Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:55:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH  (Đọc 27810 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:57:29 am »


        2. Công tác tham mưu

        Tổ chức cơ quan tham mưu của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam khá thống nhất, đầy đủ, có hệ thống từ trên xuống. Tiểu đoàn là đơn vị có bộ phận tham mưu thấp nhất. ơ cấp đại đội có một số si quan và hạ sĩ quan làm các công việc tham mưu khi cần thiết. Sư đoàn là đơn vị thấp nhất có cơ quan tham mưu chung. Cơ quan tham mưu giúp cho công tác chỉ huy thường có bốn ban: quân lực, quân báo, tác huấn, hậu cần. ở cấp tiểu đoàn thường gọi là S1, S2, S3, S4. Cấp sư đoàn và trên sư đoàn gọi là G1, G2, G8, G4, G5. Bộ Tham mưu MACV thường gọi là J1, J2, J3, J4 và có thêm J5 (chính sách - kế hoạch - Policy Plan) và J6 (truyền tin điện tử - Communication Electronic).

        G5 của các sư đoàn, quân đoàn, bộ tư lệnh dã chiến Mỹ phụ trách các vấn đề về công dán vụ, cung cấp cho G2 (quân báo) các tin tức về kinh tế, chính trị, xã hội và tâm lý chiến tranh trong khu vực hành quân và giúp các lực lượng tình báo có liên quan đến các vấn đề công dân vụ như kiểm duyệt báo chi hoặc phát hiện những cơ sở của cách mạng hoạt động ở địa phương nằm trong lòng dân.

        Về huấn luyện, cát sĩ quan và nhân viên tham mưu Mỹ thường được huấn luyện kỹ càng và có khả năng làm việc thực sự. Các sĩ quan thường được đào tạo và tốt nghiệp Trường võ bị Oe-xtơ Po-in (West Point) hoặc chừng 20 trường cao đẳng và quân sự khác của lục quân.

        Bộ Tham mưu Liên quân trực tiếp điều hành năm trường, trong đó có Trường cao đẳng Quốc phòng và Trường cao đẳng Tham mưu quân đội. Các trường này đào tạo hiệp đồng chiến đấu cho các sĩ quan thuỷ, lục, không quân, mỗi năm mở hai khoá, mỗi khoá học năm tháng cho 190 sĩ quan. Sau khi tốt nghiệp, các sĩ quan thường được bổ nhiệm về Bộ Quốc phòng hoặc điều đến các bộ tư lệnh chiến trường. Trong lục quân, Trường đại học Chỉ huy và tham mưu ở Li-vơn-uốt (Leavenworth) bang Can-dat (Kansas) thường huấn luyện về chiến thuật và tham mưu cấp sư đoàn, quân đoàn cho các sĩ quan cao cấp của lục quân (dưới 41 tuổi và thời hạn là một năm).

        Các sĩ quan tham mưu MACV đều là những người chịu khó nghiên cứu, biên soạn, thiết kế các kế hoạch dài hạn, tiên liệu và chuẩn bị trước các kế hoạch. Ở miền Nam Việt Nam, họ đã giúp quân đội Sài Gòn lập kế hoạch AB hàng năm, kế hoạch bình định trong vòng bốn đến năm năm hoặc các kế hoạch hậu chiến...

        Nhờ có truyền tin nhanh nên cơ quan tham mưu MACV nắm rất chắc tình hình chiến sự để từ đó lập kế hoạch tỷ mỷ trong chiến đấu và phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Các sĩ quan tham mưu do thông thạo nghiệp vụ nên trong quá trình làm việc thường tỏ ra rất bài bản, từ kế hoạch hợp đồng đến các phụ bản, mẫu mã cấn thiết đều rất chu đáo. Thông thường họ làm theo hướng dẫn của cuốn Huấn thị điều hành cơ bản (SOP - Standing Operations Procedure) quy định chức trách, nhiệm vụ đã soạn sẵn cho các cấp từ đại đội trở lên. Mọi việc cứ theo đó mà phân công, phân nhiệm phù hợp theo các mục tiêu đã định.

        Cơ quan tham mưu MACV là nơi có nhiều phương tiện, dụng cụ giúp họ làm việc một cách nhanh chóng, điều hành mau lẹ, nắm chắc tình hình, đi sâu sát cấp dưới. Đồng thời, họ cũng phân biệt rõ giữa công tác tham mưu với công tác thiết kế, chỉ huy và ra các quyết định. Sĩ quan tham mưu của MACV thường thay phiên nhau xuống đơn vị tác chiến rồi lại được điều động về cơ quan tham mưu để có kinh nghiệm và thực tế chiến đấu.

        Tuy nhiên, cơ quan tham mưu MACV cũng thường bộc lộ những điểm yếu trên một số phương diện sau:

        Quân số của cơ quan tham mưu quá đông, bộ tham mưu quá lớn, nhiều thủ tục giấy tờ, đôi khi rườm rà, nặng nề. Bộ tham mưu có vẻ nặng về hậu cần mà nhẹ về chiến thuật. Cơ quan tham mưu MACV đôi khi áp dụng quá cứng nhấc một nguyên tấc nào đó đã ấn định làm cho kế hoạch trở nên không có hiệu quả. Ví dụ như đem nguyên tắc điều hành tham mưu cho một cuộc chiến tranh quy ước vào cuộc chiến tranh du kích mà không thay thế cho phù hợp. Tác phong làm việc của cơ quan tham mưu còn máy móc, gò bó theo nguyên tắc quy định nên gặp việc gì không có trong sánh hoặc trong cuốn Huấn thị điều hành cơ bản (SOP) thì tỏ ra lúng túng, không phát huy được tính sáng tạo Cơ quan tham mưu cũng hay phô diễn, bày biện, tô vẽ hoặc báo cáo quá nặng về con số, che đậy khi tình hình thua, xấu làm cấp trên ước tính sai, làm hỏng kế hoạch... Tham mưu cấp sư đoàn trở lên thì vững vàng hơn nhưng từ cấp trung đoàn trở xuống còn yếu. Tham mưu hầu như không có quyền chỉ huy nên thường hay thụ động, phản ứng chậm, không dám quyết định mà phải đợi cấp chỉ huy có thẩm quyền ra lệnh mới quyết được. Tóm lại, công tác tham mưu của quân đội Mỹ vẫn là nhờ ở tổ chức có hệ thống, được huấn luyện kỹ càng, nhân viên khá thông thạo nghiệp vụ, phương tiện nhiều, hiện đại và nhanh nhưng quá nguyên tắc, sách vở nên không phát huy được tính sáng tạo của bản thân người làm công tác tham mưu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:00:50 am »


Phần thứ ba

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC - ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT  MỘT BỘ THAM MƯU CỦA QUÂN ĐỘI MỸ

        Nguyên tắc cơ bản về tổ chức các cơ quan tham mưa của quân đội Mỹ được áp dụng phổ biến trong việc tổ chức và điều hành các cơ quan tham mưu từ cấp nhỏ nhất (tiểu đoàn) đến cấp lớn nhất (bộ tham mưu), bao gồm các nguyên tắc sau:

        1. Sự cần thiết có một bộ tham mưu.

        2. Tổ chức cơ quan tham mưu.

        3. Sự tương quan tham mưu.

        4. Quyền hạn cơ quan tham mưu.

        5. Trách vụ chung tham mưu.

        6. Sự kế tiếp công tác chỉ huy và tham mưu.

        7. Các thủ tục tham mưu.

        Tổ chức, nhiệm vụ cụ thể được thể hiện như sau:

        1. Sự cần thiết có một bộ tham mưu

        Chỉ huy trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả sự thành bại của đơn vị. Chỉ huy trưởng có thể uỷ nhiệm trách nhiệm đó cho bất cứ người nào và nhận được sự trợ giúp của cấp phó, các phụ tá hay của một bộ (hoặc cơ quan) tham mưu để hoàn thành trách nhiệm của một người chỉ huy.

        Bộ tham mưu là cơ quan trợ giúp chỉ huy trưởng trong việc điều hành công tác chỉ huy.

        Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng thường tập trung vào năm lĩnh vực lớn: nhân viên (quân so), tình báo, hành quân, tiếp viện và chiến tranh chính trị. Bộ tham mưu được tổ chức là để trợ giúp chỉ huy trưởng giải quyết mọi công việc thuộc các lĩnh vực trên. Chiến tranh càng hiện đại bao nhiêu thì sự cần thiết có một bộ tham mưu càng trở nên quan trọng bấy nhiêu.

        2. Tổ chức bộ tham mưu

        Mục đích của tổ chức tham mưu nhằm đáp ứng tức thời nhu cầu cần thiết của chiến tranh và các đơn vị trực thuộc; thông báo tình hình; giảm bớt thời gian cần thiết để kiểm soát và phối hợp hành quân; giảm bớt sự nhầm lẫn; tránh cho chỉ huy trưởng khỏi sự giám sát chi tiết trong những công việc thường xuyên.

        a) Nguyên tắc tổ chức tham mưu

        Người chỉ huy trưởng muốn làm việc tốt phải theo những nguyên tấc tổ chức tham mưu như sau: Mô tả rõ ràng trách nhiệm giao phó; uỷ quyền quyết định cho những sĩ quan tương xứng với những trách nhiệm giao phó; bao quát toàn bộ các hoạt động của cấp dưới mang tính rời rạc, phân tán để thiết lập một hệ thống kiểm soát hữu hiệu.

        b) Tổ chức cơ bản của một bộ tham mưu

        Một bộ tham mưu dù nhỏ hay lớn đều được tổ chức theo một khuôn mẫu nhất định gồm ba bộ phận tham mưu sau: Tham mưu chung (General stafl); tham mưu kỹ thuật (Technical service); tham mưu đặc biệt (Special staff) hay là tham mưu riêng của chỉ huy trưởng.

        c) Thành phần và trách nhiệm của các bộ phận tham mưu trên:

        Tham mưu chung (chính)

        Trong tham mưu chung có chức vụ tham mưu trưởng là phụ tá và là cố vấn chủ yếu của chỉ huy trưởng. Tham mưa trưởng có nhiệm vụ phối hợp điều hành và giám sát các hoạt động chuyên môn; huấn luyện và hướng dấn ban tham mưu chính và tham mưu kỹ thuật; thông báo tình hình nội bộ và tình hình đối phương cho các đơn vị (về các mặt: địa điểm, quân số, khả năng tác chiến, huấn luyện, vũ khí, trang bị, quân cụ, tiếp tế, tản thương và hỏa lực...). Tham mưu trưởng có quyền thay mặt chỉ huy trưởng khi có lệnh và được chỉ huy bộ tham mưu nếu được chỉ huy trưởng uỷ quyền; giám sát việc thực thi các mệnh lệnh và huấn thị theo đúng chỉ lệnh của chiến trường; giám sát, điều hành các trung tâm hành quân chiến thuật.

        Bên cạnh tham mưu trưởng còn có tham mưu phó và các trưởng phòng. Tham mưu phó là phụ tá cho tham mưu trưởng, thực thi các công việc do tham mưu trưởng bàn giao và tạm thay quyền tham mưu trưởng khi tham mưu trưởng vắng mặt.

        Các trưởng phòng giúp tham mưu trưởng quản lý điều hành các phòng:

        Phòng 1: Phụ trách các vấn đế thuộc phạm vi quân số, tinh thần, kỷ luật, luật pháp, trật tự.

        Phòng 2: Phụ trách tình báo: địch, địa hình, thời tiết, phản tình báo.

        Phòng 3: Phụ trách tổ chức, hành quân (tác chiến), huấn luyện.

        Phòng 4: Phụ trách tiếp liệu, vận tải, tản thương và điều trị.

        Khối chiến tranh chính trị. Phụ trách tâm lý chiến (binh vận, địch vận, dân vận) gồm chính huấn (binh vụ), xã hội gia đình quân nhân), an ninh, tuyên úy.

        Tham mưu kỹ thuật (chuyên môn)

        Thành phần cơ ban của tham mưu kỹ thuật: Gồm nhưng sĩ quan tham mưu thuộc các ngành chuyên môn, ký thuật như pháo binh, công binh, truyền tin, tiếp vận, quân y; một vài sĩ quan tham mưu chuyên viên là chỉ huy trưởng đơn vị như tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn công binh thuộc sư đoàn; sĩ quan quân pháp, sĩ quan thanh tra có thể với tư cách cá nhân thuộc bộ phận đặc biệt nhưng ban quân pháp, phòng thanh tra vẫn thuộc thành phần tham mưu kỹ thuật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:02:48 am »


        Các sĩ quan tham mưu kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp tình hình, tin tức cho chỉ huy trưởng và bộ tham mưu ước tính và đề nghị trong lĩnh vực chuyên môn; trợ giúp ban tham mưu chính trong việc thiết kế, làm lệnh và báo cáo; giâm sát các hoạt động chỉ huy trong lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn; thiết kế, giám sát, huấn luyện chuyên viên kỹ thuật. Ban tham mưu kỹ thuật dưới quyền chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng nhưng được tham mưu trủullg giám sát, điều khiển, phối hợp với sự giúp đỡ của các sĩ quan tham mưu chính khác.

        Các thành phần khác trong tham mưu kỹ thuật:

        Sĩ quan tổng quản trị có nhiệm vụ làm cố vấn cho bộ chỉ huy và bộ tham mưu và có trách nhiệm điều hành, quản trị nhân sự, lưu trữ hồ sơ, quân bưu vụ; ban hành, ký phó bản để phân phát các lệnh và huấn thị nhân danh chỉ huy trưởng (trừ lệnh hành quân); điều khiển các hoạt động quản trị nhân viên quân sự và dân sự (chuyên nghiệp) như cung cấp nhân viên gom việc tuyển dụng, nhập ngũ, trưng dụng, tái ngũ, thăng cấp, giáng cấp, bổ nhiệm, thuyên chuyển, giải ngũ, nghỉ hưu, chuyển sang ngạch dự bị, khen thưởng, hồ sơ lưu trữ, hồ sơ nhân sự; báo cáo về tổn thất quân số, tù binh, quân bựa vụ trong bộ tham mưu.

        Sỹ quan tuyên uý.

        Chỉ huy trưởng tổng hành dinh (an ninh nội bộ trong tổng hành dinh).

        Tham mưu đặc biệt (tham mưu riêng).

        Thành phần của ban tham mưu đặc biệt gồm có: chánh văn phòng bộ tư lệnh (sĩ quan tuỳ viên), sĩ quan quân pháp (từ cấp quân đoàn trở lên) và sĩ quan thanh tra.

        Ban tham mưu đặc biệt có nhiệm vụ trợ giúp tư lệnh và chịu sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh.

        Sĩ quan liên lạc phải từ cấp quân đoàn trở lên mới có, đặt dưới quyền của tư lệnh phó hoặc tham mưu trưởng. Sĩ quan liên lạc là người không thuộc thành phần các ban tham mưu nói trên.

        3. Mối tương quan tham mưu (sự phối hợp trong công tác tham mưu)

        Mặc dù trách nhiệm và phạm vi hoạt động của mỗi sĩ quan tham mưu đều được ấn định rỏ ràng nhưng không thể hoạt động độc lập. Vì vậy, trong mỗi bộ tham mưu đều cần phải có sự tương trợ và quan hệ mật thiết với nhau, nếu không công việc có thể ngừng trệ trong toàn bộ hệ thống dây chuyền làm việc chung.

        Mục đích của sự phối hợp tham mưu là thống nhất mọi nỗ lực hoạt động trong bộ tham mưu nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

        4. Quyền hạn tham mưu

        Thông thường, chỉ huy trưởng uỷ quyền cho bộ tham mưu hoàn tất các công tác chỉ huy để từ đó ban hành các chỉ thị, mệnh lệnh.

        Tuy nhiên, trên thực tế, quyền hạn của sĩ quan tham mưu lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: chủ trương, chính sách của chỉ huy trưởng, khả năng của người sĩ quan tham mưu, điều kiện sinh hoạt của đơn vị. Vì vậy, khó có thể phân biệt một cách rạch ròi giới hạn, mức độ, quyền hạn của từng sĩ quan tham mưu vì các yếu tố trên đây thường thay đổi tuỳ theo cá nhãn của chỉ huy trưởng và mỗi sĩ quan tham mưu.

        Về nguyên tắc, yêu cầu đối với một sĩ quan tham mưu là cần phải cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi, quyền hạn được giao mà không gây trở ngại đến nhiệm vụ chung. Người sĩ quan tham mưu luôn phải tâm niệm rằng: họ không có quyền quyết định mà chỉ có quyền đề nghị, cố vấn, giám sát và đặc biệt, họ luôn phải lưu ý để tránh mọi hành động có tính lấn lướt của người chỉ huy.

        5. Trách nhiệm chung của công tác tham mưu

        Những người làm công tác tham mưu có trách nhiệm cung cấp tin tức, dữ kiện cần thiết cho chỉ huy trưởng, bộ tham mưu, bộ tham mưu cấp trên, bộ tham mưu cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Ngược lại, các sĩ quan tham mưu cũng được quyền thu thập tin tức từ các cơ quan kể trên.

        Sĩ quan tham mưu phải là nhưng người có khả năng phân tích và dự báo tình hình. Dựa trên các tin tức, dữ kiện có sắn, họ phải phân tích, dự báo tình hình nhằm giúp chỉ huy trưởng đưa ra các quyết định chính xác và đồng thời nhận biết được nhưng khó khăn trở ngại trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ.

        Sĩ quan tham mưu là những người đưa ra các đề xuất, đề nghị cho chỉ huy trưởng, đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu những biện pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn, lưu ý chỉ huy trưởng những đặc điểm hạn chế trong công việc sẽ tiến hành.

        Sĩ quan tham mưu còn là những người biết soạn thảo kể hoạch và mệnh lệnh. Sau khi chỉ huy trưởng đưa ra quan điểm, ý định hành quân của mình, người sĩ quan tham mưu phải có nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch, chỉ thị thực hiện. Khi kế hoạch đã được chỉ huy trưởng chấp thuận, sĩ quan tham mưu sẽ chuyển thành lệnh và đem phổ biến.

        Sau khi kế hoạch và lệnh đã được phổ biến, trách nhiệm cuối cùng của sĩ quan tham mưu là giám sát việc thực thi các kế hoạch, mệnh lệnh đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:05:42 am »

     
        6. Trình tự công tác chỉ huy và tham mưu



        Thực hiện công tác tham mưu một cách có trình tự là những công tác bắt buộc đối với mỗi sĩ quan tham mưu để hoàn thành trách nhiệm tham mưu.

        Các thủ tục tham mưu bao gồm các bước sau:

        Bước 1 - Công tác tham mưu đầy đủ.

        Bước 2 - Sự phối hợp tham mưu.

        Bước 3 - Sự giám sát tham mưu.

        Bước 4 - Liên lạc tham mưu.

        Bước 5 - Kiểm tra tham mưu: Các sĩ quan tham mưu cần thường xuyên kiểm tra các đơn vị trực thuộc nhằm thiết lập sự liên lạc thường xuyên, nhận định tại chỗ các điều kiện hoạt động của các đơn vị, trợ giúp thường nhật các đơn vị trực thuộc trong vấn đề thi hành kế hoạch và các chỉ thị của bộ tham mưu đã ban hành như góp ý kiến, để nghị với tư lệnh sửa đổi các chỉ thị hay kế hoạch nếu xét thấy cần thiết

        Bước 6 - Họp báo (Brieffing): Mục đích của họp báo là thông báo tin tức cần thiết cho một số giới chức có liên quan đến các tin tức đó (không thảo luận nhiều).

        Bước 7 - Hội nghị tham mưu (Staff Conference): Mục đích của hội nghị tham mưu nhằm thảo luận sáu rộng một vấn để nào đó cần có sự góp ý, phối hợp công tác của một số đông thành phần có liên quan như các phòng, sở, cơ quan, đơn vị; là dịp trao đổi quan điểm và cũng là để cung cấp tin tức cần thiết. Tham mưu trưởng sẽ triệu tập hội nghị này khi thấy cần thiết.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2016, 05:17:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:19:44 am »


Phần thứ tư

HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUÂN SỰ CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        Trong hệ thống tổ chức Quân lực việt Nam Cộng hoà1 (Quân đội của chính quyền Sài Gòn: Từ 10-1955 gọi là Quân đội Việt Nam Cộng hoà, từ 5-1964 là Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Khi nói chung gọi là "quân đội Sài Gòn" để tiện theo dõi), tổng thống là người đứng đầu ngành hành pháp, đồng thời là tổng tư lệnh tối cao; là người hoạch định chính sách quốc gia và là chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia. Tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm. Giúp việc cho tổng thống về mặt quân sự - quốc phòng là Hội đồng An ninh quốc gia, Hội đồng Quân lực, Bộ Quốc phòng...

        I. HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA

        Hội đồng An ninh quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng và để ra các biện pháp thích ứng để duy trì an ninh quốc gia. Trên cương vị chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia, tổng thống có quyền được tuyên chiến, ban bố lệnh giới nghiêm, tình trạng khẩn cấp hoặc chiến tranh.

        II. HỘI ĐỒNG QUÂN LỰC

        Hội đồng Quân lực là cơ quan cố vấn cho tổng thống về các vấn để liên quan đến nhân sự, đặc biệt là vấn đề đề bạt quân hàm, chức vụ, thuyên chuyển công tác và các biện pháp kỷ luật quân nhân các cấp.

        Thành phấn Hội đồng Quân lực gồm mọi cấp trong quân đội từ binh sĩ đến tướng, tá đều có đại diện, gồm có 53 người (40 chính thức và 13 dự khuyết). Trong đó, cấp tướng có năm chính thức và một dự khuyết; cấp tá có năm chính thức và một dự khuyết; cấp uý có mười chính thức và một dự khuyết; cấp hạ sĩ quan có mười chính thức và năm dự khuyết; binh sĩ có mười chính thức và năm dự khuyết.

        III. BỘ QUỐC PHÒNG

        Về mặt tổ chức (tính theo thời điểm 1-7-1970), tổng trưởng quốc phòng (bộ trưởng Bộ Quốc phòng) chịu trách nhiệm trước tổng thống và thủ tướng về việc thi hành chính sách quốc phòng, quân lực và điều hành chiến tranh.

        Giúp việc cho tổng trưởng quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng hoà có các cơ quan phụ tá đặc biệt: Nha Đổng lý văn phòng; Trường cao đẳng Quốc phòng; các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.

        1. Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng

        Bộ Quốc phòng là cơ quan nghiên cứu và thi hành những quyết định của tổng thống, Hội đồng An ninh quốc gia và chính phủ, thi hành những sách lược quốc gia và điếu hành chiến tranh với các nhiệm vụ cụ thể sau:

        Tổ chức và điều hành tình báo chiến lược và thiết lập các kế hoạch bảo mật để bảo vệ an ninh quốc phòng.

        Điều hành hoạt động của các phòng tuỳ viên quân sự tại nước ngoài.

        Nghiên cứu, tổ chức và phát triển quân lực, ban hành những nguyên tắc căn bản về công tác quản trị, sử dụng nhân lực trong phạm vi quân đội.

        Ban hành các chỉ thị về lập kế hoạch ngân sách và thể thức sử dụng ngân sách quốc gia trong phạm vi quốc phòng, thanh tra việc sử dụng quân phí và kiểm soát việc thi hành ngân sách.

        Ban hành đường lối tổng quát về việc huấn luyện cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Ấn định kế hoạch động viên nhân lực, vật lực quốc gia để cung cấp cho nhu cầu quốc phòng và quân sự.

        Tổ chức và điều hành các toà án quân sự, cứa xét các vấn đề thuộc pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế liên quan đến Nam Việt Nam.

        Quản trị khối công sản, tư dụng quân sự.

        Thực hiện các công tác trắc địa trên toàn lãnh thổ quốc gia và thiết lập các loại bản đồ địa hình cho nhu cầu quốc phòng và quốc gia.

        Đào tạo các sĩ quan cao cấp quân đội và quan chức dân sự có đủ khả năng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng liên quan đến nền an ninh quốc gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:21:02 am »


        2. Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng

        a) Tổng nha Tài chính và Thanh tra quân phí

        Tổng nha Tài chính và Thanh tra quân phí là cơ quan nghiên cứu và quy định những đường lối chung về các vấn đề ngân sách pháp chế và tố tụng; tập trung nghiên cứu các dự án ngân sách; thiết lập, thi hành và theo dõi việc sử dụng ngân sách quốc phòng cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hoà; xem xét và đệ trình tổng trưởng quốc phòng các dự thảo văn kiện, lập quy chế về các vấn đề: quy chế lương bổng quân nhân, dân chính, tổ chức quản trị binh đoàn, mãi ước, giải trùng, trưng dụng, thuê mướn các bất động sản cho quân đội, bồi thường dân sự, thay mặt Bộ Quốc phòng trong các vấn đề tranh tụng tại các toà án và cho ý kiến về các vấn đề truy tố cáo vụ biển thủ, tham nhũng, các đề nghị khởi tố cho các nhà thầu; thanh tra tại chỗ việc sử dụng các ngân khoản quân phí và kiểm soát việc thi hành ngân sách, hậu kiểm các sổ sách kế toán binh đoàn.

        b) Tổng nha Động viên (từ 12-1973 là Tổng nha Nhân lực)

        Tổng nha Động viên là cơ quan nghiên cứu, thiết lập kế hoạch các chương trình thực hiện việc động viên tài nguyên quốc gia bao gồm cả nhân lực và vật lực; liên lạc với các bộ trong chính phủ về việc kiểm tra tài nguyên, nhân lực, vật lực, lập thống kê phân loại và quản trị tài nguyên này; ban hành các lệnh trưng tập; nghiên cứu, soạn thảo và tu chỉnh các văn kiện, pháp quy liên quan đến chế độ quân dịch, trù bị tại gia và miễn hoãn gọi nhập ngũ từ 18 đến 38 tuổi và quản trị theo dõi tình trạng quân dịch từ 16 tuổi - 38 tuổi - 43 tuổi; điều hành và xem xét việc hoãn quân dịch, miễn dịch, việt xin hoãn nhập ngu cá nhân; quản trị quán nhân trù bị và lưu trữ hồ sơ tuyển binh và cựu quân nhân.

        c) Nha Quân pháp

        Nha Quân pháp là cơ quan nghiên cứu và thi hành việc tổ chức, điều hành các toà án quân sự quản trị nhân viên quân pháp; tập trung và nghiên cứu án lệ, xem xét mọi sửa đổi cần thiết về quân pháp, quân luật; nghiên cứu các vấn đề thuộc về pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế liên quan đến Quân lực Việt Nam Cộng hoà; điều khiển chuyên môn về tư pháp, điều tra tư pháp quân sự trong quán đội và thiết lập hồ sơ đề nghị truy tố quân nhân phạm pháp; cố vấn pháp luật cho tổng trưởng quốc phòng; bảo trợ pháp luật cho quân nhân và gia đình những quân nhân đã chết khi làm công vụ.

        d) Nha Quân sản

        Nha Quân sản là nơi quản trị khối công sản quân sự để sử dụng cho nhu cầu quân sự và quốc phòng của Quân lực việt Nam Cộng hoà bao gồm các việc: Đăng ký tất cả bất động sản thuộc khối công sản tư dụng quân sự và thống kê trị giá tài sản (động sản) của Quân lực Việt Nam Cộng hoà; là nơi quản trị các động sản (tiền bạc, đồ vật, quần áo...) thuộc di sản của binh sĩ chết không người thừa kế, hoặc người thừa kế không chịu thừa nhận, hiện vật thu nhặt được ở chiến trường; là nơi tổ chức nghiên cứu những biện pháp thích nghi đê bảo vệ khối công sản tư dụng quân sự và phụ trách các vấn đề tố tụng liên quan đến tài sản do Quân lực Việt Nam Cộng hoà sử dụng; đảm nhiệm việc thuê mướn, trưng dụng, tậu bán bất động sản, bồi thường gi ải tỏa đất đai.

        e) Nha Địa dư quân sự

        Nha Địa dư quân sự có nhiệm vụ thực hiện công tác trắc địa trên toàn lãnh thổ quốc gia; được thiết lập bằng phương pháp đo đạc, trắc lượng ảnh và hiệu chỉnh định kỳ các loại bản đồ địa hình từ tỷ lệ 1/5.000 đến 1/250.000; ấn hành, tồn trữ, cung cấp các loại bản đồ theo nhu cầu của quân lực cũng như của các cơ quan, đoàn thể và tư nhân; thực hiện, phân phối các không ảnh có ứng dụng bản đồ theo nhu cầu của các cơ quan đoàn thể được phép sử dụng; huấn luyện và cung ứng chuyên viên các ngành về kỹ thuật địa dư; hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, tư nhân thực hiện các công tác trắc địa từ bậc một đến bậc thấp nhất theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:21:48 am »

       
        IV. BỘ TỔNG THAM MƯU

        Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu liên quân và tạm thời kiêm nhiệm trách vụ Bộ Tư lệnh Lục quân, đặt dưới quyển của tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh lục quân chịu trách nhiệm trước tổng trưởng quốc phòng về việc tổ chức, huấn luyện và sử dụng Quân lực việt Nam Cộng hoà theo đúng sách lược quốc phòng và đường lối điều hành chiến tranh do tổng thống và chính phủ đề ra.

        Nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà được quy định cụ thể như sau:

        Sử dụng quân lực trong việc thi hành các kế hoạch phòng thủ quốc gia và bình định lãnh thổ;

        Nghiên cứu, tổ chức và phát triển Quân lực Việt Nam Cộng hoà;

        Tổ chức sưu tập, điều khiển và khai thác mọi tin tức tình báo chiến thuật, chiến lược và phản tình báo;

        Tổ chức hoàn bị, sử dụng và quản trị quân lực các lực lượng vũ trang khác đặt trực thuộc Bộ Tổng tham mưu;

        Thiết lập kế hoạch và nhu cầu quân số, nhân viên dân chính của Quân lực Việt Nam Cộng hoà;

        Ban hành các kế hoạch tiếp vận cho quân đội;

        Theo dõi việc thực hiện và phân phối vật liệu và quân dụng;

        Thi hành việc huấn luyện toàn quân;

        Thi hành các kế hoạch nhằm nâng cao tinh thần và đời sống vật chất của toàn thể nhân viên trong quân đội;

        Nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội;

        Tham gia việc soạn thảo các kế hoạch liên minh với các lực lượng Đồng minh khi được chỉ định;

        Soạn thảo và ban hành những nguyên tắc căn bản liên quan đến việc quản trị tù hàng binh.

        1. Tổ chức chung

        a) Cơ quan tổng tham mưu trưởng

        Giúp việc cho tổng tham mưu thường thường có một tham mưu trưởng, có trách nhiệm phối hợp và điều hành công tác của Bộ Tổng tham mưu (có lúc là tham mưu trưởng lục quân). Ngoài ra, trong cơ quan Bộ Tổng tham mưu còn có một số phụ tá đặc biệt phụ trách những vấn đề chuyên môn hoặc đặc biệt do tổng thống giao cho. Từ năm 1970, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bỏ chức tham mưu phó và cho phép tổng tham mưu trưởng có quyền đặt nhiều chức vụ phụ tá. Các tư lệnh không quân và hải quân đương nhiên trở thành phụ tá tổng tham mưu trưởng về mặt không quân và hải quân.

        b) Tham mưu trưởng

        Tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu có nhiều tham mưu phó trợ giúp để chỉ đạo các phòng tham mưu phòng 1, 2, 3, Tổng cục Tiếp vận) và một số cơ quan trực thuộc khác như Phòng 5, 7, Phòng tài ngân, Trung tâm thực nghiệm và phát triển khả năng tấc chiến, Phòng tổng hành dinh, Văn phòng tham mưu trưởng, Sở Kỹ thuật (lực lượng tình báo, gián điệp, biệt kích tung ra miền Bắc, đường mòn Hồ Chí Minh và các chiến khu, mật khu của . Quân giải phóng ở miền Nam để sưu tầm tin tức và làm nhiệm vụ phá hoại).

        c) Các tham mưu phó

        Các tham mưu phó thuộc Bộ Tổng tham mưu kiêm tổng cục trưởng1 (Danh từ tổng cục theo Quân lực Việt Nam Cộng hoà có tính chất dân sự đã nhập vào quân đội để chỉ một tham mưu phó có thêm trách nhiệm điều hành và là chỉ huy trưởng ngành mình đang phục vụ. Tổng cục trưởng xếp ngang vời tổng giám đốc các bộ dân sự, có văn phòng và cơ cấu cục, khối, phòng, ban...) bao gồm: Tham mưu phó nhân viên có nhiệm vụ phối hợp và giám sát tham mưu các Phòng 1 và Phòng tổng quản trị. Tham mưu phó hành quân điều hành hoạt động các Phòng 2, 3 và 6. Tham mưu phó tiếp vận kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận điều hành nhiệm vụ tiếp vận toàn quân. Tham mưu phó chiến tranh chính trị kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh chính trị. Tham mưu phó quân huấn điều khiển hoạt động huấn luyện toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hoà và các lực lượng khác trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:23:24 am »


        d) Các cơ quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu

        Gồm các khối và các tổng cục: Khối văn phòng công vụ, khối hành chính, khối tham mưu, Tổng cục Tiếp vận, Tổng cục Quân huấn, Tổng cục Chiến tranh chính trị.

        Khối văn phòng công vụ phụ trách Văn phòng tham mưu trưởng, tham mưu phó và tham mưu phó lục quân; Văn phòng tham mưu phó lực lượng bảo an dân vệ; Trung tâm nghiên cứu khả năng tác chiến; Trung tâm hành quân; Văn phòng phụ tá đặc biệt; Văn phòng nữ quân nhân; Nha Tổng thanh tra quân lực; Nha Kỹ thuật chiến lược; Phòng tổng quản trị; Phòng tài ngân; Phòng quân cảnh; Tổng hành dinh; Đại đội tổng hành dinh; Đại đội quân xa nhẹ; Đại đội công vụ; Đại đội quân cảnh.

        Khối hành chính phụ trách Trung tâm ấn loát; Trung tâm văn khố; Phòng hồ sơ cá nhân; Trắc nghiệm tâm lý; Quân bưu; Trung tâm an bài điện tử; Tuyển mộ nhập ngũ A; Tuyển mộ nhập ngũ Quân khu 4; Tuyển mộ nhập ngũ Sài Gòn; 24 phòng tuyển mộ và nhập ngũ; 20 chi nhánh tuyển mộ và nhập ngũ; Phòng động viên loại A; Phòng động viên loại B; Đơn vị quản trị địa phương (1-2-4).

        Khối tham mưu bao gồm: Phòng 1 (nhân sự), Phòng 2 (quân báo), phòng 3 (tác chiến), Phòng 5 (kế hoạch), Phòng 6 (truyền tin), Phòng 7 (trinh sát và an ninh kỹ thuật).

        Như vậy, có thể nói Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hoà tổ chức khá phức tạp, rườm rà, khi thì tổ chức theo kiểu Pháp, khi theo Mỹ. Dưới thời Ngô Đình Diềm, Mỹ đã nhiều lần khuyến cáo nên tổ chức như Mỹ, Nam Triều Tiên hoặc Đài Loan, nghĩa là Bộ Tổng tham mưu đồng thời là Bộ Tham mưu và Bộ Quốc phòng như - Lầu Năm Góc và JCS. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm không nghe mà chỉ tổ chức thành Bộ Tổng tham mưu và cán Bộ Tư lệnh Không quân, Hải quân.

        Trước năm 1963, Việt Nam Cộng hoà tổ chức Bộ Tư lệnh Hành quân do tướng Dương Văn Minh đảm nhiệm, sau đó là Bộ Tư lệnh Lục quân do tướng Trần Văn Đôn phụ trách. Chức trách của Bộ Quốc phòng nhiều khi chồng chéo với các chức năng của Bộ Tổng tham mưu. Nha Nhân viên của Bộ Quốc phòng nắm hết quyền thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng thưởng, còn Bộ Tổng tham mưu chỉ nắm quyền quản trị quân số, hành quân, huấn luyện, tiếp vận.

        Sau cuộc đảo chính lật đổ Diệm vào tháng 11 năm 1963, Bộ Quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng hoà được tổ chức lại (nhưng vẫn chưa hẳn theo lối Mỹ) đã chuyển phần thuyên chuyển, bổ nhiệm... sang Bộ Tổng tham mưu. Tổng tham mưu trưởng có quyền rộng rãi hơn về thuyên chuyển, bổ nhiệm và phối hợp công tác tham mưu liên quân. Tổng tham mưu trưởng có quân hàm lý thuyết là tướng bốn sao (đại tướng).

        Theo sắc lệnh ký năm 1970, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà bỏ chức tham mưu phó và cho phép tổng tham mưu trưởng có quyền đặt nhiều chức vụ phụ tá tổng tham mưu trưởng (quân hàm lý thuyết: tướng bốn sao - đại tướng). Các tư lệnh không quân và hải quân đương nhiên trở thành phụ tá tổng tham mưu trưởng về không quân và hải quân. Trước đó, Bộ chỉ huy Địa phương quân - nghĩa quân (quân địa phương) đã giải tán và sáp nhập các phần điểu hành vào các phòng, sở của Bộ Tổng tham mưu. Tướng ba sao Nguyễn Văn Là lúc đó là tham mưu phó phụ trách địa phương quân - nghĩa quân (khi đó chức tổng tham mưu phó bị bãi bỏ) trở thành phụ tá tổng tham mưu trưởng điều hành địa phương quân - nghĩa quân.

        Theo nguyên tắc tham mưu thì tham mưu phó phụ trách nhân viên chịu trách nhiệm phối hợp và giám sát tham mưu các Phòng 1, Phòng tổng quản trị và Phòng 4 (sau này là Tổng cục Tiếp vận)... Tham mưu phó hành quân chịu trách nhiệm phối hợp, giám sát tham mưu các Phòng 2, Phòng 3 và Phòng 5. Sau này vì quân đội Việt Nam Cộng hoà phát triển quá nhanh nên Phòng 4, Phòng quân huấn và Phòng 5 lần lượt được tổ chức thành Tổng cục Chiến tranh chính trị (Phòng 5 và Nha Chiến tranh tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng); Tổng cục Quân huấn phòng quân huấn); Tổng cục Tiếp vận (Phòng 4 và các Nha Công binh, Nha Quân cụ và Truyền tin).

        Các tổng cục trưởng thường kiêm nhiệm luôn chức vụ tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu và làm việc dưới sự phối hợp, điều hành và giám sát tham mưu của tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ví dụ khi tướng Nguyễn Bảo Trị làm tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn kiêm tham mưu phó quân huấn thì thâm niên lại nhiều hơn tham mưu trưởng Nguyễn Văn Minh. Vì vậy, tổng thống buộc phải bổ nhiệm thêm cho Trị một chức nữa là phụ tá cho tổng tham mưu trưởng về quân huấn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều hành trong Tổng cục Quân huấn do Trị ký nhưng vẫn phải đệ trình lên tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu duyệt. Nguyễn Bảo Trị chỉ thực sự là phụ tá tổng tham mưu trướng về quân huấn khi công việc về quân huấn vượt quá quyền hạn tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu. Hoặc khi tướng Đồng Văn Khuyên được điều về làm tổng tham mưu trưởng thay Nguyễn Văn Minh đi làm phụ tá cho tổng tham mưu trưởng phụ trách vấn để bình định phát triển thì Trần Văn Trung (tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh chính trị) lại có thâm niên hơn Đồng Văn Khuyên nên Trần Văn Trung lại được phong thêm chức vụ là phụ tá tổng tham mưu trưởng về chiến tranh chính trị để ngang hàng với Đồng Văn Khuyên.

        Vì vậy đôi khi chức vụ phụ tá tổng tham mưu trưởng đặt ra chỉ để giải quyết các vấn đề cá nhân với nhau, nhưng có khi đặt ra chỉ để "ngồi chơi xơi nước”. Chẳng hạn như trường hợp tướng Lê Nguyên Khang, người có thâm niên nhiều nhất, khi về phụ trách phụ tá tổng tham mưu trưởng hành quân chỉ là trên danh nghĩa bởi mọi việc về hành quân đã có Phòng 3 và Trung tâm hành quân phụ trách.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:24:32 am »


        V. TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ MỘT SỐ CƠ QUAN, TỔNG CỤC TRỰC THUỘC BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        1. Bộ Tư lệnh Hành quân

        Bộ Tư lệnh Hành quân thành lập ngày 20 tháng 5 năm 1961, là cơ quan chỉ huy chiến lược - chiến dịch cao nhất, trực tiếp dưới quyền của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Hành quân có trách nhiệm và quyền hạn: chỉ huy các quân đoàn, các lực lượng trực thuộc và phối thuộc cho quân đoàn về mặt tác chiến; soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu và kế hoạch sử dụng lực lượng; điều hành các cuộc hành binh theo kế hoạch và chỉ huy lực lượng tổng dự bị nếu được Bộ Tổng tham mưu giao quyền; nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội về mặt chiến thuật và kỹ thuật. Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ cấu tổ chức trong quân đội Sài Gòn nên từ năm 1965, Bộ Tư lệnh Hành quân giải thể và thay thế vào đó là Trung tâm hành quân chiến thuật thuộc Phòng 3, Bộ Tổng tham mưu. Trưởng phòng 3 đồng thời là giám đốc trung tâm.

        2. Phòng 1 (nhân sự)

        Phòng 1 có nhiệm vụ duy trì tổng quân số của quân đội và quân số các đơn vị; quản trị nhân viên; phát huy và duy trì tinh thần quân sĩ; giám sát kỹ thuật, pháp luật, trật tự trong quân đội. Phòng 1 nhân sự bao gồm các khối:

        Khối quân số: có các Ban điều xung, kiểm dụng.

        Khối pháp chế: có các Ban tinh thần, pháp chế, huy chương.

        Khối tuyển mộ và nhập ngũ: có Ban kiểm kết và Ban chưởng kế.

        Khối thiết kế: có các Ban chương trình và nghiên kế.

        Khối quy tắc nhân viên: có các Ban quy chế, dân chính, thủ tục quản trị.

        Ngoài ra, Phòng 1 còn có đơn vị trực thuộc là Trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ các quân khu.

        3. Phòng tổng quản trị

        a) Nhiệm vụ

        Phòng tổng quản trị là nơi cung ứng quán số đầy đủ và kịp thời, đồng thời phải thi hành các công tác tuyển mộ, quân dịch, động viên; điều hành quản trị nhân viên làm các công việc: tái đăng, cho gia nhập ngạch quân dịch, phân loại nhân viên, thăng thưởng, giáng cấp, quản trị hồ sơ quân bạ, thuyên chuyển, bổ nhiệm, giải ngũ, sa thải, hưu trí, phép, ân thưởng huy chương... Riêng cơ quan hành chính tổng quản trị là nơi phải làm các việc như thống kê quân số, điều hành, kiêm toán văn thư nội bộ, cung cấp các ấn phẩm, mẫu in, bảo vệ tài liệu mật, giám sát việc sử dụng, lưu trữ hồ sơ theo chương trình, đào tạo hệ nhân viên ngành tổng quản trị, phụ trách quân bưu vụ.

        b) Tổ chức

        Lúc đầu khi tổng quân số của quân đội Sài Gòn còn ít nên Phòng tổng quản trị chỉ tổ chức thành ba khối:

        Khối kế toán quân số. có nhiệm vụ báo cáo quân số, tổn thất (chết, bị thương, mất tích), theo dõi nắm quân số sĩ quan, chuyên viên tiếp vận, cung cấp tin tức quân số cho các cơ quan liên hệ.

        Khối điều hành nhân viên: có trách nhiệm điều động, tái đăng, giải ngũ, khen thưởng, hộ tịch (kết hôn, điều chỉnh lý lịch, hộ tịch), quân ký, phép tắc.

        Khối hồ sơ quản trị hồ sơ: làm nhiệm vụ thuyên chuyển, cung cấp tin tức, bản sao liên quan đến hồ sơ quân bạ và căn cước quân nhàn.

        Sau này, khi quân số quán đội Sài Gòn ngày càng gia tăng nên Phòng tổng quản trị được cải tổ lại và biên chế thành tám khối: nghiên huấn, hành chính sự vụ, công chức, bổ nhiệm, thăng thưởng, huy chương, nhân sự vụ (tổn thất, kỷ luật, hộ tịch) và khối quân nhân loại 2 (có ban quản trị, ban huấn nghệ và tìm việc làm).

        c) Các cơ quan trực thuộc Phòng tổng quản tri:

        Gồm có: Trung tâm kỹ thuật an bài điện tử (máy tính điện tử); Trung tâm văn khố; Trung tâm trực nghiệm tâm lý; Trung tâm quân bưu; Trung tâm hồ sơ cá nhân; Trung tâm ấn loát các ấn phẩm; Trung tâm miễn dịch (có Phòng quân dịch và trù bị).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 05:35:30 am »

       
        d) So sánh nhiệm vụ giữa Phòng 1 và Phòng tổng quản






       
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM