Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:39:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chặng đường chiến đấu  (Đọc 36591 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 02:02:04 am »


        Trong hành quân, tổ chức động viên liên tục, hoạt động văn nghệ thường xuyên để bộ đội quên gian khổ, quên mệt nhọc. Từng chặng đường có khẩu hiệu động viên, hò, vè, ca dao. Hoạt động của tổ ba người dí dỏm vui tươi. Đảng viên, đoàn viên luôn luôn gương mẫu, săn sóc anh em, cởi mở, trò chuyện với quần chúng. Các chiến sĩ tích cực giúp ñôõ động viên mang vác hộ nhau, dìu nhau đi đến nơi đến chốn, quyết tâm đi nhanh, đi gọn, làm tròn nhiệm vụ. Đơn vị nào cũng thi đua động viên mọi người đi tới đích một trăm phần trăm.

        Trong hành quân có những công việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu người chỉ huy không tính toán hết, không giải quyết cụ thể thì sẽ trở thành vấn đề lớn, ảnh hưởng đến hành quân. Thí dụ: Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952, đường hành quân của đại đoàn từ mép sông Hồng vào tới Nghĩa Lộ, theo đường ô tô, chỉ dài chừng 85 ki- lô- mét, nhưng là đường rừng, leo đèo, lội suối nhiều, có chặng đường lội qua 21 khúc suối, có đoạn đường leo đèo nửa ngày mới tới đỉnh và nửa ngày mới xuống đến chân dốc. Chúng tôi đã tính toán nếu một vài người đi thì chỉ mất 3 ngày nhưng nếu cả đại đoàn thì chắc chắn 3 ngày không thể tới nơi mà phải 4 ngày hoặc hơn nữa. Tổ chức vượt sông bằng nhiều bến, tổ chức sang sông rất chu đáo mạng thông tin rải ở mé sông xuống các bến điều khiển từng đơn vị xuống thuyền. Số người, số đợt sang trật tự, nhanh chóng. Sau 2 giờ đồng hồ, đại đoàn đã vượt qua sông gọn ghẽ. Nhưng do chưa tính đến đường từ bờ sông toả đi các ngả, chưa tổ chức cụ thể đơn vị nào đi trước, đơn vị nào đi sau, nên khi bộ đội vừa sang sông hết cũng là lúc trời tối mù mịt, mưa to gió lớn, đội hình ùn lại, chen nhau rất lộn xộn, lùng nhùng suốt đêm, thỉnh thoảng mới nhích được vài bước, có lúc phải đứng tại chỗ hàng giờ. Trời vẫn mưa. Đường trơn, bùn lầy lội. Đi không được, ngồi nghỉ thì không có chỗ. Đến khi trời sáng bạch vẫn nhùng nhằng, đi không ra đi, đứng không ra đứng. Một đêm ròng đại đoàn đi chưa được đầy 3 ki- lô- mét. Cuộc hành quân vẫn tiếp tục, nhưng mới được hai ngày bộ đội đã mệt mỏi. Các đơn vị đề nghị cho bộ đội nghỉ lại ngủ để lấy sức. Nhưng vì thời gian gấp, yêu cầu đi nhanh, đại đoàn đã giải quyết bằng cách: đơn vị đi đầu rẽ sang hai bên đường cho anh em ngủ vài giờ, đơn vị sau đi vượt đơn vị trước một chặng dài rồi lại tạt sang rìa rừng cho anh em ngủ vài giờ. Các đơn vị thực hiện lần lượt như vậy nên đã giữ được sức khoẻ cho bộ đội, bảo đảm hành quân liên tục và nổ súng mở màn chiến dịch đúng thời gian đã định.

        Đợt 2 chiến dịch, đơn vị lại hành quân vượt qua sông Mã, bên kia sông có vị trí địch. Để bảo đảm vượt sông an toàn, dợn vị đã hết sức giữ bí mật bến qua sông, một mặt cho bộ đội bí mật bắc cầu, bố trí một số hỏa lực sẵn sàng chiến đấu, mặt khác quân báo và một tiểu đoàn bộ binh của đại đoàn vượt trước sang bên kia sông bám sát vị trì địch. bố trí yểm hộ cho toàn đơn vị vượt sông. Cuộc hành quân vượt sông của đại đoàn được chuẩn bị và tổ chức chu đáo, tỉ mỉ đã bảo đảm cho toàn đơn vị sang sông nhanh chóng và gọn ghẽ.

        Trong trú quân, cán bộ chỉ huy lo ngại nhất là khi đơn vị bố trí đội hình không có thế, tuần tra canh gác không nghiêm mật; tổ chức kỷ luật không chặt chẽ; kế hoạch đánh địch dưới đất trên không không có hoặc có nhưng sơ sài chung chung vài nét đại cương, v.v.

        Tất cả những thiếu sót sẽ dẫn tới lộ bí mật. Khi địch oanh tạc hoặc địch đánh bất ngờ thì dễ bị rối loạn đội hình, bị động lúng túng, không điều động được quân, bộ đội có thể bị tổn thất nặng hoặc tan vỡ đội hình, và như vậy mục đích của trú quân sẽ không còn nữa. Bộ đội không được nghỉ ngơi, sức khoẻ không được hồi phục, công việc chuẩn bị chiến đấu không làm được v.v. Nhưng muốn trú quân tốt thì trước hết tổ chức hành quân phải tốt.

        Quan hệ giữa hành quân và trú quân rất khăng khít. Công tác của đội tiền trạm và đội thu dung rất quan trọng. Tiền trạm cẩu thả, thu dung lếch thếch không những hành quân nát đội hình mà trú quân cũng nát đội hình. Trong kháng chiến chúng ta tổ chức đội tiền trạm thường có cán bộ tác chiến: tổ trinh sát, thông tin và liên lạc., dân vận, bảo vệ, hậu cần, vệ binh, v.v. Cán bộ tham mưu của đại đoàn phụ trách chỉ huy anh em đi trước gấp rút tiến hành mọi việc, từ việc đánh dấu đường, chuẩn bị cầu phà đến việc tung trinh sát nắm tình hình địch. Cán bộ dân vận, bảo vệ liên hệ với cấp ủy và chính quyền địa phương, với dân quân tự vệ, v.v. nắm tình hình địa phương, tình hình phản động nội địa, cùng địa phương tổ chức tuần tra canh gác, theo dõi bọn nghi vấn, bảo đảm an toàn khi trú quân. Bộ phận tác chiến thường cùng địa phương xem xét địa hình, có dự kiến những phương án tác chiến để đề đạt với cán bộ chỉ huy. Song song với việc trên, các đội tiền trạm trước đây còn đặt ngay trạm liên lạc, lộ tiêu bằng ám hiệu, ký hiệu riêng, tổ chức đón và dẫn đường vào địa điểm trú quân thật nhanh và trật tự. Chuẩn bị xong mọi việc, tuỳ tình hình, đội tiền trạm có thể để một đồng chí cán bộ ở lại chỉ huy một số anh em đón bộ đội còn tất cả vọt đi trước. Bộ phận ở lại, sau khi dẫn bộ đội vào nơi trú quân ổn định, có thể vọt lên đuổi kịp đội tiền trạm tiếp tục làm nhiệm vụ chặng đường sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 02:02:47 am »


        Công việc đưa bộ đội tiến vào khu vực trú quân rất quan trọng. Bộ đội giữ được sức khoẻ hay không, khâu công tác này cũng là một trong những khâu hệ trọng. Khi bộ đội tới nơi, cần đưa ngay vào nơi trú quân nhanh, gọn, trật tự. Như vậy bộ đội đỡ mệt, tranh thủ được nhiều thời gian nghỉ ngơi. Khi vào nơi trú quân, cán bộ phải phân công nhau làm ngay việc chuẩn bị tác chiến theo các phương án dự kiến, xem xét địa hình, đôn đốc hướng dẫn làm chỗ nghỉ, đào công sự. Nếu thời gian ngắn thì lấy việc chuẩn bị tác chiến và làm công sự làm chính, bảo đảm có hầm hố tránh máy bay địch oanh tạc, có hầm ho đánh địch tập kích đường không, đường bộ... Cấp dưỡng phải bảo đảm làm bếp nước thật nhanh nhưng không để khói, lửa lộ ra ngoài.

        Sau khi có quyết tâm và chuẩn bị xong kế hoạch tác chiến, lập tức phổ biến ngay cho bộ đội quán triệt. Nếu có thời gian thì diễn tập thử. Các việc tuần tra canh gác, tổ chức bảo đảm vệ sinh phòng bệnh đều tiến hành song song.

        Quá trình hành quân là quá trình theo dõi bộ đội về mọi mặt sinh hoạt, tình hình tư tưởng, chấp hành chính sách. Vì vậy, khi gần tới hoặc tới khu vực trú quân là lập tức hội ý trao đổi, sau đó biểu dương mặt tốt, phê bình mặt xấu, phổ biến kinh nghiệm kịp thời và dự kiến luôn công tác lãnh đạo khổng hành quân tiếp sau.

        Cán bộ chỉ huy chiến đấu giỏi phải là cán bộ tổ chức thu quân giỏi, đơn vị thiện chiến phải là đơn vị lui quân có trật tự gọn theo kế hoạch và mệnh lệnh của người chỉ huy và sẵn sàng đánh ngáy được trận khác. Nếu lui quân không tốt, bộ đồi hành động tuỳ tiện không theo kế hoạch, không theo mệnh lệnh người chỉ huy; mặt khác người chỉ huy không có kế hoạch cụ thể, không tổ chức chu đáo, không thường xuyên giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho bộ đội, bản thân cán bộ thiếu trách nhiệm chính trị thì dù chiến đấu có anh dũng đến mấy cũng không tránh khỏi tổn thất. Trong kháng chiến có nhùng đơn vị khi đánh thì rất tốt, có tổ chức chu đáo, đánh nhanh, gọn nhưng khi lui quân thì tuỳ tiện, luộm thuộm, mạnh ai người nấy rút. Ai nhanh lui trước, ai chậm lui sau, cán bộ đi đằng cán bộ, chiến sĩ đi đằng chiến sĩ nên đã bị tổn thất nhiều hơn khi trực tiếp chiến đấu. Trong trận Non Nước, chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951, đánh xong, kế hoạch lui quân không chu đáo, thiếu tổ chức đơn vị nào lui trước, đơn vị nào lui sau, lui tới đâu, đơn vị nào yểm hộ, đơn vị nào đánh viện, v.v., do đó khi lui quân không những số thương vong tăng lên tương đương với khi đánh mà còn ảnh hưởng xấu tới tư tưởng bộ đội. Trong trận Pú Chạng, chiến dịch Tây Bắc năm 1952, khi giải quyết xong đồn, quân ta kéo vào rất ùn. Chỉ huy ra lệnh một số đơn vị phải lui ra nhưng mệnh lệnh không được chấp hành triệt để, nên khi máy bay địch oanh tạc, bộ đội đã bị thương vong thêm một số. Càng thua đau, quân địch ngoan cố càng tăng thêm phương tiện cơ động, tăng quân, chiến sự sẽ càng khẩn trương, phức tạp, nên việc tổ chức lui quân, sẵn sàng chiến đấu liên tục càng phải chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể và nghiêm ngặt. Nếu sau trận đánh một thời gian dài vẫn chưa thu quân xong thì không những trận đó thương vong tăng thêm mà tư tưởng bộ đội sẽ sụt xuống, tổ chức sẽ xộc xệch, chỉ huy sẽ bị động lúng túng liên tiếp. Để bảo đảm thu quân được chu đáo, chúng tôi thường tổ chức đội tải thương hỏa tuyến bám sát ngay xung kích để giải quyết thương binh, tử sĩ đội thu dọn chiến trường cũng bám sát bộ đội, đánh xong đến đâu mọi việc thu dọn vận chuyển giải quyết gọn đến đó; tổ chức các trạm cấp cứu bám sát bộ đội và từng cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn ở từng chặng thích hợp; kết hợp nhiệm vụ giữa đội vận tải với đội tải thương như khi ra tải đạn, khi về tải thương; quy định đường đi, đường về, quy định những gì chuyển trước, không gì chuyển sau; có kế hoạch tỉ mỉ, cụ thể giải quyết thương binh, tử sĩ; tổ chức đơn vị yểm hộ cho bộ đội lui quân, đơn vị đánh máy bay, đánh viện; tổ chức trinh sát tiếp tục toả đi bám địch; quy định từ tổ ba người trở lên nắm quân số, vũ khí, giữ vững đội hình, sẵn sàng chiến đấu liên tục. Trách nhiệm quản lý đơn vị là trách nhiệm của mọi người từ người chiến sĩ, tổ trưởng ba người trở lên đều phải làm ngay trong quá trình tác chiến và lui quân. Mọi người phải đề cao trách nhiệm chính trị, bảo đảm tổ chức của đơn vị luôn chặt chẽ, sẵn sàng chiến đấu. Chiến sĩ bám sát tổ ba người, cấp dưới tìm cấp trên, nhanh chóng củng cố đội ngũ để sẵn sàng đánh tiếp trận khác.

        Hành quân, trú quân và lui quân đều là những công việc rất quan trọng để bảo đảm chiến đấu thắng lợi trọn vẹn. Ba việc đó liên quan mật thiết với nhau. Hành quân có tốt thì trú quân mới tốt. Ngược lại hành quân, trú quân, chiến đấu tốt nhưng lui quân dở thì tổn thất vẫn tăng lên, trận chiến đấu không phải là thắng lợi toàn vẹn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 02:03:19 am »

        
LÃNH ĐẠO TƯ TƯỞNG, BẢO ĐẢM TỔ CHỨC

        Một đơn vị trước khi xuất trận cần có khí thế bừng bừng sôi sục, có gan vượt qua mọi khó khăn trở ngại, lướt qua mọi ác liệt gian nan, tin ở sức mình nhất định chiến thắng. Đó là một trong những điều kiện mấu chốt nhất để bảo đảm đánh thắng. Có được như vậy là nhờ sự lãnh đạo sát sao, trực tiếp của chi bộ Đáng, của đảng ủy và của các đồng chí thủ trưởng quân chính và cơ quan các cấp. Ở đây, tôi không nói về kinh nghiệm lãnh đạo tư tưởng mà chỉ kể lại một số kinh nghiệm của người chỉ huy căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo tư tưởng phải bảo đảm tổ chức như thế nào? Trong thực tế chiến đấu, có trường hợp tổ chức còn thiếu sót, kỹ thuật, chiến thuật còn yếu nhưng do tinh thần, tư tưởng tốt, nên vẫn bảo đảm chiến đấu thắng lợi. Nhưng đó không phải là điều hoàn toàn tốt. Vì thắng lợi mà thương vong nhiều, tổn thất lớn cũng là điều thiệt thòi cho cách mạng. Nguyện vọng của quần chúng, lợi ích của cách mạng đòi hỏi đánh thắng giặc nhưng tổn thất càng ít càng tốt, thậm chí tránh được mọi tổn thất mà giành thắng lợi lớn lại càng hoan nghênh. Vì vậy, trong khi làm tốt công tác tư tưởng, phải hết sức lo lắng vấn đề bảo đảm tổ chức. Thí dụ: Bộ đội chuẩn bị đi chiến đấu trong điều kiện máy bay, pháo binh địch hoạt động rất ác liệt địch lại có nhiều xe tăng, xe bọc thép hoặc bộ đội có khi phải tác chiến ở địa hình trống trải, v.v. Công tác chính trị đã làm cho bộ đội căm thù giặc, quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của trận đánh hoặc chiến dịch, mỗi người và mỗi đơn vị đã thấy rõ trách nhiệm của bản thân mình, hăng hái nhận mọi nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm, kiên quyết, giành thắng lợi. Đó là vấn đề cơ bản đã được giải quyết. Nhưng nếu dừng lại ở mức đó thì hoàn toàn sai lầm. Không được chỉ có quyết tâm đánh thắng trong hội nghị, trên giấy tờ, với những kế hoạch trừu tượng, với những khẩu hiệu chung chung, mà phải biến từ những nội dung tinh thần trên trở thành những biện pháp tổ chức cụ thể. Thí dụ: Công tác chính trị đã lãnh đạo giải quyết tư tưởng bộ đội không sợ máy bay, pháo binh địch. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, với khí thế chiến đấu rất cao, bộ đội có gan lướt qua mọi ác liệt, xốc tới tiêu diệt giặc. Nhưng muốn cho tinh thần, tư tưởng tốt ấy càng được củng cố vừng chắc, càng được phát huy cao độ, đúng với tư tưởng chỉ đạo tác chiến của ta là "tiêu diệt giặc, bảo vệ mình", người chỉ huy các cấp phải hết sức đi sâu vào vấn đề bảo đảm tổ chức. Nếu cần và có thể thì tăng cường thêm súng bắn máy bay tổ chức phân công rõ ràng những bộ phận bắn máy bay khi ta chiếm lĩnh, khi bị bắn phá, khi bộ đội xung phong, khi lui quân, v.v. Tổ chức nghi binh, làm công sự, nguỵ trang, sơ tán, luôn luôn cơ động, giữ gìn bí mật. Huấn luyện cho bộ đội bắn máy bay địch cũng giỏi, tránh máy bay địch cũng tài. Dừng chân lại là làm ngay công sự, bố trí ngay màng lưới quan sát, trinh sát, có ngay kế hoạch đánh địch dưới đất và trên không. Phải thực hiện được: ta ở đâu địch cũng không biết, ta đi đâu địch cũng không hay, bộ đội trang bị vừa gọn gàng vừa bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức chỉ huy phải chặt chẽ, kỷ luật hành quân, trú quân phải nghiêm minh. Bộ đội giỏi ứng phó với các tình huống đánh gặp địch, chững địch phục kích, đánh địch đổ bộ đường không, đánh địch oanh tạc, v.v.

        Tất cả những điều đó làm được tốt thì tinh thần, tư tưởng của bộ đội càng cao, chiến thắng địch càng lớn, tổn thất của ta càng ít.

        Trong kháng chiến chống xâm lược, để giải quyết tư tưởng đối với pháo binh địch, đi đôi với công tác chính trị, có nhiều đơn vị đã tổ chức kiềm chế pháo binh địch rất giỏi . Chỉ cần vài khẩu cối 60 hoặc 81 mi- li- mét đưa sát gần trận địa pháo của địch, khi địch vừa nổ súng bắn vào đơn vị bạn thì ta bất ngờ bắn dập đầu chúng, hoặc bắn "cầm canh" suốt thời gian yêu cầu phải kiềm chế, làm cho súng địch bị hỏng, pháo thủ địch bị chết. Có trận, pháo binh địch chỉ bắn được vài phát, hoặc có trận pháo binh địch câm họng từ đầu đến cuối. Mặt khác, khi chiếm lĩnh trận địa, bộ đội ta làm công sự rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn hố cá nhân đã xong, phát triển thành hào giao thông nối liền từ người nọ đến người kia, đơn vị nọ đến đơn vị kia... Trong khi đó, quân ta tấn công nghi binh nơi này, quấy rối nơi khác, làm cho pháo binh địch bắn phân tán, bắn nhầm vào nhau, bắn vào chỗ không có quân ta. Các đơn vị còn huấn luyện cho bộ đội giỏi ẩn nấp, vọt tiến, tránh hoặc vượt qua làn đạn pháo binh địch. Nhiều đơn vị có sáng kiến bện những nùi rơm để bộ đội đeo vào lưng, che trên đầu chống mảnh đạn đại bác nổ trên không của địch. Phát huy quân sự dân chủ, phát huy trì tuệ của quần chúng, bộ đội ta đã tìm ra được muôn vàn cách để tiêu diệt địch, bảo vệ mình. Đánh thắng giặc mà tổn thất ít hoặc không tổn thất thì tinh thần chiến đấu của bộ đội càng cao, khí thế càng thêm dũng mãnh. Đó là mối quan hệ giữa bảo đảm tổ chức và lãnh đạo tư tưởng. Nhưng cần nhắc rằng: tổ chức tốt, kỹ thuật chiến đấu giỏi, vũ khí tốt, đạn dược nhiều, nhưng sợ địch, không dám đánh địch, thấy địch có nhiều máy bay nhiều pháo binh. nhiều bom đạn. nhiều xe tăng, xe bọc sắt, đông quân, v.v. mà dao động, do dự thiếu quyết tâm tiêu diệt địch thì không thể nào giành được thắng lợi. có khi còn bị tổn thất lớn và cái tốt cái hay kia cũng chẳng có giá trị gì. Thủ tiêu chiến đấu, thoái thác nhiệm vụ, không dám đánh địch thì sớm muộn cũng bị địch đánh đau, hối không kịp. Cho nên, vấn đề mấu chốt vẫn là vấn đề giáo dục chính trị, giải quyết tư tưởng "không sợ địch, quyết đánh địch, quyết giành thắng lợi". Đi đôi với vấn đề mấu chốt ấy, biện pháp tổ chức phải được coi trọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2016, 02:04:10 am »


        Người chỉ huy phải suy nghĩ nhiều, bỏ nhiều công sức vào vấn đề bảo đảm tổ chức, làm thật tỉ mỉ, cụ thể, làm thực sự, làm đến nơi đến chốn, phải cùng quẩn chúng bàn bạc tìm ra mọi cách làm cho tư tưởng bộ đội càng vững mạnh để kiên quyết giành thắng lợi trong bất kỳ nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nào. Người chỉ huy phải luôn luôn chú ý phát hiện tình hình tư tưởng của bộ đội, phải thấy trước mọi vấn đề lãnh đạo tư tưởng, bảo đảm tổ chức, đừng để tư tưởng phát sinh thành hành động, lúc đó mới đuổi theo “chữa cháy". Người chỉ huy không được coi nhẹ vấn đề tư tưởng, không được bỏ qua khi đã phát hiện thấy tư tưởng sai lầm, vì như vậy nhất định sẽ dẫn đến những vấn đề phức tạp, gay go đối với việc hoàn thành nhiệm vụ, bấy giờ có hối cũng không kịp. Ngược lại, người chỉ huy biết coi trọng phát hiện tư tưởng, giải quyết tư tưởng đồng thời chu đáo, tỉ mỉ trong công tác tổ chức bảo đảm vật chất thì sẽ vượt được mọi khó khăn trở ngại để đánh thắng.

        Một thí dụ về vấn đề lãnh đạo tư tưởng, bảo đảm tổ chức trong chiến dịch Trung Du cuối năm 1950. Lúc đó, phần lớn bộ đội chủ lực của ta vẫn chỉ quen hoạt động ở địa hình rừng núi, nên khi xuống đồng bằng thì rất bỡ ngỡ, lo ngại máy bay, pháo binh địch. Cấp trên đã chỉ đạo bộ đội chủ lực rèn luyện hành quân "bôn tập" vượt mấy chục ki- lô- mét tới trung du đánh địch, đánh nhanh, giải quyết nhanh, rồi lại "bôn tập" trở về địa hình kín đáo. Để chấp hành ý định đó và góp phần giải quyết những lo ngại trên, người chỉ huy trực tiếp còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác thuộc phạm vi tổ chức, như giáo dục huấn luyện cách giữ bí mật nơi trú quân, đường hành quân, tổ chức cảnh giới, làm công sự, nguỵ trang khi tạm dừng cũng như khi đóng quân, v.v. Cán bộ đi chuẩn bị chiến trường phải hết sức tỉ mỉ, cụ thể, không mơ hồ trừu tượng. Kế hoạch tác chiến và mọi tổ chức bảo đảm chiến đấu phải thật chu đáo, làm cho mọi người tin tưởng chắc thắng. Đối với bộ đội. phải xây dựng cho anh em một quyết tâm đã đánh địch thì phải đánh mạnh, bám sát địch mà đánh, hành quân, trú quân, lui quân đều phải phục tùng nghiêm chỉnh mọi quy định chung, có tổ chức, có trật tự... Làm tốt công tác lãnh đạo tư tưởng và bảo đảm tổ chức, nên đợt I chiến dịch các đơn vị đều tránh được những tổn thất do máy bay, pháo binh địch gây ra. Đến đợt II, đại đoàn đánh phục kích trên đường Vĩnh Yên -  Tam Đảo (tức là trận Thanh Vân -  Đạo Tú -  Long Trì -  Cẩm Trạch) . Trận đánh diễn ra từ sáng sớm đến chiều tối. Trên trời thường xuyên có 12 máy bay chiến đấu của địch lồng lộn bắn phá, nhưng bộ đội ta vẫn bám sát địch mà đánh, nên máy bay của chúng đã không làm gì được. Máy bay, pháo binh địch nhiều, nhưng chúng ta đã tránh được tổn thất. Riêng trận đánh ở phía nam Vĩnh Yên có thương vong một ít, vì đơn vị làm nhiệm vụ bố trí ngăn chặn địch khi chiếm lĩnh ở đồi trọc không đào công sự, ngụy trang.

        Lãnh đạo tư tưởng, bảo đảm tổ chức là vấn đề rất quan trọng để đưa bộ đội đi nhanh, đi gọn đến chiến trường và để bộ đội vượt qua mọi khó khăn, ác liệt để đánh thắng địch. Vì vậy là cán bộ trực tiếp càng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm chính trị. hết sức coi trọng việc lãnh đạo tư tưởng, bảo đảm tổ chức để luôn luôn chiến thắng quân thù.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM