Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:48:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH  (Đọc 27791 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:06:29 am »


        VI. TỔ CHỨC CÁC VÙNG CHIẾN THUẬT, QUÂN ĐOÀN, TIỂU KHU

        1. Quá trình tổ chức

        Theo sắc lệnh ngày 13 tháng 4 năm 1961 (Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược và quy luật hoạt động của Mỹ, ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo). Phòng tổng kết địch thuộc Ban tổng kết chiến tranh B2. 1984. tr. 97), tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định giải tán các tổ chức quân khu, chia lãnh thổ thành các vùng chiến thuật, khu chiến thuật, tiểu khu (tỉnh) và chi khu (quận), đặc biệt chú trọng kiện toàn cấp tiểu khu và chi khu nhằm tạo điều kiện cho việc càn quét và bình định từng địa phương trên toàn miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Diệm còn thành lập các quân đoàn mỗi quân đoàn biên chế từ hai đến bốn sư đoàn. Toàn miền Nam Việt Nam chia thành ba vùng chiến thuật. Mỗi vùng do một quân đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là bộ tư lệnh vùng chiến thuật.

        Vùng 1 chiến thuật do Quân đoàn 1 phụ trách gồm các tỉnh từ Quảng Ngãi ra vĩ tuyến 17.

        Vùng 2 chiến thuật do Quân đoàn 2 phụ trách gồm các tỉnh cao nguyên và cực Nam Trung Bộ (từ Bình Định trở vào).

        Vùng 3 chiến thuật do Quân đoàn 3 phụ trách gồm các tỉnh Nam Bộ (kể cả miền Đông, miền Tây và một số tỉnh miền Trung).

        Từ năm 1963 (Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược và quy luật hoạt động của Mỹ, ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo). Phòng tổng kết địch thuộc Ban tổng kết chiến tranh B2. 1984. tr. 112), chính quyền Sài Gòn tách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khỏi Vùng 3 chiến thuật để tổ chức thêm Vùng 4 chiến thuật và Quân đoàn 4 được thành lập. Như vậy, cho đến trước năm 1969, quân đội Sài Gòn tổ chức lãnh thổ và lực lượng quân đội thành bốn vùng chiến thuật. Mỗi vùng chiến thuật do một quân đoàn được chỉ định kiêm nhiệm. Trực thuộc các vùng chiến thuật có các khu chiến thuật và biệt khu. Mỗi khu chiến thuật do một sư đoàn bộ binh được chỉ định kiêm nhiệm.

        Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1:

        Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1 thành lập ngày 1 tháng 6 năm 19572 (Encydopedia of the Vietnam war. Nxb Staley I. Kutler, 1996, tr. 379), bao gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Tín và Quảng Ngãi. Sở chỉ huy Vùng 1 chiến thuật đóng tại Đà Nẵng. Các khu chiến thuật trực thuộc Vùng 1 là Khu chiến thuật 11 (sở chỉ huy đóng tại Huế) gồm các tiểu khu Quảng Trị và Thừa Thiên; Khu chiến thuật 12 (Sở chỉ huy đóng tại Tam Kỳ) gồm các tiểu khu Quảng Ngãi, Quảng Tín và Biệt khu Quảng Nam - Đà Nẫng.

        Tư lệnh Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1 từ năm 1957-1975:

        - Trung tướng Trần Văn Đôn: 15-10- 1957 đến 7-12-1962.

        - Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm: 7-12-1962 đến 21-8-1963.

        - Thiếu tướng Đỗ Cao Trí: 21-8-1963 đến 11-12-1963.

        - Trung tướng Nguyễn Khánh: 11-12-1963 đến 30-1-1964.

        - Thiếu tướng Tôn Thất Xứng: 30-1-1964 đến 14-11-1964.

        - Trung tướng Nguyễn Chánh Thi: 14-11-1964 đến 14-3-1966.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuẩn: 14-3-1964 đến 9-4-1966.

        - Trung tướng Tôn Thất Đính: 9-4-1966 đến 15-5-1966.

        - Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao: 15-5-1966 đến 20-5-1966.

        - Tướng Trần Thanh Phong: 20-5-1966 đến 30-5-1966.

        - Trung tướng Hoàng Xuân Lãm: 30-5-1966 đến 3-5-1972.

        - Trung tướng Ngô Quang Trưởng: 3-5-1972 đến 30-4-1975.

        Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2

        Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2 thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1957 (Encydopedia of the Vietnam war. Nxb Staley I. Kutler, 1996, tr. 379), hoạt động tác chiến ở toàn bộ vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Kon Tum, Lây Cu, Phú Bổn, Bình Định, Phú yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong Vùng 2 chiến thuật có vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị, gọi là Biệt khu 24 đóng tại thị xã Kon Tum do Trung đoàn độc lập 24 đảm nhiệm, bao gồm toàn bộ khu biên giới giáp Lào (Thành lập tháng 7 năm 1966 và giải thể vào tháng 4 năm 1970).

        Sở chỉ huy Vùng 2 chiến thuật đóng tại Lây Cu bao gồm Khu chiến thuật 22 (sở chỉ huy ở Quy Nhơn) có các tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn; Khu chiến thuật 23 (sở chỉ huy ở Buôn Ma Thuột) gồm các tiểu khu Đắc Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận, Nịnh Thuận.

        Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2 từ năm 1957-1975.

        - Thiếu tướng Trần Ngọc Tâm: 1-10-1957 đến 13-8-1958.

        - Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 13-8-1958 đến 20-12-1962.

        - Trung tướng Nguyễn Khánh: 20-12-1962 đến 12-12-1963.

        - Trung tướng Đỗ Cao Trí: 12-12-1963 đến 15-9-1964.

        - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 15-9-1964 đến 25-6-1965.

        - Trung tướng Vĩnh Lộc: 25-6-1965 đến 28-1-1968.

        - Trung tướng Lư Lan: 28-1-1968 đến 28-8-1970.

        - Trung tướng Ngô Du: 28-8-1970 đến 30-10-1974.

        - Thiếu tướng Phạm Văn Phú: 30-10-1974 đến 1-4-1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:08:17 am »


        Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3

        Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3 thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1959 (Encydopedia of the Vi lam war. Sđd. tí. 379), chính thức hoạt động vào ngày 20 tháng 5 năm 1960, bao gồm các tỉnh Phước Long, Bình Dương, Biên Hoà, Bình Long, Long Khánh, Phước Tuy, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An. Sài Gòn và Gia Định thành lập chi khu quân sự riêng. Vùng 3 chiến thuật có Khu chiến thuật 31 (sở chỉ huy đóng tại Tây Ninh) gồm các tiểu khu Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An; Khu chiến thuật 32 (sở chỉ huy tại Bình Dương) gồm các tiểu khu Bình Long, phước Long, Bình Dương; Khu chiến thuật 33 (sở chỉ huy ở Biên Hoà) gồm các tiểu khu Long Khánh, Bình Tuy, phước Tuy, Biên Hoà; Biệt khụ Thủ đô (Sài Gòn - Gia Định).

        Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3 từ năm 1959-1975.

        - Trung tướng Thái Quang Hoàng: 1-3 đến 11-10-1959.

        - Trung tướng Nguyên Ngọc Lễ: 11-10-1959 đến 5-5-1960.

        - Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm: 5-5-1960 đến 7-12-1962.

        - Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 7-12-1962 đến 5-1-1964.

        - Trung tướng Trần Thiện Khiêm: 5-1-1964 đến 4-4-1964.

        - Trưng tướng Trần Ngọc Tâm: 4-4 đến 12-10-1964.

        - Thiếu tướng Cao Văn Viên: 12-10-1964 đến 11-10-1965.

        - Thiếu tướng Nguyên Bảo Trị: 11-10-1965 đến 9-6-1966.

        - Trung tướng Lê Nguyên Khang: 9-6-1966 đến 5-8-1968

        - Trung tướng Đỗ Cao Trí: 5-8-1968 đến 23-2-1971.

        - Trung tướng Nguyễn Văn Minh: 23-2-1971 đến 30-10-197.

        - Trung tướng Dư Quốc Đống: 30-10-1974 đến 2-1975.

        - Trung tướng Nguyễn Văn Toàn: 2-1975 đến 24-4-1975.

        Vùng 4 chiến thuật - Quân đoan 4

        Vùng 4 chiến thuật - Quân đoàn 4 thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1963 (Encydopedia of the Vietnam war. Sđd. tr. 380), hoạt động tác chiến trên toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần một phần hai dân cư và đất canh tác miền Nam Việt Nam, gồm các tỉnh: Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hoà, Kiến Phong, Sa đốc Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liêu và An Xuyên. Vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 nằm trong Vùng 4 chiến thuật có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long, dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, hoạt động đến năm 1973 thì giải thể. Vùnba' 4 chiến thuật có Khu chiến thuật 41 (sở chỉ huy ở Mỹ Tho) gồm các tiểu khu Châu Đốc, An Giang, Sa đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình; Khu 42 (sở chỉ huy ở Cần Thơ) gồm các tiểu khu Kiến Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên; Khu chiến thuật Tiền Giang (sở chỉ huy ở Định Tường) gồm các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hoà, Gò Công.

        Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật - Quân đoàn 4 từ nấm 1963-1974:

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Cao: 1-1-1963 đến 4-11-1963.

        - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 4-11-1963 đến 4-3-1964.

        - Trung tướng Dương Văn Đức: 4-3-1964 đến 15-9-1964.

        - Thiếu tướng Nguyễn Vătl Thiệu: 15-9-1964 đến 20-1-1965.

        - Trung tướng Đặng Văn Quang: 20-1-1965 đến 23-11-1966

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh: 23-11-1966 đến 29-2-1968.

        - Trung tướng Nguyễn Đức Thắng: 29-2-1968 đến 1-7-1968.

        - Trung tướng Nguyễn Viết Thanh: 1-7-1968 đến 1-5-1970.

        - Thiếu tướng Ngô Du: 1-5-1970 đến 21-8-1970.

        - Trung tướng Ngô Quang Trưởng: 21-8-1970 đến 4-5-1972.

        - Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi: 4-5-1972 đến 30-10-1974.

        - Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: 30-10-1974 đến 30-4-1975.

        Từ sau tháng 3 năm 1969, để thay thế quân Mỹ đang rút dần về nước, thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đặt vấn đề cải tổ lại tổ chức lãnh thổ và phân định quyền hành lãnh đạo hành chính và quyền chỉ huy quân sự. Từ chỗ quyền hành chính và quyền chỉ huy quân sự do hai người đảm trách, lúc này tập trung vào một người để tăng tính thống nhất và sức mạnh, gọi là sự kết hợp chính trị và quân sự. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sắp xếp, tổ chức lại bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, tăng cường quyền lực cho cấp tỉnh, tiểu khu và quận, chi khu, cấp đại diện trung ương tại các miền. Trước đây, cấp quận có quận trưởng chịu trách nhiệm về hành chính, chi khu trưởng chịu trách nhiệm về quân sự; cấp tỉnh do tỉnh trưởng chịu trách nhiệm về hành chính, tiểu khu trưởng chịu trách nhiệm vế quân sự. Đến lúc này, trách nhiệm hành chính, quân sự do một người đảm nhiệm và có toàn quyền. Quận trưởng kiêm chi khu trưởng; tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng; tư lệnh quân đoàn, quân khu kiêm đại biểu chính phủ có toàn quyền trong phạm vi lãnh thổ mình phụ trách.

        Ưu điểm của việc tổ chức kiểu này là dễ thống nhất chỉ huy; dễ dàng di chuyển phương tiện cơ hữu: nhân viên, doanh trại, quân dụng, trang bị cho hệ thống quân khu hoặc quân đoàn; di chuyển dễ dàng các lực lượng yểm trợ hoặc tăng phái (pháo binh, truyền tin, không quân, hải quân) cho cả hai hệ thống quân đoàn - quân khu; phối hợp chặt chẽ hoạt động của lực lượng lưu động và an ninh lãnh thổ.

        Nhược điểm của việc tổ chức lại các vùng chiến thuật - quân đoàn là sẽ làm cho nhiệm vụ của tư lệnh trở nên nặng nề hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:11:22 am »


        2. Tương quan trách nhiệm và tổ chức bộ tư lệnh quân khu quân đoàn

        Nhiệm vụ chung của tổ chức hệ thống quân khu - quân đoàn nhằm phân định rõ rệt nhiệm vụ lãnh thổ và hành quân.

        Đối với hệ thống quân khu (vùng chiến thuật): Đây là một tổ chức quân sự - chính trị, có trách nhiệm bảo đảm an ninh lãnh thổ và bình định xây dựng tại chỗ. Mỗi vùng có địa giới nhất định bao gồm một số tỉnh và đô thị. Mỗi quán khu gồm nhiều tiểu khu trực thuộc. Dưới các tiểu khu là các chi khu.

        Đối với hệ thống quân đoàn: Đây là đơn vị quân sự với đặc tính cơ động, trách nhiệm thuần nhất về phương diện chiến thuật tại một vùng mà phạm vi hoạt động không nhất thiết ràng buộc về diện tích quân khu. Ngoài nhiệm vụ nói trên, quân đoàn còn làm nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật cho các quân khu, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ.

        a) Nhiệm vụ cụ thể của quân khu:

        Nhiệm vụ của quân khu được phân thành hai nhiệm vụ chính là: bảo vệ an ninh lãnh thổ và bình định xây dựng.

        Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ.

        Bộ tư lệnh quân khu có trách nhiệm phối hợp hoạt động của các lực lượng quân sự và bán quân sự thuộc phạm vi lãnh thổ quân khu; quản trị và điều hành tài nguyên quốc phòng thích nghi với chính sách quốc gia và thực hiện kế hoạch bình định xây dựng. Cụ thể là:

        Đối với việc chỉ huy các lực lượng quân sự trong phạm vi phụ trách: Bộ tư lệnh quân khu có trách nhiệm chỉ huy lực lượng bảo an, dân vệ, các đơn vị cơ hữu, thuộc dụng và tăng phái; tổ chức, chi huy và giám sát các cuộc hành quân an mình lãnh thổ trong quân khu, có quyền kiểm soát hành quân đối với các đơn vị chủ lực quân (sư đoàn, quân đoàn hay tổng trù bị dù, thuỷ quân lục chiến) trong các cuộc hành quân chiến thuật tại lãnh thổ quân khu; duy trì an ninh, kỷ luật đồn trú đối với tất cả các đơn vị đồn trú trong quân khu ngoại trừ khu vực đóng quân của quân đoàn; duy trì và hữu hiệu hóa hệ thống tình báo lãnh thổ hiện tại; thiết kế và điều hành hệ thống truyền tin diện địa; tồ chức và kiểm soát sự tiến triến về mặt huấn luyện kỹ thuật và chuyên môn của lực lượng quân sự cơ hữu; bảo đảm an ninh lãnh thổ trong các tiếu khu, chi khu trực thuộc; quản trị nhân viên các lực lượng cơ hữu; duy trì phòng thủ diện địa trong quân khu; giám sát hoạt động của các bộ chỉ huy tiếp vận trong công tác yểm trợ tiếp vận cho các đơn vị trong lãnh thổ quân khu.

        Đối với việc quản trị và điều hành tài nguyên quốc phòng: Bộ tư lệnh quân khu có trách nhiệm đoàn ngũ hóa và quản trị thành phần quân nhân trù bị tại gia trong quân khu (thời bình); điều hành hệ thống tuyển mộ và nhập ngũ (thời chiến); quản trị phương trình và cung cấp cán bộ huấn luyện võ trang, tổ chức nhân dân tự vệ; thống kê và kiểm soát nguồn nhân lực trong hạn tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự tại ngũ1 (Gồm cả số nhân lực xuất ngũ và nhập ngũ trong quân khu tìm thời gian); đảm trách thi hành sắc lệnh động viên khi có lệnh (thời chiến); kiểm soát mọi vấn đề di chuyển, cấp phát mọi vật dụng có tính chất quân sự tại địa bàn quân khu; bình định và xây dựng nông thôn.

        Về nhiệm vụ bình định và xây dựng:

        Tư lệnh quân khu kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng bình định và xây dựng, có các nhiệm vụ: Soạn thảo các kế hoạch bình định chi tiết để áp dụng tại quân khu; thực thi các kế hoạch bình định và xây dựng nông thôn của chính phủ; hỗ trợ chính quyền địa phương trong công tác vãn hồi an ninh trật tự và thiết lập tổ chức hạ tầng cơ sở tại ấp, xã; sử dụng đơn vị quân sự địa phương thuộc quyền và các đơn vị tăng phái khi cần để hoàn tất kế hoạch bình định.

        b) Nhiệm vụ cụ thể của quân đoàn.

        Nhiệm vụ của quân đoàn thể hiện chủ yếu trên hai mặt: trách nhiệm thuần nhất chiến thuật cơ động và yếm trợ chiến thuật cho quân khu khi được yêu cầu.

        Trách nhiệm chiến thuật cơ động của quân đoàn được quy định như sau: Chỉ huy, kiểm soát, giám sát các đơn vị cơ hữu và tăng phái; hành quân chiến thuật tại từng quân khu, liên khu (khi có lệnh) hoặc tại khu vực trách nhiệm chiến thuật.

        Trong những khu vực trách nhiệm chiến thuật hoặc các cuộc hành quân liên quân khu, tư lệnh quân đoàn có toàn quyền hoạch định kế hoạch hành quân tuỳ từng đối tượng; bảo vệ và duy trì an ninh, kỷ luật tại các hậu cứ hoặc khu vực đóng quân sau khi mở các cuộc hành quân; huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật các đơn vị cơ hữu và trực thuộc (trong trường hợp đóng quân tại quân khu, quân đoàn có thể nhờ quân khu trợ giúp địa điểm và các dụng cụ huấn luyện); hỗ trợ quân khu thực thi các kế hoạch bình định.

        Vì đóng quân trên địa bàn quân khu nên quân đoàn phái có trách nhiệm yểm trợ chiến thuật cho quân khu khi được yêu cầu, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau: Tuỳ theo từng kế hoạch tiên liệu, quân đoàn và các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tăng cường lực lượng cơ hữu của mình cho quân khu, tiểu khu mở những cuộc hành quân phản ứng cấp thời để tiếp viện cho quân khu khi cần; trong trường hợp khẩn cấp, quân đoàn có thể sử dụng các lực lượng cơ hữu đế cứu vãn tình thế nguy ngập của quân khu, đồng thời báo cáo Bộ Tổng tham mưu; tăng cường hỏa lực pháo binh, yểm trợ bằng không quân, kể cả trực thăng cho quân khu khi được yêu cầu.

        Nhiệm vụ chung của bộ tư lệnh quân đoàn được quy định ở các mặt sau:

        Hành quân cơ động. bao gồm các nhiệm vụ thiết kế, điều khiển các cuộc hành quân "tìm diệt" các đơn vị chủ lực, địa phương, du kích, và hạ tầng cơ sở của cách mạng; điều khiển các cuộc hành quân phản kích, phản ứng, tiếp ứng giải tỏa áp lực của Quân giải phóng; giám sát và yểm trợ các cuộc hành quân do sư đoàn và tiểu khu tổ chức.

        An ninh lãnh thổ. điều khiển các hoạt động biên phòng để ngăn chặn mọi hoạt động xâm nhập; bảo vệ các trục giao thông, các yếu điểm, các xã, cơ sở hành chính, kinh tế; bảo vệ dân chúng và tài nguyên quốc gia; củng cố hệ thống đồn bốt, căn cứ hành quân, căn cứ huấn luyện.

        Bình định phát triển: điều khiển các nỗ lực quân sự yểm trợ chương trình bình định phát triển; duyệt các kế hoạch bình định phát triển do tiểu khu trưởng (tỉnh) soạn thảo; ấn định, ưu tiên sử dụng và phán phối lực lượng để yểm trợ bình định phát triến; hướng dẫn, theo dõi, kiểm đốc sự thi hành kế hoạch yểm trợ quân sự bình định phát triển.

        Một số nhiệm vụ khác: phòng thủ dân sự có nhiệm vụ cố vấn hỗ trợ chính quyền địa phương trong chương trình đoàn ngũ hóa nhân dân, tổ chức nhàn dân tự vệ yểm trợ cơ quan trong việc chống nhiễu loạn, duy trì thủ tục công cộng; chỉ huy, huấn luyện và quản trị lãnh thổ, chỉ huy các đơn vị cơ hữu thuộc dụng và tăng phái; thiết kế, điều hành hệ thống tình báo lãnh thổ và hệ thống truyền tin diện địa; quản trị nhân lực quốc phòng bao gồm các việc đôn đốc, giám sát, quản trị nhãn lực, vật lực, tổ chức huấn luyện quân nhân trù bị tại gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:13:24 am »


        3. Trách nhiệm của tiểu khu trưởng

        a) Nhiệm vụ

        Tiểu khu trương có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng, tài nguyên, hệ thống giao thông và các cơ sở cố định trong tỉnh, ngoại trừ những hệ thống và cơ sở đặc biệt mà quán khu giao cho các cơ quan đảm trách. Ngoài ra, tiểu khu trưởng còn có trách nhiệm sưu tấm và khai thác thêm các tin tức tình báo giúp cho công tác an ninh lãnh thổ được hoàn bị.

        b) Tổ chức lực lượng trực thuộc tiểu khu trưởng

        Lực lượng địa phương quân: bao gồm các đại đội, tiểu đoàn bảo an, liên đoàn bảo an. Đây là những đơn vị chủ lực của tiểu khu, chi khu.

        Lực lượng nghĩa quân: bao gồm lực lượng nhân dân vũ trang các ấp, xã không tổ chức quá cấp trung đội (có nơi, có lúc phát triển đến cấp đại đội).

        Các đơn vị tiểu đoàn chủ lực quân hoặc các đơn vị khác: được đặt dưới quyền kiểm soát hành quân của tiểu khu trưởng.

        Các đơn vị hải, lục, không quân: có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp hoặc yểm trợ tổng quát cho tiểu khu.

        Ngoài các đơn vị trên, còn có các đoàn cán bộ xáy dựng nông thôn và các đoàn ngũ hóa nhân dân, tự vệ.

        Về nhiệm vụ sưu tầm và khai thác tin tức tình báo, ngoài tin tức do các lực lượng kểì trên cung cấp, tiểu khu trưởng còn được bổ sung tin từ các nguồn: cán bộ dân y vụ cố định, cán bộ dân y vụ trong đoàn cán bộ xây dựng nông thôn, các đoàn vũ trang tuyên truyền và hồi chánh, các đơn vị thám báo tỉnh (Pru/provincial Reconaissance Unit), cánh sát quốc gia, cảnh sát dã chiến.

        c) Cách sử dụng các lực lượng trên

        Lực lượng bảo an: tiểu khu trương thường sử dụng lực lượng bảo an nhằm tiêu diệt các đơn vị địa phương của các đơn vị Quân giải phóng đến cấp đại đội kể cả đại đội cơ động tỉnh. Do đó các đơn vị bảo an phải hoạt động tuần tiễu, phục kích, nhất là vào ban đêm, trong khu vực giữa các ấp và dọc theo đường giao liên của đối phương. Đồng thời, lực lượng này cũng phải sẵn sàng tiếp ứng cho trung đội dân vệ và đoàn cán bộ xây dựng nông thôn; bảo vệ các trục lộ trọng yếu và các cơ sở then chốt; thay thế dân vệ, trong trường hợp thiếu dân vệ để bảo vệ ấp xã (nhân dân, tài nguyên, hệ thống giao thông, cơ sở cố định).

        Lực lượng dân vệ: có nhiệm vụ chính là bảo vệ ấp, xã (nhân dân, tài nguyên, hệ thống giao thông, cơ sơ cố định). Lực lượng này phải được tổ chức, đoàn ngũ hóa nhân dân, tự vệ tại ấp, xã để dân tại chỗ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ an ninh và trật tự công cộng. Đây là lực lượng tham gia một cách tích cực vào công tác bình định, xây dựng nông thôn (trước đây, dân vệ chỉ yểm trợ công tác này). Với nhiệm vụ tiêu diệt du kích, cơ sở của cách mạng ở địa phương nên dân vệ phải thường xuyên hoạt động trong khu vực ấp, xã Trong trường hợp ấp, xã thiếu bảo an, lực lượng dân vệ sẽ thay thế bảo an, bảo vệ trục lộ trọng yếu và cơ sở then chốt. Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn: công tác tại các ấp, xã ấp nào chưa có dân vệ thì đoàn phải cố gắng tổ chức các đoàn ngĩl phòng vệ dân sự để dân tại ấp, xã trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ an ninh và trật tự công cộng. Nếu đoàn công tác tại ấp, xã đã có dân vệ thì đoàn sẽ phối hợp với dân vệ để bảo vệ ấp (nhiệm vụ này chủ yếu là của dân vệ).

        d) Chương trình cải tiến bảo an (địa phương quân), dân vệ (nghĩa quân) tại thời điểm năm 1971

        Về mất tổ chức, chương trình cải tiến lực lượng bảo an dân vệ có thể gia tăng hiệu năng lực lượng bảo an, dân vệ đáp ứng kế hoạch cộng đồng tự vệ và cộng đồng phát triển; lập thêm các tiểu đoàn bao an để có thể hành quân lưu động; cắt giảm quân số trung đội dân vệ từ 35 xuống còn 32 người để có thêm quân nhằn lập các cơ cấu chỉ huy hành quân và yểm trợ khác; tăng cường hệ thống tình báo diện địa, đặc biệt huấn luyện tình báo cho bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự. Mỗi đơn vị cần có vài nhân viên tình báo thông suốt nhiệm vụ tình báo để sẵn sàng khai thác tin tức, hướng dẫn việc sưu tầm tin tức của cơ sở cách mạng; hoàn tất các đơn vị pháo binh lãnh thổ, đại đội chiến tranh chính trị, tiểu đoàn bảo an.

        Về mặt sử dụng, chương trình cải tiến bảo an, dân vệ sẽ tái phối trí các lực lượng bảo an, dân vệ phù hợp với nhu cầu địa phương. Trong đó, cảnh sát quốc gia, phòng vệ dân sự sẽ thay thế dân vệ ở các khu vực an ninh có nhiều phức tạp. Các đồn bốt nhó của bảo an sẽ được chuyển giao cho dân vệ để rút bảo an ra thành lập đại đội, liên đội và tiểu đoàn hành quân lưu động. Đồng thời sẽ hoàn tất việc thay thế các tiểu đoàn bộ binh chủ lực, yểm trợ bình định lãnh thổ bằng các đơn vị bảo an, dân vệ tương ứng; gia tăng hiệu năng hoạt động của các đơn vị bảo an, dân vệ nhất là ban đêm. Lực lượng bảo an sẽ mở các cuộc hành quân tác chiến vào các căn cứ địa, cơ sở của cách mạng, mục tiêu làuỷ ban nhân dân cách mạng các xã, quận, tỉnh. Một tiểu đoàn bảo an sề phải đối địch với một tiểu đoàn địa phương Quân giải phóng; liên đoàn bảo an đối địch với một tiểu đoàn địa phương hoặc hai đại đội của Quân giải phóng vá một đại đội bảo an sẽ đối địch với một đại đội địa phương Quân giải phóng.

        Trung đội dân vệ tuần tiễu ngoại vi ấp, xã nào theo kế hoạch phòng thủ của xã, ấp đó. Mỗi trung đội dân vệ phải đối địch với một trung đội du kích hoặc cán bộ địa phương xóm, ấp của lực lượng cách mạng.

        Mỗi tháng, chương trình cải tiến bảo an, dân vệ phải xếp hạng thành quả tác chiến của các đại đội, liên đoàn bảo an, trung đội dân vệ của tiểu khu để đánh giá và huấn luyện tam giác chiến: tình báo chiến, tâm lý chiến và du kích chiến cho các lực lượng bảo an, dân vệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:15:52 am »


        VII. MỘT SỐ ĐƠN VỊ CHỦ YẾU (SƯ ĐOÀN) QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        1. Sư đoàn bộ binh số 1


        Sư đoàn bộ binh số 1 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở Chiến đoàn cơ động 21 do Pháp thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953, hoạt động và phát triển ở tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, Chiến đoàn cơ động 21 đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 21. Đến ngày 1 tháng 11 năm 1955, sư đoàn này lại đổi tên thành Sư đoàn dã chiến số 1 và đến tháng 1 năm 1959 được đổi tên thành Sư đoàn bộ binh số 1. Sở chỉ huy sư đoàn đóng ở gần Huế.

        Được coi là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất cửa Quân lực Việt Nam Cộng hoà trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 1 đã từng tham gia nhiều cuộc hành quân lớn ở tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, sư đoàn còn tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của Phật tử ở Huế năm 1966, tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1971.

        Trong chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam (3-1975), Sư đoàn bộ binh 1 đã bị tan rã hoàn toàn. Sau chiến dịch này, tàn quân của sư đoàn chỉ còn lại 2 sĩ quan, 40 binh sĩ. Tất cả đều bỏ chạy về tỉnh Bà Rịa và Phước Tuy, sau đó bị bắt vào ngày 27 tháng 3 năm 1975.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 1 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Lê Văn Nghiêm: 1-1-1955 đến 1963.

        - Tướng Đỗ Cao Trí: 1963 đến 1964.

        - Tướng Nguyễn Chánh Thi: 1964 đến 1965.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuẩn: 1965 đến 1966.

        - Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận: 12-3-1966 đến 21-8-1970.

        - Thiếu tướng Phạm Văn Phú: 21-8-1970 đến 1973.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Thân: 1973 đến 1974.

        - Trung tướng Nguyễn Văn Diễm: 31-10-1974 đến 3-1975.

        2. Sư đoàn bộ binh số 2

        Sư đoàn bộ binh số 2 Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở của Chiến đoàn cơ động 32 do Pháp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1953 tại đồng bằng sông Hồng. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chiến đoàn cơ động 32 chuyển từ Hải Phòng vào Đà Nẵng, tổ chức lại thành Sư đoàn bộ binh 32. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, Sư đoàn bộ binh 32 đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 32 và ngày 21 tháng 11 năm 1955 là Sư đoàn dã chiến số 2. Tháng 1 năm 1959, Sư đoàn dã chiến số 2 chuyển thành Sư đoàn bộ binh số 2.

        Sở chỉ huy của sư đoàn lúc đầu đóng tại Đà Nẵng, sau đó chuyển về vùng giáp ranh giữa Đà Nàng và Quảng Ngãi. Tháng 5 năm 1965, chuyển về Quãng Ngãi và đầu năm 1972, đóng tại một căn cứ quân sự của Mỹ trước đây tại Chu Lai, tỉnh Quảng Tín.

        Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 2 đã tham gia nhiều cuộc hành quân lớn tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của Quân giải phóng, sư đoàn này được giao nhiệm vụ cố thủ ở khu vực Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi cho đến 24 tháng 3 năm 1975 và bị đánh thiệt hại nặng vào đầu tháng 4 năm 1975. Số tàn quân của sư đoàn rút về Đà Nẫng và được tổ chức lại tại Hàm Tân. Sau khi được tổ chức lại, sư đoàn được giao nhiệm vụ cố thủ Phan Rang cho đến khi thành phố hoàn toàn thất thủ (16-4-1975).

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 2 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Tôn Thất Đính: 1-1-1955 đến 22-11-1956.

        - Trung tá Đặng Văn Sơn: 22-11-1956 đến 14-6-1957.

        - Trung tá Lê Quang Trọng: 14-6-1957 đến 23-8-1958.

        - Đại tá Dương Ngọc Lãm: 23-8-1958 đến 8-6-1961.

        - Đại tà Lâm Văn Phát: 8-6-1961 đến 18-6-1962.

        - Đại tá Trương Văn Chưởng: 18-6 đến 6-12-1963.

        - Chuẩn tướng Tôn Thất Xứng: 6-12-1963 đến 30-1-1964.

        - Chuẩn tướng Ngô Du: 30-1 đến 29-7-1964.

        - Đại tá Nguyễn Thanh Sằng: 29-7 đến 15-10-1964

        - Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm: 15-10-1964 đến 10-1-1967.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn: 10-1-1967 đến 22-1-1972.

        - Chuẩn tướng Phạm Hào Hiệp: 22-1 đến 22-8-1972.

        - Chuẩn tướng Trần Văn Nhật: 22-8-1972 đến 16-4-1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:27:00 am »


        3. Sư đoàn bộ binh số 3

        Sư đoàn bộ binh số 3 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập 1 tháng 10 năm 1971, trên cơ sở sáp nhập Trung đoàn 56 mới được thành lập và Trung đoàn 2 của Sư đoàn bộ binh số 1 chuyển sang. Nhiệm vụ của Sư đoàn bộ binh số 3 là thay chân lực lượng quân Mỹ, hoạt động ở khu vực phía bắc Vùng 1 chiến thuật, dọc khu phi quân sự. Sở chỉ hủy sư đoàn lúc đầu đóng tại Ái Tử, Quảng Trị.

        Trong chiến dịch Quảng Trị 1972 của quân giải phóng, sư đoàn này gần như tan rã, sau đó được tổ chức lại ở Đà Nẵng và hoạt động tác chiến chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Sư đoàn 3 chấm dứt tồn tại vào 30 tháng 3 năm 1975.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 3 qua các thời kỳ:

        - Chuẩn tướng Vũ Văn Giai: 1-10-1971 đến 9-6-1972.

        - Thiếu tướng Nguyễn Duy Hình: 9-6-1972 đến 30-4-1975. 

        4. Sư đoàn bộ binh số 5

        Sư đoàn bộ binh số 5 Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở tập hợp các nhóm cựu chiến binh người Nùng trong quân đội tay sai Pháp bỏ chạy vào Nam Việt Nam (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954) và một số người thuộc các dân tộc thiểu số Trung Quốc sang Việt Nam sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

        Khi mới thành lập, sư đoàn có phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh số 6. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, đổi thành Sư đoàn dã chiến số 6 và đến ngày 1 tháng 9 năm 1955 là Sư đoàn dã chiến 41. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, sư đoàn một lần nữa đổi phiên hiệu thành Sư đoàn dã chiến số 3, và đến tháng 1 năm 1959 chính thức mang phiên hiệu Sư đoàn bộ binh số 5.

        Sở chỉ huy sư đoàn lúc đầu đóng tại Sông Mao, tỉnh Bình Thuận, sau được chuyển về Biên Hoà (5-1961). Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy sư đoàn tham gia cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Tháng 7 năm 1964, sư đoàn chuyển về đóng tại tỉnh Bình Dương (sở chỉ huy đóng tại Phú Lợi, sau đó đến tháng 2 năm 1970 chuyển về Lai Khê). Phạm vi hoạt động tác chiến chủ yếu của Sư đoàn bộ binh số 5 là các tỉnh phía Bắc thuộc Vùng 3 chiến thuật.

        Trong hai năm 1970 và 1971, sư đoàn tham gia một số cuộc hành quân lớn trên đất Cam-pu-chia. Trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 của Quân giải phóng, sư đoàn đã cố thủ tại An Lộc, mặc dù khu vực này đã bị Quân giải phóng bao vây trong suốt hai tháng.

        Đầu năm 1975, sư đoàn được điều về phòng thủ Sài Gòn và đóng tại khu vực gần Bến Cát, trên đường 13 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoàn toàn tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 qua các thời kỳ.

        - Đại tá Voòng A Sáng: 1-3-1955 đến 25-10-1956.

        - Đại tá Phạm Văn Đông: 25-10-1956 đến 18-3-1958.

        - Trung tá Nguyễn Quang Thông: (quyền tư lệnh) 18-3 đến 16-9-1958.

        - Đại tá Tôn Thất Xứng: 16-9 đến 19-11-1958.

        - Trung tá Đặng Văn Sơn: 19-11-1958 đến 30-8-1959.

        - Đại tá Nguyễn Văn Chuẩn: 30-8-1959 đến 20-5-1961.

        - Chuẩn tướng Trần Ngọc Tám: 20-5 đến 16-10-1961.

        - Đại tá Nguyễn Đức Thang 16-10-1961 đến 20-12-1962.

        - Đại tá Nguyễn Văn Thiệu: 20-12-1962 đến 2-2-1964.

        - Chuẩn tướng Đặng Thanh Liêm: 2-2 đến 5-6-1964.

        - Chuẩn tướng Cao Hào Họa: 5-6 đến 21-10-1964.

        - Chuẩn tướng Trần Thanh Phong: 21-10-1964 đến 19-7-1965.

        - Thiếu tướng Phạm Quốc Thuần: 19-7-1965 đến 15-8-1969.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu: 15-8-1969 đến 14-6-1971.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Hưng: 14-6-1971 đến 4-9-1972.

        - Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch: 4-9-1972 đến 7-11-1973.

        - Đại tá Lê Nguyên Vỹ: 7-11-1973 đến 30-4-1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:28:14 am »


        5. Sư đoàn bộ binh số 7

        Sư đoàn bộ binh số 7 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở Chiến đoàn cơ động số 7 do Pháp thành lập ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Việt Nam). Ngày 1 tháng 9 năm 1953, Chiến đoàn cơ động số 7 đổi tên thành chiến đoàn cơ động 31. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chiến đoàn này chuyển quân từ Hải Phòng vào Đà Nằng được tổ chức lại và có phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh 31. Chỉ huy chiến đoàn trở thành tư lệnh đầu tiên của sư đoàn. Sư đoàn bộ binh 31 lúc đầu đóng quân ở Tam Kỳ. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, sư đoàn đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 31 và sau đó là Sư đoàn dã chiến 11. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, sư đoàn mang phiên hiệu Sư đoàn dã chiến số 4. Sở chỉ huy đóng tại Biên Hoà.

        Năm 1956, dưới sự chỉ huy của Lê Quang Vĩnh, Sư đoàn dã chiến số 4 đã tham gia các cuộc thanh trừng lực lượng quân sự của phái Hoà Hảo tại Châu Đốc. Ngày 1 tháng 1 năm 1959, sư đoàn đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh số 7. Sở chỉ huy từ tiên Hoà chuyển vế đóng tại Mỹ Tho, tỉnh Vĩnh Tường. Từ ngày 1 tháng 9 năm 1969, Sư đoàn bộ binh 7 chuyển về đóng quân tại khu vực thuộc địa bàn tác chiến của Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ trước đây ở Đồng Tâm, Mỹ Tho.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn bộ binh số 7 đã tiến hành hàng loạt các cuộc hành quân ở các tỉnh đông dân cư như Long An, Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hòa, Kiến Phong, Sa đéc, v.v.. Ngoài ra, sư đoàn còn tham gia các chiến dịch lớn trên đất Lào và Cam-pu-chia...

        Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975) của Quân giải phóng miền Nam, Sư đoàn bộ binh số 7 Việt Nam Cộng hoà được tăng cường thêm một trung đoàn, làm nhiệm vụ cố thủ tại Tân An, tỉnh Long An và sau đó tan rã hoàn toàn.

        Chỉ huy sư đoàn bộ binh số 7 qua các thời kỳ:

        - Trung tá rồi chuẩn tướng Nguyễn Hữu Có: 1-1 đến 15-6-1955 và 1-11-1963 đến 2-12-1963.

        - Đại tá Tôn Thất Xứng: 15-6-1955 đến 27-4-1957.

        - Trung tá Ngô Du: 27-4-1957 đến 17-3-1958.

        - Đại tá Trần Thiện Khiêm: 17-3-1958 đến 30-3-1959.

        - Đại tá Huỳnh Văn Cao: 30-3-1959 đến 22-12-1962.

        - Đại tá Bùi Đình Đàm: 22-12-1962 đến 1-11-1963.

        - Chuẩn tướng Lâm Văn Phát: 2-12-1963 đến 2-2-1964.

        - Đại tá Bùi Hữu Nhơn: 2-2 đến 7-3-1964.

        - Đại tá Huỳnh Văn Tôn: 7-3-1964 đến 16-9-1964.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Bảo Trị: 16-9-1964 đến 9-10-1965.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Viết Thanh: 9-10-1965 đến 3-7-1968.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng 3-7-1968 đến 16-1-1970.

        - Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: 16-1-1970 đến 30-10-1974.

        - Chuẩn tướng Trần Văn Hai: 30-10-1974 đến 30-4-1975.

        6. Sư đoàn bộ binh số 9

        Sư đoàn bộ binh số 9 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1962 cùng với Sư đoàn bộ binh số 25. Sở chỉ huy của sư đoàn lúc đầu đóng tại Phú Thanh, tỉnh Bình Định, đến ngày 5 tháng 4 năm 1972 chuyển về đóng tại một căn cứ quân sự của Mỹ trước đây ở thị xã Vĩnh Long.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn bộ binh số 9 hoạt động ở hầu khắp các tỉnh thuộc Vùng 4 chiến thuật. Ngoài ra, trong hai năm 1970 và 1971, sư đoàn tham gia một số cuộc hành quân trên đất Cam-pu-chia. Từ năm 1969, Sư đoàn bộ binh số 9 hoạt động như một lực lượng cơ động. Năm 1972, Trung đoàn 15 của sư đoàn được tách ra để ứng cứu cho Sư đoàn bộ binh số 5 đang bị Quân giải phóng bao vây tại An Lộc.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam Việt Nam mùa Xuân 1975, Sư đoàn bộ binh số 9 cố thủ tại khu vực phía bắc châu thổ sông Mê Công và sau đó hoàn toàn tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 9 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Bùi Dĩnh: 1-1-1962 đến 7-11-1963.

        - Đại tá Đoàn Văn Quảng: 7-11-1963 đến 9-2-1964.

        - Chuẩn tướng Vĩnh Lộc: 9-2-1964 đến 29-3-1965.

        - Chuẩn tướng Lâm Quang Thi: 29-3-1965 đến 30-7-1968.

        - Chuẩn tướng Trần Bá Di: 30-7-1968 đến 26-10-1973.

        - Chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc: 26-10-1973 đến 30-4-1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:30:07 am »

 
        7. Sư đoàn bộ binh số 18

        Sư đoàn bộ binh 18 (sư đoàn được xem là yếu kém nhất trong lực lượng Quán lực Việt Nam Cộng hoà), thành lập lâm thời vào ngày 16 tháng 5 năm 1965, chính thức là tháng 8 năm 1965. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 18 đóng tại Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Lúc đầu sư đoàn có phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh số 10, sau đó vì quan niệm số 10 là con số không may mằn nên đến ngày 1 tháng 1 năm 1967, sư đoàn được đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh số 18.

        Từ khi mới được thành lập cho đến hết cuộc chiến tranh, Sư đoàn bộ binh 18 tác chiến chủ yếu ở khu vực phía đông Vùng 3 chiến thuật. Năm 1972, sư đoàn chuyển về tỉnh Bình Long và tác chiến ở An Lộc. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam, sư đoàn được giao nhiệm vụ cố thủ ở phòng tuyến Xuân Lộc. Đến ngày 21 tháng 4 năm 1975, sư đoàn bị đánh thiệt hại nặng và rút chạy về cố thủ ở Sài Gòn rồi tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 18 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Nguyễn Văn Mạnh: 5-6 đến 20-8-1965.

        - Chuẩn tướng Lư Lan: 20-8-1965 đến 16-9-1966.

        - Chuẩn tướng Đỗ Kế Giai: 16-9-1966 đến 20-8-1969.

        - Thiếu tướng Lâm Quang Thơ: 20-8-1969 đến 3-1972.

        - Thiếu tướng Lê Minh Đảo: 3-1972 đến 30-4-1975.

       8. Sư đoàn bộ binh số 21

        Sư đoàn bộ binh số 21 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1959, trên cơ sở sáp nhập hai sư đoàn bộ binh hạng nhẹ (1 và 3). Sư đoàn 1 thành lập ở Long Xuyên, sau chuyển về Sa đéc và ngày 1 tháng 11 năm 1955 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 11. Sư đoàn 3 thành láp ở Thủ Dầu Một, sau chuyển về Bến Keo, tỉnh Tây Ninh. Cũng trong ngày 1 tháng 11 năm 1955, Sư đoàn 3 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 13. Trong hai năm 1955 và 1956, cả hai sư đoàn 11 và 13 đều tham gia chiến đấu chống lại lực lượng quân sự của giáo phái Hoà Hảo ở khu vực châu thổ sông Mê Công.

        Ngày 1 tháng 6 năm 1959, hai sư đoàn chính thức sáp nhập lại với nhau thành Sư đoàn bộ binh số 21. Tư lệnh Sư đoàn 11 trước đây trở thành Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 21. Sở chỉ huy sư đoàn đóng ở Sa đéc. Cho đến cuối năm 1960, các đơn vị của Sư đoàn 21 đóng quân rải rắc ở nhiều tỉnh Nam Bộ, hoạt động tác chiến nhiều nhất là ở các tinh Tây Ninh, Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Cà Mau... Đầu năm 1961, các đơn vị này bắt đầu tập trung lại tại Vùng 4 chiến thuật. Sở chỉ huy cửa sư đoàn chuyển tử Sa đéc về Bạc Liêu.

        Ngày 11 tháng 11 năm 1960, dưới sự chỉ huy của Trần Thiện Khiêm, sư đoàn đã làm thất bại âm mưu đảo chính lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Trong hai năm 1970 và 1971, địa bàn tác chiến chủ yếu của sư đoàn là khu vực rừng U Minh. Năm 1972, sư đoàn tạm rời về tỉnh Bình Định, cùng với Sư đoàn bộ binh số 25 ứng cứu cho Sư đoàn bộ binh số 5 đang bị bao vây ở An Lộc. Năm 1975, Sư đoàn bộ binh số 21 tác chiến ở khu vực phía Nam đồng bằng sông Mê Công, cho tới khi Quân lực việt Nam Cộng hoà sụp đổ hoàn toàn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 21 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Nguyễn Bảo Trị (cựu tư lệnh Sư đoàn II): 1-6 đến 8-9-1959

        - Trung tá Trần Thanh Chiêu: 8-9-1959 đến 2-2-1960.

        - Đại tá Trần Thiện Khiêm: 2-2-1960 đến 12-1962.

        - Đại tá Bùi Hữu Nhơn: 12-1962 đến 11-1963.

        - Đại tá Cao Hảo Hán: 11-1963 đến 1-6-1964.

        - Chuẩn tướng Đặng Văn Quang: 1-6-1964 đến 20-1-1965.

        - Đại tá Nguyễn Văn Phước (quyền tư lệnh): 20-1 đến 21-3-1965

        - Chuẩn tướng Nguyên Văn Minh: 21-3-1965 đến 13-6-1968.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi: 13-6-1968 đến 3-5-1968.

        - Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu: 3-5 đến 21-8-1972.

        - Chuẩn tướng Chương Danh Quảng: 21-8-1972 đến 9-6-1973.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Hưng: 9-6-1973 đến 10-1974.

        - Chuẩn tướng Mạch Văn Trường: 10-1974 đến 30-4-1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:31:51 am »


        9. Sư đoàn bộ binh số 22

        Sư đoàn bộ binh số 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1959 trên cơ sở sáp nhập hai sư đoàn bộ binh hạng nhẹ (2 và 4). Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 2 thành lập năm 1955 tại Kon Tum, đến ngày 1 tháng 11 năm 1955, đổi tên thành Sư đoàn 12. Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 4 thành lập tại Buôn Ma Thuột, sau đó ngày 1 tháng 11 năm 1955 đổi thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 14. Năm 1956, Sư đoàn 14 chuyển vào Quy Nhơn, tham chiến chống lại lực lượng quân sự của giáo phái Hoà Hảo do Lê Quang Vĩnh cầm đầu, sau đó lại quay về Kon Tum và ngày 1 tháng 4 năm 1959 đổi tên thành Sư đoàn bộ binh 22. Cũng trong ngày 1 tháng 4 năm 1959, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 12 bị giải thể một ngày trước đó được sáp nhập vào và Sư đoàn 22 chính thức được thành lập.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn 22 tham chiến chủ yếu ở các tỉnh phía bắc thuộc Vùng 2 chiến thuật bao gồm: Bình Định, Phú Bổn, Phú Yên, Kon Tum, Lây Cu. Sở chỉ huy Sư đoàn 22 lúc đầu đóng tại Kon Tum, ngày 1 tháng 3 năm 1965 chuyển vế Ba Gia tỉnh Bình Định. Năm 1975, Sư đoàn 22 tác chiến ở Bình Đỉnh và Quy Nhơn. Bị cô lập tại Quy Nhơn, Sư đoàn 22 được giải vây và đưa về Vũng Tàu. Tại đây, sư đoàn được tổ chức lại và được giao nhiệm vụ cố thủ Tân An và Bến Lức tỉnh Long An cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng hoà sụp đổ hoàn toàn.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 22 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Trần Thanh Chiêu: 1-4 đến 8-9-1959.

        - Trung tá Nguyễn Bảo Trị: 8-9-1959 đến 5-11-1963.

        - Đại tá rồi chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng: 5-11-1963 đến 5-2-1964 và 1-3-1965 đến 28-6-1966.

        - Chuẩn tướng Linh Quang Viễn: 5-2 đến 7-9-1964.

        - Đại tá rồi chuẩn tướng Nguyễn Văn Hiếu: 7-9 đến 24-10-1964 và 28-6-1966 đến 11-8-1969.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh: 24-10-1964 đến 1-3-1965.

        - Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển: 11-8-1969 đến 1-3-1972.

        - Đại tá Lê Đắc Đạt: 1-3 đến 28-4-1972.

        - Chuẩn tướng Phan Đình Niệm: 28-4-1972 đến 30-4-1975.

        10. Sư đoàn bộ binh số 23

        Sư đoàn bộ binh số 23 Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1959, tiền thân là Sư đoàn bộ binh số 5 được thành lập tại Nha Trang năm 1955. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, Sư đoàn 5 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 15. Từ tháng 1 đến tháng 5 nam 1956, Sư đoàn 15 tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động nhằm đàn áp các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo. Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, Sư đoàn 15 trở lại Nha Trang và ngày 14 tháng 8 năm 1956 chuyển về đóng tại Dục Mỹ, tỉnh Khánh Hoà. Ngày 1 tháng 4 năm 1959, Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 15 đổi tên thành Sư đoàn bộ binh số 23. Cuối năm 1960, sở chỉ huy sư đoàn chuyển về Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắc.

        Từ năm 1959 đến 1969, mặc dù địa bàn đảm trách của Sư đoàn 23 chỉ gồm bảy tỉnh phía Nam Vùng 2 chiến thuật là Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận, nhưng do yêu cầu tác chiến, đôi khi địa bàn hoạt động của sư đoàn còn bao trùm cả khu vực Nam Trung Bộ, cao nguyên miền Trung và các tỉnh duyên hải từ Quảng Ngãi tới Bình Tuy. Trong hai năm 1970 và 1971, một số đơn vị thuộc sư đoàn còn tham gia các cuộc hành quân trên đất Cam-pu-chia. Đầu năm 1975, sư đoàn tham chiến ở khu vực Buôn Ma Thuột. Cuối tháng 3 năm 1975, toàn bộ Sư đoàn bộ binh số 23 bị Quân giải phóng đánh thiệt hại nặng. Số tàn quân tháo chạy về Cam Ranh (21-3-1975), sau đó chạy về Long Hải, tỉnh Phước Tuy (27-3-1975) và tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 23 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Trần Thanh Phong: 19-5-1959 đến 17-5-1963.

        - Đại tá Lê Quang Trọng: 17-5 đến 14-12-1963.

        - Chuẩn trang Hoàng Xuân Lãm: 14-12-1963 đến 14-10-1964.

        - Chuẩn tướng Lư Lan: 14-10-1964 đến 20-8-1965.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Văn Mạnh: 20-8-1965 đến 24-11-1966.

        - Chuẩn tướng Trương Quảng An: 24-11-1966 đến 9-9-1968.

        - Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh: 9-9-1968 đến 25-1-1972.

        - Chuẩn tướng Lý Tòng Bá: 25-1 đến 20-10-1972.

        - Chuẩn tướng Trần Văn Cam: 20-10-1972 đến 24-11-1973.

        - Chuẩn tướng Lê Trung Tường: 24-11-1973 đến 10-3-1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:33:40 am »


        11. Sư đoàn bộ binh số 25

        Sư đoàn bộ binh số 25 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1962 tại Quảng Ngãi. Sở chỉ huy sư đoàn lúc đầu đóng tại Thuận Hóa gần thị xã Quảng Ngãi.

        Từ năm 1962 đến 1964, địa bàn tán chiến chủ yếu của sư đoàn là hai tinh Quáng Ngãi và Bình Định. Ngày 23 tháng 12 năm 1964, sư đoàn chuyển về Đức Hoà, tỉnh Hậu Nghĩa và sau đó ngày 13 tháng 12 năm 1970 chuyển vế Củ Chi thuộc địa bàn các tỉnh phía Tây Vùng 3 chiến thuật. Ngoài ra, sư đoàn còn tham gia một số cuộc hành quân trên đất Cam-pu-chia. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam, sư đoàn tham chiến ở Tây Ninh và Gò Dầu cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng hoà hoàn toàn tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 25 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Nguyễn Văn Chuyên: 7 đến 28-12-1962.

        - Đại tá Lư Lan: 28-12-1962 đến 19-3-1964.

        - Đại tá Nguyễn Viết Đàm: 19-3 đến 12-1964.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng: 12-1964 đến 16-3-1965.

        - Chuẩn tướng Phan Trọng Chinh: 16-3-1965 đến 10-1-1968.

        - Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thịnh: 10 1-1968 đến 25-1-1972.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Tư: 25-1-1972 đến 7-11-1973.

        - Đại tá Nguyễn Hữu Toàn: 7-11-1973.

        - Chuẩn tướng Lý Tòng Bá: đến 30-4-1975.

        12. Sư đoàn dù

        Sư đoàn dù Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1955 trên cơ sở của Tiểu đoàn dù số 1 do Pháp thành lập ở Đông Dương ngày 1 tháng 8 năm 1951. Ngày 1 tháng 5 năm 1954, Tiểu đoàn dù số 1 cùng với một số đơn vị khác sáp nhập với nhau thành Chiến đoàn dù số 3 (tương đương với một trung đoàn) do thiếu tá Đỗ Cao Trí chỉ huy. Ngày 1 tháng 3 năm 1955, Chiến đoàn dù số 3 đổi phiên hiệu thành Chiến đoàn dù số 1. Sở chỉ huy đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 1 tháng 12 năm 1959, Chiến đoàn dù số 1 phát triển thành Lữ đoàn dù số 1 và đến tháng 12 năm 1965 là Sư đoàn dù số 1.

        Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, sư đoàn dù đóng vai trò như lực lượng tăng viện cho các đơn vị quân đội Sài Gòn. Sư đoàn đã tham gia các cuộc hành quân, kể cả trên đất Lào và Cam-pu-chia. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam, sư đoàn rút về hoạt động ở Vùng 1 chiến thuật. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối cuộc chiến, các lữ đoàn thuộc sư đoàn liên tục bị điều đi tăng viện cho các đơn vị trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam: Lữ đoàn 2 về Phan Rang (4-1975), Lữ đoàn 3 về Nha Trang, Lữ đoàn 1 về Xuân Lộc và đều tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn dù số 1 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Đỗ Cao Trí: 1-3-1955 đến 1-9-1956.

        - Đại tá Nguyễn Chánh Thi: 1-9-1956 đến 12-11-1960.

        - Đại tá Cao Văn Viên: 12-11-1960 đến 19-12-1964.

        - Trung tướng Dư Quốc Đống: 19-12-1964 đến 11-11-1972.

        - Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng: 11-11-1972 đến 4-1975.

        13. Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ

        Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954, trên cơ sở của hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ (1 và 2) do Pháp thành lập. Tiểu đoàn 1 thành lập ở miền Bắc, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 chuyển vào miền Nam. Tiểu đoàn 2 thành lập ở miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng 1 năm 1954, Pháp chuyển giao cả hai tiểu đoàn này cho Nam Việt Nam.

        Ngày 16 tháng 4 năm 1956, Tiểu đoàn 1 và 2 được bổ sung thêm quân và phát triển thành trung đoàn lính thuỷ đánh bộ, ngày 1 tháng 1 năm 1962 thành lữ đoàn và đến ngày 1 tháng 10 năm 1968 thành Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ được coi là sư đoàn thiện chiến nhất trong lực lượng quân đội Sài Gòn. Địa bàn hoạt động tác chiến chủ yếu của sư đoàn ở Vùng 1 chiến thuật, đã tham gia nhiều cuộc hành quân lớn ở Nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, trong đó có cuộc hành quân Lam Sơn 719.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam (1975), tàn quân của Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ là lực lượng cuối cùng hạ vũ khí đầu hàng.

        Chỉ huy Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ qua các thời kỳ:

        - Trung tá Lê Quang Trọng: 1-10-1954 đến 16-1-1956.

        - Thiếu tá Phạm Văn Liêu: 16-1 đến 31-7-1956.

        - Đại uý Bùi Phó Chí (quyền tư lệnh): 31-7 đến 30-9-1956.

        - Thiếu tá Lê Như Hưng: 30-9-1956 đến 7-5-1960.

        - Thiếu tá rồi trung tướng Lê Nguyên Khang: 7-5-1960 đến 16-12-1963 và 16-2-1964 đến 5-5-1972.

        - Trung tá Nguyễn Bá Liên: 16-12-1963 đến 16-2-1964.

        - Chuẩn tướng Bùi Thế Lan: 5-5-1972 đến 30-4-1975.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM