Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:04:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chặng đường chiến đấu  (Đọc 36592 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 01:08:20 am »


        Từ đó đại đoàn 308 đã mang theo lời dạy của bác đi vào các chiến dịch Trung Du, Tây Bắc, Điện Biên Phủ; đã đánh và đã thắng ở những địa danh lịch sử đỏ.

        Sau 37 ngày đêm liên tục chiến đấu, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi vào giữa tháng 10 năm 1950.

        Tháng 10 về, thời tiết vùng biên giới đã chuyển sang mùa lạnh. Nhưng vào những ngày này đi bất cứ đâu trên dọc đường số 4 cũng đều bắt gặp một không khí ấm áp tình người, đoàn kết quân dân, tưng bừng náo nhiệt đón mừng ngày Hội chiến thắng.

        Tháng 10 về, ở Hà Nội lúc đó bọn thực dân Pháp lại sống trong không khí ảm đạm, nghẹ thở. Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở chiến trường Bắc Bộ hoảng hốt, lo sợ đoàn quân chiến thắng từ biên giới tiến về huy hiếp Hà Nội. Thế là “những trận địa phòng thủ cấp tốc được dựng lên ở đầu cầu Đu- me (tức cầu Long Biên). Những gia đình bắt đầu di tản, hồ sơ lưu trữ bắt đầu chuyển xuống Hải Phòng (Đường số 4- Hồi ký của Charton).

        Tháng 10 về, cục diện chiến tranh lại thêm nhiều dấu hiệu chuyển biến có lợi cho ta. Nhiều đổi thay sau đó đều được tính từ cái đà của thời điểm tháng 10 lịch sử này. “Bốn năm sau, Điện Biên Phủ thất thủ… nhưng chính là từ đây (tức chiến dịch Biên Giới ở Đông Dương” (Đường số 4- Hồi ký của Charton).

        Hai mươi tám năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên lời phát biểu của Bác Hồ tại hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới tháng 11 năm 1950. Bác nói chiến dịch này ta đã thắng hai trận:

        “Thắng lợi thứ nhất là chúng ta đã tiêu diệt địch và giải phóng Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê…

        Thắng lợi thứ hai là chúng ta đã thấy rõ những ưu điểm và khuyết điểm của ta”.

        Đúng là trong mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đã thu được một thắng lợi quan trọng, đó là sự lớn lên trong nếp nghĩ, trong tác phong. Chúng tôi đã nhìn thấy rõ mình hơn. Thấy ưu điểm, nhưng cũng nhìn rõ khuyết điểm. Chúng tôi đã tâm đắc một điều là thắng lợi sẽ không thể có được, sẽ không thể làm tròn danh hiệu đại đoàn Quân Tiên Phong- nếu thiếu cụ thể trong tổ chức chiến đấu, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu nghiêm khắc chặn đứng cái bệnh “say chiến thắng” ấy lại.

        Mặt trận Trung du- Đồng bằng

        Một bước ngoặt lịch sử được đánh dấu bằng chiến dịch Biên Giới toàn thắng.

        Từ đây lực lượng vũ trang ta có điều kiện phát triển và lớn mạnh không ngừng.

        Ngược lại, địch càng suy yếu và lùi vào thế bị động đối phó.

        Tư lệnh quân viễn chính Pháp ở Đông Dương, tướng Carpentier bị thải hồi, tướng Đờ- lát Đờ Tát- xi- nhi sang thay, một mình nắm giữ cả hai quyền chỉ huy dân sự (cao uỷ) và chỉ huy quân sự (tổng tư lệnh). Đây là lần đầu tiên hai quyền này được chính phủ Pháp giao cho một viên tướng.

        Đờ Tát- xi- nhi nguyên là tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tư lệnh lục quân khối Bắc Đại Tây Dương và là một trong những thành viên đại diện các tư lệnh quân đội Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp) thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai đến nước Đức dự lễ ký nhận đầu hàng không điều kiện của Bộ tổng tham mưu quân đội phát xít Hít- le. Tất cả những “may mắn” đó tạo cho viên tướng mang dòng họ quý tộc này mang nặng tính ngạo mạn- chủ quan, rất hung hăng với nghề chiến tranh.

        Đờ Tát- xi- nhi tỏ ra “xông xáo”, rời bộ chỉ huy Pháp từ Sài Gòn ra Hà Nội để trực tiếp chỉ huy bộ máy này đối phó với chiến trường chính là Bắc Bộ và “đặt đồng bằng Bắc Bộ là trọng điểm chiến tranh” (Đông Dương hấp hổi- H.Nava)…

        Ngay sau khi chiến dịch Biên giới kết thúc, Bộ đã gợi ý đại đoàn 308 cần khẩn trương tiến hành tốt công tác tổng kết chiến dịch, chấn chỉnh tổ chức, sắp xếp cán bộ đầy đủ để có thể tiếp tục chiến đấu khi có lệnh.

        Cuối tháng 11 năm 1950, chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của Bộ, đồng thời với việc tổ chức cho bộ đội “hạ sơn” trở về trung du, đại đoàn đã phái một bộ phận gồm các cán bộ tham mưu, trinh sát và thông tin đi trước chuẩn bị chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 01:08:58 am »


        Đầu tháng 12, từ Cao Bằng, đại đoàn cấp tốc hành quân về tập kết ở chân núi Tam Đảo chuẩn bị chiến đấu. Cùng lúc đó tôi về Bộ nhận nhiệm vụ cụ thể. Cơ quan Bộ từ Cù Vân chuyển lên khu vực Chợ Chu (Thái Nguyên). Đường đi khá xa, nhưng nhờ con ngựa có sức khỏe dẻo dai đã đưa tôi đến cơ quan Bộ đúng ngày quy định. Ở cuộc họp này chúng tôi mới sáng rõ Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh đã phán đoán rất chính xác về diễn biến cuộc chiến tranh. Sau biên giới phải là trung du và đồng bằng. Chính vì thế mà ngay từ tháng 9 năm 1950, trong lúc chiến dịch Biên Giới bắt đầu mở màn. Bộ Tổng tư lệnh đã có kế hoạch chỉ đạo chuẩn bị chiến trường trung du. Trong khi đại đoàn 308 đang lao vào cuộc chiến đấu chặn viện với những trận đánh ác liệt xảy ra ở Khau Luông, ở dãy đồi 477, thì Bộ đã tổ chức hội nghị với các địa phương, các ngành ở vùng trung du để nắm địch, nắm khả năng nhân vật lực; ngoài ra Trung ương còn chỉ thị cho các cấp uỷ địa phương tích cực thu mua gạo, chuẩn bị thực phẩm tập trung ở những địa điểm cơ động để khi có lệnh chiến đấu có thể vận động đến nơi cần thiết phục vụ bộ đội đánh giặc.

        Đồng chí Tổng tư lệnh phân tích hình thái chiến tranh sau chiến dịch Biên Giới đã có những thay đổi nhảy vọt: ta mạnh lên và đang phát triển thế chủ động; địch suy yếu và bị động nhưng chúng vẫn ngoan cố tiếp tục chiến tranh, tập trung lực lượng cơ động (Lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Bắc Bộ lúc này có bảy binh đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của bảy đại tá: Ơ- đông, Blăng- ca- ê, De Castries, ơ- ruy- banh, Vay- nuy- xem, Clê- măng và Tô- ma- đô) ra Bắc Bộ để củng cố thế trận phòng ngự, cố thủ trung du và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trước sự suy yếu và bị động của địch, trước khí thế bộ đội ta đang lên, để tranh thủ thời cơ lúc địch đang còn hoang mang, chưa kịp củng cố, Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Trung Du trên địa bàn hai tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên nhằm mục đích trước hết là tiêu diệt sinh lực địch: phá kế hoạch củng cố lực lượng của địch và góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng hậu địch.

        Cuối cùng đồng chí đại tướng nhấn mạnh: đây là “lần đầu tiên chúng ta sử dụng binh đoàn lớn trên chiến trường đồng bằng”, vì vậy cần phải phát huy dân chủ quân sự tìm cách đánh thích hợp để phát huy cao độ mặt mạnh của ta và hạn chế tiêu diệt sinh lực địch, bỗi dưỡng lực lượng ta.

        Đúng là thời gian chiến dịch không dài, mục tiêu chiến dịch không lớn nhưng tính chất ác liệc và phức tạp thì lại có những điểm hoàn toàn không giống như chiến dịch Biên Giới.

        Thời gian- dù chỉ là ít phút trò chuyện thăm hỏi nhau lúc này cũng thật hiếm. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi chỉ kịp bắt tay nhau tạm biệt rồi mỗi người một ngả đi nhanh về đơn vị triển khai kế hoạch chiến đấu. Mỗi chúng tôi lúc này đều có chung một ý nghĩ: phải chạy đua với thời gian, phải về trước thời gian để kịp ngày N- ngày chiến dịch bắt đầu nổ súng.

        Đảng uỷ và Bộ chỉ huy đại đoàn họp xác định quyết tâm chiến đấu và tổ chức quán triệt ngay quyết tâm chiến đấu đó xuống các đơn vị:

        - Đợt một đánh cứ điểm phải thắng giòn giã.

        - Đợt hai đánh viện phải thực hiện diệt nhiều địch, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí…

        - Trung đoàn 102 diệt cứ điểm Tú Tạo, Cà Phê; trung đoàn 88 đánh Hữu Bằng, Thằn Lằn; trung đoàn 36 quen đất Bắc Bắc trở về nhổ cứ điểm Yên Phụ- Yên Phong (Bắc Ninh).

        Sở trường đánh công kiên của đại đoàn lại có điều kiện phát huy tác dụng. Chỉ trong hai ngày 26 và 27 tháng 12 năm 1950, các trung đoàn đã dùng chiến thuật đánh khác với chiến thuật dùng trong các chiến dịch trướ, là ở cách xa địch trên dưới 10 kilômét, nhanh chóng, bí mật vận động đến gần, đồng loạt tiến công mãnh liệt, tiêu diệt hoàn toàn năm cứ điểm nói trên (mỗi cứ điểm có một đại đội địch đóng giữ). Những trận thắng lợi mở đầu này đã cổ vũ mạnh mẽ sí khí cán bộ, chiến sĩ, góp phần động viên đại đoàn hoàn thành nhiệm vụ tiếp sau. Vì lần đầu tiên ta tiêu diệt được các cứ điểm boong- ke (loại đồn bót xây dựng bằng xi- măng, cốt sắt) của địch xây dựng trên vành đai trắng (khu vực địch đuổi dân đi nơi khác, nhà cửa làng mạc san bằng để chúng dễ phát hiện ta từ xa và tiện dùng phi pháo diệt ta khi bị tiến công), địa hình trống trải.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 01:09:42 am »


        Trong đợt một chiến dịch, đại đoàn hoàn thành nhiệm vụ tương đối thuận lợi là do chấp hành nghiêm chỉnh thiến thuật bí mật, vận động thật nhanh từ xa đến đánh địch của Bộ đề ra- một chiến thuật đã lợi dụng được chỗ yếu của địch (phân tán lực lượng), đánh được nhiều nơi, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ứng cứu; đánh đêm nên tránh được phi pháo địch.

        Thắng lợi đợt một, chứng tỏ trình độ vận dụng chiến thuật của các đơn vị có nhiều tiến bộ. Đại đoàn đã thực hiện được 3 yêu cầu: vận động nahnh, giải quyết chiến trường nhanh, nhanh chóng rút về vị trí giấu quân cũ, đem theo cả tù binh và chiến lợi phẩm. Tất cả bằng ấy việc đều phải làm cùng một lúc, thật nhanh; xong trong khoảng 12 tiếng đồng hồ- từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời vừa mới mọc, khoảng mờ mờ sáng, chưa rõ mặt người.

        Ngày 13 tháng 1 năm 1951, đợt hai chiến dịch bắt đầu. Đại đoàn 308 cùng với 2 trung đoàn 209 và 141 của đại đoàn 312 thực hiện phương châm tác chiến của Bộ là đánh điểm diệt viện.

        Ba Chúc được chọn là điểm tiến công mở màn đợt hai. Quân số địch đóng giữ Ba Chúc không đầy một đại đội nhưng cứ điểm này giữ vị trí xung yếu (cách thị xã Vĩnh Yên 12 kilômét về phía tây bắc), trên tuyến phòng thủ có chiều sâu của địch. Mất Ba Chúc sẽ rung chuyển toàn bộ phòng tuyến phòng thủ của địch ở tây bắc thị xã Vĩnh Yên, buộc địch phải dùng viện binh chiếm lại.

        Bộ lệnh cho một đơn vị của đại đoàn 312 tiến công san bằng cứ điểm Ba Chúc, đại đoàn 308 làm nhiệm vụ chặn viện.

        Sau khi nghe các đồng chí cán bộ trinh sát và tham mưu báo cáo địch tình và địa hình, Bộ chỉ huy đại đoàn quyết định khu vực chặn viện từ tây bắc đến đông nam thị xã Vĩnh Yên, bao gồm đường tỉnh số 203 (Thanh Vân- Đạo Tú).

        Diễn biến trận đánh đúng như phán đoán của Bộ Tổng tham mưu.

        Đêm 13 tháng 1, ta tiến công và diệt gọn địch ở cứ điểm Ba Chúc.

        Sáng 14 tháng 1, bốn máy bay cổ ngỗng- kiểu Kinh- cô- bra bay qua bầu trời Vĩnh Yên lúc sương mù cuối đông chưa tan hết, rồi vội vã quay về phía Gia Lâm.

        Trận địa chặn viện của đại đoàn vẫn yên tĩnh.

        Các chiến sĩ căng thẳng chờ địch. Mọi người tranh thủ giấu kín mình ở các cánh đồng vừa mới gặt còn trơ gốc rạ, nhưng vẫn sẵn sàng tư thế tiến công khi có lệnh. Bởi lẽ tuyệt đối giữ bí mật lúc này là yếu tố quyết định thắng lợi.

        Ở Sở chỉ huy đại đoàn, các cán bộ tham mưu và trinh sát đang dán mắt vào tấm bản đồ Vĩnh Yên để theo dõi hoạt động của địch, từng bước đi của chúng. Các đồng chí thông tin lúc nào máy nghe cũng gần như dính liền tai, sẵn sàng nhận tin tức các nơi báo cáo về.

        Không một tiếng nói- dù chỉ là thì thầm.

        Phút yên lặng diễn ra không lâu. Khi tiếng máy bay gầm rú xa dần về phía Gia Lâm, thì tổ trinh sát tiền phương của đại đoàn từ sát thị xã Vĩnh Yên báo cáo về:

        - Một tiểu đoàn địch đã rời thị xã Vĩnh Yên qua ngã ba Đông Đạo tiến về phía Ba Chúc.

        Kế hoạch Sở chỉ huy rộn lên tiếng cười nói.

        - Kẻ địch trúng kế ta rồi- tiếng tro vui của một đồng chí cán bộ tham mưu đang theo dõi địch trên bản đồ.

        Tôi gọi dây nói, lệnh cho trung đoàn trưởng Hồng Sơn:

        - 36 cố gắng làm gọn trận này để tạo cơ hội cho toàn đại đoàn đánh lớn, thắng to!

        Tôi cố ý nhấn mạnh cố gắng làm gọn là tỏ ý thông cảm cới những khó khăn của trung đoàn trưởng Hồng Sơn trong trận này. Khó vì trung đoàn 36 có ba tiểu đoàn bộ binh thì, tiểu đoàn 89 phải đi hoạt động độc lập, xuống Hương Canh, phía đông nam thị xã Vĩnh Yên, phối hợp với dân quân du kích đánh địch dưới đó; như vậy ban chỉ huy trung đoàn 36 chỉ còn hai tiểu để chọi với một tiểu đoàn có hoả lực chi viện rất mạnh của pháo binh và không quân. Khó nữa là địa hình vùng này trống trải, ta không thể giấu quân sát đường cái được, mà phải nằm cách một kilômét, nên khi vận động ra nếu không khéo, không khớp giữa các mũi thì có thể bị động với địch.

        Nhưng trung đoàn 36 đã khắc phục được những cái khó ấy. Với những kinh nghiệm đúc kết được trong trận vận động tiêu diệt hai binh đoàn Le Page và Charton ở Cao Bằng, Lạng Sơn, trung đoàn 36 đã nắm vững nguyên tắc chiến thuật “3 trước, 3 mạnh”, tức là chiếm điểm cao trước, nổ súng trước, xung phong trước; xung phong mạnh, đánh mạnh, đuổi mạnh, nhanh chóng chia cắt tiểu đoàn Bắc Phi thuộc binh đoàn cơ động số 3 do viên đại tá Va- nuy- xem chỉ huy ở dãy đồi Cẩm Trạch lổn nhổn đá gan gà và lúp xúp những bụi cây bù cu xanh rỉ màu đồng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 01:10:28 am »


        Nghe tiếng kêu cứu của lũ quân bị sa lầy ở Cầm Trạch, Va- nuy- xem vội vã tung hết cả ba tiểu đoàn còn lại của hắn ra trận. Pháo binh địch từ Vĩnh Yên bắn dọn đường. Máy bay địch gầm rít trên không trung. Bộ binh địch, một phần đi xe, những chiếc xe bọc thép, xe GMC nối nhau bò trên đường cái; một phần đi bộ. Cánh đi bộ lò dò từng bước tiến theo con đường mòn vắt dọc dãy đồi từ ngã ba Đông Đạo lên Cẩm Trạch, chúng vừa đi vừ bắn thăm dò.

        Trung đoàn 88 vẫn chưa được lệnh nổ súng.

        Tất cả mọi người đều im lặng, không nhúc nhích để giữ bí mật, nhưng tâm trạng cán bộ, chiến sĩ trung đoàn rất bồn chồn vì súng đã nổ ở nhiều nơi, cá đơn vị bạn đã được chiến đấu, lập công.

        Va- nuy- xem lúc này tập trung sự chú ý của y về phía Cẩm Trạch, chủ quan đốc thúc đại bộ phận quân lính đến dãy đồi ấy cứu nguy cho đồng bọn…

        Theo đúng kế hoạch tác chiến của đại đoàn, trung đoàn 88 bất thần nổ súng, đánh vào đuôi, vào sườn binh đoàn cơ động số 3.

        Trận này, quân ta lại nhanh chóng băm nát đội hình địch. Nhưng cũng như trận buổi sáng của trung đoàn 36, địch chỉ bị cắt vụn, nát ra, ta không có cách nào quây gọn chúng lại mà diệt.

        Trung đoàn 88 báo cáo:

        - Đã cho tiểu đoàn 23 phóng ra bọc hậu binh đoàn địch, nhưng vẫn không thể bọc nổi cái khối quân địch quá lớn như vậy. Quân Va- nuy- xem chạy tan nát, tán loạn…

        Tôi ra lệnh bổ sung:

        - Không quay bắt lớn được thì nhanh chóng quây lấy từng bộ phận nhỏ của địch mà đánh cho gọn.

        Tiếp đó các đơn vị báo cáo nhiều tin đáng phấn khởi: bắt được nhiều tù binh… địch xen hàng rất nhiều…

        Nhưng rồi lại có những báo cáo nghe rất sốt ruột: tù bình tháo chạy… máy bay địch bắn chặn cho tù binh chạy trốn. Tại sao lại có chuyện như thế? Thì ra chiến sĩ ta quen lối bắt địch ở chiến dịch Biên Giới, bắt được tên nào, tốp nào, ta tước vũ khí xếp vào một chỗ, rồi chỉ hướng cho chúng đi về phía sau sẽ có người thu nhận. Tù binh đi tự do nên gặp cơ hội là chúng trốn chạy.

        Trận phục kích này cho chúng tôi thêm một số bài học về thiến thuật:

        - Bố trí đánh phục kích ở địa hình trung du và đồng bằng khác rất nhiều so với đánh trên địa hình rừng núi. Ở rừng núi chỉ có đường độc đạo địch không chạy ngang được, ngược lại ở trung du hay đồng bằng, hai bên đường là ruộng khô, đất trống, nên cho dù có chặn đầu, khóa đuôi, xuyên ngang, chia cắt thì địch vẫn chạy tung toé ra được. Muốn tạo thành thế bao vây, cần phải có lực lượng bố trí sẵn, đối diện với hướng đánh của ta để khi địch chạy toả ra, ta đón bắt, hoặc dồn gom chúng về phía ta đã dự kiến trước.

        - Ngoài ra, phải có lực lượng chuyên bắt tù binh, hàng binh. Bộ phận đi trước cứ đánh, thọc sâu, xuyên mạnh, gạt địch sang một bên cho bộ phận đi sau đón bắt. Nếu không thì đơn vị nào cũng ham đánh, ham đuổi, địch bị bắt hay buộc phả đầu hàng thấy không ai cai quản sẽ lẩn trốn ngay.

        Trận đánh ngày 14 tháng 1, đại đoàn diệt gọn 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn khác của binh đoàn Va- nuy- xem, xác địch, vũ khí địch rải khắp cánh đồng hẹp và trên sườn núi trọc từ Nhân Mỹ đến Thanh Vân, Đạo Tú. Nhưng do những thiếu sót trên nên ra không thực hiện được tiêu diệt gọn, vẫn để tàn quân Va- nuy- xem trốn thoát về thị xã Vĩnh Yên.

        Phối hợp với các trận đánh binh đoàn Va- nuy- xem ở tây bắc và đông nam thị xã Vĩnh Yên, tại hướng Hương Canh- đông nam thị xã, tiểu đoàn 89 thuộc trung đoàn 36 đã cùng với lực lượng dân quân du kích ở đây hoạt động có hiệu quả, bức rút một số đồn bốt và tháp canh, tiêu diệt một đoàn xe 6 chiếc, đánh thọc sát sân bay thị xã, làm nổ một kho xăng, v.v…

        Bộ chỉ huy Pháp nhận định: đường Hà Nội- Vĩnh Yên đang bị Việt Minh uy hiếp nghiêm trọng.. và nếu Vĩnh Yên lọt vào tay Việt Minh thì Hà Nội cũng không còn an toàn…

        Chính vì lẽ đó mà địch phải xuất tướng- Đó chính là chủ tướng Đờ Tát- xi- nhi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 01:11:13 am »


        Ngày 17 tháng 12 năm 1950, đáp máy bay sang Sài Gòn chính thức nhận chức Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp, kiêm cao uỷ Pháp tại Đông Dương. Hôm ấy tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đờ Tát- xi- nhi trịnh trọng tuyên bố với những người ra đón: “Tôi sẽ mang lại chiến thắng và danh dự”. Ngày 24 tháng 12 năm 1950, Đờ Tát- xi- nhi ra Hà Nội. Trong bữa tiệc đêm Nô- en, trước những kẻ quyền quý còn đang hốt hoảng về cái chết của hai binh đoàn Le Page và Charton ở Cao- Lạng, còn đang lo chạy tiền chạy của vào Sài Gòn cho chắc dạ, thì viên Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp lại ngạo mạn tuyên bố: “Tôi kiến quyết giữ Hà Nội, tôi sẽ không bỏ một tấc đất nào”.

        Thế rồi 21 ngày sau đó- ngày 14 tháng 1 năm 1951, Tổng tư lệnh Đờ Tát- xi- nhi phải tất tưởi ra đốc chiến, tự mình giáng chức xuống làm chỉ huy trưởng mặt trận Vĩnh Yên.

        Trưa ngày 14 tháng 1, Đờ- lát đáp máy bay xuống Vĩnh Yên. Tại thị xã đang bị uy hiếp này và trong lúc đang loang ra một tin đồn “Việt Mínhẽ về ăn tết ở Hà Nội”, Đờ- lát ra lệnh:

        “Va- nuy- xem giữ Vĩnh Yên. Ơ- đông cho liên đoàn (đang ở Hương Canh) lên phối hợp với Va- nuy- xem. Ơ- đông bảo vệ khu nội thành Vĩnh Yên. Sa- lăng phải điều hợp các hoạt động. Bô- phrê bảo vệ phía bắc Hà Nội. Clê- măng tập hợp 3 tiểu đoàn quanh cầu sông Đuống để sẵn sàng yểm trợ cho Ơ- đông về phía đông bảo vệ Hà Nội ở phía Bắc. Đờ- danh- vin tập trung tất cả cá đơn vị quanh Phủ Lạng Thương (tức thị xã Bắc Giang) để ngăn chặn phía này. Cát- tơ- ri cho liên đoàn Tabor tạm rời Lục Nam tới với Ơ- đông. Cát- tơ- ri phải đi ngay đêm nay để mai có mặt ở Vĩnh Yên”.

        Sau đó, Đờ- lát bay về Hà Nội lại ra thêm một quyết định nữa cho yên tâm. Y chỉ thị cho tham mưu trưởng A- la bay ngay vào miền Trung và Nam Bộ lấy thêm năm tiểu đoàn viện binh, trưng dụng tất cả máy bay dân sự để lập một cầu hàng không chở viện binh ra Hà Nội.

        Ngày 15 tháng 1, các trận đánh ác liệt diễn ra từ tây bắc thị xã Vĩnh Yên xuống đến Hương Canh, một vùng đồi trọc rộng 12 kilômét, sâu 10 kilômét. Trên bầu trời lúc nào cũng có hàng đàn máy bay gầm rít. Mặt đất ùng oàng liên tục, tiếng đạn đại bác nổ kéo dài như sấm dậy. Va- nuy- xem đưa số quân còn lại của binh đoàn cơ động số 3, khoảng hai tiểu đoàn, lập trận địa ở ngoại vi tây bắc thị xã Vĩnh Yên và chiếm giữ một số mỏm đồi thấp ở phía đông. Hai trung đoàn 88 và 36 được lệnh của Bộ chỉ huy đại đoàn tiếp tục đánh quân Va- nuy- xem uy hiếp thị xã Vĩnh Yên, trung đoàn 102 điều hai tiểu đoàn bám đường số 2, đánh chặn binh đoàn Bắc Phi của Ơ- đông từ Hương Canh đang cố mò lên tiếp sức cho Va- nuy- xem. Sáng hôm ấy, sương mù còn đang mờ mờ sát mặt đất, tiền quân của Ơ- đông vừa lò dò đến vùng Ngoại Trạch thì chạm phải tiểu đoàn 79, mới cơ động từ chân núi Tam Đảo ra đến đó. Với một đợt xung phong bất thần và rất mạnh, tiểu đoàn 79 đánh giạt cả một tiểu đoàn Bắc Phi xuống một cánh đồng trũng. Binh đoàn của Ơ- đông phải đối phó hết sức chật vật, và nhờ có pháo và máy bay yểm trợ đến mức cao nhất mới gỡ được cái “then cài” của tiểu đoàn 79. Nhưng đến trưa, tiến được thêm mấy kilômét, đến vùng Khai Quang- Mậu Thông, quân Ơ- đông lại gặp phải cái “then cài” của tiểu đoàn 18. Vào lúc này, ở Vĩnh Yên, quân Va- nuy- xem đã gần hết đạn, mà đi theo cánh quân của Ơ- đông lại là một đoàn xe tải đạn tiếp tế cho Va- nuy- xem. Như vậy có nghĩ là Ơ- đông đến Vĩnh Yên chậm giờ nào thì tình thế của Va- nuy- xem thêm nguy giờ ấy. Cho nên, Đờ- lát phải giở đến bửu bối: Bom na- pan, thứ bom lửa mới chở từ các căn cứ của Mỹ ở Nhật sang cách đó vài ngày. Đây là lần đầu tiên địch phải dùng loại vũ khí át chủ này.

        Bốn chiếc máy bay King- cô- bra ném 8 quả na- pan, tạo ra một vệt lửa cháy rừng rực dài hơn nửa kilômét. Tiểu đoàn 18 bị bất ngờ vì vũ khí mới của địch, phải giãn ra. Thế là địch đi được.

        14 giờ, binh đoàn Ơ- đông mới mở được đường máu đến Vĩnh Yên. Tiếp sau đó là đoàn xe vận tải đạn dược, và cuối cùng là binh đoàn Cát- tơ- ri.

        15 giờ 30 phút, Đờ- lát lần thứ hai bay lên Vĩnh Yên.

        Từ sau lúc địch dùng bom lửa (lúc này mới chỉ thấy một loại nom gây thương vong khác với bom địch thường dùng trước đó, chứ chưa biết nó là bom na- pan), đại đoàn tổ chức ngay một đoàn cán bộ tham mưu và quân y đến trận địa tiểu đoàn 18 điều tra tính năng, tác dụng của thứ bom mới đó để nghiên cứu cách phòng tránh, hạn chế hậu quả của nó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 01:12:32 am »


        Việc địch dùng loại bom lửa này, lúc đầu có làm cho một số chiến sĩ lo lắng, băn khoăn vì chưa tìm ra cách phòng tránh có hiệu quả. Nhưng ngay chiều hôm ấy những băn khoăn lo lắng đó của anh em đã được giải quyết sau khi có báo cáo thực tế của trung đoàn trưởng Vũ Yên: Địch ném bom lửa trùm lên trận địa của tiểu đoàn 18, nhưng số anh em bị thương nặng không bao nhiêu, rất nhiều anh em chỉ bị bỏng tay, bỏng vai… vẫn tiếp tục chiến đấu. Do đó, sau khi bị bất ngờ phải giãn đội hình ra thì tiểu đoàn 18 đã nhanh chóng chiếm lại trận địa cũ và tiếp tục quần nhau với địch cho đến xế chiều, có lệnh mới rút đi. Đồng chí Vũ Yên sơ bộ nêu hai ý kiến: một là, để hạn chế địch ném bom lửa, yêu cầu cho tổ chức đội phòng không bảo vệ trận địa, có thể dùng trung liên, đại liên, vì khi ném loại bom này, máy bay địch phải sà xuống rất thấp; hai là chỗ nào ta và bộ binh địch bám sát nhau thì máy bay địch không dám ném bom, vậy bám chặt lấy địch mà đánh là cách làm tốt nhất để hạn chế tác hại của bom lửa.

        Tiếp đến, đoàn cán bộ đại đoàn cử đi nghiên cứu tác hại của bom na- pan, từ trận địa của tiểu đoàn 18 trở về cung cấp thêm một số liệu sơ bộ, nhưng rất quý. Na- pan là bom xăng đặc, mỗi quả nổ tung những cục lửa ra các phía, xa nhất từ tâm điểm nổ khoảng 50 mét. Những cục lửa này gặp vật khô như gỗ, lá, rơm, rạ, sẽ gây ra cháy lớn, nhưng ở chỗ trống trải thì bom này chỉ có tác dụng như một ngọn lửa bùng lên rồi tắt ngay.

        Một chiến sĩ tiểu đoàn 18 bị bom lửa trùm lên người đã nhanh chóng vứt mũ, cởi áo ngoài nên chỉ bị bỏng rất nhẹ

        Có đồng chí áo bị cháy, cởi không kịp đã lăn ra đất và lửa tắt ngay.

        Anh em nêu ý kiến:

        - Áo mưa choàng lên người có tác dụng lắm, địch ném nom lửa, nếu áo cháy, vứt áo ra là xong; áo cháy ít, dập lửa đi, lại tiếp tục dùng.

        - Nên làm hầm có bắp bằng bẹ chuối…

        Ngay đêm hôm đó đại đoàn lại cử cán bộ xuống các đơn vị phổ biến kịp thời những ý kiến sơ bộ về phòng và chống bom na- pan.

        Sáng 16 tháng 1, địch tập trung mọi cố gắng đánh lên núi Đanh, đông bắc thị xã Vĩnh Yên. Ta chiếm núi Đanh từ sáng 14 tháng 1. Đứng trên hai đỉnh cao 210 và 101 của núi Đanh, ta khống chế một vùng khá rộng… Đến sáng 16 tháng 1, ta và địch vẫn chiến đấu giằng co trên cái địa thế hiểm yếu này.

        Cũng sáng 16 tháng 1, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mức tiêu diệt đề ra “từ bốn đến sáu tiểu đoàn địch” nay đã đạt. Nhiệm vụ chiến dịch như vậy về cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, ta đang có cơ hội tiêu diệt thêm sinh lực địch, nên cần đánh thêm một trận lớn nữa, đây cũng là một dịp để rèn luyện cho chủ lực ta quen tác chiến ở nơi địa hình trống trải.

        Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ chủ chốt trong trận này, chiếm lại dáy núi Đanh.

        Hôm ấy, chiến trường không lúc nào ngớt tiếng súng. 40 khẩu đại bác của địch bắn liên tục. Trên trời, hàng chục máy bay lượn vòng nhào lộn. Bom lửa trút xuống, dựng lên những cột khói đen kịt. Cả bầu trời Vĩnh Yên rung lên như một cái cối xay khổng lồ, liên tục ầm ù, xay xát. Địch cố chặn các cánh quân của ta từ chân núi Tam Đảo tiến ra. Đồng chí đại đoàn phó Cao Văn Khánh đã chỉ huy thành công cuộc tiến quân quyết liệt ấy. Theo mục tiêu được phân công, các đơn vị cứ nhằm các điểm cao 210, 101, 47, 75 mà tiến. Từng đơn vị lại chia ra thành những bộ phận nhỏ cho dễ di động tránh phi pháo, vận động theo kiểu vọt tiến, lớp này vuợt lên lớp sau cuốn tới.

        Chiều hôm ấy, ta đồng loạt tiến công. Đến xẩm tối, Đờ- lát tung ra hơn 100 máy bay cả phóng pháo lấn trinh sát, vận tải để thả một trận bom dữ dội chưa từng thấy bao giờ ở chiến trường Đông Dương. Một biển lửa bùng lên bốc cháy rực trời. Đờ- lát đã ra lệnh cho máy bay ném bom xuống cả những khu vực “trộn trấu”, tức là những nơi ta và địch bám sát nhau, xen kẽ nhau. Y định thí quân để giải vây cho mặt trận. Nhưng kết quả là ngay trong đêm đó quân Pháp vẫn bị tiêu diệt trên các điểm cao 101, 41, 47. Còn điểm cao 210, ta không đánh được, không phải là do bom lửa của Đờ- lát mà chính là do khuyết điểm của chúng tôi, những người chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 08:43:39 pm »


        Trung đoàn 209 của đại đoàn 312 từ hướng bắc đánh xuống, trung đoàn 102 của đại đoàn 308 từ hướng nam đánh lên. Cả đêm hai trung đoàn mò mẫm không thấy địch đâu và cũng chẳng gặp nhau.

        Ở đây, đỉnh núi cao và trọc, chân núi thoai thoải nhưng cây cối rậm rạp, cao lút đầu người. Hai trung đoàn 209 và 102 mò suốt đêm mà không gặp nhau là do kế hoạch hiệp đồng chung chung, không phân công mục tiêu cho từng trung đoàn. Đánh tập kích đêm tối ở vùng đồi núi cây cối rậm rạp lại càng khó khăn nhiều, nếu việc chỉ thị mục tiêu không được rõ ràng.

        Không tìm thấy địch là do không có tổ chức trinh sát mặt đất thường xuyên bám sát hành động của địch, nên tập kích không có mục tiêu vì bị địch lừa. Ban chiều, từ Sở chỉ huy của đại đoàn ở cách chân núi hơn một kilômét, nhìn lên núi Đanh thấy rõ địch mồn một, bọn Tabor đi lại rất đông, chúng hối hả đào đất làm công sự. Nhưng tối đến chúng bí mật luồn xuống các khe dưới chân núi, nằm yên không động đậy, bộ đội ta vào sát cạnh, chúng vẫn giữ im. Tìm không thấy, ta lui xuống, đến tờ mờ sáng chúng lại mò lên chiếm đỉnh núi. Khuyết điểm này làm tôi nhớ lại trận tập kích địch ở Phan Lương bên sông Lô, hồi tháng 5 năm 1949. Chiều, địch ở trong thôn Hạ Giáp, xẩm tối chúng rút ra xa, đêm ta vào đánh hụt. Rõ ràng, đánh tập kích ban đêm thì việc tổ chức trinh sát bám địch giữ lấy mục tiêu là một nguyên tắc, nếu không sẽ đánh hụt hoặc mất mục tiêu, thậm chí có khi còn bị nguy hiểm nếu địch phục kích đánh trả lại.

        Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 1, không đánh được địch ở điểm cao 210 của núi Đanh, đại đoàn chuyển sang bao vây. Ngày 17 tháng 1, địch tổ chứ giải vây, ta nắm được cơ hội tiêu diệt được khá nhiều sinh lực địch, trong đó có một tiểu đoàn của Va- nuy- xem. Cái binh đoàn cơ động số 3 này chống đỡ với ta từ sáng 14 đến trưa ngày 17 thì bị quỵ hẳn. Cũng hôm 17 tháng 1, Bộ chỉ huy mặt trận ra lệnh kết thúc chiến dịch.

        Một tin mừng đến với đại đoàn sau những ngày chiến đấu và chiến thắng ở Vĩnh Yên: đại đoàn 308 được cử một đoàn cán bộ và chiến sĩ lên chúc Tết Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị. Tôi và một cán bộ, chiến sĩ nữa được đại đoàn cử về chúc Tết Bác. Vinh dự quá, vì lần trước, sau chiến thắng Cao- Lạng, bác đã đến thăm đại đoàn. Từ đó đến nay mới 3 tháng. Lời dạy của bác hôm đó ở chân đèo Bông Lau: “Bác bảo đi là đi. Bác bảo đánh là đánh. Đánh là thắng”. Đại đoàn 308 đã có nhiều cố gắng phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác. Rất vinh dự được về ăn Tết, mừng xuân với Cha Già dân tộc, chúng tôi mong đợi ngày đi, đếm từng buổi. Nhưng đến lúc tập hợp nhau lại để lên đường thì lại phân vân hết đỗi. Bởi vì, trong ngày Tết cổ truyền nhân dân ta dù nghèo đến mấy cũng cố dành dụm có bộ quần áo  mới, mà nhìn đoàn đi chúc Tết chúng tôi toàn quần áo cũ, màu sắc linh tinh, nâu có, đen có, người mặc áo quần của quân nhu, người lại khoác áo lính Tabor, lính lê dương, bản thân tôi cũng chỉ có cái áo dạ của sĩ quan Pháp chữa lại. Tình trạng như vậy nên ban quân nhu đại đoàn phải gấp rút điều chỉnh, cố sắp xếp cho mấy chục anh em chúng tôi có bộ cánh tươm tất, thống nhất. Gọi là “điều chỉnh” có nghĩa là đi mượn các cán bộ trong cơ quan đại đoàn người cái áo, người cái quần hay đôi giày vải bít tất, cái mũ, sao cho toàn đoàn biểu mặc quần áo của quân nhu ta, màu sắc tương đối giống nhau.

        Đoàn chúng tôi đến Chợ Chu thì có liên lạc đón, đưa đi đường rừng từ sáng sớm đến trưa mới gặp một thung lũng nhỏ. Hai bên đường mòn là sắn, những cây sắn thân to mẫm, hết vạt sắn, đến vườn rau trông mà thích mắt. Anh em chúng tôi nói với nhau: Gia đình nào có vườn sắn vườn rau này thì no ấm rồi. Đồng chí liên lạc suốt dọc đường chẳng nói gì, trừ mỗi một câu lúc đầu: “Các anh cứ đi theo tôi” đến giờ mới tươi cười giới thiệu:

        - Vườn rau này và thửa sắn kia là của Bác đấy.

        Thấy tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên, đồng chí nói tiếp:

        - Tự tay Bác làm đất, trồng trọt, ngày hai buổi, sáng sớm và chiều tà trước và sau giờ làm việc, Bác xách nước, tưới rau. Kia nữa kìa, các anh thấy không khu chăn nuôi của Bác đấy, hơn chục con vừa gà vừa vịt…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 08:46:09 pm »


        Chúng tôi thì thầm với nhau: chăn nuôi, trồng trọt thế này thì Bác ăn quanh năm chả hết, Bác lo việc cho cả nước mà cả nước chẳng phải lo nuôi Bác.

        Đi hết vườn rau đến con suối rộng nước trong vắt. Qua suối đến nhà Bác. Một căn nhà lá ba gian, vách tre nứa, ẩn kín dưới rặng cây to cành lá sum suê. Bác đón chúng tôi ngay bờ suối, dẫn vào nhà. Bàn ghế trong nhà cũng toàn tre nứa. Chúng tôi ngồi quanh Bác uống bát nước chè xanh nóng hổi. Tôi nghẹn ngào mấy lần đinh đứng lên chúc Bác mà không đứng lên được. Biết tôi đáng lúng túng, Bác động viên:

        - Chú định nói gì với Bác?

        Tôi thưa:

        - Chúng cháu rất sung sướng được thấy bác khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Xin chúc Bác sống lâu, luôn luôn khỏe mạnh để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kháng chiến thắng lợi.

        Bác cười rất tươi, đáp lại: Đường lối kháng chiến đã có Trung ương Đảng chỉ đạo. Còn thực hiện đường lối có toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhất là bộ đội chủ lực. Đại đoàn 308 là đứa con đầu đàn nên phải mẫu mực trong thực hiện, các chú đánh đánh giỏi, còn phải đánh giỏi hơn nữa, cần phải có kỷ luật cao hơn nữa, giữ đoàn kết trong đơn vị và đoàn kết với nhân dân…

        Bác cháu chuyện trò vui vẻ hồi lâu thì đồng chí phục vụ lên báo cáo cơm đã làm xong. Bác bảo đồng chí phục vụ: ta đưa lên thôi, rồi lại nói với chúng tôi:

        - Hôm nay Bác chiêu đãi các chú một bữa cơm năm mới bằng cây nhà lá vườn, nào chúng ta cùng thu xếp chỗ ăn…

        Tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước, không mâm cao cỗ đầy mà là bữa cơm gia đình, có món gà luộc, gà rán, món sào, bát canh, thực phẩm lấy ngay từ trong vườn nhà Bác. “Tất cả do bác tăng gia đấy”, Bác nói với chúng tôi như vậy, cho nên bữa cơm này không có rượu. Vâng, không có rượu nhưng chúng tôi ăn rất ngon và cũng cảm thấy say say bởi được hưởng thứ men nồng của tình cha con. Thấy tôi ăn thong thả, ăn một ít đã xin phép thôi cơm. Bác hỏi:

        - Sao chú ăn ít thế? Ăn thế sao có sức đánh giặc?

        Tôi thưa với Bác:

        - Cháu có bệnh đau dạ dày.

        Nét buồn hiện ngay trên vẻ mặt hiền dịu của Bác. Bác bảo tôi phải chịu khó đi chữa bệnh, ta đánh giặc còn lâu ngày mới xong, xong rồi còn nhiều việc lớn, phải có sức khỏe. Cơm ăn gần xong, trên bàn còn bao nhiêu thức ăn, Bác chia đều cho mọi người. Bác hảo: Chủ lực phải đánh tiêu diệt. Làm việc gì cũng phải làm cho gọn. Ăn phải ăn cho hết, món ăn nấu nướng rồi, ăn không hết bỏ lại sẽ lãng phí đấy…

        Bác chăm sóc chúng tôi như người cha già săn sóc đàn con từ xa về. Lúc mới đến gặp Bác chúng tôi mừng rỡ bao nhiều thì khi chia tay Người, chúng tôi lại bịn rịn bấy nhiêu. Tôi xin phép Bác đi chúc Tết đồng chí Trường Chinh và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị. Bác “ừ” một tiếng, ngừng lại một lát rồi nói tiếp: Ừ, đã đến giờ rồi nhỉ, các chú phải đi sang bên ấy thôi.

        Bác tiễn chúng một quãng, bước đi thong thả, chầm chậm. Qua con suối, đi hết khu vườn tăng gia, trước khi trở lại nhà. Bác nhìn từng người, nắm chặt tay. Bác dặn:

        - Về đơn vị cho Bác gửi lời thăm anh em, phải cố luyện tập cho giỏi, ra trận đánh thắng mà đỡ tốn xương máu.

        Bác cười âu yếm và căn dặn tiếp chúng tôi:

        - Cán bộ phải thương đội viên, chăm lo từng tý một, phải giúp đỡ anh em hoàn thành nhiệm vụ và tiến bộ không ngừng.

        Thấy chúng tôi ngập ngừng, quấn quýt mãi, Bác lại giục: Xuất quân, chúc cho chân cứng đá mềm, chờ tin chiến thắng của các chú!

        Qua Tết một tháng, chúng tôi xuất quân đi chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Từ Thái Nguyên, qua Bắc Giang ra núi Yên Tử trên đất mỏ Quảng Yên, đường không xa lắm, nhưng gặp mưa xuân rả rích nên đi thật vất vả. Những chặng đi đêm đã chật vật vì bùn trơn gió rét, được những chặng đi ngày cùng chẳng hơn gì, đường dốc lên dốc xuống, càng trơn, bộ đội rất mệt. Tuy nhiên, những trận mở đầu của chiến dịch đều nổ giòn giã, đánh đâu được đấy, thắng nhanh gọn. Thực hiện phương châm của chiến dịch là “đánh điểm diệt viện”, đại đoàn 308 đã nhổ một loạt cứ điểm ở dọc sông Vàng Danh, cắt nguồn nước của địch ở Hải Phòng nhằm kéo viện binh địch ra Uông Bí- Vàng Danh để diệt chúng. Nhưng địch bất động. Chúng tôi lại cùng các đơn vị bạn đánh tiếp một đợt nữa, diệt một số cứ điểm và tháp canh trên đường 18. Viện binh địch vẫn không ra, địch còn hốt hoảng bỏ chạy hỏi Uông Bí nữa.

        Xét thấy khả năng phát triển của chiến dịch không còn. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1951.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 08:47:44 pm »


        Những tháng của đầu năm 1951, đại đoàn 308 hành quân như con thoi trên chiến trường Bắc Bộ. Trung tuần tháng 1 tham gia chiến dịch Trung Du, mang tên Trần Hưng Đạo ở Vĩnh Yên, sang tháng 3 ra Quảng Yên tham gia chiến dịch đường số 18, mang tên Hoàng Hoa Thám với những trận thắng địch ở Bi Chợ, Lán Tháp Uông Bí… Và cuối tháng 5 vòng sang phía nam, có mặt ở Ninh Bình đúng thời gian quy định để tham gia chiến dịch Quang Trung.

        “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Mỗi bước đi theo thời gian là cộng thêm một sức mạnh mới. Thời gian thực sự có ý nghĩa; thực sự góp phần rất quan trọng tạo nên truyền thống tốt đẹp của đại đoàn Quân Tiên Phong: sẵn sàng đi bất cứu đâu, sắn sàng xả thân khi Tổ quốc cần.

        Cuộc hành quân từ duyên hải Đông Bắc xuống phía nam qua năm tỉnh và ba con sông lớn, một cuộc đi dài ngày và cấp tốc chẳng kém gì cuộc cấp hành quân từ Cao Bằng xuống Vĩnh Yên hồi cuối năm 1950. Nhưng vất vả thì gấp bội vì đã sang mùa hè oi bức. Đường dài trên 400 kilômét, hầu hết là đi đêm, có những đêm đi suốt tới sáng mới vượt hết quãng đồng chiêm, mới tới chỗ nghỉ chân. Chân được nghỉ thì tay la bận ngay, đào hầm hố tránh máy bay địch. Mệt nhọc đấy, song tình quân dân đằm thắm, hương lúa thơm thơm, nồi cơm gạo mới, bát canh rau ngót, quả cà ghém, chén tương, ấm nước chè xanh… mùi vị đồng quê bấy lâu thương nhớ đã có sức mạnh nhắc nhở, giáo dục và cổ vũ đoàn quân. Sức khỏe bộ đội được hồi phục rất nhanh sau mỗi đêm đi quần quật. Niềm vui là một thứ thuốc bổ vô cùng quý giá. Đến Hoa Lư- kinh đô xưa kia của đất nước thời Đinh Tiên Hoàng, bỗng nhiên trong tâm khảm mỗi cán bộ, chiến sĩ đại đoàn trỗi dậy mãnh liệt niềm tự hào của một dân tộc mang tên Đại Cồ Việt ngàn xưa.

        Qua cuộc hành quân dài ngày, đói mệt là một thực tế.

        Nhưng hào khí Hoa Lư đã nâng tầm suy nghĩ của mọi người, là sức mạnh tinh thần giúp mọi người vượt khó khăn gian khổ, hướng về phía trước mà tiến bước.

        Đứng ở địa điểm tập kết mang địa danh lịch sử này để chuẩn bị những việc cuối cùng cho trận đánh trung đoàn phó trung đoàn Thủ đô Vũ Lăng báo cáo:

        - Không một ai trong trung đoàn ốm mệt. Tất cả đều sẵn sàng?

        - Đã kiểm tra kỹ chưa?- tôi hỏi lại.

        Với nét mặt tự tin, với giọng nói chắc nịch và kiên quyết, trung đoàn phó Vũ Lăng khẳng định:

        - Có một số anh em bị sưng chân, bong gân vì hành quân dài ngày, nhưng qua các làng xóm không ai đi tập tễnh cả. Mọi người rất phấn khởi…

        Phạm vi chiến dịch Quang Trung bao gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình nằm trên một địa hình phức tạp, “xa căn cứ địa chính. Địa thế có nhiều khó khăn cho ta, thuận lợi cho địch” (chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đảng uỷ mặt trận Quang Trung).

        Trung ương đã huy động ba sư đoàn 308, 304 và 320 tham gia chiến dịch và chỉ định các đồng chí có kinh nghiệm lãnh đạo và chỉ huy tham gia Đảng uỷ mặt trận (Đảng uỷ mặt trận gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Sâm). Mặt khác, để tạo nhân tố bất ngờ, Bộ Tổng tư lệnh đã tổ chức các đợt hoạt động nghi binh rất có hiệu quả. Trước khi chiến dịch mở màn, Bộ đã lệnh cho các trung đoàn 64 (thuộc đại đoàn 320) và 42 (chủ lực của Liên khu III) hoạt động mạnh ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, và khi chiến dịch nổ súng, các trung đoàn này phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích càng đẩy mạnh hoạt động để chặn viện. Những hoạt động đó ngoài việc đạt hiệu quả diệt địch tại chỗ, buộc địch phấn tán lực lượng, làm cho địch không phán đoán được hướng hoạt động chính của ta ở đâu; không biết chủ trương của ta mở chiến sĩ Quang Trung đánh vào phòng tuyến sông Đáy của chúng. Tình báo địch phải thú nhận: “Việt Minh đã giấu kín được ý định” (Quân sử 4- Bộ Tổng tham mưu quân đội nguỵ Sài Gòn ấn hành năm 1972).

        Đó là những thuận lợi, đảm bảo cho các đại đoàn tham chiến hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2016, 08:50:55 pm »


        Đêm 27 tháng 5 mở màn chiến dịch.

        Đại đoàn 308 được lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch trong đêm đầu phải diệt gọn ba cứ điểm địch ở thị xã Ninh Bình: Đại Phong, Non Nước và Hoàng Đan.

        Trận mở màn thắng lợi nhưng không giòn giã.

        Trung đoàn 102 đảm nhận nhiệm vụ này mới chỉ sử dụng được tiểu đoàn 79 diệt gọn một đại đội com- măng- đo mang tên Phrăng- xoa, gồm toàn sĩ quan và hạ sĩ quan mang quốc tịch Pháp. Hai mục tiêu khác phải bỏ dở vì tiểu đoàn 54, theo kế hoạch dùng thuyền nan nhanh chóng vượt sông Vân đổ bộ lên thị xã Ninh Bình, nhưng đoàn thuyền gặp phải vạt bèo tây lớn cản đường, mãi ba giờ sáng mới tới cứ điểm Non Nước, nên phải hoãn tiến công. Còn tiểu đoàn 80 không qua sông Đáy sang Hoàng Đan được, không phải vì thiếu phương tiện mà là do quan chờ một nơi, thuyền đón một nẻo, cách nhau không xa nhưng vì đêm tối và phải giữ bí mật, nên người chờ thuyền, thuyền chờ người cả một đêm vô ích.

        Tính chất địa hình phức tạp ở đây đã tác động trực tiếp đến hiệu quả trận đánh mở màn. Nhưng địa hình là vật vô tri, nó sẽ có lợi hay có hại là do ở nơi con người có nghệ thuật sử dụng nó hay không. Một vạt bèo tây, một điểm hẹn chờ giữ người và thuyền chẳng có gì là phức tạp nếu công tác tổ chức chỉ huy không mắc khuyết điểm là thiếu cụ thể.

        Rõ ràng là ở đây mọi sự “vận dụng chiến thuật phải nắm vừng tình hình” (Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đảng uỷ mặt trận Quang Trung); bất cứ mọi tính toán nào, một phương thức chiến lược nào- nếu tách nó ra khỏi yếu tố địa hình đều không phải là người chỉ huy thông minh.

        Ngày 30 tháng 5, hình thái ta, địch ở thị xã Ninh Bình đã thay đổi. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 5- cái đêm lý tưởng đó qua rồi. Địch ở đây không yếu và không còn bất ngờ nữa. Thời cơ diệt địch chưa phải đã hết nhưng gặp khó khăn, một phần rất quan trọng là do hậu quả của trận đầu không thắng gọn gây nên. Lực lượng địch đóng ở Non Nước và quanh đó lên tới hơn một tiểu đoàn. Lại có thêm một trận địa pháo 105 mm mới đặt ở bên kia sông Đáy cộng thêm hoả lực của 9 tàu chiến từ Nam Định xuống chi viện cho Ninh Bình.

        Suốt ngày 28 tháng 5, không có trận đánh lớn nào xảy ra ở thị xã Ninh Bình.

        Nhưng một trận chiến đấu khác lại diễn ra rất khẩn trương. Đó là những cuộc hội ý rút kinh nghiệm- thẳng thắn nêu lên những thiếu sót được tiến hành ở Bộ chỉ huy đại đoàn, ở các đơn vị và nhất là ở trung đoàn 102. Tiếp đó là các công việc chấn chỉnh tổ chức, bổ sung đạn dược, là các tổ trinh sát luồn sâu vào vị trí địch, nắm địa hình. Mọi việc chuẩn bị cho trận đánh vào Non Nước đã làm tốt, cụ thể hơn trước.

        Trung đoàn trưởng Vũ Yên báo cáo về Sở chỉ huy đại đoàn đề nghị cho nổ súng vào lúc 0 giờ ngày 29 tháng 5. Lý do chậm lại vì cần trinh sát kỹ thêm về địch.

        Bộ chỉ huy đại đoàn đồng ý đề nghị của đồng chí Vũ Yên. Chúng tôi hẹn nhau khớp đồng hồ cho giờ thống nhất, để tiện theo dõi trận đánh và có biện pháp xử trí kịp thời mọi diễn biến chiến đấu.

        Giờ phút chờ đợi nổ súng đêm nay thật hồi hộp. Bởi lẽ tất cả mọi người đều muốn qua chiến thắng này mà “chuộc tội”- đã không hoàn thành nhiệm vụ diệt gọn địch ở thị xã Ninh Bình trong đêm 27 tháng 5.

        Giờ G đã đến- 0 giờ 29 tháng 5.

        Kim đồng hồ nhích dần… 1 giờ vẫn không thấy súng nổ?

        Trong Sở chỉ huy đại đoàn đặt ở tả ngạn Lạch Giang, cách cứ điểm Non Nước hơn một kilômét, mọi người đều đăm chiêu suy nghĩ kèm theo cả lo lắng nữa.

        - Đề nghị cho rút, không đánh đêm nay vì chỉ còn mấy tiếng nữa là trời sáng- Một đồng chí cán bộ tham mưu báo cáo như vậy với một thái độ nghiêm túc.

        Không trả lời ngay nhưng qua ý kiến đề nghị của đồng chí cán bộ tham mưu đã gợi cho tôi những suy nghĩ: Đúng là đã muộn. Nhưng để đêm mai liệu có chắc ăn không? Diễn biến chiến đấu rất phức tạp- có nhiều thuận lợi nhưng cũng có chiều nghịch. Đêm mai địch sẽ tăng cường thêm quân, chúng sẽ phòng thủ cẩn mật hơn. Đánh kẻ địch mới đến, chưa kịp chuẩn bị bao giờ cũng là nguyên tắc của tiến công.

        Tôi trao đổi suy nghĩ này với đồng chí Song Hào mới được Bộ điều về làm chính uỷ đại đoàn.

        Chúng tôi đều thống nhất: không đánh đêm nay thì cũng không thể có cơ sở nào để nói rằng đánh đêm mai là chắc thắng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM