng ở đài phát thanh Luân Đôn, tự nhận là người lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Pháp!, nhưng ngay sau đó, ông ta lại kêu gọi nhân dân trong nước “không đấu tranh chống bọn xâm lược Đức:.. mà hãy chờ quân đội Anh - Mỹ tiến công vào đất Pháp” (!)2

        Trong lúc Catơru và đồng bọn còn đang bàng hoàng vì tin sét đánh từ “chính quốc” bay sang thì ngày 19 tháng 6 năm 1940, phát xít Nhật đã lợi dụng cơ hội nước Pháp thua trận để gõ cửa Đông Dương. Yêu sách đầu tiên của phát xít Nhật là Pháp phải đình chỉ việc vận chuyển phương tiện chiến tranh của Mỹ từ cảng Hải Phòng lên vùng Hoa Nam cho quân Tưởng và phải đóng cửa biên giới Việt - Trung. Phủ toàn quyền Pháp ngoan ngoãn cúi đầu chấp nhận.

        Từ đó, bắt đầu cả một quá trình đầu hàng từng bước của bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương trước sức ép ngày càng tăng của phát xít Nhật. Các bước đầu hàng của Pháp càng công khai lộ liễu từ khi đô đốc Đờcu (Decoux) được chính quyền Vi-si (tay sai phát xít Đức) cử sang thay tướng Catơru làm toàn quyền Đông Dương (20-7-1940): từ việc buột phải để cho phát xít Nhật dùng đường xe lửa và các sân bay ở Bắc Kỳ chuyển quân và trú quân, đến việc đầu hàng nhục nhã ở Lạng Sơn (21-9-1940) và để cho quân Nhật đổ bộ lên Hải Phòng, Đồ Sơn (25-9-1940); từ việc thi hành mệnh lệnh của Nhật đem quân đàn áp các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và Nam Kỳ (11-1940) đến việc cắt 70.000 kilômét vuông đất lãnh thổ Campuchia và Lào dâng cho bọn quân phiệt Xiêm La (nay là Thái Lan, khi đó là chư hầu của Nhật) sau khi chịu thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Xiêm (8-12-1940 - 22-1-1941).

        Cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Nhật càng phát triển thì Đông Dương ngày càng trở thành chiếc cầu quan trọng trên đường tiến quân của chúng xuống phía Nam. Với chiêu bài “phòng thủ chung”, bản hiệp ước Pháp - Nhật ký ngày 29 tháng 7 năm 1941 đã biến Đông Dương thành một căn cứ chiến lược của phát xít Nhật để chúng chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (7-12-1941).

        Chính sách “phòng thủ chung” (thực chất là sự đầu hàng hoàn toàn của Pháp trước phát xít Nhật ở Đông Dương) và các hiệp ước kinh tế, quân sự tiếp theo đã dồn nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào vào cảnh một cổ hai tròng. Bọn cầm quyền Pháp đã biến thành những tên cai thầu tiếp tay cho phát xít Nhật, cùng chúng bóc lột và bần cùng hóa nhân dân ba nước Đông Dương3. Quân đội Pháp trên bán đảo này đã trở thành công cụ trong tay phát xít Nhật, được chúng dùng để “bảo vệ hậu phương”, cụ thể là đàn áp mọi hoạt động chống đối của nhân dân và khủng bố phong trào cách mạng. Chấp hành lệnh của bộ chỉ huy quân Nhật, phủ toàn quyền Pháp tung quân đội và cảnh sát đi vây ráp các chiến sĩ cách mạng ở vùng đồng bằng, đô thị và liên tiếp tổ chức các cuộc hành binh vào các căn cứ du kích ở Việt Bắc hòng tiêu diệt các đội vũ trang nhỏ bé của cách mạng Việt Nam.

--------------------
       1. Statu quo ante bellum: tình hình như trước chiến tranh, ý nói bọn thực dân Pháp mong mỏi trở lại thời kỳ hoàng kim của chế độ thuộc địa như trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

        2. Lịch sử hiện đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963, tập 2, tr. 11.


        3. Từ năm 1940 đến tháng 2 năm 1945 Pháp đã vơ vét của nhân dân Đông Dương để nộp cho phát xít Nhật 720 triệu đồng bạc Đông Dương. Riêng năm 1944, trung bình mỗi tháng 30 triệu; hai tháng đầu năm 1945, mỗi tháng 45 triệu. Giá cả tăng vọt. Nạn lạm phát trầm trọng (đầu năm 1945 số giấy bạc lưu hành đã tăng gấp mười lần so với năm 1941). Theo J. Decoux, A la barre de l’Indochine (Chèo chống ở Đông Dương), Nxb Plon, Paris, 1949, tr. 446.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:33:27 pm »


        Một tháng sau khi quân Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi (5-1943), tướng Đờ Gôn đến Angiêri và tổ chức ra Ủy ban giải phóng. Mưu đồ của ông ta là dựa vào Đồng minh để giải phóng nước Pháp. Một mục tiêu khác không kém phần quan trọng là làm sao duy trì được ách thống trị của đế quốc Pháp ở các thuộc địa trong đó có việc giành lại xứ Đông Dương giàu có từ tay phát xít Nhật.

        Nhưng làm thế nào để cứu vãn được tình hình khi mà quân đội Đại Pháp có “sứ mệnh bảo hộ” cho dân bản xứ nhưng lại liên tiếp cúi đầu và lùi bước? “Phải tổ chức kháng chiến”, nếu không sẽ mất hết. Đờ Gôn ghi lại trong hồi ký của ông ta như vậy.

        Từ cuối năm 1943, Đờ Gôn liên tiếp phái người bí mật sang Đông Dương để truyền đạt chỉ thị “tổ chức kháng chiến” cho tướng Moócđăng (Mordant, tổng chỉ huy quân đội Pháp). Đờ Gôn không hề biết rằng do lập trường đầu hàng của Đờcu và đồng bọn, mọi chỉ thị của Ủy ban giải phóng đã không có chút giá trị trong thực tế. Các “tổ chức kháng chiến” núp dưới mọi danh nghĩa (Ủy ban hành động giải phóng Đông Dương Hội đồng Đông Dương, v.v.) đều là những tổ chức ma. Mọi dự kiến chuẩn bị đối phó trong trường hợp quân Nhật tiến công chỉ là những kế hoạch trên giấy. Giữa bọn cầm quyền Pháp (trước hết là giữa Đờcu và Moócđăng) luôn luôn xảy ra những cuộc xung đột về chủ trương đối phó với quân đội Nhật.

        Điều đáng chú ý là ngay khi “tổ chức kháng chiến” ra đời, Mặt trận Việt Minh đã kêu gọi những người Pháp Đờ Gôn trong tổ chức này hãy hợp tác cùng nhân dân Việt Nam, lập thành một mặt trận dân chủ chống phát xít rộng rãi, chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật và tay sai, theo khẩu hiệu Bình đẳng, tương trợ - Việt Nam độc lập. Nhưng những người Pháp thuộc phái Đờ Gôn đã làm ngơ trước những lời kêu gọi đầy thiện chí của cách mạng Việt Nam.

        Mặc dù Đờcu và bè lũ đã cúi đầu tuân theo mọi mệnh lệnh của Nhật nhưng phát xít Nhật vẫn không ngừng lấn tới và mâu thuẫn giữa Pháp - Nhật vẫn ngày càng sâu sắc vì cả hai tên cướp đều tìm cơ hội độc chiếm Đông Dương.

        Từ cuối năm 1944, quân đội Nhật đã đứng trước cục diện chiến tranh Thái Bình Dương đang phát triển ngày càng không lợi cho chúng. Đường biển xuống phía nam đã bị cắt đứt. Trên bán đảo Đông Dương, chúng phải lo đối phó với ba đối thủ: trước hết là phong trào cách mạng đang nhành chóng lan rộng; thứ hai là quân Anh - Mỹ có thể sẽ đổ bộ vào Đồng Dương và thứ ba là nguy cơ quân Pháp hoạt động phối hợp khi quân Đồng minh tiến công. Nếu đối với phong trào cách mạng Việt Nam, phát xít Nhật không thể dập tắt thì việc hạ thủ quân đội Pháp đã trở nên một yêu cầu cấp thiết để tránh hậu họa bị đánh từ phía sau khi quân Đồng minh đổ bộ và để độc chiếm bán đảo này làm chiếc cầu nối liền xuống chiến trường phía nam.

        Cuộc đảo chính của phát xít Nhật nổ ra đêm 9 tháng 3 năm 1945. Chỉ trong đêm đó, toàn bộ bộ máy dân sự và quân sự của Pháp ở Đông Dương đã nhanh chóng bị đập tan. Toàn quyền Đờcu và tổng chỉ huy Moócđăng bị bắt. Khoảng 80.000 quân Pháp - bản xứ trên toàn Đông Dương (trong đó có 60.000 quân chính quy gồm Pháp, lê dương khố đỏ) hoàn toàn bị tan rã. Chỉ còn chừng 5.600 tên sống sót theo tướng Alécxăngđri (Alessandri) chạy trốn sang bên kia biên giới Việt Trung.

        Trong hoàn cảnh bi thảm mà sau này tướng Đờ Gôn gọi là “Thượng đế thì quá cao mà nước Pháp thì quá xa”, các tướng lĩnh Pháp đã bất lực không thực hiện được yêu cầu của thủ lĩnh Đờ Gôn là giữ bằng được “bông hoa đẹp nhất của vườn hoa thuộc địa”. Cũng theo ông ta, thất bại nhục nhã của Pháp đêm 9 tháng 3 năm 1945 là “những dòng cuối cùng của thiên anh hùng ca” (!) của quân đội Đệ tứ Cộng hòa Đại Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

        Đáng mỉa mai hơn nữa là mãi đến năm 1959, khi cho ra đời tập 3 cuốn Hồi ký chiến tranh của mình, Tổng thống Pháp Đờ Gôn còn hết lời ca tụng “các đơn vị xuất phát từ nhiều địa điểm thuộc bắc Bắc Kỳ, trong đó có binh đoàn quan trọng do tướng Alécxăngđri chỉ huy, với lính lê dương làm nòng cốt, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chạy trốn sang đất Trung Hoa” (!). Đờ Gôn không hề nói một lời về nguyên nhân dẫn tướng lĩnh và quân đội Pháp đến thảm cảnh khó quên đêm 9 tháng 3, điều mà ngay từ hồi đó, báo chí cách mạng Việt Nam đã vạch trần. Trong số ra ngày 16 tháng 5 năm 1945, báo Cờ giải phóng - cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương - viết:

        “… Nguyên nhân thất bại cốt yếu của Pháp, Đờ Gôn ở Đông Dương chính là ở chỗ họ ưa hợp tác với bọn phát xít Đờcu hơn là thống nhất hành động với nhân dân Đông Dương trong việc chống Nhật.”

        “… Và trước sau họ vẫn tin rằng bọn Đờcu có thể dùng ngoại giao hòa hoãn được những mâu thuẫn Pháp - Nhật cho đến lúc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương.”

        “… Quyền lợi đế quốc của họ đã làm cho họ mù quáng... Họ không thèm đáp ứng lời kêu gọi của các đoàn thể cách mạng Đông Dương hô hào họ cùng lập Mặt trận thống nhất chống Nhật. Họ không thèm để ý đến lời cảnh cáo của Đảng Cộng sản Đông Dương báo trước cho họ biết rằng: nếu họ không thừa nhận quyền dân tộc độc lập của nhân dân Đông Dương thì nhất định họ sẽ chết chẹt giữa hai gọng kìm: nhân dân Đông Dương - phát xít quân phiệt Nhật...”.

        Ngay sau khi lật đổ đế quốc Pháp ở Đông Dương, khi “chính quyền” mới của chúng còn chưa đứng vững ở các địa phương, phát xít Nhật đã vội điều quân lên càn quét căn cứ địa cách mạng Việt Bắc. Trong cả mùa hè 1945, dù tập trung lực lượng và áp dụng mọi thủ đoạn tàn bạo của quân đội phát xít, chúng cũng không đủ sức chống lại phong trào cách mạng Việt Nam đang phát triển cao chưa từng thấy, nhất là ở miền Bắc nước ta.

        Nắm vững bản chỉ thị lịch sử Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, đề ngày 12 tháng 3 năm 1945, của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, các tầng lớp nhân dân Việt Nam ở cả miền núi và miền xuôi, ở nông thôn cũng như thành thị đã hướng theo lá cờ Việt Minh, đẩy mạnh cao trào chống Nhật, cứu nước, từ chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước từ tay phát xít Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:35:02 pm »


ĐẤT NƯỚC ĐIÊU TÀN, LÒNG DÂN CHUA XÓT

        Tháng 5 năm 1945, cuộc chiến tranh ở châu Âu chấm dứt. Ngày 8 tháng 5, tại Béclin, đại biểu bộ chỉ huy quân đội phát xít Đức ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

        15 giờ 30 phút ngày hôm ấy, sau khi đọc diễn văn truyền thanh, công bố việc đầu hàng của nước Đức quốc xã, Đờ Gôn đến nhóm ngọn lửa ở Khải Hoàn Môn tại Pari, thủ đô nước Pháp vừa thua trận và vừa trải qua bốn năm chiếm đóng của quân đội phát xít Đức. Trong giờ phút lịch sử này, đối với mỗi người dân Pháp, vị trí, vai trò uy tín của đế quốc Pháp ngày 8 tháng 5 năm 1945 đâu còn được như ngày 11 tháng 11 năm 1918. Nếu sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp có vị trí nổi bật trong khối Đồng minh chiến thắng thì, sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai này, Pháp chỉ còn là một nước có vị trí rất thứ yếu, cả ở châu Âu cũng như trên thế giới.

        Trên trường quốc tế, nổi bật là sự lép vế của Pháp trong mối quan hệ với các nước “đồng minh” trong và sau Chiến tranh. Dẫn chứng đầu tiên là quan hệ Anh - Pháp tại Trung Đông.

        Mâu thuẫn và xung đột giữa Anh với Pháp ở Xyri và Libăng (trước đó vẫn thuộc quyền “bảo trợ” của Pháp) âm ỉ từ giữa năm 1941, đã bột phát quyết liệt vào tháng 11 năm 1943. Đờ Gôn đã buộc phải lùi bước sau khi Anh gửi tối hậu thư ngày 19 tháng 11 năm 1943 dọa quân đội Anh sẽ hành động nếu Pháp không nhượng bộ. Đờ Gôn lùi bước không những vì Pháp ở vào thế yếu tại Trung Đông mà còn vì nhiều lẽ khác. Trong tập 5 cuốn Hồi ký chiến tranh của mình, Thủ tướng Anh Sớcsin (Churchill) đã nói thẳng ra rằng: “Nếu khi đó Đờ Gôn không nhượng bộ, Anh sẽ quyết định không công nhận Ủy ban giải phóng Pháp và sẽ đình chỉ việc cung cấp vũ khí cho quân đội Pháp đang hoạt động ở châu Phi”.

        Trước sự suy yếu của Pháp, đế quốc Anh vẫn không ngừng lấn tới, và cuộc xung đột lại nổ vào đầu năm 1945 để rồi lại dẫn đến bước nhượng bộ mới của Đờ Gôn ngày 1 tháng 6 năm đó.

        Còn đối với nước Mỹ đàn anh, tuy Đờ Gôn không dám gây chuyện, nhưng không phải vì thế mà Tổng thống Mỹ, Rudơven (P. Rossevelt) không ra mặt coi thường Đờ Gôn.

        Tháng 11 năm I944 (tức ba tháng sau khi Đờ Gôn đã về Pháp và trở thành Tổng thống chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp), Đờ Gôn mời Tổng thống Mỹ đến thăm nước Pháp. Không những Rudơven không nhận lời mà còn “triệu tập” Đờ Gôn đến Angiê để gặp ông ta trên một chiến hạm Mỹ, nơi Tổng thống Mỹ đã từng tiếp nhiều người đứng đầu các nước Ả Rập, trong đó có cả nguyên thủ hai nước Xyri và Libăng. Tháng 2 năm 1945, đại diện các nước Đồng minh họp hội nghị Yanta, quyết định những vấn đề đối với nước Đức và châu Âu khi chiến tranh kết thúc. Pháp bị gạt ra khỏi hội nghị này vì “đã không góp phần gì đáng kể trong cuộc chiến tranh...”.

        Trên chiến trường châu Âu, quân đội Pháp cũng chịu lép vế bên cạnh quân Mỹ. Ngày 29 tháng 3 năm 1945, chấp hành lệnh Đờ Gôn, Đờ Tátxinhi (Delattre de Tassigny) đưa quân đoàn I Pháp vượt sông Ranh tiến vào Xtútga (Stuttgard - Tây Đức). Lập tức Aixenhao (Eisenhower) gửi thư phản đối, coi đó là một hành động vi phạm trắng trợn những điều đã được hai Chính phủ Mỹ - Pháp thỏa thuận, quy định các sư đoàn Pháp do Mỹ trang bị và tổ chức phải đặt dưới quyền của các cấp chỉ huy hỗn hợp, thực chất là của Mỹ. Tiếp đó, Pháp phải nhượng bộ Mỹ trong “sự kiện ở thung lũng Aoxtơ (Aoste)” ngày 8 tháng 5, và phải lui quân trong cuộc đọ súng ngày 7 tháng 6 giữa hai đơn vị “Đồng minh”. Thế nhưng Đờ Gôn vẫn nhận được thư của Tổng thống Mỹ nói rằng, do xảy ra những việc không hay nói trên, Mỹ không thể tiếp tục giúp quân đội Pháp về mặt trang bị được nữa. Và Mỹ đã thực hiện điều đó, khiến quân Pháp ở châu Âu cũng như các đơn vị đang được tổ chức lại trên đất Pháp đứng trước một sự khủng hoảng về trang bị mà nước Pháp kiệt quệ sau chiến tranh không đủ sức giải quyết.

        Trong lễ tiếp nhận sự đầu hàng của phát xít Đức ở Béclin ngày 8 tháng 5, Pháp cũng ở vào địa vị thấp kém như vậy. Chỉ khi đại diện Bộ thống soái Liên Xô, nguyên soái Giucốp, đích thân can thiệp, lá cờ ba sắc của Pháp mới được bổ sung đặt bên cạnh cờ của Liên Xô, Mỹ và Anh. Tiếp đến hội nghị Pôxđam tháng 7 năm 1945 (nội dung chủ yếu là quyết định những vấn đề liên quan đến nước Đức sau chiến tranh), nước Pháp lại cũng không được mời dự. Trong việc định các khu vực đóng quân của các nước đồng minh trên đất Đức, đế quốc Pháp cũng bị lép vế và sự có mặt của quân Pháp cũng là một “sự chiếu cố, xuất phát từ hảo tâm”, vì “nước Pháp đã không chiến đấu mà còn mở cửa đón quân thù, làm tăng thêm khó khăn và tổn thất cho Liên Xô và Anh”. Trong việc chuẩn bị tiến tới tổ chức Liên hợp quốc, Đờ Gôn cố vận động Anh - Mỹ để Pháp được công nhận là “cường quốc thứ tư”. Nhưng, nếu chính người Pháp đã nhìn nhận thấy sự suy yếu của nước họ, thì những người cầm đầu các nước Đồng minh hẳn cũng thấy điều đó.

        Tại châu Á, hành động đầu hàng phát xít Nhật của bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương đã góp phần làm cho “uy thế” của đế quốc Pháp bị tiêu vong. Không những Anh - Pháp lảng tránh mà Tưởng Giới Thạch cũng noi gương quan thầy Mỹ tỏ thái độ thiếu thiện chí với Pháp. Trên 5.600 tàn binh Pháp chạy trốn sang Hoa Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, bị từ chối mọi sự giúp đỡ của Mỹ, thiếu thốn trăm bề, sống nghẹt thở bên cạnh quân Tưởng và trong không khí kình địch của quân Mỹ dưới quyền tướng Uydơmâyơ (Wedemeyer), tham mưu trưởng quân đội Mỹ ở Trung Quốc.

        Trong khi đó, trên “những lãnh thổ hải ngoại”, tức là trên những thuộc địa “trước đây tập hợp dưới lá cờ ba sắc”, sự suy yếu của đế quốc Pháp già cỗi đã tạo thêm điều kiện thuận lợi - cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

        Tại Việt Nam, trên cơ sở những thắng lợi giành được trong những năm 1941 - 1944, nhân dân Việt Nam đã tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành được chính quyền trong cả nước từ tay phát xít Nhật, tháng 8 năm 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” (Tuyên ngôn Độc lập).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:36:18 pm »


        Tại Angiêri, nhân ngày chiến thắng phát xít (8-5-1945) nhân dân thủ đô Angiê và một số thị trấn lân cận xuống đường biểu tình, mang theo những khẩu hiệu chống chế độ thực dân Pháp, đòi Pháp phải trả lại nền độc lập cho Angiêri. Bọn cầm quyền Pháp huy động quân đội và cảnh sát đàn áp. Quần chúng chống trả quyết liệt và biến các cuộc biểu tình thành những cuộc nổi dậy công khai và trực tiếp chống lại chính quyền thực dân của Pháp. Đến tháng 6 năm 1945, cuộc nổi dậy đã lan từ các đô thị miền đông Angiêri sang nhiều vùng ở bắc châu Phi thuộc Pháp. Thêm nhiều đơn vị quân đội được bọn cầm quyền điều từ Tuynidi và Marốc đến để phối hợp với quân Pháp ở Angiêri nhằm dập tắt cuộc nổi dậy. Hành động khủng bố đẫm máu của đế quốc Pháp đã biến ngày 8 tháng 5 thành “ngày căm thù” của nhân dân Angiêri đối với thực dân Pháp.

        Trong lời tuyên bố ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đờ Gôn trắng trợn nói rằng hành động đàn áp của Pháp ở Angiêri là nhằm “ngăn chặn không để cho Bắc Phi buột khỏi tay chúng ta, khi mà chúng ta đã thực hiện được công cuộc giải phóng nước Pháp”. Thật là mỉa mai khi lời tuyên bố đó lại chính là của con người đã từng lưu vong suốt bốn năm tại thủ đô Angiêri sau khi chạy trốn khỏi nước Pháp. Chính con người tự nhận là “đi đầu trong phong trào kháng chiến” giải phóng đất nước mình lại cũng là kẻ ra lệnh thẳng tay đàn áp dân tộc khác đã hoặc đang vùng lên tự giải phóng.

        Nếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, về mặt đối ngoại, thế và lực của đế quốc Pháp đã bị suy yếu nghiêm trọng khiến cho vị trí của nước Pháp bị sa sút rõ rệt trên trường quốc tế thì, ở trong nước, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp của Đờ Gôn cũng ở vào một tình thế vô cùng bi đát.

        Sau mười tháng “kháng chiến”, liên tiếp diễn ra bằng “những cuộc rút lui có trật tự”, rồi tiếp đến là sự đầu hàng, chịu để cho quân phát xít Đức chiếm đóng trong hơn bốn năm, những người cầm đầu nước Pháp đã đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nhân dân nước họ.

        Theo số liệu trong Hồi ký chiến tranh của Đờ Gôn1, thiệt hại trong chiến tranh rất lớn khiến cho nước Pháp sau ngày giải phóng đứng trước rất nhiều khó khăn: hơn ba triệu người bị chết, bị thương và bị bắt; nửa triệu nhà cửa và công trình kiến trúc bị phá hủy hoàn toàn, một triệu rưỡi công trình khác bị thiệt hại nặng; các tuyến giao thông bị hủy và tê liệt, làm cho việc lưu thông phân phối bị bế tắc (để phục hồi các công trình bị tàn phá, người ta trù tính phải mất 20 năm); về nông nghiệp, hàng triệu héc ta đất bị bỏ hoang, khắp nơi thiếu nông cụ, giống và phân bón; chăn nuôi chỉ còn một nửa so với trước chiến tranh; về tài chính, ngân sách năm 1945 thiếu hụt 55 phần trăm, nợ của Nhà nước tăng gấp bốn lần và tín phiếu cũng tăng gấp bốn lần; lợi tức sản xuất năm 1945 dự tính không đạt nổi một nửa so với năm 1938. Theo kế hoạch sáu tháng đầu năm 1945, nhu cầu nhập cảng lên tới trên năm triệu tấn (thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu) nhưng việc thực hiện rất khó khăn vì các cảng lớn đều đã bị phá hủy.

        Riêng về mặt quân sự, theo báo cáo của Đờ Gôn đọc trước Quốc hội ngày 2 tháng 3 năm 1945, tổng quân số có khoảng 1,2 triệu nhưng trang bị không có, chưa sẵn sàng chiến đấu vì phần lớn gồm những đơn vị mới tan rã, hầu hết sĩ quan và binh lính mới thoát khỏi các trại tù binh của Đức vừa được tập hợp lại. Anh - Mỹ hứa hẹn trang bị cho một phần nhưng vì nhiều lý do nên lời hứa đó vẫn chưa được thực hiện.

        Về mặt chính trị trong nước, việc thông qua hiến pháp mới đã làm nổ ra một cuộc tranh chấp kịch liệt giữa các chính đảng. Đảng Tập hợp dân chúng Pháp (RPF, đảng của Đờ Gôn) ra sức bành trướng thế lực riêng (báo chí, trụ sở, đại diện trong chính quyền, cảnh sát,...) với mục tiêu số một là gạt các đại diện của Đảng Cộng sản Pháp ra khỏi Chính phủ đã, sau đó mới bàn đến hiến pháp trong tương lai như thế nào. Trong khi đó thì “lực lượng đặc biệt” của Xuxten (Soustelle), gồm 60.000 tên, đang ra sức lộng hành dưới chiêu bài “truy lùng bọn tay sai của Đức”. Đờ Gôn và Chính phủ lâm thời hết sức đau đầu vì tinh chất ô hợp và hành động vô chính phủ của “lực lượng đặc biệt” đã dẫn đến những vụ thảm sát chẳng khác gì trong các trại giam của thời kỳ đại khủng bố (1792)2.

        Đời sống vật chất của nhân dân Pháp sau chiến tranh là một vấn đề nan giải đối với Chính phủ lâm thời. Biết bao vấn đề cấp bách được đặt ra: lương thực, quần áo, ánh sáng, chất đốt, nhà ở (6 triệu người không có nhà ở), việc làm (400 nghìn người thất nghiệp hoàn toàn; 1,2 triệu người thất nghiệp từng phần), giao thông, tiền lương,... trong khi đồng phrăng mất giá hàng ngày.

        Trước tình hình rối loạn đó, trong Quốc hội lập hiến cũng như ngoài đường phố, nếu trước đây Đờ Gôn đã từng được người ta ngưỡng mộ phần nào vì những hoạt động trong quá khứ, thì ngày nay ông ta lại bị người ta chỉ trích đủ điều và về mọi vấn đề... “Sau giờ phút phấn khởi khi cuộc chiến tranh kết thúc, người dân Pháp cảm thấy lòng đầy chua xót. Không những người ta thấy rất rõ đất nước đã suy đồi mà ai nấy đều đang được chứng kiến một đường lối chính trị rối ren, chẳng có gì hứa hẹn một tương lai thanh bình, sáng sủa…”3[/sup].

        Lòng người dân Pháp càng thêm chua xót khi mà đất nước đang trong cảnh điêu tàn như vậy, Chính phủ của tướng Đờ Gôn đã vội phái quân viễn chinh lên đường sang xâm lược Đông Dương lần thứ hai.

-----------------
        1. Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, tập 3, Nxb Plon, Paris, 1959, tr. 117, 233, 235, 403, 407, 424, 449, 451.

        2. Điều đáng chú ý là một bộ phận của “lực lượng đặc biệt” này đã gia nhập các đơn vị quân đội mà tướng Xalăng (Raoul Salan) được giao nhiệm vụ thành lập, trong đó có những đơn vị tham gia đội quân viễn chinh sang xâm lược Đông Dương sau này.

        3. Claude Paillat, Vingt ans qui déchirèrent la France (Hai mươi năm xâu xé nước Pháp) Nxb Laffont, Paris, 1969, tập 1, tr. 21.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 11:37:25 pm »


THAM VỌNG VÀ KHẢ NĂNG

        Không phải như một số nhà viết sử và tướng lĩnh Pháp nói, là chỉ khi “chiến tranh chấm dứt ở châu Âu, Đờ Gôn mới vội nắm lấy hồ sơ Đông Dương”, càng không phải “khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc Pháp mới hướng về Đông Dương”. Thực ra thì, qua hồi ký của Đờ Gôn, ngay từ khi nước Pháp còn đang bị phát xít Đức chiếm đóng, từ mùa hè năm 1943, tức là khi Đờ Gôn và “phe kháng chiến Pháp” còn đang lưu vong ở Bắc Phi, “người ta đã sớm trù tính việc giải phóng Đông Dương”. “Giải phóng”, đối với đế quốc Pháp, từ ngữ đó có nghĩa là giành lại Đông Dương từ tay phát xít Nhật để rồi đặt lại ách thống trị thực dân trên bán đảo này. “Giải phóng”, từ ngữ đó còn có nghĩa là dùng bạo lực để buộc nhân dân Đông Dương phải chấp nhận những “quyền tự do theo kiểu của Pháp” như hồi trước chiến tranh.

        Từ năm 1943, vấn đề đặt ra với Đờ Gôn và Ủy ban Giải phóng ở An giê là làm thế nào để “giải phóng Đông Dương” khi mà chính “mẫu quốc” còn chưa được giải phóng, khi mà trong tay “phe kháng chiến Pháp” không có lực lượng gì đáng kể? Trông chờ ở Anh không phải là điều dễ dàng, vì chừng nào Pháp chưa chịu lùi bước về vấn đề Trung Đông thì mối quan hệ Pháp - Anh vẫn chưa có điều kiện cải thiện. Còn đế quốc Mỹ thì, nhân lúc Pháp thất thế, đã lộ rõ tham vọng muốn biến Đông Dương thành một vùng “công quản quốc tế”, thực chất là thành một vùng đặt dưới quyền kiểm soát của Mỹ - Tưởng Giới Thạch sau chiến tranh. Pháp đã sớm đánh hơi thấy mưu đồ đó của Rudơven từ năm 1943.

        Khi quan hệ Anh - Pháp tạm thời được cải thiện (do sự nhượng bộ bước đầu của Pháp về vấn đề Xyri và Libăng) cũng là lúc hội nghị Quêbếch1vừa kết thúc. Đô đốc Maobéttơn (Louis Mountbatten) được Chính phủ Anh cử đến Căngđy (Xây lan) tổ chức bộ tư lệnh hành binh ở vùng Đông Nam Á (South East Asia Command - SEAC). Nhiệm vụ trước mắt của SEAC là tiến hành các chiến dịch phá hoại trong những vùng có quân đội Nhật chiếm đóng ở Đông Nam Á. Để thực hiện nhiệm vụ đó, SEAC tổ chức ra một lực lượng đặc biệt, lấy tên là “lực lượng 136” đặt ở Canquyta (Ấn Độ) nhằm chỉ đạo các hoạt động biệt kích chống Nhật ở Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Nam Đông Dương... Theo yêu cầu của Pháp, đế quốc Anh đồng ý cho một số sĩ quan Pháp am hiểu về Đông Dương tham gia hoạt động trong SEAC. Tháng 9 năm 1943, Đờ Gôn trao nhiệm vụ cho Bledô (Blaizot, đang chỉ huy một lữ đoàn Pháp tại Bắc Phi) đến Xâylan để nghiên cứu và chuẩn bị cho Pháp tham gia hoạt động cùng với quân đội Anh trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương, nhằm tạo điều kiện cho Pháp trở lại Đông Dương sau này. Cuối năm đó, tiếp sau sự nhượng bộ mới của Pháp về vấn đề Trung Đông (sau những ngày xung đột căng thẳng tháng 11-1943), đế quốc Anh lại đồng ý cho một nhóm sĩ quan Pháp, do trung tá Crevơcơ (De Crèvecoeur) cầm đầu, đến Canquyta lập “phân bộ Pháp ở Ấn Độ” để phối hợp hành động với “lực lượng 136”. Tiếp đó, tháng 4 năm 1944, một phái bộ quân sự khác của Pháp, do Bledô cầm đầu, cũng được Anh chính thức cho phép thành lập ở Căngđy, bên cạnh SEAC. Nhưng Pháp ở cả Xâylan và Ấn Độ đều gặp khó khăn rất lớn là không có lực lượng. Nhất là từ đầu mùa hè năm 1944, khi Anh - Mỹ chuẩn bị mở mặt trận thứ hai2, Pháp phải gấp rút dồn lực lượng để quân đoàn 1 của Đờ Lát đờ Tátxinhi theo quân Anh - Mỹ trở về Pháp thì vấn đề lực lượng Pháp có thể rút ra để đưa sang chiến trường Viễn Đông càng trở nên gay cấn.

        Tình hình chuẩn bị “lực lượng từ ngoài vào” càng khó khăn thì Đờ Gôn càng thấy cần phải dựa vào “nhóm kháng chiến” và lực lượng sẵn có của Pháp ở Đông Dương. Vấn đề nhanh chóng bắt liên lạc trực tiếp với Moócđăng dần dần trở thành nhiệm vụ bức thiết và là phương sách duy nhất để tránh cho Pháp khỏi bị gạt ra rìa, tụt hậu và khỏi lỡ thời cơ may mắn khi quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương.

        Từ cuối năm 1943 đến giữa năm 1944, một số sĩ quan tình báo Pháp được lần lượt thả dù xuống vùng biên giới Bắc Việt Nam. Họ lẻn về Hà Nội bí mật liên lạc với Moócđăng và “nhóm kháng chiến” để truyền đạt “chỉ thị hành động” của Đờ Gôn. Để chỉ đạo kịp thời, ngày 26 tháng 12 năm 1944. Đờ Gôn quyết định tổ chức “Ban hành động”, đặt trụ sở ở Canquyta, dưới quyền điều khiển của Crevơcơ, với nhiệm vụ trước mắt là tổ chức mạng lưới thu lượm tin tức về Đông Dương và làm cái cầu liên lạc giữa người Pháp ở Đông Dương với Pari. Khi thời cơ đến, tức là khi đã có điều kiện tiến hành các chiến dịch quy mô lớn, ban này sẽ do Bledô trực tiếp chỉ huy để tiến hành các kế hoạch đưa quân đội Pháp trở lại Đông Dương.

        Từ tháng 9 năm 1944, Đờ Gôn và giới cầm quyền Pháp đã trù tính tổ chức lại hai sư đoàn bộ binh thuộc địa Viễn Đông (1ère DICEO và 2e DICEO) để đưa sang chiến trường châu Á. Nhưng do nước Pháp đứng trước quá nhiều khó khăn sau ngày giải phóng, nên trải qua một thời gian dài, sư đoàn 1ère DICEO chỉ có quân mà không có súng, còn sư đoàn 2e DICEO thì chỉ mới có một số sĩ quan “khung” mà chưa có lính.

        Như vậy là bước vào năm 1945, tại “chính quốc”, Pháp vẫn chưa tìm được lực lượng để đưa sang Đông Dương. Tại Canquyta, chừng 600 lính biệt kích được tổ chức thành binh đoàn ứng chiến nhẹ (CLI). Đây là những tên lính đầu tiên để tổ chức thành trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 5 (5e RIC) sau này. Tại Mã Đảo, từ cuối năm 1944, lữ đoàn Viễn Đông (còn gọi là lữ đoàn Mã Đảo - 1ère BMEO) được tổ chức, với thành phần hầu hết là lính thuộc địa, “một biểu tượng vô cùng sinh động của Khối Liên hiệp Pháp” (!). Lữ đoàn này thành hình được là nhờ có số súng quân Anh bỏ lại cho Pháp khi chúng rút khỏi căn cứ Điêgô Xuyarê (Diégo Suarez).

----------------
        1. Hội nghị giữa Mỹ và Anh, họp trong tháng 8 và 9 năm 1943 ở Québec (Canađa), quyết định việc phân chia chiến trường ở Viễn Đông và kế hoạch phản công quân đội Nhật ở vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

        2. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, quân Anh - Mỹ đổ bộ vào miền Tây Bắc nước Pháp, tiếp đến ngày 15 tháng 8 năm 1944 vào miền Nam nước Pháp.

Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM