Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:20:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ mặt trận Hà Nội đến các chiến trường  (Đọc 33773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 04:28:33 am »


       3. Tác chiến hiệp đồng binh chủng theo cách đánh của ta.

        Để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm có một khối binh lực cơ động lớn và tinh nhuệ, có một hệ thống hỏa lực mạnh, có xe tăng và máy bay yểm hộ, có công sự vững chắc và chướng ngại vật dày đặc như tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với quân đội ta về mặt chiến thuật là phải tiến lên áp dụng phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn. Điện Biên Phủ là trận tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn nhất của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong chiến dịch lịch sử này, sự hiệp đồng chiến đấu giữa các binh chủng mà chủ yếu là giữa bộ binh và pháo binh đã diễn ra nhịp nhàng, chặt chẽ về mặt chiến dịch cũng như chiến đấu theo nhiều quy mô và hình thức chiến đấu phong phú, nhờ đó đã tạo cho quân đội ta có một sức mạnh mới áp đảo địch, đủ sức đập tan mọi sự đề kháng ngoan cố và quyết liệt của chúng, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Những nét nổi bật của tác chiến hiệp đồng binh chủng của quân đội ta ở Điện Biên Phủ là:

        a) Đoàn kết, tích cục, chủ động hiệp đồng giũa các binh chủng. Đó là một trong những biểu hiện nổi bật nhất của tác chiến hiệp đồng binh chủng của quân đội ta ở Điện Biên Phủ.

        Phát huy đến cao độ truyền thống đoàn kết chiến đấu của quân đội ta và trên cơ sở quán triệt quan điểm lấy bộ binh làm chủ, các binh chủng tham gia chiến đấu đều đã phát huy cao độ nỗ lực chủ quan, dốc hết sức mình, tích cực vươn lên hoàn thành tốt nhất phần nhiệm vụ rất nặng nề của binh chủng mình, đồng thời hết lòng, hết sức chủ động giúp đỡ, tạo điều kiện cho binh chủng bạn hoàn thành nhiệm vụ.

        Tiêu biểu cho tinh thần này là sự hiệp đồng chặt chẽ giữa bộ binh và pháo binh.

        Nêu cao tinh thần phục vụ bộ binh không điều kiện, trong quá trình chiến dịch, pháo binh đã phát huy cao độ tinh thần anh dũng và mưu trí, ra sức khắc phục mọi khó khăn, nâng cao trình độ vận dụng kỹ thuật, chiến thuật, sáng tạo ra cách đánh của pháo binh ta, nhằm đáp ứng đến mức cao nhất mọi yêu cầu chiến thuật của bộ binh, nhờ đó đã yểm hộ đắc lực cho bộ binh giành thắng lợi trong mọi hình thức chiến đấu như diệt cứ điểm, phòng ngự giữ vững trận địa, đánh quân địch phản kích, v.v...

        Ngược lại, bộ binh, công binh cũng hết lòng giúp đỡ pháo binh. Bộ binh và công binh đã góp phần công sức rất lớn trong việc giúp pháo binh xây dựng một hệ thống trận địa pháo vững chắc, làm đường cơ động, kéo pháo, vận chuyển đạn, v.v... Trong chiến đấu, bộ binh đã luôn chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho pháo binh hoàn thành nhiệm vụ như làm cho pháo binh nắm vững ý định chiến thuật của bộ binh, tích cực giúp đỡ pháo binh về mặt thông tin và trinh sát, di chuyển trận địa. Bộ binh còn bất chấp nguy hiểm, xông vào lửa đạn, cướp đạn pháo của địch để bổ sung đạn cho pháo binh.

        Bộ đội pháo cao xạ, mặc dù lần đầu tiên ra quân, lực lượng có hạn, trước nhiệm vụ rất nặng nề là chiến đấu với không quân địch bảo vệ bầu trời chiến dịch, yểm hộ cho bộ binh và pháo binh chiến đấu, triệt tiếp tế và tiếp viện của địch, cũng đã nêu cao tinh thần dũng cảm chiến đấu, kiên trì đánh địch, anh dũng khắc phục rất nhiều khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch.

        Tinh thần đoàn kết, tích cực chủ động hiệp đồng giữa các binh chủng còn biểu hiện rất nổi bật ở chỗ, trong những giờ phút chiến đấu gay go, ác liệt nhất, các binh chủng đều nêu cao tinh thần chiến đấu kiên cường, kiên quyết bảo vệ nhau, lấy tiếng súng làm mệnh lệnh hiệp đồng, làm xong nhiệm vụ mà thấy bạn còn chiến đấu là xông vào phối hợp, thấy binh chủng gặp khó khăn là tìm mọi cách giúp đỡ, luôn luôn lấy việc tiêu diệt địch làm lợi ích cao nhất, làm quan hệ cao nhất trong tác chiến hiệp đồng.

        Tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trên đây là yếu tố hàng đầu trực tiếp quyết định sức mạnh tác chiến hiệp đồng của quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Tinh thần đó là nguồn sức mạnh to lớn đã giúp các binh chủng khắc phục vô vàn khó khăn, thúc đẩy các binh chủng trưởng thành vượt bậc, kết chặt các binh chủng lại với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của bộ đội ta trên chiến trường. Tinh thần đó bắt nguồn từ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, từ sự nhất trí về phương châm tác chiến và thống nhất tư tưởng chiến thuật đến quan điểm tác chiến hiệp đồng của quân đội ta. Nó kế tục, phát triển đến cao độ truyền thống đoàn kết chiến đấu vốn có của quân đội ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 04:29:34 am »


        b) Phát huy cao độ yếu tố bí mật, bất ngờ.

        Mặc dù lực lượng ta tập trung rất lớn nhưng địch có mắt như mù, phán đoán sai lạc, đối phó lúng túng, liên tiếp bị hết bất ngờ này đến bất ngờ khác trong suốt quá trình chiến dịch và trong từng trận chiến đấu, cái mạnh của chúng không phát huy được, cái yếu của chúng bị khoét sâu, nên chúng hết sức bị động. Còn ta thì giữ được bí mật về lực lượng, về ý định, về hướng đánh, thời gian đánh, cách đánh, bảo vệ được lực lượng luôn giữ quyền chủ động phát huy được cao độ những cái mạnh của ta để diệt địch.

        Ta đã hoàn toàn giữ được bí mật về lực lượng và thời cơ nổ súng. Sự xuất hiện của lựu pháo và pháo cao xạ của ta là một sự bất ngờ hoàn toàn đối với địch. Ngay khi ta đã diệt cứ điểm Him Lam và Độc Lập rồi, địch vẫn phán đoán rằng, ta chỉ đánh đến đây là rút. Trong từng trận chiến đấu ta cũng đã làm cho địch luôn luôn bị bất ngờ về thời cơ nổ súng, sử dụng lực lượng, vận dụng cách đánh, v.v...

        Có được kết quả đó là nhờ bộ đội ta đã khéo léo giải quyết một loạt vấn đề như:

        Ta đã rất khéo léo trong việc bố trí đội hình chiến dịch, chiến đấu phân tán và tập trung rất linh hoạt.

        Ta đã thực hiện nghi binh rất tài về chiến dịch cũng như chiến đấu theo một kế hoạch chặt chẽ nên đã dồn quân địch đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác: nơi ta có, địch tưởng là không, nơi giả của ta, địch cho là thật, nơi ta có ít, địch tưởng nhiều, lúc ta chưa đánh, địch tưởng là đánh, v.v...

        Ta đã luôn luôn sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng cách đánh. Pháo binh ta luôn luôn thay đổi quy luật bắn, thời gian bắn, cách bắn, khu vực tập trung hỏa lực và số lượng đạn bắn, v.v...

        Bộ binh ta cũng luôn luôn sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng các thủ đoạn chiến đấu và hình thức chiến đấu. Ta đã khéo ngụy trang và giữ bí mật hành động trên mọi mặt: đi lại, khói lửa, dùng điện đài, v.v... che mắt được mọi hoạt động trinh sát của dưới đất cũng như trên không của địch.

        Ta đã xây dựng được một hệ thống trận địa tiến công hết sức lợi hại có tác dụng hết sức to lớn đối với mọi hoạt động chiến đấu của quân đội ta trên chiến trường, nhất là che kín được hành động của bộ đội ta đối với quân địch.

        Những kinh nghiệm thực tế nói trên của chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ rõ trong tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn, bộ đội ta vẫn cần phát huy triệt để yếu tố bí mật bất ngờ và chúng ta hoàn toàn có khả năng làm được việc đó.

        c) Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tác chiến hiệp đồng.

        Trên cơ sở quán triệt tư tưởng, cách đánh của ta và xuất phát từ tình hình cụ thể về địch, về ta, về địa hình, bộ đội ta đã vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo các hình thức tác chiến hiệp đồng trong tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm. Có thể nêu mấy hình thức tác chiến hiệp đồng, điểm nổi bật ở Điện Biên Phủ như hiệp đồng trong tiến công bao vây, cô lập, chia cắt quân địch về chiến dịch cũng như chiến đấu; hiệp đồng trong tiến công tiêu diệt các cứ điểm; hiệp đồng trong phòng ngự giữ vững trận địa, đập tan các cánh quân phản kích của địch; hiệp đồng trong các hình thức hoạt động nhỏ như đánh tỉa, đánh lấn, đoạt tiếp tế của địch, v.v...

        Cái mạnh của tập đoàn cứ điểm là sự liên kết chiến đấu chặt chẽ giữa các cứ điểm, giữa các binh chủng trong tập đoàn cứ điểm và liên hệ chặt chẽ của tập đoàn cứ điểm với bên ngoài. Tiến hành bao vây: chia cắt cô lập về chiến dịch cũng như chiến thuật là nhằm hạn chế đi đến tước bỏ cái mạnh đó của địch, thực hiện cắt đứt sự liên hệ của nó với bên ngoài, triệt nguồn tiếp tế và tiếp viện của chúng, phá vỡ sự liên hệ hiệp đồng giữa các khu vực cứ điểm, giữa các cứ điểm trong tập đoàn cứ điểm, tạo nên thế uy hiếp thường xuyên và mạnh mẽ đối với địch, hãm quân địch vào thế bị động, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt từng bộ phận đi đến tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Để đạt mục đích trên tất nhiên yêu cầu phải phát huy sức mạnh tác chiến hiệp đồng của các binh chủng. Tác chiến hiệp đồng của bộ đội ta ở đây đã diễn ra khá linh hoạt như bộ binh, pháo binh, cao xạ cùng hiệp đồng chiến đấu trong chặn quân viện đường không, tước đoạt tiếp tế của địch, như bộ binh hiệp đồng với pháo binh trong đánh lớn, bao vây từng cứ điểm... lại có khi bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ chiến đấu độc lập theo kế hoạch hiệp đồng chiến dịch, phá vỡ sự hiệp đồng giữa các binh chủng của địch, v.v...

        Các cứ điểm là chỗ dựa, là từng đơn vị chủ yếu của tập đoàn cứ điểm. Muốn tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm thì không thể không liên tục tiến công tiêu diệt các cứ điểm. Tác chiến hiệp đồng ở đây chủ yếu diễn ra dưới hình thức bộ binh và pháo binh hiệp đồng chặt chẽ, hình thành thế mạnh tiêu diệt từng cứ điểm của địch ở các hướng. Để triệt để, đã đánh là phải tiêu diệt địch, phải chiếm cho được cứ điểm của địch, không đánh lướt, không rút lui bỏ dở. Tuy nhiên hình thức hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh cũng diễn ra linh hoạt, theo nhiều cách không cứng nhắc theo một kiểu cách nào.

        Liên tục tiến công, liên tục tiêu diệt các cứ điểm là yêu cầu tất yếu trong hành động tiến công của bộ đội ta để tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Nhưng muốn luôn luôn tạo được thế lợi cho tiến công liên tục thì cần giữ vững những khu vực đã chiếm, đập tan mọi cuộc phản kích của địch. Hình thức hiệp đồng tác chiến ở đây cũng linh hoạt. Có trận dùng lực lượng bộ binh là chính có pháo binh yểm hộ; có trận dùng hỏa lực pháo binh là chính có kết hợp một bộ phận nhỏ bộ binh; có khi để địch đến trước trận địa phòng ngự của ta, pháo binh mới bắn, có lúc pháo binh dùng hỏa lực đánh phủ đầu khi chúng mới tập trung ở cứ điểm để xuất phát, hoặc khi chúng mới ra khỏi cứ điểm...; có khi được sự yểm hộ của pháo binh vận động tiêu diệt quân địch ngay từ ngoài trận địa phòng ngự và cũng có trường hợp bộ binh hoặc pháo binh độc lập đánh tan quân phản kích, v.v...

        Các hoạt động quy mô nhỏ giữ một vị trí quan trọng trong các hình thức chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Nó duy trì hình thức tiến công liên tục trên chiến trường, liên tục tiêu hao, tiêu diệt, uy hiếp quân địch, hãm quân địch vào tình trạng thường xuyên căng thẳng về tinh thần, sáng tạo ra điều kiện cho các trận đánh lớn. Ở đây không phải chỉ có hành động độc lập của các phân đội nhỏ của các binh chủng mà còn có sự hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng với quy mô nhỏ.

        Tóm lại, các hình thức tác chiến hiệp đồng của bộ đội ta đã diễn ra rất linh hoạt theo nhiều quy mô, hình thức và thủ đoạn khiến địch rất lúng túng trong đối phó với cách đánh hiệp đồng của ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 04:30:09 am »


        4. Tác phong sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể.

        Tác phong chỉ huy là sự thể hiện nhuần nhuyễn về lập trường chiến đấu, tư tưởng, đường lối quân sự và phương pháp công tác của Đảng trong công tác chỉ huy chiến đấu của người cán bộ. Nội dung tác phong chỉ huy gồm nhiều vấn đề, trong đó sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể là một yêu cầu hết sức quan trọng. Chiến dịch Điện Biên Phủ cho chúng ta nhiều bài học mẫu mực về tác phong sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể của cán bộ, đồng thời nói lên tác dụng hết sức to lớn của tác phong đó đối với mọi hoạt động chiến đấu của bộ đội trong một cuộc chiến đấu ác liệt. Có thể nêu mấy biểu hiện nổi bật cho tác phong đó trên những khâu công tác chủ yếu như sau:

        a) Trong công tác chuẩn bị chiến trường, cán bộ các cấp luôn nghiêm chỉnh thực hiện yêu cầu chân đi đến tận nơi, mắt thấy, nhằm bảo đảm đạt mức chính xác cao nhất đối với một tài liệu thu thập. Trong quá trình chuẩn bị, tùy theo tính chất quan trọng của từng mục tiêu, từng hướng, cán bộ cấp trên đều phân công xuống cùng anh em nghiên cứu. Khi điều tra nghiên cứu còn vấn đề gì chưa thật rõ, thật chắc thì kiên quyết tìm mọi cách, xuống tận nơi xác định cho kỳ rõ.

        b) Đối với công tác tổ chức chiến đấu, cán bộ đã hết sức tranh thủ làm tại thực địa. Từ việc xây dựng kế hoạch tác chiến bảo đảm chiến đấu, v.v... đều được tiến hành trên thực tế địa hình một cách rất cụ thể. Có khó khăn thắc mắc gì thì giải quyết tại chỗ. Kinh nghiệm thực tế ở Điện Biên Phủ chỉ rõ đó là cách tổ chức chiến đấu tỉ mỉ, cụ thể, chặt chẽ, nhanh chóng nhất.

        c) Sau khi đã hạ quyết tâm, ra mệnh lệnh, cấp trên luôn có tác phong đi sâu xuống dưới kiểm tra, đôn đốc “chân đi đến, mắt nhìn tới” và “miệng nói, tay làm” để tích cực giúp đỡ cấp dưới, nhất là ở đại đội là cấp tổ chức chấp hành mọi nhiệm vụ. Chính tác phong này đã bảo đảm cho mọi mệnh lệnh đều được thực hiện đến nơi đến chốn, cấp trên nắm vững tình hình chấp hành của cấp dưới, kịp thời phát hiện, uốn nắn những lệch lạc và phát hiện những cái hay ở đơn vị, trên dưới rất nhất trí, đồng lòng kiên quyết khắc phục mọi khó khăn để thực hiện kỳ được mọi nhiệm vụ.

        d) Ở những nơi và những lúc chiến đấu quyết liệt, cán bộ cấp trên luôn luôn có mặt, nêu cao tinh thần gương mẫu phụ trách, dũng cảm chiến đấu. Các đơn vị chiến đấu ở Điện Biên Phủ đều có tác phong chỉ huy rất tốt là luôn luôn đưa sở chỉ huy và vị trí chỉ huy lên phía trước ở vị trí thích hợp, bảo đảm thường xuyên nắm vững tình hình và xử trí kịp thời. Tác phong đó đã giúp người chỉ huy luôn luôn kịp thời nắm vững tình hình địch, tình hình ta, tình hình địa hình, nhờ đó có quyết tâm xử trí kịp thời và đúng đắn, tìm ra được nhiều biện pháp có hiệu quả, khắc phục được bệnh chủ quan khi nhận định và xử trí, nâng cao quyết tâm và hiệu lực chỉ huy của cán bộ cấp dưới lên gấp bội, giảm được tổn thất của bộ đội tới mức thấp nhất. Thực tế chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã gạt bỏ tác phong chỉ huy quan liêu xa rời, cách bức, không sát thực tế tình hình, chủ quan suy diễn.

        Tác phong tỉ mỉ, cụ thể trước hết bắt nguồn từ ý chí chiến đấu của cán bộ. Thực tế ở Điện Biên Phủ chỉ rõ rằng, chỉ có thường xuyên giữ vững tinh thần tiến công địch thật cao, tinh thần chiến đấu dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ và khắc phục khó khăn và tinh thần trách nhiệm chính trị rất cao trước quần chúng, thì mới có thể xây dựng được tác phong sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể, tìm hiểu tận gốc, giải quyết tại chỗ những vấn đề mà cán bộ cấp dưới và chiến sĩ đang lúng túng và vấp phải.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 04:31:12 am »


        III. ĐẢM BẢO VẬT CHẤT

        Công tác hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng đã tiến một bước dài, vượt hẳn các chiến dịch trước, đó là bước phát triển cao nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Biểu hiện tập trung nhất về sự trưởng thành của nó là đã bảo đảm cho bộ đội ta đánh tập trung lớn, tiêu diệt lớn đánh liên tục, dài ngày.

        Sở dĩ làm được như vậy, vì trước hết, công tác hậu cần đã quán triệt sâu sắc quyết tâm của chiến dịch, xoáy vào yêu cầu đánh tập trung lớn, đánh tiêu diệt lớn để bảo đảm. So với các chiến dịch trước thì trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã sử dụng binh lực, hỏa lực tới mức lớn nhất, nhằm thực hiện quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Việc sử dụng binh lực lớn đánh tập trung đòi hỏi công tác hậu cần phải bảo đảm được một khối lượng vật chất, kỹ thuật rất lớn và phức tạp. Nhiều khó khăn mới xảy ra trong đó có những khó khăn lúc đầu tưởng không vượt nổi. Lượng lương thực, đạn dược tiêu thụ tổng kết lại đã gấp nhiều lần dự tính ban đầu. Đánh to, tất nhiên phải cứu chữa số lượng thương binh lớn. Tuyến vận tải dài hàng mấy trăm ki-lô-mét đã bị địch tập trung hầu hết lực lượng không quân chiến đấu đánh phá, v.v...

        Song, suốt chiến dịch, lương thực, đạn dược đã được bảo đảm đầy đủ; vũ khí hư hỏng đã được sửa chữa tại chỗ kịp thời, thương binh đã được nhanh chóng cứu chữa, đời sống tinh thần, vật chất của bộ đội được cải thiện rõ rệt, và càng về sau, cuộc chiến đấu càng phát triển rộng lớn thì công tác bảo đảm vật chất, kỹ thuật, sức khỏe của bộ đội càng đi vào nền nếp vững chắc.

        Kết quả to lớn trên đây xác nhận rằng công tác hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã vươn lên làm những việc lớn chưa từng làm, đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách, đạt được những thành tích rất vẻ vang góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch.

        Quá trình bảo đảm vật chất trong chiến dịch này cũng là quá trình đấu tranh và chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng, tổ chức, tác phong trong công tác hậu cần. Công tác lãnh đạo đã chú ý thường xuyên xây dựng, củng cố, nâng cao quyết tâm của cán bộ, bám sát yêu cầu đánh tiêu diệt lớn mà sẵn sàng vì bộ đội, vì thắng lợi của chiến dịch mà ra sức phục vụ vô điều kiện, kiên quyết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ bảo đảm mọi yêu cầu do tác chiến đề ra.

        Mặt khác, công tác hậu cần chiến dịch đã rất coi trọng khâu tổ chức thực hiện. Hàng loạt vấn đề khó khăn lúc bấy giờ về vận chuyển, tiếp tế, cứu chữa thương binh, bố trí kho trạm... đều đã được giải quyết khá chu đáo nhờ tổ chức thực hiện được chặt chẽ, khoa học từ trên xuống dưới, từ hậu cần cấp chiến dịch đến hậu cần đơn vị cơ sở.

        Thành công của công tác bảo đảm vật chất trong chiến dịch Điện Biên Phủ còn là sự biểu dương sức mạnh của hậu phương, là thắng lợi của tinh thần cần kiệm, dựa vào sức mình là chính của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta.

        Bộ đội ta trên chiến trường rừng núi Điện Biên Phủ xa hậu phương hàng mấy trăm ki-lô-mét được ăn uống no đủ, có vũ khí tốt, có mọi phương tiện cần thiết để chiến đấu thắng lợi trong một trận đánh tiêu diệt lớn, dài ngày như vậy, trước hết là do được nhân dân dốc lòng chi viện và công tác hậu cần đã biết dựa vào sức mạnh vô tận của hậu phương, đã tổ chức sử dụng rất hợp lý mọi khả năng tiềm tàng về sức người, sức của để phục vụ vô điều kiện cho tiền tuyến. Hàng vạn dân công đã tham gia vận tải đường bộ, đường sông; vận chuyển và săn sóc thương binh; làm đường và sửa đường dưới sự uy hiếp của bom, đạn địch. Nhân dân đã góp hàng vạn tấn gạo cho mặt trận. Đó là những con số nói lên rất hùng hồn sức mạnh của chế độ ta, của nhân dân ta, và sự thành công của công tác hậu cần.

        Mặc dầu nhu cầu về số lượng vật chất, kỹ thuật rất lớn nhưng suốt chiến dịch, bộ đội ta vẫn có đủ để hoàn thành nhiệm vụ, còn vì một lẽ rất sâu xa là cán bộ, chiến sĩ ta đã đồng tâm, hợp lực cùng tham gia tích cực vào công tác hậu cần, nêu cao tinh thần cần kiệm, dựa vào sức mình là chính, nghiêm khắc với mọi hành động phung phí, ỷ lại. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ta còn có hạn, song bộ đội ta không bị thiếu thốn vì ta sử dụng có trách nhiệm, có tổ chức, có quan điểm đúng đắn.

        Trong chiến dịch, việc sử dụng lương thực, đạn dược đều được các cấp lãnh đạo, chỉ đạo từ Bộ chỉ huy chiến dịch cho tới cán bộ cơ sở quan tâm thường xuyên, nắm vững tình hình, nhận rõ những thuận lợi, khó khăn chung của công tác hậu cần và có biện pháp giải quyết thích đáng. Các chế độ, quy tắc về hậu cần được mọi người chấp hành tự giác, tích cực. Hiện tượng lãng phí lớn, nhỏ đều được phê phán sâu sắc, ngăn chặn kịp thời.

        Phong trào tự túc lương thực, cải thiện ăn uống cũng được các đơn vị hưởng ứng. Có đơn vị đã lấy được hàng mấy chục tấn củ mài, rau rừng, đánh được trên chục tấn cá, có đơn vị đã tự mình làm cối xay thóc, giã gạo.

        Việc đoạt dù tiếp tế của địch, lấy của địch trang bị cho ta đã trở thành việc làm hàng ngày ở các trận địa, làm có quy định, có chỉ tiêu hẳn hoi. Chính sách chiến lợi phẩm được thực hiện nghiêm chỉnh.

        Nhìn lại thắng lợi Điện Biên Phủ, thì hỏi rằng, kẻ địch tránh sao khỏi bị bất ngờ, vì không máy tính nào tính nổi tinh thần đồng cam, cộng khổ, tinh thần cần kiệm, tự lực cánh sinh của cán bộ, chiến sĩ ta, một nguồn sức mạnh to lớn đã góp phần tạo nên thắng lợi của công tác bảo đảm vật chất trong chiến dịch lịch sử này.

        *

        Chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ rằng cuộc chiến tranh cách mạng của ta trong quá trình phát triển của nó có những bước nhảy vọt. Bước phát triển nhảy vọt đó đặt ra những yêu cầu rất cao về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang ta. Có kịp thời đáp ứng những yêu cầu to lớn do tình hình mới đề ra, chúng ta mới tạo nên những bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta, mới nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

        Thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ còn khẳng định rằng chúng ta có đầy đủ điều kiện về chính trị, tinh thần, về lực lượng vật chất để đáp ứng những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Đó là đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng ta, là quyết tâm sắt đá, sự hy sinh to lớn của toàn dân ta với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, là sức mạnh vô địch của quân đội ta, một quân đội cách mạng được Đảng và Bác Hồ tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, một quân đội được thử thách, tôi luyện nhiều năm trong lò lửa đấu tranh cách mạng.

        Chỉ cần mỗi người chúng ta, trước hết là cán bộ kiên định lập trường chiến đấu, nhận thức đầy đủ tình hình và nhiệm vụ, phát huy nỗ lực chủ quan, không ngừng nâng cao bản lĩnh chỉ huy, trước hết là rèn luyện một quyết tâm sắt đá, một tinh thần trách nhiệm thật cao đối với sự nghiệp cách mạng nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta trên tất cả các mặt từ chính trị, tư tưởng, đến năng lực tác chiến, bản lĩnh chỉ huy, khả năng tổ chức và khả năng bảo đảm vật chất, kỹ thuật, tạo nên một bước phát triển nhảy vọt về chất lượng chiến đấu thì nhất định nhiệm vụ nào quân đội ta cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, càng đánh càng mạnh, càng đánh mạnh càng thắng to, thẳng tiến đến thắng lợi cuối cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2016, 04:36:26 am »


        BÀU BÀNG, MỘT BÀI HỌC VỀ QUYẾT TÂM ĐÁNH MỸ1

        Cách đây 4 tháng tại Bàu Bàng, Quân giải phóng miền Nam đã tiến công tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 2, trung đoàn 7 và một chi đoàn “thiết xa vận” của bọn ngụy quân. Đến nay, ngày 12-11-1965 cũng tại khu vực Bàu Bàng, quân và dân miền Nam, trên 3 giờ đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe M.113 và 1 đại đội pháo binh 105 mi-li-mét thuộc sư đoàn bộ binh số 1 của giặc Mỹ.

        Đây là một chiến công lớn không những chỉ ở số lượng quân Mỹ bị tiêu diệt nhiều mà còn ở chỗ đã đập tan những luận điệu của chúng nói rằng Quân giải phóng không dám chạm trán với quân Mỹ, không dám đánh lớn, “đã phân tán thành những đội du kích lẻ tẻ”. Chúng tự nặn ra những chiến thắng tưởng tượng về cái gọi là “chiến dịch mùa mưa của Việt cộng” đã kết thúc, đến mùa khô “quân Mỹ đang giành lại quyền chủ động ở chiến trường”, rằng “tình hình đã được cải thiện”, v.v...

        Trong mấy tháng qua, ở miền Nam không những chiến tranh du kích đang phát triển rộng khắp mà các lực lượng vũ trang còn tập trung liên tiếp giáng cho chúng nhiều đòn quyết liệt. Từ Vạn Tường, Thuận Ninh, Đà Nẵng, Chu Lai đến La Châu, An Trạch, Plây Me, Bắc Biên Hòa và đến nay Bàu Bàng (Bắc Bến Cát), một trận đánh tiêu diệt lớn giặc Mỹ trên chiến trường miền Nam.

        Từ trước, đế quốc Mỹ hết đề cao lính thủy đánh bộ, đến lính dù, đến sư đoàn kỵ binh đường không, đến sư đoàn bộ binh thiện chiến. Sự thật là sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ bị tan xác ở Vạn Tường, Điện Tiến, La Châu, v.v…; sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đã thất vọng và kinh hoàng sau trận Phù Cát và Plây Me; lữ đoàn dù số 101 và 173 của Mỹ đã bị ăn đòn và khiếp đảm sau trận Thuận Ninh và Bắc Biên Hòa. Đến nay sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ chắc hẳn khoe khoang là “sư đoàn đỏ, tinh nhuệ, thiện chiến nhất, có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến tranh thế giới thứ hai và trong chiến tranh Triều Tiên”. Những sự thật đó đã chứng tỏ rằng, bất cứ một loại vũ khí phương tiện hiện đại nào, bất cứ một quân đội “tinh nhuệ” nào của giặc Mỹ xâm lược đều bị quân và dân ta đánh cho thất điên bát đảo.

        Chiến thắng Bàu Bàng còn là một trận tiến công lớn vào tinh thần giặc Mỹ và bọn tay sai. Sau các trận Nam Bến Cát, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Biên Hòa, v.v... lính Mỹ mất tinh thần đến nỗi có tên phải tự thương, tự sát, cáo ốm, v.v... thì nhất định sau trận Bàu Bàng này tinh thần lính Mỹ còn sa sút hơn nhiều.

        Các đơn vị lính Mỹ quân số đầy đủ hơn các đơn vị ngụy quân, trang bị vũ khí hiện đại nhiều gấp hai, ba lần lính ngụy còn bị các lực lượng vũ trang giải phóng của ta đánh cho tơi bời như thế, thì chắc chắn rằng bọn ngụy quân đã khiếp sợ lại càng khiếp sợ, đã tan rã thì còn tan rã. Ngay bọn Mỹ cũng phải thú nhận: năm 1964 có chừng 75.000 lính ngụy đào ngũ, và đến tháng 9 năm 1965 đã có tới 87.000 lính đào ngũ.

        Lính Mỹ mất tinh thần, lính ngụy tan rã thì bọn ngụy quyền càng lục đục đổ tội cho nhau, cấu xé nhau, đấu đá nhau rồi lại hất cẳng nhau. Bọn xâm lược Mỹ ngày càng mất tin tưởng đối với bọn tay sai. Lính mất tinh thần thì tướng tá chán nản. Tay sai lục đục thì chủ Mỹ hoang mang xô đẩy nhau xuống vực thẳm, đó là những kết quả tất nhiên mà chúng không thể nào thoát khỏi.

        Chiến thắng Bàu Bàng là thể hiện quyết tâm cao của tinh thần “tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt”, nó đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc của Quân giải phóng miền Nam. Hai năm sau, kể từ trận Ấp Bắc phá tan chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của giặc Mỹ, Quân giải phóng đã tiến lên liên tiếp đánh tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn quân ngụy tại Bình Giã, nhưng từ tháng 8-1965 đến nay chưa đầy 3 tháng, các lực lượng vũ trang giải phóng của ta đã liên tiếp đánh vào đầu giặc Mỹ những đòn nảy lửa, tiến tới trên 3 giờ đồng hồ tiêu diệt 2 tiểu đoàn bộ binh cùng với 2 chi đoàn xe thiết giáp có pháo binh và máy bay chiến đấu yểm hộ ở trận Bàu Bàng vừa qua. Như vậy là các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã tiến bộ rất nhanh chóng về mọi mặt.

        Chiến thắng Bàu Bàng đã phối hợp tuyệt đẹp với chiến thắng Đà Nẵng, Chu Lai, Plây Me, v.v... và chiến thắng của quân và dân miền Bắc hạ gần 800 máy bay giặc Mỹ xâm lược cùng với phong trào nhân dân Mỹ chống chính sách xâm lược của bọn Giôn-xơn đang lan rộng ngay trên đất Mỹ. Cùng với các chiến thắng khác, chiến thắng Bàu Bàng làm nức lòng quân và dân cả nước ta, và vang dội tới tận nước Mỹ, báo cho bọn trùm xâm lược ở Lầu năm góc và Nhà trắng biết rằng ảo tưởng tăng thêm quân, mở rộng chiến tranh xâm lược cũng không thể nào cứu vãn nổi nguy cơ thất bại hoàn toàn của chúng.

        Chiến thắng Bàu Bàng đã cho chúng ta nhiều bài học bổ ích, thiết thực trong huấn luyện và chiến đấu:

        Đánh quân địch cơ động phải hết sức kiên trì bám sát địch, không rời địch một phút, theo dõi địch suốt ngày đêm. Dựa vào nhân dân, tổ chức chu đáo, Quân giải phóng đã bám sát địch và còn nắm chắc chỗ yếu của chúng trong cuộc hành quân, trú quân này, nên đã điểm đúng huyệt của chúng.

-----------------
        1. Bài đăng báo Quân đội nhân dân, số 1676, ngày 18-11-1965. Có sửa chữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2016, 04:37:17 am »


        Ban ngày quân địch vừa hành quân tới, ban đêm quân ta đã tiến tới khép chặt vòng vây và 5 giờ 3 phút sáng ngày 12-11-1965 bắt đầu nổ súng. Với một thời gian rất ngắn, Quân giải phóng đã tổ chức, chuẩn bị và đánh thắng một đối tượng đã từng huênh hoang là thiện chiến, được trang bị hiện đại, có nhiều xe tăng và pháo binh yểm hộ. Như vậy, đối với cán bộ chỉ huy cần đòi hỏi phải nhạy bén và sâu sắc về lãnh đạo tư tưởng và phải nhanh chóng nhưng rất tỉ mỉ, chu đáo về tổ chức. Đặc biệt đối với tất cả các cán bộ và chiến sĩ tham gia trận đánh này đã tỏ ra có trình độ chính trị tư tưởng rất cao và trình độ kỹ thuật, chiến thuật, tác phong chỉ huy và tác phong chiến đấu rất tốt nên đã đánh thắng giòn giã.

        Tinh thần quyết tâm “tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt” của các đơn vị tham gia trận Bàu Bàng rất cao, táo bạo, có gan đánh, có gan giành thắng lợi trong một tình huống hết sức gấp rút. Đi đôi với quyết tâm rất cao ấy, Quân giải phóng đã tổ chức chiến đấu nhanh giỏi, tác phong chiến đấu của bộ đội vô cùng anh dũng quả cảm.

        Qua trận Bàu Bàng chúng ta thấy rõ, mặc dầu giặc Mỹ có đầy đủ phương tiện trinh sát hiện đại, có mạng lưới gián điệp dày đặc, có bọn ngụy quân đi trước và ở xung quanh làm bia đỡ đạn cho chúng, Quân giải phóng miền Nam, đã dựa vào nhân dân, nắm chắc tư tưởng chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân, nắm chắc chỗ yếu của địch, nên vẫn giữ được bí mật, bất ngờ đánh cho giặc Mỹ trở tay không kịp. Mặc dầu giặc Mỹ có thừa súng, thừa đạn, nhưng bị đánh bất ngờ thì không thể nào chống cự nổi. Bí mật bất ngờ của giặc Mỹ là dựa vào cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại, vì vậy nhất định sẽ bị tai mắt của chiến tranh nhân dân phát giác. Bí mật, bất ngờ của lực lượng vũ trang ta là dựa vào toàn dân, dựa vào tư tưởng chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân, dựa vào tinh thần chiến đấu anh dũng quả cảm, mưu trí và linh hoạt của con người giác ngộ cách mạng, vì vậy kẻ địch nhất định sẽ luôn luôn bị đánh những đòn bất ngờ.

        Trong trận này Quân giải phóng miền Nam có quyết tâm rất cao, đánh đêm giỏi, đánh ngày cũng giỏi, dũng cảm tiến công địch giữa lúc chúng “đang còn ngái ngủ”. Qua một đêm yên ổn, giặc Mỹ chủ quan tưởng là yên thân. Mờ sáng, giặc Mỹ đã bị hỏa lực của Quân giải phóng đánh giập đầu xuống và trong phút chốc Quân giải phóng đã lao lên đánh giáp lá cà. Giặc Mỹ vô cùng kinh hoàng, đội hình đã tan tác thì tinh thần chiến đấu càng suy sụp hơn.

        Trong trận này, Quân giải phóng miền Nam đã phát huy cao độ yếu tố tinh thần xông lên vật lộn với giặc. Với khẩu hiệu “bám thắt lưng địch mà đánh” Quân giải phóng đã khoét sâu nhược điểm tinh thần bạc nhược của “lính công tử bột” Mỹ sợ đánh giáp lá cà. Bí mật tiến sát địch, bất ngờ lao lên đánh gần đã hạn chế rất lớn khả năng yểm hộ của máy bay và pháo binh địch. Giặc Mỹ ỷ lại vào hỏa lực của máy bay, ỷ lại vào pháo binh mặt đất, đến khi những thứ đó mất tác dụng thì tinh thần chiến đấu của giặc Mỹ sẽ vô cùng sa sút.

        Khi nổ súng xông lên giáp chiến với giặc Mỹ, Quân giải phóng đã tiêu diệt ngay sở chỉ huy và bộ phận thông tin liên lạc của chúng cắt đứt sự liên lạc từ mặt đất với trên không, từ mặt trận với các nơi khác của giặc Mỹ. Đối với quân đội đế quốc xâm lược nói chung “quân vô tướng rõ ràng là hổ vô đầu” chỉ còn là một đội quân ô hợp cho đến khi bị tiêu diệt. Cũng lúc đó, Quân giải phóng đã tiêu diệt trận địa pháo binh của chúng. Ngoài máy bay chiến đấu ra, pháo binh cũng là chỗ dựa mà giặc Mỹ hy vọng thì cũng thất vọng. Điều đó làm cho giặc Mỹ mất tin tưởng vào sức chiến đấu của bản thân, không thể nào tránh khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.

        Quân Mỹ tuy đông, bố trí thành từng cụm, nhưng Quân giải phóng chia cắt địch thành từng mảng tiêu diệt gọn từng bộ phận. Mặc dầu từng cụm của địch đều có xe tăng, xe bọc thép bao quanh là công sự, nhưng xe tăng bị diệt, bộ binh mất chỗ dựa. Bộ binh bị diệt, xe tăng trở nên cô độc. Quân giải phóng đã thực hiện bao vây chia cắt tốt, chỉ huy và chiến đấu rất linh hoạt, lại đề cao tinh thần chủ động hiệp đồng tác chiến nên đã “đánh nhanh, diệt gọn”. Điều đó chứng tỏ Quân giải phóng có một trình độ thục luyện về kỹ thuật, chiến thuật, có sự phân công tổ chức chiến đấu tỉ mỉ tới từng chiến sĩ, từng loại hỏa lực sẵn có trong tay một cách hợp lý và chặt chẽ nên đã đánh cho quân địch không kịp ứng phó, cứu viện cho nhau.

        Để thể hiện tinh thần anh dũng quả cảm, kinh nghiệm chỉ huy và chiến đấu của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam trong trận chiến thắng Bàu Bàng cũng như trong các trận đánh tiêu diệt giặc Mỹ từ trước đến nay, các cán bộ và chiến sĩ ta cần vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt ngay từ động tác kỹ thuật đến chiến thuật trong việc luyện tập hàng ngày. Bất cứ một hành động kỹ thuật, chiến thuật nào trên bãi tập, tất cả các cán bộ, chiến sĩ cần vận dụng cụ thể và sáng tạo những kinh nghiệm tiêu diệt giặc Mỹ xâm lược của các lực lượng vũ trang ta trên chiến trường miền Nam.

        Ngay trong chiến đấu với máy bay Mỹ để bảo vệ bầu trời, đánh tàu chiến giặc Mỹ để bảo vệ vùng biển, đánh bọn biệt kích xâm nhập phá hoại để bảo vệ biên giới, giới tuyến, chúng ta cũng phải thể hiện cao độ tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm phi thường và kinh nghiệm chỉ huy, chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

        “Đánh giặc, rút kinh nghiệm học tập, lại đánh giặc”, bất cứ trong điều kiện chiến đấu khẩn trương như thế nào, chúng ta cần làm tốt khâu đó để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt của mình. Khi huấn luyện cần coi trọng 4 điều kiện kết hợp: “kỹ thuật, chiến thuật, tác phong và tư tưởng”. Chỉ có như vậy, kỹ thuật, chiến thuật mới có linh hồn, mới trở thành sức mạnh thực sự vô địch. Nắm vững đường lối quân sự của Đảng, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của quân đội ta, chúng ta quyết tâm rèn luyện để không ngừng nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, nhất định sẽ đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2016, 04:38:49 am »


        NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CHIẾN THẮNG BÌNH LONG - PHƯỚC LONG1

        Mở màn đông xuân quyết thắng năm nay, quân và dân miền Đông Nam Bộ đã đánh cho quân Mỹ, ngụy những đòn phủ đầu choáng váng.

        Đêm 27-10-1967, Quân giải phóng Phước Long tiến công cứ điểm Phước Quả, diệt trên 250 tên, đồng thời bắn pháo vào chi khu Phước Bình và Sông Bé. Tiếp đó, trong những ngày 4 và 5-11-1967 Quân giải phóng lại đánh địch trên đường đến tiếp viện cho Phước Long tiêu diệt thêm 1 tiểu đoàn và 3 đại đội ngụy.

        Trong khi giặc Mỹ đang lúng túng đối phó ở Phước Long, thì ở hướng Bình Long, đêm 28 rạng ngày 29-10-1967, Quân giải phóng lại tiến công tiêu diệt quân địch ở thị trấn Lộc Ninh, giết và làm bị thương 550 tên ngụy trong đó có 4 trung đội bảo an, dân vệ, biệt kích và 1 đội “bình định”, phá hủy và bắn rơi 6 máy bay, thu gần 100 súng các loại.

        Các ngày sau, giặc Mỹ và tay sai vội vã điều quân lên ứng cứu, cấu xé chỗ này, chắp vá chỗ kia vẫn không đối phó nổi với những trận tiến công liên tiếp của Quân giải phóng.

        Suốt 12 ngày chiến đấu liên tục, Quân giải phóng đã tiêu diệt trên 3.500 tên địch gồm 2 tiểu đoàn, 2 đại đội bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 40 xe cơ giới, 1 tiểu đoàn, 10 đại đội, 1 chi đội cơ giới và 1 đại đội pháo binh ngụy, bắn rơi 13 máy bay...

        Chiến thắng Bình Long - Phước Long của quân và dân miền Đông Nam Bộ, mở màn đông xuân vừa qua chứng tỏ: càng đánh, tinh thần giặc Mỹ và tay sai càng sa sút, cách đánh của chúng càng nghèo nàn, đơn điêu; ngược lại, càng đánh, tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Nam càng cao, cách đánh càng phong phú, linh hoạt.

        Mùa khô năm trước, để cố gỡ thế bí trên chiến trường, giặc Mỹ tung quân ra với mục đích để thực hiện âm mưu “tìm diệt” và “bình định” ở miền Đông Nam Bộ, từ cuộc hành quân Át-tơn-bo-rơ đến đỉnh cao nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty, địch đã ném ra chiến trường trên 4 vạn rưởi quân, bị diệt mất 14.000 tên. Những năm trước bị diệt ở đâu, giặc Mỹ điều động lực lượng đến để cố chiếm lại rồi nống ra hòng đẩy lực lượng Quân giải phóng lùi ra xa. Tất cả kiểu cách hành quân, trú quân, tác chiến, bề ngoài có vẻ hung hăng, ỷ vào quân đông, hỏa lực mạnh… Nhưng năm nay, sau thất bại hè thu và bước vào đông xuân 1967-1968, giặc Mỹ đưa quân bù đắp nơi này thì chỗ khác sơ hở, giữ cửa ngõ Sài Gòn thì các nơi khác mỏng yếu. Trong khi đó chúng vẫn chưa mò ra được ý định tác chiến của Quân giải phóng trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Bất ngờ quân và dân miền Đông Nam Bộ đã đánh phủ đầu liên tiếp hàng chục đòn trời giáng, làm cho giặc Mỹ và tay sai đã lúng túng càng thêm lúng túng, tinh thần chiến đấu của giặc Mỹ và tay sai càng sa sút. Khi chạm súng hoặc thấy Quân giải phóng xung phong thì chúng vứt súng bỏ chạy hoặc vừa chạy vừa bắn lung tung, hoặc nằm im bỏ mặc đồng bọn bị tiêu diệt, như các trận ở sân bay, ngã ba Lộc Ninh, Mang Trái, v.v... Khi tiếp viện ứng cứu cho nhau, quân Mỹ không dám đi hung hăng, ồ ạt, tăng quân cho chiến trường bị đánh, chỉ đủ bù vào số chết và bị thương, tới nơi dừng lại không dám tỏa rộng ra ngoài, v.v... Chính vì ngày càng sợ bị tiêu diệt, cho nên giặc Mỹ đi hành quân cũng sợ, dừng lại cũng sợ, tác chiến lại càng sợ hơn, nên thủ đoạn đối phó cụ thể của giặc Mỹ có những đổi mới. Nhưng những đổi mới ấy lại chính là biểu hiện cách đánh cơ bản vẫn là khi chạm súng, giặc Mỹ vẫn tìm mọi cách nhanh chóng lùi ra xa Quân giải phóng, phân tuyến rõ rệt để yêu cầu máy bay, pháo binh chi viện. Đó là cách đánh rất đơn điệu của một quân đội xâm lược. Tiến công đối phương không phải là bộ binh mà là máy bay và pháo binh là chủ yếu. Bộ binh nói chung là binh chủng chiếm đất, giải quyết mục đích cuối cùng của trận đánh, nhưng ở đây bộ binh của Mỹ tiếp tục được xếp vào hàng rất thứ yếu với nhiệm vụ là chỉ có “tìm và ghìm”. Thực ra chúng muốn “tìm” cũng chẳng thấy, “ghìm” cũng chẳng được và đến bây giờ, nếu có thấy thì giặc Mỹ lại bỏ chạy hoặc nằm im để cố tránh khỏi bị tiêu diệt. Nhưng tránh làm sao được, vì càng chạy thì càng bị diệt, càng nằm im thì càng bị đánh bất ngờ. Những tên chỉ huy đầu sỏ dù có muốn giữ cho lính khỏi chạy cũng không được, vì quy luật tất nhiên đã đến lúc giặc Mỹ phải như thế và đó cũng là dấu hiệu thua trận ngày càng rõ, bị tiêu diệt ngày càng nhiều đã đến với giặc Mỹ.

        Ngược lại, càng đánh, tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Nam càng cao, cách đánh ngày càng linh hoạt, phong phú; mặc dầu giặc Mỹ được tăng cường rất nhiều máy bay, pháo binh và cơ giới. (Chỉ nói riêng về máy bay của giặc Mỹ và tay sai sử dụng đánh một dải đất nhỏ hẹp của chúng ta gần 10 lần máy bay của giặc Pháp sử dụng năm 1954, mà máy bay của giặc Mỹ lại hiện đại hơn nhiều). Nhưng vừa qua, Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ đã có gan và có tài đánh tập trung, đánh liên tục dài ngày. Suốt 12 ngày đêm, trên hướng Bình Long - Phước Long đã diễn ra hàng chục trận đánh giòn giã. Điều đó chứng tỏ giặc Mỹ càng giở nhiều thủ đoạn tàn ác dã man để tàn sát nhân dân ta thì tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Nam càng anh dũng tuyệt vời, và cách đánh càng phong phú, linh hoạt.

----------------
        1. Bài đăng báo Quân đội nhân dân, số 2332. ngày 23-11-1967.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2016, 04:39:11 am »


        Qua chiến thắng Bình Long - Phước Long chúng ta có thể rút ra bốn bài học như sau:

        I. GIỮ BÍ MẬT

        Quân và dân miền Đông Nam Bộ đã có nhiều tiến bộ về mặt giữ bí mật. Sắp đánh đâu, địch không biết; sắp đi đâu, địch không hay. Chuẩn bị chiến trường rất phức tạp, nhưng không để rơi, để mất tài liệu vào tay địch. Rừng cây bạt ngàn, ta, địch xen kẽ, chiến đấu liên tục, nhưng không để cán bộ, chiến sĩ đi lạc, đã giữ bí mật khi chiếm lĩnh trận địa. Các phương tiện hiện đại, các đội thám báo, biệt kích của Mỹ được tung ra làm tai mắt, nhưng quân và dân miền Đông Nam Bộ đã làm cho địch có tai như điếc, có mắt như mù. Quân và dân miền Đông Nam Bộ đã thường xuyên chú ý việc giáo dục và tổ chức chu đáo để bảo đảm giữ bí mật trước lúc mở màn chiến dịch, chiến đấu. Ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần chấp hành mệnh lệnh của mọi người được đề cao. Ví dụ: xuất quân đi chiến dịch, hoặc bộ đội tiến vào chiếm lĩnh trận địa, cán bộ luôn giáo dục tỉ mỉ cho bộ đội rèn luyện công phu và có những quy định cụ thể mà mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành.

        Để giữ bí mật, Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ đã coi trọng nghệ thuật nghi binh. Nghi binh về chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu. Nghệ thuật nghi binh của Quân giải phóng ngày càng phong phú đã làm cho các sĩ quan tham mưu Mỹ đau đầu, nhức óc vì không mò ra được ý định tác chiến của Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ.

        Mọi người đều có biện pháp bưng tai bịt mắt địch, kể cả những hành động cụ thể như cách trang bị của chiến sĩ, kỹ thuật đến gần địch, v.v... Chúng ta có cách tìm hiểu tình hình địch của chiến tranh nhân dân, thì chúng ta cũng có cách bưng tai bịt mắt địch của chiến tranh nhân dân. Cách nắm địch của ta rất phong phú, linh hoạt, cách bảo đảm bí mật của ta cũng rất phong phú và linh hoạt.

        Sau khi đã giáo dục, quán triệt sâu sắc từ trên xuống dưới thì những biện pháp cụ thể phải được tổ chức thực hiện thật nghiêm ngặt. Giữ được bí mật thì nhất định ta sẽ tạo được bất ngờ. Giữ được bí mật sẽ tạo cho ta rất nhiều thuận lợi khác liên quan đến thắng lợi của trận đánh hoặc của toàn chiến dịch.

        II. TẠO BẤT NGỜ

        Một người đang đi đêm, thình lình bị chộp sau lưng thì rất lúng túng. Trong quân sự cũng vậy, bên nào bị đánh bất ngờ thì sẽ gặp lúng túng, khó giành lại được quyền chủ động. Bị đánh bất ngờ thì tinh thần sẽ hoang mang, dễ bị tiêu diệt nhanh chóng. Đợt hoạt động Bình Long - Phước Long vừa qua, quân và dân miền Đông Nam Bộ đã làm cho quân địch bị hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ bất ngờ lớn đến bất ngờ nhỏ. Chúng tưởng Quân giải phóng đánh đằng đông thì Quân giải phóng đánh đằng tây; tưởng ta dừng không đánh nữa thì ta lại đánh; tưởng ta đi thì ta lại dừng; thực thực hư hư làm cho địch không sao phán đoán nổi. Ví dụ: Sau trận đánh đêm 29 tháng 10 ở sân bay Lộc Ninh, quân Mỹ hết sức chú ý đề phòng ngăn chặn Quân giải phóng ở phía đông thì đêm 1 tháng 11, Quân giải phóng thình lình xuất hiện tiêu diệt 1 tiểu đoàn Mỹ và 1 đại đội biệt kích ngụy ở phía tây; hoặc sau trận tiêu diệt 250 tên địch ở đồn Phước Quả, giặc Mỹ và tay sai đưa quân lên ứng cứu thì hai ngày sau ở hướng Bình Long, Quân giải phóng bất ngờ nổ súng dồn dập, giặc Mỹ lại đổ xô vào đối phó ở đấy. Thế rồi ngờ đâu ngày 4 và 5 tháng 11 năm 1967, Quân giải phóng lại xuất hiện ở hướng Phước Bình đánh một trận phục kích rất mưu trí, liên tiếp tiêu diệt 1 tiểu đoàn và 3 đại đội ngụy lên tiếp viện cho Phước Quả, v.v... Suốt đợt hoạt động, quân và dân miền Đông Nam Bộ luôn luôn tạo được thế bất ngờ chứng tỏ càng đánh nghệ thuật chỉ huy của cán bộ càng có nhiều tiến bộ.

        Muốn tạo được bất ngờ thì điều trước tiên phải giữ được bí mật; hai điều này liên quan với nhau hết sức chặt chẽ. Mất yếu tố bí mật thì mất luôn cả yếu tố bất ngờ, nhưng điều đó lại còn tùy thuộc vào sự tài giỏi của người chỉ huy; mất yếu tố bất ngờ này thì phải biết tạo ra yếu tố bất ngờ khác.

        Tạo bất ngờ có rất nhiều cách, như biết nghi binh đánh lừa địch, vận dụng giỏi và linh hoạt nhiều cách đánh ở nhiều nơi khác nhau. Nhưng điều cơ bản là phải giữ gìn được lực lượng, giữ gìn được ý định và đã hành động thì phải hết sức nhanh chóng. Muốn làm được nhưng điều đó trước tiên phải có gan và say sưa tìm nhiều mưu kế diệt địch. Để tạo được bất ngờ có khi phải làm những việc tưởng chừng như rất mạo hiểm, nhưng đó không phải là mạo hiểm mà chính là có gan đánh giặc. Từ có gan đánh thì mới đủ trí tuệ minh mẫn, đủ nghị lực kiên cường khắc phục mọi khó khăn, vượt mọi trở lực để luôn luôn tạo ra bất ngờ. Ví dụ: nơi địa hình hiểm trở mà địch cho là ta không thể nào vượt qua được, nhưng ta khắc phục được khó khăn vượt qua được, như vậy đã tạo được bất ngờ; hoặc địch cho là ở chiến trường này, địa hình này ta không thể tập trung đánh lớn được, nhưng ta khắc phục được khó khăn tập trung đánh lớn được thì đó cũng là đã tạo nên bất ngờ, v.v... Có gan đánh những đòn hiểm, say sưa đánh những trận tiêu diệt gọn là yếu tố đầu tiên để tạo bất ngờ. Ngoài ra bộ đội còn phải biết sử dụng giỏi nhiều cách đánh một cách linh hoạt. Ví dụ: trong hoàn cảnh cụ thể nào đó địch cho ta không thể tập kích được nhưng bộ đội ta khắc phục mọi khó khăn đánh tập kích được; hoặc địch cho đóng quân trong công sự vững chắc, hỏa lực dày đặc, công sự phụ nhiều tưởng con chim không lọt qua được, nhưng ta lọt qua được, tiến công tiêu diệt được như vậy rõ ràng là đã tạo được bất ngờ. Ba thứ quân của ta hiệp đồng ăn ý, dùng sức mạnh của tinh thần gan góc và cách đánh mưu mẹo để tạo bất ngờ. Từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, một chuỗi bất ngờ luôn luôn ám ảnh quân đội xâm lược Mỹ rất nặng nề làm cho chúng bị hết thất bại này đến thất bại khác.

        Tạo bất ngờ là một trong những nhân tố hết sức quan trọng để giành chủ động, làm hạn chế hỏa lực máy bay, pháo binh và khoét sâu tinh thần chiến đấu sa sút, tồi tệ của giặc Mỹ, đánh thắng chúng trong mọi tình huống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2016, 04:39:32 am »


        III. GIÀNH CHỦ ĐỘNG

        Trong lĩnh vực quân sự giành được chủ động coi như bước đầu đã thu được một phần thắng lợi; mất quyền chủ động tức là yếu tố thất bại đã xuất hiện. Hiểu, giành chủ động là đánh trước, hành động trước cũng đúng, nhưng không phải hoàn toàn chỉ có như thế. Trường hợp địch đánh, ta biết được trước và chuẩn bị sẵn sàng, tránh được cú đấm của đối phương giơ tay đánh ta, ta bất ngờ nhanh chóng lao bàn tay rắn chắc của ta xỉa thật mạnh vào chúng thì nhất định cánh tay đối phương phải rũ ra, cái huyệt hiểm yếu đã bị điểm thì toàn thân đối phương phải đổ. Đó cũng là chủ động phản công tiêu diệt địch hoặc nếu ta phá vỡ kế hoạch hành quân tác chiến, bẻ gãy một cánh quân của địch hoặc ta lui quân ra khỏi khu vực tiến công của địch và từ một hướng khác ta tiến công từ sau lưng, cạnh sườn tiêu diệt địch, đó cũng là chủ động. Trong đợt hoạt động vừa qua của quân và dân miền Đông Nam Bộ, nhân tố giành chủ động được thể hiện rất rõ. Quân giải phóng chủ động đánh Phước Quả, rồi lại chủ động đánh chi khu Lộc Ninh. Địch lúng túng điều quân lên Phước Long rồi lại vội vã kéo quân về Bình Long. Quân giải phóng lại chủ động đánh liên tiếp ở Lộc Ninh, Mang Trái, và trên đường từ Phước Long đi Phước Quả. Tập trung đánh vào chỗ sơ hở, khi đánh nơi này, lúc đánh chỗ khác làm cho địch bị động trên toàn chiến trường... Đánh ở đâu, lúc nào đánh, đánh bằng cách gì, đó là tùy thuộc Quân giải phóng. Bị đập túi bụi, giặc Mỹ bị động đối phó lung tung, điều động quân tăng viện nhỏ giọt, máy bay, đại bác bắn bừa bãi, bắn cả vào đầu Mỹ, ngụy. Mở đầu mùa khô ở miền Đông Nam Bộ, giặc Mỹ và tay sai đã lúng túng và bị động hoàn toàn. Quân và dân miền Đông luôn luôn nắm quyền chủ động.

        Muốn giành được quyền chủ động thì trước tiên phải làm tốt hai điều giữ bí mật và tạo bất ngờ. Các điều đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mất hai nội dung trên thì cũng khó mà có thể giành được chủ động. Muốn giành được chủ động, ngoài việc phải trau dồi cho bộ đội làm giỏi các nhiệm vụ quan hệ tới chiến đấu như cảnh giới, quan sát, tuần tra, canh gác, v.v... và còn có bốn vấn đề đặc biệt quan trọng hơn nữa là:

        - Phải thường xuyên nắm chắc được tình hình địch, phải chú ý theo dõi sự phát triển mới về những thủ đoạn tác chiến cụ thể của địch. Mùa khô năm nay, địch có những thủ đoạn chiến đấu nào khác mùa khô trước, và ngay đợt chiến đấu sau đã có những thay đổi gì khác đợt chiến đấu trước? Ví dụ như sau khi bị thiệt hại nhiều vì đạn pháo cối của ta thì khi trú quân, địch có những biện pháp cụ thể khác để đề phòng; như đội hình trú quân, cấu trúc công sự, thủ đoạn phản ứng, v.v... ta cần nghiên cứu thật tỉ mỉ. Biết sự phát triển mới của địch để chuẩn bị tư tưởng và vật chất, chuẩn bị kỹ thuật và cách đánh để khi lâm trận gặp những tình huống mới, ta đều có thể xử trí được một cách bình tĩnh, đàng hoàng và chắc thắng.

        - Đội hình chiến đấu phải thích hợp theo cách đánh của ta. Cũng trên một khu vực hoạt động, bố trí đội hình chiến dịch, chiến thuật thế này thì luôn luôn giành được chủ động, nhưng bố trí kiểu khác thì có thể sẽ bị động, lúng túng. Bố trí đội hình còn phải căn cứ vào sự thay đổi của địch mà xoay chuyển thế trận, sẵn sàng đánh được địch từ các hướng, tránh được thiệt hại khi máy bay pháo binh địch đánh phá, nhưng lại tập trung từng đơn vị theo ý định tác chiến rất nhanh, cơ động rất bí mật, mau lẹ, v.v... bám sát địch, bất ngờ đánh ngay được những đòn búa bổ vào đầu chúng. Bố trí đội hình thích hợp, bộ đội miền Đông thường gọi là “cài thế”, tức là địch thay đổi thì ta lại bố trí đội hình xoay chuyển làm sao để thành thế trận bất cứ ở tình huống nào cũng giành được chủ động.

        - Bộ đội phải vận dụng thành thạo nhiều cách đánh. Biết nhiều cách đánh thì dù kẻ địch có nham hiểm hoặc liều lĩnh thế nào ta cũng chọn được thời cơ tốt nhất, có lợi nhất cho ta để tiêu diệt địch. Ví dụ kẻ địch bị đánh tập kích ban đêm nhiều thì chúng sẽ tìm mọi cách đề phòng, do đó sẽ bộc lộ sơ hở ở nơi khác, lúc khác, hoặc kẻ địch nhiều lần bị ta bắn pháo chế áp rồi bị bộ đội ta vận động ban ngày ra tiêu diệt thì chúng lại có biện pháp đối phó với cách này. Nhất là khi tinh thần chúng đã suy sụp, tổ chức chỉ huy đã xộc xệch thì ta lại càng phải chú ý hơn. Một đơn vị biết nhiều cách đánh, đánh tập kích, đánh vận động, đánh công sự vững chắc, v.v... đều giỏi thì sẽ không bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch và dù kẻ địch có xoay xở thế nào cũng nhất định bị đánh bất ngờ. Nhiều cách đánh ở đây bao gồm cả giỏi đánh tập trung nhanh, đánh phân tán, đánh hậu cứ được, đánh giao thông cũng được, v.v... Nghĩa là bộ đội ta như con dao pha sắc, nhọn, khỏe, phía này vướng thì lựa phía khác chém được ngay.

        - Chỉ huy phải linh hoạt, sáng tạo, tác phong phải kiên quyết dứt khoát xử trí kịp thời mọi tình huống ngoài dự kiến. Bộ đội phải quen tác phong chiến đấu hết sức khẩn trương, ý thức chấp hành mệnh lệnh rất cao, có lệnh là đi, có địch là đánh ngay được, đánh theo lệnh người chỉ huy, đánh ngoài phương án đã chuẩn bị sẵn, xử trí, ứng phó linh hoạt với mọi tình huống. Bộ đội miền Đông Nam Bộ đã thể hiện tốt điều này. Khi phân tán, lúc tập trung, khi đánh đằng đông, lúc đánh đằng tây một cách linh hoạt. Người chỉ huy giỏi là có khả năng điều động và chỉ huy bộ đội mình đánh thắng giặc cả những tình huống ngoài phương án đã chuẩn bị sẵn, và bộ đội giỏi cũng là bộ đội hoàn toàn quen với lối đánh này. Linh hoạt là một trong những nguyên nhân để bộ đội miền Đông Nam Bộ luôn luôn giành được chủ động trong đợt hoạt động vừa qua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2016, 04:39:59 am »


        IV. ĐÁNH TIÊU DIỆT

        Nói đến đánh tiêu diệt thường mọi người đều hiểu ngay tầm quan trọng và nhất trí ngay những nội dung cơ bản của nó. Trận đánh ở thung lũng Ia Đrăng tháng 11-1965 của bộ đội Tây Nguyên đã diệt gọn 1 tiểu đoàn kỵ binh bay đầy đủ số quân nhất của Mỹ. Bộ đội miền Đông Nam Bộ có truyền thống và nhiều kinh nghiệm đánh tiêu diệt ở “ấp chiến lược” Lộc Tấn, trận đánh Mỹ ở đông sân bay Lộc Ninh, trận phục kích tiêu diệt quân ngụy trên đường tiếp viện cho Phước Quả... cũng là những trận đánh tiêu diệt tốt: diệt gọn từng đơn vị địch, bắt tù binh, thu nhiều vũ khí, chiến lợi phẩm, v.v...

        Đánh theo cách đánh của ta, giữ được bí mật, tạo được bất ngờ, giành được chủ động thì đó là tiền đề đánh tiêu diệt tốt. Bốn khâu này là một mối liên hệ dây chuyền có tác động lẫn nhau. Ba điều trên không làm được thì cũng khó mà có điều thứ tư. Bộ đội miền Đông Nam Bộ rất có nhiều kinh nghiệm đánh tiêu diệt, những kinh nghiệm ấy ngày càng được phát triển phong phú. Đợt hoạt động ở Bình Long - Phước Long, quân và dân miền Đông Nam Bộ đã có những tiến bộ mới về mặt phối hợp chiến trường, căng địch ra không cho chúng tự do tập trung trên một hướng, ở một khu vực. Trong khi quân địch có nhiều máy bay, pháo binh, cơ động nhanh, quân đông thì một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra đối với các lực lượng vũ trang giải phóng là ba thứ quân cần phối hợp tác chiến tốt, căng địch ra để tạo điều kiện ở nơi này hoặc nơi kia tập trung đánh tiêu diệt theo đúng với nội dung của nó. Ngoài việc căng địch ra, làm phân tán sự đối phó của địch thì vấn đề vận dụng linh hoạt các phương thức tác chiến, đánh liên tục, đánh đều khắp cũng rất quan trọng. Hậu cứ của địch bị đập tơi bời, mất nhiên liệu, đạn dược, lương thực; đường giao thông bị cắt đứt từng đoạn; bất cứ lúc nào cũng luôn luôn bị đánh tỉa, tiêu hao, rồi bất ngờ lại bị đập một đòn búa bổ. Đánh tiêu diệt làm cho kẻ địch không thể nào chịu nổi.

        Ngoài những yêu cầu trên, muốn đánh tiêu diệt theo đúng với nghĩa của nó mà ta thường nói là diệt gọn từng đơn vị địch thì ba vấn đề: vây, diệt, cắt lại càng phải được hết sức chú ý. Khi tinh thần kẻ địch ngày càng tồi tệ, tổ chức của địch ngày càng rệu rã thì bất cứ đánh theo hình thức chiến thuật nào cũng phải chú ý đến việc vây và có khi còn phải vây trước diệt sau. Nhất là đối với quân Mỹ có nhiều phương tiện cơ động bằng máy bay lên thẳng thì lại càng chú ý mặt này.

        Trong chiến đấu, quân đội đế quốc bao giờ cũng dựa vào sự hiệp đồng của máy bay, pháo binh, xe tăng, xe bọc sắt mà sự hiệp đồng ấy lại phải dựa vào sĩ quan chỉ huy và phương tiện thông tin nếu mất chỉ huy và phương tiện thông tin thì hiệp đồng bị phá vỡ, đội ngũ rối loạn, toàn bộ quân địch dễ bị tiêu diệt. Cho nên diệt chỉ huy, diệt thông tin, đó là mục tiêu quan trọng đầu tiên để đạt tới nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch. Khi xung phong giáp chiến với địch mỗi chiến sĩ đều có trách nhiệm phát hiện, tiêu diệt ngay mục tiêu đó, hoặc báo cáo ngay với cấp chỉ nuy trực tiếp để tổ chức tiêu diệt. Phát hiện mục tiêu cần diệt có nhiều cách. Ví dụ: đánh địch trong công sự vững chắc, hồi kháng chiến chống Pháp ta thường làm có hiệu quả nhất là bắt tù binh và khai thác tài liệu ngay tại trận. Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952, khi tiến công đồi Pú Chạng, chiến sĩ ta biết khai thác tù binh ngay tại trận phát hiện rõ hầm chỉ huy của tên quan tư Ti-ri-ông và đã tổ chức nhanh chóng tiêu diệt, tạo điều kiện thuận lợi cho trận đánh thắng nhanh, gọn. Khi đã xác định được mục tiêu trọng yếu phải diệt thật nhanh, thật sớm để tạo điều kiện kết thúc trận đánh một cách nhanh, gọn thì cần tập trung mọi điều kiện diệt cho kỳ được.

        Diệt có liên quan đến cắt. Diệt được mục tiêu trọng yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt - cắt giữa mặt đất với trên không, giữa bộ binh với pháo binh, giữa bộ binh với xe tăng, và giữa quân đằng trước với phía sau tới. Địch lớn cắt nhỏ ra mà diệt. Cắt từng bộ phận, cắt từng binh chủng, quân chủng; cắt từng mũi, từng cánh quân, v.v... Cắt có nhiều cách: diệt cũng để cắt, nghi binh cũng để cắt, đánh kiềm chế, đánh chặn cũng để cắt, v.v... Cắt là để tạo điều kiện cho diệt hoặc tiến tới tiếp tục diệt. Diệt và cắt có liên quan đến nhau. Muốn diệt và cắt để tạo điều kiện tiêu diệt toàn bộ quân địch, kết thúc trận đánh, kết thúc chiến dịch thắng lợi thì phải hết sức lưu ý đến sự phát triển mới về thủ đoạn tác chiến của địch. Ví dụ: quan điểm phòng ngự của Mỹ hiện nay khác với Pháp trước kia, vì vậy cách bố trí và cách phản ứng để giữ một cứ điểm hoặc một cụm cứ điểm của địch có khác trước. Từ cái khác về địch đó đặt ra cho chúng ta cần có những đổi mới về phương pháp tác chiến. Trận tiêu diệt địch ở Lộc Ninh là một trong những trận đánh đã có cách đánh tốt. Hồi đầu tháng 10 vừa qua, trận đánh tiêu diệt trung đoàn thiết giáp ở núi Tam Thai của quân và dân Trị-Thiên, cũng là một trận đánh tốt.

        Bốn bài học giữ bí mật, tạo bất ngờ, giành chủ động, đánh tiêu diệt trên đây là bốn bài học kinh nghiệm đã thể hiện rõ trong chiến thắng Bình Long - Phước Long. Chiến thắng Bình Long - Phước Long báo hiệu một mùa khô thất bại mới của giặc Mỹ. Giặc Mỹ nhất định sẽ bị tiêu diệt, bị bắt sống ngày càng nhiều ở miền Đông Nam Bộ và ở các chiến trường khác trên miền Nam nước ta.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM