Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:25:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại thắng mùa xuân  (Đọc 23721 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:08:26 am »


Chương 10

THỜI CƠ VÀ QUYẾT TÂM CHIẾN LƯỢC MỚI

        Giữa lúc bộ đội Tây Nguyên nhanh chóng tiến quân xuống đồng bằng theo ba đường chiến lược, ngày 20 tháng 3, chúng tôi được điện báo cho biết Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vừa họp xong để nhận định tình hình: thắng lợi to lớn của ta vừa qua có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, đánh dấu sự phát triển rất mới trong cục diện chung, một bước suy sụp mới của Mỹ, nguỵ. Địch đang có ý đồ thực hiện co cụm chiến lược quy mô lớn nhằm tập trung lực lượng ở vùng Sài Gòn và một phần đồng bằng sông Cửu Long, có thể ở Đà Nẵng và Cam Ranh nữa, hòng tạo một thế tương đối vững để đi đến một giải pháp chính trị hoặc liên hiệp, hoặc chia cắt miền Nam. Vì vậy ta cần tranh thủ thời gian cao độ, hành động khẩn trương, hết sức bất ngờ về thời gian, phương hướng, lực lượng và táo bạo đồng thời bảo đảm chắc thắng.

        Theo tinh thần đó, Bộ Chính trị cân nhắc mọi mặt và thực hiện phương án giải phóng Sài Gờn sớm hơn dự kiến. Bộ Chính trị sẽ cử đồng chí Lê Đức Thọ ngày 28 tháng 3 vào gặp bộ phận đại diện chúng tôi ở Tây Nguyên để phổ biến đầy đủ Nghị quyết, đồng thời ở Hà Nội cũng đã điện triệu tập các đồng chí Phạm Hùng, Trần Văn Trà ở Nam Bộ; Võ Chí Công, Chu Huy Mân ở Khu 5 đến ngay chỗ chúng tôi ở Tây Nguyên để cùng dự nghe phổ biến và thảo luận kế hoạch thực hiện ý định của Bộ Chính trị.

        Một cục diện mới đã mở ra. Một nhiệm vụ mới đang hình thành từ thực tiễn chiến đấu và từ bộ óc vĩ đại của Đảng ta. Một thời cơ lớn đã đến.

        Chúng tôi nóng ruột chờ đón đồng chí Lê Đức Thọ vào, chờ đón những chỉ thị cực kỳ quan trọng của Bộ Chính trị vào thời điểm lịch sử này của dân tộc.

        Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị lại họp. Phiên họp lịch sử ấy khẳng định: "Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với Chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Bộ Chính trị chủ trương: tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Nắm thời cơ địch đang rút lui chiến lược, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 1 nguỵ và đại bộ phận Quân đoàn 2, không cho chúng rút về cụm lạì chung quanh Sài Gòn".

        Chính trên sự phân tích tình hình một cách khoa học và nhạy bén với cái mới mà Bộ Chính trị đã phát hiện được thời cơ, hạ quyết tâm đưa cuộc tổng tiến công đến thắng lợi hoàn toàn.

        Đúng như Bộ Chính trị nhận định, tình hình đang chuyển biến rất nhanh, từng giờ, từng phút. Địch đang hoang mang, bối rối. Nhân cơ hội này, ta cần hành động gấp đánh dồn dập không cho chúng gượng dậy. Nếu để chúng kéo dài sự chống đỡ đến mùa mưa thì tình hình sẽ phức tạp.

        Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị điện cho chúng tôi biết: đã quyết định tập trung ba sư đoàn chủ lực và đơn vị binh khí kỹ thuật lấy ở đường số 7 và đường số 21 về địa bàn Buôn Ma Thuột, nhanh chóng chấn chỉnh, sẵn sàng cơ động chuẩn bị đánh giải phóng Sài Gòn, gấp rút triển khai mọi công tác để trong vòng một tháng có thể thực hiện được phương án nói trên. Bức điện còn viết:

        "Như vậy, ta vẫn thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn vào mùa khô vì còn gần hai tháng nữa mới mưa lớn và một khi lực lượng ta đã áp sát xuống gần Sài Gòn thì dù gặp mùa mưa cũng không trở ngại lắm. Ta phải tìm mọi cách khắc phục khó khăn. Tình hình đang chuyển biến, sẽ có sáng tạo mới. Tình hình hiện nay đang phát triển rất nhanh. Đây là một bước nhảy vọt. Lúc này tranh thủ thời gian và nắm thời cơ là quyết định lắm".

        Bộ Chính trị còn quyết định thành lập Hội đồng chi viện chiến trường do đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng kính mến làm Chủ tịch. Đồng chí Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị làm Phó Chủ tịch, đồng chí Phó Thủ tướng Phan Trọng Tuệ và một số đồng chí khác làm uỷ viên.

        Nhận được điện của Bộ Chính trị, chúng tôi suy nghĩ cách thực hiện sao cho thật tốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:10:02 am »


        Để sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 ngừng cuộc truy kích địch rồi chuyển ngay vào Nam Bộ, hay là cứ để phát triển xuống đồng bằng giải phóng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà tới Nha Trang, Cam Ranh rồi Sư đoàn 320 theo đường số 7 trở lại Tây Nguyên và Sư đoàn 10 theo đường số 20 hành quân vào Nam Bộ? Để bộ đội không bỏ lỡ thời cơ, nên cho truy kích địch nhằm tiêu diệt và làm tan rã quân địch được nhiều nhất, tiêu diệt nốt quân địch ở Quân khu 2, thì tạo điều kiện thuận lợi cho bước hoạt động sắp tới của ta, bước có tính quyết định đối vối chiến tranh là giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Chúng tôi đã tính toán kỹ thời gian hoàn thành nhiệm vụ, phương tiện và thời gian cơ động bộ đội, vận chuyển hậu cần, chuẩn bị chiến trường và thời tiết mùa khô còn lại để Sư đoàn 320 giải phóng xong Phú Yên, Sư đoàn 10 đánh chiếm xong Cam Ranh mà vẫn không trở ngại cho việc thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ hành quân vào Nam Bộ. Trong các trận đánh vừa qua, các sư đoàn của Tây Nguyên đều đã đánh các thị xã, thắng nhanh và thắng lớn, chưa có trận nào vấp váp cho nên chúng tôi rất tin tưởng ở các sư đoàn thiện chiến này.

        Tôi báo cáo suy nghĩ nói trên với Bộ Chính trị và đề nghị cho các đơn vị Tây Nguyên đánh tiếp thêm mấy ngày xuống đồng bằng, vì bộ đội ta đã đuổi sát địch rồi và đang đầy khí thế chiến thắng. Địch thì đang tán loạn, ta có điều kiện đánh tiêu diệt làm địch tan rã lớn, giải phóng những vùng trọng yếu, vừa trừ được hậu hoạ cho chiến trường Nam Bộ, vừa đánh lạc hướng địch mà thời gian quy định của Bộ Chính trị vẫn bảo đảm, nhiệm vụ sắp đến sẽ được hoàn thành tốt.

        Khỏi phải nói, chúng tôi vui đến thế nào khi nhận được điện của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương tán thành kế hoạch tác chiến nói trên và nhắc thêm phải tính đến việc mau chóng củng cố bộ đội, khẩn trương nâng cao tốc độ hành quân, tiến về giải phóng Sài Gòn. Tôi viết: "Tôi mừng quá vì thật tâm đầu ý hợp giữa lãnh đạo và người ở chiến trường".

        Về sau này tôi được biết vào ngày 30 tháng 3, khi được tin địch đang rút chạy khỏi Tuy Hoà và Mỹ - nguỵ ở Nha Trang và Cam Ranh bắt đầu rút chạy thì Bộ Chính trị và Thường trực Quân uỷ cũng thấy cần lợi dụng thời cơ cụ thể này để Sư đoàn 10 tiến xuống đánh chiếm Nha Trang và Cam Ranh rồi theo hướng ven biển mở thêm một con đường tiến về phía đông Sài Gòn. Vì vậy mà có quyết định trên, thể hiện sự gặp nhau của tâm trí trên dưới.

        Về chuyện này, trong buổi lễ đón chào đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Tổng Tư lệnh đầu tháng 5 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh em xúc động ôm chầm lấy nhau, anh Ba chỉ nói một câu: "Tuyệt diệu, ở chiến trường các anh làm thế là đúng", còn anh Giáp thì nhắc lại câu nói của tôi: "Quả là tâm đầu ý hợp".

        Rất nhiều việc mới hết sức phức tạp đặt ra trong việc tổ chức chiến đấu tiến quân về phía ven biển. Trước hết phải lo giúp các tỉnh Tây Nguyên tổ chức lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng trung đoàn và các tiểu đoàn bộ đội địa phương có đủ trang bị, vũ khí để bảo vệ quê hương của mình vừa được giải phóng sau khi bộ đội chủ lực rút đi. Trung đoàn 25 được tăng cường pháo binh và pháo cao xạ đứng giữ đường số 21. Trung đoàn 29 xuống bảo vệ Buôn Ma Thuột và thành lập một trung đoàn bộ đội địa phương Đắk Lắk cũng đứng ở Buôn Ma Thuột. Lực lượng bộ đội Trường Sơn được giao nhiệm vụ bảo vệ Kon Tum, Pleiku, riêng Phú Bổn có một tiểu đoàn bộ đội địa phương phụ trách.

        Ngày 27 tháng 3, trước tình hình mới, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, tại Sở chỉ huy mới đã chuyển đến phía tây đường số 14, chúng tôi họp với Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, phổ biến tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Tất cả mọi người hết sức phấn khởi, nhất trí hoàn toàn và quyết tâm chấp hành nghiêm chỉnh. Chúng tôi bàn thực hiện hai việc quan trọng nhất là: kế hoạch thu quân về để củng cố, chấn chỉnh và tổ chức đưa hơn 50.000 quân và hàng chục nghìn tấn vật chất từ Tây Nguyên đi ngay vào Nam Bộ.

        Theo quyết định của Bộ Tổng tư lệnh, tôi tuyên bố thành lập Quân đoàn 3 gồm các Sư đoàn 10, 320, 316 và trao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh quân đoàn do đồng chí Thiếu tướng Vũ Lăng làm Tư lệnh, đồng chí Đại tá Nguyễn Hiệp làm Chính uỷ. Sư đoàn 968 và các trung đoàn độc lập ở Tây Nguyên giao về Quân khu 5. Đồng chí Hoàng Minh Thảo nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, đã hoàn thành nhiệm vụ ở Tây Nguyên trên cương vị Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch nay trở về Quân khu 5, chỉ huy cánh quân gồm các Sư đoàn 968 và Sư đoàn 3 ở đồng bằng tiến vào Cam Ranh để thay thế cho các sư đoàn của Tây Nguyên đi thực hiện nhiệm vụ khác. Chúng tôi tổ chức bộ phận chỉ huy nhẹ với phương tiện thông tin cho cánh quân này để giữ vững liên lạc trực tiếp giữa đồng chí Hoàng Minh Thảo với chúng tôi.

        Bắt tay, ôm hôn đồng chí Hoàng Minh Thảo sau thắng lợi lớn ở Mặt trận Tây Nguyên, chúng tôi rất bịn rịn, chúc nhau giữ được sức khỏe để giành chiến thắng toàn vẹn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:10:49 am »


        Quân đoàn 3 ra đời giữa lúc cuộc chiến tranh đang đi vào bước ngoặt. Việc thành lập Quân đoàn 3 trong lúc cuộc tiến công đang phát triển đánh dấu một nét rất mới là ta càng đánh càng mạnh trong quá trình chiến dịch cũng như trong quá trình cuộc tiến công chiến lược. Từ trước đến nay, sau mỗi mùa chiến đấu hoặc sau mỗi chiến dịch, ta đều có thời gian nghỉ ngơi, củng cố bộ đội, tổng kết kinh nghiệm, chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị hậu cần. Ra quân trong chiến dịch sau thường là mạnh hơn chiến dịch trước. Nhưng trong phạm vi một chiến dịch, ta chưa thực hiện được phương châm càng đánh càng mạnh: trong Chiến dịch phản công ở Đường số 9 năm 1971, sau 43 ngày tác chiến, mặc dù vẫn còn thời cơ, ta phải dừng lại và không phát triển ngay về Khe Sanh được. Trong Chiến dịch Trị Thiên Xuân-Hè năm 1972, sau khi giải phóng Quảng Trị, ta cũng chỉ phát triển tiến công đến tuyến sông Mỹ Chánh là phải dừng lại. Nhưng năm 1975, tình hình khác hẳn. Ta đánh mấy chiến dịch liên tục mà càng đánh ta càng mạnh lên một cách rõ rệt và vững chắc. Bộ đội Tây Nguyên lúc đầu chỉ là những đơn vị trung đoàn, sư đoàn, sau chưa đầy một tháng chiến đấu đã tổ chức thành quân đoàn cơ động mạnh, với đầy đủ các binh chủng kỹ thuật. Các lực lượng vũ trang của ta ở Trị Thiên, Khu 5, Nam Bộ cũng phát triển và trưởng thành cả về lực lượng vật chất và tinh thần, về trình độ chiến đấu và tổ chức chỉ huy. Và lần đầu trong lịch sử xây dựng bộ đội Tây Nguyên, mỗi tiểu đoàn của ta có đủ hơn 400 quân, mỗi sư đoàn có biên chế hoả lực mạnh hơn địch.

        Thời cơ giải phóng Sài Gòn ngày càng chín muồi, Bộ Chính trị Đảng ta, với tinh thần triệt để cách mạng, tư tưởng tích cực tiến công, phân tích sự việc rất khoa học, có tầm mắt nhìn xa, phát hiện nhạy bén sự vật mới, kiên quyết nắm ngay thời cơ để phát triển cuộc tiến công, giải đáp kịp thời những vấn đề đang đặt ra một cách sôi động nhất. Lúc này chần chừ, do dự, chậm chạp là phạm sai lầm nghiêm trọng.

        Ngày 28 tháng 3, tướng Uâyen, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, người đã cuốn lá cờ Mỹ để cùng đơn vị Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam hai năm về trước, đến Sài Gòn trực tiếp vạch kế hoạch phòng thủ cho bọn nguỵ.

        Sau khi quân ta đã giải phóng hoàn toàn từ Cam Ranh trở ra phía Bắc, hai Quân đoàn 1 và 2 của nguỵ quyền Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã, Uâyen vội vã đốc thúc quân nguỵ xây dựng một phòng tuyến mạnh ngăn chặn quân ta từ xa ở Phan Rang. Uâyen điện về Mỹ xin gửi viện trợ khẩn cấp cho chính quyền nguỵ. Tổng thống Pho lập cầu hàng không chở vũ khí từ Băng Cốc (Thái Lan) đến Sài Gòn, dùng máy bay vận tải cỡ lớn C-5 Galaxi từ Mỹ chuyển đến Tân Sơn Nhất hàng trăm khẩu đại bác và nhiều vũ khí, đạn dược; cho 4 tàu vận tải lớn LST cùng tàu sân bay Hencốc, 15 máy bay lên thẳng loại lớn cùng 300 tên thuỷ quân lục chiến rập rình ở biển Đông.

        Lúc này, Mỹ, nguỵ cho rằng giải phóng xong những tỉnh thuộc Quân khu 1 và 2, ta phải để lại nhiều đơn vị bộ đội giữ các địa phương nói trên, ít nhất mỗi tỉnh một trung đoàn. Ta chỉ có khả năng điều lực lượng vào tăng cường cho miền Đông Nam Bộ nhiều nhất là một quân đoàn, hành quân nhanh nhất cũng phải mất hai tháng. Ngay như bọn chúng có nhiều máy bay, tàu vận tải, xe hơi cơ động đường bộ mà muốn di chuyển một lực lượng như thế nhanh nhất cũng phải mất một tháng.

        Trước giờ hấp hối, địch vẫn còn rất chủ quan và nhận định sai hoàn toàn về ta. Tất nhiên, việc ta liên tục tiến công trên toàn miền không còn là chuyện bất ngờ đối với chúng, nhưng rõ ràng là chúng chưa biết phương hướng, thời gian hoạt động, lực lượng sử dụng, cách đánh, ý định chiến lược của ta và sự nỗ lực vượt bậc của ta trong thời cơ mới này.

        Nếu ở Tây Nguyên, địch đã hoàn toàn bị bất ngờ, ở Huế, Đà Nẵng cũng bị bất ngờ, thì ở Sài Gòn - Gia Định chúng sẽ bị bất ngờ lớn hơn nữa.

        Ngày 2 tháng 4, Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân đội nguỵ, gào thét "quyết tâm giữ phần đất còn lại, cố thủ từ Phan Rang trở vào" và lập ra Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 3 đóng sở chỉ huy tại Phan Rang do Nguyễn Vĩnh Nghi, Trung tướng nguỵ chỉ huy.

        Trong cuộc họp của Bộ Tổng Tham mưu nguỵ, tên Đồng Văn Khuyên phổ biến: "Theo lệnh ông Thiệu, bằng bất cứ giá nào cũng phải cố thủ từ Ninh Thuận vào, nếu cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại đó". Bọn chỉ huy nguỵ tăng cường cho mặt trận Phan Rang một lữ đoàn dù, một liên đoàn biệt động quân, một số đơn vị thiết giáp và pháo binh. Ngoài khơi, chúng để một đội chiến hạm sẵn sàng yểm trợ hoả lực pháo hạm theo yêu cầu, không quân chúng cũng dành ưu tiên số phi suất oanh kích để yểm trợ việc giữ Phan Rang. Ngày 3 tháng 4, tên Nguyễn Vĩnh Nghi họp với bọn tướng tá nguỵ chỉ huy không quân, lính dù, biệt động quân và tiểu khu Ninh Thuận, để phổ biến kế hoạch phòng thủ Phan Rang, nêu tầm quan trọng của việc cố thủ Phan Rang, tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa.

        Địch ra lệnh cho tất cả các mặt trận cố giữ đến mùa mưa, tới đầu tháng 6-1975. Lúc đó ta không thể hoạt động được nữa, còn chúng thì sẵn sàng hơn, vì theo kế hoạch, các trung tâm huấn luyện tân binh của chúng ngày 15 tháng 5 sẽ cung cấp thêm một số lượng quân đáng kể để khôi phục một số sư đoàn của chúng đã bị tiêu diệt.

        Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu nguỵ đề ra lúc này là: tuyển thêm tân binh, tập hợp số tàn quân cùng các đơn vị của Quân khu 3 để thành lập 4 sư đoàn biệt động, trước mắt triển khai 2 sư đoàn số 101 và 106. Huấn luyện cấp tốc, tổ chức thêm 8 thiết đoàn. Xây dựng lại 3 sư đoàn bộ binh và sư đoàn thuỷ quân lục chiến. Bố trí các sư đoàn không quân, các đơn vị hải quân không cho đối phương sử dụng các cảng, tăng cường chiến hạm dọc bờ biển từ Nha Trang trở vào để ưu tiên yểm trợ hoả lực pháo hạm cho các tiểu khu Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy. Bọn nguỵ còn quyết định cho bế mạc sớm các trung tâm huấn luyện và yêu cầu Mỹ viện trợ cấp tốc thêm đại bác, xe tăng, thiết giáp. Từ đầu chiến dịch đến nay, quân ta đánh đâu được đấy, nhất là từ trận sét đánh Buôn Ma Thuột đến lúc đánh địch đang tan rã ở các quân khu 1 và 2 thì khí thế càng lên cao, thắng như chẻ tre. Nhưng nếu nghĩ rằng địch ở khu vực còn lại trong các Quân khu 3 và 4, nhất là ở Sài Gòn - trung tâm đầu não bộ máy thống trị của bọn tay sai Mỹ - sẽ tự tan rã nhanh, tự suy sụp nhanh, ta đánh không cần chuẩn bị chu đáo hoặc đánh không cần có ưu thế lực lượng thì thật là không đúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:12:25 am »


        Sài Gòn là sào huyệt cuối cùng của địch, là chỗ co cụm lớn về lực lượng của chúng, là nơi phòng thủ cuối cùng của một kẻ địch hết sức ngoan cố và phản động. Đây lại là chiến trường và trận đánh cuối cùng quyết định thắng bại giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ. Trận đọ sức quyết liệt ấy không cho phép chúng ta chủ quan và những thắng lợi dồn dập vừa qua cũng không cho phép chúng ta say sưa, coi kẻ địch một cách đơn giản như khi chúng đã hỗn loạn tháo chạy.

        Chúng tôi đề nghị Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương điều thêm từ một đến hai sư đoàn gồm đầy đủ các binh chủng vào phối hợp với lực lượng của Quân khu 5 đứng ở trục đường số 1 và số 20 làm lực lượng dự bị cho chiến, dịch. Máy bay chiến đấu của địch ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chỉ có đường kính hoạt động 400km không thể với tới Đà Nẵng và Kon Tum cho nên ta cần mạnh dạn dùng máy bay vận tải và tàu biển để chuyển quân và mọi thứ vật chất vào Đà Nẵng và Pleiku. Số quân bổ sung của Bộ Tổng tư lệnh nên đưa vào trận đánh quyết định ở Sài Gòn, không nên phân tán chuyển cho Trị Thiên và Khu 5, ở đây có thể động viên các lực lượng tại chỗ.

        Chúng tôi đi thăm Buôn Ma Thuột, Phú Bổn, Buôn Hồ xem xét các vị trí cũ của địch và đường tiến quân của ta trong chiến dịch vừa qua. Mặt trận Tây Nguyên, nơi đã mở ra bước ngoặt của chiến tranh, hôm nay yên lặng hoàn toàn.

        Nhìn bãi chiến trường cũ với toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch sụp đổ nay phấp phới lá cờ chiến thắng của quân ta, mỗi ngày chúng tôi càng hiểu thêm kẻ địch mà ta phải thanh toán nốt trong những ngày tới. Chúng tôi thấy trào dâng niềm tự hào vô hạn về sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt, kiên quyết, kịp thời của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, về trình độ tổ chức thực hiện nghiêm túc, sáng tạo của cán bộ các cấp ở chiến trường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng tuyệt vời của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Những lờỉ khai của sĩ quan địch do ta bắt ở Tây Nguyên và những tài liệu quân sự của địch đều được chúng tôi nghiên cứu gấp rút nhằm phục vụ cuộc chiến đấu sắp tới Chúng tôi đến thăm nhà tù Buôn Ma Thuột, nơi các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chánh, Tố Hữu và nhiều đồng chí khác từng bị địch giam giữ, hành hạ nhưng luôn luôn phơi phới niềm lạc quan cách mạng. Buôn Ma Thuột, cũng chính tại mặt trận này 25 năm về trước, một số đồng chí của ta trong khoá học sinh lục quân đầu tiên đã hy sinh anh dũng khi quân Pháp đánh chiếm nơi đây.

        Chúng tôi đã chuẩn bị xong nơi họp để đón đồng chí Lê Đức Thọ vào phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị cho các đồng chí phụ trách trong này. Đây là một khu nhà tre, nứa dựng tạm thời ở Chư Leo, cạnh đường số 14, phía tây Thuần Mẫn. Thấy tình hình diễn biến quá nhanh, nhất là suốt dải miền Trung Trung Bộ đã được giải phóng, chúng tôi điện về Bộ Chính trị đề nghị cho chúng tôi không họp ở Tây Nguyên nữa mà đi thẳng vào Nam Bộ, đợi đồng chí Lê Đức Thọ vào luôn trong đó. Đồng chí Lê Đức Thọ rời Hà Nội ngày 28 tháng 3, đáp máy bay vào Đồng Hới. Đồng chí đi lòng vui như hội và đêm đầu tiên dừng chân ở Quảng Bình, đồng chí làm mấy vần thơ tặng đồng chí Lê Duấn:

                                     Anh dặn: ra đi thắng mới về,
                                     Phút giây cảm động nói năng chi.
                                     Lời Anh là cả lời non nước;
                                     Ngàn dặm Trường Sơn há ngại gì.
                                     Đường vào tiền tuyến lắm tin vui,
                                     Thắng trận reo mừng khắp mọi nơi,
                                     Giục giã đường xa mau kịp bước,
                                     Thời cơ thuận lợi tới nơi rồi.


        Ngày 31 tháng 3, đồng chí Lê Đức Thọ đang đi dọc Trường Sơn và tôi ở Buôn Ma Thuột đều nhận được điện hoả tốc của đồng chí Lê Duẩn chỉ thị: "Cần tranh thủ thời gian hành động khẩn trương. Vì vậy anh Tuấn nên vào Nam Bộ sớm gặp anh Bảy Cường (Phạm Hùng) họp ngay. Anh Sáu (Lê Đức Thọ) vào luôn trong đó để họp. Anh Bảy Cường và anh Tư Nguyễn (Trần Văn Trà) không lên Tây Nguyên nữa". Cả đồng chí Võ Chí Công và đồng chí Chu Huy Mân ở Khu 5 cũng nhận được điện thông báo của Bộ Chính trị không phải lên họp ở Tây Nguyên nữa. Thật ra, đồng chí Võ Chí Công, khi Tây Nguyên vừa giải phóng, đã từ Khu 5 đi lên, đến Kon Tum thấy tình hình chuyển biến lớn, ở đồng bằng Quân khu 5 có thời cơ phát triển nhanh liền quay về ngay để kịp chỉ đạo. Về đến Khu, đồng chí nhận được điện thôi không phải lên Tây Nguyên để họp với đồng chí Lê Đức Thọ nữa. Đồng chí Bùi San, sau khi làm việc với tôi ở Buôn Ma Thuột, vội vã ra Kon Tum để gặp đồng chí Võ Chí Công, cũng chỉ được làm việc trong chốc lát rồi chia tay ngay, vì tình hình hết sức dồn dập khẩn trương. Ở cấp lãnh đạo, đồng chí nào cũng thấy cần phải hết sức tranh thủ thời cơ mới này.

        Trước thời cơ mới, trước quyết tâm chiến lược mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hết sức nô nức phấn chấn, tất cả đều sẵn sàng đem sức lực và trí tuệ của mình thi đua hoàn thành bất kể nhiệm vụ gì được gỉao phó.

        Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng!" đã biến thành hiện thực ở thời điểm cao nhất vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng dồn sức người, sức của vào chiến trường, vào tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt đêm ngày quân đội ta rầm rập tiến về phía trước, tiến vào Nam Bộ với khí thế thần tốc và niềm tin chắc thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:15:36 am »


Chương 11

THẦN TỐC

        Nếu bản thân hoạt động chiến tranh đã là sự đấu tranh quyết liệt, một mất một còn thì trận quyết chiến chiến lược cuối cùng bao giờ cũng là đỉnh cao của sự đọ sức giữa hai bên và là sự nỗ lực tột cùng của hai bên từ sự chỉ đạo đến hoạt động thực tiễn.

        Sáng ngày 31 tháng 3, Bộ Chính trị họp nghe Quân uỷ Trung ương báo cáo tình hình phát triển các cuộc tiến công của quân ta trong ba tuần qua, đặc biệt trong máy ngày gần đây. Bộ Chính trị nhất trí nhận định rằng: tiếp theo thắng lợi của ta ở Khu 9 và miền Đông Nam Bộ giải phóng tỉnh Phước Long, với thắng lợí to lớn trên chiến trường Tây Nguyên, cuộc tổng tiến công chiến lược của ta thực tế đã bắt đầu và trong một thời gian rất ngắn đã giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn.

        Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 35% sinh lực địch, lần đầu tiên diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn địch, hơn 40% các binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất; ta thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất và hậu cần của quân nguỵ, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số nhân dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu.

        Điều đáng chú ý là trong trận Đà Nẵng đã xuất hiện rõ nét những nhân tố kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, trong tình hình nhân dân căm phẫn địch cao độ, chỉ chờ cơ hội vùng dậy. Phần lớn sĩ quan và binh lính địch mất hẳn tinh thần chiến đấu. Vì thế, trong hơn 30 giờ kể từ khi nổ súng, với một lực lượng ít hơn địch nhiều, quân và dân ta kịp thời táo bạo tiêu diệt căn cứ quân sự liên hợp lớn vào bậc nhất của nguỵ ở miền Nam.

        Lực lượng vũ trang của ta lớn mạnh vượt bậc trong chiến đấu, bộ đội hy sinh và bị thương rất ít so với thắng lợi đã giành được, vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể. Kinh nghiệm về tổ chức chiến đấu và chỉ huy tác chiến phong phú thêm. Ta thu được của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược. Về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch.

        Quyền chủ động chiến lược hoàn toàn nằm trong tay quân và dân ta, còn địch thì bị động, lúng túng, thậm chí bế tắc trầm trọng từ chiến lược đến chiến thuật, tinh thần chúng hoang mang dao động. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, dù có tăng thêm viện trợ cũng không thể cứu vãn được sự sụp đổ đến nơi của bọn nguỵ.

        Do đó, cuộc họp Bộ Chính trị ngày 31 tháng 3 kết luận:

        "Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc.

        Cách mạng nước ta đang phát triển sôi nổi nhất với nhịp độ một ngày bằng 20 năm. Vì vậy Bộ Chính trị quyết định nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất; tốt nhất là trong tháng 4, không thể để chậm.

        Chắc thắng và bất ngờ hiện nay chủ yếu là khâu tranh thủ thời gian, tiến công địch vào lúc chúng đã hoang mang, suy sụp, tập trung lực lượng hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trong từng lúc, trên từng hướng.

        Cần nắm vững nội dung chiến lược của ta là phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược, kết hợp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào và từ trong đánh ra, trên mỗi hướng và từng lúc đều phải tập trung lực lượng áp đảo quân địch, nhanh chóng tạo nên thuận lợi mới và nhanh chóng lợi dụng thời cơ mà dồn dập phát triển thắng lợi.

        Cần gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng tây Sài Gòn.

        Nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ chia cắt và bao vây chiến lược từ phía tây, áp sát Sài Gòn, triệt hẳn đường số 4, đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng phía đông, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ Bà Rịa, Ô Cấp. Sẵn sàng có nắm đấm thật mạnh của chủ lực, kể cả binh khí kỹ thuật để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh thẳng vào những mục tiêu hiểm yếu và quan trọng nhất ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn".

        Nhìn vào tình hình thực tế lúc đó, ai cũng thấy nổi lên hai đặc điểm lớn gần như mâu thuẫn nhau. Đó là sự khẩn trương cao độ của thời cơ chiến lược mới và yêu cầu phải chuẩn bị một lực lượng mạnh về nhiều mặt cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với một quy mô lớn, trên một địa bàn rộng, theo một cách đánh mới mẻ, độc đáo.

        Nếu đặc điểm thứ nhất đòi hỏi chúng ta phải hoàn thành việc chuẩn bị trong thời gian càng ngắn càng tốt thì đặc điểm thứ hai lại đòi hỏi một thời gian cần thiết tương đối dài mới đáp ứng cả về khối lượng và về chất lượng trên các mặt.

        Trong khi đó Mỹ - nguỵ cũng tìm mọi cách lợi dụng tình hình để hòng ngăn cản ta, buộc ta phải kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng đánh vào Sài Gòn - Gia Định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:16:34 am »


        Bộ Chính trị quyết định tập trung chỉ đạo, tập trung lực lượng để giành thắng lợi trong trận quyết chiến lịch sử này. Các quân khu, các địa phương và các cấp chính quyền trong cả nước được lệnh dành ưu tiên số 1 cho mọi nhu cầu của chiến trường trọng điểm. Các cơ quan của Bộ Tổng tư lệnh ngày đêm làm việc, vừa chỉ đạo tốt việc tiếp quản các vùng mới giải phóng, vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược này.

        Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta dốc sức biến quyết tâm chiến lược mới của Bộ Chính trị thành hiện thực.

        Từ đầu tháng 4-1975, trên tất cả các nẻo đường đất nước - đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường không, nhân dân ta sống những ngày hết sức sôi động, nhộn nhịp.

        Cả một dân tộc trẩy hội trong mùa Xuân lịch sử. Cả một dân tộc ra quân với khẩu hiệu: "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Quân đi như nước chảy, xe chạy gần như chỉ có một chiều: tiến về phía Nam. Từ miền Bắc, các loại xe ngày đêm hối hả, nối đuôi nhau vượt cung, vượt trạm đưa người và hàng ra tiền tuyến. Vào Đông Hà, một cánh rẽ lên Đông và Tây Trường Sơn, một cánh theo đường số 1 tiến thẳng vào Nam, qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, theo bước tiến quân của các đơn vị phía trước.

        Trên đường Trường Sơn đất đỏ, bụi mù, mùa khô còn lại ngắn ngủi, các dòng xe liên tục đổ về Nam, qua Đức Lập, Bù Gia Mập, xuống Đồng Xoài, Lộc Ninh rồi toả vào các cánh rừng cao su Dầu Tiếng, vào chiến khu Đ, men theo bờ sông Sài Gòn, sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông.

        Lần đầu tiên nhìn thấy dòng thác bộ đội cách mạng chảy qua quê hương mình cả ngày lẫn đêm, thấy bộ đội ta trẻ, khỏe, tươi vui, thấy những cỗ pháo lớn, những dàn tên lửa phòng không, những đoàn xe tăng, xe bọc thép, pháo cao xạ, các xe cầu thuyền, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên dọc đường số 14 vừa được giải phóng rất vui mừng và không giấu được sự ngạc nhiên. Do việc tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp từ lâu của Mỹ-nguỵ, đồng bào trước đây không thể hình dung được bộ đội Cụ Hồ lại có nhiều xe, nhiều pháo đến thế và những chiến sĩ bộ đội trẻ đẹp, hiền hậu, tươi vui như vậy. Thấy xe chở những quả đạn tên lửa chạy qua, đồng bào gọi là "máy bay tháo cánh".

        Hàng trăm, hàng nghìn xe nối đuôi nhau chạy cả đêm lẫn ngày. Có những đoạn đường bụi mù, nhìn nhau không rõ, xe phải bật đèn pha và bóp còi liên tục, bụi cuốn kéo dài, không kịp lắng xuống đường, lượn khúc qua những cánh rừng rậm Tây Nguyên, qua những vùng đồi cỏ xanh rờn ở Bu Prăng, luồn qua các rừng nứa ở Bù Gia Mập.

        Trên một đỉnh đèo, nơi gặp nhau giữa hai đường Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, đồng chí Phùng Thế Tài, Phó Tổng Tham mưu trưởng, cùng các cán bộ của công binh, vận tải, quân cảnh ngày đêm đôn đốc các đơn vị hành quân theo đúng đường, đúng thời gian quy định, giải quyết nhanh chóng các trường hợp ùn xe, tắc đường và quyết định dành đường đi ưu tiên cho từng đơn vị, cho từng loại xe, từng binh chủng. Đồng chí cùng với số cán bộ nói trên làm việc mấy tuần liền như thế, bên tấm biển chữ lớn "Thần tốc, thần tốc, táo bạo, táo bạo nữa" để kéo, đẩy và lái đoàn xe hàng chục nghìn chiếc chở hàng trăm nghìn tấn hàng và hàng nghìn khí tài khác nhau vào chiến trường cho kịp kế hoạch, cố làm xong trước khi mùa mưa đổ xuống Tây Nguyên.

        Có những chiến sĩ lái xe không biết đấy là đồng chí Phùng Thế Tài nhưng thấy một đồng chí rất tận tuỵ, kiên quyết, nghiêm khắc nhắc nhở, đôn đốc những lúc xe bị tắc, bị ùn đã đặt một câu vè để dặn nhau:

                           Nè, gặp ông thần tốc,
                           Đang đốc hành quân
                           Thì phải nhanh chân
                           Không thì gay đấy,

        Và cũng từ đó, đồng chí được các chiến sĩ ngoài mặt trận gọi là "ông thần tốc", "ông đốc hành quân". Trên đường số 1, không những chỉ có xe quân sự của ta và xe ta lấy được của địch mà có cả xe chở khách, xe chở hàng của Nhà nước và của nhân dân được huy động từ miền Bắc vào và từ những tỉnh, thành phố vừa được giải phóng.

        Để kịp phục vụ cho chiến trường sẽ được giải phóng sau cùng của cả nước, Quân khu 5 tổ chức một đoàn xe đặc biệt, chở thẳng vào Nam Bộ những thứ súng đạn cần thiết nhất mà Khu 5 vừa thu được của địch và những thứ của bộ đội ta mà Khu chưa dùng hết khi giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam. Đoàn xe này do đồng chí Thiếu tướng Võ Thứ, Phó Tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp chỉ huy chạy từ đồng bằng Quân khu lên Tây Nguyên rồi đi xuống miền Đông Nam Bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:17:23 am »


        Các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kon Tum nhộn nhịp khác thường. Các loại máy bay lên thẳng nặng, nhẹ, các loại máy bay vận tải và cả máy bay chở khách đặc biệt của ta đều được huy động, không những để chở người, chở đạn, chở vũ khí, chở sách, báo, phim ảnh, tranh vẽ, bản nhạc, mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn - Gia Định vừa mới in xong ở Xưởng đồ bản Bộ Tổng Tham mưu ta tại Hà Nội.

        Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn, các cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng cũng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng được bốc xếp kịp thời để các đoàn tàu vận tải của Bộ Giao thông vận tải và tàu của Hải quân nhân dân đưa vào phía trong, nối dài đường biển qua các cảng vừa được giải phóng như Quy Nhơn, Cam Ranh.

        Phải có bằng ấy con đường và phương tiện mới đủ sức vận chuyển thần tốc ra mặt trận một số lượng quân đội và vật chất lớn chưa từng có của cách mạng nước ta.

        Tất cả sự chịu đựng gian khổ, chắt chiu, tần tảo của nhân dân ta, tất cả sự kiên nhẫn chuẩn bị lực lượng của chúng ta trong nhiều năm như muôn nghìn dòng suối nhỏ hôm nay dồn thành những dòng thác lớn ào ào đổ tới cuốn phăng đi những dinh luỹ cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta.

        Chàng Phù Đổng Việt Nam vươn vai đứng dậy trong năm 1975 có sức mạnh lay trời chuyển đất, và nhảy lên mình ngựa là phi nước đại thần tốc ngay vì hiểu rằng thời cơ là quý giá, thời gian là sức mạnh.

        Bộ Tổng Tham mưu nắm chắc kế hoạch hành động và lực lượng của chiến trường nhưng cũng nắm chắc tình hình từng kho đạn đặt trong cả nước, chỉ đạo chặt chẽ và đôn đốc ráo riết việc chuyển nhanh các loại đạn đáp ứng kịp thời và đầy đủ mọi yêu cầu của các cánh quân trên Mặt trận Sài Gòn, nhất là đưa đủ đạn cho Quân đoàn 1 và cho Đoàn 232 gồm những sư đoàn và trung đoàn độc lập của Miền và Quân khu 8 hợp lại do đồng chí Trung tướng Tư lệnh Lê Đức Anh và đồng chí Thiếu tướng Chính uỷ Lê Văn Tưởng (Lê Chân) chỉ huy. Lúc bấy giờ vấn đề đạn pháo, đạn ĐKZ, đạn cối và đạn cao xạ là mối quan tâm lớn của toàn Mặt trận.

        Bộ đội công binh và nhân dân Nam Bộ sừa chữa và mở rộng gấp các đoạn đường Đồng Xoài, Cây Gáo, Bến Bầu, sửa chữa cầu Nha Bích, ngầm Mã Đà, ngầm Bến Bầu, chuẩn bị các đường cơ động cho pháo binh di chuyển áp sát vào Sài Gòn và các đường cơ động cho các lực lượng bộ binh cơ giới thọc sâu vào trung tâm thành phố.

        Ngày 25 tháng 3, Quân đoàn 1 do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hoà, Tư lệnh, và đồng chí Thiếu tướng Hoàng Minh Thi, Chính uỷ chỉ huy đang đắp đê ở Ninh Bình thì được lệnh hành quân bằng cơ giới thẩn tốc vào Nam tham gia chiến đấu. Quân đoàn vượt đường số 9, theo các đường số 12, số 15, số 14, qua Pleiku, Buôn Ma Thuột, vượt 1.700km, cuối trung tuần tháng 4 đã đặt chân tới Nam Bộ.

        Quân đoàn 2 do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh, đồng chí Thiếu tướng Lê Linh, Chính uỷ, chỉ huy, sau khi giải phóng Đà Nẵng bắt đầu hành quân thần tốc theo đường ven biển vào Đông Nam Bộ. Trên chặng đường đài 900km có nhiều cầu bị phá, riêng quãng Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tới sáu cầu sập, lại phải đánh địch ở Phan Rang, Phan Thiết trên đường đi vào, mà lệnh trên định rõ trong 18 ngày quân đoàn phải có mặt ở Biên Hoà, Bà Rịa. Tổ chức cho 2.000 xe của quân đoàn vượt qua sáu con sông lớn, chưa kể phải đánh địch trên đường đi, là cả một công tác tổ chức, chỉ huy phức tạp. Năm 1962, Sư đoàn 308 diễn tập chỉ có 400 xe đã thấy ùn trên đường không đi nổi.

        Quân đoàn 2 tổ chức thành từng khối hành quân: công binh đi trước gặp cầu đường hỏng là chữa ngay, xe tăng đi tiếp theo có địch là đánh liền. Mỗi khối hành quân có một trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ, bộ binh và pháo binh đi sau. Quân đoàn mang theo một số lượng gạo và thực phẩm đủ ăn trong một tháng và một cơ số đạn đến nơi có thể đánh ngay. Bộ Tổng tư lệnh đã cử các đồng chí Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Lê Quang Hoà và nhiều cán bộ khác của Bộ đi trước quân đoàn để cùng các địa phương dọc đường nghiên cứu chiến trường và chuẩn bị việc tiếp tế xăng dầu, bổ sung gạo, muối, thực phẩm, cho quân đoàn. Bên đường, nhiều cụ già, nhiều bà mẹ, nhiều cháu thiếu nhi đứng chờ từ lâu đưa nước chè, trái dừa, tấm mía ra tặng bộ đội. Nhưng bộ đội với khẩu hiệu "Thần tốc, táo bạo" dán trên mũ, trên xe, không thể dừng lại một phút để nói chuyện với đồng bào, chỉ kịp vẫy tay, mải miết tiến nhanh ra mặt trận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:18:59 am »


        Ngày 13 tháng 4, Quân đoàn tới sát Phan Rang, nơi địch đang hò hét "tử thủ".

        Ngày 14 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 3 thuộc Quân khu 5 được tăng cường Trung đoàn bộ binh 25 Tây Nguyên nổ súng đánh Phan Rang, cụm phòng thủ tiền tiêu của Quân đoàn 3 nguỵ.

        Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta mới chiếm được một số đìểm ngoại vi. Địch dùng máy bay oanh tạc dữ dội, và dựa vào các vị trí chuẩn bị sẵn chống cự quyết liệt.

        Trước tình hình đó, các đồng chí Lê Trọng Tấn và Lê Quang Hoà chỉ huy cánh quân "Duyên Hải" quyết định sử dụng một bộ phận lực lượng Quân đoàn 2 tiến vào chiến đấu để tăng thêm sức đột kích. Thiếu tướng Nam Long, Phó Giám đốc Học viện quân sự cùng một số cán bộ tham mưu chính trị hậu cần của Bộ Tổng tư lệnh cũng được tăng cường cho Bộ chỉ huy cánh quân này.

        Rạng ngày 16 tháng 4, dưới sự chi viện mạnh mẽ của hoả lực pháo binh, một lực lượng của Sư đoàn 325 thuộc Quân đoàn 2 được tăng cường xe tăng, thiết giáp cùng với Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 từ ba hướng tiến công vào trung tâm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn.

        Trước sự uy hiếp nặng nề của pháo binh ta và lối đánh thọc sâu táo bạo của các đơn vị thiết giáp kết hợp bộ binh, quân địch hoảng loạn và bỏ chạy.

        Kết quả là ta đã tiêu diệt bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh, tiêu diệt Lữ 2 dù, Liên đoàn 31 biệt động quân và 1 trung đoàn của Sư đoàn 2 mới khôi phục, bắt tên Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 8 và tên Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân nguỵ cùng nhiều sĩ quan cao cấp khác của chúng, thu gần 40 máy bay còn nguyên.

        Địch phát hiện Quân đoân 2 tiến vào Nam theo đường số 1. Chúng tìm mọi cách ngăn chặn. Hết tốp máy bay này đến tốp máy bay khác của chúng đến ném bom xuống đường hành quân của Quân đoàn. Tàu chiến địch từ ngoài biển bắn vào, một đại đội biệt kích địch từ biển đổ bộ vào quận Tuy Phong, phía bắc Phan Thiết. Lập tức bộ binh Quân đoàn 2 và trinh sát lùng quét, chỉ hai giờ sau tóm gọn bọn này. Pháo binh Quân đoàn hạ càng pháo bên đường, hướng nòng pháo ra biển bắn cháy tàu chiến địch.

        Pháo cao xạ ta đánh trả quyết liệt máy bay địch. Quân đoàn thừa thắng phối hợp với các đơn vị bộ đội Khu 6 tiến đánh Phan Thiết và đánh tiếp giải phóng luôn Hàm Tân.

        Chúng tôi rời Tây Nguyên lên đường vào Đông Nam Bộ từ trưa ngày 2-4-1975. Trước đó tôi đến thăm Sư đoàn 316 họp với các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn.

        Đồng chí Đại tá Đàm Văn Nguỵ, Anh hùng lực lượng vũ trang. Sư đoàn trưởng, hôm đó đi kiểm tra bộ đội. Đồng chí Thượng tá Hà Quốc Toản, Chính uỷ và đồng chí Thượng tá Hải Bằng, Phó Tư lệnh Sư đoàn, báo cáo tình hình các mặt đã chuẩn bị để đi làm nhiệm vụ mới. Sư đoàn này sẽ lên đường trước cùng với một bộ phận chỉ huy nhẹ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3. Nghe các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn báo cáo tình hình và gặp trực tiếp các đơn vị, nhìn các thứ trang bị của Sư đoàn, thấy đơn vị đã lớn mạnh nhanh chóng, tôi rất yên tâm và chỉ thị một số việc phải làm gấp trước ngày hành quân. Cũng ở Sư đoàn này trước khi bước vào Chiến dịch Tây Nguyên, có anh em lo lắng: Chiến trường mới lạ, lần đầu đánh hiệp đồng binh chủng lớn với nhiều loại vũ khí hiện đại, đánh vào một thị xã to, v.v… không biết liệu đánh có được không. Thực tế chứng minh rằng Sư đoàn đã đánh được và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hôm nay, chuẩn bị lên đường vào Đông Nam Bộ, cả Sư đoàn có khí thế sục sôi, quyết tâm cao, có niềm tin chắc thắng, có đầy đủ các thứ vũ khí cần thiết và đã trưởng thành một bước khá mau.

        Đường hành quân của Sư đoàn 316 là từ Buôn Ma Thuột theo đường số 14 vào phía tây bắc Sài Gòn.

        Sư đoàn 320 do đồng chí Đại tá Kim Tuấn, Sư đoàn trưởng, và đồng chí Thượng tá Bùi Huy Bổng, Chính uỷ, chỉ huy sau khi giải phóng Tuy Hoà và toàn tỉnh Phú Yên được lệnh quay trở lại đường số 7 rồi cũng theo đường số 14 vào Đông Nam Bộ.

        Riêng đối với Sư đoàn 10, dưới sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Thượng tá Hồ Đệ và Chính uỷ Thượng tá Lã Ngọc Châu, đường hành quân vào Nam Bộ hết sức gian khổ.

        Sau khi giải phóng đèo Phượng Hoàng, Mơ Đrắc, tiến đánh Nha Trang, Cam Ranh, Sư đoàn đi theo con đường liên tỉnh số 2, vào đường số 20 để rồi cùng đi vào tây bắc Sài Gòn. Đường xấu, một đơn vị công binh phải đi trước chữa đường, làm cầu khá vất vả. Trong khi đó địch phát hiện sự di chuyển của Sư đoàn 10. Chúng tìm mọi cách ngăn chặn. Máy bay địch ném bom ác liệt suốt dọc đường, pháo địch ở tàu chiến bắn lên ngăn chặn. Sư đoàn 10 vừa đi vừa đánh mở đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:20:20 am »


        Đồng chí Đinh Đức Thiện ngày đêm bận vào việc tổ chức hậu cần phục vụ Quân đoàn 3 hành quân và đặc biệt là bảo đảm cho chiến dịch mới. Đồng chí mặc bộ quần áo bà ba đi kiểm tra đôn đốc các kho, các đơn vị. Vào một bãi để xe ở gần Đức Lập, thấy hai người lái xe ăn mặc không chỉnh tề đang sửa xe, đồng chí hỏi:

        - Này, các cậu thuộc đơn vị nào? Bộ đội chiến thắng mà ăn mặc nhố nhăng, mất tư thế như vậy, hả?

        Hai người lái xe trả lời:

        - Thưa anh, chúng em là tù binh đây ạ!

        Lúc này, trên toàn mặt trận, ở khắp các đơn vị, bộ đội chúng ta đã dùng nhiều người trước đây ở trong quân đội nguỵ để lái và sửa các loại xe. Các chiến sĩ ta đã tranh thủ nghiên cứu, tìm tòi và học sử dụng các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.

        Trong đội hình hành quân của ta bắt đầu xen lẫn những xe bọc thép M. 113, xe tăng M. 48, M. 41, những khẩu pháo 105, 155 milimét, những máy thông tin chiến thuật PRC 25 của Mỹ. Đặc biệt là những máy bay chiến đấu A.37, F.5 lấy được của địch đã được các đồng chí lái máy bay chiến đấu của ta chuyển sang tập sử dụng. Khả năng ta lấy của địch đánh địch chưa bao giờ phong phú và giàu có như trong chiến dịch này. Khả lăng to lớn ấy làm cho hoả lực của ta càng áp đảo địch một cách ghê gớm và cũng làm cho tốc độ tiến công của ta càng cao.

        Đường vào Đông Nam Bộ sau chiến thắng Tây Nguyên có nhiều thay đổi so với trước. Có thể đi theo đường số 14, qua Buôn Ma Thuột, Đức Lập, Bu Prăng, Bù Gia Mập đến Lộc Ninh. Đoạn từ Bu Prăng, Bù Gia Mập khá tốt, xe các loại đều chạy được, gọi là đường số 14 A.

        Sau khi giải phóng thị xã Gia Nghĩa, toàn tỉnh Quảng Đức, xe các loại có thể đi từ Đức Lập qua Kiến Đức xuống Đôn Luân gặp đường số 13 ở Chơn Thành. Từ Buôn Ma Thuột về đến Lộc Ninh, xe nhỏ chạy chỉ mất hơn một ngày.

        Trong những năm đầu đánh Mỹ, bộ đội ta hành quân qua vùng này rất gian khổ. Địch thường bắn pháo, máy bay B. 52 ném bom toạ độ, biệt kích thả các loại mìn. Đây còn là một đoạn đường thiếu nước và có nhiều loại muỗi truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm. Nhìn những hố bom chi chít hai bên đường, những xác xe, nòng pháo mang nhãn hiệu Mỹ cong queo, những đám dây thép gai hoen gỉ, vụn nát trên những cứ điểm cũ, chúng tôi nhớ lại những cuộc hành quân "tìm diệt", "vượt biên" của Mỹ và bọn chư hầu bị quân ta đánh cho thất bại vào những năm 1965, 1968, 1970.

        Trên một số mỏm đồi quang đãng hoặc những bìa rừng cao ráo, còn những nấm mồ đắp đất cao, nơi yên nghỉ cuối cùng của những đồng chí chúng ta. Trên mảnh đất heo hút. ác liệt và gian khổ này, biết bao nhiêu đồng chí, bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ yêu quý đã đi trước mở đường và đã hy sinh tại đây để góp phần tạo ra con đường tiến quân vào Nam Bộ rộng thênh thang sạch hết đồn bốt thù, cho chúng tôi hôm nay được bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Chiến công và tinh thần của các đồng chí là tấm gương sáng cho chúng tôi xông vào trận đánh sắp tới và lập công xứng đáng với các đồng chí đã nằm xuống.

        Mùa Xuân đang về tưng bừng trên những đồi cỏ non ngập nắng. Nhưng rừng cao su chạy tít tắp hàng chục cây số đang thay lá. Trên những cây cổ thụ, hoa phong lan đang nở.

        Rừng cao su hai bên đường là những bãi trú quân rất tốt, xe vận tải, xe tăng, xe kéo pháo ẩn nấp kín đáo dưới tán lá cây rừng. Dọc theo các bờ suối, bếp kiểu Hoàng Cầm đang hoạt động. Các hàng võng mắc đều đặn trĩu nặng - các chiến sỹ ta đang ngủ sau một đêm hành quân vất vả.

        Để che giấu những binh khí kỹ thuật và giảm bớt mật độ xe trên đường, từng chặng có những trạm điều chỉnh, trạm kiểm soát, nhắc nhở đội hình hành quân và biện pháp nguỵ trang, báo động máy bay địch. Ở các ngã ba, ngã tư là cả một "rừng" biển chỉ đường của các đơn vị, cơ quan, các cánh quân, đủ kích thước, hình dáng, kiểu chữ, màu sắc. Người ngoài cuộc khó mà biết những biển đó hướng dẫn những gì và hướng dẫn cho ai khi đến đây.

        Các đường dây điện thoại mắc vội vàng luồn vào trong rừng chạy ngang qua đường. Trên những đường dây đó có biết bao nhiêu nội dung cơ mật liên quan đến trận quyết chiến chiến lược.

        Cảnh xe, pháo tấp nập hành quân trên đường và trú quân hai bên đường vào Nam Bộ làm cho tôi nhớ đếr n những năm kháng chiến chống quân đội thực dân Pháp vùng sau lưng địch ở đồng bằng Bắc Bộ. Hồi đó tôi cùng với các chiến sĩ trong Đại đoàn Đồng bằng mặc áo nâu, đội nón lá, tay cầm gậy, bấm từng ngón chân trên những đoạn đường trơn lầy trong đội hình một hàng dọc kéo dài "rồng rắn" theo các bờ ruộng, các luỹ tre của vùng Hà Nam, Ninh Bình hoặc ngồi thuyền nan ban đêm vượt qua các "làng tề" trên những cánh đồng Thái Bình, Nam Định, dưới ánh sáng của pháo dù hoặc những tràng đạn địch bắn vu vơ và giữa tiếng sóng đồng vỗ óc ách. Ban ngày, bộ đội phân tán thành từng đơn vị nhỏ vào các thôn xóm có cơ sở kháng chiến, thuyền nhấn chìm xuống nước, tổ chức sẵn sàng chiến đấu, có các anh chị em du kích canh gác và các mẹ lo lắng cơm nước để bộ đội được nghỉ ngơi, tối lại tiếp tục hành quân.

        Ba mươi năm qua, quân dân ta chứng kiến và trực tiếp tham gia biết bao nhiêu cuộc hành quân vì độc lập và tự do của Tổ quốc. Chưa có ngày nào nhân dân ta, quân đội ta ngừng hành quân. Từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, chiến sĩ và nhân dân ta đi suốt chiều dài đất nước, đi bất cứ đâu Tổ quốc cần, "đâu có giặc là ta cứ đi". Mùa Xuân năm 1975, trong đội hình xe, pháo tiến vào mặt trận Sài Gòn, cũng như trong các làng xóm, bến bãi và chiến hào miền Nam, không thể phân biệt được người Nam, người Bắc, mà chỉ có người Việt Nam xông vào trận đánh cuối cùng chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, giành lại độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất trọn vẹn. Cả nước hành quân thần tốc, cả nước vào trận.

        Mùa Xuân của đất trời và mùa Xuân của dân tộc quyện vào nhau trong tháng Tư lịch sử năm 1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 01:22:50 am »

   
Chương 12

CHIẾN DỊCH MANG TÊN BÁC

        Trưa ngày 3 tháng 4, cách Bù Gia Mập quãng 50km về phía bắc, chúng tôi gặp đồng chí Thượng tá Mai Văn Phúc (Tư Phúc), Phó Cục trưởng Cục Hậu cần Miền ra đón. Đứng trên đỉnh đồi thông lưa thưa chung quanh còn nhiều vết tích của những trận đánh ác liệt "vượt biên" của Mỹ năm 1970, chúng tôi tay bắt mặt mừng, niềm vui trong từng khóe mắt. Chúng tôi cảm động vì đây là lần đầu được đặt chân lên đất Nam Bộ, miền đất kiên cường, tiền tuyến anh hùng ở xa Trung ương, mảnh đất thành đồng mà Bác Hồ luôn nhớ, luôn thương và Bác đã chỉ thị cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cống hiến tất cả cho sự nghiệp giải phóng miền đất Nam Bộ này. Chúng tôi đứng nhìn cảnh vật chung quanh. Xin kính chào miền Nam đi trước về sau, chiến trường gian khổ của Tổ quốc, kính chào tất cả các đồng chí chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ đã giữ vững gan vàng dạ sắt suốt mấy chục năm trời liên tục chống chọi với những kẻ thù độc ác và giàu mạnh nhất, nêu lên một tàm gương bất khuất, lạc quan cách mạng và liên tục tiến công.

        Chúng tôi vào nghỉ trưa ở Đoàn 770, một binh trạm của Cục Hậu cần Miền. Đường vào trạm kín đáo, không có dấu bánh xe, nhà cửa vững chãi, kín đáo, có luống rau, vườn chuối, bồn hoa, những dàn phong lan đang nở và có cả một đàn gia súc. Chung quanh nhà có hào giao thông, hầm trú ẩn, trạm gác. Tất cả những gì ở đây tuy nhỏ, còn ít nhưng tiêu biểu cho tinh thần kiên trì bám đất, giữ vững địa bàn, tinh thần tự lực cánh sinh, sẵn sàng chiến đấu của các cơ quan và đơn vị miền Đông Nam Bộ, một trong những căn cứ địa gian khổ và vững chắc của miền Nam.

        Buổi chiều trên đường về cơ quan của Bộ chỉ huy Miền, chúng tôi đã đi qua những rừng cao su, nhiều chỗ bị máy bay địch đánh phá nham nhở, qua những vườn hồ tiêu, sầu riêng, nhìn thấy những quả mít tố nữ, những rặng dừa mới trồng.

        Thị trấn Lộc Ninh đã ở trước mắt chúng tôi. Dấu vết chiến tranh còn lại trên thị trấn nhưng đã thấy nhiều nét thay đổi sau ba năm giải phóng. Đường sá đang được mở rộng, nhà tranh mới làm chạy dài hai bên đường, những bãi sắn, vạt ruộng đang lên xanh tốt, và trong rừng cao su nhiều công nhân đang vun gốc, làm cỏ và hứng nhựa. Lộc Ninh được giải phóng năm 1972 cùng với toàn tỉnh Phước Long được giải phóng đầu năm nay đã trở thành một căn cứ quan trọng của ta và hiện nay trở thành một địa bàn rộng lớn rất thuận lợi cho cuộc tiến công vào Sài Gòn sắp tới.

        Chúng tôi gặp trên đường nhiều đoàn xe chở bộ đội vui vẻ hành quân lên phía trước. Các đồng chí nam nữ du kích Lộc Ninh đứng gác ở các ngã ba đường, kiểm soát kỹ các loại xe cộ đi vào vùng căn cứ. Chào các đồng chí, những chiến sĩ kiên cường. Trong những năm chiến đấu ác liệt, chiến công vang lừng của các đồng chí làm cho chúng tôi rất kính phục và tự hào.

        Nhìn những trảng lớn, những rừng cao su, những vườn trái, những đồi đất đỏ của Lộc Ninh, tôi nhớ lại một đoạn thơ của đồng chí Tố Hữu trong bài "Nước non ngàn dặm":

Bình Long, Nam Bộ ta ơi
Buổi đầu mới giáp mặt người sáng nay
Cầm hòn đất đỏ trong tay
Trái tim bỗng nghẹn như say rượu nồng
Ôm anh giải phóng vào lòng
Đã mơ chạy khắp cánh đồng Cà Mau.

        Gần tối ngày 3 tháng 4, chúng tôi về đến cơ quan của Bộ chỉ huy Miền ở phía tây thị trấn Lộc Ninh. Đồng chí Đinh Đức Thiện đi thẳng vào cơ quan Cục Hậu cần của Bộ chỉ huy Miền.

        Phần lớn các đồng chí Trung ương Cục đều đã tới. Tôi liền sang thăm đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, ở nhà phía bên kia khóm cây. Nhìn vào nhà, dưới ánh sáng ngọn đèn phòng tôi thấy đồng chí đang ngồi bên bàn, áo phanh hở ngực, tay cầm chiếe quạt bằng vải dù. Thấy tôi tới, đồng chí đứng dậy vui vẻ: "Chúng tôi đang chờ đồng chí đây". Chúng tôi bắt tay và ôm hôn nhau, mừng vui xiết bao khi tôi nói với đồng chí là thắng lợi vượt bậc, nhanh quá, cho nên tôi vào đây sớm hơn dự tính như khi họp ở Hà Nội. Sài Gòn chắc chắn sẽ được giải phóng đúng thời hạn Bộ Chính trị chỉ thị. Tôi nói qua về thắng lợi Tây Nguyên, đồng bằng ven biển Khu 5, về tình hình các binh đoàn chủ lực của ta đang trên đường hành quân vào mặt trận này. Sau đó chúng tôi trao đổi ý kiến về chương trình làm việc trong những ngày sắp tới, trước khi đồng chí Lê Đức Thọ đến.

        Văn phòng Bộ chỉ huy Miền đã thu xếp trước nơi làm việc và sinh hoạt của Đoàn A.75. Một số nhà gỗ lợp lá được cấp tốc dựng lên. Hầm hố phòng không được đào thêm. Và để chuẩn bị cho cán bộ đến tiếp sau, một số lều vải được tạm thời dựng chung quanh. Đêm xuống, khu rừng trở nên rộn ràng, tiếng máy nổ phát điện, tiếng động cơ các loại xe đi đi, về về hoà lẫn tiếng đài thu thanh trong các lán. Đây là đêm đầu tiên chúng tôi nghỉ trên đất miền Đông Nam Bộ.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2016, 01:42:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM