Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:02:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ mặt trận Hà Nội đến các chiến trường  (Đọc 33592 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 09:17:25 am »


        - Tên sách: Từ mặt trận Hà Nội đến các chiến trường
        - Tổ chức thực hiện: Đại tá Kiều Bách Tuấn, Trung úy Bùi Thu Huơng
        - Tác giả: Thiếu tướng TS. Nguyễn Chu Phác
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2006
        - Số hoá: ptlinh, Phuongnam_kts, chuongxedap

LỜI TỰA

        Tướng Vương Thừa Vũ sinh ra ở Hà Nội, ra đi làm cách mạng từ Hà Nội, rồi bị đế quốc Pháp bắt giam tại Hoả Lò - Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945 ông là Khu truởng Khu XI - Hà Nội, rồi làm chỉ huy truởng mặt trận Hà Nội. Mở đầu Toàn quốc kháng chiến là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm tại Hà Nội thắng lợi, rồi ông đi các chiến truờng…Năm 1954 ông chỉ huy các lực luợng trở về tiếp quản Hà Nội với cuơng vị Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố…Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nuớc, Tướng Vuơng Thừa Vũ làm việc ở Hà Nội với cương vị Phó tổng tham mưu truởng ở Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Thật may mắn gần 50 năm phục vụ trong quân ngũ có 18năm tôi đuợc đi theo giúp việc Tướng Vương Thừa Vũ. Chúng tôi có ý định sau này sẽ viết về ông. Vì vậy, khi ông còn đang làm việc ở Bộ Tổng tham mưu, chúng tôi đã sưu tầm, cất giữ một số tác phẩm, tài liệu và hình ảnh của ông.

        Năm 1960, sau khi tốt nghiệp Truờng Trung cao chính trị (nay là Học viện Chính trị - Quân sự), tôi về đơn vị công tác. Một lần, tôi đang theo dõi hai tiểu đoàn diễn tập đối kháng có thực binh ở Rịa, thuộc tỉnh Ninh Bình thì cấp trên gọi lên giới thiệu tôi với Tuớng Vương Thừa Vũ và nói sau cuộc diễn tập này tôi sẽ về quân khu làm thư ký giúp việc ông.

        Ở quân khu, ngoài giúp việc ông về nghiệp vụ văn phòng và quân sự như huấn luyện, diễn tập, viết, vẽ bản đồ tác chiến... tôi đuợc giao nhiệm vụ cùng phòng văn hoá giúp ông học văn hoá phổ thông trung học. Anh Phạm Tiến Đại, nay là đại tá công tác ở Xuởng phim Quân đội chuyên việc giúp ông học toán.

        Năm 1964, ông đuợc điều động về Bộ Tổng tham mưu với cuơng vị là Phó tổng tham mưu trưởng kiêm Giám đốc Truờng Trung cao cấp quân sự. Từ đây có lẽ ông thấy trọng trách của mình đã khác truớc, ông càng ra sức học tập. Theo yêu cầu của ông, tôi sưu tầm đuợc 6 tập luận văn quân sự của Ăng-ghen. Ông đọc rất kỹ, đọc đi đọc lại từng đoạn. Đoạn nào ông thấy tâm đắc đều gạch duới dòng và kẹp giấy đánh dấu. Đến nay, tôi còn lưu giữ cẩn thận đuợc 5 tập với trên 1.300 trang mà ông đã đọc, có bút tích của ông. Lúc đó, ông yêu cầu tôi tìm lại tập tài liệu mấy chục trang in rô-nê-ô do Trần Độ viết về tư tuởng, học thuyết quân sự Xô Viết từ những năm 1960. Thật hiếm có một cán bộ quân sự đọc kỹ hơn ngàn trang sách về tư tuởng, học thuyết quân sự của Mác, Ăng-ghen... Thời đó, tôi rất thích đọc tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Chống Đuy-rinh, Hệ tư tưởng Đức... nên thường xuyên được mạn đàm với ông một cách bình đẳng.

        Ông yêu cầu tôi sưu tầm các nghị quyết về quân sự của Đảng, ông đọc và đánh dấu như đọc luận văn quân sự Ăng-ghen. Đến nay, tôi cũng còn lưu giữ đuợc hai cuốn Nghị quyết quân sự của Đảng từ năm 1930-1945 và 1930-1960 với 500 trang in.

        Từ chiến truờng Tây Nguyên ở miền Nam, Tướng Hoàng Minh Thảo viết cuốn "Tổ tiên ta đánh giặc" gửi ra Hà Nội tặng Tướng Vương Thừa Vũ. Ở miền Bắc, Tuớng Đỗ Trình cũng viết một tác phẩm "Tổ tiên ta đánh giặc" in rô-nê-ô trên giấy nến. Mặc dầu rất khó đọc, nhưng Tướng Vương Thừa Vũ cũng đọc đi đọc lại nhiều lần.

        Ông thuờng xuyên mời anh Phạm Ngọc Phụng là giáo viên Học viện Quân sự tới nhà riêng, trình bày các tác phẩm của anh và Nguyễn Lương Bích viết về Nguyễn Huệ và "Toàn tập Nguyễn Trãi" của Viện Sử học v.v...

        Hàng ngày, nhận đuợc điện báo cáo trận đánh từ chiến truờng về, ông yêu cầu Cục Tác chiến vẽ lên bản đồ, ông đặt ra một số câu hỏi, yêu cầu đơn vị trả lời cụ thể. Sau đó, ông cùng Cục Khoa học quân sự, Cục Quân huấn và Cục Nhà truờng nghiên cứu trao đổi rút ra kết luận khách quan, theo sự chỉ đạo của ông điện phổ biến ngay các chiến trường, kể cả việc làm thành phim giáo khoa quân sự để huấn luyện bộ đội.

        Trên đường đi công tác, ông thường hỏi chúng tôi về kinh nghiệm chiến đấu của người chiến sĩ, về chỉ huy của cấp phân đội nhỏ. Ông rất chăm chú nghe và bảo: "Không nên đổ khuyết điểm cho người lính. Nguời chỉ huy phải chịu trách nhiệm phần dốt nát, hoặc luời nhác, thiếu trách nhiệm hoặc nhát gan hoặc không sâu sát cụ thể, tỉ mỉ, không biết chỉ dẫn cho chiến sĩ...".

        Ông nhấn mạnh: Tình thuơng đối với chiến sĩ là phải giúp họ có bản lĩnh chiến đấu để chiến thắng kẻ thù mà họ vẫn sống trở về với đồng đội, với gia đình. Do đó phải luyện, phải rèn, phải nghiêm khắc; còn nguời chỉ huy thì phải học, phải tập, phải lắng nghe, phải chịu khó, chịu khổ, phải luôn nghĩ tới trách nhiệm của mình truớc bộ đội, truớc nhân dân...

        Đến bây giờ nghĩ lại, đọc tiểu sử, xem hồi ký của Tướng Vương Thừa Vũ, biết ông đã đuợc học võ nghệ từ nhỏ. Ở Trung Quốc, được đào tạo gần 4 năm tại một truờng sĩ quan ở Côn Minh, sau đó được học tiếp tại Học viện quân sự Nam Kinh. Nhưng những người sống bên ông, mới biết sự tự học của ông thật rất đáng kính phục và hiếm có.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 10:46:16 am gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 09:44:49 am »


        Ông yêu cầu tôi xếp lịch làm việc, hạn chế tối đa "buộc chân" vào ghế họp, hội nghị liên miên - theo ngôn ngữ nói vui của ông, nhưng cũng hạn chế tối đa "chạy lăng xăng". Do đó, một tuần trừ hai ngày họp với cấp trên, với tập thể thủ truởng Bộ hoặc họp với cơ quan cấp duới, phải dành hai ngày đi đơn vị cơ sở, xuống tận thao truờng, bãi tập (chứ không phải đến nghe báo cáo nhận quà cáp rồi về) còn xếp lịch hai ngày để học tập. Thời chiến tranh quyết liệt, căng thẳng như thế, nhưng thực hiện chỉ thị của Đại tuớng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng, cứ thứ bảy hàng tuần, sau khi giao ban, dành nửa ngày, tập thể tướng lĩnh ở Bộ học tập một số chuyên đề như vũ khí hoá học và vũ khí hạt nhân, vũ khí lade, ứng dụng điều khiển học, tâm lý học trong quân sự v.v... Sau khi nghe chung, có điều gì chưa rõ, Tướng Vũ lại mời anh em đến nhà trình bày thêm...

        Hàng ngày, sau giờ làm việc với các tuớng lĩnh ở Bộ Tổng tham mưu, ông rất coi trọng tập thể dục và chơi thể thao: người đi bộ, nguời chơi bóng chuyền, quần vợt... Tướng Vương Thừa Vũ rất thích môn bóng bàn. Tướng Vũ Yên mặc quần đùi, cởi trần - người đen như tuợng đồng thuờng xuyên đấu với ông và cười thoải mái (bù lại khi trận đánh Pheo - tỉnh Hoà Bình năm 1952 không thành công, cả hai ông đều khóc nức nở sau khi xé tan tấm bản đồ). Mỗi lúc bàn về chiến thuật, ông kể lại kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu để minh hoạ cho chúng tôi nghe, trao đổi với chúng tôi về những bài học khái quát mới loé lên trong đầu ông.

        Mặc dầu bận nhiều việc, ông vẫn dành thời gian dạy anh em lái xe nghề mộc, nề và gò, ông bảo: Làm lính rồi cũng có lúc làm dân nên phải học thêm nghề. Riêng vệ sĩ được đi học võ lớp dài hạn, còn chúng tôi, ông dạy một số thế, miếng võ như: cộng lực, chống bắt cóc (gỡ), điểm một số huyệt cần thiết để tự vệ (không nhằm mục đích tấn công hại người...).

        Hình ảnh ông dừng xe giữa đoạn đường ở Phủ Lý, Hà Nam dúi vào tay chiến sĩ nấu ăn ít tiền để anh về thăm con làm chúng tôi nhớ mãi. Nhất là khi anh Việt Hồng đi mô tô từ Hà Nội xuống Nam Định gặp ông, trình bày về những nỗi oan của Quốc Đảm (cho đến nay, tôi vẫn chưa hề gặp, biết anh Quốc Đảm). Tướng Vuơng Thừa Vũ bảo tôi mở tủ lấy đôi giầy đen mới đóng (chưa đi), một máy ảnh (do Đoàn quân sự nước ngoài tặng), mảnh vải Tô Châu chưa may thành quân phục... đưa Việt Hồng đem cho Quốc Đảm bán tạm lấy tiền ăn. Rồi ông còn bảo sẽ gặp cấp có thẩm quyền để xem xét cụ thể, nếu oan thì sẽ đuợc giải.

        Tướng Vương Thừa Vũ là người chỉ huy sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể và có tác phong rất quyết đoán. Cả đời ông phục vụ trong quân ngũ và hầu như lúc nào ông cũng suy nghĩ về cách đánh - chiến thuật mà thuờng chúng ta phải thực hiện trong hoàn cảnh "yếu đánh mạnh, ít địch nhiều" với quan điểm chiến tranh nhân dân. Tuy nhiên về chiến thuật tấn công, ông chỉ đạo tập trung ưu thế đúng mức để đạt đuợc tư tưởng "một diệt, bốn cắt". Quan trọng là phải diệt đuợc chỉ huy, phá vỡ thông tin của đối phương; phải đánh viện binh địch để cắt địch bên ngoài với bên trong, phải cắt được pháo binh với bộ binh địch, cắt không quân địch với mặt đất, cắt xe tăng cơ giới địch với bộ binh địch... Từ bài học chiến dịch Điện Biên Phủ đến các trận đánh Mỹ trên chiến truờng miền Nam, ông rút ra bảy chữ: "Quyết, vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt"...

        Thời gian giúp việc Tướng Vương Thừa Vũ, tôi được đi theo ông từ Khu III, Khu IV, đến bờ sông Bến Hải và một số nơi khác để tổ chức bố trí các khu phòng thủ, các trận địa phòng ngự, đến từng điểm tựa thế chân kiềng (từng chốt), thậm chí từng hoả điểm, ụ súng (lô cốt), các loại công sự dã chiến, nguyên khối, công sự moi, đuờng hầm...tôi học tập ở ông phuơng pháp lập các kế hoạch tấn công với các loại hình chiến thuật khác nhau. Tất cả đều thể hiện mưu kế hay, nghi binh, thế trận hiểm (vững chắc) và lực tổng hợp; mưu cao, thế hiểm sẽ tạo thêm lực mạnh. Tướng Vũ cực lực phê phán hữu dũng vô mưu, cũng như chân phương khờ dại, ngây ngô, "lạy ông tôi ở bụi này". Chính vì vậy mà Tướng Vương Thừa Vũ nêu ra tư tưởng chỉ đạo cách đánh: "Giữ bí mật, tạo bất ngờ, giành chủ động, đánh tiêu diệt". Bí mật là sức mạnh to lớn, có giữ đuợc bí mật mới tạo đuợc bất ngờ; bất ngờ thì ít thành nhiều, yếu thành mạnh, giữ đuợc bí mật, tạo được bất ngờ thì dành được chủ động và thực hiện được đánh tiêu diệt. Có tư tưởng chỉ đạo chiến thuật đúng, bài binh bố trận hay, theo Tướng Vũ còn điều quan trọng nữa của người chỉ huy đó là "Điều binh khiển tướng".

        Đọc lại các bài viết của ông về chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 tiêu diệt 2 binh đoàn lính Pháp, bắt sống Lơ-pa-giơ và Sác-tông, chiến dịch Tây Bắc 1952 diệt đồn Pú Chạng, Nghĩa Lộ bắt sống quan tư Ti-ri-rông v.v... thấy rõ tài điều binh khiển tướng của ông. Đúng là suốt cuộc đời binh nghiệp của Tướng Vũ, hầu như lúc nào ông cũng suy nghĩ về cách đánh, về chiến thuật. Tôi nhớ mãi khi Tướng Vũ nằm trên giường bệnh khoa A1, Viện quân y 108. Biết mình không còn ở dương thế được bao lâu nữa, ông yêu cầu tôi gọi cán bộ chỉ huy Sư đoàn 308 tới. Lúc này ông đã không ngồi dậy được, mà nằm nghiêng cũng phải có người đỡ. Ông cho đặt những điếu thuốc lá nối đuôi nhau dọc thành giường, rồi nói: "Sư đoàn ta đã thành sư đoàn bộ binh cơ giới, có trên một ngàn xe pháo các loại. Nhưng địa hình nước ta rất phức tạp, có một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu hoặc ruộng lầy, rất khó triển khai đội hình chiến đấu. Quân địch tiến công chặt đội hình ta ra từng khúc". Ông lấy tay hất từng điếu thuốc lá rơi xuống đất -nói tiếp: "Thấy đấy, nhiều xe pháo hiện đại mà không có cách đánh đúng thì sẽ bại trận". Nghĩ một lúc, ông lại nói: "Bất cứ binh khí kỹ thuật hiện đại đến thế nào nhưng đã đến Việt Nam phải dùng theo cách đánh của Việt Nam".

        Tướng Vương Thừa Vũ đã thanh thản ra đi về cõi Vĩnh Hằng. Ông để lại một tài sản vô giá - theo ông: "Kim bất hoán" nghĩa là "Vàng không đổi". Đó là những kinh nghiệm huấn luyện, chỉ huy và chiến đấu được đúc kết từ mồ hôi, xương máu của bộ đội, của chỉ huy trên các chiến trường và của chính bản thân mình, từ Hà Nội mùa đông năm 1946 đến các chiến trường đánh Pháp, đánh Mỹ, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, với 11 cuốn sách và 119 trang viết tay còn dang dở...

Thiếu tướng. TS NGUYỄN CHU PHÁC       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 09:47:15 am »


HÀ NỘI 60 NGÀY KHÓI LỬA
(Theo bản in năm 1976)

PHẦN THỨ NHẤT

VÀI NÉT VỀ HÀ NỘI

HÀ NỘI, THĂNG LONG XƯA

        Năm 1010 (tức năm Canh Tuất), Lý Công Uẩn tức LýThái Tổ đã thiên đô từ thành Hoa Lư về Thăng Long.

        (Hoa Lư là kinh đô nước ta dưới thời Đinh và Tiền Lê, nay thuộchuyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

        Thăng Long nghĩa là Rồng bay. Con Rồng là tượngtrưng cho sức mạnh vô địch, khi trở mình thì rungchuyển trời đất, khi phủ phục thì uy nghi và kiên cường.

        Thủ đô nước ta mang cái tên đẹp đẽ và oai hùng đóhơn 800 năm, mãi đến năm 1831 mới đổi là Hà Nội. Hà Nội nằm bên hữu ngạn sông Hồng, phía trước có các sông Cầu, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình che chở. Sau lưng tựa vào dãy núi Tam Đảo cao ngất, quanh năm mây mù bao phủ. Bên trái, bên phải có dãy núi ĐôngTriều và Trường Sơn, Tam Điệp chạy dài ra sát biển đông, như hai cánh tay rắn chắc, khuỳnh ra sẵn sàng bảo vê thủ đô yêu dấu. Và Nội là hợp điểm của các đường giao thông thủy bộ, nối liền trung du với đồng bằng, núi rừng với bờ biển. Có lẽ, đó cũng là yếu tố quan trọng để Hà Nội bền vững và phát triển. Và có lẽ đó cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến các đội quân xâm lược trước kia cố tình đánh chiếm Hà Nội rồi toả ra xâm chiếm dần cả nước ta.

        Hà Nội, 36 phố phường. Đó là những nơi tiêu biểu cho cố đô Thăng Long. Và đó cũng là những "đám lửa" thiêu quân giặc ngay trong lòng Hà Nội những ngày đầu kháng chiến. Xung quanh những phố phường chi chít ấy, ở phía nam và phía tây, biết bao nhiêu biệt thự, lâu đài vừa kiên cố, vừa lộng lẫy, có đường lớn rộng thênh thang, có vườn hoa đủ màu sắc, có những hàng cây cổ thụ xoè bóng mát che kín mặt đường. Trước Cách mạng tháng Tám, đây không phải là những nơi nhân dân ta được ở mà lại là những nơi bọn viên chức trong chính quyền thực dân Pháp chiếm cứ.

        Hà Nội qua các triều đại, sự phát triển có khác nhau, nhưng đến năm 1946 thì có diện tích khoảng 152 cây số vuông bao gồm: 20 chợ, 4 bến sông, 4 bến ô tô, 3 ga xe lửa, 18 đường phố, 4 dốc và 24 đại lộ, 249 phố, 55 ngõ với trên 30 vạn người. (Hà Nội năm 1964, dân số khoảng hơn một triệu người và thành phố đã mở rộng hơn hai lần diện tích trước kia). Trong đó có trên một vạn năm ngàn đồng bào theo đạo Thiên Chúa và một số đồng bào theo đạo Cao Đài, Tin Lành. Ở Hà Nội lúc này, ngoài nhân dân ta, còn có trên một vạn Hoa kiều và hàng trăm ngoại kiều Ấn, Pháp, Anh, Nhật, v.v. cư trú.

        Từ xưa, Hà Nội đã có nhiều danh lam thắng cảnh và đã là đầu mối sản xuất và lưu thông hàng hoá của bốn phương. Hà Nội ngày càng thịnh vượng, dân số ngày càng đông đúc, phố phường ngày càng phát triển.

        Từ Thăng Long đến Hà Nội, thủ đô của ta có gần một ngàn năm lịch sử. Đó là một niềm tự hào của dân tộc ta một dân tộc anh hùng có truyền thống đấu tranh bất khuất, đã từng "lấy ít dịch nhiều, lấy yếu thắng mạnh".

        Trở lại trang sử cũ, hẳn ta ai cũng còn nhớ vào năm 1258, sau trận Đông Bộ Đầu, (Nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông ) cửa ngõ phía nam của kinh thành Thăng Long, quân ta đã đánh cho quân Nguyên tan tác phải bỏ chạy về Vân Nam. Năm 1285, sát kinh thành, trong trận Chương Dương lừng lẫy, 50 vạn quân Nguyên đại bại, quân dân ta giành lại Thăng Long. Lần thứ ba, năm 1288. Trần Quốc Tuấn tiêu diệt hoàn toàn thủy quân của giặc ở sông Bạch Đằng. Chủ tướng quân Nguyên là Thoát Hoan hồn bay phách lạc, phải rời bỏ Thăng Long đem quân bộ tháo chạy. Tuy nhiều lần thất bại, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng. Năm 1406, nhà Minh lại đem quân giày xéo đất nước ta. Cha con Hồ Quý Ly không được nhân dân và các tầng lớp xã hội tiến bộ lúc ấy ủng hộ nên có chống cự song thất bại. Không chịu khuất phục dưới ách thống trị hà khắc của quân Minh, năm 1418, Lê Lợi, tiêu biểu cho lực lượng xã hội tiến bộ đương thời, dấy cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn.

        Năm 1426, sau chín năm kháng chiến gian khổ, quân ta đã chiếm lại hầu khắp đất đai cả nước và tiến tới vây hãm quân Mình tại kinh thành Thăng Long. Cuộc chiến đấu bao vây địch ở thủ đô diễn ra suốt một năm trời. Vòng vây của quân dân ta ngày càng siết chặt. Trong lúc vây hãm địch, quân dân ta đã tổ chức nhiều đợt tấn công vào thành và đã ba lần đánh tan viện binh của giặc từ Trung Quốc kéo sang. Quân Minh càng đánh càng thua, cuối cùng chúng phải xin giảng hoà và rút về nước. Mùa xuân năm 1428, vừa tròn 10 năm kiên trì chống giặc, dân tộc ta đại thắng, thủ đô yêu quý lại được giải phóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 09:48:12 am »


        Hơn 300 năm sau, Thăng Long lại ghi vào sử sách những chiến công vô cùng oanh liệt. Năm 1788 , nhà Thanh đã cho Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta và đánh chiếm Thăng Long. Nhân dân cả nước ta vùng dậy chống giặc. Sau một năm anh dũng kháng chiến, quân ta đã tiến về giải phóng Thăng Long. Sáng mùng 5 tháng giêng (âm lịch) năm 1789, sau khi quân ta diệt các đồn Hạ Hồi và Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ đốc quân đánh thẳng vào kinh thành. Tại đồn Loa Sơn (gò Đống Đa), xác giặc chất cao như núi, 20 vạn quân Thanh tan vỡ, xéo lên nhau mà chạy. Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ kéo đại quân vào thành Thăng Long, ăn mừng thắng trận.

        Chiến công hiển hách ấy đã chấm dứt nạn xâm lược của phong kiến Trung Quốc đồng thời cũng thủ tiêu tận gốc nạn tương tàn giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn đã diễn ra trong mấy trăm năm, mở đường cho cuộc khôi phục nền thống nhất nước nhà ở đầu thế kỷ XIX.

        Gần 100 năm sau khi thoát khỏi ách chiếm đóng của nhà Thanh, ngày 20 tháng 11 năm 1873, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Mặc dầu nhà nước phong kiến chống cự yếu ớt, nhưng cả Hà Nội vẫn vùng lên chống giặc.

        Ngày 25 tháng 1 năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Ngay từ phút đầu, người dân Hà Nội đã tự tay châm lửa đốt nhà mình, hàng dãy phố lửa bốc ngùn ngụt cản bước tiến của giặc. Hàng ngàn người tự vũ trang bằng giáo mác, gậy gộc kẻo đến trước đình Quảng Văn (Cửa Nam bây giờ) xin đi đánh giặc. Mặt khác, khắp nơi đều nhất loạt đánh chiêng, khua trống, gõ mõ, hò reo để hư trương thanh thế và hỗ trợ cho tinh thần chiến đấu của quan quân trong thành. Tướng sĩ của Hoàng Diệu xông lên mặt thành chém đầu quân giặc đến phút cuối cùng.

        Nhưng, căm giận thay! Triều đình nhà Nguyễn Gia Long đã phản bội dân tộc, quỳ gối đầu hàng, dâng Tổ quốc ta cho giặc. Hà Nội nung nấu hận thù. Sau đó các phong trào yêu nước, các tổ chức chống thực dân Pháp thống trị liên tiếp nổi lên. Đông Kinh Nghĩa Thục, nhóm sĩ phu yêu nước tiến bộ xuất. hiện khoảng tháng 3 năm 1907. Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc của binh sĩ Việt Nam làm nội ứng phối hợp với nghĩa quân Đề Thám đã làm cho thực dân Pháp giật mình hoảng sợ. Tiếp đó, Nguyễn Văn Túy - một công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm và một chiến sĩ Việt Nam quang phục Hội ném bom khách sạn "Gà Vàng” (Con d’or) ở phố Tràng Tiền ngày 26 tháng 4 năm 1913 giết hai tên trung tá Pháp Mông-gơ-răn (Montgrand), Sa-puy (Chapuis) và một số lính Pháp. Hành động đó đã gây chấn động trong toàn quốc.

        Tư bản Pháp đặt chân tới Hà Nội. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và bắt đầu bổ nhát cuốc đầu tiên đào mồ chôn giai cấp bóc lột và bọn đế quốc xâm lược. Các cuộc đấu tranh từ thấp đến cao của công nhân liên tiếp nổ ra. Năm 1919, đã có bãi công của công nhân một số nhà in ở Hà Nội. Năm 1924, công nhân nhà máy rượu bãi công đòi đuổi một tên giám đốc người Pháp. Đặc biệt thời kỳ này, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội - tiền thân chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương - xuất hiện và năm 1926, đặt trụ sở bí mật của Kỳ bộ Bắc Kỳ tại Hà Nội. Từ đó phong trào bãi công ngày càng lan rộng. Ngày 9 tháng 5 năm 1927, Ở Hà Nội, đã nổ ra mấy cuộc biểu tình của khoảng một vạn rưỡi lao động, học sinh và những người buôn bán nhỏ… phản đối tờ "Dân báo" thóa mạ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển. Tổ chức lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam được củng cố. Đến nay, nhìn lại dĩ vãng, giai cấp công nhân và nhân dân thủ đô lấy làm tự hào về những sự kiện lịch sử còn lưu truyền: Tháng 3 năm 1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long, chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đông Dương được thành lập và sau đó Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời trong một cuộc hội nghị vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 ở phố Khâm Thiên. (Thời kỳ này 3 tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ chưa hợp nhất ). Từ đó, phong trào đấu tranh lại nổ ra liên tục với mục đích và tính chất rõ rệt hơn hẳn các năm về trước. Ở Hà Nội, bọn thực dân Pháp giăng ra cả một mạng lưới nhà tù, cảnh sát, mật thám, v.v. tưởng như không ai có thể lọt được qua mắt chúng. Vậy mà đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đã viết bản luận cương chính trị nổi tiếng ở ngay trong căn nhà của một tên công chức cao cấp Pháp - số 90, Hàng Bông Thợ Nhuộm. Người bồi của tên Pháp nhận đồng chí là người nhà. Sự việc ấy nói lên rằng dù trong hoàn cảnh nào, người chiến sĩ cách mạng cũng luôn luôn được sự ủng hộ của quần chúng cần lao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 05:29:42 pm »


        Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Bọn thực dân Pháp thẳng tay đàn áp nhân dân ta. Hà Nội những ngày này tràn ngập không khí khủng bố, nhưng các chiến sĩ cộng sản vẫn một lòng một dạ trung thành với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, của dân tộc. Năm 1936, chính phủ mặt trận bình dân Pháp lên cầm quyền; lợi dụng thuận lợi khách quan đó, phong trào cách mạng ở Hà Nội được đẩy mạnh. Nhóm cộng sản công khai ra tờ báo "Lao động" (Le travail) viết bằng chữ Pháp. Hàng loạt tổ chức cơ sở của Đảng, tổ chức quần chúng được thành lập trong hàng ngũ công nhân. Đốm lửa đấu tranh ngày càng lan rộng. Uy tín của Đảng ngày càng cao. Đế quốc Pháp thống trị và bóc lột nhân dân và giai cấp vô sản Việt Nam thì giai cấp vô sản Việt Nam và giai cấp vô sản Pháp càng siết chặt hàng ngũ vừng bước đấu tranh. Nhân dân Pháp nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam.

        Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1938, trên 2 vạn người thuộc đủ các tầng lớp nhân dân Hà Nội tham dự cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, hô vang khẩu hiệu đấu tranh cho tự do dân chủ.

        Những năm sau, mặc gông cùm, máy chém, mặc lưỡi lê họng súng dã man của kẻ thù, phong trào cách mạng ở Hà Nội không hề lùi bước. Lòng dân Hà Nội hận thù càng chứa chất, khí thế đấu tranh càng sôi sục. Tấm gương hy sinh cao cả với khí phách anh hùng của đồng chí Hoàng Văn Thụ, Tổng Bí thư của Đảng, mãi mãi còn sáng chói. Tại Hoàng Mai, trước giờ bị xử bắn, đồng chí đã lớn tiếng tố cáo, lên án giai cấp thống trị và bọn đế quốc thực dân xâm lược, đồng chí vẫn vừng lòng tin: Cách mạng của giai cấp vô sản nhất định thành công, dân tộc Việt Nam nhất định thắng!

        Sang thời kỳ tiền khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, phong trào cách mạng ở Hà Nội cuồn cuộn dâng lên như bão biển. Thời cơ đã đến? Cả dân tộc vùng lên? Cả Hà Nội quật khởi! Các cuộc mít tinh tuần hành thị uy liên tiếp nổ ra, bừng bừng khí thế khởi nghĩa.

        Bão táp cách mạng nổi lên như trời long đất lở. Sáng sớm ngày 19 tháng Tám năm 1945, cùng với lực lượng vũ trang cách mạng, hơn 20 vạn nhân dân Hà Nội vùng lên khởi nghĩa đập tan chính quyền bù nhìn. Chính quyền cách mạng ra đời. Bầu trời thủ đô Hà Nội rực sáng. Ngàn vạn cờ đỏ sao vàng tung bay. Hà Nội giải phóng! Giai cấp vô sản đã mở ra cho Hà Nội một trang sử mới, một trang sử mà nhân dân lao động nắm chính quyền.

        Nhớ lại những chiến công hiển hách, những sự tích anh hùng của thủ đô Việt Nam, ta sẽ thấy trong "60 ngày khói lửa" nhân dân Hà Nội đã tỏ ra xứng đáng với truyền thống kiên cường, bất khuất của cha ông.

        Trước ngày khởi chiến.

        Năm 1945, đồng minh thắng Đức - Ý - Nhật. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Ở Việt Nam, cách mạng tháng Tám thành công. Theo hiệp ước của Đồng minh, quân đội Tưởng Giới Thạch vào giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc; quân đội Anh giải giáp quân đội phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. Nhưng sự thật không phải chỉ có như thế. Con cú vọ bị đánh đuổi bay xa, nhưng vẫn quay cổ lại tiếc miếng mồi béo bở. Quân Pháp theo sau quân Anh trở lại Nam Bộ với mục đích lập lại nền đô hộ cũ. Được quân Anh dung túng, giúp sức, quân Pháp khiêu khích và tiến đánh Sài Gòn vào ngày 23 tháng 9 năm 1945.

        Nhưng giặc Pháp đã lầm. Sài Gòn không bao giờ khoanh tay khuất phục. Cả Nam Bộ đứng lên kháng chiến. Nhân dân cả nước chi viện cho Nam Bộ, quyết không bao giờ để cho thực dân Pháp chiếm miền Nam ruột thịt của mình .

        Ngày 19 tháng 11 năm l945 quân Pháp đổ bộ vào Nha Trang. Đầu tháng 5 năm 1946, chúng huy động 15.000 quân đánh chiếm Tây Nguyên và dùng miền này làm bàn đạp tiến đánh các miền khác ở Trung Bộ. Giặc Pháp sấn sổ như một tên cướp giật. Trong khoảng thời gian ngắn, chúng tung quân đi đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ…

        Trước hành động xâm lược của giặc Pháp, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị kháng chiến, kiến quốc, vạch ra đường lối kháng chiến và chỉ rõ cần triệt để vận dụng chiến tranh du kích trên khắp miền Nam.

        Ở Bắc Bộ, hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch tiến vào, đem theo “một đàn chó sói" - bọn "cõng rắn cắn gà nhà" - Việt Nam quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh của Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần với mưu đồ: Lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính quyền bù nhìn tay sai đế quốc.

        Trong lúc đó, 3.000 tàn binh Pháp đã bị Nhật đánh bại ngày 9 tháng 3 năm 1945, phải chạy trốn sang đất Trung Quốc, nay lại vượt biên giới tiến vào Lai Châu rồi tiến đánh Quỳnh Nhai, Tuần Giáo. Bọn Pháp từ Thượng Lào tiến qua Điện Biên Phủ, rồi dần dần lấn tới Sơn La, Hoà Bình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 05:34:41 pm »


        Giữa lúc Tổ quốc lâm vào cảnh vô cùng hiểm nghèo, tình hình trở nên vô cùng phức tạp: nước ta sau gần một thế kỷ bị đế quốc Pháp thống trị, bị vơ vét tận xương tuỷ chính quyền nhân dân mới thành lập, lực lượng vũ trang của ta mới tổ chức, quần chúng mới thoát khỏi gông cùm nô lệ, tuy bừng bừng khí thế đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nhưng tổ chức đội ngũ chưa được củng cố thì thù trong giặc ngoài xúm lại định xâu xé nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ tịch đã khéo léo lái con thuyền Tổ quốc vượt qua cơn sóng gió. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp được ký kết ngày mồng 6 tháng 3 năm 1946. Ta hoà hoãn với Pháp để tranh thủ thời gian xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng, đồng thời gạt 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ra ngoài. Bọn chó săn bàng hoàng như bị sét đánh ngang đầu, một số trở về con đường chính nghĩa, một số cuốn gói chạy theo quân Tưởng, một số ngoan cố dần dần bị ta tiễu trừ, số còn lại quay ra bí mật bắt tay với giặc Pháp.

        Nhưng, như mọi người đều biết, bọn đế quốc không dễ đàng nhả miếng mồi ngon.

        Theo Hiệp định sơ bộ, quân đội Pháp cùng với quân đội nước Việt Nam dân chủ còng hoà làm nhiệm vụ tiếp phòng thay cho quân Tưởng Giới Thạch rút về nước. Ngày 1 tháng 3 năm 1946, quân Pháp, do tướng Lơ-cléc (Leclerc) chỉ huy, xuất phát từ Nam Bộ đổ bộ lên Hải Phòng, gồm các đơn vị sư đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 (9e DIC), sư đoàn thiết giáp thứ 2 (2e DB) và một lữ đoàn lính thủy đánh bộ, tổng cộng là 15.000 tên. Sớm ngày 6 tháng 3, chúng vào Hải Phòng… Đến ngày 18 tháng 3, Lơ-cléc tiến vào Hà Nội cùng với một số đơn vị của sư đoàn thiết giáp thứ 2 gồm khoảng 1.000 tên với 200 xe. Sau đó 4.000 quân Pháp bị Nhật giam trong thành được giải thoát. (Tường Giăng Mác-săng, Thảm kịch Đông Dương(Le drame Indochinois). Nhà xuất bản J.Peyronnet, Pa-ri, 10 1953, tr.61, 62, 63. Về số 4.000 quân Pháp bị giam trong thành, trong cuốn Số phận Đông Dương (Le destin de l'indochine) của Xa-bát-chi-ê cũng nói như vậy.)

        Bản chất ăn cướp, dù khoác áo cà sa, nói năng dịu dàng đến thế nào chăng nữa thì sớm muộn vẫn lòi mặt ăn cướp. Hiệp định sơ bộ ký chưa ráo mực, thực dân Pháp đã tiến hành hàng loạt âm mưu lật đổ Chính phủ ta, định đánh úp Hà Nội để tiến tới thôn tính cả nước ta. Tờ báo "Đề huề" (L'Entente) của chúng xuất bản tại Hà Nội trắng trợn vu khống Chính phủ ta. Chúng liên tiếp tăng quân tới Hà Nội, nhưng vẫn già mồm chối cãi quanh co. Tại nước Pháp, báo "Giải phóng", báo "Du kích" và báo "Chiến đấu cũng tố cáo hành động mập mờ bỉ ổi ấy của bọn Pháp ở Việt Nam.

        Trước ngày khởi chiến Ở Hà Nội, lực lượng của giặc Pháp lên tới khoảng 6.500 quân, đa số là lính lê dương, lính tinh nhuệ thiện chiến, và 62 xe tăng, xe bọc sắt, 19 máy bay, 42 pháo, 5.000 súng trường, 600 liên thanh nhẹ, 180 liên thanh nặng.( Xem phụ lục “Vị trí và lực lượng địch trước ngày khởi chiến”). Chúng bố trí các cứ điểm,chẹn các cửa ngõ của thành phố, thành một vành đai bao vây Hà Nội, khống chế các vị trí chiến thuật. Giặc Pháp âm mưu dùng quân cơ động mạnh trong thành tấn công chia cắt Hà Nội ra từng mảng, bao vây tiêu diệt ta ở từng khu vực. Nơi nào có cơ quan đầu não, có nhà máy, hoặc bộ đội của ta thì chúng đưa nhiều lực lượng đến đóng kèm ngay bên cạnh, với lý do để bảo vệ an ninh(!), nhưng thực chất là để thực hiện âm mưu bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt quân đội và cơ quan Chính phủ ta. Ví dụ như giặc Pháp đưa 200 quân tới chiếm đóng khách sạn Mê-tơ-rô-pôn (Sau là Khách sạn "Thống Nhất") cách Bắc Bộ phủ (Sau là Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao) vài chục thước. Vì Bắc Bộ phủ là nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và một số cơ quan Chính phủ ta. Ngoài ra chúng còn đưa quân tới chiếm đóng nhiều nơi khác như nhà ngân hàng, máy điện, máy nước, ga xe lửa, cầu Long Biên, v.v. cũng với âm mưu đen tối như vậy.

        Rõ ràng kẻ cướp đã lộ mặt? Chúng đã đem vào Hà Nội một lực lượng quân sự lớn mạnh, chuẩn bị một màn cướp đoạt chớp nhoáng, với thái độ hung hăng kẻ cả, chủ quan kiêu ngạo. Nhưng, cũng từ đó chúng bắt đầu chuẩn bị lao đầu vào một rừng lửa rực cháy ngất trời, để tự thiêu huỷ mình một cách thảm hại.

        Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta đã chủ động chuẩn bị mọi mặt về chính trị, kinh tế và quốc phòng, để sẵn sàng đánh lại một cuộc chiến tranh xâm lược mới do lòng tham vô đáy của bọn đế quốc quay lại hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta. Đảng và Chính phủ đã phát triển mau chóng các lực lượng vũ trang chủ lực và tự vệ, lập các kho dự trữ lương thực, các xưởng chế tạo vũ khí đạn dược theo phương pháp thủ công, đã kêu gọi nhân dân tự rèn đúc vũ khí thô sơ, sẵn sàng xông ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc. Các lớp đào tạo cán bộ quân sự và chính trị liên tiếp được mở ra ở các địa phương và Trung ương. Cho tới tháng 12 năm 1946, Ở Hà Nội, chúng ta đã xây dựng được một lực lượng vũ trang tập trung - Vệ quốc đoàn - có 5 tiểu đoàn gồm 2.515 người, 1.500 súng trường (trong đó có một nửa là súng khai hậu và súng bắn chim, một nửa gồm đủ các loại súng trường Nhật, Mỹ, Mút-cơ-tông, Anh-đô-si-noa, v.v). Trung, đại liên có 4 khẩu, bom ba càng (Là 1oại bom do công binh xưởng Việt Nam chế tạo, có cán dài khoảng 3 mét, dùng sức người lao vào xe tăng, xe bọc sắt của địch. Bom nổ, xe cơ giới của địch bị phá huỷ.) 80 quả, lựu đạn 1.000 quả, đạn các loại 20.000 viên, badôca 1 khẩu, ét-xăng cờ-rếp 200 chai, 7 khẩu pháo cao xạ 75mm cũ của Pháp ta đem dùng làm pháo mặt đất để bắn gián tiếp và một sơn pháo 75mm, 1 pháo 25mm đặt ở các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, Ba Đê, Thủ Khối. Ngoài số súng nói trên, phần lớn các đơn vị bộ đội chủ lực đều trang bị bằng dao găm mã tấu, giáo, mác, kiếm và các loại vũ khí cũ. Nếu tính trung bình thì 2 người mới có 1 khẩu súng trường, mỗi chiến sĩ có được 8 viên đạn, 5 chiến sĩ mới có 2 quả lựu đạn, 600 người mới có 1 khẩu súng máy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 05:49:36 pm »


        Lúc ấy, lực lượng chính quy chỉ khác các lực lượng dân quân tự vệ là sống tập trung, còn các mặt trang bị, học tập, chế độ, v.v. thì mỗi đơn vị một vẻ. Ngay cả đến việc ăn, mặc cũng mỗi người, mỗi đơn vị tùy khả năng của mình, của địa phương mà cải tiến. Các chiến sĩ đều là những thanh niên mới nhập ngũ được một vài tháng, mới học tập được một số động tác chiến đấu lăn, lê, bò, bắn súng, ném lựu đạn... đã phải phân tán nơi 5 người, nơi 1 tiểu đội, 1 trung đội để canh gác bảo vệ cơ quan, công xưởng, nhà máy (Phụ lục - Vị trí và lực lượng của ta trước ngày giặc Pháp khởi chiến). Cấp chỉ huy trừ một vài đồng chí hoạt động cách mạng từ thời kỳ bí mật có học tại Trường Hoàng Phố hoặc Liễu Châu ở Trung Quốc và một số là cựu binh tiến bộ, còn phần lớn là những thanh niên và hội viên cứu quốc mới chỉ được huấn luyện cấp tốc từ 15 đến 30 ngày. Hồi đó, theo chủ trương của trên, đồng chí Trần Độ có mở lớp huấn luyện ngắn ngày cho các chính trị viên đại đội, trung đội Vệ quốc đoàn lấy tên là Trường Bắc Sơn, chương trình huấn luyện gồm tài liệu "Công tác chính trị trong bộ đội" và cuốn sách "Chính trị giáo đạo viên" dịch của Trung quốc do đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa cho. Nhưng cũng có nhiều đồng chí không được qua lớp huấn luyện nào.

        Ngoài lực lượng Vệ quốc đoàn kể trên, ở Hà Nội còn có 8 trung đội "công an xung phong" do mặt trận Việt Minh tổ chức lãnh đạo và có khoảng 6.000 thanh niên yêu nước xung phong gia nhập tự vệ chiến đấu. Dần dần tới trước ngày nổ súng, lực lượng tự vệ ở Hà Nội có tới 8.500 người. Các chiến sĩ tự vệ chủ yếu lấy tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và mưu mẹo, sử dụng phương tiện, vũ khí thô sơ sẵn có hoặc do mình tạo ra để đánh lại xe tăng, pháo binh và máy bay chiến đấu của giặc. Cán bộ chỉ huy do anh em bầu ra, có một số được học quân sự hoặc chính trị từ 2 đến 3 ngày, còn hầu hết không học qua trường, lớp nào.

        Xem như vậy thì về mặt quân số và trang bị rõ ràng bộ đội tập trung của ta lúc ấy còn rất yếu. Nếu so sánh với giặc Pháp thì binh lực của chúng hơn ta 3 lần. Vũ khí bộ binh của chúng không những tối tân hơn, tốt hơn, mà còn nhiều hơn ta gấp 9 lần, pháo binh gấp 6 lần. Còn xe tăng và máy bay thì giặc Pháp hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối, ta chưa có gì. Về phương tiện vận chuyển cơ động, giặc Pháp có ô tô vận tải, ca nô, tàu thuỷ. . . Phía Việt Nam dựa vào đôi vai để gồng gánh, đeo, vác và đôi chân đi bộ. Giặc Pháp còn hơn ta về mặt kỹ thuật và tổ chức chỉ huy. Vì chúng là một quân đội nhà nghề chuyên đi xâm lược, có bộ máy chỉ đạo chiến tranh và cơ quan tham mưu giàu kinh nghiệm... Nếu theo đường lối quân sự tiến hành chiến tranh tự vệ bằng cách lấy chính quy chọi chính quy, lấy chủ lực chọi chủ lực, đánh giá quân đội ta chỉ ở mấy khẩu súng kíp, mấy con dao thì quả là dễ mất tin tưởng đi đến đầu hàng thoả hiệp hoặc ngược lại "dốc túi đánh một canh" đi đến khánh kiệt lực lượng. Và nếu làm như vậy thì cuộc chiến đấu tự vệ của chúng ta sẽ đi đến đâu? Thủ đô của chúng ta sẽ nằm trong tình trạng như thế nào?

        Nhưng Đảng ta đã vận dụng tài tình tư tưởng quân sự Mác-lênin vào hoàn canh cụ thể của nước nhà, đã tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng và đã động viên toàn dân vũ trang đứng lên kháng chiến lâu dài, đánh giặc trên mọi mặt, bằng mọi hình thức quyết giành thắng lợi cuối cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 05:51:10 pm »

       
GIẶC PHÁP TRỞ MẶT

        Ngày nay ai tin rằng bọn tư bản đế quốc đã thay đổi bản chất bóc lột và xâm lược thì không khác gì gà trống vì nghe lời đường mật của cáo già nên đã thiệt thân, cừu non tin lời nịnh hót của chó sói nên đã bị cắn xé.

        Vừa đặt chân tới Hà Nội, giặc Pháp đã trở mặt xé bỏ Hiệp định sơ bộ. Ngày 27 tháng 3 năm 1946, chúng đánh chiếm Nha Tài chính Việt Nam (Nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) hạ cờ đỏ sao vàng xuống, kẻo cờ tam tài lên. Thật là một hành động vô Cùng láo xược? Nếu ta lùi bước này, kẻ thù sẽ tiến thêm bước nữa. Nhưng không, chúng ta không lùi bước. Suốt ngày 29 tháng 3 làn sóng công phẫn của nhân dân Hà Nội dâng lên cuồn cuộn, hàng chục vạn người đã xuống đường biểu tình phản đối hành động xâm lược của giặc Pháp. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân thủ đô, giặc Pháp đã phải hạ cờ tam tài và rút khỏi Nha Tài chính. Tuy nhiên chúng vẫn tiến hành những mưu đồ thâm độc, chúng vạch ra một chương trình hành động tháng 5 năm 1946 theo kiểu "ném đá giấu tay":

         - Ngày 6 tháng 5 năm 1946 lúc quân Tàu rút khỏi Việt Nam, sẽ ám sát một số Tàu quan trọng để gây ác cảm giữa Tàu và Việt Nam. (Những chữ Tàu Ở đây là chỉ quân đội Tưởng Giới Thạch).

        - Ngày 19 tháng 5 năm 1946, ra lệnh cho đàn bà, trẻ con, người già yếu (Pháp kiều) vào Sài Gòn để đến ngày 10 tháng 6 năm 1946, đợi khi Tàu rút sẽ uy hiếp Việt Nam. Tiếp tục tích trữ lương thực và phân phối vũ khí cho các địa điểm trong Hà Nội.

        - Ngày 22 tháng 5 năm 1946, đợi khi Tàu rút lui sẽ can thiệp vào nội trị Việt Nam, giữ sự trị an.

        - Phiên họp ngày 25 tháng 5 năm 1946, bàn về chủ trương đánh chiếm Trung, Bắc Bộ.

        - Vì không thể chỉ chờ mong ở Pháp quốc tiếp tế cho quân đội Pháp ở đây, ngày 29 tháng 5 năm 1946 bàn đến vấn đề tự túc ở Đông Dương". (Tài liệu ta bắt được của Pháp năm 1946).

        Chương trình hành động của giặc Pháp như thế, nhưng chúng vẫn la lối ầm ĩ là "bị khiêu khích, bị tấn công!". Với thủ đoạn "vừa ăn cướp vừa la làng" ấy, giặc Pháp cũng không thể lừa bịp được ai. Kẻ cướp vẫn hiện nguyên hình là kẻ cướp. Ngày 2 tháng 5 năm 1946, chúng bắt giam 15 công nhân trong thành , lập tức 2.000 anh chị em công nhân khác đấu tranh đình công kéo dài 2 tuần lễ. Ngày 18 tháng 5, giặc Pháp phải nhượng bộ, thả tất cả 15 người. Trong tháng 5 năm 1946, giặc Pháp đã phân phát đầy đủ vũ khí cho các kiều dân và công chức Pháp. Ngày 8 tháng 5 năm 1946 nhiều sĩ quan và binh lính Pháp mặc thường phục giả là kiều dân đến xem xét các vị trí quan trọng, bí mật bố trí thành ổ chiến đấu. “ở khách sạn Xpơ-lăng-đít (Splendide), khách sạn Mê-tơ-rô-pôn (Métropole) đều có bố trí súng trường, súng máy và rất đông quân. Khách sạn Công-ti-năng-tan (Continental, trước ga xe lửa), khách sạn Téc-mi-nuýt-đờ-la-ga (Terminus de la gare) mỗi nơi có 40 súng trường. Tiệm ăn Giê-răn (Gérand) phố Triệu Quang Phục (trước cửa trại Vệ quốc đoàn) và nhà phái đoàn Anh (Mission Anglaise) đều có vũ khí đạn dược. Nhà ăng-giê (Anger) - 17 Trần Hưng Đạo - nhà số 9 phố Nguyễn Văn Trạch và nhà thờ Liễu Giai, mỗi nơi đều có từ 2 đến 4 súng máy loại nặng". (Tài liệu ta bắt được của Pháp năm 1946).

        Song song với việc bí mật lập các ổ tác chiến ở các khu phố, hành động khiêu khích của giặc Pháp ngày càng trắng trợn. Chúng cho quân lấn sang chiếm đóng phủ toàn quyền cũ. Xe tăng, xe bọc sắt kéo đến trước cổng Bắc Bộ phủ, nơi Chính phủ ta làm việc, gầm gừ lồng lộn như một bầy thú dữ hòng đe dọa, uy hiếp ta. Tháng 6, chúng ra sức vận động, thúc ép thanh niên kiều dân Pháp vào quân đội thực dân Pháp và tiếp tục bí mật đưa quân đến ở rải rác trong các nhà bọn tay chân của chúng trong thành phố. Hành động lén lút ấy giấu sao nổi những người dân đang cảnh giác theo dõi kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu, thà chết không chịu làm nô lệ Nhưng toàn dân ta vẫn làm theo yêu cầu của Đảng và Bác Hồ nén căm giận, tránh âm mưu khiêu khích của giặc, kiên trì tranh thủ điều kiện hoà bình để gấp rút xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng. Đảng ta kịp thời đề ra những khẩu hiệu đấu tranh: “Quân đội Pháp không được khiêu khích để lấy cớ nhúng tay vào nội trị Việt Nam, quân đội Pháp phải tôn trọng nền độc lập của Việt Nam", "Phản đối chiến tranh xâm lược, binh lính Pháp hãy đòi hồi hương!", "Nhân dân Việt - Pháp đoàn kết đấu tranh chống thực dân phản động Pháp âm mưu xâm chiếm Việt Nam”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 05:52:59 pm »


        Ngày 6 tháng 7, hội nghị Việt - Pháp họp ở Phông- ten-nơ-bơ-lô (Fontainebleau). Tại hội nghị này, trưởng phái đoàn nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là đồng chí Phạm Văn Đồng lên tiếng phản đối việc thành lập chính phủ Nam kỳ tự trị và việc Đác-giăng-li-ơ (Cao ủy Pháp Ở Đông Dương ) thừa nhận chính phủ ấy. Trong khi đó Ở Hà Nội, quân đội thực dân Pháp chuẩn bị đánh úp Chính phủ ta vào ngày 14 tháng 7. Đó là một kế hoạch xâm lược dưới hình thức một trò hề đảo chính do bọn thực dân Pháp chủ mưu và được bọn phản động tay sai giúp sức thực hiện. Kế hoạch ấy rất dã man, không những vì âm mưu đen tối xâm lược nước ta mà còn biểu hiện sự phân biệt chủng tộc một cách độc ác: Quân Pháp sẽ tổ chức lễ kỷ niệm cách mạng tư sản dân quyền Pháp ở Hà Nội một cách rầm rộ. Chúng sẽ diễu binh trên khắp các đường phố, chủ yếu ở khu vực tập trung các cơ quan của Đảng và Chính phủ ta. Các lực lượng vũ trang của Pháp sẵn sàng chiến đấu, nhân cơ hội đó sẽ hành động. Bọn Đại Việt (Đảng phái phản động làm tay sai cho giặc Pháp) đã đưa mìn và lựu đạn bố trí sẵn ở một số nơi trong thành phố. Khi quân Pháp diễu qua, một số tên Đại Việt sẽ ném lựu đạn và bắn súng vào các đoàn diễu binh, nhưng chỉ được bắn vào các toán gồm lính Ma-rốc và Xê-nê-gan, tuyệt đối không được bắn vào lính Pháp. Bọn Pháp nhân việc ấy mà đổ vấy cho ta cố tình đánh chúng và lập tức tiến quân bao vây các cơ quan Chính phủ tạ, bắt các nhà lãnh đạo và nhân viên Chính phủ, đồng thời bọn Đại Việt tuyên bố đảo chính, lập chính phủ bù nhìn, v.v.

        Nhưng "Vỏ quýt này có móng tay nhọn". Giặc Pháp không ngờ sự việc diễn ra đã hoàn toàn ngược lại. Ngày 12 tháng 7 nhân dân và công an Hà Nội đã khám phá và tóm cổ những tên đầu sỏ phản động trong các vụ ôn Như Hầu (Phụ lục - vụ ôn Như Hầu...) khu vực đường Quán Thánh, Châu Long. Tất cả những truyền đơn, báo cáo, yết thị và kế hoạch lật đổ của bọn phản động Quốc dân đảng làm tay sai cho giặc Pháp đều bị phơi trần. (Lúc này bọn Đại Việt và Quốc dân đảng đã hợp nhất và lấy tên Quốc dân đảng. Chi tiết xem phụ lục, vụ ôn Như Hầu...). Cả "thầy" lẫn "tớ" hết đường chối cãi. Ngày 14 tháng 7, không thấy mặt Xanh-tơ-ni bén mảng đến khẩn khoản đề nghị với Chính phủ ta xin "diễu binh khắp thành phố Hà Nội" như mấy hôm trước nữa. Âm mưu đó đã bị thất bại nhưng quân Pháp vẫn xúc tiến âm mưu đen tối khác: tiếp tục bãi bỏ lệnh thuyên chuyển quân đội ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tiếp tục tăng quân và vũ khí đưa từ Nam Bộ ra Bắc. Ngoài ra chúng còn tạm(?) bãi bỏ việc hồi hương binh lính hết hạn tại ngũ, còn tiếp tục tuyển thổ phỉ, tuyển tay sai. "Vụ Tham Hoan" là một chứng cớ. Tên Tham Hoan là một công chức cao cấp ngành bưu điện trong thời kỳ Pháp còn đô hộ nước ta. Hắn là tư sản, bố vợ là tổng đốc. Tham Hoan chuyên nghề tuyển người làm nội ứng cho giặc Pháp. Chính Xanh-tơ-ni trực tiếp giao nhiệm vụ cho hắn: "Ai muốn theo Pháp thì chỉ cần ký tên vào một bản danh sách là sẽ được Pháp cấp ngay 500 đồng và một tạ gạo". Khi bắt Tham Hoan, ta bắt được cả bản danh sách ấy giấu trong người hắn.

        Nhằm vào thời cơ chính quyền ta mới thành lập chưa được một năm, mọi tổ chức của ta chưa kịp củng cố vững chắc, chúng vẫn ráo riết chuẩn bị một cuộc tấn công chớp nhoáng, tiếp tục khiêu khích, lấn dần. Bốn giờ chiều ngày 29 tháng 8 năm 1946, chúng chiếm Nha Thuế quan của ta. Xe nhà binh Pháp chạy khắp thành phố, cán người, bắt cóc, bắn bừa bãi vào nhân dân đi qua đường phố.

        Để làm dịu bớt không khí căng thẳng và tranh thủ thời gian xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng quốc phòng, sẵn sàng đối phó với đế quốc Pháp bất ngờ trở mặt tấn công xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 14 tháng 9 năm l946 Hồ Chủ tịch ký với Mu-tê (Marius Moutet), bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp, một tạm ước. Nhưng tạm ước vừa ký xong, giặc Pháp lại xúc tiến những âm mưu mới. "Ngày 29 tháng 9 năm 1946 một phái đoàn kinh tế Pháp do Lô-răng (Laurent) làm trưởng đoàn đã sang Xanh-ga-po điều đình với nhà đương cục Anh, ký một bản hiệp ước cùng nhau chia sẻ quyền lợi kinh tế ở Á Đông và thoả thuận để một đại biểu Anh được dự vào phần kiểm soát tài chính các ngân hàng Việt Nam. Viên đại biểu Anh đó là Tơ-ri-bo Uyn- sơn (Tribor Wilson)" (Tài liệu lưu trữ cơ quan Bộ Tổng tham mưu). Bọn thực dân Pháp lại ký kết với bọn Tưởng Giới Thạch một hiệp ước thương mại nhằm bóp nghẹt kinh tế của ta, che chở cho bọn Tưởng Giới Thạch tự do xuất, nhập khẩu những hàng hoá mà Chính phủ ta ngăn cấm, giúp đỡ bọn đặc vụ, thổ phỉ hoạt động phá hoại. Giặc Pháp còn "thành lập một ủy ban kiểm soát hàng hoá xuất nhập cảng ở Việt Nam. ủy ban này bắt đầu làm việc ngày 15 tháng 10 năm 1946... và thành lập cơ quan thương chính song hành với Nha Thuế quan Việt Nam" (Thông tư của Bộ Kinh tế Pháp ngày 14 tháng 10 năm 1946). Chúng đòi những hàng hoá của ta phải có giấy phép của Pháp cấp mới được vận chuyển trên miền duyên hải. Ta muốn thông thương với nước ngoài phải cho Pháp kiểm soát, phải đưa sổ cho Pháp ký thuận mới được đi. Thật là những hành động hoàn toàn vô lý của những tên cướp biển. Ô các nơi khác, giặc Pháp ráo riết mở rộng phạm vi chiếm đóng hòng cô lập Hà Nội. Tại Sơn La, suốt bốn ngày, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 11, hai máy bay khu trục của giặc Pháp mỗi ngày hai lần bắn phá vào nhân dân và các làng mạc; quân Pháp ở Mường Krieng tấn công xuống bản Mong. Tại Hòn Gai, ngày 8 tháng 11, giặc Pháp đổ bộ vào làng Tài Xá gần vùng Cẩm Phả bến. Ở Hải Ninh, giặc Pháp cho máy bay bắn xuống những vùng đồng bào ta đang gặt, đồng thời chúng đưa bọn thổ phỉ đi cướp phá 270 mẫu lúa của nhân dân.

        Tình hình ấy buộc chúng ta phải hết sức cảnh giác chuẩn bị đề phòng, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế mà giặc Pháp có thể gây ra.

        Hà Nội nằm trong tình trạng bị thúc ép, đe dọa và uy hiếp nghiêm trọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2016, 05:56:35 pm »


PHẦN THỨ HAI

HÀ NỘI NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN

HÀ NỘI SỤC SÔI

        Giặc Pháp tổ chức ngày càng nhiều những cuộc diễu binh thị uy trên các đường phố và nhiều cuộc tập trận giả chiến thuật tấn công ở các vườn hoa Hà Nội. Chúng vẫn âm mưu dùng áp lực quân sự bắt ta phải nhượng bộ từng bước, và cuối cùng phải đầu hàng(!), nếu không, một màn kịch xâm lăng chớp nhoáng và tàn bạo sẽ xảy ra. Tháng 11 năm 1946, không khí thủ đô Hà Nội đã trở nên vô cùng căng thẳng. Giữa lúc ấy, tại ngôi nhà ở gần đầu cầu thị xã Hà Đông về phía Hà Nội, có một cuộc họp quan trọng. Sau khi phân tích tình hình, đồng chí Trường Chinh nói: "Giặc Pháp chuẩn bị gấp rút lắm, trước sau thế nào nó cũng đánh ta. Trung ương giao cho đồng chí Vương thừa Vũ làm khu trưởng Khu XI (khu Hà Nội), tổ chức chuẩn bị sẵn sàng đề phòng chúng trở mặt gây chiến". Tại cuộc họp đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng đã nhấn mạnh: "Nếu giặc Pháp cố tình tấn công đánh chiếm Hà Nội, thì ta phải làm thế nào cho khéo, giữ được lực lượng để đánh lâu dài và phải hết sức tranh thủ chuẩn bị, nhưng cũng hết sức tránh mắc mưu khiêu khích của giặc, vì để kháng chiến bùng nổ sớm là không có lợi".

        Bảy ngày sau, 20 tháng 10 năm 1946, tại Lò Lợn, Hà Nội, trụ sở của cơ quan chỉ huy Khu XI, Lê Quảng Ba, nguyên chỉ huy trưởng của khu, chính thức bàn giao nhiệm vụ. Các cán bộ, chiến sĩ đứng trước quốc kỳ màu đỏ chói lọi nghiêm trang làm lễ chào cờ, đọc mười lời thề danh dự. Những tiếng hô "Xin thề!" thốt ra từ đáy lòng các chiến sĩ, những cánh tay rắn chắc, bàn tay nắm chặt nhất loạt giơ lên: “... thắng không kiêu bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết. cũng không nản chí... ". (Một đoạn của lời thề thứ 3, trong 10 lời thê danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam) Lòng mọi người sôi sục căm thù khi nghĩ tới một ngày nào đó, giặc Pháp man rợ sẽ nổ súng đánh úp Chính phủ, quân đội và nhân dân ta. Bom đạn của chúng sẽ trút xuống phố xá làng mạc yên lành. Hà Nội, khói lửa sẽ nghi ngút bốc lên rực trời. Cảnh tàn khốc sẽ diễn ra...

        Nhưng không! Hà Nội nhất định không chịu khoanh tay đợi giờ chết. Thủ đô Hà Nội sẽ đứng lên! Cả nước sẽ đứng lên! Quyết không cam tâm chịu làm thân trâu ngựa. Hà Nội nhất định thắng.

        Mỗi người dân Hà Nội, đều sẵn có trong mình một dòng máu anh hùng: "Đánh giặc, cứu nước!". Giặc Pháp càng lấn tới, nhân dân Hà Nội càng căm thù sôi sục.

        Hàng ngày, nhân dân các khu phố kéo đến gặp cơ quan chính quyền, gặp Bộ chỉ huy khu tình nguyện xin đi đánh giặc. Người nào cũng biểu lộ ý chí sắt đá của mình. "Giặc Pháp lấn át ta quá lắm, không chịu được nữa rồi. Trước sau thế nào nó cũng đánh mình. Đánh! Nhất định ta phải đánh!". Đó là lời nói của một cụ già đã ngoại 60 tuổi, khi cụ đến xin chính quyền cho đi đánh giặc. Ở Hà Nội, không riêng gì người lớn mà cả các em nhỏ cũng rất căm thù hành động hung bạo của quân cướp nước. Em Minh, 15 tuổi, cũng như trăm ngàn em bé khác, sẵn có trong người dòng máu của Trần Quốc Toản, trước cảnh Tổ quốc lâm nguy đã nhất quyết xin gia nhập đội ngũ chiến đấu. Khi được vào tự vệ, Minh sung sướng tìm đến tâm tình với chính trị ủy viên Trần Độ (và là cậu của Minh): "Cậu ạ, cháu được vào tự vệ khu phố rồi. Cháu có hai quả lựu đạn và một con dao găm. Bọn Tây gặp cháu mà sinh sự là cháu choảng liền”. Thật đáng tự hào, mặc dầu trang bị, kỹ thuật quân sự của ta còn rất thô sơ, nhưng từ em bé đến ông già, với tinh thần yêu nước rất cao chẳng ai sợ giặc Pháp. Toàn dân một lòng nhất định không chịu làm nô lệ. Giữa lúc nguy cơ một cuộc chiến tranh xâm lược sắp nổ ra ngày càng rõ rệt, lòng căm thù của nhân dân Hà Nội đối với giặc Pháp ngày càng sôi sục thì Đảng ủy mặt trận Hà Nội được thành lập gồm đồng chí Nguyễn Văn Trân (bí thư) và các đồng chí Lê Hoàng, Khuất Duy Tiến, Lê Quang Đạo, Nguyễn Tài, Ngô Ngọc Du (ủy viên). Đồng chí Trần Quốc Hoàn hồi đó là Phó bí thư xứ ủy Bắc Kỳ được Trung ương cử về làm phái viên chỉ đạo và trực tiếp tham gia Đảng ủy mặt trận Hà Nội. Cùng lúc ấy, ủy ban bảo vệ thành phố cũng được thành lập gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân (chủ tịch), Vương Thừa Vũ (phó chủ tịch kiêm chỉ huy trưởng Khu XI), Trần Độ (chính trị ủy viên), Lê Hữu Qua (công an). Cơ quan giúp Bộ chỉ huy có đồng chí Khánh làm tham mưu phó, đồng chí Trương Công Cẩn làm chủ nhiệm chính trị và một số đồng chí khác.

        Cơ quan lãnh đạo của Hà Nội được kiện toàn, quần chúng nhân dân các tầng lớp đoàn kết gắn bó xung quanh Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, tin tưởng vô bờ bến vào Đảng và Bác. Trung ương trực tiếp chỉ đạo, hàng ngày, hàng giờ chăm lo tới tình hình Hà Nội. Một chỉ thị phát ra, muôn người như một, nhất tề hưởng ứng. Chúng ta kiên trì hoà bình nhưng sẵn sàng đánh trả lại, nếu giặc Pháp cố tình nổ súng hòng cướp đoạt thủ đô của ta, xâm chiếm Tổ quốc chúng ta.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM