Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:48:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Trương Định  (Đọc 33545 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2016, 10:03:38 pm »


Câu hỏi 10: Khi Trương Định đã thoát ly hẳn triều đình, dựa vào nhân dân, tự lực chống Pháp, ông đã xây dựng căn cứ như thế nào để thực hiện kháng chiến lâu dài?
Trả lời:


Khi đã thoát ly hẳn triều đình, dựa vào nhân dân, tự lực cánh sinh kháng Pháp, Trương Định đã tổ chức lại lực lượng, xây dựng khu căn cứ phòng thủ vững chắc nhằm chiến đấu lâu dài.

Ông đã cử Trịnh Quang Nghi làm tham tán quân vụ, sắp xếp lại bộ tham mưu và bố trí binh lực ở các nơi hiểm yếu để phòng ngừa quân giặc tấn công vào căn cứ. Chung quanh căn cứ, từ động Cây Đa đến đập Ông Canh đều đắp lũy, đào hào. Ông cho mở rộng công binh xưởng, chế tạo thêm đại bác, chiêu mộ thanh niên khỏe mạnh ở các địa phương chung quanh căn cứ để bổ sung vào các đơn vị phòng bị. Đại quân của Trương Định đóng trong vùng Gò Công; Phạm Tuấn Phát đóng giữ ở vùng Hắc Khâu (Gò Đen); Bùi Huy Diệu đóng giữ ở vùng Cần Đước; Nguyễn Văn Trung đóng giữ ở Tân Thịnh. Các đội quân này tạo thành một hệ thống tiền đồn hình tam giác, làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Tân Hòa.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trương Định, nghĩa quân khắp nơi cũng ráo riết chuẩn bị chiến đấu chống Pháp. Thiên Hộ Dương tích cực xây dựng căn cứ Đồng Tháp Mười, Đốc Binh Kiều tăng cường hoạt động trên sông Vàm Cỏ, thủ khoa Huân mở rộng những hoạt động du kích ở vùng Mỹ Quý, Tam Bình...

Với sự bố trí và tổ chức lực lượng hợp lý, ý chí chiến đấu ngoan cường của các tướng sĩ nghĩa quân và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, căn cứ kháng chiến của Trương Định đã tạo ra được thế và lực mạnh để chủ động tấn công quân Pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2016, 10:05:58 pm »


Câu hỏi 11: Thái độ của Trương Dịnh thế nào khi triều đình nhà Nguyễn ba lần cho Phan Thanh Giản đến dụ hàng ông?
Trả lời:


Trước sức đề kháng mạnh mẽ của nghĩa quân Trương Định, giặc Pháp không kiểm soát được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ liền dùng áp lực buộc triều đình Huế phải giải quyết.

Tự Đức vội vàng bắt Phan Thanh Giản ra sức dụ hàng Trương Định. Phan đã ba lần đưa thư dụ Trương Định bãi binh không chống Pháp nữa, nhưng cả ba lần đều vô hiệu. Phan bèn quay ra làm môi giới cho Pháp và đã bốn lần đưa thư của giặc cho Trương Định. Trong một lá thư gửi cho Trương Định, Phan đã viết: "Triều đình đã ký hòa ước, ông nên bãi binh, không nên trái mệnh vua. Trung hiếu là điều tốt, nhưng phải có giới hạn, không thể vượt qua giới hạn mà được trung hiếu. Quá cũng như bất cập, có thêm chân lại không phải là rắn nữa. Nếu ông đem toàn bộ hai tỉnh Định, Biên về với triều đình thì cũng là một cử chỉ tốt. Hiện nay, đại binh của triều đình triệt hồi đã lâu, các quan chưởng binh lẻn lút ở nơi rừng núi đều đã giải tán. Còn một mình ông đem toán quân ấy tiến lên đánh thì có chắc thắng được không? Lui về giữ thì có chắc vững được không? Quyết không thể được..."1.

Trương Định vẫn không hề nao núng trước những lời dụ dỗ, hăm dọa, mà còn "giả lệnh vua mật truyền đi các nơi để cổ động dân chúng"2 đánh Pháp. Ông trả lời dứt khoát cho vua tôi nhà Nguyễn rằng: "Nhân dân ba tỉnh không muốn đất nước bị chia cắt, nên họ suy tôn chúng tôi cầm đầu. Chúng tôi không thể nào làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi sẵn sàng chiến đấu, ở  miền Đông cũng như ở miền Tây chúng tôi chống địch, đánh địch và sẽ thắng địch. Nếu các ông nói đến việc giữ gìn những điều đã ký kết với giặc thì chúng tôi sẽ chống lại lệnh của triều đình và chắc hẳn rằng sẽ không có đình chiến và cũng không có hòa bình giữa chúng tôi với các ông, và các ông sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên cả".

Thấy không dụ nổi Trương Định, Tự Đức bực tức cách chức lãnh binh của ông. Thật là một trò hề, vì thực tế Trương Định đâu có nhận chức lãnh binh đó; ông đã ly khai với triều Nguyễn ngay từ khi nhận chức Bình Tây Đại nguyên soái và giương cao lá cờ "Phan - Lâm mại quốc, triều đình khí dân”.
_______________________________________
1, 2. Nguyễn Thông, Kỳ xuyên văn sao, trích trong Thơ văn yêu nước Nam Bộ - Bảo Định Giang và Ca Văn Thỉnh, Nxb Văn hóa, H. 1962, tr. 165.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 10:34:11 pm »


Câu hỏi 12: Sau khi triều đình ký hòa ước dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho giặc Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân và nghĩa quân Trương Định diễn ra như thế nào?
Trả lời:


Sau khi triều đình ký hòa ước sỉ nhục dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho giặc Pháp, phong trào nhân dân vũ trang chống Pháp ở  khắp nơi lại càng sôi nổi, rầm rộ.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã tổ chức một cuộc tổng công kích, phản công mạnh mẽ giặc Pháp trên khắp các mặt trận. Chúng gọi đó là "một cuộc tổng khởi nghĩa thường trực, cuộc khởi nghĩa này buộc chúng ta (giặc Pháp) phải phân tán lực lượng đến cực độ" ở  một số nơi quan trọng khắp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường.

Trước khi cuộc tổng công kích bùng nổ, bọn Pháp đã đánh giá tình hình Nam Kỳ như sau: "Ngược lại với sự mong đợi của chúng ta, những người cầm đầu khởi nghĩa không muốn quy thuận chính quyền mới, mà cũng không xin đi sang đất An Nam (vùng không bị Pháp chiếm đóng). Họ ở lại đất của chúng ta, họ thu thuế, họ cướp các đoàn vận tải và đánh giết những người Pháp lẻ tẻ khi nào họ có cơ hội thuận tiện".

Tên chỉ huy Bô-na đã rất lo sợ "về những hoạt động ngấm ngầm đang diễn ra trên toàn bộ Nam Kỳ và thư nào cũng xin tăng viện". Trong bức thư đề ngày 13 tháng 12 năm 1862, gửi cho Bộ trưởng Hải quân Pháp, Bô-na viết: "Nếu ngài không thể gửi cho tôi số quân tăng viện mà tôi đã yêu cầu thì tôi không thể khôi phục lại tình hình".

Rất rõ ràng, lực lượng nghĩa quân thời kỳ này đã lớn mạnh, các cuộc tấn công không phải chỉ là những trận đánh lẻ tẻ như từ năm 1861 về trước, mà đây là những hoạt động có tổ chức quy mô, mạnh mẽ, buộc giặc Pháp phải lo sợ tìm cách chống đối.

Trận đánh lớn đầu tiên là trận tập kích đồn Rạch Tra (trên đường Sài Gòn - Tây Ninh, cách Sài Gòn 15km). Đồn này có 74 lính thủy đánh bộ dưới quyền chỉ huy của đại úy Tu-rút-đơ.

Đồn Rạch Tra được Pháp xây dựng trên con đường giao thông Sài Gòn - Tây Ninh, sau khi chúng chiếm xong Gia Định, để bảo vệ cho thành Sài Gòn cũng như để giữ vững đường giao thông liên lạc trong vùng chúng kiểm soát. Đấy cũng là một tiền đồn để sau này chúng dùng làm bàn đạp tiến đánh Tây Ninh cho thuận tiện.

4 giờ sáng ngày 17 tháng 12 năm 1862, nghĩa quân trang bị bằng giáo, mác, dùng thang tre bí mật vượt hào, trèo tường, giết lính gác, tấn công đồn Rạch Tra. Tên đại úy Tu-rút-đơ đã bị nghĩa quán giết chết bằng mác.

Tiếp sau trận Rạch Tra ở  Sài Gòn, nghĩa quân tấn công đồn Long Thành ở Biên Hòa (đêm 17 rạng ngày 18 tháng 12 năm 1862). Theo tài liệu của Pháp, nghĩa quân Việt Nam đã mở hai mũi tấn công vào đồn Long Thành với gần 1.200 người có súng. Tuy giặc Pháp không dám công bố kết quả thất bại của chúng tại Long Thành, nhưng qua sự kiện Bô-na vội vàng cho 49 lính bộ, 40 kỵ binh, 5 pháo thủ, mang theo 2 khẩu sơn pháo lên chiếm giữ Long Thành sau trận đánh, cũng đủ chứng tỏ rằng đồn Long Thành đã bị tiêu diệt.

Đồng thời với cuộc tấn công vào Long Thành, ở Tân Hòa, nghĩa quân đã tổ chức những cuộc tấn công vào pháo hạm A-lác-mơ đang thả neo trên rạch Gò Công và trận địa pháo của viên đại úy Mác-xê đóng trên bờ rạch Gò Công để yểm hộ cho pháo hạm A-lác-mơ với 2 tàu chiến số 13 và 191. Nghĩa quân đã dùng 6 thuyền phóng lửa bắn các mồi lửa vào pháo hạm A-lác-mơ, đồng thời hỏa lực của nghĩa quân từ các tiền đồn ở căn cứ Tân Hòa (và ở cả đồn chính) bắn chế áp vào trận địa pháo binh và bộ binh của địch. Cùng trong lúc ấy, hơn 400 binh sĩ của nghĩa quân đã tổ chức một cuộc tấn công đánh thẳng vào các vị trí quan sát của địch đóng trước căn cứ Tân Hòa (về phía Gò Công).
____________________________________
. Mục đích của việc bố trí các chiến hạm và pháo binh ở đây chính là để quan sát hành động của nghĩa quân, chuẩn bị cho các cuộc tấn công sau này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2016, 10:34:43 pm »


Cũng trong ngày 18 tháng 12 năm 1862, vào giữa buổi trưa nghĩa quân đã phóng mồi lửa đốt chiếc thuyền (Lorcha)1 số 10, đang làm nhiệm vụ quan sát gần Phước-ti.

Cùng lúc đó trên đường đến phủ Phước-ti, 100 nghĩa quân trang bị đầy đủ đã tập kích và diệt gọn một đội tuần tra Pháp. Chỉ có một tên lính chạy thoát.

Như vậy, trong hai ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1862, nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo, cùng với các nhóm nghĩa quân khác đã phối hợp chiến đấu liên tục, gây cho địch nhiều tổn thất khiến chúng rất hoang mang lo sợ. Nhân dân Nam Kỳ thì vô cùng phấn khởi, tinh thần ủng hộ nghĩa quân và tham gia kháng chiến ngày càng dâng cao.

Nhưng cuộc tổng công kích không dừng lại ở những cuộc tấn công trên. Chính trong ngày 18 tháng 12 năm 1862, một trận đánh lớn đã nổ ra ở  Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho).

Đồn Thuộc Nhiêu cách Mỹ Tho 20km (giữa Mỹ Tho và Cây Mai), nằm ngay trên ngã ba đường: Mỹ Tho - Tân An, Mỹ Tho - Tân Hòa. Thuộc Nhiêu được coi như tiền đồn của thị xã Mỹ Tho và làm nhiệm vụ kiểm soát các con đường trên. Đồn này do tên đại úy Ta-bu-lơ chỉ huy.

Chiều ngày 18, một toán nghĩa quân gồm 2.000 người có trang bị đại bác tấn công đồn Thuộc Nhiêu. Trận đánh đã diễn ra rất ác liệt. Chính giặc Pháp đã phải thừa nhận "nghĩa quân xông vào đánh… can đảm và quyết tâm một cách phi thường".

Tối ngày 18 tháng 12 năm 1862, 2.000 quân sĩ có 12 súng đại bác bắn đá, mở cuộc tấn công vào đồn Rạch Kiên. Đồn này có 2 khẩu sơn pháo do một đại đội lính đánh bộ và một số lính pháo thủ đóng giữ. Cuộc tấn công đã diễn ra suốt trong hai ngày 18 và 19, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng.

Ngoài các trận đánh trên, nghĩa quân còn liên tiếp tấn công địch khắp nơi ở Biên Hòa, Định Tường và Mỹ Tho suốt từ ngày 16 đến 25 tháng 12 năm 1862.

Đi đối với những trận tấn công địch, Trương Định chủ trương tiến hành ráo riết công tác phá hoại, kìm chân giặc Pháp ở khắp nơi, không để chúng liên lạc tiếp ứng được cho nhau.

Ngay tuần lễ đầu năm 1863, nghĩa quân đã cắt đứt đường dây điện thoại của giặc theo con lộ từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho ở  nhiều đoạn, đồng thời còn phá hoại và cắt con lộ đó ra làm nhiều khúc không cho chúng có thể di chuyển dễ dàng. Đường dây điện thoại nối liền Biên Hòa - Bà Rịa, Sài Gòn - Cáp Xanh Giắc cũng bị nghĩa quân cắt đứt. Việc liên lạc giữa Sài Gòn với các nơi tắc nghẽn. Điều đó chứng tỏ rằng, do yêu cầu của chiến đấu thực tế, nghĩa quân thời kỳ này đã chú ý đến công tác phá hoại, một hình thức chiến đấu du kích rất có tác dụng để giam chân, bịt mắt kẻ thù. Công tác phá hoại thông tin, liên lạc của địch không những chỉ mình nghĩa quân thực hiện mà còn được đông đảo nhân dân Nam Kỳ tham gia tích cực.
____________________________________
1. Lorcha là một loại thuyền chiến lớn có boong. Người Bồ Đào Nha gọi loại thuyền này là "Lorcha".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2016, 10:15:01 pm »


Câu hỏi 13: Trước khí thế tiến công và thắng lợi giòn giã của nghĩa quân Trương Định, giặc Pháp đã phải làm gì?
Trả lời:


Khi nghĩa quân Trương Định tập kích đồn Rạch Tra, tấn công đồn Long Thành, đồn Thuộc Nhiêu, quân địch đã bị tiêu hao nhiều lực lượng và phương tiện chiến tranh. Chúng buộc phải thú nhận: "Người Việt Nam đã tỏ ra dày dạn chiến đấu, họ đã đảo lộn vai trò: giờ đây họ tấn công chúng ta ở ngay trong những vị trí của chúng ta".

Trong đợt tấn công thứ nhất này, ở trung tâm lãnh đạo Gò Công, Trương Định đã chỉ huy các mặt trận hiệp đồng chiến đấu rất tài tình. Giặc Pháp đã phải nói: "Trung tâm cuộc khởi nghĩa của Nam Kỳ là Gò Công và từ đó những mật sứ đã truyền đi những bản hịch cổ vũ cho công cuộc khởi nghĩa trong ba tỉnh... Chính ông ta (tức Trương Định) đã phát ra những lời hịch khích lệ cuộc khởi nghĩa... Ông hứa thưởng cho những ai lấy được một đầu lính Tây 20 lạng bạc, đầu sĩ quan các cấp từ 30 đến 100 lạng, đốt cháy một kho lương hoặc một kho thuốc súng: 1.000 lạng, đốt cháy một tàu chiến: 4.000 lạng...".

Chỉ riêng đợt tấn công đầu này, nghĩa quân đã gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề về quân số, khiến chúng không có đủ lực lượng để bảo vệ các vị trí vừa chiếm được. Tên Bô-na, trong thư gửi cho Bộ trưởng Hải quân đã phải nói: "Để bảo vệ an ninh của thành phố (Sài Gòn) tôi bắt buộc phải đưa lên bộ tất cả những lính thủy của tôi có, phải cấp súng ống cho những người thường dân (Pháp), cho những người ốm và cho cả y tá, cấp dưỡng, thợ... Tôi không có lấy 100 người để sử dụng". Và tên Poay-ăng cũng để lộ rằng: "Quân Pháp bị xé lẻ đến mức vô cùng nguy hiểm, đến ngay bọn xạ thủ cũng bị phân tán mỗi người một đồn, nhiều đồn không có pháo binh và chỉ có một vài người để chống giữ". Thật vậy, theo tài liệu của Pháp thì lúc bấy giờ đồn Hóc Môn chỉ có 12 tên lính bộ, đồn Rạch Tra 54 tên và 5 kỵ binh, đồn Cần Giuộc chỉ có 16 tên...

Sự thật lịch sử này đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: nếu không có sự đầu hàng giặc Pháp, sự phá hoại phản động của triều đình Huế, thì phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ do Trương Định lãnh đạo hồi đó chắc chắn còn đi xa hơn nữa.

Tuy giặc Pháp cố tìm mọi cách cứu vãn tình thế như bắt ép Tự Đức ra lệnh bãi binh, xin cầu viện quân đội từ nước Pháp sang, nhưng tình hình chiến sự đầu năm 1863 cũng vẫn không có lợi gì cho chúng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2016, 10:15:44 pm »


Câu hỏi 14: Trận phục kích địch ở khu vực Bà Rịa, tấn công địch tại Gia Thạnh của nghĩa quân Trương Định trong những ngày đầu năm 1863 diễn ra như thế nào?
Trả lời:


Trận tấn công mở đầu cho năm 1863 của nghĩa quân là trận đánh gần Bà Rịa (ngày 1 tháng 1 năm 1863), trên đường đi Thanh Mỹ.

Ngày hôm đó, tên Cô-kê - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ mang theo 25 lính bộ, 12 lính pháo thủ 13 tên vừa kỵ binh vừa hiến binh có trang bị một khẩu dã pháo do trung úy Pây-ri-sút điều khiển đi bắt liên lạc với toán "người Việt theo đạo Gia-tô phiêu bạt" (theo cách gọi của Pháp), đang tiến sâu về phía Long Lập, thì bị một toán nghĩa quân phục kích bất ngờ. Trận đánh đã diễn ra vô cùng ác liệt. Nghĩa quân đã đột kích vào ngay toán pháo binh, buộc giặc không dùng được hỏa lực tầm xa, mà phải "rút lui dần, vừa đánh vừa rút và thỉnh thoảng phải dừng lại bắn lia" vì bị nghĩa quân đuổi sát sau lưng. Sau trận đánh, quân giặc thừa nhận là chết mất 2 kỵ binh người Âu và 7 con ngựa bị thương; chắc chắn con số thiệt hại của chúng không phải chỉ có thế.

Bốn hôm sau, dưới Gò Công, nghĩa quân đã chạm trán với quân địch tại Gia Thạnh suốt trong 3 ngày (từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 1 năm 1863).

Khi nhận được tin nghĩa quân tập trung một lực lượng khá đông kéo về đóng ở Gia Thạnh, giặc Pháp liền điều động 2 đạo quân tổ chức càn quét Gia Thạnh và các vùng xung quanh. Mũi thứ nhất gồm 45 lính bộ do tên đại úy hải quân Giu-gia chỉ huy vượt qua Rạch Sao đánh vỗ mặt vào Gia Thạnh. Mũi thứ hai do tên đại úy hải quân Đôn chỉ huy, gồm có 40 lính Phi châu, 30 lính thủy, 10 pháo thủ và có một khẩu dã pháo, xuất phát từ Phủ Cụt theo con đường cái ven rạch Kẻ Lược tấn công vào Gia Thạnh. Trên đường tiến quân, mũi thứ hai lọt vào trận địa phục kích của nghĩa quân. Nghĩa quân chỉ với một vài khẩu đại bác đã tổ chức đánh mũi thứ hai ngay sát rạch Kẻ Lược và trên gò cao. Đồng thời, còn tổ chức một trận đánh khác trên đường Gia Thạnh – Bến Cát. Trong trận chống càn này, nghĩa quân đã gây cho địch nhiều thiệt hại. Bọn địch có nói: chúng đã phá được 1 xưởng đúc đạn chì và 1 xưởng làm khiên bằng tre đan phủ dan trâu của nghĩa quân. Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng nghĩa quân đã có sự chuẩn bị mọi phương tiện vật chất cho những trận chiến đấu quy mô. Chính vì lẽ đó mà giặc Pháp phải mang nhiều quân đi càn quét cố tiêu diệt nghĩa quân ở vùng Gia Thạnh để phá kế hoạch tấn công của quân ta.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2016, 10:16:42 pm »


Câu hỏi 15: Sau khi bị thất bại nặng nề ở Bà Rịa và Gia Thạnh, mặc dù bị hao tổn rất nhiều về lực lượng và vũ khí trang bị, nhưng thực dân Pháp cũng cố sức tập trung quân mở cuộc tấn công lần thứ hai vào căn cứ của ta. Trước tình thế ấy, Trương Định đã chỉ huy nghĩa quân đánh địch như thế nào?
Trả lời:


Sau trận càn quét vào Gia Thạnh, giặc Pháp nhận thấy rằng, nếu không tập trung đánh vào các căn cứ quan trọng của nghĩa quân thì khó có thể giữ vững được truyền thống trị của chúng ở Gia Định. Vì vậy, dù bị tổn thất nhiều trong đầu năm 1863 nhưng chúng cũng cố tập trung lực lượng mở cuộc tấn công lần thứ hai vào căn cứ của nghĩa quân: Trận đánh Gò Đen và Cần Đước đã diễn ra rất ác liệt suốt từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 1 năm 1863.

Chỉ huy cuộc tấn công này là tên đại úy hải quân Lơ-pét. Lực lượng của chúng gồm có: 1 đại đội lính tập người Phi châu, 30 lính ngụy, 15 lính thủy đánh bộ, 11 lính thủy và 5 tên lính pháo thủ. Ngoài ra còn có 1 pháo hạm và 1 tàu đổ bộ mang theo 1 trung đội lính thủy đánh bộ.

Ngày 8 tháng 1 năm 1863, tên Lơ-pét trên đường hành quân vào Gò Đen đã hai lần bị phục kích (lúc này Phạm Tuấn Phát chỉ huy nghĩa quân chiếm đóng Gò Đen) vì đã gặp sức kháng cự mãnh liệt của quân ta tại một vị trí tiền đồn. Cùng lúc đó, cánh quân thủy đổ bộ vào gần Long Khê để phối hợp với Lơ-pét đánh chiếm vị trí Long Khê, đã bị quân ta chặn đánh ở nhiều chỗ, mãi đến ngày 9 tháng 1 năm 1863, chúng mới tiến đến Long Khê. Khi đó quân ta đã rút khỏi vị trí này từ lâu.

Sau 3 ngày hành quân vất vả, ngày 11 tháng 11 năm 1863, giặc Pháp mới tới được Cần Đước (cách Long Khê không đầy 40 cây số). Trên đường Long Khê - Cần Đước, chúng đã bị nghĩa quân phục kích nhiều lần. Khi đến Cần Đước, lại bị nghĩa quân (do Bùi Huy Diệu chỉ huy) chống trả kịch liệt. Bị tiêu hao nặng, chúng đã phải lùi lại, rút về Sài Gòn. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị nghĩa quân chặn đánh ở Long Phú và Gò Đen. Thế là cuộc tấn công quy mô của giặc vào căn cứ của ta trong 6 ngày liền đã không thu được kết quả gì, lại còn bị hao quân tổn tướng. Nghĩa quân đã bảo vệ được toàn vẹn căn cứ.

Qua các trận đánh kể trên, chúng ta thấy nghĩa quân đã khéo vận dụng chiến thuật du kích, biết tìm hình thức chiến đấu phù hợp với khả năng của mình, luôn luôn nắm vững phương châm bảo toàn lực lượng, tiêu hao địch, nhử địch vào sâu trong nội địa để đánh, biết rút lui khi cần thiết, biết tấn công địch trong những điều kiện thuận lợi. Chính giặc Pháp cũng phải thừa nhận: "Họ tụ tập thành những toán đông ít hay nhiều, đánh du kích và tập trung lại khi cần hành động tại một điểm nhất định. Trong tấn công cũng như trong rút lui khi thất bại, họ lợi dụng vô số những chướng ngại thiên nhiên của xứ họ, là xứ có nhiều sông ngòi ngang dọc, nhiều rừng rú, đồng ruộng và bãi lầy, những hồ ao sâu rộng rải rác khắp nơi, v.v... Họ lặng lẽ lách mình qua những chướng ngại ấy, đột nhiên xuất hiện, nổ súng, rồi biến mất cũng như khi họ đến, để rồi trở lại đánh nữa, quấy rối, làm cho quân thù luôn luôn ở  thế đề phòng, mỏi mệt, kiệt sức và chán nản, phải bỏ cuộc".

Bị thua liên tiếp, tên Bô-na cố mở tiếp những đợt tấn công khác để giành lấy một số kết quả, dù ít, để có thể dễ dàng ăn nói với chính quốc trong việc xin thêm lính, vũ khí và tiền viện trợ cho cuộc xâm lăng Nam Kỳ.

Ngày 17 tháng 1 năm 1863, bọn Pháp làm nhiệm vụ quan sát trước Gò Công liều mạng đột nhập vào vùng Vĩnh Lợi đã bị nghĩa quân tiêu diệt tên hạ sĩ thủy quân.

Trong những ngày 21, 22, 23 tháng 1 năm 1863, cũng có những cuộc giao tranh giữa nghĩa quân và giặc Pháp trên tuyến đường Đông Sơn. Trong các trận đánh này, Pháp đã bị ta tiêu diệt 1 tên trung úy.

Ngày 23 tháng 1 năm 1863, tên đại úy Héc-bi-ông - đồn trưởng đồn Long Thạnh dẫn 35 lính bộ, một số lính mã tà, 3 pháo thủ và 1 khẩu lựu pháo tấn công vào vị trí Phước Lợi của nghĩa quân. Trận đánh đã diễn ra ác liệt trong các chiến hào. Cuối cùng giặc Pháp đã thất bại thảm hại và phải bỏ chạy.

Hạ tuần tháng 1 năm 1863, nghĩa quân ở Biên Hòa - Bà Rịa bao gồm cả Kinh lẫn Thượng, đã liên tiếp tấn công những căn cứ của giặc, làm cho giặc Pháp không dám ló ra khỏi các đồn lũy của chúng. Ngày 20 tháng 1 năm 1863, tên tiểu đoàn trưởng Cô-kê đã bị nghĩa quân Kinh - Thượng bao vây chặt ở  Bà Rịa. Tình hình nguy kịch đến nỗi tên Bô-na phải vét quân ở  Sài Gòn gửi lên tiếp viện. Cùng trong ngày này, giặc Pháp đã bị nghĩa quân người Thượng tấn công ven Bà Rịa. Ngày 23 tháng 1 năm 1863, nghĩa quân Kinh - Thượng lại tấn công vào cánh quân của giặc trên đường hành quân từ Bà Rịa lên chợ Bến.

Những hoạt động trên cho chúng ta thấy: Trương Định đã đoàn kết được cả đồng bào Thượng trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Bọn giặc đã phải thừa nhận: "Quân khởi nghĩa đã thành công trong việc lôi kéo những bộ lạc người Thượng ở ven biên giới Biên Hòa và Bà Rịa; trước đó, những bộ lạc này vẫn đứng ngoài cuộc chiến đấu. Việc tham gia của những bộ lạc này chứng tỏ cuộc khởi nghĩa ở Biên Hòa đã có một trợ lực quan trọng".

Như vậy, trong suốt tháng 1 năm 1863, chiến sự hầu như không lúc nào không xảy ra ở khắp nơi; quân địch đã gặp rất nhiều khó khăn và thất bại thảm hại trong đợt tấn công lần thứ hai vào căn cứ của nghĩa quân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2016, 10:17:28 pm »


Câu hỏi 16: Bị thất bại liên tiếp, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện những âm mưu, thủ đoạn gì nhằm tiêu diệt nghĩa quân Trương Định?
Trả lời:


Sau những thất bại thảm hại, tên Bô-na không dám huênh hoang nữa. Chúng chỉ còn cách xin viện binh ở các nơi khác đến để hòng chống chọi với nghĩa quân.

Trong khi chờ tăng viện, chúng tìm mọi cách để bảo toàn lực lượng, cố kéo dài thời gian chiến đấu. Mặt khác, lợi dụng sự yếu hèn, bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, tên cáo già Bô-na bắt ép Tự Đức phải ra lệnh cho Trương Định bãi binh. Phan Thanh Giản lúc ấy được triều đình phái tới Vĩnh Long phụ trách mọi việc liên hệ với Pháp và chịu trách nhiệm dụ Trương Định bỏ nghĩa quân theo triều đình. Đặt chân tới đất Vĩnh Long, Phan Thanh Giản ra sức khuyên nài Bô-na chớ hành động nóng nảy và Phan tình nguyện nhận làm người trung gian liên lạc giữa quân đội Pháp và nghĩa quân Trương Định, dùng ba tấc lưỡi dụ nghĩa quân tuân thủ hòa ước Nhâm Tuất (1862), cố làm sao cho nghĩa quân chịu đình chỉ mọi hoạt động quân sự, nộp khí giới cho Pháp qua bọn phủ huyện bù nhìn.

Nhưng, những cố gắng của Phan Thanh Giản hoàn toàn vô hiệu. Hắn trắng trợn bày tỏ lòng thù địch đối với Trương Định trong bức thư gửi cho Bô-na: "Trương Định là một kẻ bịp bợm, đô đốc cần phải tiêu diệt đi!".

Dụ dỗ mua chuộc không xong, Bô-na quyết định mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ nghĩa quân. Để có đủ lực lượng, hắn viết thư cho tên Giô-rét, chỉ huy lực lượng hải quân Pháp ở  Trung Quốc yêu cầu cấp bách tăng viện. Nhận được thư, Giô-rét vội vàng vét tất cả những lực lượng có thể có ở  các căn cứ quân sự của Pháp ở Trung Quốc và cho hai chiếc tàu Rơ-nô-mê và Sê-mi-ra-nít sang Ma-ni (Phi-líp-pin) đón một tiểu đoàn quân Y-pha-nho gồm 800 tên. Những lực lượng tăng viện này do Giô-rét thân hành chỉ huy, sang đến Sài Gòn ngày 1 tháng 2 năm 1863. Sau đó ít lâu, tên Bô-na lại được hỗ trợ thêm 6 đại đội bộ binh và 1 trung đội pháo binh từ Pháp gửi sang.

Đồng thời với việc chuẩn bị lực lượng cho cuộc tấn công quy mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân Trương Định ở căn cứ Tân Hòa, Bô-na gửi tối hậu thư bắt triều đình Huế phải gấp rút phê chuẩn hòa ước Nhâm Tuất (1862), tạo điều kiện thuận lợi cho hắn nhanh chóng bình định ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, tiến tới chiếm luôn ba tỉnh miền Tây nữa (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Giặc Pháp cũng hiểu rằng việc thúc ép triều đình Huế phê chuẩn hòa ước 1862 chưa phải là vấn đề quyết định, mà chủ yếu là phải tiêu diệt cho được nghĩa quân của Trương Định. Nhưng nếu vua tôi Tự Đức phê chuẩn hòa ước 1862 càng sớm thì chúng càng có thể dùng chính quyền của Tự Đức làm áp lực đàn áp các phong trào khác, để chúng rảnh tay tiêu diệt nghĩa quân ở  Tân Hòa.

Trước khi tấn công Tân Hòa, giặc Pháp đã tăng viện thêm 1 đại đội khinh binh người Phi châu cho tên trung tá Lu-be-rơ, chỉ huy trưởng tỉnh Biên Hòa, để mở những cuộc càn quét áp đảo tinh thần nghĩa quân và gây hoang mang trong nhân dân, làm khó khăn cho việc yểm trợ giữa hai cánh nghĩa quân Biên Hòa và Gò Công - Tân An. Trong các trận càn quét ở Biên Hòa, chúng đã hèn mạt bắt và khủng bố hơn 1.000 người họ hàng thân thích của nghĩa quân và đã cướp phá tàn tệ hoa màu, lương thực của nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2016, 10:18:34 pm »


Câu hỏi 17: Sau khi được tăng viên, địch đã tổ chức đội hình, bố trí lực lượng, hình thành các hướng mũi tấn công vào căn cứ của ta. Trương Định cùng nghĩa quân chống giặc như thế nào?
Trả lời:


Được tăng cường lực lượng và vũ khí trang bị kỹ thuật, địch tổ chức lực lượng tấn công căn cứ của nghĩa quân Trương Định bằng nhiều hướng mũi.

Tại Gò Công, quân địch mở cuộc tấn công vào vị trí Gò Đen bằng bốn cánh (vị trí này, sau trận càn quét tháng 1 năm 1863 của giặc, nghĩa quân đã chiếm lại và đóng giữ tại đấy). Cánh thứ nhất xuất phát từ Sài Gòn do đại úy Côt-tơ chỉ huy gồm 2 đại đội khinh binh người Phi châu, có pháo binh yểm hộ. Cánh thứ hai xuất phát từ đồn Bến Lức (Tân An) do tên Gu-gia chỉ huy, gồm có 40 lính thủy, 50 lính ngụy và một khẩu sơn pháo. Cánh thứ ba xuất phát từ Rạch Kiên do tên đại úy Sát-xơ-ri-ô chỉ huy, gồm 83 lính thủy đánh bộ. Cánh thứ tư xuất phát từ Cái Trôm (hướng Mỹ Tho) gồm 80 lính bộ.

Trên đường tiến quân của các cánh, quân giặc luôn luôn vấp phải chướng ngại vật và liên tiếp bị nghĩa quân phục kích; nhờ có lực lượng mạnh, cuối cùng chúng cũng tiến đến được Gò Đen. Trương Định thấy không thể dàn mặt đánh với địch nên đã lệnh cho nghĩa quân rút lui trước để bảo toàn lực lượng. Giặc Pháp đến Gò Đen chiếm được một cái đồn trống rỗng. Chúng cay cú mở cuộc tấn công chính thức vào Tân Hòa.

Tại khu căn cứ Tân Hòa, nghĩa quân đã bố trí trận địa phòng ngự rất vững chắc ở  Gò Công, Vĩnh Lợi, Đông Sơn; xây dựng đồn lũy trên rạch Mương Đào, Rạch Lá... Tại Trại Cá, Trương Định cũng đã cho xây một vị trí kiên cố. Trên rạch Lãng Lộc vào Soài Rạp, nghĩa quân cũng đã đắp các đập cản để ngăn chặn đường tiến của tàu chiến địch. Các đập cản này đều được hỏa lực của các đồn gần đó yểm hộ.

Ngày 13 tháng 2 năm 1863, chiến hạm Ơ-rốp-pê-ăng xuất phát từ bến Sài Gòn, chở theo 150 giường bệnh (dùng làm trạm xá cho mặt trận), lương thực và đạn dược đủ để cung cấp cho 1.200 quân chiến đấu trong một tháng. Trên tàu này chúng còn mang theo 8 khẩu đại bác và nhiều vật liệu công trình. Đồng thời, chiến hạm A-lác-mơ cũng đã đến thả neo tại cửa sông Rạch Lá với nhiều tàu chứa nước mang đầy đủ lương thực, thực phẩm.

Cùng ngày này, tên thiếu tá Pi-ê-tơ-rơ dẫn một đội quân gồm 3 đại đội lính tập người Phi châu, 100 tên lính ngụy, 80 tên khinh binh người Phi châu, 30 lính công binh và 1 trung đội pháo gồm 2 khẩu sơn pháo nòng có rãnh xoắn đánh chiếm làng Đông Sơn và đổ bộ lên rạch Dung (ở phía tây Đông Sơn, tức là sông Gò Công).

Nghĩa quân do Lưu Bảo Đường và Đặng Kim Chung chỉ huy đã đánh trả lại quân địch rất kịch liệt. Giữa lúc chiến đấu gay go, hai tướng này đều bị trúng đạn chết. Mặt trận Đông Sơn tan vỡ, nghĩa quân còn lại đều phải rút về căn cứ Tân Hòa.

Cùng lúc đó, quân Pháp cho một toán quân tấn công vào Quy Sơn, Trương Định lập kế dụ chúng đi vào chỗ lầy, giết được rất nhiều. Ông truyền hịch cho các đạo nghĩa quân từ Tân Long, Bình Dương, Bình Long cho đến Biên Hòa, cùng ngày tấn công Mai Sơn, phía tây Thuận Kiều. Lại truyền cho các đồn ở Thái Phúc, Tuy Bình, An Long đến đánh để chia sức giặc. Như vậy là, ngay từ khi giặc bắt đầu mở cuộc tấn công vào Tân Hòa, Trương Định đã cho các đội nghĩa quân đánh thọc vào sau lưng chúng, buộc chúng phải phân tán đối phó, nhưng vì lực lượng của giặc lúc này đã được tăng cường mạnh hơn trước rất nhiều, nên chúng có khả năng cầm cự với quân ta ở  các nơi, để cho đại quân của chúng tiến thẳng vào căn cứ Tân Hòa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2016, 10:18:53 pm »


Ngày 15 tháng 2 năm 1863, giặc Pháp từ Đông Sơn chia làm 3 cánh tấn công vào Vĩnh Lợi. Nghĩa quân đã chia quân đánh lẻ tẻ dọc đường hành quân của chúng và rút an toàn ra khỏi căn cứ Vĩnh Lợi.

Trong hai cuộc tấn công vào Đông Sơn và Vĩnh Lợi, quân địch bị thiệt hại nặng, không đủ sức tiếp tục tấn công nữa, nên sau khi tên Pi-ê-tơ-rơ chiếm được Vĩnh Lợi, Bô-na vội vã quay ngay về Sài Gòn tổ chức thêm một đạo quân mới đưa đến phối hợp với đạo quân của Pi-ê-tơ-rơ để mở cuộc tấn công chính diện vào Tân Hòa.

Đạo quân mới này do tên quan năm Y-pha-nho là Pa-lăng-ca chỉ huy, gồm có 600 lính bộ, 3 đại đội lính thủy đánh bộ, 100 lính thủy, 1 đại đội pháo gồm 6 khẩu. Ở Mỹ Tho, giặc Pháp cũng phái thêm 2 cánh quân gồm 200 binh lính để tấn công nghĩa quân ở Mương Đào, Rạch Lá và rạch Cửa Cao, hỗ trợ cho cánh quân của Pi-ê-tơ-rơ đang đóng giữ tuyến đường Đông Sơn - Vĩnh Lợi và cánh quân của tên Gu-gia chiếm giữ tại Chợ Gạo.

Ngày 22 tháng 2 năm 1863, binh đoàn của Pa-lăng-ca xuất phát từ Sài Gòn xuống Tân Hòa. Đi theo đoàn quân này có tướng Sô-mông, tổng chỉ huy chiến dịch tấn công Tân Hòa. Ngày 23 tháng 2 năm 1863, chúng cho công binh bắc cầu qua rạch Tây Nhiên Trung. Thừa lúc giặc Pháp đang làm cầu, Trương Định cho một toán nghĩa quân bất ngờ tấn công chúng. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt và theo bọn Pháp thú nhận thì chúng chỉ bị chết 10 tên, nhưng chúng lại còn tuyên bố rằng: "Ngoài ra còn có rất nhiều người chết vì bệnh thô tả, trong số đó có đại úy hải quân Ô-đe Pe-lanh".

Nghĩa quân tuy có giành được một số thắng lợi trong các cuộc phục kích, tập kích bất ngờ, nhưng lực lượng so với địch lúc này quá chênh lệch nên không thể phá được kế hoạch tấn công của chúng. Ngày 24 tháng 2 năm 1863, quân giặc đánh chiếm Gò Công và hội quân trước cửa Tân Hòa. Trương Định chỉ huy nghĩa quân chống cự rất mạnh mẽ. 8 giờ tối ngày 25 tháng 2 năm 1863, tên Bô-na ra lệnh tổng tấn công. Sáng ngày 26 tháng 2 năm 1863, một cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra. Trương Định đã cùng quân sĩ chống cự với địch 3 ngày liền không cởi áo giáp. Cuối cùng, biết không thể giữ được đất Tân Hòa vì như vậy là tự giam mình trong một tình thế bất lợi, Trương Định đã khéo léo tổ chức rút lui an toàn về lập căn cứ mới ở Phước Lộc, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.

Giặc Pháp tuy đã chiếm được Tân Hòa, nhưng theo tên Vi-an: đây là một cuộc hành binh rất hao người tốn của và mục đích tiêu diệt nghĩa quân của tên Bô-na đã không thành công. Kế hoạch "tiêu diệt sinh lực nghĩa quân" bị phá vỡ làm cho bọn Pháp rất căm tức, chúng không thể không công nhận là: "Nhờ một cuộc rút lui thận trọng, trong cuộc chiến đấu vừa qua, quân địch (chỉ nghĩa quân Trương Định) đã hao tổn rất ít về người".

Bô-na đánh chiếm được Tân Hòa, nhưng mối lo bị nghĩa quân Trương Định phản công lúc nào cũng như gươm kề cổ, làm cho hắn mất ăn, mất ngủ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM