Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:20:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH  (Đọc 27808 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:25:49 am »


        III. LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI MỸ THAM CHIẾN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM DƯỚI SỰ CHỈ HUY TRỰC TIẾP CỦA MACV

        Lực lượng quân Mỹ ở Nam Việt Nam tại thời điểm cao nhất (4-1969) là 543.400 quân (trong đó lục quân là 363.300, hải quân 36.000, lính thuỷ đánh bộ 81.800, không quân 61.400, lực lượng phòng vệ bờ biển 400), gồm mười sư đoàn và bảy lữ đoàn, trung đoàn độc lập. Mười sư đoàn gồm bộ binh, ky binh không vận, dù, thủy quân lục chiến: Sư đoàn bộ binh số 1 (Anh cả đỏ); Sư đoàn ky binh không vận số 1; Sư đoàn bộ binh số 4; Sư đoàn bộ binh số 25 (Tia chớp nhiệt đới); Sư đoàn bộ binh số 9; Sư đoàn bộ binh số 23 (Americal); Sư đoàn dù 101 (thiên thân mũ đỏ); Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1; Sư đoàn thuỷ quân lục chiến số 3; Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5. Bảy lữ đoàn, trung đoàn độc lập gom: Lữ đoàn dù 173; Lữ đoàn bộ binh đặc nhiệm số 3 thuộc Sư đoàn không vận 82; Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199; Lữ đoàn không quân số 1; Lữ đoàn công binh 18; Lữ đoàn quân cảnh 18; Trung đoàn thiết giáp 11. Tổng cộng là 103 tiểu đoàn. Lực lượng pháo binh có 84 tiểu đoàn với 1.494 khẩu pháo. Lực lượng thiết giáp có 24 tiểu đoàn với 2.902 xe tăng và xe thiết giáp các loại. Lực lượng không quân có 4.050 chiếc máy bay (trong đó có 768 máy bay chiến đấu và 2.668 máy bay trực thăng...). Hạm tàu có 267 chiếc.

        Mỹ đã huy động 45 phần trăm tổng số sư đoàn pháo binh, 3.525.000 lượt quân sang tham chiến tại Nam Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã động viên tám sư đoàn và hai lữ đoàn hậu bị, đồng thời cũng huy động năm triệu lao động sản xuất cho quốc phòng, phục vụ cuộc chiến tranh này.

        1. Lực lượng không quân

        Sư đoàn không quân số 2

        Sư đoàn không quân số 2 (2d Air Division) thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1962, chịu sự điều hành trực tiếp của MACV. Nhiệm vụ của Sư đoàn không quân số 2 là thực hiện và kiểm soát toàn bộ các hoạt động không quân của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965, sau khi quân Mỹ vào miền Nam, sư đoàn này còn có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị quân đội Sài Gòn thực hiện các cuộc hành quân càn quét.

        Tháng 4 năm 1966, Tập đoàn không quân số 7 của Mỹ được thành lập. Sư đoàn không quân số 2 được sáp nhập vào lực lượng này. Đến cuối năm 1965, tức là trước khi sáp nhập, Sư đoàn không quân số 2 có 1.000 máy bay, 30.000 quân.

        Tư lệnh Sư đoàn không quân số 2 từ năm 1962-1966.

        - Thiếu tướng An-thit (Rollen H. Anthis): 10 đến 12-1962.

        - Thiếu tướng Râu-len (Robert R. Rowland): 12-1962 đến 12-1963.

        - Thiếu tướng A-đam-dơ (Milton B. Adams): 1-1963 đến 3-1964.

        - Trung tướng Mua (Joseph H. Moore): 1-1964 đến 1-1966.

        Tập đoàn không quân số 7

        Tập đoàn không quân số 7 (7th Air Force) là liên binh đoàn không quân chiến dịch, chiến thuật của quân đội Mỹ, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1966 dưới sự chỉ huy trực tiếp của MACV. Sau khi Sư đoàn không quân số 2 sáp nhập vào đơn vị này (4-1966), Tập đoàn không quân số 7 có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện và chịu trách nhiệm trước toàn bộ các hoạt động của không quân Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

        Biên chế tổ chức của Tập đoàn không quân số 7 gồm các không đoàn tiêm kích và tiêm kích bom 3 (Biên Hoà), 12 (Cam Ranh), 35 (Phan Rang), 366 (Đà Nẵng), 31 (Tuy Hoà), 37 (Phù Cát); Sư đoàn không quân 834 vận tải chiến thuật, một không đoàn trinh sát, hai không đoàn tác chiến đặc biệt và một số đơn vị yểm trợ. Sở chỉ huy đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn). Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 là một trong số các tư lệnh phó của MACV.

        Ngoài việc thực hiện các hoạt động không quân ở miền Nam Việt Nam, Tập đoàn không quân số 7 còn thực hiện các hoạt động đánh phá các mục tiêu ở Nam Lào và Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các kế hoạch đánh phá, tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 phải có trách nhiệm báo cáo lên tư lệnh MACV và thông qua Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương để cùng với Lực lượng không quân số 13 của Mỹ đóng tại căn cứ Clac - Phi-lip-pin phối hợp hành động.

        Từ 1966-1973, Tập đoàn không quân số 7 đã thực hiện chi viện hỏa lực không quân cho quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân ở Nam Việt Nam và đã chịu nhiều tổn thất, với bảy lần thay đổi tư lệnh:

        - Trung tướng Mua (Joseph H. Moore): 4 đến 6-1966.

        - Tướng Mo-mi-ơ (William W. Momyer): 6-1966 đến 7-1968.

        - Tướng Braon (George S. Brown): 8-1968 đến 8-1970.

        - Tướng Lây (Lueius D. Chay): 9-1970 đến 7-1971.

        - Tướng La-ven John (D. Lavelle): 8-1971 đến 4-1972.

        - Tướng Vốt (John W. Vogt): 4-1972 đến 9-1973.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:27:40 am »


        Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC - Strategic Air Command) thành lập vào năm 1965, chịu sự chỉ huy của MACV, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động không quân của lực lượng máy bay ném bom chiến lược B.52 ở khu vực Đông Nam Á.

        Trong chiến tranh Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 1965, SAC thực hiện đợt không kích đầu tiên bằng B.52 (27 lần chiếc) tại Bến Cát, tỉnh Bình Dương. SAC chấm dứt hoạt động ở Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 1973. Từ năm 1963 năm 1973, SAC đã thực hiện 126.000 phi vụ ở Đông Nam Á (chủ yếu là ở Việt Nam).

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC - Tactical Air command), thành lập năm 1962, chịu sự chỉ huy trực tiếp của MACV. TAC có nhiệm vụ cùng với MAC vận chuyển các phương tiện chiến tranh vào Việt Nam, kể cả các đơn vị chiến đấu.

        Từ năm 1962 đến 1973, TAC đã vận chuyển được hơn bảy triệu tấn hàng hóa và hàng vạn lượt binh lính sang chiến trường Nam Việt Nam.

        Cục Vận tải hàng không quân sự

        Cục Vận tải hàng không quân sự (MAC - Military Airlift Command) thành lập năm 1965, khi quân Mỹ bất đầu ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Cũng giống như TAC, MAC chịu trách nhiệm chính trong việc vận tải hàng hoá, binh lính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ chiến tranh ở Việt Nam.

        Chỉ tính năm 1967, MAC đã vận chuyển được 340 triệu tấn hàng hoá, 348.000 lượt binh lính sang Nam Việt Nam.

        Sư đoàn không quân vận tải 834

        Sư đoàn không quân vận tải 834 (834th Air Division) thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1966, hoạt động dưới sự điều hành của Tập đoàn không quân số 1, có nhiệm vụ cùng với TAC, MAC vận tải hàng hoá, vũ khí và binh lính vào Nam Việt Nam. Ngoài ra, sư đoàn còn tổ chức nhiều cuộc oanh kích đánh phá các mục tiêu quân sự của Bắc Việt Nam.

        Biên chế tổ chức của sư đoàn gồm ba không đoàn: Không đoàn tác chiến đặc biệt 315, Không đoàn vận tải chiến thuật 483 và Trung tâm điều hành cầu không vận (ALCC).

        Sư đoàn không quân 315

        Sư đoàn không quân 315 (315th Air Division) thành lập năm 1951, có căn cứ tại Ta-chi-ka-oa (Nhật Bản). Sư đoàn 315 chịu sự điều hành tác chiến trực tiếp của Lực lượng không quân số 13 (căn cứ tại Clác, Phi-lip-pin). Sư đoàn 315 có nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp tác chiến với lực lượng không quân Mỹ ở Nam Việt Nam khi cần thiết và khi có sự điều động của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:30:29 am »


        2. Lực lương lục quân

        Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Nam Việt Nam (USAV - United States Army Vietnam), thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1965. Lúc đầu USAV được giao nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động tác chiến của các đơn vị quân Mỹ ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do chồng chéo nhiệm vụ với MACV nên chức năng còn lại của USAV là điều hành về mặt hành chính, hậu cần và xây dựng lực lượng. Trong thời gian từ năm 1965-1972, USAV trực tiếp quản lý và điều hành các đơn vị như: Bộ Tư lệnh Hậu cần số 1, Lữ đoàn không vận số 18, Lữ đoàn quân cảnh số 18, đơn vị tình báo quân sự số 525. Ngày 15 tháng 5 năm 1972, USAV chấm dứt hoạt động tại miền Nam Việt Nam.

        Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam gồm:

        Lực lượng dã chiến 1

        Lực lượng dã chiến 1 (I.FFV - I Field Force Vietnam), sở chỉ huy đóng tại Nha Trang. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của MACV, Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 có nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ binh Mỹ và quân Đồng minh ở Vùng 2 chiến thuật từ tháng 11 năm 1965 đến 30 tháng 4 năm 1971.

        Các đơn vị trực thuộc của Lực lượng dã chiến 1 gồm: Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn bộ binh số 4, Sư đoàn bộ binh số 25, Sư đoàn đù 101 và Lữ đoàn dù 1731 (Một số đơn vị (Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn dù 173...) có thể được điều động từ vùng chiến thuật này sang vùng chiến thuật khác theo yêu cầu tác chiến nên có thể thời điểm này đơn vị đó thuộc Lực lượng da chiến 1 nhưng vào thời điểm khác lại ở Lực lượng dã chiến 2 hoặc thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24).

        Tư lệnh Lực lượng dã chiến 1 từ năm 1965-1971:

        - Trung tướng La-sơn (Stanley R. Larson): 10-1965 đến 3-1968.

        - Trung tướng Pi-ơ (William R. Peers): 3-1968 đến 3-1969.

        - Trung tướng Co-cơ-rơn (Charles A. Corcoran): 3-1969 đến 3-1970.

        - Trung tướng Cô-lin (Arthur S. Collins): 3-1970 đến 1-1971.

        - Thiếu tướng Braon (Charles P. Brown): 1 đến 4-1971.

        Lực lượng dã chiến 2

        Lực lượng dã chiến 2 (II.FFV), thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1966. Nhiệm vụ của Lực lượng dã chiến 2 là điều hành toàn bộ các hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ binh Mỹ và Đồng minh ở Vùng 3 chiến thuật. Lực lượng dã chiến 2 có tổng hành dinh tại Biên Hòa, sau chuyển về Long Bình.

        Các đơn vị trực thuộc của Lực lượng dã chiến 2 gồm các Sư đoàn bộ binh số 1, 9, 4 và 25; Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn không vận số 82; Lữ đoàn bộ binh số 196, 199 và Lữ đoàn dù 173. Lực lượng dã chiến 2 kết thúc hoạt động ở Nam Việt Nam vào tháng 5 năm 1971.

        Tư lệnh Lực lượng dã chiến 2 từ năm 1966-1971:

        - Trung tướng Si-mân (Jonathan O. Seaman): 3-1966 đến 3-1967.

        - Trung tướng Pan-mơ (Bruce Palmer): 3 đến 7-1967.

        - Thiếu tướng Uây-en (Frederik C. Weyand): 7-1967 đến 8-1968.

        - Thiếu tướng Kê-vin (Waler T. Kerwin): 8-1968 đến 4-1969.

        - Trung tướng Ơ-oen (Julian J. Ewell): 4-1969 đến 4-1970.

        - Thiếu tướng Đa-vi-sơn (Michael S. Davison): 4-1970 đến 5-1971.

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 (XXIV Corps) thành lập tháng 2 năm 1968. Sở chỉ huy đóng tại Phú Bài, Huế (Vùng 1 chiến thuật). Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 có nhiệm vụ điều hành hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ bình Mỹ thuộc phạm vi Vùng 1 chiến thuật. Ngoài ra, đơn vị này còn phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tác chiến của các đơn vị quân đội Mỹ, quân đội Sài Gòn dọc khu phi quân sự (DMZ) và vùng biên giới giáp với Lào.

        Các đơn vị trực thuộc của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 gồm Sư đoàn bộ binh số 23 (Sư đoàn A-mê-ri-cơn), Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn dù 101 cùng nhiều lữ đoàn độc lập và các đơn vị lính thuỷ đánh bộ khác. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 chấm dứt hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6 năm 1972.

        Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 từ năm 1968-1972:

        - Trung tướng Rốt-xơn (Wilham B. Rosson): 2 đến 7-1968.

        - Trung tướng Stin-oen (Richard G. Stilwell): 7-1968 đến 6-1969.

        - Trung tướng Da-ít (Melvin Zais): 6-1969 đến 6-1970.

        - Trung tướng Sa-thơ-rian (James W. Sutheriand): 6-1970 đến 6-1972.

        - Trung tướng Đôn-vin (Wilborrn G. Dolvin): 6-1971 đến 6-1972.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:33:16 am »


        Sư đoàn kỵ binh không vận số 1

        Sư đoàn ky binh không vận số 1 (1st Cavalry Division - Airmobile) là sư đoàn không quân cơ động đầu tiên, tinh nhuệ nhất, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 trên cơ sở Sư đoàn ky binh số 11 (Thành lập năm 1921, gồm những trung đoàn chiến mã; đến Chiến tranh thế giới thứ hai tổ chức thành sư đoàn bộ binh, chiến đấu ở khu vực tây và tây nam Thái Binh Dương; tham gia chiến tranh Triều Tiên 1950-1953...). Quân số: 16.000 người, hơn 400 máy bay trực thăng, hơn 1.600 xe các loại.

        Sư đoàn tham gia chiến tranh Việt Nam từ ngày 11 tháng 9 năm 1965 với lực lượng: chín tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát đường không, năm tiểu đoàn trực thăng rốc-két, ba tiểu đoàn trực thăng (trong đó có 11 đại 1 đội trực thăng công kích, chi viện công kích). Phạm vi tác chiến chủ yếu của sư đoàn là ở Vùng 2 chiến thuật, có nhiệm vụ ngăn chặn các đơn vị quân Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam, bảo vệ vùng cao nguyên miền Trung. Phương tiện tác chiến chủ yếu của sư đoàn này là dùng máy bay trực thăng (trực thăng vận). Tổng hành dinh của Sư đoàn ky binh không vận số 1 đóng tại An Khê (Gia Lai).

        Ngay sau khi đặt chân đến Nam Việt Nam, sư đoàn đã mở cuộc hành quân “lưỡi lê bạc" ở thung lũng I-a-đrăng, sau đó tham chiến ở nhiều nơi trên cả bốn vùng chiến thuật (1967-1969) và cả ở Cam-pu-chia (1970). Với khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, Sư đoàn ky binh không vận số 1 là “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”.

        Tuy nhiên, sư đoàn đã không thực hiện được điểu đó tại cuộc chiến này. Thương vong của sư đoàn trong chiến tranh Việt Nam khoảng 30.000, gấp 1,5 lần thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (4.055) và chiến tranh Triều Tiên (16.498) cộng lại. Phần lớn lực Lượng của sư đoàn rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 1970, riêng Lữ đoàn 3 rời khỏi Nam Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 1972.

        Tư lệnh Sư đoàn ky binh không vận số 1 từ năm 1965-1971:

        - Thiếu tướng Kin-nat (Harry W. B. Kinnard): 7-1965 đến 5-1966.

        - Thiếu tướng Noóc-tơn (John Norton): 5-1966 đến 4-1967.

        - Thiếu tướng Tôn-sơn (John J. Tolson III): 4-1967 đến 7-1968.

        - Thiếu tướng Pho-sít (George I. Forsythe): 7-1968 đến 5-1969.

        - Thiếu tướng Rô-bớt (Elvy B. Roberts): 5-1969 đến 5-1970.

        - Thiếu tướng Ca-sây (George W. Casey): 5 đến 7-1970.

        - Thiếu tướng Pút-nam (George W. Putnam): 7-1970 đến 4-1971.

        Sư đoàn bộ binh số 1

        Sư đoàn bộ binh số 1 (1st Infantry Division) là một trong những sư đoàn thành lập sớm (5-1917) và nổi tiếng nhất của lục quân Mỹ. Đây là đơn vị đầu tiên của lực lượng viễn chinh Mỹ đổ bộ lên đất Pháp (6-1917), tham gia chiến đấu tiến công ở Xan-ti-guy và Ai-xon - Man, Xanh Mi-sen... và được mang biệt hiệu "Sư đoàn Anh cả đỏ". Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đơn vị này tham gia đổ bộ lên vùng Ô-ma-ha trong chiến dịch Noóc-man-đi (6-6 đến 24-7-1944)...

        Sư đoàn Anh cả đỏ có mặt tại Việt Nam tử tháng 7 đến tháng 10 năm 1965, triển khai ở vùng bắc Sài Gòn gồm ba lữ đoàn (1, 2, 3) với bảy tiểu đoàn bộ binh, năm tiểu đoàn pháo binh (ba tiểu đoàn pháo 105mm và hai tiểu đoàn pháo 155mm) và nhiều đơn vị chiến đấu khác. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại Biên Hoà thuộc Vùng 3 chiến thuật, Lữ đoàn 1 đóng tại Phước Vĩnh, Lữ đoàn 2 đóng tại Hớn Quản, Lữ đoàn 3 đóng tại Lai Khê. Sư đoàn bộ binh số 1 chịu sự điều hành tác chiến trực tiếp của Lực lượng dã chiến 2.

        Trong các năm 1966-1968, Sư đoàn bộ binh số 1 đã tham gia nhiều chiến dịch lớn ở Nam Việt Nam như: chiến dịch Át-tơn-bo-rơ (Attleboro), Xê-đa Phôn (Ceda Falls), Gian-xơn Xi-ty (Junction City), Hòn đá vàng 1968 ở khu vực Lộc Ninh - Hớn Quản... Phần lớn thời gian hoạt động trong năm 1969 của sư đoàn là nhằm hỗ trợ cho kế hoạch bình định.

        Sư đoàn bộ binh số 1 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 15 tháng 4 năm 1970. Thương vong trong chiến tranh Việt Nam là 20.770 (gần bằng thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: 22.320 và nhiều hơn trong Chiến tranh thế giới thứ hai: 20.659).

        Tư lệnh sư đoàn từ năm 1965-1970:

        - Thiếu tướng Si-mân (Jonathan O. Seaman): 10-1965 đến 3-1966.

        - Thiếu tướng Đơ-pai (William E. Depuy): 3-1966 đến 2-1967.

        - Thiếu tướng Hây (John H. Hay): 2-1967 đến 3-1968.

        - Thiếu tướng Oe (Keith L. Ware): 3 đến 9-1968.

        - Thiếu tướng Tan-bót (Orwin C. Talbott): 3-1968 đến 8-1969.

        - Thiếu tướng Mi-loi (Albert E. Miloy): 8-1969 đến 3-1970.

        - Chuẩn tướng He-ri-ơn (John Q. Herriơn): 3 đến 4-1970.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:36:17 am »


        Sư đoàn bộ binh số 4

        Sư đoàn bộ binh số 4 (4th Infantry Division - Sư đoàn Cây trường xuân) thành lập năm 1917; tham gia chiến đấu ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1919), chiến dịch Noóc-man-đi (6-6 đến 24-7-1944), tham gia giải phóng Pa-ri (Pháp) và nhiều chiến dịch ở Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

        Sư đoàn có mặt tại Nam Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1966. Toàn bộ sư đoàn xuất phát từ căn cứ Phớt Lu-ít (Fort Lewis) bang Oa-sinh-tơn, chia làm nhiều đợt lần lượt vào miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 8 năm 1996, Lữ đoàn 2 vào Tuy Hoà, sau đó lên đóng tại Plây Cu; Bộ Tư lệnh sư đoàn vào Plây Cu ngày 30 tháng 9 năm 1966. Ngày 3 tháng 10 năm 1966, Lữ đoàn 1 đến Tuy Hòa, sau đó lên Plây Cu và ra lập căn cứ phòng thủ Kon Tum. Riêng Lữ đoàn 3 vào Việt Nam trước đó, chiến đấu ở tây bắc Sài Gòn (Vùng 3 chiến thuật) và được phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 25. Để bù lại thiếu hụt, Sư đoàn 4 được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 25 đang chiến đấu ở Tây Nguyên. Đến tháng 8 năm 1967, hai bộ chỉ huy lữ đoàn trên được trả về sư đoàn sở thuộc. Sở chỉ huy Sư đoàn 4 đóng tại căn cứ La Sơn (nam Plây Cu, thuộc Vùng 2 chiến thuật).

        Trong thời gian tham chiến ở Nam Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 4 hoạt động chủ yếu tại vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia ở tây bắc Tây Nguyên, có nhiệm vụ bảo vệ vùng cao nguyên miền Trung. Lực lượng gồm tám tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, hai thiết đoàn ky binh, bốn tiểu đoàn bộ pháo binh (105 và 155mm). Từ năm 1970, sư đoàn này đã tham gia một số cuộc hành quân tiến công sang Cam-pu-chia.

        Ngày 7 tháng 12 năm 1970, Sư đoàn bộ binh số 4 rút quân khỏi Nam Việt Nam.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 4 từ năm 1966-1970.

        - Thiếu tướng Cô-lin (Arthur S. Collins): 9-1966 đến 1-1967.

        - Thiếu tướng Pi-ơ (William R. Peers): 1-1967 đến 1-1968.

        - Thiếu tướng Stâu-nơ (Charles P. Stone): 1 đến 12-1968.

        - Thiếu tướng Pep-cơ (Dong R. Pepke): 12-1968 đến 11-1969.

        - Thiếu tướng Uốc-cơ (Glenn D. W81ker): 11-1969 đến 7-1970.

        - Thiếu tướng Bớc-cơ (William A. Burke): 1 đến 12-1970.

        Sư đoàn bộ binh số 9

        Sư đoàn bộ binh số 9 (9th Infantry Division - Sư đoàn Những người dày dạn đáng tin cậy) thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1940, là một trong những sư đoàn đầu tiên của Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Sư đoàn này đã từng chiến đấu ở Bắc Phi (1942), tham gia đổ bộ lên Noóc-man-đi (1944), đột phá tuyến Si-phrit và hội quân với các đơn vị quân đội Liên Xô ở Re-ma-gen, bên sông Rai-nơ.

        Sư đoàn bộ binh số 9 có mặt tại Việt Nam từ ngày 16 tháng 12 năm 1966 với ba lữ đoàn bộ binh (1, 2, 3) gồm mười tiểu đoàn chiến đấu (trong đó có hai tiểu đoàn cơ giới, bốn tiểu đoàn cơ động đường không bằng máy bay trực thăng) và nhiều đơn vị khác. Hoạt động tác chiến của Sư đoàn bộ binh số 9 chủ yếu diễn ra ở Vùng 3 chiến thuật. Sở chỉ huy đóng tại Bàu Cát. Đến tháng 6 năm 1967, Sư đoàn bộ binh số 9 cắt Lữ đoàn 2 sang Lực lượng cơ động đường sông (MRF) thuộc Vùng 4 chiến thuật. Do đặc điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và để đối phó với tác chiến du kích cỡ phân đội, Sư đoàn bộ binh 9 thường áp dụng chiến thuật phục kích ban đêm bằng các phân đội nhỏ (trung đội) mỗi đêm có từ 30 đến 40 trung đội được phái ra hoạt động hạn chế phần nào hoạt động của du kích.

        Ngày 27 tháng 8 năm 1969, Bộ chỉ huy Sư đoàn bộ binh 9 rút khỏi Nam Việt Nam nhưng vẫn để lại Lữ đoàn 3 tiếp tục hoạt động tác chiến ở Vùng 3 chiến thuật cho đến tháng 10 năm 1970. Thương vong trong chiến tranh ViệtNam khoảng 20.000 người (gần bằng thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai).

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 9 từ năm 1966-1969.

        - Thiếu tướng Et-hát (George C. Eckhart): 12-1966 đến 6-1967.

        - Thiếu tướng Cơn-nô (George C. O Connor): 6-1967 đến 2-1968.

        - Thiếu tướng Ơ-oen (Juliam J. Ewell): 2-1968 đến 4-1969.

        - Thiếu tướng Hâu-lit (Harris W. Hollis): 4 đến 8-1969.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:38:27 am »

     
        Sư đoàn bộ binh số 23

        Sư đoàn bộ binh số 23 (23d Infantry Division - Sư đoàn A-me-ri-cơn) thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến đấu ở Ga-đan Ca-nan (Guadal Canal) (1942).

        Sư đoàn được tồ chức lại và hoạt động tại Nam Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1967 trên cơ sở Lữ đoàn 196 - trước đó thuộc lực lượng xung kích Ô-rơ-gôn (Oregon) là một đơn vị cỡ sư đoàn, thành lập tháng 2 năm 1967 để tăng cường cho các đơn vị lính thuỷ đánh bộ ở Vùng 1 chiến thuật - và hai Lữ đoàn độc lập số 11, 198. Lực lượng gồm 11 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một thiết đoàn ky binh, sáu tiểu đoàn pháo binh (cỡ 105, 155, 175, 203mm), ba tiểu đoàn trực thăng công kích, hai đại đội trực thăng chi viện công kích. Quân số: từ 17.824 đến 19.200. Sở chỉ huy đóng tại Quảng Nam. Các đơn vị này có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

        Trong một cuộc càn quét kéo dài từ tháng 11 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968 với tên gọi Uy-lơ Oa-lô-oa (Wheeler Wallowa), Lữ đoàn 11 do đại tá Hen-đơ-sơn chỉ huy thuộc sư đoàn 23 đã gây tội ác man rợ ở Sơn Mỹ ngày 16 tháng 3 năm 1968.

        Sư đoàn bộ binh 23 rút khỏi Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1971.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 23 từ năm 1967-1971:

        - Thiếu tướng Kốt-tơ (Samuel W. Koster): 9-1967 đến 6-1968.

        - Thiếu tướng Get-ty (Chales M. Gettys): 6-1968 đến 6-1989.

        - Thiếu tướng Ram-sây (Loyd B. Ramsey): 6-1969 đến 3-1970.

        - Thiếu tướng Mi-loi (Albert E. Milloy): 3 đến 11-1970.

        - Thiếu tướng Ban-đuyn (James L. Baldwin): 11-1970 đến 7-1971. Thiếu tương Crâu-sân (Fredrik J. Kroesen): 7 đến 11-1971.

       Sư đoàn bộ binh số 25

        Sư đoàn bộ binh số 25 (25th Infantry Division - Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới) thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1941 tại Ha-oai. Sư đoàn đã từng tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại chiến trường tây nam Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

        Sư đoàn 25 đến Nam Việt Nam theo nhiều giai đoạn. Ngày 29 tháng 12 năm 1965, Lữ đoàn 3 là đơn vị đầu tiên của sư đoàn 25 đến Nam Việt Nam gồm 4.000 quân và 3.000 tấn trang bị, do đại tá Stau-tiu-ơ (Evrete A Stautuer) chỉ huy được cơ động bang đường không từ Ha-oai tới Plây Cu làm nhiệm vụ phối thuộc cho Sư đoàn bộ bính số 4 Mỹ. Ngày 18 tháng 1 năm 1966, Lữ đoàn 2 do đại tá Li-nut (Lynwood Johnson) chỉ huy được chuyên chở bằng tàu thuỷ đổ bộ lên đóng ở Củ Chi... Cũng trong thời gian này, do lực lượng sư đoàn bị thiếu hụt nên ngày 31 tháng 1 năm 1966, MACV buộc phải điều hai tiểu đoàn (4 thuộc Sư đoàn 9 và 4 thuộc Sư đoàn 23) từ A-lát-xca sang Ha-oai để tổ chức lại Lữ đoàn 1. Ngày 29 tháng 4 năm 1966, toàn bộ Lữ đoàn 1 và Bộ Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 25 được chuyên chở bằng tàu sang Nam Việt Nam. Lữ đoàn 1 do đại tá To-lây (T.M.Torley) chỉ huy đóng ở Trảng Bàng. Như vậy, phải trong vòng hơn 4 tháng việc triển khai toàn bộ Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ từ Ha-oai đến Nam Việt Nam mới hoàn thành.

        Sư đoàn bộ binh số 25 đã tham gia nhiều chiến dịch lớn ở Nam Việt Nam, trong đó có chiến dịch Gian-xơn Xi-ty, Xê-đa Phôn và các chiến dịch tiến công sang Cam-pu-chia. Các đơn vị của Sư đoàn 25 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 8 tháng 12 năm 1970. Riêng Lữ đoàn 2 còn ở lại Nam Việt Nam cho đến tháng 4 năm 1971.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 25 từ năm 1966-1970:

        - Thiếu tướng Uây-en (Fredrick C. Weyand): 3-1966 đến 3-1967.

        - Thiếu tướng Tin-sơn (John C. F. Tillson III): 3 đến 8-1967.

        - Thiếu tướng Mi-ơn (Fillmore K. Mearns): 8-1967 đến 8-1968.

        - Thiếu tướng Uy-li-am-sơn (Ellis W. Williamson): 8-1968 đến 9-1969.

        - Thiếu tướng Baon (Edword Baultz): 9-1969 đến 12-1970.

        Sư đoàn dù 101

        Sư đoàn dù 101 (101st Airbome Division - Airmobile) là sư đoàn cơ động đường không của quân đội Mỹ, thành lập trong  Chiến tranh thế giới thứ hai (sư đoàn bộ binh sau đó chuyển thành sư đoàn dù), tham gia đổ bộ lên Noóc-man-di (1944) và một số cuộc hành binh khác của quân Đồng minh.

        Lữ đoàn đầu tiên của Sư đoàn dù 101 đến Nam Việt Nam vào ngày 29 tháng 7 năm 1965, tham gia tác chiến tại Vùng 2 chiến thuật. Các đơn vị còn lại của sư đoàn đến Nam Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 năm 1967. Lực lượng của sư đoàn bao gồm mười tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát đường không, năm tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn trực thăng mang rốc-két, ba tiểu đoàn trực thăng vũ trang. Quân số. 16.000 người. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại Biên Hoà thuộc Vùng 3 chiến thuật.

        Cuối năm 1967, sư đoàn hoàn thành việc chuyển từ chiến thuật nhảy dù sang chiến thuật cơ động đường không, hoạt động chủ yếu ở Vùng 1 chiến thuật, trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị. Riêng Lữ đoàn 1 có thời gian hoạt động ở Phú Yên, Kon Tum thuộc Vùng 2 chiến thuật (7-1965 đến 2-1966). Đến năm 1968, toàn bộ sư đoàn được điều về phía bác Huế và ở lại Vùng 1 chiến thuật.

        Trong hai năm 1970-1971, Sư đoàn dù 101 đã tham gia chiến dịch Giê-phơ-xơn Glê-mơn (Jefferson Glemon) - chiến dịch tác chiến bộ binh cuối cùng của quân Mỹ ở Nam Việt Nam.

        Sư đoàn bắt đầu rút quân khỏi Nam Việt Nam vào tháng 12-1971 và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 năm 1972. Thương vong của sư đoàn trong chiến tranh Việt Nam khoảng 20.000 người, gấp hơn hai lần thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (9.328).

        Tư lệnh Sư đoàn dù 101 từ năm 1967-1972:

        - Thiếu tướng Ba-san-ty (Onlinto M. Barsanti): 11-1967 đến 7-1968.

        - Thiếu tướng Da-ít (Melvin Zais): 7-1968 đến 3-1969.

        - Thiếu tướng Rai-tơ (John M. Wright): 3-1969 đến 3-1970.

        - Thiếu tướng Hen-ne-sây (John J. Henessey): 3-1970 đến 1-1971.

        - Thiếu tướng Tap-lây (Thomas M. Tarpley): 1-1971 đến 3-1972.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:44:56 am »


        3. Lực lượng hải quân

        Trong lực lượng vũ trang Mỹ, hải quân (bao gồm cả lính thuỷ đánh bộ và lực lượng không quân thuộc lính thuỷ đánh bộ) là một quân chủng mạnh và được coi là lực lượng xung kích trong các cuộc chiến tranh ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thực tế cho thấy, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam hải quân Mỹ đã giữ vai trò hết sức quan trọng kể từ khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ chuyên chở các lực lượng chiến đấu đến Nam Việt Nam, hải quân Mỹ còn yểm trợ các hoạt động của lục quân bằng hỏa lực các hạm tàu và không quân của hải quân.

        Lực lượng nòng cốt của hải quân Mỹ là Lực lượng hàng không mẫu hạm công kích (CVA - Attack Aircraft Carrier). Lực lượng này được các khu trục hạm, tuần dương hạm bảo vệ, hộ tống nhằm thực hiện các cuộc không kích đánh phá miền Bắc Việt Nam và Lào. Ngoài ra, Mỹ còn huy động các pháo hạm, tuần dương hạm và nhiều loại tàu khác bảo đảm cho các cuộc không kích của không quân và tập kích pháo binh vào các vùng ven biển Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, lực lượng này còn cung ứng các loại tàu đổ bộ đưa quân tiến công các căn cứ của đối phương ở ven biến Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 19 hàng không mẫu hạm Mỹ đã tham chiến là: A-mê-ri-ca, Cox-ten-lây-sân, Tai-cơn-đơ-rô-ga, Uốc-tao, Phran-cơ-lin D. Ru-dơ-ven, In-tơ-prai-dơ, Bơn Hô-mơ Ri-sat, Co-ran Xi, Pho-re-xtơn, Hen-cúc, O-nit, In-tri-pai, Kit-ti Hốc, Mit-uây, Ơ-ri-scơ-ni, Ran-giơ, Sa-ra-to-ga, Sang-rai Lơ, In-di-pen-đơn (trong đó, thường xuyên sử dụng năm hàng không mẫu hạm).

        Tận dụng các trục đường thuỷ như các sông, rạch, lực lượng hỗn hợp của hải quân Mỹ còn phối hợp với quân chiến đấu trên bộ tiến công vào các căn cứ của Quân giải phóng ở sâu trong nội địa; đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của Quân đội nhân dân Việt Nam vào vùng duyên hải Nam Việt Nam từ Quảng Trị đến Hà Tiên, Kiên Giang. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bấc, lực lượng hải quân Mỹ còn sử dụng các biệt đội đánh phá các mục tiêu ven biển Bắc Việt Nam, rải mìn phong tỏa cảng Hải Phòng và các cảng, cửa sông khác...

        Toàn bộ lực lượng thường trực chiến đấu thuộc lộ Tư lệnh Hai quân Mỹ được tổ chức thành hai hạm đội lớn là Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương cùng hai Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ và Bộ Tư lệnh Vận tải quân sự đường biển.

        Hạm đội 7

        Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, là lực lượng được dùng để tiến hành các chiến dịch tiến công trên biển, chi viện cho lục quân hoạt động tác chiến, bảo vệ tuyến hàng hải viễn dương của Mỹ và Đồng minh, thường xuyên hoạt động ở vùng biển châu Á, đảm nhiệm an ninh vùng Viễn Đông, tây Thái Bình Dương và đông Ấn Độ Dương. Đây là lực lượng hải quân chủ yếu của quân đội Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam. Căn cứ lớn nhất của Hạm đội 7 đóng tại căn cứ liên hợp I-ô-cô-xư-ca (Nhật bản), ngoài ra còn có hai căn cứ lớn ở Su-bic (Phi-lip-pin) và Gu-am...

        Trong những năm 1964-1973, Hạm đội 7 đã sử dụng lực lượng đặc nhiệm 77, có ba đến bốn tàu sân bay; 76 tác chiến thuỷ - bộ; 13 tiếp nhiên liệu, bom, đạn...; lập cụm lực lượng 708 đánh phá ven biển và 117 tiến công đường sông với gần 60 tàu các loại, trực tiếp dùng máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam, Lào, rải mìn phong tỏa các cảng biển ở Bấc Việt Nam; chi viện đường không cho quân đội Mỹ, Sài Gòn ở Nam Việt Nam.

        Trong cuộc chiến tranh này, Hạm đội 7 chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện, đã tám lần thay đổi tư lệnh hạm đội.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuý đánh bộ số 3

        Trong quân đội Mỹ, lính thuỷ đánh bộ được coi là lực lượng đổ bộ tiến công chiến lược, không những có trọng trách bảo vệ nước Mỹ mà còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cơ bản của Mỹ trên toàn cầu.

        Trong chiến tranh Việt Nam, lính thuỷ đánh bộ Mỹ đóng vai trò chủ đạo trên chiến trường từ nam vĩ tuyến 17, (Quảng Trị) đến Quảng Ngãi (Vùng 1 chiến thuật). Tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ số 9 Mỹ (gồm 3.500 quân) đổ bộ đầu tiên lên Đà Nằng. Đến năm 1969, Mỹ đã tập trung 75 phần trăm lực lượng lính thuỷ đánh bộ vào Nam Việt Nam.

        Các đơn vị lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Nam Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuỷ đánh bộ số 3 (III.MAF - III Marine Amphibious Force). Bộ Tư lệnh này được thành lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1965. Sở chỉ huy đóng tại Đà Nằng. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ các căn cử ở vùng duyên hải như Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai; đồng thời yểm trợ và bảo vệ các cuộc hành quán "tìm diệt" và "bình định" của quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuỷ đánh bộ số 3 gồm các sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, liên đoàn không quân của lính thuỷ đánh bộ và các đơn vị hỗ trợ chiến đấu thuộc các quán chủng khác nhau. Cho đến năm 1968, thành phần của III. MAF gồm có Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 và 3, hai trung đoàn tàu đố bộ, Không đoàn hải quân 1, Quân đoàn 24 (Sư đoàn A-me-ri-cơn, Sư đoàn dù 101, Sư đoàn ky binh không vận 1 và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 1 thuộc Sư đoàn bộ binh 5). Tổng quân số: 85.755 người.

        Việc thành lập III.MAF của Mỹ nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh quy ước với các binh đoàn lớn, nhưng do quan điểm sử dụng, tổ chức chỉ huy không hợp lý và luôn thay đổi tư lệnh đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa MACV và CINCPAC (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương) nên trong thực tế, lực lượng này hầu như chỉ làm nhiệm vụ “quét" và "giữ" hơn là "tìm" và "diệt". Do đó, III.MAF không phát huy được hết ưu thế binh lực và hỏa lực. Vai trò của III.MAF ngày càng trở nên mở nhạt.

        Tháng 3 năm 1970, sau sáu năm ở Nam Việt Nam, III.MAF phải chuyển giao toàn bộ trách nhiệm hành binh cho Quân đoàn 24 Mỹ và đến tháng 4 năm 1971, lực lượng còn lại rời Đà nẵng về căn cứ Ô-ki-na-oa (Nhật Bản). Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam (1965-1972), lực lượng III.MAF bị tổn thất khá nặng nề: chết 12.938 người, bị thương 88.633, nhiều hơn thương vong của lính thuỷ đánh bộ Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (86.940).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:48:20 am »


        Sư đoàn lính thuý đánh bộ số 1

        Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 (1st Marine Division) là sư đoàn được tổ chức sớm nhất của lực lượng lính thuỷ đánh bộ (Thành lập tháng 2 năm 1941 tại bang Not Ca-rô-li-na) và được đánh giá là đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ. Sư đoàn này đã từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai với việc đổ bộ đánh chiếm quần đảo Phi-lip-pin, Ô-ki-na-oa (Nhật Bản) và Triều Tiên.

        Ngày 11 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn 7 và hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn đổ bộ vào Nam Việt Nam. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1966, toàn bộ đội hình cơ bản của Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 đã có mặt ở Nam Việt Nam. Thành phần của sư đoàn gồm có bốn trung đoàn (1, 5, 7, 27)2 (Riêng Trung đoàn 27 đến đầu năm 1968 mới sang Nam Việt Nam); một tiểu đoàn tăng M48, một đại đội xe lội nước, một tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành; sáu tiểu đoàn pháo (105, 155 và 203mm); một tiểu đoàn trinh sát và nhiều đơn vị khác. Quân số trên 17.000 người, trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuỷ đánh bộ. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại căn cứ Chu Lai, tháng 11 năm 1966 về đóng ở Đà Nẵng. Địa bàn hoạt động chủ yếu của sư đoàn ở ba tỉnh (Quảng Nam, Quảng Tín và tỉnh Quảng Ngãi) phía nam Vùng 1 chiến thuật và bảo vệ đường 1 trong khu vực này. Để đối phó với cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) của Quân giải phóng, sư đoàn này được tăng cường ra Huế. Đến cuối năm 1969, sư đoàn tham gia các cuộc hành quân bình định. Trong thời gian tham chiến ở Nam Việt Nam, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 Mỹ đã nếm mùi thất bại và chịu nhiều tổn thất ở Chu Lai, Khe Sanh. Ngày 30 tháng 4 năm 1971, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam.

        Tư lệnh Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 từ năm 1965-1970:

        - Trung tướng Phin (L. Field): 2 đến 10-1966.

        - Trung tướng Nich-cơ-sơn (H.Nickerson): 10-1966 đến 10-1967.

        - Trung tướng Rô-bớt-sơn (D.J.Robertson): 10-1967 đến 6-1968.

        - Trung tướng Sim-sơn (O. R. Simson): 12-1968 đến 12-1969.

        - Trung tướng Uy-lơ (E. B. Wheeler): Từ 12-1969 đến 4-1970.

        - Trung tướng Oai-đích-cơ (C.F. Widdecke): 4-1970 đến 4-1971.

        Sư đoàn lính thuý đánh bộ số 3

        Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 (3d Marine Division) thành lập năm 1942. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sư đoàn này đã tham gia đổ bộ ở khu vực quan đảo Xa-lô-môn (Phi-lip-pin), Gu-am và I-vôt-di-ma. Từ năm 1953, sư đoàn rút về đóng tại Ô-ki-na-oa (Nhật Ban), làm lực lượng dự bị của chiến trường Viễn Đông.

        Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Trung đoàn 9 thuộc sư đoàn đổ bộ lên Đà Nẫng. Đến tháng 5 năm 1965, đội hình cơ bản của sư đoàn được triển khai ở Nam Việt Nam gồm bốn trung đoàn (3, 4, 9, 26); một tiểu đoàn tăng M.48; một tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành; một tiểu đoàn xe lội nước; một đại đội trinh sát. Địa bàn hoạt động của Sư đoàn 3 lúc đầu ở Quảng Nam và căn cứ liên hợp Đà Nẵng. Sau khi Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 đến thay thế, Sư đoàn 3 được điều ra các tinh phía bắc của Vùng 1 chiến thuật (Quảng Trị, Thừa Thiên) nhằm thiết lập một tuyến phòng ngự ngăn chặn với nhiều tuyến phân tán và kéo dài trên một vùng trung du và rừng núi. Tại đây, sư đoàn đã tham dự nhiều cuộc hành quân, nhiều trận chiến đấu và bị tổn thất nặng nề.

        Từ tháng 5 năm 1965, Sư đoàn 3 đã phái các đơn vị cấp tiểu đoàn ra hoạt động ở Đông Hà, tổ chức các đơn vị đặc nhiệm gồm bốn tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, một tiểu đoàn pháo binh và một số đơn vị khác do tướng Inh-lít (Lowell English) chỉ huy để kiểm soát trục đường 1, đường 9, Đông Hà, Cửa Việt. Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn 3 là đơn vị đầu tiên đến lập căn cứ ở khư vực đường 9. Ngay từ khi chuyển ra các tỉnh phía bắc (Vùng 1 chiến thuật), Sư đoàn 3 đã mở cuộc hành quân mang tên "Đồng Cỏ" đánh phá vùng Cồn Tiên, Gio Linh nhưng đã bị thất bại sau 180 ngày chiến đấu với các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau thất bại ở Cồn Tiên, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và biến Khe Sanh thành căn cứ quân sự vững chắc nhất, tướng Oét-mô-len đã cho tập trung tại đây 6.000 sĩ quan và binh sĩ thuộc ba trung đoàn lính thuỷ đánh bộ của sư đoàn. Thất bại ở Khe Sanh trong Tết Mậu Thân (1968) đã đặt dấu chấm hết cho các hoạt động quân sự của sư đoàn này trên chiến trường Nam Việt Nam.

        Ngày 30 tháng 11 năm 1969, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 là đơn vị cấp sư đoàn đầu tiên rút khỏi Nam Việt Nam.

        Tư lệnh Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 từ năm 1965-1969:

        - Trung tướng Cô-lin (W. Collins): 3 đến 6-1965.

        - Trung tướng Uôn (L. Walt): 6-1965 đến 3-1966.

        - Trung tướng Kin (W. Kyle): 3-1966 đến 3-1967.

        - Trung tướng Hot-chmat (B.A. Hochmuth): 3 đến 10-1967.

        - Trung tướng Tôm-kin (R.M. Tompkins) 10-1967 đến 5-1968.

        - Trung tường Đê-vít (R. G. Davis): 3-1968 đến 4-1969.

        - Trung tướng Giôn (W. K. Jones): 4 đến 11-1969.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:49:49 am »

           
        4. Các đơn vị độc lập

        Sư đoàn không quân số 83 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 18 tháng 2 năm 1968. Nhiệm vụ của sư đoàn là yểm trợ khẩn cấp cho các đơn vị Mỹ và Việt Nam Cộng hoà trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của Quân giải phóng. Đơn vị rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 11 tháng 12 năm 1969.

        Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 25 tháng 7 năm 1968. Nhiệm vụ của sư đoàn là yểm trợ các đơn vị lính thuỷ đánh bộ Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 tham gia vào cuộc hành quân tiến công sang Lào. Đơn vị này rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 27 tháng 8 năm 1971.

        Lữ đoàn không quân số 1 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 1966. Nhiệm vụ chủ yếu của Lữ đoàn không quân số 1 là yểm trợ cho các đơn vị bộ binh Mỹ và quân đội Sài Gòn ở cả bốn vùng chiến thuật. Sở chỉ huy lữ đoàn đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất và Long Bình. Trong thời gian tham chiến tại Nam Việt Nam, lữ đoàn đã huy động 24.000 máy bay chiến đấu và 4.000 trực thăng vận tải yểm trợ cho các đơn vị bộ binh. Lữ đoàn không quân số 1 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 28 tháng 3 năm 1973.

        Lữ đoàn bộ binh số 11 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1967, sau đó sáp nhập vào Sư đoàn A-mê-ri-cơn. Trong chiến tranh Việt Nam, lữ đoàn này đã tham gia vào vụ thảm sát Mỹ Lai, rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 13 tháng 10 năm 1971.

        Lữ đoàn dù 173 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 1965. Nhiệm vụ của lữ đoàn là bảo đảm an ninh cho các khu quân sự Mỹ ở Biên Hoà. Lữ đoàn đã tham gia chiến dịch Gian-xơn Xi-ty năm 1967 và rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 25 tháng 8 năm 1971.

        Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 196 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 26 tháng 8 năm 1966, hoạt động tác chiến ở Vùng 1 chiến thuật. Tháng 9 năm 1967, lữ đoàn này sáp nhập vào Sư đoàn A-mê-ri-cơn và rút quân khỏi Nam Việt Nam vào tháng 6 năm 1972.

        Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 198 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 21 tháng 10 năm 1967, hoạt động tác chiến dọc theo tuyến phòng thủ Mác Na-ma-ra (Mc Namara) ở khu phi quân sự nhằm ngăn chặn các tuyến tiếp viện của Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam. Cuối năm 1967, đơn vị này sáp nhập vào Sư đoàn A-mê-n-cơn và rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 13 tháng 11 năm 1967.

        Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 199 có mặt tại Nam Việt Nam tháng 12 năm 1966. Nhiệm vụ của lư đoàn là yểm trợ và tham gia phối hợp các cuộc hành quân lớn của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Vùng 3 chiến thuật. Lữ đoàn rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 1970.

        Bên cạnh các lực lượng chính không quân, lục quân, hải quân, lính thuỷ đánh bộ, MACV còn tổ chức một số đơn vị như Lực lượng đặc biệt, Lực lượng cơ động đường sông hoạt động tác chiến ở chiến trường Nam Việt Nam.

        Lực lượng đặc biệt Mỹ thành lập vào tháng 11 năm 1962 tại Sài Gòn. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh đặc biệt Mỹ là trợ giúp và phát triển lực lượng phòng vệ dân sự ở Nam Việt Nam. Chính phủ Sài Gòn và các chuyên gia chống nổi dậy Mỹ hy vọng bằng việc xây dựng một lực lượng phòng vệ dân sự mạnh sẽ giúp họ đảm bảo được an ninh ở các địa phương. Như vậy, các đơn vị lực lượng chính quy của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà có thể rảnh tay tập trung vào các chiến dịch quy mô lớn. Lực lượng đặc biệt Mỹ tại Nam Việt Nam còn được gọi là lực lượng chống nổi dậy trong lực lượng "Mũ nồi xanh". Lực lượng đặc biệt Mỹ được đặc biệt chú ý phát triển dưới thời tổng thống Ken-nơ-đi để thực hiện học thuyết chống nổi dậy, do CIA tổ chức, trang bị, huấn luyện; rút khỏi Nam Việt Nam vào tháng 3 năm 1971.

        Lực lượng cơ động đường sông chuyên hoạt động tác chiến trên các sông lớn ở đồng bằng sông Cửu Long trong chiến tranh Việt Nam. Lực lượng cơ động đường sông được thành lập vào cuối năm 1966, nhằm bảo đảm cơ động nhanh và tác chiến với lực lượng lớn ở địa hình bị sông rạch chia cắt nhiều. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này ỉa bảo đảm an toàn cho các căn cứ Mỹ và các tuyến giao thông đường thuỷ; phối hợp với các cuộc tiến công vào đối phương trên bộ; yểm trợ cho các hoạt động bình định; làm lực lượng dự bị cho MACV ở đồng bằng sông Cửu Long. Đơn vị đầu tiên nằm trong lực lượng cơ động đường sông là Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn bộ binh 9, được huấn luyện đặc biệt ở vùng sình lầy rừng Sác, được trang bị thuyền vải cao su, phao bơi, giầy ráo nước nhanh... và đóng quân trên một cụm tàu tác chiến đường sông gồm 52 tàu chở quân và xe lội nước, năm tàu chỉ huy - truyền tin, mười tàu giám sát, 32 tàu tuần tra yểm trợ tiến công, hai tàu tiếp dầu, hai tàu vận tải 2.000 tấn, hai tàu kéo, hai tàu đa chức năng và ba đốc nổi 100 tấn. Từ khi ra đời cho đến khi rút quân về My (8-7-1969), Lực lượng cơ động đường sông phải chịu nhiều thất bại và tổn thất nặng nề.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 04:54:10 am »


        IV. TỔ CHỨC CƠ QUAN TUỲ VIÊN QUÂN SỰ MỸ Ở NAM VIỆT NAM (DAO - Defence Attache Office)

        Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam vừa được ký kết, ngày 28 tháng 1 năm 1973, Mỹ thành lập Cơ quan Tuỳ viên quân sự Mỹ ở Việt Nam - DAO (Defence Attache Office), thay thế cho MACV điểu khiển các hoạt động quân sự của chính quyền và quân đội Sài Gòn dựa vào viện trợ Mỹ trong giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh”. DAO có nhiệm vụ cung cấp viện trợ, yểm trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, thu thập tin tức tình báo, tình hình quân sự, chiến sự liên quan đến chương trình viện trợ quân sự. DAO gồm có các phòng: Phòng tác chiến - kế hoạch, Phòng thông tin - điện tử và ba phòng quản lý chương trình viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn (lục quân, hải quân, không quân). Biên chế chính thức của DAO có 50 nhân viên quân sự, 1.200 nhân viên dân sự, năm sĩ quan tuỳ viên chuyên nghiệp làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn; ngoài ra còn có 23.000 người làm hợp đồng. Trụ sở đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất (trước đây của MACV). DAO do thiếu tướng Giôn Mơ-rây (John Murray) điều hành từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 6 năm 1974. Sau đó là tướng Mít (H. Smith) chỉ huy từ tháng 6 năm 1974 đến lúc nhân viên cuối cùng của Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam vào thời điểm tháng 4 năm 1975.

        V. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG CHỈ HUY QUÂN ĐỘI MỸ Ở NAM VIỆT NAM

        1. Công tác chỉ huy


        Trên chiến trường miền Nam Việt Nam từ sau năm 1961, MACV đảm nhiệm đồng thời ba nhiệm vụ gồm: nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo chiến tranh trên lĩnh vực quân sự; nhiệm vụ cố vấn cho quân đội Sài Gòn trên các mặt chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật và nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng yểm trợ Mỹ bao gồm không quân, hải quân, pháo binh, hậu cần... để chi viện cho quân đội Sài Gòn.

        Tháng 5 năm 1962, MACV chính thức nới rộng quyền hạn với tính chất một bộ tư lệnh tiền phương của Mỹ ở Đông Nam Á, không chỉ đảm trách về mặt quân sự ở miền Nam Việt Nam mà trên toàn Đông Dương (Lào, Cam-pu-chia) và Thái Lan. Trên thực tế, MACV không những chỉ huy lực lượng yểm trợ Mỹ mà còn toàn quyền chỉ huy quân Mỹ, Đồng mình và quân đội Sài Gòn hành quân càn quét "tìm diệt”, hành quân "bình định" thông qua Bộ Tham mưu chung.

        Năm 1965, khi quán chiến đấu Mỹ mới vào miền Nam, Oét mô-len lập ra một bộ tư lệnh gọi là Lực lượng đặc nhiệm An-pha (Task Force Alfa) để chỉ huy các cuộc hành quân trên bộ, sở chỉ huy đóng tại Nha Trang. Một thời gian ngắn sau, lực lượng quân Mỹ đưa sang ngày càng đông, Oét mô-len đổi thành Bộ Tư lệnh dã chiến 1 (9-1965) và Bộ Tư lệnh dã chiến 2 (3-1966) để kiểm soát các cuộc hành quân ở khu vực Quân đoàn 2 và 3 của quân đội Sài Gòn.

        Việc Oét-mô-len dùng tên gọi "bộ tư lệnh dã chiến" mà không gọi là "quân đoàn" vì hai lý do: Một là, Oét-mô-len muốn tổ chức chỉ huy hành quân phù hợp với các quân đoàn ngụy và như vậy sẽ không bị lẫn lộn khi đưa các quân đoàn khác của quân đội Sài Gòn vào trong vùng. Hai là, bộ chỉ huy quân đoàn là một tổ chức cố định về biên chế mà Oét mô-len cần một tổ chức phù hợp với nhiệm vụ. Bộ tư lệnh dã chiến có thể kiểm soát các đơn vị lục quân mọi cấp khi có nhu cầu. Lúc đầu chỉ có cấp lữ đoàn sau có thể tăng thêm thành nhiều sư đoàn. Oét-mô-len đã dự trù khi quân Mỹ tăng cường nhiều vào một khu vực có thể lập một quân đoàn dưới cấp bộ tư lệnh dã chiến.

        Tháng 2 năm 1968, sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ đã quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 ở Phú Bài, Huế nhằm đáp ứng nhu cầu tăng quân ngày càng cao của chiến trường. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào đồng bằng sông Cửu Long thuộc Quân đoàn 4 của quân đội Sài Gòn, tháng 1 năm 1967, Mỹ lập ra Lực lượng đặc nhiệm 117 hay còn gọi là Lực lượng cơ động đường sông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Task Force 117/Mekong delta mobile riverine force) ở Đồng Tâm (Mỹ Tho) với nhiệm vụ phối hợp và kiểm soát cả cố vấn Mỹ và các lực lượng bộ binh. Cố vấn trưởng Mỹ phụ trách Vùng 4 chiến thuật và kiêm phụ trách cả lực lượng yểm trợ của Mỹ ở đó.

        Về việc chỉ huy quân Đồng minh và quân đội Sài Gòn, Mỹ đã thành lập một bộ tham mưu có tính chất quốc tế để chỉ huy lực lượng này cho có vẻ bình đẳng và để tránh bị lên án các đội quân trên là tay sai của Mỹ.

        Ở Bộ Quốc phòng, Oét-mô-len là cố vấn cho lực lượng quân đội Sài Gòn. Dưới các quân đoàn và vùng chiến thuật, các bộ tư lệnh dã chiến Mỹ giữ vị trí cố vấn. Thực chất là chỉ huy núp dưới vai trò cố vấn. Chẳng hạn như cuộc hành quân Lam Sơn 719 phải thông qua tổng thống Mỹ và A-bram (Abram) đôn đốc thực hiện.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM