Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:22:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH  (Đọc 27799 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:06:43 am »


        2. Hiệp định Pa-ri - Quân đội Sài Gòn chiến đấu một mình

        Đầu năm 1973, khi có lệnh ngừng bắn ngày 27 tháng 1, chỉ còn 23.700 linh Mỹ ở Nam Việt Nam và phải rút về nước trong vòng hai tháng. Hiệp định Pa-ri có các điều khoản tóm tắt như sau:

        - 145.000 quân Bắc Việt Nam sẽ mặc nhiên ở lại Nam Việt Nam như là một lực lượng của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

        - Phong toả để số lượng vũ khí trang bị có như hiện tại, sẽ có kiểm tra ở các cảng và sân bay. Như vậy chỉ kiểm tra có nguồn tiếp tế của Mỹ tới?

        - Tôn trọng nền trung lập của Lào và Cam-pu-chia. Các nước đã tham chiến phải rút quân và trang bị về nước. Quân Bắc Việt Nam đóng ở dọc đường mòn Hồ Chí Minh.

        - Các phi công Mỹ bị Bắc Việt Nam bắt giữ sẽ được trao trả cho phía Mỹ.

        - Một Uỷ ban quốc tế giám sát được thành lập gồm 1.160 người (Ba Lan, Hung-ga-ry, In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa). Người Ca-na-da tuyên bố, sau 60 ngày, họ duy trì số nhân viên khi có nhà cầm quyền chính trị có trách nhiệm cho phép họ đi lại tự do ở miền Nam Việt Nam và trách nhiệm của họ trong mọi trường hợp cũng chỉ là hai năm. Người ta đặt câu hỏi, liệu có hiệu lực thực tế không nếu ta nhớ lại cuộc tiến công bất ngờ mùa Xuân 1972, lúc đó người Mỹ và Nam Việt Nam có tất cả một hệ thống kiểm soát hữu hiệu.

        - Việc tháo gỡ mìn ở các cảng miền Bắc Việt Nam do người Mỹ đảm nhiệm bằng những phương tiện phù hợp mà chỉ họ mới có.

        - Đối với sài Gòn, vùng phi quân sự phải trở thành một biên giới chính trị, nhưng Hà Nội cho rằng, theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nó chi là một giới tuyến tạm thời.

        Tóm lại, đây là một cuộc đàm phán hoà bình mong manh dựa trên thiện chí của cả hai bên. Ta không quên rằng Lê Đức Thọ, trưởng đoàn của phái đoàn Bắc Việt Nam là một người cộng sản, mà theo Học thuyết Mác - Lê-nin thì "chiến tranh sẽ còn tiếp diễn nếu còn chủ nghĩa tư bản".

        Những thiệt hại từ ngày 1 tháng 1 năm 1960 đến ngày 28 tháng 1 năm 1972 như sau:

        - Mỹ: 45.491 người chết, 300.635 người bị thương - Tổng cộng: 346.126 người.

        - Nam Việt Nam: Quân sự có 184.089 người chết, 499.026 người bị thương, 28.978 bị bạt - Tổng cộng là 711.093 người; Dân sự có 184.093 người chết trong chiến đấu, 935.000 bị thương, 31.000 chết trong các cuộc mưu sát, 49.000 bị thương; Cảnh sát có 20.587 người chết.

        Tình hình quân sự trong thời gian này diễn ra khá lộn xộn và không rõ ràng.

        Trong tháng 1 năm 1973, quân đội Sài Gòn cố lấn ra vung phi quân sự, thung lũng A Sầu, khu vực Bình Dương (tây bắc Sài Gòn), khu đồn điền cao su Mi-xlanh (Miehelin); ở Cam-pu-chia, 4.000 quân Sài Gòn ở trong vùng Biển Hồ nhưng quân Bắc Việt Nam ở phía nam Phnôm Pênh và trên sông Mê Công.

        Vào tháng 2, tướng Uây-en, chỉ huy cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ ở Nam Việt Nam rời vị trí đi làm tư lệnh lục quân Mỹ ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Mỹ chỉ còn lại 10 000 nhân viên dân sự làm hợp đồng (thợ kỹ thuật hàng không). Hạm đội 7 rời khỏi Vịnh Bắc Bộ (10 chiến hạm, trong đó có 2 hàng không mẫu hạm). Để thực hiện việc tháo gỡ mìn ở các cảng miền Bắc Việt Nam, Mỹ đã dùng chừng 20 tàu gỡ mìn, 50 trực thăng và tàu chở trực thăng “New Orleans". Đã có 25 tàu vận tải bị phong toả ở Hải Phòng từ tháng 5 năm 1972.

        Không lực Mỹ còn tiếp tục đánh vào đường mòn Hồ Chí Minh cho đến 22 tháng 2 năm 1973, ngày ngừng bắn ở Lào có hiệu lực (mỗi ngày 400 lần xuất kích, trong đó có 30 đến 50 chiếc B.52).

        Cuộc trao trả tù binh đầu tiên có 10.000 quân Sài Gòn với 7.000 quân Bắc Việt Nam và 143 quân Mỹ.

        Nhiều cuộc vi phạm ngừng bắn đã bị tố cáo, trong đó có phía Quân giải phóng và quân đội Sài Gòn. Ở Lào, lực lượng Pa-thét Lào kiểm soát hai phần ba đất đai và dân số. Ở Cam-pu-ehìa, mặc dù đã có lệnh ngừng bằn vào ngày 28 tháng 1, nhưng quân Bắc Việt Nam và Khơ-me đỏ vẫn tiếp tục hoạt động.

        Trong tháng 3, Bắc Việt Nam tăng cường tiềm lực chiến tranh ở Khe Sanh (ba đại đội tên lửa SAM phòng không và mở lại sân bay Khe Sanh). Nhiều cuộc vi phạm ngừng bắn diễn ra chứng tỏ sự bất lực của Uỷ ban quốc tế giám sát ngừng bằn. Người Ca-na-đa bực bội và tuyên bố chỉ làm đến ngày 30 tháng 6. Uỷ ban quốc tế giám sát gồm bốn nước nay chỉ còn ba. Để bảo vệ Đại sứ quán, Mỹ chỉ còn lại ở Nam Việt Nam 159 lính thuỷ đánh bộ và một phái đoàn Tuỳ viên quân sự gồm 50 người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:10:32 am »


        Ở Cam-pu-chia, tình hình tồi tệ hơn do hoạt động của Khơ me đỏ. Sau các cuộc thâm nhập của quân Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam từng toán từ 30 đến 500 người với hàng trăm xe thiết giáp PT.76, T.54, 12 khẩu pháo 130mm, 200 xe vận tải (do chuẩn tướng Lê Văn Tư, tư lệnh Sư đoàn bộ binh 25 của quân đội Sài Gòn phát hiện), ngày 29 tháng 3, tổng thống Ních-xơn đã có lời cảnh báo với chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rằng "không nên nghi ngờ những hậu quả có thể xảy ra nếu có những việc vi phạm hiệp nghị ngừng bắn...”. Ních-xơn cũng đe dọa sẽ ngưng việc rà phá mìn ở cảng miền Bắc, tiếp tục ném bom trở lại nếu Hiệp nghị Pa-ri bị vi phạm. Bốn hàng không mẫu hạm Mỹ đã quay trở lại vùng biển Đông.

        Trong tháng 4, để hạn chế việc tiến công của quân Bắc Việt Nam và Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia, Mỹ tiếp tục ném bom hàng ngày xuống đường mòn Hồ Chí Minh và cho máy bay trinh sát bầu trời Bắc Việt Nam. Quân đội Sài Gòn càn quét từ Sài Gòn ra biên giới Cam-pu-chia. Cuộc ngừng bắn bị vi phạm liên tục với các cuộc đụng độ liên tiếp và hoả lực pháo binh dội xuống đều đều. Không lực Hoa Kỳ tiếp tục bắn chặn các đơn vị quân Bắc Việt Nam, riêng trong tháng 3 đã có 40.000 tấn bom đã dội xuống Cam-pu-chia. Các thượng nghị sĩ Mỹ Phun-brait (Fullbright) và Man-xphin (Mansfield) đưa ra luật hạn chế quyền của tổng thống cho phép dùng không lực vì không còn cần thiết để bảo vệ tính mạng của những người Mỹ còn lại.

        Theo trinh sát đường không, người Mỹ đánh giá quân số Bắc Việt Nam ở phía Nam thật đáng sợ, có tới 124.000 quân chiến đấu cùng 25.000 quân hỗ trợ 400 chiến xa, 300 khẩu pháo. Sân bay Khe Sanh có năm trung đoàn pháo phòng không và tên lửa SAM.2 và có thể tiếp nhận loại máy bay vận tai hạng nặng. Do vậy, Ních-xơn ra lệnh ngừng việc rà phá mìn ở Hải Phòng và các cuộc đàm phán về kinh tế.

        Tờ báo Tin tức của Mỹ (US News) viết rằng, nếu cộng sản mở một cuộc tiến công lớn sẽ làm cho Ních-xơn có những quyết định khó khăn: có nên ra lệnh cho 400 máy bay ở Thái Lan tiếp tục đánh phá miền Bác và miền Nam Việt Nam? Sẽ có nguy cơ phải không chiến với MIG của Bắc Việt Nam nếu đánh vào Nam Việt Nam, nếu không hoạt động gì trước sự trang bị mới của đối phương, như vậy sẽ chẳng có "hoà bình trong danh dự".

        Vào tháng 5, Ca-na-đa tuyên bố rút khỏi Uỷ ban kiểm soát quốc tế ở Cam-pu-chia tiếp tục có những cuộc giao tranh rải rác; không lực phải xuất kích 200 lần chiếc một ngày. Ở Nam Việt Nam, Quân giải phóng sửa chữa các sân bay trong vùng kiểm soát của mình và kêu gọi dân chúng trở về quê quán.

        Đến tháng 6, uy thế của Ních-xơn đã bị giảm đi sau vụ bê bối Oa-tơ-ghết, đồng thời ông ta lại bị quốc hội bác bỏ khoản ngân sách chi cho các cuộc ném bom ở Đông Dương, chỉ được phép đến ngày 15 tháng 8 (mỗi ngày chi hết một triệu đô-la). Kít-xinh-giơ và Lê Đức Thọ họp lại để làm sáng tỏ một cách mơ hồ các hiệp nghị ngày 13 tháng 1. Để hạn chế các cuộc vi phạm ngừng bắn ở Nam Việt Nam, viện trợ Mỹ đã giảm đi 33 phần trăm về chi phí cho đạn dược và 20 phần trăm chi phí cho xăng dầu. Người Mỹ ngừng các cuộc bay thám thính Bắc Việt Nam và tiếp tục cuộc rà phá mìn ở Hòn Gai và Cẩm Phả.

        Tháng 8, Rô-giơ (Rogers) thay Kít-xinh-giơ làm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Ngày 15 tháng 8, ngừng ném bom Cam-pu-chia. Từ ngày 28 tháng 1 đến 15 tháng 8, Mỹ đã ném 240.000 tấn bom xuống nước này (28.000 lần xuất kích của máy bay khu trục và 7.000 lần xuất kích của B.52).

        Tháng 10, trong chín tháng, quân Bắc Việt Nam đã xâm nhập thêm 70.000 quân, đồng thời đã củng cố lại đường giao thông cho ô tô vận tải nặng có thể đi lại được. Ở Nam Việt Nam, quân số Bắc Việt Nam đã lên tới 270.000 người cùng với khoảng 70.000 đến 80.000 Quân giải phóng. Hình thái bố trí như sau:

        - Lào, Khe Sanh, A Sầu: Sư đoàn 312 và 316.

        - Khu phi quân sự, Quảng Trị: Sư đoàn 304, 305 và 325C.

        - Huế: Sư đoàn 324.

        - Quảng Ngãi: Nông trường 2 và Sư đoàn 711.

        - Cao Nguyên: Sư đoàn 9, 7 và 5.

        - Cánh Đồng Chum: Sư đoàn 6.

        - Đồng bằng sông Cửu Long: Nông trường 1 và 3.

        Theo hình thái bố trí trên, lại được tăng cường chiến xa và pháo binh nặng, cuộc tiến công tới của Quân giải phóng và quân Bắc Việt Nam có thể vào đầu năm 1974 với mục tiêu Plây Cu, Kon Tum, Huế, Nha Trang.

        Về phía Mỹ, những thiết bị tăng cường cho Nam Việt Nam từ khi ngừng bắn thấy rất nghèo nàn: 16 chiến xa hạng nặng M.48, 19 chiến xa hạng trung M.24, 35 thiết vận xa M.113, 1.596 khẩu súng M.16, sáu khẩu pháo 105mm với 180.412 đạn pháo, 86.000 quả bom (loại 45 đến 300ki-lô-gam), 27 triệu viên đạn M.16.

        Tướng W. A-bram, tham mưu trưởng quân đội Mỹ thấy rõ nhu cầu đạn dược trong chiến đấu, nhưng do ràng buộc của Hiệp nghị Pa-ri nên chỉ đổi 1 lấy 1. Để cảnh giác, không lực Mỹ vẫn duy trì 50 máy bay B.52 ở U-ta-pao và chừng 300 khu trục ở sân bay Na-khon Pha-nom (Thái Lan).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:14:15 am »


        Chiến thắng cuối cùng của quân và dân Việt Nam

        Sau những trận chiến đẫm máu ở miền Trung Việt Nam, Hà Nội cho rằng, quân đội Sài Gòn đã phải chịu khuất phục, yếu dần đi vì tổn thất và đào ngũ (Hà Nội ước lượng 170.000 người) và vì sự viện trợ của Mỹ về đạn dược và xăng dầu giám đáng kể. Tất nhiên, Bộ Tham mưu Việt Nam Cộng hoà cũng không mở được những cuộc hành quân lớn mà chỉ đóng chốt giữ và càn quét chung quanh. Ở miền Bắc Việt Nam, trong hai năm 1973-1974 đã có hàng trăm nghìn người nhập ngũ.

        Vào tháng 10 năm 1974, miền Bắc tăng cường lực lượng cho Tây Nguyên. Tướng Hoàng Minh Thảo đã nói: “Ở miền Nam Việt Nam, cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác... bởi vì chúng tôi giữ được một phần Tây Nguyên và đồng bào dân tộc ít người này rất kiên cường, không chịu khuất phục. Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã làm việc hết sức mình để xứng đáng với công lao đóng góp của đồng bào".

        Ngay từ đầu năm 1975 đã có cuộc phản công đầu tiên vào ngày 6 tháng 1, quân Bắc Việt Nam đã chiếm được tỉnh Phước Long ở cách Sài Gòn 65 ki-lô-mét.

        Sự im lặng hoàn toàn của Mỹ đã củng cố thêm sức mạnh cho Hà Nội. Ba sư đoàn quân đội Sài Gòn bị chôn chân phòng thủ đối phó với sáu sư đoàn Bắc Việt Nam. Họ tập trung vào điểm yếu nhất, với hoả lực mạnh, cơ động nhanh vào thời cơ thích hợp, thuận lợi. Sau khi chiếm được Phước Long, Hà Nội đã ngừng cuộc tiến công để nghe ngóng phản ứng của Mỹ: chỉ đơn giản tăng thêm một chút thiết bị mà không có can thiệp của lực lượng không quân. Quân đội Sài Gòn chi mở được vài cuộc hành quân thận trọng ở tây nam Đà Nẫng, Huế vì họ thất bại ở Tây Ninh.

        Cuộc tổng tiến công của quân và dân Việt Nam (1975)

        Quân giải phóng và quân Bắc Việt Nam bắt đầu tiến công từ 10 tháng 3 và địa điểm đầu tiên là vào Buôn Ma Thuột (bắc Sài Gòn 300 ki-lô-mét). Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân đoàn 2 quân đội Sài Gòn lại chuẩn bị đối phó ở khu vực Plây Cu - Kon Tum nên đã tập trung đại bộ phận lực lượng ở hướng này. Để phản kích lại, Phú đã cho trực thăng chở quân xuống cứu Buôn Ma Thuột khi họ còn giữ được hai sân bay. Nhưng ở Sài Gòn, tổng thống Thiệu lại ra lệnh rút bỏ Plây Cu.

        Ở Sài Gòn, một cuộc hoảng loạn đã xảy ra, giá vé máy bay Plây Cu - Sài Gòn tăng cao như mũi tên chỉ lên. Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 phải chuyển về Nha Trang.

        Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã ra lệnh cô lập thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 5 tháng 2 và mở cuộc tiến công lớn vào ngày 10 tháng 3. Trong trận đánh này, Bắc Việt Nam dùng Sư đoàn 316, 320, 10 và Đơn vị 968 đánh nghi binh ở Bắc Tây Nguyên, sau đó khéo léo điều động Sư đoàn 320 rút khỏi Buôn Ma Thuột khi hai tiêu đoàn quân Sài Gòn đáp trực thăng đổ xuống. Một bất ngờ mới cho Bộ Tham mưu quân Bắc Việt Nam là không thấy phản ứng gì lớn của Mỹ. Điều đó chứng tỏ được lệnh rút lui thật sự của Mỹ và mở cửa cho cuộc tan vỡ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Ngạc nhiên với sự thành công đó, quân đội Bắc Việt Nam được lệnh của Hà Nội, ngày 15 tháng 3 tiếp tục chuyển quân lên phía Plây Cu - Kon Tum. Lại một bất ngờ lớn nữa, ngày 16 tháng 3, quân Sài Gòn được lệnh rút bỏ Plây Cu, sau khi Bộ Tham mưu Việt Nam Cộng hoà đã họp với Thiệu cùng Hội đồng Quốc phòng ở Cam Ranh cho rằng, không thể phòng thủ được Plây Cu. Đồng thời ở phía bắc, sư đoàn nhảy dù của tướng Ngô Quang Trưởng phải bỏ Quảng Trị để về giữ Huế và Đà Nẵng.

        Những cuộc rút lui trên của quân đội Sài Gòn chứng tỏ họ hết tinh thần chiến đấu và hy vọng một chiến thắng về quân sự bị mờ nhạt dần.

        Trong cuộc họp ở Cam Ranh, tướng Phạm Văn phú từ chối việc rút quân khỏi hai thành phố Plây Cu và Kon Tum, vì cho rằng có thể phòng thủ được. Nhưng trước những diễn biến trên, Phú đã trả súng cho Thiệu, lấy cớ phải đi viện vì bệnh phổi. Rút bỏ Plây Cu trong khi ở đó còn tới sáu tháng lương thực, một nửa số lượng pháo binh và 40 máy bay còn tốt lại là một tặng phẩm bất ngờ cho tướng Văn Tiến Dũng.

        Cuộc rút chạy lại theo con đường nhỏ số 7B - bỏ đã lâu không có vận chuyển đi lại, bị cắt ở nhiều đoạn, gồ ghề và bị tắc ở nhiều nơi - đã dẫn đến thảm họa như cuộc rút chạy từ Buôn Ma Thuột về Nha Trang. Cuộc di tản của dân chúng chạy lẫn trong binh sĩ, đều đổ dồn vào con đường này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:15:13 am »


        Chỉ trong vài ngày, chẳng có trận chiến đấu thực sự nào cả. Quân đoàn 1 tan rã. Ngày 19 tháng 3, Quảng Trị thất thủ. Quân dù của Ngô Quang Trưởng rút chạy về phía bờ biến cùng với gia đình để kịp xuống tàu. Ở phía Nam, tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi cũng thất thủ như vậy. Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ nổi tiếng và lừng danh cũng bị nhấn chìm trong bản "hoà tấu vĩ đại" của Vùng 1 chiến thuật. Khi các hoả tiễn của quân Bắc Việt Nam bắn vào Đà Nẫng ngày 28 tháng 3, báo hiệu rằng một cuộc chuẩn bị hoả lực bắt đầu. Tướng Ngô Quang Trưởng đã bỏ chạy ra nơi có các tàu biển Mỹ đang “chờ đợi vì những lý do nhân đạo”. Ngày 29 tháng 3, Lãnh sự quán Mỹ đóng cửa. Quân Bắc Việt Nam vào trong thành phố không mấy khó khăn và đã thu được một kho vật dụng rất lớn.

        Tháng 4 - Quân giải phóng tiến chiếm Sài Gòn

        Từ lúc này, miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc của Nam Bộ đã được "giải phóng". Ngay từ đầu tháng 4, theo đề xuất của tướng Uây-en, đặc phái viên của tổng thống Pho, tổng thống Thiệu đã lập một tuyến phòng thủ mới từ Tây Ninh đến phía tây Xuân Lộc ra tận Phan Rang dọc tuyến bờ biển đông - tây để bảo vệ Sài Gòn từ xa vài chục ki-lô-mét.

        Một biển người di tản về Sài Gòn cùng với sự thâm nhập của Quân giải phóng và quân Bắc Việt Nam đã làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Sự ngờ vực giữa Thiệu và chính phủ, rồi việc thành lập một chính phủ dân sự mờ nhạt của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng không cứu vãn được tình thế.

        Hà Nội thấy mình đã thắng nên điều Quân đoàn 1 từ đồng bằng Bác Bộ hành quân vượt qua 1.700ki-lô-mét trong 15 ngày vào cuộc chiến đấu cuối cùng. Như vậy, cả bốn quân đoàn hùng mạnh có vũ khí hiện đại, chiến xa, pháo binh nặng và bộ binh cơ giới đã được triển khai.

        Quân đoàn 2, thành lập ở Huế, tiến theo dọc bờ biến chọc thủng tuyến phòng thú của tướng Nguyễn Văn Toàn ở Phan Rang rồi Phan Thiết. Ngày 19 tháng 4, Quân đoàn 2 tiến vào Sài Gòn từ phía đông, sau khi đã vượt qua 900 ki-lô-mét trong một tháng.

        Quân đoàn 4 (Sư đoàn 7, 341 và 6) tiến công tuyến phòng thủ của quân đội Sài Gòn ở Xuân Lộc do quân dù - biệt động quân và Sư đoàn bộ binh số 18 của tướng Lê Minh Đảo được tăng cường thiết giáp và một số đơn vị của Sư đoàn bộ binh số 25 đang quyết "tử thử” ở đây. Trong 11 ngày, quân Bắc Việt Nam đã cố gắng chọc thủng được tuyến phòng thủ này và ngày 20 tháng 4, Sư đoàn bộ binh số 18 rút bỏ, tạo nên một lỗ hổng mới.

        Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên xuống dọc biên giới Cam-pu-chia rồi chia theo kiểu cánh quạt tiến vào phía bắc và phía tây Sài Gòn. Bộ Tư lệnh chỉ huy đánh chiếm Sài Gòn gồm các tướng: Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện và Bùi Phùng. Đại diện cho lực lượng Quân giải phóng ở phía Nam do ông Phạm Hùng phụ trách chính trị.

        Từ ngày 27 tháng 4, cuộc tiến công chia làm năm mũi do Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 theo các lộ chính ở phía Bắc bắt đầu. Ở phía Tây Nam, áp lực của các đơn vị Quân giải phóng vào Mỹ Tho và Cần Thơ đã siết chặt gọng kìm tiến rào Sài Gòn.

       
        Dẫn chứng những bức điện khẩn của đại sứ Pháp ở Sài Gòn (tóm tắt nhanh và hệ thống lại trận tiến công cuối cùng vào Sài Gòn).

        Telex 107/AFA ngày 11 tháng 4 năm 1975:

        Sau hai ngày chiến đấu, Sư đoàn bộ binh số 18 đã chặn được cuộc tiến công của Bậc Việt Nam và Quân giải phóng. Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc vẫn tiếp diễn... Theo Bộ Tham mưu Sài Gòn, tương quan lực lượng là cân bằng nếu các sư đoàn Bắc Việt Nam không tiến xuống phía Nam. Ở vùng đồng bằng, người ta thấy các hoạt động quân sự được tăng cường. Khắp nơi có súng cối bắn phá. Tình hình nội bộ Nam Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng. Những người cầm đầu phái dân sự và quân sự tỏ ra rất chán chường vì những thảm họa và bi quan về tình hình đang diễn biến ở đây. Thái độ theo đuổi chiến tranh của Thiệu vẫn không thay đổi. Tướng Mỹ Uây-en qua chuyến đi thăm Nam Việt Nam lại tỏ thái độ lạc quan. Điều đó thật lạ lùng trong tình hình thực tế hiện nay. Người ta có thể giải thích được sự lạc quan đó của Uây-en vì chắc sẽ có viện trợ quan trọng của Mỹ. Tướng Trần Văn Đôn ngay lập tức được cử làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:16:25 am »

        Telex 120/VNS/AFA ngày 19 tháng 4 năm 1975.

        Phan Thiết đã bị thất thủ hôm qua về tay Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Người ta không biết số phận quân phòng thủ ở đó khi chỉ có một số rút chạy về Phan Rang.

        Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy mặt trận Phan Rang đã bị mất tích. Tình hình không thay đổi ở Quân khu 3 và Quân khu 4 của quân đội Sài Gòn. Sự uy hiếp trên đường số 4 đã rõ ràng. Những trận giao chiến đã xảy ra thể hiện sự có mặt của hai sư đoàn Bắc Việt Nam ở khu vực này (Sư đoàn 5 và 3). Đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trong Uỷ ban quốc tế giám sát ba bên ở Tân Sơn Nhất tuyên bố sáng nay: "Sẵn sàng thương lượng với điều kiện Thiệu và người Mỹ phải ra đi. Nếu không có một giải pháp chính trị được thực hiện, lực lượng cách mạng sẽ tiến công vào Sài Gòn".

        Ở Sài Gòn, những người nước ngoài chuẩn bị đối phó với tình hình chiến sự đang ngày càng xấu đi. Gia đình các sứ quán đã cho vợ con họ rời khỏi Sài Gòn. Sứ quán Mỹ đã từ nhiều ngày nay cho di tản các kiều dân Mỹ (chừng 6.000 đến 7.000 người). Những cuộc ra đi thường diễn ra vào buổi tối bằng máy bay quân sự, họ mang theo cả tài liệu một cách rất bí mật để không làm hoảng loạn tình hình dân chúng Việt Nam.

        Telex 121/VNS ngày 20 tháng 4 năm 1975:

        …Hiện đang diễn ra ở Nam Việt Nam một biến động quân sự và chính trị không thể tưởng tượng được. Giới chóp bu trong chính phủ Việt Nam cộng hoà cảm thấy kinh hoàng, căng thẳng nhưng họ chẳng làm gì cả. Thái độ chờ đợi ngay cả trong Bộ chỉ huy tối cao. Bản thân họ cũng không biết làm gì ngoài cách phòng thủ tại chỗ. Chỉ có một quyết định của chính phủ trong mấy ngày đó là bắt năm tướng: Lâm Quang Thi, Lâm Quang Thơ, Phạm Văn Phú, Nguyễn Đức Thiện và Phạm Quốc Thuần và nhiều đại tá tỉnh trưởng mà Thiệu cho là những người chịu trách nhiệm về thảm họa này.

        Các hàng không mẫu hạm Hen-cúc và Ô-ki-na-oa rời cảng Su-bic (Phi-lip-pin) và tàu Hen-cúc rời Sinh-ga-po để tới cùng hàng không mẫu hạm In-tơ-prai-dơ và Co-ran Xi đã có mặt tại chỗ cùng 40 tàu lội nước tham gia đón những người di tản.

        Telex 140/VNS/AFA ngày 29 tháng 4 năm 1975.

        Từ hôm qua, Sài Gòn là một thành phố bị bao vây. Hoàn cảnh đã thay đổi chỉ sau tiếng pháo nổ trong đêm rồi mất điện, tiếp đến là sự di tản vội vã ngươi Mỹ khỏi Việt Nam. Sáng nay, còn khoảng 940 người Mỹ ở Sài Gòn và nhiều người Việt Nam chạy theo trực thăng. Nó đã gây ra một sự hoảng loạn tinh thần: chạy trốn và làm mau chóng tan rã đất nước này. Bộ Tổng tham mưu, các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp đã ra đi, đi đâu không rõ và đã biến mất. Người ta không biết ai chỉ huy và mọi người chẳng biết gì cả Người ta không thấy có ai có trách nhiệm ở công sở, điện thoại reo mà không có ai trả lời... Mất điện đã làm tê liệt mọi hoạt động trong thành phố. Người ta không ngăn cấm được việc đi lại và cướp bóc các nhiệm sở Mỹ sau khi họ đã rút đi.

        Tướng Dương Văn Minh và những người cộng sự (người ta không biết có một chính phủ đã được thành lập) không thể tiếp xúc được với đối phương để có một cuộc ngừng bắn. Hình như mọi tình huống nhằm cứu vãn tình thế đã tuột khỏi tầm tay của ông ta.

        Đến hôm nay, ngoài Đại sứ nước Pháp chỉ có Đại sứ các nước Thụy Sỹ, Bỉ và Nhật Bản còn ở lại Sài Gòn.

        Telex số 143/VNS/AFA 30 tháng 4 nấm 1975.

        Trưa ngày 30 tháng 4, quân Bắc Việt Nam đã vào Sài Gòn sau khi tướng Dương Văn Minh xin hạ vũ khí đầu hàng mà không gặp sự chống cự nào. Quân đội Sài Gòn đã biến mất một cách kỳ diệu, bỏ lại xe tăng, xe cộ đầy phố. Một cánh quân Bắc Việt Nam từ phía Biên Hoà tới thuộc đơn vị thiết giáp. Tất cả các xe đều giương cao cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miễn Nam Việt Nam. Họ đã tới dinh Độc Lập giữa sự tò mò của dân chúng hơn là lãnh đạm. Chính tôi đã đứng trong một giờ với Trung đoàn 235. Tất cả binh sĩ đều là người miền Bắc. Rất rõ ràng, họ muốn nói rằng Sài Gòn đã được chiếm qua nhiều trận chiến đấu cùng với sự nổi dậy của quần chúng... Đến 17 giờ yên tĩnh trở lại. Những đoàn chiến xa và bộ binh ngồi trên xe tải đậu dọc phố xá.., Đại sứ quán Pháp đã không bị bao vây. Người ta không thấy có mất mát gì trong đó.

        Telex 262 VNS/AFA 15 tháng 6 năm 1975.

        Trận chiến đấu cuối cùng của quân đội Sài Gòn diễn ra vào sáng ngày 30 tháng 4 ở ngoại ô Sài Gòn, một toán lính dù ở Tân Sơn Nhất đã nổ súng chặn quân Bắc Việt Nam. Tôi khẳng định rằng, ngoài trận này, quân Bắc Việt Nam không phải chiến đấu một trận nào trong thành phố Sài Gòn. Nếu đi lại trong thành phố mà nghe thấy tiếng súng, tiếng tiểu liên, tiếng pháo thì chỉ là đơn phương. Phần lớn các máy bay chiến đấu của quân đội Sài Gòn đã rời các sân bay ở Sài Gòn, Vũng Tàu và Phú Quốc mang theo phần lớn binh sĩ thuộc lực lượng hải quân. (Trích trong cuốn "Cuộc chiến tranh 35 năm - Đông Dương - Việt Nam 1940-1975" (Unguerre de trente - Cùng ans - Indochine - Vietnam) của "Raymond Toinet". Nxb "Lavauzelle", 1998).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:17:31 am »

        
TÀI LIỆU THAM KHẢO

        1. Claude de Boisanger, On pouvaít eviter la guerre d' Indochillc (Có thể tránh được cuộc Chiến tranh Đông Dương). Nxb Librairie d' Amerique ét d' Orient, Paris, 1977.

        2. Đặc điểm tác chiến của các sư đoàn Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu tổng kết của Bộ Tổng tham mưu. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số VL-908.

        3. Dictionary of Vietnam war (Từ điển chiến tranh Việt Nam). Pub. Greenwood Press, 1988.

        4. Đỗ Đức Anh, Một số bài giảng “Kiến thức về địch” từ 1962-1970. Phòng huấn luyện 77 thuộc Cục Nghiên cứu - Bộ Tổng tham mưu.

        5. Encyclopedia of the Vietnam war (Bách khoa thư về chiến tranh Việt Nam), Volums 1, 2, 3. Nxb Staley I. Kutler, 1996.

        6. Jacque de Folin, Indochine 1940-1954 la fin d' un rêve (Đông Dương 1940-1954, kết thúc một giấc mơ). Nxb Perrin - Paris.

        7. Lê Toàn: Một số đơn vị quân đội Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Tạp chí Lịch sử quân sự số 3 4, 5, 6/1993 và số 2, 4/1994.

        8. Nguyễn Quốc Dũng. Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ Mỹ (M.R.F) ở chiến trường đông bằng sông Cửu Long, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7/ 1991.

        9. Nguyễn Đình Tiên, Chân dung tướng nguỵ Sài Gòn Nxb quân đội nhân dân, H. 1994.

        10. Officer guide - Air force guide - Nay guide (Tài liệu huấn luyện dành cho sĩ quan lực lượng lục quân, không quân hải quân Hoa Kỳ), Washington. 1960-1961)

        11. P.A. Pulơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Nich-xơn, Nxb Thông tin lý luận, H. 1985

        12. Pierre La Brousse, La Methode Việt Minh - Indochine 1945-1954 (Phương pháp của Việt Minh - Đông Dương 1945-1954), Nxb Lavauzelle, 1996.

        13. Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ, nguỵ trên chiến trường B2 (Dự thảo), Phòng tổng kết địch thuộc Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1984.

        14. Raymond Toinet, Une guerre de trente - cing ans-Indochine - Vietnam (Cuộc chiến tranh 36 năm - Đông Dương - Việt Nam 1940-19 75), Nxb Lavauzelle, 1998.

        15. Robert S. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và bài học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995

        16. Tài liệu mật Lầu Năm Góc. Thư viện quân đội dịch. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự, số ký hiệu từ VL-781 đến VL-784.

        17. Trung tâm Từ điển bách khoa Bộ quốc phòng, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb quân đội nhân dân, H. 1996.

        18. Từ Lê Tuấn: Việt Nam cộng hoà và số phận bi thảm của một dân tộc (1954-1975). Bản dịch của Ngô Hoàng Vinh, Tạp chí "Đông Dương - lời báo động cho lịch sử". Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự, số ký hiệu VL-2226.

        19. W.C. Westmoreland, Một quân nhân tường trình: Chương XIV. Lực lượng Nam Việt Nam và Đồng minh, Nxb Garden City, Doublday. New York, 1976. Thư viện quân đội dịch, 1978. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự, số VL-3090.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM