Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:29:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời chiến sĩ  (Đọc 44361 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 07:40:56 pm »


        Ngày 9 tháng 4 năm 1968, tại ấp Ba Dọi giáp lộ Vòng Cung, tiểu đoàn với trên một trăm tay súng còn lại đã đẩy lùi nhiều đợt phản kích của một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 21 ngụy. Trận đánh diễn ra trên cánh đồng gần ấp Ba Dọi. Lúc này, bà con vừa thu hoạch vụ xuân - hè xong. Đồng trống trải càng trống trải hơn khi lực lượng của tiểu đoàn còn lại rất mỏng, đạn gần cạn. Trong khi đó, địch ngoài bộ binh còn có phi pháo yểm trợ. Máy bay cường kích cho là ta không có hỏa lực phòng không, nên bổ nhào rất thấp, bắn đạn 20ly sát sàn sạt. Đạn bay chíu chíu qua đầu, bên tai tôi. Trong tình thế đó, tôi trực tiếp đứng trên bờ công sự chỉ huy chiến đấu, cùng anh em chỉ huy đại đội dõi theo từng động thái của địch; đợi cho chúng đến thật gần, thật chắc ăn mới lệnh cho bộ đội nổ súng. Khi đó, đường đạn đi thật căng, tuy ta điểm xạ vài phát một, nhưng địch rất sợ. Cũng vì đánh gần như là giáp lá cà, nên chúng tôi nghe rõ địch đã gọi tên tôi rất to. Sĩ quan ngụy đang hò bét quân lính xông lên, quyết bắt sống Ba Trà và bộ đội Ba Trà… Dù lực lượng mỏng, nhưng với cách đánh hợp lý, chúng tôi vẫn cầm chân được quân ngụy. Trong trận này, đang chỉ huy bộ đội đánh bộ binh, thấy máy bay địch bổ nhào “ngon ăn” quá, tôi vớ ngay khẩu AK, nhằm một chiếc F.105 đang bổ nhào, siết cò. “Con ma” Mỹ đang diễu Võ dương oai, bất ngờ dính đạn, loạng choạng tìm đường cút, nhưng không kịp, rơi ở địa bàn lân cận. Huyện đội Châu Thành đã xác nhận máy bay rơi bởi dính đạn bộ binh. Quả thật, tôi không ngờ, từ một phản xạ có phần “ngẫu hứng”, với chừng 15 viên đạn AK, tôi đã làm nên chuyện. Nhưng cũng trong trận đánh đầy ấn tượng này, một lần nữa, tôi bị thương nặng. Vào tầm trưa hôm đó, tôi đang đứng cạnh hầm của Ban chỉ huy tiểu đoàn, trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu, bất thần một quả đạn pháo lởn rơi trúng hầm. Tôi bị mảnh đạn pháo phạt gãy chân. Còn hầm chỉ huy bị bốc hết đất phủ, trơ xương cột. Mấy anh em trong hầm không ai sây sát gì - nhưng khi khói pháo tan, anh nào anh nấy tai ù đặc, cứ ngơ ngơ ngác ngác trông đến tội. Còn tôi bị choáng nặng, ngất lịm đi, đến quá chiều mới tỉnh.

        Trận đánh ở ấp Ba Dọi kết thúc cũng đồng thời kết thúc đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy ở chiến trường miền Tây nói chung và cuộc tập kích vào thành phố Cần Thơ nói riêng. Đầu tháng 4, lần lượt các tiểu đoàn chủ lực của khu rút khỏi khu vực lộ Vòng Cung, lùi về tuyến sau, chuẩn bị cho tiến công đợt 2.

        Với đòn tiến công Bộ tư lệnh Vùng 4 chiến thuật, lần đầu tiên trên chiến trường miền Tây, ta đã đưa chiến tranh vào Tây Đô - vào sào huyệt của địch; lần đầu tiên, Mỹ buộc phải tung quân viễn chinh xuống Cần Thơ và buộc phải chấp nhận tổn thất.

        Cùng với đòn tiến công và nổi dậy ở 4 thành phố lớn, 36 thị xã, hàng trăm thị trấn trên khắp miền Nam, đòn tiến công của chủ lực Khu 9 vào Cần Thơ, Vĩnh Long đã góp phần chuyển cuộc chiến tranh ở miền Nam sang giai đoạn mới; góp phần cảnh tỉnh cho Mỹ - ngụy thấy trên đất nước này không có thành phố nào, thôn ấp nào là chỗ dung thân của các thế lực hiếu chiến, xâm lược. Về tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, trong đợt này, các tiểu đoàn 309, 303, 307 - chủ lực của quân khu đánh vào Cần Thơ, đã tiêu diệt hơn 1.500 tên địch, làm bị thương 1.409 tên; bắn rơi, phá hủy hơn 100 máy bay, 8 khẩu pháo… Tuy nhiên, để có được chiến thắng mang tầm ý nghĩa chiến lược sâu sắc như vậy chúng ta đã phải chấp nhận tổn thất lớn. Riêng tiểu đoàn chúng tôi, ngày xuất quân với 7 đại đội đủ quân, xấp xỉ một nghìn tay súng, sau khi kết thúc đợt 1, chỉ còn trên một trăm cán bộ, chiến sĩ. Có tiểu đoàn, khi đánh vào Cần Thơ bộ đội ngồi chật cả trăm xuồng, khi ra chỉ vài chục chiếc, mỗi chiếc chở vài ba anh em. Đành rằng, trong chiến tranh, không phải lúc nào cũng lấy việc “đếm xác” của binh sĩ hai bên trên chiến trường để kết luận sự thắng bại; nhưng để tổn thất lớn là điều chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ; đặc biệt đối với chúng tôi là những người cầm quân trên chiến trường.

        Chiến sự ác liệt, tổn thất hy sinh hằng ngày đã làm một số anh em nao lòng, nhụt chí. Tôi nhớ, khi đó anh em trong đơn ví đã truyền nhau mấy câu lục bát:

Vòng Cung đi dễ khó về
Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom.

        Hay là:

Tưởng là lên lộ đi xe
Ai ngờ trở lại không ghe, không xuồng.

        Rồi thì chủ nhân của mấy câu lục bát ấy - một phóng viên mặt trận, cũng bị phát hiện và chịu nhận hình thức cảnh cáo. Bây giờ nói lại chuyện này, có thể ai đó cho rằng “Sao ngày ấy mọi chuyện ghê gớm thế, chỉ vài câu đầu lưỡi mà cũng quy kết…”. Suy nghĩ như vậy chỉ có thể hợp lý với ngày hôm nay. Còn lúc đó, mọi biểu hiện của sự dao động, hay gây nên dao động, đều không thể chấp nhận, nếu không nói là xúc phạm tới hàng trăm đồng đội chúng tôi ngã xuống trên lộ Vòng Cung, để góp phần viết nên bài thơ Xuân 1968.

        Thời gian trôi như phi mã! Bốn mươi năm đã qua kể từ ngày tôi cùng đồng đội bám trụ chiến đấu trên lộ Vòng Cung vào Tết Mậu Thân 1968; cho dù cuộc đời binh nghiệp của tôi còn trải qua bao sự kiện lớn lao, vào sống ra chết nhiều lần, nhưng trong tôi vẫn không bao giờ lơi lạt hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 309, tiểu đoàn 303, 307, đã chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh. góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên một Tết Mậu Thân - một sự kiện “quan trọng nhất và phức tạp nhất”1 của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Tôi cũng không thể nào quên được những người dân dọc trục lộ Vòng Cung, suốt mấy tháng ròng, bất chấp sự đánh phá khốc liệt của địch, đã bền gan, sát cánh cùng bộ đội chiến đấu, phục vụ tải thương, tải đạn, tiếp tế cơm nước, cứu chữa thương binh, chôn cất tử sĩ… Nhiều gia đình đã không ngần ngại dỡ nhà, lấy gỗ ván cho bộ đội làm công sự chiến đấu… Sau Tết Mậu Thân 1968, tôi đã cùng đơn vị trở lại đánh địch ở trục lộ Vòng Cung nhiều lần và sau ngày chiến tranh kết thúc, đã đi về trên trục lộ này không biết bao nhiêu lần. Lần nào cũng vậy, kỷ niệm xưa lại trỗi dậy, khiến tôi xúc động bồi hồi, muốn được quỳ xuống hôn lên từng mảnh đất in dấu chân hành quân hay úp mặt xuống dòng kênh đã nâng đỡ những con thuyền của anh em tôi ngày ấy; hôn từng nắm đất thấm đẫm mồ hôi và máu của biết bao đồng chí, đồng bào và của chính mình một thời trai trẻ…

------------
        1. Nhận xét của học giả người Mỹ. G. Côncô trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh”, Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản các năm 1991, 2000.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 07:47:40 pm »

         
*

*       *

        Kết thúc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đợt 1, tôi bị thương, trong trận đánh ở ấp Ba Dọi và được chuyển xuống điều trị tại bệnh viện của quân khu ở U Minh Thượng. Nói là bệnh viện quân khu nhưng cơ ngơi cũng chẳng khác gì một bệnh xá dã chiến. Thuốc chiến thương chẳng có gì. Thay cho truyền huyết thanh hay glucô, y bác sĩ ở đây phải truyền nước dừa cho thương binh. Trong khi đó, vết thương lần này của tôi so với mấy lần trước cũng khá nặng. Thuốc thang khan hiếm, chỉ với mấy món lá cây đắp rịt, mặc dù các y, bác sĩ nhiệt tình chăm sóc, nhưng đến tháng 9 năm 1968, nghĩa là sau 5 tháng, vết thương của tôi mới khỏi hẳn, sức khỏe tạm bình phục.

        Thời gian tôi điều trị vết thương ở U Minh Thượng, ở nhà, Tiểu đoàn 309 và các đơn vị bạn tiếp tục đánh vào Cần Thơ hai đợt nữa; có gây cho địch một số tổn thất, nhưng mục đích làm chủ hoàn toàn thành phố không thực hiện được. Khi địch chủ động tập trung binh lực phản kích, khi mà yếu tố bí mật bất ngờ không còn, thì tổn thất của ta cũng tăng thêm. Nằm bệnh viện, đón nhận tin tức từ mặt trận, tôi như thấy mình có lỗi với chiến trường, có lỗi với anh em đồng đội đang ngày đêm đối mặt với kẻ địch. Chỉ mong sao vết thương chóng lành để được trở lại đơn vị.

        Cũng trong thời gian tôi nằm viện, tổ chức biên chế bộ đội chủ lực của quân khu cũng có một số thay đổi. Thực tế chiến trường trong Tổng tiến công đợt 1, cho thấy việc tổ chức tác chiến đội hình lữ đoàn còn nhiều vấn đề bất cập - nhất là trình độ tác chiến hiệp đồng. Trước tình hình đó, cuối tháng 4 năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định giải thể Lữ đoàn 3117, thành lập lại hai trung đoàn bộ binh. Trung đoàn 1 biên chế Tiểu đoàn 309 và Tiểu đoàn 303. Trung đoàn 2 có Tiểu đoàn 307 và Tiểu đoàn 962. Tiểu đoàn Tây Đô trở về thuộc Tỉnh đội Cần Thơ.

        Sau khi ra viện, tôi được quân khu điều về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 29 cảnh vệ vừa mới thành lập, có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu. Nhưng có thể, do cái tạng người tôi, tính cách tôi không hợp với lính cảnh vệ, nên chỉ sau hai tháng ở với Tiểu đoàn 29 tôi được điều lên làm Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 2. Lúc này, Trung đoàn 2 đang đứng chân hoạt động ở địa bàn ven thành phố Cần Thơ, khu vực lộ Vòng Cung và huyện Ô Môn.

        Đảm trách những địa bàn có thể nói là ác liệt nhất ở Cần Thơ khi đó, Trung đoàn 2, mặc dù lúc này lực lượng thiếu hụt rất nhiều, mỗi tiểu đoàn có khi chỉ trên một trăm tay súng, nhưng cũng đã tổ chức một số trận đánh hay, đạt hiệu suất cao. Đáng kể nhất là trận đánh sân bay Bình Thủy.

        Thời gian này, sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) vừa mới hình thành, nên máy bay địch ở Vùng 4 chủ yếu đỗ ở sân bay Bình Thủy. Trung bình thường có khoảng 100 chiếc. Qua theo dõi nắm địch, chúng tôi thấy địch ở sân bay khá chủ quan; ta có thể áp dụng tốt chiến thuật đặc công để phá hủy máy bay địch. Một thuận lợi nữa là ta có được một cơ sở - một đảng viên, nhà ở sát sân bay. Cơ sở này theo dõi sát sao tình hình địch. Theo quy ước, ban đêm khi chúng tôi đì trinh sát, hay tập kích sân bay, nếu nhà anh này đỏ đèn, tức là không có địch tuần phòng và ngược lại.

        Để đảm bảo nắm địch thật chắc, tôi cùng cán bộ Tiểu đoàn 2012 đặc công và Tiểu đoàn 327 nhiều lần trinh sát thực địa. Phải nói rằng đi trinh sát sân bay Bình Thủy cực kỳ vất vả. Đêm đêm, anh em chúng tôi anh nào anh nấy, áo và quần dài cột cổ, chỉ bận mỗi quần cộc vượt qua bao ruộng trũng, sình lầy, chui rúc trong mấy đám dừa nước, gai góc cào tưa tướp tay chân, mặt mũi…; luồn sâu vào nắm cụ thể từng vị trí máy bay đỗ…

        Sau gần hai tháng trinh sát nắm địch, chúng tôi hoàn chỉnh quyết tâm trận đánh. Về đại thể, chúng tôi đã sử dụng một bộ phận tỉnh nhuệ - dũng cảm của Tiểu đoàn 2012 đặc công đột nhập sân bay, dùng mìn, bộc phá phá hủy máy bay; Tiểu đoàn 307 có nhiệm vụ tập kết ngoài sân bay để giữ đường lui quân của toàn đơn vị.

        Nghe chúng tôi trực tiếp báo cáo quyết tâm trận đánh, anh Tư Đức - Tư lệnh phó tiền phương quân khu chưa thật tin tưởng. Anh cho rằng trận đánh sẽ không đơn giản, không ngon ăn như khẳng định của trung đoàn, và anh chỉ thị tiếp tục nắm địch, nghiên cứu cách đánh, chờ dịp khác thuận lợi hơn. Nhưng rất may là liền sau đó, anh Năm Hải - quyền Tư lệnh tiền phương quân khu xuống nắm tình hình đơn vị; chúng tôi trình bày quyết tâm đánh sân bay Bình Thủy, phương án đánh… Nghe tôi trình bày xong, anh Năm Hải hỏi:

        - Tổ chức trinh sát kỹ chưa?

        - Báo cáo rất kỹ, đã ngót hai tháng rồi - tôi trả lời.

        - Cơ sở của ta ở gần sân bay có tin tưởng không?

        - Rất tin, ảnh là đảng viên có uy tín.

        - Đánh chắc thắng không?

        - Chắc trăm phần trăm.

        - Vậy thì đánh ngay, chớ còn chờ gì nữa! Anh Năm Hải kết luận.

        Mừng hết chỗ nói! Không bỏ lỡ thời cơ, chúng tôi triển khai đánh ngay. Như phương án đã bàn, Tiểu đoàn 2012 chọn một lực lượng tháo vát, dũng cảm nhất, trình độ kỹ thuật cá nhân, kỹ thuật thuốc nổ khá, bí mật tiềm nhập vào sân bay, gắn mìn, bộc phá hẹn giờ vào từng chiếc máy bay, rồi nhanh chóng rút êm. Khi anh em đặc công trở ra vị trí tập kết đầy đủ, cũng là lúc mìn, bộc phá phát nổ đồng loạt. Sân bay Bình Thủy bao trùm lửa khói. Gần sáu chục máy bay trực thăng bị phá hủy. Lửa cháy rực sáng một góc trời. Anh em chúng tôi ôm nhau, sung sướng tột cùng, mà không thể thốt nên lời. Đêm đó chúng tôi chưa lui quân ngay, mà còn ém lại ở một ấp gần sân bay, tránh kẻ địch cho phi pháo oanh kích chặn đường.

        Trận đánh gây chấn động mạnh. Địch tưởng rằng chí ít chúng tôi cũng phải tập trung cỡ vài tiểu đoàn đủ cho trận tập kích này. Nên chúng đã huy động pháo và B.52 ném bom ngăn chặn đường rút của ta. Nhưng chúng đâu ngờ, chỉ với hơn trăm cán bộ, chiến sĩ, chúng tôi đã đánh nhanh, diệt gọn và rút gọn, không hề thương vong một ai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 07:51:18 pm »


*

*       *

        Trong Tổng tiến công Mậu Thân 1968 trên chiến trường Khu 9 ta giành được thắng lợi quan trọng. Tuy nhiên, cũng như trên toàn chiến trường miền Nam, ta chuyển hưởng không kịp thời, nhất là các tỉnh vùng trung tâm sông Hậu; vẫn bám vùng ven Cần Thơ đánh dai dẳng. Trong khi đó, quân địch còn đông, đủ thời gian để củng cố, hồi tỉnh sau cú choáng váng ban đầu, tăng cường phản kích, giành lại vùng nông thôn đã mất. Về ta, cả chủ lực khu và bộ đội các địa phương đều bị tiêu hao nặng, mất sức chiến đấu. Có thời điểm toàn Trung đoàn 1 chỉ còn chừng năm trăm tay súng. Địch tập trung lực lượng của Sư đoàn 9, Sư đoàn 21 ruồng càn liên tục. Ta chủ động tránh càn, luồn càn. Thời gian này, trung đoàn hoạt động ở Long Mỹ, Gò Quao - dọc theo tuyến sông Cái Lớn. Địch càn nơi này, ta cơ động sang chỗ khác. Vài ngày lại thay đổi chỗ đóng quân. Địch biết là chúng tôi vẫn bám trụ rất gần chúng, nhưng cũng chẳng làm gì được nhau. Địch vừa xác định được điểm đóng quân của chúng tôi hôm trước, thì hôm sau cho sáu chục chiếc trực thăng đổ quân, hoặc tàu bè tập kích định chụp bắt, thì bộ đội ta với xuồng ba lá đã luồn lách sang chỗ khác rồi.

        Chính trong những ngày trên chiến trường quân và dân ta đang đối mặt với biết bao khó khăn, ác liệt, mất mát, hy sinh, thì chúng ta lại phải chịu cái tang lớn - Bác Hồ đi xa. Chúng tôi nhận được tin Bác mất khi đơn vị lui về đứng chân ở Vĩnh Viễn.

        Đêm mùng 3 tháng 9 năm 1969, với chiếc rađiô luôn bên người, qua giọng đọc buồn đến thắt lòng của nam phát thanh viên, tôi được tin Bác Hồ từ trần. Như có bàn tay vô hình cấu xé con tim. Một mất mát, đớn đau tột cùng. Đã tự nhủ lòng nuốt nước mắt vào trong, tránh xao lòng cán bộ, chiến sĩ, nhưng trong đêm tôi đã bật khóc. Cảm xúc đau thương không thể gì kìm nén được Trốn vào đêm, tôi lẳng lặng ra ngồi bên hiên nhà khóc tấm tức, cứ nghĩ là không ai biết. Nhưng đâu ngờ chiến sĩ liên lạc không bỏ qua một động thái của tôi. Chờ cho trời sáng, cậu ta hỏi:

        - Đêm qua có chuyện gì mà chú Ba khóc dữ thiệt, con không hiểu?

        Không thể giấu được các em, tôi buồn bã nói:

        - Các em ơi, Bác Hồ của chúng ta mất rồi!

        Tin Bác Hồ mất lan nhanh, choàng phủ không khí mất mát, tiếc thương tới từng xóm ấp.

        Có điều, sau ngày Bác đi xa, tôi lại cùng hiểu sâu thêm tình cảm sâu nặng của người dân miền Nam đối với Bác Hồ. Bất chấp sự khống chế, kìm kẹp gắt gao của chính quyền, binh lính ngụy, bà con ở Lương Tâm, Long Mỹ đã lập một ngôi đền thờ Bác Hồ; ngày đêm hương khói. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngôi đền thờ Bác đã được tôn tạo, nâng cấp thành khu tưởng niệm Bác Hồ của người dân Hậu Giang và bà con trong vùng. Mỗi lần có dịp trở lại Lương Tâm, Vĩnh Viễn, tôi đều tới thắp hương tưởng niệm Người ở khu lưu niệm; để nhớ lại, chính trên mảnh đất này, trong những tháng ngày cam go nhất thì hai tiếng Bác Hồ là niềm tin, hy vọng, là sức mạnh nâng bước chúng tôi trên từng chặng hành quân, trong từng trận chiến đấu.

        Vào cuối năm 1969, do lực lượng tổn thất, hao hụt nhiều, biên chế đơn vị nào cũng quá mỏng, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định sáp nhập Trung đoàn 2 vào Trung đoàn 1 và tôi được bổ nhiệm Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 1. Biên chế của Trung đoàn 1 lúc này gồm bốn tiểu đoàn (303, 307, 309 và Tiểu đoàn 2012 đặc công). Thời gian này, địch tập trung lực lượng cả hải, tục, không quân mở cuộc hành quân “nhổ cỏ U Minh” lần thứ nhất, tình hình càng xấu hơn. Dù chủ động luồn càn, tránh càn; nhưng vì địch đánh rát quá - đặc biệt là B.52 rải thảm, nên gần như ngày nào cũng có bộ đội thương vong. Trước tình hình đó, đã có ý kiến nên giải thể Trung đoàn 1, chỉ nên duy trì cấp tiểu đoàn. Đang lo lắng bởi tình hình chung, lại nghe tin giải tán trung đoàn, mấy anh em chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn vô cùng trăn trở. Anh Dương Tử đã có lúc bộc bạch cùng tôi:

        - Ba này, tình hình ngó bộ uổi quá. Nếu các ổng giải tán trung đoàn, không hiểu tao và mày đi đâu?

        Mặc dù có cái nhìn khả quan hơn, nhưng là phận em út nên tôi cũng không dám “lên dây cót” tinh thần cho các bậc đàn anh, mà chỉ biết phân bua: Đúng là chưa bao giờ mình khó khăn như lúc này. Nhưng anh em mình cũng phải gắng hết sức, hy vọng là tình hình sẽ khác đi!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 07:54:57 pm »


        Nhìn chung, từ mùa hè năm 1969 đến đầu năm 1970, lực lượng vũ trang Quân khu 9 ít có trận thắng nào cho ra tấm ra miếng. Buồn hơn, chúng tôi còn nghe có lúc đồng chí Tư lệnh quân khu không chỉ huy tác chiến mà trực tiếp đi lo tổ chức chuyển vũ khí từ Cà Mau về U Minh Thượng. Vậy vai trò bao quát chung, công tác chỉ huy tham mưu tác chiến ai lo?…

        Thấu hiểu những khó khăn của Quân khu 9, đầu năm 1969, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền đã điều về U Minh một trung đoàn chủ lực và sau đó tiếp tục bổ sung hai trung đoàn nữa, với trên 8.000 quân. Quân số tuy đông, nhưng ngoài một số cán bộ, cấp tiểu đoàn, đại đội ít nhiều kinh qua chiến đấu, còn đa phần đều là cán bộ, chiến sĩ mới được đưa từ miền Bắc vào, chưa thích nghi với chiến trường sông nước, nên cũng cần có thời gian huấn luyện làm quen với chiến trường mới và thủ đoạn đánh phá mới của địch.

        Điều quan trọng hơn là bộ máy lãnh đạo, chỉ huy quân khu thời gian này đã có một số thay đổi. Đại tá Lê Đức Anh (anh Sáu Nam) - Phó tư lệnh Miền được trên đưa về làm Tư lệnh quân khu thay đồng chí Đồng Văn Cống trở về Bộ Tư lệnh Miền. Đồng chí Võ Văn Kiệt (anh Sáu Dân) được điều về làm Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy quân khu, thay đồng chí Nguyễn Thành Thơ. Trong thâm tâm, khi đó. tôi vẫn nghĩ đây không chỉ đơn thuần là việc luân chuyển cán bộ, cấp khu, mà còn nhằm tạo sự đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang quân khu, từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta ở miền Tây sang trang mới. Ngày đó, anh em chúng tôi vẫn tâm sự với nhau rằng: chỉ với việc chọn bí danh Chín Hòa của anh Lê Đức Anh và Tám Thuận của anh Võ Văn Kiệt cũng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa thuận, đoàn kết, thống nhất cao giữa Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu.

        Lực lượng được tăng cường cùng với bộ máy lãnh đạo, chỉ huy được xốc lại là cơ sở để Quân khu 9 củng cố lại thế trận; khẩn trương điều chỉnh, ổn định tổ chức biên chế, tích cực tiến công địch; đặc biệt tập trung đánh bại cuộc hành quân “nhổ cỏ U Minh” của Mỹ - ngụy.

        Lúc này, qua nghiên cứu tình hình địch, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định tập trung lực lượng mạnh nhất tiêu diệt cụm phòng ngự hỗn hợp Thứ Mười Một của địch. Căn cứ Thứ Mười Một thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nằm án ngữ trên kinh xáng Xẻo Rô - tuyến giao thông thủy quan trọng từ Rạch Giá đi Cà Mau và cắt vào rừng U Minh Thượng. Đây là căn cứ quân sự lớn, là bàn đạp xuất phát hành quân của Mỹ - ngụy xuống đánh phá U Minh. Tại căn cứ này, địch bố trí lực lượng trên ca hai bờ kinh, gồm sở chỉ huy, lữ đoàn thủy quân lục chiến, Tiểu đoàn 4 và ba đại đội trực thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, giang đoàn 74 hải quân trên sông (trên 10 tàu)… Tổng số quân ước gần 800 tên, có một số cố vấn Mỹ, do tên đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn thủy quân lục chiến tổng chỉ huy.

        Lữ đoàn thủy quân lục chiến toàn là lính thiện chiến. Từ trước đến nay, chưa có đơn vị nào của quân khu đánh thắng lữ đoàn này, nên chúng rất hung hăng, ngạo mạn. Cũng vì thế, nếu chúng ta đánh thắng trận này sẽ gây tác động mạnh đối với kế hoạch “nhổ cỏ U Minh” của địch.

        Về phía ta, lực lượng tham gia trận đánh ngoài Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 (mới từ miền Đông về) có Tiểu đoàn pháo hỗn hợp 2311 chi viện. Ban chỉ huy mặt trận do anh Nguyễn Đệ (Ba Trung) - Tham mưu phó quân khu làm Chỉ huy trưởng, anh Vưu Hoài Thanh (Tư Bằng) - Chính ủy Trung đoàn 1 làm Chính ủy, anh Võ Văn Đường (Ba Tôn) - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 và anh Võ Văn Dần (Sáu Hồng) - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 làm chỉ huy phó.

        Đầu tháng 11 năm 1969, Tiểu đoàn 309, nhận lệnh tham gia trận tập kích căn cứ Thứ Mười Một. Lúc này tôi được tăng cường xuống trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 309. Cán bộ, chiến sĩ toàn tiểu đoàn được quán triệt, xác định đây là trận then chốt quyết định nhằm đánh bại cuộc hành quân “nhổ cỏ U Minh” của địch. Trung đoàn 1 đảm nhiệm tập kích trên hưởng chính và Tiểu đoàn 309 đảm nhiệm hướng chủ yếu. Nhiệm vụ đã rõ, vinh dự nhưng cũng rất nặng nề. Đảm nhiệm tập kích mũi chủ yếu, nhưng lực lượng của tiểu đoàn thiếu hụt, vì vậy trung đoàn quyết định tăng cường thêm một số cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 307, nên cũng tạm ổn.

        Chúng tôi còn biết Tư lệnh quân khu Lê Đức Anh đã lệnh cho vét hết đạn trong kho dự trữ của quân khu dồn cho hai trung đoàn, quyết không vì thiếu đạn mà không hoàn thành nhiệm vụ.

        Nhận lệnh hành quân, từ khu vực đứng chân ở Vĩnh Thuận Đông (Long Mỹ), toàn tiểu đoàn lên thuyền, luồn lách theo kênh rạch về khu tập kết ở kinh Chệt Ớt, để từ đó tiếp cận kinh xáng Xẻo Rô.

        Cũng cần nói thêm cách đặt tên kinh xáng ở miền Tây. Kinh thì nhiều người đã rõ. Xẻo là một con rạch nhỏ. Xẻo Bần là con rạch nhỏ có nhiều cây bần mọc hai bên bờ; tương tự như vậy, Xẻo Rô là con rạch nhỏ có nhiều cây Ô Rô ở hai bên,…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 07:57:28 pm »


        Không hiểu vì có chỉ điểm hay không, mà trong hai ngày (4 và 5 tháng 11), địch tập trung phi pháo - đặc biệt là pháo ở hạm tàu ở biển bắn vào và ở dọc sông Cái Lớn oanh kích dữ dội vị trí chúng tôi tập kết. Bộ đội lại phải tích cực, chủ động luồn lách tránh né các đợt tập kích hỏa lực và các mũi hành quân sục sạo của địch.

        Do trinh sát nắm khá rõ bố trí của căn cứ địch, cho đến trước giờ “G”, tôi đã cho đồng chí Đại đội trưởng đại đội 1 dẫn một mũi luồn sâu (sáu đồng chí) đem theo một lượng nổ lớn vào “lót” sẵn khu vực chỉ huy của địch. Đúng 1 giờ 5 phút ngày 6 tháng 11, nhận được tín hiệu từ sở chỉ huy trung đoàn, tôi lệnh cho nhóm luồn sâu, ém sẵn phát nổ 8 ký bộc phá, phá hủy hầm sở chỉ huy lữ đoàn địch, đồng thời làm hiệu lệnh cho các đơn vị nổ súng tiến công. Chỉ chờ có vậy, khắp căn cứ địch, cả hai bờ kênh xáng chìm trong khói lửa. Bộ đội ta từ nhiều mũi, nhiều hướng bí mật luồn sâu, áp sát, nay đồng loạt xung phong đánh chiếm mục tiêu được phân công.

        Sau khi diệt sở chỉ huy lữ đoàn thủy quân lục chiến, tiểu đoàn đánh chiếm sở chỉ huy Tiểu đoàn 4 ngụy, trận địa cối 81ly, đại đội thông tin, đại đội công vụ và một đại đội thuộc Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến; làm chủ cả khu vực từ kinh Kim Quy đến kinh Xã Lập. Đây là một trận tập kích quy mô trung đoàn tăng cường, hiệp đồng bộ binh - pháo binh. Chúng tôi đã vận dụng tốt lối đánh “nở hoa trong lòng địch”, kết hợp lực lượng luồn sâu, ém sẵn trong tung thâm căn cứ đánh ra và các mũi, các hướng tập kích từ ngoài vào; kết hợp sử dụng bộc phá, lựu đạn, bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch. Mũi Tiểu đoàn 303, do Ba Đại - Tiểu đoàn trưởng chỉ huy, có nhiệm vụ đánh địch từ kinh Cô Ba Thọ đến kinh Kim Quy, cũng nhanh chóng làm chủ mục tiêu. Ở hướng bờ kinh phía đông, Trung đoàn 2 nhanh chóng làm chủ tình hình; sau đó phối hợp với Trung đoàn 1 diệt một số tàu địch trên kinh xáng Xẻo Rô.

        Sau hai giờ chiến đấu, ta cơ bản làm chủ căn cứ. Lúc này, hàng chục khẩu pháo của địch từ các trận địa vàm xáng Cái Bát, Hoa Lựu,… cấp tập hòng chi viện cho căn cứ Thứ Mười Một; trên trời hàng loạt máy bay trinh sát OV.10, C.47 quần đảo, thả pháo sáng và bắn phá chặn đường rút của bộ đội ta. Sở chỉ huy mặt trận bị trúng mấy chục quả đạn pháo.

        Sau này, tôi nghe anh Ba Trung kể lại: Mấy hôm trước trận đánh, mưa lớn kéo dài. Hầm hố sũng nước. Anh Tư Bằng gọi anh Ba Trung sang hầm của anh để tránh đạn pháo, vì hầm anh Tư khô ráo hơn. Anh Ba Trung chưa kịp chạy qua thì một loạt đạn pháo của địch cấp tập, và một quả trúng hầm anh Tư Bằng chỉ cách hầm anh Ba trăm mét. Anh Tư hy sinh. Con trai anh - cháu Quyết Tiến, theo cha vào bộ đội khi 15 tuổi, nay đã sang tuổi 18, là chiến sĩ vệ binh cũng hy sinh. Tiến không vào hầm mà ngồi trong vỏ lãi theo dõi tình hình, nên dính mảnh đạn pháo. Anh Ba Trung bảo, chỉ cần nhanh chân hơn một chút thì anh cũng đi với anh Tư Bằng và cháu Tiến. Năm đó, anh Tư Bằng mới 40 tuổi.

        Mất anh Tư Bằng, chúng tôi mất một người anh, mất một cán bộ có bản lĩnh, sống giản dị, chân thành, mẫu mực, hết lòng thương yêu bộ đội và luôn tôn trọng ý kiến của anh em, đồng chí…

        Biến đau thương thành hành động, anh Ba Trung với tư cách Chỉ huy trưởng mặt trận lập tức lệnh cho pháo binh ta quay sang kìm pháo địch ở vàm xáng, Cái Bát, Hỏa Lựu; bịt họng pháo địch. Ta phá hủy 4 khẩu 105ly, diệt hàng trăm tên địch ở hai trận địa pháo này.

        Với trận tập kích, tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm phòng thủ hỗn hợp Thứ Mười Một, ta loại khỏi vòng chiến đấu 680 tên địch (có 4 cố vấn Mỹ), tên đại tá lữ đoàn trưởng bị thương đã lợi dụng đêm tối trốn thoát; ta bắn chìm, bắn cháy 8 tàu, phá hủy 6 khẩu pháo (có 3 khẩu 155ly) 11 khẩu cối; thu hàng chục máy thông tin…

        Với thắng lợi của trận tập kích cụm cứ điểm phòng thủ hỗn hợp Thứ Mười Một cùng một loạt trận đánh phối hợp khác trong vùng, ta đã đập tan cuộc hành quân “nhổ cỏ U Minh” lần thứ nhất của địch, buộc chúng phải chấm dứt cuộc bao vây căn cứ Ba Hòn (huyện Châu Thành A, tỉnh Rạch Giá). Địch tổn thất một phần quan trọng lực lượng tổng trù bị từ Sài Gòn xuống chi viện cho Vùng 4 chiến thuật. Các cuộc hành quân bình định tiếp theo của địch vào căn cứ địa U Minh cũng bị phá sản.

        Thắng lợi trận tập kích căn cứ Thứ Mười Một khẳng định bước trưởng thành của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 U Minh về trình độ tác chiến hiệp đồng quy mô trung đoàn. Đơn vị bạn và đặc biệt là nhân dân trong vùng phấn khởi, gửi trọn niềm tin vào những chiến thắng mới của Trung đoàn 1 U Minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 08:01:57 pm »


*

*       *

        Sau thắng lợi tập kích căn cứ Thứ Mười Một, trong đội hình của Trung đoàn 1 U Minh, tôi đưa Tiểu đoàn 309 về Long Mỹ, hoạt động ở vùng địch mới bình định, làm nòng cốt để củng cố phong trào, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân ở vùng yếu, chuẩn bị địa bàn cho việc giành lại vùng ruột Hậu Giang sau này.

        Sau một thời gian ở Long Mỹ, năm 1970 để thăm dò phản ứng của địch, thi hành lệnh của Tư lệnh quân khu, trung đoàn đưa Tiểu đoàn 309 lên đứng chân ở Phụng Hiệp. Lúc này, tôi được bổ nhiệm Trung đoàn phó Tham mưu trưởng, được phân công đi cùng Tiểu đoàn 309. Lên Phụng Hiệp, chúng tôi chọn vị trí đứng chân gần kênh xáng Lái Hiếu. Địa thế đóng quân khá đẹp Tuy nhiên, là địa bàn bình định của địch, nên đồn địch nhan nhản. Ta và địch ở vào thế cài răng lược. Chỗ chúng tôi đóng cách xa đồn địch nhiều lắm cũng chỉ chừng một cây số. Đánh hơi thấy bộ đội U Minh xuất hiện, địch cho pháo bắn thăm dò rất dữ. Dân ở đây về cơ bản bị địch gom vào các “ấp tân sinh”. Hằng ngày, cứ tối tối, bộ đội tìm ra các chòi của dân ở ngoài đồng để ngủ và lấy lương thực do dân cung cấp. Đứng chân ở đây mới được mấy ngày, chúng tôi phát hiện địch từ đồn Cầu Móng đột nhập ấp chúng tôi đóng quân. Một hôm, vào chừng ba giờ rưỡi chiều, nghe tiếng chó cắn rộ lên từ đầu ấp, biết là có địch; như một phản xạ tự nhiên, tôi lệnh cho bộ đội chạy ngược về phía cuối ấp. Địch đuổi theo, liệng lựu đạn tới tấp, nhưng bộ đội không bị thương vong. Phát hiện lực lượng địch không đông, chúng tôi cho một đại đội vòng lại, bủa vây chụp bắt được sáu tên biệt kích.

        Vừa đụng độ với địch - chưa đánh đấm gì lớn, nhưng lực lượng ta đã bộc lộ. Ngày hôm sau, địch tập trung phi pháo, bộ binh đánh dữ. Trung đoàn buộc phải lui về Vĩnh Viễn, Vĩnh Thuận Đông - phía nam Long Mỹ. Ban chỉ huy trung đoàn lại về đứng chân ở khu vực kinh Ba Nước, cuối Vĩnh Viễn, giáp Xà Phiên. Lại những tháng ngày gia đình Hai Phòng, Chín Xê, Hai Hờ,… cưu mang, đùm bọc chúng tôi. Nơi đây thực sự là vùng căn cứ của trung đoàn. Trong chiến tranh ác liệt, khi đạn bom, chết chóc không chừa một ai, mới thấy sự hy sinh của người dân miền Tây vì cách mạng, vì Quân giải phóng là vô bờ bến, vô cùng lớn lao. Ví như ở Vĩnh Viễn, Vĩnh Thuận Đông… dân cả vùng nuôi giấu, tiếp tế từ cân gạo, viên thuốc cho bộ đội. Bộ đội thường trú đóng ở những vườn cây ven kênh rạch, sông ngòi; bà con lấy cớ đi làm đồng, làm vườn mang gạo ra cho chúng tôi, cung cấp tin tức về địch. Dần dần địch đâm nghi, khám thấy dân đi làm đồng mang theo gạo, chúng bắt nhúng nước, hoặc thu hết. Nhưng, bà con vẫn có trăm phương nghìn kế để tiếp tế cho bộ đội. Đêm đêm, bộ đội vẫn ra ruộng, ra vườn lấy gạo, thực phẩm của bà con giấu sẵn, chủ yếu là gạo. Thức ăn thì bộ đội tự kiếm bằng cách bắt cua cá; bằng không có rau thèo lèo làm chủ đạo. Nghĩ lại những năm tháng đó, rất có lý khi nói rằng, cùng với cơm gạo của dân, rau thèo lèo đã nuôi sống bộ đội miền Tây thời đánh Mỹ và thắng Mỹ.

        Cuối năm 1970, nhìn chung trên chiến trường miền Tây, ta gặp khó khăn. Theo tính toán của địch, chiến dịch “nhổ cỏ U Minh” được chúng chia làm ba đợt. Đợt 1 (đến tháng 5 năm 1970) sẽ lấn chiếm và xây dựng một số căn cứ: Bình Minh, Rạng Đông ở Thứ Mười Một (U Minh Thượng). Đợt 2 (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1970) mở rộng khu vực lấn chiếm, xây dựng thêm các căn cứ ở Khánh Lâm, Trí Phải (U Minh Hạ). Đợt 3 (từ tháng 11 năm 1971), sau khi hoàn tất đợt 1 và đợt 2, Sư đoàn 9 ngụy sẽ ở lại U Minh Thượng, còn Sư đoàn 21 cơ động xuống U Minh Hạ, lập thêm một số căn cứ ở huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi, làm cơ sở tiến xuống bình định Cà Mau, xóa bỏ hoàn toàn căn cứ địa U Minh.

        Địch đánh phá quyết liệt, làm cho một số cán bộ cơ sở và du kích xã ấp bị phân hóa, không hoạt động được. Giữa năm 1971, có khá đông dân chúng từ vùng giải phóng bỏ chạy ra chợ Thới Bình và xung quanh chi khu Rạch Ráng, bám trụ các trục giao thông để tránh bom, pháo của địch.

        Cùng lúc mở chiến dịch “nhổ cỏ U Minh”, địch tập trung quân bao vây phong tỏa khu vực Ba Hòn liên tục hơn hai tháng, càn quét vùng Mo So… chặn tuyến chi viện cho căn cứ địa U Minh. Tại địa bàn vùng ven căn cứ B.52 quần đảo rải thảm suốt ngày đêm để tạo “vành đai trắng”. Có tới 80 phần trăm dân vùng ven phải bỏ nhà cửa, thôn ấp, chạy ra vùng địch tạm chiếm, hoặc ra bám các trục lộ giao thông để tránh B.52.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 08:02:42 am »


        Bên trong căn cứ, các cơ quan đầu não của quân khu và Khu ủy liên tục thay đổi chỗ ở để tránh bị địch tập kích đánh phá. Thậm chí, một số cơ quan đã buộc phải tính tới khả năng lui về vùng nam Cà Mau để bảo toàn lực lượng. Có những lúc tình hình căng như dây đàn. Vào giai đoạn này, đồng chí Võ Văn Kiệt và đồng chí Lê Đức Anh đã bí mật lên ở với chúng tôi. Ở khu vực ngã ba kênh Trực Thăng, vàm Tô Ma, hai bên bờ sông Nước Trong. Cũng như trung đoàn chúng tôi, nơi làm việc của anh Sáu Nam sát ngay đồn địch. Thấy tình hình như vậy, đã có lúc anh Sáu Nam hỏi tôi tại sao ở đây khác hoàn toàn miền Đông. Ở miền Đông, các đơn vị Quân giải phóng phải đóng thật xa địch. Còn ở đây có khi đêm nằm nghe địch ca cải lương, la rầy nhau. Anh Sáu Dân còn nghe địch lấy tên tôi (Ba Trà) ra chửi thề: Vì bộ đội Ba Trà mà chúng mất ăn, mất ngủ và cả mất mạng… Tôi thưa với các anh rằng, miền Tây sông nước, kênh rạch chằng chịt, địa hình thấp, chủ yếu là đồng đất, không cho phép ta xây dựng căn cứ cố thủ; nếu ta để hình thành thế phân tuyến giữa ta và địch, sẽ không tránh khỏi thương vong vì hỏa lực phi pháo của địch. Thượng sách của chúng tôi là đóng xen kẽ với địch; cơ động thật nhanh. Phải chủ động chọn sẵn nhiều vị trí. Chỗ này lộ, chuyển nhanh sang vị trí khác. Vì vậy, rất nhiều lần địch đổ quân tập kích bằng tàu thuyền hoặc bằng trực thăng, cứ ngỡ hốt gọn được chúng tôi, nhưng khi địch tới nơi, chúng tôi đã “cao chạy xa bay” rồi. Thời gian anh Võ Văn Kiệt và anh Lê Đức Anh lên ở cùng chúng tôi, ít nhất cũng có tới hai lần anh Lê Đức Anh gặp nguy hiểm.

        “Đánh hơi” các anh lên vùng Trung đoàn 1 đứng chân, địch tập trung lùng sục, vây quét. Ngày ngày, máy bay “cán gáo” của địch quần lượn, xoi mói, như muốn lật tung từng dề lục bình trên sông, rạch. Một lần địch đã phát hiện được hầm của anh Lê Đức Anh và anh Năm Vận - Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. Lập tức, một chiếc cán gáo sà xuống định thả bộc phá. Với phản xạ gần như bản năng của một chiến sĩ bảo vệ, đồng chí Lo - bảo vệ của anh Lê Đức Anh đã nhanh tay hơn, dùng súng AK nhằm chiếc cán gáo, nhả đạn. Vì dính đạn, chiếc cán gáo bỏ vội bộc phá, để tháo chạy. Khối bộc phá không trúng mục tiêu, bằng không thì hầm của Tư lệnh quân khu đã hứng trọn khối bộc phá đó.

        Sự cố thứ hai xảy ra trong một lần chúng tôi đón anh Sáu Nam từ phía dưới kênh Xáng Cụt lên (tuyến kênh Xáng Cụt là tuyến chốt chặn cuối cùng của ta, qua tuyến này là vùng căn cứ). Thường thì khi đi đón các anh lãnh đạo Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, chúng tôi không đi đông, không mang theo điện đài. Đang trên đường trở về, bất ngờ, chúng tôi gặp một chiếc xuồng của địch. Sau này, qua phân tích sự việc, chúng tôi cho rằng có thể mấy tên lính đó trốn đơn vị đi uống rượu hoặc kiếm gái. Vì trốn đi làm bậy, nên xuồng địch về cũng im ắng, kín đáo. Phát hiện thấy xuồng của chúng tôi, thoạt tiên, chúng cho là chỉ huy đơn vị chúng đang tuần thám, kiểm tra. Vì vậy chúng lẹ làng cho xuồng dạt sang bên, náu vào khóm dừa nước. Tới xáp nhau, địch bất ngờ phát hiện chúng tôi là Việt cộng và nổ súng trước. Nhưng vì “thần hồn nát thần tính”, địch quá luống cuống nên bắn trượt; chúng tôi cho xuồng tăng tốc, thoát hiểm…

        Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn chiến trường, hai năm 1970-1971, trung đoàn chúng tôi ít có những trận đánh lớn, chủ yếu là tránh càn, bảo toàn và củng cố lực lượng. Tuy vậy, khi điều kiện cho phép, chúng tôi vẫn chủ động ra những đòn khá hiệu quả. Điển hình là trận đánh đồn Tô Ma, tháng 7 năm 1970.

        Đồn Tô Ma ở sát kinh Ba Lào và trên bờ tây sông Nước Trong. Địch ở đây có hơn một đại đội, do tên Tám Ngàn - thiếu tá ác ôn chỉ huy. Tám Ngàn và tay chân của y tác oai tác quái khắp vùng trong một thời gian dài; gây nhiều tội ác đối với nhân dân.

        Cuối mùa hè năm 1970, theo lệnh của anh Lê Đức Anh, chúng tôi đưa trung đoàn bộ và Đại đội 6 trinh sát từ kinh Cũ thuộc xã Vĩnh Trung, Gò Quao về đứng chân ở kinh Ba Lào, cạnh căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ và Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh tiền phương quân khu, cách đồn Tô Ma hơn một cây số. Đơn vị vừa về tối hôm trước, đang bố trí sắp xếp đội hình đứng chân, chưa kịp làm hầm hố, thì sáng hôm sau lính đồn Tô Ma bất ngờ dẫn xác vào đúng vị trí chúng tôi đứng chân. Chỉ huy trung đoàn hội ý chớp nhoáng và quyết định đánh ngay, không cho địch kịp trở tay. Quyết định đầy quyết đoán của chỉ huy trung đoàn đã kịp thời chuyển bộ đội từ thế bị động thành chủ động; ngược lại, kẻ địch từ chủ động sang bị động. Có thể lúc đó địch hoàn toàn bất ngờ đi đúng vào đội hình đóng quân của chúng tôi chứ không phải phát hiện chúng tôi từ trước, và vô hình trung, chúng lọt vào “trận địa phục kích” của chúng tôi.

        Lệnh nổ súng của chỉ huy trung đoàn vừa phát ra, lập tức Đại đội 6 trinh sát và lực lượng tăng cường đánh thẳng vào đội hình hành quân của địch. Tám Ngàn và cả đại đội địch không kịp trở tay, bị đền tội trong vòng chưa đầy vài chục phút. Trận đánh không lớn nhưng gáy thối động mạnh. Đặc biệt, khi thiếu tá ác ôn Tám Ngàn bị diệt, binh lính địch ở đồn Tô Ma hoang mang, không dám ra khỏi đồn đi phục kích, đánh phá cơ sở. Nắm chắc tình hình, tháng 7 năm 1970, chúng tôi quyết định diệt đồn Tô Ma lần thứ nhất; trận đánh thắng lợi nhanh, gọn; tạo tiền đề cho lực lượng vũ trang địa phương diệt đồn này lần thứ hai.

        Ngót hơn mươi năm đã qua kể từ ngày chúng tôi diệt đồn Tô Ma, đã rất nhiều lần tôi ngồi bo bo ngược sông Nước Trong thăm lại vùng đất đầy ắp kỷ niệm của một thời chiến chinh ác liệt, nhiều mất mát hy sinh, nhưng rất đỗi hào hùng. Mỗi lần trở về lại đều đong đầy tâm trạng. Lần gần đây, vào cuối năm 2007, chúng tôi trở lại, người ra tận mạn thuyền đón rước lại chính là cậu vệ sĩ của anh Sáu Nam ngày ấy. Vóc người nhỏ nhắn, rắn chắc, tác phong vẫn lanh lợi như ngày nào, anh dẫn chúng tôi lách qua những luồng lạch, vào thăm di tích căn cứ của Tỉnh ủy Cần Thơ, thăm mấy gia đình là cơ sở hậu cần, thăm đồn Tô Ma, giờ đây đã nằm trong quy hoạch của lâm trường… Chiến tranh lùi xa. Đất trời U Minh, giờ đây man mác màu xanh của tràm đước, của sông nước - của sự sống bình yên. Chia tay những chiến sĩ cùng chiến hào thuở nào, bo bo chúng tôi hòa vào một đám rước dâu trên sông Nước Trong, đông vui như trẩy hội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 08:09:21 am »


*

*       *

        Mùa Xuân năm 1972, ta chủ trương tiến hành cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, với trọng điểm là chiến trường Trị - Thiên.

        Thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh Miền, Quân khu 9 mở chiến dịch Nguyễn Huệ II - tiến công tổng hợp dài ngày, gồm nhiều cao điểm phối hợp với toàn miền Nam. Địa bàn trọng tâm của chiến dịch gồm các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận tỉnh Rạch Giá; thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ và huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Vào thời điểm đó, các địa phương trên thuộc tỉnh Chương Thiện theo địa lý hành chính của chính quyền Sài Gòn. Trung đoàn 1, Trung đoàn 2, Đoàn 6 pháo binh và tiểu đoàn đặc công của quân khu đảm nhiệm tác chiến trên chiến trường trọng điểm. Nhiệm vụ đầu tiên của Trung đoàn 1 U Minh là tiêu diệt đồn Thanh Long ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, kìm chân Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 ngụy, tạo điều kiện cho đơn vị bạn mở mang.

        Trong cao điểm 1 chiến dịch, kể từ ngày 7 đến ngày 13 tháng 4, với trận mở màn tiêu diệt đồn Thanh Long, tập kích gây thiệt hại nặng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 15 ngụy đóng quân dã ngoại ở kinh Chín Thước, xã Hỏa Lựu, trung đoàn đã cùng du kích diệt hàng chục đồn địch, phá vỡ một mảng kế hoạch bình định vùng Chương Thiện của Sư đoàn 9 ngụy. Riêng trận tập kích tiểu đoàn 3 Trung đoàn 15 ngụy đóng quân dã ngoại ở kinh Chín Thước, do trinh sát không nắm chắc đội hình đóng quân của địch, có hệ thống vật cản với nhiều bãi mìn hỗn hợp, hỏa lực bố trí hiểm hóc… nên khi tiếp cận bị lộ ngay từ đầu, không những không diệt gọn địch mà còn bị thương vong gần ba chục đồng chí; đau đớn hơn là 14 đồng chí không thu được xác; mặc dù chúng tôi đã lệnh cho đơn vị phải giải quyết triệt để vấn đề thương binh, tử sĩ.

        Cao điểm 2 diễn ra vào cuối tháng 4 năm 1972, mở đầu bằng trận cường tập đồn Tô Ma lần thứ ba. Trước đây tôi đã tập kích đồn này, trừ khử được đồn trưởng thiếu tá ác ôn Tám Ngàn. Lần này, trung đoàn chỉ đạo Tiểu đoàn 309 tập kích hạ đồn ban ngày. Nhưng kẻ địch chống cự quyết liệt. Được phân công đi với Tiểu đoàn 309, tôi bàn với anh Năm Quang - Tiểu đoàn trưởng và anh Mười Kiện - Chính trị viên, cho bộ đội chuyển sang vây lấn, chờ đêm xuống tiến công dứt điểm. Sau đó, trận đánh diễn ra suôn sẻ. Thừa thắng, các tiểu đoàn 303, 307 giải quyết nốt các đồn Cây Me, Cái Rắn, Giao Du,… thuộc xã Xà Phiên.

        Vậy là với cao điểm 1 và 2 trong tháng 4, trung đoàn chúng tôi đã chọc thủng hệ thống phòng thủ trọng điểm của địch ở Chương Thiện, hình thành một vùng giải phóng liên hoàn ở nam và tây nam Long Mỹ; giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Viễn, phần lớn xã Xà Phiên và xã Lương Tâm huyện Long Mỹ, khu vực ngọn sông Nước Trong và phía nam sông Nước Đục… Tiếng súng cao điểm đợt 2 vừa tạm lắng, hàng nghìn bà con trước đây buộc phải sơ tán tránh phi pháo dữ dội những năm 1970-1971, đã phấn khởi trở về thôn ấp, ruộng vườn của mình làm ăn sinh sống.

        Đầu tháng 5, toàn quân khu bước vào cao điểm 3 của chiến dịch. Lúc này Trung đoàn 1 đảm trách hướng thứ yếu phía tây Long Mỹ và nam Phụng Hiệp với các trận diệt một số đồn ở xã Thuận Hưng và Vĩnh Thuận Đông, giải phóng cơ bản hai xã này. Trong cao điểm 3, trận đánh ngày 12 tháng 5 của Tiểu đoàn 309 tập kích Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 ngụy tại kình Trực Thăng, xã Vĩnh Viễn gây ấn tượng mạnh trong tôi. Trận này, Tiểu đoàn 309 gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn 2 ngụy, nhưng ta cũng thương vong lớn, hy sinh không lấy được xác 24 anh em, phải nhờ đoàn thể quần chúng địa phương vào đồn đấu tranh để lấy ra sau. Tiếp đó, trung đoàn vây ép căn cứ Cống Đá, đồn Bần ổi, diệt đồn Xáng Cụt, góp phần cùng đơn vỉ bạn mở rộng vùng giải phóng ở Chương Thiện, khai thông hành lang từ U Minh Thượng lên Giồng Riềng, thực hiện được ý định của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu.

        Tháng 6 năm 1972, toàn quân khu bước vào cao điểm 4 chiến dịch Nguyễn Huệ II. Bốn trung đoàn chủ lực của quân khu đồng loạt tiến công bốn chi khu, tập trung giải phóng vùng lúa Bạc Liêu. Trung đoàn chúng tôi đảm trách tiến công chi khu Ngã Năm thuộc tiểu khu Ba Xuyên. Bộ đội đang tổ chức chuẩn bị chiến đấu tại xã Ninh Quới, phía tây chi khu Ngã Năm thì bị địch phát hiện, tập trung phi pháo oanh kích dữ dội. Ngày 6 tháng 6, địch huy động B.52 ném bom rải thảm nhiều đợt, Tiểu đoàn 3 thiệt hại gần một đại đội. Tổn thất nặng trước trận đánh, một vài anh em tỏ ra nao núng. Nhưng, anh Dương Tử, anh Sáu Sơn và tôi đều thống nhất phải xốc lại lực lượng, kiên trì thực hiện quyết tâm. Các đơn vị nhanh chóng củng cố tổ chức lực lượng, luồn tránh các mũi càn quét, các phi vụ tập kích, oanh kích của địch, bí mật tiếp cận mục tiêu. Đêm 10 tháng 6, Tiểu đoàn 309 nổ súng tiến công chi khu Ngã Năm - chậm hơn thời gian nổ súng của đơn vị bạn một ngày. Nổ súng chậm, yếu tố bất ngờ không còn, địch tập trung đối phó, nên Tiểu đoàn 309 chỉ tiêu diệt được một bộ phận quân địch, làm chủ khu hành chính và trận địa pháo 105ly (2 khẩu). Đại đội 3 Tiểu đoàn 309 thiệt hại nặng, đồng chí đại đội trưởng hy sinh. Tiểu đoàn phải lùi ra phòng ngự, đánh trả tiểu đoàn bảo an càn quét giải tỏa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 08:12:15 am »


        Rút kinh nghiệm từ những tổn thất vừa rồi, mấy anh em trong Ban chỉ huy trung đoàn suy đi tính lại, thấy rằng nếu đánh ban ngày, có thể giải quyết được mục tiêu, mà lại ít thương vong. Và chúng tôi chọn đồn Kinh Năm làm cú thử nghiệm. Anh Dương Tử phân công tôi trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 309 đánh đồn Kinh Năm ở xã Hiệp Hưng huyện Phụng Hiệp.

        Lúc này đang cao điểm mùa mưa. Chọn đêm mưa rất dữ, chúng tôi tổ chức đi trinh sát nắm địch. Cũng là học kinh nghiệm của người xưa “nhờ gió bẻ măng”. Quyết định đánh đồn ban ngày, chúng tôi cũng tính toán kỹ thời gian nổ súng vào khoảng 5 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều. Đó là thời điểm mà nếu máy bay địch có đến thì bộ đội ta đã rút về căn cứ, hoặc trời đã tối, máy bay không phát huy được ưu thế của nó!

        Là trận đầu đánh ban ngày, nên chúng tôi chủ trương phải chuẩn bị kỹ, tổ chức chặt chẽ, trung đoàn trực tiếp chỉ huy; nếu cần, cán bộ tiểu đoàn xuống nắm đại đội, cán bộ đại đội xuống nắm trung đội…

        Qua trinh sát, chúng tôi nắm được đồn Kinh Năm do một đại đội ngụy đóng giữ. Đặc biệt, xung quanh đồn cây cối rậm rạp, nên ban ngày ta vẫn có điều kiện tiếp cận, dễ dàng đưa ĐKZ75, súng 12,8ly… vào gần, phát huy hỏa lực khống chế, tiêu diệt địch. Ngay khi trinh sát nắm địch, tôi đã nghĩ ngay đến kinh nghiệm đánh cường tập diệt đồn địch ban ngày của Tiểu đoàn Thiên Đức thời chín năm chống Pháp. Bây giờ hỏa lực của tiểu đoàn có ĐKZ75, súng 12,8ly, B40… đủ lực khống chế địch để bộ binh trên công dưới làn hỏa lực, giải quyết nhanh, gọn mục tiêu.

        Diễn biến trận đánh đúng như dự kiến của chúng tôi. Sau pháo lệnh mở màn, hỏa lực ta ghìm đầu quân địch trong căn cứ. Bộ binh dùng bộc phá phá hàng rào thứ nhất, sau đó dùng bao bố nhảy qua các hàng rào còn lại, xông vào chiếm đồn chỉ trong vòng vài chục phút, thắng gọn, lẹ làng.

        Ngoài thắng địch, trận hạ đồn Kinh Năm còn giải quyết được vấn đề tư tưởng của bộ đội ngại đánh ban ngày. Thực tế cho thấy, nếu trinh sát nắm địch chắc, chuẩn bị tốt, kết hợp tốt hỏa lực với xung lực, thì đánh ban ngày cũng giành thắng lợi, hạn chế tổn thất. Trận hạ đồn Kinh Năm ở mức độ nào đó có ý nghĩa mở đầu cho phong trào đánh ban ngày của Trung đoàn 1 U Minh.

        Cuối năm 1972, Bộ Tư lệnh Quân khu chủ trương đưa Trung đoàn 1 vào sát lộ Vòng Cung đánh địch, cùng với toàn chiến trường tạo thế cho hội đàm ở Pari giữa đại diện bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

        Thực tế trên chiến trường, khi Trung đoàn 1 chuyến lên địa bàn Ô Môn, Châu Thành A, Châu Thành B (Cần Thơ), do các địa phương không đủ sức bảo vệ vùng giải phóng, nên một bộ phận Sư đoàn 9 ngụy yểm trợ cho lực lượng bảo an chiếm lại các căn cứ Lái Hiếu, Xà Phiên, Vĩnh Viễn, Lương Tâm,… Trong khi đó ở địa bàn giáp lộ Vòng Cung, trung đoàn chúng tôi cũng phải gồng mình lên đối chọi với địch, chủ yếu là phi pháo! Chiến sự ác liệt, ta không đánh chiếm được đồn bốt địch; trái lại, tổn thất, thương vong nhiều. Để tránh thương vong, mất sức chiến đấu khó khôi phục cho Trung đoàn 1; đồng thời, đáp ứng nguyện vọng của Tỉnh ủy Cần Thơ muốn Trung đoàn 1 về Long Mỹ, Phụng Hiệp, hỗ trợ địa phương bảo vệ, khôi phục vùng giải phóng, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 lệnh cho trung đoàn chúng tôi trở lại Long Mỹ và Phụng Hiệp.

        Gần một năm quần lộn với địch - chủ yếu là Sư đoàn 9 ngụy (lúc này Sư đoàn 21 ngụy được điều lên đối phó với đòn tiến công của ta ở Khu 8 ), Trung đoàn 1 vừa chống càn, luồn càn, vừa tiến công căn cứ địch. Có một số trận đánh tốt, nhưng thương vong cũng khá nặng nề. Nhìn chung là hiệu quả tiêu diệt địch thấp.

        Nhìn lại cả năm 1972, về hiệu quả tác chiến, tiêu diệt địch thấp, ta thương vong cao, tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là ta sử dụng lực lượng thiếu tập trung. Các trung đoàn, tiểu đoàn tác chiến riêng lẻ. Mạnh ai nấy đánh, không hiệp đồng chi viện được cho nhau để tạo những đòn đánh quyết định. Hoàn toàn thụ động theo lệnh trên, Trung đoàn 1 U Minh không phát huy được sở trường, lối đánh của mình là tích cực cơ động, tập trung cao độ khi cần giải quyết mục tiêu và phân tán cực nhanh để tránh thương vong; sự phối hợp giữa bộ đội chủ lực và địa phương cũng thiếu chặt chẽ. Mặt khác, việc đưa Trung đoàn 1 lên khu vực sát lộ Vòng Cung, Trung đoàn 2 thế chân ở Long Mỹ, Phụng Hiệp đã hạn chế sức mạnh tại chỗ, quen thuộc chiến trường, tạo điều kiện cho địch nhanh chóng tái chiếm vùng giải phóng…

        Trong chiến đấu, qua thắng lợi để gạn lọc, rút ra bài học là chuyện bình thường. Nhưng chưa thành công, thậm chí tổn thất, thương vong cũng để lại những bài học xương máu, mà nếu có tư duy tổng hợp tốt sẽ tránh được những sai lầm tương tự. Kinh nghiệm của những tháng ngày “thử lửa” trên chiến trường miền Tây - đặc biệt là giai đoạn gặp nhiều khó khăn sau Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, ta và địch trong thế trận quần lộn - giằng co… là cơ sở để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên cương vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 U Minh trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2016, 08:15:21 am »


Chương bốn

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG TRUNG ĐOÀN 1 U MINH

        Thua đau trên chiến trường miền Nam, trực tiếp là thất bại bởi đòn tiến công chiến lược năm 1972 của ta trên toàn chiến trường và thất bại của chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, buộc Mỹ phải nối lại cuộc đàm phán ở Pari sau mấy năm giản đoạn, hy vọng tìm lối thoát danh dự khỏi chiến tranh xâm lược Việt Nam.

        Vào cuối năm 1972, khi được lệnh của quân khu đưa trung đoàn lên đứng chân giáp lộ Vòng Cung, nhằm tạo thế “đón” hiệp định đình chiến, chúng tôi đã được phổ biến một số điểm cơ bản trong lộ trình đi tới màn chót của cuộc hòa đàm. Theo tinh thần văn bản hiệp định được ký tắt giữa hai bên thì cuối năm 1972 đầu năm 1973, Mỹ sẽ ngừng đánh phá miền Bắc vô điều kiện, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam. Trên chiến trường, bên nào chiếm được nơi nào thì làm chủ nơi đó… Với tinh thần đó, cả ta và địch đều vào cuộc “đua” quyết liệt, nhằm tạo ưu thế cho mình trước khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Việc chúng tôi lên đứng cặp lộ Vòng Cung, mở mảng ở Ô Môn, Châu Thành A, Châu Thành B tỉnh Cần Thơ, không nằm ngoài chủ trương đó.

        Nhưng rồi, với mưu đồ thâm hiểm của Mỹ thì mọi chuyện có thể “đổi trắng thay đen” trong chốc lát. Để “mặc cả” với ta trên bàn Hội nghị Pari vào thời điểm quyết định nhất, Mỹ đã tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không vào thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng. Níchxơn muốn dùng con “ngoáo ộp” B.52, hy vọng với uy lực “Siêu pháo đài bay” để khuất phục Hà Nội. Cả nước thót tim, hưởng về Hà Nội. Nhân loại yêu chuộng hòa bình “nín thở”, hướng về Hà Nội - Việt Nam.

        Đã hơn chín năm chiến đấu, lăn lộn trên chiến trường miền Tây, từng chứng kiến và “chịu trận” hàng trăm phi vụ rải thảm của B.52, tôi hiểu thế nào là sự tàn phá kinh hoàng, sự hủy diệt kinh khủng của loại máy bay ném bom chiến lược này. Cứ sau mỗi phi vụ rải thảm của B.52, mặt đất gần như biến dạng, hố bom chồng hố bom; người chết; nhà cửa, vườn tược đổ nát tan hoang… Ở đồng bằng sông nước, đất rộng, người thưa, hậu quả đánh phá của địch dẫu sao cũng có mức độ. Nay B.52 đánh Hà Nội, Hải Phòng, phố xá chật chội, dân cư đông đúc; thiệt hại, thương vong thật khó lường. Đã bao lần trực tiếp đào bới, cấp cứu đồng đội, bà con bị bom B.52 “chôn sống”; nhớ lại lần đầu tiên B.52 đánh ở Cà Mau, sát hại gần năm chục đồng bào và chiến sĩ, trong đó có anh Sáu Chợ - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 29 Sóc Trăng…, tôi càng thót tim khi tưởng tượng cảnh hàng chục chiếc B.52 ném bom hủy diệt Hà Nội - trái tim của cả nước.

        Nhưng rồi, nỗi lo lắng trong mỗi chúng tôi nhanh chóng tiêu tan, nhường chỗ cho niềm sung sướng, kiêu hãnh. Quân và dân miền Bắc, quân và dân Hà Nội đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”, hạ nhục thần tượng “Siêu pháo đài bay”. Máy bay B.52 rơi ngay trên đường phố Thủ đô, cạnh công viên Bách Thảo, rơi trong vườn hoa Ngọc Hà. Cái ác, cái thấp hèn đã bị chôn vùi bởi cái đẹp, cái nhân văn, cao cả. Hà Nội với 12 ngày đêm cuối năm 1972 - với “Điện Biên Phủ trên không” đã trở thành lương tri và phẩm giá của nhân loại.

        Từ Hà Nội, lên đường vào Nam chiến đấu đã hơn chín năm, nay được tin Hà Nội thắng lớn, trào dâng trong tôi biết bao xúc động, tự hào.

        Mọi cố gắng, hy vọng của “canh bạc” cuối cùng tiêu tan, Mỹ buộc phải ngậm đắng nuốt cay ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, xảo trá, lật lọng, tập đoàn cầm đầu Nhà Trắng và chính quyền Sài Gòn đã sớm vạch định một kế hoạch phá hoại Hiệp định Pari ngay từ đầu và có hệ thống. Sau này, qua tiếp xúc, nghiên cứu nhiều tư liệu, tôi biết được: trước khi Hiệp định Pari được ký kết, trong nhiều diễn đàn ở Sài Gòn, ở Tây Đô, Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã lớn tiếng kêu gào: Hãy tranh thủ lấn đất càng nhiều càng tốt - nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

        Cùng với chủ trương tranh thủ lấn đất, ngày 26 tháng 1 năm 1973 - một ngày trước khi Hiệp định Pari được ký kết, trong cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia, Thiệu kêu gọi: “Chúng ta phải chống mọi khuynh hướng hòa hợp, hòa giải, phải thấu hiểu một điều: đây là keo cuối cùng, thắng là đây mà thua cũng là đây Nếu Cộng sản bắn trả anh bằng súng trường, các anh hãy dùng súng máy; họ dùng súng máy, các anh dùng súng cối; họ dùng súng cối, các anh dùng đại bác; họ dùng đại bác, các anh đem bom trút lên đầu họ; không cho một tên Việt cộng vào quán uống cà phê, ăn hủ tiếu… Phải kiên quyết xóa bằng được cái thế da báo đáng nguyền rủa kia trên từng quận, từng quân khu, từng chiến trường…”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM