Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:55:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quân đồng minh Mỹ trên chiến trường Việt Nam  (Đọc 26013 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:03:44 am »


        Tuy không gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba, nhưng qua cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh lạnh phát triển lên một bước mới. Tổng thống Mỹ ra lệnh tăng cường "phòng vệ" Đài Loan, ráo riết chuẩn bị tái vũ trang Nhật Bản, tăng cường viện trợ cho thực dân Pháp để tiếp tục tiến hành cuộc chiến ở Đông Dương. Trong khi lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ tranh thủ tăng cường và mở rộng khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, đồng thời đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong ba năm chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã thử thành công bom nhiệt hạch (thermo nucléaire, ngày 1 tháng 11 năm 1952), tăng lực lượng vũ trang lên 3 triệu quân, chi phí quốc phòng tăng từ 13 tỷ năm 1950 lên 50,4 tỷ năm 19531.

        Tiếp theo việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử làm mất độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã chứng minh chiến lược "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Tình hình đó buộc giới hiếu chiến Mỹ phải tìm kiếm một chiến lược quân sự mới hữu hiệu hơn hòng thực hiện âm mưu bá chủ toàn cầu.

        Sau khi thay Truman làm chủ Nhà Trắng, Aixenhao đưa ra chiến lược "Trả đũa ồ ạt" và chiến lược này được thực hiện trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của Aixenhao (1953-1960). Aixenhao giải thích khá rõ nguyên nhân và mục đích của chiến lược "Trả đũa ồ ạt": "Chính sách của Mỹ phải đi đôi với một chính sách liên minh. Lực lượng của chúng ta có hạn. Chúng ta không thể cung cấp tất cả các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân cho cả thế giới tự do. Vai trò lôgích của các đồng minh của chúng ta là làm thế nào nhờ sự giúp đỡ của chúng ta họ có đủ những gì cần thiết để đảm bảo nền an ninh của họ tại chỗ, đặc biệt là những lực lượng bộ binh..."2. Mục đích "giúp đỡ" của Mỹ không hẳn là để đảm bảo nền an ninh của các đồng minh mà chủ yếu là để Mỹ "không cần phải duy trì một lực lượng thông thường lớn" mà vẫn có thể làm sen đầm khắp thế giới3.

        "Trả đũa ồ ạt" có nghĩa là bắn cấp tập tên lửa hạt nhân đánh đòn phủ đầu vào các mục tiêu chiến lược của đối phương hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khi còn tạm thời nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân, Mỹ muốn tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự của mình và của các nước đồng minh trong các quan hệ quốc tế; dùng thứ vũ khí hủy diệt này làm chiếc ô che chắn cho các đồng minh và hù dọa các nước xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của chiến lược "Trả đũa ồ ạt" là Mỹ phải nắm được ưu thế chiến lược bằng cách triển khai ở mức độ hạn chế những lực lượng thực hiện "mục đích chung", tức là những lực lượng thông thường sẵn sàng chiến đấu ở nước ngoài trên tuyến tiền tiêu thật xa, có lực lượng hạt nhân Mỹ sẵn sàng yểm trợ bất cứ lúc nào; xây dựng những liên minh khu vực và liên minh song phương mạnh mẽ với vai trò áp đảo của lục quân, hải quân và không quân Mỹ; tạo khả năng cho các nước đồng minh dựa vào viện trợ quân sự và kinh tế đầy đủ của Mỹ có thể tự đối phó hiệu quả với những cuộc xung đột cường độ thấp.

        Triển khai chiến lược toàn cầu mới, Mỹ tập trung tiền của phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược. Với bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược là tên lửa vượt đại châu, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược và máy bay ném bom chiến lược, Mỹ dự tính sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực; trong "chớp nhoáng" sẽ đánh đòn phủ đầu bất ngờ vào đối phương, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng đánh trả bằng đòn hạt nhân của đối phương, đè bẹp ý chí của đối phương và giành chiến thắng. Cùng với việc tăng cường phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược, đế quốc Mỹ không ngừng củng cố và mở rộng các khối liên minh chính trị - quân sự với các nước đồng minh. ở khu vực Mỹ Latinh, tuy năm 1959, Cu Ba rút khỏi Tổ chức Hiệp ước tương trợ liên Mỹ nhưng Mỹ vẫn duy trì và thao túng được liên minh này. Tương tự, ở Trung Đông, mặc dù năm 1958, cách mạng Iran thành công, Hiệp ước liên minh phòng thủ chung - Hiệp ước Bátđa chỉ còn 4 nước nhưng Mỹ vẫn chi phối được khối này và đổi tên thành Hiệp ước Trung tâm (CENTO). Riêng khối NATO không ngừng được mở rộng và củng cố, trở thành trụ cột sức mạnh quân sự của chủ nghĩa đế quốc: năm 1952, NATO lôi kéo thêm 2 nước vùng Địa Trung Hải là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ; đến năm 1955 lại kết nạp thêm Cộng hoà liên bang Đức - một nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển và đang quân sự hoá mạnh mẽ. Ngoài các liên minh tay đôi đã ký với Nhật Bản, Cộng hoà Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan, Philíppin ở khu vực châu Á, Mỹ còn ký kết thêm những liên minh tay đôi với Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Việt Nam để tạo ra những trận địa mới uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa.

-----------------
         1. Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến tranh Triều Tiên (giai đoạn 1939-1952), Sđd, tr. 384.

         2, 3. Nguyễn Anh Dũng, Về chiến lược quân sự toàn cầu ..., Sđd, tr. 14, 15.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:04:45 am »


        Sau 3 năm theo đuổi cuộc chiến tranh Triều Tiên, đưa quân đội các nước đồng minh vào trực tiếp tham chiến mà không đạt được một kết quả nào trong chiến lược toàn cầu của mình, đế quốc Mỹ vẫn tỏ ra hung hăng trong việc thực hiện chính sách sen đầm quốc tế, can thiệp ngày càng thô bạo vào công việc nội bộ của các nước. Tháng 6 năm 1954, Mỹ giật dây thế lực phản động ở Goatêmala tiến hành đảo chính lật đổ Chính phủ dân chủ của nước này. Đối với khu vực Trung Cận Đông, tháng 3 năm 1957, Mỹ ngang nhiên công bố quyền sử dụng quân đội chống lại bất cứ nước nào ở khu vực này nếu nước đó tỏ ra "chịu sự kiểm soát của cộng sản quốc tế". Bất chấp sự đe dọa của đế quốc Mỹ, ngày 14 tháng 7 năm 1958, cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ ở Irắc, Chính phủ mới của nước Cộng hoà Irắc tuyên bố rút khỏi khối xâm lược Bátđa. Trong khi đế quốc Mỹ còn đang lúng túng đối phó với tình huống này thì ngày 1 tháng 1 năm 1959, cách mạng Cu Ba giành thắng lợi ngay tại "sân sau" của đế quốc Mỹ. Tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên mảnh đất chỉ cách bang Phloriđa ở đông nam nước Mỹ chưa đầy 100 dặm và trở thành thành viên của cộng đồng xã hội chủ nghĩa, nước Cộng hòa Cu Ba đã đem lại một luồng sinh khí mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh và châu Phi. Song, vào nửa cuối những năm 1950, Mỹ cho rằng điểm nóng cách mạng quan trọng đang đe dọa "thế giới tự do" của chủ nghĩa đế quốc chính là cuộc cách mạng ở Việt Nam. Chính vì vậy, đế quốc Mỹ cố gắng tìm mọi cách hòng dập tắt cho bằng được điểm nóng này để tránh một "hiệu ứng đôminô" cho chiến lược toàn cầu của mình.

        Bên cạnh đó, dưới góc độ chiến lược toàn cầu, chiến lược quân sự "Trả đũa ồ ạt" đã tỏ ra không có hiệu quả trong việc chống phá cách mạng thế giới, buộc chính quyền Mỹ phải xem xét lại chiến lược quân sự toàn cầu.

        Ngay từ năm 1956, tướng M. Taylo - Tham mưu trưởng lục quân Mỹ đã đề nghị thi hành một chiến lược quân sự mới với tên gọi "Phản ứng linh hoạt" và năm 1961, chiến lược này được chính thức thông qua. Theo tác giả của chiến lược "Phản ứng linh hoạt", tên gọi đó nói lên rằng lực lượng quân đội Mỹ "cần có khả năng phản ứng lại bất kỳ một tiếng kêu gọi nào và hành động thành công trong bất kỳ tình huống nào" và "... trong chiến tranh sau này, bộ đội tham gia chiến tranh hạn chế sẽ có tác dụng tích cực, còn lực lượng trả đũa bằng vũ khí nguyên tử chỉ có tác dụng tiêu cực. Hồi đầu, người ta luôn luôn cho rằng bộ đội lục quân ở châu Âu và Viễn Đông là lá chắn của Mỹ, còn thanh kiếm nguyên tử tiến hành những đòn công kích hủy diệt. Hiện nay, nhiệm vụ của nó đã hoàn toàn thay đổi. Lực lượng trả đũa bằng vũ khí nguyên tử đã trở thành lá chắn phòng ngự để đẩy lùi sự uy hiếp bằng tiến công nguyên tử của kẻ địch, còn bộ đội tiến hành chiến tranh hạn chế là một thanh kiếm linh hoạt để đâm chém và công kích. Vì vậy, chất lượng của thanh kiếm này có một ý nghĩa mới to lớn hơn"1.

        Điểm khác biệt cơ bản của chiến lược "Phản ứng linh hoạt" so với chiến lược "Trả đũa ồ ạt" là bên cạnh việc ra sức chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân quy mô toàn cầu, chiến lược mới dự tính các bước phát triển tình thế xung đột từ đàm phán "dựa trên sức mạnh" đến "ngưỡng khủng hoảng", sau "ngưỡng" đó là một cuộc chiến tranh thế giới bằng vũ khí hạt nhân. Chính các tác giả của chiến lược "Phản ứng linh hoạt" cũng không mong muốn bước qua ngưỡng này, mặc dù không loại trừ nó hoàn toàn, bởi như vậy sẽ đe dọa sự tồn tại của chính thế giới tư bản. Vì vậy, phải sử dụng rộng rãi lực lượng quân đội Mỹ và quân đội các nước đồng minh tiến hành các cuộc "chiến tranh hạn chế" kết hợp với các biện pháp khác như chính trị, kinh tế, tư tưởng... Chiến tranh hạn chế, theo các tác giả của chiến lược "Phản ứng linh hoạt", có thể là "chiến tranh đặc biệt" hoặc "chiến tranh cục bộ", tuỳ theo cách sử dụng lực lượng chiến lược. Nếu như trong "chiến tranh đặc biệt", quân ngụy được sử dụng làm lực lượng chiến lược chủ yếu, còn quân Mỹ giữ vai trò cố vấn thì trong "chiến tranh cục bộ", quân viễn chinh làm lực lượng nòng cốt.

-----------------
         1. Nguyễn Anh Dũng, Về chiến lược quân sự toàn cầu ..., Sđd, tr. 24.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:05:34 am »


        Chiến lược quân sự mới của đế quốc Mỹ vô cùng nguy hiểm bởi nó tiềm ẩn nguy cơ bất kỳ một cuộc xung đột vũ trang nào cũng có thể trở thành xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, chiến lược "Phản ứng linh hoạt" cũng xác định, khi quyết định hình thức sử dụng lực lượng vũ trang nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu cần phải căn cứ vào so sánh lực lượng và có sự kiềm chế nhất định. Vì vậy, giới quân sự Mỹ đánh giá cao vai trò của các cuộc "chiến tranh hạn chế" và "chiến tranh cục bộ"; coi đây là phương tiện để đạt những mục tiêu nhất định trong việc chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Tính chất hiếu chiến, chống cộng của chiến lược "Phản ứng linh hoạt" được thể hiện rõ qua các nguyên tắc cơ bản của nó:

        - Nguyên tắc "hủy diệt chắc chắn" đòi hỏi Mỹ phải giành ưu thế đối với Liên Xô về vũ khí tên lửa hạt nhân chiến lược và vũ khí thông thường, cả về số lượng và chất lượng. Điều này sẽ làm cho phạm vi ảnh hưởng cả về chính trị, quân sự và ngoại giao của chủ nghĩa đế quốc được mở rộng và so sánh lực lượng quân sự thay đổi có lợi cho Mỹ.

        - Nguyên tắc "hai cuộc chiến tranh rưỡi", phải bảo đảm sự phát triển lực lượng vũ trang Mỹ sao cho giới cầm quyền Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến tranh lớn, kể cả có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, ở châu Âu và châu Á; đồng thời thực hiện các cuộc "can thiệp nhỏ" ở châu Phi, Cận Đông hoặc Mỹ Latinh.

        - Nguyên tắc "căn cứ tiền duyên" của các lực lượng vũ trang, mở rộng hệ thống căn cứ quân sự toàn cầu của Mỹ. Tại các căn cứ quân sự và các cụm hải quân chiến dịch ở những vùng biển nhất định sẽ có không quân ném bom chiến lược và chiến thuật cũng như tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân và lực lượng can thiệp. Các lực lượng này cần sẵn sàng bất ngờ đánh đòn hạt nhân vào Liên Xô hoặc đánh vào vòng ngoài của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong trường hợp chiến tranh hạn chế.

        - Nguyên tắc "đẩy mạnh chính sách liên minh quân sự", điều chỉnh khối NATO cũng như toàn bộ hệ thống liên minh quân sự cho phù hợp với tình hình chiến lược quân sự mới; phối hợp hành động tốt hơn nữa, nâng cao hiệu quả hoạt động quân sự và ngoại giao của hệ thống này nhằm chống lại tiến trình cách mạng thế giới.

        - Nguyên tắc "đảo chính phản cách mạng đồng bộ" là nguyên tắc đảm bảo sử dụng một cách có kế hoạch và phân loại cụ thể tất cả các phương tiện và biện pháp phá hoại ngầm, kể cả biện pháp quân sự, để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển, cũng như chống phá phong trào giải phóng dân tộc nhằm làm suy yếu tính thống nhất của họ và tạo điều kiện để phục hồi chế độ tư bản và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới.

        Những nguyên tắc cơ bản trên đây cùng những nguyên tắc khác của chiến lược "Phản ứng linh hoạt" cho thấy nó không hoàn toàn thay thế chiến lược "Trả đũa ồ ạt" mà chỉ là một sự bổ sung, điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là với sự thay đổi so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi toàn thế giới. Chiến lược quân sự mới của đế quốc Mỹ không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển lực lượng vũ trang của Mỹ và các nước đồng minh mà còn có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn các phương thức tiến hành chiến tranh.

        Đế quốc Mỹ triển khai thực hiện chiến lược "Phản ứng linh hoạt" đúng vào lúc cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn mới. Những người đứng đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: từ bỏ việc ủng hộ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, thi hành Hiệp định Giơnevơ hoặc tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam bằng chiến tranh để củng cố chế độ tay sai, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Với bản chất hiếu chiến và tin tưởng rằng chiến lược "Phản ứng linh hoạt" sẽ bảo đảm cho Mỹ ứng phó kịp thời và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hạn chế, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quyết định tiếp tục thực hiện cam kết với Ngô Đình Diệm để "làm cho mọi người biết rằng chúng ta (Mỹ - TG) sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ sự gian khổ nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào, để bảo đảm sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do"1.

        Để tiếp tục thực hiện cam kết với Ngô Đình Diệm, hay đúng ra là lo sợ một "hiệu ứng đôminô" ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ quyết định tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam bằng chiến tranh. Sau khi được Kennơđi cử sang miền Nam Việt Nam nắm tình hình, Phó tổng thống Giônxơn đề xuất chủ trương gửi quân chiến đấu Mỹ sang miền Nam Việt Nam và nhấn mạnh rằng nếu mất miền Nam Việt Nam, người Mỹ sẽ thấy rằng đột nhiên mình phải chiến đấu ngay tại các bãi biển ở Waikiki, do đó "Cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản phải tập trung vào vùng Đông Nam Á với tất cả sức mạnh và lòng quyết tâm hoặc nước Mỹ hiển nhiên phải thả tay ở Thái Bình Dương và chấp nhận phòng thủ ngay chính trên các bờ biển của chúng ta"2. Các đời tham mưu trưởng liên quân Mỹ cũng thường mở đầu các kế hoạch chiến tranh của mình bằng những luận điệu thổi phồng thuyết Đôminô. Họ coi miền Nam Việt Nam là "trung tâm mấu chốt" trong cuộc đối đầu toàn cầu giữa Mỹ và chủ nghĩa cộng sản. Trong cuộc đối đầu đó, nếu Mỹ thành công thì sẽ ổn định được toàn bộ tình hình ở Đông Nam Á, ngược lại sẽ làm xói mòn quan điểm chống cộng của người Mỹ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

        Nói tóm lại, chính sách liên minh quân sự là một nội dung quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ. Thực hiện chính sách đó, Mỹ đã lập ra một hệ thống các khối và căn cứ quân sự dày đặc trên thế giới; trực tiếp đưa quân đội của mình đến đóng căn cứ tại các nước đồng minh, tạo nên những bàn đạp bao vây, uy hiếp Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, các nước đồng minh Mỹ trong các khối quân sự còn có nghĩa vụ tham gia các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động. Chuẩn bị chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ lập ra khối SEATO nhằm xây dựng căn cứ và bàn đạp cho Mỹ tấn công Việt Nam; đồng thời Mỹ có thể huy động lực lượng quân đội các nước cho cuộc chiến tranh khi cần thiết.

-----------------
         1. Nguyễn Anh Dũng, Về chiến lược quân sự toàn cầu ..., Sđd, tr. 29.

         2. Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam được và mất (Hay những bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam), Nxb Đà Năng, 2007, tr. 42.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:11:42 am »


        2. ÂM MƯU CỦA ĐẾ QUỐC MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ CHỦ TRƯƠNG SỬ DỤNG QUÂN ĐỘI CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH THAM GIA CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

        Sự phát triển của tình hình cách mạng ở châu Âu và châu Á cuối thập niên 40 thế kỷ XX đã khiến Mỹ phải xem xét lại chiến lược quân sự toàn cầu, dẫn đến sự dính líu ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương.

        Văn kiện mang ký hiệu NSC.51 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ được Tổng thống Truman phê chuẩn ngày 30 tháng 12 năm 1949 nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn "sự bành trướng của cộng sản" ở Đông Dương, phải tiếp tục cuộc chiến tranh ở nơi đây bằng cách trợ giúp về chính trị, viện trợ kinh tế và quân sự cho thực dân Pháp. Đồng thời, Mỹ muốn trực tiếp viện trợ quân sự cho chính quyền bù nhìn và quân ngụy; mặt khác, Mỹ bắt đầu dọn đường cho con bài chính trị khác đã được chuẩn bị là Ngô Đình Diệm. Trước khi Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Đông Dương được ký kết, đế quốc Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam làm Thủ tướng chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc, thân Pháp. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đế quốc Mỹ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơnevơ, nhảy vào miền Nam thay Pháp, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ. Mỹ xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm thành một bộ máy cai trị quân phiệt, đàn áp dã man nhân dân miền Nam bằng các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", bằng luật 10-59. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực sự điển hình cho chế độ tay sai thực dân kiểu mới của Mỹ.

        Từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam phát triển mạnh, phá tan từng mảng lớn chính quyền cơ sở của địch, đẩy chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm đến nguy cơ sụp đổ; chỗ dựa của đế quốc Mỹ trong việc áp đặt chủ nghĩa thực dân mới bị lung lay. Trước tình hình đó và tin tưởng vào khả năng giành phần thắng trong các cuộc chiến tranh hạn chế theo quan điểm chiến lược "Phản ứng linh hoạt", Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quyết định tiến hành cuộc "Chiến tranh đặc biệt" chống nhân dân Việt Nam và bắt đầu tính đến việc đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước đồng minh vào chiến trường miền Nam Việt Nam.

        Dưới con mắt của những người quyết định chính sách Mỹ, Việt Nam cũng giống như Triều Tiên, là một nơi thử thách mà "thế giới tự do" phải biết dùng sức mạnh của mình để chống lại "sự bành trướng mãnh liệt của cộng sản". Nếu như chiến tranh Triều Tiên là một nỗ lực của Mỹ và các nước đồng minh Mỹ chống lại "sự xâm lấn của cộng sản Bắc Triều Tiên và Trung Quốc"; thì trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ và đồng minh cũng phải nỗ lực chống lại "cuộc xâm lấn của Bắc Việt Nam với sự giúp đỡ của cộng sản Liên Xô và Trung Quốc". Để thực hiện nỗ lực đó, suốt năm 1961, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã bàn luận nhiều phương án đưa quân viễn chinh vào Việt Nam, từ việc Mỹ đơn phương can thiệp đến huy động quân của nhiều nước trong khối SEATO.

        Đầu năm 1961, Tổng thống Kennơđi cho phép tăng thêm 100 cố vấn cho Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) và điều sang Việt Nam 400 quân thuộc lực lượng đặc biệt để huấn luyện "chống nổi dậy"1. Tại miền Nam Việt Nam, Mỹ - Diệm khẩn trương triển khai kế hoạch bình định, lấy việc lập "ấp chiến lược" làm trọng tâm; tiến hành các chương trình kinh tế để "gây ảnh hưởng ngắn hạn và góp phần vào sự tồn tại lâu dài về kinh tế của Nam Việt Nam"2; phong tỏa vùng biển, bịt chặt biên giới nhằm chống việc xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam; tiến hành các hoạt động chiến tranh bí mật phá hoại miền Bắc Việt Nam3; ra sức củng cố hệ thống ngụy quyền các cấp; cải thiện quan hệ giữa Chính phủ Sài Gòn với Chính phủ các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với Chính phủ Campuchia. Ngày 11 tháng 5 năm 1961, Kennơđi chính thức phát động "Chiến tranh đặc biệt" với việc chuẩn y Bị vong lục về hành động an ninh quốc gia số 52. Theo văn kiện này, mục tiêu và hành động của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là nhằm "ngăn chặn cộng sản thống trị Nam Việt Nam... để xúc tiến với nhịp độ ngày càng nhanh một loạt những hoạt động hỗ trợ lẫn nhau có tính chất quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý và không công khai nhằm thực hiện mục tiêu nói trên"4. Bị vong lục số 52 yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu số lượng, thành phần các lực lượng quân sự cần sử dụng cho các mục tiêu trên.

        Để thăm dò khả năng triển khai quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình của các nước đồng minh châu Á và lôi kéo họ vào cuộc chiến, Kennơđi phái Phó tổng thống L. B. Giônxơn sang thăm các nước Philíppin, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và miền Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, Giônxơn và Ngô Đình Diệm ký Thông cáo chung với nội dung chủ yếu là Mỹ cam kết tăng thêm viện trợ quân sự, kinh tế và cố vấn cho Nam Việt Nam; chính quyền Sài Gòn cần tăng cường và mở rộng lực lượng vũ trang và bán vũ trang; lập nhóm chuyên viên kinh tế, tài chính, quân sự cao cấp của hai bên để xây dựng kế hoạch hành động chung giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Sài Gòn; Mỹ hoan nghênh các nước khác viện trợ và hợp tác với Chính phủ Ngô Đình Diệm; triển khai mạnh mẽ chương trình lập "ấp chiến lược" ở miền Nam Việt Nam5. Việc "Mỹ hoan nghênh các nước khác viện trợ và hợp tác với Chính phủ Ngô Đình Diệm" thực chất là sự vận động các nước đồng minh SEATO và đồng minh khác tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

-----------------
         1. George C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 101.

         2. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam, Tập 1, Hà Nội, 1971, tr. 121.

         3. Chiến tranh phá hoại miền Bắc được Mỹ gắn cho mật danh "Chương trình hành động bí mật".

         4. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam, Tlđd, tr. 121.

         5. Hồi ký Giônxơn, Thông tấn xã Việt Nam phát hành, Hà Nội, 1972, tr. 33.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:13:01 am »


        Từ giữa năm 1961, Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai thực hiện kế hoạch bình định miền Nam, dự tính đến cuối năm 1962 sẽ cơ bản "bình định" xong bằng cách dồn dân vào các "ấp chiến lược" để triệt phá cơ sở cách mạng ở nông thôn; gấp rút tăng cường phát triển quân đội Sài Gòn gồm lực lượng vũ trang và bán vũ trang; thiết lập hệ thống cứ điểm chốt chặn ở biên giới và tuyến quân sự tạm thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát vùng biển để ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; tung gián điệp, biệt kích ra miền Bắc và thực hiện nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý chống phá miền Bắc; đồng thời liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá ác liệt cơ sở cách mạng miền Nam.

        Nắm vững âm mưu và hành động của địch, quân và dân miền Nam thực hiện chủ trương của Đảng đẩy mạnh tiến công quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị ở cả nông thôn, đô thị và rừng núi, làm cho quân đội Sài Gòn mất dần thế chủ động, kế hoạch bình định của Mỹ - ngụy không thể thực hiện theo đúng ý đồ của chúng.

        Trước tình hình đó, đầu tháng 10 năm 1961, cả Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đều xem xét lại việc đưa quân chiến đấu vào miền Nam trên quy mô lớn hơn. Hội đồng an ninh quốc gia đề nghị nên sử dụng một lực lượng 25.000 quân của các nước thành viên SEATO để giữ biên giới Việt Nam và Lào, trong khi đó Hội đồng tham mưu trưởng liên quân lại cho rằng nên sử dụng lực lượng này để bảo vệ khu vực cao nguyên miền Trung. Trong khi chính quyền Mỹ chưa có một quyết định chính thức thì Ngô Đình Diệm yêu cầu Mỹ tăng thêm viện trợ và xem xét việc đưa một sư đoàn quân đội Trung Hoa dân quốc sang miền Nam Việt Nam. Ngày 18 tháng 10 năm 1961, Chính phủ Mỹ cử hai thành viên Hội đồng an ninh quốc gia là S. Taylo và W. Rôstâu dẫn đầu một phái đoàn chuyên gia quân sự và dân sự sang miền Nam Việt Nam để nghiên cứu tình hình tại chỗ và đề xuất các phương án hành động tiếp theo của Mỹ.

        Ngày 3 tháng 11 năm 1961, phái đoàn này gửi về Oasinhtơn bản báo cáo với 3 phương án:

        1. Đưa vào miền Nam Việt Nam ba sư đoàn quân Mỹ để "đánh bại Việt cộng".

        2. Đưa tượng trưng một số quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, vừa nhằm "xác lập sự có mặt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam", vực dậy tinh thần của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đang sa sút mạnh, vừa để tạo điều kiện cho việc tăng viện quân chiến đấu Mỹ khi cần thiết.

        3. Tăng thêm viện trợ, bao gồm cả vũ khí, phương tiện chiến tranh và đẩy mạnh công tác huấn luyện cho quân đội Sài Gòn.

        Cùng với 3 phương án trên, phái đoàn chuyên gia của Hội đồng an ninh quốc gia cũng kiến nghị một loạt biện pháp cấp bách, trong đó có các biện pháp "dọn đường" cho việc đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam:

        - Cử các cố vấn hành chính sang tham gia vào bộ máy chính quyền Sài Gòn.

        - Cùng Chính phủ Sài Gòn tiến hành các biện pháp cần thiết để cải thiện mạng lưới tình báo quân sự, chính trị trong nội bộ chính quyền và quân đội.

        - Mở cuộc điều tra sâu rộng ở khắp các tỉnh trên toàn miền Nam để phân loại các đối tượng phục vụ cho "công tác chống nổi loạn" và cung cấp thêm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn.

        - Tăng cường viện trợ, vũ khí, trang bị và huấn luyện cho lực lượng bảo an, dân vệ để lực lượng này đủ sức làm nhiệm vụ "diện địa" thay thế các đơn vị chính quy, tạo điều kiện cho các đơn vị chính quy tăng cường các cuộc hành quân.

        - Giúp Chính phủ Sài Gòn giám sát và kiểm soát vùng biển và các đường thủy nội địa bằng cách cung cấp cố vấn, nhân viên điều hành và phương tiện cần thiết cho nhiệm vụ này.

        - Tổ chức lại và tăng thêm biên chế Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ.

        - Đưa vào miền Nam Việt Nam một lực lượng quân sự đặc nhiệm từ 6.000 đến 8.000 quân hoạt động dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Mỹ để tạo ra sự có mặt về quân sự, hỗ trợ cho các hoạt động quân sự và khi cần có thể mở các cuộc hành quân mang tính chất tiến công. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm này còn đóng vai trò "như một bộ phận đi trước của lực lượng Mỹ sẽ được đưa vào nếu như dùng đến các kế hoạch khẩn cấp của Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương hoặc của khối SEATO" .

        - Tăng thêm viện trợ để hỗ trợ thích đáng chương trình "chống nổi loạn mở rộng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:13:29 am »


        Bên cạnh các biện pháp cấp bách trên đây, phái đoàn Taylo - Rôstâu còn kiến nghị một "Chương trình tham gia có giới hạn" về mặt quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Nội dung cơ bản của chương trình này là Mỹ sẽ cử sang Nam Việt Nam các cố vấn cấp cao cho các cơ quan chính phủ và các bộ chủ chốt; tăng cường nhân viên huấn luyện trong tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...; đưa vào Nam Việt Nam một số đơn vị yểm trợ như công binh, hậu cần, máy bay lên thẳng trong khuôn khổ lực lượng đặc nhiệm Mỹ; đưa thêm các đội lực lượng đặc biệt Mỹ vào cùng lực lượng đặc biệt Sài Gòn tăng cường cho vùng biên giới; đẩy mạnh các hoạt động tiến công bí mật ra miền Bắc Việt Nam và Lào, nếu tình hình ở Nam Việt Nam tiếp tục xấu đi, Mỹ sẽ ném bom miền Bắc để gây áp lực.

        Trên cơ sở những kiến nghị trên đây, Kennơđi lựa chọn sự cam kết có mức độ với chính quyền Diệm về viện trợ và cố vấn. Đầu năm 1962, Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) được tổ chức lại lớn hơn, thành Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ (MACV), có trụ sở ở Sài Gòn và do tướng Pôn Hắckin làm Tư lệnh. Dưới sự chỉ huy và điều hành của MACV, số lượng cố vấn và các đơn vị yểm trợ Mỹ được đưa vào miền Nam không ngừng tăng lên. Nếu như đến tháng 12 năm 1961, số "cố vấn" Mỹ ở miền Nam mới chỉ là 3.025 người thì đến cuối năm 1962 đã tăng lên 9.000 tên1; "cố vấn" được bố trí đến cấp tiểu đoàn, cùng tham gia với các đơn vị quân đội Sài Gòn trong các trận đánh. Cũng trong thời gian đó, viện trợ quân sự Mỹ cho quân đội Sài Gòn tăng hơn gấp đôi, có cả xe thiết giáp và hơn 300 máy bay quân sự.

        Cũng như Kennơđi và Aixenhao, sau khi lên làm Tổng thống nước Mỹ thay Kennơđi bị ám sát tháng 11 năm 1963, Giônxơn chưa muốn đưa lực lượng quân đội quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Ông ta và các cố vấn thân cận sợ rằng việc đưa quân viễn chinh quy mô lớn vào Việt Nam sẽ khiến cho quân đội Sài Gòn ỷ lại và do đó sẽ không thể tự đảm đương được nhiệm vụ của mình. Mặt khác, việc đưa quân Mỹ quy mô lớn vào Việt Nam sẽ tạo ra những làn sóng phản đối trên toàn thế giới; đồng thời có thể gây nên những rối loạn lớn ở trong nước, đe dọa chương trình lập pháp của Giônxơn và cuộc tranh cử Tổng thống của ông ta. Chính vì vậy, trong một bài phát biểu vận động tranh cử, Giônxơn tuyên bố: "Tôi đã không nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng để cho con em Mỹ đánh thay các con em châu Á".

        Về phía chính quyền Sài Gòn, khi chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô còn đứng được, Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam mà chỉ muốn nhận viện trợ tiền của, vũ khí và cố vấn. Bức điện mật của Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn gửi cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Đin Raxcơ ngày 12 tháng 5 năm 1961 cho biết, "tại các cuộc thảo luận giữa Diệm và Phó tổng thống Giônxơn về việc đưa các lực lượng Mỹ vào Việt Nam, Diệm nói với Phó tổng thống Giônxơn rằng hắn ta không muốn quân chiến đấu Mỹ đánh nhau ở Nam Việt Nam... trừ phi trong trường hợp miền Bắc xâm lược công khai"2. Sau khi Ngô Đình Diệm bị sát hại, người được Mỹ lựa chọn thay thế Diệm là Dương Văn Minh. Tuy nhiên, chủ trương trung lập và ý muốn Mỹ xuống thang, thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam của Dương Văn Minh không làm hài lòng Giônxơn nên ông ta cũng phải ra đi. Sau khi lên thay Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh lập tức tuân lệnh Oasinhtơn và tuyên bố công khai tiến công đánh bại "âm mưu cộng sản" ở Đông Nam Á.

        Một nguyên nhân khác nữa khiến Mỹ chưa thể quyết định đưa quân chiến đấu vào Việt Nam là sự phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ. Thách thức lớn đầu tiên đối với chính sách chiến tranh của Giônxơn, nếu như chưa nói đến làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới, lại xuất phát từ Liên Hợp quốc, từ trong lòng nước Mỹ, kể cả trong chính giới cấp cao.

-----------------
         1. George C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất..., Sđd, tr. 112.

         2. Giôdép A. Amtơ, Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H-1985, tr. 62.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:15:41 am »


        Tổng thư ký Liên hợp quốc U Than đã phản ứng nhanh chóng trước việc Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Nam Á; ông kêu gọi Oasinhtơn chấm dứt hành động này, thương lượng một giải pháp công bằng và yêu cầu Giônxơn công khai những sự việc thực tế về Việt Nam cho nhân dân Mỹ. Gioócgiơ F. Kennan - nguyên Đại sứ Mỹ ở Liên Xô phản đối sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam bằng cách bác bỏ những luận điểm biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam; ông bác bỏ thuyết Đôminô khi cho rằng một chế độ cộng sản ở Nam Việt Nam sẽ theo đuổi một đường lối khá độc lập giữa Liên Xô và Trung Quốc. Các thượng nghị sĩ ởnet Grunin của bang Alaxka và Uâynơ Moócxơ của bang Origơn đã bỏ phiếu chống lại "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ". Grunin còn cho biết ông đã nhiều lần đòi Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam: "Tôi đã tuyên bố và tuyên bố lại quan điểm của tôi rằng đây (chiến tranh xâm lược Việt Nam - TG) không phải là chiến tranh của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn lầm lạc trong việc nhặt lấy gánh nặng sau khi người Pháp đã chịu những tổn thất choáng váng với hàng chục nghìn thanh niên Pháp chết, với những chi tiêu to lớn trong đó Mỹ đã đóng góp phần rất lớn"1.

        Trước những làn sóng phản đối chiến tranh quyết liệt đó, bề ngoài, Giônxơn tỏ ra dứt khoát "không đưa con em Mỹ đi đánh thay các con em châu Á", nhưng trước sự suy sụp, khủng hoảng ngày càng trầm trọng của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, phe hiếu chiến Mỹ đã thuyết phục và chuẩn bị cho ông làm điều ngược lại. Họ tìm mọi cách "chứng minh" sự "xâm lược công khai" của miền Bắc. Cách làm phổ biến của phái hiếu chiến Mỹ trong những năm chiến tranh xâm lược Việt Nam là lừa dối, một "sự lừa dối hào nhoáng", như cách nói của một quân nhân Mỹ. Họ tự lừa dối nhau trong giới cầm quyền, lừa dối nhân dân Mỹ và dư luận quốc tế. Điển hình của sự lừa dối đó là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ". Với kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về việc 3 chiếc tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam tiến công tàu Mađốc của Mỹ đang làm nhiệm vụ tuần tra theo kế hoạch Desoto, phái hiếu chiến ở Oasinhtơn đã ép được Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống, với tư cách là Tổng tư lệnh, "có những biện pháp cần thiết nhằm đẩy lùi bất kỳ cuộc tiến công vũ trang nào chống lại các lực lượng của Mỹ và nhằm ngăn chặn sự xâm lược khác nữa"2. Như vậy, việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam đã được "dọn đường" khá bài bản.

        Đối với các nước đồng minh, ngày 23 tháng 4 năm 1964, Tổng thống Giônxơn chính thức kêu gọi họ nên có "thêm nhiều ngọn cờ" để "hỗ trợ cho một nước bạn đang gặp nguy khốn". Những đồng minh mà Mỹ hướng tới trong lời kêu gọi này đương nhiên không chỉ gồm những đồng minh trong khối SEATO bởi ngoài Mỹ, khối này còn 7 nước, trong đó chỉ có 3 nước châu Á. Lời kêu gọi của Tổng thống Giônxơn đã không nhận được sự hưởng ứng mặn mà của nhiều nước đồng minh; thậm chí Inđônêxia, một đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Nam Á, đã kiên quyết từ chối viện trợ Mỹ để đổi lấy việc nước này đưa quân sang miền Nam Việt Nam. Trước chuyến thăm Inđônêxia của Tổng thống Mỹ vào đầu năm 1964, Tổng thống Inđônêxia Xuháctô tuyên bố: "Phó tổng thống Hămphrây sẽ đến Giacácta trong vài ngày nữa. Tôi biết ông ta muốn gì. Ông ta muốn tôi đưa một sư đoàn sang Việt Nam và để trả lại, ông ta sẽ cho tôi viện trợ Mỹ. Chúng tôi rất cần sự viện trợ đó. Nhưng..., ngay dù cho ông ta cho tôi hàng triệu đô la viện trợ Mỹ, tôi cũng sẽ không cho một người lính Inđônêxia nào sang Việt Nam"3.

        Những nước buộc phải hưởng ứng lời kêu gọi "thêm nhiều ngọn cờ" thì ngay sau những hành động có tính chất tượng trưng là chủ yếu, Chính phủ đã phải hứng chịu sự chỉ trích và phản đối gay gắt của các tầng lớp nhân dân. Ngay cả khi Chính phủ Philíppin, dưới sức ép của Mỹ, chỉ đưa một số nhân viên y tế và công nhân làm đường sang Nam Việt Nam nhưng cũng không được nhân dân đồng tình. Sự phản đối của quần chúng mạnh mẽ đến mức Tổng thống Phécđinăng Máccốt phải hứa trong cuộc vận động bầu cử rằng một trong những hành động đầu tiên của ông nếu tái đắc cử sẽ là gọi các lực lượng trên về nước, và ông đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi "thêm nhiều ngọn cờ", Chính phủ Ôxtrâylia chỉ gửi một lực lượng tượng trưng để giúp chính quyền Sài Gòn trong các chương trình phát triển nông thôn. Mặc dù Chính phủ đã có lời giải thích rằng, Ôxtrâylia phải tham gia chiến dịch "thêm nhiều ngọn cờ" vì công cuộc phòng thủ của Ôxtrâylia phụ thuộc vào Mỹ, song quần chúng vẫn biểu tình phản đối quyết liệt...

        Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên nhân dân các nước phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Ngay khi các chữ ký trong bản Hiệp ước SEATO còn chưa ráo mực, làn sóng phản đối chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ đã lan khắp lục địa châu Á. Thêm vào đó, bản thân Hiệp ước SEATO chưa đủ cơ sở pháp lý cho việc Mỹ huy động quân đội các nước đồng minh vào các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang do Mỹ tiến hành; vì vậy, Mỹ phải dựa vào các hiệp ước song phương đã ký với các đồng minh châu Á để ép buộc họ ủng hộ Mỹ; đồng thời ký các hiệp ước và thoả thuận mới để mở đường cho các hành động can thiệp quân sự sau này. Đối với Philíppin, Mỹ đã tạo được chỗ đứng vững chắc nhờ bản Hiệp ước về cơ sở quan hệ giữa Mỹ và Philíppin ký năm 1946 và các hiệp ước quân sự ký năm 1947. Theo các hiệp ước đó, Philíppin chuyển cho Mỹ quyền sử dụng 23 khu vực trên lãnh thổ Philíppin trong thời hạn 99 năm để bố trí các căn cứ quân sự; quân đội Philíppin trên thực tế sẽ do các cố vấn Mỹ kiểm soát; các cố vấn quân sự Mỹ có nhiệm vụ biến quân đội Philíppin thành công cụ đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Philíppin4. Để tháo gỡ sự ràng buộc bởi điều kiện "nhất trí thoả thuận" của các nước tham gia Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á, ngày 6 tháng 3 năm 1962, Mỹ ký với Thái Lan bản hiệp ước quân sự, trong đó Mỹ cam kết viện trợ quân sự cho Thái Lan mà không cần thoả thuận trước với tất cả các nước trong khối SEATO.

-----------------
         1, 2. Giôdép A. Amtơ, Lời phán quyết về Việt Nam, Sđd, tr. 104, 95.

         3. Giôdép A. Amtơ, Lời phán quyết về Việt Nam, Sđd, tr. 48.

         4. The Daily World, 7.VI, 1975

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:17:27 am »


        Ngoài các nước trong khối SEATO, Cộng hoà Triều Tiên là một trong những đồng minh tin cậy nhất của Mỹ ở khu vực châu Á. Mỹ đã bí mật ký với nước này một hiệp ước quân sự, theo đó, trong thời gian từ 2 đến 3 năm, Mỹ có trách nhiệm sẽ giúp Cộng hoà Triều Tiên xây dựng một đội quân nhà nghề được trang bị và huấn luyện theo mô hình của quân đội Mỹ. Tiếp đó, tháng 1 năm 1950, hai nước đã ký "Hiệp ước tương trợ và phòng thủ chung", quy định quy mô và cách thức sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ cho Cộng hoà Triều Tiên. Cuối năm 1953, chỉ vài tháng sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Mỹ đã ký với Chính phủ của Lý Thừa Vãn "Hiệp ước tương trợ an ninh", cho phép quân đội Mỹ được duy trì lực lượng lâu dài tại Cộng hoà Triều Tiên. Ngoài các hiệp ước trên, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ còn ký với Cộng hoà Triều Tiên hàng loạt hiệp ước, hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ. Trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước đã ký, Mỹ từng bước biến Cộng hoà Triều Tiên không chỉ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi đầu tư béo bở của các tập đoàn, công ty Mỹ mà còn trở thành căn cứ chiến lược quân sự ở khu vực Nam Á và Đông Nam châu Á.

        Cũng xuất phát từ những toan tính chiến lược của mình, chỉ ít lâu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã tìm cách biến Nhật Bản từ một đối thủ trở thành đồng minh chiến lược rất tin cậy. Năm 1951, Mỹ đã ký riêng rẽ với Nhật Bản một hoà ước và một hiệp ước liên minh quân sự để hợp pháp hoá việc quân đội Mỹ đóng trên đất Nhật không thời hạn, biến nước Nhật thành một bàn đạp chiến lược của Mỹ ở Đông Bắc Á, bao vây, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa trên lục địa châu Á.

        Song song với việc ký kết các hiệp ước, hiệp định "hợp tác an ninh" trên đây, Mỹ còn dành cho các nước đồng minh châu Á những khoản viện trợ đáng kể, nhất là viện trợ quân sự, để cột chặt các nước này vào quỹ đạo của Mỹ và Mỹ sẽ dễ bề sai khiến trong trường hợp cần thiết.

        Philíppin là một trong những nước châu Á sớm có quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ và nhận nhiều "viện trợ" quân sự của Mỹ. Trên cơ sở một loạt hiệp ước quân sự được ký kết giữa hai nước từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đến giữa năm 1950, Mỹ đã đưa vào Philíppin số vũ khí, trang bị trị giá 136,5 triệu đô la1; bao gồm cả các loại tàu chiến và máy bay hạng nhẹ. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, tháng 6 năm 1950, Tổng thống Mỹ Truman đưa Philíppin vào khu vực "trực tiếp bị đe dọa" bởi chủ nghĩa cộng sản và do đó cũng là nước được ưu tiên nhận "viện trợ" Mỹ. Trong những năm 1950, trung bình mỗi năm Philíppin được Mỹ "viện trợ" trên 200 triệu đô la, chủ yếu là dành cho việc xây dựng quân đội, huấn luyện chiến đấu "chống nổi dậy".

        Đối với Cộng hoà Triều Tiên, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội nước này ngày 19 tháng 6 năm 1949, cố vấn Bộ ngoại giao Mỹ Đalét tuyên bố: "Nước Mỹ sẵn sàng cung cấp mọi viện trợ cần thiết về tinh thần và vật chất cho Cộng hoà Triều Tiên đang anh dũng đấu tranh với chủ nghĩa cộng sản"2 bởi "Triều Tiên là một trong những khu vực quan trọng mà Mỹ phải có trách nhiệm trực tiếp, đó không chỉ là nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu thiết yếu mà còn là địa bàn quân sự chiến lược, từ đó Mỹ có thể áp đảo, khống chế, thậm chí tiến công Liên Xô và Trung Quốc"3. Nhằm đảm bảo vũ khí trang bị cho quân đội Cộng hoà Triều Tiên, trong hai năm 1949 và 1950, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản viện trợ 185 triệu đô la cùng hàng nghìn tấn vũ khí, trang bị cho quân đội nước này4. Trong những năm 50 thế kỷ trước, viện trợ Mỹ không ngừng đổ vào Cộng hoà Triều Tiên.

        Ngoài Cộng hoà Triều Tiên và Philíppin, Thái Lan cũng là nước châu Á được Mỹ đặc biệt "quan tâm" trong vấn đề viện trợ quân sự. Sau khi ký Hiệp ước quân sự Mỹ - Thái Lan, viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan ngày một gia tăng; nhất là trong những năm 1962-1963, khi Mỹ và Thái Lan can thiệp vũ trang vào Lào và từ năm 1968 đến năm 1972, khi quân đội Thái Lan tăng cường "giúp đỡ" quân đội Sài Gòn. Nếu như trong 10 năm (1951-1961), tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan là 298,9 triệu đô la, thì trong 10 năm tiếp theo, từ 1962 đến 1972, con số đó lên đến 756,6 triệu đô la5. Theo Ănggơ, từng là Đại sứ Mỹ tại Băng Cốc, nếu như trong những năm 50 thế kỷ XX, viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan không chỉ nhằm hiện đại hoá lực lượng vũ trang mà còn nhằm phát triển kinh tế thì từ giữa thập niên 60, viện trợ quân sự Mỹ dưới dạng cung cấp vũ khí, trang bị, huấn luyện quân đội và cử cố vấn quân sự Mỹ sang Thái Lan chủ yếu là nhằm bảo đảm cho các lực lượng Thái Lan tham gia chiến tranh Việt Nam cũng như giúp Chính phủ Thái nâng cao khả năng "tiến hành đấu tranh có hiệu quả chống lực lượng khởi nghĩa trong nước và đánh trả cuộc xâm lược từ bên ngoài khi cần thiết"6.

        Sẽ thiếu khách quan nếu chỉ thấy việc hàng nghìn binh lính các nước đồng minh Mỹ bị đẩy vào lò lửa cuộc chiến tranh Việt Nam là hoàn toàn do chính sách lôi kéo đồng minh với các biện pháp tuyên truyền, gây sức ép và "viện trợ" của đế quốc Mỹ. Sự "trung thành" của giới cầm quyền các nước đồng minh với người "bảo trợ", những toan tính chiến lược của họ và cả những khó khăn trong nước về kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng là những nhân tố khiến Chính phủ một số nước đồng minh Mỹ đi đến quyết định hưởng ứng lời kêu gọi "thêm nhiều ngọn cờ" của Tổng thống Mỹ, cử quân đội sang chiến trường miền Nam Việt Nam.

-----------------
         1. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lược sử quân đội các nước Đông Nam Á, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 331.

         2. Nguyễn Huy Quý, Cuộc chiến tranh Triều Tiên và công cuộc bảo vệ hòa bình ngày nay, tạp chí Lịch sử Quân sự, 3-2003, tr. 62.

         3, 4. Đấu tranh vũ trang của nhân dân châu Á vì nền độc lập và tự do, Nxb Quân sự, Mátxcơva, 1984, tr. 129, 130 (bản tiếng Nga).

         5. "Congressional Record". Vol. 119, N0 120, July 27, 1973, p. E5146.

         6. Political Situation in Thailand. Hearings before the Subcommittee on Asian and Pacific Affers, Wash, 1974, p. 613
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:18:34 am »


        Đi đầu trong chiến dịch "thêm nhiều ngọn cờ" này phải kể đến Cộng hoà Triều Tiên. Từ cuối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam, tháng 1 năm 1954, Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Triều Tiên Lý Thừa Vãn đã ngỏ ý Cộng hoà Triều Tiên sẵn sàng đưa một sư đoàn sang Việt Nam giúp thực dân Pháp. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, ngay từ tháng 11 năm 1961, người đại diện Chính phủ Cộng hoà Triều Tiên đã tuyên bố: "Chính phủ chúng tôi... dự kiến trong thời gian gần nhất sẽ thành lập và đưa sang Việt Nam một đội cố vấn quân sự gồm những tướng lĩnh có kinh nghiệm và đã từng trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên"1. Trong chuyến thăm Mỹ nhân dịp Tổng thống Kennơđi chính thức nhậm chức, người kế nhiệm Lý Thừa Vãn là Pắc Chung Hy cho biết, nếu Mỹ đồng ý hỗ trợ hậu cần cho quân viễn chinh Cộng hoà Triều Tiên thì nước này sẵn sàng đưa một số đơn vị chiến đấu sang Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Mỹ chưa "mặn mà" với "nhã ý" của Cộng hoà Triều Tiên vì việc đưa quân vào Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến vẫn đang gây nhiều tranh cãi ở Mỹ.

        Sự "hăng hái" của Chính phủ Cộng hoà Triều Tiên trong việc "giúp đỡ" Mỹ - chính quyền Sài Gòn không phải không có mục đích. Trước hết, đó là vì địa vị trong nước và quốc tế của giai cấp nắm quyền ở Cộng hoà Triều Tiên chưa được củng cố, luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn; vì vậy họ muốn khẳng định quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ, dựa vào Mỹ để bảo vệ quyền lợi giai cấp của mình. Mặt khác, họ cũng muốn tranh thủ viện trợ của Mỹ để tạo ra một diện mạo phát triển kinh tế phồn thịnh. Quả thực, nhờ có các khoản đầu tư và viện trợ (kể cả viện trợ quân sự) của Mỹ, nền kinh tế Cộng hoà Triều Tiên đã có bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự "phồn thịnh" của nền kinh tế nước này là sự phụ thuộc về chính trị, quân sự của nước này vào đế quốc Mỹ.

        Việc các nước đồng minh khác của Mỹ như Thái Lan, Philíppin, Ôxtrâylia và Niu Dilân đưa quân chiến đấu sang miền Nam Việt Nam, ngoài những mục đích tương tự như Cộng hoà Triều Tiên còn có nguyên nhân là phải thực hiện nghĩa vụ đồng minh đối với Mỹ trong khối SEATO. Tuy nhiên, do sự phản đối mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong nước và ngay cả trong nội bộ lãnh đạo nên một số nước chỉ tham gia với ý nghĩa tượng trưng.

        Nhìn lại chính sách liên minh quân sự của đế quốc Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có thể nói, đây là một trong những công cụ được Mỹ sử dụng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Đặc điểm nổi bật của chính sách này là Mỹ muốn dùng sức mạnh quân sự để giành quyền lãnh đạo thế giới. Nói theo cách nói của nhà sử học người Mỹ Gabrien Côncô, đó là "Mỹ cam kết tạo ra từ sự hỗn loạn của Chiến tranh thế giới thứ hai và từ di sản của những hệ thống thuộc địa một cơ cấu thế giới nhất thể hoá mà chủ yếu là tư bản chủ nghĩa"; do vậy "Mỹ hành động không phải vì ý muốn bảo vệ đất nước chống lại bất cứ mối đe dọa cụ thể nào mà vì Mỹ muốn tạo ra ở nơi khác một trật tự có thể kiểm soát được, sẵn sàng đáp ứng một cách có lợi các mục tiêu và lợi ích của Mỹ, vượt xa những nhu cầu xã hội trong nước"2.

        Việt Nam không phải là "mối đe dọa cụ thể nào" đối với Mỹ nhưng là mối đe dọa, theo quan điểm của thuyết Đôminô, đối với tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ; chính vì vậy, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, Mỹ liền nhảy vào Nam Việt Nam, dựng lên ở đây một chính quyền bù nhìn và quân đội tay sai hòng biến miền Nam Việt Nam thành con đê ngăn chặn "làn sóng cộng sản" lan tràn xuống Đông Nam Á, làm bàn đạp tấn công chống phá chủ nghĩa xã hội. Sau hơn 10 năm được Mỹ nuôi dưỡng, huấn luyện và chỉ huy, chính quyền và quân đội Sài Gòn đã tỏ rõ không đủ sức đảm đương sứ mệnh mà Mỹ gửi gắm, buộc Mỹ phải đưa quân viễn chinh vào miền Nam trực tiếp tham chiến.

        Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ huy động lực lượng quân đội đồng minh tham gia cuộc chiến tranh do Mỹ phát động. Chỉ ít năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã thành công trong việc triển khai thực hiện chính sách liên minh quân sự; nhờ huy động được 15 nước đồng minh tham gia chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã nhanh chóng ngăn chặn được sức tiến công vũ bão của liên quân Triều - Trung. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam được Mỹ phát động và tiến hành trong những điều kiện và bối cảnh hoàn toàn khác với cuộc chiến tranh Triều Tiên, việc lựa chọn thời điểm và phương thức đưa quân viễn chinh vào tham chiến cũng khác. Song mục đích của việc đưa quân chiến đấu Mỹ và đồng minh vào tham chiến vẫn là hy vọng nhanh chóng giành thắng lợi, "chia sẻ trách nhiệm" với Mỹ, giảm tổn thất về người cho quân đội Mỹ và một mục tiêu không kém phần quan trọng là vực dậy tinh thần đang suy sụp nghiêm trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn.

-----------------
         1. Song Jeong Nam, Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam, động cơ và bối cảnh, Tham luận khoa học tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ II tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, tr. 4.

         2. Gabrien Côncô, Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Sđd, tr. 92.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 04:19:12 am »


*

*        *

        Ấp ủ tham vọng bá chủ toàn cầu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ triển khai chính sách liên minh quân sự trên phạm vi toàn thế giới. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã lập ra một hệ thống liên minh chính trị - quân sự, xây dựng các căn cứ và triển khai lực lượng quân sự trên khắp thế giới, tạo thành các vành đai chiến lược bao vây Liên Xô và nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa.

        Mỹ ra sức tuyên truyền bao biện cho chính sách liên minh quân sự của mình là nhằm ngăn chặn "nguy cơ chủ nghĩa cộng sản" từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng trên thực tế, mục tiêu chính sách liên minh quân sự của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, là nhằm chống lại hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ trên thế giới. Bằng chứng là Mỹ và NATO từng lên kế hoạch phát động Chiến tranh thế giới thứ ba tấn công tiêu diệt Liên Xô - trở lực chính đối với đế quốc Mỹ trong việc thực hiện âm mưu bá chủ toàn cầu. Nhưng, việc Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử (tháng 10 năm 1949) đã làm tiêu tan kế hoạch phiêu lưu quân sự chống Liên Xô của Mỹ. Thất bại trong ý đồ phát động chiến tranh thế giới mới theo chiến lược

        "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản", đế quốc Mỹ chuyển sang tiến hành các cuộc chiến tranh khu vực.

        Cuộc chiến tranh đầu tiên do đế quốc Mỹ phát động nhằm "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" ở châu Á là chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã huy động được 15 nước cùng tham gia với Mỹ đứng về phía Cộng hoà Triều Tiên; trong đó chủ yếu là các nước đồng minh NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa. Quả thực, lực lượng đồng minh đã góp phần quan trọng cùng quân đội Mỹ và Cộng hoà Triều Tiên đẩy lùi cuộc tiến công vũ bão của liên quân Trung - Triều. Đây cũng là một thực tiễn quan trọng làm cơ sở cho việc tiếp tục tăng cường mở rộng chính sách liên minh quân sự của đế quốc Mỹ. Chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, cung cấp tiền của, vũ khí cho bè lũ tay sai xây dựng một quân đội vào loại hùng mạnh trong khu vực mà còn lôi kéo một số nước lập ra khối liên minh xâm lược SEATO (tháng 9 năm 1954) để khi cần thiết có thể sử dụng cho cuộc chiến tranh Việt Nam.

        Thời điểm cần thiết đó là khi chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn; chính quyền và quân đội Sài Gòn tỏ ra không thể tự đảm đương nổi nhiệm vụ của mình; Mỹ quyết định mở rộng quy mô, tăng cường độ chiến tranh và kêu gọi các nước đồng minh góp "thêm nhiều ngọn cờ" cho Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Chủ trương mở rộng quy mô, tăng cường độ chiến tranh của đế quốc Mỹ đã gặp sự phản đối quyết liệt cả ở nước Mỹ và trong các nước đồng minh. Song, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ tuyên truyền, cung cấp viện trợ đến vận động, gây sức ép, tất cả 39 nước và vùng lãnh thổ được Mỹ "kêu gọi" đã ủng hộ Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Trong đó, các nước Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Philíppin và Thái Lan đã trực tiếp đưa lực lượng quân đội sang miền Nam Việt Nam chiến đấu hoặc phục vụ, bảo đảm chiến đấu; các nước còn lại chỉ tham gia dưới hình thức viện trợ phi quân sự và thực sự chỉ mang ý nghĩa tượng trưng là chủ yếu.

        Sự tham gia và ủng hộ của các nước đồng minh đã phần nào giúp cho chính quyền Mỹ đánh lừa được dư luận trong nước và quốc tế; đồng thời ít nhiều vực dậy được tinh thần của chính quyền và quân đội Sài Gòn, góp phần giảm bớt khó khăn cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM